Thiên Sứ

Tức Tưởi Giữ Nhà Cổ 2.000 Năm Giữa Hn

6 bài viết trong chủ đề này

Tức tưởi giữ nhà cổ 2.000 năm giữa HN

Cập nhật lúc 07/05/2011 06:15:00 AM (GMT+7)

Posted Image – Hòa Mục, ngôi làng ven đô gần 2.000 tuổi cũng chung số phận tức tưởi trước xu thế đô thị hóa. Những người nông dân của làng này đã bền bỉ “cuộc chiến” giằng co cả chục năm trời để giữ những di tích không bị mai một…

“Xóm nhà lá” dưới những cao ốc chọc trời

Trung Hòa – Nhân Chính có lẽ là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất và lớn nhất Hà Nội về quy mô, bởi nơi đây có hai KĐT bề thế và cao cấp vào loại “top” cũng như đầu tiên của Thủ đô.

Posted Image

Những ngôi nhà cấp 4 vẫn còn tồn tại trong những ngõ xóm nhỏ dưới những khu cao ốc hiện đại của KHĐ Trung Hòa - Nhân Chính.

- Ảnh: Kiên Trung

Tuy nhiên, ít ai có thể biết, cách đây hơn chục năm, nơi các khu chung cư cao cấp đang mọc lên bây giờ là vùng sản xuất nông nghiệp thâm canh của hàng ngàn người nông dân làng Hòa Mục. Để phục vụ những dự án lớn của Thủ đô, những người nông dân làng Hòa Mục đã chấp nhận chuyển đổi cơ cấu nghề để nhường đất cho dự án. Và đương nhiên, họ cũng chấp nhận chuyển đổi cơ cấu dân số để trở thành các cư dân thành thị, vì lý do làng lên phố, xã lên phường và xóm trở thành các tổ dân phố hiện đại…

Theo QĐ số 380/QĐ-UĐ ngày 14/1/2003 của UBND T.P Hà Nội, 250.415m2 đất tại phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân) và phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) đã được thu hồi để phục vụ Dự án san nền và xây dựng hạ tầng tuyến đường Láng Hạ - Thanh Xuân (nay là đường Lê Văn Lương).

Trước QĐ số 380 này, UBND T.P Hà Nội đã ban hành QĐ số 3714 ngày 02.7.2001. Theo QĐ này, đầu làng Hòa Mục sẽ có một con đường thẳng rộng 40m nối từ cầu Hòa Mục tới đường 361. Một số hộ dân phải di dời để nhường đất phục vụ dự án. Tuy nhiên, các công trình kiến trúc cổ (gồm cổng làng, 07 di tích lịch sử (trong đó có 3 di tích đã được xếp hạng), 05 nhà thờ tổ của 5 dòng họ nổi tiếng và khoảng 200 ngôi nhà cổ có niên đại gần 200 năm… vẫn được giữ nguyên.

Người dân đồng tình ủng hộ việc di dời để làm đường, bởi một lẽ, con đường hiện đại nói trên sẽ là động lực để phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ lợi ích quốc gia.

Posted Image

Ông Lại Tiến Sơn bên căn phòng cấp 4 dựng lên ở tạm. dãy phòng này ông xây để cho sinh viên thuê nhà, và đó cũng là nguồn sống chủ yếu của nhiều gia đình làng Hòa Mục - Ảnh: Kiên Trung

Song, QĐ 380 ban hành sau đã gây hậu quả “thiệt đơn thiệt kép”: nhiều di tích lịch sử bị xóa sổ hoặc xâm phạm nghiêm trọng, nhiều ngôi nhà cổ bị xóa bỏ hoàn toàn. Cuộc sống của đại đa số người dân tại làng Hòa Mục bị xáo trộn. Ít ai có thể ngờ, chỉ cách vài chục mét tính từ hai bên đường Lê Văn Lương, đi vào các ngõ nhỏ của khu phố được coi là hiện đại nhất của Thủ đô lại là những ngôi nhà thấp bé, nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi người dân có nhu cầu sửa chữa hoặc xây mới đều bị chính quyền địa phương khước từ cấp giấy phép. Lý do: thuộc diện đất thu hồi, không được cấp phép xây dựng.

Ông Lai Tiến Sơn – người dân gốc sống tại làng Hòa Mục đời thứ 7, khuôn mặt ủ dột bên ngôi nhà cấp 4 tạm bợ. Dãy nhà này ông xây để cho sinh viên thuê, ông chừa lại một phòng để ở. Tiền cho thuê nhà - đó là nguồn sống chủ yếu của gia đình ông cũng như hàng trăm các gia đình khác tại làng Hòa Mục.

“Ruộng đất nông nghiệp đã bị thu hồi hết cả. Ngoài nghề nông, người dân Hòa Mục không có nghề phụ, mà có nghề phụ cũng không thể làm được vì không có mặt bằng làm nhà xưởng. Nguồn sống duy nhất của chúng tôi đó là tiền thu từ việc cho sinh viên thuê nhà hàng tháng…” – ông Sơn than phiên.

Posted Image

Ngôi nhà cổ dòng họ Lai gần 300 năm tuổi - một trong 5 nhà thờ tổ 5 dòng họ lớn ở làng Hòa Mục cổ may mắn còn sót lại gần như nguyên vẹn - Ảnh: Kiên Trung

Cũng giống trường hợp ông Sơn, ông Lai Tiến Cường – họ nội tộc thuộc chi II của ông Lai Tiến Sơn, ngoài việc bị thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp, gia đình ông bị thu hồi thêm 160m2 đất thổ cư, còn lại gần 200m2. Nhưng may mắn hơn, nhà ông Cường ở mặt đường, ông Cường ngăn thành các gian hàng nhỏ cho thuê lấy tiền sinh sống. 13 khẩu già trẻ lớn bé trong gia đình ông chen chúc trên những căn phòng nhỏ hẹp tầng 2, tầng 3, mà hầu hết đã xuống cấp.

“Điều khiến chúng tôi suy nghĩ nhiều nhất, ấy là lên phường xin tách khẩu mà cũng không được. Xây dựng không cho, tách khẩu không cho, lý do: gần 200 hộ dân thuộc đất thu hồi nên sẽ không được giải quyết bất cứ nhu cầu gì… Anh ạ, tiếng là sống ở Thủ đô nhưng đầu óc cũng chẳng thảnh thơi. Thà cứ như cũ, trồng lúa, làm nông nghiệp, cuộc sống dẫu nghèo khó nhưng yên ổn… Cả chục năm trời, chúng tôi cứ như là những người sống nhảy dù, bất hợp pháp…”.

10 năm giằng co giữ làng cổ

Trong suy nghĩ chất phác của những người nông dân hiền lành như ông Sơn, ông Cường: “Chúng tôi ngụ cư ở đây cả chục đời, đất làm đường chúng tôi đã nhường đất, đất nông nghiệp thu hồi để xây chung cư chúng tôi cũng đã bàn giao… Chúng tôi không chống đối chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nhưng dự án nào thì cũng phải xem xét đến nguyện vọng chính đáng của người dân…”.

Posted Image

Ông Sơn lần giở bằng, giấy chứng nhận giá trị lịch sử của nhà thờ tổ dòng họ Lai nhà mình... - Ảnh: K.Trung

“Nguyện vọng chính đáng” mà gần 200 hộ dân thuộc các tổ dân phố 30, 31, 37 (phường Trung Hòa) đưa ra… cãi lý và kiên quyết không bàn giao đất thổ cư – phần diện tích ít ỏi còn lại sau nhiều lần bị thu hồi, và cũng là nơi cư trú cuối cùng của họ, đó là: làng Nhân Mục là làng cổ, với nhiều di tích lịch sử đã được công nhận. Làng có 7 di tích xếp hạng Nhà nước, 5 nhà thờ tổ của 5 dòng họ lớn, cùng hàng trăm ngôi nhà cổ có tuổi đời ngót nghét 200 năm.

Xưa, làng Hòa Mục có tên là trang Nhân Mục, thuộc tổng Mọc (hay Mục) vốn là làng thuần nông nằm ven con sông Tô Lịch hữu tình. Thuở ấy, sông Tô có khúc to như sông Hồng bây giờ. Từ làng Mục sang làng Láng, làng Khương.. phải đi đò đi thuyền, chứ không như bây giờ, lấy nóc những chung cư cao tầng làm cột mốc, phóng xe chưa đầy mươi phút đã tới nơi…

Nhưng, không xét nhiều đến những chuyện cũ, vật đổi sao dời, cuộc sống đi lên, hạ tầng cơ sở ngày một phát triển hiện đại, con sông Tô được kè cứng hai bờ, giống như người bị khóa bởi một chiếc đai sắt, dẫu có trăm năm nữa cũng chẳng thể thay đổi hình dáng được nữa.

Theo thần tích lưu truyền dân gian thì làng được hình thành từ thời Hùng Vương (theo Đại Việt sử ký toàn thư thì vào khoảng từ 2879 TCN đến 258 TCN). Vào năm 40 sau Công nguyên, làng từng là nơi diễn ra các trận đánh giữa quân của Hai Bà Trưng với quân Mã Viện (nhà Hán).

Posted Image

Hoành phi, câu đối cổ trong ngôi nhà thờ tổ họ Lai.

Có hai nữ tướng của Hai Bà Trưng hy sinh tại đây, được dân làng lập miếu thờ, gọi là miếu Hai Cô. Hiện trong miếu vẫn còn bia có niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) ghi việc trùng tu miếu. Đến thế kỷ thứ 5, làng có tên gọi là Trang Nhân Mục, thuộc tổng Dịch Vọng.

Đến thế kỷ thứ VIII, nơi đây đã chứng kiến sự hy sinh bất khuất chống giặc ngoại xâm của người cháu gái Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng là bà Phạm Thị Uyên. Theo gương chị gái của mình, hai người em trai là Phạm Miễn và Phạm Huy đã gia nhập đạo quân của cậu ruột là Phùng Hưng đánh giặc. Khi đất nước thanh bình, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng đã ra lệnh xây dựng hành cung và đền thờ cho những đứa cháu và hướng dẫn dân làng cách làm ăn. Đình làng hiện nay là nơi dân làng Hòa Mục đã bao đời nay phong Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng là thành hoàng làng để tưởng nhớ công ơn của ông.

Posted Image

Đình trong làng Hòa Mục - di tích lịch sử Quốc gia đã xếp hạng.

Đến đời nhà Lê (thế kỷ XV), làng Hòa Mục là trận địa vững chắc để mở ra những hướng quan trọng đánh tan giặc Minh. Đến cuối thế kỷ XIX, vua Quang Trung khi tiến quân từ Đàng Trong ra cũng chọn mảnh đất của làng vào mục đích quân sự. Làng Hòa Mục hiện được xem là làng còn giữ gìn khá đầy đủ hệ thống thiết chế văn hóa cổ xưa nhất mà cơn sóng đô thị hóa vẫn không phủ mờ: 6 di tích các loại gồm đình, đền, chùa, miếu, giếng cổ, cổng làng; trong đó có 3 di tích đã được xếp hạng quốc gia (đình Ngoài, đình Trong - hành cung thờ ba chị em họ Phạm có công giúp nước đánh ngoại xâm; đền thờ Dục Anh…).

Với những giá trị lịch sử hàng ngàn năm như trên, dân làng Hòa Mục đã không đành lòng tận mắt chứng kiến những giá trị lịch sử bị phá bỏ. Họ đã thành lập một Ban đại diện gồm những người cao tuổi, có uy tín trong làng để thỉnh đơn lên các cấp ban ngành, cũng như đại diện dân làng tiếp xúc với các cơ quan báo chí.

Lý do, và cũng là niềm tin để dân làng Hòa Mục bền bỉ cuộc chiến gần 10 năm giằng co giữ làng (từ năm 2003 đến nay), đó là: với những dự án phục vụ lợi ích công cộng (đường Lê Văn Lương, hàng loạt chung cư cao cấp Trung Hòa – Nhân Chính), người dân đã đồng tình hưởng ứng.

Tuy nhiên, nếu thu hồi đất của dân để phục vụ dự án thương mại, thì người dân kiên quyết không đồng tình. Bởi, không chỉ là sự xóa tên của một ngôi làng, nó còn liên quan đến những giá trị lịch sử ngàn năm mà ông cha lao tâm tạo dựng!

  • Kiên Trung
Bài 2: “Con đường kỳ lạ” giữa làng cổ

Cùng tuyến bài:

Bài 2: Chóng mặt tốc độ phá… nhà cổ

Bài 1: Phá nhà cổ: Cự Đà hết "cự"?!

=======================================

Không thể coi là một dân tộc, nếu như không giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc đó.

Bởi vậy, Một nước Hoa Kỳ hùng mạnh, nhưng chưa hề tồn tại dân tộc Mỹ.

Sự mất mát những di sản văn hóa là một hành vi tự sát về văn hóa.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Con đường kỳ lạ” giữa làng cổ

Cập nhật lúc 08/05/2011 06:15:00 AM (GMT+7)

Posted Image – Gần 200 hộ dân thuộc diện bị thu hồi đất tại phường Trung Hòa chính thức trở thành những người “chây ì” từ ngày 20/2/2003, khi họ nhận thấy trục đường kẻ ngang làng cổ Hòa Mục… có vấn đề!

Bài 1: Chóng mặt tốc độ phá… nhà cổ

Bài 2: Phá nhà cổ: Cự Đà hết "cự"?!

Lỗi tại… con đường!?

Ngày 20/2/2003, Bản đồ quy hoạch chi tiết về Dự án xây dựng các khu chung cư ven hai bên đường Lê Văn Lương được treo tại cổng ngôi làng cổ. Hàng trăm hộ dân khá bất ngờ vì con đường “hình như có vấn đề!?”.

Posted Image

Chiếc cổng cổ kính rêu phong còn sót lại ở làng Hòa Mục.

Theo sơ đồ quy hoạch này và theo QĐ thu hồi đất số 380/QĐ-UB ngày 14/01/2003 của UBND TP Hà Nội, 250.415m2 đất được thu hồi để phục vụ dự án xây dựng nhà cao tầng phục vụ tái định cư tại ô đất 6.7 - NO và 6.8 – NO đường Lê Văn Lương. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người dân hồ nghi, đó là việc trục thể hiện đường biên thu hồi đất được “nắn” khá kỳ lạ. Tâm đường được nắn lệch tâm, thót đuôi chuột ở khúc lượn, mà theo người dân, đó là nhà của hai cán bộ của một viện về quy hoạch.

Ông Lại Viết Cường (số nhà 19, phường Trung Hòa) cho hay: “Dân làng Hòa Mục ai cũng biết, điểm thu hồi đất được nắn không đều nhau thuộc vào nhà của hai cán bộ này. Nếu như biên độ thu hồi “thẳng mực tàu”, không có chuyện chỗ sâu chỗ hẹp, chỗ lấy chỗ bỏ… thì người dân cũng không í kiến!”.

Posted Image

Ngôi nhà bị "chừa lại" không bị thu hẹp ở đoạn "thít đuôi chuột". Điều khó hiểu hơn, chủ nhân ngôi nhà này còn "khênh" luôn cả bố cột điện vào" nội vi" ngôi nhà mình...

Posted Image

Thời điểm hiện tại, ngôi nhà này được cho thuê mở trường mầm non tư thục. Ngôi nhà này có 2 mặt tiền, một hướng ra đường Lê Văn Lương, một hướng ra đường Hoàng Ngân...

Ông Cường còn đọc vanh vách các thông số về hai ngôi nhà “kỳ lạ” được “bỏ cách”: nhà ông L.M.C. – một trưởng phòng nghiên cứu thuộc viện quy hoạch trên (thời điểm năm 2003) được cấp 80m2, đóng thuế thực tế 135m2, diện tích thực tế sử dụng gần 200m2. Ông này còn “quây” luôn cả bốt điện cao thế biến thành đất ở và không gian sử dụng. Thời điểm hiện tại, khi PV VietNamNet có mặt, ngôi nhà này được cho thuê làm trường mầm non tư thục. Ngôi nhà bí ẩn thứ 2, đó là nhà bà N.T.H.T, cũng là cán bộ thuộc viện kia, được phân 80m2, đóng thuế 135m2, diện tích sử dụng thực tế gần 200m2. Bà T. cũng “quay” luôn cây nhãn cổ thụ của đình Ngoài để làm… của tư.

Còn nhiều cái tên khác được nhắc đến như các ông T., H.… cũng được phân đất và cũng lấn chiếm. Nhiều người đã kịp thời chuyển nhượng khi người dân làng Hòa Mục kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền.

“Chúng tôi được biết, phần đất đó thuộc dự án xây dựng trường đào tạo cán bộ Tư pháp hay một trường đào tạo nào đó, nhưng chẳng hiểu sao nó lại được chia lô chia thửa. Thông tin thì không rõ ràng, còn việc thu hồi đất của dân lại được hợp thức hóa bằng nhiều dự án tưởng như rất minh bạch!” – ông Cường bức xúc.

Nhà thờ dòng họ cũng bị “bứng”

Có thể tưởng tượng, trục đường Lê Văn Lương kẻ một trục chia đôi làng Hòa Mục ra làm hai. Để hoàn thành gần 2km đường này, gần 100 hộ dân đã phải di dời sang khu tái định cư mới. Nếu theo QĐ 380 về việc thu hồi đất làm chung cư tái định cư, gần 200 hộ dân khác sẽ tiếp tục di dời. Kèm theo đó là những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi cũng “đội nón ra đi”.

Posted Image

Đình ngoài của làng Hòa Mục bây giờ đã "ra sát" mặt đường Lê Văn Lương.

Ông Cường buồn tiếc chỉ sang bên kia đường Lê Văn Lương: “Anh nhìn cái cửa hàng điện thoại di động kia, bây giờ nó là số nhà 33. Trước, đó là nhà thờ họ Ngô. Phần lớn diện tích của nhà thờ tổ dòng họ Ngô bây giờ là đường Lê Văn Lương, chỉ còn lại một ít đất. Còn đi lên vài chục mét, số nhà 45 là nhà thờ tổ dòng họ Nguyễn giáp với cổng làng cũng bị “xẻo”. Nhà thờ tổ dòng họ Phùng, bây giờ là ông Phùng Văn Vòng làm trưởng họ, cũng bị thu hồi đất để làm đường. Dòng họ Phùng đã tu sửa lại, nhưng không còn giữ được nguyên bản. “Bây giờ, đồ thờ cúng đã chuyển về nhà ông trưởng họ cả rồi…”.

Vòng vèo qua những con phố nhỏ bé, ông Cường dẫn tôi đến ngôi nhà thờ tổ của dòng họ Lai. “Đây là ngôi nhà thờ tổ của dòng họ duy nhất còn sót lại. Tuy nhiên, tới đây nó cũng có thể bị lấy…”.

Posted Image

Việc xây dựng dự án các chung cư thương mại không chỉ xâm hại nhiều di tích mà còn phá vỡ cảnh quan của ngôi làng cổ - một trong 7 ngôi làng cổ của Hà Nội được cố G.S Trần Quốc Vượng đánh giá rất cao về giá trị văn hóa, lịch sử.

Ông Lai Tiến Sơn – hậu duệ đời thứ 7 dòng họ Lai nuối tiếc: ngôi nhà thờ này khoảng 300 tuổi. Trước, chánh tổng, lý trưởng của trang Nhân Mục đều từ họ Lai mà ra cả. Ông Sơn vui chuyện, kể luôn kỷ niệm gắn với ngôi nhà thờ tổ dòng họ Lai: “Gần chục năm trước, cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã về làng Hòa Mục, ông đích thân đến tận nhà thờ tổ dòng họ Lai dịch bức hoành phi câu đối và nức nỏm khen, chưa thấy đôi câu đối nào hay như đôi câu đối của họ nhà tôi”.

Mé chái nhà cạnh cái giếng nước khơi cổ, ông Sơn trỏ tay ra đống vi kèo được phủ bạt kín mít: “Đấy là toàn bộ dui mè, vi kèo, cột gỗ… của nhà thờ tổ họ Ngô bị dỡ. Tôi tiếc quá mua lại, để đấy biết đâu sau này được dùng lại…”.

Posted Image

Đống cột - kèo của nhà thờ họ Ngô được ông Sơn giữ lại. Tuy nhiên, không biết đến bao giờ nó mới được "tái sử dụng"...

Ông Lai Viết Cường (chi II dòng họ Lai) cũng đang “sở hữu” nhiều bức hoành phi câu đối cổ, và cả vài ngàn viên ngói di, ngói vảy – trước dùng để lợp mái nhà thờ chi II dòng họ Lai. Tiếc của, ông Cường không nỡ vứt bỏ. Nhưng, giữ lại đó gần chục năm, ông cũng không biết đến bao giờ thì lại được dùng lại. Ngoài ra còn có nhà thờ tổ của dòng họ Hoàng. 5 dòng họ: Ngô, Nguyễn, Lai, Phùng, Hoàng là năm dòng họ lớn có mặt từ thuở lập làng của làng Hòa Mục.

“Nguyện vọng của người dân là được giữ lại các di tích lịch sử, các nhà thờ dòng họ. Chúng tôi không phản đối những dự án phục vụ mục đích cộng đồng. Nhưng, nếu lấy đất của dân để xây dựng chung cư phục vụ mục đích thương mại, thì rõ ràng là bất hợp lý. Trong khi đó, dự án đó lại phá nát cả quần thể kiến trúc của một ngôi làng cổ ngàn năm tuổi!” – ông Cường thẳng thắn.

Gần chục năm trôi qua (từ năm 2003 đến nay), những người dân làng Hòa Mục vẫn kiên trì đấu tranh để mong được giữ lại ngôi làng cổ cùng những di tích lịch sử quan trọng gắn với lịch sử làng mình.

Posted Image

Những ngôi nhà cổ của làng Hòa Mục cùng tồn tại với những dãy nhà cấp 4 được dựng tạm bợ để cho sinh viên thuê - nguồn sống chính của nhiều người dân làng Hòa Mục.

Lý do mà họ “viện dẫn”, đó là tấm lòng tha thiết muốn giữ lại làng cổ Hòa Mục của các nhà văn hóa, các nhà sử học. Giáo sư Trần Quốc Vượng khi còn sống, với tư cách Ủy viên tư vấn của UBND TP Hà Nội về các di tích, khảo cổ Thăng Long, đã từng kiến nghị: Tôi khẳng định Hòa Mục là một trong bảy làng cổ nổi tiếng của Hà Nội. Phải giữ gìn và bảo vệ các làng Hòa Mục, làng Láng, làng Khương… trong khu làng cổ Hà Nội. Đấy là những di tích quan trọng hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Ai nói làng Hòa Mục không phải làng cổ, là “làng nhảy dù” thì không biết gì về lịch sử cả!?”.

Nhà sử học Bùi Thiết nói trên báo Tuổi trẻ Chủ nhật (ngày 07/3/2004): “Dám nói không ngoa rằng, đi khắp Hà Nội khó tìm thấy làng nào như Hòa Mục vì có đầy đủ thiết chế văn hóa cổ xưa nhất. Xin nhớ rằng Hòa Mục còn có tên nôm Kẻ Đáy, điều ấy chứng tỏ rất có giá trị về lịch sử văn hóa, bởi lẽ làng nào có tên nôm bắt đầu bằng từ “Kẻ” đều thể hiện nền văn hiến và bản sắc văn hóa. Phá làng cổ Hòa Mục là phá đi giá trị kết tinh mấy ngàn năm nay của cư dân nông nghiệp chung quanh Hà Nội, vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản Văn hóa…”.

Kiên Trung

Bài 3: Dân gốc cũng biến thành “dân nhảy dù”!?

Bài 1: Chóng mặt tốc độ phá… nhà cổ

Bài 2: Phá nhà cổ: Cự Đà hết "cự"?!

=======================================

* Trong qui hoạch đô thị, cần có những tiêu chí và quy định về việc bảo vệ những di sản văn hóa.

* Con đường cong trên có gì là lạ. Tôi thấy một con đường cong lẹm vào đất của dân để phải chi tiền bồi thường. Mà đề nghị nắn thẳng - không phải bồi thường ai, không mất lòng ai và chi phí cũng ít do đường thẳng thì ngắn hơn đường cong thì không thể sửa được. Lý do: Quy hoạch đã được duyệt từ hàng chục năm trước. Không sửa đươc!

Hôm nào tôi chụp ảnh con đường này đưa vào đây.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đáng thương cho những người vì lòng tham mà tự dẫn bản thân làm những việc ngu xuẩn!Chúng ta là con Rồng cháu Tiên,xin hãy thức tỉnh,đừng để tâm ma của bản thân và mưu đồ ngọai bang làm u mê mà tự mình dẫn bản thân,dân tộc Lạc Việt và thế giới con người đi đến chỗ hủy diệt,Posted Imageđã mang thân làm con người-một tạo vật huyền diệu của vũ trụ thì xin hãy biết tri ân ơn trên mà sống cho đúng với hai tiếng " CON NGƯỜI"

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đáng thương cho những người vì lòng tham mà tự dẫn bản thân làm những việc ngu xuẩn!Chúng ta là con Rồng cháu Tiên,xin hãy thức tỉnh,đừng để tâm ma của bản thân và mưu đồ ngọai bang làm u mê mà tự mình dẫn bản thân,dân tộc Lạc Việt và thế giới con người đi đến chỗ hủy diệt,Posted Imageđã mang thân làm con người-một tạo vật huyền diệu của vũ trụ thì xin hãy biết tri ân ơn trên mà sống cho đúng với hai tiếng " CON NGƯỜI"

Yên tâm đi!
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Yên tâm đi!

Cháu cảm ơn chúPosted Image.Om MaNi PadMe Hum!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn/khoa-hoc/khoa-hoc/201306/thanh-pho-co-1200-nam-vua-phat-hien-o-campuchia-2348919/

Cập nhật lúc 07:09, 17/06/2013

Thành phố cổ 1.200 năm vừa phát hiện ở Campuchia

(DVO) - Nơi này được cho là thành phố Mahendra Parvata trong truyền thuyết. Công trình này được cho là hình thành sớm hơn khu thành cổ Angkor Wat đến 350 năm.

Posted Image Một nhóm những nhà khảo cổ người Úc vừa cho biết đã phát hiện ra một thành phố cổ 1.200 tuổi ở sâu trong vùng rừng núi Phnom Kulen ở Siem Reap, Campuchia. Nơi này được cho là thành phố Mahendra Parvata trong truyền thuyết. Công trình này được cho là hình thành sớm hơn khu thành cổ Angkor Wat đến 350 năm.

Posted Image Các nhà khảo cổ đã tìm thấy tại thành phố cổ bị mất tích này nhiều tàn tích của đường sá, kênh đạp và hơn 12 khu đền được xây vào khoảng những năm 802, thời kỳ đầu của đế chế Angkor. Ở khu vực này còn có hàng trăm gò đất cao đầy bí hiểm mà nhiều người cho rằng đó là những ngôi mộ cổ.

Posted Image Chính địa hình hiểm trở cùng những tàn tích của chiến tranh đã giúp cho thành phố này được bảo vệ và gần như không bị cướp phá. Các nhà khảo cổ đã phải trải qua một hành trình gian nan qua các khu rừng đầy bom mìn của vùng Siem Reap.

Posted Image Phát hiện này sẽ được công bố trong cuốn kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia của Mỹ. Ông Damian Evans, một thành viên trong đoàn thám hiểm hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu khảo cổ học Campuchia của Đại học Sydney cho biết bằng những hình ảnh thu được thì cảnh quan mặt đất nơi đây không còn thảm thực vật. Có lẽ thành phố đã phát triển quá thành công đến mức không thể quản lý được sau đó.

Posted Image Đoàn khảo cổ đã sử dụng một công cụ Lidar được gắn trên một máy bay trực thăng quần thảo trên một vùng rừng núi của Angkor Wat trong suốt bảy ngày.

Posted Image Bằng hàng tỉ xung laser, nó đã "bóc vỏ" những bí ẩn dưới các tán rừng già, cho phép các nhà khảo cổ nhìn thấy được những cấu trúc hoàn hảo, bổ sung cho tấm bản đồ của thành phố mà nhiều năm nghiên cứu thực địa dù rất tỉ mỉ cũng không thể đạt được. Thậm chí các nhà khoa học cho biết dữ liệu thu được trong một tuần lễ phong phú tương đương sự tìm kiếm trong nhiều năm của các nhà khảo cổ trên mặt đất.

Posted Image Theo ông Evans, diện tích cụ thể của thành phố cổ Mahendra Parvata vẫn chưa được xác định vì nhóm khảo cổ mới chỉ tiến hành khảo sát được ở một diện tích nhỏ để tạo tiền để cho những cuộc tìm kiếm tiếp theo.

Posted Image Người được cho là xây dựng nên khu thành cổ trên là vua Jayavarman II, một vị vua của Campuchia trong thế kỷ thứ 9, được công nhận rộng rãi như là người sáng lập vương quốc Khmer, cai trị phần lớn Đông Nam Á đại lục trên 600 năm.

Posted Image Các sử gia trước đây cho rằng thời gian trị vì của ông từ khoảng năm 802-850, nhưng hiện nay nhiều học giả coi khoảng thời gian trị vì của ông từ năm 770-835. Theo các tài liệu trong đền Skok Dak Thom, ông sinh sống thuở nhỏ tại Java. Sau đó, ông quay lại Campuchia và tuyên bố mình là vua Jayavarman II của người Khmer, độc lập khỏi Java.

Posted Image Trong những năm tiếp theo, ông đã mở rộng lãnh thổ của mình và cuối cùng thành lập kinh đô mới Hariharalaya gần thị xã Roluos của Campuchia ngày nay. Do vậy, ông đã đặt nền móng cho kinh đô Angkor trải dài đến 15km về phía tây bắc. Năm 802, ông tự xưng Chakravartin (vua thiên hạ) bằng một lễ đăng quang theo phong cách Ấn Độ giáo. Vua Jayavarman II mất khoảng năm 834-835 và được đặt thụy hiệu là Paramesvara - "chúa tể tối cao của Shiva".

Posted Image Nếu được xác nhận chính thức, đây sẽ là phát hiện chấn động về khảo cổ, văn hóa và lịch sử cũng như tạo đột phá mới trong việc nghiên cứu nền văn minh Khmer. (Tổng hợp từ Daily Mail)

  • Phạm Hải

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay