Văn Lang

Hình Tượng Hai Bà Trưng Trên Dao Găm Đông Sơn

3 bài viết trong chủ đề này

Hình ảnh hai người phụ nữ trên chiếc kiếm hoàn toàn có thể gắn với tính tả thực về hiện tượng khởi nghĩa Hai Bà Trưng chấn động Đông Á.

Posted Image

Tiến sĩ Nguyễn Việt.

Mỹ thuật Đông Sơn xưa nay được nhiều nhà nghiên cứu cho là chủ yếu diễn đạt nội dung trên bề mặt phẳng hai chiều (2D) bằng thủ pháp khắc vạch trên phôi sáp ong hay trong lòng khuôn đất mịn.

Tuy nhiên, hệ thống các tượng trên cán dao găm đồng Đông Sơn được coi như một đặc sản tiêu biểu của bộ di vật văn hóa Đông Sơn lại cho thấy khả năng thể hiện nội dung mỹ thuật thông qua nghệ thuật làm tượng khối.

Hơn thế nữa, nghệ nhân Đông Sơn còn đạt đến mức có thể diễn tả đặc trưng những nhân vật lịch sử cụ thể thông qua các khối tượng cán dao găm đó.

Một trong số đó là tượng hai nữ quý tộc Đông Sơn như hai chị em sinh đôi ngồi trên bành voi khiến ta không khỏi liên tưởng đến hình ảnh của hai Bà Trưng ở thế kỷ 1 sau Công nguyên.

Tượng đơn và tượng đôi trên cán dao găm Đông Sơn Tượng Hai Bà Trưng nêu trên thuộc loại tượng đôi trong nghệ thuật làm cán tượng hình người cho dao găm Đông Sơn.

Trong khai quật khảo cổ học chính thức, chúng ta từng phát hiện nhiều tượng cán dao găm Đông Sơn thể hiện một người đàn ông, một người đàn bà nhưng chưa từng phát hiện được những tượng đôi thể hiện hai người trên một cán dao găm.

Tuy nhiên, trong một số trưng bày và công bố gần đây ở trong và ngoài nước, xuất hiện một số tượng đôi thể hiện trên cán dao găm Đông Sơn. Tôi đã có may mắn được nghiên cứu trực tiếp ba tượng đôi thuộc sưu tập này.

Trong đó theo tôi, chiếc dao găm có tượng hai người ngồi trên vai nhau là đáng được chú ý nhất. Chiếc dao găm này được người sưu tầm đầu tiên cho biết có nguồn gốc Nghệ An (Làng Vạc?).

Cụm tượng này thể hiện hai người công kênh nhau. Người ngồi trên mang rõ nét những đặc trưng quý tộc nữ. Kiểu đầu tóc bồng chải ngược như phần đầu không chỏm của tượng Núi Nưa hay tượng trên dao găm 2505-77 của Bảo tàng Barbier-Mueller (Geneva, Thụy Sĩ).

Trang trí trên toàn thân (tay và váy) phản ánh chiếc áo váy thêu in hoa văn. Trên cổ người ngồi trên đeo hai lần vòng chuỗi. Hai tai đeo hai vòng khuyên lớn. Thắt lưng quấn cao trên eo với dải thả búi thõng phía đằng sau.

Tượng bên dưới đứng nhìn thẳng, phần đầu bị kẹp giữa đùi người ngồi trên nên không rõ kiểu đeo vòng và trang trí đầu. Hai tay giữ chặt chân người ngồi trên. Thắt lưng và váy được thể hiện rất rõ nét theo những đặc trưng phục trang nữ. Chân đi đất để lộ ngón.

Posted Image

Chiếc dao găm mang hình 2 phụ nữ cưỡi voi.

Đáng nói nhất ở đây là cụm tượng người, thú mang đậm phong cách Làng Vạc với sự thể hiện tập trung cặp tượng nữ sinh đôi ngồi xổm song song trên lưng voi được đỡ bởi hai con thú.

Cụm tượng này được tạo thành cán cầm của một lưỡi kiếm ngắn thanh mảnh như một quyền trượng hơn là một vũ khí thực thụ. Chủ nhân lưỡi kiếm này cũng là bà Phạm Lan Hương. Báu vật này đang trưng bày tại Galerie HIOCO, Paris.

Một chiếc dao găm đồng Đông Sơn có hình hai nữ quý tộc sinh đôi ngồi xổm trên bành voi trong tư thế tương tự cũng được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội (sưu tập Nguyễn Đình Sử).

Một nguồn tin cho biết, con dao găm này phát hiện được ở Thanh Hóa. Hai chiếc dao găm nói trên không chỉ độc đáo ở chỗ khắc họa hình tượng hai nữ quý tộc rất gần gụi với hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi mà còn độc đáo ở tư duy nghệ thuật làm phần cán đồng thể hiện hình hai con thú lạ nghênh đỡ chân voi. Đó đáng được coi là một tác phẩm nghệ thuật phức tạp chứa đựng nhiều tư duy của nghệ sĩ.

Tư duy này phác thảo trên nền một phong cách nổi tiếng của nghệ thuật trang trí cán dao đồng Làng Vạc: Đôi hổ đỡ voi mang bành. Cuộc khai quật Làng Vạc của Viện Khảo cổ học trong những năm chiến tranh (1972-1973) đã phát hiện trong hố khai quật con dao găm đầu tiên như vậy. Bảo tàng Barbier-Mueller cũng sở hữu một chiếc tương tự.

Ở các cán dao hổ đỡ voi Làng Vạc khác, phần bành voi thể hiện một bành ngồi có chân đỡ trông như một ngôi nhà sàn mái cong của Indonsia. Trên thanh kiếm tôi đang nói tới, thay vào vị trí bành voi là tượng hai nữ quý tộc ngồi xổm ở tư thế hai tay ôm gối chắp trước ngực. Đầu gối hở ra và đôi chân để trần lộ ngón. Hai tượng giống nhau như hai chị em sinh đôi.

Hiện vật này đã được nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm của công ty giám định cổ vật Ciram (Paris). Tôi may mắn có được 2 ngày trong cuối tháng 6/2010 nghiên cứu trực tiếp hiện vật và hiện có trong tay toàn bộ kết quả nghiên cứu thành phần hóa học, X-ray của báu vật này.

Từ lâu, tôi đã theo đuổi một ý nghĩ về tính biểu trưng (Symbolism) hay tính tả thực (Realism) của các nhân vật trên cán dao găm. Phân tích 30 cán dao găm hình người, thú Đông Sơn mà tôi hiện có tiêu bản studio có thể nhận thấy các nghệ nhân Đông Sơn đã có những ràng buộc mang tính quy chuẩn kỹ thuật, nghệ thuật khi chế tạo tượng cán dao găm: dáng đứng, kiểu đầu tóc, váy, khố, vòng trang sức, cách thể hiện hoa văn... và ở giai đoạn đầu, cán dao găm Đông Sơn mang tính biểu trưng quyền lực chung của thủ lĩnh nhiều hơn.

Tượng người được tạo ra mang tính đại diện chứ không nhằm mô tả một nhân vật cụ thể. Tuy nhiên, vào khoảng cuối Đông Sơn (thế kỷ 1 tr.Cn - thế kỷ 3 sau Cn) xuất hiện những pho tượng chứa đựng cá tính - mang rìu chiến, dao găm, đầu lâu người. Phần chắn lưỡi cũng được trang trí thêm bởi những móc câu xoắn tròn và đặc biệt xuất hiện tượng quý tộc nữ được công kênh và tượng hai chị em sinh đôi nói trên.

Theo tôi, các tượng đôi nữ công kênh nhau và ngồi song hành với nhau trên lưng voi được đúc làm cán dao găm giới thiệu bên trên có độ tin cậy cao mặc dù nó không nằm trong các cuộc khai quật khảo cổ học chuyên nghiệp.

Chúng đều tôn vinh những quý tộc nữ khiến tôi liên tưởng đến sự thực lịch sử gắn liền với những nhân vật nữ anh hùng cụ thể xuất hiện trong khoảng cuối văn hóa Đông Sơn: Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị đầu Công nguyên (thời kỳ người Việt chưa mang họ như ngày nay) và sau đó là Bà Triệu (thế kỷ 2-3 sau Công nguyên, khi người Việt quý tộc bắt đầu mượn họ phương bắc - họ Triệu – vua Nam Việt).

Truyền thuyết đều gắn họ với voi chiến (ngựa chiến vào Việt Nam rất muộn và không thuộc truyền thống quân sự Việt). Hình ảnh hai chị em quý tộc sinh đôi ngồi trên lưng voi hai đầu của chiếc kiếm của HIOCO cũng như của sưu tập Nguyễn Đình Sử nói trên hoàn toàn có thể gắn với tính tả thực về hiện tượng khởi nghĩa Hai Bà Trưng gây chấn động cả khu vực Đông Á đương thời.

Tiến sĩ Nguyễn Việt (Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á)

Nguồn

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình ảnh hai người phụ nữ trên chiếc kiếm hoàn toàn có thể gắn với tính tả thực về hiện tượng khởi nghĩa Hai Bà Trưng chấn động Đông Á.

Posted Image

Tiến sĩ Nguyễn Việt.

Chúng đều tôn vinh những quý tộc nữ khiến tôi liên tưởng đến sự thực lịch sử gắn liền với những nhân vật nữ anh hùng cụ thể xuất hiện trong khoảng cuối văn hóa Đông Sơn: Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị đầu Công nguyên (thời kỳ người Việt chưa mang họ như ngày nay) và sau đó là Bà Triệu (thế kỷ 2-3 sau Công nguyên, khi người Việt quý tộc bắt đầu mượn họ phương bắc - họ Triệu – vua Nam Việt).

Tiến sĩ Nguyễn Việt (Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á)

Nguồn

Rất tiếc cho cái nhìn này. Vậy xin hỏi ông tổ của Tiến sĩ Nguyễn Việt sao không mượn họ Lưu cho nó oai - Lưu Bang - Hán Cao Tổ - mà lại lấy họ Nguyễn làm gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ Thiên Sứ,

Giả sử giả thuyết "người Việt quý tộc bắt đầu mượn họ phương bắc" - là đúng, Sư Phụ cho con hỏi:

- Tại sao chỉ những người Kinh, quý tộc lại lấy những họ nổi tiếng của người Hán, còn người dân tộc thiểu số lại không lấy những họ đó để đặt họ cho mình? Hay người dân tộc thiểu số VN lại lấy họ của người thiểu số TQ?

- Nếu có quy định về đặt tên cho dòng họ thì thủ tục nó như thế nào và có văn bản cổ nào còn lại hay k?

- Đặt trường hợp, 5 anh em cùng một họ cha, nhưng sống ở những nơi khác nhau họ có thể tùy tiện đổi họ "cho oai" được không?

Cám ơn Sư Phụ!

Trung Nhan

Share this post


Link to post
Share on other sites