Posted 4 Tháng 5, 2011 Nguồn gốc từ “Giao Chỉ”: Bản thân từ Giao Chỉ nói lên sự giao lưu hình thành nên văn hóa.Trong các cặp Âm/Dương của tiếng Việt như cặp Nõn/Nường còn có các cặp Cái/Cộc, Nái/Nọc, Mái/Mồng, Bu/Bố v.v. Mà Bố=Phò=Phụ 父 =Đụ=Đéo=Lẹo=Chéo=Chung= =Chạ=Chỗ=Chỉ 址 =Chợ=Cheo=Gieo=Giao 交 =Giữa=Vừa=Vặn=Vùng=Vuông=Văn 文 =Vi 囗 =Vây=Quây=Cõi=Cái=Kẻ (địa danh Lạc Việt có nhiều Kẻ…, cũng có lắm Cái… như Cái Sắn, Cái Nước v.v., “ Bố Cái Đại Vương” là “vua lớn làm bố một vùng”). Từ ghép: Vừa-Vặn, Vuông-Vắn, Chung-Chạ, Chỗ Giữa. Từ Chỗ Giữa bị Hán hóa về cấu trúc thành Giữa Chỗ = Giao Chỉ, viết là 交 址 nghĩa là Vùng 址 Giữa 交. Về sau có những Hán thư viết Giao Chỉ không bằng chữ “Chỉ 址” bộ đất 土 mà bằng chữ “Chỉ 趾” bộ chân 足 nghĩa chữ “Chỉ 趾” ấy là “ngón chân”, để giải thích miệt thị Giao Chỉ 交 趾 là dân có ngón chân cái tẽ ra giao nhau, ( thực tế là dân lúa nước vẫn đi chân đất làm ruộng, kể cả người Liêu là hậu duệ của Lạc Việt ở Hồ Nam và Tứ Xuyên vẫn quen đi chân đất), nhưng cách viết mượn đồng âm dị chữ ấy lại chỉ ghép thành được một động từ ( “giao- chỉ 交- 趾” là: “giáp nhau 交- ngón chân 趾”, là một động từ thì không thể dùng để gọi vùng đất được), chứ không phải là một danh từ ( “giao- chỉ 交- 址” là “Chỗ 址- Giữa交”, ghép tạo danh từ thì cấu trúc Hán ngữ ngược với cấu trúc Việt ngữ, là danh từ thì mới có thể dùng làm địa danh được) . Giải thích ngôn từ như trên có thể trả lời lại mục chú thích 5: 5- Tính trạng Giao Chỉ : đó là tính trạng di truyền thể hiện bằng hai ngón chân cái của bàn chân chìa ra, chạm nhau khi người đứng thẳng. Sử liệu Trung Hoa chưa từng ghi nhận tính trạng giao chỉ trong cộng đồng bách việt từ ngàn xưa đến nay. (Theo: Cập nhật lúc 19 Tháng chín 2008 - 05:01 AM Lược Sử Cổ Đại Việt Nam, Tác giả: Tranghuyendo_Techno http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...da_i/t1280.html ) Giải thích “tính trạng di truyền” như trên của Techno không đúng với khoa học. Trái dưa hấu vuông hoặc hình thỏi vàng chẳng qua là do khuôn, nếu lấy hạt của trái dưa dị dạng do khuôn đó đem trồng thì vẫn cho ra những trái dưa bình thường. Qúi tộc người Hán xưa đàn bà có tục bó bàn chân từ nhỏ, về già bàn chân họ vẫn bé tí, đi đôi giày vải như giày trẻ con, không đỡ nổi cơ thể nặng nề nên đi nhúc nhắc như người có tật.Tuy vậy con cái họ đẻ ra bàn chân vẫn đẹp và bình thường. Người Việt nếu mà ở vùng có thổ nhưỡng là đất thịt quánh như đất sét, ướt thì rất trơn, đi chân đất, nhất là khi gánh nặng, phải bấm xuống bùn trơn khỏi té, ngón chân cái chịu lực nhiều nhất nên cứ tòe dần ra thành tật. Nhưng con cái họ đẻ ra bàn chân vẫn các ngón suôn đẹp như thường, nhỏ lên thành phố học, không phải làm ruộng, chân vẫn đi giày Gia Định oách như Tây, oai hách=(lướt)=oách. Share this post Link to post Share on other sites