VULONG

Lớp Học Tứ Trụ Sơ Cấp Và Trung Cấp Cho Tất Cả Mọi Người

53 bài viết trong chủ đề này

Bài 11 : Xác định điểm vượng của các trạng thái

II - Xác định điểm vượng của các trạng thái

Bạn đọc phải thực hiện lần lượt các bước như sau :

1 - Xác định tứ trụ cũng như điểm vượng của các can chi theo lệnh tháng và phải ghi các điểm này ngay bên phải của can chi đó.

2 – Xác định các tổ hợp hóa cục hay không hóa cục trong tứ trụ, các can hay chi trong các tổ hợp phải được khanh tròn và chúng được nối với nhau bởi ít nhất 3 đoạn thẳng (như trong sơ đồ ở trên).

3 – Xác định các can và chi bị khắc gần hay trực tiếp và chúng phải được khoanh tròn (để biết chúng không có khả năng sinh hay khắc được cho các can chi khác cũng như chúng không có khả năng nhận được sự sinh của can chi cùng trụ).

4 - Đường chữ V trong sơ đồ của tứ trụ ở trên đặc trưng cho vùng tâm nó chứa can ngày, can tháng, can giờ và chi ngày.

5 – Các mũi tên từ can năm, chi năm, chi tháng và chi giờ đi vào vùng tâm có các số thập phân 2/5 hay 1/2 cho biết điểm vượng còn lại của các can hay chi này vào được vùng tâm bị giảm 2/5đv hay ½ đv của chúng.

Tứ trụ 1 : Nam sinh này 9/6/1970 lúc 2,00’ có tứ trụ :

Posted Image

Sơ đồ trên mô tả các điểm vượng (trạng thái) của các can chi theo lệnh tháng (tức chi tháng) theo dự kiến của tôi và chúng được ghi bên phải ngay cạnh các can chi của chúng.

Ta thấy bán hợp của Tuất trụ năm với Ngọ trụ tháng hóa Hỏa (vì có Đinh trụ giờ dẫn hóa) và Canh trụ ngày bị khắc gần bởi Đinh trụ giờ, vì vậy ta phải khoanh tròn Tuất, Ngọ và Canh trụ ngày cũng như ta phải nối Tuất với Ngọ bằng 3 đường gấp khúc (như trong sơ đồ trên). Mặc dù Canh trụ năm bị khắc trực tiếp bởi Tuất cùng trụ (vì Tuất đã hóa Hỏa) nhưng nó vẫn có khả năng khắc các can chi khác (vì Tuất ở trong hợp). Ngọ của trụ tháng bị khắc trực tiếp bởi Nhâm cùng trụ.

1 – Canh trụ năm có 7đv bị giảm ½ đv bởi Tuất cùng trụ khắc trực tiếp (vì Tuất đã hóa Hỏa), 1/10đv bởi Đinh trụ giờ khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 7.1/2.9/10.3/5đv = 1,89đv.

2 - Tuất trụ năm có 10đv, nó bị giảm ½ đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó còn 5đv.

3 - Ngọ trụ tháng có 10đv bị giảm ½ đv bởi Nhâm cùng trụ khắc trực tiếp và 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó còn 10.1/2.3/5đv = 3đv.

4 – Thân trụ ngày có 7đv bị giảm ¼ đv bởi Đinh trụ giờ khắc cách 1 ngôi, nó còn 5,6đv.

5 - Sửu trụ giờ có 9đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó còn 5,4đv.

6 – Đinh trụ giờ có 9đv bị giảm 1/5đv bởi Nhâm trụ tháng khắc cách 1 ngôi, nó còn 7,2đv.

7 – Canh trụ ngày có 7đv bị giảm 1/3đv bởi Đinh trụ giờ khắc gần, nó còn 4,67đv.

8 – Nhâm trụ tháng có 4đv bị giảm 1/10đv bởi Sửu trụ giờ khắc cách 2 ngôi, nó còn 3,6đv.

Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì :

Điểm vượng trong trong vùng tâm của các hành như sau :

Mộc.......Hỏa......Thổ......Kim.......Thủy

#.........15,2......5,4......12,16......3,6

Cụ Thiệu Vĩ Hoa đã xác định mệnh này có Thân vượng. Nếu Thân là vượng thì Nhật Can (can của trụ ngày) phải có điểm đắc địa tại các chi trong tứ trụ (trừ chi của trụ tháng bởi vì điểm vượng của nó ở lệnh tháng chính là điểm vượng này) và qua các ví dụ trong thực tế tôi đã đưa ra giả thiết số 72/ trong chương 14.

(72/(Tứ trụ số 1 của phần II chương 9) – Nhật Can chỉ có điểm vượng đắc địa tại các chi của trụ năm, trụ ngày và trụ giờ khi nó ở trạng thái Lộc và Kình Dương của các chi này và các điểm vượng này chỉ bị giảm như điểm vượng của các can chi khi nó bị khắc trực tiếp (còn nếu nó bị khắc gần?) hoặc ít nhất bởi 2 lực khắc.)

Nếu sử dụng giả thiết 72/ thì điểm vượng đắc địa của Nhật Can Canh ở trạng thái Lộc tại Thân trụ giờ không bị giảm (bởi vì nó chỉ bị khắc bởi 1 lực cách 1 ngôi của Đinh trụ giờ), vì vậy điểm vượng của trạng thái Lộc ở đây phải có ít nhất 4,05đv thì hành Kim của Nhật Chủ là 12,16đv + 4,05đv = 16,21đv mới lớn hơn các hành Thủy (Thực-Thương), Mộc (Tài) và Hỏa (Quan-Sát) 1đv, khi đó Nhật Chủ mới trở thành vượng.

(Nếu theo phương pháp cổ truyền thì Nhật Can có các điểm đắc địa ở các chi trong tứ trụ (trừ chi tháng) khi nó vượng tại các chi này.)

Giải thích :

Có thể hiểu các chi (trừ chi tháng) có cùng hành với Nhật Chủ hay chúng sinh cho Nhật Chủ (nếu Nhật Chủ mang hành Thổ) là vùng đất mà dân sống ở đó đồng lòng và giúp đỡ Nhật Chủ, cho nên thế lực của Nhật Chủ được mạnh thêm.

Ta đã xác định được trạng thái Lộc có ít nhất 4,05đv.

Tứ trụ 2 : Nữ sinh ngày 21/10/1976 lúc 20,00’ có tứ trụ :

Posted Image

Qua sơ đồ này ta thấy:

1 - Tất cả các can và chi đều có 3đv tại lệnh tháng.

2 – Nếu áp dụng giả thiết từ 93/ tới 96/ (chương 14) thì lực xung gần của Thìn trụ năm với Tuất trụ tháng có 3đv và với Tuất trụ giờ cách 2 ngôi có 3.1/2đv = 1,5đv.

(Trích: 2 - Các lực xung, khắc hay hợp của các địa chi

93a/ - Ở đây, các chi không cần phải động và các lực này chỉ để xét khả năng tranh hay phá hợp của các địa chi.

93b/ - Các chi trong tứ trụ và chi tiểu vận với các chi ở tuế vận cũng được xem là gần nhau.

93c - Lực xung, khắc hay hợp của các địa chi trong tứ trụ từ khi mới sinh (khi tuế vận được xem như chưa xuất hiện) được xác định bởi chính điểm vượng của chúng tại lệnh tháng (chi của trụ tháng).

93d/ - Lực xung, khắc hay hợp của các địa chi ở một năm (lưu niên) bất kỳ được xác định bởi điểm vượng của chúng ở lưu niên đó như sau :

Điểm vượng của các chi trong tứ trụ chính là điểm vượng trung bình của chúng tại lệnh tháng, đại vận và 2 lần tại chi của lưu niên :

Điểm vượng của chi tiểu vận và đại vận chính là điểm vượng trung bình của chúng tại chi đại vận và 2 lần tại chi của lưu niên.

Điểm vượng của chi lưu niên là điểm vượng của nó tại chi của lưu niên (thái tuế).

a - Lực hợp của các địa chi bị giảm

94/ - Lực hợp của 1 chi với y chi bị giảm :

94a/21 - (y - 1)/y.đv nếu nó hợp với mỗi chi gần.

94b/ - 1/3.(y - 1)/y.đv nếu nó hợp với chi cách 1 ngôi.

94c/ - 1/2.(y - 1)/y.đv ...................................... 2 ngôi.

b - Lực xung hay khắc của các địa chi

95/ Lực của 1 chi xung hay khắc với 1 hay nhiều chi và hợp với y chi bị giảm :

95a/19 - y/(y + 1).đv nếu nó xung hay khắc với mỗi chi gần.

95b/56 - y/(y + 1).đv và thêm 1/3.đv nếu nó xung hay khắc với mỗi chi cách 1 ngôi.

95c/89 - y/(y + 1).đv và thêm 1/2.đv ....................................với mỗi chi cách 2 ngôi.

96/ - Các lực trên bị giảm thêm như sau :

96a/(30;70;79;89) - 2/3.đv nếu nó hợp, xung hay khắc với chi cách 1 hay 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) chi gần với nó (chỉ xét về ngũ hành) ở trong tứ trụ giữa chúng (kể cả chi này bị hợp nhưng không hóa cục). (vd 68; 77).

96b/ - ½.đv nếu nó, hợp, xung hay khắc với chi cách 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) chi (chỉ ...) cách 1 ngôi giữa chúng (kể cả chi này ...).

96c/ - 2/3. ½.đv nếu nó hợp, xung hay khắc với chi cách 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) cả chi gần và cách 1 ngôi (chỉ ...) ở trong tứ trụ giữa chúng (kể cả các chi này ...).)

3 - Nếu áp dụng giả thiết 94a;b;c/ thì mỗi lực hợp gần của Ngọ trụ ngày với Tuất trụ tháng và trụ giờ có 3.(2-1)/2đv = 1,5đv, vì vậy bán hợp của Ngọ với 2 Tuất bị phá tan bởi vì lực hợp không lớn hơm lực xung (chú ý các bán hợp hay lục hợp không bị phá chỉ khi lực hợp của chúng phải lớn hơn lực xung).

4 - Bính trụ năm, Tuất của trụ tháng và trụ giờ, mỗi can hay chi có 3đv ở lệnh tháng, các can chi này bị giảm 2/5đv của chúng khi chúng vào đến vùng tâm, vì vậy mỗi can hay chi này chỉ còn 3.3/5đv = 1,8đv.

5 - Thìn trụ năm có 3đv bị giảm ½ đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó còn 1,5đv.

6 - Mậu của trụ tháng và trụ giờ, Bính và Ngọ của trụ ngày ở trong vùng tâm, vì vậy mỗi can và chi này vẫn có 3đv (vì chúng không bị xung và nhận được sự sinh của các can chi khác).

7 - Trong tứ trụ không có can chi mang hành Kim, Thủy và Mộc nên các hành này không có điểm vượng ở vùng tâm (mặc dù chúng có can tàng là tạp khí trong các địa chi).

Điểm vượng trong vùng tâm của các hành như sau :

Kim........Thủy........Mộc........Hỏa....... Thổ

#..............#............#............7,8...... .11,1

Ví dụ này cụ Thiệu Vĩ Hoa đã dự đoán Nhật Chủ là nhược, vì vậy nếu Thân nhược thì điểm vượng đắc địa Kình Dương của Nhật Chủ (Bính) tại Ngọ của trụ ngày chỉ có thể cao nhất là 4,29đv, bởi vì nếu nó là 4,3đv thì Thân có 7,8đv + 4,3đv = 12,1đv, khi đó Thân trở thành vượng bởi vì Thân (Hỏa) lớn hơn thực thương (Thổ), tài tinh (Kim) và quan sát (Thủy) ít nhất 1đv.

Điểm vượng trong vùng tâm của các hành như sau:

Kim..........Thủy.......Mộc........Hỏa...... ..Thổ

#..............#...........#..........12,09....... 11,1

Nếu lực xung của Thìn với Tuất trụ giờ (cách 2 ngôi) bị giảm 2/3đv thì nó còn 1đv. Do vậy bán hợp Hỏa cục của Ngọ với Tuất trụ giờ không bị phá, nên có thêm 1,8đv của Tuất hóa Hỏa ở vùng tâm.

Điểm vượng trong vùng tâm của các hành chưa có điểm vượng đắc địa như sau :

Kim.........Thủy.........Mộc........Hỏa..... ...Thổ

#..............#.............#............9,6..... ....9,3

Muốn cho Thân nhược thì điểm vượng đắc địa Kình Dương của Nhật Chủ (Bính) tại Ngọ trụ ngày cao nhất là 0,69đv. Số điểm này là không thể chấp nhận được bởi vì điểm đắc địa Kình dương không thể nhỏ hơn điểm vượng đắc địa Lộc đã có ít nhất là 4,05đv.

Chúng ta đã xác định được trạng thái Kình Dương nhiều nhất là 4,29đv.

Tứ trụ 3 : Nam sinh ngày 13/8/1980 lúc 7,10’ có tứ trụ :

Posted Image

Qua sơ đồ này ta thấy:

1 - Giáp bị Canh khắc gần, Thân trụ tháng bị Ngọ khắc gần, không có các tổ hợp cũng như các can và chi sinh cho nhau.

2 – Canh có 9đv bị giảm 1/10 đv bởi Bính khắc cách 2 ngôi, 1/10 đv bởi Ngọ khắc cách 2 ngôi và 2/5 đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 4,37đv.

3 - Thân trụ năm có 9đv bị giảm 1/5 đv bởi Ngọ khắc cách 1 ngôi, 1/20 đv bởi Bính khắc cách 3 ngôi và ½ đv khi nó vào tới vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3,42đv.

4 - Thân trụ tháng có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Ngọ khắc gần và 2/5 đv khi nó vào tới vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3,24đv.

5 - Thìn trụ giờ có 5đv nó chỉ bị giảm 2/5 đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó còn 3đv.

6 - Giáp có 3đv bị giảm 1/3 đv bởi Canh khắc gần và 1/5 đv bởi Thân trụ năm khắc cách 1 ngôi (Thân trụ tháng bị Ngọ trụ ngày khắc gần nên nó không khắc được Giáp), vì vậy nó còn 1,6đv.

7 - Điểm đắc địa Kình dương của Nhật Chủ (Mậu) ở Ngọ trụ ngày là 4,29đv.

Điểm vượng ở vùng tâm của các hành như sau :

Thủy.........Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim

#.............1,6.........10........12,29......11, 03

Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa xác định Thân nhược nhưng ở đây Thổ lớn hơn Kim trên 1đv, vì vậy Thân là vượng. Cho nên trạng thái bệnh không thể có 5đv, mà nó chỉ có thể là 4,83đv, bởi vì khi đó Thìn có 2,898đv ở vùng tâm, hành Thổ trong vùng tâm có 12,018đv là nhỏ hơn Kim 1đv nên Thân mới nhược.

Nếu trạng thái bệnh là 4,84đv thì điểm vượng vùng tâm của Thìn là 2,904đv, hành Thổ trong vùng tâm có 12,034đv, vì vậy Thân vẫn là vượng.

Ta đã xác định được trạng thái Bệnh max là 4,83đv, để đơn giản ta lấy là 4,8đv.

Tứ trụ 4 : Nữ sinh ngày 9/8/1965 lúc 9,20’ có tứ trụ :

Posted Image

Qua sơ đồ này chúng ta thấy :

1 - Lục hợp của Tị trụ năm với Thân không hóa, Thân bị khắc gần, Tân và Mùi bị khắc trực tiếp.

2 - Ất trụ năm có 4đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm nên nó còn 2,4đv.

3 - Tị trụ năm có 7đv nhận được 1/3đv của Ất cùng trụ sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 4.1/3đv = 1,33đv (vì Ất có Giáp cùng hành ở gần), nhưng nó bị giảm ½ đv khi nó vào đến vùng tâm, nó chỉ còn (7 + 1,33).1/2đv = 4,17đv.

4 – Thân có 9đv bị giảm 1/3đv bởi Tị trụ năm khắc gần và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3,6đv.

5 – Mùi có 7đv bị giảm ½ đv bởi Ất cùng trụ khắc trực tiếp, 1/5đv bởi Giáp khắc cách 1 ngôi và 1/10đv bởi Ất trụ năm khắc cách 2 ngôi, vì vậy nó còn 2,52đv.

6 - Tị trụ giờ có 7đv bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 4,2đv.

7 - Tân có 10đv bị giảm ½ đv bởi Tị trụ giờ khắc trực tiếp, nó còn 5đv.

8 – Các điểm vượng trong vùng tâm của Ất và Giáp không thay đổi.

Điểm vượng trong vùng tâm của các hành như sau :

Thổ.........Kim........Thủy.........Mộc..... .Hỏa

2,52........8,6..........#6..........9,4.......8,3 7

Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa đã xác định Nhật Chủ là vượng, nhưng ở đây Mộc không nhiều hơn Kim 1đv nên Nhật Chủ là nhược. Nếu Thân vượng thì trạng thái thai của Ất phải có ít nhất 4,1đv, khi đó Ất trụ năm có 2,46đv trong vùng tâm. Mộc có 9,56đv trong vùng tâm, nó vẫn chưa lớn hơn Kim 1đv nên Thân vẫn là nhược. Do vậy điểm của trạng thái tuyệt của Giáp phải có ít nhất 3,1đv, khi đó Mộc có 9,66đv trong vùng tâm, vì vậy nó mới có 1đv nhiều hơn điểm vượng của Kim, Hỏa và Thổ vì vậy Thân mới vượng.

Chúng ta đã xác định được: Trạng thái tuyệt có ít nhất 3,1đv

..............................................Trạng thái thai có ít nhất 4,1đv

Tứ trụ 5 : Nữ sinh ngày 17/9/1966 lúc 0,30’ .

Posted Image

Qua sơ đồ này ta thấy :

1 - Ngũ hợp của Giáp với Kỷ không hóa và Dậu bị khắc trực tiếp. Nếu theo ví dụ 4 thì Giáp có 4,1đv, Mão có 3,1đv, còn các điểm vượng khác vẫn như dự kiến.

2 – Bính trụ năm có 3đv bị giảm 1/20đv bởi Tý khắc cách 3 ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 1,71đv.

3 - Ngọ trụ năm có 3đv bị giảm 1/10đv bởi Tý khắc cách 2 ngôi và ½ đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 1,35đv.

4 - Dậu trụ tháng có 9đv bị giảm ½ đv bởi Đinh khắc trực tiếp, 1/3đv bởi Ngọ trụ năm khắc gần, 1/5đv bởi Bính trụ năm khắc cách một ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 1,44đv.

5 – Tý trụ giờ có 7đv bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 4,2đv.

6 - Kỷ có 6đv bị giảm1/3đv bởi Giáp khắc gần và ½ đv bởi Mão cùng trụ khắc trực tiếp, vì vậy nó chỉ còn 2đv.

7 – Đinh trụ tháng có 6đv bị giảm 1/10đv bởi Tý khắc cách 2 ngôi, nó còn 5,4đh.

8 - Nhật Chủ Kỷ đắc địa Lộc ở Ngọ trụ năm có 4,05đv bị giảm ½ đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 2,025đv.

Điểm vượng trong vùng tâm của các hành :

Thủy.........Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim

4,2...........7,2.........8,46......4,025.....1,44

Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa đã xác định Thân vượng, nếu Thân vượng thì ta khẳng định điểm vượng trong vùng tâm của kiêu ấn (Hỏa) phải sinh được cho Thân (Thổ).

Qua các ví dụ thực tế tôi đã xác định được kiêu ấn có thể sinh được 50%đv trong vùng tâm của nó cho Thân qua các giả thiết từ 190/ tới 194/ trong chương 14 (xem câu 11 ở trên).

Nếu sử dụng các giả thiết này thì kiêu ấn sinh cho Thân 50%đv của nó, Thân có 8,46.1/2 đv + 4,025đv = 8,225đv, nó nhiều hơn quan sát, thực thương và tài tinh 1đv, vì vậy Thân mới trở thành vượng.

Nếu trạng thái tử là 2,9đv thì Bính có 1,653đv trong vùng tâm, Ngọ có 1,305đv, khi đó Hỏa có 8,358đv và Thổ có (8,358.1/2 + 4,025)đv = 8,204đv, Thổ lớn hơn Mộc 1đv, vì vậy Thân là vượng. Nhưng trong thực tế chúng ta thấy thời gian từ trạng thái tử đến trạng thái mộ (tức thời gian từ khi chết đến khi chôn) chỉ khoảng một vài hôm so với các trạng thái khác ít nhất cũng vài tháng trở lên. Do vậy ta có thể coi hai trạng thái tử và mộ có số điểm 3đv là hợp lý.

Ta đã xác định được trạng thái tử và mộ là 3đv.

Tứ trụ 6 : Nam sinh ngày 12/10/1962 lúc 4,30’

Posted Image

Qua sơ đồ này, ta thấy:

1 – Tuất và Mùi đều bị khắc gần và không có các tổ hợp.

2 – Nhâm có 8đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó còn 4,8đv .

3 - Dần trụ năm có 4đv được Nhâm cùng trụ sinh cho ½ đv của nó (vì Nhâm được sinh gần bởi Canh), vì vậy Dần có 8đv nhưng nó bị giảm 1/5đv bởi Canh khắc cách một ngôi và ½ đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3,2đv.

3 - Tuất có 3đv bị giảm 1/3đv bởi Dần trụ năm khắc gần, 1/5 đv bởi Dần trụ giờ khắc cách 1 ngôi, 1/10 đv bởi Giáp trụ giờ khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 0,86đv.

4 - Mùi trụ ngày có 4đv bị giảm1/3đv bởi Dần trụ giờ khắc gần, 1/5đv bởi Dần trụ năm khắc cách 1 ngôi và 1/5đv bởi Giáp trụ giờ khắc cách 1 ngôi, vì vậy nó chỉ còn 1,71đv.

5 - Dần trụ giờ có 4đv bị giảm 1/10đv bởi Canh khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó còn 2,16đv.

6 - Giáp trụ giờ có 4đv bị giảm 1/5 đv bởi Canh khắc cách 1 ngôi, vì vậy nó còn 3,2đv

Điểm vượng trong vùng tâm của các hành là :

Hỏa.........Thổ..........Kim.........Thủy... ......Mộc

#............2,57.........5.............9.8....... ....8.56

Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa đã xác định Thân nhược, vì vậy trạng thái dưỡng phải có ít nhất 4,2đv mới là hợp lý (vì trạng thái thai đã là 4,1đv). Nếu điểm vượng trong ngoặc đơn của các can chi ở trạng thái Dưỡng có 4.2 đh thì :

Điểm vượng trong vùng tâm của các hành như sau :

Hỏa.........Thổ.........Kim........Thủy..... .....Mộc

#............2,65........5,1.........9,8.......... .8,91

Qua số điểm vượng vùng tâm này ta thấy Thủy có thể được tăng thêm max là 0,1đv, nó có nghĩa là trạng thái suy của Quý có thể max là 5,1đv, vì vậy hành Thủy không lớn hơn hành Mộc 1đv, vì vậy Thân đã trở thành nhược.

Chúng ta đã xác định được : Trạng thái Dưỡng min là 4,2đv

.................................................Trạng thái suy max là 5,1đv

Tứ trụ 7: Nam có Tứ Trụ :

Posted Image

Các đại vận:

Canh Dần/ Kỷ Sửu/ Mậu Tý/ Đinh Hợi/ Bính Tuất/ Kỷ Dậu

Các đại vận Kiêu-Ấn và Tỷ Kiếp của tứ trụ này phải là hỷ dụng thần thì mới phù hợp với thực tế cuộc đời của người này, vì vậy Thân của tứ trụ này phải nhược. Do vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này chúng ta phải đưa ra và sử dụng giả thiết 89/ (Nếu các can ở tử tuyệt tại lệnh tháng mà tất cả 4 chi trong tứ trụ có cùng một hành thì các can này chỉ khắc được các chi cùng trụ (chỉ xét về sự khắc của ngũ hành).) thì điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm như sau:

0,5.........1........-0,5.........-1..........0,5

Mộc.......Hỏa......Thổ.......Kim.......Thủy

12,15.......#..........#......11,16........#

Tứ Trụ số 8 (xem ví dụ 148):

Kiêu Ấn có thể sinh cho Thân 50% điểm vượng của nó chỉ khi có đủ 2 điều kiện sau đây:

1 - Điểm vượng trong vùng tâm của Kiêu Ấn phải lớn hơn (hoặc bằng?) điểm vượng của Tài và Quan Sát.

2 - Can trụ năm và chi trụ tháng cả hai có thể sinh cho can trụ tháng mà can trụ tháng có thể sinh cho Nhật can cũng như Nhật can không bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp (?).

Hoặc : Chi trụ giờ sinh được cho can trụ giờ mà can trụ giờ có thể sinh được cho Nhật Can cũng như Nhật can không bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp (?).

(Chú ý: ở đây chỉ xét đến sự sinh hay khắc của ngũ hành).

11 - Bảng điểm

(Các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt)

A - Các trạng thái được gọi là được lệnh (tức vượng tại tháng sinh) :

1 - Trường sinh 6đv (điểm vượng)

2 - Mộc dục 7đv

3 – Quan đới 8đv

4 – Lâm quan 9đv

5 - Đế vượng 10đv

B - Các trạng thái được gọi là thất lệnh (tức nhược tại tháng sinh) :

6 – Suy max là 5,1đv

7 - Bệnh max là 4,83đv (lấy 4,8đv)

8 - Tử 3đv

9 - Mộ 3đv

10 - Tuyệt 3,1đv

11 – Thai 4,1đv

12 - Dưỡng 4,2đv

C - Nhật Chủ (can ngày) chỉ có điểm vượng đắc địa ở :

13 - Lộc (tức ở trạng thái Lâm Quan) có min là 4,05đv

14 – Kình dương (tức ở trạng thái Đế Vượng) có max là 4,29đv (lấy 4,3đv)

Chúng ta tạm thời xem các điểm vượng đặc trưng cho các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt theo dự kiến và đã được xác định ở trên là các hằng số cơ bản của "Thuyết Vũ Trụ Hẹp". Vì vậy tôi mong muốn bạn đọc cùng tham gia với tôi nghiên cứu các ví dụ trong thực tế để nhanh chóng xác định được chính xác các hằng số này.

Số điểm đặc trưng cho các trạng thái trong bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt"

Posted Image

Bài này tôi không đưa ra các câu hỏi trọng tâm, vì vậy ai không hiểu hay thấy không hợp lý ở phần nào thì cứ hỏi, tôi sẽ trả lời.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ðáp án :

Của các bài tập lấy trong cuốn “Giải Mã Tứ Trụ” như sau:

1 - Ví dụ 1 : Nam sinh ngày 26/3/1961 lúc 2,00’am. Chết vì ung thư gan vào tháng 10/2006.

Posted Image

.......................................

Xin lỗi mọi người về đáp án Ví dụ 1 trên tôi đã xác định trụ giờ sai, vậy mà luận theo trụ giờ sai vẫn cứ đúng, thế mới GIỎI chứ....

Nay xin đính chính lại như sau:

1 - Ví dụ 1 : Nam sinh ngày 26/3/1961 lúc 1,59’am (tức là vào giờ Tý chứ không thể vào giờ Sửu được - vì nó vào giờ khe mà). Chết vì ung thư gan vào tháng 10/2006.

Posted Image

Qua sơ đồ này thì sau khi tính lại điểm vượng vùng tâm, Thân từ vượng đã chuyển thành nhược và dụng thần từ Ất đã chuyển thành Ðinh (tàng trong Ngọ trụ giờ). Tam hội Thủy (Thủy đại diện cho bệnh ung thư) sinh cho Mộc cục (Mộc đại diện cho gan, thần kinh....). Thủy và Mộc quá vượng nên người này chết vì ung thư gan vào tháng Hợi (tháng 10 ở đây có thể là tháng 10 âm lịch), nó là tháng Thủy vượng và Mộc bắt đầu vượng (Trường sinh), vì vậy mà Mộc mới có thể nhận được sự sinh từ Thủy.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin lỗi mọi người về đáp án Ví dụ 1 trên tôi đã xác định trụ giờ sai, vậy mà luận theo trụ giờ sai vẫn cứ đúng, thế mới GIỎI chứ....

Nay xin đính chính lại như sau:

1 - Ví dụ 1 : Nam sinh ngày 26/3/1961 lúc 0,59’am (tức là vào giờ Tý chứ không thể vào giờ Sửu được). Chết vì ung thư gan vào tháng 10/2006.

Posted Image

Qua sơ đồ này thì sau khi tính lại điểm vượng vùng tâm, Thân từ vượng đã chuyển thành nhược và dụng thần từ Ất đã chuyển thành Ðinh (tàng trong Ngọ trụ giờ). Tam hội Thủy (Thủy đại diện cho bệnh ung thư) sinh cho Mộc cục (Mộc đại diện cho gan, thần kinh....). Thủy và Mộc quá vượng nên người này chết vì ung thư gan vào tháng Hợi (tháng 10 ở đây có thể là tháng 10 âm lịch), nó là tháng Thủy vượng và Mộc bắt đầu vượng (Trường sinh), vì vậy mà Mộc mới có thể nhận được sự sinh từ Thủy.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi sửa lại giả thiết số 72/ về các điểm Ðắc Ðịa đã được đưa ra ở Tứ Trụ số 1 trong Bài 11 phía trên như sau:

"72/(Tứ trụ số 1 của phần II chương 9) :

a – Nhật Can chỉ có điểm vượng đắc địa tại các chi của trụ năm, trụ ngày và trụ giờ khi nó ở trạng thái Lộc hay Kình Dương tại các chi này.

b - Các điểm vượng đắc địa không có khả năng khắc điểm vượng của các can chi khác và chúng chỉ bị giảm như điểm vượng của các can chi khi chúng bị khắc trực tiếp (còn nếu chúng bị khắc gần?) hoặc ít nhất bởi 2 lực khắc cũng như chúng bị giảm nếu chúng phải vào vùng tâm như bình thường.

c - Nếu điểm đắc địa đóng ở chi bị hợp thì điểm này chỉ bị khắc bởi can cùng trụ, nhưng nếu điểm này cùng hành với chi này mà chi này hóa cục thì điểm này phải được cộng với điểm vượng của chi này trước khi chi này hóa cục".

Nói chung các giả thiết cần phải được thay đổi để chúng càng ngày càng phù hợp với càng nhiều ví dụ đã diễn ra trong thực tế thì càng tốt.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 12 : Dụng thần của tứ trụ

Chương 10

Dụng thần của tứ trụ

I - Dụng thần

1 - Dụng thần

Dụng thần là gì ? Dụng thần cùng nghĩa với thuốc thần hay thần dược, nghĩa là thuốc cực quý dùng để chữa bệnh. Một người có bệnh thì được bác sĩ khám để xác định là bệnh gì thì mới tìm được thuốc chữa đúng căn bệnh đó. Thuốc tốt nhất để chữa đúng căn bệnh đó có thể ví như là thuốc thần hay thần dược. Trong tứ trụ cũng tương tự như vậy, đầu tiên phải xác định được độ vượng suy của 5 hành ở vùng tâm, sau đó mới xét đến hành của Thân nhược hay vượng hơn so với các hành kia thì mới biết được Thân vượng hay Thân nhược. Khi đã biết Thân vượng hay nhược rồi, thì hành nào có tác dụng tốt nhất làm Thân đang vượng thì bớt vượng đi hay Thân đang nhược thì được sinh hay phù trợ cho bớt nhược, hành đó được gọi là hành dụng thần (thần dược).

Mỗi hành đều có 2 can và 2 chi làm dụng thần.Giả sử hành Mộc làm dụng thần thì ta có 4 can chi của hành dụng thần là Giáp, Ất, Dần và Mão. Vậy thì lấy cái nào làm dụng dần chính cái nào là dụng thần phụ ? Theo như kinh nghiệm của cổ nhân để lại thì can mới là khí tinh túy của dụng thần, còn chi thì đã có can tàng là bản khí, đó chính là khí tinh tuý đại diện cho dụng thần của chi đó. Nhưng can lại có hai can, vậy lấy can nào làm dụng thần chính ? Thì theo phương pháp của tôi can nào được lệnh tháng hơn, tức là có điểm vượng cao hơn sẽ được chọn làm dụng thần chính, cho dù nó ở bất kỳ vị chí nào trong tứ trụ (vì như thuốc quý được cất ở đâu trong nhà thì vị chí không quan trọng, mà quan trọng là thuốc nào có chất lượng tốt hơn). Điều này khác với cách xác định dụng thần của cổ nhân để lại.

Dụng thần này thường được gọi là dụng thần sinh phù và chế ngự và nó là dụng thần quan trọng nhất trong tứ trụ.

2 - Vị trí của dụng thần chính trong tứ trụ

Nếu có nhiều can giống nhau là dụng thần chính xuất hiện trong tứ trụ thì ta chọn can lộ đầu tiên, sau đó đến can tàng bản khí và sau cùng mới đến can tàng tạp khí (vị trí của dụng thần là can tàng tạp khí: Đầu tiên nó tàng trong chi có hành sinh cho nó, sau đó đến chi có hành bị nó khắc, tiếp tới chi có hành có thể nhận được sự sinh từ nó và cuối cùng tới chi có hành khắc nó) và theo thứ tự ưu tiên thì vị trí đầu tiên của nó ở trụ năm, sau đến trụ tháng rồi mới tới trụ ngày và cuối cùng là trụ giờ (trừ can trụ ngày bởi vì nó chính là Nhật Chủ đại diện cho người có tứ trụ này). Vì người ta đã coi trụ năm quan trọng nhất như gốc của cây, trụ tháng thứ nhì như thân cây, trụ ngày như cành cây và trụ giờ cuối cùng như hoa lá quả.

Có nhiều trường hợp hành làm dụng thần đầu tiên không có trong tứ trụ, cho nên ta phải lấy hành khác để thay thế, tức hành thứ 2 làm dụng thần (nghĩa là biết bệnh rồi mà không có đúng thuốc tốt để chữa mà phải lấy thuốc khác để thay thế). Dụng thần này tác dụng “chữa bệnh” kém hơn dụng thần của hành đầu tiên. Tương tự hành thứ hai này cũng thiếu thì phải lấy đến hành thứ 3 làm dụng thần. Dụng thần thuộc hành thứ 2 hay thứ 3 này tất nhiên là kém hơn dụng dần thuộc hành thứ nhất nhưng nó kém hơn như thế nào ? Liệu có thể lấy số điểm để đặc trưng cho sự yếu kém của chúng được không thì đến giờ tôi vẫn chưa làm được.

3 - Để cho ngắn gọn và đơn giản chúng ta quy ước:

a - Gọi can làm dụng thần chính của tứ trụ là dụng thần.

b - Riêng trong phần này can ngày được xem như là 1 can chi của tỷ kiếp.

c - Can hay chi mang hành của thần nào (trong10 thần) thì nó được tính là can hay chi của thần (hành) đó.

d - Can tàng tạp khí và chi chứa nó không được tính là can chi của thần (hành) đó, nhưng thần (hành) của can tạp khí này vẫn được xem có trong tứ trụ.

Ví dụ :

Nếu Mộc là hành của kiêu ấn (thuộc 10 thần) thì Giáp, Ất, Dần và Mão được gọi là can chi kiêu ấn hay 4 can chi kiêu ấn.

Nếu trong tứ trụ chỉ có Giáp hay Ất tàng trong các chi Thìn, Mùi hay Hợi là tạp khí thì Giáp hay Ất chỉ được gọi là can tạp khí của kiêu ấn, vì vậy Giáp, Ất và các chi Thìn, Mùi hay Hợi này không được gọi là các can chi kiêu ấn, nhưng trong tứ trụ vẫn có kiêu ấn hay hành của kiêu ấn (Mộc).

e – Trong các hành là kỵ thần, nếu hành nào có điểm vượng trong vùng tâm lớn nhất thì nó được gọi là kỵ thần số 1.

f – Trong các hành là hỷ dụng thần, nếu hành nào có điểm vượng trong vùng tâm lớn nhất thì nó được gọi là thần đẹp số 1.

g - Nếu điểm vượng trong vùng tâm của các can hay chi nhỏ hơn 6đv thì các can hay chi này được xem là nhược trong vùng tâm.

4 – Xác định dụng thần khi Thân vượng

Mẫu 1 : Kiêu ấn không có trong tứ trụ

Dụng thần đầu tiên phải là... (xem giả thiết 44/ ở chương 14).

(44/ - Nếu Thân vượng mà trong tứ trụ không có kiêu ấn (tức là không có cả các can tàng tạp khí của nó) thì dụng thần đầu tiên phải lấy tài tinh, sau mới lấy đến thực thương (nếu không có tài), cuối cùng mới phải lấy đến quan sát (nếu không có tài và thực thương).)

Mẫu 2 : Kiêu ấn nhiều trong tứ trụ

Kiêu ấn nhiều chỉ khi:

a – Trong tứ trụ có ít nhất 3 can chi là kiêu ấn.

b – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi là kiêu ấn nhưng có ít nhất 1 trong 2 can chi này có điểm vượng vùng tâm từ 6đv trở lên.

c – Chi tháng là kiêu ấn mà nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương tại lệnh tháng có trên 6đv trong vùng tâm.

Dụng thần đầu tiên là .... (xem giả thiết 45/ ở chương 14).

((45/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (kiêu ấn nhiều có khả năng xì hơi hết quan sát để sinh cho Thân, vì vậy quan sát đã trở thành kỵ thần, còn tài tinh có khả năng chế ngự kiêu ấn và làm hao tổn Thân), sau mới là thực thương (vì nó có khả năng xì hơi Thân vượng và làm hao tổn kiêu ấn), cuối cùng mới là quan sát.)

Mẫu 3 : Kiêu ấn đủ trong tứ trụ

Kiêu ấn đủ chỉ khi :

a – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi kiêu ấn và điểm vượng ở vùng tâm của chúng nhỏ hơn 6đv.

b – Trong tứ trụ chỉ có chi tháng là kiêu ấn và nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương của lệnh tháng có 6đv ở vùng tâm.

Dụng thần đầu tiên phải là… (xem giả thiết 46/ và 47/ ở chương 14).

(46/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ và thực thương không nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (vì khả năng để chế ngự Thân vượng của quan sát là tốt nhưng nó chỉ bằng khả năng mà kiêu ấn xì hơi quan sát để sinh cho Thân là xấu), sau mới là tài tinh, cuối cùng mới là quan sát.

47/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ, thực thương không nhiều mà quan sát hợp với Nhật nguyên thì dụng thần đầu tiên vẫn có thể là quan sát.)

Mẫu 4 : Kiêu ấn ít trong tứ trụ

Kiêu ấn ít là trong tứ trụ chỉ có 1 can hay 1 chi của kiêu ấn hoặc chỉ có các can tạp khí của kiêu ấn.

a – Nếu thực thương nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh, sau mới là đến quan sát và sau cùng mới là thực thương.

b- Nếu Thực thương đủ, ít hay không có trong tứ trụ thì :

Dụng thần đầu tiên phải là..... xem các giả thiết từ 48/ đến 60m/ ở chương 14.

(48/20 - Thân vượng nhưng điểm vượng vùng tâm của nó chỉ lớn hơn hỷ dụng thần số 1 là quan sát (hay tài tinh ?) từ 1đv đến 1,5đv mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều, nếu Nhật can ở tử, mộ hay tuyệt ở lệnh tháng còn bị can hay chi của quan sát được lệnh khắc gần hay trực tiếp thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương.

49/ - Nếu Thân chỉ lớn hơn tài tinh hay quan sát là hỷ dụng thần số 1 từ 1đv đến 2,5đv, mà kiêu ấn ít, thực thương chỉ là các can tàng phụ trong tứ trụ và Nhật can thất lệnh mà bị quan sát được lệnh khắc gần hay trực tiếp, thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương.

50/ - Nếu Thân vượng là kỵ thần 1 có ít nhất 3 can chi còn tài tinh là hỷ thần số 1 thì khi kiêu ấn, quan sát và thực thương ít, dụng thần đầu tiên phải là thực thương, bởì vì thực thương có thể xì hơi Thân để sinh cho tài tinh, mục đích để tránh sự thương tổn do hai hành này xung khắc nhau (nó thường được gọi là dụng thần hòa giải hay thông quan), trừ khi Thân vượng và tài tinh tương đương với nhau thì không thể lấy thực thương làm dụng thần bởi vì khi đó tài tinh sẽ vượng hơn còn Thân sẽ trở thành nhược.

51/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều thì dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh.

52/17 - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều, tỷ kiếp và quan sát cùng có 3 can chi nhưng tỷ kiếp nắm lệnh (nếu quan sát có 4 can chi thì Thân phải có ít nhất 5đv nhiều hơn quan sát) thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh.

53/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều, tỷ kiếp có ít nhất 3 can chi và nắm lệnh, còn quan sát có nhiều nhất 3 can chi (trừ giả thiết 53a/207) thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh.

53a/209 - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều và tỷ kiếp có ít nhất 3 can chi và nắm lệnh, còn quan sát có 3 can chi nhưng nhật can và tất cả can chi của tỷ kiếp đều bị khắc gần và trực tiếp bởi quan sát và Thân không lớn hơn quan sát 5đv thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương, sau tới tài tinh và cuối cùng mới tới quan sát.

54/86 - Nếu Thân vượng, kiêu ấn và thực thương không nhiều mà quan sát có ít nhất 4 can chi và Thân không có 2,5đv nhiều hơn quan sát là kỵ 1 thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (bởi vì quan sát là quá mạnh không cần phải thêm, còn thực thương là quá yếu thành vô dụng so với quan sát), sau mới là thực thương và cuối cùng mới là quan sát.

55/43 - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều, quan sát có ít nhất 3 can chi và nắm lệnh, còn tỷ kiếp có nhiều nhất 3 can chi thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương, sau mới là tài tinh và cuối cùng mới là quan sát.

56/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều, quan sát và Thân đều có 3 can chi nhưng cả hai đều không nắm lệnh thì dụng thần đầu tiên là quan sát chỉ khi Thân lớn hơn quan sát là kỵ 1 ít nhất 5đv (?)

57/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều và tỷ kiếp có 4 can chi, còn quan sát có 3 can chi và nắm lệnh thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (dụng thần đầu tiên là quan sát chỉ khi Thân lớn hơn hỷ dụng thần số 1 là tài tinh hay quan sát ít nhất 5đv), sau mới là tài tinh, cuối cùng mới là quan sát.

58/ – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều, quan sát có 3 can chi và nắm lệnh, còn Thân có 5 can chi thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh ?

59/ – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương nhiều thì dụng thần đầu tiên thường phải là tài tinh, sau đó mới là quan sát, cuối cùng mới là thực thương.

60/ - Nếu Thân vượng, kiêu ấn và thực thương nhiều, ít hay không có mà quan sát có ít nhất 4 can chi và nắm lệnh thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (thực thương là vô dụng bởi vì quan sát quá vượng), sau đó mới là thực thương, cuối cùng mới là quan sát.

2 –Xác định dụng thần khi Thân nhược

Nếu Thân nhược thì dụng thần đầu tiên phải là.... xem các giả thiết 42/ và 43/ trong chương 14.

(42/ - Nếu Thân nhược mà quan sát hay thực thương là kỵ 1 thì dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (bởi vì kiêu ấn có khả năng xì hơi quan sát để sinh cho Thân và chế ngự thực thương), sau mới đến tỷ kiếp. Nếu trong tứ trụ không có kiêu ấn và tỷ kiếp thì dụng thần thứ 3 phải là thực thương (nếu thực thương không là kỵ 1 và nhiều) hay tài tinh (nếu thực thương là kỵ 1 hay nhiều).

43/ - Nếu Thân nhược mà tài tinh là kỵ 1 thì dụng thần đầu tiên phải là tỷ kiếp (bởi vì tỷ kiếp có khả năng chế ngự tài tinh và giúp đỡ Thân nhược), sau mới đến kiêu ấn (vì nó có khả năng làm hao tổn tài tinh và sinh cho Thân). Nếu trong tứ trụ không có tỷ kiếp và kiêu ấn thì dụng thần phải là thực thương (nếu thực thương không là kỵ 1 và nhiều) hay tài tinh (nếu thực thương là kỵ 1 hay nhiều).)

II - Dụng thần hòa giải

Khi 2 hành trong tứ trụ có thế lực mạnh ngang nhau, nếu chúng tương tranh với nhau, thì cả 2 hành này dễ bị tổn thương. Do vậy ta phải chọn 1 hành khác để hòa giải 2 hành này, mục đích có thể tránh được sự tổn thương do chúng tương tranh với nhau. Hành này được gọi là hành làm dụng thần hòa giải.

Ví dụ 1 : Về ngũ hành

Kim và Mộc đều có thế lực mạnh tương tranh với nhau, khi đó chúng rất cần có Thủy để hóa giải sự tương tranh này bởi vì Thủy có thể xì hơi Kim để sinh cho Mộc. Nó nghĩa là Kim không còn khắc được Mộc mà nó phải sinh cho Thủy, vì vậy Thủy thêm vượng sinh cho Mộc. Điều này chỉ xẩy ra khi Thủy không quá yếu và không quá vượng bởi vì nếu nó quá yếu thì nó không có khả năng xì hơi Kim và sinh cho Mộc, còn nếu nó quá vượng thì nó sẽ xì hơi Kim quá mạnh có thể làm cho Kim suy yếu cùng kiệt cũng như nó sẽ sinh cho Mộc quá nhiều làm Mộc quá vượng. Như vậy nó đã làm cho Kim và Mộc bị thay đổi quá nhiều dễ dẫn tới kim và Mộc đều bị thương tổn.

Ví dụ 2 : Về thập thần

Nếu Thân vượng, quan sát cũng vượng mà có ấn tinh không quá vượng hay quá nhược để xì hơi quan sát sinh cho Thân thì chúng sẽ không còn xung đột với nhau, nên chúng không bị thương tổn, như thế mới được lộc trọng quyền cao.

Chú ý : Thực thương chỉ có tác dụng như dụng thần hòa giải khi Thân quá vượng cần có thực thương để xì hơi Thân sinh cho tài tinh, vì vậy tài tinh không bị thương tổn (tức là không bị phá tài hay phá sản) mà trái lại tài càng thêm vượng (tức là phát tài). Bởi vì nếu Thân vượng nhưng Thân và tài tinh có thế lực ngang nhau, nếu lấy thực thương để xì hơi Thân và sinh cho tài tinh thì Thân sẽ trở thành nhược còn tài tinh sẽ trở thành vượng, Thân không thắng được tài tinh dễ bị phá tài. Do vậy thực thương ở đây không có tác dụng như dụng thần hòa giải.

Nếu trong tứ trụ không có các dụng thần hòa giải này thì chúng ta tự tạo ra trong thực tế như : Tên gọi, phương để sống, nghề nghiệp, quần áo..... có hành của dụng thần hòa giải đó.

III - Dụng thần điều hòa

Một người được sinh ra vào mùa đông thì tứ trụ của người này cần phải có Hỏa để làm cho tứ trụ không bị lạnh, nhưng Hỏa không lên có quá nhiều nó chỉ cần có đủ để sưởi ấm cho tứ trụ (điều này chỉ đúng cho những người được sinh ra và sống ở bắc bán cầu có 4 mùa rõ rệt bởi vì lý thuyết của môn tứ trụ này được đưa ra cũng như các thực nghiệm của nó mới chỉ được áp dụng cho những người ở vùng này). Những người được sinh ra vào mùa hè thì ngược lại, còn mùa xuân và mùa thu có nhiệt độ thích hợp, vì vậy không cần tới dụng thần điều hòa. Bởi vì trong Tử Bình người ta lấy Hỏa để đại diện cho lửa, phương nam và nóng, còn Thủy để đại diện cho nước, phương bắc và lạnh..... Các can chi và các cách dùng để điều hòa nhiệt độ này được gọi là dụng thần điều hòa.

Nếu trong tứ trụ không có hay có dụng thần điều hòa nhưng nó quá yếu thì người ta thường dùng lửa, máy điều hòa nhiệt độ, quần áo, nước, mầu sắc,....., nhất là đặt tên có hành của dụng thần hòa giải và chọn phương bắc hay phương nam để sống, nhằm mục đích để bổ cứu cho dụng thần điều hòa.

Ví dụ :

Một người được sinh ra vào mùa đông trong các tháng Tý, Hợi hay Sửu thì trong tứ trụ cần có 1 hay vài can chi là Bính, Đinh, Tị hay Ngọ tùy theo trong tứ trụ có nhiều hay ít các can chi là Nhâm, Quý, Tý hay Hợi cũng như chúng được lệnh hay không được lệnh, nếu Thủy quá mạnh mà Hỏa quá yếu thì chúng ta mới phải sử dụng các yếu tố bên ngoài như đã nói ở trên để bổ cứu.

Ngoài ra, nếu Thủy vượng trong tứ trụ (như đươc sinh vào mùa đông, trong tứ trụ có nhiều can chi Thủy, hay có Thủy cục mạnh) thì có thể dùng Mộc làm dụng thần điều hòa bởi vì Mộc có khả năng xì hơi Thủy để sinh cho Hỏa (tức là làm giảm độ vượng của Thủy, nó cũng có nghĩa là làm giảm lạnh), vì vậy nếu gặp được các đại vận Giáp, Ất, , Dần, Mão, Thìn (vì nó thuộc mùa xuân), Bính, Đinh Tị, Ngọ, Mùi (vì nó thuộc mùa hạ) thì chúng có khả năng làm dụng thần điều hòa cho tứ trụ. Nhất là những người sinh vào ngày Quý Dậu, tức là ngày Kim Thần. Thân (Thủy) là vượng, vì vậy khi gặp các vận Hỏa hay đi về phương nam là phương có Hỏa mạnh để sống thì những người này thường sẽ đúng với câu “Kim thần nhập Hỏa phú quý sẽ vang xa).

Trong 3 loại dụng thần ở trên thì dụng thần sinh phù và chế ngự là quan trọng nhất, sau mới đến dụng thần hòa giải, cuối cùng mới đến dụng thần điều hòa.

Bài này tôi không đưa ra các câu hỏi trọng tâm, vì vậy ai không hiểu hay thấy không hợp lý ở phần nào thì cứ hỏi, tôi sẽ trả lời.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 13 : Dụng thần của các mệnh cục đặc biệt

IV - Dụng thần của các mệnh cục đặc biệt

Nói chung cách xác định dụng thần của các mệnh cục đặc biệt này (thường được gọi là ngoại cách) hoàn toàn ngược với các cách thông thường. Trong các trường hợp của ngoại cách này, dụng thần của chúng là dựa theo thế vượng của các hành trong tứ trụ, nó nghĩa là nếu hành nào vượng nhất thì hành đó chính là dụng thần, còn hành sinh ra nó và hành xì hơi nó (tức là hành được nó sinh cho) thường là hỷ thần, còn hành khắc nó và bị nó khắc là kỵ thần. Nói chung những người có cách cục đặc biệt này thường không tuân theo cách dự đoán thông thường.

A – Cách độc vượng

Các Cách Độc Vượng thường không có can chi là Tài của hành độc vượng đó, còn nếu có thì chỉ có nhiều nhất một Can hay một Chi nhưng nó phải là thất lệnh và bị khắc gần hay trực tiếp, khi đó trong Tứ Trụ phải có 7 can chi là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp (kể cả can ngày).

1 – Cách Mộc độc vượng

Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây:

a - Nhật can là giáp hay ất.

b – Sinh các tháng dần, mão, hoặc mộc khí nắm lệnh (chi tháng hóa thành mộc cục).

c – Trong tứ trụ không có canh, tân, thân hay dậu để phá cách (vì nó mang hành Kim khắc Mộc).

d – Trong địa chi có tam hội, tam hợp cục hóa mộc hoặc mộc nhiều thế vượng.

Dụng thần của cách này là mộc, hỷ thần là thủy và hỏa, còn kỵ thần là kim và thổ.

Ví dụ: Năm Ất Mùi - tháng Kỷ Mão – ngày Giáp Dần - giờ Ất Hợi

Nhật can Giáp mộc sinh tháng Mão, Mộc khí nắm lệnh (vì chi tháng là Mão đã hóa Mộc). Ðịa chi Hợi Mão Mùi tam hợp hóa mộc. Không có canh, tân, thân, dậu phá cách. Tuy có Kỷ (Thổ) là Tài nhưng nó thất lệnh và bị Giáp khắc gần. Trong Tứ Trụ có 7 can chi là Mộc (Tỷ Kiếp) nên đây là cách mộc độc vượng.

2 – Cách Hỏa độc vượng

Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây :

a - Nhật can là Bính hay Đinh.

b – Sinh vào các tháng Tỵ, Ngọ, hoặc hỏa khí nắm lệnh.

c – Trong tứ trụ không có Nhâm, Quý, Tý, Hợi để phá cách.

d – Trong địa chi có tam hội, tam hợp cục hóa hỏa, hay hỏa, mộc nhiều thế vượng.

Dụng thần của cách này là hỏa, hỷ thần là mộc và thổ, kỵ thần là thủy và kim.

Ví dụ : Năm Giáp Tuất – Bính Dần – ngày Bính Ngọ - Canh Dần

Nhật can Bính sinh tháng Dần, hỏa khí nắm lệnh (tức là chi tháng Dần đã hóa Hỏa). Các chi có tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa hỏa. Tuy có canh kim nhưng nó thất lệnh và bị khắc gần bởi Bính trụ ngày. Trong Tứ Trụ có 7 can chi là Mộc (Kiêu Ấn) và Hỏa (Tỷ Kiếp) nên nó thuộc cách hỏa độc vượng.

3 – Cách Thổ độc vượng

Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây :

a - Nhật can là Mậu hay Kỷ.

b – Sinh vào các tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, hoặc thổ khí nắm lệnh.

c – Có đầy đủ bốn kho (tức các chi là Thổ) Thìn, Tuất, Sửu và Mùi (ba kho cũng được).

d - Tứ trụ không có Giáp, Ất, Dần, Mão để phá cách.

Dụng thần của cách này là thổ, hỷ là hỏa và kim. Kỵ thần là thủy và mộc.

Ví dụ: Bính Thìn - Mậu Tuất – ngày Kỷ Sửu - Kỷ Tị

Nhật can Kỷ sinh tháng Tuất, thổ khí nắm lệnh. Tất cả các can chi trong Tứ Trụ là Thổ và Hỏa, trong đó có ba chi là Thổ. Không có mộc phá cách, nên đây là cách Thổ độc vượng.

4 – Cách Kim độc vượng

Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây :

a - Nhật can là Canh hay Tân.

b – Sinh vào các tháng Thân, Dậu, hoặc kim khí nắm lệnh.

c – Các địa chi có tam hội hoặc tam hợp hóa kim, hoặc kim nhiều thế vượng.

d – Trong tứ trụ không có Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ để phá cách.

Dung thần của cách này là kim, hỷ là thổ và thủy. Kỵ thần là hỏa và mộc.

Ví dụ: Canh Thân – Tân Dậu – ngày Tân Tị - Kỷ Sửu

Nhật can Tân sinh tháng Dậu, kim khí nắm lệnh. Các địa chi Tị Dậu Sửu tam hợp hóa kim cục. Có Kỷ thổ sinh cho Kim và Canh, Tân trợ giúp. Trong tứ trụ không có Bính, Đinh, Tị, Ngọ để phá cách, nên nó thuộc cách kim độc vượng.

5 – Cách Thủy độc vượng

Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây:

a - Nhật can là Nhâm hay Quý.

b – Sinh ở các tháng Tý, Hợi, hoặc thủy khí nắm lệnh.

c - Địa chi có tam hội, tam hợp hóa thủy, hoặc thủy rất nhiều, thế vượng.

d – Trong tứ trụ không có Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi để phá cách.

Dụng thần của cách này là thủy, hỷ là kim và mộc. Kỵ thần là thổ và hỏa.

Ví dụ: Tân Hợi – Canh Tý - ngày Quý Sửu – Nhâm Tý

Nhật can Quý thủy sinh tháng Tý, thủy khí năm lệnh. Các địa chi Hợi Tý Sửu trong Tứ Trụ tạo thành tam hội hóa thủy cục. Thiên can Canh, Tân sinh thủy, còn được Nhâm, Quý thủy trợ giúp. Trong mệnh cục không có Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi phá cách, nên là cách thủy độc vượng.

6 – Cách Lưỡng Vượng (xem ví dụ 215).

Cách Lưỡng vượng là cách mà thế lực của Kiêu Ấn và Thân phải tương đương với nhau (tương đương ở đây nghĩa là tổng số Can Chi của hai hành này bằng nhau, trong chúng mỗi Lộc hay Kình Dương, hành nắm lệnh hay hành có 5đv lớn hơn được xem như có thêm một Can hay một Chi của hành đó) cũng như Kiêu Ấn phải nắm lệnh và có ít nhất 10 đv lớn hơn Thực Thương, Tài và Quan Sát, khi đó dụng thần của cách này là Kiêu Ấn, hỷ thần là Quan Sát (?) và Tỷ Kiếp, kỵ thần là Thực Thương và Tài.

B – Cách phụ thuộc (hay cách dựa theo - Tòng theo)

Cách phụ thuộc hoàn toàn ngược với cách độc vượng. Ở đây Thân quá nhược, còn hành của tài tinh, quan sát hay thực thương lại quá vượng. Thân bắt buộc phải phụ thuộc vào hành vượng đó để sống. Do vậy nó được gọi là cách phụ thuộc.

1 – Cách phụ thuộc tài (theo tài hay tòng tài)

Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây:

a – Thân nhược, mệnh cục không có các can chi là Tỷ Kiếp và Kiêu, Ấn sinh phù, trợ giúp cho Thân.

b - Can chi tài nhiều, vượng, hoặc có thực, thương nhiều xì hơi Thân tái sinh tài.

Dụng thần là tài tinh, hỷ thần là thực thương, kỵ thần là kiêu ấn và tỷ kiếp, còn quan sát là bình thường.

Ví dụ: Mậu Tuất – Bính Thìn – ngày Ất Mùi – Bính Tuất

Nhật can Ất mộc, chi toàn thổ, tài vượng. Thiên can có hai Bính xì hơi mộc để tái sinh tài, còn Mậu thổ sinh cho Tài. Ất mộc trong Tứ Trụ không có khí gốc, vì vậy thành cách phụ thuộc tài.

2 – Cách phụ thuộc quan sát

Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây:

a - Thân nhược và nó không có gốc trong Tứ Trụ (tức là không có các chi mang hành của Thân).

b - Tứ trụ quan, sát nhiều nhưng không có thực, thương để khắc chế quan, sát.

c – Có hỷ tài để sinh quan, sát.

Dụng thần là quan sát, hỷ thần là tài tinh, còn kỵ thần là kiêu ấn, tỷ kiếp và thực thương, trong đó kiêu ấn và tỷ kiếp là xấu nhất.

Ví dụ: Bính Dần – Giáp Ngọ - ngày Canh Ngọ - Bính Tuất

Nhật Can là Canh (Kim) sinh ở tháng Ngọ (Hỏa). Các chi Dần Ngọ Tuất trong Tứ Trụ tạo thành tam hợp hóa Hỏa cục, Bính trụ năm và trụ giờ là Hỏa, Giáp (Mộc) trụ tháng sinh Hỏa, còn Canh (Kim) trong Tứ Trụ không có gốc. Do vậy Tứ Trụ này thuộc cách phụ thuộc Quan Sát.

3 – Cách phụ thuộc thực thương

Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây:

a – Thân nhược, chi tháng là thực, thương (hành của thực, thương) của Thân.

b - Mệnh cục nhất thiết phải có tài thì mới thành cách.

c - Trong mệnh cục có tam hội, tam hợp cục hóa thành thực thần, thương quan hoặc Thực Thương nhiều và vượng trong Tứ Trụ.

d – Trong mệnh cục không có quan, sát khắc Nhật can hoặc kiêu, ấn khắc thực, thương.

Dụng thần là thực thương, hỷ thần là tài tinh, kỵ thần là kiêu ấn, quan sát, còn tỷ

kiếp là bình thường.

Ví dụ: Mậu Tý – Tân Dậu – ngày Kỷ Dậu – Nhâm Thân

Can ngày là Kỷ thổ sinh tháng Dậu, Dậu thuộc kim là thực thương của Thân. Trong tứ trụ Mậu, Kỷ thuộc thổ sinh kim (tức sinh cho Canh, Tân, Thân, Dậu), kim lại sinh cho thủy (Nhâm, Tý) cứ thế tương sinh, vì vậy thành cách phụ thuộc thực thương.

C – Cách bị ép buộc

1 - Cách bị ép buộc theo Tài phải thỏa mãn các điều kiện sau đây (vd 205):

a - Thân nhược có Nhật can ở Tử, Mộ hay tuyệt tại lệnh tháng và nó phải bị khắc gần hay trực tiếp.

b – Không có quá 2 can chi là Tỷ Kiếp (kể cả can ngày) và chúng phải ở Tử, Mộ hay Tuyệt tại lệnh tháng.

c – Kiêu Ấn không có quá 1 can hay 1 chi và điểm vượng trong vùng tâm của nó không lớn hơn 1,5.

d – Tài tinh là kỵ thần số 1 và điểm vượng trong vùng tâm của nó phải có ít nhất 10đv lớn hơn điểm vượng của Thân.

2 - Cách bị ép buộc theo Quan Sát phải thỏa mãn các điều kiện sau đây (vd 205):

a – Thân nhược có Nhật can ở Tử, Mộ hay Tuyệt tại lệnh tháng và nó phải bị khắc gần hay trực tiếp.

b – Không có quá 3 can chi là Tỷ Kiếp (kể cả can ngày) và chúng phải thất lệnh cũng như chúng phải bị khắc gần hay trực tiếp.

c – Quan Sát phải nắm lệnh và các can chi của Quan Sát không bị khắc gần hay trực tiếp

d - Thực Thương chỉ có nhiều nhất 1 can hay 1 chi và nó phải ở trạng thái Tử, Mộ hay Tuyệt tại lệnh tháng.

e – Quan Sát là kỵ thần số 1 và điểm vượng trong vùng tâm của nó phải có ít nhất 5đv lớn hơn điểm vượng của Thân.

D - Cách hóa khí

Cách hóa khí chỉ có thể tồn tại nhiều nhất một can hay một chi là Tài của hành hóa khí này nhưng nó phải thất lệnh và bị khắc trực tiếp không phải từ Can hay Chi ở trong tổ hợp (?) (vd 42).

1 – Cách hóa khí (hành của can ngày bị thay đổi)

a - Nhật can hợp với can bên cạnh (can tháng hoặc can giờ) hóa thành cục có hành khác với hành của Nhật can.

b – Hành vừa hóa thành giống hành của lệnh tháng (nghĩa là nếu chi tháng hóa cục thì lệnh tháng là hành của hóa cục này).

c – Tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này (kể cả can tàng là tạp khí của nó?).

d - Nếu hành của can ngày cũng lộ ở can giờ, can tháng hay can năm thì tổ hợp này không hóa.

e - Hành mới hóa phải có Ấn của nó trong tứ trụ (nếu Ấn chỉ là can tàng tạp khí?).

Nói chung can ngày hợp với can bên cạnh rất khó hóa được cục.

Dụng thần là hành của hóa cục này.

Bài này tôi không đưa ra các câu hỏi trọng tâm, vì vậy ai không hiểu hay thấy không hợp lý ở phần nào thì cứ hỏi, tôi sẽ trả lời.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 14 : Điểm hạn của ngũ hành

Chương 11

Xác định điểm hạn của ngũ hành

I - Điểm hạn của ngũ hành

1 – Khái niệm về điểm hạn của ngũ hành

Ta đã biết hành nào trong năm hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ có lợi nhất cho hành của Thân được gọi là hành của dụng thần, còn những hành khác cũng có lợi cho Thân được gọi là các hành hỷ thần và dĩ nhiên sẽ có các hành không có lợi cho Thân được gọi là các hành kỵ thần.

Tương tự như xác định điểm vượng cho các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt để diễn tả mức độ mạnh hay yếu của các can chi theo lệnh tháng thì ở đây qua các ví dụ trong thực tế tôi cũng đã xác định được điểm hạn cho các hành để diễn tả khả năng tốt hay xấu của các hành với Thân. Tôi quy ước điểm hạn của các hành xấu là kỵ thần không lợi cho Thân mang dấu dương (+), còn các hành tốt là hỷ thần và dụng thần có lợi cho Thân thì mang dấu âm (-).

2 - Điểm hạn của ngũ hành

a – Hành làm dụng thần có -1đh (điểm hạn).

b – Hành khắc dụng thần có 1đh (trừ trường hợp quan sát là dụng thần thì kiêu ấn có 1đh hay Thân nhược mà thực thương làm dụng thần thì tài tinh có 1đh).

c – Các hành khác là hỷ thần có -0,5đh.

d – Các hành không khắc dụng thần là kỵ thần có 0,5đh.

Nếu Thân nhược thì các hành kiêu ấn và tỷ kiếp mang dấu âm còn các hành thực thương, tài tinh và quan sát mang dấu dương.

Nếu Thân vượng, kiêu ấn không nhiều thì hành Thân và kiêu ấn mang dấu dương còn hành thực thương, tài và quan sát mang dấu âm.

3 - Các trường hợp ngoại lệ

a – Nếu Thân nhược nhưng kiêu ấn có ít nhất 20đv nhiều hơn Thân thì kiêu ấn mang dấu dương.

b – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn nhiều thì quan sát mang dấu dương.

c – Thân nhược mà trong tứ trụ không có kiêu ấn và tỷ kiếp, nếu phải lấy kỵ thần thực thương làm dụng thần thì thực thương mang dấu âm.

d - Nếu Thân nhược mà điểm vượng (trong vùng tâm) của Thân không có quá 1 đv ít hơn so với quan sát là kỵ thần số 1 và thế lực của Thân không yếu hơn thế lực của quan sát, tức số can chi mang hành của Thân không ít hơn số can chi mang hành của quan sát (trong đó mỗi điểm Lộc, Kình dương hay nắm lệnh của mỗi hành này cũng như hành nào lớn hơn hành kia ít nhất 5 đv trong vùng tâm thì hành đó coi như được thêm 1 can hay 1 chi) cũng như điểm vượng của kiêu ấn không nhỏ hơn điểm vượng của quan sát thì điểm hạn của thực thương có thể mang dấu âm.

II – Thân vượng và các ví dụ minh họa

1 - Kiêu ấn không có trong tứ trụ

M-1/1 : Nam sinh ngày 24/5/1936 lúc 9,46’ có tứ trụ :

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 14 (tiếp) :

4 - Kiêu ấn ít

M-4/1 : Nam sinh ngày 20/13/1939 lúc 22,13’

Posted Image

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Nhâm với Đinh không hóa. Kỷ bị khắc trực tiếp, Sửu và Hợi bị khắc gần.

1 - Mặc dù Nhâm bị khắc trực tiếp bởi Tuất nhưng nó nó vẫn khắc được Đinh (vì chúng ở cùng trong tổ hợp).

2 - Nhật Chủ (Nhâm) ở trạng thái Lộc tại Hợi trụ giờ có 4,05đv

3 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ.

Điểm hạn và điểm vượng trong vùng tâm của các hành :

Posted Image

Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 55/43 thì dụng thần đầu tiên phải là thưc thương (Mộc) (bởi vì quan sát (Thổ) có tới 3 can chi và nắm lệnh, còn Thân (Thủy) chỉ có 2 can chi và đắc địa Lộc, Thân chỉ hơi vượng, vì vậy nếu có thêm quan sát thì Thân dễ thành nhược). Do vậy dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Hợi trụ giờ.

Mộc là dụng thần có -1đh. Kim khắc dụng thần Mộc nên nó có 1đh. Thủy (Thân) là kỵ thần có 0,5đh. Hỏa và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh.

M-4/2 : Nam sinh ngày 3/13/1969 lúc 1,20’ :

Posted Image

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ không có các tổ hợp, nhưng có 2 Quý bị khắc trực tiếp và Tý bị khắc gần.

1 - Dậu có 6đv được thêm 50% đv của Kỷ cùng trụ sinh cho, vì vậy nó có (6 + 3,1.1/2) đv = 7,55đv, nhưng nó bị giảm 1/5 đv bởi Bính khắc cách 1 ngôi và ½ đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 7,55.4/5.1/2đv = 3,02đv.

2 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi khác được mô tả trên sơ đồ.

Posted Image

Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng, kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 53/ thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát (Thổ) và dụng thần chính của nó là Kỷ ở trụ năm (vì Thân có 3 can chi và nắm lệnh còn quan sát chỉ có 3 can chi).

Thổ là dụng thần có -1đh. Kim (kiêu ấn) có 1đh. Thủy (Thân) là kỵ thần có 0,5đv. Mộc và Hỏa là hỷ thần có -0,5đh.

M-4/3 : Nam sinh ngày 11/11/1958 lúc 8,00’

Posted Image

Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Mậu với Quý là không hóa, Thìn ở trụ giờ và Nhâm bị khắc trực tiếp, Quý và Hợi bị khắc gần.

Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ.

Posted Image

Thân (Thủy) có 1đv lớn hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 52/17 thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát (Thổ) và dụng thần chính của nó là Mậu trụ năm (quan sát chỉ có 4 can chi còn Thân mặc dù chỉ có 3 can chi nhưng nắm lệnh và điểm vượng trong vùng tâm của Thân lớn hơn của quan sát 5đv, vì vậy Thân được xem như có 5 can chi tỷ kiếp).

Thổ là dụng thần có -1đh, Kim có 1đh, Thủy có 0,5đh, Mộc và Hỏa có -0,5đh

M-4/4 : Nữ sinh ngày 29/9/1962 lúc 19,35’

Posted Image

Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa Hỏa, Nhâm và Canh bị khắc gần.

Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ.

Posted Image

Thân (Kim) không lớn hơn Thủy, Mộc và Hỏa 1đv, vì vậy Nhật Chủ nhược. Nếu sử dụng giả thiết 194/98 thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân (vì Nhật can được lệnh và kiêu ấn lớn hơn thực thương và tài tinh). Thân có (8,19 + 6.1/2)đv = 11,19đv nhiều hơn Thủy, Mộc và Hỏa 1đv, vì vậy Nhật Chủ đã trở thành vượng. Nếu sử dụng giả thiết 54/48 thì Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít (vì Tuất đã hóa Hỏa chỉ còn Kỷ), vì vậy dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Dần của trụ năm (Hỏa quá mạnh vì nó có tới 4 can nên không cần thêm còn thực thương thì trở thành vô dụng).

Mộc làm dụng thần có -1đh. Kim có 1đh. Thổ có 0,5đh. Thủy và Hỏa có -0,5đh.

M-4/5 : Nam sinh ngày 13/7/1982 lúc 10,12’

Posted Image

Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Nhâm với Đinh và bán hợp của Tị với Dậu không hóa. Nhâm và Dậu bị khắc trực tiếp (nhưng Nhâm ở trong hợp nên nó vẫn khắc được Đinh cùng trong tổ hợp).

Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ

Posted Image

Thân (Hỏa) có trên 10đv nhiều hơn Thổ, Kim và Thủy, vì vậy Nhật Chủ là khá vượng. Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương đủ (vì nó có 2 chi là Tuất và Mùi đều nhược ở vùng tâm) thì thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát và dụng thần chính của nó là Nhâm ở trụ năm.

Thủy là dụng thần có -1đh. Mộc có 1đh. Hỏa có 0,5đ . Thổ và Kim có -0,5đh.

M-4/8 : Nam sinh ngày 2/2/1966 lúc 6,00’ am

Posted Image

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Bính với Tân không hóa, Đinh và Mão đều bị khắc gần.

Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi đã mô tả trên sơ đồ.

Posted Image

Thân (Hỏa) lớn hơn Thổ, Kim và Thủy trên 1đv, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, vì vậy dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát và dụng thần chính của nó là Quý ở trụ giờ (vì mặc dù điểm vượng của Thân chỉ lớn hơn quan sát có 1,37đv nhưng thế lực của Thân quá mạnh, nó có tới 3 can chi và đắc địa Lộc tại Ngọ trụ năm, còn quan sát chỉ có Quý ở trụ giờ).

Thổ làm dụng thần có -1đh. Mộc khắc dụng thần Thổ có 1đh. Hỏa có 0,5đh. Kim và Thủy là hỷ thần có -0,5đh.

III – Thân nhược và ví dụ minh họa

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

III – Thân nhược và ví dụ minh họa

Mẫu 5 cho Thân nhược

M-5/1 : Nữ sinh ngày 13/6/1961 lúc 20,16’ .

Posted Image

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có: Canh và Giáp bị khắc gần, Tân được Sửu cùng trụ sinh cho ½ đv của nó, Sửu trụ ngày được Đinh cùng trụ sinh cho ½ đv của nó, nhưng không có các tổ hợp.

Posted Image

Thân (Hỏa) nhỏ hơn thực thương Thổ, vì vậy Nhật Chủ nhược. Thân nhược mà Thổ là kỵ 1, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn là (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp ở trụ tháng.

Mộc là dụng thần có -1đh. Kim khắc dụng thần Mộc nên có 1đh. Hỏa là hỷ thần có -0,5đh. Thủy và Thổ là kỵ thần đều có 0,5đh.

M-5/2 : Nam sinh ngày 7/4/1971 lúc 12,50’

Posted Image

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có : Ngọ trụ giờ không hợp được với Tuất trụ ngày (vì lực hợp của Ngọ với Tuất là 8đv không lớn hơn lực xung của Thìn với Tuất là 8đv), Hợi bị khắc gần và 2 Nhâm bị khắc trực tiếp .

Điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ.

Posted Image

Thân (Thủy) có điểm vượng vùng tâm nhỏ hơn quan sát và tài tinh, vì vậy Nhật Chủ là nhược. Thân nhược mà quan sát và tài tinh đều có điểm vượng trong vùng tâm bằng nhau. Chúng ta nhận thấy quan sát khắc Thân xấu hơn so với tài tinh chỉ là làm hao Thân, vì vậy quan sát (Thổ) phải là kỵ 1. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (Kim) và dụng thần chính của nó là Tân ở trụ năm.

Kim là dụng thần có -1đh. Hỏa khắc Kim nên nó có 1đh. Thủy có -05đh. Thổ và Mộc là kỵ thần nên có 0,5đh.

M-5/4 : Nam sinh ngày 21/5/1949 lúc 22,00’ .

Posted Image

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có : Hợi trụ giờ bị khắc trực tiếp, Tị bị khắc gần, không các tổ hợp.

Điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ.

Posted Image

Thân (Kim) nhỏ hơn Hỏa, vì vậy Nhật Chủ nhược (vì nếu sử dụng giả thiết 194/98 thì kiêu ấn không sinh được ½ đv của nó cho Thân). Thân nhược mà quan sát là kỵ 1, vì vậy dụng thần đầu tiên thường phải là kiêu ấn (Thổ), nhưng ở đây kiêu ấn lớn hơn Thân trên 20đv, vì vậy nếu sử dụng giả thiết 27/12 thì kiêu ấn trở thành kỵ thần có 0,5đh. Cho nên dụng thần đầu tiên phải là tỷ kiếp (Kim) và dụng thần chính của nó là Canh tàng trong Tị trụ tháng.

Kim là dụng thần có -1đh. Hỏa khắc dụng thần Kim nên nó có 1đh. Thủy là kỵ thần có 0,5đh. Mộc khắc Thổ là kiêu ấn quá vượng làm lợi cho Thân nhiều hơn là làm hao tổn Thân, vì vậy nó được xem là hỷ thần có -0,5đh.

M-5/6 (xem ví dụ 45): Nam sinh ngày 5/9/1977 lúc 3,00’ am . Tháng 3/1978 bị đi kiết rất nặng.

Posted Image

Posted Image

Từ ví dụ này chúng ta đã đưa ra giả thiết 82/45 :

Nếu can hay chi trong cùng trụ trong Tứ Trụ sinh được cho nhau thì can hay chi chủ sinh sẽ bị giảm ít nhất 1/10 đv của nó chỉ khi nó là thực thương.

Bảng lấy dụng thần khi Thân nhược

Posted Image

(Chú ý : “Kiêu ấn quá nhiều* ”, nó có nghĩa là điểm vượng trong vùng tâm của kiêu ấn nhiều hơn của Thân ít nhấi 20đv).

Bảng lấy dụng thần khi Thân vượng

Posted Image

Chú thích :

“Tỷ/kiếp – Quan/s >5đv”*, nó nghĩa là điểm vựợng trong vùng tâm của tỷ kiếp (Thân) nhiều hơn của quan sát ít nhất 5đv.

“Tỷ/kiếp - Hỷ/dụng 1 < 1,5đv”*, nó nghĩa là điểm vượng trong vùng tâm của Tỷ kiếp (Thân) không lớn hơn 1,5đv so với điểm vượng trong vùng tâm của hành là hỷ dụng thần số 1

Qua đây chúng ta thấy xác định dụng thần khi Thân vượng mà kiêu ấn ít là phức tạp nhất. Do vậy tôi hy vọng bạn đọc cùng tôi kiểm tra các quy tắc đã đưa ra ở đây và tìm thêm các quy tắc mới.

Bài này tôi không đưa ra các câu hỏi trọng tâm, vì vậy ai không hiểu hay thấy không hợp lý ở phần nào thì cứ hỏi, tôi sẽ trả lời

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì có sự cố nên phải xóa và đăng lại M- (4/6, 4/7, 5/3 và 5/5)

M-4/6 : Nữ sinh ngày 30/11/1983 lúc 2,00’.

Posted Image

Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ không có các tổ hợp, Hợi trụ tháng bị khắc gần và Nhâm bị khắc trực tiếp.

1 - Tân có 7đv được Sửu sinh cho 1/3đv của nó thành 8,37đv (vì nó có Tuất gần cùng hành).

2 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi khác được mô tả trên sơ đồ.

Posted Image

Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít thì dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát, nhưng nếu sử dụng giả thiết 191/34 (Tân ở đây là kiêu ấn được lệnh, gần Nhật can và được Sửu (Thổ) cùng trụ sinh cho vì vậy kiêu ấn được xem là đủ) thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Hợi trụ năm.

Mộc là dụng thần có -1đh. Kim có 1đh. Thủy có 0,5đh. Thổ và Hỏa có -0,5đh.

M-4/7 : Nữ sinh ngày 8/11/1958 lúc 19,10’.

Posted Image

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Mậu với Quý và Giáp với Kỷ đều không hóa, Hợi bị khắc gần.

Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ.

Posted Image

Thân (Thổ) lớn hơn Kim, Thủy và Mộc trên 1đv, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân khá vượng và tài tinh là hỷ thần 1 mà quan sát, kiêu ấn và thực thương ít, vì vậy nếu sử dụng giả thiết 50/ thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Kim) và dụng thần chính của nó là Tân tàng trong Tuất trụ năm.

Kim làm dụng thần có -1đh. Hỏa khắc dụng thần Kim có 1đh. Thổ có 0,5đh. Thủy và Mộc là hỷ thần đều có -0,5đh.

........................

M-5/3 : Nam sinh ngày 20/9/1978 lúc 9,30’ .

Posted Image

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có bán hợp của Tị với Dậu hóa Kim (vì có Tân dẫn hóa), Dậu của trụ tháng và Ất bị khắc gần.

Điểm vượng trong vùng tâm của các can chi đã được mô tả trên sơ đồ .

Posted Image

Thân (Mộc) nhỏ hơn quan sát (Kim), vì vậy Nhật Chủ là nhược. Thân nhược mà quan sát là kỵ 1, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (Thủy). Nhưng trong tứ trụ không có kiêu ấn nên dụng thần thứ hai phải là tỷ kiếp. Nhưng trong tứ trụ cũng không có tỷ kiếp, vì vậy dụng thần thứ 3 phải là kỵ thần thực thương (Hỏa) (bởi vì trong thực tế người ta vẫn có thể lấy độc để trị độc) và dụng thần chính của nó là Đinh tàng trong Ngọ trụ năm (vì Quan sát khắc (hay nó bị kiêu ấn xì hơi để sinh cho Thân) Thân nên là xấu nhất, tài tinh làm hao Thân và sinh cho kỵ thần quan sát cũng là rất xấu, chỉ còn thực thương mặc dù xì hơi Thân là xấu nhưng nó khắc kỵ thần quan sát là có lợi một ít cho Thân).

Hỏa là dụng thần có -1đh. Thổ có 1đh (vì nó xì hơi dụng thần Hỏa để sinh cho kỵ thần Kim là xấu nhất). Kim có 0,5đh. Thủy và Mộc là hỷ thần nên đều có -0,5đh.

M-5/5 : Nam sinh ngày 8/7/1968 lúc 20,00’. Từ 4/2/2008 đến 8/7/2008 người này không có hạn.

Posted Image

1 - Nếu Mão trụ ngày ở trong hợp khắc được Kỷ cùng trụ cũng ở trong hợp thì điểm hạn và điểm vượng g vùng tâm của các hành như sau:

Posted Image

Thân (Thổ) có 1đv nhiều hơn thực thương, tài tinh và quan sát, vì vậy Nhật Chủ vượng. Nếu Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít thì dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát, nhưng nếu sử dụng giả thiết 57/ thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Kim) và dụng thần chính của nó là Canh tàng trong Thân của trụ năm. Nếu như vậy thì điểm hạn của 6 tháng đầu năm 2008 là thấp mới có thể chấp nhận được.

Từ ví dụ này chúng ta đã tìm ra quy tắc :

Nếu can và chi trong cùng trụ đều bị hợp hóa cục hay không hóa cục thì chúng không có khả năng sinh hay khắc với nhau.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết này chỉ để tham khảo

Chủ đề “Ðào hoa mạn đàm” của htruongdinh trong mục Tử Bình bên tuvilyso.org (và chủ đề “Ðào Hoa - Hồng diễm” của Kimcuong bên Huyền Không Lý Số), htruongdinh có đưa ra một ví dụ nữ giới có Tứ Trụ như sau:

Posted Image

Vì lúc này chưa học tới chương trình cao cấp (luận đoán về Tài Quan Ấn) nên ở đây tôi chỉ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần.

Qua tính toán chúng ta thấy với số điểm vượng trên thì Tứ Trụ này có Thân vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương đủ, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát/ Ất tàng trong Thìn trụ tháng. Do vậy 2 vận đầu tiên là Ất Mão và Giáp Dần là vận dụng thần phải rất thuận lợi cho người này. Nhưng qua các thông tin mà htruongdinh đã cho biết như sau:

“...1 - Suốt trong Sát vận 4-14 tuổi, sức khỏe rất yếu, đương số bị hen suyển nặng. Năm Nhâm Tý (1972), bị sưng phổi và hen suyển nặng.

2 - Sang Quan vận (Giáp Dần) là vận thuận lợi cho học hành, công việc và lấy chồng. Nhờ có Ấn lộ trên trụ nên đương số học hành khá thông minh nhưng kết quả học luôn ở thứ hạng trung bình, công việc cũng trung bình. Trong 5 năm đầu Quan vận, đương số không quen với ai, trong 5 năm cuối Quan vận thì lấy chồng. Nhưng cuộc hôn nhân cực kỳ khó khăn và trở ngại, chung sống được ít ngày thì lại phải xa cách, phải sang Tài vận thì cuộc hôn nhân mới chính thức được công nhận”.

Và htruongdinh đã kết luận: “Như vậy, có thể thấy đương số rất vất vả vượt qua hai vận Mộc. Nếu Mộc là dụng thần thì không đến nổi như vậy...”.

Kết luận của htruongdinh là cực kỳ chính xác. Bởi vì ở đại vận Ất Mão có can Ất là Mộc còn thêm chi Mão hợp với Mùi trụ ngày hóa Mộc thành công thì nó phải là một đại vận huy hoàng nhất của cuộc đời nếu Mộc là dụng thần, nhưng ở đây nó lại hoàn toàn ngược lại. Tại sao lại như vậy ?

Ðể phù hợp với thực tế của ví dụ này thì Mộc phải là kỵ thần, có nghĩa là Tứ Trụ này phải là cách Thổ độc vượng. Nhưng theo sách của cụ Thiệu thì nó không thỏa mãn điều kiện số 3 mà cụ viết “3 – Có đầy đủ bốn kho của các địa chi Thìn Tuất Sửu Mùi (3 chi cũng được)”. Tứ Trụ này chỉ có 2 kho là Thìn và Mùi nên nó không thể là cách Thổ độc vượng được, nhưng tại sao cụ Thiệu lại viết thêm “3 chi cũng được” ? Ðiều này chắc chắn có ẩn ý và theo tôi qua ví dụ này thì cái ẩn ý này chẳng có gì là khó đoán cả. Ðó là vì cách Thổ độc vượng có lệnh tháng là Thổ nên trạng thái của các can chi của nó chỉ tới Quan Ðới là cao nhất (nếu chi tháng là Thìn hay Mùi), còn nếu chi tháng là Tuất hay Sửu thì chả có can chi Thổ nào được lệnh cả. Chính vì lý do này nên không chỉ cụ Thiệu mà các sách khác cũng đưa ra điều kiện phải có ít nhất 3 chi Thổ trong Tứ Trụ để cho điểm vượng (tức sức mạnh, thế lực) của Thổ phải đủ cao để có thể thống trị được các hành khác trong Tứ Trụ mà thôi.

Theo phương pháp của tôi thì điểm vượng (tức các trạng thái) của can hay chi là như nhau, vì vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này tôi phải sửa lại câu 3 về cách Thổ độc vượng thành : “3 – Trong Tứ Trụ phải có ít nhất 4 can chi là Thổ nếu lệnh tháng là Thìn hay Mùi và 5 can chi nếu lệnh tháng là Tuất hay Sửu”. Nếu sử dụng điều sửa đổi này thì rõ ràng Tứ Trụ trên thuộc cách Thổ độc vượng vì mặc dù trong Tứ Trụ này có 1 can Nhâm là Tài nhưng nó ở trạng thái tử tuyệt và bị khắc gần bởi Kỷ trụ ngày cũng như 7 can chi còn lại đều là kiêu ấn và tỷ kiếp.

Nhưng nếu Thổ là dụng thần thì tại sao vận Giáp Dần có Giáp hợp với Kỷ trụ ngày hóa Thổ thành công mà thực tế lại không thuận lợi ? Xét cẩn thận ta thấy mặc dù Dần là kỵ thần nhưng nó chỉ xung 2 Thân trong Tứ Trụ nên nó không thể xấu như nó hợp hóa Mộc được, trong khi Giáp hợp hóa Thổ là dụng thần, vì vậy nếu tổng hợp lại thì đại vận này vẫn phải có nhiều thuận lợi thì mới đúng chứ không thể gặp nhiều bất lợi như htruongding đã cho biết được. Ðiều này chứng tỏ Giáp hợp Kỷ không thể hóa Thổ được.

Do vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này chúng ta phải đưa ra giả thiết:

Nếu can và chi của 1 trụ cùng hành (nếu chi này đã hóa cục thì phải lấy hành của hóa cục này) thì tổ hợp của can này không thể hóa cục được nếu hành của can chi này là quan sát của hóa cục này chỉ khi can này là chủ hợp (tức nó mang hành khắc can trong cùng tổ hợp).

Nếu sử dụng giả thiết này thì Giáp hợp với Kỷ không thể hóa Thổ được vì mặc dù Giáp là can chủ hợp (nó mang hành Mộc khắc Kỷ mang hành Thổ) nhưng Giáp và Dần mang hành Mộc là quan sát của Thổ cục này. Nhưng Giáp chỉ có thể hợp và khắc Kỷ là dụng thần trong Tứ Trụ (nó không khắc được Mậu trụ năm...), vì vậy nó là vận xấu nhưng không quá xấu như vận Ất Mão.

Vận Quý Sửu. Ta thấy Quý là kỵ thần nhưng bị Mậu trong Tứ Trụ hợp và khắc nên đã hóa giải, dĩ nhiên Thổ trong Tứ Trụ cũng bị tổn thương một ít. Bù vào sự tổn thương này là chi Sửu đại vận là Thổ xung Mùi trụ ngày nên dụng Thổ càng vượng, vì vậy vận này có nhiều thuận lợi đúng như htruongdinh đã viết “Phải sang vận Quý Sửu năm Ất Hợi mới làm đám cưới được...”.

Vận Nhâm Tý. Ta thấy có 3 chi (2 Thân và Thìn) trong Tứ Trụ hợp với Tý đại vận hóa Thủy thành công đã thay đổi hành của chúng, vì vậy điểm vượng trong vùng tâm phải được tính lại. Thủy có 1,3đv được thêm 3,28đv của Thân trụ năm, 4,8đv của Thìn trụ tháng và 2,27đv của Thân trụ giờ thành 11,65đv. Kim có 5,55đv bị mất hết. Thổ có 19,8đv bị mất 4,8đv của Thìn còn 15đv.

Posted Image

Ta thấy vào đại vận này, Tứ Trụ không còn là cách Thổ độc vượng được nữa bởi vì Tài có tới 4 can chi, hơn nữa lệnh tháng không phải Thổ. Do vậy ta phải xác định dụng thần theo cách thông thường.

Tứ Trụ lúc này có Thân vượng mà kiêu ấn ít, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là quan sát Ất tàng trong Thìn trụ tháng (chứ không thể là cách Tòng Tài như htruongding đã viết - chả nhẽ htruongding không nhìn thấy một đống can chi Thổ là quan sát của Thủy hay sao?). Vào các năm Tý ở các đại vận thường có tai họa bởi vì các năm đó đều phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm nên dụng thần đều là Ất và hỷ thần là Thủy. Nhưng tại sao các năm đó hay có tai họa ? Bởi vì mặc dù Thủy là hỷ thần nhưng thế lực của Thủy và Thổ đều khá mạnh mà không có Kim làm dụng thần thông quan hóa giải sự tương tranh này nên Thủy và Thổ đều bị tổn thương. Muốn biết sự tổn thương (tức nặng nhẹ của tai họa các năm đó) thì phải tính điểm hạn của các năm đó xem cao hay thấp thì mới có thể biết được (đừng nghĩ rằng vào các vận hỷ dụng thần mà không có tai họa).

Chúng ta thử xem một vài cao thủ được nhiều người tôn lên thành Ðại cao thủ Tử Bình luận mệnh này ra sao?

Cao thủ PhieuDieu đã luận như sau:

“Chào htd

Muốn xem lá số này phải nhớ câu: "thổ kim thương quan sợ kiến quan, hỷ phùng ấn".

Bát tự bính hỏa ấn nhược vô lực là xấu rồi, mừng có nhật chi tàng ấn, nhưng lực không đủ. Hiển nhiên vận gặp quan, sát phải khổ rồi. Đến sửu vận mộ khố của thương quan là đáng mừng, nhưng ngặt nỗi sửu quá mạnh xung mùi, gốc của ấn bị phá thì hỏi làm sao trọn vẹn được. Tý vận, tý hợp thìn thân thành thủy cục giải tỏa 1 phần cái xấu nhưng tý múi tương hại, cái gốc ấn cũng bị phá, hợi vận cũng vậy do hợi nhập mộ thìn nên chẳng có gì tốt. Dụng thủy tài hóa thương quan là hạ cách, không thể nào bằng được dụng hỏa ấn chế thương quan vậy.

Các đại vận trải qua không gặp vận ấn vượng, đến cuối đời mới thấy thì thật đáng tiếc lắm thay.

PhieuDieu“.

Không cần biết ông PhieuDieu đã luận theo trường phái Tử Bình nào thì câu đầu tiên: “Bát tự bính hỏa ấn nhược vô lực là xấu rồi, mừng có nhật chi tàng ấn, nhưng lực không đủ.“ là hoàn toàn vô lý. Bởi vì Bính lộ ở trụ tháng là chính Ấn được lệnh (nó ở trạng thái Quan Ðới), vì vậy nó là tự vượng nên không cần Ðinh tàng trong Mùi trụ ngày là gốc của nó trợ giúp, cho nên Mùi có bị xung hay không cũng chả ảnh hưởng gì tới nó. Hơn nữa một đống can chi là Thổ không bảo vệ được Bính (Ấn) này sao? Chưa cần nói tới Thủy trong Tứ Trụ chỉ có duy nhất là Nhâm trụ giờ, can tàng là tạp khí không được tính ở đây, mà cứ cho được tính đi thì Nhâm ở tử tuyệt tại lệnh tháng còn bị khắc gần bởi Kỷ trụ ngày thì Nhâm có thể nhận được sự trợ giúp của 3 can tàng Thủy chỉ là tạp khí trong 2 Thân và Thìn hay không? Dĩ nhiên một thằng đang hấp hối còn bị một lũ đầu trâu mặt ngựa nhảy vào đấm đá thì nó có được ngậm sâm hay uống nhung lúc đó cũng vô ích mà thôi. Vậy thì Nhâm có thể làm xước nổi móng chân hay móng tay của Bính hay không? Một điều cơ bản về mệnh lý học còn chưa nắm được thì các điều luận sau sao có thể đúng được.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin đính chính câu "Chủ đề “Ðào hoa mạn đàm” của htruongdinh trong mục Tử Bình bên tuvilyso.org" ở trên, xin sửa lại thành "Chủ đề “Ðào hoa mạn đàm” của toahuongquy trong mục Tử Bình bên tuvilyso.org"

Xin lỗi mọi người vì sự sai sót này.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết để tham khảo.

Thêm một quy tắc mới về xác định điểm vượng trong vùng tâm

Chủ đề “Một đánh giá về Thương Quan“ của Toahuongquy trong mục Tử Vi bên tuvilyso.org có đoạn viết:

“ 6, Trùm Thượng Hải Chu Bác Tuyền mệnh:

Mậu Tuất - Tân Dậu - ngày Mậu Tuất - Bính Thìn

Bát tự trùm Thượng Hải Chu Bác Tuyền, nhân thìn tuất xung, bính hỏa vô căn, không thể cấu thành thương quan phối ấn, chỉ có thể cấu thành thương quan hỉ tỉ cách, tẩu giáp tý ất sửu vận mặc dù gặp quan sát, nhân có thương quan hồi khắc, khiến cho không thể khắc tỉ kiếp mà phá cách, nên mệnh chủ có thể trên Bến Thượng Hải long tranh hổ đấu, dương danh lập vạn, được xưng đại gia công thương nghiệp "Nửa Thượng Hải". Đến sau bính dần vận, ấn tinh đắc địa, nhân có tỉ kiếp hóa tiết mà không thể cấu thành thương quan phối ấn cách, cho nên sự nghiệp như mặt trời lặn phía trời tây, không còn chói lọi. Cuối cùng trở thành một người trú tại khu hộ ở lều, làm tạp vụ công - trường kỳ bị quần chúng giám sát.“.

Ðoạn này tác giả luận về Tài Quan Ấn qua các cách cục về Thương Quan như: “thương quan phối ấn“, “thương quan hỉ tỉ cách“…. Nó thuộc trình độ cao cấp nên bài luận sau đây tôi chỉ dừng lại ở mức độ trung cấp là xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ này thông qua các vận hạn đã biết của người này.

Sơ đồ Tứ Trụ như sau:

Posted Image

Qua sơ đồ trên ta thấy Thân Thổ có 11,1đv trong vùng tâm nhỏ hơn điểm vượng trong vùng tâm của Thực Thương có 12,06đv, vì vậy Tứ Trụ này có Thân nhược và dụng thần phải là Kiêu Ấn /Ðinh tàng trong Tuất trụ năm.

Nếu Ðinh là dụng thần thì vào đại vận Ðinh Mão là vận dụng thần thì nó phải là đẹp nhất trong cuộc đời của người này nhưng thực tế lại ngược lại hoàn toàn, ông ta không còn một xu nào và phải đi ăn mày. Tại sao lại như vậy ? Ðiều này chứng tỏ Ðinh (Hỏa) không thể là dụng thần được mà phải là kỵ thần.

Ðể phù hợp với thực tế của ví dụ này thì dĩ nhiên Muốn Hỏa là kỵ thần thì bắt buộc Tứ Trụ này phải có Thân vượng. Do vậy ta phải đưa ra quy tắc mới là:

“Nếu Thân nhược mà trong Tứ Trụ có 4 can chi tỷ kiếp (kể cả can ngày) thì điểm vượng trong vùng tâm của Thân được tăng 1đv, và 2đv nếu nó có từ 5 can chi tỷ kiếp trở lên“.

Nếu sử dụng quy tắc này thì Thân có thêm 2đv thành 11,1đv + 2đv = 13,1đv, vì vậy điểm vượng của Thân lớn hơn điểm vượng của Thực Thương 1đv nên Thân đã trở thành vượng.

Ðiều này có thể được giải thích như sau:

Thường thì trên thế giới khi các nước nhỏ chiếm đa số trên 50% thì khi bị một hay vài nước lớn nào đó xâm chiếm, hay áp bức, đô hộ thì họ sẽ đoàn kết để chống trả lại. Do vậy mà họ có thêm sức mạnh hơn là từng nước đơn phương chống lại các nước đó (ví dụ như các nước ở Ðông nam Á hiện nay về vấn đề Biển Ðông chẳng hạn).

Ta thử áp dụng quy tắc mới này để phân tích các vận trình đã qua của người này xem có phù hợp hay không ?

Nếu Tứ Trụ này có Thân vượng thì vì Thực Thương nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh/Quý tàng trong Thìn trụ giờ. Thực Thương (Kim) và Quan Sát (Mộc) là hỷ thần.

Các vân Nhâm, Quý, Giáp và Ất đều là các vận hỷ dụng thần nên rất đẹp, vì vậy ông ta đã nổi tiếng và trở thành triệu phú.

Vận Bính Dần là kỵ vận nhưng may là Bính chỉ hợp và khắc Tân trụ tháng, nó không có khả năng sinh cho Thân (vì bị hợp) mà chi là Dần (Mộc) là hỷ thần có khả năng chế ngự Tỷ Kiếp (Thổ) trùng phùng (nhiều) trong Tứ Trụ. Vì vậy mà vận này ông ta mới chỉ bị hao tài chưa đến mức phải đi ăn xin.

Vận Ðinh Mão thiên khắc địa xung với trụ tháng Tân Dậu làm cho toàn bộ Kim (Thực Thương) trong Tứ Trụ bị thương tổn không thể hóa Thân vượng để sinh cho Tài (Thủy) được nữa. Mặt khác Ðinh còn có thể hóa Mão (Mộc) cùng trụ để sinh cho Thân. Thân vượng không bị xì hơi còn được sinh phù, dẫn đến Tỷ Kiếp nhiều trong Tứ Trụ đã tranh đoạt Tài với Thân. Do vậy mà ông ta đã mất hết tài sản và phải đi ăn mày trong vận này.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 15 : Sự xấu, tốt của đại vận và lưu niên

Chương 12

Cát hung của đại vận và lưu niên

1 – Cát hung của đại vận và lưu niên khi chưa tính đến các lực hình, xung, khắc, hại, hợp giữa các can chi với nhau

a - Ðại vận hay lưu niên đẹp nhất là can của chúng giống với dụng thần chính, sau mới đến dụng thần phụ (vì khác dấu), cuối cùng mới đến các can có hành là các hỷ thần. Chi đại vận và chi lưu niên chỉ có tác dụng làm cho cho các đại vận hay lưu niên đó tốt thêm một chút nếu chúng mang hành của hỷ dụng thần hay giảm tốt một chút nếu chúng mang hành của kỵ thần.

b - Các đại vận hay lưu niên có can mang hành của kỵ thần là xấu, trong đó can đại vận vượng mà khắc được dụng thần chính là hung vận, tức là vận xấu nhất. Các chi của chúng cũng chỉ có tác dụng làm thay đổi một phần sự tốt xấu của tuế vận.

c - Can đại vận là hỷ dụng thần thì 10 năm đó thường là đẹp còn là kỵ thần thì 10 năm đó thường là xấu. Can lưu niên là hỷ dụng thần thì chỉ đẹp tại năm đó còn là kỵ thần thì cũng chỉ xấu tại năm đó.

2 – Cát hung của đại vận và lưu niên khi đã tính đến các lực hình, xung, khắc, hại, hợp giữa các can chi với nhau

a - Khi can hay chi của lưu niên, đại vận hợp với các can chi khác hóa cục có hành là hỷ hay dụng thần là tốt còn hóa thành kỵ thần là xấu.

b - Nếu các can của tuế vận bị hợp nhưng không hóa thì tuế vận này thường bị giảm tốt rất nhiều nếu chúng là hỷ dụng thần (nhất là chúng bị khắc) và giảm xấu nếu chúng là kỵ thần (nhất là chúng bị khắc), còn các chi của tuế vận hợp mà không hóa thì thường là tốt bởi vì nó thường giảm được nhiều các lực hình, xung, khắc và hại giữa các chi với nhau.

c - Nói chung nếu các can chi, nạp âm trong tứ trụ và ở tuế vận, tiểu vận mà hình, xung, khắc, hại với nhau nhiều hay chúng hóa thành các cục là kỵ thần cũng như chúng hóa thành 2 hay nhiều hóa cục khắc nhau, thì năm đó bất kể đang là đại vận hay lưu niên là hỷ dụng thần cũng thường trở thành xấu, nặng có thể dẫn đến tử vong.

(Nếu theo một số sách mệnh học cổ truyền thì trong 10 năm của đại vận, 70% xấu hay tốt của 5 năm đầu của đại vận chủ yếu do thiên can của đại vận đó quyết định, địa chi chỉ quyết định 30%, còn 70% xấu hay tốt của 5 năm sau chủ yếu do địa chi của đại vận đó quyết định, còn thiên can chỉ quyết định 30%.)

Ví dụ minh họa sau đây (trích trong cuốn “Giải Mã Tứ Trụ“) có thể giải đáp được một phần thắc mắc cho nhiều người là môn Tứ Trụ có giúp được gì cho chúng ta trong cuộc sống ?

Ví dụ 140: Tổng thống Ðức Horst Koehler sinh ngày 22/2/1943 lúc 20,00’ (?) có Tứ Trụ:

Posted Image

Tứ trụ này có Thân khá nhược mà Tài tinh là kỵ thần số 1, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Tỷ kiếp/ Tân tàng trong Tuất ở trụ giờ. Các đại vận hỷ dụng thần của Tứ Trụ này là Tân Hợi, Canh Tuất, Kỷ Dậu và Mậu Thân (được xác định theo hàng can như trong lý thuyết tôi đã phân tính – 10 năm trong một đại vận chúng liên quan tới 10 thiên can), còn các đại vận kỵ thần là Quý Sửu, Nhâm Quý, Ðinh Mùi…trong chúng đại vận Ðinh Mùi thường là xấu nhất bởi vì nó khắc dụng thần chính là Tân của Tứ Trụ này nhưng ở đây không xấu bởi vì nó đã bị Quý trụ năm là Thực chế ngự. Vận Sát (Ðinh) có Thực thần (Quý) chế ngự thường là vận “Anh hùng áp đảo vạn người“.

Trong Tứ Trụ có các thông tin đẹp như Mậu trụ giờ là Ấn vượng, nó đại diện cho con dấu tức là chức vụ và quyền lực của quan lại trong xã hội, nó cũng đại diện cho học vấn, nghề nghiệp, bằng cấp…; và “Thực Thương sinh Tài thì phú quý sẽ tự nhiên đến“, đó chính là Quý trụ năm là Thực vượng sinh Giáp ở trụ tháng là Tài cũng vượng. Mặc dù chúng là các thông tin rất đẹp nhưng làm thế nào để cho chúng có thể trở thành hiện thực ?

Thân (Kim) nhược nó rất cần nhận được sự sinh của Ấn (Thổ), vì vậy người này nên làm các nghành nghề hay công việc liên quan tới Ấn, nó chính là làm công nhân viên chức nhà nước (tức làm công ăn lương). Bởi vì nếu dựa vào thông tin Thực Thương sinh Tài mà đi vào kinh doanh làm ăn cá thể (tức làm ông chủ) thì ở Tứ Trụ này, Thân khá nhược còn bị Thực Thương xì hơi để sinh cho Tài, vì vậy nó sẽ dẫn đến Thân càng nhược mà Tài càng vượng, Thân không thắng được tài thì vì tài mà gặp tai họa. Khi đó làm sao có “...phú quý tự nhiên đến“ được nữa mà là “...tai họa tự nhiên sẽ đến”.

Không biết có ai cố vấn cho ông ta không mà các vận Tân Hợi tới Mậu Thân (từ tháng 2/1969 tới tháng 2/2009) ông ta đã làm công nhân viên chức của chính phủ đúng theo mệnh nên Thân vượng (đều là các vận là hỷ dụng và nghành nghề - công chức - bên ngoài bổ xung thêm) đã liên tiếp được thăng quan tiến chức ầm ầm cả trong nước Ðức và Europa, rồi cuối cùng được làm tổng thống nước Ðức. Rõ ràng ở đây “Phú quý tự nhiên đã tới“ với ông ta, dĩ nhiên Quý (chức vụ) nhiều hơn Phú (tiền, của cải) bởi vì Thân khá nhược nên vào các vận hỷ dụng cũng không thể phát Tài to được.

Chúng ta thử xem vận Ðinh Mùi có phải là vận “Thực thần chế Sát anh hùng áp đảo vạn người“ hay không?

Năm Kỷ sửu (2009) bắt đầu đại vận Ðinh Mùi là kỵ vận (nhưng nó không phải là hung vận - tức vận khắc dụng thần - vì có Quý trụ năm chế ngự) nhưng may mắn có Giáp trong Tứ Trụ hợp Kỷ đại vận hóa Thổ thành công mà Thổ là hỷ thần, thêm Quý trụ năm vượng ở lưu niên chế ngự được Ðinh đại vận. Do vậy năm Kỷ Sửu mặc dù có tam hình Sửu Mùi Tuất vẫn được xem là một năm đẹp (nhưng chưa thấy gì là áp đảo vạn người cả),

Năm Canh Dần (2010) có Dần lưu niên hợp thêm với Hợi trong Tứ Trụ hóa Mộc. Vì vậy Mộc cục có thể xì hơi Quý (Thủy) để sinh cho Ðinh (Hỏa). Sát (Ðinh) không bị chế ngự lại được sinh càng vượng khắc Thân (Kim) là Canh và Tân. Thổ trong Tứ Trụ ở trạng thái tĩnh (Mậu, Mùi và Tuất) nên không có khả năng hóa Ðinh (Hỏa) để sinh cho Thân (Kim), vì vậy Thân (Kim) đã bị tổn thương. Thực tế ông ta đã bị chỉ trích quá nặng đành phải từ chức về hưu vào ngày 31/5/2010.

Chúng ta thử xem nguyên nhân nào dẫn đến ông ta bị chỉ trích nặng nề như vậy? Nguyên nhân chính gây ra chính là Mộc cục mà Mộc trong Tứ Trụ này là Tài tức tiền hay gái. Dĩ nhiên gái thì không phải rồi nên chỉ còn nguyên nhân là tiền nhưng không thấy ôn ta dính dáng đến tiền long gì cả. Vậy thì nó là cái gì liên quan đến tiền ở đây ? Ðó chính là khi đến thăm Afghanistan ông ta đã phát biểu đại loại (không liên quan tới trách nhiệm của ông ta) là nước Ðức can thiệp vào Afhanistan là để tuyên truyền, quảng cáo...nhằm nâng cao uy tín của nước Ðức trên thị trường thế giới để duy trì và ký kết thêm được nhiều hợp đồng làm ăn kinh tế với các nước trên thế giới.... Ðúng là sự chỉ trích ông ta có liên quan đến tiền (Tài - Mộc) thật.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mymy1982 bên Nhân Trắc Học đã viết:

"Các bạn mới học tứ trụ như mymy nên để ý đoạn này nhé, Thực Tài thấu lộ mà Sát đến thì có gọi là Thực chế Sát không? Đây chỉ là cơ bản mà thôi.

Sang vận Đinh Mùi mệnh này rất kém thì rõ cả rồi, vận chuyển từ Tây (Kim) sang Nam (Hỏa) đi xuống trông thấy. Đinh hỏa Sát tinh đến, thân nhược không có chế nên kết quả có thể nhận thấy ngay ở đầu vận. Năm Kỷ Sửu, Ấn tinh hóa Sát, Sửu Mùi xung phá hỏa khí phùng hình thổ động, nhờ vậy mà được bình an. Đến năm Canh Dần thì kết quả đã thấy rõ..."

Tôi đã trả lời:

"Mymy luận theo đúng các sách hay về Tử Bình hiện nay như Trích Thiên Tủy, Tử Bình Chân Thuyên.... đó là xét dụng thần theo phương, tức lấy chi của đại vận làm trọng, điều này ngược với tôi (theo sách của cụ Thiệu) là phải lấy can đại vận làm trọng. Vậy thì cách nào đúng hơn hay cả 2 đều đúng (mỗi bên đúng 50%) ?

Quả thực để trả lời câu hỏi này không đơn giản chút nào, tốt nhất là phải lấy các ví dụ trong thực tế để chứng minh mà thôi.

Cái mà khúc mắc ở đây chính là khí của Thổ cục và khái niệm Thổ động do xung nhau của Sửu với Mùi và Thìn với Tuất chúng có thể chế ngự được các can hay hóa được các các can hay không ? Ðó là điều mà các sách mà tôi đã được đọc (vài đoạn của một vài cuốn mà mọi người dịch đã đăng) không thấy nói tới. Vì vậy tôi đành phải tự mình mầy mò vậy.

Theo tôi (tới thời điểm này) thì Khí của hóa cục không khắc được các can nhưng các can có thể khắc được các hóa cục cũng như khí của hóa cục có thể hóa được các can (khi chúng động) nhưng sự động của Thổ do các chi xung nhau không có khả năng này. Nếu thừa nhận điều này thì Thổ cục (của Giáp với Kỷ) không có khả năng chế ngự Quý trụ năm, vì vậy Quý trụ năm vẫn chế ngự được Ðinh (Sát) đại vận. Ðinh bị Quý vượng ở lưu niên khắc chết hẳn, vì vậy mà Ðinh không khắc được Tân (tức Ðinh đã bị diệt - đã mất hẳn), thì Hỏa còn đâu cho Thổ cục hóa (xì hơi) để sinh cho Thân (Kim) nữa.

Còn theo cách thứ 2 thì cho rằng vì đại vận đã đi vào phương nam là Hỏa (Mùi) nên Quý bị tử tuyệt ở đại vận Mùi nên không có khả năng chế ngự được Ðinh /Sát (mặc dù Quý vượng ở Sửu lưu niên) cũng như Thổ động và khí của Thổ cục đã hóa Ðinh để sinh cho Thân (Kim) nên Thân được bình an. Nếu luận theo cách thứ 2 này thì một điều tôi thấy không thể chấp nhận được là Quý vượng ở lưu niên mà không chế ngự được Ðinh đại vận hoặc Thổ động và Thổ cục có thể chế ngự được Quý nên Quý không chế ngự được Ðinh. Không biết có sách nào dạy như vậy không?"

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết để tham khảo

Sau đây là ví dụ số 2 trong chủ đề “Luận dụng thần biến hóa“ của toahuongquy trong mục Tử Bình bên tuvilyso.org.

“2 - Chúng ta lại xem mệnh người thứ hai, một nam mệnh là:

Posted Image

Đại vận: ất mão/ bính thìn/ đinh tị/ mậu ngọ/ kỷ mùi

Ất mộc sinh ở dần nguyệt, lộ ra bính hỏa thương quan ở thời can, địa chi có tuất không có ngọ, nếu như dần tuất có thể hóa hỏa, cách thành thương quan sinh tài, như vậy mệnh chủ ở trong hai vận bính thìn, đinh tị này tất nhiên đã gặp đại phát tài, nhưng sự thật lại không phải như thế. Mệnh chủ lần đầu phát tài là ở vận mậu ngọ năm giáp tuất, được huynh đệ mình trợ giúp mà phát hơn trăm vạn. Năm sau ất hợi tỉ kiên tranh tài, liền phá mất đi mấy chục vạn nguyên. Sau này ở năm mậu dần, kỷ mão lại phất lên dữ dội một vài khoản tiền.

Tại sao mệnh chủ phải đến tài đại vận mậu ngọ mới xảy ra xoay chuyển? Nguyên nhân chỉ có một, đó chính là trên mệnh cục có tuất không có ngọ là không thể đủ hợp hóa thành hỏa, chỉ có tới vận mậu ngọ, có chữ ngọ, mới có thể đủ hợp hóa thành hỏa, khiến nguyên mệnh cục nguyệt kiếp cách biến thành thực thương cách, như vậy mới có thể làm cho mệnh chủ phất lên như sấm.”

Sau đây là bài luận của tôi:

Qua ví dụ của tổng thống Ðức Horst Koehler tôi đã đưa ra giả thiết “Hóa cục có thể hóa (xì hơi) các can động để sinh cho các can khác” (tức là hóa cục có khả năng làm dụng thần thông quan cho các can) đã sai qua ví dụ này như sau:

Sơ đồ mô tả Tứ Trụ và đại vận Mậu Ngọ tại năm Ất Hợi:

Posted Image

Qua sơ đồ ta thấy Thân khá vượng mà kiêu ấn ít nên dụng thần đầu tiên phải là quan sát/ Tân tàng trong Tuất trụ năm.

Năm Ất Hợi thuộc đại vận Mậu Ngọ, tiểu vận Quý Sửu và Giáp Dần có tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa Hỏa và ngũ hợp Dần tiểu vận với Hợi thái tuế hóa Mộc (ta xét tiểu vận Giáp Dần vì nó chiếm hầu hết năm Ất Hợi). Vì trong Tứ Trụ có Tuất và Dần hợp với tuế vận hóa cục thay đổi hành của chúng nên điểm vượng trong vùng tâm phải tính lại. Sau khi tính lại, Hỏa có 5,4đv được thêm 5,4đv của Dần trụ tháng và 1,44đv của Tuất trụ năm thành 12,24đv. Mộc có 24,4đv bị mất 5,4đv của Tuất trụ năm còn lại 19đv. Thổ có 9,16đv bị mất 1,44đv của Tuất trụ năm còn lại 7,72đv. Ta thấy Thân vẫn vượng nhưng Thực Thương nhiều nên dụng thần đầu tiên của năm Ất Hợi (hay của cả đại vận Mậu Ngọ) là Tài tinh Mậu ở trụ năm.

Ta thấy :

1 - Giáp trụ tháng vượng ở lưu niên khắc (đoạt hay cướp Tài) Mậu đại vận và Mậu trụ năm. Giáp tiểu vận vượng ở tiểu vận khắc Mậu đại vận.

2 - Ất trụ ngày và Ất lưu niên chỉ vượng ở đại vận cùng khắc Mậu đại vận và Mậu trụ năm.

Cho nên các Tỉ kiếp là Giáp và Ất đã cướp (tranh đoạt) hết Tài là Mậu ở trụ năm và Mậu ở đại vận nhưng vẫn còn Tài cục (Thổ cục) trong Tứ Trụ (vì chúng không khắc được) nên người này chỉ bị phá tài mà thôi.

Nếu như theo giả thiết mà tôi mới đưa ra thì Hỏa cục sẽ phải hóa được các can Giáp và Ất để sinh cho Tài Mậu thì năm Ất Hợi vẫn phải là một năm phát tài nhưng thực tế lại ngược lại, đó là một năm phá tài nhưng không phải phá sản (vì còn Tài cục trong Tứ Trụ). Ðiều này đủ để kết luận các hóa cục không có khả năng làm dụng thần thông quan cho các can. Cho nên ở ví dụ của tổng thống Ðức, Mộc cục không có khả năng hóa Quý trụ năm để sinh cho Ðinh đại vận nên Quý vượng ở lưu niên đã khắc chết hẳn Ðinh đại vận (vì Quý không bị can nào khắc nó cả). Chắc vì vậy mà ông ta đành phải từ chức về hưu (?).

Nhưng tại sao năm Giáp Tuất cũng có các can Giáp khắc Mậu Tài ở đại vận và Mậu trụ năm mà người này lại đại phát tài như vậy ? Ðó chính là vì năm Giáp Tuất chủ yếu thuộc tiểu vận Quý Sửu mà Quý lại hợp với Mậu đại vận hóa Hỏa thành công (vì có Ngọ đại vận hoặc lệnh tháng dẫn hóa) cũng như Giáp lưu niên nhược ở tuế vận nên khắc Mậu trụ năm bằng 0 (tức nó không khắc được Mậu mặc dù nó vẫn làm cho Mậu và Giáp trong Tứ Trụ ở trạng thái động). Do vậy Giáp trong Tứ Trụ mới khắc được Mậu ở trụ năm nhưng vì Giáp trụ tháng nhược ở tuế vận mà chỉ vượng tại lệnh tháng nên lực khắc của nó bị giảm đi ¾ (chú ý Mậu đại vận đã hóa Hỏa nên Giáp không thể khắc được nó. Dĩ nhiên là theo phương pháp của tôi, vì tôi theo cụ Thiệu mà thôi, còn các phương pháp khác thì họ cho rằng vẫn khắc được...). Ðiều này cho biết số tiền bị Tỉ Kiếp tranh đoạt vào năm Giáp Tuất là quá ít có thể bỏ qua được. Từ vận Tài (Mậu) đã chuyển thành vận Thực Thương sinh Tài (Mậu đã hóa Hỏa là Thực Thương) mà Tài trong Tứ Trụ thì quá nhiều (Mậu và Tài cục). Khi Tài Mậu động thì kho Tài là Thổ cục trong Tứ Trụ cũng động cho nên người này đã đại phát tài.

Còn tác giả là Hoàng Ðại Lục đã giải thích sự phá tài này như thế nào ?

Ông ta viết: “Mệnh chủ lần đầu phát tài là ở vận mậu ngọ năm giáp tuất, được huynh đệ mình trợ giúp mà phát hơn trăm vạn. Năm sau ất hợi tỉ kiên tranh tài, liền phá mất đi mấy chục vạn nguyên.”.

Ông ta cho rằng năm Ất Hợi có Ất là tỉ kiên “tranh tài” còn năm Giáp Tuất thì ông ta cho rằng Giáp là kiếp nhưng không “tranh tài“ mà là “huynh đệ mình trợ giúp“ trong khi Tứ Trụ có Thân khá vượng. Ðiều này chứng tỏ ông ta không nắm được khả năng tranh đoạt tài của các Tỉ Kiếp là phải dựa theo khả năng vượng suy của chúng ở tuế vận. Bởi vì làm gì có chuyện Thân đã khá vượng rồi mà còn cần đến Tỉ Kiếp trợ giúp (điều này chỉ có thể đúng khi Thân nhược hay Thân hơi vượng, tức gần như Thân trung bình).

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

(tiếp bài trên)

Tác giả Hoàng Ðại Lục đã viết:

"Ất mộc sinh ở dần nguyệt, lộ ra bính hỏa thương quan ở thời can, địa chi có tuất không có ngọ, nếu như dần tuất có thể hóa hỏa, cách thành thương quan sinh tài, như vậy mệnh chủ ở trong hai vận bính thìn, đinh tị này tất nhiên đã gặp đại phát tài, nhưng sự thật lại không phải như thế. Mệnh chủ lần đầu phát tài là ở vận mậu ngọ năm giáp tuất,...".

Thân Mộc quá vượng nên đại vận Bính Thìn và Ðinh Tị là vận Thực Thương xì hơi Thân để tái sinh tài thì thường là vận phát tài nhưng tại sao người này không phát tài? Ðó chính là không chỉ có Mậu trụ năm bị Giáp ở trạng tháo Lâm quan khắc gần mà Tuất cũng bị Dần lệnh tháng khắc gần, còn Thổ cục (tức tài cục) bị Ất ở trạng thái Ðế vượng khắc trực tiếp. Do vậy tất cả tài trong Tứ Trụ đều bị khắc trực tiếp và gần nên Tài bị tổn thương, nó không có khả năng nhận được sự sinh từ Thực Thương nên người này không thể phát tài.

Nếu Giáp trụ tháng và Bính trụ giờ đổi chỗ cho nhau thì Mậu trụ năm không những không bị khắc trực tiếp bởi Giáp vượng mà nó còn được Bính gần hóa Ất gần và Dần cùng trụ sinh cho, khi đó 2 vận này người này sẽ phát tài (tất nhiên là không thể đại phát tài được bởi vì trong Tứ Trụ vẫn còn 3 can chi Tỷ Kiếp nắm lệnh).

(Chú ý : Vì tôi mới nghiên cứu về Tài Quan Ấn nên các bài luận về đề tài này chỉ để tham khảo).

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết để tham khảo

Cách cục và dụng thần là hai hay một ?

Theo như Hoàng Ðại Lục tác giả cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Giảng Nghĩa“ đã viết:

Giải đọc: nếu như đinh hỏa nhật nguyên sinh ở hợi nguyệt, nhâm thủy trong hợi chính là chính quan của nhật nguyên, lấy dụng phải lấy chính quan cách. Nhưng nếu như trong bát tự có hai chữ mão mùi (chỉ một chữ mão cũng có thể), thì hợi mão mùi tam hợp thành mộc, đem hợi thủy chính quan ban đầu trở thành mão mộc ấn tinh, dụng thần cũng theo đó trở thành ấn cách.“.

(Trích từ chủ đề “Luận dụng thần biến hóa“, bài dịch của toahuongquy bên tuvilyso.org).

Có nghĩa là nếu Nhật can là Ðinh mà sinh tháng Hợi thì vì Hợi mang hành Thủy khắc Nhật can Ðinh mang hành hỏa nên cách cục đầu tiên của Tứ Trụ này được gọi là Cách Chính Quan nhưng nếu trong Tứ Trụ có Mão và Mùi thì Hợi hợp với Mão và Mùi hóa Mộc mà Mộc (Ấn) là hành sinh cho Thân Hỏa nên cách cục của Tứ Trụ từ Cách Chính Quan đã trở thành Cách Chính Ấn. Một điều mới lạ là ông ta cho rằng Cách cục là gì thì dụng thần chính là hành của Cách cục đó. Cho nên với Cách cục là Chính quan thì ông ta cho rằng dụng thần là Chính quan còn Cách cục đã thay đổi từ Chính Quan thành Chính Ấn thì dụng thần của Cách Chính Ấn phải là Chính Ấn. Sự thay đổi này Hoàng Ðại Lục cho rằng dụng thần đã thay đổi (hay dụng thần đã biến hóa). Thêm một điều mới lạ nữa là khi đã xác định được Tứ Trụ là Cách cục gì tức dụng thần là gì rồi thì ông ta khẳng định nó sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời của người có Tứ Trụ đó.

Bằng chứng là ông ta đã viết tiếp:

“Đến đây, cái gì là dụng thần, cái gì là dụng thần biến hóa, ở trong bản nghĩa Tử Bình Chân Thuyên đã thể hiện không sót rồi. Chúng ta có thể xác nhận: thuyết dụng thần trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, chính là cái mà nguyệt lệnh có thể dụng và chữ định cách. Trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, Thần Phong Thông Khảo, Uyên Hải Tử Bình cùng với Tam Mệnh Thông Hội, căn bản là không tồn tại cái gọi là dụng thần thăng bằng, phù ức, thông quan, điều hậu như thuyết về các loại này trong mệnh thư hiện đại.

Trong thư tịch mệnh lý hiện đại, cũng có luận về dụng thần biến hóa, nhưng cùng thuyết Trầm thị không dính dáng nhau. Trầm thị nói chính là nguyệt lệnh thấu can và địa chi hội hợp dẫn tới vấn đề nguyệt lệnh biến hóa, mà sách mệnh lý hiện đại lại nói chính là vì tuế vận can dự vào phá vỡ thăng bằng nguyên mệnh cục, yêu cầu lại lần nữa vấn đề chọn chữ thăng bằng.“.

Ðoạn này ông ta muốn nói đại ý là chỉ có các : “…sách mệnh lý hiện đại lại nói chính là vì tuế vận can dự vào phá vỡ thăng bằng nguyên mệnh cục, yêu cầu lại lần nữa vấn đề chọn chữ thăng bằng.“, còn các sách : “Trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, Thần Phong Thông Khảo, Uyên Hải Tử Bình cùng với Tam Mệnh Thông Hội, căn bản là không tồn tại cái gọi là dụng thần thăng bằng, phù ức, thông quan, điều hậu như thuyết về các loại này trong mệnh thư hiện đại.“.

Có nghĩa là ông ta cho rằng theo các sách “mệng học kinh điển " tuế vận không can dự vào Tứ Trụ để làm dụng thần thay đổi" như các sách “mệnh lý hiện đại“ (ví dụ như phương pháp của tôi). Từ đây cho thấy cái mấu chốt, cái mới lạ là ông ta cho rằng khi đã xác định được Cách cục tức Dụng thần của Tứ Trụ rồi thì nó sẽ không bao giờ thay đổi bởi tuế vận nữa.

Nếu vậy thì theo tôi cái định nghĩa “Dụng thần biến hóa“ tức “Dụng thần biến đổi“ của ông ta thực chất chỉ là khâu xác định dụng thần chính trong Tứ Trụ mà thôi bởi vì nó có thời gian can dự vào đâu mà cho là biến hóa.

Nếu như các phương pháp của các sách mệnh lý hiện đại mà theo cách định nghĩa của ông ta thì ví dụ :

Nếu một Tứ Trụ có Nhật can thất lệnh chẳng hạn thì đầu tiên phải cho là Thân nhược nên dụng thần phải là Kiêu Ấn để sinh Thân hoặc Tỷ Kiếp để trợ Thân nhưng nếu trong Tứ Trụ có quá nhiều Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp nên Thân quá vượng thì dụng thần phải là Tài , Quan Sát hay Thực Thương chẳng hạn thì cho rằng dụng thần đã thay đổi tức “Biến Hóa“ từ Kiêu Ấn… sang Tài Quan…hay sao ?

Thật là một cái định nghĩa không lấy gì là chính xác cả.

Sau đây tôi lấy ví dụ số 1 của ông ta trong chủ đề “Luận dụng thần thành bại ứng cứu“, được dịch bởi toahuongquy bên tuvilyso.org để chứng minh xem Cách cục và Dụng thần là 2 hay 1 như sau:

Hoàng Ðại Lục đã viết:

“1 - Như mệnh Lưu Trừng Như:

Quan….. thực….. nhận…...tấn

Nhâm…… kỷ…… đinh…….giáp

Tuất………dậu…….Sửu…….thìn

Niên can thấu quan, nguyệt can thấu thực, quan tinh chịu khắc mà phá quan cách. Nhưng còn có thể khí quan tựu thực, nói cách khác quan cách không thành, có sao đâu trở lại lấy tài cách. Tài cách có thực, thêm có ấn tinh, là có thể thành lập. Cho nên mệnh chủ sĩ lộ không thông tài lộ thông, kinh doanh tơ lụa có phương pháp, trung niên thành nhà giàu nhất Chiết Giang.“.

Sau đây là bài luận của tôi:

Sơ đồ xác định các điểm vượng trong vùng tâm:

Posted Image

Theo phương pháp của tôi, chưa cần biết Cách cục của Tứ Trụ này là gì nhưng có thể xác định chính xác dụng thần của Tứ Trụ này là Mộc, do vậy đến tuổi trung niên vào các vận Giáp Dần và Ất Mão là các vận dụng thần, chúng là 2 đại vận huy hoàng nhất cuộc đời của người này. Do vậy người này đã đại phát tài.

Còn theo phương pháp của Hoàng Ðại Lục thì cho rằng dụng thần của Tứ Trụ này là Tài (Kim) vì Tứ Trụ này có Cách Chính Tài. Vậy thì tại sao người này không phát tài ở vận Tài là Canh Tuất và Tân Hợi đi mà tới vận kỵ thần là Giáp Dần, Ất Mão mới phát ? Qua đây thì rõ ràng Kim không mang tính chất là dụng thần, vì vậy tôi có thể khẳng định mặc dù Tứ Trụ này có Cách Chính Tài nhưng dụng thần phải là Mộc chứ không phải là Kim. Cho nên Cách cục và dụng thần hoàn toàn không có gì liên quan tới nhau (tức là 2 chứ không phải là 1). Cách cục chỉ nói lên sự tốt hay xấu (tức quý hay tiện) của Tứ Trụ nhiều hay ít, còn các điều quý hay tiện này phát được hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào vận theo dụng thần được xác định theo Thân vượng hay nhược chứ không phải được xác định dựa theo Cách cục.

Nói đơn giản (hay nói một cách thô thiển) là Cách cục chỉ là tên gọi của Tứ Trụ theo một quy tắc nào đó mà thôi.

Tiếp theo chúng ta thử hỏi, theo phương pháp của ông ta thì khi đã xác định được Cách cục của Tứ Trụ rồi thì Cách cục này có bị thay đổi bởi tuế vận hay không ?

Ta lấy ngay đoạn mà ông ta đã viết được trích ở trên:

Giải đọc: nếu như đinh hỏa nhật nguyên sinh ở hợi nguyệt, nhâm thủy trong hợi chính là chính quan của nhật nguyên, lấy dụng phải lấy chính quan cách. Nhưng nếu như trong bát tự có hai chữ mão mùi (chỉ một chữ mão cũng có thể), thì hợi mão mùi tam hợp thành mộc, đem hợi thủy chính quan ban đầu trở thành mão mộc ấn tinh, dụng thần cũng theo đó trở thành ấn cách.“.

Nếu trong Tứ Trụ không có Mão và Mùi thì rõ ràng Tứ Trụ này vẫn là Cách Chính Quan nhưng đến tuế vận có Mão và Mùi thì dĩ nhiên tam hợp Hợi Mão Mùi đã hóa Mộc. Vậy thì Cách Chính Quan còn hay không khi Hợi đã biến thành Mộc (Ấn) ? Rõ ràng ông ta đã khẳng định ở trên là Hợi (Quan) đã biến thành Mộc (Ấn) nên thành Cách Chính Ấn rồi còn gì nữa.

Từ đây tôi có thể kết luận điều mà ông ta khẳng định là dụng thần chính là hành của Cách cục của Tứ Trụ và Cách cục tức dụng thần không bị tuế vận làm cho thay đổi như các sách mệnh lý học hiện đại nói tới là hoàn toàn sai lầm.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thay nội dung Bài 17 thành Bài 16 và ngược lại.

Bài 16 : Các cách giải cứu cơ bản

Chương 18

Các cách giải cứu cơ bản

I – Đặt tên (điều quan trọng nhất)

Khi trẻ mới được sinh ra chúng ta phải xác định ngay tứ trụ của nó, sau đó xác định điểm vượng vùng tâm của các hành và dụng thần chính của tứ trụ. Qua sự mạnh hay yếu của các hành với dụng thần chúng ta sẽ biết được dụng thần có lực hay không có lực để đặt tên mang hành của dụng thần nhiều hay ít cho phù hợp.

Ví dụ : Nếu dụng thần của tứ trụ là Thủy mà hành Hỏa hay Thổ quá vượng thì phải đặt tên có hành Thủy nhiều như Biển, Sông, Hồ, mưa,….. , còn nếu Thủy không quá yếu, Hỏa và Thổ không quá mạnh thì chỉ cần đặt tên có hành Thủy yếu như Hơi Nước, Sương Mù, …… . Nếu Thổ quá vượng mà Mộc là hỷ thần thì có thể đặt tên mang hành Mộc có lợi hơn tên mang hành Thủy cho dù dụng thần vẫn là Thủy, nhất là khi Thủy không quá nhược trong tứ trụ,…….Hoặc nếu Kim là hỷ thần thì cũng có thể đặt tên mang hành Kim, vì Kim có khả năng hóa Thổ để sinh cho dụng thần Thủy. Dụng thần của các hành khác cũng suy luận tương tự như vậy để đặt tên.

II – Phương hướng cần sinh sống (quan trọng thứ 2)

Sau cách đặt tên thì đến phương để sinh sống cũng rất quan trọng trong việc giải hạn, vì nếu dụng thần mang hành nào thì người này nên sống ở phương mang hành đó là tốt nhất. Theo môn Tứ Trụ thì phương ở đây được so với nơi người này được sinh ra (hiện giờ tôi vẫn chưa biết chính xác là phải cách vị trí được sinh ít nhất là 10km; 20km hay 30km).

1 - Thủy là dụng thần bị Thổ khắc

Nếu Thủy là dụng thần thì người này nên sống về phương bắc so với nơi người này được sinh ra, vì phương bắc là phương của Thủy vượng nó sẽ hỗ trợ một phần Thủy cho dụng thần Thủy và làm Thổ bị suy yếu đi một phần. Tại một năm đã được dự đoán có hạn rắt nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Thổ và Hỏa thì nó cần rất nhiều Thủy để giải cứu, người này ở phương bắc chưa đủ mà phải xuống sống ở dưới thuyền như dân chài lưới ở sông hay biển. Nếu như làm được một căn nhà bằng thủy tinh và nó được đặt ở khoảng giữa đáy và mặt nước của một cái hồ lớn và sâu để sống qua khoảng thời gian mà hạn có thể xẩy ra là lý tưởng nhất (?).

Bởi vì thủy tinh mang hành Kim, nó có khả năng sinh cho dụng thần Thủy, nhưng điều quan trọng hơn là sống trong ngôi nhà thủy tinh, người đó luôn luôn nhìn thấy các phía đều là nước bao bọc, đó chính là con đường mà Thủy có thể vào được tứ trụ của người này để phù trợ cho dụng thần Thủy mạnh hơn cũng như nó có thể ngăn cản được phần lớn các tác dụng xấu từ bên ngoài của các hành Hỏa và Thổ tới dụng thần Thủy trong tứ trụ của người này (?).

Ví dụ : Giả sử qua tứ trụ của một người, chúng ta xác định được người này sẽ có hạn nặng vào năm X. Tai họa này sẽ được gây ra bởi các tác động xấu từ vũ trụ tới tứ trụ của người này tại năm đó. Các tác động xấu này bắt buộc phải xuyên qua lớp nước dầy này mới đến được tứ trụ của người này, cho dù chúng đi từ trong lòng của trái đất lên. Cho nên lớp nước dầy này có thể sẽ ngăn cản được phần lớn các tác động xấu này, vì vậy tai họa tại năm đó có thể sẽ không còn nặng như vậy.

Ngoài ra có thể dùng Mộc (nếu Mộc là hỷ thần và dụng thần Thủy không quá nhược) để giải cứu (như câu 4), hoặc dùng Kim (nếu Kim là hỷ thần) vì Kim có khả năng hóa Thổ để sinh cho dụng thần Thủy (như câu 5).

2 - Thổ là dụng thần bị Mộc khắc

Nếu dụng thần Thổ không quá nhược mà Kim là hỷ thần, thì người này nên sống ở phương Tây so với nơi sinh, vì phương Tây là phương của Kim vượng nó sẽ làm cho Mộc bị suy yếu đi một phần. Giả sử tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Mộc khắc dụng thần Thổ thì tốt nhất người này nên đi về phương tây và sống trong lòng một mỏ sắt, bởi vì dụng thần Thổ được lòng đất mẹ che trở và khí Kim hộ vệ (vì là mỏ sắt). Nếu cẩn thận thì từ cửa hang vào bên trong treo vài trăm thanh gươm hay kiếm của các võ sĩ Tầu hay Nhật (nhớ phải vứt bỏ bao) thì bố khí Mộc dám bén mảng tới. Tất nhiên về logic là như vậy nhưng nó có giải cứu được hay không thì chúng ta phải có các thực nghiệm mới có thể biết được.

Nếu Dụng thần Thổ quá yếu mà Hỏa là hỷ thần thì đầu tiên phải lấy Hỏa để giải cứu, vì Hỏa có khả năng hóa Mộc để sinh cho dụng thần Thổ, vì vậy người này nên sống ở phương nam là phương của Hỏa vượng (như câu 3).

3 – Hỏa là dụng thần bị Thủy khắc

Nếu Hỏa là dụng thần mà bị Thủy khắc thì người này nên sống ở phương nam vì phương nam là phương của Hỏa vượng sẽ bổ xung một phần Hỏa cho dụng thần và làm Thủy suy yếu đi một phần nào. Tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Thủy khắc Hỏa thì tốt nhất người này đi về phương nam và sống trong rừng già (vì nó có Mộc nhiều) và ở phía nam của một ngọn núi lửa đang hoạt động. Khí Thủy từ phương bắc xuống phải qua ngọn núi lửa mới đến được người này thì tất nhiên nó phải bị suy yếu đi rất nhiều. Gần ngọn núi lửa cũng như ở gần bếp lò rèn Hỏa nhiều sẽ hỗ trợ được phần nào cho dụng thần Hỏa và nếu người này còn sống trong rừng già thì càng tốt vì có thêm Mộc của rừng già sẽ hóa một phần nào Thủy để sinh cho dụng thần Hỏa.

Nếu Thổ là hỷ thần và dụng thần Hỏa không quá nhược thì ta có thể dùng Mộc để giải cứu (như câu 2), hoặc nếu Mộc là hỷ thần thì ta có thể dùng Mộc để giải cứu (như câu 4).

4 – Mộc là dụng thần bị Kim khắc

Người này nên sống ở phương đông, vì phương đông là phương Mộc vượng sẽ hỗ trợ một phần Mộc cho dụng thần Mộc và làm cho khí Kim bị suy yếu đi một phần nào. Tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Kim khắc Mộc thì tốt nhất người này chui vào một gốc cây cổ thụ trong rừng già ở phía đông để sống hoặc sống trong một ngôi nhà bằng gỗ được đặt ở khoảng giữa đáy và mặt nước của một cái hồ lớn và sâu để sống qua khoảng thời gian mà hạn có thể xẩy ra. Bởi vì ở giữa lòng hồ Thủy quá vượng, nó sẽ hóa được phần lớn khí Kim từ vũ trụ đến để sinh cho dụng thần Mộc.

Nếu Hỏa là hỷ thần và dụng thần Mộc không quá nhược thì ta có thể dùng Hỏa để giải cứu (như câu 3), hoặc nếu Thủy là hỷ thần thì ta có thể dùng Thủy để giải cứu (như câu 1).

5 – Kim là dụng thần bị Hỏa khắc

Người này nên sống ở phương tây bởi vì phương tây là phương Kim vượng sẽ hỗ trợ một phần Kim cho dụng thần Kim và làm cho khí Kim bị suy yếu đi một phần nào. Tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Hỏa khắc Kim thì phải dùng Kim để giải cứu (như câu 2) .

Nếu dụng thần Kim không quá nhược mà Thủy là hỷ thần thì ta có thể dùng Thủy để giải cứu (như câu 1).

III - Lấy chồng hay lấy vợ (điều quan trọng thứ 3)

Lấy chồng hay lấy vợ cũng là một cách giải hạn khá quan trọng. Nếu trụ năm của người chồng và người vợ của anh ta là thiên hợp địa hợp với nhau thì nó thường là tốt và nó là tốt nhất khi chúng hóa thành hỷ dụng thần của cả hai người, nhưng nếu chúng hóa thành kỵ thần khắc dụng thần của một trong hai người hoặc cả hai người thì nó có thể là xấu nhất. Cái cần tránh nhất là trụ năm của hai người không được TKĐK với nhau, vì nếu như vậy thì lúc nào hai người cũng đã có một ít về điểm hạn khắc nhau.

Ngoài ra 2 người nên chọn sao cho các hành nào đó của người này nhiều có thể bù trừ cho sự thiếu hụt của người kia. Có như vậy thì cuộc sống của hai người sẽ thuận lợi hơn nhiều.

Ví dụ : Nếu dụng thần của người này là Mộc mà hành Mộc của người kia lại nhiều là rất tốt, nhất là Mộc lại là tài tinh chẳng hạn thì tiền tài dễ kiếm....

IV – Ngăn chặn về hình, tự hình và hại

Chúng ta đã biết hình và hại do các địa chi gây ra mà các địa chi là đất, nó nghĩa là đất nước mà con người đang sống ở trong đó. Đó chính là xã hội của con người, nó vô cùng phức tạp, ở trong đó phát sinh ra mọi thứ tệ nạn xã hội từ tốt đến xấu. Một trong các tệ nạn xấu của xã hội đó chính là con người làm hại lẫn nhau, chúng được gọi là hình và hại, còn nếu do chính các thói xấu của mình mà làm hại chính mìmh được gọi là tự hình. Do vậy nếu một ai muốn giải cứu các tai họa được gây ra bởi các điểm hạn chính của hình, tự hình hay hại thì tất nhiên người này phải rời xa những người đó, xã hội đó, với mọi tham vọng hay tuyệt vọng của chính mình. Một trong các cách giải cứu này là bãi quan, từ chức rút về ở ẩn trong rừng hay trên núi cao hoặc trong các chùa, nhà thờ,…… nghĩa là sống cách ly với xã hội và con người.

Đối với trẻ em còn bé nhỏ thì các bậc cha mẹ, anh chị em, người lớn …. phải hết sức chú ý và chăm sóc tốt cho em bé đó. Bởi vì hình và hại có thể do người lớn gây ra hoặc do chính em bé đó đùa nghịch mà gây lên.

V - Nghề nghiệp và mầu sắc

Mầu sắc của quần áo mặc hay các thứ trong nhà (cây cảnh, bàn, ghế, giường, tủ....) cũng như khi trưởng thành nên làm những nghành, nghề theo đúng hành của dụng thần thì cuộc sống chắc chắn sẽ thuận lợi hơn nhiều (vì chúng cũng có một phần nào bổ xung thêm cho hành làm dụng thần).

VI - Các hạn chưa có cách nào để ngăn chặn

Các hạn được gây ra bởi các điểm hạn của thiên khắc đia xung, nạp âm, các hợp cục gây ra đại chiến, đại chiến 1 hay đại chiến 2,…….. thì đến giờ tôi vẫn chưa có một ý tưởng nào để ngăn chặn chúng.

Các cách ngăn chặn (giải cứu) cơ bản ở trên tôi cũng chỉ từ các suy luận có lý mà đưa ra, còn chúng có giá trị hay không thì tôi chưa biết. Bởi vì năm 2004 tôi mới được biết đến môn này qua cuốn Dự Đoán Theo Tứ Trụ của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa. Sau đó tôi tự nghiên cứu không có thầy và bạn, vì vậy tôi chưa có thời gian và điều kiện để thử nghiệm chúng trong cuộc sống.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ví dụ để tham khảo.

Ví dụ 27 (trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ"):

Posted Image

Năm 2007 là năm Đinh Hợi thuộc đại vận Tân Mão, tiểu vận Đinh Dậu và Mậu Tuất.

1 - Mệnh này Thân nhược, quan sát Mộc là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên lấy kiêu ấn nhưng trong tứ trụ không có nên phải lấy dụng thần thứ 2 là tỷ kiếp Mậu ở trụ tháng.

2 – Trong tứ trụ có bán hợp của Dậu với Sửu không hóa nhưng nó bị phá tan bởi trụ năm Ất Mão TKĐX với trụ ngày Kỷ Dậu.

Vào đại vận Tân Mão và năm Đinh Hợi có tam hội Hợi Tý Sửu không hóa.

3 - Trụ năm Ất Mão TKĐX với trụ ngày Kỷ Dậu có 0,38đh (vì Ất chỉ vượng ở đại vận).

Nếu sử dụng giả thiết 160a/27 thì tiểu vận Đinh Dậu TKĐX với đại vận Tân Mão chỉ có 1đh (vì Đinh vượng ở tiểu vận và tiểu vận TKĐX với đại vận).

Có 4 trụ TKĐX với nhau nên có thêm 0,3đh.

4 - Dụng thần Mậu tử tuyệt ở lưu niên có 1đh.

5 - Nhật can Kỷ nhược (thai) ở lưu niên có 0đh.

6 – Đinh tiểu vận vượng tại tiểu vận nên khắc Tân đại vận có 1đh.

Tân đại vận vượng ở lưu niên có 0,5đh nhưng bị Đinh khắc mất hết.

2 Ất trong tứ trụ thất lệnh chỉ vượng ở đại vận, vì vậy mỗi Ất có 0,5đh can (Ất động vì nó bị Tân khắc).

Mão đại vận khắc Dậu tiểu vận có 0,15đh và Dậu trụ ngày có 0,3đh.

Mão trụ năm khắc Dậu trụ ngày có 0,15đh (vì cách 1 ngôi).

Dậu tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh và 1 hung thần có 0,13đh.

Mão đại vận có 1 Không Vong có 0,25đh.

7 – Sét trụ tháng có Mậu chỉ vượng ở đại vận nên khắc được Đất dịch chuyển trụ ngày và đất mái nhà lưu niên có 0,75đh.

Tổng số là 6,28đh. Tam hội cục ngoài tứ trụ có ít nhất 2 chi của nó ở trong tứ trụ khác nhau thì tổng điểm hạn được giảm 1đh còn 5,28. Số điểm này vẫn không thể chấp nhận được bởi vì không có tai họa nào trong tiểu vận Đinh Dậu, ngoại trừ vào tháng 2 năm 2007, chị ta phải mổ trĩ nhưng không phải nằm lại bệnh viện để điều trị.

Nếu sử dụng giả thiết 254/27 thì 0,25đh của Không Vong bị mất hết (can cùng trụ của Không Vong bị khắc 1đh), vì vậy tổng số của các điểm hạn còn 5,03đh. Số điểm này cũng không thể chấp nhận được. Tại sao lại như vậy ? Bởi vì người này đã may mắn sống ở phương nam (so với nơi sinh của cô ta – sinh Bắc nhưng sống ở Sài Gòn) là phương của Hỏa mạnh, bạn bè và bà mẹ tuổi Bính, Đinh (sinh các năm có can là Bính hay Đinh) và cách giải cứu mà cô ta tự nghĩ ra là đeo sợi dây truyền có hình mặt trời (hay con ngựa - Ngọ) rực lửa ở giữa ngực. Do vậy điểm hạn có thể từ 5,03 giảm xuống dưới 4,4đh nên cô ta không phải nằm lại bệnh viện để điều trị (?). Đây là người đầu tiên (trên trang web “tuvilyso.com”, vào khoảng cuối tháng 12/2006) đã hỏi tôi qua p.m về cách giải cứu hạn của cô ta năm 2007.

Các nguyên nhân chính gây ra hạn này là bởi các điểm hạn của nạp âm, TKĐX, Hỏa khắc Kim và Kim khắc Mộc. Do vậy ta phải dùng Hỏa để giải cứu vì Hỏa có thể xì hơi Mộc để sinh cho Thân (Thổ) và chế ngự Kim.

Thân nhược, quan sát là kỵ 1 mà dụng thần đầu tiên là kiêu ấn Hỏa không có trong tứ trụ để hóa Mộc sinh cho Thân (Thổ). Cho nên tai họa đã xẩy ra vào tháng Dần, đó là tháng và mùa mà Mộc vượng nhất, còn Kim ở tử tuyệt không có khả năng để chế ngự Mộc.

Nếu như điểm hạn của các giả thiết được áp dụng ở đây là chính xác và các cách để giải cứu ở trên có thể làm giảm được ít nhất 0,6đh là đúng thì đây chính là một niềm hy vọng lớn cho chúng ta trong công cuộc ngăn chặn các tai họa đe dọa tới tính mạng của con người.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước đây tôi chỉ có ý định giới thiệu một ít về "Phương Pháp Tính Điểm Hạn" trong chương trình Tứ Trụ trung cấp này nhưng nay tôi quyết định mở lớp Tứ Trụ cao cấp để giúp những ai yêu thích và muốn nghiên cứu môn Tử Bình này. Do vậy chương trình Tứ Trụ trung cấp đến đây là kết thúc xin mọi người quan tâm vào đọc tiếp chủ đề: "Lớp học Tứ Trụ cao cấp tự do cho tất cả mọi người"

Thân chào.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin đính chính lại phần định nghĩa về ít, đủ và nhiều của Kiêu Ấn trong chương trình trung cấp ở đoạn sau:

"4 – Xác định dụng thần khi Thân vượng

Mẫu 1 : Kiêu ấn không có trong tứ trụ

Dụng thần đầu tiên phải là... (xem giả thiết 44/ ở chương 14).

(44/ - Nếu Thân vượng mà trong tứ trụ không có kiêu ấn (tức là không có cả các can tàng tạp khí của nó) thì dụng thần đầu tiên phải lấy tài tinh, sau mới lấy đến thực thương (nếu không có tài), cuối cùng mới phải lấy đến quan sát (nếu không có tài và thực thương).)

Mẫu 2 : Kiêu ấn nhiều trong tứ trụ

Kiêu ấn nhiều chỉ khi:

a – Trong tứ trụ có ít nhất 3 can chi là kiêu ấn.

b – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi là kiêu ấn nhưng có ít nhất 1 trong 2 can chi này có điểm vượng vùng tâm từ 6đv trở lên.

Câu b này xin sửa lại là :

b – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi là kiêu ấn nhưng phải có ít nhất 1 trong chúng được lệnh.

c – Chi tháng là kiêu ấn mà nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương tại lệnh tháng có trên 6đv trong vùng tâm.

Dụng thần đầu tiên là .... (xem giả thiết 45/ ở chương 14).

((45/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (kiêu ấn nhiều có khả năng xì hơi hết quan sát để sinh cho Thân, vì vậy quan sát đã trở thành kỵ thần, còn tài tinh có khả năng chế ngự kiêu ấn và làm hao tổn Thân), sau mới là thực thương (vì nó có khả năng xì hơi Thân vượng và làm hao tổn kiêu ấn), cuối cùng mới là quan sát.)

Mẫu 3 : Kiêu ấn đủ trong tứ trụ

Kiêu ấn đủ chỉ khi :

a – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi kiêu ấn và điểm vượng ở vùng tâm của chúng nhỏ hơn 6đv.

Câu a này xin sửa lại là:

a – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi kiêu ấn đều thất lệnh.

b – Trong tứ trụ chỉ có chi tháng là kiêu ấn và nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương của lệnh tháng có 6đv ở vùng tâm.

Dụng thần đầu tiên phải là… (xem giả thiết 46/ và 47/ ở chương 14).

(46/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ và thực thương không nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (vì khả năng để chế ngự Thân vượng của quan sát là tốt nhưng nó chỉ bằng khả năng mà kiêu ấn xì hơi quan sát để sinh cho Thân là xấu), sau mới là tài tinh, cuối cùng mới là quan sát.

47/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ, thực thương không nhiều mà quan sát hợp với Nhật nguyên thì dụng thần đầu tiên vẫn có thể là quan sát.)"

Định nghĩa về ít, đủ hay nhiều của Thực Thương hay các thần khác cũng tương tự.

Thành thật xin lỗi mọi người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong “Bài 7 : Thiên địa nhân của tứ trụ“ ở câu : “12 – Quy tắc hợp và hóa giữa các địa chi giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận“.

Xin bỏ câu 3 trong phần “f – Địa chi tranh hợp thật“ có nội dung như sau :

“3 - Nếu 4 chi hợp với 1 chi, trong đó chỉ có 2 chi giống nhau ở trong tứ trụ hợp với chi ở đại vận hay thái tuế là tranh hợp thật thì tổ hợp của 5 chi này không hóa cục được (?) (ví dụ 155).“ .

Bởi vì trong bản tiếng Anh đã in nó là ví dụ số 165 và tôi đã bỏ phần 2 của ví dụ này (vì sai) nhưng ở đây (bản tiếng Việt) tôi lại ghi "ví dụ 155" nên sơ xuất không phát hiện ra để xóa nó.

Thành thật xin lỗi mọi người.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại một lần nữa xin sửa lại khái niệm về Ít, Nhiều và Đủ như sau:

Xin đính chính lại phần định nghĩa về ít, đủ và nhiều của Kiêu Ấn trong chương trình trung cấp ở đoạn sau:

"4 – Xác định dụng thần khi Thân vượng

Mẫu 1 : Kiêu ấn không có trong tứ trụ

Dụng thần đầu tiên phải là... (xem giả thiết 44/ ở chương 14).

(44/ - Nếu Thân vượng mà trong tứ trụ không có kiêu ấn (tức là không có cả các can tàng tạp khí của nó) thì dụng thần đầu tiên phải lấy tài tinh, sau mới lấy đến thực thương (nếu không có tài), cuối cùng mới phải lấy đến quan sát (nếu không có tài và thực thương).)

Mẫu 2 : Kiêu ấn nhiều trong tứ trụ

Kiêu ấn nhiều chỉ khi:

a – Trong tứ trụ có ít nhất 3 can chi là kiêu ấn.

b – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi là kiêu ấn nhưng có ít nhất 1 trong 2 can chi này có điểm vượng vùng tâm từ 6đv trở lên.

Câu b này xin sửa lại là :

b – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi là kiêu ấn nhưng phải có ít nhất 1 trong chúng được lệnh.

Sửa tiếp là :

b – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi là kiêu ấn nhưng phải có ít nhất 1 trong chúng được lệnh, nhưng nếu can hay chi được lệnh này ở vùng ngoài thì nó luôn luôn được xem là thất lệnh, trừ nó là can trụ năm, chi trụ tháng hay chi trụ giờ ở trạng thái đế vượng tại lệnh tháng.

c – Chi tháng là kiêu ấn mà nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương tại lệnh tháng có trên 6đv trong vùng tâm.

Dụng thần đầu tiên là .... (xem giả thiết 45/ ở chương 14).

((45/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (kiêu ấn nhiều có khả năng xì hơi hết quan sát để sinh cho Thân, vì vậy quan sát đã trở thành kỵ thần, còn tài tinh có khả năng chế ngự kiêu ấn và làm hao tổn Thân), sau mới là thực thương (vì nó có khả năng xì hơi Thân vượng và làm hao tổn kiêu ấn), cuối cùng mới là quan sát.)

Mẫu 3 : Kiêu ấn đủ trong tứ trụ

Kiêu ấn đủ chỉ khi :

a – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi kiêu ấn và điểm vượng ở vùng tâm của chúng nhỏ hơn 6đv.

Câu a này xin sửa lại là :

a - Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi kiêu ấn thất lệnh.

Sửa tiếp là :

a – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi kiêu ấn đều thất lệnh hoặc chúng là các can chi được lệnh ở vùng ngoài, trừ can trụ năm, chi trụ tháng hay chi trụ giờ ở trạng thái đế vượng tại lệnh tháng.

b – Trong tứ trụ chỉ có chi tháng là kiêu ấn và nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương của lệnh tháng có 6đv ở vùng tâm.

Dụng thần đầu tiên phải là… (xem giả thiết 46/ và 47/ ở chương 14).

(46/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ và thực thương không nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (vì khả năng để chế ngự Thân vượng của quan sát là tốt nhưng nó chỉ bằng khả năng mà kiêu ấn xì hơi quan sát để sinh cho Thân là xấu), sau mới là tài tinh, cuối cùng mới là quan sát.

47/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ, thực thương không nhiều mà quan sát hợp với Nhật nguyên thì dụng thần đầu tiên vẫn có thể là quan sát.)"

khái niệm về It, Đủ hay Nhiều của Thực Thương cũng giống như Kiêu Ấn.

Nói chung sau khi ứng dụng vào các ví dụ trong thực tế thì khái niệm này phải sửa đổi sao cho nó càng phù hợp với càng nhiều ví dụ thì càng tốt.

Ý sửa đổi lần này hiểu đơn giản là các can chi phải có ít nhất 6đv trong vùng tâm khi xét chúng không bị xung, khắc, sinh, hợp... bởi các can chi khác.

Hy vọng khái niệm đưa ra lần này là đúng theo bản chất khách quan của "Phương Pháp Tính Điểm Hạn" này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại vận, Can trọng hay Chi trọng ?

Với chủ đề : “Thân nhược tài nhiều, phát ở vận tài, mong các cao nhân xen giúp” trong mục “Luận giải Tứ Trụ” bên trang web “Diễn đàn Lý Số Việt Nam”, hocthuat đã đưa ra ví dụ:

“Qua nhiều lý thuyết đã nói thân nhược trụ nhiều tài sẽ không gánh nổi tài, vì tài mà tai hoạ.

Qua đây hocthuat giới thiệu 1 trụ của 1 ông giám đốc thân nhược tài nhiều lại phát ở vận tài, chính ở vận tài này mà ông đã phát lên.

http://www.lyso.vn/dichvu/lasotutru/...1/hocthuat.jpg

Mong cac cao nhân bình luận lại lý thuyết thân nhược tài nhiều này“.

Sau đây là bài viết của tôi:

“Theo “Phương Pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần“ của tôi thì hoàn toàn chỉ dùng 4 phép tính là Cộng, Trừ, Nhân và Chia cũng đủ để xác định Tứ Trụ này Thân vượng hay nhược và dụng thần, mà không cần biết cái Mê Hồn Trận “Âm Dương Ngũ Hành Tứ Thời Luận“ là cái chi chi gì cả.

Thật vậy theo sơ đồ sau:

Posted Image

Ta thấy Tứ Trụ này rõ ràng Thân vượng (vì Thân có 7,2đv lớn hơn Thực Thương, Tài và Quan Sát trên 1đv) mà Thực Thương nhiều (có 3 can chi Tuất), vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh/ Tân tàng trong Tuất ở trụ năm (vì Tân có 8đv lớn hơn Canh chỉ có 5,1đv).

Thân vượng lấy Tài làm dụng thần thì vào vận dụng thần Tài là Canh Dần và Tân Mão phát Tài là hợp lý.

Còn theo các sách cổ lấy Chi đại vận làm trọng còn Can đại vận là phụ (nó ngược với cách của cụ Thiệu, lấy Can đại vận làm trọng còn Chi đại vận là phụ) thì dĩ nhiên Thân của Tứ Trụ này phải là nhược thì vào vận Canh Dần và Tân Mão là đại vận Ấn (Dần, Mão) là vận Thân vượng phát Tài thì mới đúng.

Qua đây cho biết “Phương Pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần“ của tôi chỉ đúng khi thừa nhận lấy Can đại vận làm trọng.

Bạn đọc tự suy luận xem theo cách nào (tức Tứ Trụ này Thân vượng hay nhược) thì hợp lý hơn?“

Nói chung xét đại vận thì phải lấy Can đại vận làm trọng, tức nếu can đại vận là hỷ dụng thần thì thường thường 10 năm đó thành công nhiều hơn thất bại. Nhưng khi xét đến từng đại vận thì không đơn giản như vậy, vì nó còn phụ thuộc vào các can chi trong Tứ Trụ và chi đại vận. Nhiều trường hợp Can đại vận không hợp hóa thành kỵ thần mà đại vận đó vẫn như là vận kỵ thần. Chính vì vậy mà nhiều đại cao thủ Tử Bình (như Hoàng Đại Lục,…) vẫn thắc mắc vì sao vào vận dụng thần mà thất bại nhiều hơn thành công, thậm chí còn xấu hơn cả vận kỵ thần (ở đây cứ cho rằng họ đã xác định đúng dụng thần và lấy Can đại vận làm trọng). Điều thắc mắc này có thể được giải thích đơn giản như: Giả sử hành vận dụng thần là Giáp Thân và Ất Dậu (Mộc là hành dụng thần) thì rõ ràng Giáp và Ất đều tử tuyệt tại chi đại vận mà trong Tứ Trụ lại lộ Canh và Tân thì Giáp và Ất sẽ bị khắc quá nặng (vì Canh và Tân cường vượng ở đại vận). Nếu chi đại vận còn hóa cục Kim nữa thì Kim càng vượng khắc Mộc càng hung khi đó còn đâu là vận dụng thần nữa, chúng có khác gì là vận kỵ thần. Điều ngược lại suy luận cũng vậy nếu như vận Giáp Thân và Ất Dậu là kỵ thần (tức Mộc là hành kỵ thần), kỵ thần Giáp Ất đã tử tuyệt tại đại vận mà trong Tứ Trụ còn lộ Canh Tân cộng thêm Kim cục nữa thì các vận kỵ thần này dễ dàng trở thành các vận hỷ dụng thần.

Cái đáng chú ý ở đây là Chi đại vận rất quan trọng ở chỗ nó giống như lệnh tháng quyết định sự vượng suy của các can chi tại đại vận đó, trong đó sự vượng suy của các Chi chỉ để xét khả năng tranh phá hợp của các Chi mà thôi (vì khả năng xung hay khắc giữa các Chi với nhau không phụ thuộc vào sự vượng suy này), còn sự vượng suy của các Can mới quyết định sự khắc nhau giữa chúng nặng hay nhẹ, dẫn đến tổn thương nhiều hay ít.

Vừa rồi Tôi đã đọc được “Chương 25 - Luận Hành Vận“ của cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ được đăng bên trang web “Tử Bình - Mệnh Lý“.

Ngay đoạn đoạn đầu tiên của chương này sách đã viết:

Nguyên văn (do tác giả là Trầm Hiếu Chiêm viết):

Phương pháp luận Vận và xem Mệnh cũng không khác nhau. Xem Mệnh lấy can chi Tứ Trụ phối với hỷ kỵ nguyệt lệnh, còn thủ Vận thì lại lấy can của Vận phối với hỷ kỵ Bát Tự. Cho nên ở hành Vận, mỗi Vận là một chữ, tất lấy chữ này phối với can chi trong Mệnh để thống nhất xem toàn cục, là hỷ hay kỵ, cát hung phân rõ ra“.

Rõ ràng đoạn này tác giả Trầm Hiếu Chiêm đã khẳng định : “…lấy Can của Vận phối với hỷ kỵ trong Bát Tự“, nghĩa là đại vận chỉ lấy Can chứ không lấy cả Chi như xem Mệnh : “Xem Mệnh lấy Can Chi (trong) Tứ Trụ phối với hỷ kỵ nguyệt lệnh“. Tác giả còn nói rõ hơn “Cho nên ở hành Vận, mỗi Vận là một chữ“, tức chữ này đã là Can đại vận rồi thì còn đâu chữ thứ hai mà động chạm tới Chi đại vận nữa cơ chứ.

Vậy mà Từ Lạc Ngô đã bình (giảng giải):

“Từ chú thích :

…….Riêng Vận lấy phương làm trọng, tức quan trọng Dần Mão Thìn Đông phương, Tị Ngọ Mùi Nam phương, Thân Dậu Tuất Tây phương, hoặc Hợi Tý Sửu Bắc phương“.

Tức người bình muốn nói là : “Xét Vận phải lấy Chi của Vận làm trọng“.

Điều này rõ ràng người bình đã trắng trợn thay đổi ý của tác giả từ “…lấy Can của Vận phối với hỷ kỵ trong Bát Tự“ thành “lấy Chi của Vận phối với hỷ kỵ trong Bát Tự“.

Vậy thì tại sao đến tận bây giờ người ta vẫn hầu như chỉ tin là khi xét đại vận thì phải lấy Chi làm trọng ?

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites