Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Tổ tiên của người Trung Quốc có phải đến từ Ai Cập cổ đại?

 

MY NGUYỄN (VIETNAM+)

 

04/09/2016 10:25 GMT+7

20160409_trung_quoc.jpg

Ảnh minh họa. (Nguồn: foreignpolicy.com)

Theo Foreign Policy, vào một buổi tối Chủ nhật mát mẻ vào tháng Ba, Sun Weidong, một nhà địa hóa học đã có một bài thuyết trình trước công chúng gồm những người ngoài ngành, sinh viên và giáo sư tại trường đại học Khoa học và Công nghệ ở Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc.

Nhưng giáo sư Sun không chỉ nói về địa hóa học. Ông còn trích dẫn một số tác phẩm cổ điển của Trung Quốc và trích dẫn lời mô tả của sử gia Tư Mã Thiên về địa hình đất nươc thời nhà Hạ - vốn được coi là vương triều sáng lập nên Trung Quốc, có niên đại từ năm 2070 đến 1600 trước công nguyên.

"Dòng chảy về phía bắc được chia ra thành chín con sông," Tư Mã Thiên đã viết trong cuốn sử ký thế kỷ đầu tiên của mình mang tên Thái sử Công thư. "Khi hội tụ, nó tạo thành dòng sông đối lập và chảy ra biển."

Nói cách khác, "dòng sông" được nói tới ở đây không phải là dòng Hoàng Hà nổi tiếng của Trung Quốc, bởi sông Hoàng Hà chảy từ tây sang đông. "Chỉ có một con sông lớn trên trái đất chảy về phía bắc. Đó là sông nào?" giáo sư hỏi. "Sông Nile," ai đó trả lời.

Khi đó, Sun đã trình chiếu một tấm bản đồ của dòng sông Ai Cập nổi tiếng cùng đồng bằng châu thổ của nó - với 9 nhánh sông đổ ra biển Địa Trung Hải.

Trong năm qua, Sun, một nhà khoa học có danh tiếng, đã khơi gợi một cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng khi tuyên bố rằng những người sáng lập nên nền văn minh Trung Quốc không phải là người Trung Quốc, mà là những người nhập cư từ Ai Cập.

Ông đã nghĩ tới mối liên hệ này vào những năm 1990 khi đang thực hiện công việc xác định niên đại bằng phóng xạ của đồ đồng Trung Quốc và thật bất ngờ, các thành phần hóa học của những hiện vật này có nhiều điểm tương đồng với đồ đồng cổ Ai Cập hơn là quặng bản địa Trung Quốc.

Ý tưởng của Sun cũng như những tranh cãi xoay quanh nó là kết quả của một vấn đề khảo cổ từ lâu của Trung Quốc, vốn tồn tại trong suốt hơn một thế kỷ nay nhằm tìm ra câu trả lời cho một câu hỏi khoa học cơ bản song lại mang nặng tính chính trị: Người Trung Quốc đến từ đâu?

Sun lập luận rằng công nghệ thời đại đồ đồng của Trung Quốc, vốn được các học giả cho rằng đã du nhập vào khu vực tây bắc thông qua con đường tơ lụa, thực ra đã du nhập vào bằng đường biển.

Theo ông, người nắm giữ những công nghệ này là người Hyksos, những người Tây Á cai trị khu vực phía bắc Ai Cập với tư cách những người nước ngoài từ thế kỷ 17 đến 16 trước Công nguyên, cho tới khi bị trục xuất khỏi đây. Ông cho biết rằng người Hyksos cũng sở hữu những công nghệ đáng chú ý như luyện kim đồng, xe ngựa, chữ viết, động thực vật thuần hóa - vào thời gian sớm hơn so với niên đại của những hiện vật được các nhà khảo cổ khai quật tại thành phố cổ Ân Khư, thủ đô của triều đại nhà Ân, triều đại thứ hai của Trung Quốc, từ năm 1300 đến 1046 trước Công nguyên.

Vì người Hyksos được biết tới là những người phát triển tàu chiến và tàu buôn, những phương tiện cho phép họ di chuyển qua biển Đỏ và biển Địa Trung Hải, Sun cho rằng một nhóm nhỏ người Hyksos đã trốn khỏi đế chế đang sụp đổ của họ bằng công nghệ đi biển. Những công nghệ này cuối cùng đã đưa họ và nền văn hóa thời đại đồ đồng của họ tới bờ biển Trung Quốc.

Luận văn của Sun đã gây nên nhiều tranh cãi khi được đăng tải trên trang web du lịch Kooniao dưới dạng một tiểu luận dài 93.000 ký tự vào tháng 9/2015.

Theo nhận xét của tạp chí Caixin: "Tiêu đề táo bạo và ngôn ngữ đơn giản đã thu hút được sự quan tâm của không ít độc giả." Tiêu đề đó là "Khám phá Khảo cổ Đột phá: Tổ tiên của người Trung Quốc đến từ Ai Cập," và bài luận đã được viết lại và thảo luận trên mạng, cụ thể là trên các cổng thông tin như Sohu hay những diễn đàn phổ biến như Zhihu hay Tiexue.

Kooniao cũng thiết lập một trang web thu hút nhiều người đọc với những nội dung dành riêng cho chủ đề này trên trang Weibo, cùng với đó là hashtag "người Trung Quốc đến từ Ai Cập." Từ đó, phản ứng của một bộ phận công chúng đã được thể hiện. Một số người chỉ bộc lộ cảm xúc tức giận của họ, và phần lớn đều không đúng trọng tâm: "Giả thuyết vô lý của chuyên gia đó nhận bừa mọi dân tộc làm tổ tông của chúng ta," một người viết. "Điều này thể hiện tâm lý tự ti ăn sâu vào tâm lý của con người!" Một người khác đặt ra câu hỏi, "Tại sao con cháu của Hoàng Đế lại chạy sang Ai Cập được? Chủ đề này thực sự quá nhảm nhí. Điều quan trọng là phải sống trong hiện tại!"

Những người khác thì tỏ ra có suy nghĩ hơn. Nếu họ chưa bị thuyết phục, thì ít nhất họ cũng sẵn sàng lắng nghe ý tưởng của Sun.

Trên thực tế, số lượng bình luận từ những người cảm thấy tò mò có vẻ lớn gấp rưỡi so với số bình luận phản ứng đơn thuần nói trên. Một người dùng viết: "Tôi ủng hộ. Ta phải nhìn nhận vấn đề này một cách khoa học. Dù giả thuyết này đúng hay sai thì cũng đáng để điều tra." Một người khác cho rằng: "Ta không thể cứ cho là nó sai và không thừa nhận các bằng chứng. Những trao đổi giữa các nền văn hóa có thể bắt rễ từ rất sâu, rất xa xưa."

Theo một cách nào đó, có thể nói giả thuyết hiện tại của Sun là một kết quả không lường trước của Dự án Niên đại. Khi dự án này được khởi động vào năm 1996, Sun đang là một nghiên cứu sinh thạc sỹ trong phòng thí nghiệm phóng xạ tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ. Trong số hơn 200 hiện vật bằng đồng thuộc trách nhiệm phân tích của Sun, có một số hiện vật được khai quật từ thành phố Ân Khư.

Ông đã nhận thấy rằng tính chất phóng xạ của các đồ đồng thời Ân-Thương là gần như hoàn toàn trùng khớp với đồ đồng thời Ai Cập cổ, gợi ý rằng quặng đồng làm ra chúng đều đến từ cùng một nguồn: các khu mỏ ở châu Phi.

Có thể vì đã lường trước được những tranh cãi mạnh mẽ xoay quanh vấn đề này, người hướng dẫn của Sun đã không cho phép ông báo cáo về những phát hiện của mình vào thời điểm đó.

Sun đã được yêu cầu trao lại dữ liệu của mình và chuyển sang một dự án mới. Hai mươi năm sau khi bắt đầu dự án và hiện đã là một giáo sư, Sun đã sẵn sàng để nói về tất cả những gì ông biết về văn hóa đồ đồng thời Ân-Thương của Trung Quốc.

Mặc dù công chúng phần lớn đều đón nhận giả thuyết của Sun với đầu óc cởi mở, thì giả thuyết này vẫn nằm ngoài những vấn đề học thuật chính thống. Kể từ những năm 1990, hầu hết các nhà khảo cổ Trung Quốc đã chấp nhận rằng phần lớn công nghệ thời đồ đồng của nước này bắt nguồn từ những vùng đất bên ngoài Trung Quốc.

Tuy nhiên, nó vẫn không được coi là đến trực tiếp từ Trung Đông nhờ di dân quy mô lớn. Ý kiến đồng thuận phổ biến nhất cho rằng những công nghệ này được chuyển tới Trung Quốc từ Trung Á thông qua một quá trình trao đổi văn hóa chậm chạp (thương mại, cống nộp, hồi môn) qua biên giới phía bắc Trung Quốc, với trung gian là những người chăn nuôi thảo nguyên vùng Âu Á có liên hệ với các nhóm người bản địa ở cả hai vùng.

Mặc dù vậy, niềm hứng thú với Ai Cập cổ nhiều khả năng sẽ vẫn còn được duy trì. Dự án Niên đại Hạ-Thương-Chu đã cho thấy rằng niềm hứng thú này có gốc rễ rất sâu và mang hơi hướng chính trị. Niềm hứng thú ấy đã một lần nữa được thể hiện trong chuyến viếng thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Ai Cập vào tháng 1 nhân kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tới Ai Cập, ông Tập Cận Bình đã chào hỏi tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi bằng một câu tục ngữ Ai Cập: "Một khi đã uống nước sông Nile, số mệnh sẽ xui khiến bạn quay trở lại."

Hiện vẫn chưa thể kết luận được liệu những bằng chứng của Sun có được tích hợp vào chính trị chính thống để chứng minh mối quan hệ văn hóa lâu đời giữa Trung Quốc và Ai Cập hay không. Nhưng nếu đúng là như vậy, thì câu tục ngữ mà ông Tập Cận Bình nói ra khi đặt chân tới Ai Cập sẽ giống như một lời tiên tri vậy./.

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn qua đời
07/10/2016 14:14 GMT+7
 

TTO - Anh Chính Nghĩa, con trai nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn - tác giả các ca khúc Chiều trên bến cảng, Biết ơn chị Võ Thị Sáu... - xác nhận ba anh đã qua đời hồi 0g50 ngày 7-10 vì tuổi già sức yếu. 

 

nguyen-duc-toan-1475824715.jpg

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn

 

Đại tá, NSƯT, nhạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Đức Toàn sinh ngày 10-3-1929 tại Hà Nội. Thân sinh ông là nhà điêu khắc, các anh chị em ông hầu hết đều làm công tác âm nhạc.

 

Ông được biết đến như một trong những nghệ sĩ hiếm hoi thành công trrên cả hai lĩnh vực âm nhạc và hội hoạ.

Với âm nhạc, ông có nhiều tác phẩm để đời như: Quê em miền Trung du, Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi, Hà Nội một trái tim hồng, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Chiều trên bến cảng, Tình em biển cả, Mời anh đến thăm quê tôi, Khâu áo gửi người chiến sĩ...

 

Năm 1944, ông học vẽ tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Tháng 8-1945, ông tham gia giành chính quyền ở Hà Nội và viết ca khúc đầu tiên.

 

Năm 1946, ông tham gia Đoàn Kịch Sao Vàng cùng nhạc sĩ Đỗ Nhuận, và tham gia kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống Pháp, ông được biết đến qua bài hát nổi tiếng Quê em miền Trung du (tuy là bài hát kháng chiến, nhưng Đài Pháp Á trong vùng Pháp tạm chiếm vẫn phát sóng qua song ca của Thái Thanh – Thái Hằng).

 

Trong thời kỳ này, ông làm Phó đoàn Đoàn Văn công Việt Bắc, ông tham gia diễn kịch, vẽ minh hoạ, trình bày báo, và sáng tác âm nhạc với những bài như: Chiều hậu phương, Lúa mới và một số ca cảnh. 

 

Sau năm 1954, ca khúc Mời anh đến thăm quê tôi đánh dấu bước chuyển trong sáng tác âm nhạc của ông. Trong thời kỳ này, ông sáng tác một loạt tác phẩm về các liệt sĩ như: Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Noi gương Lý Tự Trọng, Bài ca Ngô Mây, Ca ngợi Trần Thị Lý, Ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi...

 

Trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết các bài: Đào công sự, Bài ca người lái xe, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương, Khâu áo gửi người chiến sĩ...

 

Trong những năm 1968-1970, ông tu nghiệp ở Nhạc viện Kiev (Ukraina). Tại đây ông viết các tác phẩm khí nhạc như: Sonate viết cho violon (dàn dựng và xuất bản ở Moskva), Tổ khúc giao hưởng Tổ quốc (dàn nhạc Novosibirk)... Về nước, ông viết những ca khúc, hợp xướng như: Bài ca xây dựng, Tiếng hát buổi bình minh, Bài ca chiến thắng...

 

Sau khi Việt Nam thống nhất, ông viết những bài hát nhạc nhẹ trữ tình như: Từ ngày hôm nay, Tình em biển cả, Chiều trên bến cảng, Hà Nội một trái tim hồng...

 

Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật cho các tác phẩm: Quê em, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Đào công sự, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương, Tình em biển cả, Chiều trên bến cảng.

 

Ngoài âm nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn còn vẽ nhiều tác phẩm sơn mài với những gam màu trầm ấm, thấm đẫm chất thơ.

 

Xin chia buồn cùng với gia đình nhạc sĩ.

Tôi rất yêu thích những bài hát của ông, luôn luôn lạc quan nhưng không buồn thảm, luôn đằm thắm và sâu lắng một tình yêu bao la đối với cái chung riêng và lý tưởng rất độc đáo. Chẳng hạn, có thể nghe ngay bài Hà Nội một trái tim hồng hay Tình em biển cả... Tuyệt vời lắm!

Share this post


Link to post
Share on other sites

DNA: Mật mã nhỏ xíu đang lật đổ thuyết tiến hóa

 

 

Những khám phá về DNA chính là cái gót chân Achilles của thuyết tiến hóa, theo Tiến sĩ Stephen Meyer. Ông nhận xét: “Các nhà tiến hóa vẫn cố áp dụng tư duy của Darwin trong thế kỷ 19 vào hiện thực của thế kỷ 21, nhưng tư duy ấy không còn thích ứng được nữa… Tôi nghĩ cuộc cách mạng thông tin xảy ra trong sinh học đang gióng lên hồi chuông báo tử đối với học thuyết Darwin và các lý thuyết tiến hóa hóa học”.

 

Đó là một trích đoạn từ bài báo “DNA, mật mã nhỏ xíu đang lật đổ thuyết tiến hóa” của Mario Seiglie. Dưới đây là bản dịch của PVHg’s Home, hân hạnh giới thiệu với độc giả.

Đây là bài viết thứ 5 trong chuyên đề Cuộc khủng hoảng mang tên thuyết tiến hóa

 

shutterstock_121238329_Organic-Science-t

Tính phức tạp của thông tin của DNA chứng tỏ tiến hóa là điều bất khả. (Ảnh: Shutterstock)

—***—

Năm 1953, James Watson và Francis Crick đạt được một thành tựu phi thường – khám phá ra cấu trúc di truyền nằm sâu bên trong hạt nhân tế bào. Vật liệu di truyền này được gọi là DNA, viết tắt của cụm từ deoxyribonucleic acid (tiếng Pháp là ADN).

Việc khám phá ra cấu trúc xoắn kép của phân tử DNA đã mở cửa cho các nhà khoa học lao vào nghiên cứu mật mã được cài đặt trong đó. Đến nay, hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khám phá đầu tiên, mật mã của DNA đã được giải, mặc dù còn nhiều phần vẫn chưa hiểu rõ.

Những gì đã được khám phá chứa đựng những gợi ý sâu xa đối với thuyết tiến hóa của Darwin – lý thuyết được dạy tại các trường học trên khắp thế giới, trong đó nói rằng mọi thực thể sống đã tiến hóa thông qua biến dị và chọn lọc tự nhiên.

 

Những phát hiện đáng kinh ngạc về DNA

Khi các nhà khoa học bắt đầu giải mã phân tử DNA của người, họ tìm thấy một sự thật hết sức bất ngờ – một ngôn ngữ tinh tế bao gồm 3 tỷ chữ cái thuộc hệ di truyền. Tiến sĩ Stephen Meyer, giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa tại Viện Discovery ở Seattle, Washington, nói: “Một trong những khám phá phi thường nhất của thế kỷ 20 là: DNA quả thật có chứa đựng thông tin – những chỉ dẫn chi tiết để lắp ráp proteins – dưới dạng một mã số bốn chữ cái” [1].

Khó mà đo lường chính xác số lượng thông tin trong DNA của người, nhưng ước lượng nó tương đương với 12 bộ bách khoa toàn thư Britannica, gồm 384 cuốn sách dầy cộp lấp đầy 15m giá sách trong thư viện!

Nhưng kích thước thực tế của vật chất chứa đựng chúng lại nhỏ xíu – tất cả chỉ chứa trong 2 phần triệu milimét chiều dày – và theo nhà sinh học phân tử Michael Denton, một thìa café DNA có thể chứa toàn bộ thông tin cần thiết để tạo ra proteins của tất cả các loài sinh vật có mặt trên trái đất từ trước tới nay, và vẫn còn đủ chỗ để chứa toàn bộ thông tin trong mọi cuốn sách đã được viết.

Vậy ai hoặc cái gì có thể làm cái công việc vĩ đại là thu nhỏ kích thước của vật chất chứa đựng khối lượng thông tin khổng lồ như thế, rồi đặt số lượng khổng lồ các “chữ cái” đó vào trong một chuỗi thích hợp của chúng như một cẩm nang chỉ dẫn di truyền? Liệu sự tiến hóa liên tục dần dần từng tí một như Darwin nói có thể tạo ra một hệ thống kỳ diệu như thế không?

 

DNA chứa đựng ngôn ngữ di truyền

Trước hết hãy xem xét một số đặc điểm của “ngôn ngữ” di truyền. Để một hệ thống tín hiệu được gọi là một ngôn ngữ, nó phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: có một hệ chữ cái hoặc mã + có một cách đánh vần chính xác + có một ngữ pháp (một cách sắp xếp thích hợp của từ ngữ) + có ý nghĩa (ngữ nghĩa) + và có mục đích, có dụng ý.

Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng mã di truyền có tất cả các điều kiện trên. Tiến sĩ Stephen Meyer giải thích: “Khu vực mã hóa của DNA có những tính chất thích đáng giống y như mã hoặc ngôn ngữ computer”.

Ngoài mã của DNA, chỉ có duy nhất một loại mã khác được coi là ngôn ngữ thực sự, đó là ngôn ngữ của con người. Mặc dù loài chó biết sủa khi chúng nhận thấy nguy hiểm, loài ong vo ve để báo cho nhau biết một nguồn thức ăn, loài cá voi phát ra âm thanh… đó là vài thí dụ về sự thông tin liên lạc của các loài khác, nhưng không có loài nào có đủ các điều kiện của một ngôn ngữ thực sự. Những thông tin ấy chỉ được xem như những tín hiệu liên lạc bậc thấp.

Những dạng thông tin liên lạc bậc cao chỉ bao gồm ngôn ngữ của con người + ngôn ngữ nhân tạo (ngôn ngữ computer, tín hiệu Morse…) + và mã di truyền. Ngoài ra không tìm thấy một hệ thông tin liên lạc nào khác thỏa mãn những đặc trưng cơ bản của một ngôn ngữ đích thực.

 

“DNA giống như một chương trình phần mềm, chỉ khác là nó vô cùng phức tạp hơn rất nhiều so với bất kỳ phần mềm nào do con người tạo ra từ trước tới nay” – Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft

 

 

Vậy, bất kể thời gian kéo dài chừng nào, bất kể bao nhiêu biến dị và chọn lọc tự nhiên diễn ra đi nữa, một thứ phức tạp như DNA có thể nào được chế tạo ra một cách ngẫu nhiên thông qua tiến hóa không?

Ngôn ngữ của DNA không phải là phân tử DNA

Những nghiên cứu hiện nay trong lý thuyết thông tin đã đi đến một số kết luận làm ngỡ ngàng, rằng thông tin không thể xem như một dạng vật chất hoặc năng lượng. Vật chất và năng lượng chuyển tải thông tin, nhưng chúng không phải là bản thân thông tin.

Chẳng hạn cuốn sách Iliad của Homer chứa đựng thông tin, nhưng phải chăng nó chính là thông tin mà nó chứa đựng? Không, vật chất làm nên quyển sách (giấy + mực + keo dính) chứa đựng nội dung của quyển sách, nhưng chúng chỉ là những phương tiện chuyển tải nội dung đó.

Nguyên lý tương tự cũng tìm thấy trong mã di truyền. Phân tử DNA chuyên chở ngôn ngữ di truyền, nhưng bản thân ngôn ngữ ấy độc lập với vật chất chuyên chở nó. Thông tin di truyền ấy có thể được viết trong một cuốn sách, hoặc chứa trong một đĩa compact hoặc được gửi qua internet, nhưng nội dung của bản thông điệp không thay đổi bởi phương tiện chuyển tải nó.

Nhà sinh học George Williams giải thích: “Gene là một gói thông tin, thay vì một vật thể. Một mô hình của những cặp ba-zơ trong một phân tử DNA chỉ rõ một gene. Còn phân tử DNA chỉ là môi trường chuyên chở chứ không phải là bản thông điệp mà nó chuyên chở”.

 

Thông tin phải được tạo ra bởi một nguồn trí tuệ thông minh

Hơn nữa, dạng thông tin bậc cao trong DNA chỉ có thể bắt nguồn từ một nguồn trí tuệ thông minh.

Như nhà nghiên cứu biện giải Lee Strobel giải thích: “Dữ liệu tại phần cốt lõi của sự sống không hỗn độn, mà được sắp xếp trật tự ngăn nắp như những tinh thể muối, nhưng mức độ phức tạp của nó và thông tin nó chứa đựng cho phép nó có thể hoàn tất một nhiệm vụ phi thường – xây dựng những cỗ máy sinh học vượt xa khả năng công nghệ của con người”.

 

dna-the-knell-for-evolution-2.jpgChú thích ảnh trên: Khoa học vừa khám phá ra một mã thứ hai ẩn bên trong DNA đóng vai trò chỉ dẫn các tế bào kiểm tra các gene. Lâu nay hệ mã này bị che đậy vì một ngôn ngữ này được viết đè lên ngôn ngữ kia. Khoa học biết rằng mã di truyền sử dụng một bảng chữ cái có 64 chữ cái được gọi là các codon (mỗi codon là một bộ ba nucleotide liên tiếp trên gene). Một số codon có thể mang hai ý nghĩa – ý nghĩa thứ nhất liên quan đến việc lắp ráp protein, ý nghĩa thứ hai liên quan đến việc kiểm tra gene.

 

Qua đó có thể thấy mã DNA được thiết kế bởi một nhà thiết kế siêu thông minh, rất hiếm có biến dị, và nếu biến dị thì tế bào chế tạo ra sẽ hỏng, bệnh hoạn, chứ không phải là một tế bào mới cao cấp hơn. Nói cách khác, không có sự tiến hóa thông qua biến dị và chọn lọc tự nhiên. Thuyết tiến hóa là sai lầm, vì nó không biết gì về DNA.

Ngôn ngữ di truyền này có độ chính xác rất cao – lỗi trung bình chỉ ở mức 1 phần 10 tỷ chữ cái. Nếu một lỗi xảy ra trong một trong những phần quan trọng nhất của mã nằm trong các gene, thì nó sẽ gây ra một căn bệnh chẳng hạn như bệnh anemia (một bệnh giảm hemoglobin trong hồng cầu)… Trong khi đó, những thợ đánh máy thông minh và giỏi nhất thế giới cũng không thể đạt được trình độ chỉ mắc một lỗi trong 10 tỷ chữ cái – còn xa con người mới đạt tới độ chính xác như thế.

 

Vì thế niềm tin cho rằng mã di truyền có thể tiến hóa dần dần từng tí một theo kiểu của Darwin là không phù hợp với các quy luật tự nhiên đã biết về vật chất và năng lượng. Thật vậy, khoa học không hề tìm thấy bất kỳ một thí dụ nào về một hệ thông tin bên trong tế bào tiến hóa dần dần từng tí một để trở thành một hệ thông tin khác.

Michael Behe, một nhà sinh hóa tại Đại học Lehigh ở Pennsylvania, giải thích rằng thông tin di truyền đóng vai trò chủ yếu là một cẩm nang hướng dẫn. Ông viết:

“Hãy xem xét một bản liệt kê từng bước hướng dẫn di truyền. Một biến dị là một thay đổi trong một dòng lệnh trong số các dòng lệnh. Chẳng hạn, thay vì nói “lấy một quả hạch 1/4 inch”, một biến dị có thể nói nhầm là “lấy một quả hạch 3/8 inch”. Hoặc thay vì nói “đặt một cái chốt tròn vào cái hốc tròn”, một biến dị có thể nói nhầm là “đặt một cái chốt tròn vào cái hốc vuông”,… Cái mà một biến dị không thể làm là thay đổi toàn bộ các lệnh trong một bước, tức là không thể cung cấp các lệnh để tạo ra một chiếc máy fax thay vì cái radio” (trích Darwin’s Black Box, 1996, trang 41).

Do đó chúng ta có trong mã di truyền một cẩm nang hướng dẫn vô cùng phức tạp đã được thiết kế một cách tinh vi bởi một nguồn trí tuệ thông minh cao hơn con người rất nhiều.

Ngay cả một trong những người khám phá ra mã di truyền vừa mới qua đời là Francis Crick, sau nhiều thập kỷ làm việc giải mã, đã thừa nhận rằng:

 

life-itself_f-crick.jpg

 

Thuyết tiến hóa thất bại không trả lời được

Bất chấp những nỗ lực của tất cả các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới trong nhiều thập kỷ qua, khoa học vẫn không sao chế tạo ra được một sợi tóc của con người. Và sẽ còn khó khăn đến thế nào nếu muốn chế tạo ra toàn bộ một con người gồm khoảng 100 ngàn tỷ tế bào.

Đến nay, các nhà tiến hóa theo Darwin cố gắng chống lại những người phê phán họ bằng những nỗ lực giải thích tính phức tạp của sự sống. Nhưng hiện nay họ phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan: Làm thế nào mà những thông tin chính xác và giàu ý nghĩa lại có thể được tạo ra bởi biến dị ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên? Cả hai cơ chế này (biến dị ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên) đều không chứa đựng cơ chế thông minh, một đòi hỏi tất yếu phải có để tạo ra thông tin phức tạp như đã tìm thấy trong mã di truyền.

Thuyết tiến hóa của Darwin vẫn được dạy trong hầu hết các trường học như thể đó là chân lý. Nhưng nó ngày càng bị nhiều nhà khoa học nhận ra là một lý thuyết sai lầm. Một nhà khoa học vốn vô thần là Patrick Glynn nói: “25 năm gần đây, một người có lý trí nếu cân nhắc những bằng chứng thuần túy khoa học về vấn đề này, có lẽ sẽ phải giảm sút sự nghi ngờ đối với Đấng Sáng tạo. Tình hình không còn như thế nữa. Những dữ liệu cụ thể hiện nay hướng tới giả thuyết về sự sáng tạo của Chúa một cách rõ ràng. Đó là lời giải đơn giản nhất và rõ ràng nhất…”

 

Chất lượng của thông tin di truyền là như nhau ở các loài

Thuyết tiến hóa nói rằng thông qua những biến di ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên, sinh vật tiến hóa. Tuy nhiên tiến hóa có nghĩa là biến đổi dần dần từng tí một những đặc tính xác định của sinh vật đến khi nó trở thành một loài khác, nhưng điều này chỉ có thể thực hiện được bằng cách biến đổi thông tin di truyền.

Vậy chúng ta thấy điều gì về mã di truyền? Dù là một con vi khuẩn tầm thường hay một cái cây hay một con người, chất lượng cơ bản của thông tin di truyền đều có độ chính xác như nhau. Mã di truyền của vi khuẩn ngắn hơn, nhưng chất lượng thông tin di truyền của nó cũng chính xác và tinh tế như của con người. Thông tin di truyền của vi khuẩn hay tảo hay con người trước hết đều phải đạt được yêu cầu của một ngôn ngữ bậc cao – có hệ chữ cái, ngữ pháp và ngữ nghĩa.

Theo Micheal Denton, nhà sinh học phân tử nổi tiếng của Anh-Úc, mỗi tế bào với thông tin di truyền, từ vi khuẩn tới con người, chứa đựng “những ngôn ngữ không tự nhiên mà có, cùng với hệ thống giải mã chúng, những ngân hàng bộ nhớ để cất giữ thông tin và những hệ thống kiểm tra và sửa lỗi tinh vi đóng vai trò điều khiển việc tự động lắp ráp các bộ phận và các thành phần, những cơ cấu đọc-sửa và tránh lỗi được sử dụng cho việc kiểm tra chất lượng thông tin, các quá trình lắp ráp liên quan tới nguyên lý đúc sẵn các bộ phận và xây dựng các mô-đun… và một khả năng vượt trội so với bất kỳ cỗ máy móc tiên tiến nhất nào của con người, sao cho có khả năng nhân bản toàn bộ cấu trúc của nó bên trong vật chất chỉ trong vài giờ đồng hồ”.

 

Vậy làm sao mà thông tin di truyền của vi khuẩn có thể tiến hóa dần dần từng tí một để biến thành thông tin của một loài khác, trong khi chỉ cần một hoặc một vài lỗi nhỏ trong hàng triệu chữ cái trong DNA của vi khuẩn là đủ để có thể giết chết nó?

 

 

Một lần nữa các nhà tiến hóa lại im lặng. Thậm chí họ không đưa ra được một giả thuyết nào để giải thích điều này. Lee Strobel viết: “DNA dài 1m8 cuộn bên trong một tế bào trong số một trăm ngàn tỷ tế bào của cơ thể chúng ta chứa đựng một bảng chữ cái gồm bốn ký tự hóa học cho phép đọc các chỉ dẫn lắp ráp chính xác đối với toàn bộ các protein tạo ra cơ thể chúng ta… Không hề có một giả thuyết nào được nêu lên để giải thích làm thế nào mà thông tin được cài đặt vào trong vật chất sinh học bằng các phương tiện ‘tự nhiên’”.

Werner Gitt, giáo sư về các hệ thông tin, nói một cách ngắn gọn: “Sai lầm cơ bản của toàn bộ các quan điểm của thuyết tiến hóa là ở vấn đề nguồn gốc của thông tin nằm trong các thực thể sống. Chưa bao giờ chúng ta có thể thấy một hệ mã và thông tin có ý nghĩa có thể bắt nguồn từ chính bản thân nó (thông qua vật chất)… Các định lý của khoa học thông tin tiên đoán rằng điều đó không bao giờ có thể xảy ra. Do đó một lý thuyết thuần túy vật chất về nguồn gốc sự sống sẽ bị bác bỏ”.

Mã số 4 chữ cái của DNA là tối ưu cho lưu trữ và sao chép

Bên cạnh toàn bộ bằng chứng chúng ta đã trưng ra đối với sự thiết kế thông minh của thông tin trong DNA, còn có một sự thật đáng kinh ngạc nữa – số lượng lý tưởng của các chữ cái di truyền trong mã DNA để cất giữ và phiên dịch.

Hơn nữa, cơ chế sao chép của DNA, để đáp ứng hiệu quả tối đa, đòi hỏi số chữ cái trong mỗi từ là một số chẵn. Với tất cả các tổ hợp toán học có thể có, số lượng lý tưởng để cất giữ và sao chép đã được tính toán cho bốn chữ cái.

Đây đúng là cái đã được tìm thấy trong các gene của mọi sinh vật trên trái đất – một mã số bốn chữ cái. Như Werner Gitt phát biểu: “Theo quan điểm công nghệ, hệ mã hóa được sử dụng cho sinh vật là tối ưu. Sự thật này củng cố quan điểm đây là một thiết kế có mục đích rõ ràng, thay vì một sự may rủi ngẫu nhiên”.

Sinh học phân tử ngày càng phủ nhận thuyết vô thần

Trờ lại thời Darwin, khi cuốn “Về nguồn gốc các loài” của ông được công bố năm 1859, cuộc sống xã hội có vẻ đơn giản hơn nhiều. Nhìn qua những kính hiển vi thô sơ thời đó, tế bào có vẻ như chỉ là một giọt dinh dưỡng hay một chất nguyên sinh không có gì phức tạp. Bây giờ, hơn 150 năm sau, sự quan sát đó đã thay đổi tận gốc khi khoa học khám phá ra một vũ trụ thực sự nằm bên trong tế bào.

>> Những nhà khoa học lỗi lạc nhất tin vào thuyết vô thần hay hữu thần?

Giáo sư Behe viết: “Trước đây người ta từng trông mong rằng cơ sở của sự sống là hết sức đơn giản. Nhưng sự trông mong này đã bị đổ vỡ. Sự nhìn, sự chuyển động, và các hoạt động sinh học khác đã chứng minh là chúng không kém tinh vi so với những máy quay truyền hình hoặc máy móc xe cộ. Khoa học đã đạt được những tiến bộ khổng lồ trong sự hiểu biết về hóa học của sự sống hoạt động thế nào, nhưng sự tinh vi và phức tạp của các hệ sinh học ở cấp độ phân tử đã làm tê liệt tham vọng của khoa học muốn giải thích nguồn gốc sự sống”.

Tiến sĩ Meyer coi những khám phá về DNA như cái gót Achilles của thuyết tiến hóa. Ông nhận xét: “Các nhà tiến hóa vẫn cố áp dụng tư duy của Darwin trong thế kỷ 19 vào hiện thực của thế kỷ 21, nhưng tư duy ấy không còn thích ứng được nữa… Tôi nghĩ cuộc cách mạng thông tin xảy ra trong sinh học đang vang lên hồi chuông báo tử đối với học thuyết Darwin và những lý thuyết tiến hóa hóa học”.

 

Tiến sĩ Meyer kết luận: “Tôi tin rằng lời chứng của khoa học xác nhận tư tưởng hữu thần. Trong khi luôn luôn sẽ có những điểm căng thăng hoặc xung đột chưa ngã ngũ, sự phát triển chủ yếu trong khoa học trong năm thập kỷ qua đã và đang hướng mạnh về phía hữu thần”.

Dean Kenyon, một giáo sư sinh học, phát biểu: “Lĩnh vực mới mẻ này về di truyền phân tử là nơi chúng ta thấy phần lớn bằng chứng ép buộc phải tin rằng có sự thiết kế trên Trái Đất”.

Ngay mới đây, một trong những nhà khoa học vô thần nổi tiếng, giáo sư Antony Flew, đã thừa nhận ông không thể giải thích làm thế nào mà DNA có thể được tạo ra và phát triển thông qua tiến hóa. Hiện nay ông chấp nhận sự cần thiết của một nguồn trí tuệ thông minh dính líu tới việc tạo ra mã DNA. Ông nói: “Những gì tôi nghĩ về sự hình thành DNA chỉ ra rằng trí thông minh ắt phải liên quan tới việc tập hợp những nguyên tố đa dạng phi thường này lại với nhau”.

http://trithucvn.net/khoa-hoc/dna-mat-ma-nho-xiu-dang-lat-do-thuyet-tien-hoa.html

Share this post


Link to post
Share on other sites
Mặt Trời ‘trắng’ không tỳ vết đen, dự đoán 3 năm sau Trái Đất sẽ tiến vào thời kỳ băng hà
 
Theo cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), kết quả quan sát mặt trời lần thứ 4 trong năm nay cho thấy bề mặt mặt trời hoàn toàn không có vết đen nào. Điều này chứng tỏ mặt trời đang vào “thời kỳ hoạt động tối thiểu”. Các nhà khoa học lo lắng trái đất có thể sẽ rơi vào thời kỳ “băng hà nhỏ” sau 3 năm nữa.

mat-troi.jpg

 

 

Thông thường, bề mặt mặt trời có những vết đen (sunspot). Nhưng vào ngày 2/10, tại lần quan sát thứ 4 trong năm nay của NASA, bề mặt mặt trời hoàn toàn bằng phẳng, không có vết đen – hiện tượng này còn được gọi là “mặt trời trắng” (Blank sun). Vào thời kỳ này, lượng tia bức xạ của mặt trời giảm rõ rệt, dẫn đến nhiệt độ trên trái đất giảm mạnh, độ dày khí quyển mỏng đi.

Theo SpaceWeather, hoạt động bề mặt của mặt trời đang giảm mạnh sau hơn 10.000 năm, năm 2019 là năm vết đen mặt trời giảm ở mức thấp nhất.

Báo cáo cho thấy: “Từ nay đến năm 2020, tần suất mặt trời không vết đen sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, thời gian mỗi lần xuất hiện sẽ kéo dài hơn, từ vài ngày đến vài tuần, thậm chí có thể đến vài tháng”.

Giáo sư Valentina Zhakova thuộc trường đại học Northumbria (Anh) từng cảnh báo, mặt trời sẽ vào thời kỳ “mặt trời ngưng trệ hoạt động” (Maunder Minimum) từ năm 2020-2050. Hiện tượng này xảy ra gần đây nhất vào thế kỷ thứ 17, kéo dài liên tục 70 năm. Khi hiện tượng này xảy ra, trái đất sẽ rơi vào thời kỳ tiểu băng hà “Little Ice Age”.

Trái đất đã từng rơi vào thời kỳ tiểu băng hà suốt 220 năm từ năm 1550 đến năm 1770. Khi đó, do nhiệt độ trái đất xuống thấp, chu kỳ sinh trưởng của các loài thực vật bị rút ngắn, gây thiếu hụt lương thực trầm trọng, nạn đói hoành hành khắp toàn cầu, loài người đứng bên bờ vực diệt vong.

Theo ghi chép, do nước bị đóng băng nên vào thời kỳ đó mọi người có thể đi bộ trên sông Thames ở London.

Khoa học cũng chứng minh rằng hoạt động vết đen trên mặt trời có tính chu kỳ từ 11 đến 12 năm một lần.

Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính và hiện tượng giảm hoạt động của mặt trời là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu và gây ra hiện tượng những như mùa đông kéo dài ở bắc bán cầu năm 2012 và hiện tượng “lốc xoáy” v.v.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Càng ngày tôi càng thấy, anh Nguyễn Quang Nhật với "Sử thuyết họ Hùng" (có trên diễn đàn của chúng ta) thật là vĩ đại ! Hình như anh và Bách Việt trùng cửu, Nguyễn Đức Tố Lưu, Văn Nhân, Minh Xuân là một người thì phải.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc trao công hàm phản đối Mỹ, Đài Loan kêu gọi bình tĩnh

Trung Quốc trao công hàm ngoại giao sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ đắc cử và lãnh đạo Đài Loan, trong khi Đài Bắc kêu gọi Bắc Kinh bình tĩnh nhìn nhận vấn đề. 

 
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tươi cười trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Ảnh: SCMp

Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tươi cười trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tại văn phòng ở Đài Bắc. Ảnh: SCMP

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay cho biết nước này trao công hàm "kiên quyết phản đối" với "phía Mỹ liên quan", kêu gọi xử lý vấn đề Đài Loan một cách cẩn trọng nhằm tránh bất cứ biến động không cần thiết nào trong quan hệ. 

"Nguyên tắc Một Trung Quốc là nền tảng chính trị cơ bản của quan hệ Trung - Mỹ", Reuters dẫn Bộ này tuyên bố. 

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn kéo dài 10 phút. Đây là lần đầu tiên một tổng thống hay tổng thống Mỹ đắc cử điện đàm với lãnh đạo Đài Loan kể từ năm 1979, khi tổng thống Mỹ bấy giờ là Jimmy Carter công nhận chính sách "Một Trung Quốc", qua đó cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.

Ông Trump cho biết bà Thái "gọi điện cho ông" để chúc mừng ông đắc cử tổng thống, trong tuyên bố đăng trên tài khoản mạng xã hội Twitter. "Thật hay khi Mỹ bán cho Đài Loan hàng tỷ đôla thiết bị quân sự và tôi không nên được nhận một cuộc gọi chúc mừng", AFP dẫn lời ông phản pháo vài giờ sau. 

Cơ quan lập pháp Đài Loan phụ trách vấn đề Trung Quốc đại lục thì cho rằng Bắc Kinh cần nhìn nhận cuộc điện đàm một cách "bình tĩnh". 

"Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc đối mặt với tình hình mới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và làm việc với chúng tôi để hướng tới phát triển quan hệ xuyên eo biển, mở ra cách thức mới đem lại lợi ích cho sự phát triển hoà bình, thịnh vượng và ổn định cho khu vực", Hội đồng các vấn đề Đại lục cho biết.

Sau cuộc điện đàm, Nhà Trắng tái khẳng định việc ủng hộ chính sách "Một Trung Quốc". Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Bắc Kinh hy vọng quan hệ song phương Trung - Mỹ sẽ không bị "can thiệp hay tổn hại" sau cuộc điện đàm, nhưng cho rằng đây là "thủ đoạn thấp hèn" của Đài Loan.

Trọng Giáp

Share this post


Link to post
Share on other sites

ÔI 800 triệu năm rồi mà chúng ta tiến hóa không khác mấy so với tổ tiên của mình ?

Thi thể 800 triệu năm tuổi vẫn hồng hào trong quan tài đá cẩm thạch

Các nhà khoa học Nga đã xác nhận, thi thể người phụ nữ trong cỗ quan tài kỳ lạ được phát hiện ở vùng Kemerovo, nước Nga có niên đại ít nhất 800 triệu năm tuổi. Khám phá này sẽ đảo lộn rất nhiều hiểu biết của chúng ta về lịch sử loài người.

quan tài, cô gái hồng hào, Bài chọn lọc, 800 triệu năm tuổi,

Cỗ quan tài kỳ lạ bằng đá cẩm thạch được phát hiện. (Ảnh: Internet)

Câu chuyện bắt đầu vào tháng 9/1969, tại làng Rzhavchik Tisulskago ở vùng Kemerovo, nước Nga. Trong khi đang làm việc tại một mỏ than ở độ sâu hơn 70m, người thợ mỏ Karnaukhov vô tình phát hiện một quan tài bằng đá cẩm thạch, bên ngoài được trang trí hoa văn rất tinh xảo.

Toàn bộ công việc tại đây đều phải dừng lại ngay. Quan tài được đưa lên mặt đất để mở ra. Cạnh quan tài đã bị hóa thạch như bả ma tít.

Cỗ quan tài chứa đầy chất lỏng màu xanh hồng. Trong đó đặt thi thể một phụ nữ mảnh mai xinh đẹp lạ thường. Người này trông khoảng 30 tuổi, có đôi mắt xanh, to tròn, đặc trưng của người châu Âu. Tóc cô hơi xoăn, bàn tay trắng mềm với móng tay được cắt ngắn gọn gàng.BcKCN8.jpg

Cô mặc váy ren trắng dài đến đầu gối. Ống tay ngắn và được thêu hoa. Trông cô như người còn sống đang ngủ. Ai nấy chứng kiến cảnh tượng đều cảm thấy sốc.

Trên đầu cô có một hộp kim loại màu đen, một đầu hình chữ nhật, một đầu hình tròn (cái gì đó giống như một điện thoại di động), kích thước 10x25cm. Sau này người dân gọi cô là “công chúa Tisulsky”.

Sau khoảng 10 đến 15 giờ, quan tài được mở cho tất cả mọi người xem. Cả làng đều đổ đến xem vật thể kỳ lạ này. Tuy nhiên, trong vòng chưa đầy 24 giờ, phát hiện được báo cáo lên cơ quan chức năng của khu vực.

Đội cứu hỏa, quân đội, dân quân, tất cả đều xác nhận vụ việc. Đến 14h ngày hôm đó, một chiếc trực thăng đến đưa quan tài đi, khu vực phát hiện bị tuyên bố là có khả năng truyền nhiễm và người xem bị giải tán. Sau đó chính quyền phong tỏa địa điểm và cách ly tất cả những ai chạm vào quan tài, ngay cả những người đứng gần.

Câu chuyện được kể lại từ dân làng. Rất ít người tin họ, tuy nhiên, một khi bạn bắt đầu tìm hiểu sâu hơn bạn sẽ nhận thấy nhiều chi tiết kỳ lạ.

Video: Người dân kể lại câu chuyện

 

 

Theo các nhân chứng, dưới đây là những gì đã xảy ra:

Cỗ quan tài được chuyển vào máy bay trực thăng, nhưng vì nó quá nặng, họ quyết định đưa chất lỏng ra ngoài cho nhẹ hơn. Sau khi bơm chất lỏng ra khỏi quan tài, xác chết bắt đầu tối sầm xuống ngay trước mắt họ.

Vì vậy, chất lỏng được đổ vào lại, và màu đen nhanh chóng biến mất. Sau một phút, hai má của người phụ nữ đã hồng hào trở lại, và thi thể lại trông tươi tắn như người còn sống.

5 ngày sau, một giáo sư lớn tuổi từ Novosibirsk đến báo cáo kết quả sơ bộ về những phát hiện trong phòng thí nghiệm của họ. Vị giáo sư cho biết khám phá này sẽ đảo lộn rất nhiều hiểu biết về lịch sử của con người. Khi các nhà khoa học Liên Xô công bố phát hiện của họ, giới khoa học sẽ sốc.

Theo giáo sư, niên đại của cỗ quan tài ít nhất là 800 triệu năm tuổi. Người phụ nữ này già hơn cả than đá được hình thành xung quanh quan tài của cô. Điều này đã bác bỏ hoàn toàn lý thuyết của Darwin về sự tiến hóa.BcKCN8.jpg

quan tài, cô gái hồng hào, Bài chọn lọc, 800 triệu năm tuổi,

Thi thể người phụ nữ trong quan tài vẫn hồng hào như người còn sống. (Ảnh: Internet)

Thuyết tiến hóa thực sự có vấn đề

Để bảo lưu thuyết tiến hóa, một số ý kiến cho rằng cô là một người ngoài hành tinh, nhưng theo phân tích di truyền thì cơ thể của người phụ nữ đã cho thấy sự thống nhất về gen với con người hiện đại. “Ngày nay, cơ thể chúng ta rất giống với tổ tiên cách đây 800 triệu năm! Không có chuyện tiến hóa!”, các nhà khoa học cho biết.

Loại vải cô mặc hoàn toàn không giống với quần áo hiện nay. Các nhà khoa học cũng chưa xác định được thành phần của loại chất lỏng có màu hồng-xanh, một số thành phần của nó có đặc tính tương tự hành tây và tỏi.

Về hộp kim loại, các giáo sư chưa đưa ra bất kỳ nhận xét, và nó vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên trình độ khoa học của nền văn minh thời điểm người phụ nữ này sống có lẽ là vượt trội hơn chúng ta ngày nay.

Thuyết tiến hóa của Darwin đã để lại quá nhiều lỗ hổng:

Tiến hóa là sự thay đổi từng chút một cơ thể của sinh vật theo thời gian. Darwin từng tuyên bố rằng, tất cả sinh vật đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.

Nếu học thuyết của Darwin đúng, chúng ta sẽ có thể tìm thấy các hóa thạch trung gian tiến hóa khi 1 loài phân chia thành 2 hoặc nhiều hơn các loài khác. Và chúng ta cũng sẽ có thể tìm thấy loài mới được hình thành trong tự nhiên.

Trên thực tế chúng hoàn toàn không xảy ra và câu chuyện của “công chúa Tisulsky” đã gửi đến chúng ta 1 thông điệp rằng loài người đã từng tồn tại lâu hơn so với những gì được viết trong sách giáo khoa. Lịch sử về sự tồn tại của con người vẫn còn rất nhiều bí ẩn.

Tại sao những người dân làng đều im lặng?

Sự phẫn nộ lắng xuống khi khu vực Tisulsky bất ngờ bị bao vây bởi quân đội và cảnh sát đã đi đến từng nhà loại bỏ “các thành phần nổi loạn” trong người dân. Khu vực tìm thấy ngôi mộ bị đào bới cẩn thận sau đó được lấp đầy đất.

Bất chấp những nỗ lực của các cơ quan chức năng, một số người dân trong làng đã đứng lên đấu tranh cho sự thật. Một người dân thậm chí đã viết thư cho Ủy ban Trung ương của chính phủ, nhưng đã chết trong vòng một năm (theo tài liệu chính thức là bị suy tim).

Trong cùng năm đó, tất cả 6 nhân chứng của vụ việc đã chết vì tai nạn xe hơi, những người khác thì im lặng mãi mãi.

Theo Life Coach Code

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tưng bừng sắc màu lễ hội tưởng nhớ Kinh Dương Vương – Vua thủy tổ dân tộc Việt

Năm nay, lễ hội Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh diễn ra trong không khí tưng bừng màu sắc. Các hoạt động nghệ thuật dân gian truyền thống đã thu hút được đông đảo khách thập phương.

vua thủy tổ nước việt, tưng bừng sắc màu, lễ hội kinh dương vương, Bài chọn lọc,

Tưng bừng sắc màu lễ hội tưởng nhớ Kinh Dương Vương.

Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu một chút về lễ hội Kinh Dương Vương diễn ra hằng năm tại Thôn Á Lữ – Xã Đại Đồng Thành – Thuận Thành – Bắc Ninh.

Vua Kinh Dương Vương là ai?

 

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua Kinh Dương Vương có nguồn gốc từ phương Bắc: Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh, đóng lại đó rồi cưới Vụ tiên nữ, sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên Lộc Tục.

Về sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương vương. Kinh Dương Vương sáng lập nhà nước Xích Quỷ, nhà nước có chủ quyền đầu tiên của nước Việt. Con trai của Kinh Dương Vương chính là Lạc Long Quân.

Tưởng nhớ Cha, Mẹ mỗi khi Tết đến Xuân về…

Trong tâm thức người Việt, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ luôn là cha, là mẹ của mọi người dân nước Việt, là những vị Thủy tổ mở nước.

Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, con dân đất Việt trong cả nước lại hành hương về khu di tích lăng và đền Kinh Dương Vương để bái yết, tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của những bậc thủy tổ có công khai sơn sáng thủy lập nên nhà nước có chủ quyền đầu tiên của nước Việt.

vua thủy tổ nước việt, tưng bừng sắc màu, lễ hội kinh dương vương, Bài chọn lọc,

Khung cảnh Làng Văn Hóa Á Lữ, Thuận Thành Bắc Ninh, nơi thờ tự vua Kinh Dương Vương. Các đoàn nghệ thuật tham gia lễ hội cùng người dự hội đông kín một vùng…

Lễ hội Đền thờ Kinh Dương Vương năm nay diễn ra từ ngày 12/02 đến ngày 14/02 (tức ngày 16 tháng Giêng đến ngày 18 tháng Giêng năm Đinh Dậu) tại Thôn Á Lữ – Xã Đại Đồng Thành – Thuận Thành – Bắc Ninh. Tính đến nay, khai sinh nhà nước Xích quỷ đã được 4.896 năm và đã 4.809 năm kể từ ngày mất của Kinh Dương Vương.

Đền và lăng Kinh Dương Vương tại thôn Á Lữ từ lâu được các triều đại phong kiến coi là chốn linh thiêng bậc nhất, xếp vào loại miếu thờ Đế vương.

Vào dịp tế lễ Vua, quan các triều đại đều trực tiếp về đây để thắp hương bái tổ. Hiện trong Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương còn bảo lưu được nhiều cổ vật quý như ngai thờ Kinh Dương Vương, 15 sắc phong, thần phả, văn tế, hoành phi, câu đối ca ngợi về người được thờ như: “Nam bang thuỷ tổ” (Thuỷ tổ nước Nam), “Nam tổ miếu” (Miếu thờ ông Tổ nước Nam”, “Bách Việt Tổ” (Vua Tổ nước Nam)…BcKCN8.jpg

vua thủy tổ nước việt, tưng bừng sắc màu, lễ hội kinh dương vương, Bài chọn lọc,

(Ảnh: Lễ hội Kinh Dương Vương năm 2016)

Đây là một lễ hội lâu đời được tổ chức theo đúng những nghi lễ truyền thống với hai phần Lễ và Hội:

Trong phần lễ, ban tổ chức lễ hội đã thực hiện các nghi lễ dâng hương, lễ rước và lễ tế. Lễ dâng hương nhằm tưởng niệm vị vua đầu tiên của dân tộc Việt. Lễ rước nước thể hiện sự thành kính của các thế hệ người Việt hậu nhân gửi đến Kinh Dương Vương.

Lễ tế cầu mưa thuận, gió hòa, quốc thái, dân an đã thể hiện được sự giao hòa giữa con người với trời đất, sự mong muốn của con người trước thiên nhiên, hơn hết là sự thành kính của con người trước thiên nhiên và vạn vật.

Những hình ảnh đặc sắc của lễ hội tôn vinh vị vua thủy tổ đất Việt:

vua thủy tổ nước việt, tưng bừng sắc màu, lễ hội kinh dương vương, Bài chọn lọc,

Những chàng trai tuấn tú dũng mãnh trong vai tướng nhà trời cùng các cô tiên nữ theo sau (Ảnh: Đoàn nghệ thuật Hồng Ân: https://nghethuathongan.com)

vua thủy tổ nước việt, tưng bừng sắc màu, lễ hội kinh dương vương, Bài chọn lọc,

Lân vàng cùng ông Địa vui tính, tương truyền là Phật Di Lặc hiện thân để trừ ác giúp dân làng… (Ảnh: Đoàn nghệ thuật Hồng Ân: https://nghethuathongan.com)

Trong phần “Hội”, các trò chơi dân gian được tái hiện một cách sinh động như: Đánh đu, Đánh cầu, Văn nghệ dân gian (Hát Chèo, Tuồng, Quan họ,…), Trống Quân,… Tất cả như tái hiện lại một Làng Việt cổ xưa trong lễ hội.

Đặc biệt, năm nay có sự góp mặt của Đoàn Nghệ thuật Hồng Ân – là khách mời tham gia vào Lễ rước và phần Hội trong lễ hội. Có thể thấy tiếng trống lân của Đoàn Hồng Ân đã vang lên, những chú lân dẫn đầu đoàn rước là một điều đầy ý nghĩa. Điều đó cho thấy người dân nơi đây thực sự tin rằng: Lân sẽ chiến đấu với cái ác bảo vệ dân làng, và trống lân thực sự có thể xua tan tà ác.

Các thành viên trong Đoàn Nghệ thuật Hồng Ân đều là những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công), một môn tu luyện cổ xưa của Phật gia chú trọng dạy con người rèn sửa đạo đức tâm tính theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Những tiết mục biểu diễn của đoàn đều mang âm hưởng truyền thống dân gian cổ xưa, ví như múa Lân, múa tiên nữ, trống lưng…

vua thủy tổ nước việt, tưng bừng sắc màu, lễ hội kinh dương vương, Bài chọn lọc,

Triền đê chật cứng người dự hội…  (Ảnh: Đoàn nghệ thuật Hồng Ân: https://nghethuathongan.com)

Ngoài các khách mời, phần không thể thiếu trong lễ hội chính là người dân nơi đây cùng khách thâp phương dự hội. Có thể thấy, người dân dự hội đông kín tất cả các con đường dẫn đến Lăng Kinh Dương Vương.

Theo nhịp trống lân đi sau đoàn rước dài là đội múa Trống Lưng cùng những cô tiên xinh đẹp mang đến màu sắc của vẻ đẹp cung đình xưa cũ cho lễ hội nơi đây.

vua thủy tổ nước việt, tưng bừng sắc màu, lễ hội kinh dương vương, Bài chọn lọc,

Ông Địa oai phong dũng mãnh và vui tính mang đến tiếng cười sảng khoái cho lễ hội….BcKCN8.jpg

Văn hóa lễ hội Đền thờ Kinh Dương Vương là một loại tín ngưỡng trong thờ cúng tổ tiên xưa. Vì vậy, đối với người dân nơi đây, việc tổ chức lễ hội này không chỉ là thể hiện sự tôn kính với một vị vua thủy tổ của một dân tộc mà còn là sự tưởng nhớ của những người con về một người cha. Theo truyền thuyết, khi người dân gặp nạn họ sẽ luôn cầu cứu đến người cha của mình là Kinh Dương Vương tôn kính.

Hy vọng rằng những người con đất Việt có thể thực hiện được như lời hứa nguyện trong văn tế Thủy tổ Kinh Dương Vương tại lễ hội: “Chúng con – con dân nước Việt, con cháu Lạc Hồng nguyện khắc ghi công đức, trọn đạo nghĩa với đời, với Tổ; tận trung hiếu, vì nước, vì dân; tích đức, tu nhân, rèn tài, luyện chí; giữ vững kỷ cương, giương cao đạo lý; dựng nước Việt giàu đẹp văn minh cùng nhân loại hòa bình hữu nghị; nay nước Việt ta muôn thuở trường tồn với thế rồng bay sánh ngang tầm thời đại”

Edited by VIETHA

Share this post


Link to post
Share on other sites

4 tỷ năm trước, trên Trái đất đã có sự sống

Tại vùng Quebec, Canada, các nhà khoa học đã phát hiện thấy hóa thạch của một số vật thể sống có niên đại khoảng 4 tỷ năm trước. Đây có thể được coi là vật thể sống sớm nhất từng xuất hiện trên Trái đất.

sự sống trái đất, hóa thạch, bằng chứng,

Hoá thạch mới về sự sống khi soi dưới kính hiển vi. (Ảnh: BBC)

BBC cho biết những cấu trúc nhỏ dạng ống được các nhà khoa học của trường University College London (Anh) phát hiện trên các cổ thạch ở Quebec, Canada. Họ cho rằng đây có thể là những bằng chứng sớm nhất về sự sống xuất hiện trên Trái đất.

Trong công trình đăng trên tạp chí Nature, các nhà khoa học cho rằng những vật thể này có thể được hình thành từ khoảng 3,77 tỷ đến 4,28 tỷ năm trước.

Các cấu trúc này có chiều rộng nhỏ hơn cả đường kính sợi tóc, không thể nhìn thấy bằng mắt thường và có chứa một lượng đáng kể chất haematie (một dạng hợp chất gồm sắt oxide).BcKCN8.jpg

sự sống trái đất, hóa thạch, bằng chứng,

Kết thạch đỏ tươi giàu sắt và silic dioxide, nơi ẩn chứa sự sống cách đây hàng tỷ năm. (Ảnh: BBC)

 

Nó được cho là tàn tích của một loại vi khuẩn từng sinh trưởng dưới nước, xung quanh các lỗ thông thuỷ nhiệt và dựa vào các phản ứng hoá học để tích luỹ chất sắt làm năng lượng.

Nhóm nhà nghiên cứu cho rằng những hoá thạch này có thể là bằng chứng mở ra cái nhìn về nguồn gốc sự sống trên Trái đất.

sự sống trái đất, hóa thạch, bằng chứng,

Vùng núi đá phát hiện các hoá thạch cổ xưa nhất. Nơi này từng được cho là chìm dưới biển cách đây hàng tỷ năm. (Ảnh: BBC)

“Nếu những hoá thạch từ các mỏm đá này thực sự cách đây 4,28 tỷ năm thì chúng ta sẽ sớm biết được sự sống phát triển như thế nào sau khi đại dương hình thành cách đây 4,4 tỷ năm”, nhà nghiên cứu Matthew Dodd, đại diện nhóm tác giả, nói.BcKCN8.jpg

Theo Zing News

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Tấm bản đồ vũ trụ” 5.000 năm tuổi – Bí ẩn chưa có lời giải đáp từ các nhà khảo cổ

Phiến đá có niên đại 5.000 năm tuổi, chạm khắc hàng chục rãnh xoắn và hình học kì lạ, được mô phỏng như một tấm bản đồ vũ trụ cổ đại, là một đề tài bí ẩn chưa có lời giải đáp thôi thúc những nhà khảo cổ học tìm ra nguồn gốc của nó.

Đá Cochno, tấm bản đồ vũ trụ, Scotland, hình họa bí ẩn,

Một trong những đề tài bí ẩn hấp dẫn nhất từ trước đến nay là đi tìm ý nghĩa của phiến đá Cochno. (Ảnh Royal Commission on the Ancient and Historical Monuments of Scotland)

Với hàng chục xoắn ốc có rãnh, vết lõm khắc, dạng hình học, và nhiều mô hình bí ẩn nữa, phiến đá Cochno nằm ở Tây Dunbartonshire, Scotland, được coi là chứa ví dụ tốt nhất về những chiếc cốc và chiếc vòng chạm khắc trên khắp châu Âu thời Đồ Đồng.

Trong 50 năm qua, nó đã được chôn sâu dưới nhiều mét đất và thảm thực vật do người cổ đại cố gắng bảo vệ di tích khỏi bị phá hoại vào thời điểm đó. Tuy nhiên, phiến đá một lần nữa lại được khai quật để nghiên cứu sâu hơn về những biểu tượng bí ẩn xuất hiện với hy vọng tìm ra một bí mật nào đó.

Phiến đá kích thước 13×7,9m và có khoảng 90 vòng chạm khắc phức tạp – được coi là một trong những bộ hình khắc đẹp nhất Scotland, theo nhiều nhà nghiên cứu bản đồ vĩ trụ. Lần đầu tiên được phát hiện bởi Rev James Harvey vào năm 1887 trên trang trại gần khu bất động sản nhà Faifley trên Clydebank.

Nó được bao phủ bởi hơn 90 vết khắc sâu, được gọi là dấu cốc và vòng. Những chiếc cốc và vòng tròn được cho là có niên đại khoảng 5.000 năm, kèm với một cây thánh giá thời tiền Kitô giáo đặt trong một hình bầu dục, với 4 vết bàn chân, mỗi bàn chân chỉ có 4 ngón. Nhờ một loạt dấu hiệu chạm khắc như trên, phiến đá Cochno đã được công nhận về tầm quan trọng đối với quốc gia và trở thành di tích lịch sử.

Các nhà khảo cổ học sẽ sử dụng công nghệ hình ảnh 3D để tạo ra một bản ghi kỹ thuật số về những dấu vết của hòn đá với hy vọng nó sẽ cung cấp thêm thông tin về lịch sử và về người đã tạo ra nó 5.000 năm trước.

Đá Cochno, tấm bản đồ vũ trụ, Scotland, hình họa bí ẩn,

Mặc dù ý nghĩa nguyên sơ mang trên phiến đá Cochno đã mất, nhiều giả thuyết được đưa ra giải thích sự hình thành của nó bào gồm những ý tưởng như: một văn bản cổ đại, bản đồ các vì sao trên trời, ý nghĩa tâm linh tôn giáo hoặc đơn giản chỉ là những hình vẽ trang trí.BcKCN8.jpg

Không có sự đồng thuận ý kiến giữa các nhà khảo cổ để giải thích ý nghĩa của những biểu tượng phức tạp xuất hiện trên bề mặt của phiến đá. Đây liệu có phải là một tấm bản đồ của bầu trời hay Trái đất? Hay là một nơi tổ chức những nghi thức tế cúng?

Một vài người cho rằng phiến đá là một cổng thông tin, trao đổi giữa sự sống và cái chết, tượng trưng cho sự tái sinh.

Một số nhà khảo cổ học lý luận rằng những hình vẽ phức tạp hình vòm, đường và vành đai là một biểu hiện cổ xưa của nghệ thuật đá đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới.

Theo các chuyên gia, những biểu tượng này có từ thời Đồ Đá Mới và Đồ Đồng, nhưng một vài thì được tìm thấy từ thời Đồ Sắt.

Nhà nghiên cứu Alexander McCallum đề xuất rằng đá Cochno là một bản đồ mô tả các khu định cư khác trong thung lũng Clyde.

Những dấu hiệu đáng kinh ngạc gợi nhớ đến các vòng tròn trồng trọt khổng lồ thường được cho là do nền văn minh ngoài Trái đất. Thật thú vị, những tấm tương tự khác đã được tìm thấy ở phía Bắc của Tây Ban Nha, Mexico, Hy Lạp và thậm chí ở Ấn Độ. Ngay cả ngày nay, nó hoàn toàn vẫn còn là một bí ẩn như những thông điệp được khắc trên phiến đá. Những hình vẽ phức tạp có thể là biểu tượng của bộ tộc, dấu ngăn cách biên giới (như trên bản đồ), các biểu tượng của vũ trụ hoặc khe chứa chất lỏng trong những nghi thức nghi lễ, và hàng trăm những đề xuất khác.BcKCN8.jpg

Đá Cochno, tấm bản đồ vũ trụ, Scotland, hình họa bí ẩn,

Bản đồ hình khắc trên phiến đá Cochno. (Ảnh: The Modern Antiquarian)

Chúng cũng có thể là những hình được trang trí đơn giản. Một cách giải thích khác cho rằng đây là những hình tượng liên kết con người tiền sử với những nghệ sĩ trừu tượng thế kỷ XX.

Tiến sĩ Kenny Brophy thuộc Đại học Glasgow, chuyên gia nghiên cứu khảo cổ đi thị, là người chỉ huy cuộc khai quật, ông miêu tả trải nghiệm khi lần đầu tiên nhìn thấy phiến đá trong vòng 51 năm qua, ông nghĩ đây như một cơ hội “chỉ có một lần trong đời”

“Tôi đã từng nghe một cậu bé nhắc đến đá Cochno, lịch sử đã nhiều lần ghi chép về nói, nhưng tôi chưa bao giờ từng nhìn thấy nó cho tới tận bây giờ”.

theo tinhhoa.net http://tinhhoa.net/tam-ban-do-vu-tru-bi-an-5000-nam-tuoi-chua-co-loi-giai-dap-tu-cac-nha-khao-co.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện xương sọ bí ẩn 400.000 năm tuổi tại Bồ Đào Nha

(TTXVN/Vietnam+)14/03/2017 14:33 GMT+7

1403hoathach.jpg
Hóa thạch hộp sọ 400.000 năm tuổi được tìm thấy tại khu vực hang động Aroeira. (Nguồn: phys.org)

Một hóa thạch sọ người có niên đại khoảng 400.000 năm tuổi phát hiện tại Bồ Đào Nha đang khiến giới khoa học tranh cãi về tổ tiên của người hiện đại và quá trình tiến hóa của con người.

Theo tạp chí chuyên ngành của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, hóa thạch trên được tìm thấy trong một dự án khảo cổ năm 2014 tại khu vực hang động Aroeira. Đây là hóa thạch xương cổ nhất của con người từng được tìm thấy tại Bồ Đào Nha.

Nhà nhân chủng học Rolf Quam của Đại học Binghamton, đồng thời là một tác giả của nghiên cứu, cho biết hiện đang có nhiều tranh cãi xung quanh nguồn gốc của xương sọ này.

Dựa theo một số đặc điểm xương, nhóm nghiên cứu của ông Quam cho rằng hộp sọ này không phải của người Neanderthals - một loài trong chi Người đã tuyệt chủng, nhưng có thể thuộc về tổ tiên của Neanderthals. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chưa thể xác định được hộp sọ là của nam hay nữ cũng như nguyên nhân gây tử vong.

Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm bề mặt của các mỏm đá và trầm tích xung quanh, nhóm nghiên cứu xác định hóa thạch này có niên đại khoảng 400.000 năm tuổi. Trong khi đó, cấu trúc xương cho thấy đây là hộp sọ của một người trưởng thành.

Theo nhà khảo cổ học người Bồ Đào Nha Joao Zilhao, hóa thạch sọ người tại hang động Aroeira là một phát hiện hiếm có và có ý nghĩa quan trọng với ngành khảo cổ. Trong thời gian tới, các chuyên gia sẽ tiếp tục nghiên cứu chi tiết về hộp sọ và môi trường khu vực hang động Aroeira để từ đó xây dựng một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống thời cổ đại cũng như sự tiến hóa của loài người tại khu vực này.

Hóa thạch 400.000 năm tuổi này sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ học quốc gia ở Lisbon vào tháng 10 năm nay./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nghiên cứu khoa học về ‘Con mắt thứ ba’ – P1: Những con người có năng lực đặc biệt

Đã từ lâu, nhiều tôn giáo và tín ngưỡng cho rằng trong mỗi người đều có con mắt thứ ba, nó chính là cửa sổ giao tiếp giữa con người với thế giới khác. Tuy vậy, những người khác vẫn luôn nghi ngờ sự tồn tại của con mắt thứ ba.

Ngày nay, những thí nghiệm hết sức thực tại và các kết quả nghiên cứu của giới khoa học có thể giúp chúng ta hình dung liệu con mắt thứ ba có thực sự tồn tại hay không.

Trong phần 1, xin giới thiệu với bạn đọc các trường hợp có thật đã được ghi nhận.

1. Người phụ nữ có khả năng nhìn khi bị bịt mắt ở Việt Nam

Chị Hoàng Thị Thiêm, sinh năm 1970,  trú tại xóm Mới, thôn Bùi Trám, xã Hòa Lương, Lương Sơn, Hòa Bình. Chị có thể nhắm mắt mà đọc rõ sách báo, có thể bịt mắt mà đi lại như người bình thường, thậm chí chị có thể bịt mắt mà vẫn đi xe máy, không gặp bất cứ vấn đề gì.

Chị Thiêm kể: “Một hôm, tôi ra nhà anh họ bên chồng ở Hà Nội ăn giỗ. Anh ấy thấy tôi có nhiều biểu hiện lạ, sức khỏe yếu nên đã giới thiệu tôi đến học bộ môn năng lượng sinh học, ngồi thiền nâng cao sức khoẻ. Buổi đầu tiên thầy giáo nói mở luân xa cho tôi, yêu cầu tôi nhắm mắt ngồi thiền. Sau đó, thầy hỏi khi nhắm mắt mọi người có nhìn thấy gì không, người thì bảo thấy ngôi sao, người bảo toàn màu đen, riêng tôi không nhìn giống mọi người. Nghĩ trong bụng sao mình lại nhìn thấy thầy nhỉ, sợ nói ra không ai tin nên tôi không nói. Đến buổi thứ 3 tôi mới dám nói cho cả lớp, khi ngồi thiền tôi nhìn thấy thầy giáo và mọi người. Mặt tôi phừng phừng, tôi nói nếu mọi người không tin bịt mắt tôi lại, mang sách vở tôi đọc cho mà xem.”

Cả lớp nhốn nháo, chưa tin đó là sự thật, một nhóm đem sách vở đến, nhóm kia tìm khăn bịt kín mít hai hốc mắt của chị Thiêm lại, nhưng chị vẫn đọc được. Chị Thiêm bảo, khả năng này của chị không phải lúc đó mới có mà có từ nhỏ, chỉ có điều ngày nhỏ chị nghĩ ai cũng giống mình nên chưa có dịp nói ra.

Chị Hoàng Thị Thiêm có thể đọc sách trong khi mắt bị bịt kín (ảnh: kienthuc.net.vn) Chị Hoàng Thị Thiêm có thể đọc sách trong khi mắt bị bịt kín (ảnh: kienthuc.net.vn)

Năm 2006, một cuộc kiểm tra khoa học được tiến hành với chị Thiêm trước sự chứng kiến của khoảng 20 cơ quan báo đài, truyền hình. Chị Thiêm được bịt kín mắt nhưng vẫn đi lại trong tòa soạn bình thường mà không bị vấp ngã. Chị quay số điện của chính các phóng viên ghi ra mẩu giấy đưa cho, dù không nhìn bằng mắt thường nhưng chị vẫn bấm đúng số.

Chị Thiêm có thể đi xe máy khi mắt bị bịt kín (ảnh: kienthuc.net.vn)

Chị Thiêm có thể đi xe máy khi mắt bị bịt kín (ảnh: kienthuc.net.vn)

Năm 2007, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã tiến hành kiểm tra khả năng của chị trong nhiều tháng, mỗi lần kiểm tra đều có hàng chục người quan sát và theo dõi. Họ kết luận, khi bị bịt kín mắt, chị thực sự có khả năng nhìn mọi vật qua một điểm phía trên của sống mũi, giao giữa hai lông mày mà trong nhân thể học người ta vẫn gọi là ấn đường. Không chỉ nhìn được các vật thể đặt phía trước mặt, chị còn có thể nhìn được các vật thể phía 2 bên thái dương của mình.

Gần đây nhất, tháng 5/2015, một nhóm các nhà khoa học tại Viện Vật lý – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phối hợp cùng với Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người một lần nữa tiến hành kiểm tra với chị. Trong lần kiểm tra này, chị đã đọc chính xác các tài liệu được đưa ra mặc dù mắt vẫn bị bịt kín. Chị còn có thể xác định hình dáng và màu sắc của các vật thể hoặc có thể dùng bút để nối 5/6 điểm trên một tờ giấy để tạo thành hình một ngôi sao năm cánh. Không chỉ ở Việt Nam, các nhà khoa học ở các nước như Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc đã mời chị sang để kiểm tra về “con mắt thứ ba” của chị. Khả năng của chị đều đã khiến họ kinh ngạc. Họ đều công nhận, ở chị thực sự tồn tại con mắt thứ ba.

Chị Thiêm có thể nối 5/6 điểm để tạo thành một hình ngôi sao 5 cánh khi mắt bị bịt kín (ảnh chụp video/vtv.vn)

Chị Thiêm có thể nối 5/6 điểm để tạo thành một hình ngôi sao 5 cánh khi mắt bị bịt kín (ảnh chụp video/vtv.vn)

Chị Thiêm trong một lần được chuyên gia nước ngoài thực nghiệm về sự tồn tại của con mắt thứ 3 (ảnh: kienthuc.net.vn)

Chị Thiêm trong một lần được chuyên gia nước ngoài thực nghiệm về sự tồn tại của con mắt thứ 3 (ảnh: kienthuc.net.vn)

Ngoài ra, không chỉ nhìn đọc được chữ và nhìn được vật thể khi bị bịt mắt, chị Thiêm còn có khả năng nhìn được và giao tiếp được với những người đã chết. Chị đã giúp cho nhiều gia đình tìm được mộ của người đã mất, thậm chí, chị còn có thể giao tiếp với những người đã chết đuối để họ chỉ ra chỗ xác của họ bị vùi lấp.

Video về khả năng nhìn bằng con mắt thứ ba của chị Hoàng Thị Thiêm trong chương trình Những chuyện lạ Việt Nam của VTV

 

 

2. Cô gái có đôi mắt như máy chụp X-quang

Natasha Demkina sinh năm 1987, là cô gái sống ở thành phố Saransk (Nga). Khi Natasha lên 10 tuổi, một trận đau ruột thừa suýt cướp đi tính mạng của cô. Trở về nhà sau ca phẫu thuật kéo dài 8 tiếng, cô bé Natasha vẫn vui tươi, sinh hoạt bình thường.

Cho đến một ngày, Natasha hét toáng lên khi đứng trước mặt mẹ: “Mẹ ơi, bụng mẹ có cái hạt đậu và cái vòi xếp nếp kìa. Cả cái quả gì đo đỏ đang cử động nữa”. Quá hoảng sợ, mẹ Natasha lập tức đưa con đến bác sĩ. Vừa đến bệnh viện, Natasha lại khiến cho bác sĩ hoảng sợ theo khi cô bé mô tả các bộ phận trong cơ thể ông. Do còn nhỏ nên Natasha không thể dùng được thuật ngữ y học để kể tên từng bộ phận trong cơ thể. Cô bé chỉ biết mô tả thận là hạt đậu, ruột là chiếc vòi xếp nếp…

Các bác sĩ giỏi nhất trong bệnh viện đã tập trung tại phòng khám của cô bé và họ đều bối rối trước những gì cô bé nói. Điều đặc biệt là cô bé có thể chỉ ra vị trí chính xác của từng bộ phận cho đến những vết thương của một bác sĩ nào đó. Natasha có thể “siêu âm” từng nội tạng, xác định tình trạng bệnh tật cũng như nhận diện tế bào, vi khuẩn hoặc vi-rút trong cơ thể.

Qua nhiều lần thử nghiệm và kiểm tra, các bác sĩ cho biết, những chẩn đoán của cô nhiều lúc còn chính xác hơn bác sĩ có trang thiết bị y tế tiên tiến hỗ trợ. Mặc dù cô bé có thể thấy được nội tạng của người khác nhưng Natasha lại không thể “siêu âm” cho chính mình.

Natasha Demkina, cô gái được biết đến với khả năng thấu thị thân thể như một máy chụp X-quang (ảnh: internet)

Natasha Demkina, cô gái được biết đến với khả năng thấu thị thân thể như một máy chụp X-quang (ảnh: internet)

Natasha cho biết: “Tôi có thể điều chỉnh được cách nhìn của mắt. Nếu muốn xem thể trạng sức khỏe của ai đó, tôi có thể dễ dàng chuyển sang cách nhìn thứ hai trong tích tắc. Chỉ cần tập trung suy nghĩ, tôi có thể nhìn rõ toàn bộ cấu trúc trong cơ thể người, vị trí cũng như chức năng của các cơ quan. Thật khó giải thích làm thế nào tôi có thể nhận biết bệnh tật trong cơ thể. Các nội tạng có vấn đề đều sinh ra một loại phóng xạ, giúp tôi nhận ngay ra vị trí đang bị tổn thương. Tuy nhiên, cách nhìn thứ hai của tôi chỉ có tác dụng vào ban ngày mà thôi”.

Video về quá trình kiểm tra khả năng của Natasha:

 

 

Trong truyền thuyết, các vị danh y của Trung Hoa cổ đại đều có những khả năng siêu thường. Họ có thể nhìn thấu cơ thể người bằng thiên mục hay con mắt thứ ba. Ví dụ, Hoa Đà nhìn thấy một khối u trong não Tào Tháo và khuyên Tào Tháo mổ não để làm thủ thuật bỏ khối u. Nhưng Tào Tháo lại nghĩ rằng Hoa Đà muốn giết mình nên đã giam Hoa Đà trong ngục tới chết. Sau đó, Tào Tháo đã thực sự phát bệnh đau đầu mà chết. Theo các kinh sách cổ xưa, con mắt thứ ba nằm ở trước trán, hơi dịch lên trên và ở giữa hai hàng lông mày, nó có thể được mở ra thông qua việc thực hành các môn tu luyện.

>> Nghiên cứu khoa học: Thiền định có thể sản sinh siêu năng lực

3. Những người có khả năng nhìn xa hàng nghìn dặm

Năm 1995, Cục tình báo trung ương Mỹ CIA giải mật và chấp thuận công bố một số tài liệu tiết lộ về việc tham gia một chương trình bí mật có tên Stargate kéo dài 25 năm. Ghi nhận trong nghiên cứu cho biết, Ingo Swann, một người tham gia chương trình này có thể nhìn thấy được các vòng tròn đặc trưng bao quanh sao Mộc trước khi NASA chụp ảnh nó bằng tàu không gian Pioneer 10. Một số cá nhân cũng có thể nhìn được vật thể và con người ở các phòng riêng biệt và hoàn toàn bị chặn từ vị trí người quan sát.

Dao thị, một năng lực của con mắt thứ ba cho phép thấy cảnh tượng cách xa hàng ngàn cây số (ảnh: freeclairvoyantreading)

Dao thị, một năng lực của con mắt thứ ba cho phép thấy cảnh tượng cách xa hàng ngàn cây số (ảnh: freeclairvoyantreading)

Vào năm 2003, báo Washington Post có đưa tin, giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1989, trong cuộc chiến với các tổ chức khủng bố hoặc các chế độ bất đồng chính kiến, bộ Quốc phòng Mỹ đã sử dụng các nhà ngoại cảm có năng lực đặc biệt của con mắt thứ ba như Joe MacNonigle trong việc xác định nơi các con tin người Mỹ bị giam giữ, kho vũ khí hay bản doanh của thủ lĩnh của các tổ chức này. Các tài liệu do Washington Post thu được cho biết kết quả làm việc của các nhà ngoại cảm đều mang lại thành công cho các chiến dịch quân sự.

Cuốn sách bí mật của công năng dao thị do Joe MacNonigle làm tác giả (ảnh: Amazon)

Cuốn sách bí mật của khả năng dao thị do Joe MacNonigle làm tác giả (ảnh: Amazon)

Không chỉ các trường hợp được đề cập bên trên, đã có hàng nghìn báo cáo và ghi nhận về các hiện tượng khác nhau của con mắt thứ ba khác  ở khắp nơi trên thế giới và thu hút được sự quan tâm lớn của mọi người.

Mặc dù hiểu biết của con người về con mắt thứ ba vẫn còn rất hạn chế, nhưng trước những hiện tượng và các thử nghiệm hết sức thực tại và rõ ràng như bên trên, có lẽ chúng ta không thể phủ nhận sự tồn tại hết sức thực tế của chúng. Ngày nay, khoa học hiện đại đã công nhận rằng, phía trước tuyến tùng quả trong bộ não cũng có một cấu trúc giống y hệt con mắt người.

Trong phần 2, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về tuyến tùng quả này.

Thiện Tâm tổng hợp

Edited by phamhung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiện tượng kỳ lạ khi Hàn Quốc trục vớt phà Sewol

Dân trí Vào thời điểm trục vớt phà Sewol hôm 22/3, trên bầu trời Hàn Quốc đã xuất hiện đám mây có hình giống dải ruy băng vàng dùng để tưởng nhớ hơn 300 nạn nhân trong vụ đắm phà này.
 

Đám mây hình dải ruy băng vàng xuất hiện trước khi phà Sewol được vớt lên mặt nước. (Ảnh: Chosun Ilbo)

Đám mây hình dải ruy băng vàng xuất hiện trước khi phà Sewol được vớt lên mặt nước. (Ảnh: Chosun Ilbo)

Báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc cho biết, đám mây kỳ lạ này xuất hiện vào khoảng 18h30 ngày 22/3 khoảng nửa ngày trước khi phà Sewol được vớt lên khỏi mặt nước sau gần 3 năm nằm ở độ sâu 40m.

Dải ruy băng vàng dùng để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ chìm phà Sewol. (Ảnh: Getty)

Dải ruy băng vàng dùng để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ chìm phà Sewol. (Ảnh: Getty)

Các bức ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy, đám mây này có hình thù giống như dải ruy băng vàng dùng để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ chìm phà Sewol. Dải ruy băng còn được coi như biểu tượng của niềm hy vọng.

Phà Sewol được vớt lên vào hôm 23/3. (Ảnh: Reuters)

Phà Sewol được vớt lên vào hôm 23/3. (Ảnh: Reuters)

Vụ chìm phà xảy ra hồi tháng 4/2014, lấy đi sinh mạng của 304 người, trong đó chủ yếu là học sinh. Gia đình các nạn nhân trong những năm qua đã kêu gọi chính quyền trục vớt chiếc phà và điều tra toàn diện vụ tai nạn thương tâm này. Tuy nhiên, phải gần 3 năm sau, nguyện vọng này mới được hiện thực hóa sau khi các chuyên gia đã nghiên cứu kỹ lưỡng điều kiện thời tiết, sức gió.

Minh Phương

Theo Chosun Ilbo

Share this post


Link to post
Share on other sites

2 hóa thạch người tí hon 600 triệu năm tuổi ở Nam Cực: Họ là ai và từ đâu đến?

Gần đây, 2 hài cốt được cho là của người tí hon đã được phát hiện ở dãy núi Whitmore, Nam Cực, một vùng đất xa xôi, lạnh giá không có con người cư trú trong khoảng thời gian rất lâu. Điều đáng ngạc nhiên là theo các nhà nghiên cứu, chúng có niên đại lên đến 600 triệu năm tuổi.

người tí hoc, nam cực, hóa thạch, Bài chọn lọc, 600 triệu năm,

Một trong 2 bộ hóa thạch mới được phát hiện ở Nam cực. (Ảnh: freaklore.com)

Xương người tí hon đã được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Sinh vật này từng là một phần trong những câu chuyện thần thoại. Tuy nhiên giờ đây, các bằng chứng mới được tìm thấy dẫn đến một khám phá có thể thay đổi lịch sử thế giới.

Cụ thể, những bộ xương nhỏ này được phát hiện ở dãy núi Whitmore, Nam Cực, nơi được cho là không có khả năng sinh sống do nhiệt độ quá thấp.

Tuy nhiên, điều khó hiểu nhất về các hóa thạch này là chúng tồn tại trước cả khủng long, cách đây hàng trăm triệu năm, trước khi bất cứ thứ gì giống với con người xuất hiện trên Trái đất.

Hai bộ xương được bảo tồn hoàn hảo được cho là có niên đại 600 triệu năm tuổi, cổ hơn bất kỳ động vật có xương sống nào đã phát hiện trước đây. Hình dạng của xương cũng chỉ ra chúng là người chứ không phải linh trưởng và tính đầy đủ của hài cốt cũng cho thấy chúng là người lớn hơn là trẻ sơ sinh.

người tí hoc, nam cực, hóa thạch, Bài chọn lọc, 600 triệu năm,

Điều khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên nhất là chúng có niên đại khoảng 600 triệu năm tuổi. (Ảnh: freaklore.com)

Khám phá trong lỗ sâu nhất thế giới trong khi bộ xương được phát hiện cũng cho thấy chúng không phải có nguồn gốc ngoài Trái đất. Có lẽ đã từng có nền văn minh tiên tiến tồn tại cách đây rất lâu, từ trước thời kỳ của khủng long.

Bảo tàng cổ sinh vật học California từng mô tả về giai đoạn này:

“Lịch sử các hóa thạch của sự sống trên Trái đất đã bị đẩy lùi về 3,5 tỷ năm trước. Hầu hết các hóa thạch khi đó là vi khuẩn và tảo vi lượng. Tuy nhiên, trong cuối thời kỳ đại Nguyên Sinh, cách đây khoảng 635 đến 542 triệu năm trước, theo thuyết Darwin thì chỉ có thể tồn tại một số động vật thân mềm ở một vài địa phương trên thế giới”.

người tí hoc, nam cực, hóa thạch, Bài chọn lọc, 600 triệu năm,

Nơi phát hiện các hóa thạch người tí hon. (Ảnh: freaklore.com)

Có nhiều thứ đã được giữ kín theo thời gian vì lý do nào đó. Tuy nhiên, giờ đây mọi thứ đang dần được đưa ra ánh sáng để chúng ta hiểu thế giới bí ẩn này theo một cách mới. Nhiều nghiên cứu sẽ sớm được tiến hành tại Washington, D.C.

Nếu dựa trên thuyết tiến hóa của Darwin, người tí hon kia hẳn phải là những sinh vật siêu nhiên chỉ có trong những câu chuyện cổ tích. Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện nhiều bằng chứng thực tế cho thấy chúng đã từng tồn tại.

Vậy có lẽ chúng ta sẽ phải chấp nhận rằng, những sinh vật siêu nhiên khác mà chúng ta từng nghĩ chỉ có trong trí tưởng tượng có thể hoàn toàn là có thật.

 

 

TinhHoa

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải thích thế nào đây ? Ông tổ của thuyết tiến hóa giải thích giúp

Chiếc ốc vít được phát hiện ở Trung Quốc được cho là tương tự đinh vít tìm thấy ở Nga vào những năm 90. Cả 2 đều có niên đại lên đến 300 triệu năm tuổi, điều này đang thách thức giới khảo cổ và lịch sử học. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây có thể là bằng chứng của nền văn minh thời tiền sử.

Trung Quốc, ốc Lan Châu, 300 triệu năm tuổi,

Chiếc ốc vít nằm trong đá được phát hiện ở Lan Châu, Cam Túc, Trung Quốc. (Ảnh: Ancient Code)

Ốc Lan Châu được phát hiện vào năm 2002 đã thu hút đông đảo sự chú ý của các nhà sưu tập và các nhà nghiên cứu. Phần bí ẩn nhất của vật thể này là chiếc ốc vít nằm bên trong một viên đá. Hòn đá hình quả lê có kích thước khoảng 6 × 8cm, nặng khoảng 466g.

 

Đây không phải là một loại đá phổ biến cộng với chiếc ốc vít kim loại bên trong đã làm tăng thêm sự huyền bí cho hòn đá này.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Địa chất và Nghiên cứu Khoáng sản Trung Quốc cho biết, ốc Lan Châu được tạo ra trước khi bị lớp đất đá kiên cố bao bọc, quá trình này được cho là diễn ra trong 300 triệu năm.

Thực tế, hòn đá quái lạ trên đã khiến các nhà địa chất phải “đau đầu”. Các cuộc kiểm tra đã thất bại trong việc xác định chính xác thành phần của nó.

Tất cả các nhà nghiên cứu gồm các nhà địa chất học và các nhà vật lí học thuộc các ban ngành khác nhau ở Trung Quốc đều không đưa ra được kết luận chắc chắn về nguồn gốc của món đồ tạo tác này.

Nhiều giả thuyết đã được đề xuất nhằm cố gắng giải thích nguồn gốc của hòn đá và thanh kim loại. Trong khi hầu hết các nhà nghiên cứu tin chắc đây là hiện vật của một nền văn minh thời cổ đại, thì các nhà nghiên cứu khác lại gợi ý, với thành phần bí ẩn của hòn đá, có khả năng cả đá và ốc vít kim loại đều có nguồn gốc từ một hành tinh khác.

 

Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học Trung Quốc kết luận rằng hiện vật này không được sản xuất trong thời hiện đại, giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất là: Đây là một sản phẩm của nền văn minh thời tiền sử.

Rất có thể còn nhiều điều chưa được chúng ta biết đến trong lịch sử xa xôi của nhân loại. Lịch sử và khảo cổ học rõ ràng không phản ánh toàn bộ bức tranh về quá khứ của chúng ta và các vật thể như ốc Lan Châu là bằng chứng cho chuyện này.

Bên cạnh đó, người ta tin rằng chiếc đinh vít được phát hiện ở Nga vào những năm 90 cũng được làm ra cách đây 300 triệu năm. Chúng cũng nằm gọn trong những hòn đá và được tìm thấy ngẫu nhiên khi các nhà khoa học đến nghiên cứu 1 thiên thạch vừa rơi xuống vùng Kaluga.

Trung Quốc, ốc Lan Châu, 300 triệu năm tuổi,

Chiếc đinh vít hơn 300 triệu năm tuổi nằm trong đá được phát hiện ở Nga. (Ảnh: mez.su)

Các cuộc kiểm tra cho thấy 1 số con ốc gắn chặt vào kết cấu của đất đá và thật kỳ lạ, tuổi của chúng phù hợp 1 cách chuẩn xác với những con ốc được tìm thấy tại Trung Quốc.

Những khám phá như trên có thể được tìm thấy ở bất kỳ đâu. nhưng có lẽ vì nó nằm ngoài lối tư duy học vấn hiện đại, nên đã không được phổ biến. Dù vậy tất cả những khám phá đó đã nói lên rằng, có thể những gì chúng ta từng biết về lịch sử và nguồn gốc loài người là hoàn toàn sai.

Có vẻ như hàng triệu năm trước, Trái đất là 1 ngôi nhà hoàn toàn khác biệt so với những suy đoán của con người ngày nay. Những vật thể được tìm thấy như ở Trung Quốc và Nga đã chỉ ra rằng các nền văn minh tiên tiến có thể đã tồn tại hàng triệu năm trước trên hành tinh chúng ta.

Một bộ phận trong giới khảo cổ học và sử học sẽ tiếp tục phủ nhận những phát hiện này, vì như đã biết, chúng có thể làm thay đổi lịch sử đã đi vào tiềm thức của con người quá lâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay