Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Nhạc sĩ Thanh Tùng qua đời

Tác giả "Em và tôi", "Giọt nắng bên thềm", "Lối cũ ta về" qua đời vào 5h45 ngày 15/3 tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, hưởng thọ 69 tuổi.

 

Nhạc sĩ Thanh Tùng - ông già chải chuốt ngồi xe lăn.

 

Anh Thông - con trai nhạc sĩ Thanh Tùng - xác nhận thông tin nhạc sĩ qua đời. Còn anh Thắng - trợ lý nhạc sĩ Thanh Tùng - cho biết nhạc sĩ nhập viện được 12 ngày trước khi mất.

 

Lễ viếng và truy điệu nhạc sĩ Thanh Tùng được tổ chức từ 8h đến 10h30 ngày 22/3 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội). Lễ an táng diễn ra cùng ngày tại công viên Nghĩa trang Thiên Đức (xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ).

 

Năm 2008, sau trận tai biến bất ngờ, nhạc sĩ không còn đi lại được. Ông liệt bên phải, mất khả năng nói. Không chỉ chịu di chứng tai biến, ông còn bị tiểu đường và thận. Hàng tuần, ông ba lần tới chạy thận tại bệnh viện Bạch Mai.

 

thanh-tung-7816-1458009136.jpg

Nhạc sĩ Thanh Tùng trên xe lăn tại nhà riêng ở Hà Nội vài tháng trước.

 

Nhiều năm qua, ông sống trên chiếc xe lăn nhưng vẫn giữ tinh thần lạc quan. Ngày thường, ông được con cháu đưa đi dạo Hồ Tây ngắm cảnh. Lần cuối cùng Thanh Tùng đứng trên sân khấu là trong liveshow Một mình 2008.

 

Nhạc sĩ Thanh Tùng sinh ngày 15/9/1948 tại Nha Trang, Khánh Hòa. Năm sáu tuổi, ông theo cha mẹ tập kết ra Bắc và lớn lên tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Nhạc viện Bình Nhưỡng, Triều Tiên năm 1971, khi mới 23 tuổi. Trở về nước, Thanh Tùng đảm nhận vai trò chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam II từ 1971 tới 1975. Sau đó, ông vào sống tại TPHCM và là một trong những người có công xây dựng Dàn nhạc nhẹ Đài truyền hình TPHCM. Ông cũng từng chỉ huy hợp xướng và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Bông Sen trước khi công tác tại Hội Âm nhạc TPHCM.

 

Sinh thời, Thanh Tùng nổi tiếng là người có tâm hồn lãng du, phóng khoáng. Ông là tác giả của nhiều tình khúc được nhiều thế hệ yêu thích như Chuyện tình của biển, Lời tỏ tình của mùa xuân, Ngôi sao cô đơn, Câu chuyện nhỏ của tôi, Hoa tím ngoài sân, Em và tôi, Phố biển, Mưa ngâu, Lối cũ ta về...

 

Thanh Tùng mất nhưng âm nhạc của ông còn. Có lẽ, ông cũng chẳng đi đâu xa. Trái tim ca hát của ông vẫn lãng du đây đó như thường khi rồi về ngồi lặng bên thềm nhà. Ở nơi đó, thời gian qua như quy luật tự nhiên, cuộc sống trôi đi như vốn có, như những câu hát mà ông từng viết:

 

"... Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi
Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi
Một sớm mai kia
Chợt thấy hư vô trong đời
Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi
Chỉ là... thế thôi...".

 

Hoàng Anh

 

"Lối cũ ta về"
( Nhớ nhạc sĩ Thanh Tùng của một nickname)

 

"Lối cũ ta về" không có ai
"Mưa ngâu" tí tách giọt ngắn dài
"Hoa tím ngoài sân" buồn tê tái
"Giọt nắng bên thềm" cũng phôi phai.

 

"Phố biển" chờ ai trong nắng mai?
Nhắc "câu chuyện nhỏ của tôi" hoài
"Chuyện tình của biển" còn vang mãi
"Lối cũ ta về" vương bóng ai./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn trẻ Hà Nội thắp nến giữa công viên, cùng hát nhạc Bức Tường để tưởng nhớ Trần Lập

 

Tối hôm qua, tại công viên Cầu Giấy (Hà Nội), một nhóm các bạn trẻ yêu Rock đã cùng ngồi với nhau, thắp nến và đàn hát những ca khúc của Bức Tường để tưởng nhớ sự ra đi của Trần Lập.

 

Tin Trần Lập ra đi mãi mãi sau khi đã kiên cường chiến đấu với cơn bạo bệnh vẫn đang khiến rất nhiều người đau lòng và nuối tiếc suốt hai ngày hôm nay. Cả một thế hệ đã dành cả tuổi trẻ của mình để nghe nhạc của anh, của Bức Tường và rồi lớn lên từ đó. Thế nên, không chỉ fan nhạc rock, hay những người hâm mộ của Bức Tường, mà tất cả mọi người khi nghe thấy tin cũng đều cảm thấy buồn như bản thân vừa mất đi một điều gì đó rất gắn bó.

 

Cũng trong tâm trạng ấy, tối hôm qua (18/3), một nhóm các bạn trẻ đã cùng tập hợp nhau lại giữa công viên Cầu Giấy (Hà Nội) để tưởng nhớ sự ra đi của người thủ lĩnh đầy tài năng và mạnh mẽ: Trần Lập.

 

10600595-985634641516743-131213293809260

 

Khá đông các bạn trẻ đã có mặt tại công viên tối hôm qua, cùng xếp những ngọn nến thành cái tên "Trần Lập" rồi ngồi xung quanh và đàn, hát lại những ca khúc đã gắn bó với tên tuổi của Trần Lập, của Bức Tường khiến rất nhiều người xúc động.

 

Chia sẻ với chúng tôi, Lê Trung Hiếu - một cậu bạn có mặt tại công viên Cầu Giấy tối qua cho biết: "Chúng mình là một nhóm quen nhau từ show Đôi bàn tay thắp lửa đúng 2 tháng trước, sau khi kết thúc show đó thì bọn mình vẫn có liên lạc với nhau, vẫn rủ nhau tham gia các show rock nhỏ. Hôm trước, vừa nghe tin anh Lập đi, ai cũng buồn và muốn làm một điều gì đó ý nghĩa.

 

Rồi hôm qua bọn mình tập hợp nhau lại tại công viên Cầu Giấy. Bọn mình có khoảng 20 người, cùng nhau thắp nến, và hát những bài hát của anh Lập, của Bức Tường từ 7h30 đến 10h. Hoạt động này cũng có sức lan tỏa khi mà có khá đông các bạn ở xung quanh đến cùng quây lại thành 1 vòng tròn, cùng hát, cùng thắp nến với bọn mình".

 

index-7616-1458355839-1458361116555.jpg

 

Bức ảnh chụp lại dòng chữ Trần Lập được viết bằng những ngọn nến của nhóm bạn trẻ này đã được Fanpage của nhóm nhạc Bức Tường chia sẻ lại. Đại diện của nhóm Bức Tường cũng gửi lời: "Thay mặt anh Lập và gia đình, ban nhạc xin cảm ơn tấm chân tình của các bạn. Rất rất cảm ơn các bạn!!!". Phía dưới tấm hình là rất nhiều những dòng bình luận thể hiện sự xúc động trước hoạt động này và bày tỏ sự tiếc nuối trước sự ra đi của Trần Lập.

 

Bạn Anh Túc bình luận: "Tối nay mình đi qua đây thể dục thấy các bạn hát và trời mưa nặng hạt rồi vẫn hát. Cảm động trước tấm lòng của các bạn đối với người đã khuất, trên trời chú rất hạnh phúc đấy!". Bạn Yen Nguyen thì chia sẻ thêm: "Nãy đi làm về qua mấy quán cafe cũng thấy ảnh đen trắng của anh Lập, mọi người ngồi xung quanh, đàn và hát."

 

Theo T.D / Trí Thức Trẻ

 

 

Rock là cực kỳ máu lửa, như một ngọn hỏa diệm sơn đang phun trào, con người của nhạc Rock đúng là như vậy, nhiều lúc cũng cần phải điên cuồng nhưng tỉnh táo nữa. Trước đó anh là một kiến trúc sư, một con người của kỹ thuật và mỹ thuật. Cùng chia tay nhạc sĩ, ca sĩ, chiến binh Trần Lập.

 

ava-1458276859689-53-0-501-716-crop-1458

 

3-1458211727210.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

TP - Trước khi qua đời vào năm 1996, nhà nữ tiên tri huyền thoại người Bulgaria Vanga trối trăng lại là sau vài năm sẽ xuất hiện người kế tục bà với những khả năng tiên tri đặc biệt hệt như bà. Đó sẽ là một cô bé sinh ra tại khu vực giữa châu Âu vào thời kỳ xảy ra những biến cố nguy hiểm.

Cô bé Kaede Uber.

Người ta chờ đợi sự xuất hiện của cô bé kỳ lạ ấy trong nhiều năm nhưng hoài công. Rút cuộc, vào năm 2009, một tờ báo Pháp đăng tải một bài ngắn về một cô bé có khả năng nhìn thấy tương lai và biết giao tiếp với người ngoài hành tinh. Cô bé sinh ra tại thành phố Montpellier miền nam nước Pháp, tên là Kaede Uber.

Thoạt đầu, chẳng ai tin vào khả năng đặc biệt của Kaede Uber. Cô bé liên tục bị kiểm tra và thử thách, lúc đầu trong phạm vi gia đình rồi sau đó đến lượt các nhà khoa học và ngoại cảm vào cuộc. Lời trối trăng của bà Vanga được xác nhận. Mọi người tin chắc rằng, cô bé chính là người kế tục nhà nữ tiên tri huyền thoại..

Kể từ đó, Kaede Uber cùng gia đình cô bắt đầu bị theo dõi, bám sát, không còn được sống yên ổn. Rồi họ đột nhiên biến mất suốt 5 năm trời.

Cách đây ít lâu, Kaede Uber nay đã lớn lại đột ngột xuất hiện. Cô cho rằng giờ đây, khi trên thế giới xảy ra quá nhiều biến cố nguy hiểm như chủ nghĩa khủng bố lan tràn và các nước châu Âu phải đối mặt với làn sóng nhập cư, đã đến lúc cần cảnh báo mọi người về những thảm họa có thể xảy ra.

Mới đây, một nhóm nhà báo Nga đã tìm gặp và trò chuyện với Kaede Uber. Theo tiên đoán của cô, ngoài Syria và Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang rối loạn, một nước nữa cũng đang bị nguy hiểm rình rập là Algeria. Cô cũng tiên đoán chỉ ít năm nữa, Trái đất sẽ gặp thảm họa sinh thái và nhân loại có thể thiếu nguồn nước uống.

Share this post


Link to post
Share on other sites
15 sự thực thú vị ít người biết về đất nước Nhật Bản Có nhiều người được nhận nuôi ở Nhật Bản là người trưởng thành. Trên thực tế, 98% của tất cả vụ nhận con nuôi là đàn ông trong độ tuổi 20 - 30, với lí do chính là để kế nghiệp một công ty hình thức gia đình. Nếu một gia đình không có con trai để gìn giữ tên tuổi của mình, họ sẽ thường nhận con nuôi về nhà.

Chắc chắn tất cả các quốc gia trên thế giới này đều có những đặc điểm "điên rồ" và "kỳ lạ" của riêng mình, nhưng chắc chẳng có nơi nào có thể sánh được với Nhật Bản. Sau đây, chúng ta sẽ cùng với 15 sự thực vô cùng thú vị về đất nước sản sinh ra mangaanime và vô số thứ quái gở khác:

1. Nhật Bản có "khu rừng tự sát" mang tên Aokigahara ở núi Fuji, và đây là người ta tìm đến để kết liễu cuộc đời nổi tiếng thứ 2 trên thế giới, xếp sau Cầu Golden Gate của Mỹ.

15-su-thuc-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-dat-n
 

2. Công ty lâu đời nhất trên thế giới thuộc về Nhật Bản, Kongō Gumi Co., Ltd là một công ty xây dựng được thành lập từ năm 578.

15-su-thuc-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-dat-n
 

3. Nhật Bản tiêu thụ lượng lớn cafe mỗi năm, và khoảng 85% tổng lượng sản xuất cafe mỗi năm của Jamaica đều xuất khẩu sang Nhật Bản.

15-su-thuc-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-dat-n
 

4. Nhiều công ty Nhật Bản thường sử dụng cách sa thải nhân viên một cách "bị động". Lí do là bởi họ sẽ phải trả một khoản tiền cắt hợp đồng nếu sa thải nhân viên trực tiếp, nên các công ty thường tạo ra một "căn phòng trừng phạt". Nhân viên nào bị cho vào phòng đó sẽ phải làm vực vô cùng cực nhọc, và công ty hi vọng họ sẽ tự động xin nghỉ thay vì bị đuổi.

15-su-thuc-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-dat-n
 

5. Dịch vụ khách sạn tình yêu vô cùng phổ biến ở Nhật Bản, chúng có thể được thuê theo từng giờ với giá rẻ và có thiết kế phòng đủ dạng chủ đề khác nhau.

15-su-thuc-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-dat-n
 

6. Nhiều đàn ông Nhật Bản từ chối ra khỏi phòng riêng của họ. Tình trạng này được gọi là "hikikomori", người đàn ông sẽ giam mình trong phòng riêng và từ chối liên lạc với bất cứ ai. Các nhà thần kinh học đồng ý rằng tình trạng này xảy ra bởi trầm cảm và lo sợ xung quanh áp lực của xã hội Nhật Bản.

15-su-thuc-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-dat-n
 

7. Phụ nữ Nhật Bản thời xưa có truyền thống nhuộm răng đen để làm đẹp, bởi răng trắng được coi là xấu xí.

15-su-thuc-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-dat-n
 

8. Có nhiều người được nhận nuôi ở Nhật Bản là người trưởng thành. Trên thực tế, 98% của tất cả vụ nhận con nuôi là đàn ông trong độ tuổi 20 - 30, với lí do chính là để kế nghiệp một công ty hình thức gia đình. Nếu một gia đình không có con trai để gìn giữ tên tuổi của mình, họ sẽ thường nhận con nuôi về nhà.

15-su-thuc-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-dat-n
 

9. Dưa hấu vàng có giá rất đắt ở Nhật Bản, thậm chí một quả có hình dạng đẹp, hoàn hảo có thể bán tới 300 USD.

15-su-thuc-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-dat-n
 

10. KFC là một món ăn Giáng Sinh vô cùng phổ biến. Người dân Nhật Bản không thực sự có thói quen ăn mừng ngày lễ, nhưng KFC là địa điểm vô cùng phổ biến đối với người nước ngoài làm việc ở Nhật Bản bởi họ khó có thể tìm thấy nơi nào khác bán thịt gà cả con. Dần dần, người Nhật Bản cũng bắt đầu đi theo xu hướng này, và bây giờ thì ai cũng có thể đặt luôn vé tháng ở KFC để nhận khuyến mãi.

15-su-thuc-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-dat-n
 

11. Tỷ lệ biết đọc biết viết ở Nhật Bản là gần 100%, cho thấy người dân Nhật Bản vô cùng chú trọng giáo dục.

15-su-thuc-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-dat-n
 

12. Nhà hàng phục vụ thức ăn đóng hộp là một nét độc đáo ở Nhật Bản, bởi nó không hề có thực đơn truyền thống mà bạn cứ thế chọn hộp nào mình thích.

15-su-thuc-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-dat-n
 

13. Trở thành đầu bếp Fugu là một hành trình vô cùng gian nan, bởi Fugu là một dạng cá nóc có độc, có thể gây chết người nếu không biết cách chế biến. Để trở thành đầu bếp Fugu, bạn phải bỏ ra 11 năm rèn luyện, và phải tự nếm thức ăn để vượt qua kỳ kiểm tra.

15-su-thuc-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-dat-n
 

14. Nhật Bản có một hòn đảo tràn ngập hàng nghìn con thỏ có tên gọi Okunoshima.

15-su-thuc-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-dat-n
 

15. 70% diện tích Nhật Bản là đồi núi, bao gồm cả hai ngọn núi lửa.

15-su-thuc-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-dat-n
 

Nguồn: GameK

======================

Bằng chứng người Lạc Việt trên đất Nhật

 

7. Phụ nữ Nhật Bản thời xưa có truyền thống nhuộm răng đen để làm đẹp, bởi răng trắng được coi là xấu xí.

 

15-su-thuc-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-dat-n

Share this post


Link to post
Share on other sites

15 sự thực thú vị ít người biết về đất nước Nhật Bản

7. Phụ nữ Nhật Bản thời xưa có truyền thống nhuộm răng đen để làm đẹp, bởi răng trắng được coi là xấu xí.
15-su-thuc-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-dat-n

======================

Bằng chứng người Lạc Việt trên đất Nhật

 

Tks...

Quang Trung từng truyền hịch:

“Đánh cho để dài tóc - Đánh cho để đen răng. - Đánh cho nó chích luân bất phản - Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn - Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Nhật có tính cách khá quái. Họ thích thì cứ thế mà làm cho dù có khác người, phát triển cái " khác người" đó đến độ quái, đặc sắc riêng độc đáo, đôi khi khiến thế giới phải chấp nhận và làm theo. Không như đa số người Việt, làm cái gì cũng ngó quanh xem có ai làm như mình không rồi lo lắng này nọ. Hay là chưa làm đến đầu đến đũa đã bị chính đồng hương Việt chê bai, lôi cổ xuống.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

9h ngày 13/5 tại 19 Hàng Buồm Hà Nội, Trung tâm Minh Triết cùng Hội nhà văn Hà Nội tổ chức cuộc tọa đàm với tựa đề “Nhìn lại thuyết tiến hóa của Darwin” với diễn giả GS Phạm Việt Hưng. Với cái nhìn khoa học và tài liệu phong phú, ông giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và đính chính những ngộ nhận về thuyết tiến hóa của Darwin.

Thuyết tiến hóa đã ra đời từ cách đây hơn một thế kỷ rưỡi. Rất nhiều lý thuyết đã được dựng lên xung quanh nó, nhưng cho đến nay chưa một ai có thể chứng minh được thuyết này bằng thực nghiệm. Không ai chứng kiến được sự tiến hóa diễn ra trong thực tế, và cũng không ai tạo ra được sự sống từ vật chất vô sinh. Vì vậy ngày càng nhiều học giả uyên bác trên thế giới nghi ngờ lý thuyết này, hoặc từ bỏ nó. GS.TS Phạm Việt Hưng là một trong các bậc thức giả như vậy.

 

unnamed4.jpg

Vào 9h sáng, thứ 6 ngày 13/5/2016, tại số 19, Hàng Buồm, Hà Nội, sẽ tổ chức một cuộc hội thảo Nhìn lại thuyết tiến hóa của Darwin do GS Hưng chủ trì. Quý độc giả quan tâm đến sự kiện này có thể đến tham dự.

Diễn giả: Phạm Việt Hưng, viethungpham.com. Từng giảng dạy các môn Toán Kinh tế; Cơ học Lý thuyết; Sức bền Vật liệu; Toán luyện thi đại học. Hiện thỉnh giảng Toán cao cấp tại một đại học ở VN.

Share this post


Link to post
Share on other sites

9h ngày 13/5 tại 19 Hàng Buồm Hà Nội, Trung tâm Minh Triết cùng Hội nhà văn Hà Nội tổ chức cuộc tọa đàm với tựa đề “Nhìn lại thuyết tiến hóa của Darwin” với diễn giả GS Phạm Việt Hưng. Với cái nhìn khoa học và tài liệu phong phú, ông giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và đính chính những ngộ nhận về thuyết tiến hóa của Darwin.

Thuyết tiến hóa đã ra đời từ cách đây hơn một thế kỷ rưỡi. Rất nhiều lý thuyết đã được dựng lên xung quanh nó, nhưng cho đến nay chưa một ai có thể chứng minh được thuyết này bằng thực nghiệm. Không ai chứng kiến được sự tiến hóa diễn ra trong thực tế, và cũng không ai tạo ra được sự sống từ vật chất vô sinh. Vì vậy ngày càng nhiều học giả uyên bác trên thế giới nghi ngờ lý thuyết này, hoặc từ bỏ nó. GS.TS Phạm Việt Hưng là một trong các bậc thức giả như vậy.

 

unnamed4.jpg

Vào 9h sáng, thứ 6 ngày 13/5/2016, tại số 19, Hàng Buồm, Hà Nội, sẽ tổ chức một cuộc hội thảo Nhìn lại thuyết tiến hóa của Darwin do GS Hưng chủ trì. Quý độc giả quan tâm đến sự kiện này có thể đến tham dự.

Diễn giả: Phạm Việt Hưng, viethungpham.com. Từng giảng dạy các môn Toán Kinh tế; Cơ học Lý thuyết; Sức bền Vật liệu; Toán luyện thi đại học. Hiện thỉnh giảng Toán cao cấp tại một đại học ở VN.

 

 

Cảm ơn Việt Hà cho thông tin. Rất tiếc vào ngày 13/ 5 tôi chưa chắc kịp ra Hanoi. Nếu không tôi sẽ là người phản biện ông Phạm Việt Hưng. Tuy nhiên, cơ hội phản biện vẫn còn, vì tôi có thể xin bài tham luận của ông Phạm Viết Hưng sau đó và trình bày trong topic: "Lý học và khoa học hiện đại". Theo tôi, thuyết tiến hóa không sai, chỉ có điều nó chưa mô tả được cơ chế tiến hóa. Cũng như thuyết Di truyền của Thomas Hunt Morgan, lúc đầu thậm chí nó còn bị coi là một học thuyết phản động và cấm nghiên cứu ở một số nước như ở Liên Xô. Cũng chỉ vì nó không chỉ ra được cơ chế di truyền. Sau này, khi các nhà khoa học khám phá ra cơ chế di truyền, nên học thuyết này mới trở nên phổ biến và ưng dụng. Thuyết tiến hóa không có cái may mắn của việc tìm ra cơ chế tiến hóa.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Lạ lùng biểu tượng chim Lạc
Nhiều người dân ở TP.Nam Định (tỉnh Nam Định) phản ánh, trên tháp giao thông Đông A - QL10 ở cửa ngõ TP này có hình ảnh chim Lạc lao đầu xuống đất.
 

b6da26cc-5f33-4954-a957-ebf26c25dd7a.jpg

Hình ảnh chim Lạc lao đầu xuống đất trên tháp giao thông ở Nam Định

 

Ông Nguyễn Văn Thụ, một lái xe ôm thường xuyên có mặt ở khu vực này cho biết: “Đây là điểm giao của các tuyến đường đi Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam… Tôi đã nhiều lần thấy khách qua đây xì xào, mỉa mai là chim Lạc của đất văn hiến, đất học Nam Định mà cắm đầu xuống đất, không giống mọi nơi”.

Trong văn bản gửi Báo Thanh Niên, UBND TP.Nam Định lý giải: “Dự án trang trí đảo giao thông Đông A - QL10 mô phỏng hình bông hoa, với đàn chim lạc đang sà cánh đậu xuống, với ý nghĩa đất lành chim đậu”… Tuy nhiên, lý giải này đã không nhận được sự hưởng ứng của các nhà chuyên môn.

 

Anh Triệu Thanh Sơn, một người chuyên sưu tập, quảng bá văn hóa Nam Định bức xúc: “Nói để chim Lạc lao xuống với ý nghĩa “đất lành chim đậu” là ngụy biện. Chim Lạc là một biểu tượng văn hóa của 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt. Trong các tài liệu, hiện vật từ cổ chí kim chỉ thấy chim Lạc bay lên, chưa thấy đỗ xuống bao giờ. Chưa kể, nếu nhìn trực quan, chim Lạc ở tháp giao thông Nam Định không phải đang đỗ xuống mà là đang chúi đầu, cắm đầu lao xuống đất”.

Anh Sơn còn cho rằng biểu tượng chim Lạc như vậy còn bị người dân liên tưởng tới câu thành ngữ "chim sa, cá nhảy", vốn chỉ điềm dữ.

 

Đáng ngạc nhiên hơn là Sở VH-TT-DL tỉnh Nam Định cũng không hề biết gì về việc dựng công trình có biểu tượng chim Lạc kể trên. Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Công Hiệp, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Nam Định cho biết: “Tôi chưa từng nghe nói đến việc xin cấp phép về lĩnh vực văn hóa đối với công trình này. Đến khi dư luận xôn xao mới biết”.

Đánh giá về hình ảnh chim Lạc, ông Hiệp nói: “Tôi không được chia sẻ về ý tưởng của bên thiết kế, nhưng là người học chuyên ngành mỹ thuật, tham gia nhiều hội đồng thẩm định văn hóa, tôi thấy hình ảnh chim Lạc này cũng... hơi lạ”.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm Xuân Thụ, Chánh văn phòng UBND TP cho biết tháp giao thông kể trên là công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp, dự kiến hoàn thành trước Tết Ất Mùi (2015) nhưng chậm tiến độ, nên nay mới đang hoàn thiện. Về hình chim Lạc hướng xuống đất, ông Thụ cho rằng đây là lỗi của đơn vị tư vấn thiết kế. Ông Thụ cũng thừa nhận UBND TP đã tiếp nhận một số ý kiến cho rằng hình chim Lạc bay xuống là phản cảm và sẽ tiếp thu để xem xét, lấy ý kiến của nhân dân rồi điều chỉnh cho phù hợp.

 

Văn Đông\thannienonline

 

==============================

Càng ngày xuất hiện nhiều cái "lạ".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả phương Đông phản bác Thuyết Tiến hóa của Darwin Trong những năm đầu của thế kỷ 20, trong khi Thuyết Tiến hóa của Darwin được tin tưởng và ủng hộ bởi các nhà sinh học và những kẻ phân biệt chủng tộc ở Tây Phương, đã có một học giả Đông Phương mạnh mẽ phê phán Darwin. Theo học giả này, Darwin đã sai lầm khi coi đấu tranh sinh tồn như một định luật bắt buộc duy nhất của tiến hóa. Trong bài này tôi xin giới thiệu người đó là ai và luận cứ của ông như thế nào.

Học giả đó là Lý Tôn Ngô, sinh năm 1879 ở Thành Đô, Trung Hoa, mất năm 1944 (5 năm trước khi CHND Trung Hoa ra đời). Quan điểm của Lý Tôn Ngô phê phán Thuyết Tiến hóa của Darwin được trình bầy trong cuốn Hậu Hắc Học của ông, xuất bản lần đầu tiên năm 1934, được bổ sung thêm trong những lần tái bản về sau, được dư luận đánh giá là một “kỳ thư”. Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Trinh và Huy Sanh do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2000.

 

Điều tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh ở đây là Lý Tôn Ngô đã đi trước các học giả Tây Phương trong việc phê phán Darwin – trong khi thiên hạ tôn sùng Darwin như thần thánh thì ông ung dung chỉ ra những sai lầm của Darwin rõ như ban ngày. Ông không sa vào học thuật chuyên sâu của sinh học, mà bằng con mắt tinh đời của một người trung thực, ông chỉ ra những lệch lạc của Darwin bằng những lý lẽ rất đơn giản mà bất cứ ai cũng hiểu. Tính cách độc lập tư duy của ông rất đáng để cho các nhà khoa học và giáo dục suy ngẫm. Tôi kính trọng ông bởi tính cách không xu thời – không để cho bất cứ ai dắt mũi mình trong việc nhận thức chân lý.

Sau đây là những trích đoạn trong cuốn sách nói trên. Tôi có sửa chữa một hai từ ngữ cho dễ hiểu hơn, lược bỏ vài ba đoạn tôi cho là không cần thiết. Những chỗ tô đậm là do tôi. Xin trân trọng giới thiệu với độc giả:

Lý Tôn Ngô phê phán Darwin

Darwin nghiên cứu sinh vật học mấy chục năm, nghiên cứu hết con trùng, thảo mộc, chim muông, cầm thú, rút ra được mấy kết luận, giới khoa học coi đây là những phát kiến quý báu. Nhưng trong phòng thực nghiệm của Darwin có một động vật cao cấp không được nghiên cứu cho nên học thuyết của ông còn nhiều sơ hở. Động vật cao cấp đó là bản thân Darwin. Darwin bỏ qua xã hội loài người, sao không lấy Darwin làm tiêu bản để nghiên cứu bổ sung thêm. Do đó Tôn Ngô dùng những từ ngữ rất thú vị, thiết tưởng rằng Darwin sinh ra cho đến lúc ông ta già chết đi, sự phát triển tâm lý và hành vi ấy là lấy học thuyết Darwin chống lại Darwin, từ đó rút ra 5 điều kết luận trong xã hội loài người:

1/ Cùng một người, tri thức càng tiến bộ, tầm mắt nhìn càng xa, cạnh tranh càng ít.

2/ Cạnh tranh lấy sinh tồn làm giới hạn, quá giới hạn sẽ bị tổn hại.

3/ Cùng là người trong một nước, người đạo đức thấp kém đối với đồng loại càng gần càng cạnh tranh, người đạo đức cao thượng với đồng loại càng gần càng khiêm nhường.

4/ Con đường cạnh tranh có hai: “Một con đường dùng vũ lực ra bên ngoài tấn công người khác, một con đường dùng lực vào bên trong tìm ở sức mình. Người dùng lực ra bên ngoài xung đột với lực tuyến của người khác, lực của hai người không cân bằng thì một được một thua, hai lực bằng nhau thì cả hai cùng bại và đều bị thương tổn. Người dùng lực vào bên trong không xung đột với lực tuyến người khác, lực của ta và người cân bằng thì cùng bay bổng, ai dùng lực sâu hơn thì người đó chiếm ưu thế“.

5/ Làm việc gì cũng phải theo nguyên tắc người và ta cùng có lợi, cả hai không được thay thế nhau, thì lợi người mà không hại mình hoặc lợi mình mà không hại người.

tinhhoa.net-ZQaYU5-20160518-hoc-gia-phuo

Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Trinh và Huy Sanh do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2000.

Căn cứ vào 5 điều luật nói trên thì thấy cần sửa lại 8 chữ “cạnh tranh sinh tồn mạnh được yếu thua” của Darwin. Điều luật của Darwin rút ra từ xã hội cầm thú, nó mâu thuẫn với xã hội loài người, luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người, làm nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn nhau, nên không thể không bác bỏ được.

Darwin nói nhân loại tiến hóa là do cạnh tranh với nhau, nhưng quan sát từ nhiều mặt thì thấy nhân loại tiến hóa là do nhường nhau.

Ví dụ: “Tôi đi đường đang chạy thật nhanh thì thấy phía trước có người đâm bổ tới, tôi phải né mình tránh ra mới không bỏ lỡ cuộc hành trình. Nếu theo cách nói của Darwin thấy ai đâm bổ tới, tôi phải quật ngã hắn nằm ra đất, đi đường phải đánh mở đường máu mà đi. Thử hỏi trên thế gian này có ai dùng cách đó để mà đi không? Nếu như muốn nói: “Thích nghi để tồn tại” thì phải hiểu lẽ nhường nhau mới thích nghi, mới tồn tại được“.

tinhhoa.net-PCSk4w-20160518-hoc-gia-phuo

Điều luật của Darwin rút ra từ xã hội cầm thú, nó mâu thuẫn với xã hội loài người, luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người, làm nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn nhau, nên không thể không bác bỏ được.

Cách nhìn của Darwin, trong giới sinh vật đầy rẫy hiện tượng tranh nhau, cách nhìn của tôi trong giới sinh vật đầy rẫy hiện tượng nhường nhau. Thử đi vào rừng mà xem, các cành cây đều nhường nhau, cành lá đều phát triển lên không trung, cành nọ chèn cành kia rất ít. Cây cỏ là vật vô tri còn biết nhường nhau thì thấy nhường nhau là bản tính của giới sinh vật, không nhường nhau thì không phát triển được. Các sinh vật khác cũng vậy, chim muông cũng hót với nhau, các thú vật quần tụ bên nhau, thời gian chung sống hòa bình nhiều hơn, thời gian cạnh tranh nhau ít hơn.

Do đó có thể rút ra một điều: “Giới sinh vật nhường nhau là chuyện thường, tranh nhau là chuyện hiếm”. Darwin biến thường thành hiếm, có lẽ không đúng chăng? Cánh lá của cây, nếu như xung đột chống nhau, sẽ níu kéo nhau thành một khối, sẽ không phát triển được. Đại chiến ở Châu Âu là nhân loại níu kéo nhau thành một khối. Học thuyết Darwin nói hiện tượng này là tiến hóa, nghe ra khó thông.

Cách nói của Darwin, ai mạnh thì kẻ đó tồn tại. Nhưng trên thực tế, có lúc kẻ mạnh bị tiêu diệt. Thời đại hồng hoang, hổ báo ở khắp nơi, sức chúng còn mạnh hơn người. Nếu loài người không chiến thắng chúng thì sao càng ngày chúng càng ít dần đi? Chiến tranh Châu Âu, sức đế chế Đức rất mạnh, muốn bá chủ thế giới, tại sao thất bại? Dân Quốc năm thứ nhất, thế lực Viên Thế Khải rất mạnh, có thể thống nhất Trung Quốc, tại sao thất bại?

tinhhoa.net-YSV6dx-20160518-hoc-gia-phuo

Cách nói của Darwin, ai mạnh thì kẻ đó tồn tại. Nhưng trên thực tế, có lúc kẻ mạnh bị tiêu diệt.

Sự thực là như vậy, cho nên cần xét lại cách nói của Darwin. Ta đi sâu nghiên cứu thì biết, hổ báo bị tiêu diệt là vì nhân loại muốn đánh đuổi chúng. Đế chế Đức thất bại là vì thế giới muốn đánh chúng. Viên Thế Khải thất bại là do toàn Trung Quốc muốn đánh hắn. Tư tưởng giống nhau trở thành tuyến hợp lực ở hai hướng giống nhau. Hổ báo, đế chế Đức, Viên Thế Khải đều do hợp lực mà đánh bại được.

Do đó có thể nói “Sinh tồn do hợp lực”. Biết hợp lực thì sinh tồn, chống lại hợp lực thì bị tiêu diệt. Quan sát như vậy thì thấy ai dùng quyền áp bức người khác, tự nhiên sẽ bị đào thải.

Quan điểm sai lầm của Darwin có thể lấy một ví dụ khác đề nói rõ: “Nếu chúng ta nói với người nào đó, rằng sinh vật tiến hóa như chiều cao của thân người, ngày một lớn lên. Có người hỏi: Làm thế nào để lớn lên? Trả lời: Nếu nó không chết, nói sinh tồn sẽ lớn lên. Hỏi: Làm thế nào để sinh tồn? Trả lời: Phải ăn cơm mới sinh tồn. Hỏi: Làm thế nào để có cơm ăn? Chúng ta đứng bên chưa kịp trả lời, Darwin đứng bên đã trả lời: Anh thấy người khác có cơm phải cướp lấy mà ăn, có cơm ăn càng nhiều, thân thể càng mau lớn“.

Cách trả lời của Darwin sai hoặc không sai? Chúng ta nghiên cứu thấy Darwin nói sinh vật tiến hóa không sai, nói tiến hóa nhờ sinh tồn không sai, nói sinh tồn nhờ thức ăn cũng không sai, chỉ câu cuối cùng nói muốn có thức ăn do cạnh tranh (cướp đoạt) là sai, sửa câu cuối cùng của ông ta là đúng vậy.

Hỏi: sửa như thế nào? Rất thông thường: có cơm mọi người cùng ăn.

Bình tâm mà nói: “Darwin một mực dạy người cạnh tranh nên bị thiên lệch, chúng ta một mực dạy người nhường nhau cũng bị thiên lệch? Ở đây phải đề ra một định lý: “Nhường người, nhường đến mức không tổn hại đến sinh tồn của ta thì thôi, cạnh tranh với người, cạnh tranh đến mức ta sinh tồn được thì thôi”… Darwin chỉ lấy cạnh tranh để tiến hóa làm nguyên nhân duy nhất nên bị lệch lạc vô cùng“.

Tóm lại, Darwin phát minh sinh vật tiến hóa cũng như Newton phát minh ra “sức hút tâm quả đất” là công thần lớn của giới học thuật, nhưng điều ông nói “Muốn sinh tồn phải cạnh tranh mạnh được yếu thua” không khỏi lệch lạc, cần uốn nắn lại.

Bình luận quan điểm của Lý Tôn Ngô

1/ Lý Tôn Ngô hoàn toàn trái ngược với Darwin trước hết ở cái nhìn nhân bản đối với thế giới.

Nếu Thuyết Tiến hóa của Darwin nhìn sự “tiến hóa” hoàn toàn theo con mắt phi nhân bản – động lực của tiến hóa là tranh giành, kẻ mạnh là kẻ sống sót, kẻ mạnh là kẻ có quyền tồn tại – thì học giả họ Lý đưa ra quan điểm hoàn toàn đối lập:

Điều luật của Darwin rút ra từ xã hội cầm thú, nó mâu thuẫn với xã hội loài người, luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người, làm nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn nhau, nên không thể không bác bỏ được.

2/ Ý kiến của Tôn Ngô không những thể hiện tính nhân bản, mà còn chỉ rõ Darwin đã sai lầm như thế nào từ cách nhận thức. Ông chỉ ra một sự thật mà Darwin không thấy, đó là hành vi của con người. Nếu Darwin coi con người về bản chất cũng chỉ là một động vật, thì Tôn Ngô giảng cho Darwin thấy rằng con người có khả năng nhận thức về hành vi của mình, do đó có thể điều chỉnh hành vi đó để không ứng xử như con vật. Thật vậy, ông giảng cho Darwin hiểu điều mà Thuyết Tiến hóa không biết:BcKCN8.jpg

Cùng một người, tri thức càng tiến bộ, tầm mắt nhìn càng xa, cạnh tranh càng ít.

Có nghĩa là con người không nhất thiết phải tranh giành và tiêu diệt kẻ yếu hơn mình mới tồn tại được. Thiết tưởng một người có giáo dục bình thường cũng thấy điều này, vậy tại sao một nhà khoa học hàn lâm như Darwin không thấy?

Có hai giả thiết:

1/ Bản chất Darwin mang trong mình một cái nhìn đen tối về con người, chỉ thấy cái ác trong con người mà không thấy cái thiện. Từ đó ông xây dựng một Thuyết Tiến hóa không có lương tri của con người tham dự vào.

2/ Darwin quá mơ mộng trên mây trên gió, quá say mê với việc nghiên cứu chim muông, sâu bọ, thú vật,… và chỉ nhìn thấy ở đó cơ chế vật chất thuần túy, quên mất chính bản thân mình cũng là một đối tượng phải nghiên cứu kỹ, như chính học giả Tôn Ngô đã nói, rằng phòng thí nghiệm của Darwin thiếu một tiêu bản là chính ông. Vì thiếu tiêu bản đó nên quan điểm của ông mới trở nên lệch lạc, nhất là khi áp dụng quy luật của thế giới động vật vào con người.

3/ Tôi không dám quả quyết giả thiết nào là đúng. Có thể giả thiết một đúng, hoặc hai đúng, hoặc cả hai. Nhưng điều tôi thấy đáng tiếc không phải là hình ảnh cá nhân Darwin, mà là tại sao sai lầm của Darwin rõ như thế, mà lại chiếm được lòng tin của rất rất nhiều người, trong đó có những học giả rất uyên bác. Bao giờ nhân loại sẽ tỉnh ra để loại bỏ Thuyết Tiến hóa ra khỏi khoa học và giáo dục? Thật đáng sợ khi một học thuyết sai lầm như thế mà lại được coi là một khoa học chính thống để truyền bá cho mọi thế hệ ở nhà trường.

4/ Hiện nay đã và đang dấy lên một làn sóng chống Darwin trên khắp thế giới. Chỉ những người bàng quan mới không biết điều này. Tôi sẽ tiếp tục công bố những sự thật đó, nhưng hôm nay tôi muốn nhấn mạnh rằng không cần đợi đến bây giờ Darwin mới bị phê phán, trong quá khứ đã có những học giả nhìn xa thấy rộng phê phán Darwin rồi. Có điều chúng ta chưa biết đó thôi. Nhưng muộn còn hơn không bao giờ. Tôi tin chắc làn sóng chống Darwin sẽ ngày càng mạnh, đơn giản vì Thuyết Tiến hóa của Darwin là sai lầm.

5/ Đọc Hậu Hắc Học, tôi giật mình khi thấy Lý Tôn Ngô như một nhà tiên tri khi ông dự báo tai họa do Thuyết Tiến hóa của Darwin sẽ mang lại cho loài người: “…luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người, làm nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn nhau,…”. Đó là lời tổng kết cuộc Thế Chiến I và dự báo Thế Chiến II.

6/ Lý Tôn Ngô còn tỏ ra sắc sảo gấp bội so với Darwin khi ông chỉ ra rằng sinh giới không chỉ cạnh tranh, mà còn hợp tác chung sống hòa bình để tồn tại:BcKCN8.jpg

Thử đi vào rừng mà xem, các cành cây đều nhường nhau, cành lá đều phát triển lên không trung, cành nọ chèn cành kia rất ít. Cây cỏ là vật vô tri còn biết nhường nhau thì thấy nhường nhau là bản tính của giới sinh vật, không nhường nhau thì không phát triển được. Các sinh vật khác cũng vậy, chim muông cũng hót với nhau, các thú vật quần tụ bên nhau, thời gian chung sống hòa bình nhiều hơn, thời gian cạnh tranh nhau ít hơn.

Vậy không phải chỉ có loài người mới có sự chung sống hòa bình, mà ngay cả sinh vật nói chung cũng vậy. Thậm chí theo Lý Tôn Ngô, chung sống hòa bình nhiều hơn cạnh tranh.

7/ Với quan điểm của Lý Tôn Ngô, học thuyết của Darwin hoàn toàn phá sản! Bởi nền tảng của học thuyết này là chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn. Cả 2 khái niệm này đều sai. Lý Tôn Ngô đã chỉ ra sai lầm ở vế sau, tức là coi đấu tranh sinh tồn là động lục tất yếu duy nhất của tiến hóa. Tôi sẽ tiếp tục chỉ ra sai lầm ở vế thứ nhất, tức là coi chọn lọc tự nhiên là chìa khóa để tiến hóa. Nhưng xin dành việc thảo luận đó cho bài kỳ sau.

http://phongthuyquan.com/diendan/index.php?PHPSESSID=sdo87ecb2hir5isp9kn2pp2qa0&topic=941.15

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả phương Đông phản bác Thuyết Tiến hóa của Darwin Trong những năm đầu của thế kỷ 20, trong khi Thuyết Tiến hóa của Darwin được tin tưởng và ủng hộ bởi các nhà sinh học và những kẻ phân biệt chủng tộc ở Tây Phương, đã có một học giả Đông Phương mạnh mẽ phê phán Darwin. Theo học giả này, Darwin đã sai lầm khi coi đấu tranh sinh tồn như một định luật bắt buộc duy nhất của tiến hóa. Trong bài này tôi xin giới thiệu người đó là ai và luận cứ của ông như thế nào.

Học giả đó là Lý Tôn Ngô, sinh năm 1879 ở Thành Đô, Trung Hoa, mất năm 1944 (5 năm trước khi CHND Trung Hoa ra đời). Quan điểm của Lý Tôn Ngô phê phán Thuyết Tiến hóa của Darwin được trình bầy trong cuốn Hậu Hắc Học của ông, xuất bản lần đầu tiên năm 1934, được bổ sung thêm trong những lần tái bản về sau, được dư luận đánh giá là một “kỳ thư”. Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Trinh và Huy Sanh do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2000.

 

Điều tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh ở đây là Lý Tôn Ngô đã đi trước các học giả Tây Phương trong việc phê phán Darwin – trong khi thiên hạ tôn sùng Darwin như thần thánh thì ông ung dung chỉ ra những sai lầm của Darwin rõ như ban ngày. Ông không sa vào học thuật chuyên sâu của sinh học, mà bằng con mắt tinh đời của một người trung thực, ông chỉ ra những lệch lạc của Darwin bằng những lý lẽ rất đơn giản mà bất cứ ai cũng hiểu. Tính cách độc lập tư duy của ông rất đáng để cho các nhà khoa học và giáo dục suy ngẫm. Tôi kính trọng ông bởi tính cách không xu thời – không để cho bất cứ ai dắt mũi mình trong việc nhận thức chân lý.

Sau đây là những trích đoạn trong cuốn sách nói trên. Tôi có sửa chữa một hai từ ngữ cho dễ hiểu hơn, lược bỏ vài ba đoạn tôi cho là không cần thiết. Những chỗ tô đậm là do tôi. Xin trân trọng giới thiệu với độc giả:

Lý Tôn Ngô phê phán Darwin

Darwin nghiên cứu sinh vật học mấy chục năm, nghiên cứu hết con trùng, thảo mộc, chim muông, cầm thú, rút ra được mấy kết luận, giới khoa học coi đây là những phát kiến quý báu. Nhưng trong phòng thực nghiệm của Darwin có một động vật cao cấp không được nghiên cứu cho nên học thuyết của ông còn nhiều sơ hở. Động vật cao cấp đó là bản thân Darwin. Darwin bỏ qua xã hội loài người, sao không lấy Darwin làm tiêu bản để nghiên cứu bổ sung thêm. Do đó Tôn Ngô dùng những từ ngữ rất thú vị, thiết tưởng rằng Darwin sinh ra cho đến lúc ông ta già chết đi, sự phát triển tâm lý và hành vi ấy là lấy học thuyết Darwin chống lại Darwin, từ đó rút ra 5 điều kết luận trong xã hội loài người:

1/ Cùng một người, tri thức càng tiến bộ, tầm mắt nhìn càng xa, cạnh tranh càng ít.

2/ Cạnh tranh lấy sinh tồn làm giới hạn, quá giới hạn sẽ bị tổn hại.

3/ Cùng là người trong một nước, người đạo đức thấp kém đối với đồng loại càng gần càng cạnh tranh, người đạo đức cao thượng với đồng loại càng gần càng khiêm nhường.

4/ Con đường cạnh tranh có hai: “Một con đường dùng vũ lực ra bên ngoài tấn công người khác, một con đường dùng lực vào bên trong tìm ở sức mình. Người dùng lực ra bên ngoài xung đột với lực tuyến của người khác, lực của hai người không cân bằng thì một được một thua, hai lực bằng nhau thì cả hai cùng bại và đều bị thương tổn. Người dùng lực vào bên trong không xung đột với lực tuyến người khác, lực của ta và người cân bằng thì cùng bay bổng, ai dùng lực sâu hơn thì người đó chiếm ưu thế“.

5/ Làm việc gì cũng phải theo nguyên tắc người và ta cùng có lợi, cả hai không được thay thế nhau, thì lợi người mà không hại mình hoặc lợi mình mà không hại người.

tinhhoa.net-ZQaYU5-20160518-hoc-gia-phuo

Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Trinh và Huy Sanh do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2000.

Căn cứ vào 5 điều luật nói trên thì thấy cần sửa lại 8 chữ “cạnh tranh sinh tồn mạnh được yếu thua” của Darwin. Điều luật của Darwin rút ra từ xã hội cầm thú, nó mâu thuẫn với xã hội loài người, luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người, làm nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn nhau, nên không thể không bác bỏ được.

Darwin nói nhân loại tiến hóa là do cạnh tranh với nhau, nhưng quan sát từ nhiều mặt thì thấy nhân loại tiến hóa là do nhường nhau.

Ví dụ: “Tôi đi đường đang chạy thật nhanh thì thấy phía trước có người đâm bổ tới, tôi phải né mình tránh ra mới không bỏ lỡ cuộc hành trình. Nếu theo cách nói của Darwin thấy ai đâm bổ tới, tôi phải quật ngã hắn nằm ra đất, đi đường phải đánh mở đường máu mà đi. Thử hỏi trên thế gian này có ai dùng cách đó để mà đi không? Nếu như muốn nói: “Thích nghi để tồn tại” thì phải hiểu lẽ nhường nhau mới thích nghi, mới tồn tại được“.

tinhhoa.net-PCSk4w-20160518-hoc-gia-phuo

Điều luật của Darwin rút ra từ xã hội cầm thú, nó mâu thuẫn với xã hội loài người, luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người, làm nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn nhau, nên không thể không bác bỏ được.

Cách nhìn của Darwin, trong giới sinh vật đầy rẫy hiện tượng tranh nhau, cách nhìn của tôi trong giới sinh vật đầy rẫy hiện tượng nhường nhau. Thử đi vào rừng mà xem, các cành cây đều nhường nhau, cành lá đều phát triển lên không trung, cành nọ chèn cành kia rất ít. Cây cỏ là vật vô tri còn biết nhường nhau thì thấy nhường nhau là bản tính của giới sinh vật, không nhường nhau thì không phát triển được. Các sinh vật khác cũng vậy, chim muông cũng hót với nhau, các thú vật quần tụ bên nhau, thời gian chung sống hòa bình nhiều hơn, thời gian cạnh tranh nhau ít hơn.

Do đó có thể rút ra một điều: “Giới sinh vật nhường nhau là chuyện thường, tranh nhau là chuyện hiếm”. Darwin biến thường thành hiếm, có lẽ không đúng chăng? Cánh lá của cây, nếu như xung đột chống nhau, sẽ níu kéo nhau thành một khối, sẽ không phát triển được. Đại chiến ở Châu Âu là nhân loại níu kéo nhau thành một khối. Học thuyết Darwin nói hiện tượng này là tiến hóa, nghe ra khó thông.

Cách nói của Darwin, ai mạnh thì kẻ đó tồn tại. Nhưng trên thực tế, có lúc kẻ mạnh bị tiêu diệt. Thời đại hồng hoang, hổ báo ở khắp nơi, sức chúng còn mạnh hơn người. Nếu loài người không chiến thắng chúng thì sao càng ngày chúng càng ít dần đi? Chiến tranh Châu Âu, sức đế chế Đức rất mạnh, muốn bá chủ thế giới, tại sao thất bại? Dân Quốc năm thứ nhất, thế lực Viên Thế Khải rất mạnh, có thể thống nhất Trung Quốc, tại sao thất bại?

tinhhoa.net-YSV6dx-20160518-hoc-gia-phuo

Cách nói của Darwin, ai mạnh thì kẻ đó tồn tại. Nhưng trên thực tế, có lúc kẻ mạnh bị tiêu diệt.

Sự thực là như vậy, cho nên cần xét lại cách nói của Darwin. Ta đi sâu nghiên cứu thì biết, hổ báo bị tiêu diệt là vì nhân loại muốn đánh đuổi chúng. Đế chế Đức thất bại là vì thế giới muốn đánh chúng. Viên Thế Khải thất bại là do toàn Trung Quốc muốn đánh hắn. Tư tưởng giống nhau trở thành tuyến hợp lực ở hai hướng giống nhau. Hổ báo, đế chế Đức, Viên Thế Khải đều do hợp lực mà đánh bại được.

Do đó có thể nói “Sinh tồn do hợp lực”. Biết hợp lực thì sinh tồn, chống lại hợp lực thì bị tiêu diệt. Quan sát như vậy thì thấy ai dùng quyền áp bức người khác, tự nhiên sẽ bị đào thải.

Quan điểm sai lầm của Darwin có thể lấy một ví dụ khác đề nói rõ: “Nếu chúng ta nói với người nào đó, rằng sinh vật tiến hóa như chiều cao của thân người, ngày một lớn lên. Có người hỏi: Làm thế nào để lớn lên? Trả lời: Nếu nó không chết, nói sinh tồn sẽ lớn lên. Hỏi: Làm thế nào để sinh tồn? Trả lời: Phải ăn cơm mới sinh tồn. Hỏi: Làm thế nào để có cơm ăn? Chúng ta đứng bên chưa kịp trả lời, Darwin đứng bên đã trả lời: Anh thấy người khác có cơm phải cướp lấy mà ăn, có cơm ăn càng nhiều, thân thể càng mau lớn“.

Cách trả lời của Darwin sai hoặc không sai? Chúng ta nghiên cứu thấy Darwin nói sinh vật tiến hóa không sai, nói tiến hóa nhờ sinh tồn không sai, nói sinh tồn nhờ thức ăn cũng không sai, chỉ câu cuối cùng nói muốn có thức ăn do cạnh tranh (cướp đoạt) là sai, sửa câu cuối cùng của ông ta là đúng vậy.

Hỏi: sửa như thế nào? Rất thông thường: có cơm mọi người cùng ăn.

Bình tâm mà nói: “Darwin một mực dạy người cạnh tranh nên bị thiên lệch, chúng ta một mực dạy người nhường nhau cũng bị thiên lệch? Ở đây phải đề ra một định lý: “Nhường người, nhường đến mức không tổn hại đến sinh tồn của ta thì thôi, cạnh tranh với người, cạnh tranh đến mức ta sinh tồn được thì thôi”… Darwin chỉ lấy cạnh tranh để tiến hóa làm nguyên nhân duy nhất nên bị lệch lạc vô cùng“.

Tóm lại, Darwin phát minh sinh vật tiến hóa cũng như Newton phát minh ra “sức hút tâm quả đất” là công thần lớn của giới học thuật, nhưng điều ông nói “Muốn sinh tồn phải cạnh tranh mạnh được yếu thua” không khỏi lệch lạc, cần uốn nắn lại.

Bình luận quan điểm của Lý Tôn Ngô

1/ Lý Tôn Ngô hoàn toàn trái ngược với Darwin trước hết ở cái nhìn nhân bản đối với thế giới.

Nếu Thuyết Tiến hóa của Darwin nhìn sự “tiến hóa” hoàn toàn theo con mắt phi nhân bản – động lực của tiến hóa là tranh giành, kẻ mạnh là kẻ sống sót, kẻ mạnh là kẻ có quyền tồn tại – thì học giả họ Lý đưa ra quan điểm hoàn toàn đối lập:

Điều luật của Darwin rút ra từ xã hội cầm thú, nó mâu thuẫn với xã hội loài người, luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người, làm nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn nhau, nên không thể không bác bỏ được.

2/ Ý kiến của Tôn Ngô không những thể hiện tính nhân bản, mà còn chỉ rõ Darwin đã sai lầm như thế nào từ cách nhận thức. Ông chỉ ra một sự thật mà Darwin không thấy, đó là hành vi của con người. Nếu Darwin coi con người về bản chất cũng chỉ là một động vật, thì Tôn Ngô giảng cho Darwin thấy rằng con người có khả năng nhận thức về hành vi của mình, do đó có thể điều chỉnh hành vi đó để không ứng xử như con vật. Thật vậy, ông giảng cho Darwin hiểu điều mà Thuyết Tiến hóa không biết:BcKCN8.jpg

Cùng một người, tri thức càng tiến bộ, tầm mắt nhìn càng xa, cạnh tranh càng ít.

Có nghĩa là con người không nhất thiết phải tranh giành và tiêu diệt kẻ yếu hơn mình mới tồn tại được. Thiết tưởng một người có giáo dục bình thường cũng thấy điều này, vậy tại sao một nhà khoa học hàn lâm như Darwin không thấy?

Có hai giả thiết:

1/ Bản chất Darwin mang trong mình một cái nhìn đen tối về con người, chỉ thấy cái ác trong con người mà không thấy cái thiện. Từ đó ông xây dựng một Thuyết Tiến hóa không có lương tri của con người tham dự vào.

2/ Darwin quá mơ mộng trên mây trên gió, quá say mê với việc nghiên cứu chim muông, sâu bọ, thú vật,… và chỉ nhìn thấy ở đó cơ chế vật chất thuần túy, quên mất chính bản thân mình cũng là một đối tượng phải nghiên cứu kỹ, như chính học giả Tôn Ngô đã nói, rằng phòng thí nghiệm của Darwin thiếu một tiêu bản là chính ông. Vì thiếu tiêu bản đó nên quan điểm của ông mới trở nên lệch lạc, nhất là khi áp dụng quy luật của thế giới động vật vào con người.

3/ Tôi không dám quả quyết giả thiết nào là đúng. Có thể giả thiết một đúng, hoặc hai đúng, hoặc cả hai. Nhưng điều tôi thấy đáng tiếc không phải là hình ảnh cá nhân Darwin, mà là tại sao sai lầm của Darwin rõ như thế, mà lại chiếm được lòng tin của rất rất nhiều người, trong đó có những học giả rất uyên bác. Bao giờ nhân loại sẽ tỉnh ra để loại bỏ Thuyết Tiến hóa ra khỏi khoa học và giáo dục? Thật đáng sợ khi một học thuyết sai lầm như thế mà lại được coi là một khoa học chính thống để truyền bá cho mọi thế hệ ở nhà trường.

4/ Hiện nay đã và đang dấy lên một làn sóng chống Darwin trên khắp thế giới. Chỉ những người bàng quan mới không biết điều này. Tôi sẽ tiếp tục công bố những sự thật đó, nhưng hôm nay tôi muốn nhấn mạnh rằng không cần đợi đến bây giờ Darwin mới bị phê phán, trong quá khứ đã có những học giả nhìn xa thấy rộng phê phán Darwin rồi. Có điều chúng ta chưa biết đó thôi. Nhưng muộn còn hơn không bao giờ. Tôi tin chắc làn sóng chống Darwin sẽ ngày càng mạnh, đơn giản vì Thuyết Tiến hóa của Darwin là sai lầm.

5/ Đọc Hậu Hắc Học, tôi giật mình khi thấy Lý Tôn Ngô như một nhà tiên tri khi ông dự báo tai họa do Thuyết Tiến hóa của Darwin sẽ mang lại cho loài người: “…luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người, làm nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn nhau,…”. Đó là lời tổng kết cuộc Thế Chiến I và dự báo Thế Chiến II.

6/ Lý Tôn Ngô còn tỏ ra sắc sảo gấp bội so với Darwin khi ông chỉ ra rằng sinh giới không chỉ cạnh tranh, mà còn hợp tác chung sống hòa bình để tồn tại:BcKCN8.jpg

Thử đi vào rừng mà xem, các cành cây đều nhường nhau, cành lá đều phát triển lên không trung, cành nọ chèn cành kia rất ít. Cây cỏ là vật vô tri còn biết nhường nhau thì thấy nhường nhau là bản tính của giới sinh vật, không nhường nhau thì không phát triển được. Các sinh vật khác cũng vậy, chim muông cũng hót với nhau, các thú vật quần tụ bên nhau, thời gian chung sống hòa bình nhiều hơn, thời gian cạnh tranh nhau ít hơn.

Vậy không phải chỉ có loài người mới có sự chung sống hòa bình, mà ngay cả sinh vật nói chung cũng vậy. Thậm chí theo Lý Tôn Ngô, chung sống hòa bình nhiều hơn cạnh tranh.

7/ Với quan điểm của Lý Tôn Ngô, học thuyết của Darwin hoàn toàn phá sản! Bởi nền tảng của học thuyết này là chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn. Cả 2 khái niệm này đều sai. Lý Tôn Ngô đã chỉ ra sai lầm ở vế sau, tức là coi đấu tranh sinh tồn là động lục tất yếu duy nhất của tiến hóa. Tôi sẽ tiếp tục chỉ ra sai lầm ở vế thứ nhất, tức là coi chọn lọc tự nhiên là chìa khóa để tiến hóa. Nhưng xin dành việc thảo luận đó cho bài kỳ sau.

http://phongthuyquan.com/diendan/index.php?PHPSESSID=sdo87ecb2hir5isp9kn2pp2qa0&topic=941.15

 

 

Chúng ta nên nhìn học thuyết Dacuyn dưới con mắt về sự cạnh tranh và sinh tồn tự nhiên không có trí thông minh kiểu con người, rồi quá trình tiến hóa từ linh trưởng tới con người sử dụng công cụ đá... và dừng ở đó, không nên chuyên sâu về mặt đạo đức, trí thông minh... sẽ bị sai lệch về bản chất tiến trình. Và nếu phân tích dạng như vậy gọi là "lạc đề".

 

Tôi lấy ví dụ để cho dễ hiểu như sau: loài nai là loài ăn thực vật, chúng không có vũ khí tự vệ, trước các loài giống ăn thịt chúng chỉ biết có bỏ chạy mà thôi. Tuy nhiên, chúng vẫn sinh sôi đầy đàn, khộng bị diệt là do quy luật tự nhiên, các loài ăn thịt chỉ ăn no là đủ, không suy nghĩ tích trữ kiểu con người. Do vậy, về mặt tổng thể, nếu không có con người thì mọi vật trên địa cầu vẫn tồn tại cân bằng và hoàn toàn tuân thủ quy luật sinh tồn, cạnh tranh và tiến hóa tự nhiên.

 

Đó chính là sự khác biệt, không nên lẫn lộn.

 

Vậy sự tiến hóa của con người là??? Lý Tôn Ngô sẽ phân tích thế nào!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Sự thật về Thuyết tiến hóa: Giới khoa học đang từ bỏ học thuyết Darwin
Ernst_Boris_Chain-quote-675x396.jpg
Tiến sỹ Ernst Chain đạt giải Nobel Y học và Sinh học cho công trình nghiên cứu về kháng sinh penicillin. (Ảnh: Wiki)
 

Bắt đầu từ vài thập kỷ gần đây, các bằng chứng mới từ nhiều ngành khoa học khác nhau như Vũ trụ học, Vật lý học, Sinh vật học, Hóa học… đã khiến rất nhiều nhà khoa học buộc phải đặt câu hỏi nghi ngờ đối với thuyết tiến hóa, một sản phẩm của thế kỷ 19 thời khoa học còn kém phát triển.

Tuy vậy, đó đây trên thế giới, nhiều phương tiện truyền thông và sách giáo khoa vẫn không ngừng nói về thuyết tiến hóa như thể đó là chân lý vĩnh hằng, là triết lý duy nhất có thể giải thích được nguồn gốc của muôn loài. Một số người theo phái tiến hóa thậm chí còn có những phát ngôn gây sốc như thế này trước đông đảo công chúng:

“Thuyết tiến hóa là một thực tế mà không một nhà khoa học có giáo dục nào nghi ngờ”.

(Gary Huxley)

“Bạn không thể nào vừa có lý trí và được giáo dục tốt mà lại vừa không tin thuyết tiến hóa. Bằng chứng thuyết phục đến nỗi bất cứ ai không bị tâm thần và có giáo dục thì đều phải tin thuyết tiến hóa”.

(Richard Dawkins)

Nói cách khác, trong mắt những người theo phái tiến hóa, ai không tin lý thuyết của họ thì đều vô giáo dục hoặc bị tâm thần (!) Không hiểu họ dựa trên cơ sở nào, có ẩn ý gì, đã suy nghĩ hay chưa mà lại tuyên bố như vậy. Bởi vì trên thực tế, gần như tất cả các nhà khoa học tiên phong cha đẻ của các ngành khoa học từ cổ chí kim, thì hoặc là không cần biết đến thuyết tiến hóa hoặc là hoàn toàn không tin thuyết tiến hóa.

Trên thế giới đương đại, số người không tin thuyết tiến hóa thậm chí còn nhiều hơn số người tin (Ví dụ: Theo kết quả khảo sát vào năm 2014 tại Mỹ, có 42% dân số tin rằng sự sống là do đấng Tạo Hóa mà ra, chỉ có 19% tin thuyết tiến hóa). Trong số những người phản đối thuyết tiến hóa có rất nhiều nhà khoa học tiếng tăm lẫy lừng, nhiều người là chủ nhân của các giải Nobel khoa học và nhiều giải thưởng khoa học cao quý khác.

 

 

Câu hỏi đặt ra là tại sao những người phái tiến hóa lại phát ngôn thiếu suy nghĩ như vậy? Họ bất chấp thực tế, bất chấp lịch sử khoa học, bất chấp sự đánh giá của dư luận để tuyên truyền một điều sai sự thật như vậy để làm gì, nếu không phải là vì lo sợ học thuyết con cưng của mình sắp sửa không còn chỗ đứng trong thế giới khoa học? Phải chăng thuyết tiến hóa yêu dấu của họ đang lâm vào bước đường cùng?

Thuyết tiến hóa chỉ là một trong số nhiều thuyết cố gắng đưa ra một lời giải thích nghe có lý về nguồn gốc của sự sống, nó không phải là triết lý duy nhất hoặc là chân lý vĩnh hằng như những người phái tiến hóa tự xưng. Hiện nay ngoài thuyết tiến hóa còn có nhiều thuyết khác về nguồn gốc sự sống, nổi bật nhất trong số đó phải kể đến thuyết Thiết kế thông minh.

Trước kia khi các nhà tiến hóa chưa làm ra các tuyên bố mang đậm tính chủ quan thậm chí ngông cuồng nêu trên, các nhà khoa học có lập trường phản đối thuyết tiến hóa chưa quan tâm đúng mức đến việc bài trừ nó. Nhưng khi những người phái tiến hóa ngày càng trở nên quá quắt, các nhà khoa học chân chính buộc phải có phản ứng thích đáng. Công chúng có quyền được biết sự thật.

Bản danh sách của Viện Discovery

Đứng trước bối cảnh như vậy, Viện Discovery đã cho xuất bản danh sách Bất đồng quan điểm khoa học đối với thuyết tiến hóa của Darwin. Tính đến tháng 11/2015, danh sách này đã có khoảng 1.000 chữ ký của các nhà khoa học đương thời, là thành viên thuộc các Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia danh tiếng, chủ yếu từ Mỹ và Nga.

Những người ký tên đều có trình độ tiến sỹ trở lên trong các ngành khoa học như sinh học, vật lý, hóa học, toán học, y học, khoa học máy tính, và các lĩnh vực liên quan khác. Rất nhiều người là giáo sư hay nghiên cứu sinh tại các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu danh tiếng như Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Viện Smithsonian, Đại học Cambridge, Đại học California ở Los Angeles, Đại học California ở Berkeley, Đại học Princeton, Đại học Pennsylvania, Đại học Ohio State, Đại học Georgia, Đại học Washington, Đại học Harvard, Đại học Oxford…

image02.pngTrang web dissentfromdarwin.org của Viện Discovery, được thành lập bởi 2 cựu thành viên trường đại học Havard là George Gilder và Bruce Chapman. (Ảnh chụp màn hình/dissentfromdarwin.org)

Trong số những người ký tên có rất nhiều người lừng danh trong giới khoa học, ví dụ tiến sỹ Philip Skell – thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ; Lyle Jensen – thành viên Hiệp hội Xúc tiến Khoa học Hoa Kỳ; Stanley Salthe – nhà sinh học tiến hóa và là người viết sách giáo khoa; Richard von Sternberg – nhà sinh học tiến hóa thuộc Viện Smithsonian và là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia thuộc Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ; Giuseppe Sermonti – Biên tập viên của Rivista di Biologia/ Diễn đàn Sinh học – Tạp chí sinh học cổ nhất hiện vẫn đang được xuất bản trên thế giới; Lev Beloussov – nhà phôi học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học tự nhiên Nga…

Tiến sỹ John G. West thuộc Viện Discovery cho biết do số lượng các nhà khoa học bất đồng ý kiến đang ngày một gia tăng, Viện Discovery đã quyết định mở trang web dissentfromdarwin.org để lưu trữ danh sách các nhà khoa học đã ký tên. Nếu bạn có bằng tiến sỹ trong các lĩnh vực kỹ sư, toán học, khoa học máy tính, sinh học, hóa học, hay một trong số các ngành khoa học tự nhiên khác, và bạn không tin thuyết tiến hóa, thì bạn có thể liên hệ với Viện Discovery Institute qua email cscinfo@discovery.org.

Độc giả có thể tải về Bản danh sách các tiến sỹ khoa học công khai tuyên bố phản đối thuyết tiến hóa của Viện Discovery ở đây.

Một bản danh sách khác của tiến sỹ Jerry Bergman

image04.pngTiến sỹ Jerry Bergman. (Ảnh: members.shaw.ca)

Tiến sỹ Jerry Bergman giảng dạy sinh học, di truyền học, hóa học, hóa sinh học, nhân chủng học, địa chất học và vi sinh học tại trường Đại học Northwest State College, Mỹ trong 25 năm, và cũng từng giảng dạy tại nhiều trường đại học khác. Ông có 7 bằng cấp khoa học khác nhau từ cấp thạc sỹ trở lên, trong số đó có 2 bằng tiến sỹ khoa học. Ông có hơn 800 tài liệu khoa học đã được xuất bản bằng 12 ngôn ngữ khác nhau, tác giả của 20 cuốn sách về khoa học và chuyên khảo.

Tiến sỹ Jerry Bergman đã tổng hợp được danh sách bao gồm hơn 3.000 nhà khoa học bày tỏ sư hoài nghi với thuyết tiến hóa của Darwin, trong đó có 12 người từng đoạt giải Nobel khoa học.

TS Bergman cũng có một danh sách riêng tư khác, bao gồm khoảng 1.000 người yêu cầu được giấu tên “vì lo sợ có thể bị trả đũa hoặc gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình”.

TS Bergman nói: “Theo ước tính của tôi, nếu tôi có thời gian và nguồn lực, tôi có thể dễ dàng hoàn thiện một danh sách với hơn 10.000 cái tên” (Xem “Những người nghi ngờ Darwin: Danh sách tuyển chọn các nhà khoa học, các viện sỹ hàn lâm, và các học giả nghi ngờ học thuyết Darwin”, ngày 24/8/2014)

Danh sách các khoa học gia phản đối thuyết tiến hóa (phần công khai) của tiến sỹ Jerry Bergman có thể được tải về tại đây.

Hiệp hội Nghiên cứu Sáng tạo Hàn Quốc

image06-e1447048449477.pngTiến sỹ Kim Young Gil. (Ảnh: Đại học Calvin)

Hiệp hội Nghiên cứu Sáng tạo Hàn Quốc có hơn 1000 thành viên, trong đó có hơn 600 người là tiến sỹ khoa học. Tất cả họ đều phản đối thuyết tiến hóa. Chủ tịch Hiệp hội là tiến sỹ Kim Young Gil, từng là giáo sư của Viện khoa học và công nghệ cao cấp Hàn Quốc (Korea Advanced Institute of Science and Technology) trong 15 năm. Ông từng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu NASA-Lewis (Trung tâm Nghiên cứu Glenn) ở Cleveland, Ohio, Mỹ. Năm 1995 ông đã thành lập Đại học Toàn cầu Handong (Handong Global University), nhận được các giải thưởng xuất sắc cho cải cách giáo dục từ Bộ Giáo dục Hàn Quốc trong giai đoạn ba năm liên tiếp 1996-1998 như một trường đại học kiểu mẫu của thế kỷ 21…

Tất nhiên, không chỉ có chừng đó các nhà khoa học đương thời phủ nhận thuyết tiến hóa. Có rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới chưa biết đến các bản danh sách phản đối thuyết tiến hóa và phong trào bất đồng ý kiến này. Chưa kể nhiều nhà khoa học khác dù phản đối thuyết tiến hóa kịch liệt nhưng không hứng thú với việc ký tên vào các bản danh sách phản đối.

Bản thân tác giả bài viết này đã từng nói chuyện với 2 người bạn là tiến sỹ khoa học về bản danh sách phản đối thuyết tiến hóa của Viện Discovery, và tuy cả 2 đều phản đối thuyết tiến hóa nhưng họ cũng không có ý định ký tên vì nhiều lý do khác nhau.

Ngoài ra theo thống kê chưa đầy đủ có hơn 50 nhà khoa học từng đạt giải Nobel khác cũng phủ định thuyết tiến hóa, trực tiếp hoặc gián tiếp.

image07.pngTiến sỹ Ernst Chain. (Ảnh: wikipedia)

Tiến sỹ Ernst Chain đạt giải Nobel Y học và Sinh học cho công trình nghiên cứu về kháng sinh penicillin. Ông từng nói:

Tôi thà tin vào chuyện cổ tích còn hơn tin vào những phỏng đoán vô căn cứ như vậy [của thuyết tiến hóa]… Nhiều năm nay tôi đã nói rằng những phỏng đoán về nguồn gốc của sự sống không thể dẫn đến một kết quả hữu ích nào, bởi ngay cả một hệ thống sinh vật đơn giản nhất cũng đã quá phức tạp để có thể hiểu được bằng trình độ hóa học vô cùng sơ đẳng mà các nhà khoa học đã dùng khi cố lý giải điều không thể lý giải xảy ra cách đây hàng tỷ năm…”. 

(“Cuộc đời của Ernst Chain: Penicillin và hơn thế nữa”, tác giả Ronald W. Clark, London, Weidenfeld & Nicolson, 1985, trang 147-148).

image03.jpgTiến sỹ Antony Hewish. (Ảnh: mediahex.com)

Tiến sỹ Antony Hewish đoạt giải Nobel Vật lý cho công trình khám phá ra các ẩn tinh. Ông từng nói:

“Đối với tôi thật vô lý khi cho rằng: Vũ trụ và sự hiện hữu của chúng ta chỉ là một sự ngẫu nhiên lớn, và sự sống tự nảy sinh do các quá trình vật lý ngẫu nhiên trong một môi trường chỉ ngẫu nhiên có các thuộc tính phù hợp…” (Hewish 2002a).

image01.jpgTiến sỹ Arthur Holly Compton. (Ảnh: Wikipedia)

Tiến sỹ Arthur Holly Compton (1892–1962) đoạt giải Nobel Vật lý năm 1927 cho công trình khám phá ra hiệu ứng Compton, nghĩa là sự thay đổi bước sóng của tia X khi chúng va chạm với electron. Việc khám phá ra hiệu ứng này vào năm 1922 đã xác nhận lưỡng tính sóng-hạt của bức xạ điện từ. Ông từng nói:

“…Lập luận cho rằng [sự sống] là do được Thiết Kế ra, mặc dù đã cũ xưa, nhưng chưa bao giờ bị bác bỏ một cách thỏa đáng cả. Trái lại, khi chúng ta học được nhiều hơn về thế giới chúng ta, xác suất việc nó ngẫu nhiên tự nảy sinh trở nên càng lúc càng xa vời, cho nên có rất ít nhà khoa học thực thụ đương thời nào muốn bảo vệ một quan điểm vô thần”. (Compton 1935, 73).

image05.pngTiến sĩ Robert A. Milikan. (Ảnh: myfirstbrain.com)

Tiến sĩ Robert A. Milikan, nhà vật lý đoạt giải Nobel năm 1923 cho công trình đo điện tích electron, từng nói:

“Điều đáng thương là rất nhiều nhà khoa học đang cố gắng chứng minh thuyết tiến hóa, điều không ngành khoa học nào có thể làm được”. 

(Tiến sĩ Robert A. Milikan, nhà vật lý đoạt giải Nobel, diễn thuyết trước Hội Hóa học Hoa Kỳ)

Chúng ta sẽ trở lại với các nhà khoa học đạt giải Nobel ở các kỳ sau của loạt bài này để có một cái nhìn rõ hơn về niềm tin tiến hóa.

Những người khổng lồ trong khoa học đều có tín ngưỡng và đời sống tâm linh sâu sắc

 Những người phái tiến hóa khi bị chất vấn và đuối lý vì không thể trả lời câu hỏi: “Nếu thuyết tiến hóa đúng tại sao các ông phải ngụy tạo nhiều bằng chứng như vậy?“, thì họ luôn luôn sử dụng thủ đoạn ngụy biện bù nhìn rơm để hạ uy tín của các nhà khoa học không thuộc phái này. Thay vì chứng minh thuyết tiến hóa đúng hoặc chứng minh thuyết thiết kế thông minh sai thì họ quay sang cáo buộc rằng nhà khoa học nào có tín ngưỡng, có Đạo thì đều thấp kém và do đó không đáng tin. Rất nhiều công chúng tin vào lời ngụy biện đó của họ, mà không hề biết đến một thực tế hoàn toàn tương phản:

Đại đa số các phát minh quan trọng bậc nhất trong lịch sử nhân loại đều có tác giả là các nhà khoa học hữu thần, có tín ngưỡng, tin vào thế giới tâm linh (không giới hạn trong Thiên Chúa giáo).

Các phát minh quan trọng nhất thế giới từ nửa cuối thế kỷ 19 (cùng hoặc sau thời Darwin) đến nay cũng hầu hết thuộc về họ. Ví dụ:

  • Bóng đèn điện (Edison – tin vào đấng Tạo Hóa),
  • Điện thoại (Alexander Graham Bell – tin đấng Tạo Hóa),
  • Vắc xin (Louis Pasteur – Thiên Chúa giáo),
  • Phẫu thuật tiệt trùng (Joseph Lister – Thiên Chúa giáo),
  • Thuốc kháng sinh penicillin (Ernst Chain – Thiên Chúa giáo),
  • Ô tô (Karl Benz – đạo Mormon),
  • Động cơ diesel (Rudolf Christian Karl Diesel – Thiên Chúa giáo),
  • Máy bay (anh em nhà Wright – Thiên Chúa giáo),
  • Dây chuyền công nghiệp (Henry Ford – nhà thờ Tân giáo, và tin vào luật luân hồi tái sinh)…

Trong các danh sách những phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, sau khi tìm hiểu lai lịch chủ nhân của các phát minh ấy người ta đều nhận ra rằng phần lớn trong số họ đều là các nhà khoa học hữu thần.

Hơn thế nữa, các nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đều là khoa học gia hữu thần. Ví dụ: Archimedes, Leonardo De Vinci, Thomas Edison…

Còn đây là danh sách (không đầy đủ) các ông tổ của các ngành khoa học từ cổ chí kim. Tất cả đều là những người có tín ngưỡng tâm linh:

  • Toán học: Pascal, Leibniz, Euler
  • Vật lý: Newton, Faraday, Maxwell, Kelvin, Joule
  • Hóa học: Boyle, Dalton, Ramsay
  • Sinh học: Ray, Linnaeus, Mendel, Pasteur, Virchow, Agassiz
  • Địa chất học: Steno, Woodward, Brewster, Buckland, Cuvier
  • Thiên văn học: Copernicus, Galileo, Kepler, Herschel, Maunder
  • Vật lý hiện đại: Max Planck
  • Khoa học laser: Arthur Schawlow và Charles Townes
  • Hàng không vũ trụ: Wernher Von Braun
  • Truyền thông vô tuyến tầm xa: Guglielmo Marconi
  • Phẫu thuật có khử trùng: Joseph Lister
  • Điện tử học: Ambrose Fleming
  • Năng lượng học: William Thompson (biệt danh: Lord Kelvin)
  • Thuyết nguyên tử: John Dalton
  • Vi trùng học: Louis Pasteur
  • Số học: Isaac Newton
  • Cơ học thiên thể: Johann Kepler
  • Hóa học: Robert Boyle và Antoine Lavoisier
  • Lâm sàng học: Herman Boerhaave
  • Giải phẫu so sánh: Georges Cuvier
  • Tin học: Charles Babbage
  • Phân tích thứ nguyên: Lord Rayleigh
  • Động lực học: Isaac Newton
  • Điện động học: James Clerk Maxwell
  • Điện từ học: Michael Faraday và Andre Marie Ampere
  • Côn trùng học: Henri Fabre
  • Lý thuyết trường: Michael Faraday
  • Cơ học chất lỏng: George Stokes
  • Thiên văn ngân hà: William Hershel
  • Khí động học: Robert Boyle
  • Di truyền học: Gregor Mendel
  • Địa chất băng hà: Louis Agassiz
  • Y học Phụ khoa: James Simpson
  • Thủy lực học: Leonardo da Vinci
  • Thủy văn học: Matthew Maury
  • Thủy tĩnh học: Blaise Pascal
  • Ngư học: Louis Agassiz
  • Đồng vị hóa học: William Ramsay
  • Phân tích mô hình: Lord Raleigh
  • Lịch sử tự nhiên: John Ray
  • Bệnh học thần kinh: John Abercrombie
  • Hình học phi Ơclit: Bernard Riemann
  • Hải dương học: Matthew Maury
  • Khoáng vật quang học: David Brewster
  • Cổ sinh vật học: John Woodard
  • Bệnh lý học: Rudolph Virchow
  • Vật lý thiên văn: Johann Kepler
  • Sinh lý học: Albrecht von Haller
  • Vật lý học Plasma: Michael Faraday
  • Cơ học lượng tử: Max Planck
  • Nhiệt động học Thuận nghịch: James Joule
  • Nhiệt động học thống kê: James Clerk Maxwell
  • Địa tầng học: Nicholas Steno
  • Phân loại học: Carolus Linnaeus
  • Nhiệt động học: Lord Kelvin
  • Động học nhiệt (Thermokinetics): Humphry Davy
  • Hóa thạch học động vật có xương sống: Georges Cuvier

Albert Einstein cũng là nhà khoa học hữu thần, ông tin phải có một đấng Tạo Hóa hiện hữu và đứng đằng sau mọi quy luật vật lý, nếu không vũ trụ sẽ hỗn loạn và không thể tồn tại được. Vợ chồng nhà Curie thì đều tin vào thế giới tâm linh, thậm chí còn nhiều lần tham gia vào các hoạt động tâm linh huyền bí…

Có thể thấy rất rõ, những nhân vật phản đối thuyết tiến hóa hoặc đặt niềm tin vào đấng Tạo Hóa, từ xưa tới nay không hề ít mà cũng không tầm thường chút nào. Trái lại họ đều là những người khổng lồ của giới khoa học. Ấy vậy mà nhiều “nhà tiến hóa” có thể phát ngôn rằng ai không đi theo niềm tin của họ đều là đồ vô giáo dục hoặc là bị tâm thần! Rất ngược đời.

Chính Darwin cuối đời đã ân hận về thuyết tiến hóa, và tự xem mình là một người hữu thần

Một sự thật hết sức bất ngờ khác mà có lẽ không một nhà tiến hóa nào muốn chấp nhận, ấy là vào những năm cuối đời Darwin rất buồn rầu và ân hận. Darwin nói ông không có ý định viết thuyết tiến hóa một cách vô thần, thừa nhận rằng sự sống phải được tạo ra chứ không thể tự nảy sinh, và do đó ông là một người hữu thần. Thậm chí ông còn đề xuất một số ý tưởng khá tương đồng với các nhà khoa học theo phái thiết kế thông minh ngày nay.

image00.jpg(Ảnh: Pixshark.com)

“Tôi thường rùng mình ớn lạnh, tự hỏi rằng có lẽ nào mình đã hiến dâng bản thân cho một ảo tưởng [tiến hóa] chăng”. 

(Charles Darwin, Cuộc sống và những lá thư, 1887, Quyển 2, trang 229)

“Một nguyên do khác để có thể tin vào sự tồn tại của Thượng Đế, liên quan đến lý trí chứ không phải cảm giác, gây ấn tượng đối với tôi hơn nhiều. Đó là vì vô cùng khó khăn đến mức gần như không thể nào hiểu nổi, sao vũ trụ vĩ đại và phi thường này, gồm cả nhân loại với khả năng nhìn sâu vào quá khứ cũng như tương lai, mà lại có thể là kết quả của sự ngẫu nhiên hoặc sự cần thiết mù quáng. Vì vậy khi ngẫm lại, tôi buộc phải thấy rằng Khởi Nguyên Đầu Tiên phải là một trí tuệ thông minh, ở chừng mực nào đó giống với trí tuệ nhân loại; và tôi xứng đáng được gọi là một người hữu thần”.

(“Charles Darwin và T.H Huxley, các hồi ký”, do Gavin de Beer biên tập, London, Oxford University Press, 1974, trang 50 đến 54)

“Việc xem xét vấn đề này theo quan điểm thần học là một vấn đề luôn luôn làm tôi đau khổ. Tôi rất hoang mang. Tôi đã không có ý định viết [thuyết tiến hóa] một cách vô thần. Tôi không thể nào hài lòng khi xem xét vũ trụ kỳ diệu này, đặc biệt là bản chất của loài người, mà lại kết luận rằng tất cả mọi thứ là kết quả của vũ lực tàn bạo. Tôi có ý xem tất cả mọi thứ là kết quả của các quy luật được Thiết Kế, với các tiểu tiết, dù là tốt hay xấu, là kết quả của cái mà chúng ta gọi là sự ngẫu nhiên”.

(Thư Darwin gửi cho Asa Gray, 22/5/1860)

Năm 1873 Darwin phát biểu: “Việc không thể nào hiểu được chuyện vũ trụ vĩ đại kỳ diệu này và bản ngã có ý thức của chúng ta đã nảy sinh một cách ngẫu nhiên, đối với tôi có lẽ là lý lẽ chính cho thấy sự tồn tại của Thượng Đế”.

(Thư Darwin gửi cho N.D. Doedes, 2/4/1873)

Vào năm 1879, 3 năm trước khi qua đời, Darwin viết ông “chưa bao giờ là một người vô thần và phủ nhận sự tồn tại của Thượng Đế”.

(Thư Darwin gửi cho John Fordyce, 7/5/1879)

Thế đấy, rốt cuộc thì chính cha đẻ thuyết tiến hóa còn nghi ngờ đứa con của mình, thậm chí còn tự nhận ông cũng là người hữu thần. Darwin cuối cùng thừa nhận đấng Tạo Hóa đã tạo ra muôn loài, và thuyết của ông chỉ là một cách giải thích nghe có lý về việc Thượng Đế đã tạo ra sự sống như thế nào. Ông thừa nhận trí tuệ nhân loại không đủ khả năng trả lời rốt ráo câu hỏi về nguồn gốc sự sống. Vậy mà hàng trăm năm sau, các đệ tử của ông tuyên bố ai không tin thuyết tiến hóa đều vô giáo dục hoặc bị tâm thần. Thật là khôi hài.

Di sản buồn của Darwin

Những người theo phái tiến hóa rốt cuộc đã đặt niềm tin và công sức của mình nhầm chỗ, thế nhưng họ quyết không chịu buông nó ra, mà còn cố bồi đắp lên nó hàng đống các giả thuyết, giả định, khái niệm, tưởng tượng và niềm tin mới. Để rồi ngày hôm nay:

“… [Thuyết tiến hóa] đã được chấp nhận mặc dù nó được xây dựng bằng cách chồng các giả định đặc biệt lên trên các giả định đặc biệt, chồng các giả thuyết đặc biệt lên trên các giả thuyết đặc biệt, và xé bỏ kết cấu của khoa học bất cứ khi nào thuận tiện. Kết quả là một thứ hổ lốn chẳng phải lịch sử mà cũng chẳng phải khoa học”. 

(Tiến sĩ James Conant, nhà hóa học, cựu chủ tịch trường Đại học Harvard, được trích dẫn trong Origins Research, tập 5, Số 2, năm 1982, trang 2)

“Thuyết tiến hóa là một câu chuyện cổ tích của những người trưởng thành. Lý thuyết này không giúp gì cho sự tiến bộ của khoa học. Nó vô dụng”

(Giáo sư Tiến sĩ Louis Bounoure, Giám đốc Nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Mỹ)

“Khi những nhà nghiên cứu thuộc các ngành khoa học khác hỏi chúng ta hiện nay đang tin tưởng cái gì về nguồn gốc các loài, chúng ta không có câu trả lời rõ ràng. Niềm tin đã nhường chỗ cho sự hoài nghi. Cùng lúc đó, cho dù nếu niềm tin của chúng ta về tiến hóa không lay chuyển thì chúng ta cũng không có lời giải thích nào về nguồn gốc các loài mà có thể chấp nhận được”.

(Tiến sĩ William Bateson, nhà di truyền học vĩ đại của trường Đại học Cambridge)

“Thuyết tiến hóa chỉ đơn thuần là một sản phẩm của trí tưởng tượng”.

(Tiến sĩ Ambrose Flemming, Chủ tịch Hội triết học Anh)

“Hiện nay chúng ta đang gặp một cảnh tượng đáng kinh ngạc, đó là trong khi rất nhiều nhà khoa học đã đồng tình rằng không có phần nào trong hệ thống thuyết Darwin có ảnh hưởng lớn bất kỳ, và trên tổng thể, lý thuyết này không chỉ không được chứng minh mà còn không thể xảy ra, thì những kẻ ngu dốt và học thức nửa vời lại tin rằng nó được chấp nhận như một thực tế căn bản”.

(Tiến sĩ Thomas Dwight, giáo sư nổi tiếng tại trường Đại học Harvard)

“Tôi tin rằng một ngày nào đó câu chuyện thần thoại của Darwin sẽ được xếp hạng là vụ lừa đảo vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học. Khi điều này xảy ra, rất nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi, “Làm sao chuyện này lại có thể xảy ra được nhỉ?” “

(Tiến sĩ Sorren Luthrip, nhà phôi học người Thụy Điển)

Trong thực tế, rất nhiều các nhà bác học và các nhà khoa học ưu tú đã vứt bỏ thuyết tiến hóa từ lâu. Đối với họ, thuyết tiến hóa là ngụy khoa học, là một thứ ký sinh gây hại cho khoa học, một câu chuyện hoang đường trái ngược với các bằng chứng thực tế, đầy rẫy bê bối và những điều dối trá, làm băng hoại đạo đức xã hội, là gốc rễ của nạn phân biệt chủng tộc và thuyết ưu sinh, là thứ đã tạo ra những tên độc tài khát máu nhất lịch sử, là nguyên nhân của hai lần chiến tranh thế giới và những cuộc diệt chủng quy mô lớn nhất lịch sử nhân loại.

Đối với họ, thuyết tiến hóa dựa trên tuyên truyền lừa dối chứ không dựa trên khoa học chân chính, và là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng triết lý kiểu Hitler: “Lời nói dối phải tầm cỡ, làm cho nó trông thật đơn giản, lặp đi lặp lại nó thật nhiều lần, rồi mọi người sẽ tin nó… Hãy để tôi kiểm soát sách giáo khoa, tôi sẽ kiểm soát được đất nước [Đức]…”. Thế là suốt 150 năm lừa dối, đến tận bây giờ rất nhiều người vẫn tin vào những hình phôi thai giả và cái gọi là “định luật phát sinh sinh vật” của Haeckel, trong đó không ít người có học hàm học vị, thậm chí có những người đang là giáo sư, tiến sĩ ngành sinh học, ở khắp nơi trên thế giới.

Thuyết tiến hóa vẫn còn nhiều vụ lừa đảo khác không kém phần kỳ dị. Thậm chí cho đến tận ngày nay hầu như vẫn không mấy ai hay biết về những điều dối trá ấy, và thế là chúng được thể ngang nhiên tồn tại, không ở nơi nào xa lạ mà chễm chệ ngay trong sách giáo khoa nhiều cấp học của nhiều quốc gia trên toàn cầu…

Bạch Vân tổng hợp

(Còn tiếp – Sự thật về thuyết tiến hóa: Những bằng chứng giả và thí nghiệm thất bại trong sách giáo khoa)

Chú ý: Hệ thống phân loại sinh vật (sự sống, vực, giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài, phân loài) hiện nay đang bị xây dựng thể theo “cây sự sống” của thuyết tiến hóa. Bản thân thuyết tiến hóa đang cần được làm rõ, vì vậy trong loạt bài không sử dụng nó mà sử dụng hệ thống quy ước khác. Theo hệ quy chiếu này, tiến hóa nhỏ không phải là tiến hóa, và do đó khi nói “thuyết tiến hóa” thì chỉ có nghĩa là “thuyết tiến hóa lớn”.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Sự thật về thuyết tiến hóa:
Hình vẽ phôi thai giả của Haeckel, vụ lừa đảo xuyên thế kỷ
 
phoi-thai-gia-haeckel-675x400.jpg

(Ảnh: Internet)

 

Ernst Haeckel là một nhà sinh học người Đức sống cùng thời với Darwin, và là tác giả của nhiều thuật ngữ sinh học nổi tiếng. Trong phần lớn sự nghiệp của mình, Haeckel giữ vị trí giáo sư ngành Giải phẫu so sánh tại trường Đại học Jena, Đức. “Học thuyết về sự lặp lại hình thái” (còn gọi là “Định luật phát sinh sinh vật”) được xây dựng dựa trên các hình vẽ phôi của Haeckel có ý nghĩa rất quan trọng đối với thuyết tiến hóa của Darwin. Haeckel là người đã giúp Darwin và các tác phẩm của ông trở nên nổi tiếng trên khắp nước Đức.

 

ernsthaeckel1.jpg

Earnst Haeckel. (Ảnh: metafysica.nl)

 

Từ những hình vẽ phôi giả…

Năm 1868, Ernst Haeckel xuất bản cuốn Lịch sử sáng tạo tự nhiên (Natürliche Schöpfungsgeschichte), trong đó tuyên bố rằng ông đã tiến hành so sánh phôi người, phôi khỉ và phôi chó. Trong các hình do ông vẽ, các phôi gần như giống hệt nhau. Trên cơ sở các hình vẽ đó, Haeckel tuyên bố rằng các giống loài có một nguồn gốc (tổ tiên) chung.

Nhưng sự thực hoàn toàn khác hẳn. Ernst Haeckel thực ra chỉ vẽ hình của một phôi thai duy nhất, rồi dựa vào đó làm ra hình phôi người, phôi khỉ, và phôi chó. Ông đã thêm vào mỗi hình một chút thay đổi. Nói cách khác, đây là một vụ lừa đảo.

 

so-sanh-phoi-richardson-haeckel-sgk.jpg

Loạt hình trên là các hình vẽ của Haeckel, loạt hình dưới là ảnh chụp trên thực tế, ở giai đoạn phát triển sơ kỳ của phôi cá, kỳ giông, rùa, gà, thỏ, và người. Tuy vụ lừa đảo này đã bị phát hiện từ hơn trăm năm trước, nhưng hiện nay nó vẫn được trình bày trong các sách giáo khoa ở nhiều cấp học tại nhiều nước trên toàn thế giới. (Ảnh: harun yahya)

 

Haeckel-1.jpg

Những hình vẽ phôi giả của Haeckel:

Hàng thứ nhất là giai đoạn sơ kỳ, hàng thứ hai là giai đoạn giữa, hàng thứ ba là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển của phôi. Theo Haeckel, phôi các loài động vật có xương sống khác nhau đều rất giống nhau ở giai đoạn sơ kỳ và chỉ dần dần trở nên khác biệt khi lớn lên, vì thế chúng phải có một nguồn gốc chung. Hình vẽ này có mặt hầu như trong mọi cuốn sách giáo khoa sinh học từ cấp trung học đến cấp đại học ở rất nhiều nước trên thế giới… (Ảnh: harun yahya)

 

Richardson-embryos-2.jpgCòn đây là hình chụp các phôi trong thực tế: Hàng thứ nhất là giai đoạn sơ kỳ, hàng thứ hai là giai đoạn giữa, hàng thứ ba là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển của phôi. Có thể thấy các phôi thực sự vô cùng khác biệt, ở tất cả các giai đoạn phát triển của chúng.  Ảnh do nhà phôi học Richardson (một người theo trường phái tiến hóa) cung cấp. Nhấp chuột trái vào ảnh để phóng lớn. (Ảnh: harun yahya)

 

Trên thực tế, vụ bê bối này đã bị không ít người phát giác, ngay cả trước khi Darwin viết cuốn “Nguồn gốc loài người” (The Descent of Man), tức là trước năm 1871.

“Trò lừa đảo của Haeckel đã quá rõ ràng và quá lớn đến nỗi ông đã bị cáo buộc bởi 5 vị giáo sư khác nhau và bị phán có tội bởi tòa án trường Đại học Jena.”

– Hank Hanegraaff, trong “Điều mà những người theo trường phái tiến hóa không muốn bạn biết”, nhà xuất bản W Publishing Group, 2003, trang 70

 

Haeckel đã làm giả những hình vẽ đó để ủng hộ thuyết tiến hóa của Darwin. Khi hành vi của ông bị phát giác, lý do duy nhất Haeckel đưa ra để biện hộ cho bản thân là: những người theo trường phái tiến hóa khác cũng cần phải bị xử tội giống ông.

“Sau lời thú tội ‘giả mạo’ đáng hổ thẹn này, tôi tự thấy bản thân đáng bị kết tội và tiêu hủy, nếu tôi không có được sự an ủi khi nhìn thấy bên cạnh hàng trăm đồng bị cáo cùng đứng trước vành móng ngựa, trong đó có nhiều nhà quan sát đáng tin cậy nhất và nhiều nhà sinh vật học được kính trọng nhất. Hầu hết các biểu đồ trong sách giáo khoa sinh học, luận án và tạp chí tốt nhất sẽ phải gánh chịu cùng một tội danh ‘giả mạo’ với mức độ tương đương, bởi tất cả chúng đều không chính xác, và không ít thì nhiều đã bị làm giả, giản lược và ngụy tạo” (Theo cuốn sách “Cái cổ của con hươu cao cổ: Chỗ sai của Darwin”, của Francis Hitching, nhà xuất bản Ticknor and Fields, New York, năm 1982, trang 204).

 

Để giúp lý thuyết của Darwin đứng vững, những người ủng hộ ông cần phải tuyên bố các bản vẽ của Haeckel thực sự là “bằng chứng của sự tiến hóa”. Bài viết trên tạp chí khoa học Science tiếp tục thảo luận về cách những lời thú tội của Haeckel đã được che đậy ngay từ đầu thế kỷ 20, và làm thế nào các hình vẽ giả mạo này bắt đầu được đưa vào trong các sách giáo khoa, như một “chân lý” khoa học.

“Lời thú tội của Haeckel đã biến mất sau khi những hình vẽ của ông được sử dụng trong một cuốn sách in năm 1901 có tựa đề: “Darwin và hậu Darwin” và đã được phát hành rộng rãi trong tuyển tập các tư liệu sinh học bằng tiếng Anh” (Elizabeth Pennisi, bài viết “Những cái phôi của Haeckel: Tái phát hiện trò gian lận” trên tạp chí Science, ngày 5/9/1997)

… Cho đến “Định luật phát sinh sinh vật” bịa đặt

Sau khi biên bản ghi chép lời thú tội của Haeckel biến mất, Darwin và những nhà sinh học ủng hộ ông vẫn tiếp tục coi các hình vẽ của Haeckel như một nguồn dẫn chứng tham khảo. Và chính vì vậy trong những năm sau đó Haeckel đã tiếp tục ngụy tạo hàng loạt các hình ảnh minh họa so sánh phôi.

Ông ta vẽ sát cạnh nhau hình phôi của cá, kỳ giông, rùa, gà, thỏ và phôi người. Các phôi đó được vẽ hết sức giống nhau và chỉ dần dần cho thấy sự khác biệt trong các giai đoạn sau của quá trình phát triển. Đặc biệt, sự tương đồng giữa phôi người và phôi cá quả là rất ấn tượng, đến mức người ta có thể nhìn thấy cái “mang” trong hình vẽ phôi người, giống như ở hình vẽ phôi cá. Từ đó, Haeckel đưa ra “thuyết về sự lặp lại hình thái” (còn gọi là “định luật phát sinh sinh vật”), với nội dung cơ bản là: trong quá trình phát triển của phôi, tất cả các giống loài đều lặp đi lặp lại “lịch sử tiến hóa”. Lấy ví dụ, ông ta nói phôi thai con người trong tử cung của người mẹ, đầu tiên có khe mang giống như cá, và trong những tuần tiếp theo sẽ giống như bò sát, rồi giống thú, rồi cuối cùng mới “tiến hóa” thành người.

Bây giờ người ta đã biết rằng “những cái mang” xuất hiện trong giai đoạn đầu của phôi thai người, trên thực tế là ống tai giữa, tuyến cận giáp, và tuyến ức đang hình thành. Phần phôi thai trông giống “túi lòng đỏ trứng” là nơi sản xuất máu cho trẻ sơ sinh. Cái “đuôi” trên thực tế là xương sống, và nó trông giống như một cái đuôi chỉ vì nó được hình thành trước khi đôi chân xuất hiện.

phoigia-sgk12vn.jpg

Các hình vẽ phôi giả của Haeckel vẫn được in trong rất nhiều đầu sách giáo khoa nhiều cấp học trên thế giới, bao gồm cả ở Việt Nam. (Ảnh: Sinh học lớp 12, trang 105, ấn bản 2015)

 

Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt là Giám đốc Viện Giải phẫu học trường Đại học Göttingen, Đức. Ông từng đưa ra kết luận thẳng thắn:

“Cái gọi là định luật phát sinh sinh vật là sai. Không yếu tố ‘nhưng’ hoặc ‘nếu’ nào có thể giảm nhẹ bớt thực tế này”. Ông nói thêm rằng câu chuyện hoang đường về ‘giai đoạn có mang’ này “không hề đúng hay đúng ở một góc độ nào khác… Mà nó hoàn toàn sai”. (Tham khảo: Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt, “Khởi nguồn của Sự sống nhân loại”, Springer-Verlag, New York, 1977, trang 32).

dinh-luat-haekel.jpg

Sinh học lớp 12 nâng cao, trang 131. Cái gọi là “định luật phát sinh sinh vật” đã được chứng minh là sai từ những năm 1920 sau một cuộc điều tra học thuật nghiêm túc. Người ta đã chính thức loại bỏ nội dung này kể từ thời điểm đó. Tuy nhiên đến những năm 1950 nó vẫn còn xuất hiện trong nhiều đầu sách giáo khoa trên khắp thế giới.

 

Quan điểm này của bác sỹ Erich Blechschmidt đã được nhiều nhà phôi học chính thống thừa nhận. Một cuộc tìm kiếm với từ khóa “khe mang” trên các kho dữ liệu liên quan đã cho ra 21 triệu kết quả, phân bổ trong 78 tài liệu. Không có tài liệu nào trong đó nói rằng phôi người có “khe mang”. Tuyệt đại đa số các tài liệu đều chỉ thảo luận về sự phát triển của mang, hay các cuộc nghiên cứu về mang của các loài động vật sống ở biển.

Ngoài ra, giáo sư Blechschmidt đã viết rằng tất cả các cơ quan và cấu trúc từng được nghiên cứu ở phôi người hóa ra đều có chức năng nào đó trong một số giai đoạn phát triển nào đó của phôi. Không hề tồn tại dù chỉ một cơ quan dạng chuyển tiếp, lại giống, hoặc thoái hóa ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của phôi.  (Tham khảo: Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt, “Khởi đầu của Sự sống con người”, Springer-Verlag, New York, 1977, trang 32 và Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt và giáo sư tiến sỹ Raymond F. Gasser, “Sinh động học và Sinh động lực học của sự dị biệt hóa ở người; Các nguyên tắc và ứng dụng”, Charles C. Thomas, Springfield, 1978, trang 125).

150px-Eric_Blechschmidt.jpg

Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt. Ông là một chuyên gia nổi tiếng về phôi học, nổi tiếng thế giới với bộ sưu tập phôi mang tên mình

 

gasser_raymond.jpg

Giáo sư tiến sỹ Raymond F. Gasser là một nhà khoa học nổi bật người Mỹ. Ông là nhà sinh học tế bào đồng thời là chuyên gia về phôi học.

 

“Cái gọi là khe mang ở phôi người không có liên hệ gì đến mang, và phôi người không hề trải qua một giai đoạn sinh trưởng giống cá hay bất kỳ giai đoạn tiến hóa nào khác. Sự phát triển của phôi người cho thấy một tiến trình vững chắc hướng về một cơ thể người hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng. Trong quá trình phát triển này phôi người sẽ không hấp thụ khí oxy từ nước giống như cá thông qua mang (bởi vì phôi người đã được cung cấp đầy đủ oxy thông qua dây rốn). Trên thực tế, những cái “khe mang” đó thậm chí không phải là khe [mà là các nếp gấp]”.  (Bác sỹ Tommy Mitchell và bác sỹ Elizabeth Mitchell)

Ngay cả các nhà khoa học thuộc phái tiến hóa cũng phải thừa nhận rằng Haeckel đã lừa đảo. Năm 1976, nhà phôi học, sinh học và giải phẫu học người Anh, tiến sỹ William W. Ballard đã viết rằng “chỉ có nhờ các thủ đoạn ngữ nghĩa và cách chọn lọc bằng chứng mang đầy tính chủ quan”, bằng cách “bẻ cong những thực tế của tự nhiên”, thì người ta mới có thể lý luận rằng những giai đoạn đầu tiên của các động vật có xương sống là “tương đồng hơn so với các cá thể trưởng thành”.

Thực ra, giới khoa học đã biết Haeckel lừa đảo từ lâu, ngay cả những người theo phái tiến hóa cũng phải công nhận điều đó.

“Đây là một trong những vụ lừa đảo khoa học tồi tệ nhất. Thật sửng sốt khi phát hiện ra rằng một nhân vật từng được coi là một nhà khoa học vĩ đại lại chủ động lừa đảo. Điều đó làm tôi cảm thấy bức xúc… Điều ông ta [Haeckel] đã làm là lấy một cái phôi người rồi sao chép nó, giả vờ như kỳ giông, lợn và tất cả những loài động vật khác đều trông giống nhau ở cùng một giai đoạn sinh trưởng. Chúng không hề tương đồng… Những hình vẽ đó là ngụy tạo’. (Nigel Hawkes, The Times (London), ngày 11/8/1997, trang 14)

Giáo sư nổi tiếng Keith S. Thomson bày tỏ sự vui mừng khi thấy vụ lừa đảo của Haeckel được phơi bày:

“Chắc chắn định luật phát sinh sinh vật này đã chết hoàn toàn. Cuối cùng nó đã bị loại trừ khỏi các sách giáo khoa sinh học vào thập niên 50. Nó đã là một chủ đề của một cuộc điều tra học thuật nghiêm túc, [và kết quả là] nó đã bị tuyệt chủng” vào những năm 20 của thế kỷ trước. (Keith S. Thomson – giáo sư danh dự trường Đại học Oxford, “Khái lược về sự phát triển và sự Tiến hóa”, tạp chí American Scientist, tập 76, tháng 5&6/1988, trang 273)

Thế nhưng có vẻ Thomson đã quá lạc quan. Thực tế là, nhiều hình vẽ giả của Haeckel vẫn được giảng dạy trong các trường học, và được người ta xem như một “chân lý khoa học”…

 

Vụ lừa đảo xuyên thế kỷ: 150 năm

Vào tháng 3/2000, một người theo trường phái tiến hóa kiêm nhà cổ sinh vật học Stephen Jay Gould từ Đại học Harvard tuyên bố rằng từ lâu ông đã biết đây là trò gian lận. TS Gould nói rằng đây là một thảm họa trong khoa học khi các hình vẽ của Haeckel vẫn tiếp tục được sử dụng:

“Tôi nghĩ chúng ta có quyền cảm thấy kinh ngạc và xấu hổ vì hành vi tái sử dụng cái lý thuyết này một cách mất lý trí trong suốt cả thế kỷ, dẫn đến tình trạng các hình vẽ đó vẫn tồn tại dai dẳng trong một số lượng lớn, nếu không phải là đại đa số, các sách giáo khoa hiện đại”. (Stephen Jay Gould, “Thật tồi tệ!”, Natural History, tháng 3/2000, trang 42)

 

treeoflife-haeckel.jpg

(Ảnh trong cuốn “Sinh học phân tử của tế bào” của Bruce Alberts)

 

Giáo sư Gavin de Beer, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vương quốc Anh, đã miêu tả cảm nghĩ của mình như sau:

“Hiếm khi có một sự quả quyết nào tương tự như cái ‘thuyết lặp lại hình thái’ của Haeckel: nông cạn, gọn gàng, hợp lý, được chấp nhận một cách rộng rãi mà không bị kiểm chứng kỹ càng. Nó đã gây rất nhiều tác hại cho khoa học”. (Hank Hanegraaff, “Điều mà những người theo trường phái tiến hóa không muốn bạn biết”. Nhà xuất bản W Publishing Group, năm 2003, trang 70)

Nhà sinh học phân tử thuộc Đại học California, tiến sỹ Jonathan Wells nhận xét:

Các hình vẽ phôi của Haeckel dường như là bằng chứng mạnh mẽ cho lý thuyết của Darwin, đến mức người ta có thể tìm thấy một phiên bản nào đó của chúng trong hầu hết các sách giáo khoa hiện đại về chủ đề tiến hóa. Tuy nhiên, các nhà sinh học đã biết việc Haeckel làm giả các hình vẽ của ông ta trong hơn một thế kỷ; phôi của các loài động vật có xương sống chưa từng giống như các hình vẽ của ông ta. Ngoài ra, cái giai đoạn Haeckel gán nhãn là “đầu tiên” trên thực tế lại là giai đoạn phát triển giữa chừng; có sự khác biệt to lớn giữa các phôi ngay từ trước cái giai đoạn đó. Mặc dù chúng ta có thể không bao giờ biết được điều này khi đọc các sách giáo khoa sinh học, nhưng cái ‘bằng chứng mạnh mẽ nhất của Darwin’ này chính là một ví dụ điển hình cho thấy các bằng chứng có thể bị xuyên tạc để trở nên phù hợp với một lý thuyết như thế nào”. (Tiến sỹ Sinh học phân tử Jonathan Wells, “Những biểu tượng của thuyết tiến hóa”, Nhà xuất bản Regnery Publishing, trang 82, 83).

 

Jon_Wells.jpg

Tiến sỹ Jonathan Wells là tiến sỹ ngành Sinh học tế bào và ngành Sinh học phân tử. Ông là thành viên của nhiều Hiệp hội Khoa học và có nhiều bài viết trên các tạp chí học thuật (Ảnh: jonathanwells.org)

 

Tại sao những hình vẽ giả mạo của Haeckel vẫn có thể tiếp tục lừa dối rất nhiều người, dù đã được phơi bày ra công chúng từ gần 150 năm trước? Thế giới khoa học đã xác nhận vụ bê bối của Haeckel, nhưng rất nhiều người vẫn giữ thái độ im lặng một cách kỳ lạ, đặc biệt là những người theo phái tiến hóa? Họ rủ nhau im lặng suốt 150 năm như vậy vì mục đích gì? Đây là những câu hỏi khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Mặc dù “thuyết lặp lại hình thái” của Haeckel đã chính thức bị loại bỏ khỏi các sách giáo khoa, nhưng một lượng nhỏ các sách giáo khoa trên thế giới vẫn rao giảng nó. Các hình vẽ phôi bịa đặt của Haeckel – vốn là nền tảng của học thuyết đó – thì thậm chí vẫn tiếp tục được xuất bản đại trà.

“Phải chăng những người theo phái tiến hóa đã và đang lợi dụng hệ thống giáo dục toàn cầu để bảo vệ học thuyết con cưng của họ bằng mọi giá?” Người ta buộc phải nghĩ như vậy sau khi chứng kiến nhiều vụ bê bối tiến hóa bị phanh phui. Trường hợp của Haeckel chỉ là một trong số nhiều vụ lừa đảo tương tự. Đứng trước thực tế này, tiến sỹ Pierre-Paul Grasse, nguyên chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Pháp từng bình luận:

“Ngày nay bổn phận của chúng ta là tiêu diệt sự hoang đường của thuyết tiến hóa, vốn bị xem như là một hiện tượng đơn giản, đã được hiểu thấu, đã được giải thích xong rồi… Sự lừa dối đôi lúc là vô tình, nhưng không phải luôn như vậy, vì một số người, do khuynh hướng bè phái của bản thân, đã chủ động phớt lờ thực tế và từ chối thừa nhận những thiếu sót và sai lầm trong các quan điểm của họ”. – Tiến sĩ Pierre-Paul Grasse, “Sự tiến hóa của các sinh vật sống”, Academic Press, New York, 1977, trang 8

 

pierre-paul-grasse.jpg

Nguyên chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, tiến sỹ Pierre-Paul Grasse. (Ảnh: Wikipedia)

 

Wolfgang-Smith.jpg

Tiến sỹ vật lý và toán học Wolfgang Smith. (Ảnh: Wolfgang Smith)

 

Ngày càng có nhiều tiến sỹ khoa học, các nhà bác học, các viện sỹ viện hàn lâm khoa học và các nhà khoa học đạt giải Nobel… không còn tin vào thuyết tiến hóa. Đây là điều tất yếu, bởi tri thức khoa học của thế kỷ 21 đã phơi bày những sai lầm trong các quan điểm khoa học sơ khai của thời Darwin thế kỷ 19.

 

“Ngày càng có nhiều nhà khoa học đáng kính đang rời bỏ phái tiến hóa… hơn nữa, trong đa số các trường hợp, những chuyên gia này từ bỏ thuyết tiến hóa, không phải do niềm tin tôn giáo hay niềm tin vào kinh Thánh, mà dựa trên các nền tảng khoa học nghiêm túc. Trong một số trường hợp, họ đã từ bỏ phái tiến hóa trong tâm trạng đầy ân hận”. – TS Wolfgang Smith, nhà vật lý và toán học, trong “Teilhardism và Tôn giáo mới: Phân tích cẩn thận những lời dạy của Pierre Teilhard de Chardin”, Tan Books & Pub. Inc (Mỹ), 1988, trang 1

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Sự thật về Thuyết tiến hóa: Giới khoa học đang từ bỏ học thuyết Darwin
Ernst_Boris_Chain-quote-675x396.jpg
Tiến sỹ Ernst Chain đạt giải Nobel Y học và Sinh học cho công trình nghiên cứu về kháng sinh penicillin. (Ảnh: Wiki)
 

Bắt đầu từ vài thập kỷ gần đây, các bằng chứng mới từ nhiều ngành khoa học khác nhau như Vũ trụ học, Vật lý học, Sinh vật học, Hóa học… đã khiến rất nhiều nhà khoa học buộc phải đặt câu hỏi nghi ngờ đối với thuyết tiến hóa, một sản phẩm của thế kỷ 19 thời khoa học còn kém phát triển.

Tuy vậy, đó đây trên thế giới, nhiều phương tiện truyền thông và sách giáo khoa vẫn không ngừng nói về thuyết tiến hóa như thể đó là chân lý vĩnh hằng, là triết lý duy nhất có thể giải thích được nguồn gốc của muôn loài. Một số người theo phái tiến hóa thậm chí còn có những phát ngôn gây sốc như thế này trước đông đảo công chúng:

“Thuyết tiến hóa là một thực tế mà không một nhà khoa học có giáo dục nào nghi ngờ”.

(Gary Huxley)

“Bạn không thể nào vừa có lý trí và được giáo dục tốt mà lại vừa không tin thuyết tiến hóa. Bằng chứng thuyết phục đến nỗi bất cứ ai không bị tâm thần và có giáo dục thì đều phải tin thuyết tiến hóa”.

(Richard Dawkins)

Nói cách khác, trong mắt những người theo phái tiến hóa, ai không tin lý thuyết của họ thì đều vô giáo dục hoặc bị tâm thần (!) Không hiểu họ dựa trên cơ sở nào, có ẩn ý gì, đã suy nghĩ hay chưa mà lại tuyên bố như vậy. Bởi vì trên thực tế, gần như tất cả các nhà khoa học tiên phong cha đẻ của các ngành khoa học từ cổ chí kim, thì hoặc là không cần biết đến thuyết tiến hóa hoặc là hoàn toàn không tin thuyết tiến hóa.

Trên thế giới đương đại, số người không tin thuyết tiến hóa thậm chí còn nhiều hơn số người tin (Ví dụ: Theo kết quả khảo sát vào năm 2014 tại Mỹ, có 42% dân số tin rằng sự sống là do đấng Tạo Hóa mà ra, chỉ có 19% tin thuyết tiến hóa). Trong số những người phản đối thuyết tiến hóa có rất nhiều nhà khoa học tiếng tăm lẫy lừng, nhiều người là chủ nhân của các giải Nobel khoa học và nhiều giải thưởng khoa học cao quý khác.

 

 

Câu hỏi đặt ra là tại sao những người phái tiến hóa lại phát ngôn thiếu suy nghĩ như vậy? Họ bất chấp thực tế, bất chấp lịch sử khoa học, bất chấp sự đánh giá của dư luận để tuyên truyền một điều sai sự thật như vậy để làm gì, nếu không phải là vì lo sợ học thuyết con cưng của mình sắp sửa không còn chỗ đứng trong thế giới khoa học? Phải chăng thuyết tiến hóa yêu dấu của họ đang lâm vào bước đường cùng?

Thuyết tiến hóa chỉ là một trong số nhiều thuyết cố gắng đưa ra một lời giải thích nghe có lý về nguồn gốc của sự sống, nó không phải là triết lý duy nhất hoặc là chân lý vĩnh hằng như những người phái tiến hóa tự xưng. Hiện nay ngoài thuyết tiến hóa còn có nhiều thuyết khác về nguồn gốc sự sống, nổi bật nhất trong số đó phải kể đến thuyết Thiết kế thông minh.

Trước kia khi các nhà tiến hóa chưa làm ra các tuyên bố mang đậm tính chủ quan thậm chí ngông cuồng nêu trên, các nhà khoa học có lập trường phản đối thuyết tiến hóa chưa quan tâm đúng mức đến việc bài trừ nó. Nhưng khi những người phái tiến hóa ngày càng trở nên quá quắt, các nhà khoa học chân chính buộc phải có phản ứng thích đáng. Công chúng có quyền được biết sự thật.

Bản danh sách của Viện Discovery

Đứng trước bối cảnh như vậy, Viện Discovery đã cho xuất bản danh sách Bất đồng quan điểm khoa học đối với thuyết tiến hóa của Darwin. Tính đến tháng 11/2015, danh sách này đã có khoảng 1.000 chữ ký của các nhà khoa học đương thời, là thành viên thuộc các Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia danh tiếng, chủ yếu từ Mỹ và Nga.

Những người ký tên đều có trình độ tiến sỹ trở lên trong các ngành khoa học như sinh học, vật lý, hóa học, toán học, y học, khoa học máy tính, và các lĩnh vực liên quan khác. Rất nhiều người là giáo sư hay nghiên cứu sinh tại các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu danh tiếng như Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Viện Smithsonian, Đại học Cambridge, Đại học California ở Los Angeles, Đại học California ở Berkeley, Đại học Princeton, Đại học Pennsylvania, Đại học Ohio State, Đại học Georgia, Đại học Washington, Đại học Harvard, Đại học Oxford…

image02.pngTrang web dissentfromdarwin.org của Viện Discovery, được thành lập bởi 2 cựu thành viên trường đại học Havard là George Gilder và Bruce Chapman. (Ảnh chụp màn hình/dissentfromdarwin.org)

Trong số những người ký tên có rất nhiều người lừng danh trong giới khoa học, ví dụ tiến sỹ Philip Skell – thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ; Lyle Jensen – thành viên Hiệp hội Xúc tiến Khoa học Hoa Kỳ; Stanley Salthe – nhà sinh học tiến hóa và là người viết sách giáo khoa; Richard von Sternberg – nhà sinh học tiến hóa thuộc Viện Smithsonian và là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia thuộc Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ; Giuseppe Sermonti – Biên tập viên của Rivista di Biologia/ Diễn đàn Sinh học – Tạp chí sinh học cổ nhất hiện vẫn đang được xuất bản trên thế giới; Lev Beloussov – nhà phôi học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học tự nhiên Nga…

Tiến sỹ John G. West thuộc Viện Discovery cho biết do số lượng các nhà khoa học bất đồng ý kiến đang ngày một gia tăng, Viện Discovery đã quyết định mở trang web dissentfromdarwin.org để lưu trữ danh sách các nhà khoa học đã ký tên. Nếu bạn có bằng tiến sỹ trong các lĩnh vực kỹ sư, toán học, khoa học máy tính, sinh học, hóa học, hay một trong số các ngành khoa học tự nhiên khác, và bạn không tin thuyết tiến hóa, thì bạn có thể liên hệ với Viện Discovery Institute qua email cscinfo@discovery.org.

Độc giả có thể tải về Bản danh sách các tiến sỹ khoa học công khai tuyên bố phản đối thuyết tiến hóa của Viện Discovery ở đây.

Một bản danh sách khác của tiến sỹ Jerry Bergman

image04.pngTiến sỹ Jerry Bergman. (Ảnh: members.shaw.ca)

Tiến sỹ Jerry Bergman giảng dạy sinh học, di truyền học, hóa học, hóa sinh học, nhân chủng học, địa chất học và vi sinh học tại trường Đại học Northwest State College, Mỹ trong 25 năm, và cũng từng giảng dạy tại nhiều trường đại học khác. Ông có 7 bằng cấp khoa học khác nhau từ cấp thạc sỹ trở lên, trong số đó có 2 bằng tiến sỹ khoa học. Ông có hơn 800 tài liệu khoa học đã được xuất bản bằng 12 ngôn ngữ khác nhau, tác giả của 20 cuốn sách về khoa học và chuyên khảo.

Tiến sỹ Jerry Bergman đã tổng hợp được danh sách bao gồm hơn 3.000 nhà khoa học bày tỏ sư hoài nghi với thuyết tiến hóa của Darwin, trong đó có 12 người từng đoạt giải Nobel khoa học.

TS Bergman cũng có một danh sách riêng tư khác, bao gồm khoảng 1.000 người yêu cầu được giấu tên “vì lo sợ có thể bị trả đũa hoặc gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình”.

TS Bergman nói: “Theo ước tính của tôi, nếu tôi có thời gian và nguồn lực, tôi có thể dễ dàng hoàn thiện một danh sách với hơn 10.000 cái tên” (Xem “Những người nghi ngờ Darwin: Danh sách tuyển chọn các nhà khoa học, các viện sỹ hàn lâm, và các học giả nghi ngờ học thuyết Darwin”, ngày 24/8/2014)

Danh sách các khoa học gia phản đối thuyết tiến hóa (phần công khai) của tiến sỹ Jerry Bergman có thể được tải về tại đây.

Hiệp hội Nghiên cứu Sáng tạo Hàn Quốc

image06-e1447048449477.pngTiến sỹ Kim Young Gil. (Ảnh: Đại học Calvin)

Hiệp hội Nghiên cứu Sáng tạo Hàn Quốc có hơn 1000 thành viên, trong đó có hơn 600 người là tiến sỹ khoa học. Tất cả họ đều phản đối thuyết tiến hóa. Chủ tịch Hiệp hội là tiến sỹ Kim Young Gil, từng là giáo sư của Viện khoa học và công nghệ cao cấp Hàn Quốc (Korea Advanced Institute of Science and Technology) trong 15 năm. Ông từng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu NASA-Lewis (Trung tâm Nghiên cứu Glenn) ở Cleveland, Ohio, Mỹ. Năm 1995 ông đã thành lập Đại học Toàn cầu Handong (Handong Global University), nhận được các giải thưởng xuất sắc cho cải cách giáo dục từ Bộ Giáo dục Hàn Quốc trong giai đoạn ba năm liên tiếp 1996-1998 như một trường đại học kiểu mẫu của thế kỷ 21…

Tất nhiên, không chỉ có chừng đó các nhà khoa học đương thời phủ nhận thuyết tiến hóa. Có rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới chưa biết đến các bản danh sách phản đối thuyết tiến hóa và phong trào bất đồng ý kiến này. Chưa kể nhiều nhà khoa học khác dù phản đối thuyết tiến hóa kịch liệt nhưng không hứng thú với việc ký tên vào các bản danh sách phản đối.

Bản thân tác giả bài viết này đã từng nói chuyện với 2 người bạn là tiến sỹ khoa học về bản danh sách phản đối thuyết tiến hóa của Viện Discovery, và tuy cả 2 đều phản đối thuyết tiến hóa nhưng họ cũng không có ý định ký tên vì nhiều lý do khác nhau.

Ngoài ra theo thống kê chưa đầy đủ có hơn 50 nhà khoa học từng đạt giải Nobel khác cũng phủ định thuyết tiến hóa, trực tiếp hoặc gián tiếp.

image07.pngTiến sỹ Ernst Chain. (Ảnh: wikipedia)

Tiến sỹ Ernst Chain đạt giải Nobel Y học và Sinh học cho công trình nghiên cứu về kháng sinh penicillin. Ông từng nói:

Tôi thà tin vào chuyện cổ tích còn hơn tin vào những phỏng đoán vô căn cứ như vậy [của thuyết tiến hóa]… Nhiều năm nay tôi đã nói rằng những phỏng đoán về nguồn gốc của sự sống không thể dẫn đến một kết quả hữu ích nào, bởi ngay cả một hệ thống sinh vật đơn giản nhất cũng đã quá phức tạp để có thể hiểu được bằng trình độ hóa học vô cùng sơ đẳng mà các nhà khoa học đã dùng khi cố lý giải điều không thể lý giải xảy ra cách đây hàng tỷ năm…”. 

(“Cuộc đời của Ernst Chain: Penicillin và hơn thế nữa”, tác giả Ronald W. Clark, London, Weidenfeld & Nicolson, 1985, trang 147-148).

image03.jpgTiến sỹ Antony Hewish. (Ảnh: mediahex.com)

Tiến sỹ Antony Hewish đoạt giải Nobel Vật lý cho công trình khám phá ra các ẩn tinh. Ông từng nói:

“Đối với tôi thật vô lý khi cho rằng: Vũ trụ và sự hiện hữu của chúng ta chỉ là một sự ngẫu nhiên lớn, và sự sống tự nảy sinh do các quá trình vật lý ngẫu nhiên trong một môi trường chỉ ngẫu nhiên có các thuộc tính phù hợp…” (Hewish 2002a).

image01.jpgTiến sỹ Arthur Holly Compton. (Ảnh: Wikipedia)

Tiến sỹ Arthur Holly Compton (1892–1962) đoạt giải Nobel Vật lý năm 1927 cho công trình khám phá ra hiệu ứng Compton, nghĩa là sự thay đổi bước sóng của tia X khi chúng va chạm với electron. Việc khám phá ra hiệu ứng này vào năm 1922 đã xác nhận lưỡng tính sóng-hạt của bức xạ điện từ. Ông từng nói:

“…Lập luận cho rằng [sự sống] là do được Thiết Kế ra, mặc dù đã cũ xưa, nhưng chưa bao giờ bị bác bỏ một cách thỏa đáng cả. Trái lại, khi chúng ta học được nhiều hơn về thế giới chúng ta, xác suất việc nó ngẫu nhiên tự nảy sinh trở nên càng lúc càng xa vời, cho nên có rất ít nhà khoa học thực thụ đương thời nào muốn bảo vệ một quan điểm vô thần”. (Compton 1935, 73).

image05.pngTiến sĩ Robert A. Milikan. (Ảnh: myfirstbrain.com)

Tiến sĩ Robert A. Milikan, nhà vật lý đoạt giải Nobel năm 1923 cho công trình đo điện tích electron, từng nói:

“Điều đáng thương là rất nhiều nhà khoa học đang cố gắng chứng minh thuyết tiến hóa, điều không ngành khoa học nào có thể làm được”. 

(Tiến sĩ Robert A. Milikan, nhà vật lý đoạt giải Nobel, diễn thuyết trước Hội Hóa học Hoa Kỳ)

Chúng ta sẽ trở lại với các nhà khoa học đạt giải Nobel ở các kỳ sau của loạt bài này để có một cái nhìn rõ hơn về niềm tin tiến hóa.

Những người khổng lồ trong khoa học đều có tín ngưỡng và đời sống tâm linh sâu sắc

 Những người phái tiến hóa khi bị chất vấn và đuối lý vì không thể trả lời câu hỏi: “Nếu thuyết tiến hóa đúng tại sao các ông phải ngụy tạo nhiều bằng chứng như vậy?“, thì họ luôn luôn sử dụng thủ đoạn ngụy biện bù nhìn rơm để hạ uy tín của các nhà khoa học không thuộc phái này. Thay vì chứng minh thuyết tiến hóa đúng hoặc chứng minh thuyết thiết kế thông minh sai thì họ quay sang cáo buộc rằng nhà khoa học nào có tín ngưỡng, có Đạo thì đều thấp kém và do đó không đáng tin. Rất nhiều công chúng tin vào lời ngụy biện đó của họ, mà không hề biết đến một thực tế hoàn toàn tương phản:

Các phát minh quan trọng nhất thế giới từ nửa cuối thế kỷ 19 (cùng hoặc sau thời Darwin) đến nay cũng hầu hết thuộc về họ. Ví dụ: Đại đa số các phát minh quan trọng bậc nhất trong lịch sử nhân loại đều có tác giả là các nhà khoa học hữu thần, có tín ngưỡng, tin vào thế giới tâm linh (không giới hạn trong Thiên Chúa giáo).

  • Bóng đèn điện (Edison – tin vào đấng Tạo Hóa),
  • Điện thoại (Alexander Graham Bell – tin đấng Tạo Hóa),
  • Vắc xin (Louis Pasteur – Thiên Chúa giáo),
  • Phẫu thuật tiệt trùng (Joseph Lister – Thiên Chúa giáo),
  • Thuốc kháng sinh penicillin (Ernst Chain – Thiên Chúa giáo),
  • Ô tô (Karl Benz – đạo Mormon),
  • Động cơ diesel (Rudolf Christian Karl Diesel – Thiên Chúa giáo),
  • Máy bay (anh em nhà Wright – Thiên Chúa giáo),
  • Dây chuyền công nghiệp (Henry Ford – nhà thờ Tân giáo, và tin vào luật luân hồi tái sinh)…

Trong các danh sách những phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, sau khi tìm hiểu lai lịch chủ nhân của các phát minh ấy người ta đều nhận ra rằng phần lớn trong số họ đều là các nhà khoa học hữu thần.

Hơn thế nữa, các nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đều là khoa học gia hữu thần. Ví dụ: Archimedes, Leonardo De Vinci, Thomas Edison…

Còn đây là danh sách (không đầy đủ) các ông tổ của các ngành khoa học từ cổ chí kim. Tất cả đều là những người có tín ngưỡng tâm linh:

  • Toán học: Pascal, Leibniz, Euler
  • Vật lý: Newton, Faraday, Maxwell, Kelvin, Joule
  • Hóa học: Boyle, Dalton, Ramsay
  • Sinh học: Ray, Linnaeus, Mendel, Pasteur, Virchow, Agassiz
  • Địa chất học: Steno, Woodward, Brewster, Buckland, Cuvier
  • Thiên văn học: Copernicus, Galileo, Kepler, Herschel, Maunder
  • Vật lý hiện đại: Max Planck
  • Khoa học laser: Arthur Schawlow và Charles Townes
  • Hàng không vũ trụ: Wernher Von Braun
  • Truyền thông vô tuyến tầm xa: Guglielmo Marconi
  • Phẫu thuật có khử trùng: Joseph Lister
  • Điện tử học: Ambrose Fleming
  • Năng lượng học: William Thompson (biệt danh: Lord Kelvin)
  • Thuyết nguyên tử: John Dalton
  • Vi trùng học: Louis Pasteur
  • Số học: Isaac Newton
  • Cơ học thiên thể: Johann Kepler
  • Hóa học: Robert Boyle và Antoine Lavoisier
  • Lâm sàng học: Herman Boerhaave
  • Giải phẫu so sánh: Georges Cuvier
  • Tin học: Charles Babbage
  • Phân tích thứ nguyên: Lord Rayleigh
  • Động lực học: Isaac Newton
  • Điện động học: James Clerk Maxwell
  • Điện từ học: Michael Faraday và Andre Marie Ampere
  • Côn trùng học: Henri Fabre
  • Lý thuyết trường: Michael Faraday
  • Cơ học chất lỏng: George Stokes
  • Thiên văn ngân hà: William Hershel
  • Khí động học: Robert Boyle
  • Di truyền học: Gregor Mendel
  • Địa chất băng hà: Louis Agassiz
  • Y học Phụ khoa: James Simpson
  • Thủy lực học: Leonardo da Vinci
  • Thủy văn học: Matthew Maury
  • Thủy tĩnh học: Blaise Pascal
  • Ngư học: Louis Agassiz
  • Đồng vị hóa học: William Ramsay
  • Phân tích mô hình: Lord Raleigh
  • Lịch sử tự nhiên: John Ray
  • Bệnh học thần kinh: John Abercrombie
  • Hình học phi Ơclit: Bernard Riemann
  • Hải dương học: Matthew Maury
  • Khoáng vật quang học: David Brewster
  • Cổ sinh vật học: John Woodard
  • Bệnh lý học: Rudolph Virchow
  • Vật lý thiên văn: Johann Kepler
  • Sinh lý học: Albrecht von Haller
  • Vật lý học Plasma: Michael Faraday
  • Cơ học lượng tử: Max Planck
  • Nhiệt động học Thuận nghịch: James Joule
  • Nhiệt động học thống kê: James Clerk Maxwell
  • Địa tầng học: Nicholas Steno
  • Phân loại học: Carolus Linnaeus
  • Nhiệt động học: Lord Kelvin
  • Động học nhiệt (Thermokinetics): Humphry Davy
  • Hóa thạch học động vật có xương sống: Georges Cuvier

Albert Einstein cũng là nhà khoa học hữu thần, ông tin phải có một đấng Tạo Hóa hiện hữu và đứng đằng sau mọi quy luật vật lý, nếu không vũ trụ sẽ hỗn loạn và không thể tồn tại được. Vợ chồng nhà Curie thì đều tin vào thế giới tâm linh, thậm chí còn nhiều lần tham gia vào các hoạt động tâm linh huyền bí…

Có thể thấy rất rõ, những nhân vật phản đối thuyết tiến hóa hoặc đặt niềm tin vào đấng Tạo Hóa, từ xưa tới nay không hề ít mà cũng không tầm thường chút nào. Trái lại họ đều là những người khổng lồ của giới khoa học. Ấy vậy mà nhiều “nhà tiến hóa” có thể phát ngôn rằng ai không đi theo niềm tin của họ đều là đồ vô giáo dục hoặc là bị tâm thần! Rất ngược đời.

Chính Darwin cuối đời đã ân hận về thuyết tiến hóa, và tự xem mình là một người hữu thần

Một sự thật hết sức bất ngờ khác mà có lẽ không một nhà tiến hóa nào muốn chấp nhận, ấy là vào những năm cuối đời Darwin rất buồn rầu và ân hận. Darwin nói ông không có ý định viết thuyết tiến hóa một cách vô thần, thừa nhận rằng sự sống phải được tạo ra chứ không thể tự nảy sinh, và do đó ông là một người hữu thần. Thậm chí ông còn đề xuất một số ý tưởng khá tương đồng với các nhà khoa học theo phái thiết kế thông minh ngày nay.

image00.jpg(Ảnh: Pixshark.com)

“Tôi thường rùng mình ớn lạnh, tự hỏi rằng có lẽ nào mình đã hiến dâng bản thân cho một ảo tưởng [tiến hóa] chăng”. 

(Charles Darwin, Cuộc sống và những lá thư, 1887, Quyển 2, trang 229)

“Một nguyên do khác để có thể tin vào sự tồn tại của Thượng Đế, liên quan đến lý trí chứ không phải cảm giác, gây ấn tượng đối với tôi hơn nhiều. Đó là vì vô cùng khó khăn đến mức gần như không thể nào hiểu nổi, sao vũ trụ vĩ đại và phi thường này, gồm cả nhân loại với khả năng nhìn sâu vào quá khứ cũng như tương lai, mà lại có thể là kết quả của sự ngẫu nhiên hoặc sự cần thiết mù quáng. Vì vậy khi ngẫm lại, tôi buộc phải thấy rằng Khởi Nguyên Đầu Tiên phải là một trí tuệ thông minh, ở chừng mực nào đó giống với trí tuệ nhân loại; và tôi xứng đáng được gọi là một người hữu thần”.

(“Charles Darwin và T.H Huxley, các hồi ký”, do Gavin de Beer biên tập, London, Oxford University Press, 1974, trang 50 đến 54)

“Việc xem xét vấn đề này theo quan điểm thần học là một vấn đề luôn luôn làm tôi đau khổ. Tôi rất hoang mang. Tôi đã không có ý định viết [thuyết tiến hóa] một cách vô thần. Tôi không thể nào hài lòng khi xem xét vũ trụ kỳ diệu này, đặc biệt là bản chất của loài người, mà lại kết luận rằng tất cả mọi thứ là kết quả của vũ lực tàn bạo. Tôi có ý xem tất cả mọi thứ là kết quả của các quy luật được Thiết Kế, với các tiểu tiết, dù là tốt hay xấu, là kết quả của cái mà chúng ta gọi là sự ngẫu nhiên”.

(Thư Darwin gửi cho Asa Gray, 22/5/1860)

Năm 1873 Darwin phát biểu: “Việc không thể nào hiểu được chuyện vũ trụ vĩ đại kỳ diệu này và bản ngã có ý thức của chúng ta đã nảy sinh một cách ngẫu nhiên, đối với tôi có lẽ là lý lẽ chính cho thấy sự tồn tại của Thượng Đế”.

(Thư Darwin gửi cho N.D. Doedes, 2/4/1873)

Vào năm 1879, 3 năm trước khi qua đời, Darwin viết ông “chưa bao giờ là một người vô thần và phủ nhận sự tồn tại của Thượng Đế”.

(Thư Darwin gửi cho John Fordyce, 7/5/1879)

Thế đấy, rốt cuộc thì chính cha đẻ thuyết tiến hóa còn nghi ngờ đứa con của mình, thậm chí còn tự nhận ông cũng là người hữu thần. Darwin cuối cùng thừa nhận đấng Tạo Hóa đã tạo ra muôn loài, và thuyết của ông chỉ là một cách giải thích nghe có lý về việc Thượng Đế đã tạo ra sự sống như thế nào. Ông thừa nhận trí tuệ nhân loại không đủ khả năng trả lời rốt ráo câu hỏi về nguồn gốc sự sống. Vậy mà hàng trăm năm sau, các đệ tử của ông tuyên bố ai không tin thuyết tiến hóa đều vô giáo dục hoặc bị tâm thần. Thật là khôi hài.

Di sản buồn của Darwin

Những người theo phái tiến hóa rốt cuộc đã đặt niềm tin và công sức của mình nhầm chỗ, thế nhưng họ quyết không chịu buông nó ra, mà còn cố bồi đắp lên nó hàng đống các giả thuyết, giả định, khái niệm, tưởng tượng và niềm tin mới. Để rồi ngày hôm nay:

“… [Thuyết tiến hóa] đã được chấp nhận mặc dù nó được xây dựng bằng cách chồng các giả định đặc biệt lên trên các giả định đặc biệt, chồng các giả thuyết đặc biệt lên trên các giả thuyết đặc biệt, và xé bỏ kết cấu của khoa học bất cứ khi nào thuận tiện. Kết quả là một thứ hổ lốn chẳng phải lịch sử mà cũng chẳng phải khoa học”. 

(Tiến sĩ James Conant, nhà hóa học, cựu chủ tịch trường Đại học Harvard, được trích dẫn trong Origins Research, tập 5, Số 2, năm 1982, trang 2)

“Thuyết tiến hóa là một câu chuyện cổ tích của những người trưởng thành. Lý thuyết này không giúp gì cho sự tiến bộ của khoa học. Nó vô dụng”

(Giáo sư Tiến sĩ Louis Bounoure, Giám đốc Nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Mỹ)

“Khi những nhà nghiên cứu thuộc các ngành khoa học khác hỏi chúng ta hiện nay đang tin tưởng cái gì về nguồn gốc các loài, chúng ta không có câu trả lời rõ ràng. Niềm tin đã nhường chỗ cho sự hoài nghi. Cùng lúc đó, cho dù nếu niềm tin của chúng ta về tiến hóa không lay chuyển thì chúng ta cũng không có lời giải thích nào về nguồn gốc các loài mà có thể chấp nhận được”.

(Tiến sĩ William Bateson, nhà di truyền học vĩ đại của trường Đại học Cambridge)

“Thuyết tiến hóa chỉ đơn thuần là một sản phẩm của trí tưởng tượng”.

(Tiến sĩ Ambrose Flemming, Chủ tịch Hội triết học Anh)

“Hiện nay chúng ta đang gặp một cảnh tượng đáng kinh ngạc, đó là trong khi rất nhiều nhà khoa học đã đồng tình rằng không có phần nào trong hệ thống thuyết Darwin có ảnh hưởng lớn bất kỳ, và trên tổng thể, lý thuyết này không chỉ không được chứng minh mà còn không thể xảy ra, thì những kẻ ngu dốt và học thức nửa vời lại tin rằng nó được chấp nhận như một thực tế căn bản”.

(Tiến sĩ Thomas Dwight, giáo sư nổi tiếng tại trường Đại học Harvard)

“Tôi tin rằng một ngày nào đó câu chuyện thần thoại của Darwin sẽ được xếp hạng là vụ lừa đảo vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học. Khi điều này xảy ra, rất nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi, “Làm sao chuyện này lại có thể xảy ra được nhỉ?” “

(Tiến sĩ Sorren Luthrip, nhà phôi học người Thụy Điển)

Trong thực tế, rất nhiều các nhà bác học và các nhà khoa học ưu tú đã vứt bỏ thuyết tiến hóa từ lâu. Đối với họ, thuyết tiến hóa là ngụy khoa học, là một thứ ký sinh gây hại cho khoa học, một câu chuyện hoang đường trái ngược với các bằng chứng thực tế, đầy rẫy bê bối và những điều dối trá, làm băng hoại đạo đức xã hội, là gốc rễ của nạn phân biệt chủng tộc và thuyết ưu sinh, là thứ đã tạo ra những tên độc tài khát máu nhất lịch sử, là nguyên nhân của hai lần chiến tranh thế giới và những cuộc diệt chủng quy mô lớn nhất lịch sử nhân loại.

Đối với họ, thuyết tiến hóa dựa trên tuyên truyền lừa dối chứ không dựa trên khoa học chân chính, và là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng triết lý kiểu Hitler: “Lời nói dối phải tầm cỡ, làm cho nó trông thật đơn giản, lặp đi lặp lại nó thật nhiều lần, rồi mọi người sẽ tin nó… Hãy để tôi kiểm soát sách giáo khoa, tôi sẽ kiểm soát được đất nước [Đức]…”. Thế là suốt 150 năm lừa dối, đến tận bây giờ rất nhiều người vẫn tin vào những hình phôi thai giả và cái gọi là “định luật phát sinh sinh vật” của Haeckel, trong đó không ít người có học hàm học vị, thậm chí có những người đang là giáo sư, tiến sĩ ngành sinh học, ở khắp nơi trên thế giới.

Thuyết tiến hóa vẫn còn nhiều vụ lừa đảo khác không kém phần kỳ dị. Thậm chí cho đến tận ngày nay hầu như vẫn không mấy ai hay biết về những điều dối trá ấy, và thế là chúng được thể ngang nhiên tồn tại, không ở nơi nào xa lạ mà chễm chệ ngay trong sách giáo khoa nhiều cấp học của nhiều quốc gia trên toàn cầu…

Bạch Vân tổng hợp

(Còn tiếp – Sự thật về thuyết tiến hóa: Những bằng chứng giả và thí nghiệm thất bại trong sách giáo khoa)

Chú ý: Hệ thống phân loại sinh vật (sự sống, vực, giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài, phân loài) hiện nay đang bị xây dựng thể theo “cây sự sống” của thuyết tiến hóa. Bản thân thuyết tiến hóa đang cần được làm rõ, vì vậy trong loạt bài không sử dụng nó mà sử dụng hệ thống quy ước khác. Theo hệ quy chiếu này, tiến hóa nhỏ không phải là tiến hóa, và do đó khi nói “thuyết tiến hóa” thì chỉ có nghĩa là “thuyết tiến hóa lớn”.

 

 

Các vấn đền "nhảy dựng lên" của các nhà khoa học hay thần học nổi tiếng khi nói về thuyết tiến hóa ở trên cũng không khác gì "đã" chấp nhận thuyết "Bigbang" hiện nay. Chúng ta không thể dùng "tín ngưỡng" nói chuyện thuyết tiến hóa được, thông thường tín ngưỡng này bị môi trường, tính bí ẩn của các trạng thái tâm linh, số đông áp đặt... rồi nỗi sợ muôn đời trong mỗi con người dần theo năm tháng về cái chết mà cần một cái "gì đó" đeo bám vào, cho nên dùng khái niệm "khoa học có tín ngưỡng" là chưa thuyết phục.

 

Vấn đề nổi cộm nhất cho dù la khoa học hay thần học hay cái quái gì đi nữa cũng chỉ là câu hỏi "nguồn gốc vũ trụ" mà thôi, rồi để giải quyết vấn đề cá nhân và xã hội, tức ra thực sự về mặt bản chất là đi tìm nguồn gốc sinh tử, bản lai diện mục của chúng ta. Do cách tiếp cận khoa học thực nghiệm chỉ gần đúng, cho ra những kết quả quan trọng có thể áp dụng trong phân tích, suy luận... mà đi đến kết cục, tuy nhiên khoa học vẫn chưa nhận biết được. Riêng thần học đã bị "trói não" (đưa vào tiềm thức nỗi sợ, phải xin rồi được rửa, luôn có tội lỗi, khống chế bằng cá quy tắc, áp đặt qua tục gia đình và môi trường... đã thực sự quá tinh vi rồi) ngay từ những khái niệm ban đầu thì thử hỏi sẽ đi đến đâu?

 

Điều này đã chứng minh khoa học và thần học đã hoàn toàn thất bại về mặt nhận biết chân lý vũ trụ, từ đó gián tiếp hay tạm gọi là bị "tính chất bầy đàn" và "sự bất lực" mà "đánh" vào thuyết tiến hóa (tôi đã ví dụ ở trên), đây chính là "cảm xúc xã hội" hay "cái tôi" rất bí ẩn, rất mờ mịt, rất tế vi...

 

Thần học nào có thương gì khoa học, cái gương Galilê và Brunô đó còn gì, không nên đánh lận thành quả khoa học của các nhà nghiên cứu với tôn giáo.

 

Làm gì có sự ngẫu nhiên, chỉ có sự ngẫu nhiên duy nhất, ban đầu là khi vũ trụ "thức giấc" hay "vi động" trong trạng thái "chí tịnh" rồi vận động sau đó cho tới nay, ngay cả khái niệm "Thượng Đế" hay "Cha Trời" hay "Đấng Tạo Hóa" còn không định nghĩa chính xác theo dòng lịch sử phát triển của các nền văn hóa nhân loại, theo Tây Du Ký gọi là chiếc vòng kim cô trói đầu tức bị "trói não" rồi! Không thể khái niệm nguyên thủy vũ trụ mang khái niệm "Cha" được, phải không các bạn! Hoặc là "Mẹ" hoặc là "Thủy Tổ" mà thôi.

 

Riêng về "hữu thần" thì cả Việt Nam là hữu thần, thờ trời đất, tổ tiên, thần thánh... nhưng lại nói "Âm sao Dương vậy" rất "minh chiết", "3 hồn 7 vía của nam và 9 vía của nữ"... đã chứng tỏ có sự nhận biết thực tại cụ thể và rõ ràng hơn so với các tôn giáo khác quá xa.

 

Riêng những nội dung trích dẫn bài viết của ngài DacUyn ở trên, chúng ta có thể thấy sự biến đổi tư duy theo thời gian, từ trẻ đến già... và khi thần chết gõ cửa thì "phải" cần một "giá trị" nào đấy để "bám" vào! Bản chất của tất cả là "Không" mà thôi, và chỉ có nó mới giải phóng được "tư duy", để chứng minh bản chất này thực sự không khó như ta tưởng, mặc dù bạn có thể đọc hết cả kinh Phật và các trước tác, các luận giải từ cổ chí kim khi nói về nó. Ngay cả khi chứng ngộ trạng thái tối thượng "Không" này, thì chưa chắc bạn đã giải thích đúng nó một cách khoa học, mà cần một học thuyết đặc biệt, của nước Việt: "Học thuyết Thống nhất vũ trụ đúng nghĩa".

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Sự thật về thuyết tiến hóa:
Hình vẽ phôi thai giả của Haeckel, vụ lừa đảo xuyên thế kỷ
 
phoi-thai-gia-haeckel-675x400.jpg

(Ảnh: Internet)

 

Ernst Haeckel là một nhà sinh học người Đức sống cùng thời với Darwin, và là tác giả của nhiều thuật ngữ sinh học nổi tiếng. Trong phần lớn sự nghiệp của mình, Haeckel giữ vị trí giáo sư ngành Giải phẫu so sánh tại trường Đại học Jena, Đức. “Học thuyết về sự lặp lại hình thái” (còn gọi là “Định luật phát sinh sinh vật”) được xây dựng dựa trên các hình vẽ phôi của Haeckel có ý nghĩa rất quan trọng đối với thuyết tiến hóa của Darwin. Haeckel là người đã giúp Darwin và các tác phẩm của ông trở nên nổi tiếng trên khắp nước Đức.

 

ernsthaeckel1.jpg

Earnst Haeckel. (Ảnh: metafysica.nl)

 

Từ những hình vẽ phôi giả…

Năm 1868, Ernst Haeckel xuất bản cuốn Lịch sử sáng tạo tự nhiên (Natürliche Schöpfungsgeschichte), trong đó tuyên bố rằng ông đã tiến hành so sánh phôi người, phôi khỉ và phôi chó. Trong các hình do ông vẽ, các phôi gần như giống hệt nhau. Trên cơ sở các hình vẽ đó, Haeckel tuyên bố rằng các giống loài có một nguồn gốc (tổ tiên) chung.

Nhưng sự thực hoàn toàn khác hẳn. Ernst Haeckel thực ra chỉ vẽ hình của một phôi thai duy nhất, rồi dựa vào đó làm ra hình phôi người, phôi khỉ, và phôi chó. Ông đã thêm vào mỗi hình một chút thay đổi. Nói cách khác, đây là một vụ lừa đảo.

 

so-sanh-phoi-richardson-haeckel-sgk.jpg

Loạt hình trên là các hình vẽ của Haeckel, loạt hình dưới là ảnh chụp trên thực tế, ở giai đoạn phát triển sơ kỳ của phôi cá, kỳ giông, rùa, gà, thỏ, và người. Tuy vụ lừa đảo này đã bị phát hiện từ hơn trăm năm trước, nhưng hiện nay nó vẫn được trình bày trong các sách giáo khoa ở nhiều cấp học tại nhiều nước trên toàn thế giới. (Ảnh: harun yahya)

 

Haeckel-1.jpg

Những hình vẽ phôi giả của Haeckel:

Hàng thứ nhất là giai đoạn sơ kỳ, hàng thứ hai là giai đoạn giữa, hàng thứ ba là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển của phôi. Theo Haeckel, phôi các loài động vật có xương sống khác nhau đều rất giống nhau ở giai đoạn sơ kỳ và chỉ dần dần trở nên khác biệt khi lớn lên, vì thế chúng phải có một nguồn gốc chung. Hình vẽ này có mặt hầu như trong mọi cuốn sách giáo khoa sinh học từ cấp trung học đến cấp đại học ở rất nhiều nước trên thế giới… (Ảnh: harun yahya)

 

Richardson-embryos-2.jpgCòn đây là hình chụp các phôi trong thực tế: Hàng thứ nhất là giai đoạn sơ kỳ, hàng thứ hai là giai đoạn giữa, hàng thứ ba là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển của phôi. Có thể thấy các phôi thực sự vô cùng khác biệt, ở tất cả các giai đoạn phát triển của chúng.  Ảnh do nhà phôi học Richardson (một người theo trường phái tiến hóa) cung cấp. Nhấp chuột trái vào ảnh để phóng lớn. (Ảnh: harun yahya)

 

Trên thực tế, vụ bê bối này đã bị không ít người phát giác, ngay cả trước khi Darwin viết cuốn “Nguồn gốc loài người” (The Descent of Man), tức là trước năm 1871.

“Trò lừa đảo của Haeckel đã quá rõ ràng và quá lớn đến nỗi ông đã bị cáo buộc bởi 5 vị giáo sư khác nhau và bị phán có tội bởi tòa án trường Đại học Jena.”

– Hank Hanegraaff, trong “Điều mà những người theo trường phái tiến hóa không muốn bạn biết”, nhà xuất bản W Publishing Group, 2003, trang 70

 

Haeckel đã làm giả những hình vẽ đó để ủng hộ thuyết tiến hóa của Darwin. Khi hành vi của ông bị phát giác, lý do duy nhất Haeckel đưa ra để biện hộ cho bản thân là: những người theo trường phái tiến hóa khác cũng cần phải bị xử tội giống ông.

“Sau lời thú tội ‘giả mạo’ đáng hổ thẹn này, tôi tự thấy bản thân đáng bị kết tội và tiêu hủy, nếu tôi không có được sự an ủi khi nhìn thấy bên cạnh hàng trăm đồng bị cáo cùng đứng trước vành móng ngựa, trong đó có nhiều nhà quan sát đáng tin cậy nhất và nhiều nhà sinh vật học được kính trọng nhất. Hầu hết các biểu đồ trong sách giáo khoa sinh học, luận án và tạp chí tốt nhất sẽ phải gánh chịu cùng một tội danh ‘giả mạo’ với mức độ tương đương, bởi tất cả chúng đều không chính xác, và không ít thì nhiều đã bị làm giả, giản lược và ngụy tạo” (Theo cuốn sách “Cái cổ của con hươu cao cổ: Chỗ sai của Darwin”, của Francis Hitching, nhà xuất bản Ticknor and Fields, New York, năm 1982, trang 204).

 

Để giúp lý thuyết của Darwin đứng vững, những người ủng hộ ông cần phải tuyên bố các bản vẽ của Haeckel thực sự là “bằng chứng của sự tiến hóa”. Bài viết trên tạp chí khoa học Science tiếp tục thảo luận về cách những lời thú tội của Haeckel đã được che đậy ngay từ đầu thế kỷ 20, và làm thế nào các hình vẽ giả mạo này bắt đầu được đưa vào trong các sách giáo khoa, như một “chân lý” khoa học.

“Lời thú tội của Haeckel đã biến mất sau khi những hình vẽ của ông được sử dụng trong một cuốn sách in năm 1901 có tựa đề: “Darwin và hậu Darwin” và đã được phát hành rộng rãi trong tuyển tập các tư liệu sinh học bằng tiếng Anh” (Elizabeth Pennisi, bài viết “Những cái phôi của Haeckel: Tái phát hiện trò gian lận” trên tạp chí Science, ngày 5/9/1997)

… Cho đến “Định luật phát sinh sinh vật” bịa đặt

Sau khi biên bản ghi chép lời thú tội của Haeckel biến mất, Darwin và những nhà sinh học ủng hộ ông vẫn tiếp tục coi các hình vẽ của Haeckel như một nguồn dẫn chứng tham khảo. Và chính vì vậy trong những năm sau đó Haeckel đã tiếp tục ngụy tạo hàng loạt các hình ảnh minh họa so sánh phôi.

Ông ta vẽ sát cạnh nhau hình phôi của cá, kỳ giông, rùa, gà, thỏ và phôi người. Các phôi đó được vẽ hết sức giống nhau và chỉ dần dần cho thấy sự khác biệt trong các giai đoạn sau của quá trình phát triển. Đặc biệt, sự tương đồng giữa phôi người và phôi cá quả là rất ấn tượng, đến mức người ta có thể nhìn thấy cái “mang” trong hình vẽ phôi người, giống như ở hình vẽ phôi cá. Từ đó, Haeckel đưa ra “thuyết về sự lặp lại hình thái” (còn gọi là “định luật phát sinh sinh vật”), với nội dung cơ bản là: trong quá trình phát triển của phôi, tất cả các giống loài đều lặp đi lặp lại “lịch sử tiến hóa”. Lấy ví dụ, ông ta nói phôi thai con người trong tử cung của người mẹ, đầu tiên có khe mang giống như cá, và trong những tuần tiếp theo sẽ giống như bò sát, rồi giống thú, rồi cuối cùng mới “tiến hóa” thành người.

Bây giờ người ta đã biết rằng “những cái mang” xuất hiện trong giai đoạn đầu của phôi thai người, trên thực tế là ống tai giữa, tuyến cận giáp, và tuyến ức đang hình thành. Phần phôi thai trông giống “túi lòng đỏ trứng” là nơi sản xuất máu cho trẻ sơ sinh. Cái “đuôi” trên thực tế là xương sống, và nó trông giống như một cái đuôi chỉ vì nó được hình thành trước khi đôi chân xuất hiện.

phoigia-sgk12vn.jpg

Các hình vẽ phôi giả của Haeckel vẫn được in trong rất nhiều đầu sách giáo khoa nhiều cấp học trên thế giới, bao gồm cả ở Việt Nam. (Ảnh: Sinh học lớp 12, trang 105, ấn bản 2015)

 

Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt là Giám đốc Viện Giải phẫu học trường Đại học Göttingen, Đức. Ông từng đưa ra kết luận thẳng thắn:

“Cái gọi là định luật phát sinh sinh vật là sai. Không yếu tố ‘nhưng’ hoặc ‘nếu’ nào có thể giảm nhẹ bớt thực tế này”. Ông nói thêm rằng câu chuyện hoang đường về ‘giai đoạn có mang’ này “không hề đúng hay đúng ở một góc độ nào khác… Mà nó hoàn toàn sai”. (Tham khảo: Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt, “Khởi nguồn của Sự sống nhân loại”, Springer-Verlag, New York, 1977, trang 32).

dinh-luat-haekel.jpg

Sinh học lớp 12 nâng cao, trang 131. Cái gọi là “định luật phát sinh sinh vật” đã được chứng minh là sai từ những năm 1920 sau một cuộc điều tra học thuật nghiêm túc. Người ta đã chính thức loại bỏ nội dung này kể từ thời điểm đó. Tuy nhiên đến những năm 1950 nó vẫn còn xuất hiện trong nhiều đầu sách giáo khoa trên khắp thế giới.

 

Quan điểm này của bác sỹ Erich Blechschmidt đã được nhiều nhà phôi học chính thống thừa nhận. Một cuộc tìm kiếm với từ khóa “khe mang” trên các kho dữ liệu liên quan đã cho ra 21 triệu kết quả, phân bổ trong 78 tài liệu. Không có tài liệu nào trong đó nói rằng phôi người có “khe mang”. Tuyệt đại đa số các tài liệu đều chỉ thảo luận về sự phát triển của mang, hay các cuộc nghiên cứu về mang của các loài động vật sống ở biển.

Ngoài ra, giáo sư Blechschmidt đã viết rằng tất cả các cơ quan và cấu trúc từng được nghiên cứu ở phôi người hóa ra đều có chức năng nào đó trong một số giai đoạn phát triển nào đó của phôi. Không hề tồn tại dù chỉ một cơ quan dạng chuyển tiếp, lại giống, hoặc thoái hóa ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của phôi.  (Tham khảo: Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt, “Khởi đầu của Sự sống con người”, Springer-Verlag, New York, 1977, trang 32 và Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt và giáo sư tiến sỹ Raymond F. Gasser, “Sinh động học và Sinh động lực học của sự dị biệt hóa ở người; Các nguyên tắc và ứng dụng”, Charles C. Thomas, Springfield, 1978, trang 125).

150px-Eric_Blechschmidt.jpg

Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt. Ông là một chuyên gia nổi tiếng về phôi học, nổi tiếng thế giới với bộ sưu tập phôi mang tên mình

 

gasser_raymond.jpg

Giáo sư tiến sỹ Raymond F. Gasser là một nhà khoa học nổi bật người Mỹ. Ông là nhà sinh học tế bào đồng thời là chuyên gia về phôi học.

 

“Cái gọi là khe mang ở phôi người không có liên hệ gì đến mang, và phôi người không hề trải qua một giai đoạn sinh trưởng giống cá hay bất kỳ giai đoạn tiến hóa nào khác. Sự phát triển của phôi người cho thấy một tiến trình vững chắc hướng về một cơ thể người hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng. Trong quá trình phát triển này phôi người sẽ không hấp thụ khí oxy từ nước giống như cá thông qua mang (bởi vì phôi người đã được cung cấp đầy đủ oxy thông qua dây rốn). Trên thực tế, những cái “khe mang” đó thậm chí không phải là khe [mà là các nếp gấp]”.  (Bác sỹ Tommy Mitchell và bác sỹ Elizabeth Mitchell)

Ngay cả các nhà khoa học thuộc phái tiến hóa cũng phải thừa nhận rằng Haeckel đã lừa đảo. Năm 1976, nhà phôi học, sinh học và giải phẫu học người Anh, tiến sỹ William W. Ballard đã viết rằng “chỉ có nhờ các thủ đoạn ngữ nghĩa và cách chọn lọc bằng chứng mang đầy tính chủ quan”, bằng cách “bẻ cong những thực tế của tự nhiên”, thì người ta mới có thể lý luận rằng những giai đoạn đầu tiên của các động vật có xương sống là “tương đồng hơn so với các cá thể trưởng thành”.

Thực ra, giới khoa học đã biết Haeckel lừa đảo từ lâu, ngay cả những người theo phái tiến hóa cũng phải công nhận điều đó.

“Đây là một trong những vụ lừa đảo khoa học tồi tệ nhất. Thật sửng sốt khi phát hiện ra rằng một nhân vật từng được coi là một nhà khoa học vĩ đại lại chủ động lừa đảo. Điều đó làm tôi cảm thấy bức xúc… Điều ông ta [Haeckel] đã làm là lấy một cái phôi người rồi sao chép nó, giả vờ như kỳ giông, lợn và tất cả những loài động vật khác đều trông giống nhau ở cùng một giai đoạn sinh trưởng. Chúng không hề tương đồng… Những hình vẽ đó là ngụy tạo’. (Nigel Hawkes, The Times (London), ngày 11/8/1997, trang 14)

Giáo sư nổi tiếng Keith S. Thomson bày tỏ sự vui mừng khi thấy vụ lừa đảo của Haeckel được phơi bày:

“Chắc chắn định luật phát sinh sinh vật này đã chết hoàn toàn. Cuối cùng nó đã bị loại trừ khỏi các sách giáo khoa sinh học vào thập niên 50. Nó đã là một chủ đề của một cuộc điều tra học thuật nghiêm túc, [và kết quả là] nó đã bị tuyệt chủng” vào những năm 20 của thế kỷ trước. (Keith S. Thomson – giáo sư danh dự trường Đại học Oxford, “Khái lược về sự phát triển và sự Tiến hóa”, tạp chí American Scientist, tập 76, tháng 5&6/1988, trang 273)

Thế nhưng có vẻ Thomson đã quá lạc quan. Thực tế là, nhiều hình vẽ giả của Haeckel vẫn được giảng dạy trong các trường học, và được người ta xem như một “chân lý khoa học”…

 

Vụ lừa đảo xuyên thế kỷ: 150 năm

Vào tháng 3/2000, một người theo trường phái tiến hóa kiêm nhà cổ sinh vật học Stephen Jay Gould từ Đại học Harvard tuyên bố rằng từ lâu ông đã biết đây là trò gian lận. TS Gould nói rằng đây là một thảm họa trong khoa học khi các hình vẽ của Haeckel vẫn tiếp tục được sử dụng:

“Tôi nghĩ chúng ta có quyền cảm thấy kinh ngạc và xấu hổ vì hành vi tái sử dụng cái lý thuyết này một cách mất lý trí trong suốt cả thế kỷ, dẫn đến tình trạng các hình vẽ đó vẫn tồn tại dai dẳng trong một số lượng lớn, nếu không phải là đại đa số, các sách giáo khoa hiện đại”. (Stephen Jay Gould, “Thật tồi tệ!”, Natural History, tháng 3/2000, trang 42)

 

treeoflife-haeckel.jpg

(Ảnh trong cuốn “Sinh học phân tử của tế bào” của Bruce Alberts)

 

Giáo sư Gavin de Beer, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vương quốc Anh, đã miêu tả cảm nghĩ của mình như sau:

“Hiếm khi có một sự quả quyết nào tương tự như cái ‘thuyết lặp lại hình thái’ của Haeckel: nông cạn, gọn gàng, hợp lý, được chấp nhận một cách rộng rãi mà không bị kiểm chứng kỹ càng. Nó đã gây rất nhiều tác hại cho khoa học”. (Hank Hanegraaff, “Điều mà những người theo trường phái tiến hóa không muốn bạn biết”. Nhà xuất bản W Publishing Group, năm 2003, trang 70)

Nhà sinh học phân tử thuộc Đại học California, tiến sỹ Jonathan Wells nhận xét:

Các hình vẽ phôi của Haeckel dường như là bằng chứng mạnh mẽ cho lý thuyết của Darwin, đến mức người ta có thể tìm thấy một phiên bản nào đó của chúng trong hầu hết các sách giáo khoa hiện đại về chủ đề tiến hóa. Tuy nhiên, các nhà sinh học đã biết việc Haeckel làm giả các hình vẽ của ông ta trong hơn một thế kỷ; phôi của các loài động vật có xương sống chưa từng giống như các hình vẽ của ông ta. Ngoài ra, cái giai đoạn Haeckel gán nhãn là “đầu tiên” trên thực tế lại là giai đoạn phát triển giữa chừng; có sự khác biệt to lớn giữa các phôi ngay từ trước cái giai đoạn đó. Mặc dù chúng ta có thể không bao giờ biết được điều này khi đọc các sách giáo khoa sinh học, nhưng cái ‘bằng chứng mạnh mẽ nhất của Darwin’ này chính là một ví dụ điển hình cho thấy các bằng chứng có thể bị xuyên tạc để trở nên phù hợp với một lý thuyết như thế nào”. (Tiến sỹ Sinh học phân tử Jonathan Wells, “Những biểu tượng của thuyết tiến hóa”, Nhà xuất bản Regnery Publishing, trang 82, 83).

 

Jon_Wells.jpg

Tiến sỹ Jonathan Wells là tiến sỹ ngành Sinh học tế bào và ngành Sinh học phân tử. Ông là thành viên của nhiều Hiệp hội Khoa học và có nhiều bài viết trên các tạp chí học thuật (Ảnh: jonathanwells.org)

 

Tại sao những hình vẽ giả mạo của Haeckel vẫn có thể tiếp tục lừa dối rất nhiều người, dù đã được phơi bày ra công chúng từ gần 150 năm trước? Thế giới khoa học đã xác nhận vụ bê bối của Haeckel, nhưng rất nhiều người vẫn giữ thái độ im lặng một cách kỳ lạ, đặc biệt là những người theo phái tiến hóa? Họ rủ nhau im lặng suốt 150 năm như vậy vì mục đích gì? Đây là những câu hỏi khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Mặc dù “thuyết lặp lại hình thái” của Haeckel đã chính thức bị loại bỏ khỏi các sách giáo khoa, nhưng một lượng nhỏ các sách giáo khoa trên thế giới vẫn rao giảng nó. Các hình vẽ phôi bịa đặt của Haeckel – vốn là nền tảng của học thuyết đó – thì thậm chí vẫn tiếp tục được xuất bản đại trà.

“Phải chăng những người theo phái tiến hóa đã và đang lợi dụng hệ thống giáo dục toàn cầu để bảo vệ học thuyết con cưng của họ bằng mọi giá?” Người ta buộc phải nghĩ như vậy sau khi chứng kiến nhiều vụ bê bối tiến hóa bị phanh phui. Trường hợp của Haeckel chỉ là một trong số nhiều vụ lừa đảo tương tự. Đứng trước thực tế này, tiến sỹ Pierre-Paul Grasse, nguyên chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Pháp từng bình luận:

“Ngày nay bổn phận của chúng ta là tiêu diệt sự hoang đường của thuyết tiến hóa, vốn bị xem như là một hiện tượng đơn giản, đã được hiểu thấu, đã được giải thích xong rồi… Sự lừa dối đôi lúc là vô tình, nhưng không phải luôn như vậy, vì một số người, do khuynh hướng bè phái của bản thân, đã chủ động phớt lờ thực tế và từ chối thừa nhận những thiếu sót và sai lầm trong các quan điểm của họ”. – Tiến sĩ Pierre-Paul Grasse, “Sự tiến hóa của các sinh vật sống”, Academic Press, New York, 1977, trang 8

 

pierre-paul-grasse.jpg

Nguyên chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, tiến sỹ Pierre-Paul Grasse. (Ảnh: Wikipedia)

 

Wolfgang-Smith.jpg

Tiến sỹ vật lý và toán học Wolfgang Smith. (Ảnh: Wolfgang Smith)

 

Ngày càng có nhiều tiến sỹ khoa học, các nhà bác học, các viện sỹ viện hàn lâm khoa học và các nhà khoa học đạt giải Nobel… không còn tin vào thuyết tiến hóa. Đây là điều tất yếu, bởi tri thức khoa học của thế kỷ 21 đã phơi bày những sai lầm trong các quan điểm khoa học sơ khai của thời Darwin thế kỷ 19.

 

“Ngày càng có nhiều nhà khoa học đáng kính đang rời bỏ phái tiến hóa… hơn nữa, trong đa số các trường hợp, những chuyên gia này từ bỏ thuyết tiến hóa, không phải do niềm tin tôn giáo hay niềm tin vào kinh Thánh, mà dựa trên các nền tảng khoa học nghiêm túc. Trong một số trường hợp, họ đã từ bỏ phái tiến hóa trong tâm trạng đầy ân hận”. – TS Wolfgang Smith, nhà vật lý và toán học, trong “Teilhardism và Tôn giáo mới: Phân tích cẩn thận những lời dạy của Pierre Teilhard de Chardin”, Tan Books & Pub. Inc (Mỹ), 1988, trang 1

 

 

Có lẽ tôi là lứa học sinh cuối cùng còn học thuyết của Mitsurin với nhà lý luận hàng đầu là chủ tịch viện Hàn lâm khoa học Liên Xô là Lư sen ko. Và cả thuyết Tiến hóa của Dac Uyn. Nhưng lên đến lớp 7/ 10 tôi đã được học về thuyết Di truyền, thuyết của Lư Sen cô bị đổ. Thuyết Tiến Hóa của Dac Uyn vẫn tồn tại.

Bài viết trên mô tả số đông những nhà khoa học đang lên tiếng phản bác thuyết tiến hóa. Nhưng số đông - dù là số đông những nhà khoa học - cũng không có nghĩa là nó phản ánh chân lý. Những lập luận của những nhà khoa học trong bài viết trên, không đủ sức thuyết phục cá nhân tôi đồng quan điểm với họ. Tôi sẽ chứng minh điều này và xác định rằng: Thuyết Tiến Hóa là một chân lý. Vấn đề là con người cần chỉ ra cơ chế của sự tiến hóa. Nói cho chính xác hơn và giới hạn trong những luận điểm của cuộc tranh luận, là: cơ chế tiến hóa trong giới sinh vật..

Tôi được biết tại Hanoi vừa rồi có một cuộc tọa đàm, hay hội thảo khoa học do diễn giả Gs Tiến sĩ Phạm Viết Hưng phát biểu phủ nhận thuyết Tiến hóa. Tôi rất tiếc không được tham gia. Nhưng tôi hy vọng sẽ tìm được bài phát biểu của gs Phạm Việt Hưng để chỉ ra sai lầm của ông.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐÂY LÀ LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN DO CÁC CON KHỈ TẠO RA CÁCH ĐÂY  2 Tỷ Năm ( Tất nhiên Đây là theo học thuyết tiến hoá của Dac Uyn :D )

 

Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên phát điện trên thế giới được sản sinh ở Anh, tuy nhiên, thực tế thì hệ thống phát điện sử dụng phản ứng hạt nhân thì đã được người Nga xây dựng từ năm 1954. Tuy nhiên, ngay cả hai lò phản ứng này cũng chưa phải là lò phản ứng hạt nhân “cổ xưa” nhất trên Trái đất.

 
20111125090744_oklo.jpg Lò phản ứng hạt nhân thời tiền sử được tìm thấy ở Oklo.

Vào tháng 6/1972, khi quặng uranium từ Oklo được chuyển về nhà máy của Pháp. Sau khi tiến hành các phép kiểm tra, các nhà khoa học Pháp đã phát hiện ra rằng hàm lượng uranium 235 (một loại nhiên liệu của lò phản hạt nhân) trong số quặng từ Oklo chuyển về rất thấp, thậm chí không tới 0,3%. Trong khi đó, hàm lượng uranium 235 trong quặng uranium thông thường đạt 0,711%. Hiện tượng kỳ lạ này khiến các nhà khoa học Pháp đặc biệt quan tâm và họ đã dùng rất nhiều cách khác nhau để tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao hàm lượng uranium 235 trong quặng từ Oklo chuyển về lại thấp như vậy.

Sau một thời gian nghiên cứu và thảo luận, cuối cùng các nhà khoa học đã kinh ngạc phát hiện ra rằng, hóa ra nguyên nhân khiến hàm lượng uranium 235 trong quặng ở Oklo thấp là vì nó đã bị đốt, nghĩa là đã qua sử dụng. Đây là phát hiện làm chấn động giới khoa học lúc bấy giờ. Rất nhiều người đã lặn lội tới tận Oklo để tìm chân tướng sự thực.

Sau một thời gian dài nỗ lực tìm hiểu, các nhà khoa học khẳng định tại Oklo có một lò phản ứng hạt nhân từ thời cổ xưa.

Lò phản ứng hạt nhân này gồm16 khu vực với khoảng 500 tấn quặng uranium tạo thành. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, mỏ uranium ở Oklo được hình thành vào khoảng 2 tỷ năm trước. Lò phản ứng hạt nhân cổ xưa này bắt đầu “vận hành” vào khoảng 500 ngàn năm trước.

Với một lò phản ứng được bảo tồn nguyên vẹn, thiết kế khoa học, kết cấu hợp lý với tuổi thọ 2 tỷ năm, các nhà khoa học cực kỳ băn khoăn. Bởi lẽ lò phản ứng này do ai thiết kế, xây dựng? Câu hỏi này cho tới nay vẫn là một câu đố đầy thách thức với giới khoa học.

Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng, đây là một lò phản ứng hạt nhân tự nhiên?

Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng, nó không thể là sản phẩm của tự nhiên được. Bởi lẽ, theo họ tự nhiên không thể thỏa mãn được điều kiện kỹ thuật vô cùng nghiêm ngặt của các phản ứng dây chuyền trong sản xuất điện hạt nhân.

Tới năm 2006, các nhà khoa học một lần nữa khẳng định rằng, từ 2 tỷ năm trước đã có một lò phản ứng cỡ lớn hoạt động, phát ra năng lượng một cách an toàn, ổn định tới hàng trăm ngàn năm sau mà vẫn không xảy ra một vụ nổ hủy diệt nào. Theo họ, với trình độ kỹ thuật của con người hiện nay vẫn chưa thể làm được điều đó.

20111125090744_oklo2.jpg Vị trí của Oklo trên bản đồ.

Theo kiến thức hiện đại thì vào 2 tỷ năm trước trên trái đất chỉ có các loài tảo, con người vẫn chưa xuất hiện. Cho tới thời kỳ đầu của kỷ đệ tứ, Đại Tân sinh (khoảng hơn 3 triệu năm trước) mới xuất hiện vượn người đầu tiên. Do đó, có thể khẳng định rằng, lò phản ứng hạt nhân ở Oklo tuyệt đối không phải sản phẩm của nhân loại. Nếu theo cách suy luận này thì liệu đây có phải là chứng cứ của người ngoài hành tinh? Hay là một kiệt tác của một nền văn minh thời tiền sử mà con người chưa từng biết tới.

Nhiều nhà khoa học đưa ra giả thiết vô cùng "lãng mạn" rằng, vào 2 tỷ năm trước, người ngoài hành tinh đã dùng một chiếc phi thuyền sử dụng động cơ nguyên tử tới Trái đất. Những người ngoài hành tinh này đã xây dựng một lò phản ứng hạt nhân tại Oklo để có năng lượng cung cấp cho hoạt động của họ trên Trái đất. Sau đó, họ rời khỏi Trái đất và để lại lò phản ứng hạt nhân cổ xưa ở Oklo.

Cũng có người cho rằng, đó không phải là sản phẩm của người ngoài hành tinh mà là một kiệt tác của những nền văn minh cổ xưa mà con người chưa từng biết tới. Theo họ, vào 2 tỷ năm trước, xã hội loài người đã phát triển tới mức độ rất cao. Tuy nhiên, do luôn cạnh tranh và thù địch lẫn nhau nên đã nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. Loài người bị hủy diệt nhưng vẫn để lại những dấu vết rất nhỏ và lò phản ứng hạt nhân ở Oklo chính là một trong những dấu vết ấy.

Bên cạnh giả thiết táo bạo trên, khoa học còn có những giải thích khác.

Nam Phong

http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/49888/bi-an-ve-lo-phan-ung-hat-nhan-thoi-tien-su.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Obama sắp tiết lộ một bí mật chấn động?

 

Trước khi kết thúc nhiệm kì, Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể sẽ tiết lộ với thế giới rằng người ngoài Trái Đất có tồn tại và từng tới Trái Đất.

tong-thong-obama-0650.jpg

Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể sẽ tiết lộ với thế giới rằng người ngoài Trái đất có tồn tại và từng tới Trái đất.

Ngày 23 – 25/5, Tổng thống Mỹ Obama có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tối 23/5, nhiều người dân hào hứng trước việc vị này ăn bún chả ở quán Hương Liên trên phố Lê Văn Hưu (Hà Nội).

 
 

Tuy nhiên, một thông tin khác có thể sẽ khiến nhiều người chờ đợi là việc ông Obama được cho rằng sẽ tiết lộ thông tin về người ngoài hành tinh.

Trong suốt 20 năm qua, ông Steve Bassett, Giám đốc điều hành của Tập đoàn nghiên cứu Paradigm, nhà vận động hành lang “hé lộ thông tin về người ngoài trái đất” duy nhất có đăng ký ở Mỹ, đã vận động Nhà Trắng nói rõ về những gì Mỹ biết.

Trong một cuộc phỏng vấn toàn diện mới đây với báo Express, nhân vật 69 tuổi này đã nói rõ tại sao ông lại cho rằng 2016 sẽ là năm có tuyên bố trọng đại nhất trong lịch sử thế giới.

Vừa qua, một trận bão trên mặt trận truyền thông đã dần hình thành ở cả hai bờ Đại Tây Dương. Hồi tháng 1, Express đưa tin, Hillary Clinton từng tuyên bố trong chiến dịch tranh cử rằng, bà muốn làm rõ thông tin về những bí ẩn liên quan tới những vật thể bay không xác định.

Ứng viên nhiều tiềm năng của đảng Dân chủ này còn hứa hẹn, nếu như đắc cử Tổng thống Mỹ, bà sẽ phái một đội đặc nhiệm tới căn cứ quân sự bí ẩn Vùng 51 tại Nevada, nơi nhiều người từ lâu hoài nghi đang cất giấu những công nghệ của người ngoài hành tinh.

Quản lý chiến dịch tranh cử của bà Hillary, ông John Podesta, cũng công khai bày tỏ nỗ lực sẽ công bố những tài liệu tối mật về đĩa bay.BcKCN8.jpg

Trước đó, 22 tháng sau khi Tổng thống Bill Clinton rời nhiệm sở, khi phát biểu tại Câu lạc bộ báo chí quốc gia năm 2002, ông Podesta từng công khai kêu gọi hé lộ toàn bộ hồ sơ về đĩa bay cho công chúng. Tới 2010, ông Podesta một lần nữa bày tỏ mong muốn các hồ sơ về đĩa bay được công bố, khi ông viết tựa cho cuốn sách đĩa bay của Leslie Kean.

Ông Bassett tin rằng, bà Hillary và ông Podesta biết hoặc ủng hộ tích cực cho những hoài nghi rằng người ngoài Trái Đất có tồn tại. Và rằng, khi tranh cử, bà Hillary đụng tới chủ đề này thì có nghĩa bà sẽ là tâm điểm khi các bí mật được tiết lộ.

Tuy nhiên, Bassett nói, ông không tin bà Hillary sẽ trở thành Tổng thống để đưa ra tuyên bố như vậy. Và nếu bà Hillary có trở thành Tổng thống, bà cũng sẽ không làm như vậy.BcKCN8.jpg

Roswell đã trở thành tâm điểm của những bí ẩn về đĩa bay kể từ tháng 7/1947. Thời điểm đó, quân đội tuyên bố đã tìm thấy xác đĩa bay gặp nạn gần Roswell, New Mexico. Tuy nhiên, sang ngày hôm sau, quân đội rút lại lời và nói đó chỉ là bóng thám không bị hỏng.

Các nhân chứng nói, thi thể người ngoài trái đất bên trong đĩa bay gặp nạn, đã được đưa về Vùng 51 cùng các mảnh vỡ của đĩa bay. Theo ông Bassett, “sau vụ Roswell, một lệnh cấm sự thật đã được Tổng thống khi đó Truman đưa ra và các nước khác, gồm cả Anh, đều tuân thủ”.

Hiện, nhà vận động hành lang này tin rằng, sau khi bộ máy tranh cử của Hillary nêu vấn đề này ra trên truyền thông chính thống trong suốt vài tháng, lệnh cấm sự thật đang bị nhiều báo Mỹ vi phạm. Vì thế, Nhà Trắng sẽ không còn có thể giấu giếm bí mật này lâu hơn nữa.

Theo ông Bassett, người ngoài Trái Đất là có thật và đã tiếp xúc với các nhà lãnh đạo thế giới trên Trái Đất, song đó là bí mật được giữ kín nhất thế giới.

Theo vietnamnet.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Việt làm bao lâu mới đủ trả nợ công?

 

Tính theo thu nhập bình quân, thời gian mỗi người Việt Nam làm việc liên tục (không ăn không tiêu) để tất toán được toàn bộ số nợ công là 6 tháng.

 

    “Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, nợ công, nợ xấu tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn”
    Mỗi người Việt gánh gần 30 triệu đồng nợ công, Ngân hàng Thế giới cho rằng vẫn an toàn

 

Với mức lương cơ sở mới là 1,2 triệu đồng/tháng, mỗi người Việt sẽ phải làm liên tục trong 1,5 đến 2 năm mới đủ trả hết nợ công. Còn nếu tính theo thu nhập bình quân, thời gian tối thiểu là 6 tháng.

 

Báo cáo nợ công toàn cầu cập nhật hàng ngày của Economist cho biết, nợ công của Việt Nam tính đến ngày 4/5 là hơn 94,8 tỷ USD. Trung bình mỗi người dân Việt Nam gánh khoảng 1.040 USD nợ, tương đương hơn 23 triệu đồng.

 

Trong khi đó, dự báo của WorldBank cho biết, GDP Việt Nam năm 2016 sẽ tăng khoảng 6,5%, trong khi nợ công sẽ đạt tới ngưỡng 63,5% GDP. Do đó, đến cuối năm 2016, mỗi người Việt sẽ gánh nợ khoảng 1.400 USD, tức khoảng 31 triệu đồng.

 

Con số thống kê trong nước của báo cáo của Chính phủ gửi tới Quốc hội mới đây cho hay, nợ công trên đầu người tại Việt Nam đến cuối năm 2015 là khoảng 28,4 triệu đồng. Trong khi đó, thu nhập bình quân (tính theo GDP) của người Việt được Tổng cục thống kê công bố trong năm 2015 là khoảng 45 triệu đồng.

 

Như vậy, với mức lương cơ sở vừa được điều chỉnh áp dụng từ ngày 1/5/2016 là 1,2 triệu đồng/tháng, một người Việt có thu nhập đúng bằng lương cơ sở sẽ phải mất từ 1,5 năm đến 2 năm mới có thể trả hết số nợ công. Còn nếu tính theo thu nhập bình quân, thời gian làm việc liên tục để tất toán được toàn bộ số nợ là 6 tháng.

Tỷ lệ nợ công của Việt Nam gấp rưỡi Thái Lan và gấp đôi nhiều nước trong ASEAN

Theo Hạ Minh

 

Tính lại:

 

- Thu nhập 45 triệu/ đầu người -> nộp thuế thu nhập trung bình: 10% = 4.5 triệu/ đầu người.

 

- 1 người làm chịu cho 1.5 người nhỏ, trẻ, già...: 4.5/1.5=3 triệu/ đầu người.

 

- Nợ 31 triệu/ đầu người -> 31/3= 10.3 năm trả hết nợ, với điều kiện không tiêu số thuế thu nhập này, chỉ dùng để trả nợ. Tuy nhiên, không con người nào có thể không tiêu được, giả sử là dùng 50% trả nợ thì chúng ta mất chính xác khoảng > 20 năm mới trả nợ hết.

- Còn các vấn đề khác...

 

Đám lưu manh đưa dân Việt "tái nghèo trong hòa bình".

 

Tính toán rất "cứt"

Share this post


Link to post
Share on other sites

10 câu nói tiết lộ bí quyết giàu có của Warren Buffett

 

(VNF) - Dưới đây là 10 câu nói có sức thuyết phục nhất về bí quyết thành công của một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới.

1. Hiểu rõ mình có gì

“Rủi ro đến từ việc bạn không biết mình đang làm gì”.

Một tay chơi bài vô địch thế giới có đang đánh bạc khi ngồi xuống bàn poker hay không? Warren Buffett không nghĩ như vậy. Ông biết rằng, qua thời gian, kỹ năng sẽ đánh bại may mắn.
 
2. Suy nghĩ kỹ

“Tôi nhấn mạnh rằng tôi dành rất nhiều thời gian mỗi ngày chỉ để ngồi suy nghĩ. Điều đó không phổ biến lắm trong giới doanh nhân Mỹ. Tôi đọc và suy nghĩ, và đưa ra những quyết định ít bốc đồng hơn hầu hết mọi người trong giới kinh doanh. Tôi làm việc đó bởi vì tôi thích kiểu cuộc sống này”.

Rất nhiều doanh nhân và doanh nghiệp đưa ra những quyết định bốc đồng mà đôi khi phải trả giá lớn. Warren Buffett làm khác hầu hết mọi người, và ông tin rằng để duy trì thành công , bạn phải xem xét những lựa chọn của mình rất cẩn thận.
 
3. Cẩn trọng trong mọi vấn đề

“Mất 20 năm để gây dựng danh tiếng và mất 5 phút để phá hủy nó. Nếu bạn nghĩ về điều đó, bạn sẽ làm mọi thứ khác biệt”.

Bạn phải thận trọng trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh. Có một chút đáng sợ khi biết rằng hình ảnh của bạn có thể bị hủy hoại dễ dàng đến mức nào. Hãy hành động thận trọng giống như nó là quyết định liên quan tới hàng triệu USD.
 
4. Nếu mọi chuyện đang tệ, đừng làm nó tệ hơn

“Việc quan trọng nhất cần làm khi bạn thấy mình đang đứng trong một cái hố là hãy ngừng đào hố”.

Khi người ta đang rối ren, họ thường có những thói quen không may làm cho mọi thứ trở nên hỗn loạn hơn. Để thành công, bạn cần biết khi nào thì bạn không nên làm gì cả.
 
5. Hợp tác với đúng người

“Bạn không thể làm một thỏa thuận tốt với một người xấu”.

Bạn không thể đặt niềm tin vào người mà bạn không thể tin tưởng nếu bạn muốn thành công trong kinh doanh hay trong cuộc sống.

 

6. Đừng quá cả tin

“Tôi cố gắng mua cổ phần ở những doanh nghiệp tuyệt vời đến mức mà một kẻ ngốc cũng có thể điều hành chúng. Bởi vì dù sớm hay muộn, một kẻ ngốc cũng sẽ làm thế”.

Thậm chí khi bạn hợp tác với đúng người, họ cũng có thể khiến bạn thất vọng vào một ngày nào đó. Hãy hiểu rằng mọi thứ tốt đẹp có thể kết thúc, và chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất.
 
7. Đánh giá cao những gì tới trước

“Có những người đang ngồi trong bóng mát vì có những người đã trồng một cái cây từ rất lâu rồi”.

Nếu bạn thành công, thì ít nhất một phần là nhờ những người khác đã mở đường cho bạn. Hãy biết ơn những người tới trước và đóng góp cho thành công của bạn.
 
8. Biết khi nào cần nhảy tàu

“Nếu bạn thấy mình đang trong một chiếc tàu bị rò rỉ kinh niên, thì năng lượng dành cho việc đổi tàu có thể sẽ hiệu quả hơn năng lượng dành cho việc vá tàu”.

Người thành công không đặt cược khi biết trước sẽ thua. Họ nhận ra khi nào có thứ đang chìm, và biết khi nào mình cần leo lên một chiếc tàu mới.
 
9. Thói quen rất khó bỏ

“Chuỗi thói quen quá nhẹ để cảm nhận thấy cho tới khi chúng quá nặng để phá vỡ”.

Hãy chắn chắn rằng bạn đang nuôi dưỡng những thói quen tốt, bởi vì bạn càng thực hiện lâu thì bạn càng ít khả năng phá vỡ chúng.
 
10. Hãy tin tưởng vào thành công của mình ngay cả khi không ai nghĩ vậy

“Tôi luôn biết mình sẽ giàu có. Tôi không nghĩ rằng mình từng nghi ngờ điều đó một phút nào”.

Bạn nên tin rằng mình sẽ thành công. Sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút để thuyết phục mọi người, nhưng nếu bạn tiếp tục tin tưởng vào bản thân, bạn sẽ có một lập luận thuyết phục.

 

Theo VNN

 wb thật giỏi trong việc đơn giản hóa những vấn đề phức tạp  ^_^

Share this post


Link to post
Share on other sites
Câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ và lễ hội Trùng Thất

522328.jpg

Hầu như ai trong chúng ta cũng thuộc nằm lòng chuyện tình Ngưu Lang – Chúc Nữ này. Tuy nhiên, còn rất nhiều điều thú vị khi nó thực sự  trở thành một Lễ hội – một “Ngày lễ tình nhân” mang màu sắc đặc trưng của Trung Quốc.

“Về rồi tháng bảy mưa ngâu.

Người đi, kẻ ở nhớ nhau quặn lòng

Ngân Hà có một bến sông

Ngưu Lang, Chức Nữ ngóng trông qua ngày”

(ST)

Lễ hội Thất Tịch, được biết đến như là một lễ hội lãng mạn nhất Trung Hoa cổ xưa. Nó diễn ra hàng năm vào ngày 07 tháng 07 theo âm lịch, cho nên nó còn có tên là Lễ hội Trùng Thất, nhằm ngày 2 tháng 8 Dương lịch năm nay.

Tương truyền rằng, lễ hội này bắt nguồn từ một tình yêu mang đậm màu sắc thần thoại. Chức Nữ – một nàng tiên – đã phải lòng chàng trai dưới hạ giới tên Ngưu Lang và họ cưới nhau. Tất nhiên, tình yêu của họ không được sự chấp thuận của Ngọc Hoàng và Vương Mẫu Nương Nương. Thế nên, họ buộc phải chia lìa. Chức Nữ về lại Thiên Đình còn Ngưu Lang tiếp tục sống tại trần gian với công việc đồng áng của mình, ngày qua ngày không nguôi nhớ thương Chức Nữ.BcKCN8.jpg

Cảm thương cho chuyện tình sâu sắc ấy, các vị Tiên giúp đỡ cho họ gặp nhau trên cầu Ô Thước vào ngày Bảy tháng Bảy Âm lịch hàng năm. Và chỉ duy nhất một ngày mỗi năm!

Đáng tiếc là lễ hội này đã mai một dần theo thời gian, và ngày càng có nhiều người trẻ tuổi quan tâm đến Lễ Tình nhân theo văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, một số người Trung Quốc vẫn còn tổ chức nó như là một hình thức tín ngưỡng.

Lễ Trùng Thất xuất xứ vào thời nhà Hán (206 TCN – 220 SCN). Vào ngày lễ, các thiếu nữ chuẩn bị trái cây và nhang trầm để cúng thờ Chúc Nữ, cầu xin đôi tay khéo léo và tìm được tấm chồng như ý. Nhiều hoạt động đã diễn ra vào ngày này để tôn vinh sự khéo tay của người phụ nữ như là xâu kim, may vá và khắc trái cây. Ở một vài nơi khác, các bạn gái sẽ cùng nhau làm một loại bánh hấp đặc biệt. Họ bỏ vào bên trong bánh những vật đặc trưng cho ngày lễ như: một cây kim, một đồng xu bằng đồng và một quả chà là (bánh được bẻ ra trước khi ăn). Nếu như trong bánh là cây kim thì sẽ nhận được kỹ năng may vá khéo léo, nếu là đồng xu thì người ăn sẽ nhận được sự giàu có và nếu là quả chà là thì người nhận được sẽ mau chóng thành gia lập thất.BcKCN8.jpg

Lễ  hội không chỉ dành cho các cô gái mà tất cả mọi người từ già trẻ lớn bé đều có thể tham gia, mục đích là bày tỏ lòng thành của mình qua những lễ vật đem dâng lên Chức Nữ. Theo truyền thống, nếu người tham dự lễ thành tâm khấn nguyện trong ba năm liên tiếp thì điều mong ước sẽ trở thành sự thật.

bocau.net-IAPxDa-41701-nguu-lan---chuc-n

Lễ Trùng Thất xuất xứ vào thời nhà Hán (206 TCN – 220 SCN). Vào ngày lễ, các thiếu nữ chuẩn bị trái cây và nhang trầm để cúng thờ Chúc Nữ, cầu xin đôi tay khéo léo và tìm được tấm chồng như ý.

An nhiên@bocau.net 

Theo Visiontimes

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ủy ban kỷ luật Trung Quốc tiếp cận “tử huyệt” của Giang Trạch Dân – Phòng 610

 

Mới đây, Tổ tuần tra 14 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuần tra Hội nghị công tác “Phòng 610”. Việc thực hiện tuần tra “Văn phòng 610” lần này cho thấy phe ông Tập Cận Bình đã bắt đầu tiếp cận tử huyệt của phái ông Giang Trạch Dân.

 

61010.jpg

 

Kể từ năm 1999, chính quyền Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Giang Trạch Dân đã tự ý cho thành lập “Văn phòng 610”, tổ chức này đã bức hại Pháp Luân Công kéo dài 17 năm qua.BcKCN8.jpg

Giới truyền thông chính thống Trung Quốc đưa tin không nêu đích danh Chủ nhiệm Phòng 610 mà thay vào là “người phụ trách chính”. Việc đưa tin không rõ ràng này càng gây chú ý trong công luận.

 
 

Đưa tin về “Phòng 610” không nêu chức danh Chủ nhiệmBcKCN8.jpg

Theo thông tin trên trang mạng của Ủy ban Kỷ luật Trung ương Trung Quốc, chiều 6/7 vừa qua, Ủy ban này đã tuần tra Hội nghị công tác “Văn phòng xử lý vấn đề tôn giáo X Trung ương” (gọi tắt là Phòng 610). Theo truyền thông đưa tin, tổ trưởng tổ tuần tra – ông Đào Trị Quốc (Tao Zhiguo, 陶治国) khi phát biểu chỉ đề cập đến “người phụ trách chính của Phòng 610”.

Chi tiết này làm dư luận chú ý, vì Ủy ban Kỷ luật đã tránh không nhắc đến tên của quan chức “Phòng 610”, thay vào đó chỉ gọi là “người phụ trách chính”, hoàn toàn khác với những phát biểu khi tham gia Hội nghị công tác tại các địa bàn khác như Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, Mặt trận Thống nhất, Hội nghị tại Giang Tây…

Hồi tháng 5, Trung Quốc đã thực hiện đợt điều chỉnh mạnh mẽ tại Bộ Công an. Truyền thông Hồng Kông đưa tin, ông Hoàng Minh (Huangming), Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, sau khi nhậm chức Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Công an cũng đồng thời được giao chức Chủ nhiệm Phòng 610.

Ông Hoàng Minh từng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Giang Tô, năm 2008 giữ chức Trợ lý kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Bộ trưởng Bộ Công an, sau đó trở thành Thư ký chính trị của ông Bộ trưởng Mạnh Kiến Trụ.

 

“Phòng 610” là tổ chức bí mật bức hại Pháp Luân Công

 

tinhhoa.net-4E4Qrn-20160712-uy-ban-ky-lu

Kể từ năm 1999, chính quyền Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Giang Trạch Dân đã tự ý cho thành lập “Văn phòng 610”, tổ chức này đã bức hại Pháp Luân Công kéo dài 17 năm qua.

Ngày 10/6/1999, ông Giang Trạch Dân tuyên bố “tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng”, sau đó chính quyền Trung Quốc cho thành lập Phòng 610, thực chất là một tổ chức phi pháp chuyên bức hại Pháp Luân Công.

Sau đó vài tháng, hàng loạt chi nhánh của tổ chức này được thiết lập trên toàn Trung Quốc, hình thành hệ thống ngầm “610” có quyền lực bao trùm mọi hệ thống khác (công an, y tế, tòa án…) để tăng cường hiệu quả trong việc đàn áp Pháp Luân Công.

Trong suốt 17 năm qua, dưới hệ thống tàn độc này, ít nhất có 4.000 học viện Pháp Luân Công bị bức hại chết đã được xác định danh tính cụ thể.

Thực tế, đây chỉ là một góc nhỏ của núi băng. Trong báo cáo điều tra về tội ác mổ cướp nội tạng mới nhất, tính từ năm 2000 đến nay, số người bị mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc đại lục có thể lên đến 1,5 triệu người, trong đó chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công.

Phòng 610 được thành lập không có căn cứ pháp lý nào, chưa từng qua phê chuẩn của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, cơ quan lập pháp tối cao của Trung Quốc. Trong các báo cáo của Đảng, Chính phủ và “lưỡng hội” của Trung Quốc cũng chưa từng nhắc đến vấn đề trấn áp Pháp Luân Công. Tên gọi “Phòng 610” chưa từng được nhắc đến công khai trong các văn bản chính thức của chính quyền Trung Quốc.

Cho đến ngày 20/12/2013, sau khi ông Lý Đông Sinh, người được cho là Chủ nhiệm “Phòng 610”, bị cách chức Thứ trưởng Bộ Công an thì chính quyền Trung Quốc mới lần đầu tiên nhắc đến tên của tổ chức bí mật này khi đưa tin.

Ngày 16/4/2016, khi ông Trương Việt, Bí thư Ban Chính pháp tỉnh Hà Bắc bị bắt giữ vì tội tham nhũng, chính quyền Trung Quốc thêm một lần nữa nhắc đến chức vụ bí mật này. Trong thông báo tội trạng đã ghi ông này là Cục trưởng Cục 26 (tức Phòng 610 Bộ Công an).

Đến nay, toàn bộ những quan to chủ chốt phụ trách hệ thống này như ông Chu Vĩnh Khang, ông Lý Đông Sinh, ông Trương Việt đều đã sa lưới. Hiện nay, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương lại bắt đầu đợt tuần tra mới đối với hệ thống này.

Cùng với thông tin cha con ông Giang Trạch Dân bị giam lỏng được truyền ra trong thời gian vừa qua, ông Giang Miên Hằng bị Ủy ban Kỷ luật triệu tập và việc thực hiện tuần tra “Văn phòng 610” lần này cho thấy phe ông Tập Cận Bình đã bắt đầu tiếp cận tử huyệt của phái Giang Trạch Dân.

Theo daikynguyenvn

Share this post


Link to post
Share on other sites
NASA tung ra băng video về Diêm vương tinh
Đăng lúc: 17/07/2016 14:11
 
mtg-small.png   Khao khát khám phá vũ trụ của con người thật là vô hạn. Trong đó, có việc tìm hiểu về Diêm Vương Tinh, một sao đã bị giáng chức từ hành tinh xuống "tiểu hành tinh" hay "hành tinh lùn" do không hội đủ điều kiện để trở thành một hành tinh trong hệ Mặt trời.
 

Việc các nhà thiên văn học cố gắng quan sát sao Diêm Vương từ Trái Đất được ví giống như nhìn một quả óc chó từ khoảng cách gần 50 km. Nhưng vì ở quá xa Mặt Trời, sao Diêm Vương là một trong những nơi lạnh lẽo nhất trong Thái Dương hệ, với nhiệt độ bề mặt luôn giữ ở mức -225 độ C. Bề mặt của nó được bao phủ thường xuyên bởi băng nitơ.

 

Phi thuyền New Horizons của NASA thu thập được những dữ liệu chưa từng có về Sao Diêm Vương và các mặt trăng của nó cách đây 1 năm. Với dữ liệu này, các nhà khoa học đã tạo ra một mô phỏng mới giúp bạn “thăm viếng” hành tinh lùn

Đã 10 năm trôi qua kể từ khi Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA phóng phi thuyền New Horizons thăm dò vũ trụ sau khi bị hoãn đến 3 lần vì lý do thời tiết. Một năm trước, phi thuyền New Horizons của NASA đã trải qua được hành trình các vành đai Kuiper-trên ba tỷ dặm, cách xa Trái Đất, thu thập dữ liệu lý thú về Sao Diêm Vương và các mặt trăng của nó.

Cho đến nay, New Horizons đã gửi trên 80 phần trăm dữ liệu lưu trữ của nó trở lại trái đất để phân tích và NASA đã phát hành bộ video ngoạn mục đã được tạo ra từ hơn 100 hình ảnh chụp qua máy đo quang phổ, và cảm biến khác nhau. Trong video phát hành dịp này, NASA đã lồng ghép những hình ảnh mới tuyệt đẹp từ một số các cảnh quay, cho phép người xem tưởng mình là du khách trải nghiệm một chuyến du lịch đến các hành tinh lùn băng giá.

Qua dữ liệu thu thập được các nhà khoa học đã giả thuyết rằng Mặt Trăng của sao Diêm Vương được hình thành từ sự va chạm của sao Diêm Vương và một hành tinh khác, nghiên cứu tiếp sự hình thành núi lửa, màn khói xanh, đồng băng trên Diêm Vương Tinh…

Sự mới mẻ của thông tin hình ảnh về Diêm Vương Tinh được coi là nguồn hứng khởi mới thúc đẩy các nhà khoa học tiếp tục sự nghiệp khám phá.


Các ảnh về Diêm vương tinh:

 

pluto%201.jpg

Video ngoạn mục này được tạo ra từ hơn 100 bức ảnh chụp trong vòng 6 tuần tiếp cận và bay sát. Phi thuyền tiếp cận Sao Diêm Vương ngày 14.07.2015 và ở cự ly 7.800 dặm với hành tinh lùn này.

 

pluto%202.jpg

Video đưa bạn từ quan sát Pluton và mặt trăng lớn nhất của nó, Charon, trước khi “hạ cánh” xuống vùng đồng bằng Spunik Planum.

 

pluto%203.jpg

Video mới của NASA hé lộ những gì có thể thấy nếu bạn thực sự đến được hành tinh lùn lạnh giá này. Đây là hình ảnh những cánh đồng băng của Sao Diêm Vương.

 

pluto%204.jpg

Một năm trước, phi thuyền New Horizons của NASA cách Trái đất 3 tỷ dặm, thu thập dữ liệu từ Sao Diêm Vương và các mặt trăng của nó. Giờ phi thuyền đã tiến xa hơn 300 triệu dặm, trên hành trình vượt qua vành đai Kuiper. Hình ảnh trên thể hiện quỹ đạo của New Horizons, đánh dấu bằng màu vàng.

 

Clip chuyến bay mô phỏng qua những núi và cánh đồng băng của Sao Diêm Vương:


Vũ Trung Hương

Share this post


Link to post
Share on other sites
Ánh sáng nhân tạo có hại cho sức khỏe

Đăng lúc: 18/07/2016 16:45

 


anh_sang_nhan_tao_co_hai_cho_suc_khoe_38

mtg-small.png   Theo tạp chí Current Biology, các nhà khoa học ở Trung tâm y thuộc Đại học Leiden, Hà Lan, đã khẳng định như vậy khi tiến hành nghiên cứu trên chuột bằng cách cho chúng sống vài tháng liên tục trong điều kiện được chiếu sáng nhân tạo.

 


Hậu quả là những đại diện của loài gặm nhấm tham gia thí nghiệm dễ bị viêm nhiễm, khối cơ giảm, có biểu hiện loãng xương. Chụp ảnh quét não cho thấy do tác động thường xuyên của ánh sáng nhân tạo, hoạt tính của nhân suprachiasmatic trong não điều tiết đồng hồ sinh học của chuột bị giảm 70%.


Đồng thời, các nhà khoa học cũng nhận thấy không có tác nhân gây bệnh nào mà chuột thí nghiệm cũng dễ bị viêm nhiễm. Nhưng cũng may, chỉ một tuần sau khi khôi phục chu kỳ sáng-tối tự nhiên, những triệu chứng bệnh trên ở chuột cũng biến mất.


Các nhà  khoa học khuyên không nên bật đèn ban đêm, đặc biệt là những người lớn tuổi khi hệ miễn dịch đã yếu đi. Ánh sáng của các thiết bị điện tử cầm tay cũng bị liệt vào danh sách ánh sáng nhân tạo.


Thậm chí, trước đó, các nhà khoa học Anh ở Đại học Leicester và các nhà nghiên cứu Ixraen ở Đại học Haifa đã cảnh báo rằng, để đèn sáng trong bếp hay trong nhà vệ sinh vào ban đêm có thể gây ung thư.


Từ lâu họ đã phát hiện mối liên hệ giữa việc làm ca đêm và nguy cơ ung thư tuyến vú và tiền liệt tuyến nhưng giờ đây họ đã khẳng định ánh sáng nhân tạo kích hoạt cơ chế gọi là “sinh sôi nảy nở quá đà của các tế bào”, có liên quan đến việc hình thành khối u.


Với các thí nghiệm trên chuột, họ thấy các tế bào não biến đổi khi chịu tác động của ánh sáng nhân tạo. Những thay đổi đó chịu trách nhiệm về “đồng hồ sinh học” kiểm soát hoạt động của cơ thể.


 


Tiến sĩ Rachel Ben Shlomo, Đại học Haifa, Ixraen, đưa ra lời khuyên trên tạp chí Cancer Genetics and Cytogenetics rằng: "Nếu bạn chợt tỉnh dậy vào ban đêm, tốt nhất không bật đèn. Bật loại đèn gì cũng tác động đến đồng hồ sinh hoc, vì đây là cơ chế rất nhạy cảm. Tốt nhất chỉ dùng nguồn sáng mờ”.


Được biết, nhịp ngày đêm cũng tác động đến giấc ngủ, trọng lượng, nền hoocmon và tâm trạng.


Theo tờ The Statesman, các nhà nghiên cứu Australia cho biết tác động vừa phải của ánh sáng nhân tạo cũng tăng khối lượng cơ thể (BMI) của trẻ em và những trẻ ở ngoài trời nhiều thường thon thả hơn.


Qua khảo sát 113 nghìn phụ nữ, các nhà nghiên cứu ở Viện ung thư Anh nhận thấy vòng eo và hông của phụ nữ ở trong phòng ngủ có chiếu sáng, thường lớn hơn…do ánh sáng kiềm chế việc cơ thể tiết ra “hoocmon giấc ngủ “- melatonin, gây nhiễu đồng hồ sinh học, thay đổi tâm trạng, ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình tiêu hóa.


 


 Vũ Trung Hương


Share this post


Link to post
Share on other sites

Thử đặt máy ảnh dưới nước, chàng trai vô tình chụp được loài rùa quý hiếm

 

rua-luc-mao-31-600x353.jpg

 

Một người đàn ông Nga sau khi sắm một chiếc máy ảnh chụp dưới nước mới đã mang thử ra một hồ gần đó để chụp xem chất lượng thế nào. Vốn anh chỉ định chụp cảnh thuỷ tảo dưới nước, nhưng thật không ngờ mới đặt máy xuống nước không lâu, một sinh vật với chiếc cổ dài và trên lưng phủ đầy màu xanh đã lọt vào ống kính.

 

Trong thực tế, đây là một loài rùa hiếm với tên gọi rùa lục mao. Phần màu xanh trên lưng nó không phải là rong rêu, mà là một loại tảo mọc trên mai của rùa. Nó có dạng như những tảo sợi dài màu xanh lá cây lên đến 25cm, giống như mái tóc màu xanh lá cây trong nước. Đồng thời, nó cũng là sinh vật kết hợp khéo léo thực vật thủy sinh trên cơ thể mình.

rua-luc-mao-1.jpg

 

rua-luc-mao-2.jpg

 

rua-luc-mao-3.jpg

 

Loài rùa này còn được mệnh danh là một trong 4 loại rùa quý hiếm nhất. Thời xưa, ở Trung Quốc vào thời nhà Hán và Đường, nó còn được liệt kê như là một trong năm kho tàng trong cung điện, vô cùng có giá trị.

 

Bạch Mỹ

 

http://www.daikynguyenvn.com/tin-giai-tri/thu-dat-may-anh-duoi-nuoc-vo-tinh-chup-duoc-loai-rua-quy-hiem.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính Gửi Chú Thiên Sứ !

Hiên nay Đoàn Nghệ Thuật Thần vận chuẩn bị biểu diễn tại Việt Nam Tại Nhà Hát Hoà Bình TP HCM:  Lịch và bán vé tại đây : http://vi.shenyun.com/vietnam/

Chú có điều kiện hãy xem biểu diễn này. Trường Năng lượng rất lớn

Nhà Phong Thủy Nổi Tiếng Hàn Quốc Sau Khi Xem Thần Vận Phát Biểu: Sáng Thế Chủ Sẽ Hạ Thế Để Cải Biến Thế Giới

 
pakar-fengsui-korea.jpg

Thầy phong thủy Park Minchan trả lời phỏng vấn bên ngoài hội trường biểu diễn (Qianyu / The Epoch Times)

( phóng viên báo Đại Kỷ Nguyên – Lý Chân báo cáo tại Gwacheon Hàn Quốc)

“Trường khí tại buổi diễn xuất Thần Vận cực lớn, có sự bao hàm dung hợp năng lượng của toàn thế giới” “Có cảm giác Sáng Thế Chủ của vũ trụ sẽ hạ thế để cải biến thế giới này”. Thầy phong thủy Park Min Chan là người đã đưa ra nhiều dự đoán chính xác cho mấy kỳ tổng thống của Hàn Quốc, tối ngày 13 tháng 2 tại thành phố Gwacheon, sau khi xem xong buổi biểu diễn Thần Vận ông đã cảm thấy vô cùng cảm khái

Trường khí của Thần Vận rất lớn

Quảng cáo

Đây là lần thứ 2 trong năm, Park Min Chan đến xem biểu diễn Thần Vận, ông nói: từ góc độ phong thủy mệnh lý mà nói, trường khí thoát ra từ Thần Vận cực kỳ tốt lành. “Thần Vận cho tôi cảm giác mọi thứ như hòa hợp làm một” . Hy vọng sẽ có nhiều người trên toàn thế giới biết đến diễn xuất của Thần Vận. Trong phong thủy người ta lợi dụng “Trường Khí” để nghiên cứu, người ta phân biệt khí ra thành khí dương và khí âm, buổi diễn xuất này đã phát ra trường khí tốt lành phi thường, tôi cảm giác trường khí này đang dung hòa cả Thế Giới.

Nói đến đây ông không thể không sử dụng tay để miêu tả về sự to lớn của trường năng lượng trong buổi diễn xuất “Ngay từ khi buổi biểu diễn bắt đầu tôi đã cảm thấy sự tích tụ của trường khí, cuối cùng tôi đã tiếp thu được tín tức của Sáng Thế Chủ, rằng ngài sẽ hạ thế để cải biến Thế Giới, wow, thật là quá tuyệt diệu !  ”

Rất nhiều khán giả xem Thần Vận có cảm giác mình được cứu độ, Park Min Chan cũng có cảm giác ấy. Ông nói: “Tôi có một cảm giác hoàn toàn mới lạ, cảm giác rằng Sáng Thế Chủ của vũ trụ sẽ đến cải biến Thế Giới này”. Đặc biệt là màn trình diễn cuối cùng của Thần Vận – “Phật Ân Hão Đãng”, trên màn ảnh sân khấu hiện ra dòng chữ “khai mở tương lai”, ông khẳng định một cách chắc chắn rằng: “Đúng thế, chính là Sáng Thế Chủ”, ngài sẽ xuất hiện để cải biến Thế Giới này.

Sáng Thế Chủ nhất định sẽ xuất hiện

Ông nói: “Trong kinh Phật giáo có viết rằng khi mà Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, cũng là lúc mà Sáng Thế Chủ xuất hiện”. Park Min Chan cho biết những thông điệp được truyền tải trong buổi biểu diễn Thần Vận là quan trọng phi thường: “Đã đến thời đại phải xảy ra biến hóa, Thế giới cần phải cải biến, cần phải có sự xuất hiện của những nhân tố mới đến để thay đổi nhân loại và thế giới. Hiện tại đã chính là thời điểm đó rồi, chính là cần một thời cơ để phát sinh biến hóa”

Ông nói: “Thời đại mà nhân loại trên toàn thế giới thông qua tự nhiên có thể sống hạnh phúc, vui vẻ và hòa bình sắp tới rồi, tôi nghĩ hiện tại chính là thời điểm bắt đầu của thời kỳ đó”

Park Min Chan hi vọng có nhiều người hơn nữa có thể được xem diễn xuất Thần Vận: “Buổi biểu diễn Thần Vận có sự tập trung của trường khí trên cả Thế giới. Nếu thường xuyên được xem những buổi biểu diễn như thế này, có thể làm cho đầu óc thông minh, tăng cường khả năng tập trung, ngoài ra còn có tác dụng giúp biến đổi tâm linh thành tốt, v.v….”

Ông một lần nữa lại khẳng định: “Thế giới cần phải được cải biến, cần thường xuyên xem các buổi biểu diễn Thần Vận, để có thể cải biến tư tưởng, cải biến nhận thức, đồng thời khai mở một cánh cửa mới về thế giới và tâm linh”

Park Min Chan năm 1986 được chỉ định là hậu duệ đời thứ 34 của pháp sư Doseon. Năm 2009 ông được ghi vào danh sách một trong 33 danh nhân thời đại của Hàn Quốc, từ năm 2012 đến nay ông đã nhậm chức viện trưởng của Viện Nghiên cứu Khoa học về Địa lý Phong thủy và Hệ vật Thần Nhãn. Ông đã sử dụng các phương pháp khoa học để chứng minh sự tồn tại của phong thủy địa lý, ông cũng đã đưa ra nhiều dự đoán chính xác cho mấy đời tổng thống của Hàn Quốc, việc cựu tổng thống Roh Moo Hyun tự sát cũng đã được ông dự đoán được trước đó 2 tuần.

Mời bạn xem trailer Shen Yun 2014 ( Thần Vận 2014 ) :

http://www.youtube.com/watch?v=iAL_amm1raQ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay