Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Kỷ nguyên mới quân sự với động cơ lượng tử

 Thứ bảy, 02/01/2016 - 22:00
  

Theo Tiến sĩ Vladimir Semenovich Leonov, hiệu suất hoạt động của động cơ lượng tử Nga đang phát triển sẽ hơn động cơ thông thường 900%.

 

Thông tin này được Tiến sĩ Vladimir Semenovich Leonov - người đoạt Giải thưởng Quốc gia của Chính phủ Nga về nghiên cứu Thuyết Siêu liên kết trả lời phỏng vấn trên báo Nga KM.ru.

Tiến sĩ V.S.Leonov cho biết, để loại bỏ những hoài nghi về động cơ lượng tử, chúng tôi đã cố gắng chế tạo ra một chiếc động cơ không có “yếu tố vòng bi”.

Năm 2009, chúng tôi đã bước đầu thành công, tuy nhiên tháng 6/2014, chúng tôi lại cho thử nghiệm loại động cơ cùng loại nhưng được cải tiến nhiều hơn so với “người anh em” trước đây của nó vào 5 năm trước.

Đó là một động cơ có trọng lượng 54kg nhưng nó có thể tạo ra lực đẩy theo phương thẳng đứng với xung lực có cường độ lên tới từ 500 - 700kg lực nhưng năng lượng chỉ tiêu thụ hết khoảng 1KW.

 

ky-nguyen-moi-quan-su-voi-dong-co-luong-

Nga đang phát triển động cơ lượng tử. (Ảnh mô hình)

 

Với động cơ này, một thiết bị bay có thể chuyển động với gia tốc lớn hơn từ 10-12 lần so với gia tốc trọng trường (gia tốc của chuyển động rơi tự do), điều đó có nghĩa nó nhanh hơn 10-12 lần tốc độ rơi tự do của các vật thể trên bề mặt Trái đất.

Nói về hiệu suất hoạt động của động cơ lượng tử, Tiến sĩ V.S.Leonov cho biết các động cơ tên lửa thông thường hiện nay đều đã đạt tới khả năng giới hạn của kỹ thuật.

"Cụ thể, động cơ tên lửa thông thường nếu có trọng lượng khoảng 100 tấn thì chỉ mang theo được khoảng 5 tấn vào không gian, nhưng động cơ lượng tử có trọng lượng tương đương có thể mang theo được 90 tấn, hiệu suất tăng hẳn 900%.

Đó là điều không tưởng! Kể từ Thế chiến thứ hai (sau hơn 50 năm phát triển), xung lực của động cơ tên lửa chỉ có thể tăng từ 220 giây (tên lửa Faw-2 của Đức) lên tới 450 giây (tên lửa Proton của Nga), còn xung lực của động cơ lượng tử có thể đạt tới hàng chục triệu giây.

Riêng về mặt tốc độ của động cơ lượng tử, nó có thể đưa thiết bị bay chuyển động với tốc độ 1.000km/s trong thời gian khởi động, trong khi tốc độ của tên lửa thông thường khoảng 18km/s.

Tôi cũng hy vọng điều này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành công nghiệp không gian. Thậm chí, trong tương lai, con người có thể du hành tới các vì sao", Tiến sĩ V.S.Leonov đầy lạc quan cho biết.

Tuy nhiên, theo vị tiến sĩ này việc phát triển động cơ lượng tử cũng có những khó khăn nhất định. Theo đó, giao thông phổ biến hiện nay vẫn là động cơ sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Do vậy, các nhà sản xuất và khai thác dầu khí tất nhiên sẽ gây khó dễ đối với chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi cũng cần có nguồn kinh phí lớn, cần sự đầu tư của đa quốc gia.

Tuy nhiên, kinh tế Nga đang bị suy giảm do lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, nhưng tôi hy vọng nó sẽ phục hồi trong 2-3 năm tới bởi Tổng thống Putin còn rất trẻ và đầy quyết tâm. Chúng ta cũng thầm cảm ơn họ vì đã đánh thức tiềm năng khoa học của con người Nga.

Trong khi đó, cuộc chạy đua về công nghệ khoa học lượng tử hiện cũng đã và đang có nhiều quốc gia tiến hành, trong đó có cả Trung Quốc và Mỹ.

Tiến sĩ V.S.Leonov cũng cho biết, người thử nghiệm thành công phản ứng nhiệt hạch lạnh là kỹ sư người Ý Andrea Rossi, tuy nhiên sau đó lại chính người Nga làm chủ được công nghệ này.

Theo Tiến sĩ Leonov, nếu dùng 1kg nikel làm nguyên liệu trong phản ứng nhiệt hạch lạnh có thể tạo ra nguồn năng lượng sử dụng tương đương 1.000 tấn xăng.

Nếu động cơ lượng tử của nhóm nhà khoa học RAS được phát triển hoàn hảo nó có thể thích hợp với mọi chuyển động trong môi trường nước, không khí, trong không gian và mặt đất.

Họ dự tính chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ để di chuyển từ Mátxcơva (Nga) tới New York (Mỹ) thay vì 10 giờ như hiện nay.

Hy vọng rằng, động cơ lượng tử của các nhà khoa học Nga sẽ được đầu tư và phát triển nhanh chóng để xứng tầm với vị thế có thể làm thay đổi diện mạo nền khoa học, công nghệ thế kỷ 21 - mang con người tới những miền đất mới trong vũ trụ bao la.

Theo Ngọc Hòa (lược theo KM.ru, ANTD)

Đất Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí mật về việc Trung Quốc lấy nội tạng tử tù (Bài 1)

09:15 | 02/01/2016
 
Trong bài viết trên tờ Epoch Times số ra mới đây, tác giả Cat Rooney cho biết, các học viên Pháp Luân Công đã mặc áo phông màu vàng diễu hành tại thành phố Los Angeles, và bãi biển Santa Monica, Mỹ từ 14 đến 16-10-2015 để lên án việc cấy ghép nội tạng lấy từ những người theo Pháp Luân Công khi họ còn sống ở Trung Quốc.
 

Và đó là loại hình kinh doanh được biết tới với tên gọi “du lịch ghép tạng”.

Khi phát biểu tại cuộc diễu hành kể trên, bác sỹ Dana Churchill, một trong những thành viên hội đồng sáng lập của Hiệp hội bác sỹ chống cưỡng bức mổ cướp nội tạng (tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, DC) nhấn mạnh, không chỉ người theo Pháp Luân Công, mà người Duy Ngô Nhĩ, người Thiên chúa giáo và người Tây Tạng từng là nạn nhân của các vụ cưỡng bức mổ lấy nội tạng.

Và đã có khoảng 65.000 người theo Pháp Luân Công là nạn nhân của tình trạng kể trên.

 

Bài 1: Cáo buộc của Mỹ và phương Tây

Trước đó (17-7-2015), tại một cuộc biểu tình ở Washington, DC, Tổ chức thế giới điều tra đàn áp Pháp Luân Công đã công bố báo cáo (dựa trên cáo buộc của hàng ngàn học viên Pháp Luân Công trên thế giới), ngày 20-7-1999, Bắc Kinh đã mở chiến dịch bức hại 100 triệu học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

xung-quanh-viec-trung-quoc-lay-noi-tang-

Daily Mail đăng "Hard to believe" miêu tả về việc mổ  cướp nội tạng sống ở Trung Quốc

 

Năm 2013, Hiệp hội bác sỹ chống cưỡng bức mổ cướp nội tạng đã thu được 1,5 triệu chữ ký của những người quan tâm tại 50 quốc gia. Và những kiến nghị của họ được đưa lên Internet để kêu gọi Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc hành động nhằm chấm dứt nạn cưỡng bức mổ lấy nội tạng.

Sau khi biết về “du lịch ghép tạng” ở Trung Quốc, Israel đã cấm bán và môi giới nội tạng ở trong nước, đồng thời chấm dứt thanh toán bảo hiểm y tế cho cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc.

 Bộ Y tế Australia đã chấm dứt các chương trình đào tạo trong kỹ thuật cấy ghép nội tạng cho bác sĩ Trung Quốc và chấm dứt việc nghiên cứu chung với Bắc Kinh trong lĩnh vực này.

Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ từng tổ chức điều trần (1995) về vấn đề mua bán bộ phận cơ thể người ở Trung Quốc. Năm 2001, vấn đề này lại được dư luận Mỹ quan tâm sau khi tờ The Washington Post đưa tin, bác sỹ Vương Quốc Kỳ vừa làm chứng trước Quốc hội Mỹ, rằng ông từng tham gia thu hoạch nội tạng từ tử tù.

Ngoài việc trực tiếp tham gia hơn 100 ca phẫu thuật, bác sỹ Vương Quốc Kỳ còn chứng kiến những ca thu hoạch nội tạng cung cấp cho người nước ngoài. Năm 2005, Tổ chức Y khoa thế giới đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt sử dụng tù nhân làm nguồn cung cấp nội tạng.

Theo ông Leonidas Donskis, Nghị sỹ Nghị viện châu Âu, họ không thể phớt lờ việc mạng sống con người được sử dụng như nguyên liệu thô để cấy ghép tạng hoặc thu hoạch tạng ở thế kỷ thứ 21, và sẽ không dung thứ cho việc làm độc ác này.

Ngày 12-12-2013, Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết RC-B7-0562/2013, kêu gọi Trung Quốc lập tức chấm dứt thu hoạch nội tạng từ tù nhân.

 

xung-quanh-viec-trung-quoc-lay-noi-tang-

Cô Anne, vợ của cựu bác sĩ phẫu thuật đã lấy đi giác mạc của 2000 học viên Pháp Luân Công còn sống, cùng với nhân chứng thứ hai là Peter, là những người đầu tiên phơi bày tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng 

 

Ngày 30-7- 2014, Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ thông qua dự thảo nghị quyết 281 chống nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc. Ngày 6-11-2014, Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế của Nghị viện Canada thông qua kiến nghị phản đối việc mổ cướp tạng ở Trung Quốc.

Được biết, từ đầu năm 2015, Bắc Kinh đã yêu cầu tất cả các bệnh viện ngừng sử dụng nội tạng của tử tù. Và từ năm 2007, Trung Quốc đã cấm buôn bán nội tạng người, nhưng nhu cầu cấy ghép luôn vượt xa nguồn cung nên đã tạo ra thị trường cung cấp nội tạng người bất hợp pháp.

Theo bức thư gửi tạp chí The Lancel, các chuyên gia y tế đến từ Mỹ, Anh và Australia nói biết, Trung Quốc đã cam kết chấm dứt sử dụng nội tạng tử tù trong một thời gian dài và tử tù được xác định có quyền hiến tạng như công dân.

Trong khi đó, 4 chuyên gia đến từ Mỹ, Đức, Canada lại trình một bức thư kêu gọi Trung Quốc mở cửa hệ thống hiến tạng để cộng đồng quốc tế kiểm tra. Bởi họ cho rằng, nội tạng tử tù vẫn bị sử dụng như trước đây.

Theo thống kê, trước năm 2009, Trung Quốc không có hệ thống công dân tự nguyện hiến tặng nội tạng, do đó việc cấy ghép nội tạng của tử tù là điều bất đắc dĩ. Nên từ năm 2009, Trung Quốc đã khởi động hệ thống hiến tặng nội tạng trên phạm vi toàn quốc.

Bên cạnh đó, hệ thống thu thập nội tạng thuộc Hiệp hội Bệnh viện Trung Quốc cũng chính thức được thành lập. Được biết, trong giai đoạn 2010-2013, Trung Quốc đã có 1.448 người tự nguyện hiến tặng nội tạng, và năm 2014, có gần 1.700 người hiến tặng cơ quan nội tạng.

Trung Quốc từng tuyên bố, hơn 12.000 ca phẫu thuật ghép tạng sẽ được tiến hành trong năm 2015, tăng đáng kể so với thời kỳ nước này dùng nội tạng của tử tù. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng ước tính, có đến 300.000 người dân cần phẫu thuật ghép tạng, dẫn đến cầu nhiều hơn cung, tạo điều kiện hình thành chợ đen buôn bán nội tạng người.

Theo giới truyền thông, việc cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc được bắt đầu từ thập niên 1980, và khởi điểm là lấy nội tạng của tử tù. Năm 1984, Bộ Công an và các cơ quan hữu quan đã ban hành quy định về việc cấy ghép nội tạng từ tử tù.

Theo lời kể của cựu cảnh sát và bác sĩ phẫu thuật ở Tân Cương, nhiều nội tạng đã bị lấy ra trước khi tim của tử tù nhân ngừng đập. Đến năm 2000, việc cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc bắt đầu bùng nổ.

Nhiều trung tâm cấy ghép được thành lập, bác sĩ phẫu thuật được đào tạo, và bệnh viện ở Trung Quốc bắt đầu quảng cáo thời gian chờ đợi để được cấy ghép nội tạng quan trọng chỉ trong vài tuần - xếp lịch tương ứng với một vụ thi hành án tử hình.

(Còn tiếp)

Tân Hồng-Tiên Du

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí mật về việc Trung Quốc lấy nội tạng tử tù (Bài 2)

07:00 | 03/01/2016

Theo kết quả điều tra của ứng cử viên giải thưởng Nobel là ông David Matas, luật sư nhân quyền quốc tế, và ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh về châu Á-Thái Bình Dương của Canada, “du lịch ghép tạng” là công việc mang lại lợi nhuận lớn cho các bệnh viện tư và bệnh viện quân đội ở Trung Quốc.

 

Kỳ II: Những thông tin gây chấn động

Và thông tin này từng được ông David Matas và ông David Kilgour công bố 10 năm trước (2006-2016) khi thông báo báo cáo điều tra đầu tiên họ. Theo đó, những vụ cưỡng bức mổ lấy nội tạng được tiến hành chủ yếu đối với những người theo Pháp Luân Công. Năm 2014, những thông tin cùng các tài liệu điều tra của 2 ông đã được người ta làm thành phim tài liệu “Thu hoạnh nhân thể” hay “Davids và Goliath” và đoạt giải Peabody năm 2015.

Ông Ethan Gutmann, phóng viên điều tra chuyên về Trung Quốc cũng tìm thấy những bằng chứng tương tự như ông David Matas và ông David Kilgour. Và đã mô tả phát hiện của mình trong cuốn sách (The Slaughter: Mass Killings, Organ Harvesting, and China’s Secret Solution to Its Dissident Problem”, phát hành năm 2014. Sau đó dựng thành phim tài liệu “Hard to Believe” và được hãng truyền hình Mỹ PBS công chiếu.

 

xung-quanh-viec-trung-quoc-lay-noi-tang-

Bác sĩ Trung Quốc chuẩn bị cho một ca ghép nội tạng ở tỉnh Hà Nam ngày 16/8/2012

 

Tờ Daily Mail của Anh cũng mới đăng nội dung “Hard to Believe”. Theo đó, vào năm 2006 thực trạng mổ cướp nội tạng người sống tại Trung Quốc là rõ ràng, bởi nhiều luật sư, nhân chứng, và bác sĩ tham gia phẫu thuật đều ra làm chứng. Theo ông Ken Stone, đạo diễn “Hard to Believe” cho biết, đã quyết định làm bộ phim này để thăm dò xem tại sao những báo cáo, những bộ phim về tình hình tại Trung Quốc lại giành được ít sự quan tâm, trong khi có nhiều người cung cấp bằng chứng hết sức rõ ràng, nhưng họ lại bị mọi người coi nhẹ.

Bởi theo lời kể của bác sĩ Enver Tohti, người trực tiếp tham gia vào việc mổ cướp nội tạng người sống tại khoa ngoại của một bệnh viện ở Tân Cương, năm 1994, ông bị điều tới nơi chuyên thi hành án tử hình và sau khi mổ lấy nội tạng của tử tù, cảnh sát đã nói với ông, việc ngày hôm nay anh hãy coi như chưa từng xảy ra. Hiện bác sĩ Tohti đang làm tài xế taxi tại London, và từng tham gia làm chứng tại Nghị viện châu Âu về vấn đề này.


Theo một tài liệu mới tiết lộ, trung bình mỗi năm các bệnh viện ở Trung Quốc phẫu thuật lấy đi 11.000 nội tạng từ cơ thể của tù nhân mà không gây tê cho họ. Cali Today News, cựu sinh viên từng theo học tại một trường y khoa Trung Quốc tiết lộ, đã phải thực tập trên cơ thể của một người còn sống. Chi tiết rùng rợn này được tiết lộ trong phim tài liệu “Human Harvest: China's Organ Trafficking” của đài SBS. Và để làm bộ phim này, người ta phải mất 8 năm điều tra và thu thập thông tin cần thiết về một chương trình có tên gọi Organs-on-demand.

Theo bộ phim này, Hội Chữ thập đỏ thống kê, chỉ có 37 người Trung Quốc đăng ký hiến nội tạng sau khi qua đời, trong khi quốc gia này có tỷ lệ cấy ghép nội tạng cao thứ hai thế giới. Luật sư của Cơ quan Nhân quyền quốc tế, đồng thời là người được đề cử giải Nobel hoà bình David Matas cũng xuất hiện trong bộ phim này và nói rằng, tù nhân là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt khổng lồ trong những con số kể trên.

 

xung-quanh-viec-trung-quoc-lay-noi-tang-

Tù nhân Trung Quốc

 

Theo ông Divid Matas, chính nhờ nguồn nội tạng từ tù nhân kể trên mà các ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc thường có thời gian chờ đợi rất ngắn. Trong khi tại nhiều nước trên thế giới phải đăng ký từ vài tháng đến vài năm, nhưng tại Trung Quốc, một bệnh nhân có thể được ghép tim ngay sau khi đăng ký vài ngày.

Giới chức Trung Quốc đã lập tức bác bỏ những cáo buộc trong bộ phim “Human Harvest: China's Organ Trafficking” của đài SBS, bởi theo họ nội tạng chỉ được lấy từ những người hiến nội tạng tự nguyện. Nhưng trong bộ phim kể trên, đài SBS đã trích dẫn lời của một quan chức cấp cao trong ngành Y tế Trung Quốc, theo đó nguồn nội tạng chủ yếu đến từ những tù nhân đã chết.

Ngày 14/8/2012, tờ Epoch Times từng đưa tin, mối quan hệ giữa doanh nhân Anh Neil Heywood với vợ chồng cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị đổ vỡ sau khi chàng trai đến từ xứ sở sương mù biết và muốn tiết lộ việc thu hoạch nội tạng tù nhân trái phép của gia đình quyền lực này. Bởi ông Neil Heywood từng bị cho là có dính líu đến việc buôn bán nội tạng tử tù tại thành phố Đại Liên.

Thông tin về hoạt động này lần đầu tiên được tiết lộ trên tờ The Epoch Times hồi tháng 4/2006, và tại thời điểm đó, có 5 trang mạng khác nhau ở tỉnh Liêu Ninh quảng cáo bán nội tạng cấy ghép - một quả tim có giá 180.000USD, một giác mạc giá 3.000 USD. Và công ty chuyên buôn bán nội tạng này đặt tại thành phố Thẩm Dương.

Vẫn theo thông tin từ tờ Echo Times, khi chạy vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô hồi tháng 2/2012, cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân đã trao cho Mỹ những văn bản mật liên quan đến việc lấy nội tạng tù nhân cho hoạt động cấy ghép của ông Bạc Hy Lai. Và bí mật này là một trong những nguyên nhân khiến ông Neil Heywood bị đầu độc, còn vợ chồng Bạc Hy Lai, người bị kết án tử hình, hoãn thi hành án 2 năm, người bị kết án chung thân.

(Còn tiếp)

Tân Hồng - Tiên Du

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ ba, 05/01/2016 - 06:13


Thủ tướng: Không thể kêu gọi đầu tư bằng lời hứa suông!

 

Dân trí “Muốn thu hút đầu tư thì thể chế phải thuận lợi qua việc ban hành Nghị định, Thông tư; phải cập nhật quy hoạch giao thông theo hướng chiến lược đi liền với cơ chế chính sách. Chúng ta không thể kêu gọi đầu tư bằng mệnh lệnh hành chính, cũng không thể hứa suông hay bằng quyết tâm, nghị quyết được” - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

 

Chiều 4/1, tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức Tổng kết 4 năm thực hiện Nghị Quyết số 13-NQ/TW công tác đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2016. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và chủ trì Hội nghị.

 

Hà Nội - Cần Thơ: Rút ngắn 7 - 10 giờ chạy xe

Dự án đầu tư mở rộng Quốc lộ 1 (QL1) đoạn từ Hà Nội - Cần Thơ có chiều dài 1.948 km, đi qua 20 tỉnh, thành phố. Tại thời điểm trước khi triển khai, trên đoạn tuyến này đã mở rộng và xây dựng tuyến tránh được 554 km, còn lại 1.394 km được đầu tư xây dựng mở rộng thông qua 41 dự án. Trong khi đó, Dự án Đầu tư nâng cấp đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên với chiều dài 663 km đi qua 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước, tại thời điểm trước khi triển khai, trên đoạn tuyến này, đã mở rộng được 244 km với quy mô đường cấp III, còn lại 419 km được chia thành 12 dự án.

 

thu-tuong-khong-the-keu-goi-dau-tu-bang-
Đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên

Tổng mức đầu tư được bố trí theo Nghị quyết số 65 của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng là hơn 64.000 tỷ đồng (trong đó vốn đã bố trí từ các nguồn khác đến hết năm 2013 là 2.600 tỷ đồng; kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016 là gần 62.000 tỷ đồng). Sau khi rà soát và điều chỉnh nhiều hạng mục, tổng số vốn trái phiếu Chính phủ còn dư là hơn 14.000 tỷ đồng.

Việc hoàn thành sớm Dự án so với kế hoạch đề ra từ 12 tháng đến 18 tháng là một trong những kỷ lục từ trước đến nay của ngành giao thông vận tải, đặc biệt là đối với một dự án hạ tầng có quy mô cực kì lớn như Dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên. Dự án có ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của các khu vực có Dự án đi qua và của cả nước.

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cho biết, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2015, khi dự án đường Hồ Chí Minh cơ bản hoàn thành, đầu tư vào Tây Nguyên đã tăng đột biến với hơn 16.000 tỷ đồng. Các dự án được đưa vào khai thác sử dụng đã góp phần giảm ùn tắc giao thông trên 2 trục giao thông đường bộ quan trọng nhất của đất nước, hạn chế tai nạn giao thông, giảm chi phí vận tải...

 

thu-tuong-khong-the-keu-goi-dau-tu-bang-
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng 
 

Theo đánh giá ban đầu sau khi các dự án được đưa vào khai thác, đối với tuyến Hà Nội - Cần Thơ đã giảm ít nhất 7-10 giờ thời gian chạy xe, đối với tuyến Tây Nguyên về TP.HCM đã giảm ít nhất 3-4 giờ thời gian chạy xe.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường khẳng định: Thành công của dự án chứng minh sự đúng đắn trong việc lựa chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung nguồn lực để đầu tư dự án có tác dụng liên vùng, liên lãnh thổ theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

 

Đừng chỉ trông chờ vốn ngân sách!

Chủ trì Hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và biểu dương ngành GTVT về những nỗ lực, kết quả đạt được, đặc biệt là huy động nguồn lực ngoài ngân sách trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.

“Năm năm qua, ngành GTVT đã huy động được nguồn lực ngoài ngân sách nhiều nhất từ trước đến nay để đầu tư kết cấu hạ tầng, nổi bật là năm 2015; xây dựng được nhiều công trình nhất, đồng bộ nhất và hiện đại nhất, như: Cầu Nhật Tân, nhà ga T2 Nội Bài… Nhờ những công trình này mà Hà Nội cũng đổi khác; đã có hơn 600 km đường cao tốc được xây dựng. Trong điều kiện khó khăn nhưng ngành GTVT vẫn nỗ lực hoàn thành các dự án, không chỉ ở thành thị mà còn cả trên lĩnh vực giao thông nông thôn” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

 

thu-tuong-khong-the-keu-goi-dau-tu-bang-
Nhiều đơn vị của ngành GTVT có thành tích xuất sắc đã được Thủ tướng khen thưởng
 

Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh sự tăng lên 36 bậc về năng lực và chất lượng của hạ tầng giao thông Việt Nam hiện nay so với năm 2010 và tăng 9 bậc so với năm 2014, góp phần giúp chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam năm 205 tăng 12 bậc so với năm 2014. “Đó là nhờ cải cách mạnh thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thu hút nước ngoài đầu tư” - Thủ tướng cho hay.

Về nhiệm vụ năm 2016 và chặng đường 5 năm tiếp theo, Thủ tướng Chỉnh phủ đề nghị đồng chí Bộ trưởng và toàn ngành GTVT tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước của ngành. Tập trung vào khâu thể chế, cơ chế chính sách luật pháp, nhằm lĩnh vực hoạt động giao thông vận tải có thị trường hơn, hội nhập khu vực tốt hơn về giao thông vận tải, tạo mọi điều kiện cho người dân. Theo Thủ tưởng, đây là khâu quyết định của ngành GTVT.

“Ngân sách nhà nước không thể vượt quá nợ công, mà muốn xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại thì không cách nào khác phải huy động nguồn vốn ngoài ngân sách, nguồn lực xã hội. Muốn thu hút đầu tư thì thể chế phải thuận lợi qua việc ban hành Nghị định, Thông tư; phải cập nhật quy hoạch giao thông theo hướng chiến lược đi liền với cơ chế chính sách. Chúng ta không thể kêu gọi đầu tư bằng mệnh lệnh hành chính, cũng không thể hứa suông hay bằng quyết tâm, nghị quyết được” - Thủ tướng chỉ đạo.

Cùng với những thành tựu nói trên, Thủ tướng cũng yêu cầu ngành GTVT phải cố gắng hơn nữa, không được chủ quan và thoả mãn với những gì đạt được, phải đoàn kết nhất trí, chung sức chung lòng, phát huy những kết quả làm được, khắc phục những tồn tại, yếu kém.

Châu Như Quỳnh

======================

“Ngân sách nhà nước không thể vượt quá nợ công, mà muốn xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại thì không cách nào khác phải huy động nguồn vốn ngoài ngân sách, nguồn lực xã hội. Muốn thu hút đầu tư thì thể chế phải thuận lợi qua việc ban hành Nghị định, Thông tư; phải cập nhật quy hoạch giao thông theo hướng chiến lược đi liền với cơ chế chính sách. Chúng ta không thể kêu gọi đầu tư bằng mệnh lệnh hành chính, cũng không thể hứa suông hay bằng quyết tâm, nghị quyết được” - Thủ tướng chỉ đạo.

 

Rất chính xác! Thưa ngài Thủ Tướng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông thạo 26 thứ tiếng lúc 25 tuổi, Trương Vĩnh Ký khiến nhà văn Pháp Émile Littré (1801-1881) kinh ngạc: "Sự hiểu biết tới 26 ngoại ngữ của P. Trương Vĩnh Ký đủ để loài người tôn vinh anh như một nhà bác ngữ học (bác học ngôn ngữ) bậc nhất thời nay".
 
tvk1.jpg
Tượng Trương Vĩnh Ký ở một góc công viên Thống Nhất nhìn ra nhà thờ Đức Bà năm 1969 (hiện được đặt ở Bảo Tàng Mỹ Thuật TP.HCM)  - Ảnh tư liệu
Ngay từ thập kỷ 50 - 60 của thế kỷ XIX, Trương Vĩnh Ký, một người Việt Nam đã thông thạo nhiều ngôn ngữ Đông Nam Á cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, như các thứ tiếng: Campuchia, Thái Lan, Lào, Malaysia, Myanmar, Chăm, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hi Lạp, Latin… để giao lưu và hội nhập dễ dàng với các nước trong khu vực và trên thế giới.
 
Thần đồng tự học nhiều hơn ở trường
 
Trương Vĩnh Ký từ lúc lọt lòng mẹ (6-12-1837) ở Cái Mơn, xã Vĩnh Thạnh cho đến lúc qua đời (1-9-1898) ở Chợ Quán, Sài Gòn đã trải qua bao cơn sóng gió.
 
Cha ông là cụ Trương Chánh Thi, quê quán Bình Định, vào Nam lập nghiệp ở một khu vực đất Vĩnh Long (nay khu vực này thuộc Bến Tre).
 
Cha ông là một nhà Nho học, thích thi phú, được bổ nhiệm làm lãnh binh dưới triều Minh Mạng của nhà Nguyễn, mất lúc Trương Vĩnh Ký 3 tuổi.
 
Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Châu, một người mẹ hiền và lam lũ, sinh một gái và hai trai.
 
3 tuổi, ông thuộc làu Tam tự kinh.  4 tuổi, ông học viết. 5 tuổi (năm 1842) cắp sách đến trường học chữ Nho, chữ Nôm với thầy giáo Học.
 
Sau vài ba năm, ông thông suốt Minh Tâm Bửu Giám, đọc Tứ thư, Ngũ kinh, thuộc nhiều thơ Đường, thơ Tống...    
 
Ngoài ra, theo lời những người thân hậu bối, lúc nhỏ ông còn thuộc nhớ nhiều bài ca dao dài mà người lớn không biết. Cậu bé Ký đọc sách mà người cha mang từ miền Trung vào như Nhất Thiên Tự, Tam Thiên Tự, Ngũ Thiên Tự, Minh Đạo Gia Huấn, thơ Đường, thơ Tống...
 
Học tiếng La tinh với bạn Lào, Thái, Miến, Nhật, Trung..., học luôn tiếng bạn bè
 
Sau khi ông Trương Chánh Thi chết, một nhà truyền giáo thường được mọi người gọi là Cố Tám đã chỉ dạy cho cậu bé Trương Vĩnh Ký học chữ Latin, chữ Nôm và ít chữ sau này gọi chữ “Quốc ngữ“.
 
Ông nhận thấy cậu Ký còn nhỏ mà có đầu óc thông minh hơn người, chỉ biết thú đọc sách hơn đi chơi đùa, có chí cầu tiến, đã gửi cậu Ký cho một người Pháp tên Borelle (tên Việt Nam là Thừa Hòa) ở Cái Nhum (Vĩnh Long) nhận nuôi dạy Trương Vĩnh Ký về tiếng Latin và tiếng Pháp năm 1846.
 
Rồi ông Thừa Hòa phải đi xa nên đã nhờ một người Pháp tên là Bouilleaux (tên Việt Nam là Cố Long) lo hộ việc nuôi dưỡng và học hành của cậu Ký.
 
Năm 11 tuổi (1848), Trương Vĩnh Ký được Cố Long gởi đến học tại Pinhalu (Phnom Penh, Campuchia) được xây cất ở giữa một rừng thốt nốt hoang vu gần sông Mekong và cách Phnom Penh độ 6 dặm, dành cho cả vùng Đông Nam Á và Trung Hoa.
 
Lớp học có 25 học sinh từ 13-15 tuổi và Trương Vĩnh Ký là người nhỏ nhất. Trương Vĩnh Ký gặp gỡ, ăn ở chung với học sinh các nước Đông Nam Á như: Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ciampois (Chăm)… Kết quả: cậu thiếu niên 13 tuổi Ký đã nói và viết thông thạo các ngôn ngữ kể trên của các bạn cùng trường.
 
Trương Vĩnh Ký còn học ngoại ngữ ở các sách và tự điển có trong thư viện của nhà trường. Các nhà ngôn ngữ học đương thời cho rằng Trương Vĩnh Ký đã tự tìm ra những quy luật ngữ pháp giống nhau, khác nhau của các tiếng nước ngoài để học nhanh và dễ dàng. 
 
Vào ngày mãn khóa học ở chủng viện Pinhalu, Trương Vĩnh Ký được chọn là một học sinh xuất sắc, đỗ đầu lớp và được tuyển lựa cùng hai người nữa để tiếp tục đi học ở đảo Penang, Malaysia.
 
Năm 14 tuổi (1851), Trương Vĩnh Ký tiếp tục được gởi vào trường ở Poulo Penang (một hòn đảo nhỏ trên vùng Nam Dương, thuộc Malaysia, nơi người Hoa và thổ dân Malaysia sống bằng kỹ nghệ khai thác mỏ kẽm. 
 
Khi đến nơi, Trương Vĩnh Ký rất ngạc nhiên khi thấy một vùng đảo ở vùng Đông Nam Á mà có nếp sinh hoạt cơ giới ồn ào, một sự phát triển lạ thường mà ông chưa từng thấy ở nước mình và Cao Miên.
 
Trong khoảng thời gian 7 năm theo học tại đây, Trương Vĩnh Ký học chuyên ngữ Latin và Hi Lạp. Ngoài ra, ông còn học nâng cao các thứ tiếng khác như Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha, Malaysia, Nhật, Hi Lạp, Thái Lan, Pháp, Ý…
 
Trong thời gian ở Penang, tài năng, đầu óc và trí tuệ thông minh của Trương Vĩnh Ký phát huy tột độ. Ông học một hiểu mười nhờ trí nhớ lâu dài, sách vở ở thư viện và giảng dạy của nhà trường. 
 
Ông đọc rất nhiều sách Hán, Pháp, Anh, Hi Lạp, Tây Ban Nha... Ông tiếp nhận được rất nhiều tư tưởng, kiến thức của người xưa cả Đông và Tây nhờ trí thông minh, khả năng ngôn ngữ và trí nhớ đặc biệt của mình.  
 
Trong thời gian theo học tại Penang, Trương Vĩnh Ký tự học tiếng Nhật, Ấn bằng cách cắt các báo cũ, rồi dùng phương pháp đối chiếu, diễn dịch mà tìm ra các mẹo luật văn phạm. 
 
Nhà nhiếp ảnh người Anh là J.Thomson viết quyển “Mười năm du lịch Trung Quốc và Đông Dương”, trong đó có đoạn: “Một hôm đến thăm Trương Vĩnh Ký, tôi thấy ông đang soạn sách Phân tích so sánh các ngôn ngữ chủ yếu trên thế giới, tác phẩm này ông bỏ ra nhiều năm làm việc cần cù. Chung quanh ông đầy những quyển sách quý và hiếm mà ông tìm kiếm được ở châu Âu, châu Á…”.
 
Với trí thông minh, sự sắc sảo thiên bẩm và chí phấn đấu cao, lại chịu khó tìm tòi, tự học trong một ngôi trường đa sắc tộc, nên Trương Vĩnh Ký đã thông thạo các ngoại ngữ phổ biến ở khu vực lúc bấy giờ.
 
Như vậy, việc học ngoại ngữ của Pétrus Ký được thực hiện một cách khoa học; có phân tích, đối chiếu giữa các thứ tiếng. Và trên hết là sự lao động miệt mài, công phu, chứ không đơn thuần chỉ dựa vào trí thông minh như nhiều người nghĩ.
 
Càng khâm phục hơn khi biết rằng việc học tập của ông vô cùng vất vả, nhiều ngoại ngữ ông học từ chính những người bạn học của mình, đúng như ông bà ta thường nói: “Học thầy không tày học bạn”.
 
Viết sách dạy những tiếng Pháp lẫn nhiều tiếng trong Asean ngày nay
 
Trương Vĩnh Ký thông thạo và nắm vững quy luật học các ngoại ngữ của các quốc gia trong khu vực và đã truyền kinh nghiệm của mình qua việc xuất bản sách. Vào cuối thập niên 1880, ông đã xuất bản sách dạy tiếng Thái Lan, Campuchia.
 
Đến năm 1892, ông soạn được ba bộ sách dạy tiếng Miến Điện (tức Myanmar ngày nay): Cours de langue birmane, Vocabulaire français-birman, Guide de la conversation birman[e]-français. Từ năm 1893, ông tiếp tục xuất bản sách dạy tiếng Lào, Malay, Tamoule (Tamil?), Ciampois (Chàm).
 
Émile Littré, nhà văn Pháp, năm 1862 đã viết: “Trên trái đất này rất khó tìm ra người thứ hai say mê ngôn ngữ như Trương Vĩnh Ký. Gặp người Anh, Trương Vĩnh Ký nói bằng tiếng Anh nhuần nhị như người Luân Đôn. Tiếp xúc với người Ý Đại Lợi, người Y Pha Nho, người Bồ Đào Nha... hay người Nhựt Bổn, Mã Lai, Xiêm... Trương Vĩnh Ký đều nói đúng theo âm luật của kinh đô nước đó... Sự hiểu biết tới 26 ngoại ngữ của P. Trương Vĩnh Ký đủ để loài người tôn vinh anh như một nhà bác ngữ học vào bậc nhất của thời nay”.
 
Năm 1874, Trương Vĩnh Ký đã được thế giới bình chọn là “nhà bác học về ngôn ngữ”, nằm trong danh sách 18 nhà bác học thế giới của thế kỷ XIX, được ghi tên vào các danh nhân thế giới trong Tự điển Larousse.
tvk2.jpg Chân dung Trương Vĩnh Ký - Ảnh tư liệu tvk3.jpgTượng Trương Vĩnh Ký đặt ở Bến Tre hiện nay  tvk4.jpgMột trong những sách dạy ngoại ngữ của nhà bác học Trương Vĩnh Ký - Ảnh tư liệu  tvk5.jpg Lễ khánh thành tượng Trương Vĩnh Ký thời Pháp thuộc ở một góc Công viên Thống nhất tvk6.jpgTượng Petrus Trương Vĩnh Ký trước năm 1975 ở Công viên thống nhất hiện nay - Ảnh tư liệu   * Học giả Pháp Jean Bouchot cuối thế kỷ 19 khẳng định Trương Vĩnh Ký là "một nhà bác học duy nhất ở Đông Dương và cả với nước Trung Hoa hiện đại". Ông viết:: "Người dân hoàn toàn Nam Kỳ ấy sánh kịp với các nhà thông thái xứng đáng nhất của Âu châu trong đủ ngành khoa học...".  Nhà văn Sơn Nam: "Ông Trương Vĩnh Ký từ khi đỗ đạt cho đến khi mất vẫn tỏ ra thân Pháp. Tuy nhiên, người ở miền Nam không bao giờ khinh rẻ ông. Ông không gia nhập Pháp tịch...Ông này khi sanh tiền tuy là nhà nước tin cậy mặc dầu chớ chẳng hề ỷ thế mà hại quê hương, chỉ vẽ cho các quan Lang sa biết phong tục lễ nghĩa của con nhà An Nam. Thiệt là quan thầy của cả và Nam Kỳ...".  Giáo sư Thanh Lãng: "Trương Vĩnh Ký không đạo mạo, không đài các, không cao kỳ; ông trai trẻ hơn, ông mới hơn...Và nhờ ông, câu văn Việt được giải phóng khỏi những xiềng xích chữ Hán. Chủ trương của ông chính là "cách nói tiếng An Nam ròng" và viết "trơn tuột như lời nói". Nếu đem phân tích theo ngữ pháp thì thấy lôi thôi, nhưng so với văn xuôi khác ra đời sau ông 20, 30 năm, văn ông vẫn còn hay hơn, mạch lạc khúc chiết hơn.  Nhà nghiên cứu Lê Thanh: "Từ nhỏ được giáo dục theo phương pháp Âu Tây, khi trưởng thành theo giúp việc người Pháp, thế mà bằng hữu viết thư giục ông, ông không nghe, vẫn khăng khăng từ chối để suốt đời được giữ bộ quần áo Việt Nam và suốt đời là một người Việt Nam thuần túy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trương Vĩnh Ký là một hiện tượng có nhiều khuôn mặt?

 

Trương Vĩnh Ký, Yêu Nước ?

Đối Luận với ông Trần Hữu Tá

Bùi Kha

13-Jan-2012

 

Bài của ông Trần Hữu Tá, đăng trên trang nhà Bô xít của trang chủ GS. Nguyễn Huệ Chi, ngoài việc tâng bốc sai lầm Nguyễn Trường Tộ còn vinh danh Trương Vĩnh Ký cẩu thả vô trách nhiệm, nên tôi có bài đối luận nầy để rộng đường dư luận (Bùi Kha)

 

 

Trong nhiều thập niên qua, tên tuổi của cựu giáo sĩ Pétrus Trương Vĩnh Ký đã đi vào lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc và VNCH, người ta vinh danh ông bằng cách đặt tên đường, tên trường. Vì áp lực chính trị hoặc vì tình cảm địa phương hay vì cảm tình tôn giáo hoặc thiếu sử liệu nên tên tuổi của Sĩ-Tải Gioan Bao-ti-xi-ta Pétrus Trương Vĩnh Ký (gọi tắt là Pétrus Ký) đã được đánh giá thiếu cẩn trọng.

Trong bài viết nầy, tôi sẽ cố gắng vượt ra ngoài các phạm trù chính trị, địa phương và tôn giáo để, góp phần vào việc trả lại cho Trương Vĩnh Ký cái giá trị đúng như tư duy và hành động của ông trong thời kỳ Pháp đô hộ nước ta.

Để việc định vị công (nếu có) và tội của họ Trương được chính xác, tôi xử dụng các tài liệu do chính Trương đã viết cho các viên chức cao cấp của thực dân Pháp dưới hình thức những lá thư, và tài liệu của chính nhân viên trong chính phủ thuộc địa Pháp tại Việt Nam thời bấy giờ. Các tài liệu nầy được tìm thấy trong cuốn sách có tựa đề "Cuốn Sổ Bình Sinh của Trương Vĩnh Ký" từ trang 93-143 bis và từ trang 251-285. Tác giả là Nguyễn Sinh Duy, NXB Nam Sơn, Sài gòn in và phát hành tháng 3, 1975 (1).

Công hoặc tội của Bao-ti-xi-ta Trương Vĩnh Ký, tổng quát, cần được xét trên hai phương diện: Quan điểm chính trị, và những đóng góp văn học của ông nhằm mục đích gì? Trong phần kết luận chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao họ Trương lại có những tư duy và hành động đi ngược với quyền lợi của tổ quốc.

 

● Quan điểm chính trị của Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898)

 

   Ngày 1.9.1858, đô đốc thực dân Pháp Rigault de Genouilly đánh Đà Nẵng. Quân dân Việt Nam nhất tề chống Pháp xâm lược. Với sự phản ứng kiên trì của Việt Nam cọng thêm khí hậu khắc nghiệt tại Đà Nẵng lúc bấy giờ, quân Pháp đã phải rút khỏi Đà Nẵng để vào Nam chiếm thành Gia Định ngày 17. 2. 1859. Sau một thời gian ngắn, trung tá hải quân Jean Bernard Jaureguiberry và 800 lính ở lại giữ thành Gia Định, còn  de Genouilly thì trở ra Đà Nẵng đánh phá lần thứ nhì.

1. Trước cảnh nước mất nhà tan, Trương Vĩnh Ký đã không tham gia phong trào đánh đuổi thực dân như bao nhiêu người khác. Trái lại ông còn viết thư cho viên trung tá thực dân nói trên, yêu cầu giúp đỡ để tiêu diệt quân dân Việt Nam mà họ Trương gọi đó là kẻ thù. Thư nói trên viết tay vào cuối tháng 3.1859, lúc Trương 22 tuổi, trong đó có đoạn như sau:

"... Nhưng tôi nhân danh là người đại diện cho tín hữu Ki-tô kính dâng lên Ngài lời cầu xin của chúng tôi... nỗi thống khổ mà chúng tôi hằng gánh chịu dưới bạo quyền của các quan lại triều đình gây ra... Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không kịp đánh đuổi kẻ thù* của chúng ta..." (Văn khố Hải quân Pháp, Paris: SUM Vincennes. Vũ Ngự Chiêu sưu tập).

Văn khố hải quân

Nhằm giảm số trang, tôi chỉ cắt một đoạn thư viết tay của họ Trương và vàn đoạn tài liệu khác như trên.

[Nguồn: “Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại’, Chánh Đạo, Tập I (1892-1924), in lần thứ hai. Văn Hóa, Hoa Kỳ].

Đọc đến đoạn nầy, có người sẽ nghĩ rằng vì vua quan nhà Nguyễn quá tàn ác với giáo dân Công Giáo nên Trương Vĩnh Ký phải kêu gọi thực dân giải cứu. Thực tế không phải như vậy. Sau đây là lời phát biểu của đô đốc Page, một tên thực dân cao cấp, đã viết thư cho bộ trưởng hải quân Pháp ngày 15.12.1859 như sau:

   "Những năm đầu mới lên ngôi, vua Tự Đức có một thái độ đối xử khá ân cần với họ (các giáo dân, BK). Nhà vua đã ra lệnh cho các quan lại địa phương có thái độ khoan dung, rộng rãi với họ trong những chuyện làm trái pháp luật, những vụ phạm pháp nhỏ. Nhưng rồi các giáo dân, do các giáo sĩ lãnh đạo ngày càng xấc xược ngạo mạn đến mức độ họ không thèm biết đến cả chính quyền địa phương. Họ công khai nổi loạn, họ tuyên bố người Công giáo không thể vâng lời những kẻ theo một tôn giáo khác..." (Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam - 1858-1897, tác giả xuất bản Hoa Kỳ 1995, trang 86. Phần tiếng Pháp có thể tìm thấy trong thư khố Pháp, tài liệu Hải Quân số hiệu BB4-77).

Saigon thất thủ 17 tháng 2 1859

Hình: Sài gòn bị chiếm ngày 17.2.1859

Giả sử nếu triều đình có những lúc đối xử cứng rắn với các giáo dân thì đó là điều dễ hiểu và không thể tránh được. Nếu chúng ta ở vào hoàn cảnh đó; và muốn cho quốc gia được độc lập và có chủ quyền thì cũng không thể làm khác hơn. Dưới đây là lời phát biểu của một đô đốc thực dân khác, người chỉ huy tấn công Đà Nẵng. Thư đề ngày 29.1.1859 (Hai tháng trước thư của Trương Vĩnh Ký), Genouilly viết:

  "Không một nền cai trị nào, dù là phục vụ đạo Công giáo, lại có thể dung thứ cho sự xâm phạm thường xuyên và ngu xuẩn vào các vấn đề chính trị, dân sự và quân sự vốn không được và không phải thuộc quyền hạn của họ (các giáo sĩ - BK).

   Nếu cũng vì những yếu tố phạm pháp ấy mà Giám mục Pellerin bị nhà cầm quyền Annam trục xuất, thì báo chí của người truyền giáo lại kêu la om sòm là họ bị bạo hành.

(Fut-elle au service de l'intérêt chrétien, ne pouvait tolérer leur intrusion permanente et insolente dans les affairs politiques, civiles et militaires qui se sont et ne doivent pas être de leur ressorts. Si l'expulsion du Mgr Pellerin avait été prononcée pour les mêmes chefs d'accusation, par un autorité Vietnamien, la press des missionnaires aurait crié partout persécution." [(Dépêche du 29.1.1859, Archives Nationales Fonds Marine BB4, 769, P. 113). CHT, Christianisme et Colonialisme au Vietnam - 1867-1914].

Sau đây, tôi sẽ dẫn chứng một số văn thư khác do chính Bao-ti-xi-ta Trương Vĩnh Ký chứ không phải ai khác, viết cho các viên chức thực dân, để thấy tấm lòng của họ Trương đối với quốc gia dân tộc như thế nào.

2. Thư đề ngày 28.4.1876, gởi cho tướng Pháp, quyền thống đốc, để trình bày công tác đi Bắc Kỳ. Có những đoạn họ Trương viết mà đọc kỹ sẽ thấy não trạng của ông ta. Trương mô tả sai về tình trạng xã hội và phóng đại một nhu cầu cần cải cách để cố vấn cho thực dân Pháp nên chiếm và cai trị toàn xứ Bắc kỳ:

   "…Và trong khi đó thì quãng đại quần chúng vô danh, những thợ thuyền, nhà nông đang rên siết trong sự nghèo đói cùng cực, từng trải qua những ngày dài không gạo và không việc làm. Và phải chăng sự khốn cùng đang bao trùm trong dân chúng, và phải chăng khắp nơi người ta đang nghe đòi hỏi những sự thay đổi và một nền cai trị hữu hiệu để duy trì trật tự, ban cho dân chúng một ngày mai, đảm bảo tài sản, cho công nghệ và thương mại có được sự an ninh và sinh hoạt cần thiết cho sự sống còn của họ, nói tóm lại, từ trong cái đói và bần cùng giải thoát một dân tộc đang cảm thấy suy vong."

Sợ Pháp do dự không chịu chiếm, Gioan Bao-ti-xi-ta Pétrus Ký còn đem miếng mồi kinh tế béo bở của xứ Bắc Kỳ ra để khơi động lòng tham của thực dân Pháp:

  "Và tất nhiên, xứ sở chẳng thiếu tài nguyên, đất đai mà tôi dám quyết rằng có thể sánh với thổ nhưỡng của nước Pháp, ít ra là đối với Algérie, chất chứa nhiều của cải đủ để làm nên tài sản cho một quốc gia. Đất này tiện lợi cho những vụ trồng trọt các mùa thay đổi khác nhau. Những cuộc thí nghiệm trồng nho và gieo lúa mì cho thấy những kỳ vọng chắc chắn. Tôi từng thấy lúa mì mọc trong đất, cây trông đẹp, bông đầy và lớn hạt. Tôi chưa nói tới ở đây những tài nguyên khoáng chất, người ta bảo là bao la, và tôi xin được phép nói rằng dân của xứ này đã chết đói trên một chiếc giường đầy vàng".

Trương lại còn cố vấn cụ thể cho thực dân Pháp phương cách bá đạo, nhưng hữu hiệu, để kết nạp các thành phần bất mãn với triều đình Việt Nam, hầu tạo nội chiến làm cho dân chúng chán chiến tranh để rồi họ mơ tưởng một cuộc sống "bình yên" như xứ bảo hộ Nam-kỳ:

  "Tôi tìm ra sự giải thích theo đó, các ảnh hưởng của lòng tham lam và táo bạo dễ dàng thu dụng đồ đảng, kết nạp thành đoàn và cổ võ chiến tranh phe phái v.v...và như vậy dân chúng khát khao một cuộc sống lành mạnh hơn là luôn luôn phải thất vọng, với hy vọng cuối cùng tìm thấy sự che chở để khỏi sự đói khát. Hơn thế, không thể không có một cái nhìn ham muốn, một đôi khi họ đã so sánh thân phận của họ với cuộc sống của những người dân Nam-kỳ".

Cũng trong thư nầy, họ Trương còn báo cáo lại cho quan chức Pháp một cuộc đối đáp giữa Trương với các quan lại triều đình. Trong cuộc đối đáp đó, Trương đã đứng hẳn về phía thực dân để chỉ trích và hăm dọa hầu thuyết phục các viên chức triều đình:

- "Làm thế nào cư xử đối với người Pháp để khả dĩ thu hoạch thắng lợi hoàn toàn?" Người ta lại hỏi tôi như vậy.

- "Thưa quý vị, tôi đáp, tất cả quý vị đều phải thấy rằng nếu nhà cầm quyền Pháp có ý xâm chiếm xứ này, họ đã có thể làm việc ấy từ lâu, một cách dễ dàng không cần phải bàn cãi gì cả. Quý vị phải hiểu rằng quí vị là những kẻ yếu, thật sự quá yếu, cần sự giúp đỡ của một ai đó để gượng dậy. Và tốt hơn, chi bằng quí vị chỉ nên tin tưởng vào những bạn đồng minh tiếng tăm của quí vị và phải dựa vào họ một cách thành thật để đứng lên, nhưng phải thẳng thắn, phải không hậu ý, phải không mưu tính kín đáo, dang cả hai tay ra với họ, chứ không phải một cái chìa ra còn bàn tay kia thì giữ lại. Bằng ngược lại, mệt trí vì những do dự của quí vị, nước Pháp buộc lòng phải ngưng che chở và bỏ mặc quý vị với số phận.

  Nói rõ hơn, đây là hình ảnh tương tợ tôi dùng để ví: nếu một bàn tay quí vị tựa vào cánh tay của một người, còn bàn tay kia quí vị dùng để cù họ, tức nhiên cánh tay của người đó tự nó phải tuột ra; quí vị sẽ phải đón nhận một sức phản động nào đó, quí vị sẽ rơi xuống rất thấp và hầu như mãi mãi không có cơ gượng dậy được nữa.

  Đó là những nét nổi bật hơn cả trong các cuộc đàm thoại, nhưng tất cả những lần trò chuyện, chi tiết tôi rút ra được rằng, nói chung các quan lại, nhất là những người có thành kiến, họ không đòi hỏi gì hơn là mong theo những tư tưởng mới. Thế nhưng các truyền thống vẫn còn ngự trị mạnh mẽ, và họ ngại phô bày những tư tưởng mới vì nó mất duyên cớ chính đáng đang vây bọc quanh những truyền thống đó. Tổng quát, tất cả đều tin chắc rằng không thể chống lại người Pháp và nếu nước Pháp muốn lấy xứ này, có thể làm mà không phải mất nhiều khó khăn và tốn kém" [Phần tiếng Pháp ở cuối bài nầy (2)].

3. Như linh mục Nguyễn Hoằng, Trương Vĩnh Ký cũng là một người Pháp tay trong, được gài bên cạnh Vua Đồng Khánh để lấy tin tức và khuynh loát ông vua bù nhìn nầy nhằm thực hiện các kế hoạch có lợi cho thực dân Pháp. Từ Huế, ngày 10.5.1886, Pétrus Trương Vĩnh Ký gởi thư cho viên thượng thư Paul Bert, trong đó có đoạn đáng lưu ý:

  “Tôi cũng đang lo tiếp xúc để cung cấp cho ngài những tin tức chính trị hữu ích. Tôi hết lòng tán đồng dự án hoàn mỹ của ông Pène* về công cuộc bình định thi hành bởi những yếu nhân bản xứ và, ở đây, tôi đang bám sát nhà vua cùng Viện Cơ Mật. Như sứ giả tiên khu của Chúa, tôi tìm cách dọn đường cho ngài; tôi tán dương cái uy danh mà tôi ra sức vây bọc quanh con người cũng như tên tuổi của ngài”.

4. Việc họ Trương lèo lái ông vua bù nhìn Đồng Khánh và thao túng Cơ Mật Viện của triều đình Việt Nam đã có kết quả tốt cho Pháp, đến nỗi Paul Bert trong một thư gởi Thiếu tướng thực dân Thống đốc Nam-kỳ, ngày 20.5.1886, có đoạn:

  "Tôi nhận thấy ở Huế, ông Trương Vĩnh Ký đã tận lực làm tròn sứ mạng công việc trong triều đình và ít nhiều ảnh hưởng trên nhà vua.

Trong những điều kiện đó, tôi tin rằng sẽ có lợi cho người Pháp hiện thời nếu giữ ông ta ở lại Huế trong một thời gian tôi không dám xác định, nhưng chắc chắc cũng khá lâu..."

5. Hơn một tháng sau, vào ngày 17.6.1886, Trương Vĩnh Ký lại viết thư tiếp cho Paul Bert để thông báo công tác quan trọng của ông:

  "Tôi sẽ trấn áp tất cả các hảnh thần và bao vây nhà vua, tôi sẽ kiếm những người thật sự có khả năng cho Viện Cơ Mật".

Một đoạn khác trong lá thư nầy, Pétrus Trương Vĩnh Ký cũng có ý kiến như Nguyễn Trường Tộ hơn 15 năm trước đó là, chính phủ Việt Nam phải thỏa hiệp với nước Pháp hầu như đó là một định luật tất yếu không thể chống lại được:

   "Tôi vừa minh chứng xong cho các nho sĩ thấy rằng nước An Nam không thể không cần đến nước Pháp, càng không thể chống lại nó được, phải tay trong tay cùng đi, không hậu ý và chúng ta nên chụp ngay lấy những hảo ý nảy nở trong chúng ta, của một người như ngài chẳng hạn".

6. Gần 4 tháng sau, trong một bức thư ngày 5.10.1886 gởi cho quan Thượng thư Pháp, Pétrus Ký tận dụng những kiến thức quân sự, trong sở học của mình để, cố vấn cho thực dân phương pháp tiêu diệt các phong trào Cần Vương và các lực lượng vũ trang của dân Việt Nam đang hy sinh chống Pháp cứu nước:

  "Vậy hãy nhanh chóng thành lập các đoàn lạp binh và võ trang cho họ; ngài không có điều gì phải quan ngại dù các nhà quân sự đã nói về việc đó, bởi vì, những quân khí do ngài cung cấp, cho mượn hoặc bán, đều thuộc trách nhiệm trực tiếp của nhà vua và chính quyền An Nam, sau cuộc bạo hành ngày 5 tháng 7, nay chỉ còn cách thần phục nước Pháp.

   Xứ Trung-kỳ mà ngài vừa ban cho nền tự trị sẽ phải bắt buộc ở dưới sự giám hộ của Người Bảo hộ nó và với hai thế đứng của Pháp tại Bắc và Nam-kỳ, những nghĩa cử rồi ra sẽ được củng cố và hiệu nghiệm hơn lên. Tôi hiểu những tình ý thật sự của người An Nam mà tôi dám khẳng định với ngài rằng chính sách ấy là tốt hơn cả, bởi vì, một mặt ngài có cái lợi đem lại cho nước Pháp sự mến mộ và lòng tin tưởng đã bị đánh mất từ bao năm qua, và mặt khác, ngài sẽ tìm thấy những nguồn lợi không kém phần thực tế cho các đồng bang của ngài trong cái xứ Bắc-kỳ giàu có..."

Cựu giáo sĩ Bao-ti-xi-ta Trương Vĩnh Ký còn ngụy biện và xuyên tạc để thực dân Pháp biết động cơ nào mà các phong trào kháng Pháp nỗi lên. Và họ Trương còn gọi các phong trào yêu nước này là quân phiến loạn:

  "Tôi thiết tưởng có bổn phận, cũng nhân dịp này, cống hiến cho ngài: Tư tưởng của những người phiến loạn An Nam mà tôi đã có thể tìm hiểu trên những nơi có tàu đi qua.

  Những kẻ phiến loạn, như tôi đã từng nhiều dịp trình với ngài, họ có lý do cho chủ nghĩa ái quốc của họ: Sự hận thù đối với các con chiên (Công giáo) mà họ cáo buộc là những hàng ngũ bên cạnh người Pháp, được dùng như những kẻ đưa đường chỉ lối".

Sợ thực dân Pháp còn phân vân và không đủ quyết tâm, Pétrus Trương Vĩnh Ký đã khuyên Pháp không nên sợ vì nghĩa quân Việt Nam, mà họ Trương cũng gọi là bọn phiến loạn, chỉ có những khí giới thô sơ:

  "Bọn phiến loạn không đáng sợ; họ chỉ có những khí giới cổ lổ của chính quyền An Nam và vài võ khí mới mua lại được của bọn buôn lậu Trung Hoa. Cái chứng cớ phơi bày ra ở Quảng Trị và Quảng Bình, họ đã không thể cắt được, dù chỉ một lần, đường dây điện thoại. Họ rất dễ bị tiêu mòn và trở lại ngoan ngoãn..."

Trương Vĩnh Ký lúc nào cũng tỏ ra sốt sắng gắn bó và tận tâm với thực dân Pháp. Ông cố gắng lèo lái thuyết phục triều đình Việt Nam nên chấp nhận hiệp ước đánh dẹp các phong trào kháng Pháp cứu quốc của dân tộc Việt. Họ Trương tỏ ra đắc lực với thực dân hơn là một người Pháp chính hiệu. Cũng trong thư nói trên, ông viết:

  "Tuy nhiên, tất cả những điều đó thúc đẩy tôi nhất quyết lo liệu cho cái hiệp ước mà ngài muốn chính phủ An Nam sớm chính thức đưa ra để minh định ngõ hầu chấm dứt sự trạng và quyết định chính sách sau này phải theo. Vì thế tôi xin nhắc lại ngài cái dự án bình định với những phương tiện hành động đã được mật ước, để tiến tới thành quả mà chúng ta có thể phô trương. Về phần tôi, ngài có thể luôn luôn cậy vào sự giúp sức nhỏ yếu của tôi, vì dù sao những cảm tình của giờ phút đầu tiên đã trở thành một mối nhiệt tâm chân thành đối với ngài."

7. Trong một thư khác gởi cho viên giám đốc thực dân ngày 19.1.1887, Pétrus Ký cho biết vai trò gián điệp và thuyết khách của ông lúc vào làm việc trong Cơ Mật Viện của triều đình bù nhìn Đồng Khánh

  "...Về phần tôi, xâm nhập vào Cơ Mật Viện của nhà vua, vai trò của tôi là làm cho nhà vua và triều thần hiểu được các ý tốt của chính phủ Pháp cũng như điều động chính sách của chính phủ An Nam đi gần với chính sách của nước Pháp."

8. Công tác chính trị của Trương Vĩnh Ký trong nhiệm vụ yểm trợ thực dân Pháp sớm ổn định chính sách cai trị dân tộc ta. Và để làm tròn nhiệm vụ gián điệp đó, Pétrus Trương Vĩnh Ký đã phải hy sinh ước mơ được vào quốc tịch Pháp. Ông tự thú như sau trong thư đề ngày 15.9.1888, gởi cho một linh mục là ông Pène Siefert, Trương Vĩnh Ký cho biết ông không muốn vào quốc tịch Pháp vì sợ bị nghi ngờ, khó làm việc:

  "...lúc đã gia nhập quốc tích Pháp, tôi sẽ mất hết uy tín, mất thế lực, chẳng còn được vua, triều đình và dân chúng An Nam tín nhiệm nữa".

Trên đây là một số chứng cớ được trích dẫn từ tám trong nhiều bức thư do chính Trương Vĩnh Ký viết [vui lòng xem trong sách “Cuốn sổ bình sinh của Trương Vĩnh Ký, như đã trình bày ở phần đầu của bài nầy] đã cho thấy tư duy và hành trạng của ông, một trong những Việt gian đắc lực và nguy hiểm nhất trong thời Pháp đô hộ nước ta. Có người châm chế cho Trương Vĩnh Ký và phát biểu rằng ‘chỉ thuần túy về phương diện văn hóa không mà thôi, ông đã biên soạn và dịch thuật nhiều tác phẩm mà những tác phẩm đó giúp ích cho nền văn hóa nước nhà’. Đó là một nhận định hoàn toàn sai lầm. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về dụng tâm của các tác phẩm có tính văn hóa của họ Trương.

 

● Mục Đích Công Tác Văn Hóa Của Họ Trương.

1. Mục đích dịch thuật, sáng tác, làm tự điển của Bao-ti-xi-ta Trương Vĩnh Ký được ông nói rõ trong thư gửi "Các Vị trong Ban Duyệt Xét Bản Thảo"*:

  "Tôi hân hạnh được gửi tới quí vị vài dòng dưới đây để giải thích mục đích mà tôi theo đuổi khi làm những việc trước tác mà tôi đệ trình xin các vị thẩm định. Có thể xét những tác phẩm này theo hai phương diện khác nhau tùy theo hai chủ đích của chúng: thu xếp ổn định thời hiện tại và gắn liền dĩ vãng với tương lai xứ sở. Đó là mục đích của tôi."

"Thu xếp ổn định thời hiện tại" tức là dẹp yên các phong trào Cần Vương và các cuộc nỗi dậy chống Pháp cứu nước. Họ Trương viết tiếp:

  "Về phương diện chính trị và kinh tế, người Pháp là kẻ đi đồng hóa, còn người An Nam là kẻ chịu đồng hóa. Người yếu cần dựa vào người mạnh để đưa mình lên bằng người khỏe*. Đó chính là mục đích cần phải theo đuổi và đạt tới. Bằng cách nào? Bằng cách đồng hóa. Và đồng hóa chỉ có thể thực hiện được bằng giáo dục và học vấn. Từ đó mới nảy sinh mối thiện cảm giữa kẻ chinh phục và người bị chinh phục, mối thiện cảm do quyền lợi chung mà có. Quyền lợi chung nầy lại chỉ được tạo ra nhờ những quan hệ hỗ tương và trực tiếp. Những quan hệ này chỉ được thiết lập giữa họ qua sự hiểu biết tiếng nói của nhau. Người Pháp với tư cách là chủ, cần biết tiếng An Nam để giảng dạy người An Nam là học trò những tư tưởng và khái niệm cần thiết cho việc cải tạo và phục sinh của người An Nam."

2. Ngày 3.9.1868, Trương Vĩnh Ký gởi thư cho ông Giám đốc Nội trị để xin từ chức. Trong đó có những câu cho thấy họ Trương không còn là người Việt nữa:

  "Khi trở lại đời sống tư, lòng tôi luôn luôn thuộc về nước Pháp, và những công việc phục vụ nhỏ mọn của tôi cũng thuộc về nước Pháp...Người bề tôi tận tâm và vâng lời."

3. Thư đề ngày 12.1.1882, từ Chợ Quán "Kính gởi các vị trong Hội Đồng Thuộc Địa", Bao-ti-xi-ta Trương Vĩnh Ký viết rõ hơn về mục đích các tác phẩm của ông:

  "Thưa quí vị,

Tôi hân hạnh gởi đến quí vị một bản trình bày từng tác phẩm xuất bản mà tôi đã biên soạn.

   Làm như vậy, ý định của tôi là để chứng tỏ với quý vị rằng trong 13 cuốn sách tôi đã xuất bản cho đến nay do tiền tôi bỏ ra, tôi chưa bao giờ đi lệch mục tiêu chính và trực tiếp mà tôi đã trình bày trước đây trong các thư tôi viết vừa cho nhà cầm quyền, vừa cho Ủy ban Phụ trách Cứu xét những tác phẩm của tôi. Mục tiêu đó là sự biến đổi và đồng hóa dân tộc An Nam” (chữ đậm là của Bùi Kha muốn nhấn mạnh).

4. Trương Vĩnh Ký rất nóng lòng muốn Pháp đồng hóa dân tộc Việt Nam nhanh hơn và toàn diện hơn, bên cạnh đó ông cũng sẽ kiếm được lợi nhuận do việc chính phủ thực dân Pháp bỏ tiền tài trợ và mua sách. Ông cũng nói rõ là nếu Pháp hỗ trợ bằng cách mua sách, ông sẽ phấn khởi và hăng hái hơn trong việc viết thêm các tác phẩm khác trong tương lai cho mục đích (đồng hóa) nói trên. Lời của chính họ Trương về chiến lược đồng hóa:

  "Đệ trình với quý vị những tác phẩm này, tôi khẩn xin quý vị thẩm định mục đích mà tôi đã đề ra khi soạn thảo, và nếu quí vị nghĩ rằng những tác phẩm đó có thể là một lợi khí của tiến bộ và là một phương tiện thích hợp để tạo ra trong lúc này, sự thay đổi và đồng hóa mà nhà cầm quyền đang tìm cách thực hiện ở xứ này có lợi cho những kẻ thần phục mới của nhà cầm quyền, tôi mong rằng qúy vị sẽ góp phần vào việc xuất bản những sách này. Sự chấp thuận và hơn nữa, sự xưng tụng mà quí vị dành cho những tác phẩm của tôi sẽ là phần thưởng êm dịu nhất cho những công trình tôi đã làm và là khích lệ lớn lao hơn cả cho tôi trong tương lai."

Qua số văn thư vừa trích dẫn do chính Trương Vĩnh Ký viết, chúng ta đã thấy rõ tâm chất của ông. Một điều khác đáng chú ý là trong các văn thư ấy luôn luôn có các câu: "Bề tôi rất khiêm tốn và tận tụy" hoặc "Bề tôi tận tâm và vâng lời." Điều đó cho thấy mặc dầu họ Trương còn mang thân xác Việt Nam nhưng tâm hồn đã khác.

5. Sự tận tâm và đắc lực của họ Trương trong nhiệm vụ giúp thực dân Pháp dễ dàng thi hành chính sách thống trị và đồng hóa dân tộc Việt, được ông Luro, Thanh tra và Giám đốc trường Sư Phạm Thuộc Địa Pháp tại Việt Nam, trong một bản nhận xét đề ngày 16.6.1875, có đoạn nói rõ:

"Ông Pétrus Ký làm việc rất nhiều...Rút cục, đó là người An Nam Pháp hóa duy nhất mà chúng ta có, và gương mẫu. Sự trợ giúp của ông thật đã rất ích lợi cho ảnh hưởng của chúng ta và cho nền học chính nói chung."

Nhờ công lao phục vụ thực dân đắc lực và tận tụy nên ngày 20.5.1886, ông Paul Bert gửi thư cho Ngoại trưởng Pháp để tán đồng đề nghị của Thống Đốc Nam-kỳ, ban thưởng huy chương cao cấp cho Trương Vĩnh Ký: Đệ Ngũ Đẵng Bắc Đẩu Bội Tinh.

6. Trong thư gửi cho một bác sĩ người Pháp, Alexis Chavanne, đề ngày 6.8.1887, cho thấy cái tâm của họ Trương đến nổi chính phủ thực dân xem ông như một đứa con nuôi đầy tin tưởng. Trương viết:

  "Tôi càng tỏ ra biết ơn nước Cọng Hòa (Pháp) không những đã công nhận tôi là con nuôi mà còn cho tôi nhiều vinh dự và nhất là rất tin tưởng tôi."

Các chứng liệu không thể chối cải nêu trên chúng ta có nên kết luận Trương Vĩnh Ký là một đại Việt gian phản quốc nguy hiểm nhất hay không? Người làm tay sai cho giặc hữu hiệu nhất trong lịch sử Việt Nam ta thời Pháp thuộc?

 

● Lý do nào khiến Trương Vĩnh Ký phản quốc?

 

   Tại sao một người có tài, thông minh, biết nhiều thứ tiếng lại trở thành một tên đại Việt gian như thế? Đáp số của câu hỏi nầy có lẽ là do hoàn cảnh và nền giáo dục mà Trương hấp thụ.

1. Họ Trương được sinh ra và nuôi dưỡng trong một gia đình có đạo, và "thành người" trong chính sách giáo dục của thực dân đế quốc nhằm biến đổi con người trong các xứ thuộc địa trở thành công dân của kẻ đi chinh phục. Mặc dầu có học Tứ Thư Ngũ Kinh nhưng Trương Vĩnh Ký chẳng tiếp thu được tinh thần trung quân ái quốc vì lúc đó ông ta chỉ mới 11 tuổi.

2. Nhiều tín đồ Công giáo thời bấy giờ được hiểu là "những người Pháp tay trong, lưng mềm dễ uốn, chạy theo chủ mới". Nói như giám mục Puginier: "Không có các giáo sĩ và giáo dân thì người Pháp như cua bị bẻ gảy hết càng". (Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes). Hiểm họa nội thù nầy càng làm cho triều đình Việt Nam thêm có lý do để "cấm đạo", và Trương Vĩnh Ký, một con chiên ngoan đạo, cũng càng có thêm lý do để ngã về Tây.

3. Thêm vào đó, Trương Vĩnh Ký là con của một gia đình đạo dòng, lại được một giáo sĩ thực dân nhận làm con nuôi, đưa vào đào tạo tại chủng viện Pinhalu (Nam Vang) rồi chủng viện Pénang (Mã Lai). Tại những nơi nầy, mà phần lớn do các cố đạo thực dân Pháp điều khiển, chương trình đào tạo nhắm vào hai mục tiêu chính: đào tạo cho Pháp một tập đoàn làm thông ngôn, làm thơ ký tại những vùng đã chiếm đóng để thực hiện chương trình đồng hóa và dễ dàng đi chiếm thêm những vùng còn lại. Mục đích thứ hai của nền giáo dục nầy là để đào tạo những người Việt Nam Công giáo, chứ không phải đào tạo những người Công giáo Việt Nam. Một viên chức thực dân người Pháp, đô đốc Page, cũng cho biết thêm:

 

"Ngoài ra không một người Việt Nam nào theo Công giáo lại ngần ngại xin gia nhập làm lính dưới cờ Pháp, ông vua Việt Nam không theo đạo, không phải là vua của họ. Chắc bây giờ Ngài (Bộ trưởng) đã hiểu tại sao vua, quan đã coi các nhà truyền giáo là kẻ thù?"

 

(Du reste, pas un Vietnamien catholique n'hésita à demander à s'enrôler comme soldat sous le drapeau francais, le roi payen du Vietnam n'était point leur roi. "Votre Excellence comprendra sans doute maintenant comment le Roi et les mandarins regardent les missionnaires catholiques comme des ennemis?" (Depêche de l'Amiral Page, du 14-12 et 25-12-1859. Archives Nationales, Fonds, Marine BB4-777. Cité par

CHT, p. 129).

 

Một người Pháp khác, đại tá Bernard cũng nhận xét:

 

   "Bị săn đuổi ra khỏi làng vì tội phạm hoặc sự khốn cùng, những kẻ lang thang đã đến đây với một lưng mềm dễ uốn, tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với cuộc đấu tranh của dân tộc, sẵn sàng phụng sự bất cứ ông chủ nào...Chính trong bọn nầy mà người ta sẽ tuyển dụng, trong số họ, tất cả những nhân viên hành chính cần thiết cho nhà nước, hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, phu khuân vác, làm người chạy giấy, và cả những tên thông ngôn, hoặc những người ghi chép, được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội truyền giáo. Chính qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà đoàn thực dân và công chức vừa mới đổ bộ, đã làm quen được với dân tộc Việt nam..."

 

(Les vagabonds", ecrit le colonel Bernard, "chassés de leur village par la misère ou le crime, arrivaient, l'échine souple; pris de l'âpre désir de vivre, insoucieux de la lutte nationale, prêts à servir tous les maitres. C'est parmi eux que l'on recruta tout le personnel nécessaire à l'administration ou aux besognes domestiques: boys, coolies, plantons, et aussi des interprètes et des copistes, grossièrement formés dans les écoles de la mission. C'est au contact de ces misérables que les colons ou les fonctionnaires fraichement débarqués firent connaissance avec le peuple d'Annam...Dẫn theo Nguyễn Xuân Thọ, trong Histoire de La Penetration Francaise au Vietnam, 1858-1897, p. 126-127).

 

4. Mặc dầu Trương Vĩnh Ký thông minh biết nhiều thứ tiếng, nhưng vì quá cuồng tín, bị các giáo sĩ thực dân tuyên truyền nên cứ nghĩ rằng việc Pháp chinh phục Viễn Đông, trong đó có Việt Nam, là do ý của Thượng Đế sai phái nước Pháp làm như vậy. Trong thư gởi ông Koenfen, giám đốc Viện Mỹ Thuật Paris, họ Trương viết:

  "Các xứ Viễn Đông...già cổi đủ thứ nên đã đến lúc phải làm cho chúng tái sinh và cải cách chúng: song ai được giao phó cho cái quyền ủy nhiệm cao quí đó? Ấy chính là nước Pháp được Thượng Đế tín cẩn giao cho..."

 

Trong thư gởi bác sĩ A. Chavanne, nói ở một đoạn trên, cựu giáo sĩ Trương Vĩnh Ký cũng viết:

"...cái vương quốc An Nam khổ sở nầy mà chính phủ Pháp sẽ làm giám hộ, là có một sự biến thuộc về Thiên ý kêu gọi đến..."

 

Đáng tội nghiệp cho Trương Vĩnh Ký, quá ngây thơ để không biết được rằng mục đích của các đế quốc Tây phương là lợi dụng tôn giáo và dùng cuốn Thánh Kinh như một lợi khí; để đi chiếm thuộc địa và xâm thực văn hóa bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào mà họ thấy có thể. Bởi vậy, một người Phi Châu, giám mục Anh giáo Desmond Tutu, được giải thưởng Nobel hòa bình năm 1984, đã cay đắng phát biểu:

"Khi người da trắng đến, họ có cuốn Kinh Thánh, chúng tôi có đất đai.

Chúng tôi tin tưởng họ, nhắm mắt cầu nguyện với cuốn Kinh Thánh trong tay.

Lúc mở mắt ra, chúng tôi có cuốn Kinh Thánh còn họ có tất cả đất đai lãnh thổ của chúng tôi".

 

(We have our lands and they came with their Bible.

We believe in them and we pray with the Bible in our hands and our eyes closed.

When we open our eyes, we have the Bible and they have our lands).

 

5. Việc Trương Vĩnh Ký cong lưng làm tay sai cho Pháp cũng không loại bỏ một động cơ khác là vì danh và lợi. Danh, được chính phủ thực dân ban tặng huy chương Đệ Ngũ Đẵng Bắc Đẩu Bội Tinh, và được chính phủ thuộc địa bỏ tiền mua sách của họ Trương và cấp cho Trương bỗng lộc hậu hỉ. Lương mỗi năm của Trương là 13.800 quan, kể cả tiền dạy học, trong lúc lương của ông Thống đốc Nam-kỳ cũng chỉ có 18.000 quan. Lương ông Tổng thư ký là 15.000 quan. Như vậy lương họ Trương đứng hàng thứ ba sau hai viên chức cao cấp nhất người Pháp.

 

● Kết luận

 

Với những chứng cớ quá rõ ràng qua các văn thư do chính Trương Vĩnh Ký và các viên chức cao cấp thực dân Pháp viết, chúng ta có thể kết luận dứt khoát rằng Trương Vĩnh Ký là một người phản bội tổ quốc. Ông không có một mảy may công lao nào đối với dân tộc, ngược lại, ông hoàn toàn là kẻ có tội. Từ những ý đồ và hành động chính trị, cho đến các công trình mang tính văn hóa nói chung của họ Trương, tất cả chỉ xoáy vào một mục đích duy nhất là phục vụ cho chính sách thực dân Pháp để nô lệ và đồng hóa dân tộc ta.

 

Do đó, những tên đường, tên trường, tên các hội ái hữu được dùng để vinh danh Trương Vĩnh Ký có cần được tháo gở và hủy bỏ hẵn để tránh bị lịch sử phê phán hay không?

 

Thái độ nghiêm túc, dứt khoát và đúng đắn với Trương Vĩnh Ký cũng cần được áp dụng cho những tên tay sai và gián điệp khác như Nguyễn Trường Tộ, Alexandre de Rhodes (Cha Đắc Lộ), Trần Lục, Ngô Đình Diệm … để hậu thế xem đó như một bài học cần thiết cho việc vun bồi lòng yêu nước.

 

Dẫu ai vì lý do nào đó mà vẫn còn vinh danh ông, nhưng những hành động Việt gian và gián điệp văn hóa cho thực dân Pháp của họ Trương có thể tẩy xóa ra khỏi lịch sử được không? nhất là những dữ kiện lịch sử ấy lại do chính họ Trương viết.

 

Bùi Kha

 

(1) Nguyễn Sinh Duy:” Trương Vĩnh Ký, Cuốn sổ bình sanh” do nhà xuất bản Văn học và Trung tâm nghiên cứu Quốc học tái bản năm 2004, được bổ sung nhiều tài liệu và hình ảnh mới. Giáo sư Trần Thanh Đạm viết lời tựa.

* Các chữ đậm lúc trích dẫn là ý của chúng tôi muốn nhấn mạnh.

* Pène Siefert là một linh mục người Pháp

* Thư không thấy đề ngày. Còn Ban Duyệt Xét là Hội Đồng Thuộc Địa của thực dân Pháp ở Nam-kỳ.

* Người yếu (An Nam) cần dựa vào người mạnh (Pháp) đưa mình lên bằng người khỏe. Còn lâu bọn thực dân mới để cho người Việt bằng với người Pháp.

(2) Toàn bộ bức thư này được Giáo sư P. J. Honey ở School of Oriental and African Studies, University of London, công bố trong tác phẩm Voyage to Tonking in the Year of Ất Hợi (1876)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kỳ lạ phương pháp chữa bệnh bằng niệm số

Những con số kì diệu – chữa bệnh bằng niệm số chu dịch

Phương pháp chữa bệnh bằng niệm số theo chu dịch được giới thiệu trên 20 năm nay. Dựa trên lý thuyết của chu dịch ứng dụng tượng số của bát quái Gồm 8 quẻ là càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn.

Ứng với các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 của tiên thiên bát quái đồ. Các con số trên cũng tương ứng với cơ thể con người từ da lông, tứ chi mình mẩy cho đến tạng phủ khí huyết kinh lạc và các khiếu… theo thuyết vạn vật đồng nhất thể, nhân thân tiểu thiên địa. Nghĩa là vạn vật trong vũ trụ đều đồng nhất như nhau, con người là một vũ trụ thu nhỏ. Khi ta đọc (niệm) các con số sẽ ứng vào các bộ phận cơ thể và sẽ điều chỉnh các bộ phận đó cân bằng, theo lẽ tự nhiên bệnh sẽ hết .

Nội dung của phương pháp niệm số chu dịch

Cách này còn có thể gọi là chữa bệnh theo(tượng số học) vì trong tượng có số. Cụ thể như sau:

Quẻ càn: tượng là đầu, não, xương sống, bàn tay, dương vật… ứng với số 1

Quẻ đoài: tượng là phổi, họng, đại tràng, miệng, đường đại tiểu tiện… ứng với số 2

Quẻ ly: là tim, mắt, máu, tiểu tràng… ứng với số 3

Que chấn: là gan, mật, ống chân. Ứng với số 4

Quẻ tốn: là gan, mật, đùi… Ứng với số 5

Quẻ khảm: tượng là thận, tai, thắt lưng, răng… Ứng với số 6

Quẻ cấn: tượng là vị(dạ dày), mông, vú, mũi… Ứng với số 7

Quẻ khôn: tượng là tỳ(lách, tuỵ), bụng , buồng trứng, cơ thịt, bàn chân…Ứng với số 8

Khi niệm số thì thêm số 0 vào trước hoặc sau dãy số

Tác dụng của con số không(0)

Số 0 là nguyên khí của vũ trụ theo thuyết từ không đến có.

Số không (0) là số chẵn thiên về âm (làm mát )

Số 0 là số lẻ thiên về dương (làm ấm)

Số 0 đặt trước dãy số thiên về âm. Đặt sau dãy số sẽ thiên về dương.

Ví dụ : ho do nhiệt niêm số là 002

Ho do hàn niệm số là 2000

Về cách niệm số

Có thể niệm thành tiếng. Có thể niệm trong ý nghĩ:

Ví dụ : để chữa ho do nhiệt niệm là (không không hai) 002.

Ho do hàn niệm là 2000(hai không không không).

Các bệnh khác cũng niệm cách như trên.

Thời gian niệm số từ vài phút đến vài chục phút

Thông thường chỉ niệm vài phút là đã có hiệu quả .

Có thể niệm số bất cứ lúc nào. Sáng , trưa, chiều, tối.

Đi, đứng nằm, ngồi hay khi nằm ngủ đều được cả

Có thể niệm số kết hợp với các phương pháp khác .

Như thuốc tây, thuốcc bắc, châm cứu, diện chẩn, khí công…

Sau 20 năm ứng dụng cho bản thân, gia đình mang lại hiệu quả hữu hiệu và bất ngờ. Sau này tôi có đưa vào giảng dạy trong các lớp diện chẩn và y dịch ở Hải Phòng, Hà Nội cũng như một số bệnh nhân, người thân ở các tỉnh xa và Nước ngoài mọi người ứng dụng đều mang lại hiệu quả tốt.

Một số công thức niệm số để chữa bệnh

Dưới đây tôi xin giới thiệu một số công thức đã ứng dụng có kết quả, dễ thực hiện để mọi người tham khảo ứng dụng. Nếu thấy kết quả thì phổ biến cho cộng đồng:

1: viêm họng, ho do lạnh . 2000

Viêm họng do nhiệt 002

2: đau dạ dạy ngừoi nóng. 0078

Đau dạ dày người hàn( lạnh) 780

3 : chướng bụng đầy hơi 8020

4: đau cột sốn , thoát vị đĩa đệm . 1000

5: các bệnh về gan , mật 0450

6: điềuu chỉnh về thận 0160

7: đau đầu 7010

8: đau răng 7020

9: đau vai gáy 7210

10: đau ống chân 4000

11: đau đùi 5000

12: đau bàn chân 8000

13: đau tay 7210

13 : đau mắt đỏ 003

14: tim đập nhanh 030

15: tim đập chậm, huyết áp thấp 53000

16: đau vùng tim 3000

17 : huyết áp cao ở người béo, nóng 0025

Huyết áp cao người gầy nóng 0026

18: cận thị 030

Viêm xoang 2000

19: dị ứng, ngứa 0002 nêu không bớt niệm 2000

20 : khó ngủ 00100

Trên đây là những công thức đã ứng dụng có kết quả trong thời gian qua. Còn nhiều điều phải bàn luận về phương pháp này. Mọi người có thể vào trang này góp ý chia sẻ.

Hai công thức niệm số đăc hiệu

1 : công thức niệm số để giảm đau trong mọi trường hợp. Bất kể do nguyên nhân gì gây nên.

007 nếu không bớt niệm 7000

Giải thích: số 7 là quẻ cấn tượng của nó là núi. Ý nghĩa( gặp núi sẽ dừng lại) đau sẽ dừng

2 : công thức đều hoà tạng phủ, kinh lạc, khí huyết toàn thân. Niệm dãy số này giúp tăng cường sức khoẻ và phòng bệnh rất tốt đã được nhiều người ứng dụng .

Đây là dãy số tổng hợp nên có nhiều con số. Đến mỗi dấu chấm ta ngừng lại 1 giây rồi đọc tiếp.

Công thức 650. 30. 820.

Niệm như sau. Sáu năm không . Ba không. Tám hai không .

Giải thích: đây là công thức lập theo thứ tự ngũ hành tương sinh. 6 là thuỷ, 5 là mộc, 3 là hoả, 8 thổ, 2 kim

Thuỷ sinh mộc , mộc sinh hoả , hoả sinh thổ , thổ sinh kim… Rồi kim lại sinh thuỷ. Ứng với 5 tạng. Tâm (tim) can(gan) tỳ( lách và tuỵ) phế( phổi) thận

Chúc các bạn khoẻ mạnh, hạnh phúc

Lương y Đồng Xuân Toán

Chủ nhiệm clb y dịch Hà Nội

PS: 

Thời gian niệm số: Mỗi lần niệm vài phút với bệnh cấp. Vài chục phút với bệnh mãn tính. Ngày có thể niệm 3 lần. Sáng chiều tối

Một số công thức niệm số tham khảo:

Tiểu đường, huyết áp thấp 650.30. 82000

Sổ mũi, ngứa, sưng mắt do dị ứng phấn hoa, dị ứng thời tiết: 0002

Tê tay niệm1000 vào buỏi sáng . Buổi chiều niệm 540. 30

Sưng chân răng em niêm 002 nêu không bớt niêm 007

002 cũng chữa cả táo bón.

Đau tay phải từ trên vai xuống nặng trĩu tay 380. 210

Huyết áp không ổn định, mất thăng bằng, đi lại sa xẩm mặt mày 530.80.1000

Thoái hóa cột sống, bị thoát vị đĩa đệm e đọc 1000. Sau khi niệm xong có thể niệm thêm 650.30.820 để điều chỉnh ngũ tạng.

Mỏi và đau vai 380.210

Bị tiểu đục, ù tai, mắt mờ, khó tiêu, choáng váng: 650. 30820

đi hay say xe 530. 1000. Truoc khi len xe em hơ nóng bàn chân

Khí hư, đau vùng chậu lan xuống chân 530. 82000

Hen suyễn ở người nhiệt 00802

Ở người lạnh niệm 530. 82000

Viêm kết mạc dị ứng 0003000

Đau khớp gối nặng và bị suy giãn tĩnh mạch sâu kéo dài sau gối trở xuống 006. 0045.

Đau bụng. Cứ đau râm râm âm ỉ 780. 2000

LUẬN GIẢI GIÚP SỐ 030 VÀ 0025

030 là điêu chỉnh mắt và tim.

0025.  2 là quẻ đoài hành kim thuộc phế

sẽ khắc 5 hành mộc thuộc can (kim khắc mộc) làm cho can không bốc hỏa lên. 00 đứng trước có tính âm làm mát.

Cách này đông y gọi là .( thanh phế bình can) nói sâu hơn là( ích tây bình đông) phế thuộc phương tây. Can thuộc phương đông.

Trĩ ngoại 71000

Viêm hang vị dạ dày, thành tá tràng 30. 780

Vẩy nến á sừng ở hai bàn chân 80. 2000

Viêm xơ phổi, ho ra đờm 80. 2000

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TỘI ÁC ĐANG DẦN ĐƯỢC PHƠI BẦY

Bí mật về việc Trung Quốc lấy nội tạng tử tù (Bài 1)

 

Trong bài viết trên tờ Epoch Times số ra mới đây, tác giả Cat Rooney cho biết, các học viên Pháp Luân Công đã mặc áo phông màu vàng diễu hành tại thành phố Los Angeles, và bãi biển Santa Monica, Mỹ từ 14 đến 16-10-2015 để lên án việc cấy ghép nội tạng lấy từ những người theo Pháp Luân Công khi họ còn sống ở Trung Quốc.
 

Và đó là loại hình kinh doanh được biết tới với tên gọi “du lịch ghép tạng”.

Khi phát biểu tại cuộc diễu hành kể trên, bác sỹ Dana Churchill, một trong những thành viên hội đồng sáng lập của Hiệp hội bác sỹ chống cưỡng bức mổ cướp nội tạng (tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, DC) nhấn mạnh, không chỉ người theo Pháp Luân Công, mà người Duy Ngô Nhĩ, người Thiên chúa giáo và người Tây Tạng từng là nạn nhân của các vụ cưỡng bức mổ lấy nội tạng.

Và đã có khoảng 65.000 người theo Pháp Luân Công là nạn nhân của tình trạng kể trên.

 

Bài 1: Cáo buộc của Mỹ và phương Tây

Trước đó (17-7-2015), tại một cuộc biểu tình ở Washington, DC, Tổ chức thế giới điều tra đàn áp Pháp Luân Công đã công bố báo cáo (dựa trên cáo buộc của hàng ngàn học viên Pháp Luân Công trên thế giới), ngày 20-7-1999, Bắc Kinh đã mở chiến dịch bức hại 100 triệu học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

xung-quanh-viec-trung-quoc-lay-noi-tang-

Daily Mail đăng "Hard to believe" miêu tả về việc mổ  cướp nội tạng sống ở Trung Quốc

 

Năm 2013, Hiệp hội bác sỹ chống cưỡng bức mổ cướp nội tạng đã thu được 1,5 triệu chữ ký của những người quan tâm tại 50 quốc gia. Và những kiến nghị của họ được đưa lên Internet để kêu gọi Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc hành động nhằm chấm dứt nạn cưỡng bức mổ lấy nội tạng.

Sau khi biết về “du lịch ghép tạng” ở Trung Quốc, Israel đã cấm bán và môi giới nội tạng ở trong nước, đồng thời chấm dứt thanh toán bảo hiểm y tế cho cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc.

 Bộ Y tế Australia đã chấm dứt các chương trình đào tạo trong kỹ thuật cấy ghép nội tạng cho bác sĩ Trung Quốc và chấm dứt việc nghiên cứu chung với Bắc Kinh trong lĩnh vực này.

Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ từng tổ chức điều trần (1995) về vấn đề mua bán bộ phận cơ thể người ở Trung Quốc. Năm 2001, vấn đề này lại được dư luận Mỹ quan tâm sau khi tờ The Washington Post đưa tin, bác sỹ Vương Quốc Kỳ vừa làm chứng trước Quốc hội Mỹ, rằng ông từng tham gia thu hoạch nội tạng từ tử tù.

Ngoài việc trực tiếp tham gia hơn 100 ca phẫu thuật, bác sỹ Vương Quốc Kỳ còn chứng kiến những ca thu hoạch nội tạng cung cấp cho người nước ngoài. Năm 2005, Tổ chức Y khoa thế giới đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt sử dụng tù nhân làm nguồn cung cấp nội tạng.

Theo ông Leonidas Donskis, Nghị sỹ Nghị viện châu Âu, họ không thể phớt lờ việc mạng sống con người được sử dụng như nguyên liệu thô để cấy ghép tạng hoặc thu hoạch tạng ở thế kỷ thứ 21, và sẽ không dung thứ cho việc làm độc ác này.

Ngày 12-12-2013, Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết RC-B7-0562/2013, kêu gọi Trung Quốc lập tức chấm dứt thu hoạch nội tạng từ tù nhân.

 

xung-quanh-viec-trung-quoc-lay-noi-tang-

Cô Anne, vợ của cựu bác sĩ phẫu thuật đã lấy đi giác mạc của 2000 học viên Pháp Luân Công còn sống, cùng với nhân chứng thứ hai là Peter, là những người đầu tiên phơi bày tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng 

 

Ngày 30-7- 2014, Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ thông qua dự thảo nghị quyết 281 chống nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc. Ngày 6-11-2014, Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế của Nghị viện Canada thông qua kiến nghị phản đối việc mổ cướp tạng ở Trung Quốc.

Được biết, từ đầu năm 2015, Bắc Kinh đã yêu cầu tất cả các bệnh viện ngừng sử dụng nội tạng của tử tù. Và từ năm 2007, Trung Quốc đã cấm buôn bán nội tạng người, nhưng nhu cầu cấy ghép luôn vượt xa nguồn cung nên đã tạo ra thị trường cung cấp nội tạng người bất hợp pháp.

Theo bức thư gửi tạp chí The Lancel, các chuyên gia y tế đến từ Mỹ, Anh và Australia nói biết, Trung Quốc đã cam kết chấm dứt sử dụng nội tạng tử tù trong một thời gian dài và tử tù được xác định có quyền hiến tạng như công dân.

Trong khi đó, 4 chuyên gia đến từ Mỹ, Đức, Canada lại trình một bức thư kêu gọi Trung Quốc mở cửa hệ thống hiến tạng để cộng đồng quốc tế kiểm tra. Bởi họ cho rằng, nội tạng tử tù vẫn bị sử dụng như trước đây.

Theo thống kê, trước năm 2009, Trung Quốc không có hệ thống công dân tự nguyện hiến tặng nội tạng, do đó việc cấy ghép nội tạng của tử tù là điều bất đắc dĩ. Nên từ năm 2009, Trung Quốc đã khởi động hệ thống hiến tặng nội tạng trên phạm vi toàn quốc.

Bên cạnh đó, hệ thống thu thập nội tạng thuộc Hiệp hội Bệnh viện Trung Quốc cũng chính thức được thành lập. Được biết, trong giai đoạn 2010-2013, Trung Quốc đã có 1.448 người tự nguyện hiến tặng nội tạng, và năm 2014, có gần 1.700 người hiến tặng cơ quan nội tạng.

Trung Quốc từng tuyên bố, hơn 12.000 ca phẫu thuật ghép tạng sẽ được tiến hành trong năm 2015, tăng đáng kể so với thời kỳ nước này dùng nội tạng của tử tù. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng ước tính, có đến 300.000 người dân cần phẫu thuật ghép tạng, dẫn đến cầu nhiều hơn cung, tạo điều kiện hình thành chợ đen buôn bán nội tạng người.

Theo giới truyền thông, việc cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc được bắt đầu từ thập niên 1980, và khởi điểm là lấy nội tạng của tử tù. Năm 1984, Bộ Công an và các cơ quan hữu quan đã ban hành quy định về việc cấy ghép nội tạng từ tử tù.

Theo lời kể của cựu cảnh sát và bác sĩ phẫu thuật ở Tân Cương, nhiều nội tạng đã bị lấy ra trước khi tim của tử tù nhân ngừng đập. Đến năm 2000, việc cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc bắt đầu bùng nổ.

Nhiều trung tâm cấy ghép được thành lập, bác sĩ phẫu thuật được đào tạo, và bệnh viện ở Trung Quốc bắt đầu quảng cáo thời gian chờ đợi để được cấy ghép nội tạng quan trọng chỉ trong vài tuần - xếp lịch tương ứng với một vụ thi hành án tử hình.

http://petrotimes.vn/bi-mat-ve-viec-trung-quoc-lay-noi-tang-tu-tu-368051.html

(Còn tiếp)

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hũ sành chứa vàng bạc dưới móng nhà

Thứ sáu, 8/1/2016 | 00:15 GMT+7

 

Tốp thợ đang đào móng nhà thì phát hiện một hũ sành, bên trong có chứa hai vòng vàng và nhiều vòng bạc cỡ lớn.
 

Anh Vi Văn Phúc (38 tuổi, trú xã Lạng Khê, Con Cuông, Nghệ An) đang là chủ nhân sở hữu hũ sành chứa vòng vàng và vòng bạc vừa đào được. 

 

vong-vang-8326-1452185191.jpg

Vòng vàng và vòng bạc trong chiếc hũ sành ở móng nhà anh Phúc. Ảnh: CTV.

 

Hai ngày trước, gia đình anh Phúc thuê tốp thợ trong làng tới đào móng để xây nhà mới. Trong lúc đào đất, thợ chọc trúng hũ bằng sành cách mặt đất chừng 50 cm khiến nó vỡ. Phía trong hũ vỡ có 2 vòng vàng, một lượng vàng vụn và 6 chiếc vòng bạc. Tất cả đều sáng loáng như mới.

Trong đó, 6 chiếc vòng bạc lớn mỗi chiếc nặng 3 lượng bạc. Anh Phúc sau đó đã chia một vòng vàng và 4 vòng bạc to cho người phát hiện cùng tốp thợ tham gia đào móng nhà, số còn lại cất giữ. Có nhiều người tìm tới xem và hỏi mua vòng vàng, vòng bạc nhưng anh Phúc chưa bán.

 

hu-sanh-4669-1452185191.jpg

Chiếc hũ sành lúc phát hiện. Ảnh: CTV.

 

Ông Ngân Đình Phòng, Phó chủ tịch xã Lạng Khê cho hay, đã cho người tới kiểm tra sự việc. Mảnh đất có hũ sành được gia đình anh Phúc mua hơn 10 năm trước.

Phương Linh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nữ hoàng Anh sắp chuyển giao quyền lực cho người kế vị?


Thứ hai, 18/01/2016 - 22:00
 

Trong phiên khai mạc khóa họp thường niên của Lưỡng viện Quốc hội Anh vào ngày 11-1 vừa qua, ngoài sự hiện diện của Nữ hoàng Elizabeth II cùng chồng là Quận công Philip là sự có mặt của vợ chồng Thái tử Charles - người thừa kế ngai vàng chính thức của Vương quốc Anh.
 >> Mười sự thật thú vị về nữ hoàng Vương quốc Anh Elizabeth II
 >> Nữ hoàng Anh thay đổi như thế nào sau 63 năm trị vì?

Lần đầu tiên trong vòng 20 năm qua kể từ kỳ khai mạc khóa họp Quốc hội của năm 1996, Thái tử Charles mới lại xuất hiện tại Điện Westminster trong vai trò khách mời danh dự. Nhưng khác với lần trước, lần này vợ chồng Thái tử đã được xếp chỗ ngồi chính thức, tuy thấp hơn chút ít so với hàng ghế của vợ chồng Nữ hoàng.

Thái tử Charles đã khoác lên mình bộ lễ phục với số huân, huy chương nhiều chưa từng thấy, trong khi nữ Công tước xứ Cornwall là bà Camilla, vợ ông, lần đầu tiên được đội chiếc vương miện lấp lánh trên đầu.

 

nu-hoang-anh-sap-chuyen-giao-quyen-luc-c

Nữ hoàng Elizabeth II cùng Quận công Philip (ngồi cánh bên phải) và vợ chồng Thái tử Charles.

 

Theo giới sử gia am hiểu, thì chiếc vương miện này là của Nữ hoàng Elizabeth II cho con dâu "mượn đội tạm", một dấu hiệu chứng tỏ có sự chuyển dịch quyền lực trong tương lai - Công nương Camilla sắp trở thành Hoàng hậu khi Thái tử Charles lên ngôi vua Anh.

Theo tập tục truyền đời, người đứng đầu Vương triều thường đọc thông điệp khai mạc các khóa họp hàng năm của Nghị viện Anh. Nữ hoàng Elizabeth II xuất hiện trong bộ váy áo quyền quý màu ngà voi, trên đầu là chiếc vương miện danh giá hội đủ các loại đá quý từ mọi miền đất thuộc Đế chế Anh thuở trước gồm 2.868 viên kim cương, 273 viên ngọc trai, 17 viên ngọc bích, 11 viên ngọc lục bảo và 5 viên hồng ngọc loại lớn.

Bức thông điệp lần này chủ yếu đề cập tới việc ngăn chặn nạn di cư tràn lan được Nữ hoàng 90 tuổi đọc kéo dài tới 7 phút đồng hồ, chứng tỏ sức khỏe của bà đã yếu đi nhiều do tuổi tác. Bởi vậy Nữ hoàng đã dần chuyển giao một phần trọng trách của nhà quân chủ Anh hàng đầu cho người kế vị.

Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh Khối Thịnh vượng chung (CHOGM) lần thứ 24, quy tụ lãnh đạo của 53 quốc gia thành viên được tổ chức vào cuối tháng 11-2015 ở Cộng hòa Malta, Thái tử Charles đã thay mặt Nữ hoàng Elizabeth II là nhà lãnh đạo tối cao của tổ chức này tham dự.

 

nu-hoang-anh-sap-chuyen-giao-quyen-luc-c

Nữ Công tước xứ Cornwall Camilla rạng rỡ khi được "đội thử" vương miện của mẹ chồng.

 

Dư luận trong giới thần dân Anh quốc đang âm ỉ lan truyền tin đồn rằng, phải chăng với sự hiện diện song hành cùng vợ chồng Thái tử Charles, Nữ hoàng Elizabeth II sắp quyết định thoái vị "theo gương" Nữ hoàng Hà Lan Beatrix nhường ngôi cho con trai cả 3 năm trước?

Nếu chuyện này là có thật, sẽ trở thành sự kiện chưa từng có trong bề dày lịch sử của Vương triều Anh, cũng là nền quân chủ lâu đời nhất thế giới, bởi theo thông lệ bất cứ người đứng đầu Hoàng triều Anh nào cũng tại vị từ khi lên ngôi cho tới lúc băng hà; ngoại trừ trường hợp bị phế truất hay buộc phải thoái vị để giữ thể diện Hoàng gia.

Theo Thu Hường (Deutsche Welle)

An ninh thế giới

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chân dung 19 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII

Đăng lúc 10:31AM - 28/01/2016

 

Tại phiên bế mạc sáng nay (28/1), Đại hội XII đã công bố kết quả bầu 19 thành viên Bộ Chính trị. 7 trong số 19 vị là uỷ viên Bộ Chính trị khoá XI, 12 vị còn lại là các ủy viên mới.

 

Tin liên quan

Chân dung 19 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII

bo_chinh_tri_110_16_37_000000.png

bo_chinh_tri_210_16_57_000000.png

bo_chinh_tri_310_17_14_000000.png

bo_chinh_tri_410_17_21_000000.png

bo_chinh_tri_510_17_32_000000.png

bo_chinh_tri_610_17_41_000000.png

bo_chinh_tri_710_17_51_000000.png

bo_chinh_tri_810_18_00_000000.png

bo_chinh_tri_910_18_12_000000.png

bo_chinh_tri_1010_18_20_000000.png

bo_chinh_tri_1110_18_30_000000.png

bo_chinh_tri_1210_18_41_000000.png

bo_chinh_tri_1310_18_57_000000.png

sdhfdsfkj12_04_39_000000.png

bo_chinh_tri_1510_19_21_000000.png

bo_chinh_tri_1610_19_32_000000.png

bo_chinh_tri_1710_19_44_000000.png

bo_chinh_tri_1810_19_55_000000.png

bo_chinh_tri_1910_20_12_000000.png

Theo VnExpress

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp thế nào cho đúng

Đăng Bởi Một Thế Giới -  15:27 29-01-2016
 
ong_tao_VCHF.jpg?width=600&height=360&cr
 
 
Lễ cúng tiễn ông Táo chầu Trời thường được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, hoặc sáng sớm ngày 23. Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì cũng phải hoàn thành việc thờ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp.

Theo nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), người Việt xưa cho rằng: Trong mỗi gia đình đều có vị Thần Bếp hay còn gọi là Thần Táo Quân trông nom cuộc sống của họ. Theo quan niệm, Thần Táo quân bao gồm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình. Đó là hai Táo ông và một Táo bà.

Táo thần là người biết hết mọi chuyện lớn bé, xấu tốt trong nhà gia chủ vì theo nếp sinh hoạt của người Việt, căn bếp là nơi mà các thành viên trong gia đình quây quần, đoàn tụ sau mỗi ngày làm việc. Căn bếp cũng là nơi mà mọi người sưởi ấm, chuyện trò với nhau. Do đó, thần Táo có thể nghe, chứng kiến tất cả những điều đó. Tất cả mọi chuyện sẽ được báo cáo lên Thiên giới.

Vì vậy, mỗi gia đình cần phải chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ để làm lễ cúng tiễn ông táo về trời. Sau khi tiễn ông Táo, mọi người bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa ở những nơi trang trọng.

Người Việt Nam thường làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.

Lễ cúng tiễn ông Táo chầu Trời thường được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, hoặc sáng sớm ngày 23. Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì cũng phải hoàn thành việc thờ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải kịp giờ để ông Táo lên thiên đình. Nếu trưa, chiều 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.

Theo tục cổ truyền thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nhà bếp. Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà.

Ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" - cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta có thể làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo quân.

 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Trung tâm Lý học Đông phương lưu ý, trong lễ cúng 23 tháng Chạp, lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, người dân thường gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng.

Ông Công, ông Táo là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà. Vì vậy ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.

Theo các vị xuất gia, việc cúng này cần thành tâm và tùy theo gia cảnh. Lễ cúng tiễn ông Táo không nên quá câu nệ, có điều kiện thì làm mâm cơm canh, còn không thì thành tâm hoa quả là được. Không nên đốt nhiều vàng mã, quần áo hoặc sắm sanh ngựa, nhà, ô tô... vì vừa lãng phí mà cũng không thể hiện được cái tâm hướng thiện của mình.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

 

Bài cúng khấn Tết ông Táo 23 tháng Chạp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - (NXB Văn hóa Thông tin)

(23 tháng Chạp)

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã. Nếu có cá chép thỉ thả cá ra ao, hồ, sông, suối… để cá đưa ông Táo lên chầu trời.

 

Tổng hợp từ báo Giao thông/ VTC
 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thú vị thông lệ tung đồng xu trong bầu cử tại Mỹ

Đăng Bởi Một Thế Giới - 06:20 04-02-2016
 
thu-vi-thong-le-tung-dong-xu-trong-bau-c

Ảnh: AP

 

Trong cuộc bầu cử sơ bộ tại bang Iowa, bà Hillary Clinton đã vượt qua đối thủ Bernie Sanders nhờ tung đồng xu, sau khi kết quả bỏ phiếu quá sít sao. Trò chơi may rủi này đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi tại 35 bang của Mỹ.
 
Đồng xu quyết định
Theo tờ The Atlantic, các cuộc họp kín và bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ tại bang Iowa thứ Hai vừa qua có kết quả sít sao, đến mức có tới hơn một chục đại biểu được chọn để tham dự đại hội toàn quốc của đảng này phải xác định thông qua tung đồng xu.
Khác với các cuộc bầu cử sơ bộ, được tiến hành thông qua bỏ phiếu, người tham gia các cuộc họp kín của đảng Dân chủ tại Iowa thể hiện sự ủng hộ của mình với một ứng viên bằng cách đứng vào khu vực nhóm ủng hộ ứng viên đó.
Ứng viên nào có nhóm ủng hộ đông đảo hơn sẽ được phân bổ nhiều đại biểu tham dự đại hội đảng toàn quốc hơn, đồng nghĩa với cơ hội được đề cử trở thành đại diện cho đảng chạy đua vào Nhà Trắng cao hơn. (Đảng Cộng hòa tại Iowa tiến hành bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết để chọn đại biểu). Iowa có 1.681 điểm họp kín như vậy.
Hướng dẫn tiến hành họp kín của đảng Dân chủ tại bang Iowa nêu rõ: “khi các nhóm hậu thuẫn có kết quả ngang nhau liên quan đến việc quyết định một đại biểu, một đồng xu sẽ được tung lên để quyết định nhóm nào bị mất đại biểu đó”.
Tình huống này đã xảy ra tại hạt Ames hôm 1/2, khi trong số 484 người tham dự hợp lệ có 60 người không bỏ phiếu. Bà Clinton giành được 240 người ủng hộ, ông Sanders giành được 179 người, còn Thống đốc bang Maryland Martin O’Malley giành được 5 người và lập tức rút lui.
Tương ứng với số lượng người ủng hộ trên, nhóm của bà Clinton tại hạt Ames được phân bổ 4 đại biểu, nhóm của ông Sanders được 3. Còn 1 đại biểu không thể phân bổ cho ứng viên nào, do việc làm tròn số đối với kết quả phân chia không giải quyết được vấn đề và quyết định tung đồng xu được đưa ra.
Theo tờ Guardian, một người ủng hộ bà Clinton đã chọn mặt “hình đầu người” trong lần tung đồng xu, và giúp bà giành về đại biểu thứ 5. Đây là một trong số 6 chiến thắng nhờ tung đồng xu của bà Clinton trong tối thứ Hai tại Iowa.
 
tung-dong-xu-trong-bau-cu-my-hillary-cli
Bà Hillary Clinton đã có được chiến thắng quan trọng trong cuộc bầu cử sơ bộ tại bang Iowa.
 
Trò chơi may rủi
Theo một số tài liệu, kết quả của việc tung đồng xu xưa kia từng được xem như biểu hiện của ý nguyên của đấng linh thiêng. Người La Mã xưa kia gọi trò may rủi này là “navia aut caput”, có nghĩa “thuyền hay đầu”, do đồng xu khi đó có in hình con thuyền ở một mặt và hình đầu của hoàng đế trên mặt còn lại.
Việc tung đồng xu là một đặc trưng đã có từ rất lâu trong các cuộc họp kín của đảng Dân chủ, và không chỉ được sử dụng tại bang Iowa mà còn được 34 bang khác sử dụng trong các cuộc bầu cử.
Mới đây nhất, hồi tháng này, hai ứng viên cho vị trí ủy viên hội đồng thành phố Kenton Vale, bang Kentucky đã phải tung đồng xu của cảnh sát trưởng, sau khi cùng nhận được 28 phiếu bầu.
Hồi tháng 11.2015, hai ứng viên cho vị trí trong cơ quan lập pháp bang Mississippi thì buộc phải rút thăm, để xem ai may mắn rút được cái dài hơn sẽ chiến thắng. Trước đó kết quả kiểm hơn 9000 phiếu cho thấy cả hai có số phiếu bằng nhau.
Dù vậy, tại các cuộc bầu cử cấp cao hơn, những kết quả “hòa” như trên là rất hiếm gặp. Một nghiên cứu năm 2001 của các tác giả Casey B. Mulligan và Charles G. Hunter cho thấy, chỉ có 1 trong số 16.577 cuộc bầu cử liên bang giai đoạn 1898 - 1992 có cách biệt sít sao 1 phiếu và không có trường hợp hòa. Cũng trong thời gian đó chỉ có hai cuộc tổng tuyển cử cấp bang có kết quả hòa.
Ngoài ra không phải khi nào việc tung đồng xu, hay rút thăm cũng được áp dụng. Năm 1978, một cuộc đua vào thượng viện của bang Rhode Island có kết quả 4110 - 4110 phiếu. Nhưng hai tháng sau, một cuộc bầu cử đặc biệt được tổ chức và dễ dàng phân định người thắng cuộc, dù tỉ lệ người đi bỏ phiếu giảm gần 50%.
Hai năm sau, tại cuộc đua vào hạ viện bang New Mexico, ứng viên Robert Hawk đã đánh bại Darron Hillary nhờ tung đồng xu và đến nay là cuộc bầu cử cấp cao nhất tại Mỹ phải phân thắng thua bằng trò may rủi.
 
Thanh Tùng/Dân Trí

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Obama sẽ thăm Việt Nam vào tháng 5

Hồng Duy |

16/02/2016 10:56

5
 

zing-tong-1-1455594854187.jpg

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Cấp cao Đông Á vào hôm 13/11/2014. Ảnh: Reuters

 

Phía Mỹ vừa chính thức xác nhận Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ công du Việt Nam vào tháng 5 tới.

Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận lời thăm Việt Nam từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên lề cuộc gặp cấp cao ASEAN - Mỹ diễn ra tại Sunnylands, California, Mỹ.

Tuyên bố chính thức nêu rõ: “Tổng thống Obama và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thảo luận về việc tiếp tục tăng cường quan hệ Việt - Mỹ trên những thành quả đã đạt được trong năm ngoái nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa đôi bên.

Các nhà lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), an ninh hàng hải và nhân quyền trong việc thúc đẩy quan hệ song phương”.

Trước đó, tờ New York Times của Mỹ đã đề cập tới khả năng này trong bài báo hồi đầu năm. Theo đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có các chuyến công tác ở châu Á, hai chuyến đi châu Âu và một lần đến Mỹ Latin.

Giữa những chuyến đi, ông Obama sẽ tranh thủ tham gia những chiến dịch tranh cử cùng các ứng viên của đảng Dân chủ và đón tiếp nguyên thủ nước ngoài đến Washington.

Trao đổi với Zing.vn về những thành tựu quan trọng trong năm kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius từng nhấn mạnh tầm quan tọng trong chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7/2015 cũng như việc Việt Nam, Mỹ và các quốc gia khác kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ông Ted cũng khẳng định quan hệ Việt – Mỹ có nhiều cơ hội để phát triển, đặc biệt qua các mối quan hệ nhân dân, giữa con người với nhau, cụ thể về hợp tác về giáo dục và thương mại.

Việc tận dụng tốt các cơ hội này sẽ giúp quan hệ song phương vươn xa hơn nữa.

theo Zing

Share this post


Link to post
Share on other sites
“Đưa tên lửa tới đảo Phú Lâm, TQ “thổi bùng căng thẳng Biển Đông” 

17/02/2016 14:57 GMT+7

 

TTO - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin lên án việc Trung Quốc đưa tên lửa tới đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam “sẽ thổi bùng căng thẳng trên biển Đông”.

 

Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy tên lửa Trung Quốc trên đảo Phú Lâm - Ảnh: Fox News

 

Ngày 17-2, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, Mỹ, chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa biển Đông khi triển khai tên lửa đất đối không tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo Reuters, trong cuộc họp báo ở Tokyo (Nhật), đô đốc Harris mô tả hành vi này là sự quân sự hóa biển Đông theo cách mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng cam kết là sẽ không thực hiện. “Đây rõ ràng là hành vi quân sự hóa” - ông Harris nhấn mạnh.

Sau hãng tin Mỹ Fox News, chính quyền Đài Loan cũng xác nhận đã phát hiện quân đội Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không tới đảo Phú Lâm.

Fox News mô tả đây là hai hệ thống tên lửa HQ-9 có tầm bắn khoảng 200 km, đe dọa tất cả các loại máy bay quân sự và dân sự.

Đại diện Đài Loan kêu gọi: "Các bên có liên quan cần hợp tác để duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông, kiềm chế không thực hiện các hành vi đơn phương có thể làm leo thang căng thẳng". 

Trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngang ngược tuyên bố nước này “triển khai vũ khí quốc phòng cần thiết trên lãnh thổ đất nước”.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin lên án việc đưa tên lửa tới đảo Phú Lâm “sẽ thổi bùng căng thẳng trên biển Đông”.

Báo New York Times dẫn lời nhà phân tích Thomas Berger của ĐH Boston nhận định với hành động này, Trung Quốc chủ trương khiêu khích Việt Nam và Philippines. Chuyên gia Mira Rapp-Hooper thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới cho rằng đây là động thái phản ứng của Trung Quốc đối với các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ trên biển Đông.

Báo Guardian dẫn lời một số nhà quan sát bình luận nhiều khả năng Trung Quốc cũng muốn thử phản ứng của cộng đồng quốc tế để chuẩn bị cho bước quân sự hóa các đảo nhân tạo bất hợp pháp trên biển Đông, thậm chí lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại vùng biển Đông Nam Á. 

Chuyên gia Euan Graham của Viện Lowy (Úc) đánh giá việc Trung Quốc đưa tên lửa tới đảo Phú Lâm cùng thời điểm hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN diễn ra ở California cho thấy Bắc Kinh muốn cảnh báo các nhà lãnh đạo ASEAN không nên quá thân cận với Mỹ. 

Đó cũng là chiêu thử tâm lý Ngoại trưởng Úc Julie Bishop khi bà đến Bắc Kinh gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm nay. Trước đó Úc từng nhiều lần phản đối Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên biển Đông. 

Hồi tháng 10-2015, bà Bishop từng tuyên bố Úc và Mỹ sẽ đòi hỏi Trung Quốc phải thực hiện cam kết của ông Tập Cận Bình là không quân sự hóa biển Đông. Dự báo cuộc công du Trung Quốc của bà Bishop sẽ rất căng thẳng. 

Tuy nhiên động thái của Trung Quốc sẽ khiến các quan chức Mỹ, đặc biệt trong Bộ Quốc phòng, cảm thấy cần phải cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

Chuyên gia quân sự Edward Luttwak ở Maryland khẳng định chắc chắn quân đội Mỹ sẽ tiếp tục thách thức Trung Quốc bằng cách triển khai tàu chiến tới tuần tra trên biển Đông. 

 

Sơn Hà

 


--------------------------

Căng thẳng rồi đây…

nga-me1bbb9-trung-poker.png

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn lăng mộ vua Quang Trung

kỳ 2: Cuộc kiếm tìm 30 năm

 

TT - Có một thầy giáo vật lý đã gác hết mọi việc để lao vào giải bài toán Ba Vành mà anh gọi là “phương trình nửa thế kỷ”. 

 

32133f8a.jpg

Nhà nghiên cứu Trần Viết Điền thuyết minh về tấm bia đã bị đục sửa ở lăng Ba Vành - Ảnh: Ngọc Dương

 

Đó là thầy Trần Viết Điền, giảng viên khoa vật lý Trường đại học Sư phạm Huế.

Năm đó (1986), sau khi hoàn thành công trình nghiên cứu lăng Ba Vành và gửi đi các nơi, cụ Nguyễn Hữu Đính nhắn Trần Viết Điền đến gặp và trao tập nghiên cứu cho anh đọc.

Không ngờ công việc nghiên cứu lăng vua Quang Trung đã khiến anh giảng viên vật lý theo đuổi cho đến tận hôm nay. Nếu công trình của cụ Đính rơi vào im lặng, thì lời giải Ba Vành của Trần Viết Điền lại tạo ra nhiều cuộc tranh luận nảy lửa.

Lăng Ba Vành không phải của Lê Quang Đại

Sau khi đọc xong công trình của cụ Đính, Trần Viết Điền đã tiến hành các cuộc nghiên cứu thực địa lăng Ba Vành, thuê người phát quang cây cối, vạch tìm từng viên đá, từng dấu vết hiện trạng.

Trần Viết Điền đồng ý với lập luận của cụ Đính: lăng Ba Vành không thể của ngài Lê Quang Đại, vì một vị quan của chúa Nguyễn không thể làm lăng to lớn hơn cả lăng chúa; về phong thủy, hướng huyệt mộ, quy mô, kiến trúc, trang trí, bia mộ... đều mang đặc điểm của lăng mộ đế vương

Tuy nhiên, Trần Viết Điền không đồng ý với cụ Đính ở lập luận: triều Tây Sơn đã ngụy trang lăng vua Quang Trung thành lăng Lê Quang Đại. Một triều đại lừng lẫy như Tây Sơn không thể làm cái việc trái khoáy đó.

Trần Viết Điền đặt vấn đề: nếu không ngụy trang thì dứt khoát ngài Lê Quang Đại phải có một cái lăng ở chỗ khác. Hay nói cách khác, muốn xác định lăng vua Quang Trung thì phải đi tìm lăng Ý đức hầu Lê Quang Đại.

Năm 1988, Trần Viết Điền đã tìm thấy trong khuôn viên của đình làng Xuân Hòa (xã Hương Long, TP Huế) có một ngôi mộ có kiến trúc đồng đại với hàng chục ngôi mộ của các vị quan thời chúa Nguyễn.

Cụ thể có hai vòng thành, một bia đá có dòng văn tự khắc rõ nét: “Bổn thổ Hộ Bộ kiêm Binh Bộ hành hạ Thuận Hóa Quảng Nam đẳng xứ Lê Quý Công chi mộ”.

Rà soát thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, có bốn vị quan Hộ Bộ kiêm Binh Bộ, trong đó có ngài Lê Quang Đại. Trần Viết Điền cho rằng lăng của ngài Lê Quang Đại chính là đây.

Chuyên gia về Tây Sơn Đỗ Bang (lúc đó giảng dạy ở khoa lịch sử Trường đại học Tổng hợp Huế) và chuyên gia Hán - Nôm Trần Đại Vinh (giảng viên khoa văn Trường đại học Sư phạm Huế) đều bác bỏ lập luận này.

Một cuộc tranh luận nảy lửa diễn ra giữa Trần Viết Điền và hai nhà nghiên cứu này. Hội thảo “Đi tìm lăng mộ Quang Trung” do UBND TP Huế chủ trì vào ngày 22-9-1988 đã kết luận: lăng Ba Vành chưa rõ chủ nhân, đề nghị tiếp tục nghiên cứu.

 

2638dc71.jpg

Sơ đồ lăng Ba Vành do nhà nghiên cứu Trần Viết Điền vẽ

 

Lăng Ba Vành đã bị trừ yểm?

Một ngày cuối năm 2015, chúng tôi cùng nhà nghiên cứu Trần Viết Điền trở lại khu lăng mộ đã cuốn hút ông suốt 30 năm qua. Ngôi lăng Ba Vành được nhắc đến suốt hơn nửa thế kỷ, giờ lau sậy bụi bờ đã bao phủ. Nhưng đứng từ xa đã nhìn thấy quy mô khá lớn của lăng.

Hiện trạng cho thấy ngôi lăng có ba vòng thành hình móng ngựa. Cổng tam quan dẫn vào lăng đã bị sụp đổ, chỉ còn lại hai trụ lớn. Cấu trúc khu lăng có đầy đủ các yếu tố phong thủy: tả long - hữu hổ (rồng chầu bên trái, hổ phục bên phải), tiền trì - hậu chẩm (trước có hồ, sau có gò đất để gối lên).

Ông Điền chỉ vào hồ nước trước mặt lăng đã bị bồi lắng qua thời gian nhưng vẫn còn nhìn thấy hình dạng như nửa hình tròn.

“Chỉ lăng vua hoặc mẹ vua mới được phép có tân nguyệt trì tức hồ trăng non và cổng vào lăng là tam quan, còn lại thì chỉ một cửa. Hướng chính của huyệt mộ này là hướng đế vương.

Quy mô của lăng lớn hơn hẳn tất cả các lăng chúa Nguyễn. Hãy quan sát toàn cảnh, sẽ thấy phong thủy này không thể của một người bình thường được” - ông Điền say sưa thuyết minh.

Đi vào trong lăng, thấy có một ngôi mộ đắp hình mai rùa đã bị vạt một mảng lộ ra một hố như dấu hiệu của sự đào bới.

“Không phải người ta đào lấy hài cốt đâu, vì hố đào rất nhỏ và cạn. Đây là một trong những dấu hiệu của việc trấn yểm. Một cách phá hủy khôn ngoan hơn mà người xưa thường hay làm” - ông Điền nói và chỉ cho chúng tôi xem những dấu trấn yểm khác trên tấm bia đá trước mộ.

Góc trái phía trên tấm bia đã bị chém đứt. Trên mặt bia, phía trái dòng lạc khoản (dòng chữ nhỏ viết tên họ, ngày tháng trên các bia, bức họa hay đối trướng) có khắc một chữ La (thiên la địa võng), trên đầu bia lại đục hình một lưỡi mác nhỏ.

Ông Điền nói đó là dấu hiệu yểm trừ, có nghĩa là “đã bắt được”.

Không bỏ cuộc

Những lập luận và phân tích của ông Điền vẫn chưa thể thuyết phục giới chuyên môn, khiến ông quyết tâm cao độ hơn.

Ông tiếp tục trở lại làng Đồng Di, nơi được cho là quê hương của ngài Lê Quang Đại, để tiếp tục chứng minh vị quan này có lăng mộ ở làng Xuân Hòa.

Ông chỉ ra những điểm mâu thuẫn, sai lệch, mơ hồ trong việc đưa vào lăng Ba Vành một ngôi mộ mới, đắp lên tấm bia đá nguyên gốc một lớp vữa và ghi lại nội dung khác.

Ông cho rằng bộ hồ sơ về Ý đức hầu Lê Quang Đại (mà các nhà nghiên cứu trước đó dẫn ra) là hồ sơ giả, khớp với tấm bia đá giả, và những dấu hiệu bất thường trên mộ, bia và cửa tam quan bị phá...

Các ý kiến của ông Điền trên các diễn đàn đều bị phản bác quyết liệt, thậm chí phủ nhận toàn bộ. Ông quyết định chứng minh bằng phương pháp khảo cổ học.

“May mắn cho tôi, mới đây các đồng nghiệp vật lý báo tin Viện Khoa học vật liệu đã nhập được máy đo niên đại bằng phương pháp nhiệt huỳnh quang quang phổ, với sai số 5%. Tôi sẽ dành số tiền dành dụm cuối đời cho việc này”.

Tuy nhiên, ông Điền nói trước khi làm việc đó thì cần phải thực hiện một cuộc khai quật khảo cổ học khu lăng mộ Ba Vành, mà việc này cá nhân ông không thể làm được.

Trong các cuộc hội thảo về lịch sử tại Huế, ông Điền luôn tha thiết đề nghị GS Phan Huy Lê cho thực hiện một cuộc khai quật lăng Ba Vành, nhưng GS Lê vẫn im lặng một cách rất thận trọng.

“Chỉ cần một cuộc khai quật là mọi chuyện sẽ rõ ngay, vì mọi bí ẩn đều đang nằm dưới đó. Nếu không phải là lăng vua Quang Trung thì sẽ giúp nhiều người an lòng mà chuyển sang hướng tìm kiếm khác!” - ông Điền nói như thể là lời cuối cùng.

Ông Điền đã mất nhiều công sức để rà soát tấm bia và phát hiện người ta dùng búa để sửa “Cảnh Thịnh nguyên niên tứ nguyệt” (tháng tư năm Cảnh Thịnh thứ nhất, tức năm đầu tiên vua Quang Toản lấy niên hiệu Cảnh Thịnh 1793, tạo lập lăng vua cha) bị sửa thành “Cảnh Hưng thất niên tứ nguyệt”, tức năm 1746 là năm mất của Lê Quang Đại.

“Phải chăng vua Gia Long đã cho làm việc đó thay vì cho đập phá bình địa thì vẫn để lại một đống đổ nát. Chỉ cần vài nhát búa sửa lên văn bia là sẽ tạo ra một sự sai lệch, xem như đã bị xóa bỏ tận gốc” - ông Điền giải thích.

__________

Trong khi ông Đính và ông Điền bỏ hết công sức để chứng minh lăng Ba Vành là lăng vua Quang Trung, thì nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân lại đi tìm ở một hướng khác.

Kỳ tới: Những phát hiện ở chùa Thiền Lâm

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chiếc áo 5.000 năm trước giống hệt trang phục hiện đại
 
Chiếc áo 5.000 năm tuổi tìm thấy trong một hầm mộ Ai Cập có đường khâu và nếp gấp đẹp mắt, hé lộ sự tinh xảo và thịnh vượng của xã hội cổ đại.
VNE-Dress-JPG-4298-1455863496.jpg

Chiếc áo 5.000 năm tuổi có nhiều chi tiết giống trang phục hiện đại. Ảnh: Bảo tàng Khảo cổ Ai Cập Petrie.

 

National Geographic hôm qua đưa tin, chiếc áo mang tên Tarkhan, ra đời vào khoảng năm 3482 trước Công nguyên, là một phát hiện phi thường. Rất ít trang phục từ thuở sơ khai có thể tránh khỏi sự phân hủy do làm từ chất liệu sợi cây hoặc da động vật.

Vải dệt tìm thấy ở những khu vực khảo cổ thường có niên đại không quá 2.000 năm, theo Alice Stevenson, người quản lý ở Bảo tàng Khảo cổ Ai Cập Petrie tại Đại học London, Anh, tác giả của nghiên cứu đăng trên tạp chí Antiquity.

Một số ít đồ bằng vải có niên đại gần với áo Tarkhan vẫn tồn tại đến ngày nay, nhưng chúng chỉ được quấn hoặc bọc đơn giản bên ngoài xác. Trái lại, áo Tarkhan là một món đồ cao cấp thực sự. Với tay áo cắt may, cổ hình chữ V, nếp gấp nhỏ trước ngực, chiếc áo có thể được trưng bày ở một cửa hàng bách hóa hiện đại nếu còn nguyên vẹn.

Những chi tiết tinh tế trên nhiều khả năng là sản phẩm của một nghệ nhân chuyên nghiệp, sinh sống trong một xã hội phồn vinh và phân cấp, như Ai Cập cổ đại cách đây 5.000 năm, khi vương quốc lần đầu tiên thống nhất dưới người cai trị duy nhất. Các nếp nhăn ở khuỷu tay và nách cũng cho thấy chiếc áo đã qua sử dụng và không phải là vật tế lễ.

Sau khi trải qua 5 thiên niên kỷ trong hầm mộ Ai Cập, chiếc áo được đưa tới bảo tàng Petrie vào đầu những năm 1900 và lẫn trong đống vải rách. Khi các chuyên gia bảo tồn phân loại đống vải năm 1977, họ mới chú ý đến nó.

Theo nhà nghiên cứu Jana Jones ở Đại học Macquarie, Australia, chỉ tầng lớp thượng lưu mới có thể sở hữu chiếc áo. Chữ tượng hình để chỉ chiếc áo cũng nằm trong danh sách những đồ mang sang thế giới bên kia của người Ai Cập cổ đại, cùng với thức ăn và đồ trang điểm.

"Tôi rất vui khi biết áo Tarkhan được xác định niên đại và các nhà khoa học đã đưa nó về đúng vị trí như trang phục bằng vải lâu đời nhất", Jones chia sẻ.

Phương Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Chiếc áo 5.000 năm trước giống hệt trang phục hiện đại
 
Chiếc áo 5.000 năm tuổi tìm thấy trong một hầm mộ Ai Cập có đường khâu và nếp gấp đẹp mắt, hé lộ sự tinh xảo và thịnh vượng của xã hội cổ đại.
VNE-Dress-JPG-4298-1455863496.jpg

Chiếc áo 5.000 năm tuổi có nhiều chi tiết giống trang phục hiện đại. Ảnh: Bảo tàng Khảo cổ Ai Cập Petrie.

 

National Geographic hôm qua đưa tin, chiếc áo mang tên Tarkhan, ra đời vào khoảng năm 3482 trước Công nguyên, là một phát hiện phi thường. Rất ít trang phục từ thuở sơ khai có thể tránh khỏi sự phân hủy do làm từ chất liệu sợi cây hoặc da động vật.

Vải dệt tìm thấy ở những khu vực khảo cổ thường có niên đại không quá 2.000 năm, theo Alice Stevenson, người quản lý ở Bảo tàng Khảo cổ Ai Cập Petrie tại Đại học London, Anh, tác giả của nghiên cứu đăng trên tạp chí Antiquity.

Một số ít đồ bằng vải có niên đại gần với áo Tarkhan vẫn tồn tại đến ngày nay, nhưng chúng chỉ được quấn hoặc bọc đơn giản bên ngoài xác. Trái lại, áo Tarkhan là một món đồ cao cấp thực sự. Với tay áo cắt may, cổ hình chữ V, nếp gấp nhỏ trước ngực, chiếc áo có thể được trưng bày ở một cửa hàng bách hóa hiện đại nếu còn nguyên vẹn.

Những chi tiết tinh tế trên nhiều khả năng là sản phẩm của một nghệ nhân chuyên nghiệp, sinh sống trong một xã hội phồn vinh và phân cấp, như Ai Cập cổ đại cách đây 5.000 năm, khi vương quốc lần đầu tiên thống nhất dưới người cai trị duy nhất. Các nếp nhăn ở khuỷu tay và nách cũng cho thấy chiếc áo đã qua sử dụng và không phải là vật tế lễ.

Sau khi trải qua 5 thiên niên kỷ trong hầm mộ Ai Cập, chiếc áo được đưa tới bảo tàng Petrie vào đầu những năm 1900 và lẫn trong đống vải rách. Khi các chuyên gia bảo tồn phân loại đống vải năm 1977, họ mới chú ý đến nó.

Theo nhà nghiên cứu Jana Jones ở Đại học Macquarie, Australia, chỉ tầng lớp thượng lưu mới có thể sở hữu chiếc áo. Chữ tượng hình để chỉ chiếc áo cũng nằm trong danh sách những đồ mang sang thế giới bên kia của người Ai Cập cổ đại, cùng với thức ăn và đồ trang điểm.

"Tôi rất vui khi biết áo Tarkhan được xác định niên đại và các nhà khoa học đã đưa nó về đúng vị trí như trang phục bằng vải lâu đời nhất", Jones chia sẻ.

Phương Hoa

 

Câu này nghi ngờ quá, kim tự tháp cổ nhất khoảng 2640 CTN, và "chiếc áo lẫn trong đống vải rách... sau khi phân loại và chú ý đến nó"??? Tất nhiên, có thể có hầm mộ trước 2640 TCN, nhưng cần xác thực.

 

Hình như các đầu nậu đã bán hết đồ cổ Ai Cập rồi... bỗng chợt phát hiện ra những cái áo!

Share this post


Link to post
Share on other sites
"Góc tối" trong xã hội Nhật Bản: Những vụ bạo hành con đẻ mình đến chết diễn ra như cơm bữa
Thứ Năm, 25/02/2016 15:16:11 GMT+7
 
Docbao.vn - “Chúng tôi đang sống trong một môi trường mà dường như việc bạo hành trẻ em đã trở thành bình thường. Và nếu lối suy nghĩ đó tái diễn thì xã hội sẽ trở nên thật kinh khủng.”
 
paedophile-tnp-1.jpg  
 
Vntinnhanh.vn - Rất nhiều quốc gia trên thế giới thể hiện phong tục văn hóa phồn thực bằng những lễ hội thờ "của quý".

Dư luận Nhật hẳn cho đến giờ vẫn chưa thể quên được vụ việc hành hạ trẻ con gây phẫn nộ cách đây gần 30 năm. Chính phủ và truyền thông Nhật khi đó đã cố gắng hết sức để bưng bít thông tin nhưng sau này nó đã được đưa vào phim “Nobody Knows” năm 2004.

 

Những vụ việc man rợ

 

Vụ việc đã xảy ra như sau: Một bà mẹ bị cáo buộc đã bỏ mặc con mình đói khát trong suốt nhiều tháng. Tên của 5 đứa trẻ đó chưa bao giờ được công bố mà chỉ được gọi đến với cái tên bé A, B, C, D, E. Bé A được sinh năm 1973, bé B sinh năm 1981, bé C mất không lâu sau khi được sinh ra vào năm 1984, bé D và bé E lần lượt được sinh ra vào năm 1985 và 1986.

5 đứa trẻ này là con của 5 ông bố khác nhau. Không một đứa trẻ nào được mẹ của chúng đăng ký khai sinh và cũng không đứa nào được đi học. Mùa thu năm 1987, khi người mẹ tìm được bạn trai mới, cô ta đã để lại 50 nghìn yên (khoảng hơn 10 triệu đồng Việt Nam) và yêu cầu cháu A trông coi 4 cháu còn lại. Cả 5 cháu cùng sống tại căn hộ ở Toshima, Tokyo.

Tháng 4/1988, cháu E nhỏ nhất chết vì bị bạn của cháu A hành hạ. Tháng 7 cùng năm, với đề nghị của người chủ cho thuê nhà, cảnh sát đã tiến hành khám xét căn hộ và phát hiện ra 3 đứa trẻ trong tình trạng đói khát tồi tệ bởi chúng chỉ biết ăn đồ mua ở siêu thị và các cửa hàng tiện lợi, tiền cạn nên chúng sống bằng những đồ ăn lượm nhặt được. Họ tìm thấy thi thể của cháu C (cháu đã chết không lâu sau khi sinh) nhưng không tìm thấy thi thể cháu E.

Người mẹ sau đó đã bị cảnh sát triệu tập và phạt tù 3 năm. Sau khi ra tù, cô ta giành lại được quyền giám hộ 2 đứa con gái và hai cháu sau đó tiếp tục sống đời sống đói khát và không được chăm sóc.

Chuyện xảy ra 30 năm trước đây ngỡ như là của quá khứ nhưng thực ra nó đang tái diễn lại một cách rõ nét ở xã hội Nhật hiện đại. Người ta không khỏi cảm thấy “rùng rợn” khi mà cứ vài ngày mở báo ra thì lại thấy một vụ việc mẹ hành hạ con đến chết.

Một vụ việc nổi bật gần đây chính là một bà mẹ đã hành hạ 2 con gái của mình khiến một em phải chết. Tháng 1/2016, báo Japan Today đưa tin cảnh sát tỉnh Saitama đã bắt một cặp đôi bởi họ đã bỏ rơi con gái 3 tuổi đến chết tại căn hộ của mình. Khi bị bắt, cặp đôi thừa nhận đã dùng nước sôi hắt vào mặt cháu bé 3 tuổi và sau đó bỏ đi, cháu đã chết vì đau đớn và nhiễm trùng tại căn hộ.

Ngoài ra cô ta còn có thêm 1 con gái 4 tuổi khác. Hàng xóm cho biết họ thường xuyên nghe thấy những tiếng khóc vì bị đánh đập của hai cháu và hai cháu thường xuyên bị nhốt ngoài trời đêm lạnh giá hoặc nhốt kín trong nhà chứ không được đến trường.

Cũng trong năm 2015, cảnh sát phát hiện người bố 24 tuổi Tensho Yoshimura đã giết con trai của bạn gái bằng thuốc kích thích. Cháu bé 3 tháng tuổi đã chết trong một khách sạn tình yêu còn mẹ cháu thì bỏ mặc cháu.

Cảnh sát tỉnh Wakayama thì bắt giữ một phụ nữ 22 tuổi sau khi có người phát hiện cô này cố gắng giết con 6 tháng tuổi bằng cách giật điện cho cháu chết. Khi bị bắt, bà mẹ 22 tuổi này không ngừng khóc lóc và kêu than rằng chăm sóc con quá vất vả.

Một tuần trước đó, một người đàn ông 23 tuổi và bạn gái 17 tuổi của anh ta đã bị bắt khi đã nhốt con gái 16 ngày tuổi của họ vào túi nilong cho đến chết bởi cháu bé đã khóc quá nhiều khi cặp đôi này đang chơi trò chơi điện tử.

 

Con số thống kê gây sốc

 

Cuối năm 2010, số liệu từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật cho thấy số lượng những trường hợp lạm dụng trẻ em đã tăng gấp 4 lần trong 10 năm trước đó và tăng 40 lần sau 20 năm. Năm 1990, cảnh sát ghi nhận được 1.101 trường hợp lạm dụng hành hạ trẻ em thì đến năm 1999, con số này là 11.631.

Đến năm 2000, con số là 17.725 còn đến năm 2009, số lượng trẻ bị bạo hành lên đến 44.211. Và con số tăng không ngừng từ thời gian đó đến nay. Việc số lượng trẻ bị bạo hành ngày một tăng, theo lý giải của cảnh sát, là bởi các trường hợp được báo cáo ngày một đầy đủ hơn. Và trong số những trường hợp bạo hành trên, hàng trăm em đã chết hoặc tàn tật suốt đời.

Điều khiến người ta không khỏi băn khoăn không hẳn chỉ là việc số lượng các vụ hành hạ trẻ em tăng lên mà nó đang được che giấu một cách tinh vi hơn. Kết quả một cuộc khảo sát khác được công bố trong năm 2013 cho thấy số lượng trẻ được chuyển đến các trung tâm bảo trợ xã hội lên đến 46.468. Ngoài ra, cảnh sát cũng công bố họ đã cứu được nhiều hơn các em bé chạy trốn sự hành hạ của bố mẹ.

Các chuyên gia kêu gọi cần làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn tình trạng bạo hành trẻ em. Các trung tâm bảo trợ trẻ em được đề nghị phải thông báo ngay cho cảnh sát mỗi khi họ tiếp nhận một trường hợp đáng nghi ngờ. Ngoài ra, Nhật cũng cần phải tăng cường hỗ trợ tài chính cho các trung tâm chăm sóc trẻ em để đảm bảo rằng có đủ nhân lực chăm sóc cho những em đã bị bạo hành trước đó.

Ngoài ra, theo nhiều ý kiến, chính phủ cũng cần xem xét lại việc cấp quyền nuôi dưỡng cho bố mẹ của những em đã từng bị bạo hành. Ước tính ngoài những con số đã công bố, còn hàng chục nghìn trẻ em khác cần đến sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ chính phủ.

Giữa năm 2015, con số cập nhật cho thấy các tổ chức bảo trợ trẻ em đã ghi nhận đến 90 nghìn trường hợp lạm dụng hành hạ trẻ em trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2015. Con số này đã tăng đến 20% so với thời điểm 1 năm trước đó và là mức tăng cao chưa từng thấy trong lịch sử.

Các chuyên gia xã hội học và y tế khẳng định thực sự đáng lo ngại về vấn đề này. Ông Tetsuro Tsuzaki, chủ tịch Hiệp hội ngăn ngừa lạm dụng và bỏ rơi trẻ em, khẳng định số lượng các vụ bạo hành sẽ tiếp tục tăng: “Chúng tôi đang sống trong một môi trường mà dường như việc bạo hành trẻ em đã trở thành bình thường. Và nếu lối suy nghĩ đó tái diễn thì xã hội sẽ trở nên thật kinh khủng.”

 

Bong bóng kinh tế xì hơi thay đổi xã hội Nhật Bản

 

Theo ông Makoto Watanabe, giáo sư ngành xã hội học tại đại học Hokkaido Bunkyo, khẳng định rằng thực trạng bạo hành trẻ em như trên cho thấy nhiều giá trị truyền thống của Nhật đang ngày một suy đồi. Trong quá khứ mô hình gia đình rộng hơn, những gia đình nhỏ được hỗ trợ nhiều hơn từ cha mẹ nên họ cũng nhận được sự ủng hộ và chăm sóc nhất định.

Cũng theo ông Watanabe, vấn đề kinh tế đóng vai trò quan trọng đằng sau những vụ việc thê thảm trên. Từ khi bong bóng kinh tế Nhật “xì hơi” vào thập niên 1990 và đến gần đây là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, triển vọng việc làm cho rất nhiều người trẻ tuổi đã trở nên bi quan và tuyệt vọng.

Ngoài ra, ý thức cộng đồng của người Nhật, nơi mà người này luôn để mắt trông con cho người khác như con của mình đã yếu đi rất nhiều so với trước đây. Cuộc sống tài chính khó khăn, đặc biệt với những gia đình đã tan vỡ hoặc bà mẹ đơn thân nuôi con trở nên vô cùng mệt mỏi.

Theo phân tích của giáo sư Michiko Tanaka đại học Nagoya thì nếu nhìn vào độ tuổi của những ông bố bà mẹ trong các trường hợp bạo hành trẻ em người ta có thể thấy phần lớn họ đều sinh ra ở thời điểm khi bong bóng kinh tế Nhật xì hơi, chính vì vậy cuộc sống của họ từ nhỏ đã vô cùng khó khăn và tình trạng đó kéo dài trong suốt nhiều năm.

Trong bối cảnh đó, áp lực trong gia đình bố mẹ họ tăng rất cao dẫn đến nhiều vụ việc ly hôn cũng như căng thẳng trong gia đình. Những bậc cha mẹ này thậm chí không biết cảm giác được người khác yêu thương, chăm sóc là như thế nào, họ cũng chẳng biết phải chăm sóc cho con mình ra sao. Với nhiều trường hợp, đơn giản là họ lặp lại với con mình những hành vi bạo hành mà họ từng chứng kiến trước đó.

Theo Ngọc Thúy (Cafebiz.vn)

==============================

Theo ông Makoto Watanabe, giáo sư ngành xã hội học tại đại học Hokkaido Bunkyo, khẳng định rằng thực trạng bạo hành trẻ em như trên cho thấy nhiều giá trị truyền thống của Nhật đang ngày một suy đồi…

Cuộc sống tài chính khó khăn, đặc biệt với những gia đình đã tan vỡ hoặc bà mẹ đơn thân nuôi con trở nên vô cùng mệt mỏi…

Những bậc cha mẹ này thậm chí không biết cảm giác được người khác yêu thương, chăm sóc là như thế nào, họ cũng chẳng biết phải chăm sóc cho con mình ra sao. Với nhiều trường hợp, đơn giản là họ lặp lại với con mình những hành vi bạo hành mà họ từng chứng kiến trước đó.

 

Cứ xóa dần những nét truyền thống văn hóa, người Nhật lao đầu vào kiếm tiền, lao đầu vào công việc, không có thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, không có thời gian chăm lo và đoàn tụ với gia đình. Từ đây, có thể thấy rằng những quan điểm về việc xóa bỏ Lễ, Tết của người Việt nguy hiểm như thế nào trong tương lai. Còn việc Lễ, Tết làm trì trệ và làm giảm sự phát triển kinh tế thì nên xem lại, đừng vì đồng tiền mà đánh mất truyền thống văn hóa tốt đẹp. Từ bỏ truyền thống văn hóa là tự đánh mất giá trị tinh thần của mình, của gia đình, của làng, của xã… và của đất nước.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đã cho nhổ cột mốc biên giới tại các tỉnh lân cận Việt Nam

THÁNG MƯỜI MỘT 26, 2010

  1. Theo thông tin và hình ảnh từ BBC Vietnam, Trung Quốc đã cho đào cột mốc biên giới cũ theo hiệp ước Pháp-Thanh 1887-1895 để đem về bảo tàng. Trong hình là cột mang dòng chữ “Đại Nam Quốc Giới” tại Đông Hưng, Quảng Tây.

f249a7e6.jpg?w=630

 

2. Cột mốc thuộc tỉnh Vân Nam còn ghi hai bên là “Trung Hoa” và “An Nam”.

 

af5a75d4.jpg?w=630

 

3. Quang cảnh người Trung Quốc đào bới cột mốc biên giới cũ

 

196e3f4a.jpg?w=630

 

4. Đây là cảnh họ mang vác cột mốc về

 

678e9be11.jpg?w=630

 

Lòng đau như cắt khi thấy cảnh núi đổi sông dời này…

 

 

https://thoisucongnghe.wordpress.com/2010/11/26/trung-quoc-nho-cot-moc-bien-gioi-cutrung-quoc-da-cho-nho-cot-moc-bien-gioi-tai-cac-tinh-lan-can-viet-nam/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện túi sữa đổi màu khiến bạn nhận ra sữa mẹ kỳ diệu thế nào!

Ngọc Thảo | 02/03/2016 17:35

12705197-1119561988057050-76384317174924
Bức ảnh chụp hai túi sữa mẹ màu khác nhau của một bà mẹ trẻ người Mỹ đã nhanh chóng lan truyền trên mạng với 75.000 lượt chia sẻ chỉ trong 2 tuần.

 

Sữa mẹ chuyển từ trắng sang vàng chỉ sau một đêm

 

Hình ảnh Mallory Smothers chia sẻ là hai túi sữa đặt nhau nhau: Túi sữa bên trái màu trắng được hút vào đêm 11/2, sau cữ bú cuối cùng trong ngày, và túi sữa bên phải có màu vàng, được hút ra vào sáng ngày 12/2, sau cữ bú tiếp theo của con.

Điều gì đã xảy ra vậy?

Mallory cho biết, cô nhận ra trong đêm ngày 11, con cô hắt hơi, xổ mũi và hơi sốt nhẹ. Sau khi cho con bú xong và đi ngủ, cô cảm thấy có một cơn rùng mình ớn lạnh như bị cảm.

Sáng ngày hôm sau, như thường lệ, sau cữ bú của con, cô hút phần sữa còn lại để trữ đông. Ban đầu, cô không nhận ra sự khác biệt.

Nhưng sau 3 ngày kiểm tra lại các túi sữa, Mallory phấn khích nhận ra sau đêm con bị ốm nhẹ, sữa của cô đã chuyển sang màu vàng giống hệt sữa non những ngày đầu mới sinh con: đặc sệt, vàng óng, chứa nhiều kháng thể và bạch cầu.

"Thật tuyệt vời, cơ thể con người chưa bao giờ hết làm tôi kinh ngạc", chị Mallory đã thốt lên.

chuyen-tui-sua-doi-mau-khien-ban-nhan-ra
 

Bà mẹ trẻ ở Mỹ đã truyền cảm hứng và niềm tin tuyệt đối cho hàng triệu phụ nữ đang nuôi con bằng dòng sữa của chính mình trên khắp thế giới.

Đúng vậy, sữa mẹ không chỉ đủ chất, phù hợp với quá trình phát triển của con, mà như "đo li đóng giầy". Không những thế, dòng sữa này còn tự thích nghi với những cơn bệnh của trẻ, để tăng kháng thể chữa lành cho con.

"Tôi đọc một bài báo cách đây không lâu về một nghiên cứu chỉ ra rằng, sữa mẹ có thể thay đổi phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của con.

Khi người mẹ cho con bú, luồng chân không được tạo ra qua tiếp xúc của miệng bé với núm vú mẹ cho phép em bé "đẩy ngược" vi khuẩn, vi-rút vào cơ thể mẹ.

Nhờ đó, hệ miễn dịch của mẹ "bật tín hiệu" phát hiện điều không ổn và rất nhanh chóng sản xuất ra kháng thể, đồng thời điều chỉnh các thành phần dinh dưỡng trong sữa cho phù hợp với con", bà mẹ nổi tiếng với nick name "cookoo awesome" chia sẻ.

 

Các chuyên gia nói gì?

 

Tháng 5/2013, Hiệp hội Miễn dịch học Clinical & Translational Australia đã đưa ra báo cáo tổng kết về "sữa mẹ và sự biến đổi của các thành phần trong sữa mẹ phù hợp với em bé".

Báo cáo này dựa trên các nghiên cứu của Viện Hóa sinh và Sinh học phân tử Freiburg Đức và Viện Nghiên cứu Giải phẫu và Sinh hóa Australi.

Theo đó, khi cho con bú, việc đứa trẻ bị ốm sẽ kích thích phản ứng nhanh chóng tạo bạch cầu và kháng thể trong sữa mẹ. Đây là một quá trình trao đổi chặt chẽ, chỉ có trong những trường hợp bú mẹ hoàn toàn.

Với các trẻ vẫn dùng sữa mẹ nhưng thông qua hút sữa, nhận thấy lượng bạch cầu trong sữa mẹ ít hơn và ít có sự thay đổi hơn.

chuyen-tui-sua-doi-mau-khien-ban-nhan-ra
 

Các chuyên gia cho rằng, sữa mẹ là một dạng chất lỏng cực kì phức tạp và "năng động" có thành phần thay đổi thường xuyên mà khoa học gần như khó nắm bắt được.

Nồng độ các chất miễn dịch trong sữa mẹ hầu như không ổn định, các chất dinh dưỡng cũng vậy.

Sữa non trong tuần đầu sau khi sinh và sữa khi trẻ đã lớn hơn từng tuần hoặc tháng đều có thành phần, liều lượng tăng giảm khác nhau.

Vào thời kì đầu, trẻ phát triển mỡ và cơ, sữa mẹ giàu chất béo và protein, các bé trong thời kì này nhìn rất bụ bẫm.

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, thành phần sữa mẹ tăng canxi và tự điều tiết giảm những thành phần khác, bé lúc này phát triển hệ xương và cơ, ít mỡ hơn.

Sữa mẹ còn "năng động" đến nỗi phát hiện rất nhanh các dấu hiệu ốm sốt của trẻ khi tiếp xúc cho con bú, nhờ đó điều tiết tăng bạch cầu cùng các kháng thể chữa bệnh một cách tự nhiên.

Một số nghiên cứu trên gấu trúc Panda và chuột túi Australia cũng nhận thấy sự thay đổi tương tự như thế trong sữa ở thời kì con mẹ cho bú, khi người ta lấy mẫu sữa phân tích ở các thời kì con non mới sinh, sau sinh 3 tháng, 6 tháng...

Rõ ràng, sữa mẹ là một sự kì diệu và quá phức tạp. Cho đến bây giờ, các nhà khoa học vẫn không thể nào mô phỏng được hoàn toàn một công thức sữa nào giống như sữa mẹ hay gần giống sữa mẹ.

Bởi vậy, việc nuôi con bằng sữa mẹ luôn là ưu tiên hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ em, và cho con bú trực tiếp sẽ khiến cho cơ thể mẹ điều tiết dinh dưỡng tốt hơn, sát với nhu cầu cơ thể của con hơn là hút sữa và bú qua bình.

* Thảm khảo nhiều nguồn

Share this post


Link to post
Share on other sites
Sốt "xình xịch" mẹo hạ sốt cho trẻ bằng lươn sống: Cực nguy hiểm
Thứ Hai, 07/03/2016 18:22:56 GMT+7
 

Docbao.vn - Trên mạng xã hội sốt "xình xịch" một “mẹo” hạ sốt cho cho con bằng... lươn. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế vô cùng ngạc nhiên về cách chữa bệnh “chưa từng có trong y văn” và cho biết “đây là biện pháp vô cùng nguy hiểm cho trẻ”.

 

Không thể “hút” bệnh bằng lươn

Trên mạng xã hội Facebook, dân mạng rần rần chia sẻ mẹo hạ sốt bằng lươn của một mẹ có nick H.L.

Nickname này viết: “Mấy ngày nay B.N. bị sốt lên ban đỏ, uống thuốc hoài thấy lâu hết mà con thì sốt cao quá mình nóng ruột.

Nhiều người chỉ lấy lươn sống lăn là hết. Sáng sớm mẹ mình đi chợ mua 3 con lươn sống về lăn, thấy hiệu quả rõ rệt luôn. Mình thấy con lươn chuyển sang hết màu đỏ luôn (đó là chất độc trong ban mà con lươn hút). Mẹ nào có con bị ban đỏ thì làm như thế này nhé, rồi mua rượu nhẹ lau sạch rất nhanh khỏi”.
 
Ha-sot-bang-luon.jpg
 
 
Ha-sot-bang-luon1.jpg

Hình ảnh Facebook và các hình ảnh “hút” bệnh bằng lươn được chia sẻ trên Facebook

Bài viết đã nhận được gần 8.500 chia sẻ (shares) và rất nhiều like. Nhiều người tỏ ra kinh sợ nhưng cũng không ít người cho biết muốn học tập “cách hay” này để hạ sốt cho con.

Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung (Hội Lương y Hà Nội) cho biết, trong Đông y hoặc các bài thuốc dân gian cũng chưa từng ghi nhận cách hạ sốt lạ lùng như vậy. Ông Trung cho biết, trẻ bị sốt là do nhiều nguyên nhân, phải tìm được nguyên nhân gây bệnh để trị dứt điểm thì cơn sốt mới hạ.

Nếu chỉ tìm cách hạ sốt mà bệnh vẫn còn thì hạ xong sẽ lại sốt. Ngoài ra việc đưa một con lươn lên người trẻ có thể khiến trẻ gặp những cơn lạnh đột ngột khiến trẻ càng bệnh nặng hơn. Cũng chưa có nghiên cứu nào cho thấy, dùng lươn “lăn” có thể khiến chất độc từ cơ thể bé “truyền sang” con lươn.

Chưa kể trẻ sẽ sợ hãi, sốc với những con vật hình rắn, lạnh lẽo như vậy. “Với những hình ảnh đã đăng thì người lớn cũng khiếp chứ không nói gì đến trẻ nhỏ” – lương y Trung cho biết.

 

Trẻ có thể sốc vì lạnh và sợ

Còn TS Nguyễn Tiến Dũng –chuyên gia nhi khoa (khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai) khẳng định, việc dùng lươn hạ sốt có sự rủi ro rất lớn đối với sức khoẻ của trẻ.

“Các nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu rất nhiều phương pháp hạ sốt và đúc kết: tất cả các biện pháp hạ sốt vật lý tiếp xúc trực tiếp trên da (chườm nóng, chườm lạnh, xoa dầu, xoa cồn cho nhiệt bốc hơi...) đều không có tác dụng nhiều trong việc hạ sốt, đồng thời “lợi bất cập hại”.

 Đặc biệt, các biện pháp hạ sốt trực tiếp trên da không nên áp dụng cho trẻ nhỏ. “Trẻ nhạy cảm với nhiệt độ, sức đề kháng kém, vì thế việc chườm nóng, lạnh hoặc tắm lạnh sẽ dễ khiến trẻ bị sốc, bệnh nặng hơn. Đặc biệt đối với các trẻ sốt cao do viêm đường hô hấp, viêm phổi thì càng không nên chườm lạnh. Vì việc này có thể khiến trẻ gặp lạnh đột ngột và viêm phổi nặng hơn” – TS Dũng cho biết.

Theo TS Dũng, trước đây có một số cơ sở y tế áp dụng phương pháp tắm nước lạnh cho trẻ bị sốt. Việc tắm lạnh phải được sự kiểm soát chặt chẽ của các bác sĩ để tránh việc trẻ bị sốc, đồng thời phải đảm bảo nhiệt độ nước tắm chỉ được ít hơn 2 độ C so với thân nhiệt của em bé.

“Việc kiểm soát nhiệt độ của nước rất khó khăn nên các bà mẹ không nên thử. Đồng thời, việc tắm nước lạnh cho trẻ cũng chỉ có tác dụng hạ sốt khoảng 2h, tuy nhiên không làm bệnh thuyên chuyển” – TS Dũng nói thêm.

TS Dũng khẳng định, việc tác động ngoài da khi trẻ bị sốt, bao gồm cả phương pháp dùng lươn như bà mẹ H.L sẽ khiến trẻ run rẩy, sợ hãi, quấy khóc, khó chịu, bệnh sẽ nặng hơn. Như vậy chỉ có hại cho trẻ. Càng không có con vật nào, cách nào “hút” chất độc, “hút” bệnh từ cơ thể trẻ.

“Khi trẻ sốt trên 38 độ C thì nên cho trẻ uống thuốc giảm sốt theo các khuyến cáo của thầy thuốc. Các bà mẹ nên đọc kỹ cách sử dụng để thuốc giảm sốt được phát huy hiệu quả, uống đủ liều, đủ thời gian quy định giữa hai lần uống để tránh nguy hiểm cho trẻ.

Nếu trẻ không giảm sốt thì có nghĩa các bà mẹ chưa làm đúng cách, chưa trị đúng bệnh. Do đó các mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị đúng” – TS Nguyễn Tiến Dũng.
 
Theo Diệu Linh (Dân Việt)
==============================
Vì nền khoa học hiện đại chưa đủ trình độ để thẩm định Lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành, trong đó có bộ môn Đông Y của nền văn minh Đông Phương huyền vĩ nên vấn đề này cần được nghiên cứu, có thể đây là một phương pháp dân gian chữa bệnh đối với người bị sốt ban đỏ (và những bệnh khác...) bị thất truyền... có thể ứng dụng được trong Phong Thủy chăng? :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cây nứa ra quả: Hiện tượng hiếm hoi gây sốt dân mạng

 

Các nhà khoa học cho rằng, tre, nứa ra hoa, quả là việc bình thường nhưng chu kỳ thường lâu và không có chuyện liên quan đến hạn hán, đói kém.

 

Mới đây một số hình ảnh được cho là cây tre (nhưng thực chất là câynứa - PV) ra quả đã được đăng tải trên facebook Linh Nguyen cùng lời chia sẻ: “Tre nhà mình có trái nè, nghe nói trăm năm tre mới ra trái một lần mà khi có trái là hạn hán đói kém xảy ra”.

Ngay sau đó, các hình ảnh này đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội cùng với nhiều lời bình cho rằng đây là sự việc "rất lạ lùng", "đầy bất ngờ".

"Trước giờ mới nhìn thấy có hoa tre chứ chưa nhìn thấy quả như thế này bao giờ, thật là quá lạ lùng", thành viên Tran Ha viết.

Cùng với đó, thành viên Hoa Mai cũng cho hay, đây không phải là cây tre mà là cây nứa nhưng đã nhìn thấy hoa tre, hoa trúc, nứa nhưng quả thì đây là lần đầu tiên mới được thấy.

"Lạ quá thôi, nhưng đây là cây nứa chứ không phải cây tre vì mình ở miền núi nên mình biết rõ cây này", thành viên Hoa Mai bày tỏ.

cay-nua-ra-qua-hien-tuong-hiem-hoi-gay-s
Ảnh: FB Linh Nguyen.

Nhiều thành viên cũng tỏ ra hoang mang, trước thông tin của người đưa những hình ảnh này lên khi cho rằng, có thể có hạn hán, đói kém xảy ra khi cây này ra quả.

Trước thông tin này, trao đổi với chúng tôi, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, tre hay nứa đều là cây thực vật và việc ra hoa, quả là chuyện bình thường không có gì đặc biệt.

GS Lân Dũng cũng bác bỏ việc cho rằng, tre hay nứa ra quả có thể liên quan đến hạn hán, đói kém.

Còn PGS.TS Nguyễn Văn Sinh, Phó trưởng phòng sinh thái thực vật, Viện sinh thái và tài nguyên môi trường cũng cho rằng, tre hay nứa ra hoa, quả là điều bình thường.

Tuy nhiên, không giống với các cây thực vật khác, tre hay nứa thường có chu kỳ ra quả rất lâu nhưng không đến trăm năm và thường trong một quần thể hẹp.

"Trước đây, chúng tôi cũng đã gặp trường hợp tre, nứa ra quả nhưng chu kỳ ra quả rất lâu và thường việc ra quả chỉ diễn ra trong một quần thể hẹp, đồng thời, nó báo hiệu cho những cây này đã già, sắp chết", PGS Sinh nói.

Cũng theo PGS.TS Sinh, ông chưa bao giờ nghe đến việc có sự liên quan giữa tre, nứa ra quả với hạn hán, đói kém có thể xảy ra.

"Đó là những thông tin không chính xác, chỉ là truyền miệng nên mọi người không nên tin vào đó. Còn tôi khẳng định, việc ra hoa, quả của tre, nứa dù không nhiều nhưng là bình thường", PGS Sinh khẳng định.

http://soha.vn/xa-hoi/cay-nua-ra-qua-hien-tuong-hiem-hoi-gay-sot-dan-mang-20160310151156282.htm

 

============================

Dùng làm thuốc chắc là được

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cây nứa ra quả: Hiện tượng hiếm hoi gây sốt dân mạng

 

Các nhà khoa học cho rằng, tre, nứa ra hoa, quả là việc bình thường nhưng chu kỳ thường lâu và không có chuyện liên quan đến hạn hán, đói kém.

 

============================

Dùng làm thuốc chắc là được

Việc ra hoa tre là bình thường thôi mà, chẳng qua là lâu lâu nhiều năm mới ra 1 lần, nên đồn thổi.

Cũng như trước đây, hoa ưu  đàm (có lẽ) cả 1000 năm mới nở, nên cũng có nhiều dự đoán, nhưng thật ra cũng không có gì.

:D 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày 16 Tháng 3, 2016 | 07:00 PM

Vòng tay Nhân ái (MS 174):

Bé gái 7 tuổi "chân voi” sắp cụt chân vì không có tiền phẫu thuật
 
 
logocsfb.png
 
GiadinhNet – Ngay từ khi sinh ra, cháu đã mắc chứng bệnh quái ác. Một bên chân của cháu liên tục phình to, sần sùi lở loét và hoại tử. Éo le khi gia cảnh quá khó khăn mà cháu không có điều kiện lên tuyến trên điều trị, phẫu thuật.

Hoàn cảnh đáng thương mà chuyên mục

Vòng tay Nhân áinhắc đến lần này là Bàng Thị Cẩm Nhung, 7 tuổi dân tộc Sán Dìu ở Chiên, Chiên Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang).

Chị Ngô Thị Hồng – mẹ của cháu Nhung cho biết, từ khi lọt lòng chân phải của cháu Nhung đã bất thường, to hơn chân trái. Theo thời gian, chân phải Nhung lớn bất thường, rất nặng nề, càng lớn chân phải phát triển càng mạnh cứ lớn dần như

chân voi, trong khi các chi khác bé xíu. Đi kiểm tra, gia đình chỉ biết cháu bị mắc chứng bệnh Phì Đại chân từ nhỏ.

Năm bé Nhung được 2 tuổi gia đình cũng đã đưa cháu đi phẫu thuật. Mấy năm nay, bệnh cháu lại tái phát ngày một nặng. Chân phải phình to trở lại, chân trái yếu nên cháu không thể đi lại. Việc đi lại đều phải nhờ đến người mẹ giúp đỡ.

be-gai-7-tuoi-chan-voi-sap-cut-chan-vi-k

Chân phải cháu Nhung to như chân voi gấp nhiều lần chân trái. Ảnh Văn Tuyển

Mới đây, cháu bị tắc động mạch cơ đùi, gia đình đưa cháu vào BVĐK huyện Sơn Động khám điều trị, các bác sỹ khuyên gia đình đưa cháu lên bệnh viện tuyến trên để điều trị tốt hơn vì căn bệnh của cháu phức tạp nhưng vì gia đình quá khó khăn nên đành đưa cháu về nhà.

Hằng ngày nhìn con gái tội nghiệp quằn quại đau đớn vì chân phình to hơn cả cơ thể, vợ chồng chị như đứt từng khúc ruột. Nghe ai bảo có cây thuốc gì chị đều cất công tìm với hy vọng con khỏi bệnh. Nhưng bao nhiêu công sức của vợ chồng chị đều thành vô ích.

“Từ hôm cháu về kêu đau suốt, cháu không ăn uống được. Đêm thấy cháu không ngủ được vì đau, tôi chỉ biết khóc. Gia đình rất muốn đưa cháu ra Hà Nội kiểm tra nhưng quả tình không có điều kiện. Nhà nghèo chả có gì đáng giá để bán mà lấy tiền. Đi vay mượn thì ở vùng núi nghèo này không có ai dư. Tôi chỉ sợ để lâu con không giữ được chân” – chị Hồng nghẹn ngào nói.

be-gai-7-tuoi-chan-voi-sap-cut-chan-vi-k

Mấy bữa nay cháu Nhung không ăn uống được vì đau. Ảnh Văn Tuyển

Ở vùng quê nghèo, vợ chồng chị Hồng chỉ trông vào hơn sào ruộng. Lúc chưa sinh bé Nhung, chị Hồng còn đi làm kiếm thêm thu nhập nhưng từ khi sinh bé thì gần như phải túc trực ở nhà cùng với cháu. Hiện tại, cả gia đình đều phụ thuộc vào số tiền ít ỏi chồng chị Hồng kiếm được từ việc đi rừng lấy măng về bán.

Chăm chỉ từ sáng sớm đến tối mới về, mỗi tháng nếu may mắn gia đình có được 3 triệu đồng, nhưng chi phí sinh hoạt, thuốc men của con rồi lại hụt. Trên Nhung còn một anh trai đang học lớp 5.

Đợt phẫu thuật trước phải mất khoản tiền rất lớn, khoản nợ vay vẫn chưa trả hết. Sau mỗi lần dồn tiền chạy chữa cho con, vợ chồng anh chị lại thêm nặng gánh vì nợ.

Nhắc đến hoàn cảnh của cháu Nhung, ông Nguyễn Văn Đảng – trưởng thôn Chiên, Chiên Sơn, Sơn Động (Bắc Giang) không khỏi xúc động cho biết: “Hoàn cảnh gia đình cháu Nhung quả đúng quá khó khăn. Gia đình cháu thuộc diện hộ nghèo. Từ nhỏ cháu đã mắc bệnh chân to dù nhiều lần gia đình đưa con đi bệnh viện huyện, tỉnh điều trị nhưng không khỏi. Vừa rồi cháu mới đi viện được bác sĩ yêu cầu chuyển ra Hà Nội gấp. Gia đình không chuẩn bị đủ tài chính nên lại xin cho con về mặc cho số phận định đoạt. Ai cũng thương cho cháu nhưng do điều kiện người dân ở thôn còn nghèo nên mọi giúp đỡ về vật chất cho gia đình không được nhiều, chỉ hỗ trợ được phần nào. Tranh thủ thời gian rảnh, chúng tôi chỉ có thể sang trò chuyện, động viên tinh thần để gia đình chị Hồng cố gắng vượt qua. Chúng tôi cũng rất mong các nhà hảo tâm giúp đỡ để gia đình có điều kiện cho cháu lên tuyến trên điều trị”.

Giờ đây, cháu Nhung đang rất cần sự sẻ chia ủng hộ của cộng đồng và các nhà hảo tâm để cháu có điều kiện lên bệnh viện tuyến trên khám điều trị.

Danh sách bạn đọc hảo tâm giúp đỡ bé Cẩm Nhung:

1. 17/3 Bạn đọc IBVCB. 1713160659867001: 100.000

2. 17/3 Bạn đọc IBVCB. 1703160046417001: 300.000

3. 17/3 Bạn đọc IBVCB. 1703160259182001: 50.000

4. 17/3 Bạn đọc IBVCB. 1703160672186001: 50.000

5. 17/3 Bạn đọc TK 711AB 8570322: 200.000

6. 17/3 Bạn đọc TK 711A04225853: 300.000

7. 17/3 Bạn đọc gửi Agribank: 500.000

8. 17/3 Lê Thị Cẩm Tú: 50.000

9. 17/3 Bạn đọc IBVCB. 1703160276774001: 500.000

10. 17/3 Bạn đọc IBVCB. 1703160644446001: 200.000

11. 17/3 Bùi Văn Nam: 10.000.000

12. 17/3 Bạn đọc IBVCB. 1703160093100001: 200.000

Vòng tay nhân ái sẽ tiếp tục cập nhật danh sách này.

Mời bạn đọc ấn F5 liên tục để cập nhật. Chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Mọi sự giúp đỡ bé Cẩm Nhung - Mã số 174 - xin gửi về:

1. Chị Ngô Thị Hồng trú tại thôn Chiên, xã Chiên Sơn, huyện Sơn Động, Bắc Giang

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi:Mã số 174

3. Ủng hộ trực tiếp tại Qũy "Vòng tay nhân ái", tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội. Địa chỉ 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Đề gửi:Mã số 174

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email: phuongthuanhy@gmail.com/ phuongthuangdxh@yahoo.com hoặc số điện thoại 0975.839.126

4. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Công thương Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102010001362871 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Agribank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 1303 201 045 980 . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Thành, Hà Nội.

6. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 0611001911287 . Ngân hàng TMCP Ngoại thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

7. Ủng hộ USD qua ngân hàng Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102020000189568 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

Swift Code: ICBVVNVX

Further credit to: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE - BADINH BRANCH

Swift Code: ICBVVNVX124

- Thông tin người nhận:

Beneficiary name: Báo Gia đình và Xã hội

Account Number: 102020000189568

Đề gửi Mã số 174

Hà My/Báo Gia đình & Xã hội

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay