Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Gà có trước hay trứng có trước? - Câu hỏi kinh điển đã có đáp án
Thứ Sáu, 30/10/2015 07:27:23 GMT+7
 

Docbao.vn - Câu hỏi: “Gà có trước hay trứng có trước?” rốt cuộc cũng được các nhà khoa học trả lời chính thức.

 

Đã có nhiều đáp án cho câu hỏi “Gà có trước hay trứng có trước?”. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chúng ta mới nhận được câu trả lời chính thức từ các nhà khoa học.

 
trung-ga.jpg

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

 
 
Câu trả lời chính thức: GÀ CÓ TRƯỚC!
 
Đây là kết luận của các nhà khoa học đến từ hai trường đại học danh tiếng nước Anh là Sheffield và Warwick. Họ đã tìm ra một loại protein quyết định đến việc hình thành vỏ trứng nhưng chỉ tồn tại trong buồng trứng của gà mái.
 
trung-ga1.jpg
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
 
“Chúng tôi đã tìm ra một protein mới chỉ có trong buồng trứng gà mẹ. Tức là, quả trứng phải ở bên trong con gà trước khi nó hiện hữu ngoài thế giới, và trước khi nó sinh ra”, Tiến sĩ Colin Freeman, thuộc trường Đại học Sheffield cho biết.
 
Các nhà khoa học đã đặt tên cho protein mới này là (viết tắt là OC-17). Để tìm ra, họ đã tiến hành sử dụng siêu máy tính HECToR nhằm phóng to cấu tạo của quả trứng.
 
trung-ga2.jpg
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
 
“Với những gì mà HECToR hiển thị, chúng tôi đã phát hiện ra rằng, OC-17 là một thành phần quyết định trong việc biến canxi cacbonat thành các tinh thể canxit – phần không thể thiếu của vỏ trứng”, Giáo sư John Harding – một thành viên khác cũng thuộc Đại học Sheffield - phát biểu.
 
Cũng theo giáo sư John, dù canxit được phát hiện nhiều trong xương và trứng các động vật khác nhưng hàm lượng trong gà mái cao hơn rất nhiều, thậm chí là hơn hẳn. Tính trung bình, mỗi gà mái sản sinh có thể lên tới 6gram canxit/ngày.
 
trung-ga3.jpg
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
 
Còn theo Tiến sĩ Colin, việc phát hiện gà có trước trứng không chỉ giúp giải quyết được câu hỏi nhiều thế kỉ nay không ai trả lời được mà còn có thể cung cấp những ý tưởng về vật liệu hay quy trình mới.
 
“Chúng ta sẽ học được rất nhiều sau khi có câu chính thức này. Tự nhiên đã cho con người vật liệu và việc của chúng ta là có những giải pháp sáng tạo để phục vụ cho chính mình”, Tiến sĩ Colin nhấn mạnh.

Theo Thu Hằng (Yan.vn/SKCĐ)
===================================

Lại câu chuyện con gà và quả trứng. Dẫn lời sư phụ. :)

 

CON GÀ HAY QUẢ TRỪNG CÓ TRƯỚC?

Rầu quá! Cái vụ này tôi đã chứng minh trên diễn đàn là sự nhầm lẫn khái niệm. Con gà là khái niệm quy ước để mô tả một giống cụ thể - giống gà  -  xuất hiện trong quá trình tiến hóa - là một khái niệm phân loại trong loài "chim" nói chung. Nhưng quả trứng lại là khái niệm mô tả một sản phẩm của tất cả những loài có thể đẻ trứng trong quá trình tiến hóa. Nếu suy luận rộng thì kể cả sinh vật có vú. Bởi vậy, trong qúa trình tiến hóa của lịch sử tự nhiên thì bắt đầu có thể có rất nhiều loài đẻ trứng - như khủng long chẳng hạn - và chưa có giống mà người ta gọi là "gà", như khái niệm được mô tả như ngày nay. Như vậy, giống "Gà" là một khái niệm phân loại quy ước, nó phải xuất hiện sau quả trứng của một con mà trước đó không gọi là gà - vì khái niệm "gà" trước đó chưa có. Nếu suy tới tận khởi nguyên vũ trụ thì chính là Thái Cực trong lý học - được mô tả bằng hình tròn.

Bài tương tự như thế này, ở đâu đó trong Quán Vắng, Mạn Đàm, hoặc ngay trong mục Lý học.

Sự nhầm lẫn khái niệm và thực tại, khi không truy tìm đến gốc, bởi con người ngày càng chấp vào tính quy ước là một trong những nguyên nhân cản trở trí huệ của con người đi tìm chân lý - Phật giáo gọi là "chấp". Cũng như vấn đề "Không gian ba chiều" - thực chất là một quy ước mang tính biểu kiến để quán xét một vật thể chuyển động trong không gian. Nhưng vì chúng ta sinh ra trong một quy ước về không gian ba chiều đã có từ hàng trăm năm trước, nên chấp vào khái niệm không gian ba chiều. Và thế là những "thiên tài" có chỉ số Iq cao hơn bò, phát minh ra không gian nhiều chiều chứ không thể ba chiều được. Một ví dụ khác: "Điểm" trong toán học là một khái niệm quy ước có tính biểu kiến. Nhưng chúng ta sinh ra đã có khái niệm này. Và cứ ra rả như ve rằng: "Cho một điểm với một đường thẳng cho trước, chỉ có thể....mà thôi". Nhưng trên thực tế không hề có cái gọi là "điểm".

Thiên Bồng và Yêu Phụ nữ nhận thức đúng rồi.

Nhưng tiếc thay! Con người cứ khăng khăng con gà có trước cũng chẳng sao. Cũng như bà ve chai không cần quan tâm đến trái đất tròn hay vuông. Bà ấy vẫn bán ve chai. Nếu quả thực là nhà khoa học xác định "con gà có trước" thì đấy là "các nhà khoa học" nói chung. Nhưng cụ thể là ai, nếu có thì tôi sẽ đề nghị ông ta hãy chỉ ra con nào là con gà? Tất nhiên, ông ta sẽ chỉ một con gà. Hỏi tiếp: "Ông hãy chỉ ra cho tôi trong qúa trình tiến hóa cái con gọi là gà đó có từ lúc nào?"

PS: Đi làm phong thủy, thấy rất nhiều nhà trồng cây Thiết Mộc Lan. Tôi yêu cầu bỏ đi thì đôi khi họ nói đó là "Lan phát tài", nghe nói trồng nó thì tài lộc nhiều lắm. Tôi buồn cười quá, bèn  đùa bằng cách quay về cây Thiết Mộc Lan, gọi: "Lan phát tài ơi!". Tất nhiên cây lan phát tài đó không trả lời. Tôi quay lại nói với thân chủ: Tôi gọi nó không thấy nó trả lời. Chứng tỏ cái tên phát tài là do người ta đặt cho nó, chứ nó không biết gì cả. Hôm nào ra vườn gọi: "gà ơi!". Tôi bảo đảm chẳng con nào gọi là "gà" chạy lại cả, ngoại trừ mỗi lần gọi rắc cho nó ít thóc. Bởi vì, nó không xác định nó là con gà. Hì.

Cái chấp nó ở ngay trong ta và hàng ngày ta đang sống với nó. Thấy các vị cứ ra rả đòi phá chấp, tu tâm...vv..... Nhưng chẳng hiểu chấp là gì và tâm ở đâu?

 


 

Share this post


Link to post
Share on other sites

550.000 người chính nghĩa khắp châu Á đề nghị đưa Giang Trạch Dân ra trước pháp luật

Làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân đã lan ra ngoài Trung Quốc đến khắp châu Á, những ngưởi chính nghĩa yêu cầu phải đưa Giang Trạch Dân ra trước pháp luật.

phap-luan-cong-hong-kong.jpg

Ngày Quốc khánh Trung Quốc (1/10), học viên Pháp Luân Công Hồng Kông tổ chức mít-tinh yêu cầu đưa Giang Trạch Dân ra công lý và chấm dứt bức hại. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)

550.000 người trên toàn châu Á kêu gọi đưa ông Giang Trạch Dân ra trước pháp luật.

Cho đến nay, trên toàn cầu đã có hơn 185.000 người dân Trung Quốc gửi đơn kiện cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát và Tòa án Tối cao Trung Quốc về tội ác chống lại loài người qua việc bức hại Pháp Luân Công. Tại 6 quốc gia và khu vực thuộc châu Á đã có gần 550.000 người ký tên chung yêu cầu đưa Giang Trạch Dân ra xử theo pháp luật.

Theo Luật sư Chu Uyển Kỳ, điều phối viên Hành động ký tên chung của châu Á: “Hiện nay là 66 năm Cộng sản Trung Quốc xây dựng chính quyền, toàn châu Á có 547.000 người yêu cầu xử Giang Trạch Dân theo pháp luật để có thể kết thúc thời kỳ đen tối của Trung Quốc.”

Vậy là trong 3 tháng trên toàn châu Á đã có gần 550.000 người hưởng ứng phong trào kiện Giang Trạch Dân, chỉ trong tháng 9 con số đã tăng 200.000 người, trong đó quá nửa là người dân Đài Loan với 270.000 người, tiếp đến là Hàn Quốc với gần 200.000 người, sau nữa là Hồng Kông, Nhật Bản.

Luật sư Chu Uyển Kỳ nói: “Chúng tôi nghĩ chính quyền Trung Quốc đã nắm rõ mọi chứng cứ phạm tội ác của Giang Trạch Dân, bao gồm mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công, dùng cực hình với học viên Pháp Luân Công, và lợi dụng phần tử xấu cùng bộ máy chính quyền để liên tục bức hại Pháp Luân Công trong suốt 16 năm, vấn đề hiện nay chỉ là họ có đủ quyết tâm để đưa Giang Trạch Dân ra pháp luật hay không thôi.”

Trong thời gian ông Tập Cận Bình thăm Mỹ, đi đến đâu cũng thấy những tiếng kêu gọi của học viên Pháp Luân Công yêu cầu “xử Giang Trạch Dân theo pháp luật” giữa lúc xã hội Trung Quốc đang đứng trước những thời khắc thay đổi lớn. Học viên Pháp Luân Công ở Nam Hàn đã giương biểu ngữ “chúng tôi đến vì các bạn”, mọi người tụ tập tại các lãnh sứ quán Trung Quốc ở Seoul, Busan, Cheju… để yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải có lựa chọn đúng đắn. Các học viên Pháp Luân Công ở Nhật Bản thì diễu hành tại khắp các ngả đường ở Tokyo tỏ rõ thái độ ủng hộ phong trào kiện Giang Trạch Dân, một bước ngoặt mang tính lịch sử của nhân dân Trung Quốc.

phap-luan-cong-han-quoc.jpg

phapluan-cong-han-quoc-2.jpg

Cuộc mít-tinh và họp báo bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul công bố việc đệ đơn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân gần đây của 116 học viên Pháp Luân Công hiện đang sinh sống tại Hàn Quốc (Ảnh: minhhue.net)

 

Ngày Quốc khánh Trung Quốc 1/10, các học viên Pháp Luân Công tại Hồng Kông tổ chức diễu hành kêu gọi đưa những thủ phạm bức hại Pháp Luân Công ra công lý.

Ngày Quốc khánh Trung Quốc 1/10, các học viên Pháp Luân Công tại Hồng Kông tổ chức diễu hành kêu gọi đưa những thủ phạm bức hại Pháp Luân Công ra công lý.

phap-luan-cong-dai-loan.jpg
5.000 học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan mít-tinh trên Đại lộ Ketagalan trước Dinh Tổng thống để ủng hộ việc khởi kiện Giang ở Trung Quốc. (Ảnh: minhhue.net)

Một cựu sinh viên của Đại học Giao thông Thượng Hải tên Mai Kiến Kỳ nói: “Vì Giang Trạch Dân phát động bức hại Pháp Luân Công nên tôi bị bắt vào nhà lao, bị chúng dùng cực hình. Có rất nhiều học viên Pháp Luân Công ở Đại học Giao Thông bị bức hại, hiện nay các học viên Pháp Luân Công ở hải ngoại vẫn đang tiếp tục hưởng ứng phong trào kiện Giang Trạch Dân.”

mai-kien-ky.jpg
Cựu sinh viên của Đại học Giao thông Thượng Hải, Mai Kiến Kỳ (Ảnh: NTDTV)

Luật sư Chu Uyển Kỳ nói: “Kẻ gây tội ác đang ở trên mảnh đất Trung Quốc đại lục, chúng tôi kêu gọi việc hưởng ứng phong trào kiện Giang Trạch Dân ở Trung Quốc là trách nhiệm của mỗi người dân sống trong thế giới chúng ta.”

Với gần 550.000 người dân trên toàn châu Á kiện Giang Trạch Dân đã chứng minh rõ ràng hành vi bức hại Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân, đi ngược lại Hiến pháp của nước Trung Hoa và Công ước Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Điều phối viên Hành động ký tên chung của châu Á Chu Uyển Kỳ nhấn mạnh: “Chính Giang Trạch Dân đã đưa Trung Quốc đến vực thẳm của bóng đêm, phải lập tức kết thúc bức hại, phải đưa Giang Trạch Dân xử theo pháp luật, chúng tôi hy vọng nhân dân Trung Quốc quý trọng thời khắc vĩ đại này của lịch sử hiện nay, đưa kết quả cuối cùng kiện Giang Trạch Dân trên toàn cầu đến để yêu cầu Bắc Kinh phải xét xử.”

Hiện nhân dân Nhật Bản, Đài Loan đều đang nỗ lực hưởng ứng phong trào hối thúc chính quyền Cộng sản Trung Quốc xét xử thủ phạm bức hại Pháp Luân Công là ông Giang Trạch Dân, ở châu Âu cũng có hơn 40 quốc gia tham gia. Việc đưa Giang Trạch Dân ra trước tòa án công lý cũng chính là giúp Trung Quốc bước đầu ra khỏi thời kỳ đen tối.

nguoi-dan.jpg
Người dân sau khi hiểu rõ sự thật cuộc bức hại đã ký tên ủng hộ việc kiện Giang Trạch Dân ra công lý. (Ảnh: NTDTV)

 

Tinh Vệ biên dịch từ NTDTV

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật chuyện ông Ban Ki-Moon có gốc gác Việt Nam?

 
(VTC News) - Ông Ban Ki-Moon sẽ không có thời gian rảnh để đi thăm một dòng họ nếu chẳng có gì liên quan, cũng như thắp hương khấn vái và để lại bút tích?
 
Trong buổi trao đổi với phóng viên VTC News, ông Phan Huy Thanh cho biết, chuyến thăm nhà thờ dòng họ Phan Huy ở thôn Thụy Khuê (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) của ông Ban Ki-Moon cũng đã được một chuyên viên truyền thông làm việc tại Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP) ở Việt Nam xác nhận vào chiều 31/10 vừa qua.
 
Theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Ban Ki-Moon đã có chuyến sang thăm chính thức Việt Nam trong 2 ngày 22 và 23/5/2015. Trong chuyến thăm, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã hội kiến với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chào xã giao Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
 
Ông Ban Ki-Moon có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, tham gia Lễ Khánh thành Tòa nhà Xanh Liên Hợp Quốc, nói chuyện với với các sinh viên Học viện Ngoại giao, cán bộ ngoại giao trẻ và tham dự lễ kỷ niệm 1 năm ngày thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam.
 
Bên cạnh đó, ông Thanh được biết Tổng thư ký Liên Hợp Quốc có yêu cầu cho ông đi việc cá nhân trong vòng 1 buổi, đồng thời yêu cầu không được quay phim, chụp ảnh hay cung cấp bất cứ thông tin gì ra ngoài, cho nên, mọi việc đều được tuân thủ chặt chẽ. Phải mấy tháng sau, câu chuyện mới lộ ra ngoài.
 
IMG1306.JPG
Bút tích của ông Ban Ki-Moon tại nhà thờ Phan Huy

Đã có rất nhiều lời đồn thổi xung quanh sự kiện ngày 23/5 ở thôn Thụy Khuê, nhất là việc ngài Tổng thư ký Liên Hợp Quốc liệu có phải là hậu duệ của người Việt Nam? Dư luận có nhiều ý kiến cho rằng với cương vị của mình, Ông Ban Ki-Moon sẽ không có thời gian rảnh để đi thăm một dòng họ nếu chẳng có gì liên quan, cũng như thắp hương khấn vái và để lại bút tích.

Phải xem gia phả bên Hàn Quốc như thế nào, về ngồi đây, ghép 2 gia phả với nhau, thì mới biết được. Nói ngắn gọn, quá trình nhận họ cũng phải rất kỳ công, kỹ lưỡng, yêu cầu cực kỳ chính xác.
Ông Phan Huy Thanh

 

 
Hơn nữa, với những hành động được ghi nhận trong chuyến viếng thăm, nhiều người bảo đó là hình ảnh của một người con, cháu về nhận lại tổ tiên, hơn là một phong cách đi ngoại giao của một nhân vật đức cao vọng trọng như ngài Tổng Thư ký.
 
Những ý kiến ấy không phải là suy diễn, nhất là ở một đất nước luôn đề cao chữ hiếu như Hàn Quốc. Tuy nhiên, theo ông Phan Huy Thanh, phải có căn cứ chính xác, và phải có một thời gian nghiên cứu kỹ càng, lúc đó mới có thể khẳng định. Còn hiện tại, tất cả chỉ là đồn đoán.
 
PV: Ông có thể cho biết, trong chuyến viếng thăm đó, ngài Tổng thư ký Liên Hợp Quốc có giới thiệu gì về bản thân mình không? Hay bảo mình có nguồn gốc là người Việt Nam không?
 
Ông Phan Huy Thanh: Ông ấy không nói, hoặc giả sử có nói thì chúng tôi cũng không được biết, vì không thông thạo ngoại ngữ lắm, cũng không thấy phiên dịch bảo lại.
 
Chúng tôi cũng đã nhóm họp và tìm hiểu rất kỹ trong gia phả của dòng họ Phan Huy và những câu chuyện liên quan thì không hề có một dòng ghi chép về bất cứ một người nào trong dòng họ có liên quan đến Hàn Quốc cả.
 
Cũng có thông tin bảo rằng, ông Ban Ki-Moon đã có lần thổ lộ, ông là đời sau của cụ Phan Huy Chú. Cụ Phan Huy Chú trước có đi sứ bên Trung Quốc, có giao lưu với đoàn sứ bộ của Triều Tiên, xướng họa thơ văn với các sứ thần Triều Tiên và để lại thơ văn đến tận bây giờ. Tuy nhiên, nghe thì chỉ nghe thế thôi, còn thực tế như thế nào thì chúng tôi cũng không thế trả lời được.
 
IMG1355.JPG
Ông Phan Huy Thanh cho biết, hiện tại tất cả chỉ là suy diễn, không có căn cứ
 
PV: Cũng có ý kiến cho rằng, nếu không có quan hệ họ hàng, ông Ban Ki Moon sẽ chẳng bỏ thời gian vào thăm nhà thờ họ Phan, mặt khác với vai trò là một Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, họ phải có một căn cứ nào đó chắc chắn mới có sự kiện này?
 
Ông Phan Huy Thanh: Trong chúng tôi cũng có người có suy nghĩ như thế, nhưng đó chỉ là suy diễn cá nhân, chứ không hề có kiểm chứng. Muốn khẳng định có phải hay không, tôi nghĩ phải tìm hiểu rất kỹ về thân thế của ông Ban Ki-Moon, tức là cũng phải xem gia phả của dòng họ ông ấy. Mặt khác cũng phải tìm hiểu những câu chuyện có liên quan ở Việt Nam, kết hợp và đối chiếu tìm xem có liên hệ gì không? Nếu có thì lúc đó mới có thể nói chuyện được.
 
Trong dòng họ của chúng tôi cũng có một chi nhánh loạn lạc, họ di tản và nhận làm con nuôi của dòng họ khác. Đến khi người ta tìm về, có bảo cụ tổ để lại mấy chữ: “Về nhà thờ làng Thụy Khuê, có đôi câu đối thì đấy là dòng họ mình”.
 
Người ta đi tìm ở phố Thụy Khuê ở nội thành Hà Nội, sau đó đến năm 1982, kỷ niệm ngày sinh cụ Phan Huy Chú, người ta mới biết có làng Thụy Khuê ở đây, và tìm về. Sau đó, qua khảo sát nghiên cứu một thời gian, người ta mới khẳng định được sự việc có thật.
 
Giờ, phải xem gia phả bên Hàn Quốc như thế nào, về ngồi đây, ghép 2 gia phả với nhau, thì mới biết được. Nói ngắn gọn, quá trình nhận họ cũng phải rất kỳ công, kỹ lưỡng, yêu cầu cực kỳ chính xác, không nghe đồn đoán. Cho nên đến giờ, tất cả cũng chỉ là suy diễn.
 
IMG1317.JPG
Ông Ban Ki-Moon trong chuyến thăm nhà thờ dòng họ Phan Huy ngày 23/5/2015
 
  IMG1326.JPG
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc xem Thế Thứ Đồ của dòng họ Phan Huy
 
PV: Nếu đúng ngài Tổng thư ký là hậu duệ của dòng họ mình?
 
Ông Phan Huy Thanh: Tôi không dám nói ông ấy thuộc dòng họ của mình, bởi vì tôi chỉ biết ông ấy là một người con của dòng họ Phan, mà dòng họ Phan thì khá đông đúc. Nếu như ông ấy có bảo dòng họ Phan Huy chẳng hạn, thì giữa hai bên lại gần nhau hơn một tý, và để chắc chắn hơn thì chúng ta cần có bằng chứng. Bản thân dòng họ chúng tôi cũng là một dòng họ có tên tuổi từ xưa tới nay, cho nên tất cả đều phải cân nhắc kỹ lưỡng.
 
PV: Là một trong những người tiếp đón hôm ấy, ông có đánh giá sơ bộ như thế nào về con người của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc?
 
Ông Phan Huy Thanh: Qua những động tác như ông Ban Ki-Moon bắt tay ai cũng cảm ơn, ra bế 2 cháu nhỏ trong dòng họ, rồi lúc ông trên đường ra về, tình hình không còn nghiêm mật như lúc trước nữa, câu chuyện cũng rộng rãi hơn, dân tình người ta xúm đến, ông cũng bắt tay và chào hỏi mọi người, tôi cảm thấy ông ấy là một con người rất lịch sự, tử tế, luôn thân thiện và tôn trọng tất cả mọi người, tự nhiên như là không có khoảng cách giữa một nhân vật tối quan trọng với những người dân bình thường như chúng tôi.
 
PV: Xin cảm ơn ông!
 
Ông Ban Ki-moon nói đến quan hệ với Phan Huy Chú
02/11/2015 06:02
 

Theo GS Phan Huy Lê, trong trao đổi, ông Ban Ki-moon nói là hậu duệ của họ Phan Huy, cụ thể hơn là hậu duệ của Phan Huy Chú.

 

4_mvaz.jpg?width=689
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Quốc Oai, Hà Nội tháng 5.2015 - Ảnh: Lê Quân chụp lại từ tư liệu gia đình
 
Cuộc gặp cá nhân
Cuộc sống vẫn bình thường với dòng họ Phan Huy kể từ khi ông Ban Ki- moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tới thăm và thắp hương ở nhà thờ họ tại Quốc Oai, Hà Nội vào tháng 5.2015. Đương nhiên, họ tự hào, song tất cả chỉ dừng lại ở đó. “Một người lãnh đạo Liên Hiệp Quốc về nhà thờ họ tôi thắp hương. Tôi có đủ thông tin, có Facebook mà chẳng dám đưa lên mạng đâu. Mình đưa lên thấy nó vô duyên quá”, ông Phan Huy Huân, trưởng họ, khẳng định.
Chính ông Huân đã đứng ra lựa chọn những người tới dự cuộc gặp mặt hôm đó. Cũng chính ông là người đã mời một nhà khoa học lớn trong họ - GS Phan Huy Lê đến dự. Vì lý do sức khỏe, GS Lê không thể có mặt, chỉ gửi tặng sách Lịch triều hiến chương loại chí (tác phẩm của Phan Huy Chú) cho ông Ban Ki-moon. “Vì là chuyện riêng tư nên Bộ Ngoại giao không ai biết mà TP.Hà Nội cũng chẳng ai hay. Chỉ anh em tôi biết thôi”, ông Huân nói. Về việc liệu ông Ban Ki-moon có quay lại không, ông Huân cho biết: “Ai mà dám hẹn. Sao mà hẹn được”.
TS Lý Xuân Chung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc, Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN, cho rằng không thể đánh giá cuộc viếng thăm này như một động thái ngoại giao được. “Nếu là động thái ngoại giao thì đã có sự chủ động đưa tin, chụp ảnh. Ông ấy về đây chỉ như một người hành hương bình thường, với lòng thành kính với họ Phan”.
Ông Chung cũng cho rằng không nên cố tình hiểu sự việc theo hướng ông Ban Ki-moon là hậu duệ của dòng họ Phan Huy. “Tôi nghĩ chỉ nên hiểu chắc chắn ông ấy tôn trọng và thành kính với dòng họ Phan. Mà họ Ban (viết cùng một chữ Hán với họ Phan) ở Hàn Quốc cũng là một dòng họ lớn”, ông Chung nói.
 
Gia phả họ Phan Huy có nhiều dị bản
Theo TS Nguyễn Ngọc Nhuận, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cho tới giờ phút này gia phả họ Phan Huy không hề ghi nhận bất cứ thông tin nào về việc có thể có một nhánh lưu lạc ở nước ngoài. Tuy nhiên, có tới 4 dị bản gia phả của dòng họ này. Khi nghiên cứu, ông Nhuận đã dịch bản Phan gia công phả và tham khảo cả ba bản còn lại. Phan gia công phả được ông Nhuận đánh giá là cuốn gia phả quý, được biên soạn theo một thể thức khá chuẩn mực. Tuy nhiên, cây gia phả (nếu vẽ ra) cũng có những nhánh trống. “Gia phả cũng có những bản ghi không được hết. Có thể, nếu có ai đi thì ở đoạn đó”, ông Nhuận nói.
Ông Nhuận cho biết thêm: “Có thể có ông bỏ đi vì sợ nhà Nguyễn sẽ trả thù. Phan Huy Ích trước có theo nhà Tây Sơn. Nhưng họ chỉ trả thù nhân vật chính của triều Tây Sơn, chứ còn quan kiểu sĩ phu Bắc Hà dù sao cũng sử dụng. Thậm chí vua Gia Long còn gọi Phan Huy Ích ra để hỏi về quan hệ bang giao giữa nhà Nguyễn với triều Thanh vì Phan Huy Ích quen với việc bang giao rồi”.
Cũng theo ông Nhuận, nếu có việc phải trốn đi để không bị trả thù thì người ghi gia phả sẽ không ghi nhánh đó để tránh chuyện không hay. “Nếu chuyện đó có thật thì có thể sẽ có tư liệu từ phía Hàn Quốc”, ông nói.
Về chuyến thăm của ông Ban Ki-moon, ông Nhuận cho rằng: “Có lẽ cùng lắm chỉ nên hiểu đó là ông ấy đang đi tìm tư liệu về dòng họ Phan thôi”.
Về khả năng tìm tư liệu từ phía Hàn Quốc, TS Chung cho biết nước này có một hội nghiên cứu về tộc phả hoạt động rất mạnh. Tuy nhiên, “Các dòng tộc nhỏ thì phải nghiên cứu lâu, có khi phải mất mấy năm. Trường hợp của họ Lý cũng mất nhiều năm mới có kết luận khoa học”, ông Chung nói.
 
K
hi ông Ban Ki-moon đến thăm nhà thờ của họ Phan Huy, chắc chắn là có ý. Tôi xin lưu ý là việc viếng thăm này không nằm trong chương trình làm việc của ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc trong 2 ngày ở VN. Đây là việc riêng, việc cá nhân thuộc về đời tư của ông ấy. Vì vậy mà tôi cũng như ông tộc trưởng và con cháu họ Phan Huy không ai đưa tin này. Tuy tôi không có mặt ở đó, không trực tiếp đón tiếp ông ấy nhưng tôi biết rất rõ về việc này. Tôi khẳng định những bức ảnh ông Ban Ki-moon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội), thắp hương, gặp con cháu họ Phan Huy, bút tích lưu niệm là thật, tuyệt đối không có gì phải hoài nghi hay cần xác minh.
Trong bút tích lưu niệm, ông Ban Ki-moon viết rõ ông là thành viên của họ Phan. Ông kính cẩn thắp hương trước bàn thờ Phan Huy Chú và tổ tiên họ Phan Huy. Trong trao đổi ông nói là hậu duệ của họ Phan Huy và cụ thể hơn là hậu duệ của Phan Huy Chú. Tôi rất kính trọng ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và tin rằng bút tích, lời nói, việc làm của ông ấy đều được cân nhắc một cách thận trọng. Nhưng quan hệ đó như thế nào thì cho đến nay, trong 2 ngày ở VN và trong thời gian đi thăm nhà thờ họ Phan Huy, ông chưa nói cho ai biết cả. Cũng có thể ông đã có đủ chứng cứ, tư liệu, nhưng cũng có thể ông mới có một số thông tin nào đó và cần về tận nơi để thăm viếng, tìm hiểu thêm. Có người cho rằng ông Ban Ki-moon, tên chữ Hán là Phan Cơ Văn, viếng thăm họ Phan theo ý nghĩa tộc họ rộng lớn và chung chung đó. Riêng tôi, tôi không nghĩ như vậy. Ở VN hiện nay có nhiều dòng họ Phan, sao ông lại tìm về dòng họ Phan Huy ở Sài Sơn? Trong các gia phả dòng họ Phan Huy ở VN, tôi chưa tìm thấy một tư liệu nào trực tiếp hay gián tiếp chứng tỏ có một chi ở Hàn Quốc. Còn Phan Huy Chú (1782-1840) có hai lần đi sứ nhà Thanh (Trung Quốc) năm 1824, 1830 và một lần đi sứ Batavia (Jakarta, Indonesia) năm 1832 - 1833, nhưng không thấy có một tư liệu nào về mối quan hệ của ông với Triều Tiên lúc bấy giờ. Về phương diện khoa học, tôi tin ông Ban Ki-moon nhưng cho đến nay, tôi chưa có tư liệu nào cho phép lý giải mối quan hệ giữa họ Phan của ông với Phan Huy Chú hay họ Phan Huy ở VN”.
GS PHAN HUY LÊ, Chủ tịch Hội Khoa học - Lịch sử VN

 

 
 
Ông Ban Ki-moon sinh ngày 13.6.1944. Ông là một chính khách rất nổi tiếng ở Hàn Quốc và hiện là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Trước khi trở thành Tổng thư ký thứ 8 của Liên Hiệp Quốc, ông Ban từng là một nhà ngoại giao lão luyện của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.
Ông từng đảm nhiệm vị trí Ngoại trưởng Hàn Quốc từ tháng 1.2004 đến tháng 11.2006. Tháng 2.2006, ông bắt đầu chiến dịch tranh cử cho chức Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Ban đầu, ông không được đánh giá là người thích hợp nhất cho chức vụ này. Tuy nhiên, với vai trò là Ngoại trưởng Hàn Quốc, ông có dịp được đi công cán đến toàn bộ các quốc gia thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và điều này đã giúp ông trở thành ứng viên tiềm năng. Vào ngày 13.10.2006, ông được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc bầu làm Tổng thư ký. Đến ngày 1.1.2007, ông chính thức kế vị ông Kofi Annan.
Tháng đầu tiên đảm nhận nhiệm vụ mới, ông Ban được cho là đã rất chật vật để thích nghi với văn hóa của Liên Hiệp Quốc, nhưng sau đó đã nhanh chóng khẳng định được khả năng và đã thông qua nhiều cải cách quan trọng đối với hoạt động gìn giữ hòa bình và tuyển dụng nhân sự tại tổ chức này.
Về mặt ngoại giao, vị Tổng thư ký người Hàn Quốc đặc biệt có quan điểm mạnh mẽ về biến đổi khí hậu khi liên tục cùng cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush lên tiếng về vấn đề này. Ông cũng là người đã giúp thuyết phục Tổng thống Sudan Omar al-Bashir cho phép lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc hoạt động tại nước này.
Ông Ban cũng từng được tạp chí uy tín Forbes (Mỹ) bình chọn là nhân vật quyền lực thứ 32 thế giới trong năm 2013. Đây là thứ hạng cao nhất mà người Hàn Quốc từng có được trong danh sách xếp hạng của Forbes.
Trang Wikipedia bản tiếng Việt hiện đã cập nhật thông tin về cá nhân ông, theo đó cho biết ông Ban là hậu duệ của cụ Phan Huy Chú. Tiểu sử của ông trong Wikipedia bản tiếng Anh lại chưa có thông tin này.
Hoàng Uy

 

 

 

Trinh Nguyễn

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Sự thật chuyện ông Ban Ki-Moon có gốc gác Việt Nam?

 
(VTC News) - Ông Ban Ki-Moon sẽ không có thời gian rảnh để đi thăm một dòng họ nếu chẳng có gì liên quan, cũng như thắp hương khấn vái và để lại bút tích?
 
 
 
Trên báo thanhnien.com.vn có bài

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc là hậu duệ họ Phan Huy?

Trong comment bên dưới của một cô giáo ở Bình Thạnh rất đáng chú ý

 

Nguyễn Thị Gái - Bình Thạnh - 01/11/2015

Tôi có dạy tiếng Anh cho một người Hàn Quốc, khi ấy làm việc tại Việt Nam, năm 1991, ông ấy học tiếng Việt tại đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp HCM. Ông hỏi tôi câu trong Cung Oán Ngâm Khúc: Chàng từ thuở về nơi hùng quốc... Chữ hùng nghĩa là gì? Tôi trả lời hùng là hùng mạnh - powerful! Người học viên này bảo tôi: Cô nói sai rồi, hùng là con gấu, là biểu trưng của đất nước chúng tôi. Wow, tôi không biết nói sao, nhưng ông ấy đọc Cung Oán Ngâm khúc bản chữ Nôm làu làu. Tôi kể ra đây với thật nhiều ấn tượng về TTK LHQ Ban Ki-Moon, có thể là một người con lưu lạc của Việt Nam. Thật là vinh dự quá.

 

Không biết chữ Hùng trong Hùng Vương có cùng nghĩa như người Hàn quốc này nói không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trên báo thanhnien.com.vn có bài

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc là hậu duệ họ Phan Huy?

Trong comment bên dưới của một cô giáo ở Bình Thạnh rất đáng chú ý

 

Nguyễn Thị Gái - Bình Thạnh - 01/11/2015

Tôi có dạy tiếng Anh cho một người Hàn Quốc, khi ấy làm việc tại Việt Nam, năm 1991, ông ấy học tiếng Việt tại đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp HCM. Ông hỏi tôi câu trong Cung Oán Ngâm Khúc: Chàng từ thuở về nơi hùng quốc... Chữ hùng nghĩa là gì? Tôi trả lời hùng là hùng mạnh - powerful! Người học viên này bảo tôi: Cô nói sai rồi, hùng là con gấu, là biểu trưng của đất nước chúng tôi. Wow, tôi không biết nói sao, nhưng ông ấy đọc Cung Oán Ngâm khúc bản chữ Nôm làu làu. Tôi kể ra đây với thật nhiều ấn tượng về TTK LHQ Ban Ki-Moon, có thể là một người con lưu lạc của Việt Nam. Thật là vinh dự quá.

 

Không biết chữ Hùng trong Hùng Vương có cùng nghĩa như người Hàn quốc này nói không ?

 

Người Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan - nhất là Đài Loan - mang dấu ấn văn hóa Việt rất rõ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phó Thủ tướng:

Không tránh vấn đề Biển Đông khi ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam

 

Trao đổi với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội ngày 3/11, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc tới Việt Nam mang ý nghĩa quan trọng. Ngoài nội dung tăng cường hợp tác, những vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa 2 bên cũng có thể được trao đổi, trong đó có vấn đề Biển Đông.

 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước ta vào ngày mai, 5/11. Xin Phó Thủ tướng cho biết ý nghĩa của cuộc gặp gỡ cấp cao Việt – Trung trong thời điểm này?

Trong quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc cũng như quan hệ với các nước, việc đi thăm của lãnh đạo cấp cao là một trong những hoạt động thể hiện tầm quan trọng của quan hệ, thể hiện sự giao lưu giữa lãnh đạo cấp cao. Tăng cường quan hệ về chính trị cũng đồng thời mở ra quan hệ về kinh tế, văn hóa. Chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình lần này là chuyến đi sau chuyến thăm gần nhất của người đứng đầu Trung Quốc 9 năm (tháng 11/2005, cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm chính thức Việt Nam – PV). Vì vậy, chuyến thăm lần này mang ý nghĩa quan trọng giữa 2 nước.

 

pho-thu-tuong-khong-tranh-van-de-bien-do
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, việc đi thăm của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc thể hiện tầm quan trọng của quan hệ Việt - Trung.

 

Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông vẫn diễn biến phức tạp. Vấn đề này sẽ được đặt ra như thế nào trong chương trình nghị sự giữa lãnh đạo 2 nước, thưa Phó Thủ tướng?

Các chuyến thăm của lãnh đạo Việt Nam – Trung Quốc nằm trong khuôn khổ chương trình thăm, làm việc thường xuyên giữa 2 nước. Trong năm nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi thăm Trung Quốc hồi đầu năm và đây là chuyến thăm của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Trung Quốc, người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sang Việt Nam. Đây là chuyến thăm thông thường của lãnh đạo các nước với nhau để tăng cường quan hệ.

Còn chương trình làm việc, dự kiến, lãnh đạo 2 nước sẽ trao đổi tất cả các nội dung lớn, mang tầm chiến lược trong quan hệ giữa 2 nước nhằm phát triển quan hệ về kinh tế, văn hóa, thương mại. Đương nhiên, không chỉ nội dung tăng cường quan hệ 2 nước trên các lĩnh vực mà những vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa 2 bên cũng có thể được trao đổi, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Dư luận quốc tế đang rất chú ý đến những động thái trong mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh Biển Đông không êm ả. Trong năm nay, các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã thăm Trung Quốc, thăm Mỹ và nay, Chủ tịch Trung Quốc cũng thăm Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin khác gây chú ý là Tổng thống Mỹ Barack Obama hoãn kế hoạch thăm Việt Nam trong năm nay (sau chuyến thăm của ông Tập Cận Bình) như dự kiến trong khi Mỹ đang được xem là một lực “đối trọng” với Trung Quốc trên Biển Đông. Cần nhìn nhận động thái này thế nào, thưa Phó Thủ tướng?

Phải nói là trong năm nay hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta rất sôi động, tích cực, không chỉ riêng với Trung Quốc, Hoa Kỳ. Trong năm nay, nhìn lại cả quá trình, quan hệ của Việt Nam với các nước lớn trên thế giới đều được tăng cường. Lãnh đạo của nhiều nước cũng đến thăm Việt Nam. Chúng ta có thể thấy 2015 cũng là năm Thủ tướng Anh lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam sau khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Lãnh đạo cấp cao nước ta cũng đến nhiều nước quan trọng trên thế giới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đi thăm hầu hết các nước quan trọng trong năm 2015. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới đây đi thăm Đức – đất nước có vai trò hết sức quan trọng với Việt Nam.

Có thể nói là trong năm nay, tất cả các mũi quan hệ của ta với các nước, nhất là các nước lớn trên thế giới, đều diễn biến rất tích cực.

Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo đó, cũng nằm trong diễn biến, xu hướng chung là các nước lớn đều chú trọng mối quan hệ với Việt Nam. Cũng theo những thông tin chúng tôi có được, Tổng thống Mỹ, Tổng thống Pháp cũng sẽ thăm Việt Nam nhưng thời điểm có thể là vào năm tới.

Điều đó cho thấy vai trò, vị thế của Việt Nam hiện nay trên trường quốc tế, trong khu vực tăng lên rất cao. Ta thiết lập được mối quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước lớn trên thế giới. Đó là mục tiêu chúng ta đã thực hiện được.

Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!

P.Thảo (thực hiện)

 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hình vẽ khổng lồ ở Kazakhstan nhìn thấy từ vũ trụ

Thứ năm, 5/11/2015 | 16:00 GMT+7

 

NASA công bố ảnh chụp từ không gian những hình vẽ khổng lồ bí ẩn trên mặt đất (geoglyph) có niên đại khoảng 8.000 năm tại Kazakhstan.
1-2374-1446620919.jpg

Hình vẽ khổng lồ trên mặt đất ở Kazakhstan có thể nhìn thấy từ không gian. Ảnh:NASA

 

Theo IB Times, các nhà khoa học đang kêu gọi giải mã các hình vẽ khổng lồ có niên đại hàng nghìn năm ở Kazakhstan, nhằm tìm hiểu cuộc sống của những người cổ đại tại khu vực này.

Hình ảnh mới nhất chụp từ không gian do NASA công bố cho thấy 4 trong tổng số 260 geoglyph được phát hiện tính đến nay. Chúng có niên đại khoảng 8.000 năm, lâu đời hơn các đường kẻ Nazca nổi tiếng có niên đại khoảng 1.500 năm. Trong khi những hình vẽ bí ẩn khổng lồ ở Peru được cho là do nền văn hóa Nazca tạo ra, thì nguồn gốc của hình vẽ tại Kazakhstan là bí ẩn hoàn toàn đối với nhân loại.

Geoglyph nằm trong một khu vực hẻo lánh ở đất nước Kazakhstan rộng lớn bao gồm vòng tròn, dấu chữ thập, hình vuông, thậm chí là chữ Vạn. Không ai biết đến các hình vẽ này suốt hàng nghìn năm, mãi đến khi Dmitriy Dey, một nhà kinh tế học đồng thời là người đam mê khảo cổ học, phát hiện ra chúng bằng Google Earth năm 2007.

"Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bất kỳ điều gì như thế này. Tôi cảm thấy rất đáng chú ý. NASA đang bắt đầu bản đồ hóa toàn bộ khu vực", Compton J Tucker, nhà khoa học cấp cao về sinh quyển của NASA, nói.

 

2-4255-1446620919.jpg

Một số geoglyph có hình tròn và hình chữ Vạn ở Kazakhstan. Ảnh: NASA

 

Hai nhà khoa học Shalkar Adambekov, Ronald Laporte thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ) đang kêu gọi thêm nhiều nghiên cứu về nguồn gốc của geoglyph ở Kazakhstan.

"Đây là những nghiên cứu rất khó khăn. Vài nhóm nghiên cứu về geoglyph đã báo cáo kết quả của mình, nhưng tôi nghĩ vẫn có nhiều thứ hơn để khám phá. Geoglyph mang tính văn hóa và cổ xưa nên nó rất quan trọng, chúng có thể là dấu vết của nền văn minh thời cổ đại", Adambekov nói.

Xem thêm: Geoglyph có hình vuông trên mặt đất ở Kazakhstan.

Sau lời kêu gọi, một nhóm các nhà khoa học dưới sự dẫn dắt của Adambekov và Laporte dự định đi tới vị trí của geoglyph ở Kazakhstan để nghiên cứu nhiều hơn. Hội Địa lý Quốc gia Kazakhstan cũng lên kế hoạch cho dự án nghiên cứu geoglyph vào năm 2016, nhưng vẫn chưa công bố thông tin chi tiết.

 

4-5308-1446620919.jpg

Geoglyph hình chữ thập trên mặt đất ở Kazakhstan. Ảnh: NASA

Lê Hùng

==================

Geoglyph có hình vuông trên mặt đất ở Kazakhstan

 

Hình vẽ bí ẩn khổng lồ trên mặt đất (geoglyph) ở Kazakhstan có niên đại khoảng 8.000 năm và mới được phát hiện năm 2007.
3-7583-1446620919.jpg

Hình vuông khổng lồ ở Kazakhstan. Ảnh: NASA

 

Nguồn: Báo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites
Mạng lưới đài phát thanh giấu mặt của Trung Quốc
09/11/2015 10:00
 
Bài điều tra công phu của Reuters đã hé lộ một mạng lưới phát thanh tuyên truyền “ẩn thân” rất kín kẽ của Trung Quốc bao phủ nhiều khu vực trên thế giới.
tinh-bao_dfli.jpg?width=689
Sơ đồ các đài phát thanh do CRI kiểm soát sóng trên thế giới - Ảnh: Reuters - Đồ họa: Phúc Hải
 
Hồi tháng 8.2015, giữa lúc cộng đồng quốc tế, giới chuyên gia và các cơ quan truyền thông tại nhiều nước đồng loạt lên tiếng phản đối việc Trung Quốc xây đắp phi pháp trên Biển Đông, thì đài WCRW (viết tắt của W China Radio Washington) ở Mỹ lại có quan điểm khác hẳn.
Theo Reuters, đài phát thanh có trụ sở nằm sát thủ đô Washington D.C này không nhắc gì đến kế hoạch xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Thay vào đó, WCRW dẫn lời một nhà phân tích tuyên bố căng thẳng trong khu vực “là do sự kích động của các thế lực bên ngoài”.
Sau nhiều tháng điều tra, Reuters đã phát hiện một sự thật mà WCRW chưa bao giờ thông báo với thính giả: chính phủ Trung Quốc kiểm soát hầu hết thời lượng của đài này, vốn có thể phát sóng tới tận trụ sở quốc hội Mỹ và Nhà Trắng.
Chưa hết, đây chỉ là một trong 33 đài phát thanh trải rộng trên 14 quốc gia chuyên phát những tin tức, chương trình tuyên truyền cho Trung Quốc. Về mặt giấy tờ, tất cả đều “ẩn nấp” sau một ma trận những công ty bình phong sở hữu chồng chéo để che giấu cơ quan chủ quản của mình: Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI).
 
Mờ ám và phạm pháp
Theo Reuters, WCRW đang được Công ty truyền thông G&E Studio Inc, có trụ sở ở bang California, thuê gần như toàn bộ thời lượng phát sóng với giá hơn 720.000 USD/năm. Đáng lưu ý là 60% cổ phần của G&E Studio Inc nằm trong tay Guoguang Century Media Consultancy, một công ty thuộc sở hữu 100% của CRI. Điều này đã được Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành G&E Studio Inc James Su, người Mỹ gốc Hoa, xác nhận với Reuters và ông cho biết thêm công ty của mình có hợp đồng khai thác thông tin với CRI.
Tuy không sở hữu cơ quan truyền thông nào ở Mỹ nhưng ngoài WCRW, James Su còn thuê hoặc nắm quyền sử dụng sóng của 14 đài phát thanh khác tại nước này thông qua hàng chục công ty trách nhiệm hữu hạn bình phong, theo Reuters. Cách thức “thâu tóm” của G&E Studio Inc là tiếp cận những đài nhỏ ở địa phương đang làm ăn khó khăn và đề nghị thuê sóng hoặc đổ tiền đầu tư nâng cấp cho chủ sở hữu đài để qua đó kiểm soát về nội dung. Đơn cử như WCRW ban đầu mang tên WAGE và chuyên phát tin tức địa phương của hạt Loudoun, bang Virginia.
Năm 2009, đài ngừng hoạt động vì làm ăn thua lỗ nhưng 2 năm sau, chủ sở hữu đài là Công ty Potomac Radio (Mỹ) “bỗng nhiên” có được nguồn đầu tư lớn để không những khôi phục hoạt động mà còn xây thêm 3 trạm phát sóng công suất cao, đủ sức vươn tới Washington D.C. Trong đề xuất với chính quyền, Potomac Radio tuyên bố: “Đây là hy vọng cuối cùng để cứu đài phát thanh duy nhất của Loudoun”. Tuy nhiên, sau khi được phê chuẩn, Potomac Radio đổi tên WAGE thành WCRW và bắt đầu phát nội dung tuyên truyền do G&E Studio Inc cung cấp. Khi đó, giới chức địa phương mới “ngã ngửa”. “Tất cả rất mờ ám. Họ chỉ trưng ra kế hoạch về một đài phát thanh địa phương và che giấu ý đồ thật sự”, Reuters dẫn lời quan chức hạt Kelly Burk phát biểu.
Về mặt luật pháp, Potomac Radio khẳng định không vi phạm quy định của Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC) vì G&E Studio Inc chỉ thuê sóng chứ không sở hữu đài. Luật Mỹ không cho phép chính phủ nước ngoài hoặc đại diện của họ sở hữu giấy phép vận hành đài phát thanh/truyền hình. Cá nhân, công ty và chính phủ nước ngoài cũng bị cấm giữ 20% quyền sở hữu trực tiếp trong một đài và 25% trong công ty Mỹ sở hữu đài phát thanh/truyền hình, theo Reuters.
Tuy có thể “lách luật” về quyền sở hữu cơ quan truyền thông nhưng G&E Studio Inc đã vi phạm luật Đăng ký đại diện cho nước ngoài (FARA), theo nhiều chuyên gia và cựu quan chức. Luật này quy định mọi cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn gây ảnh hưởng đến chính sách hoặc dư luận Mỹ phải đăng ký với Bộ Tư pháp.
Mục đích của FARA là hạn chế sự ảnh hưởng của nước ngoài lên chính sách Mỹ và yêu cầu mọi cá nhân, tổ chức hoạt động trong những ngành như vận động hành lang phải đăng ký minh bạch về nguồn tài chính, cơ quan chủ quản... “Điều luật này áp dụng cho cả các cơ quan truyền thông. Anh không thể mượn danh báo chí để tuyên truyền những thông tin do chính phủ nước ngoài cung cấp, chỉ đạo hoặc bỏ tiền đầu tư để tạo ảnh hưởng đến dư luận và chính sách của Mỹ”, Reuters dẫn lời chuyên gia Ronald Meltzer thuộc Hiệp hội Luật sư Mỹ nói.
 
Vươn vòi ra nhiều châu lục
Ngoài các đài ở Mỹ, G&E Studio Inc còn kiểm soát sóng của một đài phát thanh tại Vancouver, Canada. Theo Reuters, nếu công ty này “thầu” Bắc Mỹ thì GBTimes, có trụ sở ở Phần Lan, chịu trách nhiệm châu Âu còn Global CAMG Media Group tại Úc phụ trách châu Á -Thái Bình Dương.
Cả hai đều do người gốc Hoa làm chủ, cũng có 60% cổ phần thuộc công ty con của Đài CRI. Giám đốc điều hành GBTimes Triệu Nhất Nông xác nhận với Reuters rằng công ty ông nhận hàng triệu USD mỗi năm từ CRI.
Từ Phần Lan đến Nepal, từ Philadelphia đến San Francisco, 3 công ty này cung cấp chương trình bằng tiếng Anh, Hoa, Thái Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ... do CRI sản xuất. Nội dung được kiểm soát chặt chẽ nhằm mục đích tuyên truyền quảng bá cho hình ảnh Trung Quốc và thể hiện quan điểm của nước này về các vấn đề như tranh chấp chủ quyền. Mọi chỉ trích hoặc những gì bất lợi cho Bắc Kinh đều không bao giờ xuất hiện.
Trả lời Reuters, James Su khẳng định truyền thông nước ngoài “vẽ ra bức tranh sai lệch, khiến dư luận hiểu lầm, thậm chí ác cảm về Trung Quốc” và “chúng tôi chỉ đưa những thông tin chân thật, không bị kiểm duyệt”.
Thế nhưng khi đưa tin về cuộc hội đàm giữa đại diện hải quân Mỹ và Trung Quốc hồi cuối tháng 10, WCRW phớt lờ hoàn toàn việc Mỹ đưa tàu chiến áp sát đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông nhằm phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại đây. Thay vào đó, đài này phát rằng cuộc gặp diễn ra “trong bối cảnh căng thẳng dâng cao do hành động của Mỹ”.
 
Mỹ mở cuộc điều tra
Theo Reuters, trong quá trình thực hiện bài điều tra, phóng viên của hãng đã liên hệ với đại diện Ủy ban Truyền thông liên bang (FCC) và Bộ Tư pháp Mỹ nhưng không được phản hồi.
Đến nay, sau khi bài viết được đăng tải, phát ngôn viên FCC Neil Grace cho biết cơ quan này sẽ mở điều tra Công ty G&E Studio Inc về vấn đề lách luật liên quan đến quyền sở hữu truyền thông cũng như nội dung phát sóng mang tính quảng bá chính trị mà không đăng ký.
Một quan chức Bộ Tư pháp thì nói “sẽ bảo đảm các tổ chức nước ngoài phải hoạt động theo đúng đạo luật FARA”. Cũng theo Reuters, G&E Studio Inc đã xóa các thông tin cho thấy sự liên hệ giữa công ty với CRI.

 

 

Văn Khoa

=======================

Đài phát thanh cho Trung Quốc thì người ta có thể điều tra ra. Nhưng còn "người phát thanh" thì không dễ tìm.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Cướp biển lộng hành nơi biển Tây - Kỳ 4: Máu đổ đường tuần tra
13/11/2015 09:46
 

(TNO) Vụ bắt giữ tàu D-4460 hoạt động tình báo, cướp vũ trang cho thấy, bên cạnh Vịnh Bắc bộ, Hoàng Sa - Trường Sa, Trung Quốc đã để ý đến vùng biển Tây Nam.

 

img_7711_gxtl.jpg?width=689
Tàu BP-28.01.70 đã nhiều lần bị tàu chiến, máy bay nước ngoài tấn công trong những năm 80 - 90, gây hư hỏng nhưng hiện vẫn đang hoạt động do Hải đoàn 28 chưa được trang bị tàu mới
 
Trong lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) có những đơn vị đặc biệt được gọi là 'Hải quân Biên phòng', đó là những Hải đoàn biên phòng (BP) nằm dọc bờ biển từ Quảng Ninh vào tới Cà Mau. Già dặn và vất vả, nặng nề nhất phải kể đến Hải đoàn BP 28 trực thuộc Bộ Tư lệnh BĐBP, đóng quân ở căn cứ Xẻo Rô (Châu Thành, Kiên Giang). 
 
Ẩn số Công Biên
Thượng tá Nguyễn Xuân Quý là Hải đoàn phó Hải đoàn BP28, vốn gắn bó với đơn vị ngay từ khi mới thành lập nên rành rẽ: “Căng thẳng nhất là trận bắt tàu Công Biên D-4460 của Trung Quốc” và nhớ lại: Ngày 11.3.1996, Biên đội 2/96 đang tuần tra thì phát hiện 1 tàu lạ đang lủi sâu vào hải phận ta, cách phía Tây nam đảo Thổ Chu 5 hải lý. Thấy nghi ngờ, chỉ huy Biên đội ra lệnh dàn đội hình vây bắt và sau 2 tiếng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, tàu lạ này buộc phải dừng lại. Quan sát từ xa, thuyền trưởng Nguyễn Xuân Quý thấp bóng người mặc quân phục trong khoang lái nên cảnh giác, triển khai theo phương án chiến đấu.
Khi Tổ kiểm soát BP sang kiểm tra, phát hiện đây là tàu quân sự vũ trang của BP Trung Quốc. Trên tàu có 29 người, bao gồm: 10 sĩ quan, binh sĩ BP Trung Quốc, 10 người dân và 1 thủy thủ người Indonesia. Trên tàu, có nhiều vũ khí - khí tài quân sự và nhất là hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, các máy rađa, định vị, đo sâu cùng các dụng cụ hỗ trợ khác.
   
Theo số liệu chưa đầy đủ, từ 1979 - 1982, phía Trung Quốc đã bắt cóc 25 vụ/28 tàu thuyền/266 người..., giam giữ ít nhất là 5 tiếng đồng hồ, dài nhất là 10 tháng. Những người bị bắt (nhất là số dài ngày) đều bị giam giữ riêng để khai thác, tìm hiểu quan điểm đối với Trung Quốc và bị dùng thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, gây chia rẽ, nghi ngờ để từ đó tung về hoạt động phá hoại.
(Nguồn: Bộ tư lệnh BĐBP)

 

  “Riêng hệ thống thông tin có đến 3 chủng loại, từ liên lạc tầm ngắn cho đến kết nối vệ tinh. Trong tủ thuyền trưởng có cờ của các quốc gia, nhưng nhiều nhất là cờ Việt Nam!” - thượng tá Nguyễn Xuân Quý kể vậy và lắc đầu: “Họ khai lung tung, lúc thì bị hết dầu trôi dạt, lúc thì lại bảo là tàu BP chống cướp biển. Chúng tôi phải áp giải ngay về bờ, giao Ban chỉ huy quân sự Kiên Giang, Bộ Tư lệnh BĐBP và Bộ Ngoại giao giải quyết!”.
Tại Hội nghị rút kinh nghiệm các Hải đoàn cuối tháng 5.1996, thiếu tướng Nguyễn Hữu Bồng, Tư lệnh BĐBP lưu ý: “Từ năm 1993 đến nay (1996), diễn biến trên vùng biển rất phức tạp, hoạt động của đối tượng có nhiều âm mưu thủ đoạn xảo quyệt hơn!” và nhấn mạnh: “Vụ bắt giữ tàu D-4460 hoạt động tình báo, cướp vũ trang cho thấy, bên cạnh Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa - Trường Sa, Trung Quốc đã để ý đến vùng biển Tây Nam!”…
Cần sa xếp như… thuốc lào
Trên bàn làm việc của đại tá Nguyễn Hữu Nhịp, Hải đoàn trưởng BP 28, có 1 chiếc compa sáng trắng rất độc đáo, khác hẳn các compa chuyên dụng kẻ vẽ hải đồ đi biển. Hỏi ra mới biết đó là vật thu giữ và đại tá Nhịp lưu lại làm kỷ niệm, sau khi chỉ huy Biên đội 1/94 bắt giữ tàu XERIMANET (chủ hàng là TomJonJeo, quốc tịch Mỹ) vận chuyển 1.904 kg cần sa, trên vùng biển Kiên Giang.
Đại tá Nhịp kể: 4 giờ sáng ngày 4.4.1994, Biên đội tàu tuần tiễu xuất kích từ đảo Thổ Châu vây bắt đoàn hơn 20 tàu Thái Lan vào sâu vùng biển nước ta. Trong quá trình bao vây, chúng ta chú ý đến 1 chiếc tàu trong đoàn đánh cá nhưng sơn trắng toát, sạch bong và không mang trang bị đánh bắt.
 
img_8193_qtsr.jpg?width=689
Đại tá Nguyễn Hữu Nhịp, Hải đoàn trưởng 28 với chiếc compa kỷ niệm, thu được từ tàu chở gần 2 tấn cần sa
 
Phải mấy tiếng đồng hồ truy đuổi, chiếc tàu này mới chịu dừng lại. Sĩ quan phiên dịch cùng tổ kiểm soát sang làm việc, ban đầu các đối tượng lắc đầu không trả lời, sau khi kiểm tra mới biết họ đến từ nhiều quốc gia (Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Mỹ, Campuchia), nên tập trung khám xét.
Mất cả tiếng đồng hồ, khắp tàu chỉ thấy những bánh vuông vức, bên trong là những sợi lá như lá thuốc lào, hỏi thì thuyền trưởng lắc đầu quầy quậy: “Không biết!”. Ngay lập tức, các đối tượng được tách riêng tra hỏi, đến trưa mới ngã ngửa: “Tàu chở cần sa!”. Đến lúc ấy, chỉ huy biên đội mới khẩn cấp xin lực lượng ra khai thác, điều tra, thậm chí đi vớt lại các gói cần sa do đối tượng vứt xuống biển tiêu hủy…
 
img_8014_xcls.jpg?width=689
Các binh lính, thuyền viên Trung Quốc trên tàu Công Biên D-4460 của Trung Quốc bị bắt giữ khi xâm phạm sâu vào vùng biển Thổ Chu, Kiên Giang ngày 11.3.1996. Hình: Tư liệu BĐBP
Đạn nổ giữa thời bình
Lịch sử Hải đoàn BP 28 ghi rành mạch các sự kiện: Ngày 17.2.1992, Biên đội 1/92 mà nóng cốt là Hải đội 2, đang tuần tra (ở tọa độ 08°41'25"N - 103°21'00"E) trên vùng biển Việt Nam, đã phát hiện nhiều tốp tàu lạ xâm phạm trái phép chủ quyền Việt Nam. Biên đội phát lệnh xuất kích kiểm tra, kiểm soát, phát tín hiệu quốc tế yêu cầu các tốp tàu lạ dừng lại để tàu tuần tiễu BP kiểm tra. Tuy nhiên các tàu trên cố tình bỏ chạy, buộc tàu ta phải truy đuổi, vây bắt được 9 tàu nước ngoài xâm phạm. Trong khi đang tiến hành các thủ tục kiểm tra hồ sơ vụ việc, buộc thuyền trưởng tàu vi phạm ký vào văn bản vi phạm chủ quyền, bất ngờ 1 tốp máy bay của đối phương đã tập kích, nhằm tàu BP ta để bắn rốc két, tên lửa hòng giải vây cho số tàu thuyền của họ bị ta bắt giữ.
Song với lòng dũng cảm, kiên cường và sự cảnh giác cao, cán bộ chiến sĩ Biên đội 1/92 vừa kiên quyết đánh trả máy bay vừa yểm hộ nhau rút vào khu vực nội thủy, bảo toàn lực lượng.
Trận này, Biên đội đã bắt giữ 9 tàu/136 ngư dân nước ngoài, bàn giao cho UBND tỉnh Minh Hải (nay là Cà Mau) đúng thủ tục pháp lý. Năm 1993, Biên đội 2/93 đang tuần tra cũng bị 1 tốp máy bay đối phương đến đe dọa, song nhờ sự dũng cảm bình tĩnh của chỉ huy biên đội nên không mắc mưu của chúng và sau 30 phút kiêu khích thăm dò, máy bay đối phương phải rút về căn cứ; ngày 24.7.1993, tàu chiến đấu Hải quân Hoàng gia Thái Lan tấn công tàu của Hải đoàn 24 Kiên Giang, bắt 12 cán bộ thuyền viên trên tàu…
 
Chiến đấu đến hơi thở cuối
img_8768_yljo.jpg?width=510
Liệt sĩ Trần Công Thắng (sinh năm 1974, quê Hưng Hà, Thái Bình) hy sinh ngày 13.4.1996 trong lúc làm nhiệm vụ đánh trả tàu chiến nước ngoài tấn công đội hình biên đội tuần tiễu của Hải đoàn 28.
 
Đặc biệt, hồi 15 giờ 30 ngày 31.5.1995, trong lúc tuần tra bảo vệ vùng biển Tây Nam, Biên đội 4/95 phát hiện nhiều tốp tàu lạ với hàng chục chiếc đang khai thác đánh bắt trộm hải sản của ta ở tọa độ 08°44'00"N-103°25'30"E, ngay lập tức biên đội đã triển khai đội hình vây bắt truy đuổi, đến 17 giờ 30 cùng ngày, bắt được 6 thuyền nước ngoài và 62 ngư dân vi phạm. Sau khi lập biên bản và hoàn tất các thủ tục pháp lý, Biên đội tổ chức dẫn giải phương tiện về vị trí tập kết để bàn giao cho UBND tỉnh Minh Hải xử lý.
Tuy nhiên, trên hành trình dẫn giải, 2 tàu chiến của Thái Lan đã tập kích tấn công các tàu tuần tiễu, hòng giải thoát các tàu vi phạm. Cán bộ chiến sĩ trong biên đội đã bình tĩnh, ngoan cường chiến đấu, vừa đánh trả tàu chiến đối phương vừa bảo toàn lực lượng của ta và bảo toàn nhân chứng, vật chứng.
Trong trận đánh đêm 31.5.1995 này, 2 cán bộ là trung úy Vũ Văn Phóng (sinh ngày 9.3.1968, quê quán Liên Hải, Nam Ninh, Nam Định) và trung úy Trần Văn Dũng (sinh ngày 15.6.1972, quê quán Thận Lộc, Cann Lộc, Hà Tĩnh) đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và anh dũng hy sinh. Trận chiến đấu này, Chính phủ đã tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất, hạng ba cho tập thể Biên đội 4/95 và 2 liệt sĩ.
 
img_7687_yffa.jpg?width=689
Cán bộ chiến sĩ Hải đoàn 28 lập biên bản các đối tượng vi phạm vùng biển Việt Nam
 
Vào lúc 13 giờ ngày 13.4.1996, trên đường tuần tra, Biên đội 2/96 phát hiện hơn 10 tàu lạ của nước ngoài xâm phạm vùng biển Tây Nam tại tọa độ 09°17'00"N-103°03'00"E và đã truy đuổi, vây bắt 4 tàu vi phạm cùng 29 ngư phủ trên tàu. Trong khi đang lập biên bản, đối phương đã cho 1 tốp tàu chiến có hỏa lực mạnh tấn công tàu tuần tiễu của ta hòng giải thoát các tàu cá. Biên đội đánh trả quyết liệt để bảo vệ nhân chứng, vật chứng.
Trong trận này, 3 cán bộ Hải đoàn BP 28 đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường và hy sinh trên vùng biển Tây Nam, đó là trung úy Đặng Đức Thanh (sinh 1969, quê quán Tư Mạc, Yên Dũng, Bắc Ninh), chuẩn úy Nguyễn Văn Ngọc (1972, quê Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) và chuẩn úy Trần Công Thắng (sinh ngày 23.4.1974, quê Văn Lang, Hưng Hà, Thái Bình). 3 liệt sĩ đã được tặng Huân chương Chiến công hạng ba…
 
img_7756_xtcu.jpg?width=689
Thủ trưởng BTL BĐBP kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của Hải đoàn 28 trên vùng biển Tây Nam
 
Trong những năm 90, tàu chiến nước ngoài không chỉ nổ súng vào các tàu BĐBP Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển Tây Nam mà còn tấn công, bắt giữ cán bộ chiến sĩ. Đơn cử, ngày 18.21996, tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Thái Lan tấn công vào tàu BP-28-01-61 (Biên đội 2/96, Hải đoàn BP 28, BTL BĐBP), giải thoát 2 tàu cá bị ta bắt - dẫn giải về bờ và ngang nhiên bắt giam 5 cán bộ chiến sĩ BP đang làm nhiệm vụ dẫn giải…

(Lịch sử Hải đoàn 28, Bộ Tư lệnh BĐBP)

 

 

(Còn tiếp)

Mai Thanh Hải

Share this post


Link to post
Share on other sites
Khủng bố kinh hoàng ở Paris, hơn 100 người chết
14/11/2015 06:21

(TNO) Đến sáng 14.11 khi cảnh sát tấn công giải cứu con tin ở nhà hát Bataclan (Paris, Pháp), có hơn 100 người chết do khủng bố ném chất nổ vào con tin...
 
phap-6_rfrw.jpg?width=689
Cảnh sát đưa người bị thương trong vụ xả súng ở gần nhà hát Bataclan đi cấp cứu - Ảnh: Reuters
 
7 giờ 18: AFP dẫn nguồn tin cảnh sát Pháp cho hay hơn 100 người chết tại nhà hát Bataclan. 
7 giờ 10: Báo Washington Post đưa tin tại Mỹ, Sở cảnh sát New York cho biết đang triển khai lực lượng "đầy khắp các khu vực trên toàn thành phố để đề phòng" sau những gì xảy ra ở Paris. 
7 giờ 06: AP dẫn lời một quan chức Pháp mô tả cảnh tượng trong nhà hát là một "cuộc tàn sát". Những kẻ tấn công đã quăng chất nổ vào các con tin. Quan chức này cho biết con số thương vong sẽ tăng rất cao. 
Theo nguồn tin của The Telegraph, việc Pháp đóng cửa biên giới là để ngăn nghi phạm tẩu thoát.
Tổng thống Pháp quyết định hủy tham gia cuộc họp G20 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoại trưởng Laurent Fabius và Bộ trưởng Tài chính Michel Sapin sẽ thay thế.
7 giờ 03: Tổng thống Francois Hollande triệu tập cuộc họp quốc phòng vào sáng 15.11 tại điện Elysee.
 
phap-9_vevj.jpg?width=689
Cảnh sát tấn công vào nhà hát Bataclan, giải cứu con tin - Ảnh: Reuters
 
6 giờ 56: Lực lượng an ninh Pháp bắn chết hai tay súng, giải cứu con tin trong nhà hát Bataclan, theo Reuters. 
Một nhân chứng tên Samia đang nói trực tiếp trên kênh phát thanh France Info, cho biết cô nhìn thấy nhiều người đang từ từ ra khỏi nhà hát, đều tay để lên đầu hoặc nằm trên băng ca. Đa số đều còn rất trẻ. Luc Peillon, làm việc cho báo Pháp Libération cho biết nhiều tiếng nổ lớn đã vang ra từ nhà hát Bataclan (nằm ở trung tâm thủ đô Paris).
Chính quyền Pháp đã yêu cầu tất cả các đài truyền hình không đưa hình ảnh trực tiếp từ vụ tấn công nhà hát Bataclan nữa. Quân đội đã được huy động đến hiện trường.
6 giờ 50: Tờ Le Parisien tổng hợp cho biết có ít nhất 7 vụ tấn công xảy ra vào đêm 13.11 tại Paris và sân vận động Stade de France ở ngoại ô. 
6 giờ 49: Cảnh sát Paris xác nhận lực lượng an ninh đã tấn công vào nhà hát Bataclan , nơi các con tin bị bắt giữ. 
6 giờ 35: Tổng thống Nga Vladimir Putin lên án các vụ tấn công man rợ tại Paris. Ông Putin khẳng định sẵn sàng  hỗ trợ Pháp để đưa những kẻ khủng bố ra trước công lý. Trước đó Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã lên án vụ các tấn công kinh hoàng này, tuyên bố đây là tấn công khủng bố nhằm vào những giá trị chung của toàn nhân loại, theo RT. 
6 giờ 32: Reuters dẫn lời các nhân chứng cho biết đã nghe 5 tiếng nổ gần Bataclan. Nhiều tiếng nổ vẫn đang được nghe trực tiếp trên trên truyền hình.  Trên Twitter, nhiều người dân Paris cho biết mọi người được taxi chở về nhà miễn phí. Chính quyền đã cảnh báo mọi người phải ở trong nhà.
6 giờ 30: Cảnh sát Pháp xác nhận đã xảy ra 2 vụ đánh bom tự sát và một vụ nổ bom gần sân vận động Stade de France, phía bắc Paris, theo tin AP. Tổng thống Pháp ra lệnh tăng cường binh lính vào Paris.
Tới nay, Tổng thống Pháp chỉ tuyên bố "hàng chục" người chết, chưa đưa ra con số cụ thể. Các nguồn tin thương vong rất khác nhau, có nguồn đưa 40 người thiệt mạng, nguồn khác nâng con số lên 60.
6 giờ 30: Pháp đóng cửa tất cả biên giới. 
6 giờ 25 sáng 14.11 (giờ VN): Truyền thông Pháp đưa tin ngoài ba vụ tấn công này còn một vụ nã súng tại trung tâm thương mại Les Halles, ngay trung tâm Paris. Tuy nhiên vụ việc chưa được xác minh.
Nhiều vụ tấn công đồng thời diễn ra vào đêm 13.11 tại thủ đô Paris và ở Saint-Denis (Pháp). Tại quận 11, một người đã nổ súng ở trước quán cà phê La Belle Equipe.
Tại nhà hát Bataclan, vụ nổ súng xảy ra và ít nhất 35 người thiệt mạng, khoảng 100 người bị giữ làm con tin.
Một vụ nổ súng cũng xảy ra tại nhà hàng ở quận 10.
Các lực lượng chức năng đang được triển khai khắp các khu phố tại quận 10 và 11 ở Paris, nơi các vụ tấn công diễn ra.
 
phap-1_axsp.jpg?width=689
Hiện trường vụ tấn công ở bên ngoài 1 nhà hàng tại Paris, tối 13.11 - Ảnh: Reuters
 
phap-2_cawa.jpg?width=689
Cảnh sát bố trí khắp nơi ở Paris - Ảnh: Reuters
 
phap-3_ymas.jpg?width=689
Chăm sóc người bị thương gần nhà hát Bataclan, nơi khoảng 100 con tin đang bị giữ tại đây - Ảnh: Reuters
 
AP dẫn lời cảnh sát cho biết 11 người thiệt mạng tại một nhà hàng ở Paris ở quận 10 và khoảng 35 gười thiệt mạng tại nhà hát Bataclan, nơi vụ bắt giữ con tin đang diễn ra. Khoảng 100 con tin đang bị giữ tại đây.
Trong khi đó, 2 vụ nổ đã được nghe thấy gần sân vận động Stade de France, nơi trận đấu bóng đá giao hữu giữa Pháp và Đức đang diễn ra. Tổng thống Pháp Francois Hollande có mặt tại khán đài theo dõi trận đấu này đã được hộ tống khỏi sân vận động. Nhiều quả lựu đạn được cho là phát nổ gần sân vận động khiến ít nhất 3 người chết.
Truyền thông Pháp đưa tin ngoài ba vụ tấn công này còn một vụ nã súng tại trung tâm thương mại Les Halles, ngay trung tâm Paris. Tuy nhiên vụ việc chưa được xác minh.
Tổng thống Hollande đã triệu tập Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve cùng Thủ tướng Manuel Vall theo sát tình hình các vụ tấn công chết người có khả năng là khủng bố này.
Tổng thống Francois Hollande đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn nước Pháp, theo The Guardian. Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Mỹ sẽ vào cuộc và "dùng đủ mọi biện pháp để đưa những tên khủng bố này ra trước công lý", theo The Guardian.

Ngọc Mai-Bảo Vinh-Kiều Oanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xác định được nguồn gốc của nước trên Trái đất

Cập nhật lúc 18h07' ngày 14/11/2015

 

Trong nhiều năm, giới khoa học chưa khi nào biết chắc được nguồn nước đang hiện diện trên hành tinh của chúng ta bắt nguồn từ đâu: do hành tinh tự hình thành, hay do thiên thạch mang tới. 

 

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Hawaii (Mỹ) tin rằng họ đã tìm được câu trả lời.

 

Đã tìm được nguồn gốc nước trên Trái đất

 

Bằng việc phân tích các lớp đá cổ tại đảo Baffin (Canada), các nhà nghiên cứu đã tìm ra những bằng chứng xác thực cho thấy nước là thứ luôn hiện hữu trên Trái đất của chúng ta. Cụ thể, các khoa học gia đã tìm thấy tinh thể chứa những giọt nước rất nhỏ bên trong lớp đá tại đây.

 

nuoc-tren-trai-dat.jpg
Phân tích lớp đá cổ tại đảo Baffin (Canada).

Những lớp đá này tới từ vỏ Trái đất - tức là không chịu tác động từ yếu tố bên ngoài hành tinh. Và nước được tìm thấy trong đó có thành phần giống như nguồn nước chúng ta vẫn thấy ngày nay.

 

nuoc-tren-trai-dat-1.jpg

 

Nước được tạo thành từ các phân tử oxy và hydro, trong đó hydro có tới 3 dạng thù hình: Hydro, deuterium  tritium. Nước được tạo bởi oxy và deuterium được gọi là nước nặng. Các chuyên gia cho biết, sao chổi hay thiên thạch nếu có chứa nước thì chủ yếu sẽ là nước nặng.

Các nhà nghiên cứu cũng không bác bỏ khả năng nước đến từ thiên thạch, nhưng họ tin rằng nguồn nước này không thể giải thích vì sao hành tinh của chúng ta có các đại dương khổng lồ.

 

sao-choi.jpg
Các sao chổi hay thiên thạch có thể bổ sung nước cho Trái đất, nhưng không đáng kể.

 

Theo tiến sĩ Lydia Hallis, chủ nhiệm nghiên cứu: "Có thể các thiên thạch đã mang thêm nước đến cho Trái đất, nhưng các số liệu của chúng tôi cho thấy Trái đất đã có nước ngay từ buổi sơ khai, và việc nguồn nước đến từ thiên thạch không mang nhiều ý nghĩa".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.

 

Theo Trí Thức Trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài nói chuyện của Thượng Tọa Thích Nhật Từ có liên quan đến Đức Thánh Trần Hưng Đạo:

“Kinh Địa Mẫu là viết tắt của Địa Mẫu Chân Kinh, đây là một quyển kinh do Trung Quốc biên tập lấy danh nghĩa của Phật giáo và do vậy, không phải là kinh Phật dầu nhân danh là kinh Phật, điều này cũng giống như các hàng Trung Quốc nhái các thương hiệu lớn trên thế giới, mặc dầu mang thương hiệu…nhưng chất liệu và sản xuất vẫn là Made In China.

Trong Quốc là nơi nhái nổi tiếng thế giới, kinh điển họ cũng nhái, như vậy chứ không phải chỉ có sản phẩm hàng hóa họ có nhái đâu, từ xa xưa Trung Quốc là thế. Lịch sử Trung Quốc thực sử thì không nhiều mà hư cấu là nhiều. Ông Quan Công cũng là một nhân vật hư cấu là chính yếu, so với Đức Thánh Trần Hưng Đạo của Việt Nam thì Quan Công thua xa, vì ổng ấy không phải nhân vật thật sử nhiều đâu. Còn Trần Hưng Đạo là danh tướng tài mà thế giới phải thừa nhận. Cho nên, thay vì mình thờ ngài Quan Công tại các nhà người Việt Nam, chúng ta hãy đổi lại là thờ thánh Trần Hưng Đạo vì Trần Hưng Đạo là một Phật tử toàn tài và là một vị anh hùng dân tộc với đóng góp mất lần chiến thắng giặc Nguyên Mông. Do đó, chúng ta mới phong ông như là thánh sống vậy. Tương tự, các quyển nhận danh Kinh Phật mà do Trung Quốc biên soạn với những mục đích dù là gì đi nữa thì cái đó không phải là Kinh thật của đức Phật. Và là người Phật tử tu học chúng ta không nên truyền bá các loại kinh như thế, vì như thế là đang gieo rắc các niềm tin mê tín và trái với lời dạy gốc của đức Phật.

Các bản Kinh mạo nhận hay các bản Kinh ngụy Đạo thì nó có dấp dáng giống với Kinh Phật, nhưng giống có nghĩa là không phải, không chính thức là… Là người tu học Phật thì Kinh Phật ngày này được phiên dịch rất nhiều ra tiếng Việt, phổ biến trên Internet, phổ biến theo dạng sách, phổ biến dạng âm thanh, phổ biến dạng ứng dụng iPhone, iBook, iPad và Android chúng ta nên đọc. Còn những Kinh không phải của đức Phật đọc chỉ mất thời giờ vô ích.”

 

https://www.youtube.com/watch?v=jx5esOw_jPQ

 

=============================

"Trong hàng trăm bài pháp thoại, Sư Thích Nhật Từ kêu gọi Tăng Ni và Phật tử hay quay trở về với đức Phật gốc, thực tập và truyền bá “Tứ thánh đế” (thừa nhận khổ đau, truy tìm nhân nhân, trải nghiệm niết-bàn và thực tập bát chánh đạo), thay vì phải tiếp tục bị ảnh hưởng bởi phương pháp Phật học của Trung Quốc theo phong cách tổ sư. Tứ diệu đế là pháp môn thù diệu, một đóng góp vô tiền khoáng hậu của đức Phật cho lịch sử tư tưởng tôn giáo thế giới.

Theo Sư Thích Nhật Từ, thực tế không có 84.000 pháp môn như Trung Quốc đã khẳng định. Không có pháp môn thứ hai, ngoài tứ diệu đế. Các Pháp môn của Trung Quốc là một nhấn mạnh về một vài bài kinh tông chỉ, đang khi bỏ qua các bài kinh khác, các phương diện tu tập khác, nên không đầy đủ, do vậy khó trị liệu nỗi khổ niềm đau dứt điểm. Theo Sư, 10 pháp môn của Trung Quốc, 14 pháp môn của Nhật Bản, 4 trường phái của Phật giáo Tây Tạng chẳng qua chỉ là phần ứng dụng của chánh niệm và chánh định trong Bát chánh đạo (6 yếu tố còn lại là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn), do vậy không có pháp môn nào của các tổ có thể toàn diện và hay hơn tứ diệu đế.

Ngoài ra, Sư Thích Nhật Từ còn kêu gọi Tăng Ni Phật tử Việt Nam quay trở về, bảo tồn và phát huy nền văn hóa Phật giáo Việt Nam cho cộng đồng Việt Nam; không lệ thuộc vào phương pháp Phật học, tu tập, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật của Trung Quốc, vốn đã bám rễ vào VN 2000 qua. Sư kêu gọi thuần Việt hóa nghi thức tụng niệm, câu đối, bảng hiệu chùa. Tại Việt Nam, theo Sư, tất cả nên dùng tiếng Việt để giới thiệu nền minh triết của đức Phật cho con người Việt Nam. Theo Sư, nhập cảng nguyên xi nền Phật học của Trung Quốc đã giết chết tinh thần sáng tạo và đóng góp của Phật giáo Việt Nam."

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài nói chuyện của Thượng Tọa Thích Nhật Từ có liên quan đến Đức Thánh Trần Hưng Đạo:

“Kinh Địa Mẫu là viết tắt của Địa Mẫu Chân Kinh, đây là một quyển kinh do Trung Quốc biên tập lấy danh nghĩa của Phật giáo và do vậy, không phải là kinh Phật dầu nhân danh là kinh Phật, điều này cũng giống như các hàng Trung Quốc nhái các thương hiệu lớn trên thế giới, mặc dầu mang thương hiệu…nhưng chất liệu và sản xuất vẫn là Made In China.

Trong Quốc là nơi nhái nổi tiếng thế giới, kinh điển họ cũng nhái, như vậy chứ không phải chỉ có sản phẩm hàng hóa họ có nhái đâu, từ xa xưa Trung Quốc là thế. Lịch sử Trung Quốc thực sử thì không nhiều mà hư cấu là nhiều. Ông Quan Công cũng là một nhân vật hư cấu là chính yếu, so với Đức Thánh Trần Hưng Đạo của Việt Nam thì Quan Công thua xa, vì ổng ấy không phải nhân vật thật sử nhiều đâu. Còn Trần Hưng Đạo là danh tướng tài mà thế giới phải thừa nhận. Cho nên, thay vì mình thờ ngài Quan Công tại các nhà người Việt Nam, chúng ta hãy đổi lại là thờ thánh Trần Hưng Đạo vì Trần Hưng Đạo là một Phật tử toàn tài và là một vị anh hùng dân tộc với đóng góp mất lần chiến thắng giặc Nguyên Mông. Do đó, chúng ta mới phong ông như là thánh sống vậy. Tương tự, các quyển nhận danh Kinh Phật mà do Trung Quốc biên soạn với những mục đích dù là gì đi nữa thì cái đó không phải là Kinh thật của đức Phật. Và là người Phật tử tu học chúng ta không nên truyền bá các loại kinh như thế, vì như thế là đang gieo rắc các niềm tin mê tín và trái với lời dạy gốc của đức Phật.

Các bản Kinh mạo nhận hay các bản Kinh ngụy Đạo thì nó có dấp dáng giống với Kinh Phật, nhưng giống có nghĩa là không phải, không chính thức là… Là người tu học Phật thì Kinh Phật ngày này được phiên dịch rất nhiều ra tiếng Việt, phổ biến trên Internet, phổ biến theo dạng sách, phổ biến dạng âm thanh, phổ biến dạng ứng dụng iPhone, iBook, iPad và Android chúng ta nên đọc. Còn những Kinh không phải của đức Phật đọc chỉ mất thời giờ vô ích.”

 

https://www.youtube.com/watch?v=jx5esOw_jPQ

 

=============================

"Trong hàng trăm bài pháp thoại, Sư Thích Nhật Từ kêu gọi Tăng Ni và Phật tử hay quay trở về với đức Phật gốc, thực tập và truyền bá “Tứ thánh đế” (thừa nhận khổ đau, truy tìm nhân nhân, trải nghiệm niết-bàn và thực tập bát chánh đạo), thay vì phải tiếp tục bị ảnh hưởng bởi phương pháp Phật học của Trung Quốc theo phong cách tổ sư. Tứ diệu đế là pháp môn thù diệu, một đóng góp vô tiền khoáng hậu của đức Phật cho lịch sử tư tưởng tôn giáo thế giới.

Theo Sư Thích Nhật Từ, thực tế không có 84.000 pháp môn như Trung Quốc đã khẳng định. Không có pháp môn thứ hai, ngoài tứ diệu đế. Các Pháp môn của Trung Quốc là một nhấn mạnh về một vài bài kinh tông chỉ, đang khi bỏ qua các bài kinh khác, các phương diện tu tập khác, nên không đầy đủ, do vậy khó trị liệu nỗi khổ niềm đau dứt điểm. Theo Sư, 10 pháp môn của Trung Quốc, 14 pháp môn của Nhật Bản, 4 trường phái của Phật giáo Tây Tạng chẳng qua chỉ là phần ứng dụng của chánh niệm và chánh định trong Bát chánh đạo (6 yếu tố còn lại là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn), do vậy không có pháp môn nào của các tổ có thể toàn diện và hay hơn tứ diệu đế.

Ngoài ra, Sư Thích Nhật Từ còn kêu gọi Tăng Ni Phật tử Việt Nam quay trở về, bảo tồn và phát huy nền văn hóa Phật giáo Việt Nam cho cộng đồng Việt Nam; không lệ thuộc vào phương pháp Phật học, tu tập, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật của Trung Quốc, vốn đã bám rễ vào VN 2000 qua. Sư kêu gọi thuần Việt hóa nghi thức tụng niệm, câu đối, bảng hiệu chùa. Tại Việt Nam, theo Sư, tất cả nên dùng tiếng Việt để giới thiệu nền minh triết của đức Phật cho con người Việt Nam. Theo Sư, nhập cảng nguyên xi nền Phật học của Trung Quốc đã giết chết tinh thần sáng tạo và đóng góp của Phật giáo Việt Nam."

 

Đức Phật nói 8.4000 Pháp môn là có "cơ sở khoa học" đấy. Ngài mô tả nhiều con đường tu tập để đi đến giải thoát. Nói theo khoa học hiện đại là nhiều phương pháp để đạt tới mục đích. Nhưng Đức Phật cũng khẳng định rằng: "Phật pháp của ta chỉ có một vị là vị giải thoát". Nhiều phương pháp để đi đến mục đích = hình tượng 8. 400 pháp môn. Nhưng mục đích cuối cùng là "giải thoát". Đấy là chân lý cuối cùng theo Phật pháp. chân lý chỉ có một - nên với Pháp của Đức Phật thì giải thoát là chân lý tuyệt đối. Ông Thích Nhật Từ giỏi, kiến thức rộng. Nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Nếu ông ta nói ra là luôn luôn đúng thì chính ông ta là chân lý tuyệt đối. Điều này không có "cơ sở khoa học".

 

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vào TPP:

Thêm tổ chức bảo vệ người lao động ngoài công đoàn

23/11/2015 11:04 GMT+7
 

TT - Thực hiện cam kết về lao động trong TPP, sắp tới người lao động có thể chọn tham gia công đoàn hoặc tổ chức đại diện khác nếu thấy công đoàn hoạt động không hiệu quả.

 

899ae811.jpg

Ông Trần Ngọc Vinh - Ảnh V.Dũng

 

“Công đoàn Việt Nam cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nếu tổ chức công đoàn mà không bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và các thành viên của mình thì người ta sẽ không tham gia

Ông Trần Ngọc Vinh

Việt Nam sẽ thực hiện cam kết về lao động trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) như thế nào? Ông Trần Ngọc Vinh - ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, người vừa có chất vấn 
Thủ tướng về cam kết này - 
cho biết:

- Qua thông tin trả lời chất vấn của Thủ tướng và nghiên cứu tài liệu, chúng tôi thấy liên quan đến vấn đề này có một số đáng chú ý 
như sau.

Một là, cũng như các hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao khác, TPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động, TPP chỉ khẳng định lại các tiêu chuẩn lao động được nêu trong tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) mà Việt Nam là một thành viên.

Hai là, về quyền thành lập tổ chức đại diện của người lao động, theo hiệp định, Việt Nam cũng như tất cả các nước tham gia TPP phải tôn trọng và bảo đảm quyền của người lao động trong việc thành lập và gia nhập tổ chức của người lao động tại cơ sở.

Điều này có nghĩa tổ chức của người lao động tại cơ sở có thể lựa chọn gia nhập Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được chính thức hoạt động.

Và sẽ chỉ được hoạt động sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký theo một quy trình minh bạch và được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Tổ chức của người lao động, sau khi hoàn tất thủ tục nói trên, sẽ có một số quyền tự chủ nhất định phù hợp với quy định của ILO và pháp luật Việt Nam.

Ba là, TPP - trong đó có nội dung về lao động - cần được các nước thông qua theo quy trình phê chuẩn hiệp định của mỗi nước.

Thời gian khoảng hai năm để phê chuẩn hiệp định là khoảng thời gian để tất cả các nước tham gia chuẩn bị những điều kiện cần thiết để hiệp định có thể được thực thi hiệu quả. Riêng Việt Nam sẽ có thêm một khoảng thời gian là năm năm đối với một số nghĩa vụ cần có sự chuẩn bị chu đáo.

 

* Việc thực hiện các cam kết về lao động trong TPP có ảnh hưởng đến vai trò của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam không, 
thưa ông?

- Thủ tướng khẳng định việc thực hiện các cam kết về lao động trong TPP cũng chính là việc tiếp tục thực hiện những quy định của ILO mà Việt Nam là một thành viên.

Và cũng không ảnh hưởng, không làm hạn chế địa vị pháp lý, vai trò, chức năng nhiệm vụ và tổ chức, hoạt động của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ở đây, tôi lưu ý thêm Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội được quy định tại điều 10 của Hiến pháp, đây là đạo luật gốc, những quy định tại các văn bản pháp luật khác không thể đi lệch nội dung điều 10 này.

Theo giải thích của Thủ tướng, sau khi TPP được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, đối với nội dung về lao động trong hiệp định, chúng ta sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật (có thể là nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng) để thực thi nội dung về lao động trong hiệp định, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và quy định của ILO.

 

* Sau khi chúng ta ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật như ông vừa nêu, các tổ chức của người lao động được thành lập mới nếu có sẽ quan hệ như thế nào với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam?

- ILO cũng như TPP luôn nhấn mạnh việc tất cả các tổ chức của người lao động phải tuân thủ hiến pháp, pháp luật của nước sở tại cũng như phải hoạt động phù hợp với tôn chỉ, mục đích và phương thức hoạt động đã được đăng ký.

Về việc các tổ chức đó có quan hệ hoặc độc lập như thế nào với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam hiện nay, có hay không, chúng ta phải chờ hướng dẫn của Chính phủ. Tôi nghĩ rằng mong muốn của tất cả chúng ta là đời sống của công nhân ngày càng được nâng lên.

 

* Khi hiệp định có hiệu lực sẽ tác động đến tổ chức Công đoàn Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về những thách thức này?

- Hiện nay chúng ta có sáu tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam với vị trí, vai trò và chức năng như chúng ta đã biết.

Tôi nghĩ rằng Công đoàn Việt Nam cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nếu tổ chức công đoàn mà không bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và các thành viên của mình thì người ta sẽ không tham gia.

Một trong những lý do là khi tham gia thì phải đóng góp kinh phí, đóng góp rồi mà người ta thấy vào không được lợi ích gì cả, kể cả đến lúc mất việc cũng không bảo vệ nổi mà lại mất thêm một khoản tiền thì người ta sẽ suy nghĩ.

Hơn nữa, chúng ta biết rằng ngân sách cấp, chi trả lương cho bộ máy công đoàn là không nhỏ, đây là chỗ cần tính toán.

 

* Theo cam kết trong TPP, chỉ riêng đối với Việt Nam được có thời gian chuẩn bị là năm năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, tức là khoảng bảy năm kể từ khi ký hiệp định đối với một số nghĩa vụ cần có sự chuẩn bị chu đáo. Ông nghĩ sao về thời hạn này?

- Đây là thời hạn phù hợp. Chúng ta càng rút ngắn được thời gian chuẩn bị càng tốt, chấp nhận ra sân chơi mặc áo đá bóng cùng người ta mà không sẵn sàng thì 
sẽ thua.

 

Ông Mai Đức Chính (phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam):

 

ong-mai-duc-chinh-1448226945.jpg

Ông Mai Đức Chính - Ảnh: Xuân Long

 

Thử thách lớn đối với tổ chức công đoàn

Khi TPP có hiệu lực sẽ đặt ra những thách thức rất lớn cho tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn.

Nếu công đoàn hoạt động thật sự có hiệu quả, mạnh dạn đấu tranh nói lên được tiếng nói bức xúc của người lao động thì các tổ chức của người lao động mới ra đời sẽ gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam, tạo thêm sức mạnh cho tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Ngược lại, nếu công đoàn hoạt động hời hợt, không hiệu quả, không đấu tranh cho quyền lợi của người lao động thì các tổ chức của người lao động mới ra đời sẽ không gia nhập vào Công đoàn Việt Nam mà họ tự liên kết lại để bảo vệ quyền lợi của người lao động có hiệu quả hơn tổ chức công đoàn hiện tại và chắc chắn tổ chức công đoàn hiện tại chỉ là hình thức, không có sức mạnh thật sự và đây là một thử thách vô cùng to lớn đối với tổ chức 
công đoàn.

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đang xây dựng chương trình hành động với năm nhóm giải pháp chủ yếu.

Đầu tiên, khâu then chốt nhất là khâu cán bộ, cán bộ công đoàn phải là những thủ lĩnh thật sự của phong trào công nhân, hiểu được nỗi khổ và thở được hơi thở của công nhân, do đó phải đổi mới công tác cán bộ đủ đáp ứng yêu cầu hoạt động công đoàn theo phương thức mới.

 

* Ông Nguyễn Văn Lai (chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Mtex Việt Nam - KCX Tân Thuận, Q.7, TP.HCM):

 

Công đoàn hiện tại phải tự làm mới mình

Việc các tổ chức đại diện cho người lao động hoạt động song song với hệ thống công đoàn hiện nay, ngoài mặt tốt là người lao động có nhiều lựa chọn nhưng cũng gây khó khăn cho hoạt động công đoàn hiện tại.

Dựa vào quy định để đấu tranh thì đúng rồi nhưng nếu chỉ có thể đảm bảo doanh nghiệp làm theo quy định, như vấn đề lương tối thiểu thì họ cũng không sống được. Công đoàn phải đấu tranh để cải thiện đời sống cho người lao động.

Đồng thời, hoạt động công đoàn cũng cần hướng đến cơ sở nhiều hơn.

Thực tế kinh phí công đoàn do người lao động đóng góp phân phối đến cấp cơ sở không đủ để chăm lo cho người lao động được thực chất.

Nhìn chung công đoàn vẫn phải chịu áp lực từ nhiều phía: doanh nghiệp, công đoàn cấp trên. Nhiều nơi có tình trạng công đoàn không làm được vai trò đấu tranh cho người lao động.

Theo tôi, từ bây giờ công đoàn phải có bước đi trước, phải tự làm mới mình, làm nhiều hơn nữa cho người lao động.

Làm sao để người lao động không cảm thấy phải lập thêm một tổ chức mới để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu cứ ngồi yên, buộc người lao động phải lập ra các tổ chức mới thì lúc đó rất khó duy trì.

 

* Luật sư Nguyễn Minh Tâm (phó tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam):

anh-hdiep-1448226910.jpgẢnh: H.Điệp

Sẽ có 2 tổ chức công đoàn hoạt động song song?

Thực tế tổ chức công đoàn trong các cơ quan tổ chức tại Việt Nam thời gian qua chưa thật sự đại diện và đứng về phía người lao động.

Từ khi Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế với vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện diện ở nhiều nơi trên khắp đất nước, nhưng ít có nơi nào tổ chức công đoàn hoàn toàn bảo vệ người lao động mà họ có xu hướng bảo vệ quyền lợi của giới chủ, bởi vậy mới xảy ra nhiều cuộc biểu tình và đình công tự phát.

Ý chí nguyện vọng của người lao động chưa được thực hiện thông qua tổ chức công đoàn thì việc thành lập một tổ chức công đoàn song song cùng tồn tại với tổ chức công đoàn hiện có là điều có thể xảy ra.

Điều đó chỉ tốt cho người lao động. Tại nơi nào mà tổ chức công đoàn hiện tại phát triển phù hợp với nguyện vọng ý chí của người lao động thì họ có thể đại diện cho người lao động tại đây và không cần phải thành lập tổ chức công đoàn khác.

Và việc thành lập tổ chức này hay không là tùy thuộc vào ý chí nguyện vọng của người lao động.

 

VŨ THỦY - HOÀNG ĐIỆP ghi

V.V.THÀNH thực hiện (thanhvv@tuoitre.com.vn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sẽ thua nếu giải thích rõ ràng các yêu sách về Biển Đông

Thứ 3, 06:12, 24/11/2015

 

VOV.VN - Học giả Đan Mạch cho rằng nếu Trung Quốc giải thích rõ ràng yêu sách của mình thì họ sẽ thua cuộc mà Trung Quốc lại không muốn thua cuộc.

 

Như tin đã đưa, Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” khai mạc ngày 23/11 tại TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Hội thảo năm nay thu hút sự đông đảo sự tham gia của gần 200 đại biểu đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có 140 người là các học giải trong nước và nước ngoài. 

Đây là cơ hội tốt để các bên trao đổi thông tin, đánh giá về những diễn biến gần đây và những hệ lụy ở khu vực Biển Đông đồng thời thảo luận khả năng thúc đẩy hợp tác trong khu vực.

Trong ngày 23/11, tại Hội thảo “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” diễn ra 3 phiên thảo luận. Phiên thứ nhất có chủ đề “Tình hình thế giới và tác động đến Biển Đông”. Phiên thứ 2 là về “Những diễn biến gần đây trên Biển Đông” và tại Phiên thứ 3, các đại biểu thảo luận về “Quan hệ nước lớn trên Biển Đông”.

 

Anh_Hoi_thao_Bien_Dong_lan_thu_7_AKRU.jp

Các đại biểu trong nước và quốc tế tham dự hội thảo

 

Tại hội thảo, các đại biểu rất quan tâm tới những động thái của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian gần đây. Giáo sư Liselotte Ogaard thuộc Học viện Quốc phòng Hoàng gia Đan Mạch nhận định, chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc xuất phát từ nhu cầu ngăn chặn và hợp pháp hóa. Cụ thể, trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đang cố gắng cân bằng giữa các biện pháp ngăn chặn và chứng minh cho lập luận của họ về tính lịch sử và kiểm soát hữu hiệu thông qua các cách diễn giải mang tính pháp lý về luật quốc tế ở Biển Đông nhằm thay đổi trật tự thế giới theo cách thức phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Và ngay cả cách Trung Quốc mập mờ về các yêu sách của họ tại Biển Đông cũng nằm trong ý đồ này.

“Bởi vì Trung Quốc lo ngại khi họ giải thích rõ ràng yêu sách của mình thì họ sẽ thua cuộc mà Trung Quốc thì lại không muốn thua cuộc. Họ muốn gia tăng ảnh hưởng, muốn xây thêm nhiều công trình, xây căn cứ. Trung Quốc cũng không muốn xảy ra đụng độ quân sự tại Biển Đông song căng thẳng tại khu vực này sẽ tiếp tục giữ ở mức cao. Chúng ta cũng không thể đoán sắp tới Trung Quốc sẽ làm những gì và việc này ảnh hưởng không tốt đến sự ổn định và tạo ra những vấn đề mất an ninh đối với khu vực”, Giáo sư Liselotte Ogaard nhận định.

 

bien_dong_4_XRKQ.jpg?width=490
        Giải quyết vấn đề Biển Đông phải trên cơ sở luật pháp quốc tế
VOV.VN - Học giả Mỹ: "Mỹ có vai trò đứng ra và nói rằng Trung Quốc và tất cả các quốc gia cần phải tham gia cuộc chơi một cách công bằng".

 

 

 

Tại Hội thảo và các cuộc thảo luận ngoài lề, các đại biểu cũng rất quan tâm tới hoạt động xây dựng và cải tạo của Trung Quốc tại Biển Đông. Bà Rukmani Gupta, chuyên gia phân tích cao cấp về  Châu Á-Thái  Bình Dương của Tuần san Quốc phòng IHS Jane’s Defence Weekly, tuần san đã đăng nhiều hình ảnh về việc Trung Quốc xây dựng tại Biển Đông cho biết, hoạt động xây dựng, cải tạo đất tại Biển Đông đang cho phép các bên tăng cường sự hiện diện trong khu vực và tái khẳng định các yêu sách của mình.

Bà Rukmani cũng nhắc lại rằng, điều 60 Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 khẳng định, các công trình cải tạo không được hưởng quy chế đảo và không thể tạo ra ảnh hưởng đến việc phân định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa.

Cũng về vấn đề này, Giáo sư Robert Volterra, đối tác công ty luật Volterra Fietta có trụ sở tại Anh cho rằng: “Có hai vấn đề liên quan đến việc Trung Quốc cải tạo đất tại Biển Đông. Thứ nhất, những thực thể mà Trung Quốc tiến hành cải tạo là những thực thể đang có tranh chấp về chủ quyền. Vì thế, một quốc gia tiến hành cải tạo đất tại nơi đang có tranh chấp chủ quyền rõ ràng là hành động khiêu khích. Điều thứ hai, việc xây dựng, cải tạo đất không ảnh hưởng đến việc xác định tính chất pháp lý của thực thể”.

Một vấn đề đáng chú ý nữa được các học giải thảo luận đó là vai trò của các nước lớn trong việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông. Ông Brahma Chellaney, Giáo sư nghiên cứu chiến lược thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách có trụ sở tại New Dehli của Ấn Độ đã gửi đi một thông điệp rất rõ ràng rằng: Biển Đông không chỉ là câu chuyện của những nước xung quanh vùng biển này mà nó đồng thời rất quan trọng đối với các quốc gia ngoài khu vực.

Bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới các hoạt động thương mại và lợi ích năng lượng của những nước này mà còn bởi những gì xảy ra ở đây sẽ ảnh hưởng tới cán cân quyền lực ở Châu Á và an ninh biển toàn cầu. Trên thực tế là không nơi nào đối mặt với nhiều thách thức như ở Biển Đông.

Hiện nay, các cường quốc trong và ngoài khu vực đang cạnh tranh quyền tiếp cận, quyền kiểm soát, tầm ảnh hưởng và lợi thế tương đối ở khu vực. Trên thực tế, một cuộc chơi lớn đang diễn ra ở Biển Đông. Trong bối cảnh đó, theo Tiến sỹ Patrick Cronin, Cố vấn và Giám đốc cấp cao Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Trung tâm an ninh Mỹ mới cho rằng, sự tham gia của Mỹ sẽ thúc đẩy các bên tham gia cuộc chơi một các công bằng.

“An ninh không thể được đảm bảo khi một nước lớn, là Trung Quốc thay đổi hiện trạng bằng cách thay đổi trên thực địa, xây dựng đảo nhân tạo, sử dụng luật nội địa và lực lượng chức năng để đâm vào các tàu cá, bắt nạt các nước nhỏ hơn. Vì thế, Mỹ có vai trò đứng ra và nói rằng Trung Quốc và tất cả các quốc gia cần phải tham gia cuộc chơi một cách công bằng”.

Hôm nay (24/11), Hội thảo sẽ tiếp tục diễn ra với 4 phiên thảo luận về tranh chấp tại Biển Đông trên khía cạnh pháp lý, về triển vọng hợp tác trong tương lai và về những tình huống giả định trong việc giải quyết, phân định và hợp tác tại Biển Đông./.

Việt Nga/VOV1

Nguồn: http://vov.vn/bien-dao/trung-quoc-se-thua-neu-giai-thich-ro-rang-cac-yeu-sach-ve-bien-dong-453007.vov

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thượng nghị sĩ Mỹ đề nghị Việt Nam cùng tuần tra đảo nhân tạo

Thứ năm, 26/11/2015 | 10:14 GMT+7

 

Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ đã kêu gọi các nước trong khu vực như Việt Nam, Nhật Bản, Philippines... sẽ cùng Washington tuần tra các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

 

Lời đề nghị trên được ông McCain đưa ra trong cuộc phỏng vấn với báo Nhật Asahi Shimbun tại Washington. Ông bày tỏ sự thất vọng về việc chính quyền Obama đã chưa thực hiện tốt quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.

"Tôi rất thất vọng về những gì mà nước Mỹ đã làm cho đến thời điểm này. Chúng tôi đã nâng việc tuần tra này lên thành một vấn đề cấp bách và cần được ưu tiên. Nhẽ ra đó phải là một hoạt động thông thường".

Ông McCain kết luận rằng việc các tàu hải quân Mỹ tiến vào tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông phải là một "vấn đề thường xuyên".

 

thuong-nghi-si-my-de-nghi-viet-nam-cung-

Ông McCaine bày tỏ hy vọng rằng các nước khác trong khu vực như Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Indonesia sẽ cùng tham gia các đảo nhân tạo cùng Mỹ. Ảnh: Asahi Shimbun

 

Ông McCaine cũng bày tỏ hy vọng rằng các nước khác trong khu vực như Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Indonesia sẽ cùng tham gia các đảo nhân tạo cùng Mỹ. Ông cho rằng động thái tuần tra chung kiểu này sẽ khiến Trung Quốc phải xuống nước.

"Tôi nghĩ rằng khi phải đối mặt với hành động tuần tra hợp tác và thống nhất này, Trung Quốc sẽ không thể làm gì để ngăn chặn", ông McCain khẳng định.

Washington hôm 27/10 đã điều tàu khu trục mang tên lửa USS Lassen vào tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. Hành động này đã khiến Bắc Kinh vô cùng giận giữ, song phía Washington cho rằng họ chỉ đang thực thi quyền tự do hàng hải mà luật pháp quốc tế cho phép.

Trong cuộc gặp với Tổng thống Obama bên lề hội nghị APEC, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng ông đang cân nhắc về việc gửi lực lượng phòng vệ trên biển tới hỗ trợ chiến dịch của Mỹ ở Biển Đông, và về việc cung cấp các tàu tuần tra lớn cho Philippines.

Phản ứng động thái này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lớn tiếng nói rằng Trung Quốc sẽ cảnh giác cao độ về sự can thiệp của Nhật Bản vào vấn đề Biển Đông và nhắc Tokyo không nên quên lịch sử nước này trong Thế chiến thứ 2.

Lê Huyền (Asahi Shimbun)

Nguồn : Người đưa tin

http://www.tinmoi.vn/thuong-nghi-si-my-de-nghi-viet-nam-cung-tuan-tra-dao-nhan-tao-011385036.html

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Đây vẫn chưa phải là đề nghị chính thức từ phía Mỹ mà chỉ là tiếng nói của cá nhân TNS John Mc Cain, Chủ tịch ủy ban quân vụ viện. Gợi ý hay đấy chứ! Nhưng liệu VN có dám???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được vinh danh vì đóng góp cho hòa bình

10/12/2015 17:34 GMT+7
 

TTO - Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF) hôm 8-12 (giờ Mỹ) đã vinh danh Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vì có những đóng góp cho hòa bình, an ninh.

logo-leaders-1-1-1449743575.jpg

Ba nhà lãnh đạo thế giới được BGF vinh danh năm nay (từ trái qua): Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: BGF

 

Theo thông tin trên trang web của tổ chức này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bà Merkel đã được trao giải Nhà lãnh đạo thế giới vì hòa bình, an ninh và phát triển.

Giải này được trao cho những cá nhân mà những đóng góp xuất sắc của họ đã góp phần đảm bảo hòa bình và an ninh tại đất nước của họ và cả nước ngoài.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được vinh danh với giải thưởng Nhà lãnh đạo thế giới vì an ninh mạng. Giải này được trao cho những cá nhân có đóng góp xuất sắc cho sự tiến bộ của an ninh mạng.

BGF cho hay những nhân vật được trao giải lần này đã được một hội đồng các học giả và quan chức bình chọn từ những ứng cử viên do các lãnh đạo chính trị, truyền thông, học thuật và dân sự chọn ra.

BGF nói sẽ thông báo giải thưởng này tại sự kiện Ngày An ninh mạng toàn cầu được tổ chức tại đại học Havard (Mỹ) vào lúc 10g sáng 12-12 (giờ Mỹ).

Thông báo ban đầu sẽ được tiến hành vào lúc 22g ngày 11-12 (giờ Mỹ), tức 10g sáng ngày 12-12 giờ Việt Nam.

BGF là một tổ chức ở Boston, Massachusettes (Mỹ), được thành lập để tập hợp các nhà lãnh đạo và chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới, tham gia vào các diễn đàn công khai để thảo luận và làm sáng tỏ các vấn đề cấp bách nhất ảnh hưởng đến thế giới.

BGF được thành lập năm 2012 bởi cựu ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Mỹ và thống đốc bang Massachusetts Michael Dukakism giáo sư John Quelch thuộc trường kinh doanh Havard, giáo sư Thomas Patterson thuộc trường Havard Kennedy và ông Nguyễn Anh Tuấn, CEO và Tổng Biên tập của BGF, nguyên tổng biên tập báo VietnamNet.

 
THU ANH

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thực vật có ý thức hay không?

Thứ ba, 15/12/2015 | 12:00 GMT+7

 

Từ những năm 1960 đến nay, rất nhiều nhà khoa học cho rằng thực vật sở hữu khả năng giác quan và trí thông minh ở mức độ cao.
 
1-5596-1450086906.jpg

Nhiều nhà khoa học cho rằng thực vật cũng có trí thông minh. Ảnh: iStock

 

Stefano Mancuso, giáo sư làm việc tại Phòng thí nghiệm Quốc tế về Sinh học thần kinh Thực vật thuộc Đại học Florence ,Italy, trao đổi với BBC về một khám phá đặc biệt của ông đối với trí thông minh của thực vật vào tháng trước.

"Chúng tôi tin chắc rằng thực vật có thể nhận thức và biểu hiện trí thông minh. Do đó, chúng tôi áp dụng các kỹ thuật và phương pháp thường dùng để nghiên cứu nhận thức của động vật", Mancuso cho biết.

Ông tiến hành thí nghiệm trên hai cây đậu leo. Chúng được thiết lập để cùng cạnh tranh nhau, leo trên một cây cọc. Cây thua cuộc cảm thấy có cây khác đã leo trên cây cọc trước, và nó bắt đầu tìm kiếm lựa chọn khác thay thế.

"Điều này cho thấy, thực vật đã nhận thức được môi trường vật lý của chúng và hành vi của cây khác. Ở động vật, chúng ta gọi điều này là ý thức", Mancuso nói.

 

Cảm nhận về cộng đồng

Suzanne Simard, giáo sư sinh thái học thuộc Đại học British Columbia, tiến hành thí nghiệm trên những cây Thông Douglas (Douglas Fir) và phát hiện chúng có thể nhận ra họ hàng của mình khi mọc tại khu vực có "hàng xóm" là cây lạ và cây cùng họ. Cây thông Douglas dường như có thể cảm nhận được khi chúng sắp chết, và nhượng lại carbon cho những cây thông Douglas lân cận.

"Giải thích của tôi là cây thông Douglas biết mình sắp chết và muốn chuyển carbon dự trữ của nó cho họ hàng của mình, bởi vì điều này sẽ có lợi cho nấm cộng sinh và cộng đồng", Simard nói.

 

Trí nhớ dài hạn

Năm 2014, chuyên gia Monica Gagliano thuộc Đại học Western Australia công bố nghiên cứu trên tạp chí Oecologia về kiểm tra trí nhớ dài hạn của thực vật. Cô thả rơi cây trinh nữ (Mimosa Pudica) trong chậu lên đệm bọt từ độ cao có thể gây chấn động cho cây, nhưng không làm hại chúng. Cây trinh nữ có một đặc điểm đặc biệt là khép lá lại khi chịu tác động, nên chúng ta có thể dễ dàng quan sát phản ứng của nó đối với tác nhân kích thích.

Monica Gagliano theo dõi phản ứng của cây và cô nhận thấy những cây trinh nữ cuối cùng cũng học được rằng, cú rơi không làm hại chúng nên không phản ứng lại nữa. Mặc dù chúng vẫn phản ứng với các kích thích khác. Cây trinh nữ thậm chí còn lưu giữ trí nhớ dài hạn về những gì chúng đã học được trong thời gian khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, liệu hành vi biểu hiện trên có phải là trí thông minh của thực vật ?

"Chúng ta thấy cây Venus flytrap có khả năng cụp lá lại để bắt mồi. Tôi có thể gọi đó là 'trí thông minh', nhưng điều đó không giúp tôi hiểu được tất cả cơ chế sinh học của loài thực vật này. Chúng ta phải rất rõ ràng về thuật ngữ", Daniel Chamovitz thuộc Đại học Tel Aviv (Israel), đồng thời là tác giả của cuốn "Thực vật biết những gì", nói.

 

Cảm xúc và khả năng ngoại cảm

Thực vật dường như có phản ứng cảm xúc khi Cleve Backster thử nghiệm chúng với máy phát hiện nói dối vào năm 1966. Backster là cựu chuyên gia phát hiện nói dối của CIA. Ông đã phát triển các kỹ thuật phát hiện nói dối, và chúng vẫn còn được quân đội và cơ quan chính phủ Mỹ sử dụng đến ngày nay. Ông thực hiện thí nghiệm trên cây Dracaena và trình bày kết quả chi tiết trong cuốn sách "Bí mật Sự sống của Thực vật - The Secret Life of Plants".

Backster có hai cây Dracaena và ông kết nối một cây đến máy dò nói dối. Ông cho một người giẫm lên cái cây kia. Khi hành động này được thực hiện, máy phát hiện nói dối cho thấy cây chứng kiến sự ​​việc có tín hiệu sợ hãi.

 

2-3986-1450086907.jpg

Cây đậu mọc sau tìm kiếm cây cọc khác thay thế. Ảnh: iStock

 

Marcel Vogel, nhà khoa học cấp cao làm việc tại IBM, tiếp nối thí nghiệm của Backster và nhận thấy phản ứng của cây dường như bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ. Vogel kiểm tra dòng điện phát ra từ cây. Ông thấy các cây phản hồi nhanh chóng khi ông thở nhanh và giữ một suy nghĩ trong tâm trí của mình, khác với khi tâm trí ông trống rỗng và thở chậm rãi.

Dan Willis, cựu đồng sự nghiên cứu của Vogel giải thích về thí nghiệm của Vogel trên trang web MarcelVogel.org.

"Sự phản ứng của thực vật đối với suy nghĩ là như nhau cho dù suy nghĩ đó ở cách xa 8 inch, 8 feet, hay 8.000 dặm. Ông ấy đã chứng minh là khi đang ở Prague, Czechoslovakia vẫn có thể tác động lên thực vật nối đến máy ghi ở phòng thí nghiệm của mình tại San Jose", Willis viết.

Lê Hùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại sứ Việt Nam bác bỏ thẳng thừng quan điểm sai trái của Đại sứ Trung Quốc

Hồng Thủy

20/12/15 07:40

(GDVN) - Chúng ta đang phải đối mặt với một tình huống rất phức tạp và thậm chí rất nguy hiểm ở Biển Đông vì hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn.

 

 

ton_sinh_thanh.JPG

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành, ảnh: The Indian Express.

 

Deccan Herald ngày 20/12 đưa tin, trong cuộc hội thảo quốc tế "Thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương: Ấn Độ và cam kết quyền lực lớn" do báo này tổ chức hôm qua, Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Le Yucheng đã đứng lên tuyên bố: "Các quốc gia bên ngoài khu vực hoặc không có gì để làm với khu vực này thì không can thiệp vào những vấn đề đó. Nó chỉ làm cho mọi chuyện tồi tệ hơn" khi nhắc tới Biển Đông.

Đại sứ Trung Quốc ám chỉ Hoa Kỳ và Ấn Độ can thiệp vào các tranh chấp ở Biển Đông. Ông Le Yucheng nói: "Các quốc gia ngoài khu vực đang phô diễn sức mạnh cơ bắp của họ. Điều này không tốt cho an ninh khu vực. Trung Quốc sẽ tiếp tục cam kết nỗ lực cho hòa bình khu vực và vùng biển chung".

Sau đó ông Đại sứ Trung Quốc nói về cái gọi là "chủ quyền" của nước này đối với các đảo ở Biển Đông. Le Yucheng cho rằng, các đảo ở Biển Đông do Nhật Bản "khai hoang" từ sau Thế chiến II và không có yêu sách nào đối với chúng cho đến những năm 1970, khi nguồn năng lượng hydrocarbon được phát hiện.

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành có mặt trong buổi hội thảo đã bác bỏ lập luận phi lý này của Đại sứ Trung Quốc. Ông Thành khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền, kiểm soát đối với 2 quần đảo này một cách hòa bình và liên tục từ thế kỷ 17 khi chúng còn là đất vô chủ.

"Chúng ta đang phải đối mặt với một tình huống rất phức tạp và thậm chí rất nguy hiểm ở Biển Đông vì hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn. Mối quan tâm là về tốc độ và phạm vi quân sự hóa Biển Đông, nó có thể tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực", Đại sứ Tôn Sinh Thành nói.

Ông chỉ rõ, trong 20 tháng qua, hơn 2900 mẫu đất đã được Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa, hơn cả tổng diện tích bồi đắp của tất cả các bên yêu sách khác ở Biển Đông trong hơn 40 năm qua cộng lại.

Đại sứ Thành cho rằng, nguy cơ xung đột ở Biển Đông không chỉ đe dọa an ninh và tự do hàng hải, hàng không, mà còn làm giảm lòng tin chiến lược giữa các quốc gia với những tác động nghiêm trọng và lâu dài đối với hòa bình, phát triển và hợp tác trong khu vực.

 

Hồng Thủy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện hạt cơ bản mới chứng tỏ sự tồn tại của vũ trụ song song

 

Các nhà khoa học vừa phát hiện sự tồn tại của một loại hạt mới nặng hơn hạt Higgs, có thể chứng minh sự tồn tại của không gian – thời gian đa chiều.
 

Theo New York Times, hai nhóm chuyên gia vật lý làm việc độc lập tại Máy gia tốc hạt (LHC) của Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN), báo cáo họ quan sát thấy dấu vết của một loại hạt mới.

may-gia-toc-hat-lon-se-giai-ma-bi-an-cua

Máy gia tốc hạt LHC ở châu Âu

Nếu điều này là thật, nhiều khả năng đây là phiên bản nặng hơn của hạt Higgs boson, một nhân tố quan trọng giúp giải thích nguyên nhân các hạt hạ nguyên tử khác có khối lượng. Giả thuyết khác cho rằng nó là graviton, một hạt lượng tử cơ bản được tiên đoán mang năng lượng hấp dẫn, bằng chứng cho sự tồn tại của không gian – thời gian đa chiều.

LHC được xây dựng với chi phí vài chục tỷ USD, để tăng tốc proton quanh một đường ngầm dài 29 km với tốc độ lớn hơn 99% tốc độ ánh sáng. Các proton này sẽ va chạm và vỡ ra, cho phép các nhà khoa học tìm kiếm hạt mới và các lực tự nhiên.

Nhờ phương trình tương đương giữa khối lượng và năng lượng của Albert Einstein, càng nhiều năng lượng đổ vào va chạm, những phân tử sinh ra từ va chạm có khối lượng càng lớn. Theo logic của kính hiển vi lượng tử, các phân tử càng sử dụng nhiều năng lượng, nhà vật lý càng dễ quan sát thấy những chi tiết nhỏ hơn và sâu xa hơn của tự nhiên.

Đặt dọc theo đường hầm ngầm là một cặp kết cấu sáu lớp khổng lồ bao gồm máy tính, tinh thể, dây dẫn và nam châm. Hai tổ nghiên cứu Atlas và CMS duy trì với 3.000 nhà vật lý mỗi nhóm nhằm phát hiện và phân loại mọi thứ đến từ vi mẫu của những va chạm.

Trong hai năm đầu tiên hoạt động, LHC bắn ra những proton, với năng lượng lên tới khoảng 4 nghìn tỷ eV, một đơn vị trung gian của khối lượng và năng lượng. Khi so sánh, các proton thường nặng khoảng một tỷ eV trong khi con số tương ứng với hạt Higgs boson là khoảng 125 tỷ điện eV.

Từ tháng 6/2015, sau hai năm ngừng hoạt động, các nhà vật lý của CERN tái khởi động máy gia tốc với mức năng lượng gần gấp đôi giá trị dùng để phát hiện ra hạt Higgs. Các proton va chạm với năng lượng 6,5 nghìn tỷ eV để tìm kiếm các hạt mới cho phép con người hiểu sâu hơn về những định luật vật lý.BcKCN8.jpg

Kết quả đáng chú ý nhất cho đến nay được các nhà vật lý báo cáo hôm 15/12 là sự dư thừa cặp tia gamma tương ứng với năng lượng khoảng 750 tỷ eV. Các tia gamma có thể ra đời từ sự phân rã phóng xạ của một hạt mới, trong trường hợp này là một hạt có dạng giống với hạt Higgs boson, cũng được nhận thấy qua sự phân hủy thành chùm tia gamma.BcKCN8.jpg

Nó cũng có thể là một hạt lớn hơn từng bước phân rã thành một cặp photon. Do chưa có mô hình dự đoán điều này, các nhà khoa học tỏ ra rất hứng thú.

Càng bất thường càng tốt, nó sẽ mang tới cho chúng tôi nhiều điều để suy nghĩ. Chúng tôi được trả lương để đưa ra các phân tích”, Joe Lykken, Giám đốc Nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm gia tốc quốc gia Fermi kiêm thành viên của CERN, cho biết.

 

luong-hat-1349856962_480x0.jpg

 

Là các nhà thực nghiệm, chúng tôi chứng kiến một con thú 750 tỷ eV phân rã thành hai photon“, Maria Spiropulu, Giáo sư tại Đại học Công nghệ California, Mỹ, và thành viên một trong hai nhóm phát hiện ra tín hiệu này chia sẻ.

Những kết quả mới này được dựa trên phân tích 400.000 tỷ va chạm giữa các proton.

Kết quả cuối cùng có thể là một cuộc cách mạng với những manh mối đầu tiên về lý thuyết tự nhiên vượt ra ngoài mô hình chuẩn – lý thuyết đã thống trị nền vật lý trong suốt một phần tư thế kỷ qua.

Tuy nhiên, giới nghiên cứu vật lý cho rằng còn quá sớm để khẳng định phát hiện. Lịch sử vật lý hạt luôn chứa đầy rẫy quan sát bất thường mang tính xác suất, thường biến mất khi các dữ liệu thống kê được tập hợp đầy đủ hơn.

Tôi nghĩ đây chưa phải là kết luận cuối cùng, nhưng nó sẽ là bước đột phá lớn nếu trở thành sự thật”, Kyle Cranmer, nhà vật lý tại Đại học New York, Mỹ, làm việc trong nhóm Atlas, nhận định.

Kết quả nghiên cứu của Atlas càng trở nên tin cậy hơn khi một nhóm nghiên cứu khác tại CERN tên là CMS cũng tìm thấy tín hiệu ở cùng một vị trí. “Thật tuyệt vì nó không phải là một tín hiệu nhiễu trong một kênh truyền dẫn sạch“, Nima Arkani-Hamed, một nhà lý thuyết hạt tại Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, New Jersey, Mỹ, cho biết.

Các nhà vật lý không tránh khỏi cân nhắc điều gì sẽ xảy ra nếu lịch sử sắp lặp lại. Bốn năm trước, cũng chính hai nhóm nghiên cứu Atlas và CMS đã phát hiện những tín hiệu trùng hợp trong dữ liệu của LHC, và hạt Higgs boson được khám phá 6 tháng sau đó.

Hạt Higgs boson là miếng ghép còn thiếu cuối cùng của mô hình chuẩn, được mệnh danh là hạt của Chúa bởi nó giúp các nhà khoa học giải thích mọi điều về hạt hạ nguyên tử và lực tự nhiên. Tuy nhiên, còn những câu hỏi mà mô hình chuẩn không thể trả lời như điều gì xảy ra ở tận cùng của hố đen, nhận dạng của vật chất tối và năng lượng tối thống trị vũ trụ, hoặc tại sao vũ trụ là vật chất mà không phải phản vật chất.

Một phát hiện như thế sẽ báo trước tương lai thành công cho những chuyến du hành vũ trụ và cho cả CERN, khi trung tâm này dự kiến sẽ hoạt động trong 20 năm nữa. Nó cũng giúp nâng cao giá trị của các đề xuất hiện nay còn nằm trên bàn giấy ở Trung Quốc và các nước khác, nhằm xây dựng những thí nghiệm va chạm lớn hơn và mạnh hơn.

Theo VnExpress

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chữa khỏi ung thư bằng cách ăn 3 quả dứa mỗi ngày

Thứ tư, 23/12/2015 | 00:04 GMT+7

 

Candice ăn nhiều dứa, các loại trái cây, nói không với protein động vật, bỏ thuốc lá và hạn chế những căng thẳng giúp cô kiểm soát bệnh ung thư sau nửa năm.

 

Theo Express, sau khi được các bác sĩ chẩn đoán bị bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 4 và chỉ còn khoảng 5 năm để sống, Candice-Marie Fox 31 tuổi, sống tại Mỹ đã thay đổi hoàn toàn lối sống.

Năm 2011, Candice phát hiện ra một khối u trên xương đòn trái, kết quả siêu âm cho thấy cô bị ung thư tuyến giáp. Candice hóa trị ngay sau phẫu thuật nhưng bệnh tình vẫn trở nên trầm trọng hơn, ung thư vẫn tiếp tục lây sang các bộ phần xung quanh. Việc sử dụng hóa chất điều trị khiến cơ thể suy nhược nhưng khối u vẫn không được kiểm soát, có dấu hiệu di căn đến gan và sau cổ. Thời gian sống của cô chỉ được tính bằng vài năm ngắn ngủi.

IMG-6826-1200-1450762092.jpg

Candice thay đổi chế độ ăn uống. Ảnh: Express.

 

Thời gian này lần lượt chứng kiến những cái chết của bạn bè vì ung thư, cô quyết định dùng phương pháp tự chữa trị để chiến đấu với căn bệnh nguy hiểm. Các bác sĩ khuyên cô nên tiếp tục điều trị để kéo dài sự sống, nhưng Candice vẫn chọn cách chữa trị cho riêng mình vì không muốn làm tổn hại cơ thể bằng hóa chất thêm nữa.

Candice thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn 3 quả dưa mỗi ngày kết hợp một số loại hoa quả khác như bưởi, chanh, đu đủ, táo, chuối và kiwi. Bà mẹ 3 con cũng loại bỏ hoàn toàn lượng protein động vật trong chế độ dinh dưỡng của mình hàng ngày. Cô tham gia một nhóm nhảy, thiền định và thay đổi hoàn toàn lối sống. Thay vì tham gia những bữa tiệc cuối tuần, hút thuốc lá và ăn nhiều thực phẩm từ động vật, Candice ăn nhiều rau quả, bỏ thuốc và tập yoga.

 

IMG-6714-6596-1450762092.jpg

Cô ăn uống sạch và yoga để chữa bệnh: Ảnh: Express.

 

Sau 6 tháng chiến đấu với bệnh tật cùng chế độ ăn lành mạnh này, bệnh ung thư giai đoạn 4 đã được đẩy lùi, sức khỏe cô ổn định. Bác sĩ của cô đã vô cùng ngạc nhiên khi số lượng tế bào ung thư của cô đã được kiểm soát ở mức ổn định. Cô nhận thấy rằng chất bromelain trong dứa, kiwi và đu đủ có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ các tế bào ung thư. Candice cho biết thêm: “các protein từ động vật đã góp phần nuôi tế bào ung thư và khi tôi ăn những bữa ăn sáng nhiều năng lượng thì cơ thể của tôi không thể tự chữa bệnh, do đó tôi chọn ăn trái cây tự nhiên”.

Bác sỹ Mark Simon, Giám đốc Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư tại California lý giải, ung thư là một bệnh nhiễm trùng của các tế bào bất thường và điều trị ung thư là cách đối phó với một nhiễm trùng do vi khuẩn. Cách chữa bệnh là cố gắng để duy trì một môi trường không có lợi đối với sự phát triển của khối u.

 

b-5004-1450762092.jpg

Người mẹ đang xay nước ép dứa cùng 3 con của mình. Ảnh: Express.

 

Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu trường hợp bệnh của Candice, kết quả cho thấy không chỉ nhờ lượng chất bromelain có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, Candice còn loại bỏ được nhiều độc chất khác bởi lối sống lành mạnh. Cô đã ngừng sử dụng mỹ phẩm, làm sạch đồ gia dụng, bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế những căng thẳng trong cuộc sống. “Stress, hóa chất và các sản phẩm từ nguồn thức ăn động vật vốn là mầm mống nuôi tế bào ung thư. Đó là lý do tại sao tôi sống sót”, cô chia sẻ thêm.

Candice nhận định, chế độ ăn uống chính là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình chiến đấu với ung thư. “Dinh dưỡng đúng, tập thể dục thường xuyên và thái độ sống tích cực là cách phòng bệnh và chữa căn bệnh nan y này từ bên trong. Bổ sung các loại trái cây như dứa chứa lượng bromelain cũng có tác dụng rất tốt trong việc chống lại căn bệnh ung thư”, Candice nói.

Hội An

Share this post


Link to post
Share on other sites

10 luật sẽ bắt đầu chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2016

Phúc Hằng

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 28/12/15 21:20

 

Từ ngày 1/1/2016, 10 luật sẽ có hiệu lực. Đó là các Luật hộ tịch; Luật căn cước công dân; Luật tổ chức Quốc hội; Luật tổ chức Chính phủ; Luật tổ chức chính quyền địa phương; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật bảo hiểm xã hội; Luật kiểm toán Nhà nước; Luật nghĩa vụ quân sự.

 

ttxvn_dai_bieu_quoc_hoi_2812.jpg
(Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)


* Bảo đảm lợi ích của người dân, tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch

Luật hộ tịch gồm 7 chương và 77 điều, chủ yếu luật hóa các quy định hiện hành (trong các Nghị định của Chính phủ, Thông tư, Thông tư liên tịch của Bộ, liên Bộ) đã được thực tiễn kiểm nghiệm, đồng thời quy định một số nội dung mới theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch, hiện đại gắn kết với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch, nhằm bảo đảm lợi ích của người dân và tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch.

Luật đề cao tầm quan trọng của việc đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh, đồng thời quy định việc cấp Số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh. Số định danh cá nhân là số được cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác. Số này cũng chính là số thẻ căn cước công dân được cấp khi đủ 14 tuổi.

Luật quy định xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân (song song với cơ sở dữ liệu giấy); đồng thời kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Luật mở ra cơ hội cho người dân có quyền lựa chọn phương thức phù hợp, thuận tiện nhất để thực hiện yêu cầu đăng ký hộ tịch như việc gửi hồ sơ trực tiếp, qua bưu chính hoặc thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến trong điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho phép.

Cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch cho mình mà không phải phụ thuộc vào nơi cư trú trước đây.

Luật quy định rõ, miễn phí đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật.

Với quan điểm thực hiện phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương, cơ sở, Luật quy định Ủy ban Nhân dân cấp huyện giải quyết toàn bộ các việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài và thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên, trừ việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định, lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.

Ủy ban Nhân dân cấp xã đăng ký các việc hộ tịch còn lại. Thủ tục đăng ký hộ tịch được quy định theo hướng đơn giản, cắt giảm tối đa những giấy tờ không cần thiết.

* Bảo đảm hiện đại hóa giấy tờ về căn cước công dân

Luật căn cước công dân quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân; thẻ căn cước công dân và quản lý thẻ căn cước công dân; bảo đảm điều kiện cho hoạt động quản lý căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân; trách nhiệm quản lý căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Luật có 6 chương, 39 điều.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia, được nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Đây là cơ sở dữ liệu chung do Bộ Công an quản lý, tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam (gồm 15 trường thông tin). Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ để cơ quan, tổ chức kiểm tra, thống nhất thông tin về công dân.

Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại của người khác.

Luật lấy tên gọi của giấy tờ về căn cước công dân là thẻ Căn cước công dân để thay thế cho tên gọi “Chứng minh nhân dân” như hiện nay. Công dân từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. Thẻ có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam và được dùng thay thế cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày luật có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn quy định. Các giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Các biểu mẫu đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2019.

Địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành theo Luật thì công tác quản lý công dân vẫn thực hiện theo các quy định của pháp luật trước ngày Luật có hiệu lực; chậm nhất từ ngày 1/1/2020 phải thực hiện thống nhất theo quy định của Luật.

*Khẳng định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội tiếp tục khẳng định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và mối quan hệ giữa Quốc hội với các thiết chế khác trong bộ máy nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Luật cụ thể hóa các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội tại 16 điều luật tương ứng với 3 chức năng lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước đã được ghi nhận tại Hiến pháp.

Luật có những sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho đại biểu Quốc hội thực hiện vai trò trung tâm của mình trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội; tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, chức năng và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của Hiến pháp.

Đồng thời, Luật kế thừa số lượng, tên gọi của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội như Luật cũ; sửa đổi quy định về cơ cấu tổ chức và việc bầu, phê chuẩn các thành viên của Hội đồng, Ủy ban cho phù hợp với Hiến pháp mới.

Luật xác lập chức danh Tổng Thư ký Quốc hội thay thế cho Đoàn thư ký kỳ họp. Tổng Thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Tổng Thư ký có trách nhiệm tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội và thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tổng Thư ký là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội có Ban Thư ký. Cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban Thư ký do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định. Luật tổ chức Quốc hội gồm 7 chương, 102 điều.

* Thúc đẩy cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ

Với 7 chương, 50 điều, Luật tổ chức Chính phủ quy định vị trí, chức năng của Chính phủ; cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ; nhiệm kỳ của Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ; nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ.

Về nhiệm vụ, quyền hạn hành pháp của Chính phủ, Luật khẳng định mạnh mẽ, đặt lên hàng đầu nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm hành pháp của Chính phủ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, coi pháp luật là công cụ quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động quản lý điều hành của bộ máy hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, Luật cụ thể hóa thẩm quyền hoạch định chính sách của Chính phủ.

Luật có một bước tiến quan trọng khi khẳng định đầy đủ và rõ hơn vị trí của Thủ tướng Chính phủ là “người đứng đầu Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước”; thể hiện ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát huy vai trò, trách nhiệm của Thủ tướng trong lãnh đạo và điều hành hoạt động, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước.

Luật không chỉ chuyển những nhiệm vụ, quyền hạn liên quan của Chính phủ sang cho Thủ tướng thực hiện, mà còn bổ sung một số nhiệm vụ mới cho Thủ tướng Chính phủ nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu hệ thống hành chính trong việc đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật kỷ cương, xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ nhân dân.

Tinh giản tổ chức bộ máy theo tinh thần cải cách hành chính lần đầu tiên trở thành giải pháp lập pháp. Luật quy định cụ thể về số lượng cấp phó và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, tạo khuôn khổ thể chế vững chắc thúc đẩy cải cách tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương.

* Gắn kết, thống nhất giữa Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân cùng cấp trong chỉnh thể chính quyền địa phương

Luật tổ chức chính quyền địa phương gồm 8 chương và 143 điều, tăng 2 chương, 3 điều so với Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân năm 2013. Luật xác định các đơn vị hành chính gồm có tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; xã, phường, thị trấn và đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.

Luật quy định rõ hơn về cơ cấu tổ chức của Hội đồng Nhân dân tạo cơ sở pháp lý để củng cố, hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Về cơ cấu tổ chức, Luật quy định Hội đồng Nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập thêm Ban đô thị, vì đây là những đô thị tập trung, có quy mô lớn, mức độ đô thị hóa cao và có nhiều điểm đặc thù khác với các địa bàn đô thị thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Về số lượng đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ 95 đại biểu lên 105 đại biểu để phù hợp với quy mô dân số, đặc điểm, tính chất của các đô thị lớn này.

Luật mở rộng cơ cấu tổ chức Ủy ban Nhân dân, theo đó tất cả người đứng đầu của các cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân đều là Ủy viên của Ủy ban Nhân dân. Đây là quy định nhằm phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên Ủy ban Nhân dân, tăng cường hiệu lực giám sát của Hội đồng Nhân dân đối với Ủy ban Nhân dân cùng cấp thông qua cơ chế lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng Nhân dân bầu.
 ​
Đối với quy định về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, Luật quy định khi có trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn đồng ý với đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, cơ quan xây dựng đề án mới được hoàn thiện đề án, trình Hội đồng Nhân dân các cấp thông qua chủ trương.

* Làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan, tổ chức và Nhân dân

Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm 8 chương, 41 điều, tăng thêm 4 chương, 23 điều. Luật đã sửa đổi, bổ sung hầu hết các điều, chỉ giữ lại một điều (Điều 8, nay là Điều 19 mới).

Luật làm rõ các mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan, tổ chức và Nhân dân. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Đảng là quy định hoàn toàn mới, thể chế hóa nội dung Cương lĩnh của Đảng về mối quan hệ giữa Đảng và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên, vừa lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước được cơ bản giữ như Luật cũ, đồng thời bổ sung một số quy định cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và thực tiễn mối quan hệ giữa Mặt trận với Nhà nước đã thực hiện ổn định trong thời gian qua.

Luật quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn kết Nhân dân; động viên, hỗ trợ Nhân dân thực hiện dân chủ, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đặc biệt, Luật quy định Nhân dân giám sát hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để thực hiện trách nhiệm của mình với Nhân dân. Để mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phù hợp với thực tiễn hoạt động hiện nay của Mặt trận, Luật không chỉ quy định mối quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên, mà còn đối với các tổ chức không phải là thành viên của Mặt trận.

* Góp phần định hướng tiêu dùng xã hội lành mạnh và công bằng hơn

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, bổ sung quy định “xăng các loại” thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo quy định trên, từ ngày 1/1/2016, nap-ta (bao gồm cả con-đen-sát), chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Luật bổ sung quy định giá tính thuế đối với hàng hóa vừa chịu thuế bảo vệ môi trường, vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá chưa có thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật thuế.

Về thuế suất đối với mặt hàng thuốc lá, Luật quy định lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ ngày 1/1/2016 tăng từ 65% lên 70%; từ ngày 1/1/2019 tăng từ 70% lên 75%.

Đối với rượu từ 20 độ trở lên: Áp dụng thuế suất 55% từ ngày 1/1/2016, 60% từ ngày 1/1/2017 và 65% từ ngày 1/1/2018. Đối với rượu dưới 20 độ: Áp dụng thuế suất 30% từ ngày 1/1/2016 và 35% từ ngày 1/1/2018.

Đối với bia, từ ngày 1/1/2016 tăng từ 50% lên 55%; từ ngày 1/1/2017 là 60%; từ ngày 1/1/2018 là 65%.

Để khuyến khích hơn nữa việc sử dụng nhiên liệu sinh học, sử dụng nhiên liệu cồn từ sản xuất trong nước, góp phần bảo vệ môi trường, Luật quy định mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt ưu đãi đối với xăng sinh học là 8% đối với xăng E5 và 7% đối với xăng E10.

Luật quy định không thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với cá nhân trúng thưởng ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng do thực tế không xác định được thu nhập trúng thưởng. Nhằm bảo đảm đồng bộ với nội dung sửa đổi này, Luật quy định tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với kinh doanh ca-si-nô (bao gồm cả trò chơi điện tử có thưởng) từ 30% lên 35%.

* Mở rộng thêm các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có 9 chương, 125 điều, không áp dụng đối với bảo hiểm thất nghiệp (do đã được quy định trong Luật việc làm). Luật mở rộng thêm các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Người lao động có hợp đồng lao động 1-3 tháng, người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động được cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn...

Luật sửa đổi quy định thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động năm 2012. Bổ sung quy định lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản; bổ sung thêm chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; bổ sung thêm quy định trợ cấp một lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội...

Luật quy định người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động. Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi (theo quy định của Nghị quyết số 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động).

* Nâng cao tính độc lập trong tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015 gồm 9 chương, 73 điều. Dự thảo tăng 1 chương, giảm 3 điều, trong đó bổ sung 11 điều mới và bỏ 14 điều của Luật cũ.

Cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo Hiến pháp, Luật quy định đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là: Việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán. Do phạm vi kiểm toán mở rộng theo quy định của Hiến pháp, Luật bổ sung thêm đơn vị được kiểm toán là cơ quan quản lý sử dụng nợ công.

Luật quy định giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán là văn bản do Kiểm toán Nhà nước lập và công bố để đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán. Việc quy định giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán có ý nghĩa quan trọng đối với đơn vị được kiểm toán cũng như các cơ quan, tổ chức sử dụng trong hoạt động của mình. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Luật cũng quy định thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày. Trường hợp phức tạp, cần thiết, Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định gia hạn một lần không quá 30 ngày. Đối với cuộc kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc, Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định cụ thể thời hạn kiểm toán cho phù hợp.

* Tạo cơ sở pháp lý để công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với Tổ quốc

Luật nghĩa vụ quân sự có 9 chương, 62 điều. Về độ tuổi gọi nhập ngũ, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 ngoài việc quy định: “Công dân nam đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi”, bổ sung quy định “công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi."

Luật quy định chỉ tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với đối tượng là học sinh phổ thông, sinh viên đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo; quy định rõ hơn đối với trường hợp công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

Đối với học sinh đang học phổ thông, sinh viên đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp sẽ được gọi nhập ngũ.

Đối với công dân đang học tập tại các nhà trường hoặc trúng tuyển vào các trường thuộc cơ sở giáo dục không thuộc đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ thì được gọi nhập ngũ và bảo lưu kết quả, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ sẽ được tiếp nhận để học tập.

Để bảo đảm chính sách đối với người nhiễm chất độc da cam, Luật bổ sung quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với một con của người nhiễm chất độc da cam bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.../.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí mật hạt nhân Trung Quốc vào tay Mỹ?

 

Docbao.vn - Các cán bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc được thông báo rằng nước này hiện đối mặt với trường hợp phản quốc gây tổn thất lớn nhất kể từ khi lập quốc năm 1949.

 
lenh-ke-hoach-1.jpg

Hai anh em Lệnh Kế Hoạch (phải) và Lệnh Hoàn Thành - Ảnh: Reuters

Theo tờ The Sunday Times ngày 27.12 dẫn lại thông tin từ hai tạp chí ở Hồng Kông, trong một bài phát biểu với các cán bộ đảng mới đây, Bí thư Ủy ban Chính pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ tiết lộ rằng các bí mật được bảo vệ gắt gao nhất của nước này, bao gồm cả mã phóng hạt nhân, đã lọt vào tay nước Mỹ.

 

Kẻ đào tẩu nguy hiểm

Những thông tin trên được Lệnh Hoàn Thành, em trai cựu Chánh văn phòng T.Ư Đảng Cộng sản Trung Quốc Lệnh Kế Hoạch, cung cấp cho giới chức Mỹ sau khi đào thoát đến nước này.

Ông Lệnh Kế Hoạch, từng là một phụ tá thân tín của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đã bị khai trừ đảng và điều tra về hàng loạt tội trạng vào tháng 7. Trong đó đáng chú ý là các hành vi vi phạm kỷ luật và quy củ chính trị, kỷ luật tổ chức và kỷ luật bảo mật, lợi dụng chức vụ để mưu lợi cho nhiều người và nhận hối lộ trực tiếp hoặc thông qua người thân. Theo Tân Hoa xã, ông Lệnh còn thu thập số lượng lớn các bí mật cốt lõi của đảng và nhà nước Trung Quốc.

Sau khi Lệnh Kế Hoạch bị giới chức an ninh Trung Quốc bắt giữ, người em trai Lệnh Hoàn Thành đã ôm theo 2.700 tài liệu mật bỏ trốn với mục đích mặc cả cho số phận của anh trai.

Trong nỗ lực hạn chế tổn thất phát sinh từ vụ đào tẩu, giới lãnh đạo Trung Quốc đã cử một phái đoàn an ninh do ông Mạnh Kiến Trụ dẫn đầu đến Mỹ để thương thuyết về việc dẫn độ ông này nhưng phải ra về tay trắng. “Khi đứng đầu các tổ chức T.Ư đảng, giữ chức chánh văn phòng T.Ư đảng, Lệnh Kế Hoạch đã cả gan đánh cắp các bí mật hàng đầu từ kho lưu trữ mà ông ta được giao phó trông coi và các tài liệu này sau đó được chuyển giao cho Mỹ”, tờ The Sunday Times dẫn phát biểu của ông Mạnh với các cán bộ. Người đứng đầu ngành an ninh Trung Quốc cũng mô tả đây là vụ rò rỉ bí mật nghiêm trọng nhất của Trung Quốc trong hơn 60 năm qua.

 

Thông tin sống còn

Theo hai tạp chí Tiền Tiêu và Tranh Minh ở Hồng Kông, có ba loại thông tin tuyệt mật được chuyển giao cho phía Mỹ. Đầu tiên là các bản đồ địa hình khu vực Trung Nam Hải, quần thể các tòa nhà được bảo vệ cẩn mật ở phía tây Tử Cấm Thành, nơi đặt trụ sở T.Ư đảng và Quốc vụ viện. Các thông tin này bao gồm cả mật mã an ninh và mật mã liên lạc.

Loại thứ hai là các thông tin về hệ thống chỉ huy và kiểm soát phục vụ kết nối liên lạc giữa T.Ư đảng với Quốc vụ viện và Quân ủy T.Ư trong trường hợp phát sinh biến cố.

Loại thứ ba là trình tự và thao tác kiểm soát vũ khí phi quy ước, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, của T.Ư đảng và Quân ủy T.Ư.

Theo chuyên gia về chính trị Trung Quốc thuộc Viện Brookings (Mỹ) Lý Thành, với cương vị chánh văn phòng T.Ư đảng trước đây, ông Lệnh Kế Hoạch chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn, sức khỏe và bí mật của các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nên có điều kiện thu thập các tài liệu tuyệt mật. “Ông ta cũng chịu trách nhiệm soạn thảo các văn kiện then chốt, thu thập các thông tin quan trọng dành cho việc đưa ra quyết sách và theo dõi việc thi hành chỉ thị và hướng dẫn của các lãnh đạo hàng đầu”, ông Lý viết.

Theo nhận định của giới quan sát Trung Quốc, bài phát biểu của ông Mạnh Kiến Trụ có thể bị rò rỉ một cách cố ý nhằm chuẩn bị dư luận cho việc xét xử và kết tội ông Lệnh Kế Hoạch. Phía Trung Quốc hiện chưa bình luận về các thông tin của tờ The Sunday Times.
                                                                                                                                                        Theo docbao.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:
Học VNEN, mới ở ta, thế giới đã làm 50 năm rồi

Diệu Linh

30/12/15 08:11

(GDVN) - Tại phiên điều trần về hiệu quả các dự án ODA đầu tư cho giáo dục vào ngày 28/12, Đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi chất vấn về mô hình trường học mới (VNEN).

 

Cụ thể, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đặt vấn đề: Mô hình VNEN đang gây ra những dư luận không tốt, giáo viên và học sinh cho rằng đây là chương trình cắt xén, chắp vá dựa trên sách giáo khoa hiện hành, chất lượng không đảm bảo, nhưng lại buộc sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương phải chạy theo.

Dự án dạy học của VNEN khá lỏng lẻo, tạo ra tình trạng học sinh chỉ ngồi nói chuyện, không học, cho nên không nắm được bài. Trong khi đó, khi dự án sắp kết thúc thì một số cơ sở mới bất ngờ nhận được thiết bị dạy học. Tại sao có tình trạng như vậy?

 

phamvuluan_dayvnen_giaoducnetvn.jpg

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, mô hình trường học mới (VNEN) nhiều quốc gia đã triển khai cách đây 50 năm. ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.

 

Trước câu hỏi này này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – ông Phạm Vũ Luận khẳng định, dự án VNEN không chỉ làm thay đổi cách học, nhận thức của học sinh, mà còn làm thay đổi cơ bản nhận thức và kỹ năng của đội ngũ thầy cô giáo.

Ông Luận lý giải: “Phải làm cho các cháu biến quá trình đi học từ thụ động sang chủ động, tạo kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, tiếp thu, trao đổi, phản biện, sau này mới có khả năng hợp tác và nghe người khác.

Trong VNEN có việc các cháu trao đổi, đọc đúng câu, đúng chính tả, không ngọng, có thể trao đổi để có nhận thức đúng, tự tìm hiểu, tự khám phá, cho nên trong lớp học có chuyện ồn ào, trao đổi là bình thường”.

Bộ trưởng Luận cũng cho biết, không chỉ các trường trong dự án thực hiện mô hình VNEN mà bây giờ Bộ Giáo dục yêu cầu tất cả các trường ngoài dự án cũng thực hiện theo cách làm này. Đây là điểm mới ở Việt Nam, nhưng thế giới đã làm cách đây 50 năm và không còn mới nữa.

Đối với các thông tin liên quan tới trang thiết bị lắp đặt khi dự án đã sắp kết thúc, Bộ trưởng Luận cho biết, đây là một số thiết bị có tính chất khen thưởng cho các trường thực hiện tốt dự án.

Đánh giá chung về kết quả sử dụng ODA trong giáo dục và đào tạo, GS. Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho biết: “Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn ODA của cả nước, khoảng 3,5%, tương đương 2,1 tỷ USD trong 10 năm 2004 – 2014, nhưng các dự án ODA trong giáo dục, đào tạo đã phát huy hiệu quả.

Không chỉ giúp tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý của ngành, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu áp dụng các mô hình giáo dục, đào tạo tiên tiến trên thế giới”.

Liên quan tới các thông tin về công nghệ Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: “Giáo sư Hồ Ngọc Đại tặng tôi công trình đó. Đây là công trình có tác dụng tốt, đặc biệt tác dụng với các vùng dân tộc ít người.

Trước đây nhiều học sinh đi học về lại mù chữ, nhưng khi dùng chương trình của Giáo sư Hồ Ngọc Đại thì giải quyết triệt để vấn đề ấy. Công nghệ này kết hợp tốt với VNEN, vì khi áp dụng VNEN thì ở lớp 2 các cháu phải biết đọc tròn vành rõ chữ rồi, phải dùng công nghệ này thì các cháu mới không tái mù”.

Diệu Linh
======================
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:  Học VNEN, mới ở ta, thế giới đã làm 50 năm rồi

 

Theo tôi - nếu gọi đúng tên của chương trình VNEN - phải là: "Áp dụng một mô hình giáo dục hiện đại của thế giới vào Việt Nam". Mô tả như vậy thì hy vọng các "trí giả", "sĩ phu" sẽ ít nói hơn vì dễ hiểu. Không cải thì "trách", cải thì "chê". Bởi vậy cá nhân tôi ủng hộ tư duy cải cách giáo dục của ngài Bộ trưởng giáo dục.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai "vật thể lạ" rơi xuống Yên Bái, Tuyên Quang sau tiếng nổ lớn

Thứ bảy, 02/01/2016 - 19:04

 

Dân trí Người dân xã Tân Đồng và Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) cho biết, vào khoảng 7 giờ ngày 2/1/2016, có một tiếng nổ rất lớn như tiếng sấm trên trời đánh xuống, sau đó, một số người nói phát hiện như có một vật gì đó rơi xuống. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra tại Tuyên Quang.

 

Theo tin từ TTXVN, sau khi nghe tiếng nổ lớn, người dân đã cùng nhau tỏa đi tìm và đã tìm thấy một "vật thể lạ" tại vườn nhà bà Trần Thị Lợi ở thôn 1 xã Tân Đồng.

 

hai-vat-the-la-roi-xuong-yen-bai-tuyen-q

Hình ảnh vật thể lạ hình cầu (Ảnh do người dân cung cấp).

 

Tại hiện trường, "vật thể lạ" này trông như một viên đá tròn, màu trắng, đường kính khoảng 30 cm.

Do hiếu kỳ, một số người dân đã bẩy vật thể này lên khỏi mặt đất, để lại một hố tròn sâu chừng 20cm, nơi rộng nhất chừng 30 cm, ôm gọn lấy vật thể này. Sau đó, người dân đã báo với chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình.

Ông Tạ Duy Chinh, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Tân Đồng cho biết, ngay sau khi nhận tin báo, lực lượng dân quân và công an xã đã phong tỏa hiện trường vào báo cho huyện và cơ quan chuyên môn của tỉnh biết để xử lý.

Hiện nay, lực lượng Công binh Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái đã có mặt và đưa "vật thể lạ" này về Ban Chỉ huy Quân sự huyện Trấn Yên để điều tra, nghiên cứu để làm rõ. Thông tin ban đầu từ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái, vật thể đó bằng kim loại có đường kính 27 cm.

Cũng vào sáng nay 2/1/2016, khoảng 6h30, người dân thôn Nà Giàng, xã Tân Mỹ (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) hoảng hồn nghe thấy khoảng 3 tiếng nổ lớn giống như bom mìn, ngay sau đó là 1 "vật thể lạ" rơi xuống tại bờ của 1 con suối trong thôn Nà Giàng.

 

hai-vat-the-la-roi-xuong-yen-bai-tuyen-q
Hình ảnh "vật thể lạ" gây xôn xao tại Tuyên Quang (ảnh người dân cung cấp)
 

Bà Nguyễn Thị Tuyến (SN 1971) nhà cách nơi xảy ra vụ việc 17km cho biết: “Mặc dù nhà tôi ở khá xa, nhưng vào lúc 6h30 sáng nay tôi đã nghe thấy mấy tiếng nổ rất to. Ngay sau đó, nhân dân trong vùng đến xem thì thấy 1 vật thể lạ hình cầu, có đường kính khoảng 80-100cm nằm cạnh bờ suối. Công an và chính quyền địa phương đã phong tỏa hiện trường không cho người dân đến lại gần”.

Sự việc xảy ra, rất đông người dân sau đó đã tập trung theo dõi sự việc. Lực lượng công an, quân đội của địa phương phải lập hàng rào phong toả hiện trường để tiếp tục xác minh.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Tịch - Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ - cho biết: “Vật thể đó kiểu như là bình khí, lực lượng chức năng đã mang đi khỏi hiện trường từ lúc 17h chiều tối nay”.

Tối nay 2/1, trao đổi cùng PV Dân trí, Thượng tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết Bộ Quốc phòng đã nắm được thông tin về hiện tượng lạ xảy ra tại Yên Bái, Tuyên Quang sáng nay. Hiện Bộ đang cho tiến hành điều tra làm rõ.

Nguyễn Dương - Đức Tưởng - Tuấn Hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay