Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Chiến dịch tuyệt mật dưới đáy đại dương

(Hồ sơ) - Chiến dịch bí mật quốc gia đặc biệt là một trong những cuộc phiêu lưu đáng kinh ngạc nhất của Mỹ được mở rộng từ ngoài không gian đến đáy đại dương.
 

chien-dich-tuyet-mat-duoi-day-dai-duong_

Tàu ngầm Trieste II.

 

Tuy nhiên, việc cứu hộ ở độ sâu 4,8 km dưới đáy biển là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử nhân loại thời điểm đó. Nhằm phục vụ sứ mệnh đặc biệt, Hải quân Mỹ đã thử nghiệm trục vớt ở độ sâu 1,2 km ngoài khơi San Diego nhưng không thành công. Tuy vậy, Mỹ vẫn quyết định tiến hành kế hoạch trên. Hai tàu chuyên dụng chở tàu ngầm và các phương tiện hỗ trợ đến vùng biển Oahu ngoài khơi quần đảo Hawaii, nơi hệ thống định vị phát hiện vị trí kiện hàng. Thời tiết xấu khiến nhiệm vụ phải trì hoãn nhiều lần. Trong khi đó, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) tỏ ra lo lắng về khả năng Liên Xô có thể tìm thấy cuộn phim trước Mỹ. Các chuyên gia hải quân Mỹ dự đoán, Liên Xô lúc đó đã có khả năng trục vớt các vật liệu ở độ sâu tới 10 km. Vì vậy, Không quân và CIA chỉ đạo đơn vị làm nhiệm vụ chạy đua với thời gian để thu hồi kiện hàng sớm nhất có thể.

Ngày 25/4/1972, một năm sau khi KH-9 chìm xuống đáy đại dương, 2 sĩ quan điều khiển tàu ngầm Trieste II hướng xuống đáy biển. Sau 2 giờ, tàu xuống đến độ sâu 4,99 km, họ bật định vị thủy âm và phát hiện vật thể hình trụ bị bùn vùi lấp gần một nửa. Ê kíp mất đến 30 phút để điều khiển cánh tay máy phía trước kẹp kiện hàng và trồi lên mặt nước. Tuy nhiên, khi tàu đang nổi lên, khoang chứa vỡ đôi khiến cuộn phim bung ra ngoài. Toàn bộ dữ liệu hình ảnh bên trong bị phá hỏng do tác động của nước biển và ánh sáng.

Dù nhiệm vụ phục hồi dữ liệu từ vệ tinh KH-9 đã thất bại, nhưng các bên tham gia đều đánh giá sứ mệnh là thành công lớn về mặt khoa học. Hải quân Mỹ cũng đã chứng minh rằng, con người có thể trục vớt các vật thể chìm dưới đại dương ở những khu vực sâu nhất. Mặt khác, việc phát minh ra bọt nổi tích hợp (syntactic foam) đã báo hiệu sự kết thúc của tàu ngầm Trieste cùng những quả bóng khí nguy hiểm, dễ vỡ của nó. Tàu Trieste II đã được cho “nghỉ hưu” và được trưng bày tại Bảo tàng Undersea của Hải quân Mỹ. Các cuộc tìm kiếm dưới biển sâu ngày nay đang trở nên cấp thiết hơn sau khi xảy ra những vụ mất tích máy bay bí ẩn, nhưng việc thăm dò dưới biển sâu thường ít thu hút sự chú ý của công chúng hơn so với thăm dò không gian.

Theo Báo Tin Tức

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hải sâm liên tục dạt vào bờ biển Thừa Thiên - Huế
Thứ năm, 24/9/2015 | 15:25 GMT+7
 
Người dân cho hay hàng chục năm qua họ chưa từng thấy hải sâm xuất hiện với số lượng lớn như vậy.
 

Sáng 24/9, một số người dân các xã Phú Thuận và Thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) vẫn tiếp tục ra biển để nhặt hải sâm trôi dạt vào bờ.

hai-sam-1-4273-1443082236.jpg

Sáng 24/9, một số ngư dân ở thị trấn Thuận an (huyện Phú Vang) vẫn còn ra biển nhặt hải sâm . Ảnh: Đắc Đức.

 

Ông Lê Văn Vui (trú thôn An Hải, thị trấn Thuận An) cho hay, suốt 4 ngày qua gia đình ông đi dọc bãi biển Thuận An nhặt hải sâm dạt vào bờ với số lượng khá lớn. Nhiều người dân nghe thông tin cũng đổ xô ra biển để tìm nhặt thứ sản vật quý hiếm này.

"Mỗi kg hải sâm tươi sau khi đã làm sạch, gia đình tôi bán cho thương lái đưa vào TP Hồ Chí Minh có giá 500.000 đồng/kg", ông Vui nói và nhận định hải sâm có thể theo dòng hải lưu dạt từ phía nam lên Huế.

hai-sam-2-9299-1443082236.jpg

Ông Lê Văn vui cho biết trong 4 ngày nay ông và con trai nhặt được gần 50kg hải sâm tươi. Ảnh: Đắc Đức.

 

Ông Nguyễn Văn Minh (67 tuổi, trú thôn An Hải) cho hay từ nhỏ đến giờ ông chưa từng chứng kiến lượng hải sâm lớn  đến như vậy dạt vào bờ như lần này. Người dân chỉ cần thức dậy vào buổi sáng sớm đi dọc bờ biển sẽ dễ dàng nhìn thấy hải sâm trôi dạt vào bờ.   

"Đây là một hiện tượng lạ vì hải sâm thường sống ở đáy biển, đánh bắt rất khó. 3 hôm trước nhiều người ra biển trong một buổi sáng có mang về cả bao tải hải sâm tươi. Tuy nhiên, đến sáng nay đã không thấy dạt vào bờ nữa", ông Minh nói và cho hay theo một số ngư dân có kinh nghiệm đi biển lâu năm, hải sâm dạt vào bờ biển Thuận An chủ yếu là loài vú trắng, con to nhất bằng ngón chân cái người lớn, trên thân có những chấm trắng.

hai-sam-4-3094-1443082236.jpg

Ông Nguyễn Văn Minh (trú thôn An Hải) cho biết hải sâm sau khi phơi khô bán sẽ được giá hơn nhiều so với hải sâm tươi. Ảnh: Đắc Đức.

 

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản  Thừa Thiên – Huế, cho biết hiện tượng hải sâm dạt bờ trong những ngảy qua không có gì bất thường.

"Có thể do sự thay đổi của dòng hải lưu nên hải sâm bị cuốn dạt bờ. Tuy nhiên, riêng ở Huế đây là lần đầu tiên ghi nhận hiện tượng hải sâm dạt bờ với số lượng lớn như vậy", ông Bình nói.

Trước đó, một khối lượng lớn hải sâm đã dạt vào bờ biển ở huyện đảo Phú Quốc tại các bãi biển Dinh Cậu, Cửa Lấp, Dương Tơ…

Đắc Đức

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Hải sâm liên tục dạt vào bờ biển Thừa Thiên - Huế
Thứ năm, 24/9/2015 | 15:25 GMT+

 

 

Hải sâm dạt vào bờ:

Do Trung Quốc cải tạo đảo trái phép?

 

(Tin tức thời sự) - Hải sâm liên tục dạt vào bờ biển khiến dư luận cho rằng nguyên nhân do Trung Quốc đang cải tạo trái phép ngoài biển Đông gây lên sự xáo trộn.

Hải sâm liên tục dạt vào biển

 

Trong 3 ngày từ 21-23/9, hàng nghìn con hải sâm đã dạt vào bờ biển ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Gần trăm người dân đã đổ xô ra bờ biển Thuận An để nhặt, người nào ít cũng được vài kg, người nhiều thì hàng chục kg.

 

Nhiều người dân cảm thấy thích thú, hào hứng khi nhặt hải sâm bởi đây là loài sinh vật có giá trị kinh tế cao. Mỗi kg hải sâm có giá trị lên tới cả triệu đồng, nhiều người tìm mua.

 

hai-sam-chet-do-trung-quoc-cai-tao-dao-t

Người dân nhặt hải sâm ở huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế ngày 23/9.

 

Ngày 18/9, hiện tượng hải sâm trôi dạt vào biển cũng xảy ra ở Phú Quốc, Kiên Giang. Cơ quan chức năng thống kê, có tới 2 tấn hải sâm và trải dài trên 10 km bãi biển Phú Quốc, đoạn từ Dương Đông đến Đường Bàu.

 

"Sống ở đây mấy chục năm nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy hải sâm nhiều như vậy", ông Nguyễn Văn Hải, ngụ thị trấn Dương Đông, Phú Quốc nói. Đến chiều 19/9, hiện tượng này giảm nhiều.

 

Trước đó hồi tháng 3, tại bờ biển Hà Tĩnh cũng xuất hiện hàng chục tấn sò lông, ốc biển ở vùng biển Hà Tĩnh chết không rõ nguyên nhân, bị sóng đánh dạt vào bờ.

 

Nhà chức trách huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, khoảng 7 ngày nay, các loại sò lông, ốc mỡ, ốc hương, cùng một số nhuyễn thể khác chết hàng loạt, bị sóng đánh dạt vào bờ biển trên địa bàn các xã Kỳ Ninh, Kỳ Khang, Kỳ Phú.

 

Trong đó, Kỳ Ninh là xã có lượng sò lông, ốc chết nhiều nhất, trải dài dọc bờ biển khoảng 50m, chất nhiều lớp, phủ dày 7-10cm. Nhiều đống vỏ sò được người dân gom lại cao khoảng 4cm. Ở hai xã còn lại, lượng vỏ sò, ốc chết cũng phủ trắng bờ biển.

 

Một số người dân cho hay đây là lần đầu tiên họ chứng kiến việc các loại thủy, hải sản chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân.

 

Do Trung Quốc cải tạo đảo ở Biển Đông?

 

Sáng ngày 24/9, TS. Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, từ trước đến nay đã ghi nhận nhiều trường hợp hải sản trôi dạt vào bờ biển. Đó có thể là do sự thay đổi ở dưới đại dương như dòng thủy triều, san hô, môi trường sinh sống.

 

hai-sam-chet-do-trung-quoc-cai-tao-dao-t

Khoảng 2 tấn hải sâm dạt vào bờ biển Phú Quốc, Kiên Giang ngày 18/9.

 

TS. Vũ Ngọc Long - Viện trưởng Sinh thái học miền Nam - cho biết, loài hải sâm chủ yếu trú ẩn dưới rạn san hô. Một khi nền đáy san hô bị xâm hại nghiêm trọng có thể trở thành nguyên nhân gây ra hiện tượng hàng nghìn con hải sâm bị sóng cuốn dạt vào bờ.

 

"Sau nhiều đợt khảo sát, chúng tôi nhận thấy tàu thuyền chở khách du lịch và đánh bắt ốc, cá bằng hình thức 'giã cào' đã gây tổn thương cho nền đáy san hô nơi đây. Tàu thuyền chở khách du lịch thả neo thiếu quy hoạch; khai thác ốc hương, cá bằng lưới cào ở tầng đáy, gây phá vỡ môi trường sống của loài hải sâm nên sức chống chịu của chúng suy giảm", ông Long nói.

 

Việc liên tiếp các loài sinh vật biển trôi dạt vào bờ một cách bất thường trong thời gian quan cũng khiến dư luận đặt ra nghi vấn có thể là do Trung Quốc đang cải tạo trái phép ở Biển Đông nên gây ra sự xáo trộn sinh vật biển.

 

Nhận định về điều này, TS. Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, cho rằng: “Đây là vấn đề lớn, chúng tôi chưa nghiên cứu nên chưa thể kết luận được. Nhưng với ngành thủy sản việc sinh vật biển trôi dạt vào bờ là điều bình thường”.

 

Còn ông Nguyễn Việt Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (thuộc Sở Tài nguyên Môi trường Thừa Thiên - Huế) xác nhận: "Việc cải tạo của con người ở ngoài Biển Đông chắc chắn có ảnh hưởng tới sinh vật biển. Cụ thể như thế nào thì cần nghiên cứu cụ thể hơn".

 

Theo TS. Lê Đình Mầu – Viện phó Viện Hải dương học Nha Trang (Khánh Hòa) cho rằng: “Việc cải tạo của Trung Quốc ở ngoài Biển Đông chắc chắn có ảnh hưởng tới sinh vật biển của Việt Nam”.

 

Ông Mầu cho hay, hai tháng trước Viện Hải dương học Nha Trang có tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Trung Quốc khai thác ở Biển Đông ảnh hưởng tới Việt Nam, khách mời tham dự có cả những chuyện gia đến từ Mỹ, Australia…

 

“Trung Quốc cải tạo ở Biển Đông gây ra sự xáo trộn ở biển, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, tập quá sống của các loại. Từ đó ảnh hưởng tới sinh vật biển” – ông Mầu xác nhận.

 

theo http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/hai-sam-dat-vao-bodo-trung-quoc-cai-tao-dao-trai-phep-3286734/

==============================================

Cái bạn xấu china này, phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng môi sinh của biển  :ph34r: 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hải sâm dạt vào bờ:

Do Trung Quốc cải tạo đảo trái phép?

 

(Tin tức thời sự) - Hải sâm liên tục dạt vào bờ biển khiến dư luận cho rằng nguyên nhân do Trung Quốc đang cải tạo trái phép ngoài biển Đông gây lên sự xáo trộn.

==============================================

Cái bạn xấu china này, phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng môi sinh của biển  :ph34r: 

 

Còn có thể có nguyên nhân đám Khựa Bê Canh này làm trò gì dưới đáy biển nữa, rất gần bờ.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
NASA bác bỏ trăng máu là dấu hiệu ngày tận thế
Thứ Sáu, 25/09/2015 10:24:29 GMT+7
 
Một số người cho rằng sự kiện siêu trăng và nguyệt thực toàn phần cùng diễn ra vào đêm 27 rạng sáng ngày 28/09, trùng với ngày Rằm Trung thu là một dấu hiệu trong sách Khải huyền về ngày tận thế.

iều duy nhất sẽ xảy ra trên Trái Đất khi có nguyệt thực là mọi người thức dậy vào sáng hôm sau, cổ đau nhừ vì ngẩng lên ngắm trời cả tối hôm trước", The Independent dẫn lời Noah Petro, Phó ban dự án khoa học Vệ tinh Thăm dò Mặt Trăng-Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) tại Trung tâm Hàng không Vũ trụ Goddard của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
 
Trang-mau.jpg

Nguyệt thực toàn phần nhìn từ bánh xe đu quay ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: The Independent

 

Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất đi qua giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, chúng ở vị trí thẳng hàng với nhau. Mặt Trăng đi vào vùng che bóng của Trái Đất nhưng không bị tối đen hoặc biến mất khỏi tầm nhìn, thay vào đó nó sẽ chuyển dần sang màu đỏ. Nguyên nhân là do ánh sáng Mặt Trời bị bẻ cong khi đi qua bầu khí quyển của Trái Đất, sau đó chiếu tới Mặt Trăng. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) chiếu xuyên qua. Đây cũng chính là lý do tại sao hiện tượng nguyệt thực toàn phần còn được gọi là trăng máu.

Siêu trăng xảy ra do Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất theo quỹ đạo hình elip chứ không phải tròn. Vị trí xa nhất của Mặt Trăng so với Trái Đất cách nhau 405.600 km, vị trí gần nhất (cận điểm) cách nhau 363.700 km. Siêu trăng là trăng tròn ở vị trí cận điểm, lớn hơn 14% và sáng hơn gấp 30% so với lúc nó ở vị trí xa nhất.

Sự gần lại của Mặt Trăng là nguyên nhân gây ra một số hiệu ứng lên các vật khác như thủy triều, nhưng không thể nói rằng nó dẫn đến ngày tận thế. Bản thân Mặt Trăng không có gì thay đổi.

Trước kia, khi loài người chưa chế tạo được những hệ thống dự đoán sự di chuyển của các vật thể trong Ngân Hà, những nền văn minh như Inca hay Lưỡng Hà cho rằng nhật thực và nguyệt thực là những hiện tượng đáng sợ và không tiên đoán được. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học có thể tiên đoán được với độ chính xác cao và chúng ta có thể biết trước lúc nào xảy ra nhật thực và nguyệt thực đến hàng nghìn năm nữa.

Điều tương tự cũng xảy ra vào đầu năm nay, khi siêu nhật thực trùng với ngày xuân phân, lúc đó những mục sư và một số người khác cho rằng đây là sự kiện gắn liền với những lời tiên tri về ngày tận thế.

Theo NASA, siêu trăng kết hợp với nguyệt thực toàn phần là hiện tượng rất đặc biệt và không xảy ra thường xuyên. Kể từ năm 1900, nó mới chỉ xuất hiện 5 lần (vào các năm 1910, 1928, 1946, 1964, 1982). Trong khi đó, nguyệt thực phổ biến hơn rất nhiều. Bất kỳ địa điểm nào trên Trái Đất cũng có thể trông thấy nguyệt thực toàn phần trung bình 2,5 năm/lần.
 
Theo Xuân Dũng (VnExpress.net)

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

NASA bác bỏ trăng máu là dấu hiệu ngày tận thế
Thứ Sáu, 25/09/2015 10:24:29 GMT+7
 
Một số người cho rằng sự kiện siêu trăng và nguyệt thực toàn phần cùng diễn ra vào đêm 27 rạng sáng ngày 28/09, trùng với ngày Rằm Trung thu là một dấu hiệu trong sách Khải huyền về ngày tận thế.

iều duy nhất sẽ xảy ra trên Trái Đất khi có nguyệt thực là mọi người thức dậy vào sáng hôm sau, cổ đau nhừ vì ngẩng lên ngắm trời cả tối hôm trước", The Independent dẫn lời Noah Petro, Phó ban dự án khoa học Vệ tinh Thăm dò Mặt Trăng-Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) tại Trung tâm Hàng không Vũ trụ Goddard của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

 
Trang-mau.jpg

Nguyệt thực toàn phần nhìn từ bánh xe đu quay ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: The Independent

 

Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất đi qua giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, chúng ở vị trí thẳng hàng với nhau. Mặt Trăng đi vào vùng che bóng của Trái Đất nhưng không bị tối đen hoặc biến mất khỏi tầm nhìn, thay vào đó nó sẽ chuyển dần sang màu đỏ. Nguyên nhân là do ánh sáng Mặt Trời bị bẻ cong khi đi qua bầu khí quyển của Trái Đất, sau đó chiếu tới Mặt Trăng. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) chiếu xuyên qua. Đây cũng chính là lý do tại sao hiện tượng nguyệt thực toàn phần còn được gọi là trăng máu.

Siêu trăng xảy ra do Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất theo quỹ đạo hình elip chứ không phải tròn. Vị trí xa nhất của Mặt Trăng so với Trái Đất cách nhau 405.600 km, vị trí gần nhất (cận điểm) cách nhau 363.700 km. Siêu trăng là trăng tròn ở vị trí cận điểm, lớn hơn 14% và sáng hơn gấp 30% so với lúc nó ở vị trí xa nhất.

Sự gần lại của Mặt Trăng là nguyên nhân gây ra một số hiệu ứng lên các vật khác như thủy triều, nhưng không thể nói rằng nó dẫn đến ngày tận thế. Bản thân Mặt Trăng không có gì thay đổi.

Trước kia, khi loài người chưa chế tạo được những hệ thống dự đoán sự di chuyển của các vật thể trong Ngân Hà, những nền văn minh như Inca hay Lưỡng Hà cho rằng nhật thực và nguyệt thực là những hiện tượng đáng sợ và không tiên đoán được. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học có thể tiên đoán được với độ chính xác cao và chúng ta có thể biết trước lúc nào xảy ra nhật thực và nguyệt thực đến hàng nghìn năm nữa.

Điều tương tự cũng xảy ra vào đầu năm nay, khi siêu nhật thực trùng với ngày xuân phân, lúc đó những mục sư và một số người khác cho rằng đây là sự kiện gắn liền với những lời tiên tri về ngày tận thế.

Theo NASA, siêu trăng kết hợp với nguyệt thực toàn phần là hiện tượng rất đặc biệt và không xảy ra thường xuyên. Kể từ năm 1900, nó mới chỉ xuất hiện 5 lần (vào các năm 1910, 1928, 1946, 1964, 1982). Trong khi đó, nguyệt thực phổ biến hơn rất nhiều. Bất kỳ địa điểm nào trên Trái Đất cũng có thể trông thấy nguyệt thực toàn phần trung bình 2,5 năm/lần.
 
Theo Xuân Dũng (VnExpress.net)

 

 Lão Gàn cũng đồng ý với ý kiến của Nasa. Nhưng nó thể hiện điều gì thì cái này Nasa chưa có cửa để phán xét. Cái này lão cho rằng: Nó chứng tỏ một nền kinh tế toàn cầu sẽ khủng hoảng nghiêm trọng trong năm tới và bắt đầu thể hiện vào cuối năm nay. Tất nhiên nó có "cơ sở Lý học" để luận đoán và chưa có "cơ sở khoa học" và chưa được "khoa học công nhận".

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao chúng ta chưa "chạm mặt" người ngoài hành tinh?
Thứ Sáu, ngày 25/09/2015, 03:02 AM (GMT+7)

Phải chăng chúng ta là những sinh vật sống duy nhất có nhận thức trong vũ trụ.

Người ta ước tính dải Ngân hà - nơi trái đất của chúng ta thuộc về - có khoảng 100 tỷ hành tinh, và chính dải Ngân Hà cũng là một trong hàng trăm tỷ thiên hà trong vũ trụ. Như vậy, theo logic thì trong vũ trụ này phải có đến hàng triệu hành tinh giống Trái đất cư ngụ trên các thiên hà khác - những hành tinh có tồn tại sự sống. Câu hỏi đặt ra là, những người ngoài hành tinh đang ở đâu?

Vì sao chúng ta chưa "chạm mặt" người ngoài hành tinh?, nguoi ngoai hanh tinh, cuoc song ngoai vu tru, kham pha vu tru, khoa hoc, tin khoa hoc, tin tuc, an ninh, viet nam, tin tuc 24h, tin tức, tin tuc trong ngay, tin moi, tin nhanh, tin nong, bao, vn

Nếu có những người khác ở ngoài vũ trụ bao la, thì sao chúng ta chưa chạm mặt? Ảnh: Albert Ziganshin / Shutterstock.

Đây là một vấn đề mà từ lâu đã làm đau đầu các nhà thiên văn học và đến giờ vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Vào năm 1950, nhà thiên văn học người Ý Enrico Fermi đã đặt ra câu hỏi một câu hỏi kinh điển, sau này được biết đến dưới cái tên “Nghịch lý Fermi”, đó là : “Nếu sự sống có tồn tại ngoài trái đất thì tại sao chúng ta chưa bao giờ biết đến?”.

Để giải đáp Nghịch lý Fermi, nhiều nhà khoa học đã đưa ra một số giả thuyết cụ thể về nguyên nhân vì sao chúng ta chưa chạm mặt người ngoài hành tinh. Cùng tìm hiểu một vài giả thuyết dưới đây:

Vì không gian quá rộng lớn

Giả thuyết đầu tiên và có lẽ là phổ biến nhất, đơn giản là do không gian của vũ trụ quá rộng lớn. Giả dụ như có một hành tinh tồn tại sự sống trong dải ngân hà, nó có thể cách chúng ta hàng ngàn năm ánh sáng. Nó khiến cho việc thông tin liên lạc trong vũ trụ gần như là không thể.

Đối với những thiên hà nằm ngoài dài ngân hà - cách trái đất hàng triệu năm ánh sáng - khả năng về thông tin liên lạc lại càng khó khăn hơn. Các nhà thiên văn học cho rằng, khoảng cách đơn giản là quá lớn cho những giao tiếp giữa con người trái đất với những hành tinh xa xôi (nếu có sự sống).

Do chúng ta tìm hiểu chưa đủ kĩ càng?

Cho đến nay, hầu hết các cuộc tìm kiếm nền văn minh ngoài trái đất (SETI) của chúng ta đều dựa vào một số lượng nhỏ kính thiên văn trên toàn thế giới. Viện SETI (nghiên cứu tìm kiếm các nền văn minh ngoài trái đất) cũng đã thực hiện rất nhiều cuộc “săn lùng” nhưng vẫn chưa tìm thấy gì.

Đầu năm nay, một dự án trị giá 100 triệu đô mang tên Breakthrough Listen đã được công bố. Được tài trợ bởi tỷ phú người Nga Yuri Milner, đây sẽ là dự án tìm kiếm có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Sử dụng hai kính thiên văn vô tuyến hiện đại nhất trên thế giới, Đài Thiên văn Green Bank ở West Virginia và Đài Parkes tại Úc, dự án sẽ thu thập thông tin từ việc quét hàng triệu ngôi sao và 100 thiên hà gần nhất, để nhận biết bất kỳ tín hiệu nào, dù là vô tình hay cố ý gửi đến trái đất. Đó là cơ hội tốt nhất mà chúng ta có trong việc tìm kiếm bất cứ thứ gì liên quan đến sự sống ngoài trái đất.

Quá trình chọn lọc vĩ đại (The Great Filter)

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là, nếu sau 10 năm khởi động dự án Breakthrough Listen, không có gì được tìm thấy thì sao?

Điều này dẫn đến một giả thuyết khác về Nghịch lý Fermi, cho rằng, có một quá trình chọn lọc vĩ đại trong vũ trụ, khiến những nền văn minh biến mất, do tự hủy diệt hoặc vì lý do nào đó. Những người ủng hộ giả thuyết này cho rằng, có thể, con người là giống loài đầu tiên vượt qua quá trình chọn lọc này, hoặc cũng có thể chúng ta chưa chạm tới mốc đó, trong khi các nền văn minh khác trước chúng ta đều đã bị diệt vong.

Vì chúng ta quá “nguyên thủy”

Theo một số người, có thể có những cách khác để giao tiếp với người ngoài hành tinh mà chúng ta chưa hề biết đến; có lẽ nền văn minh ngoài hành tinh phải chờ đợi chúng ta đạt đến một mức độ tiến bộ công nghệ nhất định trước khi họ tiếp xúc với chúng ta.

Chúng ta chỉ có một mình

Giả thuyết cuối cùng để trả lời cho Nghịch lý Fermi, cũng là điều đáng sợ nhất: Con người hoàn toàn đơn độc trong vũ trụ này.

Vì sao chúng ta chưa "chạm mặt" người ngoài hành tinh?, nguoi ngoai hanh tinh, cuoc song ngoai vu tru, kham pha vu tru, khoa hoc, tin khoa hoc, tin tuc, an ninh, viet nam, tin tuc 24h, tin tức, tin tuc trong ngay, tin moi, tin nhanh, tin nong, bao, vn

Chúng ta có thực sự cô đơn trong vũ trụ? Ảnh: NASA / JPL-Caltech.

Thực tế, chúng ta vẫn không biết chắc chắn làm thế nào mà cuộc sống trên hành tinh này bắt đầu, làm thế nào những sinh vật đơn bào có thể tiến hóa lên những sinh vật phức tạp. Và có rất nhiều thứ khác về sự tiến hóa của loài người mà chúng ta cũng không chắc chắn.

Trái đất của chúng ta có quỹ đạo và khoảng cách hoàn hảo với mặt trời. Điều này mang lại nhiệt độ thích hợp cho sự sống. Tuy vậy nhưng chúng ta cũng đã phải chờ đợi cho đến khi loài khủng long bị xóa sổ mới có được chỗ đứng trên hành tinh này. Và ngay cả đến bây giờ, nền văn minh nhân loại cũng chỉ là một vài ngàn năm tuổi, một phần nhỏ, rất nhỏ trong tuổi đời dằng dặc 13,8 tỷ năm của vũ trụ. Điều đó cho thấy rằng, có vẻ như trái đất là nơi may mắn duy nhất trong vũ trụ cho phép nền văn minh tồn tại và phát triển.

Nhiều chuyên gia không tin vào giả thuyết sau cùng này. Thay vào đó, họ nghĩ rằng chúng ta sẽ tìm thấy một số vi sinh vật ngay tại hệ mặt trời trong vài thập kỷ tới, hoặc có thể phát hiện một tín hiệu nào đó từ người ngoài hành tinh.

Tuy nhiên, cho đến khi chúng ta tìm thấy được những bằng chúng xác thực, con người vẫn đang là minh chứng duy nhất về sinh vật sống có tri giác trong vũ trụ. Điều đó khiến nhân loại và trái đất trở nên vô cùng đặc biệt, và chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để bảo vệ cuộc sống và hành tinh này.

Theo Nguyệt Phong (Khám phá/IFLS)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao chúng ta chưa "chạm mặt" người ngoài hành tinh?

Thứ Sáu, ngày 25/09/2015, 03:02 AM (GMT+7)

Phải chăng chúng ta là những sinh vật sống duy nhất có nhận thức trong vũ trụ.

Người ta ước tính dải Ngân hà - nơi trái đất của chúng ta thuộc về - có khoảng 100 tỷ hành tinh, và chính dải Ngân Hà cũng là một trong hàng trăm tỷ thiên hà trong vũ trụ. Như vậy, theo logic thì trong vũ trụ này phải có đến hàng triệu hành tinh giống Trái đất cư ngụ trên các thiên hà khác - những hành tinh có tồn tại sự sống. Câu hỏi đặt ra là, những người ngoài hành tinh đang ở đâu?

Theo Nguyệt Phong (Khám phá/IFLS)

 

Làm gì có người ngoài hành tinh mà chạm mặt. Đúng là một suy nghĩ ngớ ngẩn của cả nền văn minh hiện nay. Không biết thế giới này tốn bao nhiêu tiền cho cái vụ "người ngoài hành tinh" này? Nếu đem số tiền chi phí cho việc nghiên cứu người ngoài hành tinh và UFO của cả thế giới cộng lại trong vòng 100 năm, lão Gàn chỉ xin 1% gọi là thù lao, lão sẽ chứng minh, hoàn toàn có "cơ sở khoa học" về việc không thể có người ngoài hành tinh và hệ quả của nó là UFO. Ai phản biện được lão trả lại tiền.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyền thông Mỹ phớt lờ chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

28/09/2015 | 08:44

 

Dù là sự kiện nóng bỏng ở Trung Quốc, nhưng chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không được giới truyền thông nước chủ nhà quan tâm. 

 

truyen-thong-my-phot-lo-chu-tich-trung-q
Ông Tập chụp ảnh chung với Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon ở New York - Ảnh: Reuters
 

Theo Reuters, chuyến đi của ông Tập có vẻ như đã diễn ra sai thời điểm khi báo chí và truyền hình Mỹ bận bám theo từng bước chân của Giáo hoàng Francis.

Trong những ngày qua, Giáo hoàng Francis mới là “ngôi sao” đối với truyền thông và dư luận Mỹ. Theo hãng dữ liệu truyền thông MediaWiser, từ ngày 26-8 đến 25-9 Giáo hoàng Francis được nhắc hơn 765.000 lần trên mạng xã hội Twitter, trong khi ông Tập được nhắc đến chỉ hơn 10.000 lần.

Các tờ báo mạng Mỹ từ ngày 20 đến 24-9 nhắc đến giáo hoàng nhiều gấp bốn lần chủ tịch Trung Quốc. Tỉ lệ chênh lệch này trên truyền hình là 25 lần.

“Việc ông Tập hoàn toàn lu mờ trước một người không có quân đội và không có sức mạnh kinh tế là điều đáng kinh ngạc. Nhưng tôi không nghĩ Trung Quốc nhận ra thông điệp từ sự tương phản này” - ông Jorge Guajardo, cựu đại sứ Mexico tại Trung Quốc, nhận định.

Chuyến thăm của ông Tập càng chìm nghỉm vì sự kiện Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner bất ngờ từ chức, một động thái có nguy cơ làm đảo lộn lịch trình làm việc của Quốc hội Mỹ trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng.

Khi ông Boehner mở cuộc họp báo tuyên bố từ chức, các kênh truyền hình lớn ở Mỹ thẳng tay cắt sóng bài phát biểu của ông Tập tại cuộc họp báo với Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Nhà Trắng.

Quan hệ Mỹ - Trung đang trong giai đoạn căng thẳng do hàng loạt bất đồng về vấn đề tấn công mạng và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Giáo sư khoa học chính trị Ming Xia thuộc ĐH New York City nhận định một vấn đề nữa là khi đến Mỹ, Giáo hoàng Francis tỏ ra rất thân thiện, khiêm tốn và dễ gần nên lấy được nhiều điểm trong con mắt người dân Mỹ. Ngược lại, ông Tập tỏ ra có phần kiêu ngạo nên bị truyền thông phớt lờ.

Trần Phương

TUỔI TRẺ


 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chủ tịch Việt Nam đáp trả tuyên bố 
của ông Tập Cận Bình

VOA
29-9-2015
 

NEW YORK—Ông Trương Tấn Sang hôm nay, 28/9, đã lần đầu tiên phản hồi bình luận của Chủ tịch Tập Cận Bình rằng Trường Sa “thuộc về Trung Quốc từ thời xa xưa”.

 

h1363.jpg?w=440&h=248
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang phát biểu tại Hội châu Á ở New York hôm 28/9.

Khi được VOA Việt Ngữ hỏi về phản ứng đối với tuyên bố của nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông Sang nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa “thực sự thuộc về tổ quốc Việt Nam của chúng tôi”.

Nguyên thủ Việt Nam nói tiếp: “Người Trung Quốc, trong những lần gặp gỡ Việt Nam, cũng thường nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, không gì tranh cãi. Thì người Việt Nam chúng tôi cũng nói lại rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam, không gì tranh cãi. Chắc các câu này các bạn đã nghe suốt”.

Ông Sang nói thêm: “Vấn đề đặt ra là chúng tôi mong muốn rằng mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế và con đường duy nhất dẫn đến chỗ đó thôi, chứ không thể nói mãi như thế này được. Một anh đứng ở bên đây sông thì nói là của tôi, và một anh đứng ở bên kia sông thì nói là của anh. Như tôi đã nói với các bạn vừa nãy, trong lúc quá độ, hai bên đều thống nhất 6 nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo các vấn đề trên biển”.

Tuyên bố của ông Sang được đưa ra tại Hội châu Á ở New York, ít ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc trả lời tờ The Wall Street Journal rằng Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa.

Ông Tập nói hôm 22/9 rằng hoạt động mà Trung Quốc “thực hiện trên một số những hòn đảo và bãi cạn ở quần đảo Nam Sa không ảnh hưởng hoặc nhắm tới bất kỳ quốc gia nào khác”, và “việc này không nên bị diễn giải quá đáng”.

Trong bài phát biểu tại Hội Á châu, ông Sang cũng đề cập tới 6 nguyên tắc cơ bản mà Việt Nam đồng ý với Trung Quốc để giải quyết vấn đề biển Đông trong tình thế hiện thời.

Ông cho biết: “Chúng tôi hết sức chủ động bàn với Trung Quốc rằng trong khi tìm một giải pháp lâu dài, cơ bản mà hai bên có thể chấp nhận được, thì phải kiểm soát tình hình, kiểm soát hoạt động, không thể để cho xung đột xảy ra. Ý tưởng này đã dẫn tới thỏa thuận về 6 nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo các vấn đề trên biển đã được ký cách đây mấy năm”.

“Rất tiếc rằng trong quá trình diễn ra trên thực tế ở trên biển diễn ra không đúng như mong muốn của cả hai bên bằng thỏa thuận về 6 nguyên tắc cơ bản”, ông Sang nói. Chủ tịch Việt Nam không nói rõ điều đáng tiếc này là gì.

‘Trước sau như một’
Về các nguyên tắc trên, Chủ tịch Việt Nam cũng cho biết là chính quyền Manila cũng quan tâm.

 

Ông nói thêm: “Nội dung đó, khi tôi gặp các bạn Philippines, họ cũng thắc mắc và lo lắng không biết Việt Nam thỏa thuận gì với Trung Quốc. Tôi có nói rằng vấn đề song phương thì Việt Nam và Trung Quốc bàn với nhau. Còn vấn đề đa phương, chẳng hạn như Trường Sa thì liên quan tới 5-6 bên, thì rất khoát phải có hành vi liên quan để cùng với các bạn giải quyết với Trung Quốc vấn đề tranh chấp trên biển”.

Chủ tịch Việt Nam nói tiếp: “Ngài Tập Cận Bình khẳng định Nam Sa từ lâu là của Trung Quốc thì chúng tôi cũng nói lại rằng đối với chúng tôi, lập trường trước sau như một không thay đổi. Chúng tôi gọi đó là Trường Sa và Hoàng Sa, trước sau như một thuộc về Việt Nam chúng tôi. Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng về lịch sử và thực tiễn pháp lý để xác định chủ quyền của Việt Nam”.

Ông Trương Tấn Sang tới New York để tham dự các cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc từ ngày 24 – 28/9.

Hôm 25/9, ông đã đưa vấn đề biển Đông vào bài phát biểu tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.

Hôm nay, Chủ tịch Việt Nam sẽ rời Hoa Kỳ để đi thăm chính thức quốc gia cộng sản Cuba.

Trong một diễn biến mới nhất liên quan tới biển Đông, hôm nay, phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Barack Obama một lần nữa nhấn mạnh tới quyền lợi quốc gia của Mỹ đối với việc duy trì các nguyên tắc cơ bản về tự do hàng hải và dòng chảy thương mại.

Người đứng đầu Nhà Trắng cũng nói tới quyền lợi của Washington trong việc “giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế, chứ không phải đe dọa vũ lực”.

“Chúng tôi sẽ bảo vệ các nguyên tắc đó, trong khi khuyến khích Trung Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền khác giải quyết các khác biệt một cách hòa bình”, ông Obama nói.

Share this post


Link to post
Share on other sites

DƯ LUẬN QUỐC TẾ VỀ BÀI PHÁT BIỂU CỦA V.PUTIN VÀ CUỘC GẶP OBAMA-PUTIN

***

Tạp chí Mỹ “Time”: Một khi Tổng thống Nga V.Putin thuyết phục được Tổng thống Mỹ Barack Obama chấp nhận đề nghị hợp tác chống IS thì đây là thắng lợi ngoại giao lớn nhất của nước Nga sau 15 năm cầm quyền của Putin, còn vai trò của nước Nga sẽ nổi lên không chỉ ở Trung Đông. 
Tin thêm: Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry vừa thông báo, Mỹ không yêu cầu tiên quyết là Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải ra đi ngay trong quá trình chuyển tiếp chính trị ở Syria và Mỹ chủ trương hợp tác với Nga chống IS. Như vậy, Mỹ đã thay đổi quan điểm sau cuộc gặp Obama-Putin.

 

Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain: Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga V.Putin đem lại lợi ích cho Putin, đưa ông ta thoát khỏi sự cô lập quốc tế và chấp nhận hành động của Nga ở Ukraine cũng như trong việc ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

 

► Báo Anh “Тhe Guardian”: Bằng đề xuất thành lập liên minh chống IS, Tổng thống Nga V.Putin đã đạt được mục đích chủ yếu là tăng cường ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông.

 

► Hãng truyền bình Mỹ CNN: Nữ nhà báo Mỹ của CNN, bà Khrischian Amamur, nhận xét rằng quan điểm của Tổng thống Nga V.Putin là “rất có lý”. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy IS là nguy cơ khủng bố lớn nhất đối với thế giới.

 

Theo ông Simon Jenkins, một nhà báo Anh viết cho báo The Guardian và Tập đoàn truyền thông BBC: Ai cũng biết là Tổng thống Putin nói đúng. Đó là cách duy nhất để cứu Syria khỏi thảm họa mang tên cái gọi là “ Nhà nước Hồi giáo”, thông qua chính phủ của Tổng thống Assad cùng các đồng minh của ông ta ở Lebanon và Iran.

Ở LHQ, Tổng thống Nga Vladimir Putin có được rất nhiều điểm cộng. Ông ấy đã thực hiện được hai nhiệm vụ chính của một nhà lãnh đạo Nga là mang lại sự ổn định và niềm tự hào. Ông ấy đã trở thành một “đại kiện tướng trên bàn cờ chính trị thế giới”.

 

Trong bài viết cho báo “The Independent” trước cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama, cựu đại sứ Anh tại Nga, Tony Brenton, nhận định: Chính sách của phương Tây dường như đang đi theo hướng mà ông Putin mong muốn. Theo ông, điều đó thể hiện rõ nét qua ít nhất là vấn đề then chốt hiện nay, đó là Syria và Ukraine. Mỹ và mới đây là Anh, những nước đã nhiều năm lớn tiếng yêu cầu ông Assad từ chức, giờ đây lại cho rằng ông ta có thể giữ nguyên vị trí của mình”

 

Nhiều nhà báo Mỹ cho rằng cuộc gặp với Tổng thống Nga V.Putin đã khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama quên luôn cuộc gặp và đàm phán với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenco./.


***

Ảnh 1. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga V.Putin cụng li trong bữa tiệc tối tại LHQ

 

12042834_1026805050709736_81772729778925

Ảnh 2. Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain

12047111_1026805257376382_29754651855898

Ảnh 3. Nữ nhà báo Mỹ của CNN, bà Khrischian Amamur (bên phải) và Thủ tướng Nga Medvedev

 

12019888_1026805314043043_77420184217065

Ảnh 4. Cựu đại sứ Anh tại Nga, Tony Brenton

 

12038485_1026805350709706_44344575798416
 
Nguồn : FB Đại tá Lê Thế Mẫu
 
 
 
 
 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo chí quốc tế liên tiếp đưa tin chính quyền Trung Quốc mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công “Hard to Believe” (tạm dịch: Điều khó tin) là bộ phim kể lại cuộc điều tra nghiêm túc về một tội ác đáng sợ nhất trong lĩnh vực y học: mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), với câu hỏi: “Tại sao dường như có quá ít người chú ý đến điều này?”. Gần đây, trang báo “Daily Mail” của Anh đã đăng tải bộ phim tài liệu này.

Bài báo nói rằng, bộ phim “Hard to Believe” công khai chỉ ra ĐCSTQ đã mổ cướp gan, thận, giác mạc và tim của những học viên Pháp Luân Công đang bị bắt giam phi pháp, thậm chí là mổ lấy nội tạng trong khi những người này vẫn còn sống. Tuy nhiên, xã hội quốc tế lại hoàn toàn không quan tâm đến vấn đề này.

Theo “Hard to Believe”, vào năm 2006 thực trạng mổ cướp nội tạng sống tại Trung Quốc đã rất rõ ràng, đồng thời còn có luật sư nhân quyền, các nhân chứng, thậm chí là bác sĩ tham gia phẫu thuật đều đứng ra làm chứng. Tuy nhiên, các nước trên thế giới lại không chú ý đến việc ĐCSTQ lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công và đem bán ra nước ngoài. Bộ phim tài liệu này chỉ ra rằng tại sao thế giới đối với việc xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng bậc nhất này, lại coi như chưa từng nghe thấy?

Đạo diễn bộ phim, ông Ken Stone được “Daily Mail” phỏng vấn cho biết: “Chúng tôi làm bộ phim này với mục đích là để thăm dò xem tại sao những báo cáo, những bộ phim về tình hình tại Trung Quốc, lại giành được ít sự quan tâm đến thế. Có rất nhiều người cung cấp những bằng chứng hết sức rõ ràng, nhưng họ thường bị mọi người coi nhẹ”.

Bộ phim tài liệu “Hard to Believe” nói về điều tra nghiên cứu của nhà báo Ethan Gutmann, cùng với luật sư nhân quyền ông David Matas, người từng được đề cử giải Nobel Hòa bình và cựu Ngoại trưởng Canada, ông David Kilgour.

Bộ phim còn có phỏng vấn những học viên Pháp Luân Công từng bị giam giữ trái phép, và các bác sĩ từng đích thân tham gia mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, những bằng chứng hết sức thuyết phục từ những người có địa vị cao trong xã hội này, lại không gây được sự chú ý của dư luận, cũng không ai tiến hành điều tra chính quyền Trung Quốc.

Phóng viên Ethan được “Daily Mail” phỏng vấn cho biết:

“Khi đứng trước những hành vi tàn ác, mọi người thường có thói quen không đối diện thẳng với nó. Chỉ khi đã qua đi thì chúng ta mới thừa nhận sự việc tàn ác này. Cũng giống như để thừa nhận việc thảm sát người Do Thái thì chúng ta phải cần bao nhiêu năm? Việc này cũng tương tự như vậy”.

Nhân chứng, bằng chứng thuyết phục

Đạo diễn Ken Stone cho biết, bằng chứng có sức thuyết phục nhất là lời thú nhận của vị bác sĩ đến từ Tân Cương. Bác sĩ Enver Tohti trong bộ phim này đã tiết lộ bản thân ông đã trực tiếp tham gia vào việc mổ cướp nội tạng sống. Nhiều năm trước ông đã từng làm tại khoa ngoại của một bệnh viện tại Tân Cương. Năm 1994, ông bị điều động đến một nơi chuyên thi hành án tử hình, khi đó ông nhìn thấy một tù nhân nam do bị trúng đạn đã nằm gục xuống sàn nhà, vết thương hoàn toàn không thể lấy đi tính mạng của tù nhân này, anh hoàn toàn có thể bình phục. Tuy nhiên, cấp trên yêu cầu bác sĩ Tohti mổ lấy nội tạng của anh ta, sau đó cảnh sát nói với ông, “sự việc ngày hôm nay anh hãy coi như chưa từng xảy ra”. Hiện nay Bác sĩ Tohti đang làm tài xế lái xe taxi tại London, ông cũng từng tham gia làm chứng tại Nghị viện châu Âu.

Theo Daily Mail, điều tra viên của Canada cho biết, ĐCSTQ muốn tìm mọi cách để che dấu những báo cáo về việc mổ cướp nội tạng, vì đó là những phi vụ buôn bán hàng tỷ đô la.

Ông Matas và ông Kilgour phát biểu lần đầu tiên năm 2006 trong báo cáo điều tra về việc mổ cướp nội tạng sống cho biết, bệnh viện của ĐCSTQ thu về từ giác mạc là 30.000 USD, thận là 62.000 USD, đối với gan và tim thu về 130.000 đô. Ông Matas trong bộ phim nói: “Số học viên Pháp Luân Công bị giam giữ là rất nhiều, họ bị đối xử một cách thậm tệ. Họ trở thành lượng lớn những người có thể bị hy sinh cho những ca ghép tạng”.

Chứng cứ chủ yếu mà hai ông đưa ra liên quan đến số lượng lớn cơ quan nội tạng tại Trung Quốc không rõ nguồn gốc. Trong khi số ca phẫu thuật cấy ghép của Trung Quốc đứng thứ nhì trên thế giới, nhưng toàn quốc chỉ có 37 người đăng ký tình nguyện hiến tạng tại Hội Chữ thập đỏ.

ĐCSTQ thừa nhận rằng, mỗi năm có khoảng 10.000 ca phẫu thuật cấy ghép tạng, đồng thời giải thích rằng, những cơ quan nội tạng đó đến từ những tù nhân bị tử hình. Tuy nhiên, căn cứ theo báo cáo của Tổ chức Nhân quyền tại Mỹ, thì năm 2013, Trung Quốc chỉ có 2.400 trường hợp thi hành án tử hình. Báo cáo của ông Matas và Kilgour cho rằng, có khoảng 40.000 học viên Pháp Luân Công đã chết do bị mổ cướp nội tạng.BcKCN8.jpg

tinhhoa.net-5saH8V-20151005-daily-mail-d

(Ảnh: chongmocuoptang.com)

Nhà báo Ethan cho biết, con số thực tế có thể còn cao hơn, từ năm 2000 đến năm 2008 đã có hơn 65.000 người bị mổ cướp nội tạng sống. Năm 1999, ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, khi đó ông Ethan cũng đang ở Bắc Kinh, do đó ông đã tận mắt chứng kiến cuộc đàn áp này. Năm 2006 ông bắt đầu tiến hành điều tra. Khi phỏng vấn những học viên Pháp Luân Công từng bị bắt giữ, ông đã rất sốc khi họ đề cập đến việc mổ cướp nội tạng sống.

Ông Ethan cho biết, ông đã phát hiện điểm đáng nghi trong việc kiểm tra sức khỏe học viên trong trại giam. Vì mục đích của việc kiểm tra này là để kiểm tra cơ quan nội tạng của họ có khỏe mạnh không. Ông nói: “Khi đó tôi cảm thấy lạnh sống lưng, và tự nghĩ: ‘đây chính là sự thật’.

Đới với bài báo này, các độc giả người Anh đã đưa ra rất nhiều bình luận, có người cho rằng: “Hành động của quốc gia này đối với người và động vật, luôn khiến cho người ta cảm thấy sợ“.  Có người còn trực tiếp kêu gọi Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne: “Tại Trung Quốc phát sinh sự việc này, chúng ta còn có thể tiếp tục quan hệ thương mại với họ sao?”

“Daily Mail” là tờ báo lớn thứ 2 ở Anh Quốc, theo thống kê vào Tháng 3/2014, lượng phát hành của tờ báo này là hơn 1,7 triệu tờ mỗi ngày. Phiên bản trực tuyến của Daily Mail được cho là phiên bản tin tức được truy cập nhiều nhất trên thế giới, với 100 triệu người truy cập mỗi tháng.

Cũng thuận theo ngày càng nhiều đối tượng, quốc gia, và truyền thông quan tâm hơn đến tội ác này, vào ngày 28/9, Thời báo New York, một trong những tờ báo danh tiếng của Mỹ, cũng đã cho đăng tải bức thư ngỏ của Hội Ái Hữu Pháp Luân Công gửi đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhân chuyến công du của ông đến Hoa Kì. Bức thư là thông điệp kêu gọi ông Tập cân nhắc kỹ càng về những thiệt hại mà cuộc đàn áp học viên Pháp Luân Công gây ra, đồng thời cũng nhấn mạnh rằng việc cho phép người dân tự do tập luyện Pháp Luân Công chính là đem lại hy vọng thay da đổi thịt cho Trung Quốc.

Song song đó, đài PBS của Mỹ trước đó cũng đã công bố một tài liệu điều tra cho biết Trung Quốc đã mổ cắp nội tạng của các tù nhân sau đó tiêu thụ trên thị trường chợ đen, điều mà bấy lâu nay các luật sư và tổ chức nhân quyền trên thế giới vẫn luôn lên án.

Theo chuyển biến của dòng chảy lịch sử, người dân khắp nơi càng nhận thức rõ ràng hơn về tội ác kinh hoàng mà ĐCSTQ, đứng đầu là Giang Trạch Dân, đã gây ra cho người dân nước họ và cả thế giới. Khi sự thật dần dần được tiếp nhận thì cũng là lúc ánh sáng lương tri chiếu rọi đến tâm hồn bạn, liệu bạn có thể dung thứ cho một chính quyền thẳng tay lấy cắp tim, gan và thận của một người để đem bán chỉ vì anh ta có niềm tin vào Chân Thiện Nhẫn.

BcKCN8.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khoảnh khắc kỳ diệu của cây tre nở hoa

Thứ Ba, 06/10/2015 - 13:51

 

(Dân trí) - Những cây tre ra hoa là hiện tượng thú vị của thiên nhiên bởi đây là điều hiếm gặp trong thế giới thực vật. Hầu hết, cứ 60-130 năm hoa tre mới nở một lần. Thời gian kéo dài mới nở hoa vẫn là điều bí ẩn với nhiều nhà thực vật học.

Tre là loại cây phát triển nhanh nhất trên trái đất. Hầu hết các loại tre trưởng thành chỉ trong vòng 5-8 năm. So với những cây gỗ cứng, điển hình như sồi có thể mất tới 120 năm để trưởng thành, có thể thấy tre phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, loại cây này nằm trong số những thực vật ra hoa chậm nhất thế giới.

khoanh-khac-ky-dieu-cua-cay-tre-no-hoa.j
Cây tre nở hoa ở Roskilde, Đan Mạch
khoanh-khac-ky-dieu-cua-cay-tre-no-hoa.j

Tre nở hoa là hiện tượng rất hiếm gặp, có thể cả trăm năm mới thấy.

Quá trình tre nở hoa mang đặc điểm kỳ lạ. Đó là tất cả đồng loạt những cây tre trên thế giới đều nở hoa cùng lúc, không phân biệt vị trí địa lý và khí hậu, miễn là chúng có cấu trúc gen giống cây mẹ. Như vậy, có thể nói, một cây tre ở Bắc Mỹ nếu ra hoa thì cây khác cùng gen ở châu Á cũng nở tương tự. Hiện tượng này gọi là nở hoa tập thể.

khoanh-khac-ky-dieu-cua-cay-tre-no-hoa.j
 

Sau khi nở hoa, cây tre sẽ chết, toàn bộ rừng tre cũng lụi tàn trong khoảng thời gian vài năm. Một giả thuyết cho rằng những cây tre tiêu tốn nguồn năng lượng khổng lồ tới mức chúng không thể tiếp tục sản sinh ngay được. Giả thuyết khác lại đưa ra ý kiến cây mẹ chết đi để nhường chỗ cho những cây con.

khoanh-khac-ky-dieu-cua-cay-tre-no-hoa.j
Sau khi tre nở hoa ra quả, bầy chuột sinh sôi nảy nở dữ dội hơn và tàn phá hoa màu.
khoanh-khac-ky-dieu-cua-cay-tre-no-hoa.j
Sau khi rừng tre nở hoa, lũ trẻ ở Burma đi bắt chuột.

Hiện tượng tre nở hoa, ra quả luôn thu hút kẻ săn mồi, đặc biệt là loài gặm nhấm như chuột. Chúng ăn quả tre rồi sinh sôi nảy nở với tốc độ đáng báo động. Khi hết thức ăn, chuột quay sang tàn phá mùa màng, ăn cây trồng. Bởi vậy, hầu hết sau khi những cây tre nở hoa luôn kéo theo nạn đói và bệnh tật ở những ngôi làng lân cận. Hiện tượng này thường diễn ra theo chu kỳ 48-50 năm ở khu vực Mizoram phía đông bắc Ấn Độ. Lần gần đây nhất xảy ra vào năm 2006-2008.

 

Hoàng Hà

Theo AP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người giải mã bí ẩn hạt neutrino “ma quái” nhận giải Nobel Vật lý Giải Nobel Vật lý 2015 được trao cho hai nhà khoa học Takaaki Kajita (Nhật Bản) và Arthur B. McDonald (Canada) vì công trình khám phá ra sự dao động của hạt neutrino (hạt sơ cấp), qua đó cho thấy neutrino có khối lượng.

“Các nhà vật lý đã góp phần chứng minh rằng, neutrino – ‘hạt sơ cấp khó nắm bắt nhất của tự nhiên’ – có khối lượng. Trước đây, hạt neutrino được cho là không có khối lượng”, tuyên bố của Quỹ Nobel ở Stockholm.BcKCN8.jpg

 
tinhhoa.net-91XtUP-20151007-nguoi-giai-m

Chân dung 2 nhà khoa học giật giải Nobel Vật lý 2015

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nhấn mạnh rằng, công trình của hai nhà khoa học Takaaki Kajita và Arthur B. McDonald đã có đóng góp quan trọng làm thay đổi sự hiểu biết của nhân loại về hoạt động ở tận cùng của vật chất và vũ trụ chúng ta.

Neutrino là một trong số các hạt cơ bản cấu thành vật chất. Chúng được xem là “ma quái” do có thể xuyên qua vũ trụ, bầu khí quyển trái đất và chính trái đất mà hầu như không tương tác với vật chất thông thường. Điều này khiến việc nghiên cứu chúng hết sức khó khăn.

Nhà khoa học Takaaki Kajita sinh năm 1959 tại Higashimatsuyama, Nhật Bản. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Trường ĐH Tokyo năm 1986 và hiện là Giám đốc Viện nghiên cứu tia vũ trụ đồng thời là Giáo sư tại Trường ĐH Tokyo.

Trong khi đó, nhà khoa học Arthur B. McDonald sinh tại Canada năm 1943, có bằng tiến sĩ tại Viện Công nghệ California năm 1969 và hiện là Giáo sư danh dự tại Trường ĐH Queen (Canada).

Hai nhà khoa học này sẽ chia đôi khoản tiền thưởng 8 triệu kronor Thụy Điển (962.000 USD).

Trước đó, hôm Thứ Hai (5/10), bộ 3 nhà khoa học Ireland, Nhật Bản, Trung Quốc lần lượt là William C. Campbell, Satoshi Omura và Youyou Tu đã giành giải Nobel Y học 2015 nhờ các công trình nghiên cứu và sáng chế ra những loại thuốc mới kháng các bệnh ký sinh trùng.

Vào ngày 6/10, giải Nobel Hóa học sẽ được công bố. Giải Nobel Văn học sẽ được tiết lộ vào Thứ Năm (8/10). Sự kiện chính, giải Nobel Hòa bình, sẽ được trao vào thứ Sáu tại Oslo, Na Uy. Cuối cùng, vào Thứ Hai (12/10) tuần sau, người đoạt giải Nobel Kinh tế 2015 sẽ được xướng tên.

Giải Nobel được nhà khoa học Thụy Điển Alfred Nobel tạo ra trong bản di chúc 1895 và được trao lần đầu vào năm 1901.BcKCN8.jpg

Theo Danviet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiết bị giúp xe máy chạy 100km/1lít xăng: Giáo sư, Tiến sĩ không tin Được cho là “giúp xe máy tiết kiệm 40% nhiên liệu tiêu thụ” nhưng thiết bị không có chứng nhận kiểm định của cơ quan chức năng.

tinhhoa.net-N75Wi9-20151007-thiet-bi-giu

Tác giả Nguyễn Hữu Trọng trình bày sáng chế tại Techmart 2015. (Nguồn: Vietnamnet)

Chạy 100km hết 1 lít xăng

 

Sản phẩm với tên gọi: “Thiết bị dùng nhiệt khí xả để làm hóa hơi hỗn hợp đốt sử dụng cho động cơ đốt trong”.

Người sáng chế là ông Nguyễn Hữu Trọng (Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội). Thiết bị của ông Trọng được trưng bày ở khu gian hàng dành cho các nhà sáng chế không chuyên, thu hút được sự chú ý của khách tham quan.

Theo ông Trọng, thiết bị hoạt động trên nguyên lý: “Dùng nguồn nhiệt của ống xả để bắt ngược nó lên sấy nóng xăng trước khi xăng vào buồng đốt, xăng được sấy nóng khi hóa hơi sẽ cháy hoàn toàn, triệt để, 100%, không còn xăng thừa”.

Ông Trọng cho biết: “Thiết bị của ông tiết kiệm được 40% nhiên liệu so với thông thường. Xe máy dùng thiết bị này có thể chạy 100km chỉ với 1 lít xăng. Thiết bị đã được cấp bằng sáng chế độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ năm 2010. Từ đó đến nay vẫn hoạt động rất hiệu quả”.

Về thiết bị này, đại diện Cục sở hữu trí tuệ chia sẻ: “Vấn đề của bác Trọng có tính khả thi, chỉ mắc ở khâu thị trường, chưa tìm được phương án tối ưu để định giá cả. Theo tôi biết thì bác cũng bán được nhiều bộ sản phẩm rồi, ứng dụng khá rộng”.

Được biết, sản phẩm tại hội chợ ngoài bằng sáng chế thì không có giấy tờ nào chứng nhận được hiệu suất như lời trên. Bản thân ông Trọng cũng thừa nhận: “Đang làm thủ tục để kiểm định ở Cục tiêu chuẩn đo lường Việt Nam. Còn hiện giờ vẫn là mình tự công bố, đi bao nhiêu thì công bố bấy nhiêu”.BcKCN8.jpg

Chuyên gia nghi ngờ

Trao đổi với TS Ngô Tuấn Kiệt, nguyên Viện trưởng viện Khoa họcNnăng lượng về thiết bị này, ông Kiệt cho hay: “Về nguyên tắc, thiết bị này sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nguyên lý hoạt động như vậy chỉ tăng cường quá trình cháy để cháy kiệt xăng chứ không đem lại hiệu quả tiết kiệm như vậy. Tiết kiệm nhiên liệu là ở chỗ khác, là cả một giải pháp đồng bộ.BcKCN8.jpg

Quá trình cháy của nhiên liệu thông thường đã đạt 95 -96%, tăng cường lên thì chỉ 98 -99%, thậm chí hết mức 100% cũng vậy. Nó không phải là cái cơ bản để kéo dài quãng đường 100km. Tôi tin rằng khả năng tiết kiệm nó sẽ không tăng lên vì bản thân xăng ở điều kiện bình thường đã hóa hơi rất tốt rồi”.

Còn theo PGS.TS Khổng Vũ Quảng, trưởng Bộ môn Động cơ đốt trong, Viện Cơ khí động lực, trường đại học Bách khoa Hà Nội: “Nguyên lý của nó là lợi dụng nhiệt khí xả để gia nhiệt cho hỗn hợp giữa xăng và không khí nạp vào cho động cơ để xăng đó hòa trộn tôt, bay hơi tốt để cháy được kiệt hơn. Trên đường nạp và đường thải ra vào động cơ thì chính thiết bị đó gây cản trở, công suất động cơ bị ảnh hưởng. Cho nên thiết bị này chỉ tối ưu ở một chế độ nào đó.

Khả năng ứng dụng thiết bị cũng trong phạm vi rất hẹp. Giả sử lắp đặt trên một cỗ máy chạy ổn định 1 chế độ thì được, nhưng với phương tiện như xe máy tăng giảm tốc độ liên tục khi tham gia giao thông thì không được, khả năng gia tốc sẽ bị kém đi”.

Ông Quảng cũng cho rằng, phải có đơn vị đánh giá cái này, chứ chỉ nói miệng tiết kiệm được bao nhiêu % thì không ai xác định được. Bởi lẽ, Việt Nam có nhiều trường hợp người này đồn tai người kia, lan truyền trên mạng, thực ra chỉ là để đọc cho vui.

Theo baodatviet

Share this post


Link to post
Share on other sites
Sao Diêm Vương có bầu trời màu xanh giống Trái Đất

Thứ bảy, 10/10/2015 | 07:54 GMT+7

 

Bức ảnh màu đầu tiên về màu sắc khí quyển của sao Diêm Vương cho thấy nó có màu xanh giống Trái Đất.
1-2154-1444377000.png

Bầu khí quyển của sao Diêm Vương có màu xanh. Ảnh: NASA

 

Theo Science Alert, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm qua công bố bức ảnh màu đầu tiên về bầu khí quyển của sao Diêm Vương, cho thấy nó có màu xanh giống Trái Đất.

Bức ảnh trên được phi thuyền New Horizons của NASA ghi lại. Phi thuyền này bay tới gần sao Diêm Vương hôm 14/7, nhưng phải chờ hiện tượng nhật thực xảy ra mới có thể quan sát được bầu khí quyển của hành tinh.

Sau khi bay qua sao Diêm Vương, phi thuyền New Horizons hướng máy ảnh LORI ghi lại hiện tượng nhật thực, đúng vào thời điểm sao Diêm Vương che khuất Mặt Trời. Những gì bạn thấy trong bức ảnh gốc đen trắng dưới đây chính là ánh sáng Mặt Trời chiếu qua bầu khí quyển hành tinh lùn.

2-9237-1444377000.jpg

Bức ảnh gốc đen trắng chụp bầu khí quyển của sao Diêm Vương. Ảnh: NASA

 

Bầu khí quyển sao Diêm Vương trải dài lên đến độ cao 1.609 km tính từ mặt đất, cao hơn bầu khí quyển Trái Đất và vượt quá dự đoán của các nhà nghiên cứu trước đó.

Sau đó, phi thuyền New Horizons đã truyền tải thành công dữ liệu bổ sung được thu thập từ các thiết bị khác trên tàu, giúp xác định màu sắc bề mặt và khí quyển của Sao Diêm Vương.

Tuy nhiên việc khí quyển sao Diêm Vương có màu xanh không đồng nghĩa với việc nơi đây chứa sự sống. Thay vào đó, nó giúp các nhà khoa học hành tinh nhận biết kích thước và thành phần những loại hạt chứa trong bầu khí quyển.

"Bầu trời màu xanh thường là kết quả của sự tán xạ ánh sáng Mặt Trời, do các hạt vật chất rất nhỏ gây ra", chuyên gia Carly Howett, nói. "Trên Trái Đất, những hạt này là các phân tử nitơ nhỏ xíu. Trên sao Diêm Vương, chúng xuất hiện lớn hơn, dưới dạng phân tử tholins giống như bồ hóng".

Tholins là loại phân tử hình thành do các hợp chất đơn giản hơn tiếp xúc với tia UV (ánh sáng cực tím). Giới khoa học nghi ngờ rằng, tholins lúc đầu hình thành ở phía trên cao trong bầu khí quyển của sao Diêm Vương. Theo thời gian, chúng rơi xuống mặt đất, kết hợp với những phân tử khác trên đường rơi xuống tạo ra màu đỏ nâu. Đây chúng chính là màu sắc nổi bật của bề mặt sao Diêm Vương.

Kể từ lần tiếp cận gần đây nhất đối với sao Diêm Vương, tàu vũ trụ New Horizons đã di chuyển thêm được 804 triệu km, và bây giờ nó cách Trái Đất 4,9 tỷ km. NASA cho biết, hệ thống máy móc trên con tàu vẫn đang hoạt động bình thường.

Lê Hùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mũi khoan trong than đá: Dấu hiệu của nền văn minh tiên tiến trước khi con người xuất hiện?

https://daikynguyenvn.com/khoa-hoc/mui-khoan-trong-than-da-dau-hieu-cua-nen-van-minh-tien-tien-truoc-khi-con-nguoi-xuat-hien.html

Điện thoại 1.200 năm tuổi: Phát minh kinh ngạc của nền văn minh Chimu cổ đại

https://daikynguyenvn.com/khoa-hoc/dien-thoai-1200-nam-tuoi-phat-minh-kinh-ngac-cua-nen-van-minh-chimu-co-dai.htlm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hanel sẽ đưa Việt Nam vào top chính quyền điện tử trên thế giới

09:44am - 10/08/2015

 
Tạp chí GTVT - Ông Nguyễn Thế Trung Chủ tịch và Tổng giám đốc Hanel-DTT trả lời phỏng vấn về các kết quả Hanel-DTT đạt được trong chính quyền điện tử và kế hoạch tiếp theo.

mr-nguyen-the-trung-0936.jpg

Ông Nguyễn Thế Trung

Ông Nguyễn Thế Trung Chủ tịch và Tổng giám đốc Hanel-DTT, được biết tới là một người trẻ U40 nhưng đã tham dự làm công nghệ từ sớm trong các thị trường vốn không dành cho người trẻ như chính quyền điện tử và giáo dục. Trước đây ông Trung thường xuất hiện trong các hội thảo quốc gia về công nghệ thông tin trong vai trò tư vấn cho các dự án lớn như Máy tính Thánh Gióng, Kết nối tri thức, Đám mây nguồn mở cho chính phủ, và gần đây là Giáo dục STEM, nhưng thời gian gần đây ông xuất hiện với một vai trò mới là Chủ tịch HĐQT công ty Hanel-DTT, một liên doanh của 2 tên tuổi công nghệ có vẻ rất khác nhau nhưng lại đều tập trung vào một lĩnh vực rất nóng là chính quyền điện tử và dịch vụ công trực tuyến. Ông Trung đã đồng ý trả lời phỏng vấn về vai trò mới này với những thông tin về các kết quả Hanel-DTT đạt được trong chính quyền điện tử và chia sẻ mong muốn và kế hoạch tiếp theo.

 

Hồi cuối tháng 5, Cục Đăng kiểm VN đã Khai trương Dịch vụ công trực tuyến mức 4 đầu tiên tham gia cơ chế hải quan một cửa quốc gia. Được biết, để triển khai các dịch vụ này, Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ GTVT đã phối hợp chắt chẽ với Cục Đăng kiểm Việt nam, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) và đơn vị thực hiện là Hanel DTT. Xin ông cho biết đến thời điểm này, Hanel DTT đã phối hợp triển khai để cung cấp những thủ tục hành chính công trực tuyến nào trong lĩnh vực Đăng kiểm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia?

Vào ngày 25/5/2015, Bộ Giao thông vận tải đã chính thức khai trương dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực đăng kiểm với mức độ cao nhất là mức độ 4 (hoàn toàn thực hiện trên mạng, người làm thủ tục không cần tiếp xúc trực tiếp với cơ quan làm thủ tục). Từ ngày 25/5, Cục Đăng kiểm tiến hành tiếp nhận hồ sơ giấy song song với hồ sơ trực tuyến để thử nghiệm trong thời gian 2 tháng và cũng để doanh nghiệp làm quen với hình thức mới này. Trong thời gian đó, HANEL-DTT đã tích cực phối hợp, hoàn thiện phần mềm, đào tạo tập huấn 3 đợt cho khoảng 300 doanh nghiệp và tất cả các cán bộ thuộc phòng Chất lượng xe cơ giới (VAQ) của Cục Đăng kiểm Việt Nam về vận hành và làm chủ hoàn toàn hệ thống. Đến nay hệ thống đã hoàn toàn sẵn sàng và tích hợp thông suốt với Cơ chế Một cửa Quốc gia (NSW) để có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 4.

Các thủ tục hành chính công trực tuyến mức độ 4 lĩnh vực đăng kiểm bao gồm cấp Giấy chứng nhận chất lượng cho xe cơ giới bao gồm: xe máy, động cơ; xe cơ giới; xe máy chuyên dùng; xe đạp điện và xe chở người 4 bánh. Giấy chứng nhận chất lượng này là thành phần hồ sơ bắt buộc cho việc nhập khẩu phương tiện khi làm thủ tục hải quan trên phạm vi cả nước.

 

Từ 1/8, Cục đăng kiểm Việt Nam (thuộc Bộ Giao thông vận tải) sẽ chấm dứt nhận hồ sơ giấy để chuyển hẳn qua nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia. Hệ thống CNTT của Bộ GTVT phục vụ thí điểm cơ chế một cửa quốc gia (trong đó có phân hệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực đăng kiểm) là do Hanel - DTT triển khai. Ông đánh giá như thế nào về sự kiện này và đơn vị có sự chuẩn bị như thế nào để hỗ trợ cơ quan đăng kiểm cũng như doanh nghiệp?

Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu một bước cải cách hành chính đột phá của Bộ Giao thông vận tải nói chung và Cục Đăng kiểm Việt Nam nói riêng. Khi thủ tục hành chính được thực hiện hoàn toàn trực tuyến sẽ tiết kiệm thời gian, công sức cho doanh nghiệp, công khai và minh bạch quá trình thực hiện thủ tục. Một điểm quan trọng nữa là hình thức trực tuyến này giảm tối đa những tiêu cực trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, nhanh chóng đưa hàng hóa ra thị trường và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia. Cũng chính vì lý do này, việc ứng dụng CNTT để xây dựng các dịch vụ công trực tuyến là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong lộ trình cải cách hành chính. HANEL-DTT đã nghiên cứu ứng dụng trong 3 năm để có được giải pháp hoàn chỉnh ứng dụng ngày hôm nay, đáp ứng hoàn toàn về công nghệ cho các hệ thống của Chính phủ.

Chúng tôi luôn coi trọng chất lượng dịch vụ công nghệ lên hàng đầu. Do đó, HANEL-DTT đã tổ chức hệ thống bảo hành, bảo trì dịch vụ chuyên nghiệp từ khâu tiếp nhận thông tin qua tổng đài dịch vụ (tổng đài 1900 8015), trực hạ tầng 24/7, đội ngũ phát triển và bảo trì phần mềm đáp ứng chỉnh sửa và khắc phục sự cố hệ thống nhanh nhất đảm bảo không gián đoạn dịch vụ của khách hàng. Đặc biệt, tổng đài tiếp nhận toàn bộ những yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ để có chất lượng dịch vụ tốt nhất, coi các doanh nghiệp làm thủ tục như khách hàng trực tiếp của mình. Đây cũng là một trong những bí quyết thành công của HANEL-DTT để có thể ứng dụng các hệ thống lớn cho đất nước.

Cũng như các hệ thống khác, hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Cục Đăng kiểm Việt Nam do HANEL-DTT xây dựng cũng sẽ tiếp nhận yêu cầu thông tin và phục vụ khoảng 10 nghìn doanh nghiệp nhập khẩu xe cơ giới và toàn bộ các cán bộ quản lý của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

 

khai-truong-dvc-dang-kiem-0938.jpg

Cục đăng kiểm Việt Nam khai trương Dịch vụ công qua Cổng thông tin điện tử một cửa

 

Xin ông cho biết, dịch vụ công do Hanel - DTT xây dựng khác dịch vụ công do các đơn vị khác xây dựng như thế nào?

Về mô hình dịch vụ công trực tuyến, HANEL-DTT tự hào là một trong những đơn vị làm CNTT đầu tiên ở Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu với sự tham gia của nhiều chuyên gia về CNTT, về CCHC để đưa ra kiến trúc tổng thể (EA) cho dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4.

Trong các thành phần kiến trúc, HANEL-DTT đã đưa ra các thành phần có mức độ tổng quát cao, có thể áp dụng cho bất kỳ một dịch vụ công trực tuyến nào cho tất cả các lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước ở mức độ cao nhất (mức 4).

Về nghiệp vụ, dịch vụ công trực tuyến do HANEL-DTT xây dựng đáp ứng việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, các giải pháp đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ dạng số; xử lý hồ sơ hoàn toàn qua mạng, loại bỏ các giấy tờ giấy trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính; trả kết quả trực tuyến sử dụng chữ ký số và thanh toán điện tử. Toàn bộ cơ sở dữ liệu ghi nhận quá trình thực hiện cũng như nghiệp vụ đều được cập nhật trong quá trình thực hiện thủ tục để có thể cung cấp và khai thác cho các mục đích khác. Mô hình của HANEL-DTT cũng cung cấp những phương tiện thuận lợi nhất cho người làm thủ tục và giảm số lượng giấy tờ cần xuất trình.

Về công nghệ, các hệ thống dịch vụ công trực tuyến do HANEL-DTT xây dựng sử dụng hoàn toàn nguồn mở với những giải pháp hàng đầu thế giới, đảm bảo an toàn, bảo mật và hiệu năng. Có thể lấy ví dụ là đến thời điểm này, các hệ thống dịch vụ công trực tuyến của HANEL-DTT xây dựng đang phục vụ khoảng 50 nghìn doanh nghiệp trên phạm vi cả nước thường xuyên sử dụng và đang vận hành ổn định.

Có thể tóm tắt các điểm khác biệt của HANEL-DTT nằm ở 3 từ: kiến trúc, công nghệ mã nguồn mở và chất lượng dịch vụ hỗ trợ.

 

Theo ông điều gì là quan trọng nhất cần phải giải quyết khi xây dựng hệ thống CNTT của các bộ, ngành để nó hoạt động thông suốt khi tham gia Cơ chế 1 cửa quốc gia?

Điều quan trọng nhất đó chính là sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan tham gia cơ chế một cửa Quốc gia. Cơ chế đồng bộ này bao gồm chính sách, quy trình và tuân thủ các nguyên tắc của Cơ chế một cửa Quốc gia theo Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ. Thay vì xây dựng nhiều hệ thống riêng rẽ, nay phải xây dựng một hệ thống tích hợp thống nhất. Do vậy, các Bộ ngành cần phải tích cực chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ chung cho người dân và doanh nghiệp và mạnh mẽ loại bỏ tính cát cứ thông tin đã và vẫn còn đang tồn tại ở một số đơn vị.

Hệ thống CNTT được xây dựng trên cơ sở các quy trình nghiệp vụ đã được thống nhất của các cơ quan tham gia cơ chế một cửa cần phải đảm bảo các yếu tố đáp ứng hiện đại hóa các nghiệp vụ trước đây chỉ thực hiện bằng giấy tờ nay chuyển đổi sang sử dụng hệ thống thông tin. Các yếu tố công nghệ quan trọng như năng lực hạ tầng CNTT, an ninh thông tin và hiệu năng sử dụng cũng là các yếu tố rất quan trọng.

Và một điểm nữa, hệ thống cần được thiết kế để thuận lợi và dễ dùng cho các doanh nghiệp, người làm thủ tục hành chính cũng là một yếu tố dẫn đến thành công.

Nhiều Quốc gia đã xây dựng cơ chế một cửa và chứng minh tính hiệu quả của nó trực tiếp tới nền kinh tế. Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng Việt Nam cũng sẽ thực hiện thành công cơ chế này đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

 

Xin ông cho biết tại sao trước đây các bộ, ngành phải mất khá lâu để có thể triển khai được 1 dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, nhưng hệ thống này được Hanel - DTT triển khai chỉ trong thời gian ngắn?

Thứ nhất, đó là quyết tâm của các cấp lãnh đạo khi chuyển đổi từ việc thực hiện thủ tục hành chính theo phương pháp truyền thống sang dịch vụ công trực tuyến. Đó chính là yếu tố quan trọng nhất. Những rào cản về thói quen, các mức độ lợi ích nhất định sẽ cản trở việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến. HANEL-DTT vui mừng thấy rằng quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc cải cách hành chính nói chung và ứng dụng rộng rãi dịch vụ công trực tuyến nói riêng sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ hai là thời gian triển khai nhanh do HANEL-DTT đã nghiên cứu trong một thời gian dài để có thể triển khai trong thời điểm này với thời gian ngắn. HANEL-DTT có một đội ngũ chuyên gia tư vấn về cải tiến quy trình cho các khách hàng của mình để sẵn sàng ứng dụng CNTT, do đó thời gian mất lâu nhất là xây dựng quy trình đã được rút ngắn đáng kể. Việc còn lại là công nghệ mà đó lại là sức mạnh của HANEL-DTT.

Ngoài các dịch vụ công trực tuyến HANEL-DTT xây dựng cho Bộ Giao thông vận tải, có thể kể đến các dịch vụ công trực tuyến do chúng tôi xây dựng cho Bộ Y tế. Các dịch vụ công mức độ 4 của Cục An toàn thực phẩm và Cục Quản lý môi trường Y tế đã chứng minh hiệu quả về tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và giảm thời gian thụ lý hồ sơ cho cơ quan Nhà nước. Có thể lấy một ví dụ là một doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh làm 1hồ sơ tiết kiệm ít nhất 10 triệu đồng bao gồm chi phí đi lại, ăn ở cho cán bộ làm thủ tục khi phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Hà Nội. Đến nay, đã có hơn 19.000 hồ sơ được xử lý hoàn toàn trực tuyến cho các thủ tục này.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đầu tiên chúng tôi xây dựng mất 8 tháng mới đưa vào sử dụng chính thức. Đến thời điểm này, tùy thuộc vào độ phức tạp mà thời gian xây dựng có khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi đang đặt chỉ tiêu là có dịch vụ công trực tuyến mà HANEL-DTT sẽ xây dựng trong thời gian chỉ 2 tuần làm việc.

 

khai-truong-dvc-bo-y-te-0940.jpg

Bộ Y tế hai trương Dịch vụ công trực tuyến

 

Được biết hệ thống MT Gateway do Hanel - DTT xây dựng dựa trên nền tảng nguồn mở phát triển chính quyền điện tử OEP. Xin ông cho biết thêm về ưu nhược điểm của hệ thống này?

MT Gateway được thiết kế với tiêu chí là điểm truy cập duy nhất cho các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải với toàn bộ các thủ tục hành chính công ngoài các thủ tục tham gia cơ chế Một cửa Quốc gia. MT Gateway cũng là điểm trung chuyển các thông tin từ NSW tới các hệ thống nghiệp vụ và ngược lại.

Toàn bộ MT Gateway sử dụng nền tảng OEP. Ưu điểm chính bao gồm khả năng sẵn sàng về công nghệ, sử dụng chung các thành phần như đăng nhập một lần, tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, quản lý danh mục dữ liệu dùng chung, tích hợp chữ ký điện tử, thanh toán trực tuyến, quản lý quy trình nghiệp vụ, giám sát và thống kê vv…

Ưu điểm tiếp theo là hiệu năng sử dụng đáp ứng số lượng người sử dụng lớn, ổn định, bảo mật dữ liệu. OEP sử dụng nguồn mở nên hoàn toàn không mất chi phí bản quyền, tiết kiệm chi phí rất lớn cho Nhà nước.

Còn về nhược điểm thì có thể nói rằng OEP được tích hợp từ nhiều công nghệ nguồn mở phức tạp nên việc làm chủ nó cần có trình độ nhất định về nhiều công nghệ khác nhau. HANEL-DTT đã và đang chuyển giao công nghệ cho khách hàng của mình để dần có thể làm chủ hoàn toàn hệ thống.

 

Được biết giải pháp OEP mà Hanel- DTT cung cấp là giải pháp nền tảng nguồn mở duy nhất do VN xây dựng. Xin ông cho biết giải pháp này đã được ứng dụng thành công trong những lĩnh vực nào, địa phương nào?

OEP đã được sử dụng là nền tảng cho các hệ thống của toàn bộ Chính quyền điện tử TP.Đà Nẵng, Quận Ngô Quyền (Hải Phòng), Cổng thông tin điện tử của TP. Hà Nội và tất cả các Quận thuộc Hà Nội, các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế, Bộ Giao thông và hệ thống kiểm soát TTHC của Bộ Tư pháp. OEP cũng được sử dụng cho hệ thống thu thập số liệu qua thiết bị di động của Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn.

Một trong những hệ thống sử dụng OEP sắp khai trương là hệ thống trao đổi bệnh án điện tử HL7 CORE của Bộ Y tế. HANEL-DTT tin tưởng rằng đây sẽ là một trong những “cuộc cách mạng” trong việc hiện đại hóa dịch vụ Y tế tại Việt Nam.

 

Ông được biết đến là người sớm thành công (giải nhì toán quốc tế 1995) và thích làm việc mới, vậy bên cạnh việc hợp tác với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế… ông có kế hoạch gì để tiếp tục hợp tác với các bộ ngành, địa phương khác trong việc thúc đẩy các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao ngày càng nhiều hơn nữa ở nước ta?

Với độ chín muồi về công nghệ và kinh nghiệm triển khai thành công ở các Bộ và địa phương, như đã nói ở trên Hanel-DTT tự tin rằng chúng tôi có thể làm rất nhanh, chỉ 2 tuần đến1 tháng, xong một dịch vụ công mức độ 3-4 và có đủ đội ngũ trong liên minh thành viên OEP để triển khai song song 20 dịch vụ công nếu được chính phủ đặt hàng. Chính vì thế, chúng tôi rất chờ đợi vào việc nhận được cuộc gọi của các lãnh đạo Bộ Ngành hay Địa phương quyết tâm mong muốn triển khai quyết liệt các dịch vụ công mức 3-4. Tại sao lại là cuộc gọi của lãnh đạo? Vì đó là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định thành công và là yếu tố duy nhất chúng tôi không tự làm được, còn ngay cả về tài chính chúng tôi cũng tự tin rằng với quyết định 80 về thí điểm thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin, đây không phải là vấn đề lớn.

Ví dụ với 10.000 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công của chúng tôi làm chỉ cần trích trả 1 triệu đồng cho chúng tôi là đã có 10 tỷ, con số đó đủ lớn để làm dịch vụ công dạng phức tạp nhất. Thay mặt cho lãnh đạo Hanel-DTT và cho nhiều công ty làm công nghệ nguồn mở, chúng tôi tin rằng đây là thời điểm để chúng tôi một lần nữa làm rạng danh đất nước (từ được dùng khi một số trong chúng tôi mang về những giải thưởng quốc tế) để đưa Việt Nam bứt lên trong xếp hạng về chính quyền điện tử như chính phủ Hàn Quốc và chính phủ Pháp đã làm trong 5 năm vừa qua (nhờ ứng dụng công nghệ nguồn mở mà lên top 5 thế giới), và quan trọng nhất đó là cùng chính quyền cải cách hành chính hỗ trợ người dân và đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn góp phần xây dựng một nền kinh tế vận động hài hòa và bền vững qua đó nâng cao niềm tin vào chính quyền.

Tôi cũng muốn chia sẻ là chúng tôi đã nghiên cứu thành công một nền tảng rộng lớn trải dài từ dich vụ công tới cộng tác, điều hành tác nghiệp, thu thập tích hợp dữ liệu lớn, vì thế công nghệ của chúng tôi sẽ liên tục được cập nhật đảm bảo mọi nhu cầu của Chính phủ. Theo tôi thì các Bộ trưởng và chủ tịch các địa phương không nên đợi thêm nữa, hãy gọi cho chúng tôi, và đảm bảo chỉ sau 1 tháng các vị sẽ có trái ngọt đầu tiên.

 

PV

=====================

Chúc mừng sự thành công của Tổng Cty Hanel và DTT.

Hân hạnh giới thiệu: Ông Nguyễn Thế Trung còn là Giám đốc TTNC LHDP.

 
9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ra mắt xe Rolls-Royce Phantom mang tinh thần người Việt (NDH)

 

Chiếc Rolls-Royce Phantom phiên bản trục cơ sở kéo dài được thiết kế lấy cảm hứng từ văn hóa Đông Sơn của người Việt.

 

920IMGL00572.jpg

Bảng táp-lô xe được in họa tiết mang văn hóa Việt, cùng dòng chữ "Dong Son". Ảnh: Trung Kiên.

Bộ sưu tập Rolls-Royce Đông Sơn dự kiến gồm 6 phiên bản, được chế tác dựa trên mẫu xe Phantom phiên bản trục cơ sở kéo dài. Phiên bản đầu tiên, “One of 6” mang tên Lửa Thiêng nổi bật với màu sơn đỏ tựa rượu vang (Madeira red). Nắp capo, nóc xe kéo dài tận đuôi là màu vàng đồng (Sunrise gold).

 

Các phiên bản còn lại được đặt tên Thủy triều (Wave), Thần núi (God of Mountain), Ngân Vũ (The Money Rain), Phù sa (Alluvium) và Mẹ Âu Cơ (Au Co Mother).

17bIMGL0001.jpg

Mỗi bên cánh cửa đàn chim hạc gồm 9 con, tượng trưng cho 18 đời vua Hùng vương.

 

Chiếc Phantom Lửa Thiêng (Sacred fire) đầu tiên trong bộ sưu tập đã có chủ, là một đại gia trong ngành Luật tại Việt Nam. Được biết, vị đại gia này còn sở hữu nhiều mẫu siêu xe khác, như Ferrari 458 Italy… Nhà phân phối Rolls-Royce tại Việt Nam không công bố giá bán chính xác, nhưng mức giá ước chừng 2,5 triệu USD khi đến tay khách hàng.

Một số điểm nhấn đặc trưng của chiếc Phantom độc đáo này gồm: dòng chữ “Dong Son” trên bảng táp lô; biểu tượng văn hóa Việt Nam như chim hạc, trống đồng… ngự khắp mọi nơi trong nội thất, ngoại thất xe. Tổng hòa nội thất vẫn tràn ngập vật liệu da đắt tiền, ốp gỗ óc chó với vân đối xứng, thảm để chân bằng lông mềm mại…

 

055IMGL0023.jpg

fe2IMGL0012.jpg

ed0IMGL0008.jpg

83cIMGL0014.jpg

92fIMGL0011.jpg

d1eIMGL0004.jpg

 

03cIMGL0028.jpg

5f1IMGL0019.jpg

aceIMGL0040.jpg

457IMGL0045.jpg

f15IMGL0047.jpg

ba1IMGL0043.jpg

4abIMGL0051.jpg

3c4IMGL0054.jpg

db6IMGL0073.jpg

197IMGL0076.jpg

be7IMGL0010.jpg

24aIMGL0075.jpg

51aIMGL9994.jpg

 

http://ndh.vn/ra-mat-xe-rolls-royce-phantom-mang-tinh-than-nguoi-viet-2015101912281907p5c126.news

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiến sĩ Alan Phan, người hay đưa ra các nhận định về kinh tế, BĐS Việt Nam như một góc nhìn độc lập, đã về với tổ tiên hôm qua. R.I.P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàng ngàn học viên Pháp Luân Công thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc

 

Tối 15/10/2015, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi trên thế giới đã đến trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles để thắp nến tưởng niệm những học viên bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết vì theo đuổi tự do tín ngưỡng, qua đó phát đi thông điệp rằng cuộc bức hại người tu luyện vẫn đang tiếp diễn tại Trung Quốc.

 

tinhhoa.net-rQnOHi-20151020-hang-nghin-h

Tối ngày 15/10/2015, hàng trăm bức ảnh những học viên Pháp Luân Công bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết, lấp lánh trong ánh nến của buổi lễ tưởng niệm. (Ảnh: Epochtimes)

 

Các học viên Pháp Luân Công ngồi sát cạnh nhau, đôi mắt nhắm khẽ, trang nghiêm và an hòa, tay giơ cao ngọn nến, để tưởng niệm những học viên theo tín ngưỡng “Chân, Thiện, Nhẫn” không sợ hãi trước bức hại. Tưởng niệm những người hy sinh tính mạng của mình để giữ vững lương tri, đạo đức của nhân loại.

 

Theo thống kê của Tổ chức Điều tra Quốc tế về bức hại Pháp Luân Công, từ năm 2000 đến năm 2006, trong vòng 6 năm đã có hơn 1 triệu học viên Pháp Luân Công bị bắt giam vào trại giáo dục lao động cưỡng bức. Cho đến nay, theo số liệu có thể thu thập được, 3.397 học viên đã bị bức hại đến chết.BcKCN8.jpg

Từ năm 1999, chính quyền ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Vô số các học viên đã bị bắt giam phi pháp, bị tra tấn cực hình, tra tấn về tinh thần, thậm chí là mổ cướp nội tạng sống. Tuy nhiên, họ vẫn không từ bỏ tín ngưỡng của mình, qua đó cho toàn thế giới thấy được sức mạnh của niềm tin chân chính.

 

tinhhoa.net-P896VB-20151020-hang-nghin-h

Những hình ảnh tĩnh lặng và trang nghiêm làm người qua đường cảm động…(Ảnh: Epochtimes)

tinhhoa.net-rtBk8D-20151020-hang-nghin-h

Họ là những người đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. (Ảnh: Epochtimes)

tinhhoa.net-75RfbV-20151020-hang-nghin-h

Tưởng niệm những người hy sinh tính mạng để giữ vững lương tri, đạo đức trước sự khủng bố và bạo lực… (Ảnh: Epochtimes)

tinhhoa.net-kNIjnd-20151020-hang-nghin-h

Một niềm tin kiên định vào Chân – Thiện – Nhẫn. (Ảnh: Epochtimes)

tinhhoa.net-ZYfdLR-20151020-hang-nghin-h

Trên 2 triệu người đã bị chính quyền Trung Quốc mổ lấy nội tạng sống, đây là một kết luận đã được xác thực của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG). (Ảnh: Epochtimes)

tinhhoa.net-zoUSxj-20151020-hang-nghin-h

Và cuộc bức hại người tu luyện vẫn đang tiếp diễn tại Trung Quốc. (Ảnh: Epochtimes)

tinhhoa.net-R6vnSr-20151020-hang-nghin-h

Học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới vẫn luôn kiên trì phản bức hại 16 năm qua. (Ảnh: Epochtimes)

tinhhoa.net-Z9l719-20151020-hang-nghin-h

Đôi mắt nhắm khẽ, trang nghiêm và an hòa, tay giơ cao ngọn nến, để tưởng niệm những học viên theo tín ngưỡng “Chân, Thiện, Nhẫn” không sợ hãi trước bức hại. (Ảnh: Epochtimes)

 

Học viên Pháp Luân Công tên Dương Thanh đến từ Chicago bước vào tu luyện từ năm 1995. Vợ của ông vốn bị ung thư máu, nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Công đã khỏi một cách thần kỳ. Thông qua câu chuyện của gia đình ông, mọi người đã thấy được sự tuyệt vời của Pháp Luân Công, người thân và bạn bè của ông đều lần lượt bước vào tu luyện. Người em trai nghiện thuốc lá đến mức hai ngón tay vàng khè, không lâu sau cũng bỏ được. Em gái yếu đến mức vốn không thể làm được việc nhà nhưng nay đã có thể ra ngoài làm việc.

Sau khi ông Dương Thanh nghỉ hưu, ông đã tập trung mọi người luyện các bài công pháp hàng ngày tại trường đại học Thanh Hoa. Ông hồi ức lại khi đó ở Trung Quốc có rất nhiều người tu luyện Pháp Luân Công, đến nỗi sách không thể cung cấp đủ cho mọi người đọc. Vậy mà môn tu luyện tuyệt vời này lại bị ĐCSTQ đàn áp không thương tiếc. Ông Dương Thanh không hiểu tại sao ĐCSTQ lại bôi nhọ Pháp Luân Công. Ông đến đây để nói cho người dân thế giới biết sự tốt đẹp của Pháp Luân Công, đồng thời kêu gọi đưa ông Giang Trạch Dân và các tòng phạm La Cán, Tăng Khánh Hồng… ra công lý.BcKCN8.jpg

Học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới vẫn luôn kiên trì phản bức hại 16 năm qua. “Ánh nến gác đêm” tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết đã trở thành một hoạt động thường niên tại các nơi trên thế giới. Tĩnh lặng tưởng niệm trong tiếng nhạc du dương làm nổi bật sự kiên nghị và quyết tâm của các học viên Pháp Luân Công. Người dẫn chương trình khẽ đọc: “Ánh nến chiếu rọi thế giới, mang ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ truyền đi khắp bốn phương”.

 Theo Daikynguyenvn / Epochtimes

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ lần đầu thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu

Thứ 4, 09:26, 21/10/2015

 

VOV.VN- Hải quân Mỹ lần đầu tiến hành thử nghiệm hệ thống phòng thủ của mình tại châu Âu, động thái mà Nga cho là bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang mới.

 

Theo Sputnik News, ngày 20/10, Hải quân Mỹ đã phóng một quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn Terrier Orion từ trường bắn Hebrides tại Anh sang Mỹ.

Khi quả tên lửa này đang phóng qua Đại Tây Dương, nó đã bị bắn hạ bởi hai quả tên lửa đối hạm hành trình, một trong 2 quả tên lửa này được phóng đi từ tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Ross.

 

Ten_lua_MRBN.jpg?width=490

Tên lửa đánh chặn của Mỹ phóng từ tàu khu trục USS Ross. Ảnh Hải quân Mỹ

 

Theo thông cáo báo chí từ Bộ Quốc phòng Mỹ: “Đây là lần đầu tiên, tên lửa đánh chặn tiêu chuẩn SM-3 Block IA được phóng đi từ một khu vực không thuộc lãnh thổ của Mỹ và cũng là lần đầu tiên Mỹ đánh chặn một tên lửa đạn đạo được phóng đi từ châu Âu”.

Cũng theo Bộ Quốc phòng Mỹ, vụ thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa này là một phần trong Diễn đàn Phòng thủ Tên lửa trên biển mà Mỹ và các đồng minh như Canada, Italy, Pháp, Hà Lan, Đức, Na Uy, Tây Ban Nha và Anh là thành viên.

“Cuộc thử nghiệm này cho thấy, với sự hợp tác và liên lạc chặt chẽ, các nước hoàn toàn có thể phòng thủ chống lại mọi tình huống đe dọa phức tạp”, Phó Đô đốc James Foggo, Tư lệnh Hạm đội số 6 của Mỹ cho biết.

Theo Sputnik News, dù NATO không hé lộ rằng “mối đe dọa phức tạp” đến từ đâu, việc Mỹ tăng cường các hoạt động quân sự tại châu Âu là nhắm đến Nga với những cáo buộc về “sự xâm lược của Nga”.

Hệ thống phòng thủ tên lửa được lắp trên các tàu chiến này được cho là sẽ bổ sung cho các hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất ở Romania và Ba Lan.

Theo một thỏa thuận được các nhà lập pháp Ba Lan thông qua, một hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ được lắp đặt tại làng Redzikowo, phía Bắc nước này vào đầu năm 2018.

Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ cung cấp cho Đức phiên bản nâng cấp của bom nhiệt hạch B61-12, một động thái mà Nga cáo buộc là vi phạm các thỏa thuận hạt nhân toàn cầu.

Thứ trưởng Ngoại giao Sergey Ryabkov đã bày tỏ lo ngại về sự tăng cường hiện diện quân sự của NATO dọc biên giới Nga.

“Chúng tôi không nhận thấy bất kỳ lý do gì mà hệ thống phòng thủ tên lửa này tiếp tục tồn tại và được lắp đặt thêm với tốc độ rất nhanh và đều hướng về lãnh thổ Nga”, ông Ryabkov.

Theo ông Ryabkov: “Chính phủ Mỹ đang vẽ ra những lý do bao biện về quyết định của mình để che đậy mục đích thực chất của họ trong việc tiếp tục duy trì hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu”.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo: “Những hành động này của NATO có thể làm thay đổi cán cân về sức mạnh tại châu Âu và chắc chắn rằng Nga sẽ phải tiến hành các biện pháp đáp trả để duy trì sự cân bằng chiến lược”./.

 
Trần Khánh/VOV.VN   

Share this post


Link to post
Share on other sites

VỀ RĂNG NGƯỜI 80.000 NĂM TRƯỚC VỪA PHÁT HIỆN Ở HỒ NAM TRUNG QUỐC

Hà Văn Thùy

20-10-2015

 

h17.jpeg?w=353&h=199

47 chiếc răng cổ vừa được tìm thấy ở huyện Đạo thuộc tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). ảnh: CNN

Các hãng thông tấn lớn loan báo: Nhóm nhà khoa học Đại học Luân Đôn nước Anh vừa công bố trên tạp chí Nature danh tiếng bản tin làm chấn động thế giới. “Đó là việc phát hiện 47 răng người hiện đại Homo sapiens có tuổi 80000 năm ở Động Phúc Nham, huyện Dao, tỉnh Hồ Nam Trung Quốc. Niên đại này sớm hơn 20 ngàn năm so với thời di cư “Ra khỏi Phi châu” (Out of Africa) vốn là cột mốc được thừa nhận rộng rãi. Giáo sư Chris Stringer từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London nói kết quả nghiên cứu mới là “điều làm thay đổi cuộc chơi” trong cuộc tranh luận về chuyện con người đã di cư đi các nơi như thế nào…”

Về việc này, từ khảo cứu của mình, tôi xin trình bày như sau:

Năm 2011, trong cuốn Tìm cội nguồn qua di truyền học (NXB Văn học) tôi viết:

“Bước vào thế kỷ XXI, xuất hiện ba công trình di truyền học khám phá nguồn gốc và sự thiên di của loài người ra khỏi châu Phi:

1. Quan hệ di truyền của dân cư Trung Quốc (Genetic Relationship of Generations in China) của nhóm Y. J. Chu Đại học Texas Hoa Kỳ công bố cuối năm 1998, cho biết:

– Mọi con người hiện nay có tổ tiên duy nhất ở Đông Phi, ra đời khoảng 160 – 180.000 năm trước.

– Người từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ tới Việt Nam 60-70.000 năm trước. Tại đây họ gặp gỡ, lai giống và 50.000 năm trước di cư ra các đảo Đông Nam Á, sang Ấn Độ. 40.000 năm trước, nhờ khí hậu được cải thiện, người từ Việt Nam đi lên Trung Hoa. 30.000 năm trước, người từ Đông Á qua eo Bering chiếm lĩnh châu Mỹ.

2. Cuộc hành trình của loài người – một Ođyxê gen (The Journey of Man: A Genetic Odyssey) của Spencer Wells thuộc Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic). Tác giả cho rằng: các luồng di dân bắt đầu giữa 60.000 và 50.000 năm trước. Các du khách sớm theo bờ biển phía Nam của châu Á, tới Úc khoảng 50.000 năm trước. Thổ dân Úc, là hậu duệ của làn sóng di cư đầu tiên ra khỏi châu Phi.     

– Làn sóng thứ hai rời châu Phi 45.000 năm trước, sinh sôi nhanh chóng và định cư ở Trung Đông. Khoảng 40.000 năm trước, băng hà bớt cứng rắn, nhiệt độ ấm lên, con người di chuyển vào Trung Á. Trong quá trình thảo nguyên hình thành, họ tăng nhân số một cách nhanh chóng. “Nếu châu Phi là cái nôi của loài người, thì Trung Á là vườn trẻ của nhân loại”

3. Rời khỏi địa đàng chiếm lĩnh Trái đất (Out of Eden Peopling of the World- http://www.bradshawfoundation.com) và Cuộc hành trình của con người chiếm lĩnh Trái đất (Journey of Mankind the Peopling of the World- (http://www.bradshawfoundation.com/journey/) của Stephen Oppenheimer Đại học Oxford Anh quốc, với những nét chính:

– 160.000 năm trước, người hiện đại Homo sapiens đã sinh sống ở châu Phi.

– Khoảng 85.000 năm trước (HVT nhấn mạnh), một nhóm băng qua mũi của Biển Đỏ – the Gates of Grief rồi men theo bờ phía Nam bán đảo Ả rập tới Ấn Độ. Tất cả những người sống ngoài châu Phi đều thuộc nhóm này.  

– Từ 85.000 tới 75.000 năm trước: Từ Sri Lanka họ tiếp tục men bờ Ấn Độ Dương tới phía Tây Indonesia, sau đó tiến vào châu Á. Những người còn ở lại thì đi vòng Borneo tới Nam Trung Hoa.

Ba công bố trên cùng công nhận con người xuất hiện đầu tiên ở Đông Phi khoảng 160.000 – 180.000 năm trước. Nhưng trong khi công trình 1 và 3 cho rằng, cuộc di cư rời châu Phi diễn ra sớm hơn để con người tới Đông Nam Á 70.000 năm trước và làm nên đại bộ phận nhân loại sống ngoài châu Phi thì công trình 2 nói, có hai lần rời khỏi châu Phi, vào 60.000 và 45.000 năm trước. Đợt di cư thứ hai mới làm nên phần chủ thể của nhân loại.

Do tài liệu tham khảo mâu thuẫn nên buộc tôi phải kiểm định lại. Nhờ khảo cổ học phát hiện sọ người Australoid 68.000 năm tuổi tại hồ Mungo châu Úc và bộ xương người Mongoloid tại Lưu Giang Quảng Tây 68.000 tuổi nên có thể khẳng định, cuộc di cư khỏi châu Phi phải diễn ra trước 60.000 năm cách nay. Mặt khác, những chứng tích khảo cổ học không ủng hộ ý tưởng “Trung Á là vườn trẻ của nhân loại” như S. Wells nói. Cuộc hội thảo về cuốn sách của S. Wells cho thấy khá nhiều ý kiến chống lại tác giả. Điều này chứng tỏ công bố của Spencer Wells không phù hợp thực tế. Tôi đã loại sách này khỏi tài liệu tham khảo.

Kết hợp nghiên cứu của nhóm Y.J. Chu, Stephen Oppenheimer và nhiều nguồn tư liệu khác, tôi đề xuất:

– 70.000 năm trước, hai đại chủng Australoid và Mongoloid từ châu Phi theo ven biển Nam Á tới thềm Biển Đông của Việt Nam. Tại đây họ gặp gỡ, hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, do người đa số Lạc Việt Indonesian lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Khoảng 50.000 năm trước, người từ Việt Nam di cư ra các đảo Đông Nam Á, sang Ấn Độ, Miến Điện. Khoảng 40.000 năm trước, người Việt đi lên chiếm lĩnh Trung Quốc và 30.000 năm trước vượt eo Beringa chinh phục châu Mỹ.” (hết trích)

Có thể nhận định về phát hiện ở Động Phúc Nham như sau:

1- Trong ba công bố di truyền học kể trên, tuy tài liệu của Spencer Wells không phù hợp thực tế nhưng do uy tín của National Gepgraphic nên nó vẫn được nhiều người sử dụng. Vì vậy, không ít người vẫn cho rằng, cuộc ra khỏi châu Phi bắt đầu từ 60.000 năm trước. Cố nhiên, khi phát hiện răng người ờ Hồ Nam 80.000 tuổi, không ít người “bật ngửa”! Họ quên rằng, từ thập niên 1970s đã phát hiện bộ xương Lưu Giang Quảng Tây và sọ người Mungo châu Úc 68000 tuổi và năm 2009 tìm thấy sọ người ở hang Tam Pa Ling nước Lào 63.000 năm tuổi. Vào thời điểm trên đã có mặt ở châu Úc thì cố nhiên họ phải rời châu Phi trước đó nhiều nghìn năm! Những phát hiện này từ lâu đã bác bỏ tài liệu của S. Wells và khẳng định con người rời châu Phi trước 60.000 năm trước!

Trên thực tế, “khám phá Động Phúc Nham” không hề mâu thuẫn với tài liệu của Stephen Oppenheimer 85.000 tới 75.000 năm trước: Từ Sri Lanka họ tiếp tục men bờ Ấn Độ Dương tới phía Tây Indonesia, sau đó tiến vào châu Á. Những người còn ở lại thì đi vòng Borneo tới Nam Trung Hoa.” Rõ ràng, con người có mặt ở lục địa châu Á vẫn sau thời điểm xuất phát 5000 năm! Không có điều gì bất bình thường ở đây!

Vì vậy, phát hiện Động Phúc Nham chỉ “chấn động” với những ai thiếu bản lĩnh khoa học mà tin vào tài liệu sai lầm của S. Wells: “Con người rời châu Phi sớm nhất là 60000 năm trước”

2- Có thể đưa ra một kịch bản về răng người ở Động Phúc Nham như sau:

Khoảng 85000 năm trước, con người bắt đầu rời châu Phi. Đó là những cuộc di cư tự phát của từng nhóm nhỏ 10 tới 15 người. Đi, kiếm sống, sinh con đẻ cái rồi nằm lại dọc đường và con cháu đi tiếp… Có những nhóm riêng rẽ từ bờ biển Srilanca tới vịnh Thái Lan rồi vào thềm Biển Đông, sau đó xâm nhập Nam Trung Hoa và 80000 năm trước chiếm lĩnh Động Phúc Nham. Nhưng đúng lúc này, khí hậu trở lạnh dữ dội, khiến nhóm người tiên phong bị tuyệt diệt. Kết quả là họ không để lại di duệ mà bằng chứng là không thấy xương cốt con cháu họ trong vùng cũng như không phát hiện ADN của họ trong bộ gen người Trung Hoa hiện nay.

Khoảng 70000 năm trước (chậm hơn nhóm đầu khoảng 10000 năm) đông đảo người di cư tới Đông Nam Á. Có những nhóm nhỏ đi tiếp lên bắc Đông Dương rồi do khí hậu quá lạnh phải dừng lại. Di cốt người Lưu Giang Quảng Tây 68000 tuổi thuộc nhóm di cư này.

Bộ phận đông hơn, tập trung tại đồng bằng Hải Nam (Hainanland) là thềm Biển Đông hiện nay. Họ gặp gỡ, lai giống sinh ra người Việt cổ chủng Australolid để rồi 40.000 năm trước, nhờ khí hậu ấm áp, người Việt đi lên chiếm lĩnh Hoa lục và 30000 năm trước sang châu Mỹ. Người Trung Hoa và thổ dân Mỹ hiện nay là di duệ của nhóm này.

Chính do vậy, các khảo sát di truyền học chỉ phát hiện ADN của lớp người từ Việt Nam lên Hoa lục 40000 năm trước.

3- Răng người Động Phúc Nham chưa được khảo sát ADN nên độ tuổi của nó chưa thật chính xác. Nếu khi xác định bằng ADN cho số tuổi chính xác (điều mà các phòng thí nghiệm châu Âu đã làm với 5000 chiếc răng hóa thạch phát hiện ở châu lục này), lớn hơn 85000 năm thì đó là chuyện gây chấn động lớn, buộc các nhà di truyền học phải xét lại nghiên cứu của mình!

Kết luận: Cùng rời khỏi châu Phi 85000 năm trước, nhưng nhóm tiên phong tới Nam Trung Hoa 80000 năm trước bị diệt vong. Chỉ lớp người tới thềm Biển Đông 70.000 năm trước mới tồn tại và làm nên dân cư phương Đông hôm nay.

Phát hiện răng người Động Phúc Nham Nam không phủ nhận những khám phá di truyền học cho rằng con người phương Đông hôm nay là hậu duệ của cuộc di cư tới Đông Nam Á 70000 năm trước.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Vật thể bay chưa xác định đang lao về trái đất

28/10/2015 05:15


 


Một mẩu vật thể bay chưa xác định đang lao thẳng về hướng trái đất và sẽ đâm vào bề mặt địa cầu trong chưa đầy 1 tháng nữa.

vatthela_kmqs.jpg?width=689


 

Không tổ chức nào, kể cả Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), có thể xác định nó là cái gì, nên họ quyết định gọi vật thể bay này là WTF, viết tắt từ cụm từ tiếng Anh có nghĩa là “cái quái gì thế không biết”, tên chính thức là WT1190F. Điều mà giới chuyên gia biết chắc chắn là nó có bề ngang khoảng 2 m và có thể rỗng ruột bên trong, nhiều khả năng là do con người tạo ra.

Tuy nhiên, bằng cách nào mà vật thể này có thể lao vun vút trong không gian và trên đường đâm vào trái đất như phi đạo của WTF đã chỉ ra?

Theo Hãng tin AFP, nhà vật lý học thiên thể Jonathan McDowell nhận xét đây có thể là một mẩu không gian đã thất tung và đang quay lại ám ảnh chúng ta.

Trong trường hợp không bị cháy tiêu khi xuyên qua tầng khí quyển địa cầu, WT1190F được tính toán sẽ rơi xuống Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển Sri Lanka vào ngày 13.11.

Nhà phát triển phần mềm thiên văn học Bill Gray cảnh báo rằng không nên tổ chức hoạt động đánh cá tại khu vực này, đề phòng nguy cơ thương vong cho ngư dân.


Hạo Nhiên


Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga dự báo cú sốc thứ 2 với nền kinh tế nếu giá dầu xuống mức 40 USD

(VIETNAM+)

LÚC : 28/10/15 08:35 

 
2810_kinh_te_nga.jpg
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Getty Images)

Bộ Phát triển Kinh tế Nga đã dự báo một cú sốc thứ 2 với nền kinh tế nước này nếu giá dầu hạ xuống mức 40 USD/thùng và Nga phải mất 5 năm để kinh tế quay trở lại tình trạng trước khủng hoảng.

Phát biểu tại Hội đồng Liên bang (Thượng viện), Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Alexei Vedev cho rằng kinh tế nước này sẽ phải chịu một cú sốc nếu giá dầu giữ ở mức 40 USD/thùng trong ba năm tới.

Ông Vedev được Interfax dẫn lời nói: "Kịch bản giả định bảo thủ cho thấy quỹ đạo giảm giá dầu xuống mức 40 USD/thùng vào năm 2016 và duy trì mức đó tới năm 2018. Chúng tôi tính rằng sự suy giảm như vậy đồng nghĩa với cú sốc thứ hai cho nền kinh tế Nga - một cú sốc bên ngoài, và sẽ mất thêm thời gian để thích ứng với điều kiện mới."

Trong báo cáo dự báo kinh tế-xã hội của mình, ông Vedev lưu ý việc đưa tình hình trở lại như trước khủng hoảng sẽ không xảy ra trước năm 2020. Đáy đầu tư, theo ông Vedev phải vào quý 1/2016.

Giá dầu 40 USD/thùng nằm trong kịch bản dự báo kinh tế vĩ mô bảo thủ của Bộ Phát triển Kinh tế. Theo kịch bản này, tỷ giá đồng nội tệ so với USD sẽ ở mức trên 75 ruble, năm 2018 tăng lên 78 ruble/USD.

Theo kịch bản, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga năm 2016 giảm 1%, năm 2017 kinh tế sẽ tăng trưởng 1,3%, năm 2018 tăng trưởng 2,3%. Lạm phát theo kịch bản này có thể đạt 8,8% năm 2016 và 7% năm 2017. Lạm phát dưới 6% chỉ vào năm 2018. Năm 2017, thu nhập thực tế của người dân Nga tiếp tục giảm khiến kim ngạch bán lẻ giảm sút.

Trong khi đó, mối lo về nguồn cung tiếp tục dư thừa nhiều hơn là nguyên nhân chính làm cho giá dầu thô tại thị trường Mỹ và thế giới trong ngày 27/10 giảm sâu xuống mức thấp nhất trong gần hai tháng qua. Trong phiên giao dịch cuối cùng trước khi đóng cửa ngày 27/10, giá dầu thô WTI của Mỹ tại sàn giao dịch New York giảm 0,78 USD, tương đương 2%, xuống còn 43,2 USD/thùng. Đây là mức giá thấp nhất của loại dầu thô này kể từ cuối tháng Tám vừa qua.

Trước đó cùng ngày, giá dầu thô WTI có lúc còn giảm sâu xuống 42,58 USD/thùng. Đây là ngày thứ ba liên tiếp giá dầu thô của Mỹ trên đà sụt giảm. Như vậy, kể từ đỉnh cao ngày 9/10, giá dầu thô Mỹ đã giảm tổng cộng 16%. Các chuyên gia dự báo giá loại dầu thô này có khả năng giảm sâu xuống mức dưới 40 USD/thùng.

Tại thị trường London (Anh), giá dầu Brent giao tháng 12 giảm 0,70 USD, xuống 46,84 USD/thùng, thấp nhất kể từ thời điểm giữa tháng Chín./.

Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/nga-du-bao-cu-soc-thu-2-voi-nen-kinh-te-neu-gia-dau-xuong-muc-40-usd/351905.vnp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay