Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc thúc đẩy kinh tế hàng hải ở “Tam Sa”

(Dân trí) - Trung Quốc đang có kế hoạch thúc đẩy hỗ trợ tài chính để phát triển kinh tế hàng hải của tỉnh Hải Nam, bao gồm cái gọi là thành phố Tam Sa mà nước này thành lập trái phép trên đảo Phú Lâm của Việt Nam.

Posted Image

Cái gọi là "thành phố Tam Sa" được Trung Quốc lập trái phép trên đảo Phú Lâm của Việt Nam.

Theo hướng dẫn do Cục Hải dương Quốc gia phổ biến được Tân Hoa xã ngày 23/2 trích dẫn, tỉnh Hải Nam sẽ thành lập quỹ tài trợ ngư nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ hàng hải, và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tỉnh Hải Nam nói sẽ tìm kiếm thêm các sản phẩm tài chính để đẩy mạnh kinh tế biển, hỗ trợ, cho vay, và tài trợ trực tiếp cho ngư dân và các doanh nghiệp trong nỗ lực của chính quyền nhằm giúp cư dân dễ tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính.

Theo kế hoạch, cư dân trên cái gọi là “thành phố Tam Sa” sẽ được sử dụng máy rút tiền tự động cùng các thiết bị bán lẻ, và chính quyền sẽ có các biện pháp giúp giao dịch kinh doanh thủy sản ở “Tam Sa” được thuận tiện hơn.

Cái gọi là “thành phố Tam Sa” mới được Bắc Kinh thành lập trái phép hồi năm ngoái trên đảo Phú Lâm thuộc huyện đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng.

Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố “Tam Sa” có nhiệm vụ quản lý hành chính hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát, và bãi đá trải 13 cây số vuông diện tích đảo và hơn 2 triệu cây số vuông diện tích mặt biển tại Biển Đông, kể cả hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa mà Việt Nam có chủ quyền.

Vũ Quý

Theo Philippine Daily Inquirer, AP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Xõa tóc thôi miên lấy 1,5 tỷ giữa Thủ đô

20/02/2013 12:22 | Pháp luật

Người phụ nữ vờ vào mua hàng rồi xõa tóc thôi miên để cướp tài sản ngay trong một cửa hàng ở Hà Nội.

Người đến CA phường Nam Đồng trính báo sự việc trên vào tối 18/2 là chị Vũ Hoàng Điệp, sinh năm 1990, ở ngõ 29 Nguyễn Thái Học.

Chị Điệp cho biết, khoảng 16h15 ngày 18/2, một phụ nữ vào cửa hàng của chị ở 490 Xã Đàn (quận Đống Đa) vờ mua hàng.

Thấy cửa hàng chỉ có một mình chị Điệp, đối tượng bất ngờ xoã tóc ra và chị Điệp dần khụy xuống mê man.

Posted Image

Ảnh minh họa

Khi tỉnh dậy, chị Điệp phát hiện mất 35.000 euro, 1.900 USD, 48 triệu đồng và 2 điện thoại Iphone, 1 thẻ ATM.

Tổng số tài sản bị mất lên tới hơn 1,5 tỷ đồng. Hiện công an quận Đống Đa đang điều tra vụ việc.

Trong khoảng 2 năm gần đây, đã từng có một số người trình báo bị đối tượng lạ thôi miên rồi lấy đi tài sản. Tất cả các vụ việc đều xảy ra trong các cửa hàng kinh doanh.

Trong các vụ việc, công an đều vào cuộc điều tra nhưng không có vụ nào tìm ra thủ phạm, và cũng chưa từng kết luận việc thôi miên là có thật hay không.

Gần đây nhất, tại Huế, chị Trương Thị Liên Hạnh (40 tuổi, trú 333 Điện Biên Phủ) trình báo bị mất 21.000 USD và 3 triệu đồng tiền hàng cũng vì bị thôi miên.

Vụ này, CA TP Huế đã vào cuộc điều tra nhưng hiện vẫn chưa có thông tin kết luận.

Nghi án thôi miên lừa lấy tiền: Không mất bạc tỷ như trình báo

Qua xác minh, lực lượng CA quận Đống Đa đã tiến hành làm rõ, việc khai báo của chị Điệp là không đúng sự thực, thậm chí có biểu hiện quanh co khi CQĐT tiến hành điều tra.

Posted Image

Chị Điệp làm việc với điều tra viên

Mấy ngày nay, dự luận không khỏi bị chấn động bởi thông tin kẻ gian giả danh khách mua hàng rồi dùng thủ thuật thôi miên khiến chị Vũ Hoàng Điệp, chủ cửa hàng đồ thời trang, mỹ phẩm phố Xã Đàn (phường Nam Đồng, quận Đống Đa) xảy ra ngày 18.2.Qua xác minh, lực lượng CA quận Đống Đa đã tiến hành làm rõ, việc khai báo của chị Điệp là không đúng sự thực, thậm chí có biểu hiện quanh co khi CQĐT tiến hành điều tra.

Theo đó, chị Điệp không hề bị mất số tiền, tài sản với tổng trị giá 1,5 tỷ đồng như trong bản trình báo trước đó. Tại cơ quan điều tra ngày 21.12, chị Điệp cũng xác nhận những thông tin chị đưa ra trong bản trình báo là không đúng sự thực, thay vào đó, chị chỉ bị mất 2 chiếc điện thoại Iphone 3 (cũ) và Iphone 5 (mới) đều được chị mua về từ bên Đức, cùng với chiếc ví có tổng số tiền là 5 triệu đồng.

Còn về thông tin chị bị thôi miên, qua trao đổi với PV Báo Lao động sáng ngày 22.2, chị cũng không dám chắc, chỉ biết rằng, khi chị tỉnh dậy thì tên cướp đã bỏ đi và chị tá hỏa khi thấy mất một số đồ.

Hiện, CQĐT quận Đống Đa đang tiếp tục xác minh, làm rõ vụ việc trên

Theo Bình Minh

Lao Động

--------------o0o--------------

Mất iPhone hoang báo mất tiền tỉ, bị phạt 750.000 đồng

Mất 2 chiếc điện thoại iPhone 3 và 5 song lại hoang báo với công an là mất tài sản trị giá tiền tỉ, chị Vũ Hoàng Điệp (SN 1980 ở Hà Nội) đã bị phạt hành chính 750.000 đồng về hành vi khai báo gian dối.

Ngày 25-2, Đại tá Bùi Ngọc Đại - Trưởng Công an quận Đống Đa, Hà Nội - cho biết, cơ quan công an đã xử lý vụ hoang báo bị trộm cắp tiền tỉ xảy ra ở cửa hàng mỹ phẩm trên phố Xã Đàn, quận Đống Đa, ngày 18-2 vừa qua.

Posted Image

Chị Vũ Hoàng Điệp bị phạt hành chính 750.000 đồng vì hoang báo với cơ quan công an

Trao đổi với Báo Người Lao động, Đại tá Bùi Ngọc Đại cho hay, xét hành vi của chị Điệp chưa tới mức nghiêm trọng, bản thân chị này sau đó có sự hối hận, nhân thân tốt nên cơ quan công an chỉ xử phạt hành chính để cảnh cáo với mức phạt là 750.000 đồng về hành vi khai báo gian dối.

Trước đó, chị Vũ Hoàng Điệp (SN 1980, ở phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình) đến công an phường Nam Đồng (quận Đống Đa) trình báo: khoảng 14 giờ 30 ngày 18-2, khi chị Điệp đang bán hàng ở cửa hàng mỹ phẩm tại số 460 phố Xã Đàn (phường Nam Đồng) thì có 1 phụ nữ trung niên đến hỏi mua mỹ phẩm.

Người phụ nữ này liên tục chọn mua các loại mỹ phẩm, thời gian rất lâu. Đến 16 giờ 20 cùng ngày, người phụ nữ khách hàng đến gần chị Điệp, rũ tóc, kéo chun buộc, thả tóc để buộc lại thì chị thấy bị choáng váng, chóng mặt, không nhận biết vụ việc xung quanh nữa.

Khoảng 20-30 phút sau tỉnh dậy, chị Điệp phát hiện bị mất 1 chiếc túi xách trong có 35.000 Euro, 1.900 USD và khoảng 48 triệu đồng tiền mặt cùng 2 iPhone, gồm 1 iPhone 3 và 1 iPhone 5… có tổng trị giá khoảng 1 tỉ đồng.

Song đến khi Công an quận Đống Đa bắt được kẻ tình nghi thì lại làm rõ là chị Vũ Hoàng Điệp chỉ mất 2 điện thoại cùng mấy trăm ngàn đồng. Qua đấu tranh, chị Điệp trình bày rằng sở dĩ phải khai báo như như vậy là vì nghĩ nếu chỉ trình báo chỉ mất 2 điện thoại thôi thì sợ… công an không vào cuộc điều tra.

Ngoài ra, cũng không có chuyện thôi miên hay đánh thuốc mê để trộm cắp tài sản của chị Điệp mà bị hại có tiền sử bị huyết áp thấp nên có khả năng bị xỉu đi đúng thời điểm ấy.

Theo N.Quyết

Người lao động

Edited by Thiên Sứ
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu hàng Đài Loan đâm tàu cá Nhật gây chết người

Hai tàu cá Nhật sáng nay lật úp ngoài khơi bờ biển phía tây Nhật Bản, sau khi bị một tàu hàng Đài Loan đâm phải, khiến một người chết và một người mất tích.

AFP dẫn lời một quan chức thuộc lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết hai tàu cá treo cờ Nhật với tổng cộng 4 người trên tàu va đụng với tàu chở hàng 13.000 tấn Wan Hai cách sân bay Kansai, vịnh Osaka 5 km về phía tây, vào lúc bình minh.

"Tất cả 4 người trên hai tàu cá bị hất xuống nước sau vụ va chạm", quan chức này cho hay. Hai trong số đó được cứu an toàn, nhưng một người được xác nhận đã chết. Lực lượng tuần duyên đang tìm kiếm người thứ 4.

Phát ngôn viên của công ty Wan Hai, Davis Kao cho hay công ty đã nhận được thông tin vào đầu buổi sáng nay rằng tàu chở hàng "Wan Hai 162" đã va chạm với hai tàu cá Nhật ở vịnh Osaka.

Tàu "Wan Hai 162" là một tàu chở hàng nhỏ, có trọng tải hơn 1.000 TEU (với các container dài khoảng 6m), Kao nói thêm và cho biết ông không có thông tin về nguyên nhân va chạm.

Báo FocusTaiwan dẫn lời phát ngôn viên cơ quan ngoại giao của Đài Loan Steve Hsia cho biết 21 thủy thủ trên tàu hàng Wan Hai vẫn an toàn và đại diện của Đài Loan ở Osaka đang theo dõi diễn biến sau vụ va quệt. Giới chức Nhật Bản đang điều tra nguyên nhân tai nạn, Hsia nói.

Trọng Giáp

Nhật bắt thuyền trưởng tàu Đài Loan gây chết người

Thuyền trưởng của tàu chở hàng Đài Loan va đụng vào hai tàu cá Nhật trên vịnh Osaka vừa bị bắt giữ vì tình nghi thiếu trách nhiệm gây chết người.

Posted Image

Hai tàu đánh cá Nhật bị lật úp ngoài khơi vịnh Osaka sáng 25/2. Ảnh: Yomiuri

Theo NHK, Lực lượng tuần duyên Nhật Bản hôm qua bắt giữ thuyền trưởng 64 tuổi đến từ Đài Loan sau vụ va chạm với hai tàu cá Nhật hôm 25/2, làm một người chết và một người mất tích.

Vụ tai nạn diễn ra sáng 25/2, khi con tàu chở hàng nặng 13.000 tấn của Đài Loan va quệt và làm lật úp hai tàu cá Nhật thuộc một hợp tác xã địa phương ở tỉnh Osaka.

Lực lượng tuần duyên đã giải cứu được 3 trong số 4 ngư dân bị hất xuống biển. Tuy nhiên, một người đàn ông 30 tuổi qua đời sau đó.

Báo Nhật dẫn lời quan chức tuần duyên cho hay vị thuyền trưởng bị nghi xao nhãng việc quan sát trên tàu chở hàng, trong khi đáng lẽ có thể phát hiện các tàu cá 10 tấn bằng radar và giảm vận tốc của tàu trong vùng vịnh.

Giới chức Nhật hôm qua vẫn tiếp tục tìm kiếm người mất tích còn lại trên vùng biển cách sân bay quốc tế Kansai 5 km.

Trọng Giáp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giỏ hành lý phát nổ tại bến xe

Đang ngồi chờ xe đi TP HCM, nhiều hành khách mua vé của hãng Phương Trang tại Cần Thơ bỏ chạy tán loạn vì tiếng nổ lớn phát ra từ một giỏ hành lý. Chủ nhân giỏ hành lý đã bị tạm giữ hành chính.

Chiều 28/2, 5 hành khách đã mua vé tuyến Cần Thơ - TP HCM đang ngồi đợi xe tại phòng chờ của hãng Phương Trang ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Bỗng một tiếng nổ lớn vang lên, nhiều ghế ngồi bị hất tung. Tất cả vật dụng trong phòng rộng khoảng 25 m2 bị phủ một lớp bụi trắng.
Ba hành khách La Hoàng Sang, Trần Văn Thạnh (cùng 28 tuổi), Dương Thị Thùy Trang (19 tuổi) bị bỏng nhẹ được đưa đến Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ cấp cứu và xuất viện vào chiều cùng ngày. Hai vị khách ngoại quốc ngồi ở dãy ghế cuối kịp chạy thoát cùng nhân viên nhà xe.


Posted Image

Sau vụ nổ, nhiều vật dụng trong nhà chờ xe của hãng Phương Trang tại Cần Thơ bị phủ một lớp bụi trắng. Ảnh: Trà Giang

Ông La Ngọc Phú, Giám đốc chi nhánh xe Phương Trang tại TP Cần Thơ cho biết, trước khi xảy ra vụ nổ, camera ghi nhận có hai hành khách mang giỏ xách vào phòng chờ. Lúc mọi người đang hướng mắt về màn hình tivi, một trong hai giỏ xách của khách phát nổ.

Tối cùng ngày, Công an TP Cần Thơ tạm giữ hành chính La Hoàng Sang (28 tuổi, ngụ TP HCM) để làm rõ động cơ mang hỗn hợp hóa chất gây cháy nổ.

Sang khai đã nhiều lần lên mạng Internet tìm hiểu cách gây cháy tạo chữ kết tủa trắng trên mặt đất. Do hiếu kỳ nên Sang mua một kg Kali Clorat (KClO3), một kg bột than hoạt tính, 0,5 kg lưu huỳnh với một chai keo dán sắt tại TP Cần Thơ để mang về TP HCM làm thử nghiệm.

Trà Giang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện vành đai vô hình quanh trái đất

Thứ sáu, 1/3/2013, 15:04 GMT+7

Một vành đai bức xạ mà giới khoa học chưa từng biết đã bao vây trái đất năm ngoái trước khi bị phá hủy bởi sóng xung kích.

> Hai vệ tinh Mỹ bay lên vành đai bức xạ

Posted Image

Hình minh họa cặp vệ tinh Van Allen và hai vành đai bức xạ bên ngoài trái đất. Ảnh: NASA.

Cặp vệ tinh Van Allen của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang theo dõi những vành đai bức xạ của địa cầu. Mới đây, dựa vào dữ liệu của chúng, các nhà khoa học của NASA nhận thấy một vành đai bức xạ từng hình thành xung quanh hành tinh của chúng ta trong năm 2011, Livescience đưa tin.

"Nó hình thành vào ngày 2/9 năm ngoái, cách trái đất từ 19.100 tới 22.300 km và tồn tại trong khoảng 4 tuần. Sau đó vị trí của các thiên thạch trong vành đai xáo trộn bởi một nguyên nhân nào đó và nó tan vỡ vào ngày 1/10", NASA thông báo.

Các chuyên gia của NASA dự đoán một đợt sóng xung kích mạnh đã phá vỡ vành đai bức xạ. Tốc độ gió mặt trời tăng mạnh là nguyên nhân gây nên đợt sóng xung kích ấy.

Sau khi loài người bắt đầu thám hiểm vũ trụ, phát hiện lớn đầu tiên chính là hai vành đai bức xạ Van Allen - khu vực chứa những hạt mang điện tích cao (proton và electron) bên ngoài trái đất. Chúng có khả năng phá hoại các vệ tinh nhân tạo. Hai vành đai Allen, chiếm một vùng không gian có chiều dài tới vài nghìn km, được phát hiện vào năm 1958.

"Phát hiện này cho thấy chúng ta còn chưa biết rất nhiều điều về vũ trụ, ngay cả không gian gần trái đất nhất", các nhà nghiên cứu của NASA bình luận.

Thông thường hai vành đai bức xạ Van Allen nằm ngay phía trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) và các vệ tinh bay theo quỹ đạo thấp. Tuy nhiên, chúng có thể phình ra và tràn tới quỹ đạo của các vệ tinh khi bão mặt trời ập tới địa cầu. Nếu bão mặt trời đủ mạnh, chúng có thể phá hoại vệ tinh nhân tạo, gây họa cho các phi hành gia, làm tê liệt các mạng lưới điện và viễn thông.

Cặp vệ tinh bay qua theo dõi cả hai vành đai Van Allen. Khoảng cách gần nhất và xa nhất giữa chúng với địa cầu sẽ lần lượt là 480 km và gần 32.000 km. Đôi khi chúng cách nhau khoảng 160 km, song nhiều lúc chúng cách nhau tới hơn 38.000 km.

Minh Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất 3,3 độ Richter ở thủy điện Sông Tranh 2

Thứ 3, 05/03/2013, 16:44

Posted Image

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết lúc 14g53 ngày 4-3 đã xảy ra động đất 3,3 độ Richter trong khu vực Sông Tranh (Quảng Nam).

Vị trí xảy ra động đất thuộc khu vực gần Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2.

Độ sâu chấn tiêu của treri động đất này khoảng 5km và được đánh giá gây nên rung động trên cấp 4 (thang MSK 64 gồm 12 cấp) tại khu vực tâm chấn. Nhiều người ở khu vực tâm chấn động đất cảm thấy được và đồ vật treo bị đung đưa. Đây là trận động đất yếu và không có khả năng gây thiệt hại.

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Trận động đất có độ lớn trên 3 độ Richter xảy ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 được ghi nhận gần đây nhất là ngày 28-12-2012.

Trận động đất mạnh nhất khu vực thủy điện Sông Tranh 2 trong vài năm gần đâyxảy rangày 15-11-2012 có cường độ 4,7 độ Richter.

Theo T.Phùng

Tuổi trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Venezuela Hugo Chavez qua đời

Thứ Tư, 06/03/2013 06:33

(NLĐO)- Tổng thống Venezuela Hugo Chavez vừa qua đời ở tuổi 58 sau một thời gian dài chiến đấu với căn bệnh ung thư, Phó Tổng thống Nicolas Maduro cho biết hôm 5-3.

Posted Image

Theo những thông tin phát trên đài quốc gia Venezuela, ông Chavez qua đời lúc 16 giờ 24 hôm 5-3 theo giờ địa phương, tức 3 giờ 54 ngày 6-3 theo giờ Việt Nam.

Phó Tổng thống Nicolas Maduro không khỏi rơi nước mắt khi thông báo tin buồn này giữa toàn thể các bộ trưởng nội các.

“Chúng ta cần phải đoàn kết hơn bao giờ hết”, ông Maduro tuyên bố, đồng thời cho biết thêm rằng kế hoạch tang lễ cho Tổng thống Chavez sẽ được thông báo sau vài giờ nữa.

Trước đó không lâu nhiều tờ báo đưa tin bệnh tình của ông Chavez chuyển biến xấu hơn khi ông bị tái phát nhiễm trùng hô hấp.

Tổng thống Chavez lần đầu công bố việc điều trị ung thư vào tháng 6-2011. Cụ thể tình trạng bệnh tình của ông không được tiết lộ. Ông đã không xuất hiện trước công chúng kể từ khi tới Cuba vào tháng 12 năm ngoái để thực hiện ca phẫu thuật mới nhất. Ông vừa về nước từ giữa tháng 2 nhưng và kể từ đó không xuất hiện trước công chúng. Hồi tuần trước, những bức hình chụp ông tươi cười trên giường bệnh cùng với hai con gái đã được công bố.

Đỗ Quyên (Theo CNN, BBC)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thu hồi sách giáo dục in cờ Trung Quốc

Trước thông tin người dân phát hiện sách dành cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 có in cờ Trung Quốc, đơn vị phát hành hứa sẽ thu hồi những cuốn sách này để sửa chữa.

Posted Image

Sách dành cho trẻ em chuẩn bị vào lớp 1 có in cờ Trung Quốc. (Ảnh: Châu Anh)

Đơn vị phát hành nhận sai

Sau khi phát hiện những cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí in cờ của Trung Quốc. PV Tiền Phong đã liên hệ với ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc Công ty TNHH Văn Hóa Hương Thủy, đơn vị liên kết với NXB Dân Trí.

Ông Giang cho biết: "Ngay sau khi nhận được thông tin về việc cuốn sách có in cờ Trung Quốc, của NXB Dân Trí, chúng tôi đã lập tức chỉ đạo thu hồi các cuốn sách trên. Trường hợp những phụ huỵnh, học sinh đã mua phải những cuốn sách có in cờ Trung Quốc của NXB Dân Trí sẽ được đổi những cuốn sách khác hoặc chúng tôi sẽ hoàn lại tiền" - ông Giang nói.

Ông Giang cũng phân trần, đây là thiếu sót của chúng tôi trong quá ký kết hợp đồng mua bản quyền và cả quá trình biên tập và in ấn. Sau khi thu hồi các cuốn sách Công ty TNHH Văn Hóa Hương Thủy sẽ tiến hành thay trang bìa và các trang 1, 3, 4, trang 15 và trang 16.

Hiện chúng tôi đang tập trung thu hồi tại các đầu mối phát hành sách có số lượng lớn như Hà Nội, TP HCM, các địa phương khác chúng tôi đã thông báo dừng bán những cuốn sách này. Dự kiến trong ngày hôm nay (5/3) sẽ thu hồi toàn bộ các cuốn sách đã phát hành tại các nhà sách, đồng thời sẽ thông báo cho phụ huynh học sinh để trả lại các cuốn sách trên.

Nhà xuất bản: Chuyện rất bình thường?!

Trước đó, trao đổi với báo chí, bà Bùi Thị Hương - giám đốc NXB Dân Trí - khẳng định ngay: "Ðây là sách dịch, mua bản quyền của đối tác nước ngoài". Sau khi làm việc với Công ty văn hóa Hương Thủy chiều 4/3, bà Hương trao đổi lại: "Chúng tôi đã kiểm tra hợp đồng bản quyền thì thấy các điều khoản trong đó rất chặt chẽ, đơn vị phát hành sách phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi".

Bà Hương cũng cho biết bộ sách trên được biên soạn theo chương trình giáo dục của Trung Quốc. "Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được. Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì nặng nề" - bà Hương nói.

Điều đáng nói, phần giới thiệu của cuốn sách chỉ ghi “chịu trách nhiệm xuất bản: Bùi Thị Hương” mà không ghi rõ nhà xuất bản (NXB) nào. Khi phóng viên truy tìm mới biết bà Bùi Thị Hương là Giám đốc NXB Dân Trí. Tiếp ở phần giới thiệu ghi: Liên kết xuất bản và phát hành tại: Công ty văn hóa Hương Thủy". Nếu theo lời bà Hường thì phải thực hiện tuyệt đối theo nội dung hợp đồng, có nghĩa là tuân theo phần giới thiệu và Luật giáo dục của Bộ Giáo dục Trung Quốc.

Bộ Giáo dục & Đào tạo nói gì?

Trao đổi về cuốn sách trên, bà Ngô Thị Hợp - phụ trách Vụ Giáo dục mầm non Bộ GD&ÐT cho biết, hiện tại vẫn không biết về cuốn sách này.

Cũng theo bà Hợp, NXB Dân trí không trao đổi hay hỏi ý kiến của Bộ GD&ĐT khi làm cuốn sách và bà cho rằng cách làm của nhà xuất bản là không minh bạch: “Theo tôi, lời giới thiệu cuốn sách là biên soạn theo chương trình của giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT là không minh bạch vì phải nói rõ biên soạn theo chương trình của Trung Quốc hay của Việt Nam”.

“Không thể treo cờ của Trung Quốc được. Dù là sách dịch nhưng phải triển khai phù hợp với học sinh Việt Nam chứ không thể rập khuôn như thế này. Nhà xuất bản Dân Trí phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung, hình thức của cuốn sách” - bà Hợp khẳng định.

Theo Minh Đức - Đỗ Hợp

============================

Sách cho trẻ mầm non in cờ Trung Quốc: Như vậy mà bình thường sao?

Hàng trăm bạn đọc Dân trí đã bày tỏ bức xúc của mình trước việc sách dành cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 có in cờ Trung Quốc. "Vô trách nhiệm", "không thể hiểu nổi”, “không thể chấp nhận được”, "quá thất vọng"… là ý kiến chung của hàng trăm độc giả gửi về Dân trí.

Posted Image

Sách dành cho trẻ em chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí có in cờ Trung Quốc. (Ảnh: Châu Anh/Báo Tiền Phong)

Vô trách nhiệm khi in sách

“Không thể chấp nhận được, nhà xuất bản vô trách nhiệm, đề nghị có biện pháp xử phạt thật nghiêm” - Người gửi: Nguyen Ngoc Tho, email: thotbhc@gmail.com

“Không thể chấp nhận chuyện này, phải xử lý thật nghiêm vụ này để làm bài học cho những lần khác.” - Người gửi: Ha Phuong, email: hhpphnvn@yahoo.com.vn

“Trách nhiệm của những người phê duyệt nữa để ở đâu???” - Người gửi: Trần Hồng “Cơ quan chức năng, quản lý phát hành tại sao lại để những cuốn sách như thế này lưu hành trên thị trường?” - Người gửi: Pham Long, email: phamlongqb@gmail.com

“Cái sai ở đây chính là sai luôn về nội dung của cuốn sách đấy thưa các vị biên tập. Sách cho học sinh tiểu học này thuộc nhóm đạo đức giáo dục trẻ. hướng trẻ em biết yêu nước thương nòi. Đáng lẽ ra phải in cờ Tổ quốc mình chứ. Vậy mà dám nói là bình thường được à.” - Email: thaoluuhung@gmail.com

“Lỗi thuộc cơ quan cấp phép xuất bản, cần xử lý thật nghiêm.” - Người gửi: Lê Minh, email: lehuuduc2011@gmail.com

“Đúng là thiếu trách nhiệm mà! Mà có là vô ý thì cũng phải chịu trách nhiệm về lỗi vô ý đó chứ.” - Người gửi: Nguyen Phuc Anh, email: chat_vojanh_emnhe@yahoo.com

“Không thể tin được, ngay trang đầu của sách là cở Trung Quốc, không biết các vị biên tập sách nghĩ gì.” - Người gửi: Ngọc, email: boy_stiupited@yahoo.com.vn

“Không thể hiểu nổi.” - Người gửi: pavel_pham, email: pavel_pham@yahoo.com

“Theo tôi không thể coi đây là chuyện bình thường được, hãy làm nghiêm nhũng vụ như thế này.” - Người gửi: Hải Anh, email: k38haianh@gmail.com

“Đúng là thiếu trách nhiệm.đề nghị điều tra và phạt thật nghiêm, làm sao để trẻ em học những cuốn sách như vậy.” - Email: lientammao@yahoo.com

“Không thể chấp nhận lời giải thích vô trách nhiệm của nhà xuất bản như thế được. Trẻ em như búp trên cành, cờ cắm trên sân trường không thể là cờ Trung Quốc, nó sẽ in sâu vào tâm hồn trẻ thơ.” - Người gửi: ha quan, email: haquantd@gmail.com

“Nhà nước quản lý kém, giờ muốn in sách như thế nào cũng được à, chẳng thông qua Bộ Giáo dục - Đào tạo gì cả” - Email: hieukorea1990@yahoo.com

“Chẳng bình thường chút nào cả, chuyện không đáng có, lỗi thuộc về nhà xuất bản” - Người gửi: Trương Văn Nam, email: namhaviet@gmail.com

“Thật bi hài đến khó hiểu.” - Người gửi: Đỗ Mạnh

“Chuyện này thuộc về lỗi nhà xuất bản, tôi thấy thật đau lòng chính những người xuất bản làm một việc sai lầm lớn. Đề nghị xử lý nghiêm minh” - Email: vuongdaiminh@yahoo.com

“Chán. Phải xử thật nghiêm nhà xuất bản” - Người gửi: Quynh, email: quynhnguyenbinh@gmail.com

“Sao lại để sai những lỗi cơ bản vậy? Chúng ta không thể tin nổi” - Người gửi: Pham Tan, email: phamductan86@gmail.com.vn

“Theo tôi phải xem xét lại việc trả lời của nhà xuất bản, nếu cần thiết thì kỷ luật hoặc cách chức chứ không thể trả lời như vậy được” - Email: Hoangquyen1969@gmail.com

Đến sách cho trẻ mầm non cũng phải “nhập khẩu” sao?

Chê trách những người phê duyệt, biên tập sách, nhiều độc giả cũng bày tỏ nỗi thất vọng khi Việt Nam không tự biên soạn sách cho trẻ mầm non mà phải nhập khẩu.

“Lỗi là ở người mua bản quyền sách, Việt Nam mình không đủ khả năng soạn một bộ sách cho mầm non sao mà phải mua bản quyền của Trung Quốc”. - Người gửi: Nguyễn Trường Giang, email: nguyentruonggiang174@gmail.com

“Tại TPHCM khi đến những nhà sách lớn để tìm mua dụng cụ học tập, đồ chơi.... cho trẻ con, tìm hàng Việt Nam hoài

không thấy mà chỉ thấy toàn là hàng Trung Quốc. Không biết tại sao nữa, thật là chán.” - Email: dangnmvn@yahoo.com

“Thật hết biết. Một cuốn sách của các em mẫu giáo cũng phải "nhập khẩu". - Người gửi: Ho Ha, email: haho2007@gmail.com

“Lười sáng tạo, đến cuốn sách của trẻ em còn phải đi mua như thế này.” - Người gửi: Tùy Phong, email: hatung2912@gmail.com

“Có cuốn sách cho tuổi mầm non mà cũng phải đi nhập khẩu” - Người gửi: Tran Toan, email:

toan.cnoto@gmail.com

“Thật buồn cho giáo dục Việt Nam - bao giáo sư-tiến sĩ-thạc sĩ không làm được 1 bộ sách cho các cháu nhỏ hay sao mà phải đi nhập khẩu?” - Email: binh@gmail.com

“Đất nước có biết bao nhiêu giáo sư tiến sĩ v.v.. Vậy mà có quyển sách cho trẻ em cũng phải nhập từ Trung Quốc sao?” - Người gửi: Nguyenhuong, email: huong1971h@yahoo.com

“Thật đáng buồn, đến sách của trẻ mầm non mà cũng phải mua bản quyền của Trung Quốc thì còn cái gì chúng ta không phải đi mua.” - Người gửi: Anh, email: Thinhanh2012@gmail.com

“Chẳng lẽ Việt Nam không có khả năng soạn thảo sách giáo dục tiểu học hay sao mà phải sử dụng của Trung Quốc” - Email: phuc@gmail.com

“Không thể chấp nhận khi phát hành sách dạy cho học sinh lại không thông qua Bộ GD&ĐT. Một quyển sách dành cho trẻ chuản bị vào lớp 1 thì cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ tuân theo chương trình của Bộ đề ra. Đồng thời phải theo chiến lược phát triển nền giáo dục ViệtNam, tuân theo luật Giáo dục. Chúng ta không thể bê nguyên cả một bộ sách của nước ngoài đi dạy cho con trẻ Việt Nam, trong khi chúng ta có cả một đội ngũ các nhà giáo? Biết là chúng ta phải theo xu thế toàn cầu hóa, tiếp cận những vấn đề tiên tiến trên thế giới, nhưng nó phải phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục và nhất là điều kiện của Việt Nam... Phải xử lý nghiêm những trường hợp như thế này....” - Người gửi: Trương Za Za, email: thequy2001@gmail.com

Thu Minh (tổng hợp)

============================

Hủy toàn bộ các trang sách in cờ Trung Quốc

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, bà Bùi Thị Hương, Giám đốc NXB Dân Trí cho biết, đây là việc sơ suất vô tình chứ không phải cố ý, đồng thời bà và NXB Dân Trí sẽ rút kinh nghiệm về việc này.

Posted Image

Trang 16 cuốn sách "Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ" dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc.

Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc NXB Dân Trí nói: Ngay sau khi nhận được thông tin về cuốn sách in cờ Trung Quốc tại trang 16 của cuốn a, chúng tôi đã lập tức kiểm tra lại nội dung cho thấy: Phía dưới là bức tranh vẽ một em bé và một người phụ nữ đang đứng trước ngôi trường. Trên cổng trường có cắm cờ đỏ sao vàng nhưng không phải cờ Việt Nam mà lại là cờ Trung Quốc (tranh vẽ rất rõ nét, có lẽ vì vậy nên em bé 5 tuổi cũng phát hiện “không phải cờ nước mình”.

Bà Hương thừa nhận đã để xảy ra lỗi trong quy trình kiểm tra giám sát. Theo bà Hương thì đây là việc sơ suất vô tình chứ không phải cố ý, đồng thời bà và NXB Dân Trí sẽ rút kinh nghiệm về việc này.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc Cty TNHH Văn hóa Hương Thủy đơn vị đồng đứng tên ấn hành cuốn sách trên cho biết, đây là bộ sách mua bản quyền của Nhà xuất bản công nghiệp hóa học Trung Quốc, nên sách được biên tập dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trung Quốc.

Trong quá trình biên tập, in ấn chúng tôi sơ suất không bỏ hình lá cờ Trung Quốc trong cuốn sách, chúng tôi thành thật xin lỗi độc giả. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã kiểm điểm và khắc phục bằng cách thu hồi toàn bộ sách phát hành. Khi thu hồi sẽ hủy toàn bộ các trang có in cờ Trung Quốc và thay lại trang bìa, trang 1, 3, 4, trang 15,16.

Theo Minh Đức

============================

Vụ Giáo dục Mầm non kiến nghị thu hồi sách in cờ Trung Quốc

Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ GD-ĐT đang giao cho các chuyên viên của Vụ xem xét xem sách có phù hợp với lứa tuổi chuẩn bị vào lớp 1 hay không. Vụ đã kiến nghị thu hồi cuốn sách trên và không cho phát hành nữa.

Bà Ngô Thị Hợp - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) cho biết như trên trong cuộc trao đổi với báo Dân trí liên quan đến việc cuốn sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ" dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 có in cờ của Trung Quốc.

Trước việc NXB Dân trí cho phát hành cuốn sách dành cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 nhưng trong đó có trang in cờ Trung Quốc trên cổng trường, bà có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

Bà Ngô Thị Hợp: Ngay sau khi biết được thông tin qua kênh báo chí, chúng tôi đã trao đổi với NXB Dân Trí và yêu cầu cung cấp đầu sách cũng như hợp đồng ký kết với bên nhập khẩu chương trình. Sau khi xem chúng tôi thấy, đây là cuốn sách dành cho lứa tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1. Tuy nhiên có mấy vấn đề mà chúng tôi cảm thấy băn khoăn.

Posted Image

Lời giới thiệu quá "nhập nhèm" khiến dư luận hiểu nhầm.

Một là trong lời giới thiệu có nói dựa theo chương trình giáo dục của Bộ GD-ĐT, nhưng lại không nói rõ Bộ GD-ĐT Trung Quốc hay Bộ GD-ĐT Việt Nam, chỗ này không minh bạch và cần phải được làm rõ.

Thứ hai, ở phần nhóm tác giả thì có ghi là của một số giáo sư đầu ngành và không biết là giáo sư đầu ngành của Trung Quốc hay của Việt Nam, tên tác giả thì cũng không có. Thứ ba, là có in cờ Trung Quốc ở trên cổng trường.

Về mặt nội dung, chúng tôi cũng đang giao cho các chuyên viên của Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ GD-ĐT xem xét xem có phù hợp với lứa tuổi chuẩn bị vào lớp 1 hay không. Tuy nhiên với 3 vấn đề trên cũng đã nhận thấy sự không minh bạch và chúng tôi kiến nghị thu hồi cuốn sách trên và không cho phát hành nữa.

Vậy đối với chương trình giáo dục mầm non, sách như thế nào thì được Bộ GD-ĐT thẩm định về nội dung trước khi cho phát hành?

Bà Ngô Thị Hợp: Đối với giáo dục mầm non thì chỉ có một văn bản duy nhất là Chương trình Giáo dục Mầm non - được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thẩm định và ban hành. Với Giáo dục Mầm non thì không có sách giáo khoa, chỉ có sách tham khảo phục vụ cho chương trình khung. Do chương trình khung rất là mở nên các địa phương có thể vận dụng chương trình đó để xây dựng kế hoạch giáo dục để phù hợp ứng với từng vùng, miền.

Posted Image

Bà Ngô Thị Hợp - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non.

Còn đối với sách tham khảo thì Bộ GD-ĐT không có trách nhiệm thẩm định, trừ khi có những đơn vị làm sách tham khảo mời chuyên gia nào đó của Bộ GD-ĐT tham gia, tuy nhiên đó cũng chỉ là tư cách cá nhân.

Bà Ngô Thị Hợp cho biết đối với sách tham khảo thì Bộ GD-ĐT không có trách nhiệm thẩm định, trừ khi có những đơn vị làm sách tham khảo mời chuyên gia nào đó của Bộ GD-ĐT tham gia, tuy nhiên đó cũng chỉ là tư cách cá nhân.

Vậy chúng ta có nên đưa ra quy định, dù là đầu sách tham khảo thì cũng cần phải qua sự thẩm định của Bộ GD-ĐT về nội dung và chương trình?

Bà Ngô Thị Hợp: Tôi nghĩ tất cả các đầu sách đều được kiểm duyệt rất là chặt chẽ kể cả nội dung và kiến thức. Ngay cả khâu thực hiện phát hành cũng được kiểm soát chặt chẽ rồi.

Chính vì thế theo tôi, những đơn vị làm sách tham khảo cần có đội ngũ, chuyên gia sâu về các lĩnh vực đó để kiểm duyệt chặt chẽ về mặt nội dung trước khi phát hành thì mới đảm bảo chất lượng của sách, để làm sao những cuốn sách đó đến người sử dụng thực sự mang ý nghĩa giáo dục. Đặc biệt là những cuốn sách dành cho phụ huynh và trẻ em ở lứa tuổi mầm non.

---o0o---

Trong sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ" dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1, ở trang 5 có phần "Lời giới thiệu": "Nối tiếp giai đoạn mầm non là vấn đề khó khăn đối với cả cha mẹ và con trẻ. Bộ sách Chuẩn bị toàn diện cho trẻ bước vào lớp 1 là bộ sách giới thiệu các kiến thức trên nhiều phương diện cần thiết cho trẻ bước vào giai đoạn tiểu học [...]. Cuốn sách được biên tập dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT cùng với những vấn đề trẻ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày [...]".

Theo bà Ngô Thị Hợp - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT), lời giới thiệu này quá "nhập nhèm" khiến dư luận hiểu nhầm.

---o0o---

Vậy đối với chương trình sách nhập khẩu thì như thế nào?

Bà Ngô Thị Hợp: Theo Luật thì chúng ta không cấm việc nhập khẩu chương trình giáo dục từ nước khác vào. Tuy nhiên để cho những cuốn sách nhập khẩu đó phù hợp truyền thống văn hóa, giáo dục… của chúng ta thì nơi tiếp nhận phát hành bắt buộc phải xem xét kỹ lưỡng nội dụng để chỉnh sửa phù hợp với nền giáo dục nước nhà.

Quay lại với cuốn sách của NXB Dân trí, họ cho rằng vì tôn trọng bản quyền nên không được phép thay đổi nên dẫn đến sự sai sót trên?

Bà Ngô Thị Hợp: Đã gọi là bản quyền thì cần phải tuân thủ. Tuy nhiên, trong hợp đồng mà NXB Dân trí cung cấp cho chúng tôi, trong đó có điều khoản cho phép mình chỉnh sửa nội dung cho nó phù hợp với yêu cầu của nơi phát hành sách. Do đó, việc cho rằng vì tôn trọng bản quyền mà lại phát hành sách cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1 có in cờ Trung Quốc ngay trên cổng ngôi trường là không chấp nhận được.

Qua đây tôi cũng mong muốn, khi các đơn vị nhập khẩu chương trình giáo dục nước ngoài cần phải đưa ra những điều khoản để đảm bảo được việc biện soạn lại phù hợp với chương trình giáo dục của chúng ta.

Tất cả các đầu sách trước khi xuất bản đều phải thông qua Cục Xuất bản của Bộ Thông tin và Truyền thông. Mặc dù đã qua các khâu kiểm duyệt được cho là chặt chẽ nhưng vẫn “lọt sạn", bà có kiến nghị gì về vấn đề này?

Chúng tôi đang nghiên cứu nội dung cuốn sách này và sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ GD-ĐT để có ý kiến chỉ đạo cuối cùng. Đối với cá nhân tôi thì mong rằng Cục xuất bản cần phải kiểm soát chặt chẽ, thậm chí là thẩm định nội dung trước khi cấp phép. Việc làm này đảm bảo khi sách được phát hành sẽ không có những sai sót đáng tiếc như báo chí phản ánh vừa qua.

Nguyễn Hùng (thực hiện)

===================

Theo thông tin từ các chuyên viên của Vụ Giáo dục Mầm non, qua rà soát bước đầu thấy có nhiều nội dung của sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ" dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 không phù hợp với trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1. Nhiều lượng kiến thức quá khó, vượt khỏi chương trình khung của Bộ GD-ĐT Việt Nam.

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những quả cầu nhớt bí ẩn giữa sa mạc

Hai du khách sửng sốt khi họ thấy hàng trăm khối cầu nhầy màu tím giữa sa mạc tại Mỹ.

Posted Image

Hàng trăm quả cầu nhớt màu tím lộ diện giữa sa mạc tại bang Arizona, Mỹ. Ảnh: KGUN-9.

Geraldine Vargas - một phụ nữ tại thành phố Tucson, bang Arizona, Mỹ - cùng chồng cưỡi xe hơi trong một sa mạc để ngắm cảnh vào tuần trước, AP đưa tin.

"Chúng tôi đang chụp ảnh thì thấy những quả cầu màu tím. Chúng khá nhớt và trong mờ", Geraldine kể.

Một nhóm phóng viên của kênh truyền hình KGUN-9 đã tới hiện trường và quay những quả cầu để phát sóng.

Xem những quả cầu nhớt kỳ lạ giữa sa mạc Vài người đoán những quả cầu là một loại chất nhớt. Một giả thuyết khác cho rằng chúng là những sản phẩm do con người tạo ra để hấp thu và giữ độ ẩm cho thực vật. Song những người ủng hộ giả thuyết này không giải thích được nguyên nhân khiến những quả cầu xuất hiện giữa sa mạc.

Minh Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên hủy hiệp định đình chiến với Hàn Quốc

Bình Nhưỡng vừa tuyên bố hủy hiệp định đình chiến và đường dây nóng với Seoul, sau khi Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt nước này.


Posted Image

Triều Tiên vừa tuyên bố hủy hiệp định đình chiến với Hàn Quốc, ngay sau khi Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt mới. Ảnh: AAP


Triều Tiên "bãi bỏ mọi hiệp định về đình chiến giữa miền bắc và miền nam", Ủy ban Tái Thống nhất Hòa bình Triều Tiên, một cơ quan nhà nước, hôm nay cho biết trong một tuyên bố. "Cơ quan này thông báo với Hàn Quốc rằng họ sẽ ngay lập tức hủy đường dây nóng bắc - nam", KCNA cho hay.

Tuyên bố được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Liên Hợp Quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết trừng phạt lần thứ tư, sau vụ thử hạt nhân lần ba của Bình Nhưỡng. Đây được cho là một thông điệp mạnh mẽ gửi đến ban lãnh đạo Triều Tiên rằng cộng đồng quốc tế lên án việc nước này thử tên lửa và hạt nhân, vi phạm các lệnh cấm của Hội đồng. Lệnh trừng phạt mới bao gồm việc siết chặt lệnh cấm về tài chính, kiểm tra tàu hàng, cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ tới Triều Tiên...

Bình Nhưỡng cũng mới dọa tấn công phủ đầu Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Hôm qua một phát ngôn viên bộ Ngoại giao Triều Tiên nói rằng nước này sẽ thực hiện quyền tiến hành "tấn công phủ đầu bằng hạt nhân nhằm tiêu diệt các hang ổ của những kẻ gây hấn", bởi Washington đang khởi động một cuộc chiến tranh hạt nhân chống Triều Tiên.

Tại một cuộc tuần hành lớn ở Bình Nhưỡng, tướng lục quân Kang Pyo Yong tuyên bố rằng Triều Tiên sẵn sàng phóng tên lửa tầm xa có đầu đạn hạt nhân tới Washington.

Tuyên bố hủy hiệp định đình chiến đưa ra trong bối cảnh cực kỳ căng thẳng trên bán đảo. Triều Tiên vừa bắt đầu bước vào đợt tập trận chống tàu ngầm và diễn tập quân sự quy mô toàn quốc. Ngoài ra, báo chí miền nam dẫn các nguồn tin cho biết miền bắc đã ban hành lệnh cấm lưu thông tàu thuyền, dường như để chuẩn bị cho việc phóng thử tên lửa tầm ngắn hoặc trung."Các tên lửa đạn đạo liên lục địa và nhiều loại tên lửa khác, đều đã sẵn sàng nhắm tới mục tiêu tiến công, nay được trang bị đầu đạn hạt nhan nhẹ hơn, nhỏ hơn và đang trong trạng thái sẵn sàng", hãng thông tấn AP dẫn lời ông Kang nói. "Khi chúng ta bắn, Washington, sào huyệt của quỷ dữ... sẽ bị nhấn chìm trong biển lửa".

Triều Tiên luôn coi các cuộc tập trận của Hàn Quốc và Mỹ là sự chuẩn bị chiến tranh và đe dọa "giáng đòn" sang Hàn Quốc. Đáp lại, viên tướng của Bộ Tổng tham mưu Hàn Quốc cho hay họ cũng sẵn sàng đáp lễ nếu bị khiêu khích.

Về mặt kỹ thuật, suốt 60 năm qua Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn trong tình trạng chiến tranh bởi tiếng súng chỉ ngưng nhờ hiệp định ngừng bắn, chứ chưa có hiệp ước hòa bình lâu dài.

Trọng Giáp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghị viện châu Âu: Điều trần về tình hình Biển Đông

Thứ Sáu, 08/03/2013 - 18:41

Trưa 7/8, Nghị viện châu Âu đã có phiên điều trần về tình hình an ninh và quân sự tại Biển Đông.

Posted Image

Phiên điều trần do Uỷ ban Đối ngoại và Tiểu ban An ninh Quốc phòng của Nghị viện châu Âu tổ chức. Cử toạ đã nghe 4 thuyết trình của các nhà nghiên cứu từ Bỉ, Anh và Đài Loan. Trong phần trình bày ngắn gọn của mình, ông Janathan Holslag từ Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại tại Bruxelles cho biết, các nước châu Âu lo ngại trước tình hình hiện nay tại Biển Đông, nhất là từ khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền phần lớn vùng biển này, gây nên phản ứng mạnh mẽ của các quốc gia Đông Nam Á. Tiếp đó, bà Theresa Fallon, từ Viện nghiên cứu châu Á, đã so sánh các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và các yêu sách lãnh hải phi lý của Trung Quốc và nhấn mạnh, sự mất ổn định trong vùng biển này đang có nguy cơ kéo theo một cuộc chạy đua vũ trang.

Ông Yann-Huei Song, người Đài Loan, từ Viện nghiên cứu châu Âu và Mỹ tỏ ra lo ngại về xu hướng dân tộc chủ nghĩa đang trỗi dậy tại Trung Quốc và một số nước trong khu vực, làm cho không khí chung ngày càng căng thẳng.

Các bài thuyết trình đều ít nhiều lưu ý châu Âu nên quan tâm nhiều hơn tới tình hình hiện nay tại Biển Đông và gợi ý rằng, các kinh nghiệm và sáng kiến của châu Âu có thể giúp hoá giải phần nào vấn đề hiện nay tại vùng biển này. Một học giả đã kêu gọi châu Âu ra nghị quyết thể hiện quan điểm về Biển Đông, giống như cách mà Thượng viện Mỹ đã làm hồi năm ngoái.

Trong các câu hỏi, các nghị sĩ châu Âu tỏ rõ sự quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của các nước nhỏ xung quanh vùng Biển Đông, trước một Trung Quốc to lớn và tham vọng và bảo đảm thông thương hàng hải. Châu Âu có lợi ích khi tham gia giải quyết căng thẳng hiện nay tại Biển Đông, dựa trên các luật lệ được quốc tế thừa nhận và áp dụng từ nhiều năm nay. Cơ chế đàm phán đa phương và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán quốc tế được nhắc tới như các giải pháp phù hợp để làm dịu tình hình tại vùng biển này.

Theo Hồng Quang

VTV

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện mới về vị cha chung của loài người

Nghiên cứu mới nhất cho thấy vị cha chung của toàn nhân loại từng sống cách đây 340 thiên niên kỷ, gấp hơn hai lần so với dự đoán trước đây.

Posted Image

Hình minh họa cuộc sống của một nhóm người nguyên thủy. Ảnh: blogspot.com.

Sau khi Albert Perry - một người Mỹ gốc Phi ở bang South Carolina, Mỹ - qua đời, một trong những thân nhân đã mang mẫu DNA của ông tới công ty Family Tree DNA để phân tích, Newscientist đưa tin.

Trong mọi trường hợp phân tích nhiễm sắc thể Y trước đây, các chuyên gia của Family Tree DNA nhận thấy mọi khách hàng đều là hậu duệ của một người đàn ông sống cách đây từ 60.000 tới 140.000 năm. Vì thế người ta cho rằng người đàn ông đó là cha của nhân loại.

Nhưng nhiễm sắc thể Y của Perry cho thấy ông là hậu duệ của một người đàn ông từng sống cách đây khoảng 340.000 năm.

Các chuyên gia về di truyền của Đại học Arizona đã phân tích mẫu DNA của Perry để kiểm tra. Kết quả cho thấy nhiễm sắc thể Y của Perry trùng khớp với nhiễm sắc thể của 11 nam giới đang sống trong một làng ở Cameroon.

Michael Hammer, một nhà nghiên cứu của Đại học Arizona, nhận định rằng rất có thể cha chung của nhân loại là thành viên của một chủng người đã tuyệt chủng. Trước khi biến mất vĩnh viễn, chủng người đó đã giao phối với một chủng người hiện đại.

Phát hiện của Family Tree DNA đã được công bố trên tạp chí Human Genetics của Mỹ. Nó cho thấy rất có thể giới khoa học phải sắp xếp lại các mốc thời gian trong lịch sử tiến hóa của loài người.

"Đây là một phát hiện tuyệt vời. Chúng tôi, những nhà di truyền, luôn quan tâm tới nhiễm sắc thể Y. Thay đổi cội nguồn của nhiễm sắc thể Y là một việc rất ấn tượng", Jon Wilkins, một nhà di truyền của Viện Ronin tại Mỹ, phát biểu.

Minh Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Ngã ngửa với 300 bình trà cổ siêu độc ở Thái Nguyên


Ông Mông Nông Vũ được công nhận là người sở hữu nhiều bình trà cổ nhất Việt Nam. 300 bình trà "siêu độc" ấy thực sự là một kho báu quý giá của xứ trà Thái Nguyên.

Thái Nguyên không chỉ là "thủ phủ" của chè ngon thượng hạng mà còn là nơi quy tụ được những bình trà siêu cổ, siêu độc và siêu đắt.


Hành trình truy tìm kho báu

Ông Mông Nông Vũ nguyên là Giám đốc Trung tâm văn hoá tỉnh Thái Nguyên, tên thật của ông là Vũ Quý Nhân nhưng người dân quen gọi ông là Mông Nông Vũ - đó cũng là nghệ danh của một nghệ sĩ chèo nổi tiếng tỉnh Bắc Thái trước đây. Không chỉ là người khơi gợi và đặt nền móng cho đoàn chèo Bắc Thái, ông còn là con chim đầu đàn, là trưởng đoàn đầy uy tín với những vở chèo để đời.

Sinh ra ở mảnh đất Định Hoá giữa vùng ATK đi vào lịch sử dân tộc, sau ngày đất nước giải phóng, chàng nghệ sĩ trẻ Mông Nông Vũ bắt đầu đi sâu nghiên cứu về trà đạo. Ông tâm sự: "Cũng một phần vì mình là người nghiện trà, từ việc bị nghiện nên mới có cái hứng để tìm tòi sâu sắc văn hoá trà Việt, và việc khởi đầu là đi tìm những bình trà cổ kính qua các thời kỳ lịch sử".

Vậy là mỗi lần dẫn đoàn chèo Bắc Thái đi công diễn ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, ông Mông Nông Vũ đều dành cho mình một khoảng thời gian riêng biệt đến các hộ dân hỏi han cho kỳ được những bình trà lạ mắt. Ông Vũ bảo: "Đi thì mời biết cha ông ta đã để lại quá nhiều kho báu quý. Bình trà cổ thời những năm 1980 còn khá nhiều, có nhà không dùng đến thì vứt ngay ở đống rác hoặc đập bỏ".

Ông Vũ vẫn còn nhớ như in bình trà cổ đầu tiên mà mình có được nhờ một lần đi công diễn ở huyện Võ Nhai. Sau khi vào nhà một người bạn, ông thấy ấm trà cực lạ mắt hình tam giác bị vứt ngoài gốc chuối. Rất may mắn, ông xin được và đem về nghiên cứu. Sau khi đo đạc, thử chất men và tham khảo các tài liệu liên quan, ông đã phải thốt lên sung sướng vì đó là bình trà cực cổ cách ngày nay hàng nghìn năm tuổi. Đó là báu vật đầu tiên mà ông có được.

Posted Image

Ông Mông Nông Vũ bên bộ sưu tập bình trà.

Cũng có lần đi công diễn ở tỉnh Vĩnh Phúc, ông vô tình phát hiện một bình trà làm bằng gốm Bạch Định màu trắng ngọc được đặt trang trọng trên bàn thờ. Ông Vũ mạnh dạn hỏi mua, người chủ nhà đồng ý bán, nhưng khi vừa trao tiền thì bà vợ đi chợ về giật lại bình trà vì đó là bảo vật gia truyền. Ông Vũ ngậm ngùi nhưng ngày nào cũng ghé qua chỉ để ngắm nghía chiếc bình. Sau cả tháng trời, bà chủ thấy ông khách lạ mê bình trà mới gạn hỏi. Ông Vũ trả lời thành thật rằng, mua về không phải để bán mà chỉ để nghiên cứu bảo tồn. Bà chủ không chút lưỡng lự, đem xuống tặng ngay cho ông.

Tuy nhiên, cũng có những lần ông Vũ phải bỏ tiền với hàng chục tháng lương mới đủ mua được một bình trà cổ kính. Tiền tích cóp bao nhiêu năm, ông đều "gạ" vợ cho "mượn" rồi lên đường lang thang khắp các tỉnh, thành, ngõ ngách chỉ để mua bình trà cũ, thậm chí nhiều cái đã bị sứt vòi, mẻ nắp.

Nhiều người quen biết Mông Nông Vũ đến nhà chơi thấy nhiều bình trà cũ kỹ được xếp la liệt khắp nhà thì không biết ra làm sao. Có người bảo ông hâm, lại có người nghĩ ông kinh doanh đồ cổ nên giới thiệu khách hàng. Có những bình trà được người lạ trả giá cao tới vài chục triệu đồng nhưng ông không bán.

Posted Image

Bình Gà Thần đã 800 năm tuổi.

Độc - lạ - cổ

Ba mươi năm trời truy tìm bình trà cổ nhưng mãi đến năm 2006 trong Festival trà Đà Lạt, ông Vũ mới chính thức công bố kho báu quý hiếm của mình. Lúc này, cả giới nghiên cứu trà đạo và giới đồ cổ trong và ngoài nước mới “ngã ngửa” vì bộ sưu tập khổng lồ mà một nghệ sĩ chèo như ông Vũ có được.

Ngay lập tức, các chuyên gia trà đạo từ Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu tìm đến ông Vũ với sự kính nể khi nghe ông giảng thuyết trà Việt trong sự tấm tắc kính phục. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cũng cho lập hồ sơ đối ứng với các ứng viên khắp ba miền nhưng không ai có được bộ sưu tập bình trà với số lượng nhiều - độc - lạ - cổ kính như của ông Vũ.

300 bình trà của ông Vũ với đủ mọi hình dáng kích thước. Có những ấm hình lá sen, hình đèn lồng, hình con vịt với đủ mọi hình thù kỳ quái. Có những ấm là hình người, hình tam giác, hình con gà, lại có những ấm trà quý dành cho vua chúa thời xưa với hình long - ly - quy - phượng có chất men cực chuẩn và bóng.

Ông Vũ bảo: "Đã có chuyên gia định giá 300 cổ vật này với giá hàng chục tỷ đồng nhưng tôi không quy ra tiền. Cổ vật là vô giá, là thứ phản ánh sự sinh động của văn hoá trà Việt qua mấy nghìn năm qua. Mình phải gìn giữ và bảo vệ để Việt Nam được khẳng định vai trò văn hoá với thế giới".

Posted Image

Ấm trà long - ly - quy - phượng cực hiếm.

Bình trà nói nên điều gì?

Ông Mông Nông Vũ trầm tư: "Nhiều người nghĩ bình trà thì chỉ là bình trà mà không biết nó thể hiện cho nền văn hoá nước ta. Nhiều chuyên gia khẳng định, Việt Nam không có văn hoá trà là sai. Tôi bảo có, thậm chí là độc đáo. Vì nhìn vào các bình trà cổ, chúng ta thấy được cách chơi và cách uống trà của người xưa".

Ông Vũ đơn cử, bình trà Gà Thần được làm cách đây khoảng 800 năm. Tại sao nắp ấm lại có hình con gà? Bởi nó gắn liền với văn hoá nông nghiệp nước ta. Hơn nữa, người ta vẫn nói "nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm" thì ấm trà càng độc đáo thì càng thể hiện văn hoá trà ở cấp độ cao.

Posted Image

Ấm trà hình người hàng nghìn năm tuổi.

Thậm chí, có nhiều loại ấm trà mà theo ông Vũ người xưa không dùng để pha mà chỉ dùng để biếu tặng và trưng bày. Điều ấy đã phần nào thể hiện văn hoá trà Việt là có thật (trong khi đó nhiều chuyên gia trà trong và ngoài nước không công nhận Việt Nam có văn hoá trà - PV). Nhiều ấm trà ông Vũ tìm thấy không thể dùng pha trà mà người dân dùng để đựng nước mắm hoặc đựng nước.

Tuy nhiên, nhiều cuộc hội thảo và trên các diễn đàn về trà đạo vẫn chưa ngã ngũ. Ông Vũ cho biết, sẽ sớm chứng minh Việt Nam có văn hoá trà - và "vật chứng" cùng những cứ liệu lịch sử không đâu khác, chính là 300 bình trà cổ mà ông đang có trong tay.

Ông Mông Nông Vũ nói: "Văn hoá trà nằm trong dòng chảy thời gian của văn hoá dân gian, vì thế hình dáng bình trà thể hiện cho tính cách và giai đoạn lịch sử. Vừa rồi, tôi rất buồn khi một tổ chức làm bình trà bằng chất liệu bê tông cốt thép với kích cỡ lớn rồi mời các chuyên gia tới "chấm điểm" để xác lập kỷ lục. Tôi phản đối quyết liệt vì ai lại làm ấm trà bằng xi măng cốt thép bao giờ. May mắn là các chuyên gia cũng tỉnh táo nếu không thế giới sẽ cười chúng ta".



Theo Kienthuc.net

Edited by Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bi hùng hải chiến Trường Sa

Nguoilaodong

Thứ Bảy, 09/03/2013 22:32

25 năm trước, ngày 14-3-1988, hải quân Trung Quốc đưa tàu đến gây sự ở 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến không cân sức ấy, những người lính hải quân Việt Nam đã xả thân giữ đảo, để máu mình tô thắm cờ Tổ quốc.

Quyết tử vì Gạc Ma

Dù đảo Gạc Ma đã bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép nhưng trong cuộc hải chiến 14-3-1988, hình ảnh những cột cờ sống và “vòng tròn bất tử” vẫn khắc sâu trong tâm trí bao người...

Posted Image

Các chiến sĩ trên tàu HQ-604 bị hải quân Trung Quốc bắn chìm ngày 14-3-1988

được đồng đội ứng cứu (Ảnh do đại tá Trần Minh Cảnh cung cấp)

Anh hùng Nguyễn Văn Lanh, người vào sáng 14-3-1988 đã cùng thiếu úy Trần Văn Phương và các chiến sĩ hải quân (HQ) được cử từ tàu vận tải HQ-604 lên đảo Gạc Ma bảo vệ cờ Tổ quốc, nhớ lại: “HQ Trung Quốc (TQ) hạ xuồng từ tàu lớn mang theo nhiều lính trang bị vũ khí hạng nặng đổ bộ lên Gạc Ma. Chúng cho rằng công binh đang xây dựng đảo của ta ít, chỉ trang bị thô sơ, có người thậm chí không vũ khí trong tay, sẽ dễ dàng bị khuất phục. Nhưng chúng đã nhầm!”. Còn cờ, còn đảo

Trong trận hải chiến ngày 14-3-1988, trong 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, cuộc đối đầu khốc liệt nhất diễn ra tại Gạc Ma. Theo đại tá Nguyễn Hữu Doanh, người chuyên lo kế hoạch cung ứng, tiếp tế nhu yếu phẩm và lên kế hoạch xây dựng nhà chủ quyền kiên cố trên các đảo ở Trường Sa những năm 1980, sở dĩ HQ TQ tấn công Gạc Ma dữ dội nhất vì đảo này nằm ở vị trí đắc địa trong khu vực quần đảo Trường Sa và biển Đông.

Posted Image

Thả hoa tưởng niệm các liệt sĩ là một nghi lễ thường xuyên trong những chuyến tàu đến với Trường Sa

Ảnh: MẠNH DUY

Khi lính TQ đổ bộ lên Gạc Ma, đại úy Vũ Phi Trừ, thuyền trưởng tàu HQ-604, giao nhiệm vụ cho thiếu úy Trần Văn Phương lên đảo cắm chốt, bảo vệ cờ Tổ quốc để xác định chủ quyền. Thấy lính TQ tiến vào đảo với số lượng lớn và sẵn sàng bắn vào ta, đại úy Trừ ra lệnh: “Ai bơi giỏi, lập tức vào hỗ trợ thiếu úy Phương”. “Tôi cùng 10 chiến sĩ nhảy xuống biển bơi vào đảo hỗ trợ anh Phương giữ cờ. Lúc ấy, trên đảo có khoảng 40 công binh của ta bị địch chĩa súng nã đạn không thương tiếc” - ông Nguyễn Văn Lanh hồi tưởng.

Ông Lanh không thể nào quên hình ảnh thiếu úy Phương hôm đó. Khi bị lính TQ bắn trọng thương, anh vẫn cố ngoi lên mặt nước, tay luôn giữ chặt lá cờ, tự biến mình thành cột cờ sống. “Khi bơi đến nơi, tôi đề nghị thiếu úy Phương về tàu cứu chữa nhưng anh ấy nói như ra lệnh: “Thà hy sinh chứ không thể để mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng HQ”. Sau khi dặn tôi và đồng đội tiếp tục giữ cờ Tổ quốc bằng mọi giá, anh Phương hy sinh” - ông Lanh nghẹn ngào.

Thấy người trước ngã xuống, người sau vẫn tiếp tục lao tới tự biến mình thành cột cờ sống trên biển, lính TQ lao đến giằng lấy. “Chúng dùng lưỡi lê và báng súng đâm và uy hiếp chúng tôi. Trong tay không vũ khí nhưng tôi vẫn chiến đấu không chút run sợ. Hai tên lính TQ lao vào, một tên đâm xuyên lưỡi lê qua vai tôi. Lúc đó, nhiều đồng đội bơi tới yểm trợ tôi tiếp tục giữ cờ” - ông Lanh xúc động.

Lòng quả cảm, ý chí sắt đá

Ông Nguyễn Văn Lanh cho biết những người lính HQ Việt Nam trong gần 1 giờ quần thảo với lính TQ đã đứng kề vai nhau thành một “vòng tròn bất tử” để bảo vệ cờ, ngăn chặn chúng tiến sâu vào đảo. Chứng kiến ý chí chiến đấu quyết tử giữ đảo của HQ ta, lính TQ đành rút về tàu. Chúng nã pháo điên cuồng vào tàu HQ-604 neo đậu bên ngoài và những người lính trên đảo Gạc Ma. Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và hầu hết cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh hoặc chìm theo tàu HQ-604 mất tích. Nhiều người bị thương nặng, trôi lênh đênh trên biển…

Anh hùng - đại tá Vũ Huy Lễ, người thuyền trưởng của tàu HQ-505 nhận trách nhiệm đóng giữ đảo Cô Lin năm xưa, xúc động: “Tôi nhìn sang vùng biển Gạc Ma, thấy nhiều đồng đội vừa ngã xuống. Không thể để anh em nằm lại giữa biển khơi, chúng tôi đưa xuồng sang cứu. Tuy nhiên, HQ TQ dùng súng AK bắn phá, không để chúng tôi cứu thương. Mặc, chúng tôi vẫn bình tĩnh, tiếp tục bơi xuồng sang. Suốt buổi sáng hôm ấy, chúng tôi đã vớt được 44 thương binh và tử sĩ”.

Đại tá Trần Minh Cảnh giờ đã bước sang tuổi 78 nhưng vẫn nhớ như in những giờ phút nóng bỏng 25 năm trước. Vị Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 HQ vào thời điểm đó, người được anh em HQ xem là “ra Trường Sa như đi xe buýt”, trầm mặc hồi tưởng những hình ảnh bi hùng của đồng đội năm xưa. “Đó là cuộc chiến không cân sức khi TQ với nhiều tàu chiến lớn, vũ khí hạng nặng; còn ta chủ yếu giữ đảo bằng lòng quả cảm và ý chí sắt đá bảo vệ chủ quyền” - ông tự hào.

Giữ vững Cô Lin, Len Đao

Sự kiện ngày 14-3-1988 được biết đến trong lịch sử HQ Nhân dân Việt Nam với tên gọi CQ88 hay “Chủ quyền 88”. Khi đó, Tư lệnh HQ là Đô đốc Giáp Văn Cương cùng Bộ Tham mưu đã trực tiếp chỉ huy Vùng 4 và các đơn vị có mặt ở Trường Sa chiến đấu, quyết giữ đảo. Một sở chỉ huy tiền phương được thành lập và đóng ở Quân cảng Cam Ranh - Khánh Hòa.

Đại tá Lê Xuân Bạ, nguyên chính ủy Lữ đoàn 146, Bí thư Huyện ủy Trường Sa, lúc đó là trung tá, Phó Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 HQ - thuộc Sở Chỉ huy tiền phương, cho biết: Ngày 11-3-1988, tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ được lệnh đến đóng giữ Gạc Ma, tàu HQ-505 của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đóng giữ Cô Lin và tàu HQ-605 nhận lệnh đến Len Đao. Phối hợp với các tàu này còn có 2 phân đội công binh thuộc Trung đoàn 83, 2 tổ chiến đấu thuộc Lữ đoàn 146 do trung tá - lữ đoàn phó Trần Đức Thông chỉ huy.

Sau trận hải chiến ngày 14-3-1988, dù chúng ta gặp tổn thất lớn về người với 64 chiến sĩ hy sinh nhưng HQ TQ không dám mở rộng phạm vi xâm lấn; các đảo Cô Lin, Len Đao được giữ vững.

Kỳ Nam

Kỳ tới: Xả thân giữ đảo

MẠNH DUY - HỒNG ÁNH

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ánh bình minh trong kỷ nguyên Abenomics

Thảm họa trong ngày đen tối 11-3 ấy cũng đã đẩy đất nước Mặt trời mọc lún thêm vào suy thoái kinh tế và xáo trộn chính trị. Gần như trong suốt thời gian qua, thiểu phát luôn như một căn bệnh trầm kha của kinh tế Nhật Bản, khiến nhiều người liên tưởng đến bóng dáng của thập kỷ mất mát cuối thế kỷ XX của xứ Phù Tang.

Thế nhưng, dường như bóng đen đang tan dần nhường chỗ cho những tia sáng hồi phục đầu tiên khi số liệu mới nhất của Chính phủ Nhật Bản khẳng định GDP xứ Phù Tang trong quý IV năm 2012 đã tăng 0,2%, chính thức chấm dứt giai đoạn suy thoái tồi tệ của một nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Dù còn mong manh, nhưng dấu ấn lạc quan từ nền kinh tế Nhật Bản cho thấy "liệu pháp" mạnh nhằm tái sinh nền kinh tế như cam kết của tân Thủ tướng Shinzo Abe đã bắt đầu tỏ ra hiệu nghiệm.

Trái ngược với các báo cáo gần đây về mũi nhọn xuất khẩu của Nhật Bản vẫn đang đi xuống do khủng hoảng nợ công ở bạn hàng hàng đầu là Châu Âu, bảng tổng hợp số liệu tháng 1 năm nay dường như khiến cả Chính phủ mới ở Tokyo lẫn người Nhật Bản thấy tự tin hơn. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu tháng đầu tiên của năm mới 2013 đã bất ngờ tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2012 và chạm mức 4.645 tỷ yên.

Sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực vượt thoát khủng hoảng của cường quốc số 1 thế giới và cũng là đối tác thương mại lớn của Nhật Bản được xem là điểm tựa khá vững chắc kéo cỗ máy sản xuất đang ì ạch của xứ hoa Anh đào tăng tốc. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu nhất lại nằm ở những chính sách kinh tế mang đậm dấu ấn của Thủ tướng Shinzo Abe được các nhà phân tích gọi là Abenomics.

Ngay sau khi tái cử lần hai, vị thủ lĩnh mới của Nhật Bản đã gây sốc cho thế giới với tuyên bố về một chính sách quyết liệt và rõ ràng nhằm duy trì đồng yên yếu và mục tiêu tăng lạm phát lên 2% trong thời gian sớm nhất có thể. Hàng loạt gói kích thích được tung ra với tốc độ dồn dập đến ngỡ ngàng nhằm bơm thanh khoản vào thị trường để phá thế "đá ném ao bèo".

Vì thế, đồng nội tệ Nhật Bản với "cuộc bán rẻ" nhanh chóng của Chính phủ đã trở thành cứu tinh cho các nhà sản xuất nước này. Sức cạnh tranh của hàng hóa Nhật Bản tăng rõ rệt. Cùng với đó, doanh thu cũng tốt lên khẳng định sự chuyển hướng đầu tư sang Đông Nam Á của Tokyo là hoàn toàn chính xác. Sản lượng công nghiệp tháng 1 tăng 0,1% so với tháng trước đó, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,2% là dấu hiệu không thể phủ nhận về công hiệu do "liệu pháp" mạnh của ông Shinzo Abe mang lại.

Các ông trùm của những hãng sản xuất danh tiếng thế giới ở đất nước Mặt trời mọc lẫn các nhà đầu tư đang lạc quan về triển vọng tốt hơn của nền kinh tế khi mọi thông tin đều ủng hộ nhận định đồng nội tệ của Nhật Bản sẽ còn suy giảm và nền kinh tế thứ ba thế giới sẽ đón nhận một gói kích thích khổng lồ nữa trong tương lai gần. Không bỏ qua các tín hiệu lạc quan về kinh tế, cổ phiếu liên quan đến xuất khẩu đã đồng loạt bứt phá và thắp sáng các bảng giao dịch chứng khoán khắp đất nước Nhật Bản trong ánh xanh hy vọng.

Chưa khi nào kể từ ngày 12-9-2008, ngay trước thời điểm Ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ đẩy cả thế giới vào cơn hỗn loạn tài chính, chỉ số Nikkei đã lấy lại vinh quang của một thời vàng son. Tăng 315,54 điểm so với ngày trước đó, chỉ số quan trọng nhất của chứng khoán Nhật Bản đã đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tuần ở 12.283,62 điểm, đỉnh cao nhất trong gần nửa thập kỷ qua.

Thật hiếm khi xứ hoa Anh đào đón nhận nhiều tin vui trong cùng một thời điểm như vậy. Thành quả quý giá đầu tiên của hành trình ngược dòng suy thoái đầy khó khăn của xứ Phù Tang đã xuất hiện; mang đến niềm tin lớn hơn về ánh bình minh trong kỷ nguyên Abenomics. Là nền kinh tế lớn thứ hai Châu Á nhưng ở nhiều khía cạnh và trên tổng thể, Nhật Bản vẫn là đầu tàu có vai trò dẫn dắt chưa thể thay thế ở châu lục năng động này. Do đó, sự bừng sáng của đất nước Nhật Bản sẽ góp phần quan trọng xua tan mây mù đang bao quanh nền kinh tế toàn cầu.

Theo Vân Khanh

HNM

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tàu, trực thăng Trung Quốc ra Hoàng Sa


Các tàu hải giám và một trực thăng Trung Quốc đã tuần tra trái phép vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm qua.


Posted Image

Hải giám 83, một trong ba tàu tham gia đợt tuần tra trái phép tại quần đảo Hoàng Sa hôm 10/3. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Tân Hoa Xã đưa tin ba tàu hải giám cùng trực thăng Hải giám B-7103 đã cùng thực hiện cái gọi là "nhiệm vụ tuần tra" 10 đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 10/3, đổ bộ lên hai đảo. Zhang Weijan, người chỉ huy đội tàu và trực thăng này nói rằng các phương tiện của Trung Quốc sẽ hoạt động ở đây trong 9 ngày.

Đây là lần đầu tiên tàu và trực thăng của Cục Hải giám Trung Quốc tiến hành tuần tra chung ở quần đảo Hoàng Sa kể từ Bắc Kinh thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" có trụ sở trên đảo Phú Lâm của Việt Nam vào tháng 7/2012, bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế.

Yang Zhong, chỉ huy phó đội tàu hải giám, thông báo các tàu và trực thăng sẽ thực hiện việc này nhiều hơn trong thời gian tới.

Cuộc tuần tra của tàu hải giám và trực thăng hôm 10/3 là hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, tiếp theo nhiều hoạt động xâm phạm gần đây.

Ngày 7/3 vừa qua, Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, tuyên bố mọi hoạt động tại các khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Việt Linh

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Mỹ - Hàn rầm rộ tập trận, Triều Tiên lập vùng cấm bay


Sáng nay, binh sỹ Mỹ và Hàn Quốc đã chính thức bắt đầu cuộc tập trận chung mang tên “Giải pháp then chốt”, bất chấp những đe dọa từ Triều Tiên. Có tổngcộng 10.000 lính Hàn Quốc và 3500 lính Mỹ tham gia cuộc diễn tập kéo dài 2 tuần.


Posted Image


Binh lính Mỹ và Hàn Quốc vẫn tập trận như dự kiến

Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, cuộc tập trận dựa trên các tình huống mô phỏng trên máy tính được thực hiện để thử nghiệm nhiều kịch bản khác nhau, trong đó Bộ Tổng tham mưu liên quân (JCS) của Hàn Quốc sẽ đóng vai trò chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ.

Hàn Quốc khẳng định những cuộc diễn tập như trên là cần thiết bởi Seoul chuẩn bị nhận lại quyền chỉ huy quân đội trong thời chiến (OPCON) từ Washington cuối năm 2015.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện đãlên rất cao bởi Bình Nhưỡng liên tục phản ứng gay gắt trước các cuộc tập trận thường niên của Hàn Quốc. Hồi tuần nước nước này dọa sẽ “xé bỏ” hiệp ước đình chiến với Hàn Quốc và đã hủy đường dây nóng giữa hai nước ngay trước cuộc tập trận chung My – Hàn.

Hiện các quan chức quân đội Hàn Quốc cho rằng trong tuần này Triều Tiên sẽ tiến hành một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn dọc bờ biển phía Đông, tại tỉnh Gangwon.

Những ngày qua, các căn cứ pháo binh của Triều Tiên tại các đảo tiền tiêu phía Tây đã tăng cường diễn tập và đặt các cỗ đại bác ở những địa điểm Hàn Quốc có thể dễ dàng nhìn thấy. Yonhap dẫn nguồn tin các sỹ quan quân đội cho biết. Binh lính của Hàn Quốc cũng được đặt trong tình trạng báo động cao để sẵn sàng phát hiện bất kỳ dấu hiệu khiêu khích nào từ bên kia biên giới.

“Các lực lượng của Hàn Quốc và Mỹ đã tăng cường theo dõi và sẵn sàng ứng phó với Triều Tiên bởi nước này có thể có hành vi khiêu khích trong thời gian tập trận “Giải pháp then chốt” cũng như sau đó,một sỹ quan cấp cao của JCS cho biết.

Triều Tiên đã lập vùng cấm bay và cấm tàu thuyền bên ngoài khơi bờ biển phía Đông và Tây nước này. Động thái trên làm dấy lên tin đồn về khả năng nước này sẽ bắn các tên lửa tầm ngắn trong thời gian “Giải pháp then chốt” diễn ra. Cuộc tập trận này sẽ kéo dài từ nay tới ngày 21/3.

Thanh Tùng

Theo Yonhap

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hà Nội: Cửa hàng nội thất 3 tầng đổ sập trong biển lửa

Ngọn lửa nhanh chóng “nuốt trọn” căn nhà khung thép 3 tầng được sử dụng làm cửa hàng nội thất, khiến căn nhà đổ sập.

Vụ hỏa hoạn bùng phát khoảng 12h15 hôm nay, 11/3, tại cửa hàng nội thất số 114 Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Posted Image

Ngọn lửa kéo sập căn nhà 3 tầng khung thép. (Ảnh: TrầnVũ Hải)


Một số nhân chứng cho hay, ngọn lửa bùng phát và lan rất nhanh do trong nhà chứa rất nhiều đồ gỗ nội thất. Nhân viên cửa hàng nhanh chóng thoát ra ngoài trước khi ngọn lửa nuốt trọn căn nhà.

Posted Image

(Ảnh: Trần Vũ Hải)


Gần 1 tiếng sau khi lửa bùng phát, toàn bộ căn nhà 3 tầng, mỗi tầng khoảng 100m2, đã bị “nhấn chìm” trong biển lửa rồi nhanh chóng đổ sập.

Posted Image

(Ảnh: Trần Vũ Hải)

Posted Image

(Ảnh: Tiền phong)


Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đã điều gần chục xe cứu hỏa và rất đông chiến sỹ đến ứng cứu. Mái tôn đổ sập xuống, che phủ các điểm cháy bên dưới, khiến cho nguồn nước khó tiếp cận. Một chiếc máy xúc đã được điều đến hiện trường để phá thủng mái tôn này.


Đến 14h15, tất cả các ngọn lửa đã tắt. Lực lượng Cảnh sát PCCC vẫn tiếp tục phun nước dập tàn. Theo thông tin ban đầu,vụ hỏa hoạn không gây thương vong về người, song nhiều ngôi nhà bên cạnh cũng bị ngọn lửa "liếm" sang.

Posted Image

Máy xúc được điều đến hiện trường, phá thủng mái tôn bị sập xuống để nước có thể tiếp cận đám cháy. (Ảnh: Tiến Nguyên)

Posted Image

Căn nhà 3 tầng chỉ còn trơ khung thép. (Ảnh: Tiến Nguyên)

Posted Image


Nhà bên cạnh cũng bị "vạ lây". (Ảnh: Tiến Nguyên)


Posted Image


Rất đông người dân theo dõi vụ việc. (Ảnh: Tiến Nguyên)


Theo thông tin ban đầu, vụ hỏa hoạn không gây thương vong về người, song nhiều ngôi nhà bên cạnh cũng bị ngọn lửa "liếm" sang. Nguyên nhân xảy ra cháy là do các thợ hàn đang tiến hành hàn trần của cửa hàng, các vết hàn rơi xuống chăn - ga, gối đệm, bàn ghế… rồi cháy rất nhanh và lan sang bốn ngôi nhà bên cạnh.

Tiến Nguyên

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

"Dị nhân đuổi mưa" phàn nàn về sách 12 con giáp Trung Quốc

"Dị nhân đuổi mưa" Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhận định: “12 con giáp trong cung hoàng đạo của Việt Nam và Trung Quốc đã có sự khác biệt”.

Thời gian qua, dư luận trong nước chưa hết bức xúc khi hàng loạt sách cho trẻ mầm non có in lá cờ Trung Quốc thì mới đây độc giả lại phát hiện cuốn “Cầu vồng”, số Tết Quý Tỵ (kỳ 9, tháng 2/2013) dành cho trẻ mẫu giáo của NXB Dân Trí có in hình 12 con giáp, trong đó con giáp thỏ của Trung Quốc thế vị trí của con giáp mèo (mão) của Việt Nam.


Điều gây bức xúc của các bậc phụ huynh và đông đảo người dân Việt Nam là hình ảnh 12 con giáp này nằm trong mục hướng dẫn trẻ tô các con giáp theo các màu định sẵn để gửi dự thi tới Trung tâm giáo dục và đào tạo Apollo Việt Nam, 67 Lê Văn Hưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Posted Image

Con giáp thỏ trong 12 con giáp in trong cuốn "Cầu vồng".


Nhiều ý kiến cho rằng, trẻ em tập tô màu 12 con giáp theo ấn phẩm này sẽ dẫn đến nhận thức sai lệch về 12 con giáp của Việt Nam, đồng thời không thấy được sự khác biệt giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Quốc.

Posted Image

In cờ Trung Quốc là sự nhầm lẫn hay trà trộn văn hóa?

Trao đổi với PV Kiến Thức, "Dị nhân đuổi mưa" - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương, thuộc Trung ương Hội Nghiên cứu Đông Nam Á, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng, cần xem xét kỹ đây là một sự nhầm lẫn trong biên soạn sách, ấn phẩm hay là một sự cố tình trà trộn văn hóa nước khác vào Việt Nam thông qua những sách giáo dục thiếu nhi.

“Qua hàng loạt vụ sách cho trẻ mầm non của một số NXB có in hình cờ Trung Quốc và giờ là ấn phẩm “Cầu vồng” dành cho trẻ mẫu giáo của NXB Dân Trí có biểu tượng con thỏ của Trung Quốc, vấn đề không chỉ ở chỗ nhầm lẫn, mà nếu nhầm lẫn cũng không thể chấp nhận được. Ở đây có hay chăng sự trà trộn văn hóa Trung Quốc vào thế hệ trẻ tương lai của đất nước thông qua các cuốn sách, các ấn phẩm giáo dục? Điều này cần phải làm rõ”, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đặt câu hỏi.

Theo ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, từ lâu 12 con giáp trong cung hoàng đạo của Việt Nam và Trung Quốc đã có sự khác biệt. Một trong số đó là trong khi Trung Quốc (cùng với các nước Thái, Lào, Nhật, Hàn…) lấy hình ảnh con thỏ thì Việt Nam lại lấy hình ảnh con mèo làm một biểu tượng.

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết: “Nhiều học giả đã nghiên cứu về sự khác nhau này và có những phát hiện rất lý thú. Sự khác nhau trong biểu tượng con mèo và con thỏ (phương Đông) mở ra những giả thuyết khác nhau về nguồn gốc tên gọi 12 con giáp, vì nếu chúng từ Trung Quốc thì khi nhập vào các nước hay dân tộc nào đó theo thói thường hệ thống "12 con giáp nguyên thuỷ" vẫn được duy trì. Từ đây, nhiều học giả phương Tây nghiên cứu cho thấy, các con giáp này vốn có xuất xứ từ phương Nam. Tuy nhiên, dù có bất cứ nghiên cứu nào thì biểu tượng con mèo trong 12 con giáp ở Việt Nam cũng không thể nhầm lẫn với con thỏ của Trung Quốc”.

Posted Image

Nhà nghiên cứu Lý học đông phương Nguyễn Vũ Anh Tuấn.

“Sự khác nhau giữa biểu tượng 12 con giáp tượng trưng cho 12 chi trong hệ can chi của Việt Nam khác Trung Quốc ở biểu tượng con mèo và con thỏ. Nếu NXB Dân Trí in hình con thỏ trong cuốn sách “Cầu vồng” để dạy trẻ em mẫu giáo Việt Nam là hình ảnh phản cảm. Nếu vì nhầm lẫn mà đem văn minh Trung Hoa áp đặt lên văn minh Việt qua những cuốn sách giáo dục cho trẻ em là không thể chấp nhận. Nếu vì sự thiếu hiểu biết của người lớn mà ảnh hưởng đến nhận thức sai lệch của trẻ sau này thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự nhìn nhận của các em về văn hóa đất nước. Cần thu hồi những ấn phẩm này để chỉnh sửa”, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đề nghị.

Theo Kienthuc.net

Edited by Hà Châu
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bộ GTVT “rút” quy định xử phạt xe không chính chủ

Do không có tính khả thi nên quy định xử phạt xe không chính chủ vừa được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) công bố tạm rút khỏi Dự thảo Nghị định (lần 2) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Chiều nay 11/3, phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho hay, quy định xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện đã được khẳng định trong Luật hiện hành, các Nghị định trước đây (Nghị định 15, Nghị định 34, Nghị định 71). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 71, điều khoản xử phạt này không có tính khả thi nên đền nghị Ban soạn thảo cần đưa điều khoản ra khỏi Nghị định.

Posted Image

Quy định xử phạt xe không chính chủ thiếu tính khả thi nên Bộ GTVT đã rút khỏi Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi

Bộ trưởng Thăng khẳng định: “Mức phí xử phạt tăng lên quá cao và quá trình triển khai thực hiện điều khoản này quá khó nên tính khả thi của điều khoản xử phạt không cao. Bộ GTVT và các Bộ, ngành liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng những văn bản pháp luật một cách đồng bộ, khi xét thấy việc xử phạt có tính khả thi cao, khi hệ thống văn bản hướng dẫn được đầy đủ thì mới đề nghị bổ sung vào Nghị định 71 hoặc đưa vào văn bản quy phạm pháp luật khác phù hợp hơn, công khai và minh bạch hơn”.

Mặc dù việc xác minh là của người thực thi công vụ, người sử dụng phương tiện không liên quan đến quy trình đó, nhưng Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh quy trình xác minh có chuyển chủ hay không chuyển chủ phải rõ. Hiện nay do chưa rõ ràng nên rất dễ dẫn tới tình trạng người tham gia giao thông bị xử phạt vi phạm một hành vi nhưng kéo theo việc phải xác minh có đúng là đã chuyển chủ hay chưa chuyển chủ.

“Người tham gia giao thông vi phạm lỗi vượt đèn đỏ, họ thực hiện quyết định xử phạt hành chính và đến nộp phạt ngat để lấy xe đi, nhưng người thực thi công vụ chưa chứng minh được phương tiện đã chuyển chủ hay chưa chuyển chủ và tiếp tục giữ lại, khi đó là gây phiền hà cho người dân” - Bộ trưởng Thăng dẫn chứng.

Người đứng đầu ngành giao thông cũng lưu ý đến Ban soạn thảo Nghị định rằng lấy ý kiến là phải lắng nghe, khi rất nhiều người dân phản đối hay đồng tình đều phải tiếp thu những ý kiến đó.

Trong một diễn biến liên quan, ông Trần Sơn Hà - Cục phó Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) - cho rằng: Quy định chuyển quyền sở hữu phương tiện vẫn được Bộ Công an thực hiện lâu nay và người dân vẫn chấp hành tốt, chỉ khi có sửa đổi Nghị định 71 mức phí tăng cao nên người dân mới phản ứng.

Dù vậy, ông Hà cho biết cần thiết phải đưa quy định xử phạt đối với xe không chủ vì các văn bản quy phạm pháp luật trước đó đã có (tránh tình trạng Luật đã làm không chuẩn nên không đi vào cuộc sống được hoặc đưa vào Luật mà không thực hiện được), thực tế trong các vụ án hình sự và điều tra tai nạn giao thông cần thiết phải có. Đây cũng là việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao sự chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước...

Cũng theo ông Hà, khi đưa vào Nghị định 71 thì không xử phạt đối với những người mượn phương tiện (người thân trong gia đình, bạn bè) nhưng nếu chủ phương tiện giao cho người không đủ năng lực điều khiển phương tiện gây tai nạn thì phải xử phạt.

Như vậy, tuy Bộ GTVT đã rút quy định xử phạt xe không chính chủ ra khỏi Nghị định 71, nhưng các Bộ ngành liên quan vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, nếu Ban soạn thảo Nghị định này không thống nhất được thì theo quy trình sẽ phải báo cáo Chính phủ để lấy ý kiến biểu quyết.

Quỳnh Anh

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thương lái Trung Quốc "núp"... thu mua cà gai?



Người dân đang ồ ạt nhổ cà gai cả gốc lẫn ngọn để đem bán. Liệu thương lái Trung Quốc có phải là người đứng sau thu mua những thứ này?

Ồ ạt nhổ cà gai bán cho thương lái

Mấy ngày gần đây, hàng trăm hộ dân ở Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và một số vùng lân cận đã rủ nhau đi nhổ cây cà gai cả gốc lẫn ngọn để bán cho thương lái ở các tỉnh phía Bắc.

Mấy ngày đầu, thương lái thu mua 4.000 đồng/kg nhưng những ngày sau, do có nhiều người mang đến bán, giá đã giảm xuống còn 3.000 đồng/kg.

Posted Image

Cà gai tươi được chặt nhỏ để phơi khô.

Posted Image

Xe thu gom cà gai tươi để chở về cho thương lái.

Posted Image

Một tổng đại lý thu gom cây cà gai.


Một ngày, mỗi người dân đào được 40-50kg, với giá thu mua như hiện tại thì mỗi người có thể thu về khoảng 150.000 đồng/ngày. Đây là một mức thu nhập hấp dẫn với người dân nơi đây nên họ rủ nhau đi nhổ cà gai, khiến số lượng cà gai bị tận thu không ngừng tăng lên.


Theo chủ một điểm thu mua cà gai ở thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa, 4kg cà gai tươi sẽ phơi được 1kg khô. Lượng cây cà gai đã được thu mua tại đây ước tính khoảng 4 tấn khô.

Được biết, sau khu thu mua cà gai, các thương lái sẽ thuê người chặt nhỏ cây, mỗi đoạn khoảng 20cm rồi đem phơi khô; sau đó, dùng dụng cụ ép chặt lại thành khối để chở đi. Tuy nhiên, người dân chỉ biết mang cây đi bán chứ không biết được chính xác các thương lái chở cà gai đi đâu và dùng vào việc gì. Người dân truyền tai nhau rằng, cà gai được dùng làm thuốc chữa bệnh gan và thương lái sau khi gom hàng sẽ thuê xe chở sang Trung Quốc bán?

Tình trạng người dân ồ ạt nhổ cà gai bán cho thương lái không chỉ diễn ra ở Quảng Ngãi, mà nó còn là xuất hiện ở các vùng lân cận. Tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam) cũng rộ lên tin đồn về cây cà gai có thể chữa được bệnh ung thư gan. Tin đồn xuất phát khi người dân thấy thương lái từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tới địa phương thu mua cà gai với số lượng lớn. Thậm chí, nhiều tiểu thương bán thuốc lá ở các chợ còn đem chặt nhỏ và phơi khô bán cho người tiêu dùng kèm lời quảng cáo là vị thuốc chữa bệnh ung thư gan thần kỳ...

Ông Lê Đình Thành, Phó Chủ tịch UBND phường Phước Hòa (TP Tam Kỳ) cho biết, khoảng 2 tháng nay, tình trạng thu mua cây cà gai diễn ra rầm rộ trên địa bàn phường. Một vài gia đình đã làm đại lý thu mua cây cà gai cho đầu nậu người miền Bắc. Nhiều người dân đồn rằng cây cà gai leo chữa được bệnh ung thư


Ai đứng sau?

Trước tình trạng thu mua cây cà gai diễn ra như vậy, một câu hỏi được đặt ra, liệu có phải thương lái Trung Quốc đứng sau việc thu mua này, mục đích của họ là gì và tác dụng thực sự của cây cà gai có như người ta đồn thổi.

Ông Lê Đình Thành cho biết: "Phường đang đề nghị các cơ quan đoàn thể nhanh chóng tuyên truyền về tác dụng của cây cà gai để người dân được biết, tránh tình trạng thu mua như hiện nay".

Còn nhớ, hồi đầu tháng 1/2013, công an huyện Năm Căn (Cà Mau) phát hiện thương lái Trung Quốc đội lốt khách du lịch để thu mua cua biển tại huyện này.

Theo đó, qua theo dõi sổ ghi chép tạm trú tạm vắng của Công an huyện Năm Căn, có 7 người mang quốc tịch Trung Quốc là khách du lịch đăng ký tạm trú tại thị trấn Năm Căn.


Posted Image

Thu gom cua biển ở thị trấn Năm Căn


Những người này ngấm ngầm giao dịch với các chủ vựa cua bản địa mà không có hợp đồng mua bán. Với kiểu làm ăn này, trong năm 2012, hàng chục chủ vựa cua ở thị trấn Năm Căn đã dính bẫy lừa của một nữ thương lái Trung Quốc, có tên thường gọi là A Kiều. Bà này cũng trong vai khách du lịch, đến Năm Căn, tạo uy tín buổi đầu qua việc chi trả tiền bạc sòng phẳng, sau đó mượn cớ đối tác thanh toán chậm, bà này đã nợ hàng chục tỷ đồng của chủ vựa và đã trốn khỏi địa phương. Vì các giao dịch mua cua không có hợp đồng nên ngành chức năng cũng khó có cơ sở để xử lý khi sự cố quỵt nợ xảy ra.

Cách đây không lâu, tại khu vực chợ ngã ba biên giới Apachải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, rộ lên việc tư thương Trung Quốc mua bán phân trâu khô. Khi được hỏi mua phân trâu khô về làm gì, các tư thương Trung Quốc đều có câu trả lời giống nhau là để bón cho cây trồng. Và việc thu mua này đã khiến những người dân nơi đây ồ ạt đi gom phân trâu bán cho thương lái.
Câu chuyện thương lái Trung Quốc nay mua thứ này, mai mua thứ khác đã diễn ra thường xuyên hơn và là một chủ đề từ làng quê ra thành thị. Dù mua bán công khai hay lén lút, đa số người dân cũng không rõ “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”.

Càng ngày, danh sách những thứ lạ đời mà thương lái Trung Quốc tìm mua tại Việt Nam càng được nối dài. Họ đã mua không biết bao thứ từ sừng, móng trâu bò, ốc bươu vàng, gỗ sưa, dứa, dừa non, rễ sim, hoa ngâu, lá cây phong ba, hạt chè, xơ dừa đến đuôi trâu, phân trâu…
Hiện, chưa rõ thương lái thu mua cây cà gai leo với số lượng lớn như vậy để làm gì. Trong khi đó, nhiều người vẫn đổ xô đi chặt cây cà gai leo mọc hoang về bán hoặc tự chế biến theo các kiểu dân gian mách nhau để uống vì nghe đồn nó có tác dụng chữa bệnh ung thư gan. Vì vậy, rất cần sự vào cuộc kịp thời của các cấp, ngành liên quan.

Theo các tài liệu nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung ương, cà gai leo là một cây thuốc rất quý. Những tác dụng trên bệnh viêm gan vi rút B, xơ gan, men gan cao, giải rượu đã được khẳng định qua kinh nghiệm dân gian cũng như qua các công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, chưa có bất kỳ công trình nào được nghiên cứu và chứng minh cà gai leo chữa được bệnh ung thư gan.

Theo Kienthuc.net

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hai miền Triều Tiên rầm rập tập trận


Quân đội Hàn Quốc và Mỹ vẫn tiến hành cuộc diễn tập quân sự, trong khi Triều Tiên cắt đường dây liên lạc khẩn cấp liên Triều và mở nhiều cuộc tập trận khẩn trương trong cả nước để đáp trả.

Posted Image

Hàn Quốc và Mỹ hôm qua vẫn tiến hành cuộc tập trận chung thường niên theo kế hoạch đã định, bất chấp việc Bình Nhưỡng tuyên bố hủy hiệp định đình chiến trên bán đảo và đe dọa về đòn phủ đầu bằng hạt nhân. Ảnh: AP


Posted Image

Cuộc diễn tập "Giải pháp Then chốt" của Mỹ và Hàn Quốc có sự tham gia của 10.000 quân nhân chủ nhà và 3.500 binh sĩ khách. Ảnh: AP


Posted Image

Các binh sĩ Hàn Quốc đang tập luyện với pháo tự hành K-9 trong bài tập chống lại cuộc tấn công giả định từ Triều Tiên tại làng Panmunjom (Bàn Môn Điếm) ở Paju, Hàn Quốc, trong ngày 11/3. Ảnh: AP


Posted Image


Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Lassen (DDG 82) và tàu USS Fitzgerald (DDG-62) đến cảng hải quân Donghae của Hàn Quốc để tham gia cuộc tập trận chung "Giải pháp Then chốt", bất chấp những lời đe dọa từ Triều Tiên. Ảnh chụp ngày 9/3, AP.


Posted Image


Trong khi đó, Triều Tiên đã cắt đường dây liên lạc khẩn cấp với Hàn Quốc tại Bàn Môn Điếm và thực hiện nhiều cuộc tập trận rầm rộ trên khắp cả nước để đáp trả cuộc tập trận của Mỹ-Hàn. Ảnh: KCNA


Posted Image

Truyền thông nhà nước Triều Tiên công bố những bức ảnh tập trận với cả 3 lực lượng Hải quân, Không quân và Lục quân. Ảnh: KCNA

Posted Image


Các binh sĩ hăng hái trong cuộc tập trận. Ảnh: KCNA


Posted Image


Bộ binh Triều Tiên ngắm bắn. Ảnh: KCNA


Posted Image


Lực lượng Không quân hết sức khẩn trương. Ảnh: KCNA


Posted Image

Một trường bắn tập luyện cho các binh sĩ. Bia mục tiêu in những từ ngữ phản đối sự xâm lược và khiêu khích của đối phương. Ảnh: KCNA


Vũ Hà

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ trục xuất 2 nhà ngoại giao Venezuela


Căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ và Venezuela vẫn tiếp tục gia tăng khi Washington mới đây đã trục xuất hai nhà ngoại giao Venezuela.


Trong tuyên bố ra ngày hôm qua 11-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho hay hai nhà ngoại giao của Venezuela là Orlando Jose Montanez Olivare - làm việc tại Lãnh sự quán Venezuela ở New York và Victor Camacaro Mata - làm việc tại Đại sứ quán Venezuela tại Washington - “không được chào đón tại Mỹ” và đã bị trục xuất khỏi nước này.

Động thái trên được xem như hành động trả đũa của chính quyền ông Obama trước việc Venezuela trục xuất hai nhân viên của Cơ quan tùy viên không quân Mỹ tại thủ đô Caracas hồi tuần trước, chỉ vài giờ trước khi Caracas thông báo về cái chết của cố tổng thống Hugo Chavez.

Chính phủ Venezuela cáo buộc hai tùy viên quân sự này đã tới gặp các thành viên trong quân đội Venezuela và khuyến khích họ theo đuổi “những dự án gây bất ổn” quốc gia Nam Mỹ này.

"Trên thế giới, khi người của chúng tôi bị ném ra ngoài một cách không công bằng, chúng tôi sẽ có hành động tương tự. Chúng tôi cần phải làm điều gì đó để bảo vệ người dân của mình” - bà Victoria Nuland nói trong ngày hôm qua.

Trước đó cựu phó tổng thống Venezuela và hiện là tổng thống lâm thời Venezuela - ông Nicolas Maduro - đã ám chỉ “các kẻ thù lịch sử của đất nước”, trong đó bao gồm Mỹ, đã gây ra căn bệnh ung thư cho ông Hugo Chavez. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell sau đó đã bác bỏ lời cáo buộc này.

Theo CNN, đây không phải là lần đầu tiên Mỹ và Venezuela xảy ra những căng thẳng ngoại giao.

Năm ngoái, Washington tuyên bố tổng lãnh sự của Venezuela ở Miami “không được chào đón” và đã trục xuất bà khỏi Mỹ. Trước đó, năm 2008, Venezuela đã trục xuất đại sứ Mỹ và một ngày sau đó Mỹ đáp trả bằng một hành động tương tự.

(Theo CNN)



Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Trung Quốc nghĩ khác nhau về sự kiện 1979

Posted ImageỞ Trung Quốc tư duy phân tầng cực kỳ cao. Khoảng cách tư duy giữa một người bình thường và "tầng lớp trên" vô cùng cao, đúng hơn là hoàn toàn nghịch đảo, tư duy có thể khác nhau hoặc tiêu cực cũng là dễ hiểu.

LTS: Những tin tức từ Biển Đông, cũng như những tranh luận gần đây của những nhà giáo dục về việc đưa cuộc chiến tranh biên giới 1979 vào sách giáo khoa khiến mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc được quan tâm hơn lúc nào hết. Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện cùng GS - TS Trần Ngọc Vương.

Tư duy nghịch đảo

Việc nên hay không đưa sự kiện 1979 vào sách giáo khoa đang thu hút sự chú ý, là người có nhiều điều kiện tiếp xúc, ông thấy người Trung Quốc nghĩ về sự kiện này như thế nào?

Cách đây 30 năm, ngay sau sự kiện 1979, tôi đã viết bài Chủ nghĩa duy tâm của một quan niệm về lãnh thổ, cố gắng lý giải cuộc chiến. Năm 1980, bài viết được đăng trên Tạp chí Triết học. Thời gian gần đây những vấn đề giữa Việt Nam - Trung Quốc được quan tâm nhiều hơn, tôi có đăng lại bài viết này trên mạng, bởi nó vẫn còn nguyên tính thời sự.

Trước đây tôi cũng có thời gian được mời giảng dạy tại một trường đại học Trung Quốc, nên có cơ hội tiếp xúc với nhiều học giả và người dân Trung Quốc.

Có thể nói, trí thức Trung Quốc được chia ra hai mảng, có nhận thức và hành xử rất khác nhau: bộ phận thứ nhất là giới cầm quyền nắm được thông tin và chịu trách nhiệm ra quyết định những chính sách. Họ nắm được tương đối toàn diện thông tin và hiểu đúng bản chất của vấn đề. Thứ hai là bộ phận chịu ảnh hưởng của thông tin gồm đại chúng nhân dân và cán bộ nhiều cấp, kể các nhiều học giả khi bị tuyên truyền thì suy nghĩ vẫn rất nặng nề.

Có một bộ phận trí thức có góc nhìn toàn diện hơn, họ nắm được thông tin và có quan điểm chính diện và chuẩn xác hơn về bản chất vấn đề. Tuy nhiên tôi cho rằng tỷ lệ bị bưng bít thông tin cao hơn. Người Trung Quốc mà tôi có dịp tiếp xúc, kể cả nhiều học giả vẫn có những quan điểm tiêu cực và thiếu chuẩn xác về quan hệ với Việt Nam.

Ở Trung Quốc tư duy phân tầng cực kỳ cao. Khoảng cách tư duy giữa một người bình thường và "tầng lớp trên" vô cùng cao, đúng hơn là hoàn toàn nghịch đảo, tư duy có thể khác nhau hoặc tiêu cực cũng là dễ hiểu.

Ông đánh giá thế nào về Mạc Ngôn - nhà văn đoạt giải Nobel và tác phẩm Ma chiến hữu của ông ấy?

Người như Mạc Ngôn chắc chắn không mù thông tin. Mạc Ngôn không ngộ nhận hay sai lầm về chiến tranh biên giới mà khi đó Mạc Ngôn cầm bút với tư cách là cán bộ tuyên huấn của Tổng cục Chính trị của quân đội Trung Quốc. Mạc Ngôn là cây bút thuộc lực lượng sáng tác quân đội Trung Quốc. Ông viết Ma chiến hữu từ sự chỉ đạo chính trị, phần nữa không loại trừ khả năng - qua nhiều tác phẩm của Mạc Ngôn như Đàn hương hình, Báu vật của đời... - có thể thấy trong cảm thức của Mạc Ngôn cũng có phương diện dân tộc chủ nghĩa khá đậm.

Có thể Mạc Ngôn tỉnh táo hơn nhiều người khác, ông khách quan hóa một số sự kiện, nhưng về mặt xúc cảm ông vẫn ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc. Những người như vậy trong giới trí thức hơi cao.

Việt Nam từng có mô hình 'lưỡng quyền phân lập'

Vậy việc Việt Nam cần làm là gì để có được sự độc lập và những giá trị riêng?

Khi độc lập về chính trị thì lại bị ảnh hưởng văn hóa. Nhưng khi đã đứng ở một vị trí lãnh đạo đất nước có chủ quyền, thì người lãnh đạo phải nghĩ đến vị trí của một chính thể, và một bộ máy quản lý đất nước. Những người lãnh đạo từng phải đặt ra câu hỏi về mô hình chính trị, hệ thống luật pháp, phương pháp quản lý xã hội... từ quá trình đi tìm câu trả lời những câu hỏi đó bị ảnh hưởng của Trung Quốc.

Điều đó rất khó tránh khỏi, khi Trung Quốc luôn luôn ở bên cạnh, với những tri thức đã được tổng hợp sẵn, hệ thống xã hội đã được sắp đặt, hệ tư tưởng đã tồn tại lâu đời.. làm thế nào Việt Nam tìm cách thoát được cái bóng lớn đó? Trong lịch sử, Việt Nam vẫn luôn cố gắng tìm phương cách riêng.

Những cái mới của Việt Nam thường chỉ nảy sinh khi bị dồn ép hoặc va chạm với những sự đối trọng với những sự tương đương về sức mạnh. Trứng không thể chọi đá, nhưng nếu hai đá chạm nhau thì ảnh hưởng và biến đổi cả hai.

Trung Quốc có một lãnh thổ rộng lớn, với lịch sử - văn hóa đồ sộ. Trung Quốc cấu trúc cho một hệ thống xã hội lớn và Trung Quốc cư xử với các nước khác với tư thế của một nước lớn.

Còn Việt Nam phải tổng kết trên cơ sở nội tại, không thể vận dụng mô hình vay mượn, sẽ sai, hỏng việc. Điều này đúng với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ chứ không chỉ riêng Trung Quốc - Việt Nam.

Ý thức được điều này, Việt Nam cũng có nhiều sáng tạo riêng: chiến tranh nhân dân là một ví dụ, với rất nhiều biểu hiện sinh động cụ thể.

Trong những quốc gia trong khu vực chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, có Nhật Bản giữ được sự độc lập và giá trị riêng nhất. Người Nhật nỗ lực tạo ra và duy trì giá trị cốt lõi là Thần đạo. Người Nhật quan niệm rằng nước Nhật được tạo ra bởi một vị Thần chủ.Tất cả người Nhật đều là con cháu của một vị Thần chủ là Thái Dương Thần nữ. Tín ngưỡng này có ngay từ khi nước Nhật lập quốc, và được duy trì thành một giá trị tinh thần cốt lõi quốc gia, sau đó mới tiếp thu những giá trị tư tưởng khác. Chính vì có giá trị gốc đó nên Nhật vẫn giữ được sự độc lập tư tưởng.

Cho đến nay Nhật là quốc gia duy nhất chỉ có một dòng họ nắm vương quyền từ ngày lập quốc. Tôi từng hỏi những chuyên gia Nhật, họ nói điều này thuộc bí mật tâm lý của người Nhật, không thể giải thích. Hoặc chỉ có thể nói đó là sức mạnh tinh thần dân tộc của người Nhật.

Posted Image

Việc nên hay không đưa sự kiện 1979 vào sách giáo khoa đang thu hút sự chú ý. Ảnh tư liệu

Nhờ có giá trị cốt lõi đó Nhật giữ được sự độc lập giá trị, vậy còn chúng ta tạo lập giá trị riêng như thế nào? Chúng ta có những sáng tạo mang hiệu quả lớn, nhưng chúng ta không tổng kết được lịch sử của chính mình. Ví dụ mô hình lưỡng đầu chế thời Lê - Trịnh.

Lưỡng đầu chế là cơ chế cai trị gồm hai dòng: cùng lúc có cả vua và chúa. Đây là điểm khác biệt với Trung Quốc.

Suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc không có hai triều đại cùng tồn tại. Nước không thể có hai vua, ngôi vua là tuyệt đối, không bàn cãi. Chỉ có dòng họ này lật đổ dòng họ kia, người này lật người kia để chiếm đoạt ngôi vua. Có những nhân vật được coi là quyền thần, có mưu đồ đảo chính đoạt ngôi, nhưng không bao giờ tồn tại lâu.

Nhưng Chúa Trịnh tồn tại được 8 đời trong 200 năm. Chúng ta vẫn thường chỉ nhìn nhận khai thác theo hướng Trịnh - Nguyễn phân tranh, chia cắt đất nước; nhưng ở khía cạnh khoa học, phải thấy rằng mô hình này cũng có rất nhiều điểm tích cực. Nếu không có sự linh hoạt của nhà Chúa Trịnh, chúa Nguyễn thì bản đồ Việt Nam không được như ngày nay, cả miền nam không có.

Theo nghĩa nào đó, Việt Nam đã từng có mô hình lưỡng quyền phân lập, khác hẳn Trung Quốc, Nhật Bản.

1000 năm Bắc thuộc và nhiều cuộc chiến tranh, rồi sự đô hộ của Pháp, cuối cùng ta lại có Tiếng Việt từ chữ Nôm, đó có phải một sáng tạo mang tính phản kháng, thoát ly văn hóa ngoại của ông cha?

Ai cũng biết, chữ viết có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ nền văn hóa nào và là một trong những chỉ dấu (index) thể hiện tập trung năng lực, sự trưởng thành và tính độc lập văn hóa của cộng đồng sở hữu nó. Có được chữ viết riêng là khát vọng của bất cứ nền văn hóa trưởng thành nào. Nhưng sáng tạo nên chữ viết đương nhiên không phải là điều đơn giản, dễ dàng, cũng như đối với các loại tri thức khác, một khi đã có sẵn ít nhất một mô hình bên cạnh để không chỉ đối chiếu, học hỏi, mà để sử dụng. Trong ý nghĩa đó, thì việc tạo ra chữ viết cho riêng cộng đồng mình, dù ở bất cứ nền văn hóa nào, cũng đều có giá trị đặc biệt.

Chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và văn hóa Việt, đó là một hướng nghiên cứu cần tới sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, cần một cái nhìn khách quan, khoa học, không bị định kiến hay thành kiến che lấp. Một số nhà nghiên cứu thuộc thế hệ trẻ đang tiếp tục đi sâu theo hướng này. (Cần lưu ý rằng vấn đề ngôn ngữ hiện nay là một vấn đề tế nhị, nan giải trên phạm vi quốc tế. Theo nghĩa thực dụng, người ta cần cổ xúy cho việc thông thạo một vài ngôn ngữ "có tính quốc tế" nhưng ở quốc gia nào, cộng đồng nào cũng đều phấn đấu hay đòi hỏi sử dụng tiếng mẹ đẻ)

Sự biến đổi của Myanmar là win - win

Ông đánh giá thế nào về sự thay đổi ở Myamar, Việt Nam học được gì từ quốc gia này?

Chỉ vài năm trước đây thôi, trên nhiều tiêu chí Myanmar còn bị coi là "vùng trũng" của Đông Nam Á. Những biến đổi theo chiều hướng tích cực rất mạnh mẽ và rõ ràng của quốc gia này gần đây biến nó thành một điểm nóng, thành một tâm điểm của sự chú ý của dư luận quốc tế. Chắc chắn là tôi không thấy những đánh giá tiêu cực, hoài nghi hay chê trách đối với những tiến bộ to lớn ở quốc gia này.

Có vài câu hỏi cần được nêu lên ở đây: Vì sao Myanmar có thể có được những chuyển biến ấy?Áp lực nào khiến họ phải thay đổi? Có gì "sai lầm, chệch hướng" chăng ở giới cầm quyền của họ? Giới cầm quyền của họ được gì, mất gì khi tiến hành những cải cách quan trọng đến thế? Những cải cách, cải tổ ấy đưa đất nước họ về đâu? Có thế lực thù địch, chống phá, hay ngược lại, "đỡ lưng" nào đối với họ không?.. Nếu tìm câu trả lời thật nghiêm túc cho những câu hỏi đó thì sẽ có những bài học thiết thực và to lớn đối với Việt Nam. Và ai là chủ thể có trách nhiệm lớn nhất phải tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi vừa được nêu lên đó? Dĩ nhiên là những người đang nắm vận mệnh quốc gia rồi!

Theo tôi, quá nhiều bài học có thể rút ra từ thực tế Myanmar đối với Việt Nam. Và điều quan trọng là tôi thấy những biến đổi ở Myanmar không gây tổn thất cho bất cứ một bộ phận nào, một thành phần nào trong đất nước họ. Đó chính là biểu hiện của tinh thần "win - win" (mọi bên cùng thắng) mà các nhà lập thuyết trên thế giới nói tới!

  • Hoàng Hường

Giải mã gốc Việt sau nghìn năm Bắc thuộc

Posted ImageCái gốc mà không hiểu, không chăm chút mà chỉ quan tâm đến những thứ "râu ria" hoặc từ lưng chừng trở lên thì mãi mãi nó chỉ như hiện nay mà thôi.

Là một trong số rất ít người học lớp Hán học đầu tiên của Việt Nam tại Viện Văn học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, PGS-TS Đỗ Thị Hảo được đồng nghiệp trìu mến gọi là "động vật quý hiếm" của ngành Hán học. Năm 60 tuổi mới được nghỉ hưu (2006), nhưng đến nay, công việc của bà vẫn "ngập đầu, ngập cổ": Dạy học, hướng dẫn luận văn cao học, viết sách, làm công tác quản lý ở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội và Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội...

Sự thiếu hụt đội ngũ những người làm Hán Nôm luôn là điều trăn trở với bà, bởi: "Nếu không nghiên cứu, khai thác kho tàng Hán Nôm thì không những mình không hiểu biết gì về gốc tích của mình mà còn mất cả một di sản to lớn do tổ tiên tích lũy hàng nghìn năm, để lại".

Mới đây, cuốn Sự tích các bà Thành hoàng làng của TS Đỗ Thị Hảo đã giành giải thưởng Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2012 và được dự án Xuất bản di sản văn hóa dân gian của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam xuất bản với sự tài trợ của Chính phủ. Cuốn sách được đem tặng tất cả các thư viện, các tỉnh thành ở Việt Nam.

Có lẽ cả cuộc đời gắn bó với việc nghiên cứu Hán Nôm nên tính cách, bản sắc văn hóa của người xưa cũng phần nào thấm vào con người bà: Nhẹ nhàng, sâu lắng, khiêm nhường.

Thưa bà, thực trạng đội ngũ những người làm Hán Nôm ở ta hiện nay như thế nào?

Hán Nôm là "tử ngữ" vì hiện nay người ta chỉ nghiên cứu và dịch những tài liệu thư tịch Hán Nôm chứ không ai nói bằng ngôn ngữấy cả.

Trong lĩnh vực Hán Nôm có rất nhiều chuyên ngành khác nhau: Triết học, lịch sử, văn học, các phong tục tập quán, kinh nghiệm sản xuất... Tất cả đời sống tinh thần và xã hội Việt Nam hàng nghìn năm được phản ánh trong kho tàng này. Thường thì mỗi người chỉ chuyên về một lĩnh vực. Có người chuyên về văn bia (văn miếu, đình chùa), người chuyên về văn học (các tác gia: Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Trãi...). R iêng tôi thì chuyên nghiên cứu về các nữ tác gia và các thần tích, sắc phong trong đình, chùa, miếu mạo...

Nói về dịch thuật thì trình độ của mỗi người cũng khác nhau, có những người chỉ dịch theo kiểu "vỡ vàng" ra thôi, nhưng có những người dịch rất hay, rất uyên bác. Ví dụ như các cụ: Cao Xuân Huy (triết học), Nam Trân (thơ, kinh thi...), Đào Duy Anh (lịch sử...)... là lớp thầy của chúng tôi. Lớp kế tục như bọn tôi vẫn phải vừa làm vừa học.

Bản thân tôi có hơn 40 năm làm nghề nhưng đến tận giờ vẫn phải tiếp tục học. Các nghề khác, chỉ cần học những điều cơ bản, trên cơ sởấy thì có thể làm việc được. Đằng này, học cái gì thì biết cái đấy vì nó rất mênh mang, rộng lớn. Đó là lý do khiến lớp trẻ bây giờ ít mặn mà với Hán Nôm.

Nghiên cứu Hán Nôm phải rất kiên trì, và phải thực sự đam mê mới hy vọng làm được công việc, chứ không phải ai cũng có thể thành đạt. Tuyển sinh khoa Hán Nôm năm nào cũng rất khó khăn. Như năm ngoái, không chỉ có Hán Nôm mà các ngành khoa học xã hội đều khó tuyển. Vậy vấn đề đặt ra là: Lớp "các cụ" đã "đi" hết hoặc cũng đã yếu rồi, làm thế nào để có lớp kế cận. Đây là mối lo chung của cả ngành xã hội nhân văn chứ không chỉ Hán Nôm.

Nguy cơ thì rõ vậy rồi, nhưng hậu quả sẽ như thế nào, nếu như chúng ta không quan tâm đến các ngành khoa học xã hội nói chung và Hán Nôm nói riêng, theo bà?

Khoa học xã hội phản ánh hầu hết đời sống vật chất, tinh thần và quan trọng là đời sống văn hóa của cả dân tộc. Nó là một mạch chảy vô cùng mạnh mẽ, phong phú trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu khai thác được kho tàng Hán Nôm, chúng ta sẽ thấy hết được bản chất của con người Việt Nam là như thế nào và tại sao lại có được nhiều chiến công hiển hách như thế. Hiểu được phong tục tập quán, nếp sống đặc trưng, tạo nên bản sắc riêng, độc đáo của con người Việt Nam để từ đó tiếp nối và phát huy. Nếu không khẩn trương khai thác thì kho tàng này sẽ ngày càng bị mai một.

Đã nhiều lần, chúng tôi - những người khóa I Hán Nôm khuyến nghị: Nên đưa Hán Nôm vào trường học (trung học cơ sở trở lên) như một ngoại ngữ. Bởi vì thời thuộc Pháp, ngay cả chính quyền bảo hộ, họ bắt học tiếng Pháp bên cạnh Hán Nôm, cho nên những thế hệ của các bậc đi trước đều rất giỏi tiếng Pháp và Hán Nôm.

Đào tạo của chúng ta hiện rất coi trọng các ngoại ngữ nhưng lại trừ Hán Nôm. Đây là sự hụt hẫng đáng tiếc những kiến thức nền tảng về bản sắc văn hóa. Khi các cháu được học Hán Nôm, thì ít ra cũng biết những kiến thức cơ bản về lịch sử đất nước, về dân tộc, về con người Việt Nam. Vì thế, nếu không cho các cháu tiếp cận với Hán Nôm từ nhỏ, mà chỉ học toàn tiếng nước ngoài, thì coi như có nguy cơ lớn về sự mất gốc.

Posted ImageBà có nghĩ là đề nghị đó chưa được đáp ứng là do chính sách phát triển của Nhà nước ta còn lệch?

Đúng là chưa quan tâm toàn diện. Theo tôi, phải quan tâm đến cái cốt lõi, cái nền tảng của văn hóa. Trên cơ sở nền tảng ấy mới phát triển được, chứ còn cái gốc mà không hiểu, không chăm chút mà chỉ quan tâm đến những thứ "râu ria" hoặc từ lưng chừng trở lên thì mãi mãi nó chỉ như hiện nay mà thôi.

Thực ra phải có truyền thống thì mới có hiện đại. Không thể để hiện đại bị đứt đoạn với truyền thống. Đặc biệt dân tộc mình, truyền thống có bề dày vô cùng phong phú.

Trong lĩnh vực Hán Nôm, cả đời chúng tôi nghiên cứu tìm hiểu, càng nghiên cứu thì càng thấy hay và có lẽ cả đời chúng tôi và nhiều thế hệ tiếp sau nữa cũng không "giải mã" hết được.

Bên cạnh Hán Nôm tôi làm về văn hóa dân gian, nhưng nếu không có kiến thức của Hán Nôm thì rất hạn chế trong việc nghiên cứu văn hóa dân gian bởi chúng gắn với đời sống từ hàng ngàn năm đến nay.

Được biết, các cơ quan quản lý đang tiến hành tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương V về phát triển văn hóa. Với tư cách là nhà nghiên cứu và nhà quản lý, bà thấy nghị quyết này đã thực sự đi vào đời sống chưa?

Cốt lõi của Nghị quyết Trung ương V là phải phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Yếu tố đậm đà bản sắc dân tộc là rất quan trọng. Nghị quyết là thế và cũng được phổ biến rộng rãi ở các cấp, các ngành... đặc biệt là các cơ quan văn hóa. Nhưng từ việc lĩnh hội tinh thần nghị quyết đến việc thực hiện vẫn còn khoảng cách khá xa.

Nhiều cơ quan, đơn vị cũng rất quan tâm đến vấn đề này, nhưng dù sao vấn đề phát triển theo hướng đó dường như vẫn là "câu hỏi" thôi, vì vẫn còn nhiều băn khoăn, trăn trở lắm. Người ta chưa thấy một hướng đi cụ thể để mà yên tâm cứ thế mà tiến bước.

Đó có phải là hệ quả của việc không đứng từ gốc (văn hóa truyền thống) để mà tìm đường đi cho mình, mà chỉ là đứng đâu đó ở lưng chừng hoặc ở trên ngọn?

Chúng ta không đứng từ cái nền mà nhìn nhận vấn đề, hoạch định chính sách. Nói gì thì nói phải có một nền móng vững chắc thì mới phát triển và phát triển bền vững. Do vậy, thật khó trả lời cho câu hỏi thế nào là bản sắc dân tộc, chứ nói gì đến việc phát triển và phát huy nó.

Bức tranh lễ hội ở ta là một minh chứng cho sự biết chưa thấu đáo của cả các đơn vị tổ chức lẫn những người tham gia lễ hội.

Lễ hội là truyền thống văn hóa cha ông ta để lại đã hàng nghìn năm nay rồi chứ có phải mới có vài chục năm trở lại đây đâu. Bản chất của lễ hội là phản ánh đời sống sinh hoạt, đời sống vật chất, tinh thần của dân ở từng làng xóm, địa phương, vùng miền. Ngoài ra, nó còn phản ánh nhiều ý nghĩa sâu xa nữa. Bao giờ lễ hội cũng gắn với thần hoàng làng, phần lễ được tổ chức trang nghiêm để tôn vinh những vị thần hoàng làng, những người có công với làng, nước.

Nhưng lễ hội trong những năm gần đây trở thành rất hình thức, tính chất linh thiêng và truyền thống không còn nhiều. Thay vào đó là các hình thức kinh doanh, dịch vụ. Ngày xưa, phần hội thu hút tất cả dân làng và các vùng lân cận, là những trò chơi dân gian: Kéo co, bắt trạch trong chum, đánh đu, đập niêu, thổi cơm thi, đánh pháo đất. Cứ đến ngày lễ hội thì con dân của làng sống ở bất cứ đâu cũng đều náo nức về làng.

Hiện nay lễ hội chủ yếu là làm dịch vụ cho khách thập phương - những người đến lễ ở di tích mà chẳng hiểu gì về di tích ấy cả. Phần hội phần nhiều là các trò chơi đỏ đen, mê tín dị đoan... Mất hết ý nghĩa văn hóa. Cụ thể hơn, lễ hội ở đền Trần, tại sao các cơ quan quản lý không giải thích rõ cho dân ý nghĩa thực sự của việc phát ấn là không liên quan gì đến xin thần thánh bổng lộc, chức tước, buôn may bán đắt... mà lại phải huy động cả một hệ thống chính trị từ lãnh đạo tỉnh đến hàng ngàn người từ lực lượng công an, bảo vệ "chạy" theo lòng tin thiếu cơ sở khoa học của dân?

Chẳng ai tuyên truyền, giáo dục về phép tắc khi đến đình chùa mà chỉ chú ý đến những chuyện lặt vặt: Không nên giắt tiền vào tay Phật, chỉ được đặt ba hòm công đức ở mỗi di tích... Vì thế mà không thể dẹp được các tiêu cực ở lễ hội.

Vậy, bà có lời khuyên nào cho những người đến với lễ hội?

Đền, đình là thờ thánh, chùa thờ Phật. Ngày xưa chùa là của các cụ bà, đình là của các cụ ông. Đình không những là nơi thờ thành hoàng mà còn là nơi làm việc, bàn bạc các công việc của làng. Khi đến đình, chùa, miếu mạo bao giờ cũng phải có cái tâm, tìm sự thoải mái về tâm linh, nhớ đến các vị có công với nước, với dân, trong đó có bản thân mình, gia đình mình, dòng tộc mình. Đấy là ý nghĩa sâu xa, tôi chắc là mọi người đều nghĩ thế.

Nhưng có những người khi đến đó thì lại có ý nghĩ công đức thật nhiều, mua lễ vật thật nhiều để được "bề trên" ưu ái hơn là không nên. Nếu ai cũng nghĩ có nhiều tiền, công đức nhiều thì sẽ được thần phật phù hộ nhiều thì những người nghèo chết hết cả hay sao?

Đừng có nghĩ đến chuyện cứ công đức thật nhiều, đi lễ thật nhiều nơi, nhưng lại làm những việc không đúng đắn như đối xử với cha mẹ, chồng, con, họ tộc không ra làm sao thì chẳng thần phật nào chứng giám và phù hộ cho đâu.

Có lần PGS Trần Lâm Biền đã bức xúc, đại khái, ngày nay người ta có tư tưởng hối lộ cả thần phật. Ý đó của ông cũng đúng, nguyên do là người ta không hiểu. Đừng đến đình chùa bằng sở thích nhất thời hay thậm chí là đua đòi mà không hiểu gì về ý nghĩa ở nơi đó, thậm chí thuê cả người khấn hộ... Biến không gian linh thiêng thành nơi tạp nham như chợ. Phải hiểu rằng chỉ cần một nén tâm hương cũng sẽ thấu đến Trời.

Quay lại với câu chuyện của Hán Nôm. Bà nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng, vì chúng ta có quá ít người làm Hán Nôm cũng như tư liệu không đầy đủ cho nên có những giai đoạn lịch sử, chúng ta phải dựa vào lịch sử của Trung Quốc để nghiên cứu?

Không! Nói như thế hoàn toàn sai.

Không phải thiếu lực lượng làm Hán Nôm mà lịch sử bị sai lệch đi. Các văn bản lịch sử để lại có rất nhiều. Chỉ có điều là chưa khai thác hết mà thôi.

Những tài liệu lịch sử của các cụ để lại đều thể hiện tinh thần kiên định và xuyên suốt là tính tự lực tự cường của dân tộc Việt Nam rất rõ ràng. Kể cả phần dã sử (dân gian truyền tụng) cũng mang đậm tính dân tộc, không hề bị ảnh hưởng của Trung Quốc. Bởi thế cho nên 1.000 năm Bắc thuộc mà mình không bị đồng hóa. Không ai dựa vào lịch sử Trung Quốc làm căn cứ để nói về lịch sử Việt Nam. Không bao giờ có chuyện đó!

Nói là chưa khai thác hết nhưng không có nghĩa là bỏ đứt đoạn một giai đoạn nào đó mà phải nghiên cứu thành một hệ thống. Chỉ có chưa hết thôi.

Ví dụ có hàng trăm bộ sử chẳng hạn, nhưng hiện nay người ta mới khai thác các bộ sử chính, bộ sử lớn, còn các bộ khác thì đang làm dần dần. Bởi vì trong quá trình nghiên cứu còn phải tham chiếu, so sánh giữa các bộ sử với nhau. BộĐại Việt sử ký toàn thư được dịch tới ba lần với rất nhiều văn bản mới được phát hiện, có hiệu đính, bổ sung. Việc khai thác lịch sử Việt Nam là thành tựu rất lớn của các nhà sử học của Việt Nam, trong đó có đóng góp không nhỏ của ngành Hán Nôm.

Chúng ta cũng không thiếu tài liệu về Hán Nôm. Toàn bộ đời sống sinh hoạt, văn hóa của 1.000 năm (thời gian chữ Hán Nôm được sử dụng - PV) được quy tụ trong kho tàng sách Hán Nôm. Năm 1918, Trường Viễn đông Bác cổ Pháp có công sưu tầm và lưu giữ tất cả các sách Hán Nôm, kể cả văn bia. Sau khi giải phóng thủ đô, kho đó được trao cho Viện Viễn đông Bác cổ, rồi Viện Hán Nôm. Đó là một kho tri thức vô cùng đồ sộ.

Bên cạnh đó, có những văn bản, tài liệu được Pháp mang về và chúng ta đã cử cán bộ sang xin chụp lại và dịch. Hiện bộ thư mục sách Hán Nôm trên 4.000 trang đã có danh sách đầy đủ những đầu sách hiện lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Đấy là chưa kể những đầu sách nằm rải rác ở miền núi và thư viện, bảo tàng các tỉnh. Ở những nơi đó, công tác sưu tầm cũng được làm rất tốt.

Hiện tại, bảo tàng các tỉnh đều có bộ phận sách Hán Nôm, đặc biệt bảo tàng Thái Nguyên còn sưu tầm được sách Hán Nôm của các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Sán Chay... Đó là những tài liệu vô cùng quý giá, nó phản ánh phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật của dân tộc ít người. Hiện nay Viện Hán Nôm cũng đang khai thác mảng Hán Nôm các dân tộc. Tìm về bản sắc là tìm về nguồn, về gốc ở chỗ đó.

Bà có thể cho độc giả biết đôi nét về cuốn Sự tích các bà Thành hoàng làng - giải thưởng Văn học Nghệ thuật Thủ đô năm 2012?

Thường nói đến thành hoàng làng là người ta nghĩ đến các ông. Còn các bà, thì ít người nhắc đến. Ý thức hệ phong kiến cũng không coi trọng người phụ nữ, thế nên mới có chuyện phụ nữ không được vào đình, chỉ được ở vòng ngoài thôi. Nhưng thực tế, có rất nhiều bà đã có nhiều công tích với dân với nước và triều đình phong kiến đã phải thừa nhận và phong Thành hoàng, ví dụ như Hai Bà Trưng, các tướng lĩnh của bà; các bà là tổ nghề thủ công: đan lát, làm sọt, cày cấy, làm lược, nuôi tằm dệt vải... thậm chí có cả những người sống rất từ bi, chuyên nuôi những đứa trẻ bị bỏ rơi cũng được phong Thành hoàng. Tất cả những điều đó chỉ có thể tìm thấy trong sách Hán Nôm.

Cách đây khoảng 25 năm, tôi có viết cuốn Các nữ thần Việt Nam. Sau đó, Bảo tàng Phụ nữ nhờ làm cuốn Những gương mặt phụ nữ trong thư tịch Hán Nôm Việt Nam. Trên cơ sở ấy, tôi nghĩ, đằng nào cũng phải nghiên cứu về mảng phụ nữ nên tôi làm chuyên đề Các bà Thành hoàng làng Việt Nam. Cuốn sách làm hơn năm năm, dày khoảng 400 trang, tập hợp hơn 180 vị thành hoàng là nữ.

Trong quá trình làm, tôi lại nghĩ, một số địa phương thờ các bà thành hoàng, nhưng lại không biết sự tích cụ thể như thế nào hoặc không biết nguồn gốc tài liệu nằm ở đâu. Do vậy, công đôi ba việc, tôi làm sự tích về các bà, nói rõ thờ ở đâu (tên cũ, tên mới), có chú giải nằm ở trong sách Hán Nôm nào, ký hiệu sách ấy ra sao, ở thư viện nào, trang bao nhiêu... Làng nào mà mất thần tích, sắc phong, muốn tìm hiểu, cứ theo đó mà đi tìm, xin chụp lại và mang về thờ. Tôi cũng rất vui vì không nghĩ cuốn sách được nhiều người quan tâm đến thế.

Thưa, là một phụ nữ, lý do gì khiến bà chọn con đường khó nhọc là Hán Nôm để theo đuổi?

Hồi còn là học sinh, tôi chẳng biết Hán Nôm là gì, nhưng thích văn học cổ mà văn học cổ chủ yếu là trong kho tàng Hán Nôm. Thời đó, những người thích văn học thì thường thi vào Tổng hợp Văn. Nhưng năm đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ thị mở lớp đại học Hán Nôm đầu tiên ở Việt Nam vì ông cho rằng: Kho tàng Hán Nôm của mình rất lớn, nhưng không đào tạo Hán Nôm thì không có người nghiên cứu.

Trong khi đó, trong Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm mở một khóa Hán Nôm rất lớn ở Huế để khai thác khối di sản này. Họ in rất nhiều sách dịch từ Hán Nôm... Tôi tham gia là vì thế. Lớp đó có 18 người, phần lớn là các giảng viên ở các trường đại học: Thầy Bùi Duy Tân ở ĐH Tổng hợp, thầy Đặng Đức Siêu (ĐH Sư phạm), cô Đặng Thanh Lê (ĐH Sư phạm), các cán bộ nghiên cứu có tên tuổi như: GS Nguyễn Văn Hoàn, GS Nguyễn Huệ Chi (Viện Văn), PGS Trần Nghĩa... Rất nhiều người nổi tiếng học lớp ấy với mục đích sẽ trở thành những "hạt nhân" để dạy các lớp Hán Nôm sau này. Trong lớp chỉ có bốn người vừa tốt nghiệp phổ thông tham gia, tôi là một trong số đó. Tốt nghiệp, tôi về Viện Văn, đến năm 1971 có Viện Hán Nôm thì về làm việc ở viện đó đến khi nghỉ hưu.

Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!

Kim Anh (thực hiện)/Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Lãnh đạo Triều Tiên dọa “xóa sổ” một đảo của Hàn Quốc

Trong chuyến thăm đơn vị pháo xạ ở biên giới vào ngày 11/3, ông Kim Jong-un lần đầu tiên nêu đích danh đảo Baengnyeong của Hàn Quốc, nằm trên biên giới biển tranh chấp giữa hai nước, là mục tiêu bị “xóa sổ” trong “biển lửa” nếu xảy ra xung đột.

Posted Image

Đảo Yeonpyeong đã bị trúng pháo của Triều Tiên hồi tháng 11 năm 2010.

Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên trùng vào ngày Mỹ-Hàn khởi động cuộc tập trận chung “Giải pháp Then chốt”, cuộc tập trận đã khiến Bình Nhưỡng tuyên bố xóa bỏ hiệp định đình chiến 60 năm qua trên bán đảo Triều Tiên cùng với các thỏa thuận tránh gây hấn với Hàn Quốc. Trong khi hầu hết các tuyên bố trước đó đều bị xem là đe dọa ồn ào, nhưng đe dọa đối với đảo Baengnyeong, nơi có 5.000 dân thường cũng như các đơn vị quân đội, được xem là nghiêm trọng và chưa từng có tiền lệ.

Năm 2010, tàu hải quân Cheonan của Hàn Quốc đã bị đắm ở khu vực đảo Baengnyeong, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Sau đó, cũng vào năm này, Triều Tiên nã pháo vào đảo gần đó Yeonpyeong, khiến 4 người chết.

Cảnh báo của ông Kim Jong-un được hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải vào ngày hôm nay. Nó đặc biệt đáng chú ý bởi tính chi tiết, cụ thể của đe dọa, khi ông Kim yêu cầu các binh sỹ thuộc đơn vị pháo binh biến hòn đảo thành “biển lửa”.

Lãnh đạo Kim Jong-un đã lệnh cho “chỉ huy chụp ảnh các vị trí của kẻ thù chìm trong lửa cháy trong cuộc chiến và gửi các bức ảnh về Bộ chỉ huy tối cao”, KCNA cho hay.

“Một khi lệnh đã được đưa ra, các binh sỹ phải bẻ gãy sườn của kẻ thù, cắt hoàn toàn khí quản của chúng và cho chúng thấy một cuộc chiến thực sự là như thế nào”, ông Kim cho hay.

Các mục tiêu ưu tiên trên đảo bao gồm các trạm radar, các bệ phóng tên lửa chống hạm Harpoon và các trạm phóng tên lửa đa năng 130mm, các bệ pháo bích kích 150mm, ông Kim nêu rõ.

Một quan chức hành chính trên đảo Baengnyeong, Kim Young-Gu, cho biết các hầm trú ẩn khẩn cấp dân sự trên đảo đã được huy động hết và mọi hội đồng làng đều được đặt trong tình trạng báo động cao.

“Không có cuộc di cư lớn của người dân trên đảo về lục địa. Nhưng thực sự chúng tôi cũng thấy sợ”, ông Kim Young-Gu cho hay.

Đài truyền hình đưa tin người dân ở nhiều đảo biên giới Hàn Quốc mặc sẵn quần áo chuẩn bị cho lệnh báo động khi đi ngủ.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng nói rõ những quy định liên quan đến với các tàu bè hải quân xâm phạm vào biên giới biển mà nước này công nhận. Các đơn vị pháo xạ phải bắn cảnh báo vào tàu chiến kẻ thù tiến gần đường biên giới và sau đó phá hủy chúng nếu chúng vượt qua, KCNA dẫn lời lãnh đạo Triều Tiên cho hay.

Biên giới biển tranh chấp giữa hai miền Triều Tiên ở ngoài khơi bờ biển tây đã là nơi diễn ra nhiều cuộc đụng độ hải quân gây đổ máu vào năm 1999, 2002, 2009.


Vũ Quý

Theo AFP

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay