Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Tàu Trung Quốc lại xâm nhập vùng biển tranh chấp

3 tàu của chính phủ Trung Quốc hôm nay đã xâm nhập vùng biển tranh chấp, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho hay, trong bối cảnh mối quan hệ vốn căng thẳng giữa 2 nước càng trở nên phức tạp sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.

Posted Image

Tàu Trung Quốc và Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Theo lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, các tàu giám sát biển của Trung Quốc đã có mặt gần quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư vào khoảng 9h30 sáng giờ địa phương.

“Nhật Bản không thể chấp nhận điều này. Hành động này là vô cùng đáng tiếc”, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nói trong một cuộc họp báo hôm nay. Ông Kishida nói thêm rằng Bộ ngoại giao Nhật Bản đã truyền tải những ý kiến phản đối này tới đại sứ quán Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa 2 “người khổng lồ” châu Á đã trở nên lạnh nhạt vì cuộc tranh chấp lãnh thổ, vốn gây ra các cuộc biểu tình chống Nhật trên khắp Trung Quốc hồi năm ngoái.

Các cuộc biểu tình và tẩy chay hàng hoá đã khiến các doanh nghiệp Nhật hoạt động tại Trung Quốc bị tổn hại nghiêm trọng.

Một số nhà quan sát đã cảnh báo rằng các căng thẳng ngoại giao có thể dẫn tới xung đột quân sự, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng trong khu vực.

Hồi tháng trước, Nhật Bản cho biết một tàu chiến Trung Quốc đã ngắm bắn radar vào một tàu Nhật Bản và một tàu khác của Trung Quốc ngắm bắn vào một trực thăng. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gọi những hành động đó là “khiêu khích” và “nguy hiểm”.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Nhật Bản phải thực hiện một chính sách ngoại giao tinh tế với Trung Quốc trong bối cảnh thế giới đang tìm kiếm sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với các lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn chống lại Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng mới đây.

An Bình

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghị sĩ EU: Chính sách bành trướng của Trung Quốc gây bất ổn Biển Đông

Thứ bảy 16/02/2013 05:30

(GDVN) - Các nhà lập pháp EU cũng khẳng định họ thấy rõ "sự bất ổn và mối đe dọa đối với thương mại quốc tế" do "chính sách bành trướng của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm cả ở Biển Đông gây ra

Posted ImageNghị sĩ EU Werner Langen

Đài GMA Philippines ngày 15/2 đưa tin, một nhóm 5 Nghị sĩ Liên minh Châu Âu (EU) đã đến thăm Philippines từ ngày 14/2 và lên tiếng khẳng định ủng hộ Manila kiện đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông ra Hội đồng trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh nên chấp thuận ra tòa nhằm ngăn chặn 1 cuộc xung đột quân sự có thể nổ ra trên Biển Đông.

Mặc dù EU không có tranh chấp và liên quan trực tiếp đến khu vực Biển Đông nhưng nhóm 5 Nghị sỹ này cho rằng việc Philippines kiện Trung Quốc là một "động thái tốt" để tìm kiếm một giải pháp hòa bình nhằm hóa giải nguy cơ xung đột.

Trưởng đoàn Nghị sỹ EU, Werner Langen nói trong cuộc họp báo: "EU đứng về phía Philippines (trong vụ kiện Trung Quốc - PV). Đó là sự quan tâm của tất cả các quốc gia thành viên EU về việc chúng ta giải quyết những vấn đề tranh chấp liên quan đến nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua việc tuân thủ các điều ước quốc tế."

Trung Quốc còn thời hạn đến ngày 21/2 này để trả lời chính thức và dứt khoát, có chịu cùng ra tòa với Philippines hay không.

"Cách lựa chọn giải quyết vấn đề thông qua trọng tài là một giải pháp", Nghị sỹ Langen nói, "Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ chấp nhận tham gia (vụ kiện này) vì nó sẽ khiến hai bên cùng đi đến một giải pháp."

Các nhà lập pháp EU cũng khẳng định họ thấy rõ "sự bất ổn và mối đe dọa đối với thương mại quốc tế" do "chính sách bành trướng của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm cả ở Biển Đông gây ra trong bối cảnh nước này liên tục tăng cường sức mạnh quân sự.

"Chúng ta cần đàm phán trực tiếp và cũng cần các cuộc đàm phán quốc tế để tìm ra một giải pháp, nếu không, sẽ xuất hiện một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và điều này không bao giờ là tin tốt lành đối với nhân loại", Nghị sĩ Robert Goebbels cho biết.

"EU rất chia sẻ với những giải pháp của Philippines và chúng ta thấy lựa chọn của Manila là nhằm cố gắng để buộc Trung Quốc phải chấp nhận trọng tài", Nghị sĩ Goebbels nói thêm.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy (Nguồn: GMA)

=====================

Đúng là tự sát về mặt ngoại giao!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Mỹ khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam”

Cập nhật lúc 11:35 18/02/2013 (GMT+7)

Tạp chí Christian Science Monitor của Mỹ mới đây có dòng chữ khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam”.

Thời gian qua, một số tờ báo Mỹ đã nói về tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và các nước châu Á. Tuy nhiên, bài viết vừa qua trên Christian Science Monitor - tờ báo khá lớn, thuộc thể loại báo chính trị, phát hành cả ở Mỹ và quốc tế - là bài đầu tiên ở Mỹ có dòng chữ khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam”, mặc dù đó là lời phát biểu của cá nhân anh Trần Đình Thắng.

Anh Trần Đình Thắng là một Việt kiều Mỹ sống cùng bố mẹ ở West Hartford, bang Connecticut. Gia đình anh sang Mỹ từ năm 1991. Sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí ở đại học Uconn, Trần Thắng tiếp tục lấy bằng thứ hai về quản lý và kỹ thuật, rồi anh làm việc cho công ty Electric Boat. Hiện Thắng là kỹ sư của công ty Prat & Whitney, một nhà sản xuất linh kiện máy bay.

Posted Image

Anh Trần Đình Thắng đang có trong tay bộ sưu tập quý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Theo thông tin cho biết, hiện anh Thắng có trong tay 150 tấm bản đồ và ba tập bản đồ cổ Trung Quốc, trong đó chỉ ra rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc như nước này tuyên bố, mà thực ra là thuộc về Việt Nam.

Các chuyên gia về biển Đông nói rằng, nếu các tranh chấp biển đảo được đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế, bộ sưu tập bản đồ của Trần Thắng có thể được dùng làm bằng chứng lịch sử để phản bác các đòi hỏi của Trung Quốc. “Là người Việt, tôi có nghĩa vụ giữ gìn đất nước”, Trần Thắng nói. Anh bảo rằng anh luôn mong muốn biến những suy nghĩ của mình thành hành động.

Theo Lao Động

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Bạc Hy Lai không chịu hợp tác

Thứ Hai, 18/02/2013 23:36

Việc xét xử cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai nhiều khả năng sẽ diễn ra trong bí mật vì ông không chịu hợp tác với giới chức Trung Quốc.

Thông tin này được đăng tải trên trang báo mạng Boxun hôm 17-2. Một nguồn tin chính phủ tiết lộ rằng khó có thể tiến hành phiên xử ông Bạc do vị quan chức ngã ngựa này đến nay vẫn “lạnh lùng” với Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.

Chỉ duy nhất một lần ông Bạc đồng ý nói chuyện với những người mà ông cho là “ngang hàng” với mình, song dường như không có kết quả khả quan.

Posted Image

Ông Bạc Hy Lai. Ảnh: ĐẠI CÔNG BÁO

Khi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương chuyển hồ sơ của ông Bạc cho cơ quan điều tra, ông đã từ chối ký tên vào biên bản bắt giữ và khăng khăng phủ nhận mọi cáo buộc. Lúc đó, một sĩ quan cấp cao nói với ông Bạc rằng nếu “hoàn toàn hợp tác, ông sẽ được khoan hồng đặc biệt, có thể chỉ chịu mức án 15 năm hoặc thậm chí ít hơn nữa. Nếu cứ một mực “bướng bỉnh” thì ông sẽ bị đối xử nghiêm khắc”. Nguồn tin dẫn lời ông Bạc nói rằng nếu bị gán các tội danh tham nhũng, nhận hối lộ và bao che tội phạm, ông sẽ công bố tên các quan chức cao cấp phạm những tội nặng hơn. Điều quan trọng bây giờ đối với chính quyền Bắc Kinh là thuyết phục ông Bạc mềm mỏng hơn, bởi vì dù có xét xử bí mật thì không có gì bảo đảm rằng thông tin sẽ không bị rò rỉ. Hơn nữa, nguồn tin còn nghĩ đến trường hợp ông Bạc giả vờ hợp tác khiến mọi chuyện càng khó kiểm soát. Bên cạnh đó, nguồn tin xác nhận tin đồn ông Bạc tức giận, dẫn đến đột quỵ và được đưa vào Bệnh viện Quân y Bắc Kinh 301 là sự thật.

Gia Hòa

===============

Nguồn tin dẫn lời ông Bạc nói rằng nếu bị gán các tội danh tham nhũng, nhận hối lộ và bao che tội phạm, ông sẽ công bố tên các quan chức cao cấp phạm những tội nặng hơn.

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU.

Share this post


Link to post
Share on other sites

New York Times: Lần ra trụ sở hacker của Bộ Quốc phòng Trung Quốc

Theo New York Times ngày 19/2, một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc chịu trách nhiệm về loạt các vụ tấn công mạng bí mật nhằm vào các cơ quan quan trọng ở Mỹ.

Posted Image

Tòa nhà 12 tầng ở ngoại ô Thượng Hải được Mandiant tìm ra dựa trên các dấu vết để lại của nhóm hacker.

Thông tin này được tiết lộ trong bản báo cáo dài 60 trang được công bố hôm 19/2 bởi Mandiant - một công ty an ninh mạng của Mỹ đã dành 6 năm nghiên cứu hoạt động của nhóm hacker mang biệt danh "Comment Crew". Theo triều tra của các công ty an ninh mạng Mỹ kết hợp với tình báo nước này, các hacker làm việc tại đây là các sĩ quan quân đội hoặc được thuê làm việc cho Đơn vị 61.398. Họ được biết đến ở Mỹ bằng các biệt danh như “Comment Crew” hoặc “Nhóm Thượng Hải”.

Lần theo dấu vết của các hacker, Mandiant đã lần ra trụ sở của nhóm là một tòa nhà 12 tầng nằm giữa một khu đông đúc nhà hàng, tiệm massage và các công ty nhập khẩu rượu vang ở đường Đại Đồng, ngoại ô thành phố Thượng Hải. Trụ sở nhóm hacker được xác định thuộc sở hữu của đơn vị mật danh 61.398 thuộc Phòng 2, Cục 3 của quân đội Trung Quốc (PLA), đây chính là nơi bắt nguồn một loạt các cuộc tấn công mạng nhằm vào các công ty, các tổ chức, cơ quan chính phủ quan trọng của Mỹ.

Mandiant cũng phát hiện ra các hacker dùng địa cùng địa chỉ IP tham gia tấn công mạng ở Mỹ để đăng nhập Facebook và Twitter cá nhân. Điều đó đã giúp công ty dễ dàng theo dõi và tìm ra danh tính thực sự của họ. Ngoài ra, Mandiant còn tìm thấy một bản tài liệu nội bộ của China Telecom thảo luận về quyết định cài đặt đường dây cáp quang tốc độ cao cho Đơn vị 61.398.

Posted Image

Kevin Mandia - Giám đốc điều hành Mandiant.

New York Times dẫn thông tin từ bản sao tài liệu được Mandiant cung cấp cho biết, mục tiêu của các hacker này không chỉ là các công ty thương mại lớn của Mỹ mà đang ngày càng tập trung vào các công ty có liên quan đến cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ khi điện, khí và nước. Một trong những mục tiêu của họ là hơn 60% hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt ở Bắc Mỹ.

Trong khi sự tồn tại và hoạt động của Đơn vị 61.398 không được đề cập tới trong bất kỳ một văn bản chính thức nào của quân đội Trung quốc. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích tình báo, những người đã tiến hành điều tra cơ quan này, thì đó là trung tâm hoạt động gián điệp máy tính của Trung Quốc.

Sự tồn tại của nó đã được nhắc đến trong một bản báo cáo năm 2011 của Viện nghiên cứu an ninh Virginia rằng đó là một thực thể chuyên "nhắm mục tiêu vào các cơ quan hàng đầu của Mỹ và Canada và có nhiều khả năng liên quan tới các vụ tấn công thu thập tin tình báo chính trị, kinh tế và quân sự".

Posted Image

Một trong những mục tiêu của những kẻ tấn công có nguồn gốc từ một đơn vị của Bộ Quốc phòng Trung Quốc là hơn 60% hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt ở Bắc Mỹ.

Các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã từng nhiều lần tuyên bố đất nước họ không tiến hành các vụ hacker trong lãnh thổ Mỹ và nói rằng đó là một hoạt động bất hợp pháp hay họ cũng là nạn nhân của các hoạt động này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các vụ hacker từ Trung Quốc nhằm vào Mỹ tăng đáng kể. Mandiant đã phát hiện hơn 140 vụ tấn công của Comment Crew từ năm 2006 tới nay. Tình báo Mỹ và các công ty an ninh mạng cho biết họ phát hiện khoảng hơn 20 nỗ lực tấn công an ninh mạng từ Trung Quốc mỗi ngày.

Nghị sĩ Mike Rogers - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ - cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng báo cáo của Mandiant "hoàn toàn phù hợp với các tin tình báo đã thu thập được".

Tommy Vietor, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết Nhà Trắng đã "nhận thức" được nội dung báo cáo và đã "nhiều lần tăng mối quan tâm ở cấp cao nhất" về các hoạt động tình báo của các quan chức cấp cao Trung Quốc, gồm cả quân đội và sẽ tiếp tục làm như vậy.

Ngoài ra, chính phủ Mỹ đang lên kế hoạch bắt đầu tăng cường tự vệ chống lại các hoạt động phá hoại an ninh mạng từ phía Trung Quốc.

Nguồn; giaoduc.net.vn

===================================================

Đúng là mấy bạn tàu , chơi xấu, ném đá dấu tay, lần này xấu hổ quá

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sức mạnh 'lá chắn thép' Bastion trấn giữ biển Đông

Thứ tư, 20/2/2013, 10:19 GMT+7

Việt Nam sở hữu Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển có khả năng tấn công mục tiêu xa đến 300 km và bảo vệ một tuyến bờ biển chống tác chiến đổ bộ của đối phương lên đến 600 km.

Thủ tướng thị sát tổ hợp tên lửa bờ

Đoàn 681 Hải quân, Quân chủng Hải quân được trang bị Tổ hợp tên lửa bờ Bastion và Tổ hợp ra đa bờ Monolit-B. Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.

Posted Image

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion Việt Nam đang sở hữu.

Cùng với các loại vũ khí hiện đại khác như các phi đội máy bay SU-27/30 tác chiến không và biển; tàu ngầm kilo phục kích dưới mặt nước; các loại tàu hộ vệ tên lửa cao tốc trang bị mạnh như Molniya 'tia chớp' và hộ vệ hạm tàng hình Gepard 3.9 tác chiến trên mặt nước; các hệ thống tên lửa có thể cất giấu trong các containner như Club-K hay Kh-35 đảm bảo yếu tố bí mật bất ngờ, nhất là tổ hợp tên lửa Bastion-P có sức mạnh hủy diệt ghê gớm... Có thể giúp Việt Nam xây dựng chiến lược 'chống tiếp cận' hết sức hữu hiệu trước các nguy cơ đến từ hướng biển, đồng thời tạo sức mạnh răn đe với bất kỳ kẻ thù nào dám manh động xâm phạm chủ quyền biển đảo của nước ta.

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion được bắt đầu thiết kế và phát triển trong thời kỳ Xô Viết vào những năm 80. Nhưng chỉ vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 mới được đưa vào trong biên chế và xuất khẩu ra nước ngoài. Một số tổ hợp đã được Việt Nam và Syria đặt mua. Khách hàng tiềm năng tiếp theo là Velezuela.

Đầu năm 2011, Hạm đội Biển Đen, Lữ đoàn pháo binh - tên lửa số 11 (tên gọi Anapa) nhận được tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển cơ động thứ 3 "Bastion". Hai tổ hợp trước đã được biên chế vào lữ đoàn vào năm 2010. Lữ đoàn 11 được trang bị trong biên chế trước đây là: Pháo tự hành phòng thủ bờ biển SU-130mm A-222 và tổ hợp tên lửa chống tàu "Redoubt".

Đây là tổ hợp vũ khí rất mạnh, một trong những tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển tốt nhất, có khả năng cơ động cao, sử dụng tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm 3M55 "Yakhont" ("Onyx").

Posted Image

Tổ hợp tên lửa Bastion. Tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển cơ động Bastion có khả năng tiêu diệt tất cả các tàu chiến, tàu vận tải, tàu xuống các loại, tấn công các mục tiêu đơn lẻ hoặc tấn công các cụm tầu thuyền chiến đấu, đồng thời có thể tấn công các cụm binh lực đổ bộ đường biển, đường không, các cụm binh lực trang bị nặng cho các hoạt động đột phá. Tổ hợp có thể hoạt động trong điều kiện hỏa lực đối phương rất mạnh, khả năng gây nhiễu điện từ và chế áp điện tử của đối phương cao nhất. Tổ hợp tên lửa Bastion có khả năng tấn công mục tiêu xa đến 300 km và bảo vệ một tuyến bờ biển chống tác chiến đổ bộ của đối phương lên đến 600 km.

Biên chế của tổ hợp: Tên lửa chống tàu K-130 "Yakhont" trong các thùng phóng dạng container; Xe phóng đạn (SPM K340P) trên thân xe Kamaz- 43101, với biên chế kíp xe là 5 chiến sĩ, hoặc trên xe MZKT-7930 kíp xe 3 người; Xe điều khiển tên lửa MBU K380P trên thân xe MZKT-65 273 với kíp xe điều khiển là 4 người; Thiết bị quản lý thông tin kỹ thuật đầu đạn tên lửa với thiết bị điều khiển bay trên tên lửa đất đối biển; Hệ thống điều khiển hỏa lực tự động ASBU; Tổ hợp trang bị hậu cần kỹ thuật; Xe vận tải và nạp đạn TLV K342P được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P; Xe hỗ trợ trực sẵn sàng chiến đấu; Hệ thống huấn luyện; Hệ thống máy bay trực thăng chỉ thị mục tiêu.

Bên cạnh cấu hình Tổ hợp nêu trên, còn thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như: Hệ thống ra-đa ngắm bắn bờ biển tự hành Monolit-B, hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E (gồm ra-đa Oko băng sóng đề-xi-mét gắn trên máy bay trực thăng Ka-31).

Biên chế tiêu chuẩn của tổ hợp Bastion: 4 ống phóng tên lửa thẳng đúng trên hai xe vận tải-bệ phóng đạn "Yakhont", kíp lái 3; 1-2 xe điều khiển hỏa lực (kíp lái 5 người); 1 xe hỗ trợ trực sẵn sàng chiến đấu; 4 xe vận tải nạp đạn; Bổ sung cho tổ hợp Bastion có thể có rada tìm kiếm và và phát hiện mục tiêu tầu trên mặt biển, chỉ thị mục tiêu Monolit B trên xe, tầu cơ động và trên máy bay trực thăng chiến đấu.

Thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu 5 phút. Sau đó Tổ hợp có thể tấn công liên tục 8 tên lửa. Cơ số đạn của tổ hợp: max 24 tên lửa "Yakhont" cho 2 bệ phóng. Thời gian phóng liên tiếp là 2,5s cho một tên lửa. Sau khi triển khai sẵn sàng chiến đấu, Tổ hợp sẽ trực chiến đấu trong vòng 24 tiếng không cần sự hỗ trợ của tranh bị dự phòng. Thêm xe hỗ trợ trực sẵn sàng chiến đấu là 30 ngày. Thời gian khai thác sử dụng tổ hợp 10 năm.

Posted Image

Sơ đồ tác chiến của hệ thống tên lửa chống tầu Bastion-P.

Tên lửa chống tàu "Yakhont" ("Onyx") được thiết kế và chế tạo theo sơ đồ khí động học với những cách hình thang vuông gấp lại được và mở ra khi phóng, để ổn hướng và điều hướng, đồng thời các van điều hướng luồng phụt, tại phần đáy đạn và hệ thống tạo luồng hút tại chóp mũi đạn, giúp đạn tên lửa tự ổn định và xoay theo hướng phóng dự kiến. Tên lửa có hệ thống dẫn đường tổ hợp (hệ thống đạo hàng quán tính và hệ thống tự dẫn radar ở giai đoạn cuối của quỹ đạo bay của tên lửa. Tên lửa dùng động cơ phản lực công xuất lớn, bay với tốc độ siêu âm (động cơ phản lực dòng khí thẳng với ống phóng tăng tốc sử dụng thuốc phóng dạng rắn. Động cơ có bộ phận nạp khí đồng trục ở đầu tên lửa và ống chụp đầu tên lửa hình nón.

Thông số kỹ thuật tên lửa "Yakhont" ("Onyx"): Chiều dài: 8,0 m; Đường kính: 0,70 m; Sải cánh: 1,7 m; Khối lượng: 3000 kg; Ống phóng container kín chiều dài: 8,9 m; Đường kính: 0,72 m; Khối lượng với ống phóng container TNS: 3.900 kg; Khối lượng đầu đạn: 200 kg; Tốc độ trên cao: 750 m/s (2,6 М); Tốc độ trên mặt nước tầm thấp: 680 m/s (2 М); Tầm bay của tên lửa: Khi tên lửa bay với tầm cao thay đổi theo quỹ đạo bay: (Giai đoạn đường bay cuối- 40 km)- 300 km; Khi tên lửa bay thấp với tầm bay cao là: 15 m - 120 km; Tầm bay cao của tên lửa 10-14.000 m; Động cơ phản lực: SPVRD; Lực đẩy: (кН) 4000; Khối lượng dầu T-6, 200 kg; Ống tăng tốc phản lực: Thuốc phóng dạng rắn; Khối lượng động cơ phản lực, 500 kg.

Hệ thống điều khiển: Trong giai đoạn bay hành trình - Đạo hàng quán tính; Trong giai đoạn cuối của quỹ đạo - dẫn đường bằng radar đơn xung, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết; Tầm phát hiện mục tiêu của radar: 50 - 70 km; Góc tìm kiếm và phát hiện mục tiêu ± 45°; Thời gian sẵn sàng hoạt động của radar khi bật: 2 phút; Khối lượng của radar - 85 kg; Điều kiện hoạt động của radar tự dẫn - biển động cấp 7.

Những đặc điểm kỹ chiến thuật của tên lửa "Yakhont" ("Onyx"): Tấn công mục tiêu ngoài đường chân trời; Chế độ tự động hóa hoàn toàn (bắn - quên); Có nhiều quỹ đạo bay khác nhau (thấp; cao và thấp); tốc độ bay siêu âm trên tất cả các tầm bay khác nhau; Khó nhận biết bằng radar trên boong tầu do sử dụng công nghệ tàng hình (stealth); Có thể sử dụng trên mọi phương tiện mang: tầu nổi, tầu ngầm và các phương tiện phóng trên mặt đất.

Tên lửa chống tàu "Yakhont" ("Onyx") lúc đầu được chế tạo như một tên lửa đa dụng, được lắp trên máy bay, tàu chiến nổi, tàu ngầm, đồng thời trên các bệ phóng trên mặt đất: Tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển Bastion; Tàu ngầm dự án 885 "Ash";

Tàu phóng tên lửa cỡ nhỏ dự án 1234.7 "Rolling"; Các tàu tuần biển dự án 22350 "Đô đốc Gorskov", kế hoạch đóng 20 chiếc tàu loại này (10 tàu trong 10 năm).

Posted Image

Sơ đồ hoạt động của tên lửa chống tàu Yakhont.

Nguyên tắc hoạt động của tên lửa "Yakhont"

Sau khi tên lửa được phóng khỏi ống phóng, động cơ tăng tốc sử dụng nhiên liệu rắn khởi động, ống khởi động được đặt trong buồng đốt của động cơ tên lửa, trong vòng vài giây, ống tăng tốc sẽ tăng tốc tên lửa lên đến 2M. Sau khi cháy hết, ống tăng tốc được đẩy ra ngoài bằng luồng khí và bắt đầu hoạt động của động cơ hành trình chính. Động cơ đẩy tên lửa bay với tốc độ 2,5M theo quỹ đạo đường đạn đã được nạp trong máy tính trên tên lửa.

Radar tự dẫn trên đầu đạn có thể khóa mục tiêu như tầu tuần dương trên khoảng cách đến 75 km. Sau khi phát hiện và khóa mục tiêu. Máy tính sẽ hạ độ cao của tên lửa xuống còn 5-10 m so với mặt nước biển, làm giảm đến tối thiểu khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không trên tầu đối phương trong trường hợp địch phát hiện ra.

Chế độ hạ độ cao bay của tên lửa thấp hơn độ cao phát hiện của radar làm gián đoạn khả năng bám tên lửa của các loại vũ khí phòng không, tốc độ siêu âm và độ cao thấp trong giai đoạn bám và tự dẫn tấn công mục tiêu làm cho đối phương không thể chặn đánh được tên lửa.

Lần thứ hai radar được bật lên để bắt mục tiêu trong giai đoạn cuối, dẫn đường và đưa tên lửa vào mục tiêu. Thời gian ngắn và tầm xa của radar cho phép sử dụng các radar đơn xung có độ chính xác không cao. Lần bật radar thứ nhất ở độ cao cho phép xác định mục tiêu, lựa chọn mục tiêu của từng tên lửa theo cụm tàu và loại trừ các mục tiêu giả. Đây là tính năng rất hiệu quả của Yakhont. Tương tự như máy bay cảm tử của Nhật trong thế chiến thứ 2, vụ tấn công của tên lửa Yakhont với số lượng lớn đảm bảo khả năng tiêu diệt các tàu xuồng rất cao. Và do tốc độ cao > 2M. Khả năng tiêu diệt tên lửa ở tầm gần là không thể.

Một trong những đặc trưng của Yakhont là chương trình phần mềm nhân tạo chạy trên máy tính đầu đạn. Nó cho hiệu quả chiến đấu rất cao khi bắn loạt tên lửa. Trong trường hợp bị tấn công ồ ạt với số lượng lớn các tàu, chương trình trên đầu đạn tự chọn và đánh giá độ quan trọng của mục tiêu, lựa chọn tọa độ và phương thức tấn công. Đồng thời, chương trình cũng lựa chọn khả năng chống lại tác chiến điện tử và lựa chọn phương án tránh góc bắn của hỏa lực phòng không đối phương để tấn công tầu.

Khi tiêu diệt mục tiêu trong đội hình, các tên lửa còn lại chuyển hướng sang các mục tiêu khác, loại trừ khả năng 2 tên lửa cùng tiêu diệt một mục tiêu. Tính năng chiến thuật này được đảm bảo bằng máy tính trên tên lửa có hình ảnh của các loại tàu và các thông số khác, cho phép xác định loại cụm tàu và tàu (vận tải, tuần dương, tầu tuần tiễu, tầu sân bay, và tàu xuồng của lực lượng đổ bộ biển, từ đó tấn công mục tiêu quan trọng nhất).

Trong điều kiện phát triển sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân, các tổ hợp tên lửa này cho phép bảo vệ vững chắc vùng biển, bờ biển của quốc gia. Đồng thời, cũng phải sử dụng tác tổ hợp tên lửa có tầm bắn gần, dưới 120 km Bal-E, tên lửa chống tầu Club-M có tầm bắn đến 150 km. Đồng thời phát triển các loại pháo tự hành bờ biển, tạo thành hệ thống phòng thủ lớp vững chắc vùng bờ biển.

Theo Tiền Phong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quân đội Trung Quốc mạnh cỡ nào?

Posted ImageCác năng lực quân sự ngày càng tinh vi của Trung Quốc tiềm tàng làm thay đổi một cách cơ bản cán cân chiến lược của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nhân dịp ra mắt cuốn thứ 12 trong tập sách Châu Á Chiến lược của NBR (Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu Á) - với tựa đề Châu Á Chiến lược 2012-13: Thách thức Quân sự của Trung Quốc, chúng tôi đã trò chuyện với Giám đốc Nghiên cứu Châu Á Chiến lược, ông Ashley J. Tellis (Carnegie Endowment for International Peace). Trong cuộc phỏng vấn này, Tiến sĩ Tellis thảo luận về những kết luận chính trong cuốn sách và lập luận rằng các năng lực quân sự ngày càng tinh vi của Trung Quốc tiềm tàng làm thay đổi một cách cơ bản cán cân chiến lược của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- Cuốn Châu Á Chiến lược năm ngoái đã nghiên cứu sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ, những tác động đối với châu Á-Thái Bình Dương, và phản ứng của các nước châu Á khác và Mỹ. Trọng tâm của cuốn sách năm nay thu hẹp ở phạm vi các tác động về năng lực quân sự tiến bộ của Trung Quốc. Tại sao ông lại quyết định chỉ tập trung vào khía cạnh sức mạnh của Trung Quốc?

Chúng tôi chủ ý thu gọn trọng tâm của cuốn sách năm nay bởi vì các năng lực quân sự của Trung Quốc giờ đã trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự ổn định của châu Á - Thái Bình Dương. Chúng tôi muốn nghiên cứu các quy mô cụ thể của tiến trình hiện đại hóa đó, đặc biệt là các khả năng từ chối - tiếp cận của Trung Quốc, bởi vì dường như chúng tôi thấy rằng các yếu tố đó có tiềm năng lớn nhất làm thay đổi sự cân bằng chiến lược của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tôi luôn quan điểm rằng sự thành công của châu Á là một hàm gồm ít nhất 2 hệ số chủ chốt. Thứ nhất là khả năng của Mỹ trong việc đảm bảo một môi trường khu vực bình yên nhờ khả năng phóng chiếu sức mạnh của nước này tới các vùng ven biển châu Á. Thứ hai là năng lực quân sự của các nước trong khu vực tiếp tục trong trạng thái cân bằng.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc đầu tư vào các năng lực từ chối chiến lược trong thập niên qua rõ ràng đã khiến cho hệ số thứ nhất thay đổi. Và mặc dù người ta không chú ý nhiều đến điều đó, tôi nghĩ năng lực của Trung Quốc cũng đang ảnh hưởng tới hệ số thứ 2 và phá vỡ sự ổn định của các cán cân trong khu vực mà chúng ta vốn cho là hiển nhiên.

Nếu các năng lực từ chối của Trung Quốc thực sự đe dọa triệt tiêu cả hai hệ số này - khả năng phóng chiếu sức mạnh của Mỹ và các cán cân trong khu vực vốn đang dần đông cứng lại trong 30-40 năm qua - thì phạm vi giờ đã được đặt ra cho một số chuyển đổi hệ quả ở châu Á - Thái Bình Dương.

Posted ImageẢnh minh họa

Vì vậy, chúng tôi cảm thấy chủ đề này đáng được nghiên cứu sâu hơn. Lần cuối cùng chúng tôi nghiên cứu các năng lực quân sự của Trung Quốc là cách đây 6 năm. Trong cuốn Châu Á Chiến lược 2005-06, chúng tôi đã trình bày một đánh giá sâu rộng về chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Năm nay, chúng tôi nghĩ nên tập trung vào các mức độ năng lực cụ thể để đánh giá chúng ảnh hưởng như thế nào đến hai hệ số nêu trên. Và chúng tôi thấy rằng các năng lực từ chối tiếp cận của Trung Quốc đang tác động rất lớn dọc theo cả hai yếu tố này. Các chương của cuốn sách đưa ra nhiều đánh giá thấu đáo về mức độ thế nào và tại sao lại như vậy.

- Liệu sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc có đe dọa đến sự ổn định khu vực? Các láng giềng của Trung Quốc đã nỗ lực điều chỉnh những lo lắng chiến lược như thế nào cho phù hợp với sự phụ thuộc kinh tế ngày càng lớn của họ vào Trung Quốc?

Liệu các năng lực quân sự của Trung Quốc có đe dọa ổn định hay không là vấn đề về các yếu tố cấu trúc chứ không phải các yếu tố ngoại giao. Trong khi Trung Quốc tiếp tục đưa ra các cam kết ngoại giao với khu vực, những cam kết này tự thân chúng không đủ để làm thay đổi các yếu tố quan trọng trên thực tế.

Đúng vậy. Hầu hết các nước châu Á đang phản ứng theo cách đó - tức là, họ đang nhận các cam kết ngoại giao cho những gì họ xứng đáng. Tuy nhiên, vẫn có những lo lắng cao độ giữa các láng giềng của Trung Quốc, bởi họ biết rằng cán cân quyền lực đang thay đổi theo hướng bất lợi cho họ. Sự thay đổi đó đang diễn ra giữa một thời điểm mà họ thấy sức mạnh quân sự của Mỹ đang ngày càng bị thách thức ở châu Á, sức mạnh kinh tế của Mỹ đang ngày càng yếu đi, và năng lực quân sự của chính họ ngày càng nhỏ bé so với Trung Quốc. Chính những thay đổi quan trọng này đang tác động đến những toan tính của các láng giềng của Trung Quốc hơn là những gì đang diễn ra trên lĩnh vực ngoại giao.

Hơn nữa, các nước châu Á rõ ràng đang bị trói buộc. Thậm chí họ đã thấy rõ những thay đổi quan trọng trong cán cân quyền lực, họ cũng biết rõ thực tế có một sự tương thuộc kinh tế ngày càng lớn với Trung Quốc. Các láng giềng của Trung Quốc không muốn gì hơn là có điều tốt nhất của cả hai thế giới - cũng là hợp lý đối với bất kỳ chủ thể nào trong tình huống này. Họ muốn tất cả các lợi ích thương mại có được từ sự tương thuộc đó, nhưng họ cũng muốn những miễn trừ xuất phát từ việc có một cán cân quyền lực có lợi. Thật không may, không có cách nào dễ dàng để điều chỉnh chu trình đó.

Ở mức độ mà sự tương thuộc kinh tế ngày càng tăng giữa Trung Quốc và khu vực có thể dẫn tới những đồng cảm lớn hơn giữa các chủ thể trong khu vực thì chắc chắn đó là một diễn tiến tích cực. Tuy nhiên, phải nói rằng thực tế tiến trình này xảy ra đồng thời với những gì là sự chuyển đổi các năng lực quan trọng đã khiến nhiều đối tác khu vực do dự về việc liệu các lợi ích kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc, rốt cuộc, có đạt tới nhận thức về các khả năng quân sự mạnh mẽ hơn hay không.

Về mặt lịch sử, khu vực đã giải quyết vấn đề này bằng cách dựa vào Mỹ. Ngay cả nếu các cán cân quân sự suy giảm trong một số trường hợp cụ thể, thì các nước châu Á đã tìm được sự an ủi từ thực tế rằng Mỹ đã cung cấp cho họ sự bảo vệ. Bởi vì sự bảo vệ này rất mạnh, các chủ thể trong khu vực có thể tiếp tục trao đổi mậu dịch với Trung Quốc, ngay cả khi cuối cùng Trung Quốc phát triển nhanh hơn họ.

Tuy nhiên, những gì hiện đang phá vỡ tính toán truyền thống này là việc Mỹ dường như đang lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế, mà điểm kết thúc của nó vẫn còn chưa rõ ràng. Do vậy, sự chắc chắn về tương lai của cường quốc quân sự Mỹ ngày càng giảm đi, đặc biệt là khi Trung Quốc phát triển thành công các năng lực từ chối. Vì thế, chúng ta hiện đang sống ở một thời khắc chuyển giao quan trọng, nơi mọi quốc gia trong khu vực đều thấy lo phiền vì bất trắc về tương lai.

Ai cũng hy vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ trở lại bình thường và Mỹ sẽ chứng kiến một thời kỳ phục hồi tăng trưởng kinh tế sau khi tác động khủng hoảng kinh tế kết thúc. Mọi người đều hy vọng Mỹ sẽ có thể thực hiện một cuộc hồi sinh với các năng lực kinh tế lớn hơn. Và hy vọng nhờ một sự kết hợp đổi mới công nghệ, các chế độ vận hành mới, và các mối quan hệ đối tác chiến lược, Mỹ sẽ có thể phục hồi khả năng về các đảm bảo an ninh. Nếu hy vọng đó trở thành sự thật, sẽ có một sự đảo ngược về trạng thái cân bằng truyền thống. Nhưng nếu có bất kỳ yếu tố nào trong số này không trở thành hiện thực theo cách mà khu vực kỳ vọng, thì khi đó, chúng ta nhiều khả năng sẽ tiến vào một thời kỳ bất ổn nghiêm trọng trong những năm sắp tới.

- Trong phần giới thiệu cuốn sách, ông nói rằng, với vai trò là một cường quốc dẫn đầu thế giới, Mỹ đối mặt với một thế tiến thoái lưỡng nan: khi bảo đảm cho sự ổn định của hệ thống quốc tế và khuyến khích sự tương thuộc kinh tế, Mỹ cho phép sự trỗi dậy của các đối thủ tiềm năng - chẳng hạn như Trung Quốc - mà sự trỗi dậy này có thể làm mất ổn định hệ thống khi họ tìm cách đảo lộn hoặc thay đổi trật tự hiện thời theo ý mình. Liệu có cách nào tránh được hoặc giảm bớt những tác động của nghịch lý này không?

Theo tôi nghĩ, thế tiến thoái lưỡng nan mà Mỹ đang đối mặt với hy vọng quản lý được sự tương thuộc và an ninh sẽ là thế khó chủ đạo trong ít nhất nửa đầu tiên của thế kỷ. Không có giải pháp dễ dàng nào cho điều này.

Giải pháp duy nhất sẽ làm thỏa mãn cả về tư duy lẫn thực tiễn là giải pháp bắt nguồn từ việc củng cố quyền bá chủ của Mỹ. Nếu Mỹ tìm ra một cách để trở lại dưới dạng phục hồi kinh tế của chính nước này, nếu họ tìm được một cách để có những phát kiến mới cho phép nước này chi phối nền kinh tế toàn cầu thêm một thế hệ nữa, thì khi ấy, theo tôi, kết quả này sẽ mang lại những giải pháp tốt nhất cho thế khó đó. Đặc biệt, nó sẽ có tác động phục hồi nguyên trạng như trước. Nó tái tạo những điều kiện đã tồn tại khi Mỹ đặt hệ thống thương mại toàn cầu vào đúng vị trí - hệ thống mà sau đó trở thành nền tảng cho sự tương thuộc toàn cầu.

Nếu Mỹ không thể làm được như thế, nếu họ không thể trở lại và tái thiết các nền tảng cho sức mạnh kinh tế của mình, thì nước này sẽ phải triền miên đứng trước các lựa chọn không hề dễ chịu. Trung tâm của vấn đề sẽ là các câu hỏi: Liệu Mỹ có thể tiếp tục gánh chịu phí tổn duy trì một thể chế toàn cầu mà sẽ ngày càng tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh hơn? Thêm nữa, liệu điều này có thể là một sự đầu tư vững chắc?

Như thế có nghĩa là Mỹ có thể không đạt được nhiều lợi ích như các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là khi các đối thủ cạnh tranh bắt đầu tạo ra những thách thức ngày càng lớn hơn trong đấu trường quân sự. Thế khó này sẽ ngày càng cấp bách và gây rắc rối nếu Mỹ không thể thực hiện một sự phục hồi kinh tế. Tin tốt là không gì ngăn được Mỹ thực hiện điều này. Mỹ vẫn là quốc gia đổi mới nhất trong tất cả các nền kinh tế toàn cầu.

Nếu Mỹ xoay xở được điều đó, trong số nhiều điều khác, thì không có lý do gì mà những chuyển đổi đang diễn ra trong nền kinh tế thật ở Mỹ không được đáp lại bởi sự đúng đắn trong nền kinh tế tiền tệ. Nói về nền kinh tế thật, có rất nhiều tin tức thú vị tiềm ẩn. Mỹ hiện đang trở nên độc lập cao điểm về năng lượng lần đầu tiên trong rất nhiều thập niên; nước này đang trên đỉnh của một cuộc cách mạng công nghiệp mới với các công nghệ như sản xuất 3-D; nước này vẫn dẫn đầu xuất sắc về các công nghệ quân sự then chốt; và Mỹ vẫn là trung tâm đơn lẻ lớn nhất về sản xuất khoa học và công nghệ trên thế giới.

Vì vậy trong một nền kinh tế thật, mọi thứ trông không tồi tệ như đôi khi chúng được mô tả. Nhưng bí quyết sẽ là thiết lập một trạng thái tài chính bền vững để có thể tạo ra một môi trường thân thiện hơn nhằm nuôi dưỡng các cuộc cách mạng này trong nền kinh tế thật. Nếu chính trị của chúng ta cho phép chúng ta thực hiện các lựa chọn khôn ngoan về chiến lược, chúng ta rốt cuộc sẽ có thể tạo ra một môi trường quốc gia cực kỳ thuận lợi cho một sự lặp lại của thành công Schumpeterian trong nền kinh tế toàn cầu. Và đó thực sự là những gì tôi nghĩ các mục tiêu trung hạn và ngắn hạn nên hướng tới.

- Hồi tháng 1, chính phủ Mỹ thông báo một chính sách "tái cân bằng chiến lược" để thích nghi với những chuyển đổi sức mạnh địa chính trị trên toàn cầu về phía châu Á-Thái Bình Dương. Ông có nghĩ chiến lược này sẽ thành công, và theo ông nước Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức nào?

Quyết định của chính phủ Mỹ nhằm tái cân bằng hướng tới Thái Bình Dương là điều vừa cần thiết vừa không thể tránh khỏi. Cần thiết là bởi vì khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay là trung tâm về chính trị và kinh tế toàn cầu. Không tránh khỏi là bởi vì mọi nước đều sẽ buộc phải chuyển hướng các nguồn lực của họ tới những nơi mà họ có thể thu về những lợi ích lớn nhất và đối mặt với những thách thức lớn nhất. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương rõ ràng chứa đựng cả hai yếu tố này. Vì vậy tôi nghĩ nếu chính quyền Obama không tuyên bố tái cân bằng thì chính quyền kế nhiệm sẽ làm vậy.

Nên nhớ rằng khi chính quyền George W. Bush nhậm chức, đã có nhận thức rằng Mỹ sẽ phải tập trung vào châu Á - Thái Bình Dương. Thực tế, nếu bạn nhớ tất cả các tuyên bố chính thức của chính quyền trước ngày 11/9 thì sẽ thấy chúng đều tập trung vào cách thức kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Định hướng đó cho thấy cốt lỗi của cân bằng chiến lược. Chính quyền đã nhận ra từ rất sớm rằng các khoản đầu tư lớn được thực hiện ở bên trong châu Âu và Trung Đông sẽ dần dần bị thay thế thiên về một sự ràng buộc mới với châu Á.

Thật không may, sự kiện 11/9 đã xảy ra và Mỹ đã dính líu vào các khu vực Nam Á và Trung Đông nhiều hơn bao giờ hết. Những can thiệp ở Nam Á và Trung Đông là kém khôn ngoan, bởi vì chúng là những ép buộc xuất phát từ sự cần thiết tạm thời chứ không phải là bộ điều khiển của xu hướng bền vững nào đó. Động lực lâu dài vẫn là châu Á, bởi vì đó là nơi có lịch sử tăng trưởng. Thực vậy, nếu các sự kiện quanh 11/9 không xảy ra, nước Mỹ đã dịch chuyển năng động hơn nhiều theo trọng tâm hướng tới châu Á - Thái Bình Dương của mình. Chính quyền Obama chỉ đơn giản là tìm lại được điểm mà những cơn bốc đồng ban đầu của chính quyền Bush đã dẫn đến. Đó là điều đúng đắn cần làm.

Trở ngại lớn nhất đối với tái cân bằng là các nguồn lực bị hạn chế. Các ý định là đúng, đường hướng là chuẩn, nhưng liệu Mỹ có đủ các nguồn lực để thực thi một sự cân bằng thành công hay không là điều còn chưa rõ. Theo tôi, để tái cân bằng thành công, nước Mỹ phải hoàn thành 3 nhiệm vụ chiến lược.

Thứ nhất, Mỹ phải duy trì quyền bá chủ khu vực của mình thông qua áp dụng sức mạnh quốc gia toàn diện - quân sự, kinh tế và chính trị... Thứ hai, Mỹ phải đủ sức loại bỏ được những thách thức từ chối mà một số nước như Trung Quốc ở Viễn Đông và Iran ở Vịnh Ba Tư thể hiện. Thứ ba, Mỹ phải duy trì các năng lực quân sự hùng mạnh toàn diện trong khu vực để làm tiêu tan bất kỳ một sự cạnh tranh an ninh cục bộ nào giữa các nước trong khu vực - và đôi khi là giữa chính các đồng minh của nước này.

Liệu Mỹ sẽ có các nguồn lực để thực thi hiệu quả một chiến lược mà sẽ đạt được 3 mục tiêu này, theo tôi, vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải. Chưa có lời giải là bởi vì chúng ta chưa chắc chắn liệu Mỹ có thành công trong sự chuyển đổi kinh tế của chính nước này hay không. Chúng ta sẽ biết vào cuối thập niên này rằng liệu Mỹ có đủ khả năng ổn định tình hình tài chính và vận hành chính trị hiệu quả để cho phép nước này ra các quyết định sáng suốt nhằm đưa đất nước tới đích mong muốn.

- Do mối quan hệ vốn đã sóng gió mà điển hình là những nhận thức sai và hồ nghi chiến lược ngày càng tăng, làm sao Mỹ và Trung Quốc có thể tránh được một thế khó về an ninh vốn đang leo thang thành xung đột?

Không may là Mỹ và Trung Quốc đã bị kẹt trong một thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh. Đó là một thế khó mà cả hai bên sẽ phải giải quyết trong vài thập niên, và không hề có một lối thoát dễ dàng.

Chừng nào Trung Quốc còn tiếp tục tăng cường các năng lực của mình, Mỹ sẽ vẫn phải lo lắng về những gì mà sự phát triển đó báo hiệu cho cả an ninh khu vực lẫn vị trí đứng đầu khu vực của chính Mỹ. Trung Quốc sẽ tiếp tục lo âu về việc liệu Mỹ có đầu tư vào các chiến lược quyết đoán hơn nhằm chế ngự sự phát triển của mình hay không. Đây là bản chất của con người, và không phải là thứ có thể giải quyết một cách thần kỳ. Cả hai bên phải xử lý thế khó theo các cách ngăn cho tình hình biến thành xung đột mở.

Sự vươn dậy của các cường quốc lớn luôn dẫn tới những thời kỳ bất an trong chính trị quốc tế. Chúng ta đã có nhiều ví dụ lặp đi lặp lại trong quá khứ, khi mà sự vươn dậy của các cường quốc góp phần làm gia tăng ngờ vực và thậm chí cả xung đột. Nếu may mắn, chúng ta có thể tránh được những tác động nặng nề nhất - một cuộc xung đột không giới hạn quyết liệt và lan truyền.

Tôi nói rằng "nếu chúng ta may mắn" một phần bởi vì mức độ tương thuộc kinh tế luôn cản trở tiềm năng xung đột. Sự hiện diện của các vũ khí hạt nhân là một trở ngại nữa đối với tiềm năng và mức độ xung đột. Mặc dù vậy, tình hình sẽ vẫn cần rất nhiều nỗ lực từ cả hai phía nhằm ngăn chặn một sự bùng phát chiến tranh thực sự. Hơn nữa, cả hai bên sẽ phải làm rất nhiều điều đúng đắn để tiết chế cuộc cạnh tranh của họ. Tuy nhiên, tôi nghĩ cuộc cạnh tranh này sẽ tiếp tục tồn tại trong một thời gian dài.

Sam Nguyễn theo NBR

*Tác giả Greg Chaffin là một chuyên gia về các vấn đề an ninh và chính trị tại NBR (Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu Á - The National Bureau of Asian Research).

(Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt)

Share this post


Link to post
Share on other sites

New York Times: Lần ra trụ sở hacker của Bộ Quốc phòng Trung Quốc

Theo New York Times ngày 19/2, một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc chịu trách nhiệm về loạt các vụ tấn công mạng bí mật nhằm vào các cơ quan quan trọng ở Mỹ.

===================================================

Đúng là mấy bạn tàu , chơi xấu, ném đá dấu tay, lần này xấu hổ quá

Quân đội Trung Quốc bắt tạm giam phóng viên BBC vì chụp trộm ổ hacker

Phóng viên John Sudworth đài BBC

Thông tấn xã Đài Loan ngày 20/2 đưa tin, một phóng viên kỳ cựu của đài BBC vừa bị giới chức quân sự

Hồng Lỗi: Trung Quốc cũng là "nạn nhân" của "nhóm hacker Thượng Hải"

Trung Quốc bắt tạm giam sau khi cáo buộc phóng viên này đã tìm cách chụp trộm căn cứ quân sự đơn vị 61398.

Phóng viên John Sudworth đã bị giới chức quân sự Trung Quốc yêu cầu giao nộp toàn bộ cuộn phim đã chụp căn cứ quân sự này.

Trước đó, công ty an ninh mạng Mandian ngày 19/2 công bố, đơn vị mật danh 61398 chính là một "ổ hacker" được quân đội Trung Quốc thành lập để chuyên đánh phá hệ thống máy tính của chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ thông qua mạng Internet.

Báo The New York Times cho biết, 61398 thuộc Phòng 2 Cục 3, một đơn vị tình báo kỹ thuật - công nghệ của quân đội Trung Quốc. Ổ hacker này có trụ sở đặt tại một tòa nhà 12 tầng ở Phố Đông, Thượng Hải.

Cả Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận thông tin này, thậm chí Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh cũng là "nạn nhân" của nhóm hacker Thượng Hải, nhưng không đưa ra được bằng chứng.

Theo đài VOA, John Sudworth và một số phóng viên nước ngoài khác đang định tiếp cận chụp ảnh tòa nhà của "ổ hacker" 61398 thì bị lực lượng an ninh ngăn lại, John Sudworth bị bắt tạm giam.

Giới chức quân sự Trung Quốc yêu cầu cánh phóng viên này phải giao nộp toàn bộ phim ảnh đã chụp mới được tha, trong lúc đó phóng viên hãng Reuters đã nhanh tay chụp thêm được một số ảnh.

Theo giaoduc.net.vn

======================

Chúng nó che dấu tội lỗi

tệ quá

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quân đội Trung Quốc bắt tạm giam phóng viên BBC vì chụp trộm ổ hacker

Phóng viên John Sudworth đài BBC

Thông tấn xã Đài Loan ngày 20/2 đưa tin, một phóng viên kỳ cựu của đài BBC vừa bị giới chức quân sự

Hồng Lỗi: Trung Quốc cũng là "nạn nhân" của "nhóm hacker Thượng Hải"

Trung Quốc bắt tạm giam sau khi cáo buộc phóng viên này đã tìm cách chụp trộm căn cứ quân sự đơn vị 61398.

Phóng viên John Sudworth đã bị giới chức quân sự Trung Quốc yêu cầu giao nộp toàn bộ cuộn phim đã chụp căn cứ quân sự này.

Trước đó, công ty an ninh mạng Mandian ngày 19/2 công bố, đơn vị mật danh 61398 chính là một "ổ hacker" được quân đội Trung Quốc thành lập để chuyên đánh phá hệ thống máy tính của chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ thông qua mạng Internet.

Báo The New York Times cho biết, 61398 thuộc Phòng 2 Cục 3, một đơn vị tình báo kỹ thuật - công nghệ của quân đội Trung Quốc. Ổ hacker này có trụ sở đặt tại một tòa nhà 12 tầng ở Phố Đông, Thượng Hải.

Cả Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận thông tin này, thậm chí Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh cũng là "nạn nhân" của nhóm hacker Thượng Hải, nhưng không đưa ra được bằng chứng.

Theo đài VOA, John Sudworth và một số phóng viên nước ngoài khác đang định tiếp cận chụp ảnh tòa nhà của "ổ hacker" 61398 thì bị lực lượng an ninh ngăn lại, John Sudworth bị bắt tạm giam.

Giới chức quân sự Trung Quốc yêu cầu cánh phóng viên này phải giao nộp toàn bộ phim ảnh đã chụp mới được tha, trong lúc đó phóng viên hãng Reuters đã nhanh tay chụp thêm được một số ảnh.

Theo giaoduc.net.vn

======================

Chúng nó che dấu tội lỗi

tệ quá

Cái này các cụ nhà ta bảo: "Lạy ông! Tôi ở bụi này!"

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc nổi khùng vì Tập Cận Bình được đề cử Nobel Hòa bình

Infonet.vn

Thứ tư 20/02/2013 10:06

Tờ Người Thượng Hải của Trung Quốc đã có bài báo phản ứng lại với bài xã luận được đăng trên Forbes, trong đó phân tích lý do tại sao nên đề cử giải thưởng Nobel Hòa bình cho ông Tập Cận Bình và gọi đề cử này là một “nỗi xấu hổ”.

Tập Cận Bình 'phát tín hiệu' đẩy mạnh cải cách ở Trung Quốc

Thay đổi 'bất ngờ' của ông Tập Cận Bình và chính quyền Trung Quốc

Tập Cận Bình tiết lộ đường lối đối ngoại

Tập Cận Bình: Nếu không chặn tham nhũng, Trung Quốc sẽ sụp đổ

Những thử thách đầu tiên của ông Tập Cận Bình

Hình ảnh ấn tượng của Tập Cận Bình

Một bài xã luận được đăng trên Forbes với những phân tích về các lý do tại sao nên đề cử giải thưởng Nobel Hòa bình 2013 cho ông Tập Cận Bình – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và sẽ là Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong tương lai gần.

Posted Image

Bài báo chỉ ra rằng, với việc ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư là một bước tiến lớn cho sự phát triển của Trung Quốc. Trong thời gian 3 tháng nắm giữ quyền lực vừa qua, ông Tập đã liên tiếp đưa ra những chính sách cải cách mạnh mẽ trong nội bộ Đảng của mình cũng như những bước tiến trong việc “bảo vệ nhân quyền” và quyền lợi của người dân.

Trích đăng bài báo có đoạn như sau: “Ủy ban giải Nobel Hòa Bình được kêu gọi để đóng vai trò đáng chú ý hơn. Những việc làm nhân đạo gợi ý một giải thưởng cho ông Tập có thể thay đổi cả Trung Quốc và thế giới. Trung Quốc, trên thực tế, quan tâm một cách sâu sắc uy tín quốc tế của mình. Nhận được giải thưởng Nobel Hòa bình sẽ là một trong những phần thưởng mạnh mẽ nhất đối với những người ủng hộ cải cách sâu rộng”.

Tuy nhiên, ngay lập tức, tờ Người Thượng Hải của Trung Quốc đã có phản ứng mạnh mẽ và có phần gay gắt với những nhận định này của Forbes, cho rằng tác giả bài viết trên là “ngu ngốc” và gọi giải thưởng Nobel Hòa Bình này là một “nỗi xấu hổ”.

Tờ Người Thượng Hải nhận định rằng đề cử giải thưởng cho ông Tập Cận Bình là “vô nghĩa”, khi mà nhà nước và giới truyền thông Trung Quốc đang muốn phá bỏ việc trao giải thưởng một cách quá dễ dàng và từ bỏ suy nghĩ giải thưởng là một điều gì đó quan trọng.

Bài viết trên báo Trung Quốc cũng không đồng tình với ý kiến cho rằng giải thưởng sẽ khiến cho Trung Quốc thay đổi. Tiếp đó, tác giả đã nhắc đến giải thưởng Nobel Hòa bình 2009 của Tổng thống Mỹ Barack Obama và cho rằng nó không hề xứng đáng.

Với lời lẽ tiêu cực, tác giả bài viết cho rằng ông Obama đã không xứng đáng với những “kỳ vọng” mà giải Nobel Hòa bình 2009 đã đặt ra cho ông. Tác giả gọi Tổng thống Mỹ là “quân phiệt và hiếu chiến như người tiền nhiệm” là Tổng thống George W. Bush.

Kết luận bài viết, Tờ Người Thượng Hải đã đưa ra nhận định “Trao giải thưởng cho Tập Cận Bình sẽ còn đáng xấu hổ hơn cả việc trao nó cho Obama”.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc “xem thường” giải thưởng này. Năm 2010, giải Nobel Hòa bình được trao cho ông Lưu Hiểu Ba. Ông Lưu bị bắt năm 2009 vì bị nghi có dính líu tới việc “xúi giục chống phá nhà nước” và bị kết án 11 năm tù. Chính quyền Trung Quốc đã ngăn cản việc trao giải thưởng và cho rằng trao giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu sẽ mang tới một thông điệp sai trái.

Phan Sương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Sét đánh nhà thờ ở Vatican: Không phải điềm báo!


Khi hay tin Giáo hoàng Benedict tuyên bố từ chức, một trong những hồng y của ngài đã thốt lên rằng thông tin “giống như tia chớp xé ngang bầu trời trong xanh”. Chỉ vài giờ sau một cơn bão hiếm gặp quét qua Rome và hai tia sét đánh trúng nhà thờ Thánh Peter.

Posted Image

Hình ảnh sét đánh nhà thờ ở Vatican ngày Giáo hoàng tuyên bố từ chức.

Nhà thờ Thánh Peter nằm ở Rome là một trong những nơi linh thiêng nhất của đạo Công giáo. Bão sét thường không xảy ra vào mùa đông mà thường xuất hiện ở Vatican vào mùa xuân hoặc mùa hè.

Nhưng đúng vào ngày Giáo hoàng Benedict, 85 tuổi, bất ngờ tuyên bố quyết định thoái vị vì không đủ sức thực hiện công việc, điều chưa từng có tiền lệ đối với một giáo hoàng đang tại vị trong suốt 600 năm qua, không phải là một, mà là hai tia sét đã đánh trúng mái vòm của nhà thờ Thánh Peter.

Phóng viên ảnh hãng thông tấn AFP đã thu giữ được khoảnh khắc này. Filippo Monteforte cho biết khi đó anh đang tránh mưa cạnh các cột của nhà thờ và trời khá lạnh. “Tia sét đầu tiên rất lớn, bầu trời sáng rực. Nhưng tôi đã không chụp được. Tôi đã gặp may ở lần hai và đã có thể chụp được vài tấm khi mái vòm bị sét đánh trúng”.

Posted Image

Bức tượng Chúa Jesus ở Brazil cũng nhiều lần bị sét đánh.

Một số người cho rằng sét đánh ngay sau khi Giáo hoàng tuyên bố thoái vị là một hiện tượng bất thường và có thể là một dấu hiệu hoặc cảnh báo từ Chúa Trời.

Tuy nhiên, giới chuyên gia khẳng hiện tượng sét đánh ở Vatican vào ngày Giáo hoàng tuyên bố thoái vị hoàn toàn là hiện tượng tự nhiên, thuộc về khí tượng học. Đây chỉ là một sự trùng hợp hoàn toàn ngẫu nhiên và cũng không phải là lần đầu tiên nhà thờ Thánh Peter bị sét đánh trúng trong bão. Lý do bởi nhà thờ cao 138m, là cấu trúc cao nhất nhì trong khu vực. Ngoài ra, các cột tháp là cấu trúc sắt thép, nên dễ “hấp dẫn” sét.

Bức tượng Chúa Jesus lớn nhất thế giới, cao 30m và được đặt trên đỉnh núi cao 700m ở Rio de Janeiro, Brazil, cũng nhiều lần bị sét đánh trúng. Ngoài ra, theo NASA, có khoảng 3,6 nghìn tỷ tia sét mỗi năm dội xuống trái đất, tức khoảng 8,64 triệu tia sét mỗi ngày. Chính vì vậy, hiện tượng sét đánh tháp của nhà thờ Thánh Peter trong một ngày giông bão hoàn toàn không có gì lạ.

Vũ Quý

Theo Mirror, Telegraph

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Siêu núi lửa có khả năng gây tận thế đang hình thành

Thứ tư, 20/2/2013, 08:59 GMT+7

Các nhà địa chất Mỹ phát hiện một núi lửa siêu lớn đang hình thành gần New Zealand và nó có khả năng gây tuyệt chủng diện rộng nếu phun trào.

> Những hiểm họa có thể tiêu diệt loài người

> Phát hiện siêu núi lửa ở Hong Kong

Posted Image

Hình minh họa một siêu núi lửa phun trào từ bên dưới lớp vỏ trái đất. Ảnh: IOL.

Michael Thorne, một nhà địa chất của Đại học Utah tại Mỹ, phát hiện sự hình thành của siêu núi lửa bên dưới Thái Bình Dương khi ông và các đồng nghiệp nghiên cứu các sóng địa chấn dội vào lớp vỏ trái đất, Stuff đưa tin.

Ít nhất hai khối đá khổng lồ - mỗi khối có diện tích tương đương một lục địa - đang đâm vào nhau trong quá trình di chuyển ở vùng ranh giới giữa lớp phủ và lõi ngoài của trái đất. Vị trí mà chúng tiếp xúc với nằm ở phía bắc New Zealand và ở độ sâu khoảng 2.900 km so với mặt đất. Do sự va chạm của chúng, một vùng đá nóng chảy đang hình thành. Vùng đá này có thể ngoi lên mặt đất và phun trào, khiến một vùng vô cùng lớn trên trái đất bị bao phủ bởi bụi hoặc đá nhão.

"Một đợt phun trào như thế có thể gây nên tình trạng tuyệt chủng hàng loạt trên hành tinh", Thorne nhận định.

Tuy nhiên, Thorne nói rằng mọi người không nên lo lắng, bởi siêu núi lửa ở dưới đáy vỏ trái đất chỉ có thể phun trào sau 100 tới 200 triệu năm nữa.

Trong địa chất học, lớp phủ của trái đất là lớp vỏ đá có độ dày khoảng 2.900 km, chiếm khoảng gần 70% thể tích hành tinh. Nó nằm bên dưới lớp vỏ. Lõi ngoài của trái đất có dạng chất lỏng mềm và nằm trên lõi trong (ở thể rắn). Lõi trong là phần trong cùng của địa cầu và có thể xoay với vận tốc góc hơi cao so với phần còn lại của hành tinh.

Minh Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines tuyên bố quyết kiện dù Trung Quốc từ chối ra toà

Thứ Tư, 20/02/2013 - 17:28

(Dân trí) - Philippines hôm nay tuyên bố nước này đã đi đúng hướng trong việc đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông ra toà án quốc tế, sau khi chính phủ Trung Quốc bác đơn kiện của Manila.

>> Trung Quốc trả lại Philippines công hàm kiện ra tòa quốc tế

Posted Image

Bãi cạn Scarborough, nơi Philippines và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền.

Cố vấn của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, ông Rene Almendras, cho hay chính phủ nước này đã đoán trước được rằng Trung Quốc sẽ phớt lờ kế hoạch đưa vấn đề ra Liên hợp quốc. Ông Almendras cũng nhấn mạnh rằng vụ việc sẽ vẫn tiếp tục dù Bắc Kinh không đồng tình.

“Chúng tôi sẽ theo đuổi vụ kiện dù họ có đồng ý hay không”, ông Almendras phát biểu trước báo giới.

“Tất nhiên chúng tôi cho rằng mình đang đi đúng hướng. Chúng tôi không thể bắt đầu vụ kiện nếu không có đủ cơ sở để phát đơn kiện”, ông Almendras nói thêm.

Hồi tháng trước, Philippines đã thông báo có kế hoạch đưa các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông ra Tòa án Liên hợp quốc để phân xử theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 mà hai nước đã ký kết.

Philippines muốn toà án tuyên ra phán quyết rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông là trái luật.

Nhưng Trung Quốc nói rằng nước này có chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, thậm chí các vùng biển gần bờ biển Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác.

Hôm qua, Trung Quốc chính thức bác bỏ yêu cầu của Philippines về việc ra tòa và thay vào đó muốn tiến các cuộc đàm phán song phương với Manila.

Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, việc phân xử có thể vẫn được tiến hành dù Trung Quốc từ chối tham gia.

Trung Quốc có thể từ chối tuân thủ phán quyết cuối cùng của toà án. Tuy nhiên, nếu toà án Liên hợp quốc ra phán quyết rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là trái luật, đây sẽ là một cú giáng về ngoại giao đối với Bắc Kinh.

An Bình

Theo AFP

=======================

Không khí ngoại giao bắt đầu nóng lên rồi, vụ kiện này chắc chắn sẽ xảy ra (Hưu Tốc Hỷ). Có lẽ phải qua hết mùa xuân năm nay tòa án quốc tế mới khai trương trở lại. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bóng ma chạy đua hải quân ở châu Á

Geoffrey Till, nhà sử học hải quân Anh, giáo sư môn Hàng hải, khoa Quốc phòng thuộc King's College London, bình luận về các lực lượng hải quân ở những vùng có tranh chấp chủ quyền tại Tây Thái Bình dương hiện nay. Bài viết của ông được đăng trên tạp chí "Nhà ngoại giao" của Nhật.

Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhiều cơ quan báo chí và các chuyên gia lo ngại rằng một cuộc chạy đua hải quân đang thực sự hình thành, và lo lắng về các hậu quả kéo theo. Lý do thật dễ hiểu.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy Malaysia với các tàu ngầm Scorpene; Việt Nam với chương trình mua 6 tàu ngầm Kilo; chương trình phát triển hải quân chưa từng có của Ấn Độ; và Trung Quốc với sự ra mắt của tàu sân bay Liêu Ninh và các siêu tên lửa diệt hạm. Bối cảnh hiện đại hóa hải quân trong khu vực không chỉ tạo ra sự gia tăng về số lượng khí tài, mà còn cho thấy sự thay đổi cơ bản về năng lực phòng thủ cũng như tấn công của các lực lượng.

Điều này diễn ra trùng thời điểm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông và Hoa Đông, thậm chí có thể cho rằng nó chính là hệ quả của các căng thẳng đó. Hiện cũng đang có sự tranh luận gay gắt giữa các nhà phân tích về sự tranh đua giữa chiến lược tác chiến hải-không của Mỹ với chiến lược chống can thiệp của Trung Quốc. Bức tranh hiện nay đang cho thấy sự giằng co quyết liệt giữa khả năng "tấn công" với "phòng thủ".

Posted Image

Tàu ngầm Scorpene của Malaysia. Ảnh: Adritech.com

Thực tế này liệu có phát triển thành một cuộc chạy đua vũ trang về hải quân giống như từng xảy ra giữa Anh và Đức trước Thế chiến I hay không? Và nếu đúng thế thì những hậu quả mà nó gây ra cho châu Á thái Bình dương là gì, nghiêm trọng đến mức nào?.

Có sự khác biệt rõ giữa tình hình châu Á hiện nay với châu Âu trước Đại chiến I. Hiện nay trừ một số ngoại lệ như Trung Quốc, Singapore và Ấn Độ, các nước châu Á chỉ dành một tỷ lệ nhỏ trong ngân sách quốc gia cho quốc phòng, nếu so với Anh và Đức trước đây. Tốc độ hiện đại hóa khí tài hải quân hiện nay cũng chậm hơn so với một thế kỷ trước, và việc mua sắm vũ khí ngày nay không còn phải quá lệ thuộc vào tốc độ tiến bộ công nghệ như xưa. Thật khó để nghĩ rằng một phương tiện tương ứng hiện đại, ví dụ như tầu sân bay HMS Invincible với thương hiệu mới toanh và có tính cách mạng khi đưa vào hoạt động năm 1909 nhưng bị lỗi thời ngay khi nó bị đánh chìm tại trận Jutland bảy năm sau đó, tức vào năm 1916.

Chi tiêu quốc phòng ở Trung Quốc cùng 4 nước và vùng lãnh thổ khác ở châu Á tăng lên gấp đôi trong vòng 10 năm và sẽ vượt qua chi phí quốc phòng của châu Âu năm nay, báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington cho hay.

Chi phí quốc quốc phòng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan đạt 224 tỷ USD năm 2011, "tương đương gần gấp đôi chi phí của chính họ trong năm 2000", theo báo cáo của CSIS cuối năm 2012.

Nhiều thập kỷ qua, hầu hết các nước Đông Nam Á ít chi tiền cho vũ khí, ngoại trừ mua thêm súng và xe tăng. Nay danh sách các loại vũ khí được các nước Đông Nam Á quan tâm nhiều nhất là tàu chiến, tàu tuần tra, radar, máy bay chiến đấu, tàu ngầm, tên lửa đối hạm-những loại vũ khí đặc biệt hiệu quả trong việc bảo vệ các tuyến hàng hải. (Theo Jane's)

Ngày nay các nhà lãnh đạo, giới ngoại giao và thậm chí các thủy thủ cũng không dùng thuật ngữ chạy đua hay dẫn đầu về vũ trang nữa. Các chính trị gia thì hiếm khi nào đề cập đến tên của các đối thủ mà họ cần chạy đua. Còn ở châu Âu thời trước thế chiến, các nhà lãnh đạo không ngần ngại chỉ rõ các đối thủ và cảnh báo nguy cơ nếu bị tụt hậu về quốc phòng.

Châu Âu lúc đó cũng không có các loại hiệp định có tính cơ cấu bù đắp cho nhau, thu hút các quốc gia gắn kết nhau hơn là chia rẽ các nước. Cho dù "cách thức châu Á" có những hạn chế, sự gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các cấu trúc khu vực xuyên quốc gia như ASEAN đã kiềm chế việc vi phạm cạnh tranh. Các cơ chế này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác giữa các lực lượng hải quân khu vực chống lại các mối đe dọa chung như tội phạm hàng hải núp dưới các hình thức khác nhau (hải tặc, ma túy, buôn bán người và v.v…), tổ chức nhiều cuộc tập trận song phương và đa phương và cùng nhau tiến hành đối phó với các thảm họa nhân đạo và dân sự (hoạt động cứu trợ sóng thần năm 2004). Mặc dù các lực lượng hải quân của châu Âu cũng có những hành động gắn kết với nhau trước Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng không bao giờ trở thành thường xuyên như những gì đang diễn ra ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Điều này không có ý nói rằng tất cả mọi thứ trong khu vườn hải quân đều mầu hồng, vì sự thật chắc chắn không phải như vậy. Bất kỳ ngày nào tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông cũng có thể dễ dàng gây ra một sự cố có nguy cơ biến cạnh tranh nhẹ thành một cuộc khủng hoảng quốc tế toàn diện trên biển. Tất cả các nước hiện lần đầu tiên đầu tư vào tàu ngầm - một thứ khí tài khó khăn về kỹ thuật và đòi hỏi cao về kỷ luật - đều có thể trở thành nạn nhân của một tai nạn. Những giàn khoan thăm dò dầu mọc lên như nấm xung quanh vùng biển Hoa Đông và Biển Đông sớm hay muộn cũng có khả năng trở thành hiện trường của một thảm họa hàng hải, nếu so với các sự kiện ở những nơi yên ả khác trên thế giới.

Posted Image

Chiến hạm Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Hoa Đông mùa hè năm 2012. Ảnh minh họa: Xinhua

Bất kỳ một sự cố nào trong số này xảy ra có thể sẽ rất khó xử lý tại các khu vực biển đang có tranh chấp về chủ quyền và tình cảm dân tộc chủ nghĩa gia tăng. Và thật đáng buồn, tình hình này đang là thực tế trên một vùng biển rộng lớn ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

Nhìn tổng thể thì những gì đang diễn ra ở đây chưa phải là một cuộc chạy đua về hải quân, tính đến lúc này. Nhưng cũng không loại trừ khả năng cái mà người ta đang gọi là tiến trình hiện đại hóa hải quân trong khu vực sẽ biến thành một cuộc chạy đua vũ trang.

Có một số yếu tố sẽ biến khả năng này thành hiện thực. Thứ nhất là sự thiếu minh bạch về quy mô các chương trình mua sắm vũ khí khí tài hải quân cũng như kế hoạch sử dụng chúng. Điều này khiến các nhà hoạch định tác chiến luôn phải mường tượng ra viễn cảnh xấu nhất. Thiếu minh bạch cũng gây khó khăn cho sự hoạt động của các cơ chế kiểm soát vũ khí. Trên thực tế, sau 10 năm ký kết mà Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông chưa thực thi được. Tương tự với nó là sự đình trệ trong hoạt động của các đường dây nóng giải quyết sự cố trên biển.

Thứ hai, sự phát triển ngày càng mạnh của mạng xã hội và các "công dân mạng" - những thứ vốn sẵn sàng hà hơi tiếp sức thổi bùng tình cảm dân tộc chủ nghĩa như từng xảy ra sau các sự cố trên Biển Đông và Hoa Đông trong các năm qua. Xu hướng này khiến các chính phủ gặp khó trong việc kiểm soát vấn đề, tránh căng thẳng gia tăng hoặc bùng nổ.

Tình hình hiện tại ở châu Á chưa đến mức chạy đua hải quân như châu Âu cách đây 100 năm. Nhưng cũng sẽ là quá dũng cảm nếu nói rằng sẽ không có nguy cơ chạy đua ấy, bởi nếu nhìn vào kịch bản như xung đột ở Scarbourough/Hoàng Nham hay những cao trào biểu tình ở Trung Quốc do tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku năm ngoái, hay vụ đâm tàu Trung - Nhật năm 2010. Vì thế, các nhà lãnh đạo cũng như từng thủy thủ của châu Á nên được cảnh báo liên tục, rằng công cuộc hiện đại hóa hải quân với ý nghĩa tốt đẹp của nó cũng có thể bị biến thành một cuộc đua vũ trang nay mai. Và trong tình huống đó, điều không ai muốn - thế mạnh quân sự áp đảo thế mạnh chính trị - sẽ diễn ra.

Phạm Ngọc Uyển (theo The Diplomat)

Philippines 'đi đúng hướng' trong vụ kiện TQ

Philippines ngày 20/2 cho biết nước này đang “đi đúng hướng” trong nỗ lực tìm kiếm một phán quyết từ tòa án trọng tài LHQ, nhằm bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông, sau khi chính phủ Trung Quốc từ chối theo kiện.

EU ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa LHQ

Mỹ ủng hộ Philippines kiện TQ

Posted Image

Tàu hải quân Philippines tại Biển Đông

Trợ lý của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, ông Rene Almendras cho hay chính phủ nước này đã dự đoán được việc Trung Quốc phớt lờ kế hoạch đưa vụ việc lên LHQ và nhấn mạnh rằng vụ kiện vẫn sẽ được tiến hành mà không cần tới sự chấp thuận của Trung Quốc.

“Chúng tôi vẫn sẽ theo kiện dù họ có đồng ý hay không”, ông Alemndras nói với các phóng viên. “Tất nhiên, chúng tôi vẫn đang đi đúng hướng. Chúng tôi sẽ không tiến hành nếu như chúng tôi không có đủ cơ sở để theo kiện.”

Tháng trước, Philippines đã nộp đơn kiện lên Tòa án trọng tài LHQ theo Công ước về Luật biển năm 1982 mà cả hai nước đều ký kết.

Philippines muốn tòa án ra tuyên bố rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn diện tích Biển Đông là trái pháp lý.

Hôm 19/2, Trung Quốc đã ra tuyên bố bác bỏ việc Philippines đề nghị đưa vụ việc ra tòa án quốc tế, đồng thời nhấn mạnh rằng cần phải giải quyết tranh chấp dựa trên đàm phán song phương.

Theo công ước LHQ, tòa án trọng tài vẫn có thể thụ lý đơn kiện ngay cả khi Trung Quốc từ chối tham gia.

Trung Quốc có thể lựa chọn bác bỏ phán quyết cuối cùng của tòa án. Tuy nhiên, nếu như phán quyết của LHQ cho rằng đòi hỏi của Trung Quốc là trái pháp lý thì đó sẽ là một đòn giáng mạnh về ngoại giao đối với nước này.

Theo Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình hình đối ngoại của Tung của đang theo chiều hướng rất là ...tình hình.

- Đồng minh rời xa dần do xung đột lợi ích kinh tế và chính trị, chỉ còn mỗi Pakistan có đọan biên giới chung ngắn ngũn là còn toàn tâm tòan ý với anh chệch.

- Phi luật tân quyết kiện ra tòa làm Tung Của làm lộ rõ bản chất là 1 tay chơi miệt vườn, giàu xổi. Một nền văn hóa mấy ngàn năm tự xưng thấu hiểu mọi lẽ âm dương ở đời mà hành xử bèo nhèo như thế thì cần phải xem lại coi cái lẽ âm dương đó có chính tông hay là đồ thửa lại, nhận vơ từ người khác. Một nền văn hóa thực sự có chiều sâu nội lực thì hành vi không thể nào mất văn hóa được hay ấm ớ hội tề được.

- Nhật với lịch sử hùng mạnh lâu đời của mình, quyết chơi tới bến.

- Mỹ đang tung ra thòng lọng, đang thu thập chứng lý để có nếu quất nhau thì lúc nào Mỹ cũng thuộc phe đa số. Anh Mỹ này tính ra đáo để gớm, năng lực chiến tranh trùm thiên hạ, có thể nói muốn đánh ai thì đánh, nhưng muốn đi đánh nhau với ai lúc nào cũng ra sức tranh thủ thiên hạ, tìm cho được cái chính danh trước, dù chính trị thâm sâu thì ít ai biết thực chất như thế nào nhưng lộ ra bên ngoài thì rất là chính danh. Không tìm được chính danh thì anh Sam quyết không động binh.

- Châu Âu thì già cả rồi, hiện nay không có đủ năng lực cũng chẳng có tham vọng bình thiên hạ như ai kia. Anh Sam thế nào thì chắc chắn châu Âu chỉ từ ngồi im đến đi theo anh Sam.

- Tính ra ngoài châu Phi không kể, Úc hơi e dè nhưng chắc chắn sẽ ngã theo Mỹ khi mọi chuyện rõ ràng trắng đen, còn khối Hồi giáo và Nga vẫn còn đang sắp bài.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Trung Quốc - Gốc rễ gây tranh giành nguồn nước ở châu Á

Việc Trung Quốc xây dựng thêm một loạt đập mới trên các dòng sông chảy sang nước láng giềng đang châm ngòi cuộc chiến giành nguồn nước ở châu Á.

Posted Image

Thượng lưu ngăn nước, hạ lưu khô cạn.

Châu Á, chứ không phải châu Phi, mới là lục địa khô hạn nhất của thế giới. Vốn tự hào có số đập thủy điện nhiều hơn phần còn lại của cả thế giới, Trung Quốc đã nổi lên thành một trở ngại quan trọng đối với việc xây dựng sự một thể chế hợp tác về chia sẻ tài nguyên nước. Trái ngược với các hiệp ước quốc tế và song phương về nguồn tài nguyên nước, Trung Quốc bác bỏ thỏa thuận chia sẻ, quản lý nước dựa trên luật lệ quản lý các nguồn lực chung.

Những tác động lâu dài của chương trình xây đập của Trung Quốc đối với Ấn Độ là đặc biệt rõ rệt vì chỉ riêng lưu lượng hàng năm của sông Brahmaputra chảy qua biên giới vào Ấn Độ cũng đã lớn hơn tổng lưu lượng của ba con sông chảy từ Tây Tạng vào khu vực Đông Nam Á là Mekong, Salween và Irrawaddy.Ấn Độ đã ký kết hiệp ước chia sẻ nguồn nước với cả các nước nằm ở phía hạ lưu. Hiệp ước Indus với Pakistan là hiệp lớn nhất thế giới xét theo lưu lượng dòng chảy, trong khi các hiệp ước liên quan đến sông Hằng thiết lập một nguyên tắc mới trong pháp luật quốc tế về nguồn nước bằng cách đảm bảo cho Bangladesh lượng nước công bằng vào mùa khô.Ngược lại, Trung Quốc không ký kết một hiệp ước chia sẻ nguồn nước nào với các nước láng giềng.

Hầu hết các con sông xuyên biên giới ở châu Á đều xuất phát từ lãnh thổ Trung Quốc. Cao nguyên Tây Tạng là kho lưu trữ nước ngọt lớn nhất thế giới và là nguồn gốc của các con sông lớn nhất châu Á, bao gồm cả những con sông huyết mạch của Trung Quốc và Nam và Đông Nam Á. Trung Quốc cũng là thượng nguồn của các con sông Irtysh, Illy và Amur chảy vào Nga và Trung Á.

Chương trình xây đập ngăn nước của Trung Quốc trên các con sông quốc tế như sông Mekong, Salween và Brahmaputra thường theo mô hình từ nhỏ đến to: Đầu tiên xây dựng các đập nhỏ trên thượng nguồn, sau đó xây dựng đập nước lớn hơn ở phần giữa trước khi bắt tay xây dựng các đập khổng lồ ở khu vực biên giới với một số nước láng giềng.Các đập khổng lồ hiện nằm trên sông Mekong, trong khu vực trước khi sông Mekong đổ vào Đông Nam Á. Trung Quốc đã cho xây dựng 6 đập khổng lồ trên sông Mekong, trong đó có đập Tiểu Loan có công suất phát điện 4.200 MW và cao hơn cả tháp Eiffel ở Paris. Đập Nọa Trác Độ (Nuozhadu) có công suất 5.850 MW đã bắt đầu phát điện vào mùa thu năm ngoái. Ít nhất, 4 đập thủy điện nữa đã được lên kế hoạch xây dựng ở khu vực giáp giới với các nước láng giềng.

Posted Image

Siêu đập Nọa Trác Độ ngăn dòng Mekong và có công suất phát điện tới 5.850 MW.


Hầu hết các dự án xây đập mới mà Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc công bố mới đây đều tập trung ở mạn Tây Nam có hoạt động địa chấn mạnh mẽ.

Sông Salween chảy qua những hẻm núi sâu, các đỉnh núi đóng băng và núi đá vôi ở Trung Quốc vào Myanmar và chạy dọc theo biên giới Thái Lan trước khi đổ vào Biển Andaman. Lưu vực thượng nguồn của nó là nơi sinh sống của 16 dân tộc thiểu số. Là một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất thế giới, lưu vực sông Salween có hơn 5.000 loài thực vật và gần một nửa các loài động vật ở Trung Quốc.

Quyết định chính thức xây dựng 5 đập, bắt đầu ngay bằng đập Songta ở Tây Tạng, đe dọa đa dạng sinh học của khu vực và có thể triệt tiêu nguồn sống của các bộ lạc thiểu số đang có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra, trọng lượng của hồ chứa nước khổng lồ mới có thể kích động địa chấn ở một khu vực vốn bị động đất thường xuyên.

Không một quốc gia nào chịu ảnh hưởng nặng nề của việc thay đổi dòng chảy xuyên biên giới hơn Ấn Độ. Lý do là riêng Ấn Độ đã đón nhận gần một nửa lượng nước sông chảy từ lãnh thổ Trung Quốc.. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, có tổng cộng 718 tỷ mét khối nước chảy ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc hàng năm, trong đó có 347,02 tỷ mét khối (hoặc 48,33%) chảy trực tiếp vào Ấn Độ.

Trung Quốc đã xây dựng hàng chục con đập ở thượng nguồn các sông Brahmaputra, Indus và Sutlej. Trên sông Brahmaputra, Trung Quốc đã gần xây dựng xong một con đập và đã bắt đầu xây dựng thêm 3 đập khác. Hai con đập nữa đã được lên kế hoạch xây dựng ở thượng nguồn sông Brahmaputra, trước khi xây dựng một con đập lớn ở gần vùng biên giới với Ấn Độ.

Trong khi các dự án thủy điện mới được công bố trên các sông Salween và sông Mekong là các đập chứa nước khổng lồ, Trung Quốc tuyên bố rằng việc phát điện trên sông Brahmaputra dựa vào dòng chảy tự nhiên mà không cần đến hồ chứa nước.

Tuy nhiên, không giống như Ấn Độ đối xử với Pakistan hoặc Bangladesh, Bắc Kinh không sẵn sàng chia sẻ với New Delhi về thiết kế kỹ thuật và cho phép giám sát tại chỗ.

Các dự án thủy điện tương đối lớn của Trung Quốc ở Dagu, Jiexu và Zangmu Brahmaputra có thể bao gồm các hồ chứa lớn. Các trận lũ quét từ năm 2000 đến năm 2005 đã tàn phá nặng nề hai bang Himachal Pradesh và Arunachal Pradesh của Ấn Độ có liên quan đến việc xả nước đột xuất của các đập ngăn nước ở Trung Quốc.

Trong tương lai, châu Á sẽ trở nên nóng hơn và khô hơn bởi biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên môi trường. Thách thức về nguồn nước của châu lục này càng trầm trọng thêm do tăng trưởng tiêu dùng, tưới tiêu lãng phí, công nghiệp hóa ồ ạt, ô nhiễm, suy thoái môi trường và những thay đổi về địa chính trị.Nếu muốn ngăn chặn các cuộc chiến tranh vì nguồn nước, châu Á phải xây dựng được thể chế hợp tác xuyên biên giới giữa cả các nước láng giềng ven sông. Nếu một nước ven sông có tính chất chi phối như Trung Quốc từ chối tham gia, thì các thể chế hợp tác như Ủy ban sông Mekong sẽ mất tác dụng.

Posted Image

Cuộc sống yên bình của dân chúng hạ lưu sông Mekong đang bị đea dọa.


Vốn chi phối nguồn tài nguyên nước xuyên quốc gia ở châu Á và chiếm hơn một nửa trong số 50.000 đập nước lớn trên thế giới, Trung Quốc đang kiểm soát và thao túng các dòng sông. Trừ khi Trung Quốc sẵn sàng đóng vai trò lãnh đạo để phát triển một hệ thống chia sẻ nguồn “vàng xanh”, những rủi ro kinh tế và an ninh phát sinh từ sự cạnh tranh nguồn nước châu Á ngày càng trở nên hiện hữu.

Lê Chân

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines thách thức đến cùng với Trung Quốc

Thứ Năm, 21/02/2013 --- cập nhật 07:20 AM, GMT+7

Docbao.vn Philippines hôm qua (20/2) đã thể hiện thái độ thách thức đến cùng với Trung Quốc ở Biển Đông khi tuyên bố sẽ tiếp tục đưa cuộc tranh chấp giữa hai nước ra tòa án quốc tế bất chấp sự phản đối dữ dội từ phía Bắc Kinh. Manila tuyên bố sẽ sớm đề nghị cơ quan có liên quan tại Liên Hợp Quốc lập ra một hội đồng trọng tài để giải quyết vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.

Trước đó, hôm 19/2, Trung Quốc đã chính thức bác bỏ đề nghị của Philippines về việc đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa hai nước ra giải quyết tại tòa án quốc tế theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Manila muốn Liên Hợp Quốc phân xử cái mà nước này miêu tả là “sự khẳng định và đòi hỏi chủ quyền thái quá” của Bắc Kinh đối với Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên. Trung Quốc đã từ chối đưa cuộc tranh chấp với Philippines ra tòa án quốc tế, nói rằng công hàm thông báo về vụ kiện của Manila “chứa nhiều thông tin sai lệch và những cáo buộc không thể chấp nhận nhằm vào Trung Quốc”.

Posted Image

Người Philippines biểu tình phản đối các hành động của Trung

Quốc ở Biển Đông

Phản ứng trước sự bác bỏ của Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines – ông Raul Hernandez hôm qua tuyên bố, nước này có hai tuần, bắt đầu từ ngày hôm nay (21/2) để yêu cầu Chủ tịch Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) ở Hamburg thành lập một hội đồng trọng tài nhằm tiếp tục thực hiện sáng kiến đa phương về giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

“Tiến trình sẽ được tiếp tục dù có hay không có sự tham gia của Trung Quốc. Chúng tôi dự tính sẽ mất từ 3 đến 4 năm để hoàn thành tiến trình thông qua tòa án quốc tế này”, phát ngôn viên Hernandez cho biết tại một cuộc họp báo.

Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông với một loạt nước gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông vốn là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Vì tầm quan trọng của Biển Đông, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm khu vực biển này thông qua việc đòi chủ quyền dựa trên đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò.

Trung Quốc luôn khăng khăng đòi giải quyết các cuộc tranh chấp giữa họ với các nước láng giềng ở Biển Đông thông qua đàm phán, đối thoại song phương. Người ta tin rằng, với tư cách là nước lớn, Trung Quốc không muốn quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông mà muốn giải quyết trực tiếp với từng nước nhỏ để dễ bề gây áp lực, giành thế thượng phong trong các cuộc tranh chấp nóng bỏng này.

“Chúng tôi hy vọng, tòa án quốc tế sẽ tuyên bố đường 9 đoạn vô lý của Trung Quốc, trong đó nước này đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, là bất hợp pháp và sẽ ra phán quyết yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng các quyền chủ quyền của chúng tôi đối với những vùng lãnh hải, lãnh thổ thuộc chủ quyền của Philippines”, ông Hernandez cho biết.

Bản đồ đường yêu sách 9 đoạn được Trung Quốc chính thức công bố vào năm 2009. Theo đó, Trung Quốc đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích Biển Đông, xâm lấn vào nhiều vùng lãnh thổ, lãnh hải của một loạt nước khác trong khu vực. Bản đồ đường lưỡi bò này đã vấp phải sự phản đối kịch liệt không chỉ của các nước có liên quan mà cả cộng đồng quốc tế. Bản thân nhiều người Trung Quốc cũng mơ hồ và không hiểu thực chất đường 9 đoạn hay đường lưỡi bò có nghĩa là gì.

Hôm 21/1 vừa rồi, Manila đã chính thức tuyên bố đưa cuộc tranh chấp ở Biển Đông ra tòa án quốc tế giải quyết theo UNCLOS. Mục đích của Philippines là muốn Liên Hợp Quốc tuyên bố đường 9 đoạn của Trung Quốc là “bất hợp pháp” và phi lý.

Theo lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, Chủ tịch ITLOS khi nhận được đề nghị của nước này sẽ có 30 ngày để thành lập một hội đồng trọng tài.

“Philippines đã nỗ lực tham gia vào các cuộc đối thoại ngoại giao và chính trị để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông trong suốt 18 năm qua nhưng không thành công. Chúng tôi xem tiến trình giải quyết thông qua tòa án quốc tế là lựa chọn thân thiện, hòa bình và bền vững nhất để làm rõ quyền hàng hải của các nước ven biển ở Biển Đông và cũng để đảm bảo hòa bình, ổn định cũng như sự tự do hàng hải ở khu vực”, ông Hernandez tuyên bố thêm.

Cũng trong cuộc họp báo ngày hôm qua, phát ngôn viên Hernandez đã giải thích các thủ tục theo Phụ lục VII của UNCLOS, trong đó quy định “thậm chí nếu một bên không tham gia vào tiến trình pháp lý thì nó vẫn có thể được tiếp tục cho đến khi tòa án quốc tế đưa ra một quyết định cuối cùng”.

Như vậy, bước tiếp theo là ITLOS sẽ phải thành lập một hội đồng trọng tài gồm 5 thành viên như quy định của UNCLOS. Nếu Trung Quốc từ chối chỉ định thành viên đại diện thì Chủ tịch của ITLOS sẽ buộc phải lựa chọn 4 thành viên còn lại.

Khi được hỏi liệu một phán quyết có lợi cho Philippines sẽ được thực thi thế nào nếu như Trung Quốc quyết không lùi bước trong lập trường của họ, phát ngôn viên Hernandez cho biết, đó lại là một vấn đề khác.

"Với tư cách là một nước có trách nhiệm, họ nên tuân theo và chấp nhận quyết định của tòa án quốc tế đặc biệt là khi họ cũng là một nước tham gia ký UNCLOS," ông Hernandez nhấn mạnh.

Văn phòng Tổng thống Philippines hôm qua tuyên bố, nước này “đang đi đúng hướng” trong việc đưa cuộc tranh chấp Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế.

Thư ký Nội các Philippines – ông Rene Almendras, cho biết, chính phủ nước ông vốn đã đoán trước được rằng Trung Quốc sẽ phớt lờ kế hoạch đưa vấn đề ra giải quyết tại Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Manila kiên quyết tiếp tục theo đuổi vụ kiện này đến cùng dù Trung Quốc có đồng ý hay không.

"Chúng tôi sẽ theo đuổi vụ kiện dù họ có chấp nhận tham gia hay không. Tất nhiên, chúng tôi biết là chúng tôi đang đi đúng hướng. Chúng tôi sẽ không làm thế nếu chúng tôi không nghĩ mình có đủ cơ sở để đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế”, ông Alemndras nói thêm.

Chính phủ Philippines bày tỏ sự tự tin về việc vụ kiện của họ sẽ được giải quyết tại tòa án quốc tế.

Theo VnMedia.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc mua chiến đấu cơ tối tân Su-35

Bắc Kinh và Moscow vừa đạt được thỏa thuận mua bán chiến đấu cơ Su-35 hiện đại.

Posted Image

Chiến đấu cơ Su-35. Ảnh: RIANovosti

Thỏa thuận liên chính phủ này đã được ký kết hồi tháng một, và các bên sắp bắt đầu tham vấn về việc thảo hợp đồng mua bán Su-35 vào một ngày gần đây, Voice of Russia hôm qua dẫn lời Phó Giám đốc Cục hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga, Vyacheslav Dzirkaln cho biết.

Ông Dzirkaln không đề cập số lượng máy bay cụ thể sẽ được cung cấp cho Trung Quốc, nhưng cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp nhận những máy bay có thể sẵn sàng hoạt động ngay.

Được tập đoàn Sukhoi thiết kế, Su-35 là một máy bay tiêm kích phòng không đa nhiệm, sử dụng công nghệ thuộc thế hệ thứ 5.

Su-35 do hãng Sukhoi của Nga chế tạo là loại máy bay chiến đấu đa năng có thể tấn công 8 mục tiêu cùng lúc.

Posted Image

Chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 được ra mắt thế giới lần đầu trong trong triển lãm hàng không MAKS-2009 tại Matxcơva năm 2009. Ảnh: AP.

Posted Image

Ngay khi đó, Thủ tướng Putin đã ký hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD mua của hãng chế tạo Sukhoi 48 phi cơ này để trang bị cho không quân Nga. Ảnh: AP.

Posted Image

Nhà sản xuất sẽ giao số máy bay nói trên cho Không quân Nga trước năm 2015. Ảnh: AP.

Posted Image

Su-35 thực hiện một cú chao nghiêng. Ảnh: AP.

Posted Image

Và vút lên không theo hướng gần như thẳng đứng. Su-35 là chiến đấu cơ thuộc thế hệ 4++ và sử dụng công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ 5. Ảnh: EPA.

Trọng Giáp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xõa tóc thôi miên lấy 1,5 tỷ giữa Thủ đô

Người phụ nữ vờ vào mua hàng rồi xõa tóc thôi miên để cướp tài sản ngay trong một cửa hàng ở Hà Nội.

Người đến CA phường Nam Đồng trính báo sự việc trên vào tối 18/2 là chị Vũ Hoàng Điệp, sinh năm 1990, ở ngõ 29 Nguyễn Thái Học.

Chị Điệp cho biết, khoảng 16h15 ngày 18/2, một phụ nữ vào cửa hàng của chị ở 490 Xã Đàn (quận Đống Đa) vờ mua hàng.

Thấy cửa hàng chỉ có một mình chị Điệp, đối tượng bất ngờ xoã tóc ra và chị Điệp dần khụy xuống mê man.Posted Image

Ảnh minh họa

Khi tỉnh dậy, chị Điệp phát hiện mất 35.000 euro, 1.900 USD, 48 triệu đồng và 2 điện thoại Iphone, 1 thẻ ATM.

Tổng số tài sản bị mất lên tới hơn 1,5 tỷ đồng. Hiện công an quận Đống Đa đang điều tra vụ việc.

Trong khoảng 2 năm gần đây, đã từng có một số người trình báo bị đối tượng lạ thôi miên rồi lấy đi tài sản. Tất cả các vụ việc đều xảy ra trong các cửa hàng kinh doanh.

Trong các vụ việc, công an đều vào cuộc điều tra nhưng không có vụ nào tìm ra thủ phạm, và cũng chưa từng kết luận việc thôi miên là có thật hay không.

Gần đây nhất, tại Huế, chị Trương Thị Liên Hạnh (40 tuổi, trú 333 Điện Biên Phủ) trình báo bị mất 21.000 USD và 3 triệu đồng tiền hàng cũng vì bị thôi miên.

Vụ này, CA TP Huế đã vào cuộc điều tra nhưng hiện vẫn chưa có thông tin kết luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tàu ngầm Kilo - hố đen trong đại dương

Tàu ngầm diesel/điện thuộc đề án 636 lớp Kilo, mà Việt Nam đặt mua 6 chiếc, được mệnh danh là "hố đen trong đại dương" nhờ độ ồn rất nhỏ.

Posted Image

Tàu ngầm diesel/điện Hà Nội đề án 636 lớp Kilo trong quá trình thử nghiệm ở Nga. Ảnh:shipspotting

Khái niệm "hố đen trong vũ trụ" được nhân loại biết đến từ trên ghế nhà trường. Nhiều thế hệ khoa học đã bỏ công nghiên cứu tính chất vật lý của các hố đen. Nhưng gần đây còn xuất hiện một khái niệm mới là "hố đen trong đại dương". Trái ngược với vũ trụ, đó là các hố đen nhân tạo.

Giới chuyên viên NATO đã đặt tên gọi này cho tàu ngầm diesel/điện thuộc đề án 636 lớp Kilo của Nga. Chuyên gia quân sự Victor Litovkin, biên tập viên báo "Quan sát quân sự độc lập", cho rằng cách gọi này xuất phát từ đặc điểm là độ ồn rất nhỏ của tàu ngầm lớp Kilo.

"Đó là những tầu ngầm ưu việt, được trang bị vũ khí ngư lôi, thủy lôi và tên lửa. Đặc biệt, có tổ hợp tên lửa Club, đã chứng minh tính hiệu quả trên các tàu ngầm mà Nga bán cho Hải quân Ấn Độ", Litovkin nói.

Tàu ngầm Kilo là một phương án cải tiến của Varshavyanka, loại tàu được Nga bắt đầu sản xuất dành cho xuất khẩu cách đây ba thập kỷ. Kilo bảo lưu những tính năng chính và cấu trúc của Varshavyanka, nhưng thiết bị bên trong, bộ điện tử, các phương tiện bảo đảm sinh hoạt được hiện đại hoàn toàn. Ở dưới nước, tàu Kilo có thể di chuyển với tốc độ 20 hải lý, tương đương 37 km/giờ, lặn sâu 300 m và hoạt động độc lập trong 45 ngày.

Kilo và các tàu ngầm chiến lược của Nga

Hai tàu ngầm lớp Kilo dự kiến được gửi đến Việt Nam trong năm nay. Sau khi rời xưởng đóng tàu tại St Petersburg, hai chiếc tàu đã được hạ thủy, trong đó một chiếc đang thực hiện thử nghiệm trên biển Baltic. Theo các báo chí Nga thì một trong hai tàu này được mang tên Hà Nội. Theo hợp đồng công bố năm 2009, Việt Nam sẽ nhận được 6 tàu ngầm lớp Kilo. Thỏa thuận trị giá khoảng hai tỷ USD được dự kiến hoàn thành vào năm 2016.

"Thật khó đánh giá hết ý nghĩa của những tàu ngầm này đối với Việt Nam. Với sự tham gia của tàu ngầm lớp Kilo, Việt Nam sẽ bảo vệ hiệu quả hơn nữa lãnh hải và vùng biển kinh tế, các hải đảo và giàn khoan ngoài khơi. Yếu tố hành động tổng hợp giữa lực lượng trên mặt nước và tàu ngầm rất quan trọng. Các tàu nổi phải được bảo vệ cả dưới nước. Ngược lại, khi ra biển, đặc biệt ở khu vực gần bờ, các tàu ngầm đòi hỏi sự hậu thuẫn của các tàu nổi".

Ông Viktor Litovkin nói rằng Việt Nam là một đối tác truyền thống của Nga về hợp tác quân sự - kỹ thuật. Trong thập kỷ qua, thị phần của Nga trong thị trường vũ khí Việt Nam đã đạt đến mức 90%. Hiện nay, các xí nghiệp quốc phòng Nga cũng đang nhận nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài, nhưng nhiệm vụ trước hết là thực hiện các đặt hàng quốc phòng nhà nước đáp ứng nhu cầu của quân đội và hải quân Nga. Chỉ sau đó, mới đến lượt các khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên, chuyên gia Viktor Litovkin cho rằng, các tàu ngầm được Việt Nam đặt mua thuộc trường hợp đặc biệt, khi đơn đặt hàng nước ngoài được ưu tiên hàng đầu.

Một số thông số kỹ thuật của tàu ngầm Kilo, theo wikipedia:

Trọng lượng nước rẽ:
  • 2.300-2.350 tấn khi nổi
  • 3.000-4.000 tấn khi chìm
Kích thước:
  • Chiều dài: 70-74 m
  • Chiều ngang: 9,9 m
  • Chiều cao: 6,2-6,5 m
Tốc độ tối đa
  • 10-12 hải lý khi nổi
  • 17-25 hải lý khi chìm
Khả năng lặn sâu tối đa: 300 m

Khả năng hoạt động: 45 ngày trên biển

Quân trang:
  • 8 tên lửa đất đối không SA-N-8 Gremlin
  • 6 ống ngư lôi cỡ 533 mm với 18 quả ngư lôi, tên lửa dưới nước và 24 quả mìn.

Theo Tiếng nói nước Nga

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự án bôxít Tây Nguyên: “Cảnh báo của giới khoa học dần đúng!”

(Dân trí) - “Cảnh báo của các nhà khoa học về dự án Bôxít ở Tây Nguyên đang dần đúng. Dự án vẫn được thải bằng công nghệ rẻ tiền, nhiều rủi ro... Nếu làm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế!”.

Đó là khẳng định của Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) về việc thử nghiệm 2 dự án Bôxít Tân Rai và Nhân Cơ. Tiến sĩ Sơn kiến nghị lãnh đạo Vinacomin xin Chính phủ cho dừng ngay dự án Nhân Cơ, chờ khi nào Tân Rai có hiệu quả sẽ làm tiếp. “Thuận buồm xuôi gió” cũng lỗ?

Sau chuyến khảo sát thực tế hai dự án trên ở Tây Nguyên, Tiến sĩ Sơn cho biết, đến nay dự án chẳng có gì mới so với những điều đã được cảnh báo từ 4 năm trước. Bùn đỏ - vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm, vẫn được thải bằng công nghệ nghệ “ướt” rẻ tiền và nhiều rủi ro. Công nghệ lạc hậu thì ngày càng rõ, phân xưởng khí hóa than sử dụng công nghệ của những năm 1960, phải dùng than cục tốt của Hòn Gai loại 4A.

Posted Image

Khu vực sẽ trở thành hồ chứa bùn đỏ ở dự án bô-xít Nhôm (Lâm Đồng) (ảnh minh họa)

Về hiệu quả kinh tế của dự án Tân Rai, theo Tiến sĩ Sơn, dự án đã xong (nhưng chậm tiến độ gần 2 năm) điều đó có thể “nhẩm” được ra chậm tiến độ 1 năm, riêng lãi suất huy động vốn trong quá trình xây dựng đã làm tăng tổng mức đầu tư thêm gần 1.100 tỷ đồng. Khi đi vào hoạt động, giả sử trường hợp lý tưởng: tổng vốn đầu tư đã được điều chỉnh của Tân Rai chỉ dừng lại ở mức 15.600 tỷ đồng, lãi suất huy động vốn tạm tính 7%/năm, thời gian huy động vốn là 10 năm, trả vào cuối kỳ, riêng chi phí hoàn trả vốn đầu tư (cả gốc và lãi) đã lên tới 2.220 tỷ đồng/năm.

Nếu giá nhôm kim loại trên thế giới năm 2013 sẽ đạt mức 2.300USD/tấn, thì giá xuất khẩu alumina của Vinacomin ở ven biển tối đa khoảng 345USD/tấn. Như vậy, nếu tính chi phí tiêu thụ (vận chuyển, bốc-dỡ, hao hụt) khoảng 25 USD/tấn và thuế xuất khẩu theo qui định là 20%, theo Tiến sĩ Sơn mỗi tấn alumina sẽ lỗ khoảng 124 USD, Vinacomin lỗ 74,4 triệu USD/năm. Trong trường hợp “thuận buồm xuôi gió” nhất (được miễn cả thuế xuất khẩu - ngân sách tạm thời), mỗi tấn alumina sẽ lỗ ít nhất 55 USD, mỗi năm Vinacomin lỗ ít nhất 33 triệu USD.

Gánh nặng kinh tế

Tiến sĩ Sơn cho rằng, dự án gây nguy hại cho sinh thái, nhưng bây giờ chưa thể hiện. Còn đối với Vinacomin, nếu cứ quyết tâm để thử nghiệm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế đối với cả ngành công nghiệp than ở Quảng Ninh. Khoảng 99,36% lợi nhuận thu được để Vinacomin đầu tư vào các dự án kinh doanh đa ngành (trong đó có các dự án bôxít-alumina) có nguồn gốc từ ngành than. Nếu ngành than bị mất vốn đã đầu tư vào bôxít và trong tương lai vẫn phải tiếp tục “gánh” lỗ cho bôxít (74,4 triệu USD/năm như phân tích ở trên).

“Tôi thấy buồn vì những cảnh báo của các nhà khoa học cách đây 3-4 năm đang dần đúng. Thực lòng mà nói, thâm tâm tôi cũng phải mong cho việc thử nghiệm thành công. Nhưng rất tiếc, việc thử nghiệm đến nay đã cho thấy rõ kết quả ban đầu là: chậm tiến độ, vốn đầu tư tăng, và chủ đầu tư ngày càng đuối”, Tiến sĩ Sơn cho hay.

Trước hàng loạt vấn đề, Tiến sĩ Sơn mong muốn Vinacomin 2 điều, thứ nhất, dũng cảm xin Chính phủ cho dừng dự án Nhân Cơ, chờ thử nghiệm Tân Rai “trót lọt”. Nếu có dự án Tân Rai hiệu quả mới triển khai tiếp Nhân Cơ. Thứ hai, hãy tập trung nguồn lực (vốn, thời gian, cán bộ) để phát triển ngành than ở Quảng Ninh.

“Trong tình cảnh của Vinacomin bây giờ, tiết kiệm được một đồng, giảm tổn thất được một đồng cũng quý (dừng Nhân Cơ cũng tiết kiệm được vài trăm triệu đôla). Còn trong tình cảnh chung không có alumina thì Tây Nguyên vẫn phát triển được, còn thiếu than thì cả nền kinh tế sẽ gay go”, Tiến sĩ Sơn quan ngại.

Quang Phong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bắc Kinh 'sửng sốt vì bình luận của thủ tướng Nhật'

Trung Quốc cho biết nước này "sửng sốt" trước bình luận mới đây của Thủ tướng Nhật trên một tờ báo Mỹ rằng Trung Quốc "có nhu cầu đối chọi với láng giềng". Báo Mỹ bị cho là trích dẫn sai.

Posted Image

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) và Ngoại trưởng Fumio Kishida hôm qua chuẩn bị lên máy bay tới Mỹ. Ảnh:AFP

Lãnh đạo một quốc gia rất hiếm "công kích một cách trắng trợn" nước láng giềng và xúi giục tư tưởng đối kháng, trang China.org.cn dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua cho biết và nói thêm rằng hành động này đi ngược lại ý chí của cộng đồng quốc tế.

Trong một bài phỏng vấn với báo Washington Post, được thực hiện trước chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới Mỹ, thủ tướng Nhật cho biết Trung Quốc có nhu cầu "thâm căn cố đế" trong việc đối chọi với các nước láng giềng châu Á về vấn đề lãnh thổ, bởi đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền sử dụng tranh chấp để thu hút sự ủng hộ mạnh mẽ từ trong nước.

Ông Hồng cho hay Trung Quốc cam kết tăng cường quan hệ với Nhật Bản nhưng sẽ không ngồi yên nhìn Tokyo bóp méo chính sách ngoại giao của Bắc Kinh hay đưa ra các động thái đối kháng liên quan đến vấn đề lãnh thổ. Ông Hồng hối thúc Thủ tướng Abe giải thích, làm rõ bình luận nêu trên.

Theo Xinhua, trả lời yêu cầu từ phía Trung Quốc, Tổng thư ký Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga hôm nay cho biết báo Mỹ đã trích dẫn sai tuyên bố của ông Abe về vấn đề Trung Quốc, dẫn đến hiểu lầm.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vừa đặt chân tới Mỹ và dự kiến có cuộc gặp mặt với Tổng thống Barack Obama hôm nay. Ông mong muốn thúc đẩy liên minh song phương với Mỹ và nhận được sự ủng hộ về chính sách kinh tế của Nhật.

Trọng Giáp

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lo độc chất trong quần áo Trung Quốc



Quần áo, vải sợi Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam nhưng chưa được quan tâm, kiểm soát về chất lượng và độ an toàn.


Mới đây, Tân Hoa Xã đưa tin nhà chức trách Thượng Hải (Trung Quốc - TQ) đã phát hiện chất amine thơm có thể gây ung thư trong một lô đồng phục học sinh của Công ty Âu Hà Thượng Hải (Shaghai Ouxia). Cơ quan chức năng đã đình chỉ hoạt động công ty này để điều tra và yêu cầu học sinh ở 21 trường tiểu học, trung học địa phương tạm ngưng mặc đồng phục do Công ty Âu Hà Thượng Hải cung cấp.


Thông tin này dấy lên lo ngại về chất lượng, độ an toàn của quần áo, vải sợi TQ vốn đang tràn ngập thị trường TPHCM.

Ngập chợ, siêu thị

Tại các chợ chuyên bán vải ở TPHCM như Tân Bình (quận Tân Bình), Soái Kình Lâm và thương xá Đồng Khánh (quận 5), lượng vải nhập khẩu lấn át hàng nội địa cả về số lượng lẫn mẫu mã.

Người bán hàng của sạp H.Đ tại chợ Tân Bình cho biết hầu hết các loại vải thun, voan, cotton đều là hàng nhập từ Hàn Quốc, TQ. Các loại vải để may rèm, màn cũng chủ yếu là hàng TQ, Đài Loan.

Tại thương xá Đồng Khánh, các loại thun trơn, thun bông đều được giới thiệu là hàng nhập. Hỏi hàng Việt Nam, các chủ sạp giới thiệu vài loại giá khá rẻ với màu sắc đơn điệu, mỏng và dễ bị nhàu.

Với nguyên phụ liệu may mặc, hàng nhập khẩu cũng chiếm số lượng lớn. Có rất ít sản phẩm do Việt Nam sản xuất như chỉ, nút bấm, nút nhựa. Các loại nút vải, họa tiết trang trí bán với giá khá cao được giới thiệu nhập từ Đài Loan, TQ. Ngay cả các nút cườm cao cấp để đính lên quần áo cũng được nhập toàn bộ - chủ quầy Bác Thăng trên đường Trần Hưng Đạo (quận 5) cho biết...

Theo nhiều công ty may, nguyên liệu may mặc (chủ yếu là vải) phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu không phải là chuyện mới mà đã tồn tại nhiều năm nay. Ngành may mặc trong nước phải nhập ít nhất 70% nguyên liệu từ nước ngoài, nhiều nhất là TQ.

Giám đốc một công ty may mặc khá lớn tại TPHCM cho biết công ty anh thường mua vải từ các công ty thương mại chuyên cung cấp vải và nguyên phụ liệu, thỉnh thoảng mua vải tại các chợ sỉ và hầu hết là hàng nhập từ TQ.

“Trước giờ, cả bên bán lẫn bên mua chỉ quan tâm đến chất liệu vải, giá cả, độ bền chứ không để ý đến yếu tố an toàn hay độc hại và cũng chưa nghe cơ quan chức năng nào khuyến cáo về độ an toàn đối với mặt hàng này” - anh cho hay.

Đội lốt hàng Việt Nam

Đối với quần áo, chưa có thống kê nào về lượng hàng TQ đổ về Việt Nam, đặc biệt ở 2 TP lớn Hà Nội và TPHCM nhưng hiện đâu đâu cũng có. Lực lượng QLTT thường xuyên bắt các vụ vận chuyển, kinh doanh quần áo, vải sợi không rõ nguồn gốc. Trong năm 2012, QLTT TPHCM đã tạm giữ và xử lý 107 tấn vải, 20,24 tấn quần áo nghi nhập lậu từ TQ. Ngay trong thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán (từ ngày 1 đến 14/2), Chi cục QLTT TPHCM đã phát hiện 2.600 kg vải không rõ nguồn gốc.

Trước tâm lý e ngại hàng TQ kém chất lượng, nhiều người bán đã đánh tráo xuất xứ quần áo TQ thành Việt Nam bằng cách thay nhãn mác.

Tại “thiên đường hàng nhái” Saigon Square (quận 1 - TPHCM), các loại áo thun, áo sơ mi cách điệu được quảng cáo là hàng xuất khẩu có giá 120.000 - 210.000 đồng/cái. Quần jeans nhái nhãn hiệu Guess, CK, Gap, D&G cũng chỉ trên dưới 300.000 đồng/cái... Thế nhưng, theo anh Khánh, bán quần jeans ở chợ Bình Tây, trên 50% “hàng xuất khẩu” ở Saigon Square là của TQ nên mới có giá rẻ như vậy.

Tại một số siêu thị, mặt hàng may mặc thời trang được giới thiệu là của các nhà cung cấp trong nước nhưng người mua không thể biết được đâu là quần áo may trong nước, đâu là sản phẩm của các cơ sở lấy hàng TQ về gắn mác Việt rồi đưa ra tiêu thụ.

Bà Ngô Thị Báu, Giám đốc Công ty Thời trang Nguyên Tâm, nhãn hàng Foci, cho biết từ năm 2012 đến nay, hàng may mặc TQ vào Việt Nam ngày càng nhiều và giá ngày càng giảm. Do xuất khẩu giảm nên TQ tăng cường “xả” hàng vào Việt Nam. Hàng TQ cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các doanh nghiệp nội địa ở phân khúc thấp và trung bình. Một số shop, siêu thị… bán áo thun với giá “siêu rẻ” 29.000 -30.000 đồng/cái. Chắc chắn các doanh nghiệp trong nước, kể cả cơ sở may gia công, không thể nào sản xuất được với giá này.

--------------------o0o------------------
Có thể gây ung thư


Vụ Âu Hà Thượng Hải không phải là lần đầu tiên hàng may mặc của TQ bị chính quyền nước này phát hiện không an toàn. Tháng 1/2010, hàng loạt thương hiệu thời trang trẻ em xuất khẩu của Thượng Hải bị phát hiện kém chất lượng, gây kích ứng da, ngứa, có chỉ số pH vượt tiêu chuẩn cho phép… Trước đó, nhiều vụ việc quần áo TQ chứa hàm lượng formaldehyde và chất nhuộm aromatic amine thơm vượt mức cho phép cũng bị phanh phui. Năm 2007, Úc cấm nhập chăn, mền từ TQ vì chứa hàm lượng formaldehyde gấp 10 lần cho phép...

Theo GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM, có rất nhiều hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất vải. Phải phân tích, xét nghiệm mẫu mới có thể đánh giá chính xác trong quần áo, vải sợi TQ có chứa chất độc hại gì, hàm lượng ra sao. Thông thường, nhà sản xuất sử dụng chất formaldehyde để diệt khuẩn, nấm mốc trên vải và trong quá trình dệt nhuộm thì dùng các chất tạo màu trong danh sách cấm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Theo các tài liệu nghiên cứu, những chất này có khả năng làm hại da và là tác nhân gây ung thư.

Theo Thanh Nhân – Nam Hoa

NLĐ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu hàng Đài Loan đâm tàu cá Nhật gây chết người

Hai tàu cá Nhật sáng nay lật úp ngoài khơi bờ biển phía tây Nhật Bản, sau khi bị một tàu hàng Đài Loan đâm phải, khiến một người chết và một người mất tích.

AFP dẫn lời một quan chức thuộc lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết hai tàu cá treo cờ Nhật với tổng cộng 4 người trên tàu va đụng với tàu chở hàng 13.000 tấn Wan Hai cách sân bay Kansai, vịnh Osaka 5 km về phía tây, vào lúc bình minh.

"Tất cả 4 người trên hai tàu cá bị hất xuống nước sau vụ va chạm", quan chức này cho hay. Hai trong số đó được cứu an toàn, nhưng một người được xác nhận đã chết. Lực lượng tuần duyên đang tìm kiếm người thứ 4.

Phát ngôn viên của công ty Wan Hai, Davis Kao cho hay công ty đã nhận được thông tin vào đầu buổi sáng nay rằng tàu chở hàng "Wan Hai 162" đã va chạm với hai tàu cá Nhật ở vịnh Osaka.

Tàu "Wan Hai 162" là một tàu chở hàng nhỏ, có trọng tải hơn 1.000 TEU (với các container dài khoảng 6m), Kao nói thêm và cho biết ông không có thông tin về nguyên nhân va chạm.

Báo FocusTaiwan dẫn lời phát ngôn viên cơ quan ngoại giao của Đài Loan Steve Hsia cho biết 21 thủy thủ trên tàu hàng Wan Hai vẫn an toàn và đại diện của Đài Loan ở Osaka đang theo dõi diễn biến sau vụ va quệt. Giới chức Nhật Bản đang điều tra nguyên nhân tai nạn, Hsia nói.

Trọng Giáp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón nhận bằng Di sản tư liệu thế giới

Tối 25/2, di tích Văn Miếu– Quốc Tử Giám đã vinh dự đón nhận niềm vui kép, khi đón bằng công nhận là di tích quốc gia đặc biệt và bằng công nhận di sản tư liệu thế giới cho 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê Mạc.

Gần một ngàn năm qua, Văn Miếu – Quốc Tử Giám được coi là một biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt , bởi thế việc đón nhận di tích văn hóa quốc gia đặc biệt càng làm tôn lên và khẳng định những nét đẹp văn hóa, giáo dục trường tồn của dân tộc ta. Di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám được thành lập từ Thế kỉ XI, nơi đây luôn giữ vai trò thờ tự, giáo dục, nho học lớn nhất, nơi đào tạo ra hàng nghìn bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước trong suốt thời kì phong kiến độc lập, đặc biệt có 3 vị vua của nước ta.

Posted Image

Posted Image

Văn Miếu- Quốc tử Giám đón nhận niềm vui kép

82 bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, là những tấm bia tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779) mà còn ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài, do đó có tác động to lớn đối với xã hội đương thời và hậu thế. Các bài văn bia còn ghi rõ ngày tháng dựng bia, tên của người soạn văn bia, người dựng bia. Điều này khẳng định tính xác thực, nguyên bản và duy nhất của tư liệu. Các văn bia đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước biên soạn nên về cơ bản chúng là những tác phẩm văn học vô giá. Những văn bia này được viết bằng chữ Hán với cách viết khác nhau khiến cho mỗi tấm bia như một bức tranh chữ, một tác phẩm thư pháp. Mỗi dòng chữ trên 82 tấm bia đá là nguồn sử liệu vô cùng quý giá giúp chúng ta nghiên cứu về con người và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Quý Đức, Đặng Đình Tướng...

Buổi lễ đón nhận được bắt đầu bằng lễ dâng hương lên các vị tiền nhân, thánh hiền dân tộc, của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành ủy Hà Nội. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và trưởng đại diện văn phòng UNESCO tại VN, bà Katherine – Marin đã lần lượt trao hai bằng công nhận cho di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê Mạc (1442 – 1779).

Posted Image

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi lễ

Tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: “Quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trong đó có 82 tấm bia đá Tiến sĩ triều Lê Mạc ngày càng khẳng định vị thế và tầm quan trọng đặc biệt, đây cũng là nơi phản ánh những đặc trưng rõ nét nhất nền văn hóa VN, với nguyên lý “Hiền tài là nguyên khí của uốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”, cho đến tận ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị”.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày nay đã trở thành một khu di tích đặc biệt quan trọng, một địa chỉ du lịch văn hóa nổi tiếng của Thủ đô, hàng năm thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan, cũng là điểm văn hóa du lịch được đón các đoàn khách quốc tế và Nguyên thủ quốc gia các nước đến tham quan nhiều nhất. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã viết: “Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước ta, tượng trưng của truyền thống văn hiến nước nhà”.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ: “Văn Miếu – Quốc Tử Giám là 1 trong gần 5000 di sản của Hà Nội và là quần thể di tích đặc biệt của Thủ đô, nơi đây mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc VN. Quá trình hình thành và phát triển gắn liền với các bậc hiền tài và đặc biệt là 3 vị vua, 82 bia đá tại Văn Miếu là những tấm bia duy nhất trên Thế giới còn lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm của lịch sử các khoa thi và là triết lý của thời đại về nền giáo dục và đào tạo sử dụng nhân tài”.

Thiên Lam

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay