Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Mỳ vằn thắn uống với rượu Sake. Nóng đây!

============================

TQ không sợ bị bắn cảnh cáo, Nhật Bản xây đường băng thứ hai ở Okinawa

Thứ bảy 12/01/2013 06:10

(GDVN) - Đây là nỗ lực tiếp theo của Tokyo đối phó với các hành động leo thang đòi chủ quyền của TQ đối với nhóm đảo Senkaku đang do Nhật kiểm soát thực tế.

"Nếu có chiến tranh Trung-Mỹ sẽ có chiến tranh hạt nhân toàn cầu”

"Không quân Ấn Độ sẽ đóng vai chính nếu có chiến tranh với Trung Quốc"

Trình tự quyết sách chiến tranh của Mỹ nằm trong tay Tổng thống

Nhật-Trung đánh nhau sẽ có tính hủy diệt hơn chiến tranh Malvinas

Không quân Đài Loan chỉ chống cự được 2 ngày nếu xảy ra chiến tranh?

Thời báo Hoàn Cầu lên tiếng dọa Mỹ bằng chiến tranh hạt nhân

"Washington cần sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh với Trung Quốc"

Nếu Trung Quốc chiếm đoạt đảo Senkaku sẽ xảy ra chiến tranh quy mô lớn

Tân Hoa xã đưa tin về phương án chiến tranh với Trung Quốc của Mỹ

Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa do “chủ nghĩa Monroe TQ”?

Posted Image

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba J-10 của Không quân Trung Quốc, có trọng lượng cất cánh tối đa hơn 18 tấn, hành trình tối đa, bán kính tác chiến hơn 1.000 km

Leo thang tranh chấp

Hãng Kyodo Nhật Bản dẫn lời quan chức Bộ Quốc phòng nước này tiết lộ, trưa ngày 10/1, sau khi phát hiện vài máy bay chiến đấu Trung Quốc xâm nhập “khu vực nhận biết phòng không” của Nhật Bản trên bầu trời biển Hoa Đông, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã điều máy bay chiến đấu F-15 thuộc căn cứ Naha khẩn cấp bay lên ứng phó. Máy bay Trung Quốc đã nhanh chóng bay khỏi khu vực này, không bay vào không phận Nhật Bản.

Quan chức này cho biết, những máy bay chiến đấu Trung Quốc xâm nhập khu nhận biết phòng không gồm có máy bay J-7 và J-10.

Tháng 12/2012, một máy bay của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã xâm phạm không phận Nhật Bản ở quần đảo Senkaku, sau đó liên tục có máy bay Trung Quốc bay ở khu vực lân cận. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang tăng cường cảnh giới, chưa đưa ra tuyên bố “không thuộc trường hợp đặc biệt” đối với sự kiện lần này.

Hãng AFP dẫn nguồn tin từ truyền thông Nhật Bản cho rằng, vào thứ Năm vừa qua, Nhật Bản khẩn cấp điều động máy bay chiến đấu để ngăn chặn máy bay quân sự Trung Quốc xâm nhập khu vực lân cận “đảo tranh chấp”.

Posted Image

Không quân Trung Quốc cho cất cánh máy bay chiến đấu J-10 ở sân bay Hoa Bắc.

Đài truyền hình Fuji dẫn lời quan chức Chính phủ Nhật Bản cho biết, radar quân sự Nhật Bản đã phát hiện nhiều máy bay chiến đấu Trung Quốc ở phía bắc quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát thực tế. Những máy bay chiến đấu này không xâm phạm không phận Nhật Bản, nhưng đã xâm nhập khu nhận biết phòng không của Nhật Bản.

Theo bài báo, khi Nhật Bản điều máy bay chiến đấu tới khu vực này, máy bay chiến đấu Trung Quốc đã rời khỏi. Hành động của máy bay Trung Quốc đã kéo dài liên tục đến khoảng 5 giờ chiều.

Tờ “Nam Hoa buổi sáng” Hồng Kông cho rằng, Nhật Bản có thể cho phép máy bay tiến hành “bắn cảnh báo” đối với máy bay Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp lại bằng tuyên bố rằng, họ kiên quyết phản đối “hành vi xâm phạm chủ quyền của Nhật Bản ở vùng biển và vùng trời đảo Điếu Ngư, duy trì cảnh giác cao độ đối với hành động leo thang của Nhật Bản”.

Chuyên gia Lưu Giang Vĩnh, Đại học Thanh Hoa Trung Quốc tự tin cho rằng, Trung Quốc sẽ không cảm thấy phiền phức khi Nhật Bản bắn cảnh báo. Ông nói: “Máy bay quân sự Trung Quốc sẽ không sợ điều đó, sẽ tiếp tục bay đến nơi họ muốn đến, kể cả bầu trời đảo Senkaku”.

Tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore dẫn lời Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản phủ nhận quan điểm “Nhật Bản sẽ tiến hành bắn cảnh báo đối với máy bay tuần tra Trung Quốc”, cho biết Nhật Bản không muốn làm tình hình leo thang.

Posted Image

Đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát thực tế.

Shinzo Abe thúc đẩy tăng cường sẵn sàng chiến đấu

Tờ “Asahi Shimbun” Nhật Bản cho biết, vào tuần tới, Nhật-Mỹ bắt đầu sửa đổi “Phương châm hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ”.

Căn cứ vào chỉ thị của Shinzo Abe vào cuối năm 2012, chính phủ hai nước sẽ tổ chức hội đàm quan chức ngoại giao và quốc phòng vào ngày 16/1 tại Tokyo. Cuộc hội đàm này sẽ luận chứng cho vấn đề bỏ lệnh cấm “quyền tự vệ tập thể” mà Thủ tướng ủng hộ.

Nguyên nhân quan trọng nhất sửa đổi phương châm là để ứng phó với việc tăng cường quân bị và hoạt động trên biển của Trung Quốc, cùng với sự phát triển hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên.

Chiến lược coi trọng châu Á của chính quyền Obama và việc Trung Quốc liên tục gây sức ép với Nhật Bản trong vấn đề đảo Senkaku đều trở thành nguyên nhân thúc đẩy Nhật Bản sửa đổi phương châm.

Một trong những nhân tố quyết định hai bên bàn thảo phương hướng chính là việc dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể như mong muốn của Thủ tướng.

Hiến pháp Nhật Bản cho rằng, Nhật Bản không được thực hiện quyền tự vệ tập thể, nhưng Thủ tướng hy vọng chuyển sang cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể, nhằm làm trụ cột cho việc tăng cường đồng minh Nhật-Mỹ.

Một khi cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể, vai trò của Lực lượng Phòng vệ sẽ có sự thay đổi to lớn. Thủ tướng cũng luôn muốn tăng cường Lực lượng Phòng vệ.

Posted Image

Nhật-Mỹ tăng cường khả năng tác chiến liên hợp. Trong hình là Nhật-Mỹ diễn tập đoạt đảo ở Guam, mô phỏng tình huống đảo Senkaku bị xâm lược.

Theo tờ Sankei Shimbun, ngày 9/1, chính phủ và đảng cầm quyền quyết định nghiên cứu bổ sung chi 20 tỷ yên (khoảng 228 triệu USD) ngân sách để đẩy nhanh tiến độ “xây dựng đường băng thứ hai” ở sân bay Naha tại tỉnh Okinawa.

Ngân sách năm tài khóa đã đưa ra một phần vốn có liên quan. Tổng số chi phí xây dựng đường băng thứ hai khoảng 210 tỷ yên, dự định hoàn thành trong 7 năm. Chính phủ hy vọng sẽ rút ngắn thời hạn công trình xuống 5 năm.

Sân bay Naha là sân bay được hợp tác sử dụng giữa công ty hàng không và Lực lượng Phòng vệ. Sau khi tăng thêm đường băng, có thể giảm mật độ cất/hạ cánh, nâng cao độ an toàn.

Ở biển Hoa Đông, máy bay Trung Quốc liên tục tiến hành bay thấp xâm phạm không phận Nhật Bản. Lực lượng Phòng vệ Trên không phải tăng số lần cất cánh khẩn cấp. Chính phủ Nhật Bản cũng hy vọng tăng thêm đường băng để tăng cường khả năng phòng vệ.

Báo Nhật kêu gọi không sợ đối đầu với Trung Quốc

Tờ Sankei Shimbun nhấn mạnh, 4 tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm lãnh hải vùng biển đảo Senkaku đã 13 tiếng, “nhắm mắt làm ngơ” trước sự cảnh báo của Nhật Bản.

“Hành động gây hấn của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn mới, nếu Nhật Bản không áp dụng biện pháp chống lại rõ ràng, cuộc khủng hoảng e rằng sẽ chỉ có thể tiếp tục leo thang”.

Posted Image

Tàu Hải giám 137 là tàu hải giám mới trang bị cho Tổng đội Đông Hải (Trung Quốc) vào ngày 14/11/2012

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc là Trình Vĩnh Hoa để đưa ra phản đối nghiêm khắc, nhưng phản đối không có nghĩa là kết thúc.

Hành động dùng sức mạnh để đe dọa không chỉ có vậy. Máy bay tuần tra của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc còn nhiều lần xâm phạm không phận, máy bay quân sự cũng nhiều lần tiến hành xâm phạm tầm thấp đối với không phận Nhật Bản.

Với mục đích dựa vào vũ lực để chiếm đoạt quần đảo Senkaku, trong tương lai, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục cố tình xâm phạm lãnh hải và không phận của Nhật Bản. Mục tiêu của Trung Quốc rất rõ ràng, đó là muốn Nhật Bản phải thừa nhận hai nước đang tồn tại vấn đề lãnh thổ và phải triển khai đàm phán ngoại giao.

Đường lối ngoại giao đối với Trung Quốc trong 3 năm cầm quyền của Đảng Dân chủ Nhật Bản rõ ràng cho thấy, “chủ nghĩa được chăng hay chớ” lo sợ kích động Trung Quốc cuối cùng sẽ gây thiệt hại cho chủ quyền lãnh thổ. Nếu Trung Quốc tiếp tục tiến hành các hoạt động đe dọa, thì Nhật Bản phải áp dụng một loạt biện pháp, trong đó có triệu tập Đại sứ Trung Quốc.

Trong thời gian bầu cử Hạ viện, ông Shinzo Abe luôn chủ trương điều nhân viên công vụ tới quần đảo Senkaku. Trong cương lĩnh tranh cử, Đảng Tự do Dân chủ cũng đề xuất “tập trung triển khai cảnh sát, quan chức bảo vệ bờ biển và lực lượng phòng vệ ở các hòn đảo tây nam”. Kế hoạch đóng quân ở Yonaguni cần được đẩy nhanh thực hiện.

Posted Image

Tàu cá Trung Quốc thường xâm phạm các vùng biển của nước khác. Trong hình là tàu cá Trung Quốc bị cảnh sát biển Hàn Quốc bắt giữ.

Tình hình hiện nay vẫn cần Lực lượng bảo vệ bờ biển duy trì ý chí kiên cường. Vấn đề là nếu Trung Quốc điều hàng loạt tàu cá có vũ trang, Lực lượng bảo vệ bờ biển phải chăng sẽ tiếp cận tối đa, Nhật Bản đã chuẩn bị tốt để đề phòng “sự cố xảy ra ở Senkaku” hay chưa?

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tăng chi tiêu quốc phòng năm 2013. Số tiền bổ sung 100 tỷ yên cũng có kế hoạch chủ yếu dùng để hỗ trợ cho lực lượng đổ bộ phòng thủ đảo Senkaku.

Chính quyền Abe cần nhanh chóng xây dựng luật ứng phó với tình hình sự cố có thể xảy ra, vấn đề quan trọng nhất chính là xây dựng “Luật phòng thủ lãnh hải” để có thể tiến hành cưỡng chế, trục xuất đối với các hành vi xâm phạm lãnh hải.

Ngoài ra, để tiếp tục tăng cường hợp tác Nhật-Mỹ, Nhật Bản cần đẩy nhanh xây dựng “Luật cơ bản bảo đảm an ninh quốc gia”, tạo cơ sở để dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể.

Khả năng bảo vệ đảo Senkaku của tàu Nhật Bản

Tờ Sankei Shimbun cho biết, đến cuối tháng 11/2012, trong toàn bộ 357 tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản có 74 tàu đã quá hạn sử dụng, chiếm khoảng 20%. Để ứng phó với tàu công vụ Trung Quốc thường xuyên xâm phạm vùng biển quần đảo Senkaku, Lực lượng bảo vệ bờ biển muốn thông qua kéo dài tuổi thọ để vượt qua khó khăn.

Posted Image

Tàu tuần tra cỡ lớn của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.

Theo bài báo, chỉ có chế tạo 15 tàu mới mỗi năm thì mới có thể đuổi kịp tốc độ nghỉ hưu của các tàu hiện có. Nhưng do nguồn tài chính của Trung ương gặp khó khăn, hiện mỗi năm nhiều nhất chỉ có thể chế tạo được khoảng 10 chiếc.

Lực lượng bảo vệ bờ biển đứng trước một nhiệm vụ mới là ứng phó với tàu công vụ Trung Quốc trên vùng biển quần đảo Senkaku. Hiện nay, ngoài tình hình thời tiết khắc nghiệt, hàng ngày Lực lượng bảo vệ bờ biển triển khai khoảng 5 tàu tuần tra ở vùng biển Senkaku, thường xuyên theo dõi chặt chẽ đối với tàu công vụ Trung Quốc.

Trong giai đoạn hiện nay, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản chuẩn bị thông qua các biện pháp như sửa chữa lại tàu tuần tra cũ, kéo dài thời gian hoạt động để duy trì và mở rộng lực lượng tuần tra. Nhưng đây chỉ là “kế tạm thời”. Quan chức Lực lượng bảo vệ bờ biển cho biết, đây là một vấn đề gây đau đầu.

Tờ Yomiuri Shimbun Nhật Bản cho rằng, tàu công vụ Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải Nhật Bản, trong đó một chiếc xâm phạm ngày 7/1 là loại tàu chiến nghỉ hưu được cải tạo lại, đội lốt tàu dân sự, có lượng giãn nước khoảng 3.000 tấn.

Theo báo chí Trung Quốc, tàu hải giám được cải tạo từ tàu chiến nghỉ hưu có tổng cộng 11 chiếc. Quân đội Trung Quốc và Cục Hải dương nước này đang hợp tác chế tạo tàu cỡ lớn có thể hoạt động ở biển xa để tiếp tục tăng cường sức mạnh ở biển Hoa Đông và biển Đông.

Posted Image

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có lực lượng tàu chiến mặt nước khổng lồ

Trong số các tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản ngày 7/1 có tàu Hải giám 137. Con tàu này từng tham gia các hoạt động ở khu vực biển Hoa Đông vào tháng 11/2012, tiền thân của nó là tàu kéo biển xa của Hải quân Trung Quốc.

Ngoài ra, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc còn sở hữu 10 tàu chiến nghỉ hưu khác như tàu khu trục Nam Kinh, Nam Ninh, tàu phá băng, tàu khảo sát.

Đến tháng 11/2012, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc sở hữu hơn 400 tàu, trong đó có 29 tàu lớp trên 1.000 tấn, ngoài ra còn có 10 máy bay. Cục Hải dương đang tập trung chế tạo tàu hải giám lớp trên 1.000 tấn, trong 10 năm sau năm 2000 đã chế tạo được 13 chiếc, đồng thời có kế hoạch chế tạo 36 chiếc trong 5 năm kể từ năm 2011.

Cục ngư nghiệp Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng sẽ cải tạo một bộ phận tàu cứu nạn và tàu khảo sát thành tàu ngư chính, điều đến biển Đông và vùng biển Senkaku để hoạt động.

Posted Image

Máy bay chiến đấu Nhật Bản có khả năng bắn cảnh báo máy bay chiến đấu Trung Quốc?

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Đông Bình (nguồn báo Phương Đông)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoàn Cầu: "Thủ tướng Nhật gửi thư cho NATO tố Trung Quốc xâm lược"

Thứ hai 14/01/2013 12:00

(GDVN) - Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi NATO hợp tác, "liên thủ" cùng với Tokyo đối phó với một Trung Quốc ngày càng bành trướng trên biển

Thời báo Hoàn Cầu ngày 14/1 đưa tin, trong chuyến công du các nước Anh, Pháp và Bỉ từ ngày 15 đến ngày 19 tháng này của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nhật bản Katsuyuki, ông sẽ dừng chân tại tổng hành dinh của NATO đóng tại Brussels và hội đàm với Tổng thư ký NATO Rasmussen và chuyển bức thư tay của Thủ tướng Shinzo Abe cho Tổng thư ký NATO.

Tờ báo này cho hay, trong bức thư tay đó Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi NATO hợp tác, "liên thủ" cùng với Tokyo đối phó với một Trung Quốc ngày càng bành trướng trên biển, đồng thời thông báo tình hình Trung Quốc đang ngày càng thường xuyên xâm nhập lãnh hải, không phận Nhật Bản tại nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông cũng như những động thái tác động tới Bắc Triều Tiên gây bất ổn tại Đông Á.

Posted Image

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Dẫn nguồn từ tờ Yomiuri, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho hay Nhật Bản mong muốn cùng NATO đạt được những nhận thức chung về việc đóng vai trò tích cực trong duy trì cục diện hòa bình, ổn định ở Đông Á cũng như những thay đổi chiến lược tại khu vực này.

Trong khi đó đài NHK Nhật Bản được tờ Hoàn Cầu trích dẫn, bức thư của Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh, Nhật Bản và NATO là những đối tác có chung hệ giá trị, Nhật Bản mong muốn hợp tác với NATO trong việc tăng cường đảm bảo an ninh, đồng thời thể hiện sự quan ngại về động thái nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc của liên minh châu Âu EU.

Nội các của Thủ tướng Abe cũng đang đẩy nhanh tiến trình sửa đổi hiến pháp. Theo đài NHK đưa tin hôm 13/1, ông Shinzo Abe hy vọng trong chuyến công du Washington vào tháng 2 tới sẽ thông báo với Tổng thống Obama về tiến trình sửa đổi hiến pháp Nhật Bản theo hướng cho phép quân đội nước này thực thi quyền tự vệ tập thể.

Theo nhận định của tờ Japanese Economic News, Thủ tướng Shinzo Abe hy vọng Mỹ ủng hộ Nhật Bản sửa đổi hiến pháp, tăng cường năng lực quốc phòng. Từ ngày 16/1, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ lên đường thăm chính thức Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, trước đó Ngoại trưởng Nhật Bản cũng đã có chuyến công du 4 nước Đông Nam Á, và "đi tới đâu cũng nói chuyện Senkaku".

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy (Nguồn: Thời báo Hoàn Cầu)

=========================

Hoa Kỳ sẽ ủng hộ Nhật thay đổi hiến pháp. Hãy để chứng nghiệm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoa Kỳ sẽ ủng hộ Nhật thay đổi hiến pháp. Hãy để chứng nghiệm.

Sau năm 45...nước Nhật bại trận, các "anh" thắng trận chia phần... Để triệt tiêu mầm mống "quân phiệt", "phát xít" các anh lớn "can thiệp" sửa đổi Hiến Pháp Nhật, cấm "tái vũ trang", cấm "đưa quân ra nước ngoài", vá ngay cả "hệ thống giáo dục" cũng phải "đổi mới"...

"Thua làm giặc" thói thường vẫn thế, kinh tế kiệt quệ, không có tài nguyên, làm ra bao nhiêu, trả "bồi thường chiến tranh" bấy nhiêu...

Người Nhật "hèn hạ" chỉ "xin" các anh lớn 01 điều..."Hãy cho em tự chủ trong giáo dục...cấp tiểu học, em lạy các anh"...

Và hơn 20 năm lầm lũi...họ đã vươn lên hàng thứ hai về Kinh tế, nền "khoa học" thì không có (Các anh không cho...nghiên cứu) nhưng mà nền "kỹ thuật chính xác" lại hàng đầu (vì các anh lười, mấy cái "cụ tỉ" (cụ thể, tỉ mỉ) em cứ làm cho anh, anh trả tiền).

Thiên Bồng nhớ lời thầy dạy văn cấp III :"Nước Nhật sau Chiến tranh, họ day cho con em mình có một câu - nước Nhật thua trận, đất Nhật nghèo tài nguyên, quốc sỉ bị chà đạp, chỉ có một các thay đổi là hc, hc và phải hc thôi"

Còn Việt Nam ta, cấp tiểu học TB đã từng được biết toàn "Rừng Vàng, Biển Bạc"...ngồi không ăn "không hết" vậy thì làm chi cho "thêm cực"

Còn có học thì hoc như vầy:

"Học đi em,

Học đi mà nhớ mãi,

Quê hương ta một dãi,

Từ mũi Cà Mau

Đến địa đầu Móng Cái

Quê hương ta,

Đồng ruộng phì nhiêu,

Đủ bốn mùa hoa trái,

Núi Trường Sơn vĩ đại

Bờ biển rộng bao la...

Có Việt Bắc...mồ ma giặc Pháp...

Nối liền Đồng Tháp...Nam Bộ thành đồng

..."

...

Chẳng thấy chữ "nghèo" ở đâu hết...?

Híc...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau năm 45...nước Nhật bại trận, các "anh" thắng trận chia phần... Để triệt tiêu mầm mống "quân phiệt", "phát xít" các anh lớn "can thiệp" sửa đổi Hiến Pháp Nhật, cấm "tái vũ trang", cấm "đưa quân ra nước ngoài", vá ngay cả "hệ thống giáo dục" cũng phải "đổi mới"...

"Thua làm giặc" thói thường vẫn thế, kinh tế kiệt quệ, không có tài nguyên, làm ra bao nhiêu, trả "bồi thường chiến tranh" bấy nhiêu...

Người Nhật "hèn hạ" chỉ "xin" các anh lớn 01 điều..."Hãy cho em tự chủ trong giáo dục...cấp tiểu học, em lạy các anh"...

Và hơn 20 năm lầm lũi...họ đã vươn lên hàng thứ hai về Kinh tế, nền "khoa học" thì không có (Các anh không cho...nghiên cứu) nhưng mà nền "kỹ thuật chính xác" lại hàng đầu (vì các anh lười, mấy cái "cụ tỉ" (cụ thể, tỉ mỉ) em cứ làm cho anh, anh trả tiền).

Thiên Bồng nhớ lời thầy dạy văn cấp III :"Nước Nhật sau Chiến tranh, họ day cho con em mình có một câu - nước Nhật thua trận, đất Nhật nghèo tài nguyên, quốc sỉ bị chà đạp, chỉ có một các thay đổi là hc, hc và phải hc thôi"

Còn Việt Nam ta, cấp tiểu học TB đã từng được biết toàn "Rừng Vàng, Biển Bạc"...ngồi không ăn "không hết" vậy thì làm chi cho "thêm cực"

Còn có học thì hoc như vầy:

"Học đi em,

Học đi mà nhớ mãi,

Quê hương ta một dãi,

Từ mũi Cà Mau

Đến địa đầu Móng Cái

Quê hương ta,

Đồng ruộng phì nhiêu,

Đủ bốn mùa hoa trái,

Núi Trường Sơn vĩ đại

Bờ biển rộng bao la...

Có Việt Bắc...mồ ma giặc Pháp...

Nối liền Đồng Tháp...Nam Bộ thành đồng

..."

...

Chẳng thấy chữ "nghèo" ở đâu hết...?

Híc...

Híc! Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lúc Lanha92 đi học, cũng không phải suốt ngày nghe rừng vàng biển bạc đâu ạ, gần đây thì học sinh mới..bị ép nghe nhiều như thế. Hậu quả này chính là việc cải..cái cách từ những năm 1980, khi người ta lần lượt đưa Đạo đức, rồi Giáo dục công dân, rồi những nội dung về 4000 năm văn hiến ra khỏi giảng dạy chính quy. Trước đây còn có Kỹ thuật Nông nghiệp, Công nghiệp. Tóm lại là rất đầy đủ cho học sinh..nhưng kiến thức thì lạc hậu như những năm 1960 . lanha92 cười mãi khi ngươi ta dạy cách nuôi lợn, nhưng giờ phương pháp đã khác rồi ..mà vẫn theo thế thì...eo ơi

Ngoải ra cái gốc của nước nhà là Văn học, Địa lý, Lịch sử được làm sơ sài ..đọc xong là quên. Một vài hình vẽ kỳ cục xấu hoắc mà mô tả cộng đồng người Việt cổ , thế có chán không

Nước nhà cần làm cách mạng về giáo dục, cần nhất là tống những ông học sĩ rởm đang thao thao bất tuyệt về việc đề án nọ kia đi về nhà,,,,,Họ là nguồn gốc cho sự băng hoại về giáo dục Việt Nam. Chúng ta có thể rất đau đớn trong việc làm mới giáo dục nhưng cho tương lai thì phải chấp nhận

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triệu tấm bản đồ giả không thay được một sự thật


Tập bản đồ “địa hình Trung Quốc” do Tập đoàn xuất bản bản đồ Trung Quốc (Sinomaps Press) in ấn, bao gồm 130 đảo lớn nhỏ ở biển Đông, dự kiến cuối tháng 1-2013 sẽ phát hành trên toàn Trung Quốc.

Posted Image


Từ tấm hộ chiếu in hình lưỡi bò đến tập bản đồ này, cho thấy Bắc Kinh đã không kiềm chế được tham vọng thôn tính biển Đông và sẵn sàng thực hiện tham vọng đó bất chấp sự thật lịch sử cũng như sự phản đối của cộng đồng quốc tế.

Cả thế giới đều biết rõ điểm giới hạn cực nam lãnh thổ của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Sự thực này không phải do các quốc gia khác tạo ra, mà do chính các tấm bản đồ của Trung Quốc thể hiện. Mới đây, tại Việt Namđã có những cá nhân sưu tầm được bản đồ của Trung Quốc xuất bản. Đơn cử như tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được thực hiện dưới thời nhà Thanh, xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa. Nhiều tấm bản đồ có nội dung tương tự đang được lưu trữ khắp cả thư viện trên thế giới.

Thay vì chấp nhận sự thật này, Trung Quốc lại làm ngược lại, vẽ ra tập bản đồ mới, vơ hết các đảo trên biển Đông vào cho mình. Thái độ này tất nhiên sẽ không thay đổi được sự thật về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc mà chỉ phơi bày rõ ràng hơn một sự thật, đó là Trung Quốc đã và đang thách thức dư luận các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Một hình ảnh Trung Quốc ngày càng xấu trước mắt nhân loại.

Nhưng Trung Quốc không biết rằng họ đã phạm sai lầm quá lớn. Hành động công khai xâm phạm chủ quyền lãnh thổ các quốc gia trong khu vực của Trung Quốc làm cho thế giới thấy rằng họ không có thiện chí giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình. Các quy định của luật pháp quốc tế cũng như các cam kết về giải quyết tranh chấp biển Đông mà Trung Quốc có tham gia đều bị họ chà đạp.

Thế giới đang cố gắng vươn tới một nền hòa bình, một mái nhà chung thịnh vượng, thì mọi hành động đe dọa hòa bình đều bị nhân loại quay lưng, phản đối và tất nhiên quốc gia nào tạo ra xung đột sẽ bị cô lập. Không ai chấp nhận một kẻ chuyên đi gây hấn, cậy to xác ức hiếp người khác.

Trung Quốc in một tập bản đồ mới hay một triệu tập như thế cũng không thể thay đổi được sự thật lịch sử và càng không thể làm cho các quốc gia khác e sợ hay khuất phục trước sự ngang ngược của họ.

Đối với Việt Nam, sẽ khó có ai tin tưởng vào những lời nói về tình hữu nghị từ phía Trung Quốc, bởi vì tất cả các hành động vừa qua của họ đều đi ngược lại lời nói...

Lê Chân Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triệu tấm bản đồ giả không thay được một sự thật

Tập bản đồ “địa hình Trung Quốc” do Tập đoàn xuất bản bản đồ Trung Quốc (Sinomaps Press) in ấn, bao gồm 130 đảo lớn nhỏ ở biển Đông, dự kiến cuối tháng 1-2013 sẽ phát hành trên toàn Trung Quốc.

Posted Image

Từ tấm hộ chiếu in hình lưỡi bò đến tập bản đồ này, cho thấy Bắc Kinh đã không kiềm chế được tham vọng thôn tính biển Đông và sẵn sàng thực hiện tham vọng đó bất chấp sự thật lịch sử cũng như sự phản đối của cộng đồng quốc tế.

Cả thế giới đều biết rõ điểm giới hạn cực nam lãnh thổ của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Sự thực này không phải do các quốc gia khác tạo ra, mà do chính các tấm bản đồ của Trung Quốc thể hiện. Mới đây, tại Việt Namđã có những cá nhân sưu tầm được bản đồ của Trung Quốc xuất bản. Đơn cử như tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được thực hiện dưới thời nhà Thanh, xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa. Nhiều tấm bản đồ có nội dung tương tự đang được lưu trữ khắp cả thư viện trên thế giới.

Thay vì chấp nhận sự thật này, Trung Quốc lại làm ngược lại, vẽ ra tập bản đồ mới, vơ hết các đảo trên biển Đông vào cho mình. Thái độ này tất nhiên sẽ không thay đổi được sự thật về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc mà chỉ phơi bày rõ ràng hơn một sự thật, đó là Trung Quốc đã và đang thách thức dư luận các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Một hình ảnh Trung Quốc ngày càng xấu trước mắt nhân loại.

Nhưng Trung Quốc không biết rằng họ đã phạm sai lầm quá lớn. Hành động công khai xâm phạm chủ quyền lãnh thổ các quốc gia trong khu vực của Trung Quốc làm cho thế giới thấy rằng họ không có thiện chí giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình. Các quy định của luật pháp quốc tế cũng như các cam kết về giải quyết tranh chấp biển Đông mà Trung Quốc có tham gia đều bị họ chà đạp.

Thế giới đang cố gắng vươn tới một nền hòa bình, một mái nhà chung thịnh vượng, thì mọi hành động đe dọa hòa bình đều bị nhân loại quay lưng, phản đối và tất nhiên quốc gia nào tạo ra xung đột sẽ bị cô lập. Không ai chấp nhận một kẻ chuyên đi gây hấn, cậy to xác ức hiếp người khác.

Trung Quốc in một tập bản đồ mới hay một triệu tập như thế cũng không thể thay đổi được sự thật lịch sử và càng không thể làm cho các quốc gia khác e sợ hay khuất phục trước sự ngang ngược của họ.

Đối với Việt Nam, sẽ khó có ai tin tưởng vào những lời nói về tình hữu nghị từ phía Trung Quốc, bởi vì tất cả các hành động vừa qua của họ đều đi ngược lại lời nói...

Lê Chân Nhân

Ôi! 16 chữ...16 chữ...rồi 12 chữ...

Đều là vàng 4 số hết...

(là số gì?...)

Bởi vì...

"Sơn thủy tương liên,

Lý tưởng tương thông,

Văn hóa tương đồng,

Vận mệnh tương quan."

Cần thiết phải...

"Láng giềng hữu nghị,

Hợp tác toàn diện,

Ổn định lâu dài,

Hướng tới tương lai"

Mong ước là...

"Láng giềng tốt,

Bạn bè tốt,

Đồng chí tốt,

Đối tác tốt"

Hài...hơn chữ "Hài"...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nổ ở trường đại học Syria, 83 người chết


Hai vụ nổ bom hôm qua xảy ra ở trường đại học lớn nhất của Syria trong ngày thi cuối kỳ, làm 83 người thiệt mạng và 160 người bị thương.

Posted Image

Hiện trường trường đại học Aleppo sau vụ đánh bom kép hôm 15/1. Ảnh: AP

Lực lượng chống chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad tố cáo chính phủ tiến hành hai cuộc không kích trong khi truyền thông nhà nước Syria thì cáo buộc quân nổi dậy đã bắn đạn rocket vào trường đại học Aleppo, AP cho hay.


Aleppo, thành phố lớn nhất và là trung tâm thương mại của Syria, là trung tâm của cuộc nổi dậy chống chính phủ và xảy ra nhiều cuộc giao tranh với quân đội từ mùa hè năm ngoái. Nhiều công trình ở Aleppo và các thành phố lân cận bị phá hủy bời những cuộc xung đột và không kích của quân chính phủ nhằm vào người nổi dậy.

Những hình ảnh ghi được tại hiện trường cho thấy những vụ nổ có sức công phá rất lớn.

Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh dẫn lời các sinh viên và nhân viên y tế cho biết 83 người thiệt mạng trong các vụ nổ. Hơn 150 người trong tình trạng nguy kịch.

Cuộc khủng hoảng tại Syria bắt đầu từ tháng 3/2011 khi những người nổi dậy yêu cầu cải cách chính trị. Xung đột sau đó biến thành cuộc nội chiến với các nhóm hoạt động đấu tranh chống lại chính phủ trên khắp cả nước. Liên Hợp Quốc cho biết hơn 60.000 người Syria thiệt mạng trong các cuộc giao tranh trong hai năm qua.

Vũ Hà (Video: Telegraph)

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dừng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nếu không đạt yêu cầu

Thứ Ba, 15/01/2013 23:59

Thủ tướng yêu cầu chưa tích nước thủy điện Sông Tranh 2, thuê chuyên gia tư vấn hàng đầu của quốc tế khảo sát, đánh giá

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về các giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình và người ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 và các vấn đề chung về phát triển thủy điện.

Không được phạm luật

Đặc biệt, trong thông báo này, Thủ tướng khẳng định: “Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có công suất phát điện khá lớn, đã được đưa vào quy hoạch nhưng phải tiến hành thẩm định một cách nghiêm túc, đúng theo quy định của pháp luật, nếu không đạt yêu cầu nêu trên thì không được quyết định đầu tư xây dựng”. Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan có chức năng thẩm định phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định của mình. Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép đầu tư xây dựng phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và các yêu cầu mà Chính phủ đề ra và phải chịu trách nhiệm về việc quyết định của mình.

Posted Image

Kiểm lâm viên Vườn Quốc gia Cát Tiên băng rừng vượt suối tuần tra để giữ cho được giá trị của di sản này (Ảnh do Nhóm tình nguyện “Yêu quý bảo vệ Cát Tiên” cung cấp)

Vào cuối tháng 11-2012, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã có văn bản trình Bộ Chính trị kiến nghị không đầu tư xây dựng 2 thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi Thủ tướng đề nghị dừng xây dựng 2 thủy điện này. Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia chương trình con người và sinh quyển Việt Nam (MAB) thuộc Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cũng có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai và Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai về việc đề nghị dừng triển khai. Nhiều chuyên gia của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) cùng nhiều nhà khoa học cũng lên tiếng bác bỏ 2 thủy điện này.Theo nội dung kiến nghị từ tỉnh Đồng Nai và cơ quan của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cũng như giới khoa học thì dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A gây nhiều hệ lụy về môi trường, đặc biệt là Vườn Quốc gia Cát Tiên – khu dự trữ sinh quyển thế giới, đồng thời vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Đất đai, Luật Di sản văn hóa, Nghị định 109/2003 về bảo tồn, phát triển bền vững các khu đất ngập nước và Nghị quyết 49/2010 của Quốc hội về những công trình, dự án phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

EVN phải rút kinh nghiệm

Về thủy điện Sông Tranh 2, Thủ tướng yêu cầu chưa được tích nước phát điện để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ thêm về động đất, đồng thời cùng với các chuyên gia trong nước phải thuê chuyên gia tư vấn hàng đầu của quốc tế như Nga, Nhật Bản, Ấn Độ để khảo sát, đánh giá về động đất kích thích liên quan tới an toàn của đập.

Theo kết luận của Thủ tướng, công tác chuẩn bị đầu tư dự án thủy điện Sông Tranh 2 đã thực hiện đúng quy định, dự án nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; theo đánh giá của tư vấn độc lập quốc tế, các thông số đầu vào sử dụng tính toán là có cơ sở. Tuy nhiên, trong xây dựng có sơ suất, để xảy ra thấm nước ra mặt hạ lưu đập, gây dư luận không tốt. Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Thủ tướng yêu cầu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức ngay việc nghiên cứu, đánh giá chi tiết về điều kiện địa chất, địa động lực học và hoạt động địa chất khu vực Bắc Trà My - Quảng Nam để đánh giá nguyên nhân, xu hướng của động đất kích thích khu vực hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2… EVN và các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng phương án ứng phó trong các trường hợp sự cố đập thủy điện với các kịch bản khác nhau. UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với EVN rà soát, hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân, khu tái định cư, trường học, các công trình xây dựng bị ảnh hưởng do động đất.

THẾ DŨNG

Một số comment:

  • sai gon16/01/2013 00:04Thủ Tướng nói thì hình như thủy điện DN 6 và 6A vẫn được triển khai. Nhưng có thẩm định lại và có người chịu trách nhiệm.

  • Kim Xuân16/01/2013 04:13Đã dừng thì bỏ ngay tại sao còn "Nếu" ? Còn "Nếu" là còn hy vọng được tiếp tục (vẫn mơ hồ nhìn thấy thủy điện xã nước bụi trắng trời mây đẹp quá với ánh cầu vỏng ban mai và dòng điện hòa vào lưới điện quốc gia, phía rừng thì rừng chết, phía dân thì dân chết ...?), không phải bây giờ mà là vài tháng dư luận nguôi đi rồi thì Tập đoàn ĐLGL và khối CB ủng hộ âm thầm kéo quân phá vỡ rừng thu tóm cây rừng bán kiếm chác, làm đập, lúc đó rút kinh nghiệm, nghiêm khắc kiểm điểm và tiếp tục ... xây đập chăng ??? bài học này có từ bao giờ mà không ai không thuộc lòng.

  • cua đồng16/01/2013 06:08Mong sao mọi nguyện vọng của dân được đáp ứng kịp thời,đừng để nỗi lo chồng chất vì dân khổ cũng đã nhiều rồi.

  • Văn Bờm16/01/2013 06:20Cứ mỗi lần nghiêm túc rút kinh nghiệm là hàng ngàn ngàn tỷ đồng đội nón ra đi không trở lại.

  • Dã Quỳ16/01/2013 07:11Sợi dây kinh nghiệm dài lắm, rút hết đời này qua đời khác mà vẫn còn dài nên người dân cứ khổ mãi, khổ mãi... Tên của bài viết này phải là "Dừng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vì không đạt yêu cầu" mới hợp lòng dân.

  • Phèn16/01/2013 07:19Tại sao chỉ một số ít người được phép quyết định sự tồn tại của "khu dự trữ sinh quyển thế giới, đồng thời vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Đất đai, Luật Di sản văn hóa, Nghị định 109/2003 về bảo tồn, phát triển bền vững các khu đất ngập nước" của toàn thể dân Việt Nam và của một phần thế giới? Chút tiền đút túi có đáng hủy diệt đến thế hay không?

  • Hồ16/01/2013 07:34"Dừng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nếu không đạt yêu cầu." Dừng thì dừng hẳn luôn đi cho dân nhờ. Có chữ "NẾU" ở đây, tui nghi ngờ là dự án sẽ được thực hiện lắm à nha. Potay luôn rồi, bà con ơi!

  • Hai Lúa Miền Tây16/01/2013 07:45Nghe qua dự án thủy điện ĐN6 và ĐN 6a vẫn tiếp tục thẩm định mà không phải dừng lại, tôi cảm thấy buồn và hồi hộp vì như vậy là số phận vườn Quốc gia Cát-Tiên vẫn chưa được định đoạt.

  • ngan hoang16/01/2013 07:46Thôi rồi các bác ơi, tôi thấy TT nói kiểu nước đôi như thế thì cái 6 và 6A nó vẫn còn có cơ hội nuốt rừng Cát Tiên mất rồi. Đaa...a....au!

  • Nguyễn Thanh Sơn16/01/2013 07:58Đọc bài báo này mà lòng ta thấy thất vọng ê chề. Chẳng lẽ đất nước này không còn ai có thể có tiếng nói dứt khoát để chấm dứt cái dự án quái quỉ 6-6A hay sao? Xin báo Người Lao Động có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ những con người vì đất, vì rừng, vì một môi trường tương lai bền vững. Mong có được nhiều ý kiến của các bạn hơn nữa.

  • TƯ HÊN BÌNH DƯƠNG16/01/2013 08:05Đã dừng là dừng chứ còn nếu gì nữa, phải dứt khoát chứ. Mọi người cứ nhìn vào cái cột THĂM DÒ Ý KIẾN về quan điểm của người dân kia kìa, 93% người dân trong cả nước ủng hộ tẩy chay dự án 6&6A, bảo vệ rừng Cát Tiên đó. Chắc các quan chức không ai chịu đọc báo NLĐ hay sao ấy?!

  • Khánh .Q616/01/2013 08:05Sông Tranh điêu đứng, hôm nay sẽ cho kiểm tra "nếu không đạt yêu cầu nêu trên thì không được quyết định đầu tư xây dựng”. Vấn đề và mục tiêu vẫn là Đồng Nai 6 và 6A bảo đảm được tiến hành, bà con hãy chờ xem.

  • HANH LE16/01/2013 08:19Xã hội bây giờ sao mà buồn quá. Nói đến dự án, công trình nào cũng kém chất lượng hoặc chưa xong thì đã hư, xuống cấp nghiêm trọng, tham ô hối lộ thì đã ăn sâu vào tới tủy rồi, có thấy ai chịu trách nhiệm đâu .Chỉ toàn là cố gắng khắc phục, rút kinh nghiệm...

  • Huynh Vu Binh16/01/2013 08:33Rõ chán. Một là đã không đạt yêu cầu thì đương nhiên là không được làm chứ còn gì nữa mà "nếu" với chả "nhưng". Hai là sợi dây kinh nghiệm dài quá rút mãi không hết, ông nào cũng rút, kỷ luật, cách chức hết là xong.

  • Tạ Minh Chánh16/01/2013 08:34EVN cứ rút mãi mà vẫn chưa có "kinh nghiệm". cứ nhìn năm 2012 lãi trên 6000 tỷ đồng, thì Quý 1 năm 2013 hoặc cuối Quý 3 sẽ lỗ hoặc Lãi ít cho mà xem, Từ việc nhập điện Trung Quốc đến đầu tư dàn trải (xem báo Đấu thầu thì 2 công ty đăng đấu thầu nhiều nhất là Điện Lực và Dầu khí thì cũng hiểu rồi), Người dân chúng tôi loay hoay xoay sở miếng ăn và chắt cóp đóng thuế, còn Người xài tiền dân thì rất "vô tư" và chẳng tử tế chút nào!

  • tèo16/01/2013 08:57Lại còn thòng thêm chữ "NẾU" nữa à. Thế thì còn nhiều trò vui nữa đây.

  • Thế Dũng16/01/2013 09:05"Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép đầu tư xây dựng... phải chịu trách nhiệm về việc quyết định của mình. ". Đọc câu này nhưng vẫn thấy lo! Sông tranh 2 đã rành rành ra đó mà đến giờ vẫn chưa tìm ra người chịu trách nhiệm thì phải!

  • Phạm Ngọc Hùng16/01/2013 09:31Từ "nếu" bao hàm một nghĩa rất rộng và rất lửng lơ, nó là cái từ mà các nhà ngoại giao hay dùng.

  • Nguyễn Dung16/01/2013 09:40Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm ư, xin thưa không có đâu! Ai chịu đây một khi cơ chế của ta là cả một HÔI ĐỒNG THẨM ĐỊNH VÀ THẨM ĐỊNH XONG RỒI DUYỆT RỒI PHÁ RỪNG, RỒI KHI ẤY CÓ SAO THÌ CHẲNG TÌM ĐƯỢC HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐÂU. Cuối cùng thì dân ta xin chào và ngồi ngó chắt chắn là bao nhiêu ha rừng chuẩn bị ra đi rồi. Xin chờ xem...

  • Quang Vinh16/01/2013 09:43Sau bao năm tháng đấu tranh, kết quả vẫn chỉ là chữ "NẾU". Vậy ai là người chịu trách nhiệm cho chữ NẾU này? Tại sao bao nhiêu thời gian trôi qua, bao nhiêu tiền của tiêu tốn, bao nhiêu nỗi bức xúc của người dân dâng tràn, bao nhiêu niềm tin của người dân vào lãnh đạo mất đi vẫn không có lời giải cho chữ NẾU? Không xác định được trách nhiệm cụ thể thì không một tội lỗi nào được vạch trần, không một việc gì có kết quả.

  • Trần Sơn16/01/2013 09:55Tôi vẫn thấy chưa yên tâm vì sực nhớ rằng hàng năm, quốc hội chúng ta vẫn phải họp để bổ sung, điều chỉnh luật liên tục, có những nghị định chưa thực thi đã phải thu hồi...Như vậy phải chăng tiêu chí "đúng theo quy định pháp luật" là duy nhất? còn dư luận xã hội? ý kiến nhân dân? ý kiến của địa phương vùng hạ lưu dự án?

  • 4 Nỗ16/01/2013 10:10Xin đừng mời chuyên gia Trung Quốc, cám ơn.

  • nguyen van an
  • 16/01/2013 10:24Chắc là kế hoãn binh. Lợi hại dã thấy rõ, còn nếu gì nữa. Hãy lấy lại lòng tin của dân hơn là của Bùi Pháp!

  • Tư Cafe16/01/2013 12:19Mấy ông này đối với dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, bỏ thì thương, vương thì nợ. Bài học thủy điện Sông Tranh 2 chưa đủ sao ?

  • Dao cạo16/01/2013 12:49Vẫn còn lấp lửng chứ chưa triệt để đâu mà,nếu hội đồng thẩm định bật đèn xanh thì việc coi như là duyệt.Chi bằng dứt khoát nói không là không,vì dân ngán thuỷ điện quá rồi.

    http://nld.com.vn/20...dat-yeu-cau.htm

    ====================================================================================

    Lúc trước đọc đâu đó, Thủy điện Đồng Nai 6,6A dừng hay tiếp phải chờ kết luận của thủ tướng. Kết luận là chờ thẩm định đúng quy định của pháp luật(???) rồi mới kết luận.....Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến lược chống tiếp cận phiên bản Việt Nam

Cập nhật lúc 15:18, 16/01/2013

(ĐVO) - Phòng vệ của Việt Nam ngoài việc mua sắm, chế tạo vũ khí trang bị (VKTB) thì vấn đề quyết định nhất là xây dựng đường lối, chiến lược phòng vệ. Bởi vì có như thế mới xác định được nội dung của công tác tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí, sử dụng lực lượng.

Thêm hình ảnh S-300 Việt Nam canh trời

Chống tiếp cận là chiến lược phòng thủ của một nước có bờ biển nhưng khả năng quân sự hạn chế, bị các nước có vũ khí, phương tiện hiện đại hơn đe dọa dùng vũ lực.

Chiến lược chống tiếp cận thực chất là sự kết hợp giữa các loại vũ khí tầm xa, tầm gần, các hình thức tấn công, tác chiến phi đối xứng…nhằm mục đích không cho đối phương tiếp cận gần bờ, bảo vệ khu vực biển của mình càng rộng càng tốt.

Khi một cuộc chiến tranh hiện đại, công nghệ cao luôn bắt đầu từ hướng biển với tàu ngầm, tàu nổi, tàu sân bay thì việc buộc các phương tiện đó dạt ra xa hay gây cho chúng nhiều thiệt hại là điều mà các quốc gia bị tấn công mong muốn.

Chiến lược chống tiếp cận đang phát sinh rất nhiều phiên bản và Việt Nam cũng đang xây dựng một phiên bản của riêng mình, bởi thực ra Việt Nam chưa từng và có đủ điều kiện để phòng vệ theo kiểu này.

Việt Nam là một đất nước có chiều dài và hẹp cho nên rất nhạy cảm bởi sự chia cắt chiến lược. Bởi vậy, đã qua rồi thời kỳ đón đợi giặc ở cửa sông, luồng lạch trong vùng nội thủy hay lãnh hải, chúng ta ngày nay phải tác chiến ngay ở vùng biển xa, tạo cho đất liền một không gian phòng thủ đủ rộng, một thời gian chuẩn bị đối phó kịp thời. Đó cũng chính là tư tưởng, mục tiêu của chiến lược chống tiếp cận của Việt Nam.

Cơ sở để Việt Nam tiến hành thực hiện trước hết là lợi thế về địa lý.

Posted ImageHệ thống tên lửa bờ biển Bastition - lực lượng chống tiếp cận hữu hiệu.

Mỗi tổ hợp tên lửa Bastion có thể bao gồm 36 quả tên lửa có cánh Yakhont. Các tên lửa tự dẫn siêu thanh chống tàu với đầu đạn nặng hơn 200 kg này có thể đánh trúng các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km. Mỗi tổ hợp có thể bảo vệ dải bờ biển dài hơn 600 km và giám sát vùng biển có diện tích 200 km2. Bờ biển Việt Nam tuy dài nhưng có nhiều núi cao nhô ra biển, có hơn 3 ngàn hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một điểm tựa vững chắc triển khai lực lượng. Trường Sa là quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc có vị trí chiến lược trên biển Đông…đều là những vị trí tốt để triển khai, bố trí lực lượng.

Việt Nam chủ yếu là tự vệ nên khu vực tác chiến hầu như trên không phận, hải phận và các khu vực mà Việt Nam có chủ quyền và quyền chủ quyền nên lực lượng cơ động nhanh, vũ khí phương tiện luôn chiếm ưu thế tác chiến.

Máy bay SU-30MK2 có thể tác chiến trong khu vực phòng thủ mà không cần tiếp dầu, hoặc KILO, các loại tàu tấn công khác hoạt động tương đối an toàn trong tầm hoạt động của lực lượng khác.

Thật ra, với lực lượng tác chiến hiện đại ít ỏi như Gerpad, KILO, SU-30… của Việt Nam, nếu như tác chiến ở biển xa, xa căn cứ hàng ngàn km thì chỉ một trận.

Tàu ngầm KILO thực ra so với lực lượng tàu ngầm trong khu vực không phải là hiện đại gì cho lắm, nhưng nó tỏ ra rất nguy hiểm, khó lường bởi cách bố trí, sử dụng nó.

Chẳng hạn, ở tuyến xuất phát tấn công của KILO, kể cả phục kích chống ngầm và chống tàu mặt nước thì KILO hoàn toàn chiếm ưu thế, đó là, chỉ “săn” đối phương trong khi đối phương rất khó khăn hoặc không thể “săn” lại KILO, vì muốn “săn” KILO thì buộc phải vào tầm hỏa lực của các phương tiện khác như Bastion-P.

(Tên lửa Yakhon của hệ thống này với chiến thuật “bầy sói” thì tàu khu trục hiện đại nhất như của Trung Quốc Tupe 054A (mới có 4 chiếc) thì trong khoảng cách 300km với 2 quả trúng đích là Thuyền trưởng tàu phải ôm phao cứu sinh).

Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết và sẽ có khoảng cách với thực tế, nhưng khoảng cách này phụ thuộc chủ yếu vào người sử dụng chúng, và, hiệu quả có khi vượt ra ngoài lý thuyết là chuyện thường xảy ra trong cách sử dụng, khai thác vũ khí của người Việt trong chiến tranh.

Như vậy khả năng “áp sát”, “đánh vỗ mặt” vào Việt Nam từ hướng biển của kẻ thù bị ngăn cản, buộc chúng phải dạt ra xa, phải tính toán lại vị trí xuất phát tấn công.

Cơ sở thứ hai là Việt Nam có một khung lực lượng tác chiến tầm xa cực mạnh, bao gồm những loại vũ khí phương tiện hiện đại có tầm bắn xa, chính xác, sức hủy diệt lớn.

Khung lực lượng tác chiến tầm xa hiện đại kết hợp với lực lượng tác chiến tầm gần uy lực mạnh, tinh nhuệ thiện chiến là lực lượng chính yếu của chiến lược chống tiếp cận.

Nhưng hoạt động hiệu quả hay không, sẽ bắt đối phương phải trả giá đắt hay không trước hết là khả năng chống trả và sống sót của đòn tác chiến điện tử áp chế phòng không của kẻ thù làm “mù và điếc” hệ thống phòng không, thông tin chỉ huy của Việt Nam để làm chủ vùng trời. Khi địch đã làm chủ vùng trời thì chiến lược chống tiếp cận bị phá sản.

Trong chiến tranh hiện đại, chỉ cần có một thời gian tính bằng phút là có thể thay đổi được cục diện. Bởi vậy tạo ra một không gian, thời gian để cho hệ thống phòng không đối phó, phát hiện và đánh chặn là nhiệm vụ rất hệ trọng của chiến lược chống tiếp cận.

Việt Nam đã từng đối đầu với một cuộc chiến tranh điện tử quy mô lớn do Mỹ triển khai hòng đánh sập hệ thống phòng không Việt Nam cách đây 40 năm nhưng không thể.

Ngày nay, ngoại trừ Mỹ, khó có nước nào trong khu vực có đủ năng lực để tiến hành một cuộc chiến tranh điện tử, áp chế phòng không gồm áp chế mềm, áp chế cứng…như Mỹ cách đây 40 năm, trong khi Việt Nam đã thay đổi.

Các hệ thống phòng không được xây dựng dưới dạng mạng lưới, qua đó, thông tin thu thập được qua radar hay trinh sát quang học thông thường đều có thể chia sẻ cho khẩu đội phòng không với tốc độ cao qua mạng lưới datalink; các tên lửa phòng không được kết nối với nhau có thể được dẫn bắn từ một hay nhiều ra đa đặt cách xa nó; xuất hiện pháo 37li cải tiến bắn bằng radar, quang học trong hệ thống phòng không tầm thấp khủng khiếp, hiệu quả năm xưa; xuất hiện những dàn tên lửa phòng không tầm xa cơ động như S-300 MPU1 bắn và di chuyển… thì việc tiêu diệt một vài hệ thống radar là có thể.

Nhưng để đánh quỵ khả năng phòng không Việt Nam hòng làm chủ vùng trời của lực lượng thù địch hiện nay là không thể trong một trận, trong một tháng, trong một năm.

Vì vậy cho nên chống tiếp cận để làm chủ vùng trời và làm chủ vùng trời để chống tiếp cận là tiền đề, điều kiện của nhau.

Cuối cùng là, cách đánh sở trường của Việt Nam.

Đó là tư tưởng quân sự “nếu những gì công nghệ không thể thì chiến thuật có thể”, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ luôn luôn khắc tinh của thói chủ quan, ngạo mạn, hiếu chiến, cậy đông, vũ khí trang bị hiện đại công nghệ cao; đó là chiến tranh du kích được phát triển lên tầm cao mới bởi vũ khí không phải như vũ khí của du kích ngày xưa; đó là…vân vân và vân vân.

Chiến lược chống tiếp cận của Việt Nam xem ra rất khả thi bởi hình thành trên cơ sở xem ra cũng độc đáo và vững chắc.

Lê Ngọc Thống

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến đấu cơ Trung Quốc cất cánh khẩn cấp bám theo máy bay Mỹ

Thứ tư 16/01/2013 19:00

(GDVN) - Khi phát hiện 2 chiếc máy bay Mỹ tiếp cận không phận Senkaku, Trung Quốc lập tức điều động chiến đấu cơ cất cánh khẩn cấp bám theo

Tờ Korea Times ngày 16/1 dẫn nguồn tin tờ Sankei Nhật Bản cho biết, khi phát hiện 2 chiếc máy bay Mỹ tiếp cận không phận Senkaku, Trung Quốc lập tức điều động chiến đấu cơ cất cánh khẩn cấp bám theo 2 chiếc máy bay này.

Posted Image

Máy bay quân sự C-130 Mỹ (hình minh họa)

Động thái trên được xem như một tín hiệu vụ tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông đang có dấu hiệu "lây lan" vào mối quan hệ giữa ba cường quốc, nói cách khác là Mỹ đang bắt đầu tham dự vào nhóm đảo tranh chấp này.

Theo bản tin trên tờ Sankei, các chiến đấu cơ Trung Quốc được lệnh cất cánh khẩn cấp bám theo 2 chiếc máy bay Mỹ, một chiếc máy bay trinh sát P-3C và một chiếc máy bay vận tải quân sự C-130.

Chiến đấu cơ Trung Quốc đuổi theo 2 chiếc máy bay Mỹ mặc dù 2 chiếc máy bay này đang bay trên không phận Senkaku do Nhật Bản kiểm soát, tờ Korea Times đưa tin.Posted Image

Chiến đấu cơ J-10 Trung Quốc (hình minh họa)

Không quân Trung Quốc đã tiến hành thu thập thông tin xung quanh các chuyến bay ngoài không phận Senkaku trong suốt một thời gian và việc này càng được tăng cường khi ông Tập Cận Bình nhậm chức Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Quân ủy trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

P-3C và C-130 Mỹ bay ra Senkaku là một động thái tham dự tiếp theo của Mỹ vào khu vực biển Hoa Đông sau khi Không quân Hoa Kỳ quyết định triển khai 9 chiếc F-22, chiến đấu cơ tàng hình hiện đại, tới đồn trú tại cơ sở không quân Gadena ở Okinawa trong bối cảnh căng thẳng Nhật - Trung đang leo thang trên biển Hoa Đông.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy (Nguồn: Korea Times)

Share this post


Link to post
Share on other sites

62.000 người phải sơ tán nếu vỡ đập Sông Tranh 2

Ngày 16/1, tỉnh Quảng Nam họp bàn kế hoạch sơ tán dân trong tình huống động đất gây vỡ đập thủy điện. Các chuyên gia ước tính, sẽ có hơn 62.000 người dân cùng tài sản phải sơ tán nếu thảm họa xảy ra.


Kịch bản động đất gây vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng trên hai tình huống là trong thời điểm mưa lũ và không có mưa lũ.

Posted Image

Sơ đồ kế hoạch sơ tán nhân dân vùng động đất và hạ du thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Trí Tín.


Theo đó, hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 có dung tích 730 triệu m3 nước, nếu sự cố vỡ đập xảy ra, mức ảnh hưởng sẽ trải dài từ huyện Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn đến TP Hội An. 62.000 người (145 thôn, khối phố của 51 xã, thị trấn) cần sơ tán khẩn cấp.

Đại tá Lê Ngọc Thành, Phó tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân sự Quảng Nam cho biết, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh là lực lượng nòng cốt ứng cứu người dân. Ngoài ra, các lực lượng công an, bộ đội, biên phòng, cán bộ y tế, ban phòng chống lụt bão, thanh niên xung kích... đều tham gia.

Tuy nhiên, trước khi thảm họa xảy ra, theo ông Thành, địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch phòng tránh, sơ tán và phổ biến triển khai thực hiện kế hoạch đến từng thôn, tổ dân phố; sẵn sàng hệ thống thông tin liên lạc; thành lập đội tìm kiếm cứu nạn tại các thôn, xóm, xã, huyện mỗi đội 25 - 30 người.

Còn thượng tá Võ Mạnh Hùng, Bộ đội Biên phòng Quảng Nam đề xuất, cần tính đến mực nước dâng gây ngập ở từng địa phương khi có lũ lụt kèm theo thảm họa vỡ đập Sông Tranh 2. Không chỉ lo cho tính mạng người dân ở các khu dân cư mà phải tính tới an toàn cho từng trường học, bệnh viện...

Nhiều địa phương ở vùng hạ lưu đập thủy điện này lo lắng, nếu vỡ đập nước từ trên cao tràn xuống chẳng khác nào cơn "đại hồng thủy" càn quét với tốc độ nhanh. Do vậy cần tính toán kỹ khoảng cách từ nhà dân đến nơi trú tránh để khi sơ tán còn chạy kịp.

Posted Image

Hồ chứa hơn 730 triệu m3 khối nước nằm ở cao trình gần 100 mét so với vùng hạ lưu. Ảnh: Trí Tín.


Băn khoăn trước việc làm sao cho dân biết được thảm họa xảy ra để sớm sơ tán, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Trần Anh Tuấn đề xuất: "Cần lắp còi hú tới tận các huyện, xã, thôn, xóm và quy định chặt chẽ tín hiệu hú còi, thông tin rộng rãi cho người dân biết". Còn Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức Đào Bội Thuyên cho rằng, giải pháp tối ưu nhất là dùng súng bắn để thông tin cho người dân biết.

Ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, ứng phó với tình huống vỡ đập Sông Tranh 2 là đặt tính mạng người dân lên hàng đầu. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh cần gấp rút khảo sát, xác định lại các điểm cao, xây dựng lại bản kế hoạch sơ tán nhân dân khi vỡ đập tỉ mỉ, chi tiết hơn.

"Đối với những nơi sát đập cần quy hoạch những điểm cao, cần chuẩn bị mặt bằng, đường để di chuyển... Sau Tết Nguyên đán, khi có phương án chi tiết tỉnh sẽ trình lên Bộ Quốc phòng và Quân khu 5 để tuyên truyền cho người dân và phục vụ diễn tập", ông Quang nói.

Vị Phó chủ tịch tỉnh cũng đề nghị Ban quản lý dự án Thủy điện 3 (quản lý, vận hành thủy điện Sông Tranh 2) cần phối hợp với chính quyền địa phương sớm xây dựng hệ thống cảnh báo vỡ đập trong thời gian tới.

Trí Tín

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Trung Quốc đang chuẩn bị tâm lý chiến tranh?

Thứ Sáu, 18/01/2013 --- cập nhật 09:58 AM,GMT+7

Docbao.vn Hai từ “chiến tranh” liên tục xuất hiện tại những vị trí nổi bật của các tờ báo chính thống ở Trung Quốc. Theo báo Bình quả, tần suất đăng tải cụm từ này khiến độc giả cảm thấy chiến tranh đang đến rất gần.

Đầu tiên là Báo Giải phóng quân ngày 14/1 đăng tải ngay trên trang nhất Chỉ thị huấn luyện 2013, yêu cầu toàn quân cần “tăng cường tư tưởng chiến tranh, tăng cường ý thức tai họa, ý thức nguy cơ, ý thức sứ mệnh, nâng cao năng lực chiến đấu…”.

Nếu như chỉ có mình Báo Giải phóng quân đề cập đến vấn đề chiến tranh thì có lẽ cũng không có gì lạ. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, Thời báo Hoàn cầu - phụ bản của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản Trung Quốc - cũng đăng bài xã luận với tựa đề Sau gần 30 năm hòa bình, chúng ta cần nhìn nhận chiến tranh như thế nào, trong đó cho rằng đã hơn 30 năm kể từ cuộc chiến tranh gần đây nhất của Trung Quốc, cảm giác về chiến tranh đã là chuyện quá xa xôi, nay cũng cần phải để xã hội một lần suy nghĩ lại nên nhìn nhận như thế nào về vấn đề chiến tranh.

Posted Image

Bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu đưa ra rất nhiều điểm quan trọng để công chúng suy nghĩ. Một là, chiến tranh không phải là chuyện tốt, không thể khinh xuất “mở mồm” là nói khai chiến được; Hai là, Trung Quốc trở thành nước lớn chiến lược tất nhiên phải đối mặt với tranh chấp lãnh thổ cũng như những cọ sát to nhỏ, xa gần; Ba là, cần sắp xếp rõ chiến lược chiến tranh, xác định cái gì là phạm vi có thể chịu đựng, cái gì cần kiên quyết chống lại; Bốn là, nhấn mạnh cạnh tranh kinh tế mới là chiến trường chính, quân đội chỉ khi cần thiết mới sử dụng; Năm là, Trung Quốc là cường quốc hạt nhân, nước khác không thể chinh phục Trung Quốc, cũng không muốn khai chiến với Trung Quốc; Sáu là, thắng bại trong chiến tranh được quyết định bởi việc xã hội có thể chấp nhận bao nhiêu tổn thất.

Ngôn từ bài xã luận trên có thể thấy là khá bình thường, không mang câu từ đằng đằng sát khí, cũng không nói rõ cụ thể về lãnh thổ tranh chấp, không chỉ đích danh quốc gia nào, thậm chí ngay cả Mỹ cũng chỉ được đề cập đến là một nước lớn ở xa. So với ngôn từ trong bài viết trên Báo Giải phóng quân, bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu dường như không thể hiện thái độ mạnh mẽ hay “chói tai, chướng mắt", có thể nói là bài viết này không muốn chọc giận Mỹ, Nhật Bản hay bất kỳ quốc gia nào khác.

Tuy nhiên, không nên đánh giá thấp bài xã luận không mang đậm mùi thuốc súng này. Cần nhớ rằng chủ đề bài xã luận đưa ra để độc giả suy nghĩ chính diện chính là vấn đề chiến tranh, và rằng bài xã luận này thực chất là sự chuẩn bị về dư luận và tâm lý cho xã hội trước một cuộc chiến có thể xảy ra.

Kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, giai điệu chủ đạo trong quan hệ đối ngoại của Chính phủ Trung Quốc là trỗi dậy hòa bình, thường nhấn mạnh Trung Quốc không đe dọa bất cứ quốc gia nào. Nay, các báo chính thống ở Trung Quốc nhắc đi nhắc lại cụm từ "chiến tranh", nhấn mạnh việc làm tốt công tác chuẩn bị tư tưởng và thực chất cho “chiến tranh”, điều này hoàn toàn khác với sách lược đối ngoại mấy chục năm qua của Trung Quốc, là sự xoay chuyển 180 độ so với chiến lược “giấu mình” của Đặng Tiểu Bình.

Rốt cuộc, đây là phản ứng của Chính phủ Trung Quốc khi đối mặt với thách thức bên ngoài hay là đội ngũ lãnh đạo mới đưa ra sách lược mới nhằm giải quyết khó khăn tạm thời? Tuy nhiên, việc đưa “chiến tranh" vào chương trình nghị sự chắc chắn là một tín hiệu quan trọng, chắc chắn là tín hiệu không tốt lành, đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ và Nhật Bản không ngừng tăng cường các hoạt động trong khu vực, tăng cường các áp lực lên Trung Quốc, nguy cơ nổ súng rõ ràng đang gia tăng.

Theo Bình quả, bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu nói rằng Trung Quốc đánh nhau cần phải đánh “có lý, có lợi”. Tuy nhiên, chiến tranh là chiến tranh, những tổn hại và biến động mà nó mang lại khó có thể dự tính, Trung Quốc hô hào chuẩn bị chiến tranh như vậy, song liệu có thực sự muốn chiến tranh hay không?

Theo Vietnamplus

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Nếu Nhật bắn một phát đạn, Trung Quốc sẻ phản công"

TT - Tokyo đang xem xét việc đưa thêm khí tài quân sự đến các đảo gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của Trung Quốc trong lúc quan hệ hai nước tiếp tục căng thẳng vì cuộc tranh chấp này.

AFP ngày 17-1 dẫn lời một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật cho biết Nhật Bản đang nghiên cứu đặt các rađa di động và hệ thống thông tin liên lạc lên các đảo gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó ngày 15-1, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera cũng tuyên bố Tokyo “đang xem xét nhiều khả năng trong việc thiết lập hệ thống an ninh ở vùng biển phía tây nam”. Ông cũng cho biết Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) sẽ “có những biện pháp phản ứng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế”, và nêu rõ: “SDF đưa ra các bước cảnh báo cụ thể. Thứ nhất là phát cảnh báo bằng sóng radio yêu cầu máy bay rời không phận, thứ hai là ra tín hiệu, bước thứ ba là bắn pháo sáng”.

130118-nhatban-01-jpg_034341.jpg

Binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật trong một cuộc diễn tập - Ảnh: AFP

Cũng ngày 17-1, như Kyodo loan tin, Nhật Bản và Mỹ đã bắt đầu cuộc hội đàm cấp chuyên viên về việc sửa đổi hướng dẫn song phương về hợp tác quốc phòng tại Tokyo.

Tâm điểm của việc sửa đổi này là tăng cường hợp tác giữa hai đồng minh trong kiểm tra và giám sát các hoạt động trong khu vực Đông Á. Việc sửa đổi này cũng bao gồm cả việc dỡ bỏ lệnh cấm theo quy định của hiến pháp về việc sử dụng quyền tự vệ tập thể của Nhật Bản.

Tokyo: sẽ rút khoảng cách bay đến Senkaku

Có tin Nhật đang xem xét việc đưa máy bay chiến đấu F-15 đến đồn trú ở đảo Shimojishima, một hòn đảo nhỏ nằm gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo báo Yomiuri, hiện căn cứ không quân Naha của Lực lượng tự vệ trên không (ASDF) là nơi xa nhất ở phía tây mà máy bay Nhật được triển khai đến. Nếu máy bay chiến đấu được điều đến Shimojishima, quãng đường bay đến Senkaku/Điếu Ngư sẽ được rút ngắn đi phân nửa. Việc bố trí này sẽ giúp ASDF phản ứng tức thời trước các động thái từ Bắc Kinh.

Ngày 13-1, máy bay Trung Quốc đã xâm nhập vùng trời gần Senkaku/Điếu Ngư. Lúc máy bay chiến đấu Nhật cất cánh từ căn cứ Naha cách Senkaku/Điếu Ngư khoảng 420km và bay đến nơi thì máy bay Trung Quốc đã rút khỏi khu vực này. Trong khi đó, sân bay Shimojishima (thuộc tỉnh Okinawa) chỉ cách Senkaku/Điếu Ngư 200km và là sân bay duy nhất trong quần đảo Sakishima có đường băng dài 3.000m, độ dài đủ cho máy bay chiến đấu cất và hạ cánh thuận tiện.

Hai sân bay khác trong vùng cũng đang được Tokyo xem xét là sân bay New Ishigaki ở đảo Ishigaki (dự kiến khánh thành tháng 3) và sân bay Miyako ở đảo Miyakojima.

Bắc Kinh: sẽ đưa tàu hải quân đến Điếu Ngư

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao và giới truyền thông Trung Quốc cũng đưa ra những tuyên bố gây căng thẳng với Nhật. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố tàu hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục tuần tra trong vùng biển Điếu Ngư/Senkaku để thực thi quyền tài phán của Trung Quốc ở vùng biển và vùng trời này. Cùng lúc, tướng Bành Quang Khiêm của Trung Quốc cũng tuyên bố chỉ cần Nhật bắn một phát đạn, Bắc Kinh sẽ coi đó là lời khai chiến và lập tức phản công. Tuyên bố này nhằm đáp trả khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera trên báo Asahi ngày 14-1 khi nêu rõ lực lượng Nhật sẽ bắn cảnh cáo vào bất kỳ máy bay nào xâm nhập không phận Senkaku/Điếu Ngư.

130118-nhatban-02-jpg_034341.jpg

Lực lượng phòng vệ Nhật nhảy dù trong cuộc tập trận ngày 13-1 - Ảnh: AFP

Thời Báo Hoàn Cầu mới đây cũng cho biết Trung Quốc đang chuẩn bị đóng thêm chín tàu tuần tra cỡ lớn bao gồm năm chiếc có tải trọng ở cấp 3.000 tấn và bốn chiếc có tải trọng từ 5.000 tấn để bổ sung cho các đội tàu tuần tra đang hoạt động trên biển Đông và biển Hoa Đông. Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Vũ Xương được giao thực hiện hợp đồng trị giá 2,5 tỉ nhân dân tệ (khoảng 402 triệu USD) này.

Những “tiếng trống trận” này xem ra đang lấn lướt. Tân Hoa xã đưa tin trong cuộc gặp cựu thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama ngày 16-1, chủ tịch Ủy ban toàn quốc hội nghị chính trị hiệp thương Trung Quốc Giả Khánh Lâm đã kêu gọi Bắc Kinh và Tokyo nên giải quyết vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thông qua đối thoại và tham vấn.

VIỆT PHƯƠNG - MỸ LOAN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Th...-phan-cong.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến đấu cơ tàng hình Nga lần đầu bay xa

Mẫu phi cơ chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 của Nga vừa thực hiện chuyến bay đường dài đầu tiên, từ một nhà máy ở vùng Viễn Đông tới sân bay gần thủ đô Moscow.

Posted Image

Chiến đấu cơ tàng hình T-50. Ảnh: RIA Novosti"


Đó là một đột phá quan trọng! Chiếc phi cơ đã bay 7.000 km, hai lần hạ cánh tại Abakan và Chelyabinsk, trên đường tới thủ đô của nước Nga", RIA Novosti dẫn lời phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin hôm qua.

Chiếc máy bay đã hội ngộ cùng ba mẫu thử nghiệm T-50 khác tại sân bay Zhukovsky trước khi tham gia các chuyến bay kiểm tra, vốn đã được lên lịch khởi động vào tháng 3/2013. Chiếc T-50 thứ năm đang được chế tạo tại nhà máy Komsomolsk-on-Amur ở Siberia.

T-50, còn được biết như dự án PAK-FA, lần đầu cất cánh vào tháng 1/2010 và đã được giới thiệu tới công chúng tại Triển lãm Hàng không Moscow hồi năm 2011.

Bộ Quốc phòng Nga đang lên kế hoạch hoàn tất việc bay thử nghiệm đối với 8 mẫu máy bay loại này vào năm 2015. Sau đó, việc sản xuất hàng loạt đối với T-50 sẽ được tiến hành trong năm 2016.

T-50, được coi là xương sống của đội bay chiến đấu tương lai tại nước Nga, là loại đấu cơ đa dụng thế hệ thứ năm. Nó được trang bị công nghệ tàng hình, siêu đa năng, khả năng siêu hành trình (bay siêu thanh mà không sử dụng thùng chất đốt phụ) cũng như một loạt công nghệ hàng không tiên tiến, bao gồm radar theo pha linh hoạt băng X.

Hà Giang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất 3 độ richter tại Thanh Hóa

Tối 19/1, những tiếng nổ lớn phát ra từ lòng đất huyện vùng cao biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa) khiến nhà cửa rung lắc, người dân hoảng loạn bỏ chạy. Viện Vật lý Địa cầu xác nhận, trận động đất có độ sâu chấn tiêu là 10 km.

Ông Lò Đình Múi, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) cho biết, 19h45 ngày 19/1, trên địa bàn huyện xảy ra động đất với nhiều cơn dư chấn kéo dài trong khoảng 10 giây. Người dân từ đầu huyện cho đến xã biên giới Tam Thanh (giáp tỉnh Hủa Phăn, Lào) đều cho biết có động đất.

Posted Image

Một góc huyện Quan Sơn, nơi xảy ra động đất. Ảnh: Lê Hoàng.


"Người dân cùng lúc nghe nhiều tiếng nổ lớn dưới sâu lòng đất. Sau đó, nhà cửa rung lắc, đồ đạc va chạm vào nhau, giường, tủ bị rung chuyển mạnh, khiến mọi người hoảng hốt chạy ra ngoài đường", ông Múi nói cho hay, nhiều nhà sàn của đồng bào dân tộc Thái ở thị trấn Quan Sơn, xã Tam Lư, Sơn Lư... bị rung lắc mạnh, rồi bị nghiêng sau đó.

Trước đó, ngày 19/9 - 22/11/2010, huyện Quan Sơn cũng xảy ra 3 trận động đất, với cường độ 3,5 - 4 độ richter. Theo ông Múi, việc liên tục xảy ra động đất trong những năm gần đây khiến người dân ở Quan Sơn và các huyện lân cận hoang mang. UBND huyện đã phân công các ngành chức năng theo dõi sát diễn biến tiếp theo của dư chấn để có biện pháp xử lý kịp thời nếu tình huống xấu xảy ra.

Posted Image

Bản đồ chấn tâm động đất tối 19/1 tại Thanh Hóa. Ảnh: Viện Vật lý Địa cầu.


Còn Viện Vật lý Địa cầu xác nhân, trận động đất tối 19/1 ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) mạnh 3 độ richter, độ sâu chấn tiêu là 10 km. Động đất có thể gây nên rung động cấp IV ở khu vực gần trung tâm huyện Quan Sơn và lân cận.

Lê Hoàng

Share this post


Link to post
Share on other sites

THỜI TIẾT TRÁI NGƯỢC Ở NAM-BẮC BÁN CẦU


Trong khi phần lớn bắc bán cầu chìm trong mùa đông giá rét và tuyết rơi thì ở nam bán cầu, Australia phải hứng chịu đợt nắng nóng nhất trong vòng 150 năm qua.

Posted Image

Công viên Victoria trở thành sân chơi cho trẻ em và người lớn sau một đêm tuyết rơi dày trên khắp nước Anh. Ảnh: PA


Posted Image

Xe dọn tuyết làm việc cật lực để đường cao tốc M4 ở Cadiff, Anh, thông suốt trong mùa đông này. Ảnh: Huw Evans Agency


Posted Image

Cành cây "đóng băng" trên con đường ở nước Anh. Ảnh: Telegraph


Posted Image

Hai em bé vui sướng khi được đắp người tuyết ngoài trời. Hai em còn đắp cả chú chó tuyết xinh xắn giữa trời tuyết rơi. Ảnh: Telegraph

Posted Image

Cùng thời điểm, tại châu Âu, một vận động viên vẫn cố gắng luyện tập trong khi nhiều cuộc đua ngựa phải hủy bỏ vì thời tiết giá lạnh. Ảnh: PA


Posted Image

Người đàn ông đo độ dày của băng tuyết tại hang đá ở Tessdale, Anh, nơi nhiệt độ xuống đến -5 độ C. Ảnh: PA



Posted Image

Người dân Anh đi bộ trong mưa tuyết ở quảng trường Nữ hoàng, Bristol. Ảnh: PA


Posted Image

Trong khi đó tại Sydney, Australia, nhiệt độ lên đến 45,8 độ C, nhiệt độ cao nhất ghi nhận được trong vòng 150 qua. Nhiệt độ kỷ lục ghi được trước đó là 45,3 độ C vào tháng 1/1939. Ảnh: AP


Posted Image

Người dân Australia đổ ra các bãi biển và các vận động viên toát mồ hôi sau những cuộc tập luyện của mình. Ảnh: EPA


Posted Image

Các cô gái tắm mình trong làn nước mát bên vòi phun nước tại Sydney,. Ảnh: EPA


Posted Image

Mọi người tìm cách trốn tránh cái nóng gần 46 độ C giữa mùa hè của Australia. Ảnh:Telegraph


Posted Image

Vận động viên tennis giải tỏa cơn nóng sau trận đấu tại Melbourne nơi nhiệt độ lên đến 41 độ. Ảnh: AP


Posted Image

Người đàn ông kéo thùng nước và đá để giải khát giữa trời nóng 45 độ. Ảnh: AP


Posted Image

Nắng nóng thậm chí gây cháy rừng ở Công viên Quốc gia Ku-Ring-Gai và một vài địa điểm khác. Nhà chức trách Australia phải huy động máy bay và nhiều xe cứu hỏa đến hiện trường dập lửa. Ảnh: AP


Vũ Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phó Tổng thống Mỹ Biden tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 tại gia

Chủ Nhật, 20/01/2013 - 23:18

(Dân trí) - Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sớm ngày 20/1 đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai tại dinh thự của ông ở Washington, mở màn cho những nghi lễ nhậm chức chính thức trong ngày cuối tuần. Ông Obama tuyên thệ nhậm chức vào giữa ngày chủ nhật 20/1 (giờ Mỹ).

Ông Biden đã chọn thẩm phán Tòa án Tối cao Sonia Sotomayor chủ trì lễ tuyên thệ của ông. Như vậy bà Sotomayor là người Mỹ gốc La-tinh đầu tiên và người phụ nữ thứ tư thực hiện nghi thức này. Trong khi đó, theo dự kiến, Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts sẽ chủ trì lễ tuyên thệ của ông Obama.

Lễ tuyên thệ của Phó Tổng thống và Tổng thống Mỹ đánh dấu hàng loạt sự kiện nhậm chức của Tổng thống Mỹ, bắt đầu vào ngày 19/1 và kéo dài tới ngày 21/1. Theo hiến pháp, hai ông phải tuyên thệ vào ngày 20/1. Nhưng do ngày này năm nay rơi vào chủ nhật, nên buổi lễ trước công chúng sẽ được tổ chức vào ngày thứ hai, 21/1, với ông Obama và ông Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức một lần nữa và ông Obama sẽ có bài phát biểu nhậm chức từ bên ngoài tòa nhà quốc hội.

Phó Tổng thống Mỹ Biden tuyên thệ nhậm chức tại dinh thự của ông ở Naval Observatory, cách Nhà Trắng 15 phút lái xe. Ông Biden đã tổ chức tiệc chiêu đãi trước khi tuyên thệ nhậm chức trên cuốn kinh thánh của gia đình, có từ cuối thế kỷ 19. 120 người là người thân, bạn bè, nhân viên và các thành viên quốc hội đã tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của ông.

Ngay sau buổi lễ, Tổng thống Obama đã chúc mừng “phó tướng” của mình qua trang Twitter.

Sau đó, ông Obama và ông Biden đã cùng nhau tới nghĩa trang quốc gia Arlington để đặt vòng hoa.

Sau lễ nhậm chức vào ngày mai 21/1, sẽ có một cuộc diễu hành nhậm chức từ tòa nhà quốc hội tới Nhà Trắng và vào buổi tối sẽ có tiệc mừng.

Posted Image

Phó Tổng thống chọn một nữ thẩm phán Tòa án Tối cao chủ trì lễ tuyên thệ nhậm chức của ông.

Posted Image

Ông Biden tuyên thệ nhậm chức tại dinh thự của ông...

Posted Image

...trước sự chứng kiến của 120 người thân, bạn bè, nhân viên và các thành viên quốc hội.

Posted Image

Ông tuyên thệ trên cuốn kinh thánh của gia đình, có từ cuối thế kỷ 19.

Posted Image

Bà Jill Biden, vợ ông Joe Biden, chức mừng ông sau khi ông thực hiện xong nghi lễ tuyên thệ.

Posted Image

Nữ thẩm phán Sotomayor cũng chúc mừng ông sau khi thực hiện xong nghi lễ.

Phan Anh

Theo Guardian, AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật tiết lộ chiến lược đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc

21/01/2013 9:51

(TNO) Trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc về quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Nhật sẽ tiến hành cuộc tấn công phối hợp với quân đội Mỹ đánh chìm tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh của Trung Quốc.

Kịch bản tấn công trên vừa được báo Sankei Shimbun của Nhật tiết lộ, theo trang tin Wantchinatimes (Đài Loan) ngày hôm nay 21.1.

Theo đó, Nhật sẽ sử dụng chiến đấu cơ F-15 cùng với sự yểm trợ của Không quân Mỹ để tiêu diệt máy bay chiến đấu tiên tiến của Trung Quốc.

Sau đó, Nhật có thể tiến hành cuộc tấn công bằng chiến đấu cơ F-2 vào các tàu chiến lớn của hải quân Trung Quốc.

Posted Image

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh: AFP

Hiện nay, không quân Trung Quốc có nhiều chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 hơn so với Lực lượng phòng vệ trên không của Trung Quốc, theo Wantchinatimes.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích quân sự Trung Quốc Trần Quang Văn, nếu không có sự hỗ trợ từ trên không, tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu tấn công đổ bộ của hải quân Trung Quốc sẽ trở thành những “con vịt ngồi” đối với chiến đấu cơ của Nhật và Mỹ.

Còn theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Quách Tuyên, tàu Liêu Ninh là mục tiêu tấn công chính đối với Nhật và nếu biểu tượng sức mạnh trên biển này bị phá hủy, Bắc Kinh sẽ quy phục.

Tàu Liêu Ninh chính là con tàu Varyag mà Trung Quốc đã mua từ Ukraine vào năm 1998.

Sau khi hoàn tất đợt chạy thử lần thứ 10, tàu này được giao cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc hồi tháng 9.2012.

Đến tháng 11.2012, chiến đấu cơ J-15 hoàn tất diễn tập cất/hạ cánh đầu tiên trên tàu Liêu Ninh.

Văn Khoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

“Sát thủ chống tên lửa đạn đạo” khủng nhất thế giới của Nhật


Quân phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) đang được trang bị loại tên lửa thuộc hàng khủng trên thế giới có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Tháng 12/2007, tàu khu trục tên lửa JDS Kongo (DDG-173) lần đầu bắn thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 block IA.

Với sự kiện này, Nhật Bản chính thức trở thành quốc gia đầu tiên sau Mỹ được trang bị vũ khí đánh chặn tên lửa đạn đạo tối tân SM-3 trên tàu chiến. Và bước đầu hình thành tấm lá chắn tên lửa đạn đạo trên biển để đối phó với những mối đe dọa xung quanh nước này.


Tên lửa đánh chặn RIM-161 Standard Missile 3 (gọi tắt là SM-3) là hệ thống tên lửa trên hạm tàu sử dụng để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung, thậm chí có thể bắn hạ vệ tinh bay ở quỹ đạo thấp.


Hiện nay, SM-3 được xem là thành phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trên biển Aegis của Hải quân Mỹ.


Posted Image

Tên lửa đánh chặn tối tân SM-3 rời bệ phóng trên tuần dương hạm Mỹ

Tên lửa đánh chặn SM-3 nặng 1,5 tấn, dài 6,55m, đường kính thân 0,34m, sải cánh 1,57m. SM-3 được thiết kế với 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ đánh chặn 9.600km/h (gấp gần 8 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn trên 500km, độ cao bay 160km.

Nguyên lý hoạt động của tên lửa là, khi hệ thống radar mạng pha AN/SPY-1 (trên tàu) phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo, hệ thống vũ khí Aegis dựa vào các thông số cần thiết (tốc độ mục tiêu, quỹ đạo bay) tính toán một giải pháp đánh chặn.


Sau đó, hệ thống sẽ kích hoạt tên lửa đánh chặn SM-3 để tiêu diệt mục tiêu. SM-3 rời bệ phóng thẳng đứng Mk41 bằng tầng động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn Mk-72 4 loa phụt.


Giai đoạn này tên lửa chủ yếu được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính.

Khi cháy hết nhiên liệu, tên lửa sẽ sẽ tách tầng khởi tốc Mk-72 và kích hoạt động cơ tăng tốc – hành trình 2 chế độ Mk-104. Giai đoạn này tên lửa được dẫn hướng thông qua radar AN/SPY-1 trên tàu phóng với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS.


Sau khi tách tầng đẩy Mk-104, tầng 3 động cơ đẩy tăng cường Mk-136 (cháy trong 30 giây) sẽ được kích hoạt và đưa tên lửa vượt ra ngoài tầng khí quyển.


Cuối cùng, khi tên lửa tách tầng đẩy Mk-136, thì kết cấu tầng tự dẫn LEAP (Lightweight Exo-Atmospheric Projectile) nặng 23kg được kích hoạt.


Posted Image

Khu trục hạm JDS Kirishima của JMSDF trang bị tên lửa SM-3 (trong ảnh góc trái là tên lửa SM-3 khởi động từ tàu Kirishima).


Tầng tự dẫn LEAP sẽ tự động tìm kiếm mục tiêu thông qua các dữ liệu từ hệ thống chiến đấu Aegis trên tàu phóng tên lửa. LEAP dùng một cảm biến hồng ngoại kết hợp radar bán chủ động để xác định mục tiêu. LEAP có thể phân biệt được đâu là đầu đạn tên lửa, đâu là mảnh vụn tách ra từ tầng đẩy tên lửa.

Trong module LEAP tích hợp đầu đạn động năng (dùng động lực để phá hủy mục tiêu thay vì thuốc nổ). Theo tính toán, động năng của vụ va chạm có thể đạt 130 Jun (tương đương với 31kg thuốc nổ TNT) đủ khả năng phá hủy mục tiêu tên lửa đạn đạo.


SM-3 được xem là tên lửa đánh chặn hàng đầu thế giới hiện nay, xét về tầm bắn, các công nghệ được áp dụng thì khó có tên lửa nào trên thể giới có thể so sánh.


Hiện nay, hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3 trang bị trên 4 tàu khu trục hiện đại nhất Nhật Bản thuộc lớp Kongo (gồm JDS Kongo, JDS Chokai, JDS Myoko và JDS Kirishima).


Kể từ lần bắn thử đầu tiên tháng 12/2007, tính tới năm 2010 cả 4 tàu đã thực hiện 4 lần bắn thử tên lửa SM-3 đánh chặn mục tiêu.

Theo Kienthuc Net

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư:

Nhật tìm thấy tư liệu lịch sử bất lợi cho Trung Quốc

23/1/2013 16:16

Một tài liệu hồi đầu thế kỷ 17 cho thấy Trung Quốc không kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các nhà nghiên cứu cho rằng tài liệu này mâu thuẫn với các tuyên bố chủ quyền mới đây của Trung Quốc khi Bắc Kinh nói rằng quần đảo này là một phần vốn có trong lãnh thổ quốc gia này.

Nhật -Trung tìm cách 'tan băng'

Nhật vũ trang, Trung bảo 'đối thoại'

Nhật đồn trú chiến đấu cơ để chặn TQ

TQ tuyên bố khảo sát đảo tranh chấp với Nhật

Nhật tăng cường vũ trang cho Senkaku

Posted Image

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền

Theo phó Giáo sư Nozomu Ishii thuộc Đại học Nagasaki Junshin, trong thời Minh tại Trung Quốc, một người giữ chức tương đương tỉnh trưởng nói với sứ thần của Nhật rằng vùng biển ngoài khơi dưới sự kiểm soát của triều đại này chỉ tới quần đảo Matsu, còn vùng biển bên ngoài khu vực đó các tàu thuyền tự do đi lại. Quần đảo Matsu gần với Trung Quốc hơn là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bắc Kinh tuyên bố rằng họ đã kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ triều đại nhà Minh, tức là khoảng 600 năm trước.

Trong buổi họp báo vào thứ Hai tuần này, ông Ishii cho biết tuyên bố của vị quan Trung Quốc có ghi lại trong Biên niên sử nhà Minh.

Vị học giả của Nhật nói rằng: "Tài liệu lịch sử chứng minh rằng tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku là đúng về mặt lịch sử".

Biên niên sử nhà Minh ghi lại các hoạt động của các hoàng đế Trung Hoa, các chiếu chỉ và các văn bản khác.

Posted Image

Diễn giải của Phó Giáo sư Ishii về bản Biên niên sử triều Minh năm 1617, theo đó, chỉ có phần gạch chéo ven biển cách đất liền Trung Quốc 40km là do triều Minh kiểm soát.

Phó Giáo sư Ishii tìm thấy một ghi chép từ tháng Tám năm 1617, trong đó mô tả lại vụ bắt giữ và thẩm vấn một sứ thần của Nhật từ Nagasaki là Akashi Doyu. Vụ thẩm vấn do người đứng đầu nhóm tuần tra ven biển của Trung Quốc tiến hành. Theo văn bản này, vị tỉnh trưởng Trung Quốc gặp sứ thần Nhật và có nhắc đến tên của các quần đảo, trong đó có một đảo ở mé phía đông của quần đảo Matsu cách đất liền Trung Quốc 40km. Quần đảo này do triều Minh kiểm soát. Trong cuộc nói chuyện có nói rằng Trung Quốc và bất kỳ quốc gia nào khác đều có thể tự do đi lại trong vùng biển bên ngoài quần đảo trên.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bao gồm đảo Uotsurijima cách ven biển Trung Quốc khoảng 330km.

Tuy nhiên, Trung Quốc nói rằng biên giới của vương quốc Ryukyu (nay là quận Okinawa) nằm giữa đảo Kumejima (ở phía đông quần đảo Senkaku) và đảo Taishoto (một trong các đảo của Senkaku). Do đó, Bắc Kinh cho rằng đảo Uotsurijima và các đảo khác thuộc về triều Minh của Trung Quốc.

Ishii nói rằng văn bản mà ông tìm thấy chứng tỏ rằng triều Minh kiểm soát vùng biển cách đất liền 40km và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư không thuộc về bất kỳ quốc gia nào. Chính phủ Nhật nói rằng quần đảo này nằm dưới sự quản lý của họ vào năm 1895 sau khi xác nhận rằng không có quốc gia nào tuyên bố chủ quyền đối với các đảo.

Giáo sư danh dự Shigeyoshi Ozaki của Đại học Tsukuba cũng là một chuyên gia trong ngành luật quốc tế cho biết: "Chúng ta biết rằng triều Minh chỉ kiểm soát hiệu quả khu vực ven biển từ các nguồn lịch sử khác. Điều đáng nói trong phát hiện này chính là quan chức Trung Quốc đã có tuyên bố rõ ràng những điểm này với một sứ thần Nhật. Điều này chứng tỏ triều Minh không kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư".

Lê Thu (Theo Yomori Shimbun/ANN)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chiến hạm "khủng" nhất châu Á của Nhật Bản có gì đặc biệt?


Kongo là tàu chiến có năng lực tác chiến mạnh nhất châu Á hiện nay được biên chế trong lực lượng phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF).

Tàu khu trục Aegis lớp Kongo là sản phẩm của Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi và Tổng công ty công nghiệp nặng Ishikawajima - Harima đóng cho lực lượng phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF). Chiếc đầu tiên mang số hiệu JDS Kongo DDG-173 được khởi đóng vào tháng 5/1990, đưa vào sử dụng tháng 3/1993.

Sự có mặt của tàu khu trục lớp Kongo đưa quân phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) trở thành lực lượng đầu tiên ở châu Á sở hữu tàu khu trục mang tên lửa điều khiển “đẳng cấp” nhất châu Á cho đến thời điểm hiện tại. Giai đoạn 1992-1998, 3 chiếc được đóng mới và đưa vào sử dụng với số hiệu lần lượt JDS Kirishima DDG-174, JDS Myoko DDG-175, JDS Chokai DDG-176.

Posted Image

Khu trục hạm tên lửa lớp Kongo của JMSDF


Thiết kế “thừa hưởng” tàu chiến Mỹ


Tàu khu trục lớp Kongo là một thiết kế sửa đổi từ lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Tàu có cột buồm thẳng đứng thay vì hơi nghiêng ra phía sau như tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Cấu trúc thượng tầng của tàu dẹp cao và vát hơn so với nguyên mẫu. Sàn đáp trực thăng phía sau được kéo dài hơn, điều này dẫn đến tàu có chiều dài hơn so với các tàu khu trục khác, tải trọng của tàu đạt gần bằng tải trọng tiêu chuẩn của tàu tuần dương hạm.

Tàu khu trục Aegis lớp Kongo có tải trọng đầy tải tới 9.500 tấn, tàu dài 161m, rộng 21m, mớn nước 6,2m. Do tải trọng và kích thước quá lớn nên tàu khu trục này không có khả năng hoạt động tác chiến tại các khu vực gần bờ.

Tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo đầu tiên tại châu Á


Kongo là lớp tàu khu trục đầu tiên của Hải quân Nhật Bản cũng như cả khu vực châu Á được trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis. Aegis là viết tắt của cụm từ Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment (Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất). Đây là hệ thống chiến đấu công nghệ cao tích hợp bao gồm: hệ thống radar Aegis; hệ thống vũ khí Aegis và hệ thống dữ liệu chiến đấu và kiểm soát Aegis.

Nói chung Aegis là một khái niệm công nghệ phát hiện, theo dõi, tấn công mục tiêu cực kỳ phức tạp. Đến nay, Aegis vẫn là hệ thống chiến đấu có 1-0-2 trên thế giới.

Posted Image

Bên trong phòng điều khiển của chiến hạm lớp Kongo


“Trái tim” của hệ thống chiến đấu trên tàu khu trục Aegis Kongo là radar quét mạng pha điện tử chủ động AN/SPY-1D. Radar này có khả năng phát hiện và theo dõi 200 mục tiêu cùng lúc, theo thông tin từ trang tin Mostlymissiledefense, radar SPY-1D có khả năng phát hiện mục tiêu kích cỡ bằng quả bóng golf ở cự ly tới 165km, phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo ở cự ly tối đa 310km.

Trong năm 2007, hãng Lockheed Martin đã nhận được hợp đồng trị giá 124 triệu USD để nâng cấp khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo cho 4 tàu khu trục lớp Kongo của Hải quân Nhật Bản, 3 chiếc đã được nâng cấp. Dự kiến chiếc cuối cùng sẽ được hoàn thành nâng cấp vào năm 2010. Bốn tàu khu trục Aegis lớp Kongo sẽ kết hợp cùng với các tàu Aegis của Mỹ trong khu vực châu Á tạo nên thế trận phòng thủ tên lửa đạn đạo chung giữa 2 nước.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử toàn diện, hệ thống định vị thủy âm hiện đại cho nhiệm vụ chiến tranh chống ngầm. Và hệ thống liên kết dữ liệu đa kênh cho phép cập nhật các thông tin tình báo từ hệ thống vệ tinh của Mỹ.

Hệ thống vũ khí cực mạnh


Tàu khu trục Aegis lớp Kongo được trang bị các hệ thống vũ khí đa năng cho phép tiến công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không (kể cả tên lửa đạn đạo), trên biển. Trong đó, hệ thống vũ khí làm nên sức mạnh phòng thủ chống tên lửa đạn đạo của Aegis lớp Kongo ở các loại tên lửa tầm xa SM-2/SM-3 chứa trong hệ thống ống phóng thẳng đứng MK-41 (29 ống phía trước và 61 ống phía sau).

Posted Image

Khu trục hạm lớp Kongo bắn thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-3

Ban đầu, Aegis Kongo trang bị đạn tên lửa phòng không SM-2MR có khả năng tiêu diệt máy bay ở tầm xa 170km, độ cao 24.400m, tốc độ hành trình Mach 3,5.

Chương trình nâng cấp gần đây cho phép lớp tàu Kongo sử dụng tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 với tầm bắn lên đến 500km và tầm cao tới 160km. Tên lửa SM-3 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở ngoài bầu khí quyển.

MK41 còn được sử dụng để phóng tên lửa chống tàu ngầm RUM-139 VL-ASROC có tầm bắn 22 km. Trong tác chiến chống ngầm, tàu còn được trang bị 2 cụm (3 ống/cụm) ống phóng ngư lôi loại Type-68 sử dụng ngư lôi hạng nặng Mk46 (cơ số ngư lôi trên tàu lên đến 73 quả).

Posted Image

Ống phóng tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon.


Ngoài hệ thống vũ khí đặt trong ống phóng MK41, Aegis Kongo còn trang bị: pháo hạm 127mm tầm bắn 30km; 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx 6 nòng cỡ 20mm; 8 tên lửa hành trình chống tàu RGM-84 Harpoon tầm bắn 124km.

Tuy nhiên, điều có phần thiếu sót về vũ khí đối với lớp tàu này không được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất kiểu như Tomahawk. Phần boong tàu phía sau đủ chỗ cho 2 trực thăng chống ngầm hoạt động nhưng không có nhà chứa cho trực thăng.

Động cơ mạnh mẽ


Tàu khu trục Aegis lớp Kongo được trang bị hệ thống động lực kết hợp tuabin khí COGAG (tức là kiểu hệ thống động cơ kết hợp 2 tuabin khí để quay một chân vịt), 4 động cơ tuabin khí Ishikawajima Harima cung cấp lực đẩy cho 2 chân vịt với tổng công suất 100.000 mã lực.Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ (khoảng 54km/h) phạm vi hoạt động 4.500 hải lý.

Tàu khu trục Aegis lớp Kongo không chỉ là lớp tàu chiến có sức mạnh tấn công và phòng thủ số một Hải quân Nhật Bản mà còn cả khu vực châu Á. Sự mặt của loại tàu khu trục phòng thủ tên lửa này tạo cho Tokyo một cái “ô” bảo vệ trước các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo.

Kienthuc Net

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc phản đối đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa quốc tế

Bắc Kinh yêu cầu Manila tránh bất kỳ hành động nào mà Trung Quốc cho là làm leo thang tranh chấp ở Biển Đông, sau khi Philippines quyết định đưa vấn đề này lên tòa án quốc tế.

Posted Image

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh minh họa: People's Daily

Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng những vấn đề tranh chấp liên quan nên được giải quyết thông qua đàm phán giữa các nước có tuyên bố chủ quyền trực tiếp.

Ông nhấn mạnh quan điểm đàm phán song phương của Trung Quốc với từng quốc gia có tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông.

"Trung Quốc luôn cam kết giải quyết tranh chấp với Philippines thông qua tham vấn và đàm phán song phương nhằm giữ vững quan hệ giữa hai nước và hòa bình, ổn định khu vực", Xinhua dẫn lời ông Hồng nói, nhấn mạnh thêm rằng điều này thể hiện "sự thiện chí và chân thành" của Bắc Kinh.

Người phát ngôn cũng tái khẳng định "chủ quyền không thể tranh cãi" với các đảo và vùng biển ở Biển Đông và phản đối Philippines "xâm nhập trái phép một số đảo và rặng san hô".

Những phản ứng trên của Trung Quốc được đưa ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố, chính phủ nước này vừa đệ trình vấn đề tranh chấp ở Biển Đông với Bắc Kinh lên tòa án quốc tế, theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Báo chí Philippines hôm qua cho biết Bộ Ngoại giao nước này đã ra thông báo chính thức giải trình về quyết định trên, đồng thời kêu gọi người dân Philippines thể hiện tinh thần yêu nước và hậu thuẫn cho quyết định của chính phủ.

"Nếu ai đó tự tiện xông vào nhà của ta, và tìm cách bất hợp pháp để lấy đi tài sản của ta, thì liệu ta có thể không làm gì để chống lại kẻ xâm nhập hay không? Hành động của chúng ta là nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc gia và vùng biển của mình", hãngGMA News dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Philippines.

"Mọi người dân Philippines cần ủng hộ tổng thống để bảo vệ những gì là của chúng ta. Tất cả chúng ta cần đoàn kết nhất trí trước toàn thể thế giới để biểu thị vai trò lãnh đạo toàn diện của tổng thống trên vấn đề này", thông báo tiếp.

Căng thẳng giữa hai nước lên cao từ tháng 4 năm ngoái khi Philippines chặn các tàu cá Trung Quốc tại bãi cạn mà Philippines gọi là Scarborough còn Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.

Philippines khẳng định bãi cạn này thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền tại khu vực được cho là có nguồn dầu mỏ và hải sản phong phú.

Trên Biển Đông, có các nước tuyên bố chủ quyền đang chồng lấn là Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Malaysia và Brunei.

Anh Ngọc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lạm phát tháng 1/2013 tăng mạnh trở lại



Ngay từ tháng 1/2013, chỉ số CPI đã tăng 1,25% so tháng trước và tăng 7,07% so cùng kỳ, trong khi mục tiêu kìm giữ lạm phát cả năm dưới 6,8%. Lương thực, thực phẩm đảo chiều tăng mạnh; giá y tế tiếp tục góp phần lớn vào đà tăng chỉ số chung.

Sáng nay (24/1/2013), Tổng cục Thống kê chính thức công bố về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2013. Theo đó, CPI tháng này đã tăng 1,25% so với tháng 12/2012 và tăng 7,07% so với cùng kỳ.

Đây là tháng có mức tăng mạnh nhất trong vòng gần 1 năm trở lại đây (nếu không kể đợt tăng đột biến 2,2% hồi tháng 9/2012). Còn nếu tính cùng thời điểm, mức tăng giá tháng 1/2012 cũng chỉ ở mức 1% trước khi tăng lên 1,37% vào tháng Tết Nguyên đán.

Posted Image

CPI tháng 1 tăng mạnh trở lại, chủ yếu do giá y tế, thực phẩm và may mặc (Nguồn: GSO/Dân trí)

Tháng mở đầu năm 2013 đánh dấu sự trở lại về giá của giá lương thực, thực phẩm. Chỉ số giá của nhóm này đã tăng 1,34% so với tháng 12/2012 sau một thời gian dài giảm giá liên tục trong năm qua, nhất là giá thực phẩm tăng rất mạnh, mức tăng đạt 1,96%.

Trong khi đó, ăn uống ngoài gia đình cũng chỉ tăng 0,6%. Lương thực tăng 0,15%.

Giữ vị trí "quán quân" về đắt đỏ cũng như về tốc độ tăng giá "chóng mặt" vẫn là nhóm thuốc và dịch vụ y tế. Chỉ số giá nhóm này tăng 7,4% trong đó dịch vụ y tế tăng 9,5%.

Ngoài ra, thời gian cận Tết cũng đã đẩy nhu cầu mua sắm của người dân lên, khiến nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng giá 1,3%.

Trong số 11 nhóm mặt hàng để tính giá, chỉ duy nhất có nhóm bưu chính viễn thông giảm giá 0,05% so tháng trước. Còn lại tất cả các mặt hàng còn lại đều tăng giá nhẹ. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (bao gồm tiền thuê nhà, điện, nước, chất đốt...) tăng 0,36%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,54%; giao thông tăng 0,03%; giáo dục tăng 0,3%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,33% và nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,74%.

Nằm ngoài rổ tính giá, chỉ số giá vàng giảm 1,73% so với tháng 12/2012 và tăng 2,37% so với tháng 1/2012. Chỉ số giá USD cũng giảm 0,08% so tháng 12/2012 và giảm 1,09% so với cùng kỳ 2012.

Trao đổi với Dân trí, chuyên gia kinh tế độc lập, TS Vũ Đình Ánh đánh giá, mức 1,25% là "cao quá". Ông nói: "So với thời điểm tháng 1 hàng năm, mức tăng này là cao. Cần lưu ý đến sự đảo chiều đến giá lương thực, thực phẩm đã chi phối đến chỉ số chung - tuy nhiên, do tính chất mùa vụ nên cũng có thể lý giải được".

Do đây là tháng khởi đầu năm, mức tăng giá cao trở lại sau nhiều tháng liên tăng thấp, do vậy, TS Vũ Đình Ánh cho rằng: "Mục tiêu kiềm giữ được lạm phát năm nay dưới mức 6,8% không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Vì vậy, cơ quan điều hành sẽ phải cẩn trong hơn trong các quyết sách sắp tới".

Hiện tại, theo nhiều phản ánh, trên thị trường, nhiều mặt hàng liên quan tới thực phẩm đã tăng nóng, chẳng hạn đợt tăng giá trứng, rau xanh vừa qua. Nếu cơ quan chức năng không có sự can thiệp kịp thời để phòng chống tình trạng làm giá hàng hóa, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý chung của thị trường cũng như quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, do rơi vào tháng Tết, giá giao thông dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng mạnh, thêm vào là cộng hưởng của chính sách tăng giá điện hồi cuối tháng 12 (đưa vào kỳ tính giá tháng 1), khó tránh khỏi CPI tháng 2 sẽ ở mức cao.

Bích Diệp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đến lượt "sinh vật lạ" xuất hiện trong miếng rửa chén


Ngày 23.1, đại diện UBND và Trạm y tế P.10, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đã đến kiểm tra, lập biên bản ghi nhận có nhiều "sinh vật lạ" trông giống đỉa (nhưng có lông và có chân) trong miếng rửa chén hiệu Hua Da (không rõ nguồn gốc) tại nhà bà Lê Thị Thọ trên đường Lê Văn Tám.


Tối 22.1, em Trần Phương Linh (16 tuổi, con gái bà Thọ) rửa chén thì thấy hàng trăm con "sinh vật lạ" lúc nhúc từ trong miếng rửa chén (nhỏ bằng đầu tăm) bò ra.

Linh gọi và chỉ cho bà Thọ. Sau đó bà Thọ dùng muối bỏ vào nhưng không diệt được những "sinh vật lạ" này, sau đó bà bỏ vào bịch ni lông buộc lại và để ra đường…

Posted Image
"Sinh vật lạ" trong miếng rửa chén


Posted Image
Những sinh vật lạ đã chết


Posted Image
Mặt trước bao bì đựng miếng rửa chén


Posted Image
Mặt sau bao bì đựng miếng rửa chén - Ảnh: Gia Bình


Cách đây khoảng một tuần, bà Thọ mua ba miếng rửa chén nhãn hiệu Hua Da tại một cửa hàng trong khu vực chợ Đà Lạt về sử dụng.

Khi cơ quan chức năng đến nhà bà Thọ thì những "sinh vật lạ" trên đã chết, nên đoàn kiểm tra đã lập biên bản, lấy mẫu và tạm giữ hai miếng rửa chén còn lại để báo cáo cấp trên.

Gia Bình


Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay