nhị địa sinh

THIÊN VĂN VÀ ĐỘNG ĐẤT.

2 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quý vị và BQT diễn đàn, do không thấy có chủ đề về Thiên văn nào được lập ra, nên nhị địa sinh xin phép đăng bài viết này ở đây, nếu BQT thấy không hợp lý xin BQT chuyển bài viết này vào nơi nào đó cho hợp lý, xin cám ơn.

Thiên văn và động đất có liên quan gì với nhau ?

Thiên văn và động đất có liên quan với nhau không ? Câu hỏi này được nhiều nhà khoa học thiên văn cổ kim chú ý nghiên cứu. Căn cứ vào tài liệu nghiên cứu động đất nhiều năm qua, các nhà khoa học thiên văn đã tìm ra được một số qui luật tự nhiên về động đất. Qua phân tích cho thấy hiện tượng động đất có liên quan đến một số yếu tố thiên văn.

Sử sách Trung Quốc cho biết, động đất thường xảy ra vào ngày mồng 1 và ngày rằm âm lịch hoặc các ngày trước hoặc sau đó hai ngày. Ví dụ năm 1966 trận động đất lớn ở huyện Hình Đài tỉnh Hà Bắc Trung Quốc xảy ra đúng vào ngày mồng một tháng ba âm lịch, trước đó đả xảy ra trận động đất vào ngày 17 tháng 2 âm lịch. Trận động đất ở Lật Dương tỉng Giang Tô Trung Quốc ngày 9 tháng 7 năm 1979 cũng đúng vào ngày 16 tháng 6 âm lịch. Mặt trời, mặt trăng đều hút trái đất, nhất là mặt trăng. Sức hút của mặt trăng không những khiến các đại dương trên trái đất sinh ra thuỷ triều lên xuống mà còn khiến vỏ trái đất cũng giãn theo nhịp thuỷ triều. Ngày mồng một và ngày rằm âm lịch hàng tháng , mặt trăng và trái đất cùng ở vị trí đường trục thẳng hàng, vào thời điểm này sức hút của mặt trăng và mặt trời đối với trái đất đạt tới độ mạnh nhất, có thể làm rạn nứt vỏ trái đất và sinh ra hiện tượng động đất. Nhưng vấn đề then chốt là chỗ nào của vỏ trái đất dễ rạng nứt nhất dể súưc hút của mặt trời và mặt trăng tác động thêm vào mới sinh ra động đất. Bởi vậy không phải cứ đến ngày mồng một và ngày rằm âm lịch hàng tháng đều xảy ra động đất và cũng không phải tất cả các trận động đất đều xảy ra vào ngày mồng một và ngày rằm âm lịch.

Theo tính toán, cứ 179 năm, 9 ngôi sao lớn (hành tinh) trong hệ mặt trời sẽ chuyển động về một bên của mặt trời. Từ mặt đất nhìn lên, 9 ngôi sao đó xếp thành một chuỗi dài thường gọi là "chuỗi ngọc 9 sao". Những năm gần đây, một số nhà thiên văn nước ngoài cho rằng khi xuất hiện "chuỗi ngọc 9 sao" sẽ xảy ra động đất khủng khiếp, trái đất sẽ hứng chịu "đòn huỷ diệt". Kỳ thực, kể từ năm 780 trườc công nguyên đến nay, đã có 16 lần xuất hiện "chuỗi ngọc 9 sao", nhưng chưa có trận động đất nào từ cấp 8 trở lên xảy ra trong những thời điểm đó.

Sức hút lẫn nhau giữa các hành tinh cũng liên quan phần nào tới hiện tượng động đất. Nhưng ngoài mặt trời và mặt trăng ra, sức hút của các hành tinh khác đối với trái đất đều không đáng kể. cho dù các hành tinh đó chuyển động tới vị trí hàng dọc cùng với trái đất thì sức hút của các hành tinh đó đối với trái đất mạnh lắm cũng chỉ bằng 1 phần trăm sức hút của mặt trăng đối với trái đất. Bởi vậy "chuỗi ngọc 9 sao" không có ảnh hưởng đáng kể tới các trận động đất trên trái đất.

Posted Image

wikimedia.org

Ngoài "chuỗi ngọc 9 sao" kể trên, khoảng hơn 200 năm trườa Công nguyên người ta cũng phát hiện thấy cứ sau một thời gian nhất định, các sao Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ lại ngẫu nhiên xếp thành một hàng dọc gọi là "chuỗi ngọc 5 sao", thậm chí có thời điểm mặt trăng và mặt trời cũng ngẫu nhiên đứng cùng hàng dọc với các sao đó tạo thành "chuỗi ngọc 7 sao". Nhưng thao sử sách ghi chép thì trong những thời điểm đó trên trái đất không thấy xảy ra động đất.

Posted Image

Nếu nói hiện tượng thiên văn có liên quan tới động đất và căn cứ vào các phân tích trên thì có thể kết luận rằng, khi các tầng nham thạch ở vỏ trái đất đã có đủ các điều kiện rạn nứt , lúc đó sức hút của thiên thể (chủ yếu là mặt trời và mặt trăng) sẽ tác động thêm vào và sinh ra động đất.

Nói tóm lại, mối liên quan giữa thiên văn và động đất vừa là đề tài cổ xưa, vừa là đề tài hiện đại, Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những kỹ thuật mới trong ngành thiên văn học đã và đang giúp con người tìm ra mối liên quan giữa thiên văn và động đất.

nguồn : svdanang.com

__________

nhị địa sinh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tính toán, cứ 179 năm, 9 ngôi sao lớn (hành tinh) trong hệ mặt trời sẽ chuyển động về một bên của mặt trời. Từ mặt đất nhìn lên, 9 ngôi sao đó xếp thành một chuỗi dài thường gọi là "chuỗi ngọc 9 sao". Những năm gần đây, một số nhà thiên văn nước ngoài cho rằng khi xuất hiện "chuỗi ngọc 9 sao" sẽ xảy ra động đất khủng khiếp, trái đất sẽ hứng chịu "đòn huỷ diệt". Kỳ thực, kể từ năm 780 trườc công nguyên đến nay, đã có 16 lần xuất hiện "chuỗi ngọc 9 sao", nhưng chưa có trận động đất nào từ cấp 8 trở lên xảy ra trong những thời điểm đó.

Chu kỳ 179 năm tương đương với chu kỳ tam nguyên cửu vận trong phong thủy = 180 năm.

Share this post


Link to post
Share on other sites