wildlavender

2 Ngôi Mộ Cổ Ở Ciputra Có Gì?

4 bài viết trong chủ đề này

2 ngôi mộ cổ ở Ciputra có gì?

(TT&VH) - LTS: Việc phát hiện 2 ngôi mộ cổ tại khu vực Ciputra Hà Nội (thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội) đã làm xôn xao dư luận trong những ngày vừa qua, với thông tin có tới gần 30 món đồ cổ trong hai ngôi mộ gần 2.000 năm tuổi này, trong đó có vòng đeo tay, bình cổ quý hình đầu gà, những hạt thóc còn nguyên cả cuống… Bài viết sau đây của PGS-TS Nguyễn Lân Cường, Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học VN, người trực tiếp khai quật, sẽ làm rõ những thông tin đó.

1. Sáng 1/4, trong khi thi công đặt cống tại thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội, Xí nghiệp xây dựng số 1, thuộc Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, vô tình để gầu xúc đất quệt vào cửa một ngôi mộ cổ. Sự việc được báo ngay cho Công ty TNHH Nam Thăng Long - đơn vị chủ đầu tư, và lên các cơ quan chức năng từ xã, huyện, và thành phố.

Posted Image

2 ngôi mộ cổ thời Lục Triều mới phát hiện được ở Đông Ngạc (Hà Nội)

Sáng 2/5, TS Nguyễn Doãn Tuân - Trưởng ban Quản lý di tích - Danh thắng Hà Nội, đề nghị chúng tôi lên xem hiện trường và ngay trên hiện trường chúng tôi liên hệ được với ông Phạm Hồng Khang - Phó Giám đốc Công ty TNHH Nam Thăng Long, để đề nghị ông cho tạm dừng thi công và ngay chiều 2/4 tiến hành khai quật khẩn cấp. Ông Khang đồng ý.

Cuộc khai quật được Hội Khảo cổ học và các cán bộ thuộc Phòng Nghiên cứu Khảo cổ học Lịch sử, Viện Khảo cổ học tiến hành. Vì mộ đã lộ ra, tránh việc kẻ buôn bán đồ cổ trộm cắp nên chúng tôi đã tiến hành khai quật ngay, đồng thời với việc xin cấp giấy phép khai quật khẩn cấp. Một đội ngũ công an từ huyện, đến xã đã vào cuộc túc trực bên khu mộ suốt ngày đêm.

2. Hai ngôi mộ cổ được lộ dần ra, một lớn một nhỏ nằm gần như song song theo hướng Tây - Bắc, Đông - Nam. Ngôi mộ thứ nhất có chiều dài 4,7m; rộng 2,15; cao 1,9m. Ngôi mộ thứ 2 dài 3,9m; rộng 1,2; cao 0,95m. Cả 2 ngôi mộ xây theo kiểu cuốn vòm, với những viên gạch múi bưởi ở phía trên. Đặc biệt khác với các ngôi mộ cổ khác là chạy dọc theo bên ngoài nóc mộ là hàng gạch khóa vòm mộ. Gạch được trang trí hoa văn hầu hết ở mặt trong của vách và trần mộ, mặt ngoài mộ rất hiếm. Mộ lớn chủ yếu là hoa văn “đồng tiền”, hoa văn “trám lồng”, còn mộ nhỏ là hoa văn “xương cá”. Ngay cửa của ngôi mộ lớn, những viên gạch bị ám khói. Có nhiều khả năng người xưa đã dùng dầu thực vật để đốt bên trong phía cửa vào của ngôi mộ lớn.

Đặc biệt trong mộ lớn phát hiện được khoảng 40 viên gạch, mà rìa cạnh có chữ Hán (bên trái là bộ “thổ”, bên phải là bộ “mộc”). Tôi đã tham khảo ý kiến của nhiều nhà Hán học nổi tiếng nhưng chưa rõ đây là chữ gì?

Posted Image

PGS-TS Nguyễn Lân Cường và chiếc bình gốm đầu gà vừa lấy ra khỏi ngôi mộ

Phía dưới là một lớp bùn dày khoảng 30-35cm phủ trên lớp gạch nền. Sau hơn 10 ngày khai quật các hiện vật xuất lộ dần. Mộ 1 (mộ lớn) có tổng cộng 27 hiện vật phần lớn là đồ gốm có men và không có men. 9 chiếc đinh sắt đã bị rỉ - chắc là đinh đóng quan tài. Một bát đồng rất mỏng đã bị vỡ nát, một hạt chuỗi bằng thủy tinh màu xanh, một phiến đá dẹt hình chữ nhật vuông vắn màu xanh nhạt, mà theo nhà thạch học Lê Thị Thu Hương thuộc loại đá phiến xanh.

Đặc biệt ở lớp bùn đáy mộ 1, phát hiện một lớp gạo, thóc cháy. Trong 2 chiếc bát cổ cũng còn lại các hạt gạo và thóc đã cháy đen lẫn trong trầm tích. Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Hương - Viện Khảo cổ học đang tiến hành nghiên cứu các hạt thóc gạo trên bằng phương pháp sàng nước, quan sát các đặc điểm và chụp ảnh những mẫu hạt thu được dưới kính lúp với độ phóng đại lớn. Một số hạt thóc còn giữ được cuống và một phần vỏ trấu. Qua kết quả đo đạc ban đầu thì các hạt thóc, gạo này thuộc dạng hạt bầu đến tròn (tỉ lệ dài/rộng 1,7 - 2,5mm).

Mộ 2 (mộ nhỏ) chỉ thu được 5 hiện vật bằng gốm, trong số đó có một bình đầu gà rất đẹp còn rõ cả mào, mắt và đuôi gà. Có lẽ đây là hiện vật quý nhất của cuộc khai lần quật này. Vì không có những chiếc đinh bằng sắt như mộ 1, nên có lẽ người ta dùng quan tài bằng cách ghép mộng hay quan tài hình thuyền? Tại Hải Dương, nhà nghiên cứu Tăng Bá Hoành có cho chúng tôi biết là phát hiện được những ngôi mộ thuộc Hán có quan tài hình thuyền bên trong

Cả 2 ngôi mộ đều không hề có dấu vết của gỗ quan tài và xương cốt người. Có khả năng đã bị tiêu hết. Dựa vào cấu trúc mộ, các hiện vật chôn theo có khả năng ngôi mộ 1 có niên đại sớm hơn ngôi mộ 2 một chút nhưng đều thuộc thời Lục Triều có niên đại khoảng thứ 4 đến thứ 6.

3. Chiều 14/4, đông đảo các nhà nghiên cứu, lãnh đạo chính quyền địa phương, và đơn vị chủ dự án đã đến thăm và trao đổi ý kiến. PGS-TS Tống Trung Tín - Viện trưởng Viện Khảo cổ học cho rằng: đây là 2 ngôi mộ rất hay, hầu như chưa bị kẻ gian phá hủy để trộm cắp hiện vật như nhiều ngôi mộ khác ở quanh vùng. Các hiện vật thu được càng làm rõ hơn những nhận thức về táng thức của thời Lục Triều ngay sát ở ngoại vi thành Thăng Long xưa. Nhiều nhà khoa học còn mong muốn TP Hà Nội cho lưu giữ lại 2 ngôi mộ cổ này để phục vụ công tác trưng bày và tham quan du lịch.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường

Mộ cổ - trưng bày ngoài trời hoặc chuyển về Bảo tàng

Mặc dù là hai ngôi mộ theo phong cách Hán có niên đại vào thời Bắc thuộc, nhưng chủ nhân của chúng không loại trừ có thể là người Việt, và hơn nữa, người thợ xây nên các kiến trúc mộ táng này cũng chính là người Việt Nam. Chính vì vậy, hai ngôi mộ vẫn có giá trị rất lớn. Nhiều nhà khoa học muốn giữ gìn tại chỗ, quây lại thành khu trưng bày ngoài trời để thu hút khách tham quan. Còn đường cống nước thi công có thể đặt chệch đi một chút hoàn toàn không phát sinh thêm nhiều chi phí. Trong trường hợp nhất thiết phải giải phóng mặt bằng để thi công, thì có thể tiến hành bó khuôn cả 2 ngôi mộ này đưa về trưng bày trong Bảo tàng Hà Nội.

Tuy nhiên, cho đến nay, TP.Hà Nội vẫn chưa có quyết định chính thức về việc giữ hay bỏ 2 ngôi mộ này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cận cảnh khu vực phát lộ mộ cổ, giếng cổ


Posted Image

Hai mộ cổ được phát lộ cách hàng rào hiện tại của khu đô thị Ciputra không xa...

Posted Image

...và gần đường dẫn của xe môtô lên cầu Thăng Long


Posted Image
Phần mái bị thủng của mộ nhỏ và phần cửa bị cắt xéo của mộ lớn là do máy xúc quệt phải lúc đào hào đặt ống cống.


Posted Image
Hệ thống cống chạy thẳng qua địa điểm phát lộ mộ cổ.

Posted Image
Những viên gạch nung hình múi bưởi được xếp chồng lên nhau, tạo nên hình vòm cho hai ngôi mộ.

Posted Image
Hàng gạch khóa vòm chạy suốt dọc nóc mộ.

Posted Image
Bên trong ngôi mộ lớn được xác định có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ 4 đến thứ 6...

Posted Image
...bề mặt vòm hiện rõ hoa văn đồng tiền và quả trám.

Posted Image
Kí tự Hán thuộc bộ "thổ" và bộ "mộc" song chưa rõ là chữ gì.

Posted Image
Khi phát lộ, nền mộ phủ lớp bùn dày hơn 30 centimet.

Posted Image
Cách hai ngôi mộ chừng 100 mét là địa điểm phát lộ giếng cổ. Đây là khu vực xây dựng đường nội bộ của khu đô thị Ciputra.

Posted Image
Cán bộ Viện khảo cổ tất bật làm việc chiều 18/4. Giếng được ghi nhận tương tự như những giếng cổ trong Hoàng thành Thăng Long.

Posted Image
Đào sâu thêm hơn 2 mét vẫn chưa hết thân giếng. Tổng chiều cao hiện tại của giếng là hơn 3 mét.
Posted Image
Các nhà khảo cổ vẽ họa đồ mộ cổ và giếng cổ tại hiện trường.


Ảnh: Nguyễn Hưng
Nguồn: vnexpress.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai ngôi mộ tại Ciputra: Phương án cuối cùng là phá?

Thứ Năm, 21.4.2011 | 11:00 (GMT + 7)

Các nhà khoa học rất muốn lưu giữ lại hai ngôi mộ cổ vừa được phát hiện tại khu Ciputra nhưng “số phận” của hai ngôi mộ vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố kinh phí.

Posted Image2 ngôi mộ cổ ở Ciputra có gì?

Posted ImageCổ vật tại hai ngôi mộ cổ ở Ciputra đã bị đánh cắp?

Phương án cuối cùng là phá?

Hiện tại, theo PGS Nguyễn Lân Cường, việc tìm phương án bảo tồn hai ngôi mộ và giếng cổ là rất quan trọng. Hai ngôi mộ mới được phát hiện là hai ngôi mộ rất đặc biệt. Mặc dù cả hai đều xây theo kiểu cuốn vòm với những viên gạch múi bưởi ở trên nhưng điểm khác biệt độc đáo là hàng gạch khóa vòm mộ chạy dọc theo bên ngoài nóc mộ.

Gạch được trang trí hoa văn hầu hết ở mặt trong của vách và trần mộ, mặt ngoài mộ rất hiếm. Mộ lớn chủ yếu là hoa văn “đồng tiền”, hoa văn “trám lồng”, còn mộ nhỏ là hoa văn “xương cá”.

PGS Nguyễn Lân Cường cho biết: “Khi tận mắt nhìn hai ngôi mộ, tất cả mọi người đều nói, đẹp thế này mà phá đi thì rất phí. Bởi phương án cuối cùng là phá đi và giữ lại mấy viên gạch. Nhưng như thế thì rất phí, phí lắm, phá đi thì tiếc lắm”.

Phía trong của ngôi mộ nhỏÔng cũng cho biết, đã đề xuất UBND TP Hà Nội 3 phương án bảo tồn hai ngôi mộ cổ. Thứ nhất là quây lại thành một khu, làm hệ thống bảo mật, ánh sáng và khung kính để cho người dân đến xem. Như nhiều quốc gia vẫn làm. Đây là phương án đẹp nhất.

Phương án thứ 2 là có thể tiến hành bó khuôn cả 2 ngôi mộ rồi di dời về Bảo tàng Hà Nội để người dân đến thăm quan. Đây cũng là một phương án tốt. Tuy nhiên, vì thành phố vẫn chưa có quyết định chính thức nên chưa có kế hoạch di dời cụ thể.

Phương án thứ 3 là nếu đơn vị thi công dự án của … vẫn tiếp tục làm đường phía trên, thì tôi đề nghị lấp đi, sau này khi có kinh phí hoặc phương án tốt hơn thì lại đào lên. Chứ bây giờ mà phá đi thì tiếc quá.

Hàng gạch khóa vòm mộ độc đáo có cả ở mộ to và mộ nhỏTuy nhiên, cho đến nay, TP.Hà Nội vẫn chưa có quyết định chính thức về việc giữ hay bỏ hai ngôi mộ này. Các nhà khoa học đều muốn lưu giữ lại nhưng số phận của hai ngôi mộ như thế nào thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố!

Về lớp gạo, thóc cháy, sở dĩ nó không bị tan đi giống như quan tài hay thi thể người, theo lý giải của PGS Nguyễn Lân Cường là bởi một lớp bùn dày khoảng 30-35cm phủ trên lớp gạch nền. Lớp bùn ấy lại chồng lên cả những hạt thóc nằm trong các bát nên mới giữ cho thóc còn nguyên vẹn như vậy. Còn quan tài nằm phía trên nên khả năng bị tiêu hủy là hoàn toàn dễ hiểu.

Chưa xác định thời gian di dời giếng cổ

Về chiếc giếng cổ, PGS cũng cho biết, phía Bảo tàng Hà Nội đã có công văn xin di dời về trưng bày tại Bảo tàng. Hiện, giấy phép đưa về Bảo tàng có rồi nhưng vẫn chưa rõ thời gian cụ thể tiến hành di dời bởi còn nhiều việc phải làm, đáy của chiếc giếng vẫn đào chưa tới. Bên cạnh đó, kinh phí cho việc di dời cũng là một bài toán đau đầu. Kinh phí lớn, nếu được duyệt thì cũng trong một thời gian dài, sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án.

Chiều 20.4.2011, PGS.TS. Nguyễn Lân Cường đã làm việc với ông Phạm Hồng Khang, Phó Giám đốc Công ty TNHH Nam Thăng Long và đề đạt về vấn đề kinh phí. Được biết ông Khang sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để di dời về Bảo tàng Hà Nội, nhưng với điều kiện là phải có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo TP Hà Nội.

Anh Nguyễn Văn Mạnh (áo kẻ) nghiên cứu viên của Viện khảo cổ - người phát hiện ra chiếc giếng cổ đang quan sát độ sâu của giếngTheo PGS Nguyễn Lân Cường, chi phí có thể lên đến vài trăm triệu đồng. Việc đào bới thì không thành vấn đề nhưng còn rất nhiều khâu phải làm. Như thuê xe đến cẩu, trước khi cẩu thì phải gia cố, cắt thành các đoạn vì giếng còn rất sâu, thậm chí, đến bây giờ vẫn còn chưa thấy đáy.

Như chúng tôi đã đưa trong bài trước, phương án di dời giếng cổ cũng đã có. Theo đó, thợ thi công sẽ đào tiếp đất phía ngoài thành giếng để tách riêng lớp gạch ra.

Quá trình này sẽ được nghiên cứu để vừa thi công vừa cố định thành giếng bằng những kèo sắt hình chữ V sao cho không ảnh hưởng tới độ kết dính giữa các viên gạch.

Ngoài ra, khi vận chuyển sang Bảo tàng Hà Nội, một lớp độn dày bằng chất liệu mềm sẽ được nhồi vào trong lòng giếng để giảm lực tác động. Trong trường hợp quá dài, giếng sẽ được cắt đôi, cắt ba rồi ghép lại khi tới bảo tàng.

Bài: Chi Anh

Nguồn:nld.com.vn

======================================

Lời TS: Nếu "triển khai" phương án Phá thì chắc chắn 1 điều rằng sẽ có rất nhiều điều rất tồi tệ xảy ra đối với công trường thi công đường ống thoát nước này. Mong và (rất mong) các nhà chức trách tìm ra phương án tốt nhất để giữ và bảo tồn 2 ngôi mộ trên nhằm nghiên cứu văn hóa của người Việt xưa qua 2 ngôi mộ cổ này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào quý vị !

Nếu quý vị nào thấy ai đào được các cổ vật nghi là của người Việt cổ thì nhớ báo ngay cho cơ qua chức năng và chụp ảnh đưa lên đây nhé .Ức thật ! Không hiểu ngày xưa khi quân Hán sang xâm lược ,khi ấy thái thu Sỹ Nhiếp nhà hán bắt dân ta đốt hết sách và bỏ tiếng nói cùng chữ viết của người Việt và học chữ Hán thì các cụ nhà mình chôn dấu sách vở ở đâu ? Không lẽ lại bị động nên không kịp tẩu tán ít nào sao ?

Ức thật !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay