VULONG

Phương Pháp Xác Định Thân Vượng Hay Nhược Và Dụng Thần

2 bài viết trong chủ đề này

Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần

Không chỉ những người mới nhập môn Tử Bình mà cho đến cả với nhiều cao thủ Tử Bình đầu đã hai thứ tóc với thâm niên nghiên cứu tới ba, bốn chục năm vẫn thấy khâu xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của môn Tử Bình là một thách đố hơn nghìn năm qua.

Tôi có duyên may là tìm ra được phương pháp xác định này, nó đã giải quyết được vấn nạn nghìn năm nay của môn Tử Bình. Bởi vì bất cứ một ai đọc xong Hai Tuần đầu tiên trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi (tức 14 ngày) sẽ xác định được Thân vượng hay nhược và dụng thần (có thể nói hơi quá là gần tới trình độ của cụ Thiệu) chính xác tới 90% (trừ ngoại cách vì tôi chưa có nhiều ví dụ loại này để nghiên cứu).

Trước khi trình bầy phương pháp này tôi tóm tắt nội dung của cuốn sách.

Nội dung cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" được chia thành 2 phần, phần chính được chia ra thành 7 mục được gọi là "Bẩy Tuần" và phần thứ 2 là phần phụ, được gọi là "Phần Mở Rộng".

Tuần thứ nhất nói về các kiến thức cơ bản của môn Tử Bình (từ trang 12 tới trang 78).

Tuần thứ hai nói về Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần cũng như Phương Pháp tính điểm hạn (có 309 giả thiết nhưng chưa được coi là 309 quy tắc để tính điểm hạn bởi vì tôi chưa có đủ ví dụ để kiểm tra chúng), các cách giải hạn... (từ trang 79 tới trang 185).

Tuần thứ ba đến Tuần thứ bẩy gồm 136 ví dụ mẫu (từ trang 186 đến trang 494) (thêm 11 ví dụ ở Phần Mở Rộng).

Phần Mở Rộng gồm có:

Lý thuyết về phát tài và phát quan cùng với 20 ví dụ mẫu.

Lý thuyết về khắc người phối hôn (khắc vợ khắc chồng), con cái khắc cha mẹ và cha mẹ khắc con cái (có 38 giả thiết và 45 ví dụ).

Một số mục thêm như Phong Thủy, Những điều cần biết về Vũ Trụ học, Âm Dương Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Đông Phương, Tính Tất định và Bất định trong Tử Bình...

Tóm lại chỉ có khoảng 200 trang lý thuyết quan trọng còn lại là 216 ví dụ mẫu.

Nói một cách chính xác là từ các ví dụ đã xẩy ra trong thực tế tôi đã tìm ra Phương Pháp xác định Thân vương hay nhực, dụng thần và Phương Pháp tính điểm hạn của cuốn sách này.

Nói một cách khác là tôi đã "Đi tìm Giày cho vừa chân" ngược với câu "Gọt chân cho vừa Giày".

Xin bạn đọc xem nội dung của chủ đề này trong mục Tử Bình bên trang web "Huyền Không Lý Số".

Nhân tiện tôi xin giới thiệu với bạn đọc, tôi đã nhận lời mời của anh Apollo làm giảng viên chính cho 2 khóa học Sơ Cấp và Trung Cấp về Tử Bình - Tứ Trụ bên trang web "Nhân Trắc Học" (học miễn phí), bắt đầu khai giảng ngày 27/4/2011.

"Lớp sơ cấp Tứ Trụ" chính là nội dung "Tuần Thứ Nhất" và "Lớp trung cấp Tứ Trụ" chính là nội dung "Tuần Thứ Hai" của cuốn "Giải Mã Tứ Trụ", trong đó "Phương Pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần" chiếm 50% nội dung của "Tuần Thứ Hai".

Thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau đây là phương pháp xác định Thân vượng hay nhược

TUẦN THỨ HAI

Chương 9 : Thân và vùng tâm

I – Thân và vùng tâm

1 - Thân

Hành và vị trí của can ngày được gọi là Nhật Chủ hay Thân, nó đại diện cho người có tứ trụ này. Can ngày chỉ có 1 điểm vượng ở lệnh tháng của bảng sinh vượng tử tuyệt nhưng Nhật Chủ hay Thân lại có điểm vượng của hành của can ngày ở vùng tâm.

2 - Vùng tâm và vùng ngoài

Sơ đồ 1 (chỉ để min họa):

Posted Image

Qua sơ đồ này ta thấy can ngày là Kỷ mang hành Thổ nên Nhật Chủ hay Thân của người có tứ trụ này là Thổ. Muốn xem Thân của tứ trụ này là vượng hay nhược (tức là ta phải xem hành Thổ của tứ trụ ở tại vị trí của can ngày là vượng hay nhược so với 4 hành còn lại là Kim, Thủy, Mộc và Hỏa) thì đầu tiên ta phải xem trong tứ trụ này có nhiều can chi mang hành Thổ và chúng có được lệnh hay không cũng như các can chi khác sinh hay khắc với can chi mang hành Thổ này là mạnh hay yếu.... . Sau đó ta phải xét xem độ vượng còn lại của các can chi Thổ này giúp đỡ Nhật Can được nhiều hay ít, dĩ nhiên sự giúp đỡ này phụ thuộc vào khoảng cách xa hay gần của chúng với Nhật Can. Hoàn toàn tương tự khi ta xét độ vượng còn lại của các can chi của các hành khác tác động đến Nhật Can mạnh hay yếu cũng phụ thuộc vào khoảng cách của chúng với Nhật Can như vậy. Cuối cùng ta phải xác định được một vùng mà độ vượng còn lại của các can chi này tác động tới Nhật Can không còn phụ thuộc vào khoảng cách - vùng đó được gọi là Vùng Tâm. Trong vùng tâm ta chỉ việc cộng độ vượng của tất cả các can chi cùng hành với nhau, sau đó ta so sánh Thân (độ vượng của hành của Nhật Can) với các hành khác xem nó là mạnh hay yếu (lớn hơn hay nhỏ hơn).

Do vậy nếu ta lấy Nhật Can Kỷ làm tâm điểm thì thấy gần nó nhất có can tháng, can giờ và chi ngày. Ta gọi vùng tâm là vùng hình học phẳng phía trong của chữ V chứa can tháng Canh, can ngày Kỷ, can giờ Đinh và chi ngày Sửu, còn can Nhâm trụ năm và các chi Thân, Tuất và Mão là ở ngoài chữ V (tức ở bên ngoài của vùng tâm).

Qua đây chúng ta thấy các can tàng trong các chi của tứ trụ, mặc dù chúng có điểm vượng theo trạng thái của chúng tại lệnh tháng, nhưng các điểm vượng này không được tính trong vùng tâm (mặc dù các thần hay các hành mà các can tàng này đại diện vẫn có trong tứ trụ).

3 - Các quy ước trên sơ đồ :

a – Tại các góc của các hình chữ nhật trên là vị trí của các can và chi trong tứ trụ.

b - Các can chi trong chữ V được coi là ở trong vùng tâm còn các can chi ở ngoài chữ V được xem là ở vùng ngoài.

c – Hai can chi được coi là gần với nhau khi chúng không phải đi qua một can chi nào cả.

d – Hai can chi bị coi là cách một ngôi với nhau khi chúng phải đi qua 1 can hay 1 chi.

e – Hai can chi bị coi là cách 2 ngôi với nhau khi chúng phải đi qua 2 can chi.

f – Hai can chi bị coi là cách 3 ngôi với nhau khi chúng phải đi qua 3 can chi.

4 - Khả năng khắc nhau của các can chi trong tứ trụ

a - Can và chi cùng trụ khắc với nhau được gọi là khắc trực tiếp. Can hay chi bị khắc trực tiếp bị giảm ½ đv (điểm vượng) của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh của can hay chi cùng trụ cũng như nó không sinh hay khắc được với các can hay chi khác.

b - Can hay chi bị khắc gần (tức không cùng trụ) bị giảm 1/3đv của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh cũng như nó không sinh hay khắc được với các can chi khác.

c – Nếu can hay chi bị khắc cách 1 ngôi thì nó bị giảm 1/5v của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.

d – Nếu can hay chi bị khắc cách 2 ngôi thì nó bị giảm 1/10đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.

e – Nếu can chi bị khắc cách 3 ngôi thì nó bị giảm 1/20đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.

(Còn tiếp)

__________________

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites