Liêm Pha

Cánh Đồng Chum Và Con Đường Tơ Lụa Việt Nam - Ấn Độ

1 bài viết trong chủ đề này

Posted Image

Vị trí của Cánh đồng chum và đồng bằng Xiêng Khoảng được bôi xanh.

Hàng hàng cái chum cổ khổng lồlàm bằng đá, nằm rải rác trên một vùng lớn gần thi xã Phonsavan, thuộc tỉnh Xiengkhuang của Lào, có niên đại từ 1.500-2.000 vẫn đang thách thức sự khám phácủa các nhà khoa học. Nhiều giả thuyết được cho rằng có thể các chum này đã đượcsử dụng để đựng di cốt, chứa thực phẩm hoặc là đồ vật của người khổng lồ từng sốngtrên vùng đất Đông dương huyền bí.

Những cái chum khổng lồ nặngkhoảng 7 tấn, cao từ 3-10 feet; được làm từ loại đá rất cứng, chủ yếu là đá granite,một số khác được chạm khắc từ đá sa thạch chứa fenspat, mica và thạch anh. Cácnhà khảo cổ dự đoán những cái chum được chế tác từ một nơi khác trước khi đượcđem đặt trên ngọc đồi hơi dốc ở Ban Ang, vì xung quanh không tìm được loại đácó cùng chất liệu.

Posted Image

Những cái nắm chum được chạm khắc tinh vi

Qua xác định niên đại, cácnhà nghiên cứu nói chúng có tuổi trung bình từ 2.500-3.000 năm. Một số chum đượcchạm khắc rất tinh xảo, nếu xét theo khoa học ngày nay chỉ có thể được tạo bằngmột máy tiện khổng lồ.

Trong quá khứ, có lẽ đi kèmtheo chum là những cái nắp hình tròn; nhưng chỉ một số ít cái nắp điêu khắc hìnhnhững vòng tròn đồng tâm được tìm thấy. Người ta tin rằng hầu hết các cái năp bịđem đi sử dụng bởi những mục đích khác nhau của cư dân địa phương và cả kháchdu lịch. Hiện giờ những cái trum nằm trống rỗng trên những cánh đồng.

Theo truyền thuyết của người Hmongvà Yao, một vịvua cổ đại tên là Khun Cheung - đã tiến hành cuộc chiến chống lại kẻ thù thànhcông. Ông đã cho tạo lập cánh đồng chum để ủ lên men và chứa số lượng lớn rượugạo lao lao để ăn mừng chiến thắng.

Posted Image

Những cái chum nằm rải rác khắp nơi

Nếu truyền thuyết đó là sự thậtthì vị vua kia hẵn sẽ mất nhiều thời gian để vận chuyển những cái chum đem từnơi khác đến. Ngoài ra, có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều cái chum được chế tạotrong các thời điểm khác nhau, thậm chí cách xa hành thế kỷ.

Nhà khảo cổ học người Pháp HenriParmentier tìm thấy nhiều đồ vật như bình gốm, rìu tay, đèn dầu, hạt cườm,trong một số chum và ông nghi ngờ đây là những ngôi mộ táng.

Posted Image

Liệu đây có phải là mộ của người Lào cổ?

Việc nghiên cứu cánh đồngchum sau đó được bà Madeline Colani tiếp nối và trình bày trong quyển "TheMegaliths of Upper Laos", xuất bản vào năm 1930. Colani sinh năm 1866 vàlà con gái của một người theo đao Tin lành. Cô đến Đông Dương vào năm 33 tuổi, và giảng dạy môn lịch sử tự nhiên trướckhi hoàn thành học vị tiến sĩ của mình sau 11 năm tại Hà Nội. Colani còn đượcbiết đến như là một học giả phát hiện và nghiên cứu nền văn hóa cổ đại Hòa Bìnhtừng phát triển ở Việt Namkhoảng 18.000 năm trước đây.

Colani tin tưởng rằng các ngôimộ chum xuất hiện vào thời kỳ Đồ Đá và các xác chết được hỏa thiêu trước khi đặtvào ngôi mộ. Nhiều mẫu xương cháy được tìm thấy qua các vụ khai vật trong cáchang động gần đó đã hổ trợ mạnh mẽ cho giả thuyết của bà.

Bà Colani nhận định loại đá cứngnày đã được cắt tiện bằng công cụ đồng và một số chum tương tự đã được tìm thấydọc theo “con đường tơ lụa”, từ vùng biển Đà Nẵng cho đến miền bắc Cachar Hillscủa Ấn Độ. Một số mộ chum dọc theo con đường này vẫn tìm thấy xác người bêntrong.

Posted Image

Bản đồ Ấn Độ. Cachar Hills thuộc bang Assam, vùng tô màu tím phía tay phải.

Nếu những chiếc chum được đặtdọc theo “con đường tơ lụa” cổ đại này thì nhiều khả năng nó dùng để chứa ngũ cốc,gạo hoặc là kho lưu trữ hàng hóa có liên quan đến thương mại.

Năm 1994, nhà khảo cổ học NhậtBản Nitta Eiji đã đào bới xung quanh một số chum lớn nhất và chỉ duy nhất mộtchum tìm được xương người, các chum còn lại không tìm thấy tro cốt hay dấu hiệunào liên quan đến việc hỏa táng người chết.

Có lẽ các chum này trong quákhứ đã được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Ban đầu, nó được dùng như mộtkho chứa hàng nhưng đến khi ngành thương mại trên “con đường tơ lụa” này đến hồilụi tàn, thì nó được những bộ tộc mới di cư đến sử dụng cho nhiều mục đích khácnhau.

Tổng hợp từ Internet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay