Di Lặc

Mọc Sừng....

1 bài viết trong chủ đề này

Bí ẩn sừng mọc trên đầu người

Cập nhật lúc 14/04/2011 06:15:00 AM (GMT+7)

Ban đầu, chỉ giống như một cái mụn, nhưng sau một thời gian, từ chỗ mụn ấy mọc lên một chiếc sừng giống như trong các câu chuyện thần thoại kỳ bí…

Bỗng dưng mọc sừng

Năm 2009, bà Zhang Ruifang, 101 tuổi, sống tại làng Linlou, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã phát hiện một cái bướu dày và thô trên trán. Năm 2010, phát biểu trên Trung Quốc nhật báo người con trai Zhang Guozheng, 60 tuổi, của bà cho biết: “Cách đây 3 năm, đầu sừng mới chỉ nhú to bằng nốt ruồi, gia đình tôi đã không chú ý nhiều đến vết đó, nhưng càng ngày nó càng nổi lên và giờ đã dài 6cm trên đầu mẹ tôi”.

Posted Image

Theo bà Zhang, hiện nay phía bên phải của trán bà cũng đang có dấu hiệu mọc thêm cái sừng nữa. “Rất có thể sẽ mọc một chiếc sừng khác”, bà nói. Tuy có chiếc “sừng” mọc ngay trên trán. Chiếc sừng không gây cho cụ bất cứ cảm giác đau đớn hay khó chịu nào cả, chỉ có điều càng mọc dài thì nó càng che khuất tầm mắt, khiến cụ nhìn khó khăn hơn.

Posted Image

Bà cụ 95 tuổi ở thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc bị mọc chiếc sừng cong, giống như cuống bí ngô trên trán (Ảnh: Weird Asia News)

Ông Huang, 81 tuổi, là một nông dân ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc 2 năm trở lại đây ông bỗng trở nên nổi tiếng bởi chiếc sừng kỳ lạ trên đầu.

Ông Huang cho biết, ban đầu ông cảm thấy hơi đau nên không chú ý lắm, và đến hiện tại chiếc sừng của ông đã dài tới 10cm và sờ thấy cưng cứng.

Không chỉ có thế, theo ông Huang thì phía bên phải đầu ông cũng có một chiếc sừng giống y chang chiếc sừng hiện tại, nhưng ông đã vô tình làm gãy nó trong một lần lên núi hái chè vào tháng 10 năm ngoái. Và hiện giờ dấu tích của nó là một cục nhỏ nhỏ nhô ra ở trên đầu.

Saleh Talib Saleh, một cụ ông thọ nhất nhì khu ổ chuột quận A’dban, tỉnh Shabwa, Yemen kể rằng, hồi trẻ cụ thường xuyên có một giấc mơ lạ kì: mơ thấy mình… mọc sừng. Tưởng rằng đó chỉ là những chuyện hoang đường trong cơn mộng mị, nhưng không ngờ đến năm 78 tuổi, trên đầu cụ bỗng mọc một chiếc “cọc nhọn”. Dần dần, chiếc sừng phát triển đến… 20cm.

Posted Image

102 tuổi, cụ già người Yemen xuất hiện trên báo chí, kể lại câu chuyện mọc sừng và thu hút sự chú ý của dư luận ( Ảnh: Yobserver)

Nhưng, bất ngờ cách đây 2 năm, chiếc sừng của cụ Saleh bỗng nhiên rụng mất. Nhưng chỉ 8 ngày sau, sừng mới lại nhú lên ngay vị trí cũ. Hiện nó vẫn đang không ngừng phát triển bên thái dương trái của cụ.

Posted Image

Cụ bà 69 tuổi có chiếc sừng cong dài 20 cm mọc ngay giữa trán (ảnh: ImageShack)

Mọc sừng- bí ẩn chưa thể giải mã

Theo các tài liệu ghi chép, của các nhà khoa học, tính từ trước thế kỷ 20 phải có trên 100 trường hợp người mọc sừng, khuynh hướng xuất hiện nhiều ở những người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Và cho đến nay, trên thế giới có khoảng 55 người đàn ông và 65 phụ nữ mọc sừng. Hầu hết những chiếc sừng không mọc bẩm sinh mà chỉ xuất hiện tại thời điểm nào đó trong cuộc đời. Ngạc nhiên hơn cả, chiếc sừng sau khi bị cắt vẫn có thể mọc lại.

Bác sĩ da liễu nổi tiếng Jean Baptiste Emile Vidal đã trình lên Viện Hàn lâm Y học Pháp một chiếc sừng xoắn dài 25 cm - “di vật” từ một bệnh nhân nữ do ông điều trị. Trong số các bệnh nhân của ông, còn có cả hai cha con một nhà đều mọc sừng, được phỏng đoán rằng có lẽ là do gen di truyền.

Các nhà khoa học cho biết, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng người mọc sừng, mà thường gặp nhất là do u xương hộp sọ lành tính, hoặc do biến thể của 1 loại bệnh gọi là bệnh thừa màng da (cornu cutaneum). Những chiếc “sừng” như thế này có thể mọc lên từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên mọc từ trán là rất hiếm.

Giới chuyên khoa ở bệnh viện Aden cho rằng, có thể đây là sản phẩm của những lớp da khô, cứng tích tụ lại trên bề mặt da đầu theo 1 cấu trúc hơi kì dị. Tiến sĩ Madhusudan, bác sĩ tại một bệnh viện ở Narasimharajapura nói rằng, nguyên nhân đôi khi có thể là do tích mỡ dưới da. Các nhà khoa học coi hiện tượng này là hiện tượng kỳ lạ của khoa học và họ vẫn đang nghiên cứu để tìm ra câu trả lời.

Thanh Mai (tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay