Liêm Trinh

Long Trọng Lễ Dâng Hương Quốc Tổ Đền Hùng

5 bài viết trong chủ đề này

Long trọng lễ dâng hương Quốc tổ Đền Hùng

Cập nhật lúc 12/04/2011 08:15:00 AM (GMT+7)

- Đúng 7h sáng 12/4 đoàn đại biểu dẫn đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nhân dân đã tiến hành Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương theo nghi thức Nhà nước.

Pháo hoa tưng bừng ngày Quốc giỗ

Giỗ Tổ: Giới trẻ háo hức 'thắp lửa' tình nguyện

Teen kéo nhau lên chùa tập tu dịp giỗ Tổ

Giới trẻ sôi sục đi "phượt" ngày giỗ Tổ

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Chủ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Mão 2011 là ông Hoàng Dân Mạc, Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ. Đến tham dự Lễ dâng hương, có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Chủ tịch quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng rất nhiều các lãnh đạo bộ ngành trung ương.

Những hình ảnh đầu tiên từ buổi lễ:

Đoàn rước Lễ dâng hương

Lãnh đạo cấp cao của Nhà nước đến dự lễ dâng hương.

Đúng 7h sáng, đoàn rước bắt đầu tiến hành lễ dâng hương tưởng nhớ Vua Hùng

Kiệu rước lễ vật lên Đền Thượng

Dù diễn ra từ sáng sớm người dân đã đổ về xếp hàng đợi tới giờ được vào dâng hương.

Từ 9h sáng, cổng chính vào Đền Hùng bắt đầu bị chen chặt cứng

Bắt đầu từ 9h sáng, người dân được vào khu di tích để tiến hành dâng hương. Du khách đổ dồn về cổng đền Hùng khiến tắc nghẽn cả một đoạn cổng vào. Lượng ô tô dồn về đường chính vào đền Hùng cũng tăng đột biến, hàng dài xe hơi xếp hàng từ Đền Giếng ra tới tận Quốc lộ 2 khiến lực lượng công an phải rất vất vả để phân làn giao thông.

Nguyễn Hoàng – Văn Thanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài trên không có hình ảnh cụ Liêm Trinh ạ.

---------------------

(Dân trí) - Sáng nay (12/4, tức 10/3 Âm lịch), Lễ dâng hương các Vua Hùng đã diễn ra trang nghiêm, thành kính tại khu di tích lịch sử Đền Hùng với sự tham dự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương và hàng vạn người dân cả nước.

Posted Image

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước thắp hương tưởng nhớ các vua Hùng

Đúng 7h sáng nay, tại khu di tích đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, Lễ dâng hương các vua Hùng bắt đầu. Tham dự buổi Lễ dâng hương có Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, địa phương và hàng vạn người dân cả nước.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Doãn Khánh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Phú Thọ đã báo cáo với lãnh đạo Đảng và Nhà nước công tác chuẩn bị và tổ chức lễ hội Đền Hùng năm nay.

Theo đó, lễ hội Đền Hùng năm nay mở đầu bằng Lễ dâng hương Giỗ quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Mẫu Âu Cơ với các nghi lễ trang trọng, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của tiền nhân.

Cũng trong sáng nay, du khách thập phương tiếp tục đổ về Đền Hùng dự Quốc giỗ. Con đường dẫn lên đỉnh Nghĩa Lĩnh đông nghịt với hàng nghìn du khách. Không khí vui tươi, hồ hởi hiện rõ trên từng gương mặt thành kính hướng về Đền Hùng... Các hoạt động văn hoá, thể thao được tổ chức có quy mô, mang đậm nét văn hoá đất Tổ như: triển lãm sách tư liệu “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam”, liên hoan tiếng hát làng Xoan… 30 đoàn với gần 1.000 nghệ nhân, diễn viên, nhạc công chuyên nghiệp, không chuyên của Phú Thọ và một số tỉnh thành đã tham dự lễ hội. Các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Nam Định, Quảng Ngãi và Đồng Tháp, đại diện cho Bắc - Trung - Nam tham gia góp giỗ Tổ năm nay.

Posted Image

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Posted Image

... hay biểu diễn đánh trống đồng cũng thu hút sự quan tâm của nhiều người dân.

------------------------

Không biết có phải do ý kiến của Trung tâm không mà năm nay không thấy các trai đinh cởi trần đóng khố như mọi năm.

Cờ ngũ sắc thiếu màu trắng hành kim, chỉ thấy hành Hỏa, Mộc, Thổ, Thủy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

------------------------

Không biết có phải do ý kiến của Trung tâm không mà năm nay không thấy các trai đinh cởi trần đóng khố như mọi năm.

Cờ ngũ sắc thiếu màu trắng hành kim, chỉ thấy hành Hỏa, Mộc, Thổ, Thủy.

==============================

Bởi vì thời tiết tháng Ba ở Bắc bộ trời lạnh. Nên người ta không thể "ở trần đóng khố" trên thực tế khách quan (Tức tính khoa học thực sự). Nhưng những bộ quần áo màu da người này là một biểu tượng cho điều này!

Đây là hiện tượng tự mâu thuẫn trong phương pháp tư duy. Tất nhiên hậu quả sẽ là bế tắc, trì trệ. Hay nói cho văn chương một tý: Nhiều vấn đề còn cần được khai thông! Thí dụ như tắc đường chẳng hạn ....

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gốc tích tục thờ Hùng Vương

12/04/2011 23:30

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu, khảo cổ, sưu tầm thần tích, thần phả, văn hóa dân gian để “giải ảo” Hùng Vương và thời đại các vua Hùng.

Posted Image

Hàng vạn người hành hương về Lễ hội đền Hùng sáng qua (12.4) - ảnh: L.Q.P

Ngay trước ngày giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội đền Hùng năm nay, VN đã chính thức gửi hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận tín ngưỡng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây chính là dịp để mọi người VN bồi đắp cho cội rễ văn hóa của mình, và tìm thấy trong đó sức mạnh đi vào tương lai. Muốn vậy, phải nhận thức đúng giá trị của truyền thống này, cũng như tìm ra phương thức duy trì và phát huy nó trong điều kiện một quốc gia đa dân tộc đang trên con đường hội nhập toàn cầu.

Theo GS Trần Quốc Vượng, vua Hùng là trưởng bộ tộc (còn được gọi là pò khun) trên núi Hy Cương ở vùng Phong Châu (khu vực đền Hùng hiện nay). Núi Hy Cương được cho là ngọn núi thiêng vì nằm ở chóp tam giác của châu thổ sông Hồng, quy tụ núi sông. Bộ tộc đó được coi là khởi hình của nhà nước phong kiến ngày xưa. TS Nguyễn Xuân Diện (Viện Hán Nôm) cũng cho rằng, từ thời xa xưa, tín ngưỡng thờ vua Hùng là tín ngưỡng thờ các vị sơn thần (thần núi). Các bài vị cổ xưa của Hùng Vương là bột ngột cao sơn, những vị được ghi tên là các tên núi.

Sử sách trước thời Lê ít nhắc đến Hùng Vương và thời đại các vua Hùng. Theo GS Trần Quốc Vượng trong Văn hóa cổ truyền VN (lịch, tết, tử vi và phong thủy) (Từ điển Bách khoa và Viện Văn hóa, 2009): trong Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái được biên soạn trong các triều đại Lý - Trần (và cả đầu Hậu Lê), tập hợp lại các câu truyện truyền thuyết dựa vào những chất liệu đền miếu, huyền thoại, huyền tích còn đọng lại trong tâm thức dân tộc và trong dân gian từ trước thời Bắc thuộc, qua thời Bắc thuộc và chống thời Bắc thuộc, có “những ký ức rất lờ mờ về Hùng Vương”. Trong Đại Việt sử lược được biên soạn vào thời Trần, “thời Hùng chỉ được nhắc đến qua quít”.

Đến năm 1435, khi biên soạn Dư địa chí, Nguyễn Trãi mới đưa Kinh Dương Vương, Lạc Long, Hùng Vương vào tòa đền chính sử VN, coi Kinh Dương Vương là Tổ Bách Việt và Hùng Vương tiếp nối ngôi vua, dựng nước, gọi là Văn Lang. Cách nhìn nhận đó được tiếp nối và phát triển bởi Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, đồng tác giả của Đại Việt sử ký toàn thư (1475) - văn phẩm lịch sử chín muồi thời Hồng Đức. GS Trần Quốc Vượng kết luận: hiện thực lịch sử thời Hùng, việc coi vua Hùng là vua Tổ dựng nước là một sự tự ý thức của triều Lê.

Đến giai đoạn hình thành quốc gia phong kiến từ thế kỷ X trở đi, đặc biệt là từ thời Lê, ông cha ta đã sáng tạo nên hình tượng, biểu tượng quốc tổ Hùng Vương (vốn mang yếu tố truyền thuyết đậm đặc). Vì sao lại đặc biệt từ thời Lê? Giải thích điều này, GS Ngô Đức Thịnh (Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia) cho rằng, đây là thời kỳ ông cha đã giành được độc lập và xây dựng nhà nước Đại Việt, nhu cầu củng cố nhà nước là rất mạnh mẽ, nhất là khi đất nước luôn đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Quốc tổ Hùng Vương là biểu tượng quy tụ cội nguồn dân tộc, tăng cường sức mạnh đoàn kết dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng quốc tổ là sự phóng chiếu từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, gia tộc của người VN, nhà có tổ tiên, nước có quốc tổ.

GS Ngô Đức Thịnh cho rằng, biểu tượng Hùng Vương là biểu tượng siêu giai cấp, mọi chế độ xã hội đều nhìn thấy ở đó mẫu hình quy tụ cội nguồn dân tộc, đây là sức mạnh đã giúp chúng ta vượt qua nhiều biến cố trong lịch sử như những lần mất nước hay chống giặc ngoại xâm. Tại đền Hùng năm 1954 (thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược), Bác Hồ đã nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được đánh giá là sự sáng tạo độc đáo của dân tộc VN. Hiếm có quốc gia nào trên thế giới xây dựng biểu tượng quốc tổ, thực sự quy tụ dân tộc như chúng ta. Thờ cúng Hùng Vương khẳng định dân ta có chung một cội nguồn, từ đó tạo thành động lực để yêu thương, gắn kết cộng đồng. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành tâm thức của người VN từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Minh Ngọc - Lưu Quang Phổ

==================================

Xem bài này này xong thì thấy chẳng còn sự thiêng liêng nào của ngày Giỗ Tổ cả:

Trần Quốc Vượng:

Vua Hùng là trưởng bộ tộc (còn được gọi là pò khun) trên núi Hy Cương ở vùng Phong Châu (khu vực đền Hùng hiện nay).

“những ký ức rất lờ mờ về Hùng Vương”. Trong Đại Việt sử lược được biên soạn vào thời Trần, “thời Hùng chỉ được nhắc đến qua quít”.

Việc coi vua Hùng là vua Tổ dựng nước là một sự tự ý thức của triều Lê.

TS Nguyễn Xuân Diện (Viện Hán Nôm):

Từ thời xa xưa, tín ngưỡng thờ vua Hùng là tín ngưỡng thờ các vị sơn thần (thần núi).

Cá nhân tôi nhìn vào thực chất của sự việc và thấy thật là buồn. Trên thực tế những kẻ đội lốt học giả đã phủ định cội nguồn dân tộc Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hihi, tại sao nhân đinh thì ở trần đóng khố cho giống thời Hùng Vương mà các bác trong ban tổ chức lại áo dài khăn đống lại ko ở trần đóng khố cho đồng bộ mà mặc áo dài đỏ nhỉ? vậy mới ra Lạc Hầu Lạc Tướng chứ :D :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay