daretolead

Mạn Đàm Về "định Mệnh Có Thật Hay Không?"

357 bài viết trong chủ đề này

Thiên Đồng viết:

Từ ý này của Hoangnt thì cần phải xác định: 1. cái thân xác, 2. cái ý thức, và 3. cái Ta.

Thế thì nói : "Ta phải tìm Nó ngay chính trong Ta" vậy thì dùng cái gì để tìm? Ngoài cái Nó và cái Ta ra, lại còn có cái khác? Bởi vì phải có cái Khác mới nhận thức được Nó và Ta chứ nhỉ?

Nếu nói như Hoangnt: "Đạo đang điều khiển Ta" thì hóa ra Ta và Đạo là 2 đối tượng độc lập nhưng phụ thuộc nhau? hay là tương tác nhau? vậy thì dầu cho là phụ thuộc hay tương tác nhau thì vẫn là 2 sự độc lập, vậy thì không còn gì là Đạo nữa rồi! Dĩ nhiên cũng không còn cái gì gọi là Ta! Bởi vì nhị nguyên vẫn còn đó.

Chứng Đạo bằng con đường phân tích luôn sa vào vòng luẩn quẩn như thế đấy!!!

Thực ra, hiểu Đạo và chứng Đạo khác nhau rất xa. Nhiều người hiểu Đạo nhưng rất ít người chứng Đạo. Cũng giống như nhiều người biết đường tới đỉnh Everest, nhưng rất ít người lên tới đỉnh. Tuy nhiên, muốn chứng Đạo thì cần hiểu Đạo đã. Nhưng những người hiểu Đạo rồi (nhưng chưa chứng Đạo) thì không cầu chứng Đạo nữa, bởi vì càng cầu càng xa Đạo. Oái oăm là ở chỗ ấy! Những người chưa chứng Đạo, mà cầu chứng Đạo, là vì họ chưa hiểu Đạo. Những người hiểu Đạo không cầu chứng Đạo nữa, nhưng họ có cách tiếp tục sống sao cho ngày càng đưa người ta tới gần Đạo hơn.

Vấn đề ở chỗ tại sao chúng nhân lại cầu chứng Đạo? Chẳng phải là cầu thoát khổ, cầu hạnh phúc hay sao? Nếu vậy thì có nhiều cách, ít khó khăn hơn, chứ đâu chỉ có một cách là chứng Đạo khó hơn lên trời!

Vài lời góp vui!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huynh viết lộn nè

"dĩ nhiên khi tính nhị nguyên còn thì vẫn còn cái ta chứ"

Không lộn đâu NA. Nếu cái Ta là cái được nói đến thì cũng là cái duy danh. Như vậy không có thực. Nếu cái ta là cái được nhận biết biết đến thì cái gì nhận biết cái Ta? Do đó cái gọi là ta không có thực.

Nếu nói như Hoangnt "Đạo đang điều khiển Ta" thì hóa ra chấp nhận 2 cái chỉ là duy danh không có thực. Vậy Đạo cũng chẳng phải đạo, dĩ nhiên Ta cũng chẳng phải Ta.

Vấn đề ở chỗ tại sao chúng nhân lại cầu chứng Đạo? Chẳng phải là cầu thoát khổ, cầu hạnh phúc hay sao? Nếu vậy thì có nhiều cách, ít khó khăn hơn, chứ đâu chỉ có một cách là chứng Đạo khó hơn lên trời!

Lời của chú Vo truoc rất hữu lý. Nhưng cho cháu hỏi:

1.Hoa lá cỏ cây nó có cầu chứng đạo không?

2.Nó có khả năng chứng đạo không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không lộn đâu NA. Nếu cái Ta là cái được nói đến thì cũng là cái duy danh. Như vậy không có thực. Nếu cái ta là cái được nhận biết biết đến thì cái gì nhận biết cái Ta? Do đó cái gọi là ta không có thực.

Nếu nói như Hoangnt "Đạo đang điều khiển Ta" thì hóa ra chấp nhận 2 cái chỉ là duy danh không có thực. Vậy Đạo cũng chẳng phải đạo, dĩ nhiên Ta cũng chẳng phải Ta.

Lời của chú Vo truoc rất hữu lý. Nhưng cho cháu hỏi:

1.Hoa lá cỏ cây nó có cầu chứng đạo không?

2.Nó có khả năng chứng đạo không?

Hoa lá cỏ cây không cầu chứng Đạo vì đã chứng Đạo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoa lá cỏ cây đã chứng chứng Đạo. Vậy chú Vo Truoc chứng Đạo hay Không chứng đạo?

Nếu chú nói chú đã chứng đạo thì chú và cỏ cây cùng vạn vật đồng nhất thể.

Nếu chú nói chú chưa chứng đạo thì chú không đồng nhất thể cùng vạn vật hay chăng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con người thường sợ chết, thích sống. Vì sao vậy? Đó là vì con người chẳng qua là một cấu trúc của trường khí âm dương, và Khí Dương vốn có tính bảo tồn trạng thái hiện tại, thể hiện thuộc tính của nó gây nên tâm lý ham sống sợ chết mà thôi. Khí Âm thì động, biến đổi nên con người mong muốn phát triển, tham lam, bay nhảy, ...

Vậy, nếu linh hồn có thực thì sao? Tôi cho rằng, nếu có thực, linh hồn cũng là một cấu trúc của trường khí âm dương, nó cũng sợ chết ... tức là sợ đầu thai !!! và cũng muốn mãi mãi ... là linh hồn !!!

Bạn không muốn đầu thai làm chó, mèo, ...? Đúng vậy. Nhưng bạn cũng phải hiểu rằng, chó mèo, ... cũng hoàn toàn không muốn đầu thai làm ... người !!!

Tất cả những cái đó chẳng qua là sự thể hiện thuộc tính của trường khí âm dương mà thôi.

Người đạt Đạo đã làm cho trường khí âm dương linh hồn của họ chuyển hóa tới cái Chung (xem Tam tài: Âm Dương Chung - Vô Trước), thông được với Đạo, nên Khí Âm và khí Dương không còn mâu thuẫn mà thống nhất với nhau, nên họ không còn sợ chết nhưng cũng không ... thích chết! không còn ham sống nhưng cũng không ... ghét sống! Thản nhiên ra vào sống chết mà chẳng động tâm.

Phân tích những cái đó, tôi muốn nói rằng, học thuyết ADNH đúng là học thuyết thống nhất. Nó không chỉ bao trùm khoa học thực nghiệm, xã hội học, triết học ... mà còn có thể làm cơ sở cho cả Đạo học, Tâm lý học, Tôn giáo, Thần học, ...

Thật tuyết vời !!! Thật đáng tôn vinh chủ nhân của nó là Việt tộc !!!

Hoa lá cỏ cây đã chứng chứng Đạo. Vậy chú Vo Truoc chứng Đạo hay Không chứng đạo?

Nếu chú nói chú đã chứng đạo thì chú và cỏ cây cùng vạn vật đồng nhất thể.

Nếu chú nói chú chưa chứng đạo thì chú không đồng nhất thể cùng vạn vật hay chăng?

Tôi chưa chứng Đạo đâu và có lẽ không bao giờ chứng Đạo. Tôi không đủ bản lĩnh. Cùng lắm là tôi hiều Đạo một chút thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con người thường sợ chết, thích sống. Vì sao vậy? Đó là vì con người chẳng qua là một cấu trúc của trường khí âm dương, và Khí Dương vốn có tính bảo tồn trạng thái hiện tại, thể hiện thuộc tính của nó gây nên tâm lý ham sống sợ chết mà thôi. Khí Âm thì động, biến đổi nên con người mong muốn phát triển, tham lam, bay nhảy, ...

Vậy, nếu linh hồn có thực thì sao? Tôi cho rằng, nếu có thực, linh hồn cũng là một cấu trúc của trường khí âm dương, nó cũng sợ chết ... tức là sợ đầu thai !!! và cũng muốn mãi mãi ... là linh hồn !!!

Bạn không muốn đầu thai làm chó, mèo, ...? Đúng vậy. Nhưng bạn cũng phải hiểu rằng, chó mèo, ... cũng hoàn toàn không muốn đầu thai làm ... người !!!

Tất cả những cái đó chẳng qua là sự thể hiện thuộc tính của trường khí âm dương mà thôi.

Người đạt Đạo đã làm cho trường khí âm dương linh hồn của họ chuyển hóa tới cái Chung (xem Tam tài: Âm Dương Chung - Vô Trước), thông được với Đạo, nên Khí Âm và khí Dương không còn mâu thuẫn mà thống nhất với nhau, nên họ không còn sợ chết nhưng cũng không ... thích chết! không còn ham sống nhưng cũng không ... ghét sống! Thản nhiên ra vào sống chết mà chẳng động tâm.

Phân tích những cái đó, tôi muốn nói rằng, học thuyết ADNH đúng là học thuyết thống nhất. Nó không chỉ bao trùm khoa học thực nghiệm, xã hội học, triết học ... mà còn có thể làm cơ sở cho cả Đạo học, Tâm lý học, Tôn giáo, Thần học, ...

Thật tuyết vời !!! Thật đáng tôn vinh chủ nhân của nó là Việt tộc !!!

Kinh thật, Bác Vô Trước phân tích rất chính xác.

Hoangnt có ý sau: Chứng Đạo gần như là một trạng thái đột biến hay "đi tắt đón đầu" vậy, tuy nhiên tùy điều kiện. Vì vậy người xưa đã đưa ra các phương pháp rèn luyện cụ thể. Dĩ nhiên dựa trên nền tảng học thuyết ADNH và chính họ đã hiểu rõ Đạo là gì (Ta còn đi tiếp).

Theo Hoangnt họ vẫn động tâm như thường tuy nhiên ngay lập tức cân bằng, nhớ không rõ lắm, Phật Hoàng Trần Nhân Tông có đoạn: "Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền".

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu nói như Hoangnt "Chứng Đạo gần như là một trạng thái đột biến hay "đi tắt đón đầu" vậy" thì đạo là cái bất thường chăng? Việc chứng đạo hay trạng thái chứng đạo cũng là bất thường hết chăng?

Phật Hoàng Trần Nhân Tông có đoạn: "Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền".

vậy thì Đạt Ma Sư Tổ lại nói:

Hữu tâm chi quái đạo

Vô tâm tất sái đạo

tạm dịch:

Hữu tâm là khác đạo

Vô tâm tức sai đạo

Sao hai ông nói mâu thuẩn nhau quá vậy? Nói lung tung rồi chăng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người đạt Đạo đã làm cho trường khí âm dương linh hồn của họ chuyển hóa tới cái Chung (xem Tam tài: Âm Dương Chung - Vô Trước), thông được với Đạo, nên Khí Âm và khí Dương không còn mâu thuẫn mà thống nhất với nhau, nên họ không còn sợ chết nhưng cũng không ... thích chết! không còn ham sống nhưng cũng không ... ghét sống! Thản nhiên ra vào sống chết mà chẳng động tâm.

Khí Âm và khí Dương không còn mâu thuẫn mà thống nhất với nhau và sẽ kết hợp tụ lại thành hình: Xá lỵ Phật.

Thật vi diệu.

Nam Mô Di Lặc Phật Vương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Đồng viết:

Nếu nói như Hoangnt "Chứng Đạo gần như là một trạng thái đột biến hay "đi tắt đón đầu" vậy" thì đạo là cái bất thường chăng? Việc chứng đạo hay trạng thái chứng đạo cũng là bất thường hết chăng?

Không phải đâu. Cái này trong triết học duy vật biện chứng gọi là "lượng biến đổi thành chất". Còn trong học thuyết ADNH thì là "vật cùng tắc biến' hay "Vật cực tắc phản" đó mà.

Hoangnt viết:

Theo Hoangnt họ vẫn động tâm như thường tuy nhiên ngay lập tức cân bằng,

Nếu họ động tâm sau đó trở lại cân bằng thì có nghĩa là họ chưa đạt Đạo hoặc đạt Đạo nhưng chưa đủ bền vững.

Thiên Đồng viết:

Phật Hoàng Trần Nhân Tông có đoạn: "Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền".

vậy thì Đạt Ma Sư Tổ lại nói:

Hữu tâm chi quái đạo

Vô tâm tất sái đạo

tạm dịch:

Hữu tâm là khác đạo

Vô tâm tức sai đạo

Sao hai ông nói mâu thuẩn nhau quá vậy? Nói lung tung rồi chăng?

Những câu nói của các Đại tôn sư này dùng để chỉ điểm cho người khác, cần phải được hiểu trong bối cảnh trao đổi, chứ hiểu theo kiểu nghĩa đen, văn tự thuần túy thì không thấy hết ý đâu, thậm chí hiểu sai tâm ý các vị ấy.

Tri giả bất ngôn, Ngôn giả bất tri mà !

Mọi lời của các vị ấy chỉ như ngón tay chỉ Mặt Trăng, nhằm giúp người khác nương theo để thấy được Mặt Trăng mà thôi, chứ ngón tay ấy không phải là Mặt Trăng. Vì thế, đối với mỗi vị trí, địa hình khác nhau thì hướng của ngón tay cũng khác nhau, nhưng thống nhất ở chỗ, cùng hướng tới Mặt Trăng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con người thường sợ chết, thích sống. Vì sao vậy? Đó là vì con người chẳng qua là một cấu trúc của trường khí âm dương, và Khí Dương vốn có tính bảo tồn trạng thái hiện tại, thể hiện thuộc tính của nó gây nên tâm lý ham sống sợ chết mà thôi. Khí Âm thì động, biến đổi nên con người mong muốn phát triển, tham lam, bay nhảy, ...

Vậy, nếu linh hồn có thực thì sao? Tôi cho rằng, nếu có thực, linh hồn cũng là một cấu trúc của trường khí âm dương, nó cũng sợ chết ... tức là sợ đầu thai !!! và cũng muốn mãi mãi ... là linh hồn !!!

Bạn không muốn đầu thai làm chó, mèo, ...? Đúng vậy. Nhưng bạn cũng phải hiểu rằng, chó mèo, ... cũng hoàn toàn không muốn đầu thai làm ... người !!!

Tất cả những cái đó chẳng qua là sự thể hiện thuộc tính của trường khí âm dương mà thôi.

Người đạt Đạo đã làm cho trường khí âm dương linh hồn của họ chuyển hóa tới cái Chung (xem Tam tài: Âm Dương Chung - Vô Trước), thông được với Đạo, nên Khí Âm và khí Dương không còn mâu thuẫn mà thống nhất với nhau, nên họ không còn sợ chết nhưng cũng không ... thích chết! không còn ham sống nhưng cũng không ... ghét sống! Thản nhiên ra vào sống chết mà chẳng động tâm.

Phân tích những cái đó, tôi muốn nói rằng, học thuyết ADNH đúng là học thuyết thống nhất. Nó không chỉ bao trùm khoa học thực nghiệm, xã hội học, triết học ... mà còn có thể làm cơ sở cho cả Đạo học, Tâm lý học, Tôn giáo, Thần học, ...

Thật tuyết vời !!! Thật đáng tôn vinh chủ nhân của nó là Việt tộc !!!

Tôi chưa chứng Đạo đâu và có lẽ không bao giờ chứng Đạo. Tôi không đủ bản lĩnh. Cùng lắm là tôi hiều Đạo một chút thôi.

Chú Vô Trước làm gì mà bi quan thế nhẩy ? Vạn vật trong vũ trụ này sớm muộn gì mà chả chứng đạo (phải về với Thái Cực), dù muốn hay không. Vì vũ trụ sẽ lại phải diệt để sinh tiếp chứ. Nhưng "muốn" hay "không" thì cũng chỉ là ý nghĩa phân biệt trong cõi nhị nguyên, khi lờ mờ chứng được đạo thì cái ý nghĩ nhị nguyện cũng lờ mờ mà mất đi. Chú bây giờ có thể chưa chứng Đạo, nhưng 1 hậu kiếp nào đấy cũng sẽ chứng mà thôi :). Chủ đề này có chú nói nhiều vấn đề hay ghê, rõ ràng thêm vấn đề ở 1 góc nhìn khác.

Theo NA thì: sỏi đá chưa chứng đạo (trực quan theo câu hỏi của huynh Thiên Đồng). Đức Phật trong 1 số tiền kiếp cũng từng là 1 hòn đá, rồi từ từ lên thành 1 cái cây, 1 nhà buôn, rồi thành Phật.

Nhưng vì Đạo là bản thể, nên vạn vật có thể nói là, vốn dĩ đã từng chứng Đạo, và có Đạo sẵn bên trong, và cũng chính là Đạo. Chỉ đang tìm đường quay trở về với chính mình.

@Huynh Thiên Đồng:

Huynh viết lộn nè

"dĩ nhiên khi tính nhị nguyên còn thì vẫn còn cái ta chứ"

Không lộn đâu NA. Nếu cái Ta là cái được nói đến thì cũng là cái duy danh. Như vậy không có thực. Nếu cái ta là cái được nhận biết biết đến thì cái gì nhận biết cái Ta? Do đó cái gọi là ta không có thực.

Nếu nói như Hoangnt "Đạo đang điều khiển Ta" thì hóa ra chấp nhận 2 cái chỉ là duy danh không có thực. Vậy Đạo cũng chẳng phải đạo, dĩ nhiên Ta cũng chẳng phải Ta.

"Ta" đúng là duy danh, vô ngã, không thực, chính vì tâm phân biệt nhị nguyên. Vậy nếu còn tính nhị nguyên trong tâm, thì còn cái "ta". Bởi vậy tu tập là để phá tâm phân biệt, để không còn "ta", chứng được "vô ngã".

Chính vì "ta" không thực, nên đâu cần xác định cái gì nhận biết được "ta", chỉ là ảo ảnh / hiệu ứng do ngũ uẩn tạo thành. Nói theo cách của chú Vô Trước là kết quả của tương tác, vận động của ngũ uẩn mà thành thôi.

Đạo theo quan niệm của anh hoangnt hơi cụ thể, nó chả phải là 1 vật để đưa ra phân tích, và dùng làm đối trọng so sánh trong từng tình huống cụ thể, với cái ta, với cái tớ hay bất kỳ cái nào đó. Nó là bất biến, là tuyệt đối, là đã được nhúng vào vạn vật, và cũng chính là nguyên liệu tạo ra vạn vật, sau đó cũng chính là vạn vật, chỉ do cơ trời tại 1 thời điểm lưỡng nghi nào đó mà bị biến dạng ra vạn tượng như thế này.

Chủ đề này bàn thấy thích ghê, nhưng sơ đi ra ngoài đề mục chính là "Mạn đàm định mệnh có thật hay không".

Thân,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Vô Trước làm gì mà bi quan thế nhẩy ? Vạn vật trong vũ trụ này sớm muộn gì mà chả chứng đạo (phải về với Thái Cực), dù muốn hay không. Vì vũ trụ sẽ lại phải diệt để sinh tiếp chứ. Nhưng "muốn" hay "không" thì cũng chỉ là ý nghĩa phân biệt trong cõi nhị nguyên, khi lờ mờ chứng được đạo thì cái ý nghĩ nhị nguyện cũng lờ mờ mà mất đi. Chú bây giờ có thể chưa chứng Đạo, nhưng 1 hậu kiếp nào đấy cũng sẽ chứng mà thôi :). Chủ đề này có chú nói nhiều vấn đề hay ghê, rõ ràng thêm vấn đề ở 1 góc nhìn khác.

Theo NA thì: sỏi đá chưa chứng đạo (trực quan theo câu hỏi của huynh Thiên Đồng). Đức Phật trong 1 số tiền kiếp cũng từng là 1 hòn đá, rồi từ từ lên thành 1 cái cây, 1 nhà buôn, rồi thành Phật.

Nhưng vì Đạo là bản thể, nên vạn vật có thể nói là, vốn dĩ đã từng chứng Đạo, và có Đạo sẵn bên trong, và cũng chính là Đạo. Chỉ đang tìm đường quay trở về với chính mình.

@Huynh Thiên Đồng:

"Ta" đúng là duy danh, vô ngã, không thực, chính vì tâm phân biệt nhị nguyên. Vậy nếu còn tính nhị nguyên trong tâm, thì còn cái "ta". Bởi vậy tu tập là để phá tâm phân biệt, để không còn "ta", chứng được "vô ngã".

Chính vì "ta" không thực, nên đâu cần xác định cái gì nhận biết được "ta", chỉ là ảo ảnh / hiệu ứng do ngũ uẩn tạo thành. Nói theo cách của chú Vô Trước là kết quả của tương tác, vận động của ngũ uẩn mà thành thôi.

Đạo theo quan niệm của anh hoangnt hơi cụ thể, nó chả phải là 1 vật để đưa ra phân tích, và dùng làm đối trọng so sánh trong từng tình huống cụ thể, với cái ta, với cái tớ hay bất kỳ cái nào đó. Nó là bất biến, là tuyệt đối, là đã được nhúng vào vạn vật, và cũng chính là nguyên liệu tạo ra vạn vật, sau đó cũng chính là vạn vật, chỉ do cơ trời tại 1 thời điểm lưỡng nghi nào đó mà bị biến dạng ra vạn tượng như thế này.

Chủ đề này bàn thấy thích ghê, nhưng sơ đi ra ngoài đề mục chính là "Mạn đàm định mệnh có thật hay không".

Thân,

NA

Dare không muốn tranh luận mà chỉ muốn chia sẻ cách nhìn của mình với bạn Nguyên Anh.

Dare thấy người tìm hiểu về Phật giáo thường chấp vào cái vô ngã, cái ảo ảnh, cái vô thường. Nếu đã biết về quy luật lượng chất (chú vô trước đã có đề cập) hoặc như lý học âm dương là "vật cùng tắc biến" thì phải hiểu là về biện chứng, mọi sự vật hiện tượng đều biến đổi (vô thường) TUY NHIÊN sự biến đổi này là về lượng, và chỉ khi nào đủ về lượng thì mới gây ra biến đổi về chất.

Ngoài ra, quán xét một vật gì đó, một hiện tượng nào đó tại một thời điểm, trong 1 vị trí là điều vô nghĩa. Điều quan trọng là phải xem xét sự vật, hiện tượng đó trong một tiến trình. Ví dụ, khi ta ném một hòn đá, khi hòn đá chuyển động, nó không ở tại một vị trí nào cả; nó ở trong quá trình chuyển động từ vị trí này đến vị trí kia.

Tương tự biện chứng A không phải là A (tức không có cái Ta thường hằng) không thể áp dụng trong cuộc sống thường ngày, trong một khoảng thời gian, một môi trường nhất định thì ta cần sử dụng logic A = A. Biện chứng (tức cái luôn thay đổi, vô thường) luôn cần song hành với logic hình thức (tức A = A, ta là ta) và như vậy mới thật là biện chứng.

Bàn về con người, bạn nói "ta không thực" hoặc tương tự "không có 1 người cùng tắm trên 1 dòng sông ở 2 thời điểm khác nhau" , về biện chứng Phật thì điều này đúng nhưng để làm gì? Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, Đem biện chứng Phật ra nói nhưng lại tách riêng con người ra khỏi xã hội, xem xét từng cái ngã, cái vô ngã thì lại xa rời biện chứng lúc nào không hay. Để rồi kết luận một cách chắc nịch rằng tôi 1 giây trước khác tôi một giây sau, và cái ta, cái tôi là không thực. Nhìn con người với một tổng thể, một quá trình sống, tìm ra nét đặc trưng làm nên tính cách, nhân cách người đó mới là điều quan trọng chứ không phải là đem triết Phật vào lý giải đến mức "luôn luôn biến đổi, mờ mờ ảo ảo".

Bên diễn đàn lichsuvn dare cũng thấy trao đổi về vấn đề "giác ngộ", tương tự như "đắc đạo" mà chú Vô Trước nói đến.

Dare hỏi là thế nào là đắc đạo? Đã có ai đắc đạo hay chưa?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyên Anh viết:

Chú Vô Trước làm gì mà bi quan thế nhẩy ? Vạn vật trong vũ trụ này sớm muộn gì mà chả chứng đạo (phải về với Thái Cực), dù muốn hay không. Vì vũ trụ sẽ lại phải diệt để sinh tiếp chứ. Nhưng "muốn" hay "không" thì cũng chỉ là ý nghĩa phân biệt trong cõi nhị nguyên, khi lờ mờ chứng được đạo thì cái ý nghĩ nhị nguyện cũng lờ mờ mà mất đi. Chú bây giờ có thể chưa chứng Đạo, nhưng 1 hậu kiếp nào đấy cũng sẽ chứng mà thô

Không phải thế. Tôi chẳng bi quan hay lạc quan đâu. Cứ tự nhiên thôi. Tôi chẳng cầu chứng Đạo, nhưng nếu chứng Đạo thì cũng ... chẳng từ chối !!! Dễ tính mà !!! He He !!!

Ở trên tôi đã viết: người hiểu Đạo thì không cầu chứng Đạo. Chỉ những người chưa hiểu Đạo mới cầu chứng Đạo.

Nhưng Nguyên Anh ạ, tôi không khoái cái kiểu chứng Đạo khi Vũ trụ bị diệt vong trở về Thái Cực đâu. Đấy không phải là trở về nhà mà là bị tóm cổ lôi về !!!

Nhân Dare viết về duy vật biện chứng, tôi muốn hỏi, khi lượng tăng dần nhưng chưa đạt ngưỡng biến đổi về chất thì sự vật vận động ra sao ? đặc tính của nó có biến đổi không ? nếu biến đổi thì qui luật như thế nào ? Rồi khi lượng biến đổi về chất qua một bước nhảy vọt, thì cái chất ấy biến đổi ra sao ? Cứ cho là theo đường xoáy trôn ốc, cái sau cao hơn cái trước đi, thì cao hơn như thế nào ? Quan hệ thời kỳ sau với thời kỳ trước ra sao ? Rồi 2 cái mặt đối lập của thời kỳ trước nó có vai trò gì trong thời kỳ sau ? Hai mặt đối lập thời kỳ sau từ đâu mà ra ? Lý do nào làm nó xuất hiện ? Quan hệ của nó với 2 mặt đối lập của thời kỳ trước như thế nào ? Tôi không thấy duy vật biện chứng bàn những vấn đề ấy, hay có bàn mà tôi không biết. Mong được chỉ giáo!

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare không muốn tranh luận mà chỉ muốn chia sẻ cách nhìn của mình với bạn Nguyên Anh.

Dare thấy người tìm hiểu về Phật giáo thường chấp vào cái vô ngã, cái ảo ảnh, cái vô thường. Nếu đã biết về quy luật lượng chất (chú vô trước đã có đề cập) hoặc như lý học âm dương là "vật cùng tắc biến" thì phải hiểu là về biện chứng, mọi sự vật hiện tượng đều biến đổi (vô thường) TUY NHIÊN sự biến đổi này là về lượng, và chỉ khi nào đủ về lượng thì mới gây ra biến đổi về chất.

Ngoài ra, quán xét một vật gì đó, một hiện tượng nào đó tại một thời điểm, trong 1 vị trí là điều vô nghĩa. Điều quan trọng là phải xem xét sự vật, hiện tượng đó trong một tiến trình. Ví dụ, khi ta ném một hòn đá, khi hòn đá chuyển động, nó không ở tại một vị trí nào cả; nó ở trong quá trình chuyển động từ vị trí này đến vị trí kia.

Tương tự biện chứng A không phải là A (tức không có cái Ta thường hằng) không thể áp dụng trong cuộc sống thường ngày, trong một khoảng thời gian, một môi trường nhất định thì ta cần sử dụng logic A = A. Biện chứng (tức cái luôn thay đổi, vô thường) luôn cần song hành với logic hình thức (tức A = A, ta là ta) và như vậy mới thật là biện chứng.

Bàn về con người, bạn nói "ta không thực" hoặc tương tự "không có 1 người cùng tắm trên 1 dòng sông ở 2 thời điểm khác nhau" , về biện chứng Phật thì điều này đúng nhưng để làm gì? Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, Đem biện chứng Phật ra nói nhưng lại tách riêng con người ra khỏi xã hội, xem xét từng cái ngã, cái vô ngã thì lại xa rời biện chứng lúc nào không hay. Để rồi kết luận một cách chắc nịch rằng tôi 1 giây trước khác tôi một giây sau, và cái ta, cái tôi là không thực. Nhìn con người với một tổng thể, một quá trình sống, tìm ra nét đặc trưng làm nên tính cách, nhân cách người đó mới là điều quan trọng chứ không phải là đem triết Phật vào lý giải đến mức "luôn luôn biến đổi, mờ mờ ảo ảo".

Bên diễn đàn lichsuvn dare cũng thấy trao đổi về vấn đề "giác ngộ", tương tự như "đắc đạo" mà chú Vô Trước nói đến.

Dare hỏi là thế nào là đắc đạo? Đã có ai đắc đạo hay chưa?

Cám ơn dare đã chia sẻ quan điểm, nhưng mình thấy hơi khập khiễng về cách nhìn.

Mình chả hiểu cũng như chả nói gì về "biện chứng" cả, đối với mình không có khái niệm này trong bài trao đổi này. Những điều dare nói về hòn đá ném xuống, việc đấy bình thường mà, vạn vật trong vũ trụ này (sau khởi nguyên) đều chuyển động, vận động không ngừng thì làm gì có cái gì đứng yên hay cố định, thường hằng để mà gọi là cái "ta" thường hằng ? Chính vì sự vô thường, vô ngã, nên mới nói là không có "ta", là cái mà những ai còn chưa chứng đạo luôn chấp vào, chúng ta cũng đâu ngoại lệ. Đâu mâu thuẫn với ý mình nhỉ ?

Còn A = A, đó cũng như là 1 phép tự đặt mốc chuẩn, tự định nghĩa khi xét 1 mối quan hệ trong 1 hệ quy chiếu cụ thể, chỉ dùng để làm tiêu chuẩn, bàn đẩy để quán xét và đi tiếp. Chính vì là logic "hình thức" nên nó chỉ phù hợp khi xét 1 mối quan hệ hình thức (không thực) thôi mà

Bàn về con người, bạn nói "ta không thực" hoặc tương tự "không có 1 người cùng tắm trên 1 dòng sông ở 2 thời điểm khác nhau" , về biện chứng Phật thì điều này đúng nhưng để làm gì? Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, Đem biện chứng Phật ra nói nhưng lại tách riêng con người ra khỏi xã hội, xem xét từng cái ngã, cái vô ngã thì lại xa rời biện chứng lúc nào không hay. Để rồi kết luận một cách chắc nịch rằng tôi 1 giây trước khác tôi một giây sau, và cái ta, cái tôi là không thực. Nhìn con người với một tổng thể, một quá trình sống, tìm ra nét đặc trưng làm nên tính cách, nhân cách người đó mới là điều quan trọng chứ không phải là đem triết Phật vào lý giải đến mức "luôn luôn biến đổi, mờ mờ ảo ảo".

Còn cái "ta" đang bàn là về khía cạnh Đạo (là 1 thực tại), là mối quan hệ, sự tiến hóa thực trong bối cảnh tương quan vạn vật (kể cả con người) với cái Đạo, để suy xét, lời Phật chỉ là 1 dẫn chứng, thì dare lại chuyển sang nói về tương quan của cái "ta" trong bối cảnh con người - xã hội, và giáo dục (chỉ là 1 điểm rất nhỏ trong lịch sử vụ trụ, là 1 quan niệm riêng, 1 mối quan hệ hình thức trong xã hội loài người, cũng như không phải là thực tại như đang bàn về Đạo). Vậy hơi gượng ép, và hiểu sai ý mình đang trao đổi rồi đó nhé :)

Bản thân 1 người khi sống trong xã hội thì trong các mối quan hệ xã hội vẫn phải xác định NA là NA chứ (A = A), thì mới tiếp tục tồn tại và phát triển trong tương quan với các mối quan hệ khác, chứ lẽ nào cứ mơ mơ màng màng, ta không phải ta rồi chân không chạm đất, vừa bay vừa kiếm cơm nuôi vợ con đâu Posted Image

Do đó mình thấy Dare hơi bị "biện chứng" quá, cục bộ hóa vấn đề 1 cách rạch ròi, mất đi sự trừu tượng, bay bổng, mất vui nha ! :).

Trong lý học, những điều dare muốn nói thì cũng đã được nhắc đến là: Vạn vật sau khởi nguyên đều phân âm dương, nhưng trong âm cũng có dương, trong dương cũng có âm là vậy. Phải cô lập hiện tượng đang xét để hiểu khái niệm đang định nghĩa. Cô lập không có nghĩa là vứt đi phần còn lại.

Thân,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyên Anh viết:

Không phải thế. Tôi chẳng bi quan hay lạc quan đâu. Cứ tự nhiên thôi. Tôi chẳng cầu chứng Đạo, nhưng nếu chứng Đạo thì cũng ... chẳng từ chối !!! Dễ tính mà !!! He He !!!

Ở trên tôi đã viết: người hiểu Đạo thì không cầu chứng Đạo. Chỉ những người chưa hiểu Đạo mới cầu chứng Đạo.

Nhưng Nguyên Anh ạ, tôi không khoái cái kiểu chứng Đạo khi Vũ trụ bị diệt vong trở về Thái Cực đâu. Đấy không phải là trở về nhà mà là bị tóm cổ lôi về !!!

haha, đồng ý với chú. Chính xác là có 1 sự thực là sẽ bị "tóm cổ" nếu cứ chây ì đấy, lúc đấy cũng chứng nhưng chả đẹp mặt gì, hết việc để làm.

Riêng NA thấy chú viết ra lý thuyết này rất hay, có ý nghĩa nhiều, mang đến 1 góc nhìn khác về chân lý.

Chú cho NA hỏi thêm 1 chút hơi lan man, là tại sao từ Đạo mà phải nở ra vạn tượng (kết quả của tương tác Âm Dương), và nguyên lý / cơ chế nào giúp vạn tượng quay về Đạo ? Và 2 nhịp hít và thở này cứ đều đặn như thế ?

Kính mong chú giải đáp

NA,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Đồng viết:

Nếu Đạo là là nguyên lý tiến triển của sự vật, hiện tượng, là quy luật hoạt động của vũ trụ thì đó chỉ là biểu hiện của thực tại, cũng giống như thấy trời sáng thì bảo là sáng, thấy trời tối thì bảo là tối. Nhưng điều đó không chính thật.

Tất cả cái mà chúng ta đang thảo luận là chính thật, không giới hạn cho bất cứ cái gì kể cả Đạo.

Nếu nửa đúng, nửa sai: bởi Ta không biết trong ta có Đạo đang điều khiển Ta, vì ý thức của ta cho ta biết điều này thì rõ ràng Ta phải tìm Nó ngay chính trong Ta tức Đạo có thể được xác định thông qua một số biểu hiện (Tượng) của nó.

Từ ý này của Hoangnt thì cần phải xác định: 1. cái thân xác, 2. cái ý thức, và 3. cái Ta.

Thế thì nói : "Ta phải tìm Nó ngay chính trong Ta" vậy thì dùng cái gì để tìm? Ngoài cái Nó và cái Ta ra, lại còn có cái khác? Bởi vì phải có cái Khác mới nhận thức được Nó và Ta chứ nhỉ?

Nếu nói như Hoangnt: "Đạo đang điều khiển Ta" thì hóa ra Ta và Đạo là 2 đối tượng độc lập nhưng phụ thuộc nhau? hay là tương tác nhau? vậy thì dầu cho là phụ thuộc hay tương tác nhau thì vẫn là 2 sự độc lập, vậy thì không còn gì là Đạo nữa rồi! Dĩ nhiên cũng không còn cái gì gọi là Ta! Bởi vì nhị nguyên vẫn còn đó.

Đúng, tất cả mọi cái cả Vật chất lẫn Đạo vẫn còn đó, vẫn như nhiên trong các mối quan hệ ràng buộc tạo ra sự vận động và phát triển của thế giới. Cái không gian mà chúng ta đang thấy, trong nó vô vàn tinh tú đang rực sáng thực chất là cũng một môi trường vật chất mà thôi, bất kỳ một sự biến đổi nào, dù nhỏ nhất, ngay cả trong suy nghĩa của mỗi chúng ta, ngay lập tức toàn thể vũ trụ chịu tương tác và vận động, tuy nhiên có một sự chú ý như sau: Để tạo ra sự vận động có quy luật của một vũ trụ vô cùng, bao la vạn tượng thì phải có cái CHUNG nhất để thống nhất và điều khiển mọi sự vật, hiện tượng vận động theo quy luật, tạm hiểu là năng lượng (để điểu khiển) và thông tin (nhận biết sự biến đổi) cùng với sức lưu trữ (để sắp xếp, xử lý) chính là một vài thuộc tính cơ bản của Đạo.

Nếu chúng ta không nhận thức được mà vẫn sống bình thường (ta thấy như vậy) thì Đạo đang điều khiển chúng ta hay ta chỉ là robot có cảm xúc mà thôi.

Ta và Đạo hoàn toàn không tách rời, Đạo chi phối Ta nhưng Ta lại độc lập với Đạo vì ta có ý thức về Đạo và Vũ trụ lẫn chính ta, Ví dụ: Đạo không thể phá hủy trái đất trong vòng 10 năm nữa tức trái đất vẫn đang vận hành theo Đạo, nhưng con người, đủ khả năng phá hủy nó nếu cho nổ kho bom nguyên tử của Mỹ và Nga (dĩ nhiên Vũ trụ tái lập lại sự vận động của nó sau khi điều chỉnh), đấy chính là sức mạnh nguy hiểm của tri thức. Câu hỏi của mọi người tiếp theo phải là: Con người chịu chi phối của Đạo thì bom nguyên tử nổ tan tành cũng là đang chịu sự chi phối này, vây câu trả lời trên không hợp lý?. Vâng, hoàn toàn hợp lý vì Đạo và Ta vẫn đang còn được dành thời gian trả lời cho câu hỏi đó cơ mà.

Trong ta:

Thân xác: vật chất gắn liền với ý thức.

Ý thức: gắn liền với thân xác nhưng vật chất ở trạng thái tế vi, có thuộc tính (biểu hiện) hết sức vi diệu, thậm chí là đỉnh cao nhất của vũ trụ.

Ta: có thể được xem là Đạo, có trong cả Ý thức lẫn thân xác, điều khiển tất cả.

Nhưng với sức mạnh của tri thức, dám thách đố cả Vũ trụ như ví dụ trên, phải chăng Ý thức chính là một biểu hiện tuyệt vời của Đạo? (sẽ thảo luận tiếp).

Bác Vô Trước viết:

Người đạt Đạo đã làm cho trường khí âm dương linh hồn của họ chuyển hóa tới cái Chung (xem Tam tài: Âm Dương Chung - Vô Trước), thông được với Đạo, nên Khí Âm và khí Dương không còn mâu thuẫn mà thống nhất với nhau, nên họ không còn sợ chết nhưng cũng không ... thích chết! không còn ham sống nhưng cũng không ... ghét sống! Thản nhiên ra vào sống chết mà chẳng động tâm.

Cái Chung chỉ là hiện tượng tiếp theo xảy ra trong sự mâu thuẫn giữa hai mặt Âm Dương và nó là quy luật, ví dụ bạn không thể không già, vậy thì không bao giờ xảy ra sự thống nhất Âm Dương, vấn đề này có mâu thuẫn chăng?.

Cái chung của người đạt Đạo là tạo nên Khí Âm và khí Dương không còn mâu thuẫn mà thống nhất với nhau, chúng ta xác định nó như thế nào?

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn dare đã chia sẻ quan điểm, nhưng mình thấy hơi khập khiễng về cách nhìn.

Mình chả hiểu cũng như chả nói gì về "biện chứng" cả, đối với mình không có khái niệm này trong bài trao đổi này. Những điều dare nói về hòn đá ném xuống, việc đấy bình thường mà, vạn vật trong vũ trụ này (sau khởi nguyên) đều chuyển động, vận động không ngừng thì làm gì có cái gì đứng yên hay cố định, thường hằng để mà gọi là cái "ta" thường hằng ? Chính vì sự vô thường, vô ngã, nên mới nói là không có "ta", là cái mà những ai còn chưa chứng đạo luôn chấp vào, chúng ta cũng đâu ngoại lệ. Đâu mâu thuẫn với ý mình nhỉ ?

Còn A = A, đó cũng như là 1 phép tự đặt mốc chuẩn, tự định nghĩa khi xét 1 mối quan hệ trong 1 hệ quy chiếu cụ thể, chỉ dùng để làm tiêu chuẩn, bàn đẩy để quán xét và đi tiếp. Chính vì là logic "hình thức" nên nó chỉ phù hợp khi xét 1 mối quan hệ hình thức (không thực) thôi mà

Còn cái "ta" đang bàn là về khía cạnh Đạo (là 1 thực tại), là mối quan hệ, sự tiến hóa thực trong bối cảnh tương quan vạn vật (kể cả con người) với cái Đạo, để suy xét, lời Phật chỉ là 1 dẫn chứng, thì dare lại chuyển sang nói về tương quan của cái "ta" trong bối cảnh con người - xã hội, và giáo dục (chỉ là 1 điểm rất nhỏ trong lịch sử vụ trụ, là 1 quan niệm riêng, 1 mối quan hệ hình thức trong xã hội loài người, cũng như không phải là thực tại như đang bàn về Đạo). Vậy hơi gượng ép, và hiểu sai ý mình đang trao đổi rồi đó nhé :)

Bản thân 1 người khi sống trong xã hội thì trong các mối quan hệ xã hội vẫn phải xác định NA là NA chứ (A = A), thì mới tiếp tục tồn tại và phát triển trong tương quan với các mối quan hệ khác, chứ lẽ nào cứ mơ mơ màng màng, ta không phải ta rồi chân không chạm đất, vừa bay vừa kiếm cơm nuôi vợ con đâu Posted Image

Do đó mình thấy Dare hơi bị "biện chứng" quá, cục bộ hóa vấn đề 1 cách rạch ròi, mất đi sự trừu tượng, bay bổng, mất vui nha ! :).

Trong lý học, những điều dare muốn nói thì cũng đã được nhắc đến là: Vạn vật sau khởi nguyên đều phân âm dương, nhưng trong âm cũng có dương, trong dương cũng có âm là vậy. Phải cô lập hiện tượng đang xét để hiểu khái niệm đang định nghĩa. Cô lập không có nghĩa là vứt đi phần còn lại.

Thân,

NA

Đừng chấp vào cái từ ngữ, khái niệm bạn và tôi dùng, hãy xem cái được mô tả bởi khái niệm đó. Biện chứng tức là luôn thay đổi, tồn tại trong vô số mối quan hệ. Và Thích ca là nhà hiền triết rất biện chứng khi nói về cái vô thường, cái không.

Dare tôi cho rằng vũ trụ này không có khởi đầu và không có kết thúc. Nhưng tôi vẫn chấp nhận cách giải thích thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, v... hay thuyết ngũ hành âm dương, tất nhiên là theo một cách nhìn khác chứ không phải thái cực là cái đầu tiên, lưỡng nghi là cái thứ 2 (theo thời gian), v.v...

Bạn đọc những gì tôi viết nhưng với một định kiến có sẵn. Tôi nói rằng có cái vô thường nhưng tùy lúc, tùy nơi mà ta áp dụng nó. Tôi biện chứng đấy chứ.

Đã nói Đạo thì bất khả tư nghị, vậy thì bạn còn muốn bàn cái gì về Đạo ở đây? Mà Dare hỏi Đạo là cái gì vậy? Ai đã đắc đạo? Đắc đạo là gì?

@ Chú Vô Trước:

Nhân Dare viết về duy vật biện chứng, tôi muốn hỏi, khi lượng tăng dần nhưng chưa đạt ngưỡng biến đổi về chất thì sự vật vận động ra sao ? đặc tính của nó có biến đổi không ? nếu biến đổi thì qui luật như thế nào ? Rồi khi lượng biến đổi về chất qua một bước nhảy vọt, thì cái chất ấy biến đổi ra sao ? Cứ cho là theo đường xoáy trôn ốc, cái sau cao hơn cái trước đi, thì cao hơn như thế nào ? Quan hệ thời kỳ sau với thời kỳ trước ra sao ? Rồi 2 cái mặt đối lập của thời kỳ trước nó có vai trò gì trong thời kỳ sau ? Hai mặt đối lập thời kỳ sau từ đâu mà ra ? Lý do nào làm nó xuất hiện ? Quan hệ của nó với 2 mặt đối lập của thời kỳ trước như thế nào ? Tôi không thấy duy vật biện chứng bàn những vấn đề ấy, hay có bàn mà tôi không biết. Mong được chỉ giáo!

Dare cũng chẳng phải chuyên gia trong lĩnh vực này. Chỉ thấy người khác dùng lung tung nên vào thảo luận để làm sáng tỏ thêm. Chú hỏi thì dare xin trả lời ngắn gọn như sau:

1. Đầu tiên phải thống nhất khái niệm lượng, chất. Lượng, chất là một phạm trù triết học. Như vậy, một sự vật có vô vàn chất, tuy nhiên có những chất vốn có của sự vật, nhờ đó chúng mới khác với sự vật, hiện tượng khác. Sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối.

2. Khi lượng tăng dần nhưng chưa đạt ngưỡng biến đổi về chất thì sự vật vẫn vận động như nó đang vận động. Sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về trạng thái tồn tại của vật.

3. Khi lượng làm cho chất biến đổi (chứ không phải lượng biến đổi về chất) thì cái chất cũ mất đi, chất mới xuất hiện.

4. Xoáy trôn ốc, cái sau cao hơn cái trước là một cách nói hình tượng. sự vật sau sẽ có chất khác sự vật trước.

5. Hai cái mặt đối lập trong "thời kỳ trước" (tạm gọi như vậy) vẫn có vai trò trong "thời kỳ sau". Dare hỏi Chú Vô Trước có biết 2 cái mặt đối lập này là gì không?

6. Hai mặt đối lập thời kỳ sau ở trong chính bản thân sự vật, hiện tượng mà có sẵn.

7. Nó có sẵn nên chẳng có ly do nào làm nó xuất hiện. Chỉ có thể nói rằng so với chất trước thì chất sau ra đời do sự biến đổi về lượng.

Một số câu hỏi trùng lặp ý, và không rõ nghĩa. Dare biết đến đâu trả lời đến đấy vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đừng chấp vào cái từ ngữ, khái niệm bạn và tôi dùng, hãy xem cái được mô tả bởi khái niệm đó. Biện chứng tức là luôn thay đổi, tồn tại trong vô số mối quan hệ. Và Thích ca là nhà hiền triết rất biện chứng khi nói về cái vô thường, cái không.

Dare tôi cho rằng vũ trụ này không có khởi đầu và không có kết thúc. Nhưng tôi vẫn chấp nhận cách giải thích thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, v... hay thuyết ngũ hành âm dương, tất nhiên là theo một cách nhìn khác chứ không phải thái cực là cái đầu tiên, lưỡng nghi là cái thứ 2 (theo thời gian), v.v...

Bạn đọc những gì tôi viết nhưng với một định kiến có sẵn. Tôi nói rằng có cái vô thường nhưng tùy lúc, tùy nơi mà ta áp dụng nó. Tôi biện chứng đấy chứ.

Đã nói Đạo thì bất khả tư nghị, vậy thì bạn còn muốn bàn cái gì về Đạo ở đây? Mà Dare hỏi Đạo là cái gì vậy? Ai đã đắc đạo? Đắc đạo là gì?

Daretolead có vẻ muốn áp đặt và hay phán xét quá nhỉ ?!

Đang thảo luận về Đạo để từ đó liên hệ và đặt ra vấn đề về sự vô thường, vô ngã, sự liên hệ của cái Ta với tính nhị nguyên, thì Daretolead lại lái sang 1 hướng khác là

Tương tự biện chứng A không phải là A (tức không có cái Ta thường hằng) không thể áp dụng trong cuộc sống thường ngày, trong một khoảng thời gian, một môi trường nhất định thì ta cần sử dụng logic A = A. Biện chứng (tức cái luôn thay đổi, vô thường) luôn cần song hành với logic hình thức (tức A = A, ta là ta) và như vậy mới thật là biện chứng.

tôi đâu có nói, có bàn về việc áp dụng cái "Ta" trong cuộc sống thường ngày đâu, tôi cũng đâu có xét trong 1 khoảng thời gian, 1 môi trường nhất định đâu mà phải cần cái logic A = A của daretolead. Tôi đã trả lời rất rõ là

Còn cái "ta" đang bàn là về khía cạnh Đạo (là 1 thực tại), là mối quan hệ, sự tiến hóa thực trong bối cảnh tương quan vạn vật (kể cả con người) với cái Đạo, để suy xét, lời Phật chỉ là 1 dẫn chứng, thì dare lại chuyển sang nói về tương quan của cái "ta" trong bối cảnh con người - xã hội, và giáo dục (chỉ là 1 điểm rất nhỏ trong lịch sử vụ trụ, là 1 quan niệm riêng, 1 mối quan hệ hình thức trong xã hội loài người, cũng như không phải là thực tại như đang bàn về Đạo). Vậy hơi gượng ép, và hiểu sai ý mình đang trao đổi rồi đó nhé :)

Vậy sao daretolead cứ phải áp đặt cái "biện chứng" cho khía cạnh vô thường của cái "Ta" này ? Tôi cũng đã nói rất rõ, tôi cô lập hiện tượng để suy xét, chứ tôi không vứt bỏ cái mặt khác của logic Ta = Ta trong cuộc sống thường ngày. Mà sao daretolead cứ bắt tôi phải đề cập để có sự gọi là "biện chứng" ? Tôi nói lại, tôi không phủ nhận khía cạnh này, nhưng nó ngoài phạm vi trao đổi của tôi, vì tôi không trao đổi về "biện chứng". Mà trong lý học thì tôi cũng hiểu rõ sự "luôn thay đổi, tồn tại trong vô số mối quan hệ" , vậy thì daretolead muốn hướng dẫn tôi cái logic hình thức A = A để làm gì ? để cho tôi hiểu rõ sự "vô thường", "biện chứng" à ?

Chính daretolead luôn luôn cứng nhắc áp dụng tính biện chứng, cách nhìn mà lại là thể hiện tính phân biệt, nhị nguyên đó...

Tôi chỉ hỏi thẳng daretolead một câu, trong cái nhìn hướng về Đạo (bản thể), thì cái "ta" có tồn tại và thường hằng hay không đối với 1 con người cụ thể ?

Bạn đọc những gì tôi viết nhưng với một định kiến có sẵn. Tôi nói rằng có cái vô thường nhưng tùy lúc, tùy nơi mà ta áp dụng nó. Tôi biện chứng đấy chứ.

Daretolead chỉ phán 1 câu này, nói thật, đây là 1 câu mang tính "định kiến" cơ bản. Dare chỉ rõ ra xem tôi định kiến như thế nào đi !

Tôi thật sự chả thích cái kiểu lập luận lấp lửng, quan điểm nửa chừng như vậy chỉ để nói rằng ta "biện chứng đấy chứ"

Sự đối lập và thống nhất của 2 mặt đối lập luôn tồn tại và phản ánh lẫn nhau, nhưng để hiểu từng tính chất để rút ra kết luận này thì ta phải cô lập và phân tích trước đã chứ ?

Dare tôi cho rằng vũ trụ này không có khởi đầu và không có kết thúc. Nhưng tôi vẫn chấp nhận cách giải thích thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, v... hay thuyết ngũ hành âm dương, tất nhiên là theo một cách nhìn khác chứ không phải thái cực là cái đầu tiên, lưỡng nghi là cái thứ 2 (theo thời gian), v.v...

Tôi cũng đồng ý về tính phi tuyến tính của vũ trụ, nhưng chưa đồng ý với cái "không có khởi đầu và không có kết thúc" , trong đề cương này của chú Vô Trước thì chỉ cái Đạo mới có được tính chất này. Còn Vũ Trụ là cái có sinh có diệt.

Trong lý học cũng chả ai nói Thái cực là cái thứ nhất, lưỡng nghi là cái thứ 2 cả, ngoại trừ chỉ những kẻ ỡm ờ. Đó là cái nhìn tuyến tính.

Đã nói Đạo thì bất khả tư nghị, vậy thì bạn còn muốn bàn cái gì về Đạo ở đây? Mà Dare hỏi Đạo là cái gì vậy? Ai đã đắc đạo? Đắc đạo là gì?

Hình như daretolead đang tự bơi trong logic của mình. ở đây không ai đang bàn để chứng tỏ đã đắc đạo cả. Daretolead đã đọc câu của chú Vô Trứoc chưa ?

Thực ra, hiểu Đạo và chứng Đạo khác nhau rất xa. Nhiều người hiểu Đạo nhưng rất ít người chứng Đạo. Cũng giống như nhiều người biết đường tới đỉnh Everest, nhưng rất ít người lên tới đỉnh. Tuy nhiên, muốn chứng Đạo thì cần hiểu Đạo đã.

Ở đây đang bàn để hiểu vấn đề, chứ ai dám nói tôi đã chứng đâu, mà daretolead cũng lại không cho bàn, vậy thì bắt tôi tự chờ đến ngày đắc đạo luôn nhỉ? khỏi học, cứ thi sẽ đậu. Ôi thôi, quá ư áp đặt !!!

Đạo chỉ không thể phân tích 1, 2, chứ không ai nói "không thể bàn" cả.

Chưa nói tôi cũng chỉ đang bàn tới "ta", chứ chưa tới Đạo đâu...

Daretolead hỏi Đạo là gì ? Đắc đạo là gì ? Tôi lịch sự đề nghị Dare đọc lại luận cương của chú Vô Trước để hiểu nó trước đã, rồi bàn.

Còn chính vì Đạo không thể phân tích rạch ròi, nên tôi không cần trả lời câu hỏi này của daretolead, mà chính câu hỏi này đã thể hiện sự mâu thuẫn nội tại trong quan điểm của Daretolead. Đạo chỉ có thể hiểu, chứ miễn phân tích nhé !

Còn ai đã đắc đạo chưa thì nhiều lắm: Phật thích ca, Thiên Chúa, Lão Tử, vân vân và vân vân. Vì tôi nghe nói vậy, do lịch sử truyền lại, và bản thân tôi cũng tin vậy. Nên xin miễn phân tích.

Thân ái,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như đã nói ban đầu, tôi chỉ muốn chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề vô thường mà bạn và những thành viên khác hay nhắc đến. Bạn có thể xem đây như một thông tin tham khảo cho vui.

Tôi chỉ tò mò không biết bạn có hiểu về các vấn đề mà bạn đang nói không, vì thế tôi đưa ra câu hỏi.

Tôi cũng đã nhắc lại là chúng ta đừng chấp vào cái từ ngữ khái niệm, mà hãy xem xem cái khái niệm đó miêu tả điều gì. cái biện chứng mà tôi nhắc đến đâu có khác gì cái luật vô thường mà Phật đề cập.

Tôi chẳng xuất phát từ cái nhất nguyên hay cái nhị nguyên gì cả. Tôi đang muốn biết bạn và chú Vô Trước chia sẻ thêm những gì đã trao đổi. Tôi hỏi bạn:

1. Cái Ta là gì?

2. Đạo là gì?

3. Thế nào là hiểu đạo? Làm sao biết một người đã hiểu đạo?

4. Chứng đạo là gì? Làm sao biết một người đã chứng đạo?

5. Đạo không thể bàn luận, phân tích vậy phân tích, bàn luận cái gì và để làm gì?

6. Tại sao bạn nói Đạo chỉ có thể hiểu chứ không thể phân tích?

7. Bạn nói nhiều ngươi đắc đạo như Phật, Jesu, Lão Tử... và bạn nghe đồn? bạn chứng minh bằng niềm tin à?

Dare thì chỉ nghe nói Phật là bậc giác ngộ, Jesu là bậc sáng tạo, Lão Tử là bậc hiểu đạo (còn đạt đạo hay không thì không biết). Mà theo bạn giác ngộ có giống với sáng thế có giống với đắc đạo không?

8. Đạo có phải là bản thể không? Nếu đạo là bản thể thì vô thường là gì?

Bạn trả lời cho dare nghe xem từng câu hỏi nhé.

@chú Vô Trước rảnh rỗi thì ghé cho dare vài thông tin tham khảo.

Dare tôi không kết luận đúng sai chỉ hỏi để biết thêm thông tin thôi nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

1. Cái Ta là gì?

2. Đạo là gì?

3. Thế nào là hiểu đạo? Làm sao biết một người đã hiểu đạo?

4. Chứng đạo là gì? Làm sao biết một người đã chứng đạo?

5. Đạo không thể bàn luận, phân tích vậy phân tích, bàn luận cái gì và để làm gì?

6. Tại sao bạn nói Đạo chỉ có thể hiểu chứ không thể phân tích?

7. Bạn nói nhiều ngươi đắc đạo như Phật, Jesu, Lão Tử... và bạn nghe đồn? bạn chứng minh bằng niềm tin à?

Dare thì chỉ nghe nói Phật là bậc giác ngộ, Jesu là bậc sáng tạo, Lão Tử là bậc hiểu đạo (còn đạt đạo hay không thì không biết). Mà theo bạn giác ngộ có giống với sáng thế có giống với đắc đạo không?

8. Đạo có phải là bản thể không? Nếu đạo là bản thể thì vô thường là gì?

Bạn trả lời cho dare nghe xem từng câu hỏi nhé.

Có thể hiểu đạo chăng ? Vậy thì phải xem, thế nào được gọi là Hiểu cái đã. Bởi vì, cái hiểu, có cái sự sơ sài, có cái sự sâu sắc, có cái gọi là hiểu sai, hiểu đúng, hiểu mơ màng, thấu hiểu, ... Vậy thì với Đạo, ta muốn nói tới cái Hiểu nào đây ? Thấu hiểu chăng ? Chỉ một vấn đề, Ta là Ai, chẳng hạn, đơn giản thì thật là đơn giản, nhưng hỏi, ta có hiểu ta chăng ? Có ai đủ dũng cảm trả lời ?! Thế mới nói, hiểu đến đâu, cũng là do Ta, do chính ta, do tầm vóc của ta, ... như ta là ai ? Thì có gì đâu, ta tự véo vào thịt ta một cái, ối đau quá !, thế là ta đã biết ta là ai rồi. Rõ ràng, bởi vì chắc chắn, tiếng kêu, ôi cha, đau quá không phải là tiếng của người nào đó, cũng không phải là tiếng của cái gì đó ngoai ta. Tức là ta đã biết, ta là ta, chẳng phải anh, cũng chẳng phải chị, chẳng phải là con gà, con vịt, ... thế rồi, muốn sâu hơn nữa, ta phải xem, ta đang làm gì, ta muốn cái gì. Nếu ta thấy đói bụng, đương nhiên đi tìm cái ăn, có cái ăn, thấy ngon miệng, vậy ta biết ta là ai. Tức là ta đã trả lời, ta đang ăn và thấy ngon quá. Xét về hai cái hiểu đó, rõ ràng cái hiểu sau có nhiều thông tin hơn cái hiểu trước. Và ta bảo rằng, hiểu sau sâu hơn hiểu trước !

Đạo cũng vậy. Có ai hỏi Đạo là gì ? Xưa đến nay, ai cũng hỏi. Lão tử cũng hỏi, Phật thích ca cũng hỏi, các nhà vật lý cũng hỏi, các nhà toán học cũg hỏi, triết học cũg vậy, ... Và đương nhiên, mỗi người trả lời theo cái kiến thức của người ta. Thế nên, hỏi như đánh đố, thì cũng sẽ chẳng có câu trả lời. Vậy thì, ở đây, mọi người, quan tâm đến lý học đông phương, thì khi hỏi Đạo là gì, thì phải lấy cái gốc cơ sở lý luận là lý học đông phương mà trả lời, rồi ra, sau khi trả lời, mà đem áp dụng nó vào lĩnh vực khác mới thấy được cái lý của ta nó có tầm vóc tới đâu, đâu là cái giới hạn của ta - chứ đừng vội nói đó là giới hạn của đạo. Cũng là tuân theo cái lý, tầm tới đâu thì câu trả lời đến đó.

Như nói, Đạo bất khả tư nghi. Có người thì cho là, đã bất khả tư nghi, thi còn có gì mà nói ! Đó không phải là đạo chăng ? Thưa, đó vẫn là Đạo. Nhưng đó là đạo của kẻ tầm thường. Cũng bởi vì, đã là kẻ tầm thường rồi, thì ... còn có gì mà nói !!! Nhưng sâu sắc hơn, bất khả tư nghi, là không thể đi đến tận cùng, vì rằng, ngôn ngữ có giới hạn của nó, nên mới bất khả tư nghi vậy. Vậy thì, đạo, tha hồ mà nói, nói mãi, vô tận cũng không hết về Đạo, Đạo không thể nói tới Cùng. Ta càng thấy được nhiều, nói được nhiều, thì càng hiểu nhiều về Đạo. Có vậy thôi. Nhưng có điều phải biết phân biệt. Đạo không phải là Dịch, không phải là Lý, không phải là Đức, cũng chẳng là bản thể, đạo cũng chẳng thể là thái cực, nhưng biết được thái cực thì Đạo càng dễ đi và đến, đạo cũng không phải là tướng, không phải là khí, chẳng phải vô cực, mà "thấy được" vô cực thì hình bóng của Đạo không còn xa. Nên tuy hiểu Đạo mà thấy sâu thẳm, mà đạt Đạo lại chẳng thấy mơ hồ. thế mà khi đạt đạo rồi, thì mới thấy cái Lý là được tỏ rõ vậy.

Thế nên:

Đạo là gốc của vũ trụ, là điểm tựa của cõi nhân sinh.

Thế thôi !

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Daretolead này, anh hình như tự cho mình giỏi lắm thì phải, sao mà tự cao thái quá vậy ? A có thể chất vấn về sự hiểu của 1 người thì chắc giỏi lắm ? Thậm chí đi kè kè theo nhắc mọi người nên hiểu những gì mình nói, vui thật !

Như đã nói ban đầu, tôi chỉ muốn chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề vô thường mà bạn và những thành viên khác hay nhắc đến. Bạn có thể xem đây như một thông tin tham khảo cho vui.

Tôi chỉ tò mò không biết bạn có hiểu về các vấn đề mà bạn đang nói không, vì thế tôi đưa ra câu hỏi.

Tôi cũng đã nhắc lại là chúng ta đừng chấp vào cái từ ngữ khái niệm, mà hãy xem xem cái khái niệm đó miêu tả điều gì. cái biện chứng mà tôi nhắc đến đâu có khác gì cái luật vô thường mà Phật đề cập.

Tôi chẳng xuất phát từ cái nhất nguyên hay cái nhị nguyên gì cả. Tôi đang muốn biết bạn và chú Vô Trước chia sẻ thêm những gì đã trao đổi. Tôi hỏi bạn:

1. Cái Ta là gì?

2. Đạo là gì?

3. Thế nào là hiểu đạo? Làm sao biết một người đã hiểu đạo?

4. Chứng đạo là gì? Làm sao biết một người đã chứng đạo?

5. Đạo không thể bàn luận, phân tích vậy phân tích, bàn luận cái gì và để làm gì?

6. Tại sao bạn nói Đạo chỉ có thể hiểu chứ không thể phân tích?

7. Bạn nói nhiều ngươi đắc đạo như Phật, Jesu, Lão Tử... và bạn nghe đồn? bạn chứng minh bằng niềm tin à?

Dare thì chỉ nghe nói Phật là bậc giác ngộ, Jesu là bậc sáng tạo, Lão Tử là bậc hiểu đạo (còn đạt đạo hay không thì không biết). Mà theo bạn giác ngộ có giống với sáng thế có giống với đắc đạo không?

8. Đạo có phải là bản thể không? Nếu đạo là bản thể thì vô thường là gì?

Bạn trả lời cho dare nghe xem từng câu hỏi nhé.

@chú Vô Trước rảnh rỗi thì ghé cho dare vài thông tin tham khảo.

Dare tôi không kết luận đúng sai chỉ hỏi để biết thêm thông tin thôi nhé.

Dare đặt mình ở vị thế nào để có thể chất vấn tôi những câu hỏi này ? Dare nghĩ khi tôi trả lời xong thì dare phân định được sao ? Khi đã dám đặt những câu hỏi này thì chắc dare hiểu lắm nhỉ ?

Vậy tôi xin nói thẳng, nếu dare đã hiểu hết để mà hỏi với cung cách thách đố như vậy "Bạn trả lời cho dare nghe xem từng câu hỏi nhé.", thì cũng luôn luôn có những người hiểu hơn dare đấy. Tôi thấy dare 1 câu trả lời "Vũ trụ không có khởi đầu và kết thúc" (chưa biết theo bối cảnh nào, chỉ tạm xét trong luận đề này của chú Vô Trước) mà còn chưa hiểu, rồi thì Thái Cực là 1, lưỡng nghi là 2 (chả biết nghe ở đâu ra) thì nói gì những vấn đề khác.

Tôi có nghĩa vụ phải trả lời từng câu hỏi của daretolead không ? Nếu trao đổi để biết thêm thông tin (như daretolead luôn miệng nói) thì thái độ phải lịch sự, sao cho đúng nghĩa "quân tử tranh luận để cầu tìm chân lý", tranh luận trên luận cứ, đúng chủ đề, cởi mở, chứ đừng tự cao thế này nhé, các kiến thức về lý học, đạo học đều mỗi thứ một tí, chắp vá, thử hỏi chỉ có cái "biện chứng" xách theo là dare đủ phán xét mọi vấn đề khác sao ? Bản thân tôi đánh giá, dare còn chả hiểu những gì anh đang nói.

Đã tự nói theo là "Đạo bất khả tự nghị", rồi sao mà còn hỏi tôi suốt "Đạo là gì ?" Dare tự định nghĩa Đạo đi.

7. Bạn nói nhiều ngươi đắc đạo như Phật, Jesu, Lão Tử... và bạn nghe đồn? bạn chứng minh bằng niềm tin à?

Dare thì chỉ nghe nói Phật là bậc giác ngộ, Jesu là bậc sáng tạo, Lão Tử là bậc hiểu đạo (còn đạt đạo hay không thì không biết). Mà theo bạn giác ngộ có giống với sáng thế có giống với đắc đạo không?

Bạn hỏi tôi có ai đắc đạo chưa, tôi trả lời là vậy, lịch sử ghi nhận, và tôi tin. Vậy anh có hỏi tôi phải chứng minh à ? Có hỏi không ? Anh chứng minh được không ? Nếu được chắc anh chứng đạo rồi nhỉ ? Hay anh tự lôi sách lịch sử ra mà đặt vấn đề với các tác giả đi.

Tôi thấy anh luôn nhắc vô thường, vô ngã, có vẻ hiểu lắm, nhưng lại toàn chấp vào vô thường, chấp vào biện chứng, chấp vào lý luận. Nhiều câu hỏi nhưng tôi thấy cách hỏi có vấn đề. Và cũng rất lộn xộn. Đạo lại đi hỏi với Vô Thường...

Dare thì chỉ nghe nói Phật là bậc giác ngộ, Jesu là bậc sáng tạo, Lão Tử là bậc hiểu đạo (còn đạt đạo hay không thì không biết). Mà theo bạn giác ngộ có giống với sáng thế có giống với đắc đạo không?

Với câu này, 1 là anh không biết thật, 2 là anh rất tự cao. Với cái nào thì tôi cũng thấy chưa cần trả lời anh, vì chả có tinh thần trao đổi gì cả.

Nếu bạn vẫn muốn trao đổi tiếp 1 cách thoải mái, lịch sự, lắng nghe ý kiến, bỏ bớt sự chủ quan, định kiến, tự cao đi, thì tôi luôn sẵn sàng trao đổi tiếp

Thân chào bạn,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyên Anh viết:

Chú cho NA hỏi thêm 1 chút hơi lan man, là tại sao từ Đạo mà phải nở ra vạn tượng (kết quả của tươngtác Âm Dương), và nguyên lý / cơ chế nào giúp vạn tượng quay về Đạo ? Và 2 nhịphít và thở này cứ đều đặn như thế ?

Kính mong chú giải đáp

Ồ! Cái này là cả một lý thuyết đấy NA ạ. Hơi dài! Mà dạo này tôi lu bu quá. Hơn nữa không phù hợp với Topic này. Để khi khác tôi sẽ trình bày cho NA xem toàn bộ lý thuyết của mình về những vấn đề đó. Tiêu chí của tôi là: tất cả mọi khái niệm, mọi suy luận logic đều phải được giải thích cặn kẽ,đối tượng chỉ cần học hết phổ thông trung học.

Thông cảm nhé!

Dare thân mến!

Tôi hỏi và cũng biết Dare sẽ trả lời đại loại như vậy. Tôi nghiên cứu triết học từ rất lâu rồi, không nên hỏi tôi đại loại như chú có biết cái xyz vớ vẩn nào đó là gì không nhé.

Sở dĩ tôi hỏi Dare như vậy vì tôi biết chắc chắn chủ nghĩa duy vật biện chứng không bàn sâu được những vấn đề đó và Dare cũng không thể trả lời hơn như thế được. Không phải Dare dở mà đó là hạn chế của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Còn biện chứng ADNH cũng bàn tất cả những vần đề đó, nhưng ở mức độ sâu hơn rất nhiều.

Ví dụ nhé:

Dare viết:

1. Đầu tiên phải thống nhất khái niệm lượng, chất. Lượng, chất là một phạm trù triết học. Như vậy, một sự vật có vô vàn chất, tuy nhiên có những chất vốn có của sự vật, nhờ đó chúng mới khác với sự vật, hiện tượng khác. Sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng chỉ nói về chất chung chung, nhờ đó chúng mới khác với sự vật, hiện tượng khác. Trong khi đó, phạm trù Chất được duy vật ADNH phân thành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ với những thuộc tính đặc trưng và quan hệ giữa chúng.

Dare viết:

2. Khi lượng tăng dần nhưng chưa đạt ngưỡng biến đổi về chất thì sự vật vẫn vận động như nó đang vận động. Sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về trạng thái tồn tại của vật.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng không phân biệt được sự khác nhau trong các thời kỳ phát triển của sự vật trong thời kỳ ổn định nên cho rằng chúng vật vẫn vận động như nó đang vận động.

Trong khi đó, biện chứng ADNH phân ra tới 60 thời kỳ khác nhau, có đặc trưng riêng, của thời kỳ này, được đặc trưng bởi 10 can, 12 địachi và 5 hành.

Dare viết:

3. Khi lượng làm cho chất biến đổi (chứ không phải lượng biến đổi về chất) thì cái chất cũ mất đi, chất mới xuất hiện.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng không phân biệt được quan hệ giữa hai cái chất này. (Xin nói chính xác hơn là cái chất cũ lặn đi thôi, chứ không mất đâu;cái chất mới nổi bật lên chứ nó xuất hiện trước đấy rồi).

Trong khi đó, biện chứng ADNH chỉ rõ quan hệ giữa cái chất mới và cũ theo chiều Ngũ hành tương sinh.

Dare viết:

4. Xoáy trôn ốc, cái sau cao hơn cái trước là một cách nói hình tượng. sự vật sau sẽ có chất khác sự vật trước.

Khác hơn thì rõ rồi, nhưng Chủ nghĩa duy vật biện chứng không biết khác như thế nào. Trong khi đó, biện chứng ADNH chỉ rõ sự kác biệt đó theo chiều Ngũhành tương sinh.

Dare viết:

5. Hai cái mặt đối lập trong "thời kỳ trước" (tạm gọi như vậy) vẫn có vai trò trong "thời kỳ sau".

Không mất đi thì đương nhiên có vai trò, nhưng vai trò gì, Chủnghĩa duy vật biện chứng không biết. Trong khi đó, biện chứng ADNH biết được chúng nhập hành Thổ.

Dare viết:

6. Hai mặt đối lập thờikỳ sau ở trong chính bản thân sự vật, hiện tượng mà có sẵn.

7. Nó có sẵn nên chẳng có ly do nào làm nó xuất hiện. Chỉ có thể nói rằng so với chất trước thì chấtsau ra đời do sự biến đổi về lượng.

Biết bao nhiêu cái có sẵn sao chỉ có hai mặt này trở thành 2 mặc đối lậpcủa thời kỳ sau. Chỉ có Đạo không cần lý do xuất hiện thôi, còn bất cứ cái gì khác đều có lý do xuất hiện. Thực ra Chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng biết 2 mặt đó từ đâu mà ra, tại sao chúng trở thành 2 mặt đối lập của thời kỳ sau. Có lẽ Dare chưa nói ra đó thôi. Nhưng Chủ nghĩa duy vật biện chứng không biết quan hệ giũa 2 mặt thời kỳ sau quan hệ thế nào với 2 mặt thời kỳ trước. Trong khi đó, biện chứng ADNHchỉ rõ chúng quan hệ ngjịch chiều tương sinh.

Rõ ràng không có vấn đề gì của Chủ nghĩa duy vật biện chứng mà biện chứng ADNH không bàn tới, mà bàn kỹ lưỡng hơn, chi tiết hơn, khoa học hơn và sâu sắc hơn nhiều. Nhưng có rất nhiều những vấn đề mà biện chứng ADNH bàn tới nhưng Chủ nghĩa duy vật biện chứng chẳng có tý khái niệm nào.

Nói như vậy, không phải tôi đánh giá thấp Chủ nghĩa duy vật biện chứng, mà theo tôi, Chủ nghĩa duy vật biện chứng vẫn là đỉnh cao của triết học phương Tây. Nhưng như thế lại càng thấy, biện chứng ADNH thật tuyệt vời !.

Học thuyết ADNH quả là học thuyết thống nhất, bao trùm Vũ trụ!!!

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare viết:

4. Chứng đạo là gì? Làm sao biết một người đã chứng đạo?

5. Đạo không thể bàn luận, phân tích vậy phân tích, bàn luận cái gì và để làm gì?

Chân nhân bất lộ tướng. Người đã chứng Đạo thì không ai có thể nhận thấy điều ấy, nếu họ không chủ động xuất lộ vì những lý do nào đó.

Rất cần bàn luận, phân tích về Đạo chứ, sao lại nói không thể. Chỉ là không thể đạt Đạo bằng cách bàn luận, phân tích thôi.Bàn luận, phân tích không bao giờ dẫn đến hiểu Đạo, không thể diễn tả chính xácđược Đạo, nhưng có thể gợi mở tiềm thức để dần dần hiểu Đạo hơn.

Dare là điển hình của cách tư duy phương Tây nhìn vào Lý học phương Đông.

Thân mến !

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Bác vuivui:

Cám ơn bác vuivui đã chia sẻ. Dare thấy nhiều người bàn về Đạo nhưng không phải theo kiểu triết học mà thường biến nó thành một cái riêng cho 1 lĩnh vực nào đó, "vật chất" hóa nó. Dare trình bày theo cách hiểu của mình, mong bác vuivui cho thêm nhận xét.

Đạo, theo dare, là một khái niệm chỉ cái chân lý. Ví dụ, về vật lý học, ta tìm đạo của vật lý học tức trả lời câu hỏi cuối cùng về bản chất của thế giới, tìm ra quy luật, thành phần đặc trưng nhất, nền tảng nhất. Đạo làm người, tức cái nguyên lý làm người căn cơ nhất, trả lời câu hỏi ta là ai?

Đạo như vậy là đích đến tuy nhiên hiểu về nó bao nhiêu thì phải tùy thuộc vào chính con người, và con người phải chấp nhận điều đó. Ta có khả năng nhận thức được thế giới không? Câu trả lời là có, ta có khả năng, và điều nhận thức được về thế giới nâng lên từng bước mới khi ta tiến về đạo (chân lý).

Mấy câu hỏi khác dare không cần chú ý nữa vì chắc chẳng ai hứng thú trả lời.

@Bạn Nguyên Anh:

Bạn không cần bực với Dare như vậy. Dare hỏi rất thẳng. Bạn biết thì nói biết theo cách hiểu của bạn, nếu không biết thì nói không biết, cần gì hỏi tư cách của Dare.

@Chú Vô Trước:

Dare vẫn thấy là chú chưa nắm vững duy vật biện chứng dù dare cũng không chắc là duy vật biện chứng có giải quyết được tất cả các câu hỏi và vấn đề thực tế triết học đặt ra một cách rốt ráo hay không, hay cần phải bổ sung thêm.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đưa ra khái niệm chất là một phạm trù triết học. Và trong một sự vật có vô vàng các chất. Theo dare điều này đủ để bàn luận về các vấn đề triết học. Ngũ hành đi chi tiết hơn khi chia thành 5 hành.

"Sự phân biệt trong thời kỳ ổn định" là một khái niệm mơ hồ (phân biệt và ổn định) và phụ thuộc vào quy ước của người quan sát. Dare cho rằng mỗi một khoa học thực nghiệm có cách phân chia chi tiết phù hợp với mỗi chuyên ngành và đây không phải là mục đích của triết học.

Duy vật biện chứng xác định rằng chất của sự vật chỉ thể hiện thông qua sự tương tác giữa các sự vật hiện tượng. Chú nói rằng chất cũ không mất đi mà chỉ ẩn đi thì cũng đúng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không bác bỏ vấn đề này. Cần nhấn mạnh lại rằng, một sự vật có vô số chất NHƯNG có những chất vốn có làm cho sự vật này khác với sự vật khác. Nói rằng chất cũ mất đi để sinh ra chất mới là nói về 1 chất cụ thể nào đó trong sự vật.

Sự khác nhau thì như chú nói lý học phương đông phân theo ngũ hành tương sinh, vật lý học thì phân theo tiêu chuẩn vật lý, hóa học phân theo tiêu chuẩn hóa học, sinh học thì theo tiêu chuẩn sinh học. Dare chỉ có thể nói là nó có sự khác nhau về chất khi đứng trên triết học duy vật, dare đâu thể đi cụ thể hơn.

Vấn đề 2 mặt đối lập thì có lẽ chú vô trước hiểu nhầm. Duy vật biện chứng xem lượng và chất là 2 mặt đối lập trong một sự vật. Chất thì ổn định hơn, lượng thì luôn biến đổi. Đó là mâu thuẫn lượng - chất. Khi lượng biến đổi đến một mức (độ) làm cho chất cũ mất đi, chất mới hình thành thì mâu thuẫn được giải quyết. Chu trình này lập lại vô cùng, vô tận.

Như vậy Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ theo chú nói là chất. và các chất này tương sinh, tương khắc với nhau. Điều này hơi khác với duy vật biện chứng khi xem lương chất mới là 2 mặt đối lập.

Vài ý chia sẻ với chú.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thôi thì mỗi người một chí hướng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thôi thì mỗi người một chí hướng!

Dare thấy có sự trùng hợp, như kiểu "vạn pháp quy tông". Dare thấy chú đã nhắc đến 1 ý: âm dương, âm tương ứng với lượng, dương tương ứng với chất. Dương thì có xu hướng ổn định, âm thì có xu hướng luôn biến đổi.

Dare nghĩ tham khảo các trường phái khác nhau, đưa ra một mô hình lý giải khác (thuyết âm dương ngũ hành) và vẫn giải thích được một cách thống nhất xuyên suốt thì rất tốt chứ sao. Vấn đề ở đây là trường phái này hay bác bỏ trường phái kia mà chưa chắc có cái hiểu đúng về nhau. Dare tham gia trao đổi cũng chỉ vì muốn làm sáng tỏ những điều chưa hiểu khi đọc bên này, đọc bên kia...

Share this post


Link to post
Share on other sites