daretolead

Mạn Đàm Về "định Mệnh Có Thật Hay Không?"

357 bài viết trong chủ đề này

Định thôi. Nhưng vì học thuật, nên lại phải viết mấy dòng.

Cậu nên xem lại cách trả lời của cậu đi. Tôi lược lại cho có hệ thống, để tiện cho cậu nhé.

Đầu tiên là Tôi yêu cầu LÀM RÕ so sánh với của cậu. Nhưng cậu không thực hiện được, lờ tịt đi.

Bước so sánh phải bắt đầu xác định danh tính cho kiến thức mà Vuivui đưa ra, Rubi thấy đó là thuyết Lục Thân của Ngũ hành Tương sinh. Ngũ hành Tương sinh thì có vẻ thuộc về phần lý thuyết cơ bản còn Lục thân thì đứng sau Ngũ hành Tương sinh, được nêu ra để áp dụng cho phần lý thuyết ứng dụng.

Lý thuyết ứng dụng so sánh với Lý thuyết cơ bản, sự kiện này nêu ra là hợp lý. Lý thuyết cơ bản, nói riêng ở đây là "Ngũ hành là hệ năm đối tượng gồm Thái cực hợp với Tứ tượng". Lại nói thêm về từ "hợp", ví như ngón cái hợp với bốn ngón còn lại thành bàn tay có năm ngón, đơn giản là như vậy.

Tiếp theo là LÀM RÕ tứ tượng hợp với hành thổ. Cậu không trả lời được lại bịa ra chuyển lý thuyết của cậu là lý thuyết cơ bản - và cậu lý đó là thể, rồi mọi lý đông phương học đều ra lý thuyết ứng dụng, nên là dụng.

Thật ra, đứng trên thực trạng của sách lý học thị trường thì rất dễ phản biện để bác bỏ sự đưa ra hai vấn đề lý thuyết: lý thuyết cơ bản và lý thuyết ứng dụng. Nhưng đứng trên sự chỉnh lý hệ nguyên lý cơ bản mà Rubi đã làm thì hoàn toàn triển vọng, tức là đại cương lý thuyết có hai mảng, mảng cơ bản và mảng ứng dụng.

Và hai từ "thể", "dụng" thì cũng cần giải thích, nếu không thì lại có sự phản bác thể dụng. Đơn giản là cái danh Thể, Dụng nó là một cách gọi, vấn đề là hệ thống đã được xậy dựng như thế nào. Rubi đã xậy dựng và đến giờ chỉ cần phô danh, gọi đó là thể, kia là dụng.

Và cậu lại bịa thêm chuyện NHẬP THỂ, ý nói là phải nhập vào cái lý cơ bản của cậu - vậy mà tôi hỏi luôn cậu nhập thể thế nào, cậu cũng đánh bài Lờ. Đến khi tôi yêu cầu cậu thể hiện thế nào là Thể - Dụng, thì cậu cũng không trả lời được, lại đi liệt kê, phân loại cái mớ lý thuyết của cậu, gọi nó là lý thuyết adnh cơ bản để quy nó về Thể, gán các lý luận đông phương khác cậu là lý thuyết adnh ứng dụng để quy nó về Dụng. Đó là sự nhập nhằng của cậu. Nên lưu ý rằng, tôi hỏi thế nào là Thể - Dụng, chứ không hỏi cậu phân loại thế nào.

Vấn đề về Thể nhập Dịch lý:

Dích lý vốn là cuốn hút nhiều người nghiên cứu. Nhưng nhiều người học mà không hiểu được vấn đề, còn những người nói được thì cũng không có một hệ thống nền tảng, dù cho có nền tảng thì cũng không thể ngờ được lại có người chỉnh lý vấn đề dịch học, ví dụ một người như Rubi chẳng hạn. Thể nhập cũng là một từ ngữ để gọi tên việc làm và hướng cho vấn đề Dịch lý. Chỉnh lý tức là Thể nhập, Thể nhập tức là Chỉnh lý.

Vấn đề về Thể-Dụng:

Cái này thì ví dụ thôi: Nước

-Thể của Nước là Tính Ướt.

-Dụng của nước là Rửa, là Dội trôi, là Tưới tắm, là...nhiều thứ tác dụng của nước.

Tóm lại, yêu cầu làm rõ thì cậu không làm rõ được, lại nói linh tinh. Hỏi cậu về Thể - Dụng thì cậu lại trả lời đâu đâu, chẳng ăn nhập gì với câu hỏi cả.

Tóm lại, Vuivui thành kiến cho nên phản đối tất cả các bài viết của Rubi. Phản đối diễn biến thành nhận định chủ quan theo hướng tiêu cưc.

Đồng thời qua những đối thoại của cậu về những yêu cầu trên - kể cả phần cậu trả lời với anh Thiên Sứ, cũng cho thấy cậu chả có tý gì kiến thức về đông phương học. Lại có thói xảo biện, lấp liếm và vu vạ.

Xảo biện, Vu vạ là hai từ không cấm Vuivui dùng, song không phải Vuivui muốn nói đó là sự thật thì sự thật sẽ chiều theo cái muốn của Vuivui đâu.

Rubi tự thấy mình rất hiền, rất ngoan, thật thà. Đó là nền tảng của đối thoại, và quả nhiên rất hiệu quả, và Vuivui không thể lừa được Rubi đâu, cũng như hòng mong có thể qua mặt được độc giả.

Trước đây, Sau những bài trao đổi học thuật với cậu, Tôi đã buộc phải phân loại cậu vào loại: DỐT ĐẾN MỨC LÀM XẤU HỔ CẢ NGƯỜI ĐỐI THOẠI.

Vuivui đối thoại với Rubi mà bên cạnh Vuivui lại có bà xã Vuivui xem, trong tình huống đó, như Vuivui đã thực hiện và bị phản tác dụng thì đúng là có sự Vuivui xấu hổ thật, đồng thời không phải Rubi rốt như nhận định cá nhân thành kiến của Vuivui. Đơn giản, Vuivui tự thấy xấu hổ thì là xấu hổ thôi, không việc gì phải dính mắc vào Rubi và độc giả.

Nay tôi muốn đánh giá cậu đỡ hơn một chút, thuộc loại : TƯ DUY MÀI ĐẦU GỐI.

Đây cũng là yếu tố để Rubi đối thoại lần này.

Tư duy mài đầu gối, tức là Tư duy bị chi phối. Nhưng Vuivui không dùng từ "chi phối", vì muốn hòng miệt thị mà biến hóa nó thành từ "mài đầu gối".

Vậy để độc giả hiểu vấn đề thì Rubi tạm "thanh lý" ngữ "Tư duy mài đầu gối" thành ngữ "Tư duy bị chi phối". Và tiếp theo vấn đề là trong Tư duy đó có thật bị chi phối hay là không. Nhưng đặt ra sự có hay không điều chi phối thì cứ thẳng tuột mà nói là:

Rubi tiếp cận Dịch học, biết rồi theo hướng chỉnh lý, từ đó biết đến các học giả, các nhà nghiên cứu. Rubi cũng nhận định được nhân cách của mỗi người trong khi đối thoại. Chính sự nhận định được nhân cách của người đối thoại cho nên nó lại là sự nhận định lương cơ. Lương cơ quan trọng hơn vấn đề tài trí. Đối với những vấn đề đã bàn, thì Rubi thầm nhìn nhận được ai còn Lương cơ, ai không còn Lương cơ.

Hãy so sánh hai sự kiện:

-Một là sự kiện: Rubi nghiên cứu, chỉnh lý lý thuyết cơ bản dịch học và nhận định được lương cơ độc giả.

-Một là ý kiến của Vuivui nhận định vấn đề: tư duy mài đầu gối

Vì Vuivui có thành kiến vơi Rubi cho nên đã đứng ngoài vấn đề mà đối thoại, do đứng ngoài cho nên không thể nhìn nhận được bên trong, đồng thời lại cố tình nhận định thì sẽ sai lệch: từ sự thật "Rubi nghiên cứu, chỉnh lý lý thuyết cơ bản dịch học và nhận định được lương cơ độc giả" rồi Vuivui thành kiến rằng "tư duy mài đầu gối".

"Lương cơ chưa mất

Định thần quan sát

Tự tìm tự học

Không trái tổ huấn"

Vậy mà Cậu cũng làm cho tôi và nhiều người thất vọng. Cậu không đạt được đến cả những điều tệ hại đó.

Vuivui thất vọng á, tức là đã có sự hy vọng. Đúng là không tưởng, điên đảo nhân quả.

Đọc ở phần giới thiệu cá nhân về cậu. Lại càng thất vọng hơn. Phải đặt ra nghi ngờ: Có đúng cậu là gì gì ... đó của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử không ? Chả lẽ TLYT lại có kẻ học tệ hại đến như vậy ?

Thiền sinh (Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử) cần đặt đến kiến giải không bị các Đại sự đánh lừa, nay Rubi thêm được kiến giải để không bị các học giả Đạo học lừa (Đạo học-Tam giáo). Học tệ thế nào thì chưa cần nói đến, nhưng học mà đạt đến chỗ không ai lừa được như thế thì mới là hay.

Thôi, Tôi chỉ có thể cảm thán đến thế này mà thôi. Cậu học thế nào, tốt hay xấu là ấm thân cậu. Nhưng xin đừng làm xấu hổ đến cả môn phái. Vì dù sao, TLYT cũng là do một NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA DÂN TỘC VIỆT sáng lập ra, đến nay cũng đã gần 800 năm rồi. Mọi người con đất Việt đều kính ngưỡng.

Tôi sẽ không trao đổi với cậu nữa.

Rubi học và kiến giải kiến tánh, đến trong mộng cũng kiến giải kiến tánh, và tên trường của Rubi của đổi tên thành Trường Phổ Thông Trung Học Trần Nhân Tông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chết cười với Rubi thôi - Rubi - người của những giấc mộng Posted Image

Quay trở lại chủ đề chính.

Phần viết về tính KHÔNG rất dài và dare cho rằng nó đầy những ý kiến nhận định quá chủ quan của tác giả. Về căn bản, theo dare là việc dùng những đoạn đối thoại của Đức Phật được ghi lại qua lời kể của các đệ tử không có căn cứ vững chắc trong thảo luận. Như đã đã nêu trong các post trước về phương pháp tư duy tiến đến chân lý, thì chỉ đạt đến mức "dựa vào sự nổi tiếng", ngoài ra đây không phải là các khẳng định trực tiếp, rõ ràng của Đức Phật mà là suy luận của tác giả từ các phát ngôn của Đức Phật. Quả thật, nếu chưa đạt "NGỘ" thì không thể nói những suy luận này là đúng vì chưa ngộ thì không thể nhìn thấy thực tướng được. Tuy nhiên, ta hãy thử mạn đàm xem thế nào.

Vui lòng xem bài viết đầy đủ tại http://www.lyhocdongphuong.org.vn/van-hien-lac-viet/chi-tiet/dinh-menh-co-that-hay-khong-phan-12-593/

Đoạn III- Chỉ hai món căn bản chia riêng mê ngộ

Đức Phật bảo Anan: “Tất cả chúng sinh từ vô thủy đến nay, các thứ điên đo giống nghiệp tự nhiên nhóm lại như chùm ác xoa. Các người tu hành không thành được đạo Vô Thượng Bồ Đề, mà chỉ thành Thanh Văn, Duyên giác, ngoại đạo, chư thiên, ma Vương và quyến thuộc của ma, đều chẳng biết hai món căn bản, tụ tập sai lầm. Cũng như nấu cát muốn thành cơm thì dù trải qua nhiều kiếp trọn không thể được.

Thế nào là hai thứ căn bản? Anan! Một là căn bản sinh tử từ vô thuỷ. Chính hiện nay ông và chúng sanh đang dùng tâm phan duyên làm tự tánh. Hai là Bồ Đề Niết Bàn nguyên thể thanh tịnh từ vô thuỷ, tức là cái thức tinh nguyên minh này, nên trọn ngày trong động dụng mà chẳng tự biết, uống trôi vào trong các cõi.

* Qua đoạn trích dẫn trên, các bạn cũng nhận thấy rằng: Đức Phật khẳng định tính căn bản từ vô thuỷ và nhắc tới nguyên thể thanh tịnh từ vô thuỷ, tức là nhắc tới sự khởi nguyên của vũ trụ.

Dare không nhận thấy Đức Phật khẳng định vũ trụ có khởi nguyên. Ngoài ra, nếu đề cập đến "sự khởi nguyên của vũ trụ" thì cũng cần phân tích xem theo Đức Phật thì "sự khởi nguyên này" là như thế nào?

Đoạn IV - Nương cái thấy để gạn cái tâm

“Anan, nay ông muốn biết con đường tu thiền định để mong ra khỏi sanh tử, tôi lại hỏi ông...”

Liền khi ấy đức Như Lai đưa cánh tay sắc vàng co năm ngón lại hỏi ông A Nan: “Nay ông có thấy chăng?”

Anan thưa: “Thấy”

Phật hỏi: “Ông thấy cái gì?”

Anan thưa: “Con thấy Như Lai đưa cánh tay, co năm ngón lại thành nắm tay sáng chói chiếu vào tâm mắt của con.”

Phật hỏi: “Ông lấy cái gì để thấy?”

Anan thưa: “Con và cả đại chúng đều dùng mắt để thấy.”

Phật bảo Anan: “Nay ông trả lời tôi hỏi. Nay Như Lai co năm ngón tay lại thành nắm tay sáng chói chiếu vào tâm mắt ông, mắt ông có thể thấy. Vậy ông lấy cái gì làm tâm để biết được nắm tay sáng chói của tôi?”

Anan thưa: “Hôm nay Đức Phật Như Lai gạn hỏi tâm ở chỗ nào? Con dùng tâm suy xét tột cùng để tìm kiếm, tức là cái suy nghĩ đó, con cho là tâm của con”.

* Ngài Anan cho rằng suy nghĩ (Tư duy – ý thức: phi vật chất theo quan niệm hiện đại phổ biến) là tâm.

Dare hiểu ở đây Đức Phật muốn hỏi ngài Anan lấy gì làm điểm gốc để so sánh mà biết nắm tay đang chói sáng. Chứ đức Phật không hỏi tâm là gì. Ngài Anan đã trả lời: dựa vào suy nghĩ của mình để biết nắm tay đang chói sáng.

Tuy nhiên, chú Thiên Sứ cho rằng Đức Phật muuốn nói ý thức là tâm thì dare cũng không phản đối. Tuy nhiên cần hiểu ý thức (tức tâm) mà Đức Phật nói đến là thứ ý thức thanh tịnh (tâm thanh tịnh) chứ không phải ý thức như ngài Anan đang nghĩ là của mình.

Đoạn V - Chỉ cái hay suy nghĩ có thật thể

Tiết 1 - Bác ái hay suy nghĩ

Phật bão: “Sai rồi Anan! Cái này chẳng phải tâm của ông!”

Anan giật mình, rời chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay bạch Đức Phật: “Cái này chẳng phải tâm con. Vậy nên gọi nó là cái gì?"

Phật bảo Anan: “Cái này là những tưởng tượng hư vọng của tiền trần, làm mê lầm chân tính của ông. Do ông từ vô thủy đến nay, nhận giặc làm con, bỏ mất chân tính bản nguyên thường trụ nên phải chịu luân chuyển”.

* Đoạn này bạn đọc cũng nhận thấy Đức Phật không cho ý thức là Tâm và xác định thuộc tính vật chất của ý thức qua câu: “Những tưởng tượng hư vọng của tiền trần.

Tuy nhiên, theo dare hiểu, Đức Phật muốn nói ý thức của ngài Anan không thể là chuẩn mực để nhận ra nắm tay đang chói sáng. Lý do: cái này là những tưởng tượng hư vọng của tiền trần. Cái này chính là "suy nghĩ" của ngài Anan.

Chú Thiên Sứ đã vội vã kết luận: thuộc tính vật chất của ý thức qua câu "những tưởng tượng hư vọng của tiền trần". Cần cẩn thận việc dùng từ ngữ ở đây. Thay vì chỉ cần nói: Đoạn này ban đọc....xác định thuộc tính của ý thức qua câu.... tiền trần" thì chú Thiên Sứ lại nói là "thuộc tính vật chất".

Tiết 2 - Cầu xin chỉ dạy

Ông Anan bạch Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Con là em yêu của Phật. Vì tâm mến Phật nên con xuất gia. Tâm con chẳng riêng gì cúng dường Đức Như Lai, cho đến trải khắp hằng hà sa số cõi nước phụng thờ chư Phật và Thiên Tri thức, phát tâm đại dũng mãnh như làm tất cả các pháp sự khó làm, con đều dùng tâm này. Dẫu cho con có hủy báng chánh pháp, bỏ mất căn lành cũng từ tâm này. Nếu Phật phát minh nó chẳng phải tâm, hoá ra con không có tâm, đồng như cây đất. Vì ngoài cái hiểu biết này ra con không còn gì nữa. Tại sao Đức Phật Như Lai bảo cái ấy chẳng phải là tâm? Con thật kinh sợ và trong đại chúng đây đều nghi ngờ. Cúi mong Đức Từ Bi mở lòng chỉ dạy cho kẻ chưa ngộ!”

Qua đoạn trích dẫn ở trên – người viết nhận thấy rằng: Ý thức và những hiện tượng liên quan đều có thuộc tính vật chất. Hay nói một cách khác: Ý thức và những hiện tượng liên quan đều là sự tương tác kết hợp của vật chất, mà diễn đạt theo Phật pháp thì chúng đều do nhân duyên giả tạm không phải thật tính, không phải là tính nhận biết. Tức là chúng chịu sự tương tác mang thuộc tính của vật chất. Sự tương tác này có tính quy luật có khả năng nhận thức được và sự tiên tri trên cơ sở nhận thức đó. Chính sự tương tác vô thường này, mà Đức Phật gọi là những tưởng tượng hư vọng của tiền trần. Đây chính là yếu tố Định Mệnh của thế nhân. Nhưng vấn đề này là: Nếu ngay cả ý thức và những hiện tượng liên quan đều có thuộc tính vật chất mà ngài A Nan gọi là : “đồng như cây đất. Vì ngoài cái hiểu biết này ra con không còn gì nữa” thì cái gì sẽ nhận biết những thuộc tính vật chất đó. Đây cũng là điều mà Đức Thế Tôn chỉ dạy từ hàng ngàn năm trước. Đây cũng là câu trả lời: “Có hay không một lý thuyết thống nhất vũ trụ” mà S. Hawking đặt câu hỏi và cũng là câu trả lời: Định mệnh có thật hay không?

Chúng ta xem tiếp những đoạn trích dẫn sau đây trong kinh Lăng Nghiêm:

Đoạn này, theo Dare, nói lên sự lo lắng của ngài Anan về ý thức (tâm) của mình. Vì ngài Anan từ trước đến lúc này đều nghĩ những điều mình suy nghĩ là TÂM của mình nhưng Đức Phật lại nói nó không phải là TÂM (tức không phải là món thứ hai như trong đoạn III có đề cập).

Dare thử xem chú Thiên Sứ suy luận thế nào ở đây:

Chú Thiên sứ cho rằng:

Qua đoạn trích dẫn ở trên – người viết nhận thấy rằng: Ý thức và những hiện tượng liên quan đều có thuộc tính vật chất. Hay nói một cách khác: Ý thức và những hiện tượng liên quan đều là sự tương tác kết hợp của vật chất, mà diễn đạt theo Phật pháp thì chúng đều do nhân duyên giả tạm không phải thật tính, không phải là tính nhận biết. Tức là chúng chịu sự tương tác mang thuộc tính của vật chất. Sự tương tác này có tính quy luật có khả năng nhận thức được và sự tiên tri trên cơ sở nhận thức đó

Không thể kết luận là ý thức có thuộc tính vật chất, là sự tương tác kết hợp của vật chất. Có sự lập lờ trong suy luận. Chỉ có thể nói rằng ý thức (tức cái mà Anan nghĩ là TÂM) chỉ là những TƯỞNG TƯỢNG HƯ VONG của tiền trần. Chú ý là Đức Phật không nói: ý thức là tiền trần.

Lưu ý đến từ "TƯỞNG TƯỢNG", đây cũng là một khái niệm thuộc về ý thức.

Do mọi sự vật thuộc tiền trần đều không có thật tính (bản thể) nên mọi việc mà con người nhìn thấy đều là giả tạm. Dare cũng không đồng ý với ý kiến của chú Thiên Sứ về "sự tương tác vô thường", đơn giản là Đức Phật không hề nói đến "sự tương tác vô thường" mà theo Dare hiểu, Đức Phật chỉ nói đến sự vô thường, sự biến đổi liên tục, và sự liên hệ lẫn nhau của mọi vật trong tiền trần (tức tánh KHÔNG).

Đến đây, dare đã nhận ra sự dẫn dắt gượng ép của chú Thiên Sứ để đi đến vấn đề:

Nhưng vấn đề này là: Nếu ngay cả ý thức và những hiện tượng liên quan đều có thuộc tính vật chất mà ngài A Nan gọi là : “đồng như cây đất. Vì ngoài cái hiểu biết này ra con không còn gì nữa” thì cái gì sẽ nhận biết những thuộc tính vật chất đó. Đây cũng là điều mà Đức Thế Tôn chỉ dạy từ hàng ngàn năm trước. Đây cũng là câu trả lời: “Có hay không một lý thuyết thống nhất vũ trụ” mà S. Hawking đặt câu hỏi và cũng là câu trả lời: Định mệnh có thật hay không?

ic, còn đoạn sau dài dòng quá nên Dare tạm nghỉ, sẽ mạn đàm sau...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chết cười với Rubi thôi - Rubi - người của những giấc mộng Posted Image

Quay trở lại chủ đề chính.

...

Dare hiểu ở đây Đức Phật muốn hỏi ngài Anan lấy gì làm điểm gốc để so sánh mà biết nắm tay đang chói sáng. Chứ đức Phật không hỏi tâm là gì. Ngài Anan đã trả lời: dựa vào suy nghĩ của mình để biết nắm tay đang chói sáng.

Phản biện hay mạn đàm, thái độ cứng rắn hay mềm mỏng, nếu theo hướng tích cực thiện chí thì thường là đưa ra cái đúng để khắc phục cái sai. Chẳng cái nào đúng mà đằng sau nó không có sự chuyên tâm, trường kỳ. Trong sự trường kỳ, nếu kết quả đúng thì có thể hóa giải được cái sai trước đó. Trước thì có thể sai, tinh thần tiến đến chân lý thì sau lại có thể đúng.

Người có thiện chí thì chân lý không bao giờ phụ bạc họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tính Thấy được nhận biết bằng Nhận thức và Tính Thấy có phải chăng là Chân Như, Niết Bàn, Nivran, Thiên Đàng...?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tính Thấy được nhận biết bằng Nhận thức và Tính Thấy có phải chăng là Chân Như, Niết Bàn, Nivran, Thiên Đàng...?

Các vấn đề:

Ý thức - Vật chất;

Hữu hạn - vô hạn;

Vô cùng lớn - vô cùng bé;

Hữu hình - vô hình;

Không - có;

Cái chung của vật chất: năng lượng hay ?

Quy luật - bất quy luật;

Sinh - diệt;

Ngắn hạn - Vĩnh cửu;

Tâm - biên;

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tính Thấy được nhận biết bằng Nhận thức và Tính Thấy có phải chăng là Chân Như, Niết Bàn, Nivran, Thiên Đàng...?

Các vấn đề:

Ý thức - Vật chất;

Hữu hạn - vô hạn;

Vô cùng lớn - vô cùng bé;

Hữu hình - vô hình;

Không - có;

Cái chung của vật chất: năng lượng hay ?

Quy luật - bất quy luật;

Sinh - diệt;

Ngắn hạn - Vĩnh cửu;

Tâm - biên;

Tôi xin bàn qua các vấn đề của bạn với cách nhìn của tôi. Có gì không thống nhất cũng là lẽ thường tình !

- Ý thức - Vật chất: Vật chất là Trường khí âm dương ngũ hành. Một sự vật là một cấu trúc tương đối ổn định của trường khí ADNH. Ý thứclà một dạng hoạt động của vật chất (trường khí ADNH) phản ánh thực tại khách quan

- Hữu hạn - vô hạn là khái niệm chỉ một đặc tính có giới hạn và không có giới hạn về một mặt nào đó. Trong tự nhiên, ngoài bản thể - Đạo, không có cái gì thực tồn tại lại là vô hạn tuyệt đối.

- Vô cùng lớn - vô cùng bé là một dạng của Vô hạn và Hữu hạn (đã bàn).

- Hữu hình - vô hình là một thuộc tính cùa sự vật chỉ sự xác định được hay không xác định được nó trong không gian cụ thể, giới hạn.

- Không – Có: khái niệm chỉ sự không thực tồn tại và thực tồn tại. Trong nhà Phật thì "Không - Có" là khái niệm chỉ sự không thực sự tồn tại và thực sự tồn tại như đã thấy và quan niệm.

- Cái chung của vật chất có nhiều thứ: Vận động, năng lượng, Khí âm, Khí dương, tương tác … Không hiểu bạn muốn nói về cái gì. Năng lượngchỉ là một thuộc tính của vật chất chỉ khả năng biến đổi trong tương tác.

- Qui luật – Bất qui luật: Đó là những khái niệm chỉ thuộc tính vận động của vật chất có khả năng tiên đoán hay không tiên đoán được trạng thái của nó trong tương lai. Vũ trụ vận động trong quan hệ biện chứng chặt chẽ giữa qui luật và ngẫu nhiên. Tính qui luật luôn được thể hiện trong sự phong phú, đa dạng của ngẫu nhiên. Cái phong phú đa dạng của ngẫu nhiên luôn được ‘quản lý’ trong khuôn khổ các qui luật.

- Sinh – Diệt: Sinh là sự trở nên hiện hữu của một mầm mống trong Đạo. Diệt là sự trở về dạng mầm mống trong Đạo của một hiện hữu. Vạn sự có sinh ắt có diệt. Chỉ có Đạo không sinh, không diệt.

- Ngắn hạn – Vĩnh cửu là một dạng của Vô hạn và Hữu hạn (đã bàn). Trong tự nhiên chỉ có Đạo – bản thể của Thực tại - là vĩnh cửu.

- Tâm – Biên: Khái niệm khá rộng, tùy định nghĩa. Nhưng vớicác hiểu thông thường về không gian, theo tôi, Vũ trụ có giới hạn, không có biên, và có Tâm. Tâm Vũ trụ là điểm khởi đầu, đứng yên tuyệt đối. Có nhĩa là: đứng ở bất cứ đâu trong Vũ trụ, hay trong bất cứ hệ qui chiếu thực tế nào, cũng quan sát thấy, vận tốc Tâm Vũ trụ bằng 0.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Vô Trước, đúng là khoa học phải đi kèm Phật giáo thì mới hoàn thiện:

- Ý thức - Vật chất: Vật chất là Trường khí âm dương ngũ hành. Một sự vật là một cấu trúc tương đối ổn định của trường khí ADNH. Ý thức là một dạng hoạt động của vật chất (trường khí ADNH) phản ánh thực tại khách quan.

Cùng phân tích dựa trên Thuyết âm dương Ngũ hành và khoa học hiện đại. Ý thức là một dạng hoạt động của vật chất (trường khí ADNH) phản ánh thực tại khách quan, tuy nhiên lại được quản lý và điểu khiển bởi chính mỗi cá thể (con người) - điều này nói lên vấn đề gì khác nữa không?

- Hữu hạn - vô hạn là khái niệm chỉ một đặc tính có giới hạn và không có giới hạn về một mặt nào đó. Trong tự nhiên, ngoài bản thể - Đạo, không có cái gì thực tồn tại lại là vô hạn tuyệt đối.

Không thời gian - vật chất là cái mà chúng ta nhận biết, theo tôi vật chất (bao hàm tất cả cái mà chúng ta nhận biết và chưa nhận biết) đều tồn tại vĩnh cửu, từ vô thủy đến vô chung, tuy nhiên chúng vận động theo quy luật hay không là vấn đề cần xem xét. Thuyết Âm dưong Ngũ hành đã tổng hợp và đưa ra được công thức.

- Vô cùng lớn - vô cùng bé là một dạng của Vô hạn và Hữu hạn (đã bàn).

Cùng thống nhất, tuy nhiên cái vô cùng bé và vô cùng lớn của tổ hợp vật chất (bao gồm trạng thái và các tương tác tạo nên một "khối") cũng là một nhân tố vận động theo thuyết Âm dương Ngũ hành nhưng có thuộc tính, kết hợp nội dung ở trên thì: không thể tìm thấy hạt cơ bản như tiên tri của tác giả Thiên Sứ và không thể tìm thấy giới hạn của vũ trụ, mà chúng ta chỉ nhận định qua không thời gian - vật chất đã tổng hợp và phân tích.

- Hữu hình - vô hình là một thuộc tính cùa sự vật chỉ sự xác định được hay không xác định được nó trong không gian cụ thể, giới hạn.

- Không – Có: khái niệm chỉ sự không thực tồn tại và thực tồn tại. Trong nhà Phật thì "Không - Có" là khái niệm chỉ sự không thực sự tồn tại và thực sự tồn tại như đã thấy và quan niệm.

- Cái chung của vật chất có nhiều thứ: Vận động, năng lượng, Khí âm, Khí dương, tương tác … Không hiểu bạn muốn nói về cái gì. Năng lượngchỉ là một thuộc tính của vật chất chỉ khả năng biến đổi trong tương tác.

- Qui luật – Bất qui luật: Đó là những khái niệm chỉ thuộc tính vận động của vật chất có khả năng tiên đoán hay không tiên đoán được trạng thái của nó trong tương lai. Vũ trụ vận động trong quan hệ biện chứng chặt chẽ giữa qui luật và ngẫu nhiên. Tính qui luật luôn được thể hiện trong sự phong phú, đa dạng của ngẫu nhiên. Cái phong phú đa dạng của ngẫu nhiên luôn được ‘quản lý’ trong khuôn khổ các qui luật.

- Sinh – Diệt: Sinh là sự trở nên hiện hữu của một mầm mống trong Đạo. Diệt là sự trở về dạng mầm mống trong Đạo của một hiện hữu. Vạn sự có sinh ắt có diệt. Chỉ có Đạo không sinh, không diệt.

Vật chất là tồn tại vĩnh cửu thì cái gì là sinh diệt? vậy thì, chỉ là chuyển đổi của các trạng thái vật chất mà thôi, theo quy luật được xác định theo thuyết Âm dương Ngũ hành (trường khí...). Bởi không sinh mà chẳng diệt, nhưng chỉ chuyển đổi trạng thái thì một câu hỏi đặt ra là: tất cả sự biến hóa của vật chất theo quy luật được "điểu khiển bởi cái gì?". Kết hợp với Vô cùng lớn - vô cùng nhỏ cùng thành quả của khoa học hiện đại không tìm thấy Hạt của Chúa ta có thể thấy:

- Bất kỳ dạng vật chất nào đều có thuộc tính ở mỗi trạng thái hiện hữu.

- Nó được tổ hợp có quy luật từ vô số dạng vật chất ("nhỏ hơn") nhưng không bằng Zero.

- Nếu toàn bộ Đại vũ trụ hoặc Con người tìm được Thuộc tính cơ bản của Hạt cơ bản thì Thuộc tính này vĩnh cửu, Ví dụ: Trí tuệ của con người chẳng hạn, nếu trí tuệ là vật chất - trường khí âm dương là cơ bản nhất thì trí tuệ là vĩnh cửu.

- Ngắn hạn – Vĩnh cửu là một dạng của Vô hạn và Hữu hạn (đã bàn). Trong tự nhiên chỉ có Đạo – bản thể của Thực tại - là vĩnh cửu.

- Tâm – Biên: Khái niệm khá rộng, tùy định nghĩa. Nhưng với cách hiểu thông thường về không gian, theo tôi, Vũ trụ có giới hạn, không có biên, và có Tâm. Tâm Vũ trụ là điểm khởi đầu, đứng yên tuyệt đối. Có nghĩa là: đứng ở bất cứ đâu trong Vũ trụ, hay trong bất cứ hệ qui chiếu thực tế nào, cũng quan sát thấy, vận tốc Tâm Vũ trụ bằng 0.

Thống nhất nhưng vì không có biên nên Vũ trụ không có giới hạn.

Chúng ta có nhận định vận tốc tâm Vũ trụ bằng 0, và nó nằm ở vô cùng.

Bởi vật chất tồn tại vĩnh cửu (trường khí), quan hệ ràng buộc lẫn nhau vật thì trong không gian nơi đâu cũng tồn tại "vật chất ràng buộc" nên tâm Vũ trụ cũng phải là vật chất - chính là Đạo hay bản thể của toàn bộ vật chất chứa trong Vũ trụ. Hệ quả Thuộc tính của tâm Vũ trụ chính là thuộc tính gốc của mọi dạng chất trong Vũ trụ.

Ý thức chúng ta có phải là "thuộc tính" của Bản thể không? -

*Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Chân lý là mảnh đất không có lối vào" – Krishnamurti ???

*Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt viết:

đúng là khoa học phải đi kèm Phật giáo thì mới hoàn thiện:

Quan niệm của tôi như sau:

Tri thức khoa học là hệ thống kiến thức về Thực tại, có tính logic, qui luật của con,người. Khoa học là hệ thống những phương pháp để tìm ra và ứng dụng những tri tthức khoa học đó. Do Thực tại có 3 mặt không thể tách rời Bản thể-Tướng-Lý, nên nghiên cứu Thực tại, để rút ra những kết luận hữu ích phục vụ con người, từ xưa tới nay, có thể chia làm 3 lĩnh vực chính: Đạo học, Lý học và Khoa học thực nghiệm.

Đạo học là môn khoa học nghiên cứu Thực tại thông qua mặt Bản thể (Đạo) trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó,để có thể nhận biết bản thể của Thực tại, giúp con người có thể giải thoát, đồng nhất với Vũ trụ. Đối tượng nghiên cứu chính của Đạo học là “Đạo” - Bản thể của Thực tại.

Lý học là môn khoa học nghiên cứu Thực tại thông qua mặt Lý trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó, để có thểnhận biết những qui luật vận động, phát triển của Thực tại, rút ra những kết luận nhằm phục vụ cuộc sống của con người. Đối tượng nghiên cứu chính của Lý học là cái “Lý” của Thực tại.

Khoa học thực nghiệm là môn khoa học nghiên cứu thực tại thông qua mặt Tướng trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó, để có thể nhận biết những qui luật vận động, tương tác của vạn vật, rút ra những qui luật tự nhiên, phục vụ cuộc sống của con người. Đối tượng nghiên cứu chính của Khoa học thực nghiệm là cái “Tướng” của thực tại.

Như vậy, Đạo học, Lý học, Khoa học thực nghiệm có những đối tượng và phương pháp khác nhau, nhưng đều là những môn khoahọc nghiên cứu Thực tại, có chung mục tiêu phục vụ con người. Do đó, sẽ là sai lầm nếu chúng ta không nhận thức được rằng, những lĩnh vực nghiên cứu đó thực chất nằm trong một tổng thể thống nhất và bổ xung, hoàn thiện lẫn nhau, là tri thức của con người về Thực tại. Thay vào đó, lại chỉ biết thượng tôn lĩnh vực của mình mà bài xích những lĩnh vực khác, làm cho hiểu biết của con người trở nên phiến diện, thiếu đầy đủ, thì thật là u mê và nông cạn.

Hoangnt viết:

Cùng phân tích dựa trên Thuyết âm dương Ngũ hành và khoa học hiện đại. Ý thức là một dạng hoạt động của vật chất (trường khí ADNH) phản ánh thực tại khách quan, tuy nhiên lại được quản lý và điểu khiển bởi chính mỗi cá thể (con người) - điều này nói lên vấn đề gì khác nữa không?

Tôi xin nói rõ ý tôi. Theo thôi, ý thức là một dạng hay một biểu hiện của vật chất chứ không phải bản thân ý thức là vật chất. Cũng như Lực là một dạng hoạt động (tương tác) của vật chất chứ bản thân Lực không phải là vật chất. Mỗi cá thể con người là một cấu trúc của trường khí âm dương (vật chất). Cấu trúc này rất phức tạp và có nhiều lớp, mỗi lớp có những đặc trưng riêng về tương tác âm dương. Thân xác ta là một lớp (thô) trường khí ADNH đặc trưng bởi các hoạt động lý hóa. Còn có nhiều lớp nữa tinh tế hơn, trong đó có một lớp có đặc trưng hoạt động là ý thức. Các lớp này hoạt động thống nhất, phụ thuộc nhau nhưng cũng độc lập tương đối với nhau trong một đối tượng xác định gọi là con người. Do tính độc lập tương đối với nhau, nên khi thể xác tan rã (chết), một số lớp không mất đi ngay mà còn tồn tại trong một thời gian và điều kiện nhất định, nhưng cuối cùng cũng sẽ mất đi. Cái đó gọi là linh hồn.

Hoangnt viết:

theo tôi vật chất (bao hàm tất cả cái mà chúng ta nhận biết và chưa nhận biết) đều tồn tại vĩnh cửu, từ vô thủy đến vô chung

Theo tôi không phải vậy. Vật chất (bao hàm tất cả cái mà chúng ta nhận biết và chưa nhận biết) được sinh ra từ Đạo thì không thể tồn tại vĩnh cửu từ vô thủy đến vô chung được. Trong thự nhiên, chỉ duy nhất Đạo vô thủy vô chung, tất cả cái còn lại đều có sinh có diệt. Vật chất không phải là Đạo thì tất cũng có sinh có diệt.

Hoangnt viết:

Cùng thống nhất, tuy nhiên cái vô cùng bé và vô cùng lớn của tổ hợp vật chất (bao gồm trạng thái và các tương tác tạo nên một "khối") cũng là một nhân tố vận động theo thuyết Âm dương Ngũ hành nhưng có thuộc tính, kết hợp nội dung ở trên thì: không thể tìm thấy hạt cơ bản như tiên tri của tác giả Thiên Sứ và không thể tìm thấy giới hạn của vũ trụ, mà chúng ta chỉ nhận định qua không thời gian - vật chất đã tổng hợp và phân tích.

"Không tồn tại hạt cơ bản" là muốn nói không tồn tại cái hạt cơ bản như các nhà khoa học đang mô tả thôi, chứ không có nhĩa là không tồn tại cái cấu trúc trường khí ADNH khởi đầu, từ đó sinh ra các cấu trúc khác trong đó có những hạt vật chất. Và cái quan niệm vô cùng lớn, vô cùng bé này cũng không phải là lý do anh Thiên Sứ tiên tri là không có hạt cơ bản.

Hoangnt viết:

Vật chất là tồn tại vĩnh cửu thì cái gì là sinh diệt? vậy thì, chỉ là chuyển đổi của các trạng thái vật chất mà thôi, theo quy luật được xác định theo thuyết Âm dương Ngũ hành (trường khí...). Bởi không sinh mà chẳng diệt, nhưng chỉ chuyển đổi trạng thái thì một câu hỏi đặt ra là: tất cả sự biến hóa của vật chất theo quy luật được "điểu khiển bởi cái gì?". Kết hợp với Vô cùng lớn - vô cùng nhỏ cùng thành quả của khoa học hiện đại không tìm thấy Hạt của Chúa ta có thể thấy:

- Bất kỳ dạng vật chất nào đều có thuộc tính ở mỗi trạng thái hiện hữu.

- Nó được tổ hợp có quy luật từ vô số dạng vật chất ("nhỏ hơn") nhưng không bằng Zero.

- Nếu toàn bộ Đại vũ trụ hoặc Con người tìm được Thuộc tính cơ bản của Hạt cơ bản thì Thuộc tính này vĩnh cửu, Ví dụ: Trí tuệ của con người chẳng hạn, nếu trí tuệ là vật chất - trường khí âm dương là cơ bản nhất thì trí tuệ là vĩnh cửu.

Như đã nói ở trên, tôi không coi vật chất tồn tại vĩnh cửu, do đó nó có sinh có diệt chứ không chỉ chuyển hóa. Do đó các khai triển tiếp theo không phải là quan niệm của tôi.

Hoangnt viết:

Thống nhất nhưng vì không có biên nên Vũ trụ không có giới hạn.

Theo tôi, Vũ trụ tuy không có biên nhưng vẫn có giới hạn về không thời gian. Cũng ttương tự như một hình cầu không có biên nhưng có kích thước giới hạn. Chỉ có điều hình cầu này được mô tả trong không gian 4 chiều.

Hoangnt viết:

Bởi vật chất tồn tại vĩnh cửu (trường khí), quan hệ ràng buộc lẫn nhau vật thì trong không gian nơi đâu cũng tồn tại "vật chất ràng buộc" nên tâm Vũ trụ cũng phải là vật chất - chính là Đạo hay bản thể của toàn bộ vật chất chứa trong Vũ trụ. Hệ quả Thuộc tính của tâm Vũ trụ chính là thuộc tính gốc của mọi dạng chất trong Vũ trụ.

Tôi muốn nói rằng, Tâm Vũ trụ chỉ là một điểm hình học (chứ không phải là vật chất) tại một vị trí đặc biệt trong không gian, mà

Tâm Vũ trụ là điểm khởi đầu, đứng yên tuyệt đối. Có nghĩa là: đứng ở bất cứ đâu trong Vũ trụ, hay trong bất cứ hệ qui chiếu thực tế nào, cũng quan sát thấy, vận tốc Tâm Vũ trụ bằng 0.

Như vậy, có nhiều vấn đề dị biệt trong cách hiểu của chúng ta vể những vấn đề trên, nên tôi xin trao đổi với Hoangnt để tham khảo.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare thấy chú Vô Trước trình bày rất rõ ràng và có logic. Tuy nhiên cũng cần phải nêu ra cách hiểu các khái niệm chuẩn. Hiểu sai, định nghĩa lại khái niệm, thuật ngữ là một trong những điều dare thấy phổ biến trên diễn đàn. Điều này chứng tỏ trình độ hiểu biết của một số thành viên tham gia mạn đàm chưa thống nhất. Ví dụ, khi nói về vật chất, dare thấy lúc thì hiểu vật chất là "vật thể", lúc thì lại thấy bóng dáng của "phạm trù vật chất" với nghĩa triết học. Nếu không nói rõ, người đọc sẽ cảm thấy lẫn lộn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare thấy chú Vô Trước trình bày rất rõ ràng và có logic. Tuy nhiên cũng cần phải nêu ra cách hiểu các khái niệm chuẩn. Hiểu sai, định nghĩa lại khái niệm, thuật ngữ là một trong những điều dare thấy phổ biến trên diễn đàn. Điều này chứng tỏ trình độ hiểu biết của một số thành viên tham gia mạn đàm chưa thống nhất. Ví dụ, khi nói về vật chất, dare thấy lúc thì hiểu vật chất là "vật thể", lúc thì lại thấy bóng dáng của "phạm trù vật chất" với nghĩa triết học. Nếu không nói rõ, người đọc sẽ cảm thấy lẫn lộn.

Daretolead thân mến!

Ở đây chỉ là trao đổi nhanh thôi, chưa có ý nghĩa học thuật chính thức. Vì thế chưa "danh chính" những khái niệm cho nó "ngôn thuận". Khi người khác hiểu chưa đúng ý mình muốn nói thì mình diễn đạt lại thôi. Còn khi đã viết có tính học thuật thì phải rất chặt chẽ trong từng khái niệm mình xử dụng dù là nhỏ nhất, mỗi khai triển đều phải có logic rõ ràng. Đối với tôi, bây giờ chưa phải lúc ấy.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Do Thực tại có 3 mặt không thể tách rời Bản thể - Tướng - Lý.

Thực ra Hoangnt cũng chưa thấy có gì mâu thuẫn cả.

Bởi Bản thể là không thể tách rời cái được gọi là "Vật chất" mà cũng đang có nhiều định nghĩa, tuy nhiên chúng ta thảo luận với mục đích là phác thảo ra các ý tưởng (dĩ nhiên đã tồn tại trước đó và đang hiện hữu) nên không cần thiết đưa ra các định nghĩa, khác niệm, quy ước... mất thời gian, chúng sẽ được kiểm tra khi cần thiết - tức các điểm cầm làm rõ trong quá trình thảo luận (nó sẽ phải tự xảy ra một cách tự nhiên). Vì Đạo không thể tách rời Vật chất (được sinh ra từ Đạo), mà Đạo lại tồn tại vĩnh cửu cho nên Vật chất cũng phải tồn tại vĩnh cửu.

Nếu sau khi sinh ra Vật chất mà Đạo biến mất tức chuyển đổi thành Vật chất thì lại mâu thuẫn chính ý nghĩa Đạo là vĩnh cửu. Vậy rõ ràng: Đạo phải là cái vừa "sinh ra Vật chất" cũng như

vừa "ở trong Vật chất". Nếu như vậy thì hệ quả tiếp theo là Đạo phải là "nguồn gốc thúc đẩy sự vận động của Vật chất" theo một cái "Lý" như Huynh đã giải thích.

Vì Vật chất trong Vũ trụ là hữu hạn (hay Vũ trụ hữu hạn - lại phải xem lại định nghĩa Vũ trụ) hoặc vô hạn tùy theo xác định của các nhà khoa học, Đạo học hay Lý học thì phải xảy ra các tình huống như sau:

- Nếu hữu hạn vì Đạo nằm trong sự hữu hạn nhưng tồn tại vô hạn thì mâu thuẫn.

- Nếu vô hạn: tức thỏa mãn các điều kiện nhận định trên.

Tứ Vũ trụ là vô hạn và vĩnh cữu. Tuy nhiên, qua thực tiễn các nhà Hoa học, Đạo học, Lý học nhận thấy Vật chất vận động có quy luật, một câu hỏi tiếp theo là Đạo thông qua cái gì để tạo nên sự vận động có quy luật này?. Cấu trúc trường khí ADNH tạm được xem là cái khời đầu.

Cũng từ các nhận định trên: rõ ràng trường khí ADNH cũng phải là Vật chất và chính nó tạo ra muôn hình vạn trạng của vạn vật và sự vận động của chúng theo nguyên lý Sinh Vượng Mộ có quy luật nhưng hữu hạn (như đã trình bày phần trước - sinh diệt như đang thảo luận). Vậy thì chúng ta có thể nhìn nhận rằng: trường khí ADNH là một dạng Vật chất tế vi nhất đang tồn tại trong Vũ trụ vô hạn. Theo định nghĩa về "Khí" của Lý học Đông phương trong Diễn Đàn, cùng kết hợp với nội dung trên, và thực tế (tạo các chất trong phòng thí nghiệm, nước phân hủy thành hydro và õy, tình trạng trung hòa điện.vv..) ta hình dung rằng:

Đạo là sự phối hợp âm dương tức là điểm "Dừng" tương tác ậm dương hay cũng chính là dạng "Vật chất" vi tế nhất của Vũ trụ nhưng không bao giờ là "Zero". Vậy nếu là Vật chất thì phải có đặc trưng của chúng, điều này dẫn ta tìm hiểu Ý thức con người là gì?.

Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng Ý thức là Vật chất hoặc biểu hiện của Vật chất: như phân tích trên thì biểu hiện của vật chất cũng phải là Vật chất, ví dụ: biểu hiện của mùi thơm hoa hồng tỏa ra khi hoa nở cũng là các hạt vật chất... nhưng ví dụ của Huynh về Lực là biểu hiện của tương tác chứ không phải là Vật chất hoàn toàn không phù hợp bời vì đây là quy ước của các tác động giữa hai trạng thái Vật chất chứ không phải là chính bản thân Vật chất đang xem xét, tuy nhiên sẽ có sự biến động thuộc tính chúng, của môi trường xung quanh...

Thực tế chỉ ra rằng: Suy nghĩ con người tác động được vào Vật chất qua các hiện tượng thì quá nhiều từ cổ chí kim. Vậy Ý thức cũng phải là Vật chất và biểu hiện của nó thông qua các ví dụ trên hoặc qua các biểu hiện của giác quan trên cơ thể con người, động vật, thực vật.

Như vậy, Ý thức có thể tồn tại vĩnh cửu với các biểu hiện của nó, tuy nhiên chúng ta phải chứng minh rằng Ý thức thuộc loại vật chất tế vi nhất của Vũ trụ không thì chính nó phải chấp nhận sự biến đổi trong quy luật sinh diệt (trạng thái) hoặc chính chúng ta chuyển Ý thức thành một loại vật chất tế vi đó khi nó chưa phải là dạng vật chất này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt viết:

Thực ra Hoangnt cũng chưa thấy có gì mâu thuẫn cả.

Mâu thuẫn ở chỗ này:

Hoangnt viết:

Vật chất cũng phải tồn tại vĩnh cửu.

Nếu vật chất tồn tại vĩnh cửu thì nó phải tự có và không thể được sinh ra từ bất cứ một cái gì. Do đó, câu:

Vậy rõ ràng: Đạo phải là cái vừa "sinh ra Vật chất" cũng như

vừa "ở trong Vật chất".

Là mâu thuẫn. Vả lại, không thể có cái vừa là mẹ vừa là con được!!!

Lập luận như vậy là mâu thuẫn.

Mâu thuẫn ấy xuất phát từ luận điểm:

Vì Đạo không thể tách rời Vật chất

Đối với tôi, Đạo hoàn toàn có thể tách rời vật chất. Chỉ có vật chất không tách rời Đạo mà thôi. Hai cái này không đồng nhất. Trước khi vật chất được sinh ra, Đạo vẫn tồn tại, chẳng phải là Đạo tách rời vật chất hay sao?

Hoangnt viết:

Vì Vật chất trong Vũ trụ là hữu hạn (hay Vũ trụ hữu hạn - lại phải xem lại định nghĩa Vũ trụ) hoặc vô hạn tùy theo xác định của các nhà khoa học, Đạo học hay Lý học thì phải xảy ra các tình huống như sau:

- Nếu hữu hạn vì Đạo nằm trong sự hữu hạn nhưng tồn tại vô hạn thì mâu thuẫn.

- Nếu vô hạn: tức thỏa mãn các điều kiện nhận định trên.

Tôi cho rằng, Vật chất chỉ là một mặt Tướng trong 3 mặt Bản thể -Tướng - Lý của Thực tại mà thôi. Do đó, vật chất hữu hạn, thậm chí biến mất mà Đạo vẫn tồn tại, không ảnh hưởng gì tới tính vô hạn của Đạo cả. Cũng như vậy, Vũ trụ chỉ là một dạng tồn tại trong một thời kỳ của Thực tại khi âm dương, hay vật chất, đã được sinh ra, và nó cũng không vô hạn. Thời kỳ kia lại là khi âm dương (vật chất) chưa được sinh ra, Tướng và Lý chưa xuất hiên, Thực tại đồng với Bản thể của nó là Đạo (3 mặt Bản thể, Tướng, Lý chỉ còn một mặt là Đạo) gọi là Thái Cực.

Do đó, tôi không thấy có gì mâu thuẫn khi cho rằng vật chất không vĩnh cửu, còn Đạo thì vĩnh cửu.

Hoangnt viết:

Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng Ý thức là Vật chất hoặc biểu hiện của Vật chất: như phân tích trên thì biểu hiện của vật chất cũng phải là Vật chất, ví dụ: biểu hiện của mùi thơm hoa hồng tỏa ra khi hoa nở cũng là các hạt vật chất... nhưng ví dụ của Huynh về Lực là biểu hiện của tương tác chứ không phải là Vật chất hoàn toàn không phù hợp bời vì đây là quy ước của các tác động giữa hai trạng thái Vật chất chứ không phải là chính bản thân Vật chất đang xem xét, tuy nhiên sẽ có sự biến động thuộc tính chúng, của môi trường xung quanh...

Thực tế chỉ ra rằng: Suy nghĩ con người tác động được vào Vật chất qua các hiện tượng thì quá nhiều từ cổ chí kim. Vậy Ý thức cũng phải là Vật chất và biểu hiện của nó thông qua các ví dụ trên hoặc qua các biểu hiện của giác quan trên cơ thể con người, động vật, thực vật.

Tôi không cho rằng mùi hoa hồng là vật chất, nó chỉ là phản ánh hoạt động của vật chất mà thôi. Cũng như vậy, Lực phản ánh hoạt động tương tác của vật chất, chứ Lực không là vật chất. Tương tự, Ý thức là phản ánh hoạt động của vật chất chứ không phải là vật chất. Ý thức của con người tác động vào vật chất là do tác động của phần vật chất mang đặc trưng tương tác ý thức với vật chất khác, cũng như ta thấy hùi thơm của hoa hồng là do các phân tử mang mùi thơm của hoa tác động vào khứu giác của ta mà thôi. Cần phân biệt vật chất mang ý thức và ý thức. Ý thức là phản ánh hoạt động của vật chất có đặc trưng tương tác ý thức (mang ý thức), chứ không phải ý thức là bản thân vật chất ấy. Tuy nhiên, tôi cũng xin nói rõ, thân xác con người thuộc lớp vật chất thô (trường khí âm dương) có đặc trưng tương tác lý hóa chứ không phải đặc trưng tương tác ý thức. Tồn tại lớp vật chất tinh tế hơn, của con người, mang đặc trưng tương tác ý thức. Chính những phần vật chất tinh tế đó tương tác với nhau làm ta tưởng rằng, ý thứccũng là vật chất.

Tóm lại, chúng ta có rất nhiều điểm khác nhau về những vấn đề này. Tôi chỉ phát biểu quan điểm của mình để bạn tham khảo, không có ý định áp đặt, mà cũng không thể áp đặt được!

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare chưa hiểu lắm về ĐẠO của chú Vô Trước. Đạo là một phạm trù hay là một thực thể hiện thực?

Vật chất, hiểu theo nghĩa phạm trù triết học (dare muốn nói đến duy vật biện chứng) là "những gì tồn tại khách quan ngoài ý thức của con người...". Theo cách hiểu này của Dare thì "hương hoa hồng" (hiểu theo nghĩa các phân tử hóa chất) và lực tương tác giữa các vật thể cũng là vật chất. Đây là lý do duy vật biện chứng phải viện dẫn đến ý thức con người để định nghĩa vật chất. Ý thức (của con người, và chỉ con người mới có ý thức) là một tính chất của vật chất có cấu tạo cao cấp (não người hoặc trường khí âm dương ở cấp độ phức tạp như chú Vô Trước nói).

Bản thể hay Ngã là cái tự thân có, không phụ thuộc vào bất kỳ cái gì khác. Phật cho rằng không có Ngã và bác bỏ các khái niệm về "chúa" hay "linh hồn".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare chưa hiểu lắm về ĐẠO của chú Vô Trước. Đạo là một phạm trù hay là một thực thể hiện thực?

Vật chất, hiểu theo nghĩa phạm trù triết học (dare muốn nói đến duy vật biện chứng) là "những gì tồn tại khách quan ngoài ý thức của con người...". Theo cách hiểu này của Dare thì "hương hoa hồng" (hiểu theo nghĩa các phân tử hóa chất) và lực tương tác giữa các vật thể cũng là vật chất. Đây là lý do duy vật biện chứng phải viện dẫn đến ý thức con người để định nghĩa vật chất. Ý thức (của con người, và chỉ con người mới có ý thức) là một tính chất của vật chất có cấu tạo cao cấp (não người hoặc trường khí âm dương ở cấp độ phức tạp như chú Vô Trước nói).

Bản thể hay Ngã là cái tự thân có, không phụ thuộc vào bất kỳ cái gì khác. Phật cho rằng không có Ngã và bác bỏ các khái niệm về "chúa" hay "linh hồn".

Dare thân mến!

Dare viết:

Dare chưa hiểu lắm về ĐẠO của chú Vô Trước. Đạo là một phạm trù hay là một thực thể hiện thực?

Theo thôi, Đạo là bản thể của Thực tại, vô thủy vô chung và bất khả tư nghị. Do đó, Đạo chẳng phải phạm trù cũng chẳng phải thực thể … là những khái niệm hàn lâm sau một hồi đối chiếu phân tích, so sánh mà có, bởi vì Đạo có trước tất cả những cái để phân tích đó. Mọi diễn đạt về Đạo có cố gắng lắm cũng chỉ là gần đúng.

Những gì tôi viết là nhận thức, hiểu biết của tôi sau trải nghiệm của mình, dùng để xây dựng học thuyết ADNH, không còn phụ thuộc vào những định nghĩa hàm lâm phổ biến. Tôi không quan niệm vật chất như phạm trù triết học mà ngày nay người ta vẫn quan niệm. Đối với tôi, vật chất là trường khí âm dương. Tôi cũng không quan niệm ý thức chỉ có ở con người và cũng không quan niệm não người mới là cơ sở của ý thức. Tất nhiên, tôi hiểu tầm quan trọng của bộ não và tính cao cấp của ý thức con người so với những sinh vật còn lại. Vì thế, tôi phải xây dựng lại tất cả những khái niệm đó trên cơ sở học thuyết ADNH.

Đối với tôi, vật chất (trường khí âm dương) trong quá trình hình thành và phát triển từ mức sơ cấp (những hạt vật chất) sinh ra nhiều mức thứ cấp khác nhau, nhưng đều là những cấu trúc của trường khí âm dương. Chỉ mức sơ cấp là hữu hình còn những mức thứ cấp đều vô hình. Mỗi mức vật chất đó có đặc trưng tương tác khác nhau như vía, ý thức, vô thức .... Có một mức thứ cấp mà đặc trưng tương tác của nó được gọi là ý thức. Như vậy, ý thức là hoạt động của vật chất (trường khí âm dương thứ cấp) có đặc trưng tương tác ý thức, chứ không phải là vật chất.

Dare viết:

Bản thể hay Ngã là cái tự thân có, không phụ thuộc vào bất kỳ cái gì khác. Phật cho rằng không có Ngã và bác bỏ các khái niệm về "chúa" hay "linh hồn".

Tôi không cho là như vậy: Ngã không phải là bản thể và do đó, không tự thân mà có. Phật không bác bỏ bất cứ một cái gì, mà chỉ tùy vào căn cơ từng người, giúp người ta phương pháp nhận chân thực tại tiến tới giải thoát, đồng với bản thề là Đạo mà thôi. Đầu tiên phải diệt trừ cữ "Hữu" để thấy được chữ "Không". Khi ngộ được chữ “Không” vẫn cần phải ngộ lại chữ “Hữu”, khi ngộ được cả ‘Không” lẫn “Hữu” cũng chưa phải đã viên mãn, mà còn phải "Phi không, Phi hữu” rồi “Diệc hữu, Diệc không” nữa. Thiên nan vạn nan!!! Đủ thấy, Phật không bác bỏ gì cũng không khẳng định gì, thậm chí không có khái niệm khẳng định hay bác bỏ, mà chỉ là nhận chân Thực tại.

Nhận chân Thực tại là thấy rõ bản thể (Đạo) của Thực tại nhuần nhuyễn với cái Lý và cái Tướng của nó thật hữu cơ, như là một tổng thể không tách rời => cái Một.

Khi nhận chân được Thực tại thì cũng là lúc con người được giải thoát, đồng với Bản thể là Đạo.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Vô Trước.

Để dễ hiểu, thì chúng ta dùng ví dụ thực tế vậy: Một dùng một cái búa đập vào khối đá vỡ ra, theo quan niệm ta dùng 1 lực F từ cánh tay tác động vào khối đá, và theo nhận định thì F đặc trưng tương tác chứ không phải là vật chất, đều này có đúng không?.

Điều này thực sự dễ bị nhầm lẫn cho chúng ta đặt ra các quy ước như lực F gọi là tương tác với đặc trưng là Niutơn chẳng hạn, thực chất chỉ là sự vận động của vật chất là tảng đá, cánh tay - con người và môi trường xung quanh mà thôi, lúc này tảng đá bị vỡ ra, con người thì mỏi mệt, tim đập nhanh, con người phải suy nghĩ đập đâu cho dễ vỡ, môi trường không khí bị biến đổi,... chính sự biến đổi này với một đặc trưng dễ được nhận thấy nhất và phù hợp trong tính toán đó là sức mạnh của cánh tay được quy ước thành lực F.

Vậy thì F cũng chỉ là quy ước của sự biến đổi vật chất đặc trưng tại mỗi thời gian trong mọt không gian quy ước (nhưng là thực tại) hay "sự biến đổi vật chất" thực chất cũng là vật chất nhưng mang những thuộc tính cho riêng nó trong không thời gian quy ước trên.

Ví dụ khác: Dùng phản ứng tách nước thành hydro và oxy, rõ ràng chúng ta dùng hàng loại các quy ước tương tác, tuy nhiên không thể tách khỏi việc dùng vật chất hay các loại hóa chất hay nhiệt độ khác nhau (không phải kỹ sư hóa) để tạo ra phản ứng này. Dĩ nhiên, hydro và oxy cũng là một dạng vật chất không cùng thuộc tính đặc trưng của nước. Sự lẫn lộn ở đây chính là ta đã cô lập các trạng thái vật chất không vào trong một mối quan hệ nào để phân tích sau khi cho chúng "gặp nhau".

Dễ dàng thấy, trong không thời gian của Vũ trụ đang diễn ra sự vận động của vật chất mà thôi hay chỉ có sự vận động của vận chất đang diễn ra mà chính tự thân cũng không quan tâm đến không thời gian (nhưng không thời gian cũng lại tồn tại kah1ch quan để "chứa" vật chất).

Chúng ta cũng đã nhận thấy vật chất đang vận động có quy luật trong khi đó các trạng thái của vạn vật là vô kể (bảng tuần hoàn Menđelêép chắc còn thiếu), và cũng để giải thích được sự khởi thủy của vật chất trong việc xây dựng một học thuyết thống nhất thì người xưa đưa ra khái niệm Đạo - Bản thể là vậy. Cho nên, Hoangnt mới nhận định và sẽ luận thêm Ý thức có phải là thuộc tính đặc trưng của Đạo hay không.

Do Đạo - Bản thể có ở trong mọi trạng thái vật chất và là nguyên nhân tạo ra sự vận động có quy luật, nên tự thân nó không chúng ta không thể xác định cụ thể Đạo là dạng vật chất gì tuy nhiên có thể có khả năng nhận ra được các đặc trưng của nó và đặc ra các quy ước:

- Xem nó như là dạng vật chất tế vi nhất tồn tại trong mọi trạng thái của vật chất trong Vũ trụ.

- Bởi nó là tế vi nhất, mặt khác động lực vận động của vật chất được xem là trường khí âm dương, thì trường khí này phải là trường khí tế vi nhất tức cơ bản nhất.

- như vậy trong thân thể chúng ta cũng có trường khí âm dương tế vi này. Vì cơ thể là vô số trạng thái vật chất, thì khả năng phải có các "dòng trường khí âm dương cơ bản" nối kết tới các bộ phận.

- Nếu ta xác định được các dòng khí này và dùng ý thức điều khiển nó thì rõ ràng: Ý thức phải là tế vi hơn nó hay chính là biểu hiện của Đạo vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt thân mến!

Hoangnt viết:

Vậy thì F cũng chỉ là quy ước của sự biến đổi vật chất đặc trưng tại mỗi thời gian trong mọt không gian quy ước (nhưng là thực tại) hay "sự biến đổi vật chất" thực chất cũng là vật chất nhưng mang những thuộc tính cho riêng nó trong khôngthời gian quy ước trên.

Tôi không hiểu bạn phân tích như vậy để dẫn đến kết luận gì về ý thức và vật chất. Phải chăng muốn nói lực F cũng là vật chất? hay lực F là ý thức? Phải chăng Lực “F cũng chỉ là sự qui ước của sự biến đổi vật chất” (trích) lại có thể là chính vật chất? hay, Lực F là cái khái niệm qui ước để ta dễ dàng mô tả, nhận thức thì lại chính là ý thức? Phải chăng những qui ước để mô tả cái gì đó lại có thể là chính cái đó?

Tôi không quan niệm như vậy. Đối với tôi những cái để mô tả cái gì đó không phải là chính cái đó. Lực F không phải là ý thức cũng không phải là vật chất. Nó chỉ là những khái niệm dùng mô tả tương tác của vật chất. Cái chủ thể tương tác, để được mô tả ấy, mới là vật chất (cái búa, hòn đá). Cái hành vi mô tả (đưa ra các khái niệm) và lĩnh hội cái mô tả ấy là hoạt động phản ánh thực tại khách quan (tương tác giữa cây búa và hòn đá,…) của của một chủ thể khác (vật chất) mà hoạt động đó có đặc trưng là ý thức. Như vậy, ý thức là đặc trưng của vận động, tương tác của cái chủ thể (vật chất) đó nhằm phản ánh thực tại khách quan chứ không phải là bản thân chủ thể đó.

Không nên lẫn lộn giữa một con người với những hoạt động của anh ta dù rằng anh ta và hoạt động của anh ta liên quan mật thiết. Lòng dũng cảm của một con người, thể hiện hoạt động của anh ta, nhưng không phải là con người,cũng như lực F, thể hiện tương tác vật chất, nhưng cũng không phải là vật chất.

Hoangnt viết:

Chúng ta cũng đã nhận thấy vật chất đang vận động có quy luật trong khi đó các trạng thái của vạn vật là vô kể (bảng tuần hoàn Menđelêép chắc còn thiếu), và cũng để giải thích được sự khởi thủy của vật chất trong việc xây dựng một học thuyết thống nhất thìngười xưa đưa ra khái niệm Đạo - Bản thể là vậy.

Tôi không thấy sự liên kết logic với câu sau:

Cho nên, Hoangnt mớinhận định và sẽ luận thêm Ý thức có phải là thuộc tính đặc trưng của Đạo haykhông.

Do đó, tôi không có bình luận gì.

Nhưng theo tôi, ý thức cũng không phải là thuộc tính đặc trưng của Đạo. Thuộc tính đặc trưng của một đối tượng là khái niệm chỉ ra một đặc tính mà khi thấy có sự hiện diện của nó tất có sự hiện diện của đối tượng đó và ngược lại. Đạo là bản thể của mọi thực tại hiện diện khắp nơi nên có thể nói Đạo không có thuộc tính đặc trưng hay tất cả mọi thuộc tính đều là thuộc tính đặc trưng của Đạo.

Hoangnt viết:

Do Đạo - Bản thể có ởtrong mọi trạng thái vật chất và là nguyên nhân tạo ra sự vận động có quy luật,nên tự thân nó không chúng ta không thể xác định cụ thể Đạo là dạng vật chất gìtuy nhiên có thể có khả năng nhận ra được các đặc trưng của nó và đặc ra cácquy ước:

- Xem nó như là dạng vật chất tế vi nhất tồn tại trong mọi trạng thái của vậtchất trong Vũ trụ.

- Bởi nó là tế vi nhất, mặt khác động lực vận động của vật chất được xem làtrường khí âm dương, thì trường khí này phải là trường khí tế vi nhất tức cơbản nhất.

- như vậy trong thân thể chúng ta cũng có trường khí âm dương tế vi này. Vì cơthể là vô số trạng thái vật chất, thì khả năng phải có các "dòng trườngkhí âm dương cơ bản" nối kết tới các bộ phận.

- Nếu ta xác định được các dòng khí này và dùng ý thức điều khiển nó thì rõràng: Ý thức phải là tế vi hơn nó hay chính là biểu hiện của Đạo vậy.

Đây là cách tư duy điển hình của khoa học thực nghiệm. Theo tôi, với cách này không bao giờ đi tới khái niệm đúng đắn về Đạo, bởi lẽ, Đạo bất khả tư nghị, không giống như bất cứ cái gì mà chúng ta từng thấy để so sánh, không thể dùng bất cứ cách phân tích nào mà ta có thể nhận biết.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi không hiểu bạn phân tích như vậy để dẫn đến kết luận gì về ý thức và vật chất. Phải chăng muốn nói lực F cũng là vật chất? hay lực F là ý thức? Phải chăng Lực “F cũng chỉ là sự qui ước của sự biến đổi vật chất” (trích) lại có thể là chính vật chất? hay, Lực F là cái khái niệm qui ước để ta dễ dàng mô tả, nhận thức thì lại chính là ý thức? Phải chăng những qui ước để mô tả cái gì đó lại có thể là chính cái đó?

Tôi không quan niệm như vậy. Đối với tôi những cái để mô tả cái gì đó không phải là chính cái đó. Lực F không phải là ý thức cũng không phải là vật chất. Nó chỉ là những khái niệm dùng mô tả tương tác của vật chất. Cái chủ thể tương tác, để được mô tả ấy, mới là vật chất (cái búa, hòn đá). Cái hành vi mô tả (đưa ra các khái niệm) và lĩnh hội cái mô tả ấy là hoạt động phản ánh thực tại khách quan (tương tác giữa cây búa và hòn đá,…) của của một chủ thể khác (vật chất) mà hoạt động đó có đặc trưng là ý thức. Như vậy, ý thức là đặc trưng của vận động, tương tác của cái chủ thể (vật chất) đó nhằm phản ánh thực tại khách quan chứ không phải là bản thân chủ thể đó.

Không nên lẫn lộn giữa một con người với những hoạt động của anh ta dù rằng anh ta và hoạt động của anh ta liên quan mật thiết. Lòng dũng cảm của một con người, thể hiện hoạt động của anh ta, nhưng không phải là con người,cũng như lực F, thể hiện tương tác vật chất, nhưng cũng không phải là vật chất.

Vâng, hình như có cái gì đó chồng lấn lẫn nhau.

Để rõ ràng hơn, ta lấy ví dụ là Hệ mặt trời đang vận động trong hệ Ngân Hà (Thiên Hà), hệ này lại đang vận động một hệ lớn hơn... chúng vận động có quy luật, vậy cái gì đang điều khiển chúng?. các nhà khoa học đưa ra các quy ước như lực ly tâm chẳng hạn, được xác định và là tương tác giữa các hành tinh, vậy thì lực ly tâm này phải chăng chỉ là "Tương tác" hay "Vật chất". Các nhà khoa học cho tới nay, xác định có 4 loại lực lớn trong Vũ trụ thì phải (?), chúng đều là các trạng thái của Vật chất.

Như vậy, các quy ước được tạo ra nhằm định vị cho một Hiện thực khách quan, vậy thì Hiện thực khách quan này phải: là Vật chất hoặc là Thời gian hoặc là Không gian.

Như ví dụ trên của anh, Lòng dũng cảm thể hiện hoạt động của anh ta: thực sự chính nó phải sự vận động của vật chất trong con người của anh ta qua tư duy, hành động... và hệ quả là hàng loạt các vận động vật chất thứ cấp khác diễn ra ngay sau đó (dĩ nhiên liên quan đến toàn bộ Vũ trụ).

Nếu Đạo là bất khả tư nghì thì rõ ràng người xưa không thể xác định được thế nào là Đắc Đạo? vậy Ai sẽ là người đắc đạo. Nếu chúng ta nhận định Đạo cũng là một Hiện thực khách quan thì hoàn toàn xác định được Đạo, tuy nhiên có lẽ chúng ta không thể nắm bắt chúng một cách cụ thể (toàn hảo) bởi tính "ẩn" của Đạo trong Vật chất vì chúng là tế vi nhất của toàn thể Vũ trụ.

Bởi Đạo có trong Ta và trong toàn thể Vũ trụ nhưng không đồng nghĩa tất cả các biểu hiện đều là Đạo. Theo Hoangnt thì:

- Đạo có trong tất cả có vẻ giống như mọi Vật chất đều chứa Năng lượng. Năng lượng là cái chung tạo sự biến đổi Vật chất chứ không hàm ý có chung các thuộc tính của vật chất.

- Đạo có trong Ta và điều khiển Ta: nếu đúng, thì ý thức của ta không là của Ta. Nếu sai, mâu thuẫn ý nghĩa Đạo chính là mầm mống tạo sự vận động có quy luật của Vật chất.

Nếu nửa đúng, nửa sai: bởi Ta không biết trong ta có Đạo đang điều khiển Ta, vì ý thức của ta cho ta biết điều này thì rõ ràng Ta phải tìm Nó ngay chính trong Ta tức Đạo có thể được xác định thông qua một số biểu hiện (Tượng) của nó.

Một vì dụ cụ thể khác, Vũ trụ là không thể tạo ra được cái máy bay chẳng hạn, nếu không tồn tại con người tức con người "thay mặt Vũ trụ" tạo ra một sản phẩm độc đáo khắc phục giới hạn di chuyển của xác thân.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt thân mến

Hoangnt viết:

Để rõ ràng hơn, ta lấyví dụ là Hệ mặt trời đang vận động trong hệ Ngân Hà (Thiên Hà), hệ này lại đangvận động một hệ lớn hơn... chúng vận động có quy luật, vậy cái gì đang điềukhiển chúng?.

Cái gì đang điều khiển chúng ư? Đó là cái “Lý”

Hoangnt viết:

các nhà khoa học đưa ra các quy ước như lực lytâm chẳng hạn, được xác định và là tương tác giữa các hành tinh, vậy thì lực lytâm này phải chăng chỉ là "Tương tác" hay "Vật chất". Cácnhà khoa học cho tới nay, xác định có 4 loại lực lớn trong Vũ trụ thì phải (?),chúng đều là các trạng thái của Vật chất

Nói đúng hơn, chúng đều là các tương tác của vật chất.

Hoangnt viết:

Như vậy, các quy ướcđược tạo ra nhằm định vị cho một Hiện thực khách quan, vậy thì Hiện thực kháchquan này phải: là Vật chất hoặc là Thời gian hoặc là Không gian.

Hiện thực khách quan này là Thực tại, gồm 3 mặt Bản thể, Tướng, Lý. Vật chất + Không gian + Thời gian chỉ là một phần của cái Tướng.

Hoangnt viết:

Nếu Đạo là bất khả tư nghìthì rõ ràng người xưa không thể xác định được thế nào là Đắc Đạo? vậy Ai sẽ làngười đắc đạo. Nếu chúng ta nhận định Đạo cũng là một Hiện thực khách quan thìhoàn toàn xác định được Đạo, tuy nhiên có lẽ chúng ta không thể nắm bắt chúngmột cách cụ thể (toàn hảo) bởi tính "ẩn" của Đạo trong Vật chất vìchúng là tế vi nhất của toàn thể Vũ trụ.

Không kết luận như vậy được. Đạo bất khả tư nghị thì không thể đạt Đạo bằng phương pháp “tư nghị” (phân tích, so sánh …) được, chứ không có nghĩa là không đạt được Đạo bằng các phương pháp khác. Các phương pháp đạt Đạo của người xưa không có chút phân tích nào cả (hoặc chỉ có một chút ở giai đoạn đầu, cấp thấp nhằm tiến tới loại bỏ phân tích), ngược lại, phân tích lý trí là cái đầu tiên phải tránh (sở chi chướng). Khi đạt Đạo, thì Đạo chẳng ẩn tý nào mà hiện ra thật rõ ràng, chẳng tế vi chút nào mà thật cụ thể, to lớn.

Hoangnt viết:

Bởi Đạo có trong Ta vàtrong toàn thể Vũ trụ nhưng không đồng nghĩa tất cả các biểu hiện đều là Đạo.Theo Hoangnt thì:

- Đạo có trong tất cả có vẻ giống như mọi Vật chất đều chứa Năng lượng. Nănglượng là cái chung tạo sự biến đổi Vật chất chứ không hàm ý có chung các thuộctính của vật chất.

- Đạo có trong Ta và điều khiển Ta: nếu đúng, thì ý thức của ta không là củaTa. Nếu sai, mâu thuẫn ý nghĩa Đạo chính là mầm mống tạo sự vận động có quyluật của Vật chất.

Nếu nửa đúng, nửa sai: bởi Ta không biết trong ta có Đạo đang điều khiển Ta, vìý thức của ta cho ta biết điều này thì rõ ràng Ta phải tìm Nó ngay chính trongTa tức Đạo có thể được xác định thông qua một số biểu hiện (Tượng) của nó.

Cách phân tích như vậy chắc chắn chỉ dẫn đến cách hiểu sai lầm về Đạo mà thôi. Đầu tiên thì thấy thuận lợi, càng khai triển sâu càng dần bộc lộ khó khăn và cuối cùng là bế tắc và mâu thuẫn.

Hoangnt viết:

Một vì dụ cụ thể khác,Vũ trụ là không thể tạo ra được cái máy bay chẳng hạn, nếu không tồn tại conngười tức con người "thay mặt Vũ trụ" tạo ra một sản phẩm độc đáokhắc phục giới hạn di chuyển của xác thân.

Con người chẳng qua là một phần của Thực tại, một phần của Vũ trụ. Do đó, tạo ra cái máy bay ấy cũng do Vũ trụ tạo ra. Cái mầm mống máy bay ấy vốn có sẵn trong Đạo. Khi gặp trường khí âm dương phù hợp (con người và hoàn cảnh kinh tế, kỹ thuật, xã hội, lịch sử,…) mầm mống ấy trở thành hiện thực mà thôi. Cái quá trình đó gọi là Nhân Duyên giả hợp!

Tôi chỉ bình luận thêm thôi. Nhưng để dễ trao đổi vào cái chính, Hoangnt nên viết sau các dẫn chứng những kết luận, nhận định của mình chứ nhiều khi tôi không hiểu bạn định kết luận gì sau những dẫn dắt đó.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt thân mến

Hoangnt viết:

Để rõ ràng hơn, ta lấyví dụ là Hệ mặt trời đang vận động trong hệ Ngân Hà (Thiên Hà), hệ này lại đangvận động một hệ lớn hơn... chúng vận động có quy luật, vậy cái gì đang điềukhiển chúng?.

Cái gì đang điều khiển chúng ư? Đó là cái “Lý”

Hoangnt viết:

các nhà khoa học đưa ra các quy ước như lực lytâm chẳng hạn, được xác định và là tương tác giữa các hành tinh, vậy thì lực lytâm này phải chăng chỉ là "Tương tác" hay "Vật chất". Cácnhà khoa học cho tới nay, xác định có 4 loại lực lớn trong Vũ trụ thì phải (?),chúng đều là các trạng thái của Vật chất

Nói đúng hơn, chúng đều là các tương tác của vật chất.

Hoangnt viết:

Như vậy, các quy ướcđược tạo ra nhằm định vị cho một Hiện thực khách quan, vậy thì Hiện thực kháchquan này phải: là Vật chất hoặc là Thời gian hoặc là Không gian.

Hiện thực khách quan này là Thực tại, gồm 3 mặt Bản thể, Tướng, Lý. Vật chất + Không gian + Thời gian chỉ là một phần của cái Tướng.

Hoangnt viết:

Nếu Đạo là bất khả tư nghìthì rõ ràng người xưa không thể xác định được thế nào là Đắc Đạo? vậy Ai sẽ làngười đắc đạo. Nếu chúng ta nhận định Đạo cũng là một Hiện thực khách quan thìhoàn toàn xác định được Đạo, tuy nhiên có lẽ chúng ta không thể nắm bắt chúngmột cách cụ thể (toàn hảo) bởi tính "ẩn" của Đạo trong Vật chất vìchúng là tế vi nhất của toàn thể Vũ trụ.

Không kết luận như vậy được. Đạo bất khả tư nghị thì không thể đạt Đạo bằng phương pháp “tư nghị” (phân tích, so sánh …) được, chứ không có nghĩa là không đạt được Đạo bằng các phương pháp khác. Các phương pháp đạt Đạo của người xưa không có chút phân tích nào cả (hoặc chỉ có một chút ở giai đoạn đầu, cấp thấp nhằm tiến tới loại bỏ phân tích), ngược lại, phân tích lý trí là cái đầu tiên phải tránh (sở chi chướng). Khi đạt Đạo, thì Đạo chẳng ẩn tý nào mà hiện ra thật rõ ràng, chẳng tế vi chút nào mà thật cụ thể, to lớn.

Hoangnt viết:

Bởi Đạo có trong Ta vàtrong toàn thể Vũ trụ nhưng không đồng nghĩa tất cả các biểu hiện đều là Đạo.Theo Hoangnt thì:

- Đạo có trong tất cả có vẻ giống như mọi Vật chất đều chứa Năng lượng. Nănglượng là cái chung tạo sự biến đổi Vật chất chứ không hàm ý có chung các thuộctính của vật chất.

- Đạo có trong Ta và điều khiển Ta: nếu đúng, thì ý thức của ta không là củaTa. Nếu sai, mâu thuẫn ý nghĩa Đạo chính là mầm mống tạo sự vận động có quyluật của Vật chất.

Nếu nửa đúng, nửa sai: bởi Ta không biết trong ta có Đạo đang điều khiển Ta, vìý thức của ta cho ta biết điều này thì rõ ràng Ta phải tìm Nó ngay chính trongTa tức Đạo có thể được xác định thông qua một số biểu hiện (Tượng) của nó.

Cách phân tích như vậy chắc chắn chỉ dẫn đến cách hiểu sai lầm về Đạo mà thôi. Đầu tiên thì thấy thuận lợi, càng khai triển sâu càng dần bộc lộ khó khăn và cuối cùng là bế tắc và mâu thuẫn.

Hoangnt viết:

Một vì dụ cụ thể khác,Vũ trụ là không thể tạo ra được cái máy bay chẳng hạn, nếu không tồn tại conngười tức con người "thay mặt Vũ trụ" tạo ra một sản phẩm độc đáokhắc phục giới hạn di chuyển của xác thân.

Con người chẳng qua là một phần của Thực tại, một phần của Vũ trụ. Do đó, tạo ra cái máy bay ấy cũng do Vũ trụ tạo ra. Cái mầm mống máy bay ấy vốn có sẵn trong Đạo. Khi gặp trường khí âm dương phù hợp (con người và hoàn cảnh kinh tế, kỹ thuật, xã hội, lịch sử,…) mầm mống ấy trở thành hiện thực mà thôi. Cái quá trình đó gọi là Nhân Duyên giả hợp!

Tôi chỉ bình luận thêm thôi. Nhưng để dễ trao đổi vào cái chính, Hoangnt nên viết sau các dẫn chứng những kết luận, nhận định của mình chứ nhiều khi tôi không hiểu bạn định kết luận gì sau những dẫn dắt đó.

Thân mến!

ôi ôi, các khái niệm định nghĩa, phạm trù cứ loạn cả lên lúc thì theo kiểu cơ giới cổ điển, lúc thì theo triết học duy tâm, lúc lại triết học duy vật, lúc lại là kiểu lý học đông phương, rồi Phật học, Đạo học.

Nếu đối thoại kiểu này, e chú Vô Trước không thể nào làm sáng tỏ điều mình muốn nói (như chú đã nói lúc đầu là chỉ mang tính mạn đàm, chưa hệ thống), đơn giản vì chú phải vận dụng ngay các khái niệm đồng âm nhưng khác nghĩa của người khác rồi.

Ví dụ: về vật chất, khi trao đổi dare thường mở ngoặc ghi chú là mình đang dùng phạm trù vật chất của duy vật biện chứng. Nếu không dùng phạm trù vật chất này thì người đối thoại phải đưa ra một khái niệm vật chất theo mình, rồi dùng khái niệm này để lý giải các hệ quả, kết luận ở sau. Chứ cứ dùng lung tung kiểu này thì cuối cùng là một mớ bòng bong những lý luận...hổng giống ai bác hoangnt ạ. Ví dụ, nếu xem Đạo, Vật Chất (âm dương), ý thức (đang tranh luận trong topic này) là những phạm trù lớn nhất thì không thể đặt câu hỏi:

vậy thì lực lytâm này phải chăng chỉ là "Tương tác" hay "Vật chất"

vì "Tương tác" là thuộc tính của vật chất.

Tương tự, năng lượng là thuộc tính của vật chất.

Người nghiên cứu lý học đông phương, nếu muốn lấn sân qua lĩnh vực vật lý hiện đại thì nên cẩn thận trong việc sử dụng các khái niệm, thuật ngữ. Cái gì hiểu thì mới dùng, nếu chưa hiểu thì không nên dùng, hoặc phải nói rõ mình hiểu thế nào về khái niệm đó.

Bàn về Đạo, cách hiểu của chú Vô Trước theo Lão Tử. Tức Đạo là nguồn gốc của Vũ Trụ? Còn có một cách hiểu khác: Đạo là nguyên lý tiến triển của sự vật, hiện tượng, là quy luật hoạt động của vũ trụ (theo Bách Khoa Toàn Thư VN).

Dare muốn hỏi chú Vô Trước, một thứ mà đã "bất khả tư nghị", tức chỉ được "ngộ ra" thông qua trực giác (tu thiền?) thì sao có thể đem ra để bàn luận để tìm lời giải về thế giới. Đạo, phải chăng, chỉ là một khái niệm chỉ thích hợp khi bàn vấn đề liên quan đến "đạo đức con người".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Vô trước và DaretoLead:

Tôi chỉ bình luận thêm thôi. Nhưng để dễ trao đổi vào cái chính, Hoangnt nên viết sau các dẫn chứng những kết luận, nhận định của mình chứ nhiều khi tôi không hiểu bạn định kết luận gì sau những dẫn dắt đó.

Thực ra gốc rễ của các vấn đề là làm sao hiểu được ý nghĩa của Đạo một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất bởi nó là cội rễ của học thuyết thống nhất ADNH cho nên chúng ta phải vận dụng mọi vấn đề liên quan như DaretoLead đã đề cập nhằm phân tích, giải thích, chọn lựa các khái niệm (sơ bộ) khác như Tương tác, trường khí ADNH... trong mối quan hệ với Đạo. Thực sự phải nói là sử dụng tất cả cái mà con người biết được để hiểu rõ hiện thực khách quan hơn, kể cả "dựng xác chết dậy": đó chính là sự thống nhất hoàn hảo của Vũ trụ hay bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào đều có mối quan hệ thống nhất trong sự vận động chung của Vũ trụ.

Mặt khác, người xưa cũng đã có phương pháp đạt Đạo lại làm cho chúng ta cần chính thức hiểu rõ chữ Đạo này. Để có ý trong bài viết nhưng không phân tích, Hoangnt cho rằng chữ Đạo (tạm gọi Đạo Vũ trụ) gồm:

- Như Bác Vô Trước đã viết.

- Đạo đức cũng là Đạo, được triển khai từ Đạo Vũ trụ, mang tính luân lý của xã hội. Cái được đề cao nhất là chữ Nhân, được triển khai sơ khởi nhất là chữ Hiếu, dạy thuận lợi và nền tảng nhất là cho Thiếu nhi và Giáo dục là cơ sở của sự phát triển xã hội.

- Đạo đức cũng là một phần quan trọng của Đạo làm vua, quan, dân, cha mẹ - con cái... kèm thêm các yêu cầu cụ thể, ví dụ làm tướng phải biết binh pháp - nó cũng được xây dựng từ các nền tảng kiến thức khác tạo thành Đạo làm tướng.

-... Tóm tắt lại: Đạo của Vũ trụ (Quả đất được xem như là một nhân tố tự nhiên cực kỳ quan trọng) và Đạo làm người nhưng người xưa lại muốn đạt đến cà cái Đạo của Vũ trụ hàm ý đạt được sự vĩnh cửu trong hạnh phúc (thiên đường), vấn đề này có cần thiết không khi đời người là hữu hạn?.

Vậy thì: phương pháp nào để đạt Đạo Vũ trụ nếu chúng ta chưa hiểu rõ nó?.

Với sự chú ý: Không thể đạt Đạo Vũ trụ nếu không điều chỉnh Đạo đức trước bởi Vũ trụ là thống nhất.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ôi ôi, các khái niệm định nghĩa, phạm trù cứ loạn cả lên lúc thì theo kiểu cơ giới cổ điển, lúc thì theo triết học duy tâm, lúc lại triết học duy vật, lúc lại là kiểu lý học đông phương, rồi Phật học, Đạo học.

Nếu đối thoại kiểu này, e chú Vô Trước không thể nào làm sáng tỏ điều mình muốn nói (như chú đã nói lúc đầu là chỉ mang tính mạn đàm, chưa hệ thống), đơn giản vì chú phải vận dụng ngay các khái niệm đồng âm nhưng khác nghĩa của người khác rồi.

Ví dụ: về vật chất, khi trao đổi dare thường mở ngoặc ghi chú là mình đang dùng phạm trù vật chất của duy vật biện chứng. Nếu không dùng phạm trù vật chất này thì người đối thoại phải đưa ra một khái niệm vật chất theo mình, rồi dùng khái niệm này để lý giải các hệ quả, kết luận ở sau. Chứ cứ dùng lung tung kiểu này thì cuối cùng là một mớ bòng bong những lý luận...hổng giống ai bác hoangnt ạ. Ví dụ, nếu xem Đạo, Vật Chất (âm dương), ý thức (đang tranh luận trong topic này) là những phạm trù lớn nhất thì không thể đặt câu hỏi:

vì "Tương tác" là thuộc tính của vật chất.

Tương tự, năng lượng là thuộc tính của vật chất.

Người nghiên cứu lý học đông phương, nếu muốn lấn sân qua lĩnh vực vật lý hiện đại thì nên cẩn thận trong việc sử dụng các khái niệm, thuật ngữ. Cái gì hiểu thì mới dùng, nếu chưa hiểu thì không nên dùng, hoặc phải nói rõ mình hiểu thế nào về khái niệm đó.

Bàn về Đạo, cách hiểu của chú Vô Trước theo Lão Tử. Tức Đạo là nguồn gốc của Vũ Trụ? Còn có một cách hiểu khác: Đạo là nguyên lý tiến triển của sự vật, hiện tượng, là quy luật hoạt động của vũ trụ (theo Bách Khoa Toàn Thư VN).

Dare muốn hỏi chú Vô Trước, một thứ mà đã "bất khả tư nghị", tức chỉ được "ngộ ra" thông qua trực giác (tu thiền?) thì sao có thể đem ra để bàn luận để tìm lời giải về thế giới. Đạo, phải chăng, chỉ là một khái niệm chỉ thích hợp khi bàn vấn đề liên quan đến "đạo đức con người".

Thì tôi đã nói trước rồi, ở đây chưa phải là tôi trình bày như một học thuật, chỉ là bàn vui, san sẻ tư duy, thế thôi. Còn trình bày như một học thuật thì phải khác nhiều, có khởi đầu, khai triển thống nhất các khái niệm một cách chặt chẽ, không thể hiểu nước đôi. Tuy nhiên, Dare chắc cũng thấy, tôi có đưa ra một số định nghĩa của mình khi trao đổi phải đề cập tới, như: Vật chất là trường khí âm dương, Năng lượng là thuộc tính vật chất chỉ khả năng biến đổi của vật chất, Ý thức là một hoạt động của vật chất phản ánh hiện thực khách quan chứ bản thân ý thức không phải là vật chất, ... Tôi cũng đã nói rõ với Dare rằng khái niệm vật chất tôi dùng không là phạm trù triết học như mọi người thường nghĩ mà cụ thể là trường khí âm dương. Còn trường khí âm dương là cái gì, từ đâu mà ra, cấu trúc ra sao, tại sao tôi lại gọi là vật chất, ... thì rõ ràng phải trình bày ở một chỗ khác vì dài dòng lắm. Tóm lại, đối với tôi, trong topic này chỉ là trao đổi suy nghĩ một cách vui vẻ, tham khảo lẫn nhau chứ không phải tranh luận học thuật. Học hỏi được nhau cái ý tưởng gì thì tốt, không cũng chẳng sao.

Dare viết:

Bàn về Đạo, cách hiểu của chú Vô Trước theo Lão Tử. Tức Đạo là nguồn gốc của Vũ Trụ? Còn có một cách hiểu khác: Đạo là nguyên lý tiến triển của sự vật, hiện tượng, là quy luật hoạt động của vũ trụ (theo Bách Khoa Toàn Thư VN).

Dare muốn hỏi chú Vô Trước, một thứ mà đã "bất khả tư nghị", tức chỉ được "ngộ ra" thông qua trực giác (tu thiền?) thì sao có thể đem ra để bàn luận để tìm lời giải về thế giới. Đạo, phải chăng, chỉ là một khái niệm chỉ thích hợp khi bàn vấn đề liên quan đến "đạo đức con người".

Tôi có cách hiểu của tôi về Đạo, bản chất thì như Lão Tử, nhưng tôi khai thác một số ý dùng cho mục đích khai triển tiếp theo và trình bày thực dụng, dễ hiểu, chứ không hoàn toàn như Lão Tử, rất khó hình dung nhất là đối với những người quen tư duy khoa học hiện đại và rất khó khai triển tiếp cho những luận điểm khoa học. Đạo tuy bất khả tư nghị nhưng nó lại là bản thể của tất cả, nên theo tôi, nếu nắm được nó, nó không những có thể "bàn luận để tìm lời giải về thế giới" (trích Dare) mà còn là còn là phương thức tốt nhất. Nếu nắm được Đạo, ta có cơ hội triển khai kiến thức từ đỉnh kim tự tháp xuống, vừa đầy đủ, khó sai lầm mà nếu có sai lầm thì hiệu chỉnh cũng dễ dàng hơn do đã có một cái chuẩn tin cậy là đỉnh Kim tự tháp tri thức (Đạo). Khoa học ngày nay, theo tôi đang đi ngược từ chân kim tự tháp lên đỉnh, vất vả và tốn kém hơn nhiều. Khái niệm Đạo dĩ nhiên là tốt cho vấn đề tu dưỡng Đạo đức con người, nhưng nó cũng tốt cho mọi lĩnh vực khác y như thế, bởi vì nó bao trùm tất cả. Nếu dùng học thuyết ADNH nghiên cứu khoa học, cụ thể là vật lý, ta sẽ có lời giải cho rất nhiều những vấn đề khúc mắc một cách đơn giản và bất ngờ. Nếu dùng học thuyết ADNH cho lý thuyết xã hội, lời giải cho sự phát triển thế giới mới thật trọn vẹn, thịnh vượng và nhân ái...

Theo tôi, bất kỳ một lý thuyết khoa học hiện đại nào cũng có "miền xác đinh" của nó. Miền xác định của học thuyết ADNH là toàn bộ thực tại, nói cách khác, học thuyết ADNH không có miền xác định, mà nó là học thuyết của tất cả. Do đó, học thuyết ADNH có thể làm cơ sở cho mọi lý thuyết học thuật, và vì thế là học thuyết thống nhất Vũ trụ.

Thân mến!

Đọc thấy Hoannt viết, tôi viết thêm.

Hoangnt viết:

Thực ra gốc rễ của các vấn đề là làm sao hiểu được ý nghĩa của Đạo một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất bởi nó là cội rễ của học thuyết thống nhất ADNH cho nên chúng ta phải vận dụng mọi vấn đề liên quan như DaretoLead đã đề cập nhằm phân tích, giải thích, chọn lựa các khái niệm (sơ bộ) khác như Tương tác, trường khí ADNH... trong mối quan hệ với Đạo. Thực sự phải nói là sử dụng tất cả cái mà con người biết được để hiểu rõ hiện thực khách quan hơn, kể cả "dựng xác chết dậy": đó chính là sự thống nhất hoàn hảo của Vũ trụ hay bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào đều có mối quan hệ thống nhất trong sự vận động chung của Vũ trụ.

Thực ra muốn chứng Đạo thì tu 10 kiếp cũng chưa chắc toại nguyện. Vậy không lẽ chịu không có cách nào hiểu thế giới hay sao?

Không phải vậy. Chúng ta không cần lên tới Mặt trời nhưng vẫn có thể ứng dụng những lợi ích của Mặt trời mà!

Đạobất khả tư nghị nhưng vô cùng vô tận, thì ta cũng chỉ cần hiểu vài ba thuộc tính của nó cũng đã dư xài rồi, đâu cần tu ngàn năm làm gì!!! Tôi chỉ cần vài ba đặc tính của Đạo là đã rõ được những gì tôi cần rõ rồi. Còn nếu chứng được Đạo có lẽ đã dời lấp càn khôn !!!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Vô trước.

Nếu nắm được Đạo, ta có cơ hội triển khai kiến thức từ đỉnh kim tự tháp xuống, vừa đầy đủ, khó sai lầm mà nếu có sai lầm thì hiệu chỉnh cũng dễ dàng hơn do đã có một cái chuẩn tin cậy là đỉnh Kim tự tháp tri thức (Đạo). Khoa học ngày nay, theo tôi đang đi ngược từ chân kim tự tháp lên đỉnh, vất vả và tốn kém hơn nhiều. Khái niệm Đạo dĩ nhiên là tốt cho vấn đề tu dưỡng Đạo đức con người, nhưng nó cũng tốt cho mọi lĩnh vực khác y như thế, bởi vì nó bao trùm tất cả. Nếu dùng học thuyết ADNH nghiên cứu khoa học, cụ thể là vật lý, ta sẽ có lời giải cho rất nhiều những vấn đề khúc mắc một cách đơn giản và bất ngờ. Nếu dùng học thuyết ADNH cho lý thuyết xã hội, lời giải cho sự phát triển thế giới mới thật trọn vẹn, thịnh vượng và nhân ái...

Theo tôi, bất kỳ một lý thuyết khoa học hiện đại nào cũng có "miền xác đinh" của nó. Miền xác định của học thuyết ADNH là toàn bộ thực tại, nói cách khác, học thuyết ADNH không có miền xác định, mà nó là học thuyết của tất cả. Do đó, học thuyết ADNH có thể làm cơ sở cho mọi lý thuyết học thuật, và vì thế là học thuyết thống nhất Vũ trụ.

Hoàn toàn thống nhất với Bác.

Thực ra muốn chứng Đạo thì tu 10 kiếp cũng chưa chắc toại nguyện. Vậy không lẽ chịu không có cách nào hiểu thế giới hay sao?

Không phải vậy. Chúng ta không cần lên tới Mặt trời nhưng vẫn có thể ứng dụng những lợi ích của Mặt trời mà!

Đạobất khả tư nghị nhưng vô cùng vô tận, thì ta cũng chỉ cần hiểu vài ba thuộc tính của nó cũng đã dư xài rồi, đâu cần tu ngàn năm làm gì!!! Tôi chỉ cần vài ba đặc tính của Đạo là đã rõ được những gì tôi cần rõ rồi. Còn nếu chứng được Đạo có lẽ đã dời lấp càn khôn !!!

Riêng ý này cũng đúng, tuy nhiên theo nghiên cứu cá nhân thì người xưa thực sự đã có phương pháp dời Càn Khôn (của tiểu vũ trụ) tức chứng Đạo ngay khi đang kiếm sống và vui chơi. Thời gian rèn luyện hình như cũng chỉ bằng học đại học bây giờ, chỉ cần ý chí theo đuổi và có Thầy chân truyền hướng dẫn (Bát tiên quá hải là một ví dụ). Dĩ nhiên mỗi cá nhân sẽ áp dụng nó vào mọi mặt của cuộc sống.

Hoangnt đề cập vấn đề này bởi vì trước sau gì mỗi cá nhân cũng phải trả lời một câu hỏi Tại sao Sinh - Chết mặc dù hiểu rằng đó là quy luật nhưng vì các ràng buộc xung quanh quá chặt chẽ trong suốt cuộc đời nên không kiểm soát được, tức "Ra di mà không sướng" và sẽ thấy "cuộc đời ngắn ngủi" hay chúng ta vẫn lại bị ràng buộc ngay tại nút thắt cuối cùng, hoàn toàn không giải thoát được ý thức (thực tại chứng minh ý thức của mỗi cá nhân có vẻ vẫn tồn tại giống như xưa mặc dù đã rời bỏ thân xác - đấy là hiện tượng tâm linh, người chết vẫn có cảm xúc hiện tại và hướng dẫn người sống làm một việc gì đó như thường nhưng phải thông qua một nhà ngoại cảm, thậm chí còn biết trước cả tương lai).

Hoangnt nghĩ rằng: đấy hẳn là lý do người xưa đi tìm con đường đạt Đạo là vậy.

Chữ Đạo này Hoangnt vẫn còn lờ mờ và sẽ thảo luận tiếp tục với Bác ngay.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đạo là nguyên lý tiến triển của sự vật, hiện tượng, là quy luật hoạt động của vũ trụ (theo Bách Khoa Toàn Thư VN).

Nếu Đạo là là nguyên lý tiến triển của sự vật, hiện tượng, là quy luật hoạt động của vũ trụ thì đó chỉ là biểu hiện của thực tại, cũng giống như thấy trời sáng thì bảo là sáng, thấy trời tối thì bảo là tối. Nhưng điều đó không chính thật.

Nếu nửa đúng, nửa sai: bởi Ta không biết trong ta có Đạo đang điều khiển Ta, vì ý thức của ta cho ta biết điều này thì rõ ràng Ta phải tìm Nó ngay chính trong Ta tức Đạo có thể được xác định thông qua một số biểu hiện (Tượng) của nó.

Từ ý này của Hoangnt thì cần phải xác định: 1. cái thân xác, 2. cái ý thức, và 3. cái Ta.

Thế thì nói : "Ta phải tìm Nó ngay chính trong Ta" vậy thì dùng cái gì để tìm? Ngoài cái Nó và cái Ta ra, lại còn có cái khác? Bởi vì phải có cái Khác mới nhận thức được Nó và Ta chứ nhỉ?

Nếu nói như Hoangnt: "Đạo đang điều khiển Ta" thì hóa ra Ta và Đạo là 2 đối tượng độc lập nhưng phụ thuộc nhau? hay là tương tác nhau? vậy thì dầu cho là phụ thuộc hay tương tác nhau thì vẫn là 2 sự độc lập, vậy thì không còn gì là Đạo nữa rồi! Dĩ nhiên cũng không còn cái gì gọi là Ta! Bởi vì nhị nguyên vẫn còn đó.

Vài lời đàm luận.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đạo là nguyên lý tiến triển của sự vật, hiện tượng, là quy luật hoạt động của vũ trụ (theo Bách Khoa Toàn Thư VN).

Nếu Đạo là là nguyên lý tiến triển của sự vật, hiện tượng, là quy luật hoạt động của vũ trụ thì đó chỉ là biểu hiện của thực tại, cũng giống như thấy trời sáng thì bảo là sáng, thấy trời tối thì bảo là tối. Nhưng điều đó không chính thật.

Từ ý này của Hoangnt thì cần phải xác định: 1. cái thân xác, 2. cái ý thức, và 3. cái Ta.

Thế thì nói : "Ta phải tìm Nó ngay chính trong Ta" vậy thì dùng cái gì để tìm? Ngoài cái Nó và cái Ta ra, lại còn có cái khác? Bởi vì phải có cái Khác mới nhận thức được Nó và Ta chứ nhỉ?

Nếu nói như Hoangnt: "Đạo đang điều khiển Ta" thì hóa ra Ta và Đạo là 2 đối tượng độc lập nhưng phụ thuộc nhau? hay là tương tác nhau? vậy thì dầu cho là phụ thuộc hay tương tác nhau thì vẫn là 2 sự độc lập, vậy thì không còn gì là Đạo nữa rồi! Dĩ nhiên cũng không còn cái gì gọi là Ta! Bởi vì nhị nguyên vẫn còn đó.

Vài lời đàm luận.

Thiên Đồng

Huynh viết lộn nè

"dĩ nhiên khi tính nhị nguyên còn thì vẫn còn cái ta chứ" Posted Image

Thân,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites