daretolead

Mạn Đàm Về "định Mệnh Có Thật Hay Không?"

357 bài viết trong chủ đề này

Lan man thêm một chút. Dare đồng ý với ý kiến cho rằng "triết học Phật giáo" thuộc về phân loại "bất khả tri", do đó dare không đồng tình với việc vận dụng các phân tích Phật giáo trong việc nghiên cứu khoa học. Chỉ có thể tìm sự "tương đồng" giữa khoa học hiện đại và phật giáo. Không biết chú vuivui và Thiên Sứ có ý kiến gì về việc này hay không?

Khái lược thì Tôi cũng đồng tình với quan điểm này của dare. Tuy nhiên nên lưu ý về chiều sâu, bởi chỉ dừng ở đó sẽ rất dễ sa vào ngộ nhận. Có rất nhiều người, khi thấy có nhiều sự tương đồng giữa tư tưởng triết học phật giáo với các tư tưởng khoa học đã vội cho rằng "khoa học nằm trong phật học" Hay "triết học phật giáo đã chứa đựng những chân lý của khoa học". Từ đây, họ đã có rất nhiều "cố gắng" đem phật học đến với khoa học. Như dare đã nói, vận dụng các phân tích phật giáo trong việc nghiên cứu khoa học, chỉ là một "hành động" trong nhiều các hành động cũng như tham vọng đem phật học đến với khoa học mà thôi. Vì thế, việc không đồng tình là cái nhìn hợp lý, đủ để thấu rõ được cái chân lý của phật học. Nhưng cũng cần nhớ, triết học phật giáo thuộc về triết học tâm linh. Mà đối tượng này, như người ta thường nói là chiêm nghiệm, chứ không nhận thức như Khoa học ta thường thấy. Nên khi nói, đủ để thấu rõ được chân lý phật học thì lại thấy mà không phải là thấy. Như sắc sắc không không vậy. Nên, chớ có tuyệt đối hóa mà thành sai lầm cơ bản.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ độc giả:

Phật học là Phật học, Phật giáo là Phật giáo.

Tức là:

Phật học không phải Tôn giáo

Phật học không phải Triết học

Phật học không phải Khoa học

Mà chỉ là những ngoại đạo này đồng hóa những kiến giải lĩnh vực với Phật học.

Phật học, Phật giáo là giác ngộ sự thật. Không có Tôn giáo nào tốt nhất mà chỉ có Sự thật.

Ví Tôn Triết Khoa là Ba ngọn núi, lại nói trên núi không có Phật, nhưng trong trường hợp này thì trên núi có Phật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ độc giả:

Nói riêng sự phản biện (và nói chung sự nghiên cứu), thứ nhất phải tiếp cận được, nhìn thấy thoáng thoáng được hệ thống vĩ mô, thứ hải phải cụ thể được "đơn vị" từ ngữ chuyên ngành. Muốn hiểu được một câu nói thì phải hiểu được tất cả các từ trong câu nói đó, phải định nghĩa hay là mổ xẻ các từ là điểm nhấn.

Thêm một yếu tố này vào thì nó lại là phương tiện tốt để đồng đẳng, đối lập với tất cả nội dung định hướng đánh giá lý luận mà chủ topic đã đưa ra. Hãy thử, có không những từ (từ ngữ) cần mổ xẻ và định nghĩa để xây dựng nội dung phản biện vấn đề hay mạn đàm vấn đề ? Nếu có thì người phản biện có mổ xẻ nó hay chưa, hay là đã "qua mặt" nó. Chính vì qua mặt từ đơn điểm nhấn cho nên sự phản biện/phản đối bị phản tác dụng.

Ví dụ từ đơn như là huyệt đạo

Ví dụ giải thích từ đơn như là công lực

Vậy, người phản biện có chịu luyện công để đánh trúng được huyệt đạo ?

Vấn đề này thì lại phải đầu tư thời gian và nhiệt huyết tương đối ngang bằng với người khơi mào đặt vấn đề, nhìn chung rồi đánh giá thì dễ thấy là không tưởng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ALBERT EINSTEIN VÀ ĐẠO PHẬT

Posted Image

Năm 1911, Ông là giáo sư vật lý ở Prague. Năm 1913, ông được mời làm giám đốc Học Viện Vật Lý Hoàng Đế Wilhelm tại Berlin. Đến năm 1921, ông được trao giải thưởng Nobel về Vật lý học qua đề án nghiên cứu "Lý Thuyết Tương đối" (The Theory of Relativity). Trong thế chiến thứ nhất (1914-1918), ông từng bị tống giam vì tội "chống chiến tranh và ủng hộ hòa bình". Sau khi Adolf Hitler (1889-1945) trở thành quốc trưởng của Đức, ông ra sức chống lại chủ nghĩa phát xít và rời bỏ nước Đức sang sống tại Hoa Kỳ.

Từ năm 1933 đến năm 1945, ông là giáo sư toán và lý tại Viện Cao học Princeton ở bang New Jersey. Phát xuất từ lòng căm thù chủ nghĩa phát xít mà ông đã giúp cho Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt (1882-1945) chế tạo bom nguyên tử và cuối cùng bị xem là "cha đẻ" của thứ vũ khí giết người này. Đây cũng là lý do mà về sau năm 1950, ông thành lập Viện Kiểm Soát Nguyên tử Quốc tế tại Hoa Kỳ.

Ba thập niên cuối đời mình, ông dành thời gian để nghiên cứu về "Lý thuyết thống nhất giữa lực hấp dẫn và hiện tượng điện quang" (The Theory of unify gravitation and eletro-magnetism).

Mặc dù bận rộn nghiên cứu và giảng dạy khoa học, nhưng ông Einstein vẫn dành thời gian nhất định để nghiên cứu triết học và tôn giáo, đặc biệt trong đó có Đạo Phật. Theo tài liệu "The World As I See It" (Trần thế khi tôi nhìn thấy nó, nhà xb Philosophical Library, New York, 1949) và quyển "Ideas and Opinions" (Những Ý Kiến và Những Quan Điểm, nhà xb Crown, NY, 1945) là hai tuyển tập những bài báo, bài tham luận về tôn giáo và khoa học mà ông Einstein viết từ đầu những năm ba mươi. Đáng chú ý trong tập này là các bài như "Religion and Science" (Tôn giáo và Khoa học), viết từ 1930; bài "Science, Philosophy & Religion, A Sumposium" (Khoa học, Triết học và Tôn giáo, một buổi hội thảo) viết năm 1941; bài "Religion and Science: Irreconcilable?" (Tôn giáo và Khoa học: không thể hòa giải được sao?) viết vào năm 1948.

Theo các tài liệu trên thì chính A. Einstein tự xem mình là một người thuộc về tôn giáo. Tôn giáo của ông được người ta biết qua lý thuyết khoa học của ông. Ông bác bỏ sự thần thánh hóa trong tôn giáo, ông quan tâm đến đời sống con người ở hiện tại và ngay cả sau khi chết. Trong các buổi hội thảo về triết học và tôn giáo, có lúc ông trích dẫn lời của Chúa, rồi có khi ông dẫn lời trong kinh Phật. Quan điểm của ông về tôn giáo chưa bao giờ có hệ thống và nhất quán. Tuy nhiên, với trí tuệ sắc bén và lòng ngưỡng mộ của ông đối với các tôn giáo đã giúp cho ông hiểu đúng và chính xác về các tôn giáo mà ông để tâm nghiên cứu. Ông vẫn thường nhắc nhở các nhà khoa học nên học hỏi ở các tôn giáo để bổ sung cho những khiếm khuyết của khoa học. Ông nói: "Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng" (Science without religion is lame. Reigion without science is blind).

Cũng theo các tài liệu trên cho thấy, ông đã nghiên cứu Đạo Phật qua các sách báo của các học giả Phật học của người Âu Mỹ viết, đáng kể là triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900)... là những nhà Phật học nổi danh ở phương Tây. Nhờ nghiên cứu như vậy mà A. Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa. Chính vì thấy rõ cái độc đáo đó mà ông Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau :

"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó"

(The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description).

Đồng thời, một lần khác ông cũng khẳng định rằng:

"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học"

(If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, becauseit embrances science as well as goes beyond science). (Cả hai câu trên được trích từ Collected famous quotes from Albert Einstein. http://rescomp,stanford,edu/~ cheshire/ Einstein quotes.htm).

Dù những lý thuyết khoa học của ông rất phức tạp và khó hiểu, nhưng tấm lòng nhân đạo và mến chuộng hòa bình của ông đã khiến cho mọi người cảm thấy gần gũi với ông. Ông đã cống hiến tất cả trí tuệ và sức lực của mình đối với sự phát triển khoa học của nhân loại. Ông làm việc không biết mệt mỏi cho đến ngày qua đời. Ông mất vào lúc 1giờ 25 phút rạng sáng ngày 19 tháng 04 năm 1955 tại Princeton, Hoa Kỳ, hưởng thọ 76 tuổi. Ngày nay, đối với mọi tín đồ Phật Giáo trên khắp năm châu đều thành kính khi nhắc đến tên tuổi của ông, người đã từng góp phần khẳng định lại giá trị vĩnh cửu đối với Giáo lý của Đạo Phật.

Nếu hiểu được nội dung trên, ta đã đi hình dung cái đích cuối cùng, còn phương pháp ứng dụng thì phải qua một số quy trình thực tiễn dựa trên một lý thuyết siêu việt.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn chú vuivui đã chia sẻ. Như đã thấy, trong diễn đàn có nhiều bài báo gán gép, sử dụng các phát biểu của các nhà khoa học như Einstein để hỗ trợ cho tôn giáo của mình. Einstein phát biểu: "chúa không chơi chò xúc xắc" thế là có chỗ để thảo luận về thượng đế tôn giáo. Einstein viết về "Tôn giáo và khoa học" và thế là trên các diễn đàn Phật giáo trích dẫn Einstein, kết luận rằng Einstein là người thuộc về tôn giáo, v.v...

Thưa các bạn, trước khi sử dụng các nguồn trích dẫn này thì vui lòng tự đọc thêm nhiều nguồn, tự thẩm định, so sánh, đối chiếu với một tâm thế của người làm khoa học tức trong sáng, vô tư, tôn trọng sự thật khách quan. Hãy đọc tác phẩm "tôn giáo và khoa học" bản gốc do chính Einstein viết, hãy xem ông quan niệm thế nào là tôn giáo (chân chính) và thế nào là khoa học, và mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học. Hãy xem lại các tài liệu lịch sử để xem phát biểu cho rằng Einstein là người có công giúp Mỹ chế tạo bom nguyên tử ra sao (có đúng sự thật không? có khách quan không? có tính chính trị không?,...). Tóm lại, Dare không muốn topic này đi lan man xa hơn khi chuyển sang bàn về triết Phật và Einstein. Nếu Rubi hay hoangnt muốn thì cứ lập một topic để bàn riêng.

Riêng về Rubi, Dare đã nhiều lần trao đổi với Rubi về văn hóa tranh luận, đã trích dẫn các tiêu chuẩn để tham khảo. và vẫn tiếp tục chịu khó trao đổi với Rubi. Dare đang trao đổi về các bài viết trong topic "định mệnh có thật hay không" của chú Thiên Sứ, đang phân tích, đánh giá cách hiểu đối với các khái niệm, thuật ngữ, tiên đề, suy luận được sử dụng trong chính các bài viết đó. Và cũng đã nói rõ phần nào là tranh luận chủ đạo, phần nào là lan man ra ngoài một chút. Còn Rubi thì hết lần này đến lần khác mang các khái niệm, định nghĩa trong Phật học của mình vào để thuyết giảng. Phần thảo luận chính của Dare thì không chịu tham gia, khiến loãng topic (và ngày càng chứng tỏ nhận định của chú vuivui là chính xác). Tham gia một chút với Rubi cho vui vậy: Rubi cho rằng Phật học không phải là Phật giáo, không phải là triết học, không phải là khoa học thì nó là cái gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Riêng về Rubi, Dare đã nhiều lần trao đổi với Rubi về văn hóa tranh luận, đã trích dẫn các tiêu chuẩn để tham khảo. và vẫn tiếp tục chịu khó trao đổi với Rubi. Dare đang trao đổi về các bài viết trong topic "định mệnh có thật hay không" của chú Thiên Sứ, đang phân tích, đánh giá cách hiểu đối với các khái niệm, thuật ngữ, tiên đề, suy luận được sử dụng trong chính các bài viết đó. Và cũng đã nói rõ phần nào là tranh luận chủ đạo, phần nào là lan man ra ngoài một chút. Còn Rubi thì hết lần này đến lần khác mang các khái niệm, định nghĩa trong Phật học của mình vào để thuyết giảng. Phần thảo luận chính của Dare thì không chịu tham gia, khiến loãng topic (và ngày càng chứng tỏ nhận định của chú vuivui là chính xác). Tham gia một chút với Rubi cho vui vậy: Rubi cho rằng Phật học không phải là Phật giáo, không phải là triết học, không phải là khoa học thì nó là cái gì?

Phật học là Phật học, Phật giáo là Phật giáo nói như vậy thì không ai lại suy ra Phật học không phải Phật giáo. Nói vậy là để nhấn mạnh, để đầy đủ thêm, thế mà Dare nhanh nhẩu ngộ nhận đó là điểm sở hở, rồi viết thành sự sơ hở và cho đó là ý của tác giả, tâm lý phản biện như vậy thì rất dễ không khế hợp với chính tiêu chuẩn khoa học mà Dare đã khép góc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

.. không phải là triết học, không phải là khoa học thì nó là cái gì?

ĐỨC PHẬT

Nghĩ rằng có thể ĐỨC là Từ, Bi, Hỉ, Xả.

Phật là Toàn Giác

Nhưng Đức có thể có yếu tố khác nữa. Trong chùa thì thờ Đức Phật, chùa lại được xây ở trên những ngọn núi lớn, những nơi bảo địa. Núi lớn, Bảo địa ứng với sự Tài. Có tài thì lại phải có Đức để hóa giải cho nên trên núi phải thờ người có Đức, và như vậy không gì hơn là thờ Phật. Cũng vì nghĩa lý này mà có thể góp thêm yêu tố để quyết định gọi Người Toàn Giác là Đức Phật.

Tài Đức Tài

Tài phi Tài.

Sơn Phật Sơn

Sơn phi Sơn.

Đạo Phật là Chân lý tuyệt đối cho nên Đạo Phật là Đạo Phật, nghĩa là không cần điền vào chỗ trống câu: Đạo Phật là "...". Và khi nói Đạo Phật là Khoa học, Đạo Phật là Triết học, Đạo Phật là Tôn giáo thì phải hiểu đó là sự hóa thân của Đạo Phật, diệu dụng của Đạo Phật. Người hiểu có hệ thông thì mới có thể dùng đúng lúc đúng chỗ sự hóa thân này.

Nói Đạo Phật là Tôn giáo, là Khoa học, là Triết học mà không biết Đạo Phật là Đạo Phật thì chưa triệt (triệt để).

Ví sao nói Đạo Phật là Đạo Phật ?

Thiền ngữ có câu Ta là chẳng phải Ta.

Chữ Ta thứ nhất, theo nghĩa thứ nhất, Ta là Chân Tâm, vì thế có thể nói Ta là Ta.

Chữ Ta thứ hai, theo nghĩa thứ nhất, Tà là Vọng Tâm, vì thế mà nói Chân Tâm chẳng phải Vọng Tâm.

Chữ Ta thứ nhất, theo nghĩa thứ hai, Ta là Vọng Tâm, vì thế có thể nói Ta là chẳng phải Ta, cũng tức là Vô Ta, Vô Ngã, Tính Không, Giả (Hữu vi) tướng Vô thể (đối với Chân (Vô vi) thể Vô tướng).

Từ đó có thể hiểu cách nói Đạo Phật là Đạo Phật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua 2 bài trả lời trên của Rubi thì Dare xin lỗi là phải cho Rubi vào "ignored list". Xin đừng đem kiến thức Phật học của Rubi ra mà làm xấu hổ những người quan tâm đến Phật học, Phật giáo, triết Phật nữa.

Chờ mãi không thấy chú Thiên Sứ vào nên mới tranh luận với Rubi nhưng chịu hết nổi rồi...

Ic, dare tự cho điểm mình ở mức 4 - cảm tính vậy! Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua 2 bài trả lời trên của Rubi thì Dare xin lỗi là phải cho Rubi vào "ignored list". Xin đừng đem kiến thức Phật học của Rubi ra mà làm xấu hổ những người quan tâm đến Phật học, Phật giáo, triết Phật nữa.

Chờ mãi không thấy chú Thiên Sứ vào nên mới tranh luận với Rubi nhưng chịu hết nổi rồi...

Ic, dare tự cho điểm mình ở mức 4 - cảm tính vậy! Posted Image

Giang hồ học thuật hay võ lâm, ai lại đi áp đặt người khác sử dụng chiêu thức nào, binh khí nào, ngược lại, người ta rất coi trọng sử dụng đúng sở trường để tham dự. Dare và Nick Vuivui có chung một cái, đó là vấn đề miệt thị người khác nhưng thực chất chưa đến tầm, chưa đạt đến khả năng đó.

Rubi không ra chiêu trước, tự nhiên như thế, cho nên mọi sự nhận xét có tính tiêu cực của Dare đều là do cá nhân Dare làm ra mà thôi. Những nhận xét đó Rubi không nhận, cho nên Dare phải trưng nó ra trong chủ đề này mãi thế, nó sẽ theo mãi chủ đề này, nó không có tác dụng như ý Dare. Nhưng tóm lại, sự mạn đàm của Dare trong vấn đề của topic này có sự qua mặt một số "từ" trọng tâm. Và đó chính là điểm để Rubi tham gia phát biểu trong chủ đề này, rồi thì sau đó Rubi đối thoại theo các ý mà Dare chủ động khơi mào. Nhưng Dare lại cho rằng Rubi đi lạc đề; đâu phải Rubi lạc đề.

Rubi vẫn có thể đối thoại, và hạn chế tính chất miệt thị đối với người khác, mặc dù tất cả nếu đã có sự miệt thị thì đó chỉ là yếu tố phụ mà cái Tôi của Dare tự chiêu cảm. Sự thật, đa phần những cảm giác trong đối thoại đều là lẽ đương nhiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giang hồ học thuật hay võ lâm, ai lại đi áp đặt người khác sử dụng chiêu thức nào, binh khí nào, ngược lại, người ta rất coi trọng sử dụng đúng sở trường để tham dự. Dare và Nick Vuivui có chung một cái, đó là vấn đề miệt thị người khác nhưng thực chất chưa đến tầm, chưa đạt đến khả năng đó.

Rubi không ra chiêu trước, tự nhiên như thế, cho nên mọi sự nhận xét có tính tiêu cực của Dare đều là do cá nhân Dare làm ra mà thôi. Những nhận xét đó Rubi không nhận, cho nên Dare phải trưng nó ra trong chủ đề này mãi thế, nó sẽ theo mãi chủ đề này, nó không có tác dụng như ý Dare. Nhưng tóm lại, sự mạn đàm của Dare trong vấn đề của topic này có sự qua mặt một số "từ" trọng tâm. Và đó chính là điểm để Rubi tham gia phát biểu trong chủ đề này, rồi thì sau đó Rubi đối thoại theo các ý mà Dare chủ động khơi mào. Nhưng Dare lại cho rằng Rubi đi lạc đề; đâu phải Rubi lạc đề.

Rubi vẫn có thể đối thoại, và hạn chế tính chất miệt thị đối với người khác, mặc dù tất cả nếu đã có sự miệt thị thì đó chỉ là yếu tố phụ mà cái Tôi của Dare tự chiêu cảm. Sự thật, đa phần những cảm giác trong đối thoại đều là lẽ đương nhiên.

Rubi trao đổi mà cứ như đánh trận nhỉ. Này thì phát biểu của Rubi:

Phật học là Phật học, Phật giáo là Phật giáo.

Tức là:

Phật học không phải Tôn giáo

Phật học không phải Triết học

Phật học không phải Khoa học

Mà chỉ là những ngoại đạo này đồng hóa những kiến giải lĩnh vực với Phật học.

Phật học, Phật giáo là giác ngộ sự thật. Không có Tôn giáo nào tốt nhất mà chỉ có Sự thật.

Này thì câu hỏi của Dare:

Tham gia một chút với Rubi cho vui vậy: Rubi cho rằng Phật học không phải là Phật giáo, không phải là triết học, không phải là khoa học thì nó là cái gì?

Dare hỏi thêm để biết thế nào là Phật học và xem Rubi chơi chữ thế nào chứ đã có kết luận về sơ hở của Rubi gì đâu mà Rubi nhét chữ của mình vào mồm Dare này:

Phật học là Phật học, Phật giáo là Phật giáo nói như vậy thì không ai lại suy ra Phật học không phải Phật giáo. Nói vậy là để nhấn mạnh, để đầy đủ thêm, thế mà Dare nhanh nhẩu ngộ nhận đó là điểm sở hở, rồi viết thành sự sơ hở và cho đó là ý của tác giả, tâm lý phản biện như vậy thì rất dễ không khế hợp với chính tiêu chuẩn khoa học mà Dare đã khép góc.

Rồi thì một mớ lý luận từ trên trời rơi xuống của Rubi:

ĐỨC PHẬT

Nghĩ rằng có thể ĐỨC là Từ, Bi, Hỉ, Xả.

Phật là Toàn Giác

Nhưng Đức có thể có yếu tố khác nữa. Trong chùa thì thờ Đức Phật, chùa lại được xây ở trên những ngọn núi lớn, những nơi bảo địa. Núi lớn, Bảo địa ứng với sự Tài. Có tài thì lại phải có Đức để hóa giải cho nên trên núi phải thờ người có Đức, và như vậy không gì hơn là thờ Phật. Cũng vì nghĩa lý này mà có thể góp thêm yêu tố để quyết định gọi Người Toàn Giác là Đức Phật....

Nói thật là Dare cũng đôi lần nghe lý luận "Phật học là Phật học" nhưng nó không "tự nhiên muốn té ghế" như của Rubi thế này... nên dare mới thất vọng tràn trề mà cho Rubi vào "danh sách đen" của mình. Mong Rubi thông cảm. Dare đâu có "miệt thị" thì Rubi. Thế Dare xin lỗi Rubi về sự hiểu nhầm này nhé và mong kết thúc vấn đề Phật học ở đây. Thực tình mong rằng kết quả tranh luận là sự hiểu biết lẫn nhau chứ không phải sự miệt thị.

Để Dare đọc phần lý luận về tính Không của chú Thiên Sứ rồi Rubi vào trao đổi cho khỏi bị Dare nói là đi lan man ra ngoài nội dung của Dare.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi trao đổi mà cứ như đánh trận nhỉ. Này thì phát biểu của Rubi:

Này thì câu hỏi của Dare:

Dare hỏi thêm để biết thế nào là Phật học và xem Rubi chơi chữ thế nào chứ đã có kết luận về sơ hở của Rubi gì đâu mà Rubi nhét chữ của mình vào mồm Dare này:

Rồi thì một mớ lý luận từ trên trời rơi xuống của Rubi:

Nói thật là Dare cũng đôi lần nghe lý luận "Phật học là Phật học" nhưng nó không "tự nhiên muốn té ghế" như của Rubi thế này... nên dare mới thất vọng tràn trề mà cho Rubi vào "danh sách đen" của mình. Mong Rubi thông cảm. Dare đâu có "miệt thị" thì Rubi. Thế Dare xin lỗi Rubi về sự hiểu nhầm này nhé và mong kết thúc vấn đề Phật học ở đây. Thực tình mong rằng kết quả tranh luận là sự hiểu biết lẫn nhau chứ không phải sự miệt thị.

Để Dare đọc phần lý luận về tính Không của chú Thiên Sứ rồi Rubi vào trao đổi cho khỏi bị Dare nói là đi lan man ra ngoài nội dung của Dare.

Phật đạo là phải có sự thực hành, từ đó mà hông ngực lưu xuất bát nhã. Nếu không thực hành mà chỉ học thôi, mà lại cố tình đối thoại vượt khả năng thì sẽ có vấn đề, huống nữa là không hành, không học Phật.

Đối thoại đẩy đủ các ý vặt vặt thì không cần làm, cho nên là thôi. Nhưng vấn đề Rubi thấy là Dare mạn đàm/phản biện có qua mặt một số "từ", qua mặt, thứ nhất là dùng từ mà không phân tích, nhưng lại có kết luận liên quan đến từ đã dùng. Không phân tích mà có kết luận thì đó chính là điểm mâu thuẫn với sự phản biện/mạn đàm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare và Nick Vuivui có chung một cái, đó là vấn đề miệt thị người khác nhưng thực chất chưa đến tầm, chưa đạt đến khả năng đó.

Rubi này ! Cậu vào chủ đề này với tâm ý bất thiện. Người ta không trả lời với cậu là có ý nhắc cậu tự tôn trọng lấy mình. Nay cậu lại tuôn ra câu dở hơi như thế này. Chán cho cậu quá. Cậu nói chưa đến tầm ! Tầm nào vậy ? Phải chăng đó là cái Tầm Thái cực có hành thổ của cậu à ? Tư duy của cậu phải chăng thuộc loại tư duy mài đầu gối ! khiến cho cậu nghĩ ra, hay hiểu thái cực theo cái kiểu như vậy ? Nay lại còn "thở ra" cái câu không biết mình là ai nữa thì còn có thể nói chuyện được với ai !!!???

Thôi dẹp những thứ kiến thức ba lăng nhăng của cậu đi. Cậu muốn tranh luận phật học mà tôi thấy kiến thức về phật học của cậu chắp vá, luộm thuộm như thế thì tranh luận thế nào được !!! Cái gì mà nói Đạp Phât là Đạo Phật ! triết học là triết học ! Hử ? Thật cậu chẳng biết cái gì cả. Cậu không biết triết học phật giáo là cái gì cả à ? Sao ăn nói lăng nhăng vậy ?!

Chủ đề này là mạn đàm về định mệnh có thật hay không của Dare đưa ra trao đổi với anh Thiên Sứ. Cậu vào đây ăn nói lăng nhăng, chả có tý kiến thức nào phù hợp với chủ đề cả. Đi chỗ khác chơi đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi này ! Cậu vào chủ đề này với tâm ý bất thiện.

Nếu không phải là sự vu cáo thì đúng một nửa, một nửa còn lại là tâm ý bất ác. Không thiện, không ác mà vẫn có, đó là vô vi.

Rubi này ! Cậu vào chủ đề này với tâm ý bất thiện. Người ta không trả lời với cậu là có ý nhắc cậu tự tôn trọng lấy mình. Nay cậu lại tuôn ra câu dở hơi như thế này. Chán cho cậu quá. Cậu nói chưa đến tầm ! Tầm nào vậy ? Phải chăng đó là cái Tầm Thái cực có hành thổ của cậu à ? Tư duy của cậu phải chăng thuộc loại tư duy mài đầu gối ! khiến cho cậu nghĩ ra, hay hiểu thái cực theo cái kiểu như vậy ? Nay lại còn "thở ra" cái câu không biết mình là ai nữa thì còn có thể nói chuyện được với ai !!!???

Thôi dẹp những thứ kiến thức ba lăng nhăng của cậu đi. Cậu muốn tranh luận phật học mà tôi thấy kiến thức về phật học của cậu chắp vá, luộm thuộm như thế thì tranh luận thế nào được !!! Cái gì mà nói Đạp Phât là Đạo Phật ! triết học là triết học ! Hử ? Thật cậu chẳng biết cái gì cả. Cậu không biết triết học phật giáo là cái gì cả à ? Sao ăn nói lăng nhăng vậy ?!

Chủ đề này là mạn đàm về định mệnh có thật hay không của Dare đưa ra trao đổi với anh Thiên Sứ. Cậu vào đây ăn nói lăng nhăng, chả có tý kiến thức nào phù hợp với chủ đề cả. Đi chỗ khác chơi đi.

Như vậy Rubi không phải là thù dai vô cớ, mà rõ ràng nick Vuivui mỗi ngày càng nói thêm những lời không tương xứng với một vị được gọi là Thầy trong giới lý thuyết ứng dụng Đạo giáo.

Phật học thì không nói là kiến giải tạp hay không tạp mà là yếu chỉ. Nắm được yếu chỉ thì nói không có sợ sai, vẫn là Trí tuệ và Từ bi để hóa giải sự Ngu si (vô minh) và Ác độc. Thử xem, lời nói của Vuivui có đúng là Ác độc hay không ? Chứ đừng có bảo rằng như thế là tạo ra sự tương tác làm cho sự nghiên cứu có bước tiến phát triển.

Lời nói thì vốn là rỗng không, vì thế dù dùng bao nhiêu lời nói để miệt thị người khác thì cũng là rỗng thôi. Đồng thời, trong sự rỗng thì muôn sắc thái hiển bày, gọi là chân lý hiển bày muôn cảnh sắc, tâm ác thì chân lý sẽ hóa hiện ra cái ác, tâm thiện thì chân lý hóa hiện ra cái thiện. Đâu ngờ, dù cho qua mặt được tri kỷ, tri âm nhưng không qua mặt được chân lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi này ! Cậu vào chủ đề này với tâm ý bất thiện. Người ta không trả lời với cậu là có ý nhắc cậu tự tôn trọng lấy mình. Nay cậu lại tuôn ra câu dở hơi như thế này. Chán cho cậu quá. Cậu nói chưa đến tầm ! Tầm nào vậy ? Phải chăng đó là cái Tầm Thái cực có hành thổ của cậu à ? Tư duy của cậu phải chăng thuộc loại tư duy mài đầu gối ! khiến cho cậu nghĩ ra, hay hiểu thái cực theo cái kiểu như vậy ? Nay lại còn "thở ra" cái câu không biết mình là ai nữa thì còn có thể nói chuyện được với ai !!!???

Thôi dẹp những thứ kiến thức ba lăng nhăng của cậu đi. Cậu muốn tranh luận phật học mà tôi thấy kiến thức về phật học của cậu chắp vá, luộm thuộm như thế thì tranh luận thế nào được !!! Cái gì mà nói Đạp Phât là Đạo Phật ! triết học là triết học ! Hử ? Thật cậu chẳng biết cái gì cả. Cậu không biết triết học phật giáo là cái gì cả à ? Sao ăn nói lăng nhăng vậy ?!

Chủ đề này là mạn đàm về định mệnh có thật hay không của Dare đưa ra trao đổi với anh Thiên Sứ. Cậu vào đây ăn nói lăng nhăng, chả có tý kiến thức nào phù hợp với chủ đề cả. Đi chỗ khác chơi đi.

Cõ lẽ, từ khi Rubi công bố nội dung xây dựng và chỉnh lý lý thuyết cơ bản của lý học thì Vuivui đã cho đó chính là tâm bất thiện rồi. Nếu Vuivui có xuất bản được những tập sách mà tự mình tâm đắc, thì cũng không nên có thành kiến như thế. Tất nhiên, những nội dung Rubi công bố tư do, nói riêng là có tác động tới công trình lý học của Vuivui, và tất nhiên là nói chung trong giới lý học.

Thái cực hành thổ ? Có không phải là Là

Rubi chỉ đã nói Hành thổ là Thái cực, gọi là Thái Cực Thổ. Nói hệ thống một chút là Nhỏ, Lớn, và Lớn Nhất. Nhỏ tức là Thiếu, Lớn tức là Thái, Lớn nhất là Thái cực. Nói vậy để độc giả biết thêm. Nếu không thì Vuivui hết chửi rủa rồi lại nói sai trại cái kết quả phát kiến của Rubi. Người bất thiện với người thì thường thấy, dễ thấy, còn người bất thiện với chính cái sở học của mình thì lại rất tự khó thấy.

Nói chung, một số vị lớn tuổi trong giới ngoại đạo thường cho rằng vì ngoại đạo làm mất lòng Rubi cho nên Rubi có thành kiến và chạy đi phản biện cái học của ngoại đạo. Nhưng thật chất, đó là cái ý nghĩ rất vô lý, người lớn đã có tập khí chung như vậy thì sao hậu học không cảnh giác cho được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

... Sự thật, đa phần những cảm giác trong đối thoại đều là lẽ đương nhiên.

Rubi nói như vậy thì cũng phải nói rõ thêm, vi sao phải nói rõ ? vì sau khi nói thì lại thấy nick Vuivui đối thoại theo cách miệt thị. Miệt như vậy để cho Rubi có cảm giác chăng ? Nếu vậy thì lầm.

Cảm giác này liên quan đến sự thật, và tùy theo sự tỉnh giác của độc giả, tất nhiên cả Rubi. Người có tướng trạng mê thì nói lời mê, nói lời mê thì sẽ chiêu cảm cảm giác tương ứng khi độc giả có đối thoại hồi âm. Người có tướng giác thì nói lời giác, nói lời giác thì sẽ hóa giải được sự miệt thị của độc giả.

Lại cũng thêm, Vuivui và một số độc giả cho rằng những cái Rubi đã nói ra có sự rời rạc. Đúng là rời rạc, nhưng đó là cách nói rời rạc, như là đại cương, dựa vào đó mà lý giải ra rồi bổ xung đầy đủ thì có lẽ sẽ giao ánh liên đài, trùng trùng khởi hiện. Tức là như vậy, rất khác với sự rời rạc đơn thuần.

E rằng, đằng sau sự rời rạc của Rubi, nhất vấn đề phát kiến lý học thì sẽ có nhiều độc giả có ý tưởng đầu tư nghiên cứu, trát phẳng đắp phào, tô màu bôi sơn cho những cái rời rạc đó....từ đó suy ra được, cái mật thì có hệ thống, có triển vọng, cái hiển thì rời rạc mà ai có mắt đều nhận được ánh sáng từ nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái cậu Rubi này càng nói càng dở. Mà lại cứ thích dông dài.

Khi cậu nói Hành Thổ là Thái cực, mà Tôi viết thành Thái cực có hành Thổ thì đúng là may cho cậu quá ! Thế mà cậu cũng không hiểu, lại đòi sửa. Thôi thì cũng khen cho cái sự trung thực của cậu. Nhưng tôi ngờ rằng, do cậu không hiểu chính những điều cậu phát biểu nên mới tồ tồ tự sửa ra như thế. Nhưng nay cậu đã viết cơ sở cái lý thuyết của cậu như thế thì cũng phải cho cậu biết thêm chút ít cái câu ấy có ý nghĩa thế nào !!!

Cậu có biết Hành là gì không ? Và ngũ hành là như thế nào không ? mà cậu dám tách riêng cái hành Thổ ra, cho nó thành "con gà mái" đẻ ra quả trứng - để xây dựng lý thuyết của cậu ? Để rồi cậu đứng ở hành thổ mà "nhìn xem" cái hành thổ ấy nó đẻ ra đủ những thứ mà cậu nghĩ ra chăng ? Thể hiện cậu chẳng hiểu cái quái gì cả !!! Hành thổ là một trong 5 hành, người xưa mới gọi là ngũ hành cậu ạ ! Chúng ngang vai với nhau. Cậu tách nó ra, cho nó "làm mẹ" thì nó chỉ có ĐẺ được thôi, thế thì cái gọi là Hỏa sinh Thổ thì cậu quên nó rồi à ? Ngang vai là gì ? cậu có biết không ? Là có sinh thì có được sinh, có sinh thì có khắc. Cậu vứt cái quyền được sinh mà cậu bắt nó chỉ được sinh, thì nó gầy tong teo, nó già cỗi nó cũng phải chết, lúc ấy cậu lấy đâu ra hành thổ để mà Hành nó nữa, hử ?!

Thôi, cậu về học lại đi. Nhưng mà tư duy của cậu như thế, tôi cho rằng cậu có học lại bao nhiêu cũng vô ích. Bỏ bút đi cày, có khi lại còn có ích cho cậu hơn. Tôi khuyên cậu thành thật đó.

Mà cũng thật chán cho cậu, khi cậu nói:

Lời nói thì vốn là rỗng không, vì thế dù dùng bao nhiêu lời nói để miệt thị người khác thì cũng là rỗng thôi. Đồng thời, trong sự rỗng thì muôn sắc thái hiển bày, gọi là chân lý hiển bày muôn cảnh sắc, tâm ác thì chân lý sẽ hóa hiện ra cái ác, tâm thiện thì chân lý hóa hiện ra cái thiện. Đâu ngờ, dù cho qua mặt được tri kỷ, tri âm nhưng không qua mặt được chân lý.

Cậu biết lời nói vốn là trống rỗng ! thì sao cậu vẫn lăng nhăng nói gì mà nhiều thế ? Người ta viết một bài ngắn, cậu tuôn ra hàng mấy bài dài thòng ? Mà cậu có hiểu thế nào là chân lý không nhỉ ? Khi Phật tử thường nhắc câu: Sắc tức thị không, không tức thi sắc !! Hỏi cậu, chân lý ở đâu ? Cậu có hiểu được câu cậu nói : Dù cho qua mặt được tri kỷ, tri âm nhưng không qua được chân lý ? Nay hỏi cậu. Chân lý mà cậu nói tới là gì ? Nó "đứng" ở đâu trong cái cách ngôn ấy của cậu ?

Cậu còn viết linh tinh nữa. Nhưng cậu có giỏi thì cứ trao đổi thẳng mấy câu tôi nói với cậu. Chứ đừng nói lăng nhăng, làm mất thời giờ của người đọc nữa, nghe chưa !!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái cậu Rubi này càng nói càng dở. Mà lại cứ thích dông dài.

Khi cậu nói Hành Thổ là Thái cực, mà Tôi viết thành Thái cực có hành Thổ thì đúng là may cho cậu quá ! Thế mà cậu cũng không hiểu, lại đòi sửa. Thôi thì cũng khen cho cái sự trung thực của cậu. Nhưng tôi ngờ rằng, do cậu không hiểu chính những điều cậu phát biểu nên mới tồ tồ tự sửa ra như thế. Nhưng nay cậu đã viết cơ sở cái lý thuyết của cậu như thế thì cũng phải cho cậu biết thêm chút ít cái câu ấy có ý nghĩa thế nào !!!

Cậu có biết Hành là gì không ? Và ngũ hành là như thế nào không ? mà cậu dám tách riêng cái hành Thổ ra, cho nó thành "con gà mái" đẻ ra quả trứng - để xây dựng lý thuyết của cậu ? Để rồi cậu đứng ở hành thổ mà "nhìn xem" cái hành thổ ấy nó đẻ ra đủ những thứ mà cậu nghĩ ra chăng ? Thể hiện cậu chẳng hiểu cái quái gì cả !!! Hành thổ là một trong 5 hành, người xưa mới gọi là ngũ hành cậu ạ ! Chúng ngang vai với nhau. Cậu tách nó ra, cho nó "làm mẹ" thì nó chỉ có ĐẺ được thôi, thế thì cái gọi là Hỏa sinh Thổ thì cậu quên nó rồi à ? Ngang vai là gì ? cậu có biết không ? Là có sinh thì có được sinh, có sinh thì có khắc. Cậu vứt cái quyền được sinh mà cậu bắt nó chỉ được sinh, thì nó gầy tong teo, nó già cỗi nó cũng phải chết, lúc ấy cậu lấy đâu ra hành thổ để mà Hành nó nữa, hử ?!

Thôi, cậu về học lại đi. Nhưng mà tư duy của cậu như thế, tôi cho rằng cậu có học lại bao nhiêu cũng vô ích. Bỏ bút đi cày, có khi lại còn có ích cho cậu hơn. Tôi khuyên cậu thành thật đó.

Nói rằng Vuivui được gọi là Thầy trong lĩnh vực lý học, đó cũng gọi là tạm gọi thế.

Bàn về lý thuyết cơ bản là phải có hệ thống chứ nói một hồi mà chưa chỉ ra được hệ thống thì đều không thể chấp nhận, thực tế đó thì không có chỗ để chấp nhận đâu. Và khi nói thì không nên lấy cái ngã, ta đây đang là Thầy, đang dạy chữ dạy nghĩa cho người để mà bám vào đó, cỗ giữ lấy cái danh bất chấp mọi sự. Còn dính mắc thì không nên bàn, đã bàn thì đừng dính mắc.

Rubi đã nói là Nhỏ, Lớn, và Lớn Nhất, rồi cũng đã chỉ ra sự bảo toàn Tượng, Số. Vì thế, không cần phải sợ cái lý ngang vai hay không ngang vai xen vô. Bây giờ nói Hỏa sinh Thổ, vậy thì hãy nạp cái 5 vào trong cái 8, đảm bảo bí cực kỳ, chỗ này mà giảng giải cho các học trò của Vuivui được thì không biết là nghe có thông hay không, cho nên hãy bỏ đi cái thói áp đặt sự hành động ra làm sao cho người đang đối thoại.

Sách xưa, về lý thuyết cơ bản, cho đến nay có hiển lộ một hệ thống hay là không còn chưa ai khẳng định được, vậy thì Vuivui mất đi cái nền tảng để khuyên răn người khác nên hay không nên làm cái gì đối với vấn đề lý thuyết cơ bản của lý học. Có lẽ, bản thân Vuivui cũng là không bằng cấp trong lĩnh vực lý học này. Không bằng cấp thì sẽ là trái đạo nếu hành động vượt khỏi tư cách, vậy thì không nên dạy đạo như thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mà cũng thật chán cho cậu, khi cậu nói:

Cậu biết lời nói vốn là trống rỗng ! thì sao cậu vẫn lăng nhăng nói gì mà nhiều thế ? Người ta viết một bài ngắn, cậu tuôn ra hàng mấy bài dài thòng ? Mà cậu có hiểu thế nào là chân lý không nhỉ ? Khi Phật tử thường nhắc câu: Sắc tức thị không, không tức thi sắc !! Hỏi cậu, chân lý ở đâu ? Cậu có hiểu được câu cậu nói : Dù cho qua mặt được tri kỷ, tri âm nhưng không qua được chân lý ? Nay hỏi cậu. Chân lý mà cậu nói tới là gì ? Nó "đứng" ở đâu trong cái cách ngôn ấy của cậu ?

Cậu còn viết linh tinh nữa. Nhưng cậu có giỏi thì cứ trao đổi thẳng mấy câu tôi nói với cậu. Chứ đừng nói lăng nhăng, làm mất thời giờ của người đọc nữa, nghe chưa !!!

Lời nói vốn là trống rỗng, thế mà Vuivui lại bị bệnh xuất ngôn miệt thị, đó là chấp vào lời nói một cách mê muội, và độc giả nếu mê muội thì sẽ bị tương tác. Cho nên như vậy, đối với người giác thì sự xuất ngôn miệt thị của Vuivui bị mất tác dụng và phản tác dụng, ứng với sự phun trời ướt mặt.

Vuivui, Sắc tức không, nói ra đây chắc là khoe ta đây cũng Phật học hở ?

Sắc tức Không là thanh kiếm bén, chặt bay sự miệt thị ngay đây. Cho nên đã xuất ngôn miệt thị thì hãy phản quan tự kỷ khi nói đến Sắc tức Không.

Dính mắc vào cái hão dãnh, trói buộc nói vào mình để mà bảo thủ, thì dễ qua mặt tri kỷ, tri âm lắm. Và mọi sự không vượt ra ngoài nhân quả, cho nên không thể qua mặt chân lý. Chân lý ở đây, là lý sự không hai, cái sự xuất ngôn đối thoại ra làm sao thì đó chính là sự hiển bày biến hóa của chân lý, cho nên khỏi cần lý luận về văn tự chân lý làm gì, để rồi lại mổ sẻ cả chân lý nữa thì còn gì là chân lý.

Lời nói vốn là rỗng không, lời nói vốn là diệu dụng, cho nên Không và Dụng song hành. Chẳng biết được Không nên Dụng phản Dụng.

Dụng Không Dụng.

Dụng phi Dụng.

Không Bát Nhã mà đòi chặt, đòi chém thì đó là lông rùa sừng thỏ. Cho nên muốn phản, muốn biện thì đều phải "Kiếm sắt lượt bay".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thôi nhé, Tôi nói chuyện với cậu vài câu là để cho thiên hạ biết cái tư duy mài đầu gối của cậu. Đến đây thế là đủ rồi. Cậu dù có cay cú đến mấy thì học thuật cũng không có tiến bộ được. Lý thuyết của cậu đem quăng vào sọt rác đi !

Chúc cậu đủ dũng cảm đem quăng cái lý thuyết đó vào sọt rác. Còn nếu cậu muốn đưa nó lên bàn thời thì đó là việc cá nhân của cậu.

Chào, hẹn đừng gặp lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo em thì anh vuivui & bạn Rubi cũng không cần nên viết qua lại như vầy nữa cho bớt căng thẳng. Lý học & Kinh sách Đức Phật, theo em không phải ai cũng hiểu giống nhau dù đọc cùng một cuốn sách. Trước đây em cũng không hiểu tại sao...?! Giờ đây mới cảm nhận thấy rằng, theo cách nói của Kinh sách, do căn cơ của mỗi người là khác nhau nên dẫn tới sự hiểu khác nhau nhiều như vậy.

Với học thuyết ADNH do tính thất truyền & tam sao thất bản nhiều, nhưng kinh sách Đức Phật để lại, theo em, là tương đối đầy đủ. Đọc & sống theo Kinh sách của Đức Phật chỉ dạy nếu thấy thân tâm an lạc, giảm tham, sân, si cũng là hiểu đúng ít nhiều về Lời của Đức Phật dạy rồi!

Chúc Anh vuivui & bạn Rubi một ngày làm việc vui vẻ!

Achau!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo em thì anh vuivui & bạn Rubi cũng không cần nên viết qua lại như vầy nữa cho bớt căng thẳng. Lý học & Kinh sách Đức Phật, theo em không phải ai cũng hiểu giống nhau dù đọc cùng một cuốn sách. Trước đây em cũng không hiểu tại sao...?! Giờ đây mới cảm nhận thấy rằng, theo cách nói của Kinh sách, do căn cơ của mỗi người là khác nhau nên dẫn tới sự hiểu khác nhau nhiều như vậy.

Với học thuyết ADNH do tính thất truyền & tam sao thất bản nhiều, nhưng kinh sách Đức Phật để lại, theo em, là tương đối đầy đủ. Đọc & sống theo Kinh sách của Đức Phật chỉ dạy nếu thấy thân tâm an lạc, giảm tham, sân, si cũng là hiểu đúng ít nhiều về Lời của Đức Phật dạy rồi!

Chúc Anh vuivui & bạn Rubi một ngày làm việc vui vẻ!

Achau!

Đoạn sau thì bác Achau nói nghe có lý rồi. Nhưng đoạn đầu thì dare không đồng ý khi áp vào cuộc tranh luận này. Kinh Phật mỗi người hiểu theo "căn cơ" ở các mức khác nhau thì có thể đúng, nhưng không đánh đồng được với việc hiểu sai và đúng, đó là ngụy biện

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thôi nhé, Tôi nói chuyện với cậu vài câu là để cho thiên hạ biết cái tư duy mài đầu gối của cậu. Đến đây thế là đủ rồi. Cậu dù có cay cú đến mấy thì học thuật cũng không có tiến bộ được. Lý thuyết của cậu đem quăng vào sọt rác đi !

Chúc cậu đủ dũng cảm đem quăng cái lý thuyết đó vào sọt rác. Còn nếu cậu muốn đưa nó lên bàn thời thì đó là việc cá nhân của cậu.

Chào, hẹn đừng gặp lại.

Hì hì, tới đây mà đối thoại thì e là mắc bẫy phạm qui diễn đàn.

Cái học của Rubi về lý học đã đến tầm không bị các Học Giả Lý Học đánh lừa, điều này quan trọng đối với một người theo Phật đạo. Còn đem thờ hay cho vào sọt rác cái sự phát kiến lý học, theo ý áp đặt của Vuivui thì đều thiên lệch.

Có thể đánh lừa Thiên hạ, có thể đánh lừa Tri âm, Tri kỷ, có thể đánh lừa chính mình, nhưng không thể qua mặt chân lý. Lời nói của Vuivui sẽ hao đi tài đức của bản thân, chỉ là khi nhân duyên hội đủ thì mới phải chịu lấy quả báo. Cái lợi ích đối thoại với Vuivui là Rubi nhận định được con người khi bị học thuật tri phối, bị sở học tri phối, đó là ví dụ riêng nhưng có lẽ cũng là tình trạng chung, hơn thế nữa đó là sự ảnh hưởng mặt trái văn hóa giữa các nước theo học thuật này.

Muốn có một hệ thống lý thuyết cơ bản về lý học, mỗi nước phải tự xây dựng lấy, mỗi người phải tự xây dựng lấy. Cái đúng không từ trên trời rơi xuống, cái sai cũng vậy. Cho nên Rubi cũng khởi tâm, thông cảm với Vuivui đã phải đối thoại phát ngôn như thế. Như thế là như thế thôi, không cần phải nói đó là những lời nói này hay kia, tính chất thế nào.

Vuivui cũng là huyễn, Rubi cũng là huyễn, nên viễn ly huyễn thì mới có thể hóa giải những gì đã diễn ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong học thuật thì không cho phép LOANH QUANH VÀ DỐI TRÁ. Đứng trước những vấn đề được đặt ra, những thách thức được đưa ra đối với lý thuyết của mình đang xây dựng thì phải nghiêm túc trả lời, và phải trả lời thẳng vào nội dung của vấn đề đó. Bất cứ ai, cho dù kiến thức cao hay thấp, khi đã quan tâm đến học thuật đều không thể chấp nhận được cái lối quanh co, dùng ngôn ngữ lấp liếm, vòng vo tam quốc để đánh trống lảng, không dám đối diện với các vấn đề được đưa ra. Một kiến thức như thế, một thái độ như vậy. Không có chuyện nói hiểu khác nhau ở đây, mà chỉ có chuyện Sai ! Hoàn toàn phải được xem là Sai. Sai từ luận thuyết đến thái độ. Do bởi trình độ không có mà tham vọng quá nhiều, khiến mình vọng tưởng, không biết mình là ai. Tự huyễn hoặc mình. Kiến thức không có , khả năng tư duy cũng không có. Vì thế, sản pharm tri thức của những loại tư duy này. Những người mong muốn có những nhận thức đúng đắn nên tránh xa. Cho dù chúng ta cũng không khó nhìn ra những sự nhố nhăng của các loại tư duy này. Song chúng cũng làm chúng ta mất thời gian vô ích.

Thà để thời gian đó vào những việc thư giãn tốt hơn là đọc những loại lý thuyết nhăng cuội này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong tranh luận học thuật cần trả lời thẳng vào câu hỏi của người đặt vấn đề với luận cứ của mình. Tôi tán thành điều này.

Bác Vuivui đã đặt vấn đề về Thái Cực là hành thổ là sai và đã đưa ra lập luận của mình. Tôi nghĩ Rubi nên minh định xem Thái Cực có đúng là hành Thổ không? Nếu nó là Thổ thì cái gì sinh ra nó? Theo Lý học thì là Hỏa sinh Thổ. Vậy Hỏa có trước Thái cực chăng?

Trong học thuật thì không cho phép LOANH QUANH VÀ DỐI TRÁ. Đứng trước những vấn đề được đặt ra, những thách thức được đưa ra đối với lý thuyết của mình đang xây dựng thì phải nghiêm túc trả lời, và phải trả lời thẳng vào nội dung của vấn đề đó. Bất cứ ai, cho dù kiến thức cao hay thấp, khi đã quan tâm đến học thuật đều không thể chấp nhận được cái lối quanh co, dùng ngôn ngữ lấp liếm, vòng vo tam quốc để đánh trống lảng, không dám đối diện với các vấn đề được đưa ra. Một kiến thức như thế, một thái độ như vậy. Không có chuyện nói hiểu khác nhau ở đây, mà chỉ có chuyện Sai ! Hoàn toàn phải được xem là Sai. Sai từ luận thuyết đến thái độ. Do bởi trình độ không có mà tham vọng quá nhiều, khiến mình vọng tưởng, không biết mình là ai. Tự huyễn hoặc mình. Kiến thức không có , khả năng tư duy cũng không có. Vì thế, sản pharm tri thức của những loại tư duy này. Những người mong muốn có những nhận thức đúng đắn nên tránh xa. Cho dù chúng ta cũng không khó nhìn ra những sự nhố nhăng của các loại tư duy này. Song chúng cũng làm chúng ta mất thời gian vô ích.

Thà để thời gian đó vào những việc thư giãn tốt hơn là đọc những loại lý thuyết nhăng cuội này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong học thuật thì không cho phép LOANH QUANH VÀ DỐI TRÁ. Đứng trước những vấn đề được đặt ra, những thách thức được đưa ra đối với lý thuyết của mình đang xây dựng thì phải nghiêm túc trả lời, và phải trả lời thẳng vào nội dung của vấn đề đó. Bất cứ ai, cho dù kiến thức cao hay thấp, khi đã quan tâm đến học thuật đều không thể chấp nhận được cái lối quanh co, dùng ngôn ngữ lấp liếm, vòng vo tam quốc để đánh trống lảng, không dám đối diện với các vấn đề được đưa ra. Một kiến thức như thế, một thái độ như vậy. Không có chuyện nói hiểu khác nhau ở đây, mà chỉ có chuyện Sai ! Hoàn toàn phải được xem là Sai. Sai từ luận thuyết đến thái độ. Do bởi trình độ không có mà tham vọng quá nhiều, khiến mình vọng tưởng, không biết mình là ai. Tự huyễn hoặc mình. Kiến thức không có , khả năng tư duy cũng không có. Vì thế, sản pharm tri thức của những loại tư duy này. Những người mong muốn có những nhận thức đúng đắn nên tránh xa. Cho dù chúng ta cũng không khó nhìn ra những sự nhố nhăng của các loại tư duy này. Song chúng cũng làm chúng ta mất thời gian vô ích.

Thà để thời gian đó vào những việc thư giãn tốt hơn là đọc những loại lý thuyết nhăng cuội này.

Cái tướng của Vuivui không có được phúc hậu, vì lời nói ngộ nhận rất nhiều. Bản thân ngôn ngữ của Vuivui còn thật sự dưới tầm Rubi mặc dù nghịch lý là Vuivui lớn tuổi hơn Rubi. Lớn tuổi hơn thì ham đấu danh, đấu lực, đầu tài, đấu tiền, và đấu trí. Cái vấn đề cuộc sống này là nói chung, vì thế Vuivui không đi vòng qua được cái hố đó và dẫn đến một sự ngộ nhận, ác ý, bảo thủ và tranh dành thiên hạ.

Thật ra, sự thể hiện ngôn ngữ để mà nhận định, sự nhận định của Vuivui về Rubi, cái sự đó của Vuivui thiên lệch hoàn toàn, và hoàn toàn đó chính là Vuivui tự nhận định mình mà Rubi chỉ là vô tình ở trung gian mà thôi, qua Rubi thì độc giả thấy được một Vuivui như thế nào. Vuivui có thể qua mặt được người trong giới lý học đồng đạo đồng môn song hòng có thể qua mặt được độc giả có kiến thức Phật học.

Lý Thuyết Nhăng Cuội, cái này Vuivui nói ra, tất cả chỉ là muốn bịt miệng bịt mắt độc giả và Rubi mà thôi. Vuivui bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sự vô tình tác động của lý thuyết cơ bản Rubi, đó là lẽ đương nhiên. Và cách đối thoại dùng từ của Vuivui không đáng để Rubi trả lời, nếu trả lời thì tương ứng với sự "thưởng thức ẩm thực bên cạnh đống rác". Nói như vây, không phải là miệt thị mà là một sự so sánh cần có.

Thử hỏi Dare xem, Dare có trả lời vấn đề trong một mớ những ngôn từ tiêu cực của người lớn "Lớn tuổi hơn thì ham đấu danh, đấu lực, đầu tài, đấu tiền, và đấu trí". Huyễn.

Share this post


Link to post
Share on other sites