daretolead

Mạn Đàm Về "định Mệnh Có Thật Hay Không?"

357 bài viết trong chủ đề này

Dare xin được tiếp tục. Đầu tiên dare sẽ tiến hành đánh giá xem các lý luận trong bài viết "Định mệnh có thật hay không" - và chỉ giới hạn ở phần đề cập đến phạm trù ý thức và vật chất - đang ở mức bao nhiêu trong thang đo tiêu chuẩn mà Dare đã nêu ở bài viết trước. Xin tham khảo lại nội dung các phần liên quan:

Dare không biết các bài viết này có phải là phiên bản chính thức của tiểu luận của chú Thiên Sứ hay không? Nếu đúng là phiên bản chính thức thì dare xin đưa ra nhận xét:

Dare cho rằng các lý luận trong phần 8 chủ yếu sẽ được xếp vào cửa số 4 - cảm tính (xúc cảm).

Các lý luận trong phần 9 được dare xếp vào cửa số 6 - linh cảm. Một số suy luận ở cửa số 3 - thời gian.

Các lý luận trong phần 10 đã tương đối phức tạp hơn, nhưng cũng chỉ đạt đến (nếu cho điểm một cách cởi mở) cửa số 15 - nhất quán cục bộ.

Dare sẽ bàn về các LLSL sau khi đi vào chi tiết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare xin được tiếp tục. Đầu tiên dare sẽ tiến hành đánh giá xem các lý luận trong bài viết "Định mệnh có thật hay không" - và chỉ giới hạn ở phần đề cập đến phạm trù ý thức và vật chất - đang ở mức bao nhiêu trong thang đo tiêu chuẩn mà Dare đã nêu ở bài viết trước. Xin tham khảo lại nội dung các phần liên quan:

Dare không biết các bài viết này có phải là phiên bản chính thức của tiểu luận của chú Thiên Sứ hay không? Nếu đúng là phiên bản chính thức thì dare xin đưa ra nhận xét:

Dare cho rằng các lý luận trong phần 8 chủ yếu sẽ được xếp vào cửa số 4 - cảm tính (xúc cảm).

Các lý luận trong phần 9 được dare xếp vào cửa số 6 - linh cảm. Một số suy luận ở cửa số 3 - thời gian.

Các lý luận trong phần 10 đã tương đối phức tạp hơn, nhưng cũng chỉ đạt đến (nếu cho điểm một cách cởi mở) cửa số 15 - nhất quán cục bộ.

Dare sẽ bàn về các LLSL sau khi đi vào chi tiết.

Chào Dare,

Là người có đọc tiểu luận này nhiều lần và cũng là người quen thuộc với các tiêu chí Dare đưa ra tôi xin lưu ý Dare như sau. Phần trích dẫn của Dare nêu rõ: "Không phải tất cả những gì được gọi là "tiêu chuẩn chân lý" đều có giá trị và hiệu lực như nhau. Một số thì thoả đáng, số khác thì đáng được nghi vấn. Các tiêu chuẩn đề cập bên dưới đây, không phải được chọn theo cơ sở giá trị và hiệu lực, đúng hơn là theo quan niệm đại chúng. Tuy nhiên, theo cách đánh giá của giới học giả, chúng được xem là thông dụng và gần gũi nhất." Nói cách khác nếu một lý luận nào đó phù hợp với một số tiêu chí hoặc tất cả các tiêu chí này thì cũng chưa kết luận được nó đúng hay sai. Đây chỉ là một cái lưới lọc thô sơ để giúp chúng ta phân loại sỏi đá dễ dàng, nhưng không thể đong được nước chưa nói gì đến những khái niệm như khí ( đây là tôi ví von, Dare tự hiểu - thêm một ví von nữa là đối với con cá thì nước "không" tồn tại)

Cho nên khi dùng lưới lọc này thì cuối cùng vẫn cần đến trình độ nhận thức của chủ thể. Tước bỏ đi nhận thức của chính mình thì dễ rơi vào cảnh 'sờ voi'.

Vài lời chia sẻ từ kinh nghiệm, không tự cho là đúng

Trân trọng

Thế Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Thế Trung đã chia sẻ.

Dare chỉ có thể xếp những lý luận của Thế Trung vào cửa số 6 - linh cảm.

Thế Trung lưu ý rằng:

17. Kết cấu chặt chẽ

Xét trên phương diện của một tiêu chuẩn chân lý, kết cấu chặt chẽ nói đến sự lý giả nhất quán và có tính hệ thống đối với toàn bộ sự kiện thuộc về kinh nghiệm và tri thức. Để đảm bảo tiêu chuẩn này, người ta phải sắp xếp tất cả các sự kiện vào đúng vị trí, sao cho chúng thể hiện được mối tương quan với nhau một cách nhất quán và chặt chẽ như những bộ phận hữu cơ của một tổng thể thống nhất. Bất kỳ sự kiện nào được đề cập đến phải được lý giải thoả đáng, được đặt vừa khớp trong hệ thống tổng thể ấy. Chỉ những cách lý giải nào thoả mãn tối đa các yêu cầu của kết cấu tổng thể mới có thể được xem là thoả đáng.

Trong số các tiêu chuẩn được đề cập đến ở trên, kết cấu chặt chẽ là yếu tố thoả mãn các yêu cầu kiểm chứng chân lý một cách đầy đủ nhất. Nó bao hàm các đặc tính cần thiết: lý lẽ, hệ thống, tổng thể, tương quan và nhất quán. Rõ ràng, giới hạn của tiêu chuẩn này, không thuộc về khiếm khuyết của nó, chính là giới hạn của con người (hay nói cách khác, sự bất lực của con người) trong việc thu thập toàn bộ kinh nghiệm về thế giới thực tại. Chỉ có trí tuệ ?othông suốt mọi sự? mới sở hữu được khối tri thức khổng lồ ấy.

Do vậy, con người phải tự bằng lòng với vốn tri thức sẵn có ở thời điểm hiện tại, với những gì được chứng minh là chân xác theo chuẩn mực ?ocó khả năng gắn kết chặt chẽ nhất? đối với kinh nghiệm tri thức trong điều kiện hiện tại.

Những ai muốn phản bác tiêu chuẩn này sẽ tự đặt mình vào tình thế bất lợi về mặt lý luận. Rõ ràng, phản bác trực tiếp bằng cách biện minh cho cái gì đó phi kết cấu hay thiếu chặt chẽ thì thật bất hợp lý. Hơn nữa, để đề xuất một tiêu chuẩn thoả đáng hơn, người ta không thể tránh được việc vận dụng tiến trình suy lý một cách có hệ thống (biện minh cho sự phi lý là một điều vô nghĩa), chính điều này buộc người lý giải phải vận dụng yếu tố ?ogắn kết chặt chẽ các sự kiện? ?" nói cách khác, thừa nhận yếu tố ấy như một tiêu chuẩn chân lý.

Cuối cùng, vấn đề còn nằm trong vòng bàn cãi là liệu có khả năng nhiều hệ thống kết cấu, bao gồm toàn bộ kinh nghiệm tri thức của con người, tồn tại song song với nhau?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Thế Trung đã chia sẻ.

Dare chỉ có thể xếp những lý luận của Thế Trung vào cửa số 6 - linh cảm.

Thế Trung lưu ý rằng:

Linh cảm có thể đồng hành với sự thông minh và khôn ngoan, không giống như khôn lỏi thường đồng hành với sự lanh lợi. Khôn lỏi thì đôi khi có thể con người ta đạo lý đạo văn rồi lại đi tranh hùng đấu đảm, kể cả trong giới học thuật hay là võ lâm. Ví như Quốc sư Thổ phiên Cưu Ma Chí, học trộm được 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm rồi lại huyênh hoang đến Thiếu Lâm Tự để thi công đấu lực, đấu thua thì lại dùng ám khí sát hại đối phương.

Nếu thực tế, một là đã đảm bảo được môi trường học thuật đã được thanh lọc, hoặc hai là nhìn ra được ai là học giả ai là giả học thì khi này ngay thẳng phản biện mới có thể có một kết thúc viên mãn. Học giả nghiên cứu thì có sai có đúng, còn giả học thì chỉ có đúng mà không có sai, cái nào là dịch cái nào chẳng phải dịch ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

17. Kết cấu chặt chẽ

Xét trên phương diện của một tiêu chuẩn chân lý, kết cấu chặt chẽ nói đến sự lý giả nhất quán và có tính hệ thống đối với toàn bộ sự kiện thuộc về kinh nghiệm và tri thức. Để đảm bảo tiêu chuẩn này, người ta phải sắp xếp tất cả các sự kiện vào đúng vị trí, sao cho chúng thể hiện được mối tương quan với nhau một cách nhất quán và chặt chẽ như những bộ phận hữu cơ của một tổng thể thống nhất. Bất kỳ sự kiện nào được đề cập đến phải được lý giải thoả đáng, được đặt vừa khớp trong hệ thống tổng thể ấy. Chỉ những cách lý giải nào thoả mãn tối đa các yêu cầu của kết cấu tổng thể mới có thể được xem là thoả đáng.

Trong số các tiêu chuẩn được đề cập đến ở trên, kết cấu chặt chẽ là yếu tố thoả mãn các yêu cầu kiểm chứng chân lý một cách đầy đủ nhất. Nó bao hàm các đặc tính cần thiết: lý lẽ, hệ thống, tổng thể, tương quan và nhất quán. Rõ ràng, giới hạn của tiêu chuẩn này, không thuộc về khiếm khuyết của nó, chính là giới hạn của con người (hay nói cách khác, sự bất lực của con người) trong việc thu thập toàn bộ kinh nghiệm về thế giới thực tại. Chỉ có trí tuệ ?othông suốt mọi sự? mới sở hữu được khối tri thức khổng lồ ấy.

Do vậy, con người phải tự bằng lòng với vốn tri thức sẵn có ở thời điểm hiện tại, với những gì được chứng minh là chân xác theo chuẩn mực ?ocó khả năng gắn kết chặt chẽ nhất? đối với kinh nghiệm tri thức trong điều kiện hiện tại.

Những ai muốn phản bác tiêu chuẩn này sẽ tự đặt mình vào tình thế bất lợi về mặt lý luận. Rõ ràng, phản bác trực tiếp bằng cách biện minh cho cái gì đó phi kết cấu hay thiếu chặt chẽ thì thật bất hợp lý. Hơn nữa, để đề xuất một tiêu chuẩn thoả đáng hơn, người ta không thể tránh được việc vận dụng tiến trình suy lý một cách có hệ thống (biện minh cho sự phi lý là một điều vô nghĩa), chính điều này buộc người lý giải phải vận dụng yếu tố ?ogắn kết chặt chẽ các sự kiện? ?" nói cách khác, thừa nhận yếu tố ấy như một tiêu chuẩn chân lý.

Cuối cùng, vấn đề còn nằm trong vòng bàn cãi là liệu có khả năng nhiều hệ thống kết cấu, bao gồm toàn bộ kinh nghiệm tri thức của con người, tồn tại song song với nhau?

Học giả nghiên cứu thì căn bản là dụng tâm, giả học đạo văn thì cũng không ngoài dụng tâm. Nhưng có điểm khác nhau là một dụng tâm mà sinh tâm, một dụng tâm mà bỏ rơi tâm, cũng tức là một thì dụng sinh thể, một là dụng khắc thể. (Rubi giơ tay tham gia vài lời, cái này song song với cái đối thoại liền trước).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Linh cảm có thể đồng hành với sự thông minh và khôn ngoan, không giống như khôn lỏi thường đồng hành với sự lanh lợi. Khôn lỏi thì đôi khi có thể con người ta đạo lý đạo văn rồi lại đi tranh hùng đấu đảm, kể cả trong giới học thuật hay là võ lâm. Ví như Quốc sư Thổ phiên Cưu Ma Chí, học trộm được 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm rồi lại huyênh hoang đến Thiếu Lâm Tự để thi công đấu lực, đấu thua thì lại dùng ám khí sát hại đối phương.

Nếu thực tế, một là đã đảm bảo được môi trường học thuật đã được thanh lọc, hoặc hai là nhìn ra được ai là học giả ai là giả học thì khi này ngay thẳng phản biện mới có thể có một kết thúc viên mãn. Học giả nghiên cứu thì có sai có đúng, còn giả học thì chỉ có đúng mà không có sai, cái nào là dịch cái nào chẳng phải dịch ?

Xin vui lòng đọc kỹ lại các lỗi LLSL. Dare thấy Rubi rất giỏi trong việc này:

Nhóm 3: LLSL Tính Xác Đáng

Ngụy biện về tính xác đáng là những lý lẽ mà trong đó những tiền đề, bất chấp vẻ bề ngoài, không liên quan đến những kết luận rút ra từ những tiền đề đó. Những sai lầm này có lẽ nên gọi là những sai lầm thiếu tính xác đáng vì tất cả những sai lầm đó đều đưa ra những lời không xác đáng, dẫn đến sự nhầm lẫn. Điểm chung của những sai lầm cuối cùng này là thiếu sự xác đáng; là khuynh hướng cố gắng thể hiện vấn đề bằng cách khuấy động tình cảm của chúng ta.

Sự sai lầm về tính xác đáng có được sức mạnh thuyết phục từ việc cho rằng khi tình cảm lên cao, hầu hết điều gì cũng sẽ được thông qua như một lý lẽ.

Sáu hình thức sai lầm được miêu tả trong phần 3 này, mặc dù không quá chi tiết, cũng thể hiện những điều thường gặp phải khi một đối tượng lợi dụng vào những yếu tố tình cảm tự nhiên của chúng ta như tính dễ xúc động đối với định kiến, sự hợm hĩnh kiêu căng, sự tiếc nuối, nỗi sợ hãi và sự thích thú.

Trong hình thức sai lầm đầu tiên được trình bày ở đây - sai lầm về sự công kích cá nhân, chúng ta có chiều hướng tin mù quáng vào những gì bị lợi dụng. Sự sai lầm về lòng thương xót lợi dụng tình cảm của chúng ta về sự thông cảm, trong khi sai lầm về quyền lực kêu gọi cả sự khiêm tốn lẫn tính kiêu căng của chúng ta. Hai hình thức sai lầm sau cùng, một loại đánh vào sự không biết, còn loại kia khiến chúng ta sợ hãi.

Tất cả đều đạt được mục đích của mình bằng cách đưa ra những thứ không chân thực nhằm gợi lên một tình cảm cụ thể nào đó khiến chúng ta chấp nhận kết luận cuối cùng mà không hề dựa vào những tiền đề trước đó.

Công Kích Cá Nhân

Sai lầm về sự công kích cá nhân là lý lẽ hướng sự chú ý ra khỏi vấn đề đang tranh cãi bằng cách tập trung vào vấn đề khác ngoài lý lẽ. Theo tiếng La-tinh, về nghĩa đen có nghĩa là "lý lẽ đối với con người". Nó cũng có thể được dịch là "chống lại con người", một hình thức nhấn mạnh sự công kích ra khỏi vấn đề tranh luận và hướng tới người đang tranh luận. Với ý nghĩa chống đối lại con người, công kích cá nhân trở nên thiếu chặt chẽ với tất cả những sai lầm về tính xác thực vì nó kêu gọi tình cảm tự nhiên hơn là khả năng lập luận.

Lối sai lầm về sự công kích cá nhân có thể có nhiều dạng khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của sự công kích.

Căn nguyên

Trong sự sai lầm của dạng căn nguyên, chúng ta cố gắng chứng tỏ một kết luận sai trái bằng cách lên án những nguồn gốc của luận điểm. Điều này là sai trái vì một ý tưởng được tạo ra như thế là không phù hợp với giá trị lý luận.

Lăng mạ

Chúng ta có thể nghi ngờ động cơ của người tranh luận, nhưng ngay chính sự tranh luận cũng không bị làm yếu đi nếu chúng ta thấy những động cơ đó là đáng nghi ngờ. Sự tranh luận đó có thể vẫn hoàn toàn có cơ sở.

Xem ai nói đóVới xem ai nói đó, chúng ta cố gắng chứng minh những điều chúng ta đang làm bằng cách chỉ ra rằng đối thủ của chúng ta và những người khác cũng đều làm như vậy. Tuy nhiên, hai điều sai không thể làm thành một điều đúng.

Đầu độc nguồn nước

Bằng cách đầu độc nguồn nước, người ta cố gắng làm hại kẻ đối lập bằng cách đặt anh ta vào thế không thể phản kháng lại. Mục đích của nó là tránh phe đối lập bằng cách ngăn ngừa tranh cãi.

Vui lòng quay về đúng chủ đề topic "mạn đàm về "định mệnh có thật hay không"" mà dare đã lập ra nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin vui lòng đọc kỹ lại các lỗi LLSL. Dare thấy Rubi rất giỏi trong việc này:

Vui lòng quay về đúng chủ đề topic "mạn đàm về "định mệnh có thật hay không"" mà dare đã lập ra nhé.

Chủ đề đang diễn biến ở phương pháp đối thoại.

Rubi bổ xung thực tế về môi trường học thuật, tình hình đạo tâm tốt xấu điển hình; và không cố tình nói đến ai trong chủ đề này, mà là sự cân bằng cho phương pháp đối thoại mà Dare đã sưu tầm và đưa ra, như vậy thì cũng là tham gia vào vị trí mà làm cho sự đối thoại không diễn biến tiêu cực theo cái nhìn và kinh nghiệm của Rubi.

Các lỗi LLSL thì Dare nêu ra đó, sưu tầm đó, nó ứng với lý thuyết, còn thực thế áp dụng thì cần một cái nhìn tổng quan môi trường học thuật để rồi cân nhắc lời nói khi phản biện thực tế trong topic này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ đề đang diễn biến ở phương pháp đối thoại.

Rubi bổ xung thực tế về môi trường học thuật, tình hình đạo tâm tốt xấu điển hình; và không cố tình nói đến ai trong chủ đề này, mà là sự cân bằng cho phương pháp đối thoại mà Dare đã sưu tầm và đưa ra, như vậy thì cũng là tham gia vào vị trí mà làm cho sự đối thoại không diễn biến tiêu cực theo cái nhìn và kinh nghiệm của Rubi.

Các lỗi LLSL thì Dare nêu ra đó, sưu tầm đó, nó ứng với lý thuyết, còn thực thế áp dụng thì cần một cái nhìn tổng quan môi trường học thuật để rồi cân nhắc lời nói khi phản biện thực tế trong topic này.

Dare đồng ý với Rubi về mong muốn xây dựng một văn hóa tranh luận và dare nghĩ mình đang làm đúng những điều cần làm trong tranh luận ở topic này. Văn hóa tranh luận là kết quả của một quá trình, phụ thuộc trực tiếp vào nền tảng văn hóa của người tham gia tranh luận và gián tiếp từ các giá trị văn hóa của xã hội.

Những bài viết về lý luận sai lầm ( LLSL) hay CÁCH TƯ DUY TIẾN TỚI CHÂN LÝ mà dare đã trích dẫn đều là kết quả đúc kết và suy tư từ thực tế đấy Rubi ạ; và giờ đây, ngay trong topic này dare (và hy vọng là các thành viên khác) đang áp dụng lý thuyết này ngược trở lại thực tế (tức cuộc mạn đàm cụ thể này). Đó chính là mối quan hệ biện chứng giữa thực tế và lý luận.

Dare rất tôn trọng người đối thoại và cố gắng tránh các lỗi LLSL đã liệt kê ở trên. Hy vọng người đối thoại với Dare cũng làm như vậy. Rubi hãy chỉ ra dare cần phải cân nhắc lời nói khi phản biện trong topic này như thế nào qua những phản biện mà dare đã viết từ đầu đến giờ. Nếu góp ý đúng, Dare sẽ tiếp thu. Nếu không hợp lý thì chính Rubi phải tiếp thu và rút kinh nghiệm. Tiêu chuẩn nào để biết là hợp lý hay không thì dare sử dụng các tiêu chuẩn đã trích dẫn. Nếu Rubi có tiêu chuẩn nào khác thì vui lòng đưa ra. Và Rubi nên bám theo chủ đề "định mệnh có thật hay không" để trao đổi. Đồng ý?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare đồng ý với Rubi về mong muốn xây dựng một văn hóa tranh luận và dare nghĩ mình đang làm đúng những điều cần làm trong tranh luận ở topic này. Văn hóa tranh luận là kết quả của một quá trình, phụ thuộc trực tiếp vào nền tảng văn hóa của người tham gia tranh luận và gián tiếp từ các giá trị văn hóa của xã hội.

Những bài viết về lý luận sai lầm ( LLSL) hay CÁCH TƯ DUY TIẾN TỚI CHÂN LÝ mà dare đã trích dẫn đều là kết quả đúc kết và suy tư từ thực tế đấy Rubi ạ; và giờ đây, ngay trong topic này dare (và hy vọng là các thành viên khác) đang áp dụng lý thuyết này ngược trở lại thực tế (tức cuộc mạn đàm cụ thể này). Đó chính là mối quan hệ biện chứng giữa thực tế và lý luận.

Dare rất tôn trọng người đối thoại và cố gắng tránh các lỗi LLSL đã liệt kê ở trên. Hy vọng người đối thoại với Dare cũng làm như vậy. Rubi hãy chỉ ra dare cần phải cân nhắc lời nói khi phản biện trong topic này như thế nào qua những phản biện mà dare đã viết từ đầu đến giờ. Nếu góp ý đúng, Dare sẽ tiếp thu. Nếu không hợp lý thì chính Rubi phải tiếp thu và rút kinh nghiệm. Tiêu chuẩn nào để biết là hợp lý hay không thì dare sử dụng các tiêu chuẩn đã trích dẫn. Nếu Rubi có tiêu chuẩn nào khác thì vui lòng đưa ra. Và Rubi nên bám theo chủ đề "định mệnh có thật hay không" để trao đổi. Đồng ý?

Chủ đề mạn đàm "định mệnh có thật hay không", lạ một cái là tuy có tham gia đối thoại nhưng Rubi lại không tham gia gì cả. Chỉ là xem tới, thấy một số điểm cần nói thêm vào thì nói.

Điểm thứ nhất, để phản biện một vấn đề thì người phản biện phải có dư tâm trí và đạo lực, như vậy thì, ít nhất có thể sử lý tình huống như không "kết luận đánh giá vấn đề vội vàng" (vừa là cách phản biện cẩu thả vừa là một sai lầm tình huống (không biết thì không sai, nhưng nếu cố tình kết luận vượt quá sức mình thì lỗi))", như phá đi cái cũ trong mục đích chính là phát triển cái mới chứ không phải chỉ phá đi rồi ra sao thì ra, và như phá đi cái bên trong mà vấn đề không bị nội công ngoại kích.

Điểm thứ hai, nói là lý thuyết lý luận được xây dựng từ thực tế và đang thực tiễn ứng dụng, nhưng có một điều là khi ứng dụng thực tiễn thì chỉ nhìn thấy đằng trước mà không nhìn thấy đằng sau, chỉ thấy được cái trong ánh sáng mà không thấy được cái trong bóng tối. Cũng tức là, khi chưa tự có được chân lý vấn đề mà lại phản biện vấn đề công khai thì e là trong "giang hồ" học thuật quân tử thì bị hại mà tiểu nhân lại đắc ý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ đề mạn đàm "định mệnh có thật hay không", lạ một cái là tuy có tham gia đối thoại nhưng Rubi lại không tham gia gì cả. Chỉ là xem tới, thấy một số điểm cần nói thêm vào thì nói.

Điểm thứ nhất, để phản biện một vấn đề thì người phản biện phải có dư tâm trí và đạo lực, như vậy thì, ít nhất có thể sử lý tình huống như không "kết luận đánh giá vấn đề vội vàng" (vừa là cách phản biện cẩu thả vừa là một sai lầm tình huống (không biết thì không sai, nhưng nếu cố tình kết luận vượt quá sức mình thì lỗi))", như phá đi cái cũ trong mục đích chính là phát triển cái mới chứ không phải chỉ phá đi rồi ra sao thì ra, và như phá đi cái bên trong mà vấn đề không bị nội công ngoại kích.

Điểm thứ hai, nói là lý thuyết lý luận được xây dựng từ thực tế và đang thực tiễn ứng dụng, nhưng có một điều là khi ứng dụng thực tiễn thì chỉ nhìn thấy đằng trước mà không nhìn thấy đằng sau, chỉ thấy được cái trong ánh sáng mà không thấy được cái trong bóng tối. Cũng tức là, khi chưa tự có được chân lý vấn đề mà lại phản biện vấn đề công khai thì e là trong "giang hồ" học thuật quân tử thì bị hại mà tiểu nhân lại đắc ý.

Đây là bài cuối Dare đối thoại với Rubi về vấn đề "văn hóa tranh luận". Để thống nhất cách hiểu về một vấn đề thì người ta phải đối thoại, phải tìm hiểu xem người kia đang nói gì, tại sao anh ta nói như vậy, tiền đề, lập luận, kết luận của anh ta có thỏa đáng, chính xác, hợp lý hay không. Và để làm được điều này thì phải có tiêu chuẩn (là những tiêu chuẩn mà dare đã nêu). Rubi đừng lập lờ trong tranh luận nhé. Để xác định một lập luận sai thì hãy dựa trên tiền đề, lập luận, kết luận mà đánh giá. Nó đúng thì phải kết luận rằng nó đúng. Nó sai thì phải nói rằng nó sai. Nó còn chưa thống nhất thì nói nó chưa thống nhất. Nó còn thiếu sót thì ta sẽ bổ sung. Rubi có điểm nào cần tranh luận trong "định mệnh có thật hay không" thì cứ trình bày rõ ràng, mạch lạc. Thời đại này đâu phải mấy ngàn năm về trước, lấy tòa án dị giáo ra xử Rubi đâu mà sợ, rồi lại đi lập lờ giữa ánh sáng và bóng tối, giữa trước và sau. Dare nói, nó là sai/đúng và đưa ra lập luận chứng minh, Rubi nói nó là đúng/sai và đưa ra lập luận chứng minh, cứ thế mà đối thoại, bổ sung cho nhau sau cho cuối cùng - nếu nó đúng - thì sẽ đạt đến độ "gắn kết chặt chẽ", và giới hạn của cái chân lý đang bàn tới giờ đây chỉ phụ thuộc vào tri thức của Dare, của Rubi, của tác giả, của khoa học hiện tại... Và dĩ nhiên ta phải chấp nhận điều này.

Còn giang hồ học thuật quân tử và tiểu nhân thì có liên quan gì đến chân lý khoa học? Rubi lại chỉ giỏi môn LLSL thôi.

Dare cho Rubi mức 4 - cảm tính (xúc cảm).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Daretolead phản biện mạch lạc, có trình tự và kiến thức cơ bản của khoa học hiện đại. Đi đứng vững vàng. Nên cố gắng tranh thủ thời gian viết bài phản biện trực tiếp thuộc nội dung của chủ đề. Đừng bận tâm những ý kiến không đâu, kiến thức thì mông lung. Phí công và mất thời giờ.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là bài cuối Dare đối thoại với Rubi về vấn đề "văn hóa tranh luận". Để thống nhất cách hiểu về một vấn đề thì người ta phải đối thoại, phải tìm hiểu xem người kia đang nói gì, tại sao anh ta nói như vậy, tiền đề, lập luận, kết luận của anh ta có thỏa đáng, chính xác, hợp lý hay không. Và để làm được điều này thì phải có tiêu chuẩn (là những tiêu chuẩn mà dare đã nêu). Rubi đừng lập lờ trong tranh luận nhé. Để xác định một lập luận sai thì hãy dựa trên tiền đề, lập luận, kết luận mà đánh giá. Nó đúng thì phải kết luận rằng nó đúng. Nó sai thì phải nói rằng nó sai. Nó còn chưa thống nhất thì nói nó chưa thống nhất. Nó còn thiếu sót thì ta sẽ bổ sung. Rubi có điểm nào cần tranh luận trong "định mệnh có thật hay không" thì cứ trình bày rõ ràng, mạch lạc. Thời đại này đâu phải mấy ngàn năm về trước, lấy tòa án dị giáo ra xử Rubi đâu mà sợ, rồi lại đi lập lờ giữa ánh sáng và bóng tối, giữa trước và sau. Dare nói, nó là sai/đúng và đưa ra lập luận chứng minh, Rubi nói nó là đúng/sai và đưa ra lập luận chứng minh, cứ thế mà đối thoại, bổ sung cho nhau sau cho cuối cùng - nếu nó đúng - thì sẽ đạt đến độ "gắn kết chặt chẽ", và giới hạn của cái chân lý đang bàn tới giờ đây chỉ phụ thuộc vào tri thức của Dare, của Rubi, của tác giả, của khoa học hiện tại... Và dĩ nhiên ta phải chấp nhận điều này.

Còn giang hồ học thuật quân tử và tiểu nhân thì có liên quan gì đến chân lý khoa học? Rubi lại chỉ giỏi môn LLSL thôi.

Dare cho Rubi mức 4 - cảm tính (xúc cảm).

Nếu mà nick Vuivui áp dụng đúng các tiêu chuẩn của Dare nêu ra thì rất hay, nhưng thật tế thì không như vậy. Vậy Dare xếp nick Vuivui mức số mấy ?

Ví dụ nick Vuivui chửi thẳng vào một phát kiến đúng của Rubi. Trong tình huống này, áp dụng được các lý luận mà Dare đã đưa ra hay không. Cho nên, nick Vuivui đã lên tiếng ủng hộ Dare thì Rubi cũng nói thêm để ba mặt một lời.

Phản biện thì không phản biện, phản đối chưa xong thì Vuivui chửi. Rubi không vu cáo cho Vuivui đâu; nick Vuivui chửi thẳng vào phát kiến Thái Cực Thổ của Rubi.

"Cách tư duy tiến đến chân lý", một câu nói định hướng hay, tốt, nhiều người khen. Nhưng lý và sự phải tương ưng, Rubi nghiên cứu, đó là sự, có sự thì Rubi đủ tư cách dùng lý để bảo vệ, ấy thế mà Dare lại nhận định như vậy là cảm tính. E rằng đó là một nhận định cảm tính của Dare, đó lại là giỏi môn LLSL rồi.

Nếu không có một Rubi thì một giang hồ học thuật sẽ đang như thế nào ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

Còn giang hồ học thuật quân tử và tiểu nhân thì có liên quan gì đến chân lý khoa học? Rubi lại chỉ giỏi môn LLSL thôi.

...

Công trình và Đánh giá Công trình là hai lĩnh vực khác nhau. Dare có vẻ đang là người Đánh giá Công trình thì phải. Quân từ thì nhiều người có Công trình, tiểu nhân thì nhiều khi cũng hay Đánh giá Công trình, chẳng phải rời vào trường hợp "Nhà Phê bình triết học cao hơn là Triết học gia". Tuy là Rubi đã từng nói tới sự khác nhau giữa Phê Bình Triết Học Gia và Triết Học Gia, trước đây; và bây giờ có thể bổ xung, người ta hay có tinh thần "Nhất ngôn cửu đỉnh" vậy hãy chia phần, một phần là Một Nhà Bình Luận Phê Bình Triết Học Nghệ Thuật, chín phần là Một Nhà Sáng Tác Triết Học Nghệ Thuật. Khi làm một nhà sáng tác, có tác phẩm thì sẽ hiểu được quân tử và tiểu nhân có liên quan gì đến chân lý khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Daretolead phản biện mạch lạc, có trình tự và kiến thức cơ bản của khoa học hiện đại. Đi đứng vững vàng. Nên cố gắng tranh thủ thời gian viết bài phản biện trực tiếp thuộc nội dung của chủ đề. Đừng bận tâm những ý kiến không đâu, kiến thức thì mông lung. Phí công và mất thời giờ.

Thân ái.

Chẳng biết cái nhân xét của Vuivui "Đừng bận tâm những ý kiến không đâu, kiến thức thì mông lung" dành cho ai. Giả sử mà nói đến Rubi thì Vuivui thật là không ngay thẳng. Chưa cần biết mông lung nó ra làm sao nhưng trong cái mông lung này nó có cái rất đúng và quan trọng, đồng thời có sự phản biện của Vuivui rồi, nhưng sự phản biện đó đã đi chệch hướng và gây ra nhiều thành kiến.

Thử hỏi, bất cứ một nhà nghiên cứu ở bất cứ một lĩnh vực nào, họ có sự mông lung hay là không ? Rubi nghĩ rằng, mông lung càng nhiều thì chân lý càng tuyệt. Có mông lung thì mới có chân lý, có quặng thì mới có vàng, có nháp thì mới có công trình, công trình càng lớn thì nháp càng nhiều, nháp càng nhiều thì tức là mông lung càng khủng. Mùn cưa và bào gỗ là cái không thể không có của một tay thợ mộc rắn rỏi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Daretolead phản biện mạch lạc, có trình tự và kiến thức cơ bản của khoa học hiện đại. Đi đứng vững vàng. Nên cố gắng tranh thủ thời gian viết bài phản biện trực tiếp thuộc nội dung của chủ đề. Đừng bận tâm những ý kiến không đâu, kiến thức thì mông lung. Phí công và mất thời giờ.

Thân ái.

Nick Vuivui nói đến sự phản biện trực tiếp. Bình thường thì câu nói này không vấn đề gì, nhưng thực tế nó lại có vấn đề khi nhìn từ bên trong, sự kiện này và sự kiện trước. Nick Vuivui, nếu thật sự có chỗ trụ vững ở tuvilyso thì vấn đề này rất có triển vọng là vấn đề.

Cùng một tác giả có những bài viết và những chủ đề khác nhau, nhưng ở diễn đàn mà có nick Vuivui là thành viên thì bài viết của tác giả đó đã bị làm cho ẩn đi, không Trực Tiếp Hiển Thị, với tinh thần như vậy và áp dụng sự bình đẳng thì mọi bài viết của tác giả đó đều phải đối thoại phản biện bảo vể trong sự, một là Trực Tiếp Hiển Thị ở tất cả các diễn đàn, hoặc một là chỉ Gián Tiếp Hiển Thị ở tất cả các diễn đàn.

Cho nên, có lẽ cái quyền dùng từ "trực tiếp" của nick Vuivui đối với sự phản biện tác giả của những chủ đề nghiên cứu, sẽ không còn là tự do hoàn toàn.

Tất nhiên nói như vậy, kết luận như vậy trong trường hợp nick Vuivui có tham gia ý kiến trong các sự kiện. Còn không thì không thành vấn đề.

Vấn đề thứ hai là "Phí công và mất thời giờ". Mất thì giờ cho sự đối thoại với cái mông lung của một người khác. Nhưng mà trong trường hợp này, người khác đó bị Vuivui có thành kiến, mà thành kiến cho những phát kiến chỉnh lý, chỉnh lý cái lý thuyết đã tồn tài mấy ngàn năm. Mất thì giờ cho cái vấn đề mấy ngàn năm tồn tại bị phát hiện có vấn đề thì có nên mất hay là không. Nói như vậy trên cơ sở vấn đề con người. cùng một người, chỗ này thì nói thế này, chỗ kia thì nói thế kia, so sánh tinh vi và thấy cái sự mâu thuẫn trong những tình huống.

Đó cũng là những thực tế vấn đề con người và chân lý cho mỗi vấn đề, chứ không đơn thuần chân lý mỗi vần đề đều có thể tồn tại độc lập mà không bị ảnh hưởng bởi những người, ở đây là người tham gia đối thoại, xa hơn một chút là người liên quan (cùng lĩnh vực).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare cám ơn chú vuivui đã cho nhận xét. Cũng nhờ tham gia diễn đàn mà dare thấy bản thân mình phải tìm hiểu nhiều hơn và thấy được nhiều điều hơn.

Dare rất thông cảm với những tâm huyết của Rubi nhưng cũng mong Rubi thấy rõ rằng phương pháp luận là rất quan trọng. Qua những điều Rubi viết ở trên thì dare nghĩ ta không cần tranh luận thêm về các vấn đề Rubi đã nêu nữa. Chỉ chia sẻ một điều: cố gắng đọc lại thật kỹ 2 bài viết trích dẫn về các LLSL và PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY TIẾN ĐẾN CHÂN LÝ mà dare đã post. Hy vọng Rubi đạt được những thành quả mới trên con đường nghiên cứu lý học sau này.

Dare muốn qua tranh luận để mọi người cùng rút kinh nghiệm, làm cho các nghiên cứu của mình ngày càng chặt chẽ hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đoạn này dare xin mạn đàm: Chú thích thú với nhận định của ông Hawking, còn dare thì không thích phát biểu này. "Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?" đã nhân cách hóa "lý thuyết thống nhất". Con người sẽ tự mình tìm ra lý thuyết thống nhất này nếu nó có. Thuyết thống nhất này chẳng quyết định có hay không thay cho con người được. Đây chỉ là một cách diễn tả bóng bẩy văn học nhiều hơn là một phát ngôn khoa học. Dare mạo muội nhận xét rằng đây là một biểu hiện duy tâm khách quan.

Trước đây dare có đưa ra nhận xét về phát biểu của ông Hawking như trong trích dẫn trên. Dare thấy nhận định của mình là hơi vội vàng nên tìm đọc tóm tắt của quyển "Lược sử thời gian". Xin trích dẫn lại đầy đủ ý của Hawking như sau:

những lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh có khả năng mô tả mọi điều trong vũ trụ. Nhưng trong quá trình tìm kiếm một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh như vậy, lại vấp phải một nghịch lý rất cơ bản. Những ý niệm về các lý thuyết khoa học được phác ra ở trên xem rằng chúng ta là những sinh vật có lý trí tự do quan sát vũ trụ theo ý chúng ta và rút ra những suy diễn logic từ những cái mà chúng ta nhìn thấy. Trong một sơ đồ như thế, sẽ là hợp lý nếu cho rằng chúng ta có thể ngày càng tiến gần tới các quy luật điều khiển vũ trụ. Nhưng nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh, thì nó cũng sẽ có thể quyết định những hành động của chúng ta. Và như vậy tự bản thân lý thuyết đó sẽ quyết định kết quả việc tìm kiếm lý thuyết ấy của chúng ta! Hơn nữa, tại sao nó sẽ quyết định rằng chúng ta sẽ đi tới những kết luận đúng từ những điều quan sát được? Hay là tại sao nó không thể quyết định để chúng ta rút ra những kết luận sai? Hay là không có một kết luận nào hết? Câu trả lời duy nhất mà tôi có thể đưa ra cho vấn vấn đề này là dựa trên nguyên lý chọn lọc tự nhiên của Darwin. Y tưởng đó như sau: trong bất cứ quần thể nào của các cơ thể tự sinh sản, cũng đều có những biến đổi trong vật liệu di truyền và sự giáo dưỡng, khiến cho có các cá thể khác nhau. Sự khác nhau đó có nghĩa là, một số cá thể có khả năng hơn những cá thể khác trong việc rút ra những kết luận đúng về thế giới quanh mình và biết hành động một cách phù hợp. Những cá thể này có sức sống và sinh sản mạnh hơn, và vì thế, kiểu mẫu hành vi và suy nghĩ của họ sẽ dần chiếm ưu thế. Trong quá khứ, đúng là những cái mà chúng ta gọi là trí tuệ và phát minh khoa học đã truyền được cái lợi thế sống sót của con người. Nhưng còn chưa rõ ràng là liệu điều đó có còn đúng trong trường hợp khi mà những phát minh khoa học của chúng ta có thể sẽ tiêu diệt tất cả chúng ta và thậm chí nếu không xảy ra điều đó, thì một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh cũng có thể không làm khác đi bao nhiêu cơ hội sống sót của chúng ta. Tuy nhiên, với điều kiện vũ trụ đã tiến triển một cách quy củ, chúng ta có thể hy vọng rằng những khả năng suy luận mà sự chọn lọc tự nhiên đã cho chúng ta vẫn còn đắc dụng trong cuộc tìm kiếm một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh và sẽ không dẫn chúng ta tới những kết luận sai lầm.

Vì những lý thuyết riêng phần mà chúng ta đã có đủ để đưa ra những tiên đoán về tất cả, trừ những tình huống cực đoan nhất, nên việc tìm kiếm một lý thuyết tối hậu về vũ trụ khó có thể biện minh trên cơ sở những ứng dụng thực tiễn. (Tuy nhiên, cần phải thấy rằng chính lý lẽ tương tự đã được đưa ra để chống lại thuyết tương đối và cơ học lượng tử, thế mà chính những lý thuyết này đã mang lại cho chúng ta cả năng lượng hạt nhân lẫn cuộc cách mạng vi điện tử!). Do đó sự phát minh ra lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh có thể không giúp gì cho sự sống sót của chúng ta. Nó thậm chí cũng không ảnh hưởng gì đến lối sống của chúng ta. Nhưng ngay từ buổi bình minh của nền văn minh, loài người đã không bằng lòng nhìn những sự kiện như những thứ rời rạc và không giải thích được. Họ đã khao khát hiểu biết cái trật tự nằm sâu kín trong thế giới. Ngày hôm nay chúng ta cũng vẫn trăn trở muốn biết tại sao chúng ta lại ở đây và chúng ta từ đâu tới. Khát vọng tri thức, khát vọng sâu xa nhất của loài người, đủ để biện minh cho sự tìm kiếm liên tục của chúng ta. Và mục đích của chúng ta không gì khác hơn là sự mô tả đầy đủ vũ trụ, nơi chúng ta đang sống.

Các thành viên có thể tìm đọc bản tóm tắt "Lược sử thời gian" tại: http://www.quangduc....02luocsutg.html

Dare cũng chỉ có thể nói rằng đoạn trích dẫn trên nêu lên sự băn khoăn của Hawking về việc liệu có một lý thuyết thống nhất hay không. Ông không kết luận rằng chắc chắn sẽ có một lý thuyết thống nhất. Hãy lưu ý về " nghịch lý rất cơ bản". Hawking đã rất tinh tế khi chuyển từ "thế giới quan" và "vũ trụ quan" sang "nhân sinh quan". Nét đep của khoa học không phải là việc liệu nó có tìm ra lý thuyết thống nhất hay không mà đó là "khát vọng tri thức, khát vọng sâu xa nhất của loài người".

Lan man thêm một chút. Dare đồng ý với ý kiến cho rằng "triết học Phật giáo" thuộc về phân loại "bất khả tri", do đó dare không đồng tình với việc vận dụng các phân tích Phật giáo trong việc nghiên cứu khoa học. Chỉ có thể tìm sự "tương đồng" giữa khoa học hiện đại và phật giáo. Không biết chú vuivui và Thiên Sứ có ý kiến gì về việc này hay không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Do đó sự phát minh ra lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh có thể không giúp gì cho sự sống sót của chúng ta. Nó thậm chí cũng không ảnh hưởng gì đến lối sống của chúng ta.

Ảnh hưởng cực lớn. Nó giúp chúng ta thoát khỏi vòng cường tỏa của sự vận động vật chất trong vũ trụ ngay cả khi Thái dương hệ bị hủy diệt. Cái này thì Tây phương CHỊU.

Từ trên, hệ quả nó ảnh hưởng đến lối sống và cách hành xử của chúng ta đối với vũ trụ, trái đất, giữa con người với con người và muôn loài, cũng như xây dựng được một niềm tin đích thực trong cuộc sống để dẫn dắt chúng ta.

Nhưng ngay từ buổi bình minh của nền văn minh, loài người đã không bằng lòng nhìn những sự kiện như những thứ rời rạc và không giải thích được. Họ đã khao khát hiểu biết cái trật tự nằm sâu kín trong thế giới. Ngày hôm nay chúng ta cũng vẫn trăn trở muốn biết tại sao chúng ta lại ở đây và chúng ta từ đâu tới. Khát vọng tri thức, khát vọng sâu xa nhất của loài người, đủ để biện minh cho sự tìm kiếm liên tục của chúng ta. Và mục đích của chúng ta không gì khác hơn là sự mô tả đầy đủ vũ trụ, nơi chúng ta đang sống.

Đỉnh cao cuối cùng là khám phá ra được Lý thuyết thống nhất vũ trụ vì chúng chính là cái đích của trí thức, từ đấy giải thích tại sao chúng ta có mặt nơi đây và tương lai sẽ về đâu, nếu biết nơi về thì bằng phương pháp nào có thể giải thích được nó và cách tiếp cận?.

Giải thích về thế giới là không phải do một vị thần thánh nào tạo ra cả: vấn đề này cho tới nay tất cả đều bất lực trong cách tiếp cận để chứng minh, ví dụ giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ (cũng là một phần trí thức cần tìm kiếm và rõ ràng nó thuộc lý thuyết thống nhất vũ trụ).

Để giải thích và chứng minh nó thì phải tìm ra lý thuyết thống nhất vũ trụ và áp dụng nó vào đời sống con người. Nếu chúng ta vận dụng chính xác các tương tác... theo lý thuyết trên thì: Hệ quả là không có thần thánh nào tạo ra vũ trụ cả mặc dù chúng ta cũng là một sản phẩm siêu đẳng của vũ trụ.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước đây dare có đưa ra nhận xét về phát biểu của ông Hawking như trong trích dẫn trên. Dare thấy nhận định của mình là hơi vội vàng nên tìm đọc tóm tắt của quyển "Lược sử thời gian". Xin trích dẫn lại đầy đủ ý của Hawking như sau:

Các thành viên có thể tìm đọc bản tóm tắt "Lược sử thời gian" tại: http://www.quangduc....02luocsutg.html

Dare cũng chỉ có thể nói rằng đoạn trích dẫn trên nêu lên sự băn khoăn của Hawking về việc liệu có một lý thuyết thống nhất hay không. Ông không kết luận rằng chắc chắn sẽ có một lý thuyết thống nhất. Hãy lưu ý về " nghịch lý rất cơ bản". Hawking đã rất tinh tế khi chuyển từ "thế giới quan" và "vũ trụ quan" sang "nhân sinh quan". Nét đep của khoa học không phải là việc liệu nó có tìm ra lý thuyết thống nhất hay không mà đó là "khát vọng tri thức, khát vọng sâu xa nhất của loài người".

Lan man thêm một chút. Dare đồng ý với ý kiến cho rằng "triết học Phật giáo" thuộc về phân loại "bất khả tri", do đó dare không đồng tình với việc vận dụng các phân tích Phật giáo trong việc nghiên cứu khoa học. Chỉ có thể tìm sự "tương đồng" giữa khoa học hiện đại và phật giáo. Không biết chú vuivui và Thiên Sứ có ý kiến gì về việc này hay không?

Cái này Rubi xem, có ý kiến.

-Vấn đề về "lý thuyết thống nhất", chắc nick Vuivui cũng đã có ý kiến đối với các ý kiến về vấn đề này, theo hướng phản biển/phản đối thì tương thích với ý kiến của nick Vuivui lắm. Và để xem Dare ý kiến y theo ai, nếu có.

-Vấn đề về Ứng dụng Phật giáo, ứng dụng đầu tiên là Tâm ngay thẳng, là tương đồng với yếu chỉ của logic, phải vận dụng triệt để không ngừng thì mới có thể chuyển vật chuyển chữ mà không bị các pháp chuyển, cảm tình, cảm tính chuyển, thiên lệch chuyển. Phật giáo nói các pháp ngoại đạo là mê tín, không oan tí nào, dù cho có chứng minh các pháp ngoại đạo là khoa học nhưng thử quan sát xem, yếu tố con người, vận dụng được một chút thì đã bị các pháp chuyển, tâm tham sân si nổi lên, rồi con người với trí thức ngoại giáo sẽ không biết là cái gì. Phật giáo là Giác ngộ, là giải thoát, cho nên càng vận dụng tinh thần giải thoát thì càng không dính mắc, đã không dính mắc thì mới đạt tới chí công vô tư khi tham gian vấn đề và nghiên cứu vấn đề.

Nhân tâm quả thực cong queo nến sợ bàn đến Phật giáo trong không gian lý học, thực tế vì không ứng dụng được cái tinh thần sáng suốt nhất, chính là tinh thần giải thoát của Phật giáo, vào trong mọi lúc vấn đề cho nên thành ra có thành kiến, muốn né tránh, qua mặt Phật Nhãn để trói buộc vấn đề vào mình (bị vấn đề chuyển hay không thì phải xem ngấm trí tuệ Phật giáo đến đâu).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin phép chú Thiên Sứ cho dare nhảy cóc mạn đàm bài viết mới nhất của chú trong topic "Định mệnh có thật hay không" (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/2490-dinh-menh-co-that-hay-khong/page__pid__131140__st__240#entry131140 ). Dare chưa thống nhất với rất nhiều ý trong bài viết nhưng chỉ xin trích một vài đoạn:

II.1. Thực tại và nhận thức

1/ Thực tại vốn bất định.

Vật chất luôn luôn vận động. Ai cũng thuộc lòng điều này khi qua Phổ thông trung học. Đó chính là tiền đề của sự bất định. Vật chất vận động như thế nào - thì - với các chuyên gia Vật Lý chắc không cần đến tôi phải diễn giải. Tôi không dám "múa rìu qua mắt thợ". Nhưng vì bài viết này có nhiều bạn tôi không phải chuyên gia vật lý cũng quan tâm, nên tôi muốn nói vắn tắt với họ. Sự vận động của vật chất không chỉ ở tương quan giữa các cấu hình vật chất so sánh với nhau, như: Mặt trăng quay quanh trái đất, trái đất quay quanh mặt trời....mà còn là sự vận động của các cấu trúc vật chất ngay nội tại của cấu hình đó. Từ đó suy ra đến các dạng cấu hình nhỏ nhất của vật chất cũng đang vận động ngay bên trong cấu hình của nó. dạng vận động sóng/ hat chính là một dạng vận đông của cấu hình vật chất nhỏ nhất mà tri thức nhân loại hiện đại nhận thức được. Nếu chúng ta dừng ở đây cũng đủ xác định rằng: Bản thể thực tại là bất định. Nếu chúng ta suy luận sâu hơn và vi mô hơn thì sóng cũng là một dạng cấu hình của vật chất có thể quan sát được - thì tính hợp lý tiếp theo chính là : bên trong cấu hình đó cũng có sự vận động của một dạng tồn tại của vật chất. Dù có gọi dạng tồn tại đó là "Hạt của Chúa" - thì - bên trong "Hạt của Chúa" đó cũng đang tiếp tục vận động dưới một dạng tồn tại khác (*).

Như vậy, bản chất của vật chất là Bất định - đó là thực tại. Đó chính là lý do để ngay từ đầu tôi xác định rằng: Lý thuyết bất định hoàn toàn khoa học và nó phản ánh đúng thực tại của tự nhiên.

Ngay từ thể bản nguyên vũ trụ theo quan niệm của Lý học Đông phương thì vốn đã là một thể "bất định" gọi là Thái cực - "Cực" là sự giới hạn. "Thái" là sự vượt qua sự giới hạn. Đó là một tính từ được dùng làm danh từ chỉ thể bản nguyên của vũ trụ - tương ứng cách giải thích về khởi nguyên vũ trụ của tri thức khoa học hiện đại với khái niệm vật chất cô đặc/ điểm kỳ dị trong cách giải thích khởi nguyên vũ trụ của thuyết Big bang.

Thái cực trong thuyết Âm Dương Ngũ hành mô tả trạng thái tuyết đối ở khởi nguyên vũ trụ. Không lớn/ không nhỏ; không dài/ không ngắn; không tối/ không sáng, không nhanh/ không chậm....Tóm lại Thái Cực là trạng thái không có cái để so sánh. Như vậy, với quan niệm này của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nền tảng của Lý học Đông phương về khởi nguyên vũ trụ thì bản chất của vũ trụ đã là "bất định" ngay từ trạng thái khởi nguyên của nó. Và đó cũng là bản chất của tự nhiên trong quá trình tiến hóa của nó. Đây chính là cơ sở nhận thức thực tại để hình thành nguyên lý bất định, hoặc phát triển cao hơn trở thành lý thuyết bất định/ hỗn độn. Nhưng lý thuyết này sẽ sai, nếu nó phủ định khả nhận thức và phương pháp tư duy trong quá trình tiến hóa của văn minh nhân loại đạt đến một sự nhận thức tổng hợp những quy luật vũ trụ. Sự tồn tại mặc dù rất mờ nhạt của một lý thuyết cổ xưa - thể hiện qua những phương pháp ứng dụng có khả năng tiên tri vượt trội trải hàng thiên niên kỷ, vượt qua mọi không gian văn hóa, lịch sử của xã hội loài người đến ngày hôm nay - đã xác định điều này. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng để xác định sự phủ đính tính tất định lý thuyết nhân danh một thực tại nhận thức của thuyết Bất định/ Hỗn độn thì lại là một sai lầm - Và để chứng minh điều này, tôi sẽ không dẫn chứng gì về sự tồn tại củ thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vì, tạm thời nó mới được chú ý, chứ chưa được "khoa học" công nhận. Chúng ta trở lại khái niệm "Điểm" trong toán học.

Còn tiếp (** )

======================================

Dare thấy chú Thiên Sứ có sự nhầm lẫn giữa "vận động" và "bất định". Vất chất luôn vận động, vận động là một thuộc tính của vật chất. Nhưng từ đây để kết luận ngay rằng thực tại là bất định thì rõ ràng là quá vội vàng. Vật chất vận động và con người đã, đang và sẽ tìm ra các quy luật vận động của vật chất. Đó là nhiệm vụ của rất nhiều ngành khoa học và triết học. Với các quy luật đã biết thì ta hoàn toàn có thể tiên đoán chính xác quỹ đạo của một vệ tinh, phản ứng hóa học của 2 hóa chất thì sao lại nói là bất định? Con người qua quan sát thực tại sẽ rút ra các quy luật và ta phải thừa nhận rằng quy luật mà con người phát hiện ra không phải đồng nhất 100% với thực tại. Qua thời gian, các quy luật do con người phát hiện ra sẽ ngày càng được cải tiến, chỉnh sửa, làm mới sao cho ngày càng miêu tả đúng thực tại vận động của vật chất. Theo dare thì chỉ có thể nói: thực tại là thực tại Posted Image . Tức nó gồm các mặt bất định và tất định.

Chú Thiên Sứ có một nhận xét là tính tất định có tính tương đối và liên quan đến thời gian và cấu trúc vật chất. Điều này có vẻ đúng NHƯNG theo dare là không phản ánh bản chất, theo dare điều này phụ thuộc vào trình độ khoa học. Ở trình độ thấp, con người quan sát hiện tượng sự vật chỉ với một mặt nào đó. Khi phát triển, ta quan sát sự vật hiện tượng một cách đầy đủ, thấu đáo hơn. Ý này giống với ý mà chú Thiên Sứ nêu:

Những tu sĩ cao cấp của Phật giáo , khi mới tu tập đã nhận thức bản chất của vật chất - cũng như những nhà khoa học quan niệm về bản chất bất định của vật chất. Họ cũng từng phát biểu: "Khi mới tu, tôi thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông". Chính vì khi mới tu, họ tiếp thu tính nhân duyên giả tạm được phổ biến trong Phật pháp về bản chất cấu trúc vật chất. Nhưng sau đó cũng chính các vị thiền sư đó nói: "Nhưng khi tu đã lâu, tôi lại nhận thấy núi là núi và sông là sông". Họ thừa nhận tính bền vững của cấu trúc vật chất tương đối trong thời gian và vũ trụ đã an định với nhân duyên, nghiệp lực tạo ra nó - qui luật của sự phát triền vũ trụ - mà trong đó con người chỉ là một sản phẩm trong giai đoạn phát triển của nó.

Đến đây thì ta lại thấy cần thận trọng để không bị nhầm lẫn giữa tính bất định và tính nhân quả. Tính không thể tiên đoán được, tức phi định mệnh, không loại trừ tính nhân quả. Nếu kết luận một cách rốt ráo rằng bản thể thực tại là bất định thì có lẽ chú Thiên Sứ đang đi gần đến thuyết Bất Khả Tri chăng?

Chờ các bài viết tiếp theo của chú để làm rõ thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

Đến đây thì ta lại thấy cần thận trọng để không bị nhầm lẫn giữa tính bất định và tính nhân quả. Tính không thể tiên đoán được, tức phi định mệnh, không loại trừ tính nhân quả. Nếu kết luận một cách rốt ráo rằng bản thể thực tại là bất định thì có lẽ chú Thiên Sứ đang đi gần đến thuyết Bất Khả Tri chăng?

Chờ các bài viết tiếp theo của chú để làm rõ thêm.

Bất định và Nhân quả.

Chính tông Phật giáo nói các pháp Tứ đại duyên sinh, y tha khởi tính. Y tha khởi tính tức là Không tính. Nương vào sự duyên sinh-y tha, từ đó mỗi pháp có thể gọi tên, cái bàn, cái ghế, cái máy tính, mặt trời, mặt trăng...vv. Ngay nơi con người, ngũ ấm y tha khởi tính, tức là ngũ ấm duyên sinh. Điểm này người ta hay gọi là chữ KHÔNG của trí tuệ Phật giáo, song nhiều người thích phân tích (ví dụ luôn, như một sự phân tích trước đây của Tử Bình Gia Gia: 'tính chất âm hay dương của quái dựa vào tính chất âm hay dương của hào thượng') và rơi vào ngờ nghệch rồi cho rằng KHÔNG cả nhân quả.

Sự thật Tính không ví như Tay phải thì Nhân quả ví như Tay trái, Tính không ví như Mắt phải thì Nhân quả ví như Mắt trái. Vì dụ nói theo tính hài hước để đánh giá về các kiến giải tà lệch; nhiều người dựa vào Tính không để 'Không nhân quả' luôn thì đó chẳng phải tự móc một mắt hay sao.

Rubi nêu ra thông tin như vậy, độc giả có thể so sánh với các yếu tố trong các ý kiến khác để tự có nhận định. Ví dụ có thể nhận định : "Ý kiến này- 'Đến đây thì ta lại thấy cần thận trọng để không bị nhầm lẫn giữa Không tính và Nhân quả'-thế tức là Không tính và Nhân quả là 2 "thế giới" khác nhau. Như vậy, đó là một sự lầm lẫn."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image ic, ngôn từ quá cao siêu, mờ mờ ảo ảo khiến dare này hoa hết cả mắt. Dare không phải là người chuyên sâu về Phật giáo nên Rubi cố gắng dùng từ "bình dân" dễ hiểu. Cũng cố gắng bám vào nội dung topic "định mệnh có thật hay không" của chú Thiên Sứ để thảo luận. Đừng để topic đi lung tung lạc đề.

Dare muốn nói chú Thiên Sứ đang nhầm lẫn giữa "vận động" và "bất định". Sau khi thống nhất điều này rồi thì ta hãy bàn về kết luận "thực tại là bất định". Đồng ý?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image ic, ngôn từ quá cao siêu, mờ mờ ảo ảo khiến dare này hoa hết cả mắt. Dare không phải là người chuyên sâu về Phật giáo nên Rubi cố gắng dùng từ "bình dân" dễ hiểu. Cũng cố gắng bám vào nội dung topic "định mệnh có thật hay không" của chú Thiên Sứ để thảo luận. Đừng để topic đi lung tung lạc đề.

Dare muốn nói chú Thiên Sứ đang nhầm lẫn giữa "vận động" và "bất định". Sau khi thống nhất điều này rồi thì ta hãy bàn về kết luận "thực tại là bất định". Đồng ý?

Người cao siêu thì ta đây cũng cao siêu, nên như thế thì hay. Nhưng được chỗ cao siêu thì cũng phải một phen hạ tâm tầm Thầy cầu Đạo chứ không phải từ trên trời đùng một cái thành cao siêu đâu. Ngôn từ cao siêu, nó là cái nét bình thường và tự nhiên của trí tuệ căn bản, mà cái hạt giống này thì ai cũng sẵn có, chỉ là một phen gặp bạn tốt thầy lành là có thể.

Nếu có một quá trình căn bản thì đó chính là nền tảng của cao siêu, khi đã có nền tảng thì những ngôn từ khúc triết ngắn gọn nhuận văn chính là những khẩu quyết khai mở trí tuệ cho người đã có căn bản nội lực, có căn ngộ tính.

Nhưng khi chưa có căn bản thì nói rằng như thế đó là cao siêu thì cũng là lẽ đương nhiên, vậy cũng nên giải thích. Trước khi giải thích thì thử nhìn lại xem Rubi có đi lung tung lạc đề ở đối thoại trước hay không.

Trong đối thoại đó, cái điểm nhấn là từ cái ngữ "bất định và nhân quả".

Nói đến bất định và nhân quả thì thà nói tời Không tính và Nhân quả thì sẽ là chuyên môn hơn. Và Rubi đã dẫn giải về Không tính và Nhân quả. Chỉ có thế, vậy có đi lung tung lạc đề hay là không. Nếu bảo rằng thế là lạc đề thì cái nhân của nó là ngữ "bất định và nhân quả". Nếu ngữ "bất định và nhân quả" nằm trong vấn đề của chủ đề thì Rubi không có lạc đề chút nào.

Y tha khởi tính:

-Y: nương tựa

-Tha: cái bên ngoài, người ngoài, vật ở ngoài. Ví dụ, kiến tha mồi từ ngoài vào bên trong tổ.

-Khởi: khởi

-Tính: cái thật, cái bản chất

-Y tha: nương tựa vào các thứ bên ngoài

-Khởi tính: tính cách được xây dựng nên

-Y tha khởi tính: nói dễ hiểu là bản chất được tạo nên, được xây dựng nên bởi các thứ bên ngoài.

Ví dụ: Tinh cha huyết mẹ, chung hợp nên hình, năm tạng trăm hài, cùng nhau kết hợp. Đó chính là Y tha khởi tính, nhưng con người sinh ra, không học thì không biết được như thế, và do huân tập cho nên lại: chấp cho là thật, quên mất pháp thân, sinh dâm sát trộm, bèn thành ba nghiệp.

Tạm nói ít thế, không ai đó lại bẩu là dài dòng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi không nên thay đổi thuật ngữ trong khi mạn đàm nhé. Dare nói:

Đến đây thì ta lại thấy cần thận trọng để không bị nhầm lẫn giữa tính bất định và tính nhân quả

Rubi trích lại ý của Dare nhưng lại thay "tính bất định" bằng "không tính"

'Đến đây thì ta lại thấy cần thận trọng để không bị nhầm lẫn giữa Không tính và Nhân quả'

Rồi đem Phật giáo vào và bắt đầu thuyết pháp về "KHÔNG TÍNH" và "Y THA KHỞI TÍNH" trong Phật giáo. Dare nói Rubi lan man là vậy. Dare không muốn tranh luận về Phật giáo với Rubi. Rubi muốn tìm ra chân lý bằng cách dựa vào tôn giáo chăng? Hay Rubi cho rằng mọi phát biểu trong kinh kệ Phật giáo đều là đúng tuyệt đối?! Lại vui lòng xem lại các bài trước mà dare đã post nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi không nên thay đổi thuật ngữ trong khi mạn đàm nhé. Dare nói:

Rubi trích lại ý của Dare nhưng lại thay "tính bất định" bằng "không tính"

Rồi đem Phật giáo vào và bắt đầu thuyết pháp về "KHÔNG TÍNH" và "Y THA KHỞI TÍNH" trong Phật giáo. Dare nói Rubi lan man là vậy. Dare không muốn tranh luận về Phật giáo với Rubi. Rubi muốn tìm ra chân lý bằng cách dựa vào tôn giáo chăng? Hay Rubi cho rằng mọi phát biểu trong kinh kệ Phật giáo đều là đúng tuyệt đối?! Lại vui lòng xem lại các bài trước mà dare đã post nhé.

Chẳng phải Phật học thì người ta có thể học lên cao ngất.

Học lên cao ngất thì người ta mới đồng ý Phật giáo là Tôn giáo của Thế giới. Cho nên, mỗi người tùy theo kiến giải lĩnh vực, tham gia. Học lên cao ngất, mà không có trình độ trải nghiệm Phật học để hóa giải thì"..."độc giả tự ngộ 3 chấm.

Từ Không tính và Nhân quả thì có thể ẩn đi để nói rằng Bất định và Nhân quả, thế chẳng phải Rubi cũng có tầm nhìn đó sao. Có nhiều người hay không thích nói đến Phật giáo, song người xưa vẫn nói có tài phải có đức, cái đức đó không gì hơn chính là Phật giáo thực hành.

Share this post


Link to post
Share on other sites