daretolead

Mạn Đàm Về "định Mệnh Có Thật Hay Không?"

357 bài viết trong chủ đề này

Ý thức là 1 dạng tồn tại của vật chất nên câu:

ý thức có tương tác với vật chất không?

là câu hỏi hiểu sai hay thừa về bản chất. Vật chất tương tác với nhau theo nghĩa vật lý học hay hóa học khi chúng phải thỏa mãn các điều kiện, còn có những tương tác khác mà khoa học ngày nay chưa biết hay lý giải được là "khí" trong lý học Đông Phương như trong Đông Y và Phong Thuỷ đã ứng dụng hoặc các trường hợp về ngoại cảm.

Vài câu mạn đàm với bạn Dare.

Thân mến.

Chính xác là như vậy!

Dare cho rằng: Diễn đàn chưa đủ tầm nghiên cứu về khoa học và lấy bài lật đổ thuyết tương đối một cách khôi hài - là hiểu sai vấn đề.

Có những bài viết của các nhà nghiên cứu nói về thuyết Tương Đối , không đồngvv tình một số điểm. Chúng tôi đăng lên với tư cách tham khảo với tinh thần khách quan. Chúng tôi chưa bao giờ dận chứng những ý kiến đó trong các công trình nghiên cứu của chúng tôi.

Diễn đàn của chúng tôi nghiên cứu về Lý học Đông phương và liên hệ với tri thức khoa học hiện đại, để làm sáng tỏ sự huyền bí và chứng minh tính khoa học của nó, chứ không phải diễn đàn chuyên nghiên cứu về một bộ môn khoa học nào đó. Bởi vậy, cách nhìn của Dare cũng sai khi đòi hỏi tính chuyên sâu của những bộ môn khoa học mà không phải đối tượng nghiên cứu của chúng tôi.

Dare hãy xem lại phương pháp tư duy của chính mình đã và suy ngẫm cho kỹ trước khi tranh luận, phê phán.

Thanhdc đã chỉ ra cái sai của Dare rồi đấy!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính xác là như vậy!

Dare cho rằng: Diễn đàn chưa đủ tầm nghiên cứu về khoa học và lấy bài lật đổ thuyết tương đối một cách khôi hài - là hiểu sai vấn đề.

Có những bài viết của các nhà nghiên cứu nói về thuyết Tương Đối , không đồngvv tình một số điểm. Chúng tôi đăng lên với tư cách tham khảo với tinh thần khách quan. Chúng tôi chưa bao giờ dận chứng những ý kiến đó trong các công trình nghiên cứu của chúng tôi.

Diễn đàn của chúng tôi nghiên cứu về Lý học Đông phương và liên hệ với tri thức khoa học hiện đại, để làm sáng tỏ sự huyền bí và chứng minh tính khoa học của nó, chứ không phải diễn đàn chuyên nghiên cứu về một bộ môn khoa học nào đó. Bởi vậy, cách nhìn của Dare cũng sai khi đòi hỏi tính chuyên sâu của những bộ môn khoa học mà không phải đối tượng nghiên cứu của chúng tôi.

Dare hãy xem lại phương pháp tư duy của chính mình đã và suy ngẫm cho kỹ trước khi tranh luận, phê phán.

Thanhdc đã chỉ ra cái sai của Dare rồi đấy!

Không thấy chú Thiên Sứ nhắc lại vấn đề cho rằng Dare muốn dẫn dắt vào tranh luận duy vật hay duy tâm. Như vậy dare có thể mạn đàm tiếp đúng không ạ?

Dare không nói là diễn đàn chưa đủ tầm nghiên cứu về khoa học. Mà dare cũng chỉ thấy rằng diễn đàn là nơi thành viên trao đổi về các nghiên cứu khoa học của mình cũng như của người khác thôi. Có lẽ trung tâm nghiên cứu lý học đông phương mới là nơi nghiên cứu chứ không phải diễn đàn.

Nếu các bài viết về vấn đề lật đổ Einstein, bàn về cơ học lượng tử, mà như chú nói - là đi vào chuyên môn sâu và không rành - thì chỉ nên cho đăng trong diễn đàn (forum) thôi. Điều này là quyền tự do khi tham gia diễn đàn, Dare không bàn đến. Nhưng một khi nó được đăng trên trang chủ một trung tâm nghiên cứu chuyên sâu (về lý học) thì khách viếng thăm trang web có cái nhìn khác rồi. Dare có thể xem đây như một động thái ủng hộ của lyhocdongphuong về nội dung mà các "nghiên cứu" này đề cập.

Tác giả: Lê Văn Cường

Nguồn: Trung tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương

Còn như lyhocdongphuong chỉ là nơi tập hợp tin tức (news) thì hóa ra nó chẳng có tính chất chuyên môn gì sao? Như vậy, để đăng các bài nghiên cứu này tại trang chủ thì Dare nghĩ rằng ban quản trị nên xem qua (đơn giản nhất là google) xem các diễn đàn, ý kiến chuyên ngành về các nghiên cứu này như thế nào. Hoặc ít nhất là nên có chú thích rõ ràng về quan điểm của trung tâm dưới góc độ tổng kết của một người làm khoa học/lý học.

Như dare đã nhiều lần đề cập là dare rất hiểu sự không chuyên sâu về khoa học hiện đại của các thành viên nghiên cứu lyhocdongphuong vì vậy Dare mới nhắc đến việc phải hết sức thận trọng khi lấy kết quả từ các bài nghiên cứu khác. Và cũng chẳng có cách nào khác hơn là phải nắm nhiều thông tin, phải đối chiếu, tham khảo từ các nguồn khác nhau.

Trở lại ý của thanhdc

Ý thức là 1 dạng tồn tại của vật chất nên câu:Quote

ý thức có tương tác với vật chất không? là câu hỏi hiểu sai hay thừa về bản chất. Vật chất tương tác với nhau theo nghĩa vật lý học hay hóa học khi chúng phải thỏa mãn các điều kiện, còn có những tương tác khác mà khoa học ngày nay chưa biết hay lý giải được là "khí" trong lý học Đông Phương như trong Đông Y và Phong Thuỷ đã ứng dụng hoặc các trường hợp về ngoại cảm.

Vài câu mạn đàm với bạn Dare.

Thân mến.

Dare không thấy có gì sai hay thừa về bản chất đối với câu hỏi ý thức có tương tác với vật chất không? Câu hỏi chỉ là có hay không. Thế theo thanhdc thì phải đổi lại câu hỏi này sao cho đúng?

Theo những gì thanhdc trình bày thì dare hiểu là ý thức có tương tác với vật chất và tương tác này chưa được lý giải bởi khoa học đúng không? Dare không hiểu thanhdc đề cập đến khí làm gì? Đoạn trình bày về ý thức và vật chất trong bài viết không hề nhắc đến khái niệm "khí", cũng chẳng nhắc đến "phong thủy", "ngoại cảm" mà giờ lại lôi các khái niệm này vào để thảo luận.

Chú Thiên Sứ đã trả lời dare là khái niệm "tương tác" được hiểu như "khái niệm chung đã ứng dụng". Vậy thanhdc cho dare biết là tương tác như khái niệm chung đã ứng dụng này có bao gồm cái tương tác mà các nhà khoa học chưa biết hay lý giải được không? Dare muốn thanhdc nêu ra khái niệm tương tác mà thanhdc hiểu để dễ trao đổi.

Tôi nói thêm để Dare thấy rõ hơn như sau:

Trong luận đề tôi đã nói rõ nội dung: Mọi người thừa nhận ý thức tương tác với vật chất. Vậy thì nó phải có năng lượng để thực hiện sự tương tác. Chứa đựng năng lương và tương tác thì nó mang thuộc tính vật chất - So với định nghĩa vật chất của tôi.

Sau khi có được khái niệm về tương tác rồi thì thanhdc trả lời tiếp câu hỏi sau của dare:

Theo trên thì cho dare hỏi là trong một xã hội thì quan hệ sản xuất có tương tác với lực lượng sản xuất không? Quan hệ sản xuất chứa năng lượng gì? Đến đây có lẽ dare lại phải hỏi tiếp là theo thanhdc thì năng lượng theo cách hiểu của thanhdc là gì? Có lẽ câu hỏi này hơi khó, vậy thanhdc trả giải thích giúp dare nhận định sau: ý thức là 1 dạng tồn tại của vật chất (ic, thật ra thanhdc nên biết rằng theo duy vật biện chứng thì ý thức/vật chất là 2 phạm trù triết học) vậy ý thức tồn tại ở đâu? Có phải ở bộ nào người không? hay ở ngoài não người? Nếu đi tìm nó thì tìm ở đâu? Bên giải phẫu học thần kinh nói rằng họ chẳng tìm thấy "ý thức" ở dạng vật chất khi giải phẫu bộ não người cả.

Thanhdc trả lời xong các câu hỏi trên rồi mình mạn đàm tiếp nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trở lại ý của thanhdc

Dare không thấy có gì sai hay thừa về bản chất đối với câu hỏi ý thức có tương tác với vật chất không? Câu hỏi chỉ là có hay không. Thế theo thanhdc thì phải đổi lại câu hỏi này sao cho đúng?

Theo những gì thanhdc trình bày thì dare hiểu là ý thức có tương tác với vật chất và tương tác này chưa được lý giải bởi khoa học đúng không? Dare không hiểu thanhdc đề cập đến khí làm gì? Đoạn trình bày về ý thức và vật chất trong bài viết không hề nhắc đến khái niệm "khí", cũng chẳng nhắc đến "phong thủy", "ngoại cảm" mà giờ lại lôi các khái niệm này vào để thảo luận.

Chú Thiên Sứ đã trả lời dare là khái niệm "tương tác" được hiểu như "khái niệm chung đã ứng dụng". Vậy thanhdc cho dare biết là tương tác như khái niệm chung đã ứng dụng này có bao gồm cái tương tác mà các nhà khoa học chưa biết hay lý giải được không? Dare muốn thanhdc nêu ra khái niệm tương tác mà thanhdc hiểu để dễ trao đổi.

Sau khi có được khái niệm về tương tác rồi thì thanhdc trả lời tiếp câu hỏi sau của dare:

Theo trên thì cho dare hỏi là trong một xã hội thì quan hệ sản xuất có tương tác với lực lượng sản xuất không? Quan hệ sản xuất chứa năng lượng gì? Đến đây có lẽ dare lại phải hỏi tiếp là theo thanhdc thì năng lượng theo cách hiểu của thanhdc là gì? Có lẽ câu hỏi này hơi khó, vậy thanhdc trả giải thích giúp dare nhận định sau: ý thức là 1 dạng tồn tại của vật chất (ic, thật ra thanhdc nên biết rằng theo duy vật biện chứng thì ý thức/vật chất là 2 phạm trù triết học) vậy ý thức tồn tại ở đâu? Có phải ở bộ nào người không? hay ở ngoài não người? Nếu đi tìm nó thì tìm ở đâu? Bên giải phẫu học thần kinh nói rằng họ chẳng tìm thấy "ý thức" ở dạng vật chất khi giải phẫu bộ não người cả.

Thanhdc trả lời xong các câu hỏi trên rồi mình mạn đàm tiếp nhé.

Theo Dare hiểu thì "tương tác" nghĩa là ntn? Ở đây tôi không muốn nói đến ý thức của phạm trù triết học bởi triết học hiện đại không coi ý thức là vật chất( tức ý thức không phải là vật chất). Trong Lý học không có những tồn tại không phải là vật chất trừ Thái Cực. Tôi không muốn tranh luận với bạn vì không có thời gian, tôi chỉ đưa ra vài lời mạn đàm và xin phép không tranh luận thêm.

Vậy nên khoa học hiện đại khó có thể tiếp cận với Lý Học Đông Phương là vì vậy.

Thân mến.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lâu quá không vào chủ đề của Daretolead. Bây giờ đã kéo đến hai trang lận ! Nhìn đã thấy choáng, chẳng đọc hết được. Mới đọc sơ sơ vài bài đối thoại cuối. Xin có mấy ý nhỏ thế này:

Dare nếu câu hỏi: Ý thức có tương tác với vật chất không ?

Có người lại trả lời, đó là câu hỏi thừa, sai !

Tôi không hiểu, sai chỗ nào ? thừa chỗ nào ?

Cứ cho rằng ý thức là vật chất đi nữa, thế không hỏi được Vật chất có tương tác được với nhau không ? hay sao ! Hay là lại bảo, đương nhiên, nên câu hỏi thừa ?! Vậy thì, thiếu gì để mà ta phải đặt ra câu hỏi đó. Chẳng hạn. Khi chưa biết bản chất về trường hấp dẫn ! Người ta chẳng phải đã đặt ra câu hỏi, tại sao mặt trăng lại bay quanh trái đất ? Để trả lời câu hỏi này, người ta phải nêu vấn đề, mặt trăng và trái đất có tương tác với nhau không ? và bản chất của lực tương tác này là gì, rồi từ đó mới tìm ra lực hấp dẫn. Đó là câu trả lời mặt trăng và trái đất có tương tác với nhau không ? Cũng đồng thời nhìn nhận luôn, có những hành tinh chỉ bay ngang qua trái đất, chẳng hề bị tác động tý nào. Người xưa sẽ tự nhiên trả lời, mặt trăng và trái đất có tương tác với nhau, nhwung trái đất và hành tinh bay ngang qua kia thì không tương tác ! Thế nhưng ngày nay, câu trả lời chính xác là: Hành tinh kia tương tác với trái đất quá yếu, nên lực hấp dẫn không đủ mạnh để giữ nó bay quanh trái đất.

Vậy tại sao câu hỏi đó lại là thừa ? nếu chúng ta đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, cứ giả sử ý thức là vật chất đi nữa, thì cũng có khi, câu trả lời sẽ là tìm ra bản chất của một loại tương tác nào đó, như một lực mới chẳng hạn. biết đâu đấy. Huống hồ, vật chất và ý thức có phải là một hay không, còn là vấn đề.

nếu như ý thức không phải là vật chất. thì câu hỏi lại càng có ý nghĩa !

Cho nên, đó là câu hỏi, không dễ trả lời !

Nay còn có vấn đề được xới lên. ý thức có phải là vật chất không ? Tôi thì cứ thẳng thừng, tréo ngoe mà nói: Ý thức là ý thức, vật chất là vật chất. thế thôi ! nếu có hỏi, vậy thì vật chất là gì, ý thức là gì ? thì kể cả các nhà duy vật cũng tự trả lời được. Như là vật chất là phạm trù khách quan ... bla bla .... gì nữa. thì ý thức cũng vậy, rằng bal bla ... bla ... ý thức là phạm trù chủ quan. vâng, có sao đâu !

Có ai bẻ được, cái gọi là định nghĩa này chăng ? Đấy là lý học tây phương nhé ! Hết sức khoa học nhé !

Nhưng mà, thực ra, mấy cái thứ ấy, là bậy bạ ! Bởi vì sẽ sa vào vấn nạn: Vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau ? thế là các Vị lại tắc tị.

Trong khi đông phương trả lời: Dễ ợt !

Thế nên, những tranh luận của Dare rất hay. Có giá trị của phương pháp luận. Một khi phương pháp luận còn mơ hồ, thì làm sao có thể cùng thảo luận được.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Rất hoan nghênh anh đã bớt chút thời gian tham gia. Anh chắc cũng thấy Dare tham gia và thực sự là chủ topic này. Nhưng tôi nghĩ Dare đã không tham khảo kỹ những luận đề của tôi, hoặc chỉ xem lướt rồi phản ứng với những định kiến có sẵn.

Dare nếu câu hỏi: Ý thức có tương tác với vật chất không ?

Có người lại trả lời, đó là câu hỏi thừa, sai !

Tôi không hiểu, sai chỗ nào ? thừa chỗ nào ?

Câu hỏi của Dare thừa ở chỗ này:

Từ xưa, người ta - dù theo quan niệm nào - đều đã xác định ý thức tương tác với vật chất.

Lâu quá không vào chủ đề của Daretolead. Bây giờ đã kéo đến hai trang lận ! Nhìn đã thấy choáng, chẳng đọc hết được. Mới đọc sơ sơ vài bài đối thoại cuối. Xin có mấy ý nhỏ thế này:

Dare nếu câu hỏi: Ý thức có tương tác với vật chất không ?

Có người lại trả lời, đó là câu hỏi thừa, sai !

Tôi không hiểu, sai chỗ nào ? thừa chỗ nào ?

Cứ cho rằng ý thức là vật chất đi nữa, thế không hỏi được Vật chất có tương tác được với nhau không ? hay sao ! Hay là lại bảo, đương nhiên, nên câu hỏi thừa ?! Vậy thì, thiếu gì để mà ta phải đặt ra câu hỏi đó. Chẳng hạn. Khi chưa biết bản chất về trường hấp dẫn ! Người ta chẳng phải đã đặt ra câu hỏi, tại sao mặt trăng lại bay quanh trái đất ? Để trả lời câu hỏi này, người ta phải nêu vấn đề, mặt trăng và trái đất có tương tác với nhau không ? và bản chất của lực tương tác này là gì, rồi từ đó mới tìm ra lực hấp dẫn. Đó là câu trả lời mặt trăng và trái đất có tương tác với nhau không ? Cũng đồng thời nhìn nhận luôn, có những hành tinh chỉ bay ngang qua trái đất, chẳng hề bị tác động tý nào. Người xưa sẽ tự nhiên trả lời, mặt trăng và trái đất có tương tác với nhau, nhwung trái đất và hành tinh bay ngang qua kia thì không tương tác ! Thế nhưng ngày nay, câu trả lời chính xác là: Hành tinh kia tương tác với trái đất quá yếu, nên lực hấp dẫn không đủ mạnh để giữ nó bay quanh trái đất.

Vậy tại sao câu hỏi đó lại là thừa ? nếu chúng ta đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, cứ giả sử ý thức là vật chất đi nữa, thì cũng có khi, câu trả lời sẽ là tìm ra bản chất của một loại tương tác nào đó, như một lực mới chẳng hạn. biết đâu đấy. Huống hồ, vật chất và ý thức có phải là một hay không, còn là vấn đề.

nếu như ý thức không phải là vật chất. thì câu hỏi lại càng có ý nghĩa !

Cho nên, đó là câu hỏi, không dễ trả lời !

Nay còn có vấn đề được xới lên. ý thức có phải là vật chất không ? Tôi thì cứ thẳng thừng, tréo ngoe mà nói: Ý thức là ý thức, vật chất là vật chất. thế thôi ! nếu có hỏi, vậy thì vật chất là gì, ý thức là gì ? thì kể cả các nhà duy vật cũng tự trả lời được. Như là vật chất là phạm trù khách quan ... bla bla .... gì nữa. thì ý thức cũng vậy, rằng bal bla ... bla ... ý thức là phạm trù chủ quan. vâng, có sao đâu !

Có ai bẻ được, cái gọi là định nghĩa này chăng ? Đấy là lý học tây phương nhé ! Hết sức khoa học nhé !

Nhưng mà, thực ra, mấy cái thứ ấy, là bậy bạ ! Bởi vì sẽ sa vào vấn nạn: Vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau ? thế là các Vị lại tắc tị.

Trong khi đông phương trả lời: Dễ ợt !

Thế nên, những tranh luận của Dare rất hay. Có giá trị của phương pháp luận. Một khi phương pháp luận còn mơ hồ, thì làm sao có thể cùng thảo luận được.

Thân ái.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tôi đã xác định sự phân biết giữa ý thức và vật chất là một sai lầm... luận điểm của tôi bác bỏ sự phân biệt này"... "Từ xưa, người ta - dù theo quan niệm nào - đều đã xác định ý thức tương tác với vật chất"... "Cách đặt vấn đề sai. Nên tôi không có trách nhiệm trả lời. Sai ở chỗ này: Luận đề của tôi xác định : Không có phi vật chất. Do đó câu hỏi: Ý thức tác động tới vật chất như thế nào là một câu hỏi sai."

Anh Thiensu, theo như anh viết thì phân biệt giữa ý thức và vật chất là một sai lầm vậy cái gì là đúng/ không sai lầm ?

Anh có thể nói rõ hơn tại sao anh viết : "đều đã xác định ý thức tương tác với vật chất" và "Ý thức tác động tới vật chất như thế nào là một câu hỏi sai" ?

Sau khi Anh trả lời 02 câu hỏi trên, tôi sẽ đóng góp vài ý nhỏ về vấn đề này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Rất hoan nghênh anh đã bớt chút thời gian tham gia. Anh chắc cũng thấy Dare tham gia và thực sự là chủ topic này. Nhưng tôi nghĩ Dare đã không tham khảo kỹ những luận đề của tôi, hoặc chỉ xem lướt rồi phản ứng với những định kiến có sẵn.

Câu hỏi của Dare thừa ở chỗ này:

Từ xưa, người ta - dù theo quan niệm nào - đều đã xác định ý thức tương tác với vật chất.

Thưa chú Thiên Sứ, Dare mạn đàm chỉ mong làm cho các bài viết trở nên vững chắc trong lập luận, sáng rõ khi sử dụng các tiên đề, các kết quả nghiên cứu từ các chuyên ngành khoa học hiện đại khác. Thực sự là chỉ mong muốn dừng ở mức tổng quát chứ không muốn đi sâu vào từng khái niệm, phạm trù. Vì như dare đã nói: các bài viết thực sự là khó hiểu và phức tạp. Nếu không đọc kỹ thì chỉ thấy cái kết luận mà không biết được cái tiên đề chính xác chưa, không thấy lý luận có hợp lý chưa và do đó không biết kết luận có đúng chưa.

Dare xin nói rõ thêm về cách dare đặt câu hỏi.

Ban đầu dare hỏi:

vật chất tương tác với ý thức như thế nào

Nhưng được trả lời rằng:

Ý thức tác động tới vật chất như thế nào là một câu hỏi sai.

Dare nghĩ chắc mình đi quá nhanh. Kiểu như luật sư hỏi bị cáo: "Anh ăn trộm nhiều không?", Trả lời kiểu nào thì thì cũng bị cho là đã ăn trộm. Vậy nên điều cần hỏi trước tiên là "Anh có ăn trộm không?" đã rồi mới hỏi tiếp.

Vậy dare hỏi: ý thức có tương tác với vật chất không? rồi sau đó mới hỏi tiếp: thế ý thức và vật chất tương tác như thế nào? rồi sau đó lại tiếp tục...

Theo chú thì "Từ xưa, người ta - dù theo quan niệm nào - đều đã xác định ý thức tương tác với vật chất."

- Chủ nghĩa duy vật chất phác xem ý thức là vật chất.

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng xem ý thức không phải là vật chất. (dare không muốn đi sâu)

- Trong bài viết thì chú cho rằng ý thức là vật chất.

Chưa cần bàn đến lý luận như thế nào (mà chú có nêu rằng dare không đọc kỹ mà chỉ đọc lướt rồi nhận xét) thì hiển nhiên dare phải thắc mắc ngay rằng ý thức, vật chất, sự tương tác giữa ý thức và vật chất trong bài viết có gì khác với chủ nghĩa duy vật chất phác không? Đây là một câu hỏi theo logic biện chứng đó thôi. Nếu cho rằng các trường phái triết học trước đây đã quan niệm như vậy rồi mà không cần giải thích nữa thì...chẳng có gì thay đổi, tiến bộ, khác biệt hay sao?

Dare trình bày như trên để thấy rằng dù đã phát biểu là mình đứng trên lập trường duy vật biện chứng nhưng không hề máy móc áp đặt các định nghĩa, khái niệm đã được nêu và phân tích rất kỹ bởi các nhà duy vật biện chứng để so sánh với các định nghĩa, khái niệm trong bài viết. Như vậy dare hỏi "tương tác" cần được hiểu như thế nào cũng đâu phải là câu hỏi thừa, sai. Tại sao lại có người hỏi ngược lại dare? Tại sao lại đưa việc giải thích khái niệm "tương tác" được nêu trong bài viết cho người đọc khi mà khái niệm này rất quan trọng trong chuỗi lý luận của bài viết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thanglong thân mến

Anh viết:

Anh Thiensu, theo như anh viết thì phân biệt giữa ý thức và vật chất là một sai lầm vậy cái gì là đúng/ không sai lầm ?

Anh có thể nói rõ hơn tại sao anh viết : "đều đã xác định ý thức tương tác với vật chất" và "Ý thức tác động tới vật chất như thế nào là một câu hỏi sai" ?

Sau khi Anh trả lời 02 câu hỏi trên, tôi sẽ đóng góp vài ý nhỏ về vấn đề này.

Tôi xin trả lời anh như sau:

1 - Anh Thiensu, theo như anh viết thì phân biệt giữa ý thức và vật chất là một sai lầm vậy cái gì là đúng/ không sai lầm ?

Sự phân biết ý thức phi vật chất và vật chất là một sai lầm. Điều này tôi đã chứng minh trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?".

2 - Anh có thể nói rõ hơn tại sao anh viết : "đều đã xác định ý thức tương tác với vật chất"

Đây là điều tất cả các trường phái triết học đều thừa nhận.

3 - "Ý thức tác động tới vật chất như thế nào" là một câu hỏi sai?

Câu hỏi này sai khi dùng để phản biện luận điểm của tôi. Bởi vì với tôi không có sự phân biệt giữa ý thức và vật chất. Hay nói rõ hơn: Khi tôi đã xác định tính vật chất của ý thức thì câu hỏi này đồng nghĩa với: "Vật chất tương tác với nhau như thế nào".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thanglong thân mến

Anh viết:

Tôi xin trả lời anh như sau:

1 - Anh Thiensu, theo như anh viết thì phân biệt giữa ý thức và vật chất là một sai lầm vậy cái gì là đúng/ không sai lầm ?

Sự phân biết ý thức phi vật chất và vật chất là một sai lầm. Điều này tôi đã chứng minh trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?".

2 - Anh có thể nói rõ hơn tại sao anh viết : "đều đã xác định ý thức tương tác với vật chất"

Đây là điều tất cả các trường phái triết học đều thừa nhận.

3 - "Ý thức tác động tới vật chất như thế nào" là một câu hỏi sai?

Câu hỏi này sai khi dùng để phản biện luận điểm của tôi. Bởi vì với tôi không có sự phân biệt giữa ý thức và vật chất. Hay nói rõ hơn: Khi tôi đã xác định tính vật chất của ý thức thì câu hỏi này đồng nghĩa với: "Vật chất tương tác với nhau như thế nào".

Quả thực đọc những gì anh viết về "Ý thức/ vật chất, phân biệt/ không phân biệt, đúng/sai..." tôi nhận thấy tư duy của anh đang chạy lòng vòng trong một vòng tròn khép kín, anh đang nhầm lẫn nhưng lại không biết rằng mình đang nhầm lẫn.

Mình tạo ra cái mới, đưa ra bị người ta chê thì ai cũng khó chịu cả, nhưng không phải lời chê cũng là sai hết anh ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quả thực đọc những gì anh viết về "Ý thức/ vật chất, phân biệt/ không phân biệt, đúng/sai..." tôi nhận thấy tư duy của anh đang chạy lòng vòng trong một vòng tròn khép kín, anh đang nhầm lẫn nhưng lại không biết rằng mình đang nhầm lẫn.

Mình tạo ra cái mới, đưa ra bị người ta chê thì ai cũng khó chịu cả, nhưng không phải lời chê cũng là sai hết anh ạ.

Xin phép xen ngang đối thoại này một chút nhé.

Vấn đề có thể đại cương có ba yếu tố Tâm, Học, và Thuật.

Học Tâm Học

Học phi Học

Thuật Tâm Thuật

Thuật phi Thuật

Tức là:

-Học, nghiên cứu mà có Tâm, có Thiện lành thì đó mới là Học. Cũng gọi là Học, nhưng nếu không có Tâm thì sẽ 'không phải là Thật học' (học phi học).

-Trong trường hợp cái học, cái nghiên cứu không được kết quả đúng tuyệt đối thì người học vẫn có thể dùng Tâm để sử lý tình huống, sự sử lý này gọi là Thuật. Trong khi đã dùng đến Thuật thì căn bản là cần có Tâm.

Ngoài ra, khi phản biện kiến giải của người khác thì người phản biện phải có Tâm (thiện chí) hoặc Tâm phải có Trí (năm bắt tình hình thời sự của lĩnh vực). Nếu không Tâm thì dù cho có học vẫn có thể rơi vào sự vô học hồ đồ, nếu có Tâm, dù cho vô học thì vẫn có thể vượt lên cả hữu học.

Đó là Rubi thấy có thể nêu ra như vậy để cảm nhận được hành vi của người có kiến giải hay người có sự phản biện. Điều này nhất thời, và thực tế thì cũng cẫn thiết.

Xin hết ý kiến ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quả thực đọc những gì anh viết về "Ý thức/ vật chất, phân biệt/ không phân biệt, đúng/sai..." tôi nhận thấy tư duy của anh đang chạy lòng vòng trong một vòng tròn khép kín, anh đang nhầm lẫn nhưng lại không biết rằng mình đang nhầm lẫn.

Mình tạo ra cái mới, đưa ra bị người ta chê thì ai cũng khó chịu cả, nhưng không phải lời chê cũng là sai hết anh ạ.

Lập luận của anh Thanglong không phải lập luận phản biện học thuật.

Xin lỗi. Tôi đành phải nói thật như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare thân mến.

Xem bài viết của Dare chứng tỏ Dare không hề xem kỹ tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?". Tức là phải hiểu tác giả miêu tả như thế nào, lập luận với những luận cứ ra sao?

Tôi được biết, một thời các nhà nghiên cứu cho rằng "Đạo Đưc kinh" là một trong những sự thể hiện cái nhìn của "Chủ nghĩa duy vật chất phác". Chỉ nội việc đánh giá cuốn Đạo Đưc kinh như vậy tôi đạ thấy một sai lầm vô cùng lớn. Nhưng cách nhìn này lâu rồi. Từ những năm 50/ 60 của thế kỷ trước. Cái thời mà khi phân tích Tây Du ký - Nhà phê bình Lưu Trùng Dương (Việt Nam) còn cho rằng: "Tam Tang là đại biểu của giai cấp tiểu tư sản, Bát Giới là giai cấp nông dân, Sa Tăng là dân ngèo thành thị, chỉ có Tề Thiên Đại thánh là đại biểu của gia cấp công nhân. Ngọc Hoàng, Phật tổ, các thần thánh là đại biểu của thế lực thống trị, chỉ có Tề Thiên Đại thánh là đại biểu của giai cấp công nhân nền có tính thần đầu tranh chống cường quyên . Tuy nhiên do hạn chế bởi cái nhìn thời đại, nên cuối cùng tác giả Ngô Thừa Ân đã để Đại Thánh phải chấp nhận phục tùng các thế lực thống trị ấy". Đại để vậy.(Tây Du Ký. Nxb Phổ Thông- in vào cuối năm những năm 50, đầu 60 của thế kỷ kỷ trước).

Quan điểm nhìn nhận Đạo Đức Kinh là chủ nghĩa duy vật chất phác cũng xuất hiện vào thời "Tam Tang là địa biểu giai cấp tiểu tư sản". Có thể có "Chủ nghĩa Duy vật chất phác " xuất hiện ở nền văn minh Tây Phương vào thời cổ đại. Nhưng văn minh Đông phương - cụ thể là Lý học Đông phương - không có dấu hiệu của chủ nghĩa duy vật chất phác. Trong Lý học không có khái niệm phân biệt giữa Vật chất và ý thức - Đây là khái niệm du nhập từ văn minh Tây Phương - Thanhdc đã có cái nhìn đúng!

Lý học chỉ phân biết/ phân loại mọi dang tồn tại theo Âm Dương và Ngũ hành.

Tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?" - có thể nói nó là sự so sánh và kết nối giữa hai nền văn minh - Và đây là cuốn sách khó nhất mà tôi viết từ trước đến nay. Để viết tất cả các cuốn sách được chú ý của dư luận, tôi viết gần như một mạch (Gần như mỗi năm một cuốn). Riêng cuốn này nay là lần thứ 7. Nhưng tri thức khoa học hiện đại cập nhật nhất vài năm trở lại đây - như lý thuyết toán của Wofram - cũng phải đưa vào để so sánh. Thâm chí ngày mai cầm bản phim đi in. Tối nay cập nhật một lý thuyết khoa học mới - bất cứ ngành nào - di truyền chẳng hạn - mà những luận của nó có vẻ phản biện có tính hệ thống, thì tôi săn sàng ngưng in và viết lại.

Bởi vì tôi đang minh chứng cho một lý thuyết thống nhất - Nó phải giải thích hợp lý tất cả mọi hiện tượng. Ngay cả khi tôi không còn sức để viết nữa - thì tất cả những luận cứ và kết luận của tôi , nó phải tiếp tục giải thích tất cả những phát kiến mới nhất của nền văn minh trong tương lai. Như vậy, mới là lý thuyết thông nhất.

Cụ thể, tôi đang chở xem cuốn "Ngôn Ngữ của Chúa" - một lý thuyết mới về di truyền - do một nhà khoa học nổi tiếng của Hoa Kỳ, hiện đang là viện trưởng viên nghiên cứu y khoa Hoa kỳ. Tôi được biết phần kết ông ta cho rằng: Chúa đã tạo ra các qui luật, Khoa học chỉ quán xét các quy luật mà Chúa đã an bài. Ông ta đúng thì Thiên Sứ sai!

Để phản biện những luận cứ của ông ta , tôi không thể lập luận rằng: " Tin vào Chúa là duy tâm". Tôi cũng không thể dẫn các sách mà "Tử viết......", Nam Hoa kinh viết, Luận ngữ viết......vv.....Hoặc ông A, ông B đã nói......để chứng minh ông ta sai. Đại để vậy.

Mà tôi phải chí thẳng váo những lập luận của ông ta sai ở điểm nào khi những luận cứ của ông đi đến kết luận về quyền năng của Chúa quyết định những cấu trúc di truyền. Tất nhiên tôi phải xem cuốn sách của ông ta rất kỹ.

Nhưng lập luận của Dare không chỉ thẳng vào luận cứ của tôi đã minh chứng, mà chỉ so sánh những kiến thức đã có. Lúc đầu Dare có đặt cấu hỏi "Thế nào là khái niệm tương tác?" (Đã trích dẫn"). Nhưng sau đó thì chính Dare lại xác định về tính thống nhất khái niệm tương tác. Mà tôi đã xác định là chính xác.

Tóm lại, Dare hãy xem kỹ lại hệ thống lập luận của tôi và những luận cứ của nó đi đã. Qua cách phản biện của Dare, tôi thấy Dare đã xem lướt với cách nhìn rất hời hợt. Với cái nhìn đó. Tôi kết luận thế này cho nhanh:

Lê Nin nói:

Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa công sản, cần có tất cả kho tàng tri thức của nhân loại!".

Câu nói này được khắc trên một tấm bảng sơn mài treo trên tường Thư Viện nhân dân Hanội, vào những năm 60 cua 3thế kỷ trước. Tôi không biết nó ở đoạn nào trong Lê Nin toàn tập. Nếu cấu nói này được coi là đúng thì Lý học Đông phương là một trong những kho tàng tri thức đồ sộ nhất trong những gia trị của tri thức của toàn thể nhân loại. Và nó đã tồn tại ít nhất hơn 2000 năm trong lịch sử văn minh Đông phương. Nếu chưa được cói là đúng thì với một cái nhìn sáng suốt nhất thì nó phải được coi là một đối tượng nghiên cứ nghiêm túc, nhân danh khoa học hoặc sự phát triển của một dân tộc.

Dare đứng có căn cứ vào kết luận nhanh của tôi để phản biện nha. Dây cà ra dây muống ko phải là phản biện khoa học. Dare hãy xem kỹ những luận cứ của tôi và chỉ thằng: Với những luận cứ đó, nó sai và mâu thuẫn ở chỗ nào trong chuỗi hệ luận của nó.

Thưa chú Thiên Sứ, Dare mạn đàm chỉ mong làm cho các bài viết trở nên vững chắc trong lập luận, sáng rõ khi sử dụng các tiên đề, các kết quả nghiên cứu từ các chuyên ngành khoa học hiện đại khác. Thực sự là chỉ mong muốn dừng ở mức tổng quát chứ không muốn đi sâu vào từng khái niệm, phạm trù. Vì như dare đã nói: các bài viết thực sự là khó hiểu và phức tạp. Nếu không đọc kỹ thì chỉ thấy cái kết luận mà không biết được cái tiên đề chính xác chưa, không thấy lý luận có hợp lý chưa và do đó không biết kết luận có đúng chưa.

Dare xin nói rõ thêm về cách dare đặt câu hỏi.

Ban đầu dare hỏi:

Nhưng được trả lời rằng:

Dare nghĩ chắc mình đi quá nhanh. Kiểu như luật sư hỏi bị cáo: "Anh ăn trộm nhiều không?", Trả lời kiểu nào thì thì cũng bị cho là đã ăn trộm. Vậy nên điều cần hỏi trước tiên là "Anh có ăn trộm không?" đã rồi mới hỏi tiếp.

Vậy dare hỏi: ý thức có tương tác với vật chất không? rồi sau đó mới hỏi tiếp: thế ý thức và vật chất tương tác như thế nào? rồi sau đó lại tiếp tục...Theo chú thì "Từ xưa, người ta - dù theo quan niệm nào - đều đã xác định ý thức tương tác với vật chất."

- Chủ nghĩa duy vật chất phác xem ý thức là vật chất.

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng xem ý thức không phải là vật chất. (dare không muốn đi sâu)

- Trong bài viết thì chú cho rằng ý thức là vật chất.

Chưa cần bàn đến lý luận như thế nào (mà chú có nêu rằng dare không đọc kỹ mà chỉ đọc lướt rồi nhận xét) thì hiển nhiên dare phải thắc mắc ngay rằng ý thức, vật chất, sự tương tác giữa ý thức và vật chất trong bài viết có gì khác với chủ nghĩa duy vật chất phác không? Đây là một câu hỏi theo logic biện chứng đó thôi. Nếu cho rằng các trường phái triết học trước đây đã quan niệm như vậy rồi mà không cần giải thích nữa thì...chẳng có gì thay đổi, tiến bộ, khác biệt hay sao?

Dare trình bày như trên để thấy rằng dù đã phát biểu là mình đứng trên lập trường duy vật biện chứng nhưng không hề máy móc áp đặt các định nghĩa, khái niệm đã được nêu và phân tích rất kỹ bởi các nhà duy vật biện chứng để so sánh với các định nghĩa, khái niệm trong bài viết. Như vậy dare hỏi "tương tác" cần được hiểu như thế nào cũng đâu phải là câu hỏi thừa, sai. Tại sao lại có người hỏi ngược lại dare? Tại sao lại đưa việc giải thích khái niệm "tương tác" được nêu trong bài viết cho người đọc khi mà khái niệm này rất quan trọng trong chuỗi lý luận của bài viết.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu khoa học nhận định Ý thức là Vật chất thì rõ ràng chính nó phải có các thuộc tính vật chất, trong đó tương tác là một trong những đặc trưng của Vật chất (có thể còn có một số thuộc tính nào đó mà khoa học chưa khác phá ra, điều này là tất nhiên). Khoa học khám phá ra các các quy luật của Ý thức qua các chuyên ngành.

Lý học Đông phương với thuyết Âm Dương Ngũ Hành không phân biệt Ý thức và Vật chất và được xem là học thuyết thống nhất vũ trụ - Tác giả Thiên Sứ: vậy thì Ý thức phải nằm trong quy luật vận động theo thuyết trên; Ý thức cũng có các tương tác trong quy luật vận động và được nhận biết dựa trên các nguyên lý, quy tắc, định nghĩa... trong Lý học Đông Phương, ví dụ như Khí chẳng hạn.

Thực tế khách quan: Hoangnt đã đưa ra một số các ví dụ trong mục Mạn đàm này.

Ngoài ra còn có một nhận định giống như một số người.: Ý thức tự nhận thức được chính nó hay con người con quyền tự do được chọn lựa dựa trên Ý thức, ví dụ di chuyển mọi nơi trên trái đất... từ đây nhận thấy một mối tương quan giữa con người (có Ý thức) và Vũ trụ (tạo ra con người) phải có tính tự Nhận biết của chính nó để làm sao "con người vẫn nằm trong quy luật vận động".

Vậy thì, Nhận biết của Vũ trụ và Ý thức của con người có tương đương hay không, sẽ có:

- Tương đương.

- Không tương đương, nhưng Vũ trụ điều khiển qua một số thuộc tính của Vật chất (âm dương ngũ hành).

- hoặc các nhận định khác.

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu khoa học nhận định Ý thức là Vật chất thì rõ ràng chính nó phải có các thuộc tính vật chất, trong đó tương tác là một trong những đặc trưng của Vật chất (có thể còn có một số thuộc tính nào đó mà khoa học chưa khác phá ra, điều này là tất nhiên). Khoa học khám phá ra các các quy luật của Ý thức qua các chuyên ngành.

Không nên viết, nếu khoa học nhận định ... mà nên viết Nếu Ta/Chúng ta thì hợp lý hơn. Bởi vì khoa học chưa nhận định ý thức là vật chất. Câu này có tính giả định, chứ không phải là mệnh đề khẳng định.

Vật chất thì đương nhiên được khẳng định là có tương tác lẫn nhau. Nhưng không có gì phủ nhận rằng các đối tượng phi vật chất - nếu có - là không tương tác với nhau.

Khoa học khám phá các quy luật của ý thức ? Tất nhiên, không chỉ của ý thức, mà cả vật chất nữa. Nhưng khoa học chưa kết luận vì thế mà ý thức là vật chất.

Lý học Đông phương với thuyết Âm Dương Ngũ Hành không phân biệt Ý thức và Vật chất và được xem là học thuyết thống nhất vũ trụ - Tác giả Thiên Sứ:

Không nên viết như vậy. Nên viết cho chính xác hơn. Theo tác giả Thiên sứ thì .....

Và trong câu Lý học đông phương với thuyết âm dương ngũ hành không phân biệt ý thức và vật chất .... thì cần xác định như thế này. Trước hết, lý học đông phương trong đó có lý luận âm dương ngũ hành làm cơ sở. Và cả lý học đông phương cũng như lý âm dương ngũ hành đều phân biệt ý thức và vật chất rất rõ ràng, chứ không bao giờ không phân biệt ý thức và vật chất. Có chăng, vì nền tảng của nó tổng quát hơn, sâu sắc hơn, nên nó biểu hiện ở dạng phân âm dương. Nhưng phân âm dương, không có nghĩa là nó không phân biệt ý thức và vật chất.

cho nên câu này:

Trong Lý học không có khái niệm phân biệt giữa Vật chất và ý thức - Đây là khái niệm du nhập từ văn minh Tây Phương - Thanhdc đã có cái nhìn đúng!

Sai ! mà câu này :

Lý học chỉ phân biết/ phân loại mọi dang tồn tại theo Âm Dương và Ngũ hành

Đúng !

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare thân mến.

Xem bài viết của Dare chứng tỏ Dare không hề xem kỹ tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?". Tức là phải hiểu tác giả miêu tả như thế nào, lập luận với những luận cứ ra sao?

....

Dare đứng có căn cứ vào kết luận nhanh của tôi để phản biện nha. Dây cà ra dây muống ko phải là phản biện khoa học. Dare hãy xem kỹ những luận cứ của tôi và chỉ thằng: Với những luận cứ đó, nó sai và mâu thuẫn ở chỗ nào trong chuỗi hệ luận của nó.

Dare không phản biện lại những trả lời của chú Thiên Sứ trong bài trên vì như vậy sẽ đi xa chủ đề chính. Theo góp ý của chú Thiên Sứ, Dare sẽ phản biện lại từ đầu. Bài hơi dài nên mong mọi người kiên nhẫn. Dare xin trích lại bài viết "bản chất của ý thức" của chú Thiên Sứ để dễ tham khảo khi thảo luận:

Bản chất của ý thức

Phù Dịch quãng hỹ. Dĩ ngôn hồ viễn tắc bất ngữ.

Dĩ ngôn hồ nhĩ tắc nhi chính. Dĩ ngôn hồ thiên địa chi gian tắc bị hỹ.

Dịch lớn thay! Nói về xa thì vô cùng, nói về gần thì tĩnh mà chính.

Nói về trời đất thì bao trùm tất cả! .

I - Khái niệm về vấn đề

Khoa học ngày càng đi sâu vào thế giới vật chất vi mô. Những dạng tồn tại nhỏ nhất của vật chất được lần lượt phát hiện. Những cấu trúc - những dạng tồn tại của vật chất - ngày càng nhỏ dần và có vẻ như từ từ biến mất. Các nhà khoa học hàng đầu ngơ ngác. Đã có người la lên rằng: "Vật chất đã biến mất". Những giáo lý tôn giáo bắt đầu xem xét lại tính hợp lý cho sự tồn tại của Thượng Đế. Cuốn "Thượng Đế và Khoa học" là một điển hình (*). Trong cuốn này - được trước tác bởi ba vị viện sĩ của Viện Hàn lâm khoa học Pháp Quốc - đã kết luận: Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ. Trong trường hợp này - như người viết đã trình bày:

Định mệnh không có thật. Vì nó tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của Thượng Đế.

Chúng ta giả thiết rằng: Tất cả các qui luật vật lý trong vũ trụ đã được phát hiện. Mọi quy luật tương tác - mà khoa học thừa nhận tính tương tác tạo nên vạn vật - đều được khám phá. Trong trường hợp này vấn đề đặt ra cho khoa học sẽ là:

Bản chất của ý thức là gì? Và tất cả các quy luật tương tác vật lý có tương tác với ý thức hay không?

Hay chỉ có sự tương tác một chiều: Sự tương tác của ý thức với vật chất và không có chiều ngược lại?

Cũng hàng ngàn năm qua đi...Đã có nhiều cách giải thích minh triết khác nhau về vũ trụ và con người. Nhưng hầu hết các trường phái triết học cổ xưa cũng như hiện đại đều phân biệt trạng thái ý thức (hoặc tinh thần) và vật chất. Và “Ý thức” là khái niệm cho một dạng tồn tại phi vật chất và có tương tác với vật chất.

Bởi vậy, nếu tiêu chí khoa học hiện đại cho rằng: “một lý thuyết khoa học phải có tính quy luật và có khả năng tiên tri” thì – từ tiêu chí khoa học và giả thiết về tính quy luật của những hiệu ứng vũ trụ tác động lên con người – vấn đề sẽ được đặt ra là:

Những hiệu ứng tương tác vũ trụ này có tương tác với ý thức con người hay không?

Hay nói một cách khác:

Có sự tương tác hai chiều giữa vật chất và ý thức không - Khi tất cả các trường phải triết học đều đã xác định một chiều là: "ý thức có tương tác với vật chất"?

I - 1: Trong trường hợp được xác định là "có" sự tương tác hai chiều thì bản chất của ý thức mang thuộc tính vật chất.

Như vậy sự phân biệt giữa vật chất và ý thức phi vật chất là một sai lầm trong nhận thức cổ điển. Đã có một lần, tôi hỏi một nhà khoa học trẻ, giảng viên toán lý một trường đại học. Câu hỏi là:

"Trong tri thức khoa học hiện đại mà anh biết, có một dạng tồn tại nào phi vật chất, nhưng lại có năng lương tác động lên vật chất hay không?".

Anh ta trầm ngâm suy nghĩ một lúc và trả lời tôi:

"Không!".

Với câu trả lời này thì nếu coi ý thức là một dạng tồn tại phi vật chất thì đây là điều hoàn toàn phi lý trong mối tương quan với tri thức khoa học hiện đại. Và điều này xác định về mặt lý thuyết rằng:

Tất cả mọi quy luật vật chất mà khoa học khám phá được sẽ hoàn toàn vô nghĩa . Vì trong vũ trụ tồn tại một sự tương tác phi vật chất và không kiểm chứng được, không quán xét được do tất cả mọi phương tiện kỹ thuật - vật chất - không tương tác với nó.

So sánh với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học thì vấn đề được xác định ở đây là: Ý thức và biến tướng của khái niệm này - mà ngày nay người ta gọi là "tâm linh" - phải là một dạng tồn tại của vật chất - chưa được khám phá. Hay nói cách khác: Khái niệm "vật chất" phải được định nghĩa lại. Và đây không phải lần đầu tiên trong lịch sử văn minh nhân loại những tư duy khoa học và minh triết đặt lại định nghĩa về khái niệm này.

Khái niệm mới định nghĩa về vật chất - được coi là hợp lý và cần trong tiểu luận này - như sau:

Mọi dạng tồn tại tương tác lẫn nhau, dù đã được biết đến hoặc chưa được biết đến - đều là vật chất.

Hay diễn đạt một cách đầy đủ là:

Vật chất là tất cả những dạng tồn tại và tương tác lên những dạng tồn tại khác và chính nó.

Bởi vì chúng phải có năng lượng để thực hiện sự tương tác đó. Khi đã có năng lượng thì chúng sẽ phải tuân theo quy luật tích lũy, sản sinh hay bảo tồn năng lương - một quy luật của khoa học.

I - 2: Trong trường hợp sự trả lời câu hỏi "Có sự tương tác hai chiều giữa vật chất và ý thức không - Khi tất cả các trường phải triết học đều đã xác định ý thức có tương tác với vật chất?" là “Không”.

Trong điều kiện này mọi quy luật vật lý thể hiện sự tương tác của vật chất đều không thể tồn tại, khi có sự tác động của ý thức – vốn được coi là một dạng tồn tại phi vật chất – và không kiểm soát được tính quy luật của nó. Tất yếu sẽ không có khả năng tiên tri. Và khi không có khả năng tiên tri thì đây chính là sự phủ nhận tiêu chí khoa học cho bất cứ một lý thuyết khoa học nào - "Một lý thuyết khoa học phải có khả năng tiên tri".

Như vậy - trong trường hợp này - dù người ta nhân danh tư tưởng minh triết thuộc bất cứ trường phái nào đều cũng sẽ dẫn thẳng đến Thượng Đế. Hay nói một cách khác: Toàn bộ tri thức khoa học loài người đã xây dựng nên trong lịch sử văn minh hiện đại phải sụp đổ (Chưa nói đến cái đám lóc nhóc "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" đang được quảng cáo là ủng hộ quan niệm phủ nhận lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm, nhân danh khoa học).

I - 3: Phần này giới thiệu một dạng tồn tại được đặt ra và cần lưu ý của nền minh triết Đông phương, trong ba luồng tư tưởng cổ đại là: Dịch, Phật, Lão. Trong tính minh triết này có đặt vấn đề về một dạng tồn tại “không phải có, không phải không” và là bản tính chân như trong minh triết Phật Giáo; hoặc khái niệm Đạo trong Đạo giáo: "Đón thì không thấy đầu, theo thì không thấy đuôi. Ở trên không sáng, ở dưới không tối. Nhưng có thật và đáng tin"; Hoặc khái niệm Thái cực trong Dịch học.

Vấn đề này được đặt ra chỉ để lưu ý bạn đọc và sẽ được trình bày trong phần sau của tiểu luận này.

III - Bản chất của ý thức là gì?

Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã và đang có một khái niệm mới là một dạng tồn tại khác của "ý thức" và có vẻ như "ý thức" chỉ là một trường hợp riêng của trạng thái này. Đó là khái niệm "tâm linh". Nhưng dù với bất cứ khải niệm nào. Miễn là cái gọi là "ý thức " hay "tâm linh" đó có tương tác với vật chất thì - theo định nghĩa "Mọi dạng tồn tại có tương tác lẫn nhau, dù đã được biết đến hoặc chưa được biết đến - đều là vật chất.".

Ngược lại, nếu khẳng định tính phi vật chất của "ý thức" và "tâm linh" - cho dù thừa nhận tính tương tác của nó - thì như người viết đã trình bày ở trên: "Sẽ không có một khả năng tiên tri nào thực hiện được nhân danh khoa học". Bởi vì mọi quy luật vật lý sẽ phụ thuộc vào sự tương tác một chiều phi vật chất không kiểm chứng được, không phải đối tượng nghiên cứu khoa học và tất cả tri thức khoa học sẽ sụp đổ bởi chính tiêu chí của nó vì không còn tính quy luật và khả năng tiên tri.

Do đó, tính “Phi vật chất” của ý thức - tâm linh được tất các trường phái triết học cổ kim thừa nhận đến ngày hôm nay - khi người viết đang gõ những hàng chữ này, chính là một sai lầm trong phát triển tri thức của con người thuộc lịch sử văn minh hiện đại - khi người ta có một giới hạn trong khái niệm và định nghĩa cổ điển về vật chất.

Đó là nguyên nhân – ít nhất về mặt lý thuyết – khả năng tiên tri sẽ không thực hiện được và mọi quy luật của tự nhiên tạo nên tri thức nhân loại hiện đại sẽ sụp đổ bởi chính tiêu chí khoa học của nó.

Nhưng thực tế khả năng tiên tri vẫn đang hiện hữu và tồn tại từ ngàn đời. Trong đó tồn tại những phương pháp tiên tri có hệ thống, có qui luật và khách quan đã dẫn chứng là Tử Vi, Tử Bình...

Như vậy, sự tồn tại và hiệu quả của các phương pháp có khả năng tiên tri tri hàng ngàn năm, tự nó đã phủ nhận khái niệm “ý thức là một thể tồn tại phi vật chất”. Hay nói một cách khác: Khái niệm "ý thức: - hay "tâm linh" chỉ là những dạng tồn tại của vật chất. Trong điều kiện này thì nó phải chịu sự tương tác của những quy luật vật lý mà loài người đã khám phá ra hoặc chưa khám phá ra.

Như vậy, nếu câu trả lời là "Không" có sự tương tác của vật chất lên ý thức thì kết luận sẽ là "Không có Định mệnh có khả năng tiên tri" và vấn đề sẽ kết thúc ở đây.

Hay nói một cách khác: Nhân loại sẽ không bao giờ tìm được một lý thuyết thống nhất mà các nhà khoa học đang mơ ước - sẽ chứng minh rõ hơn ở phần sau với những nhận định của S.W. Hawking. Đồng thời người ta sẽ phải thừa nhận một lực lượng phi tự nhiên đang tác động vào tự nhiên không mang tính quy luật khách quan. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sụp đổ của tất cả tri thức khoa học mà nhân loại đã tích lũy.

IV - Những vấn đề tồn tại.

Nhưng nếu ý thức không thể phi vật chất thì con người rút cục chỉ là robot cao cấp chăng? Thực tế đã chứng minh không phải như vậy, cho dù tư duy (ý thức, tinh thần) có tính quy luật và có những thuộc tính vật chất thì vấn đề hợp lý tiếp theo sẽ là:

Cái gì nhận thức tính tương tác có qui luật đó? Kể cả qui luật tương tác của ý thức?

Để giải thích một cách hợp lý vần đề được đặt ra trong một chuỗi suy luận vì tính hợp lý của nó, chúng ta cần quay lại từ sự hình thành Thái Dương hệ.

"Trong giai đoạn đầu của sự hình thành Thái Dương Hệ – tức là vào giai đoạn chưa hề có một phần tử hữu cơ nào xuất hiện trên trái Đất để mở đầu cho sự sống – thì tất cả từ những vận động khởi đầu cho một quá trình phát triển, tiến hoá của tự nhiên trên trái Đất đều ảnh hưởng của những hiệu ứng tương tác từ vũ trụ. Chính những hiệu ứng tương tác từ vũ trụ này đã ảnh hưởng và chi phối quá trình tiến hoá của vật chất – cụ thể là trên trái đất – từ vô cơ đến hữu cơ, từ đơn giản đến phức tạp – cho đến khi hình thành những sinh vật cao cấp trên trái Đất hiện nay, trong đó có con người. Do đó, tất cả những sự hiện hữu dù đơn giản hay phức tạp, dù sinh vật bậc thấp hay cao trên trái Đất, đều tồn tại và phát triển trong tính tất yếu đã hiện hữu của những hiệu ứng vũ trụ và hoà nhập cân đối với những hiệu ứng đó, ngay từ những tế bào sống đầu tiên. Loài người cũng chỉ là một hiện tượng tồn tại hữu hạn trong quá trình vận động tương tác vô tận của vũ trụ. Do đó, sự tác động mang tính quy luật của những hiệu ứng vũ trụ lên chính con người (bao gồm cả những giá trị nhận thức và sự vận động tư duy, vốn là hệ quả của các hiệu ứng trên) phải là một thực tế hiện hữu và liên tục.

Nếu những vấn đề đặt ra theo giả thuyết ở trên không phải là một thực tế hiện hữu; tức là sự vận động của tâm lý, tư duy, những giá trị nhận thức... gọi chung là những giá trị tinh thần của con người, tách rời hoặc không chịu sự tác động của những hiệu ứng vũ trụ, thì sự phủ nhận này sẽ dẫn đến tính hợp lý tiếp theo của nó là: Thừa nhận một sự tồn tại thoát thai từ tự nhiên và trở thành phi tự nhiên (xuất phát từ vật chất và phi vật chất), không nằm trong sự chi phối của tự nhiên và tách rời tự nhiên ở tầm cỡ vũ trụ. Nếu sự tồn tại phi tự nhiên đó có thật và hiện hữu trong con người, thì đó chính là con đường dẫn tới ý niệm về Thượng Đế. Vì theo truyền thuyết, chỉ có Thượng Đế mới không chịu sự tương tác của tự nhiên. Điều này không thuộc về những luận điểm nhân danh khoa học và luận đề này sẽ kết thúc ở đây. Trong trường hợp này Định Mệnh sẽ không có thật mà tuỳ thuộc vào ý chí của Đấng Tối Cao, hoặc là một khái niệm khác - mà để tránh nhắc tới Thượng Đế - người ta gọi là "Tâm linh". Nếu đặt vấn đề: “ý thức có trước” thì câu hỏi đặt ra tiếp theo sẽ là: Tại sao cái có trước đó lại tạo ra những qui luật vật lý như thế này chứ không như thế kia? Tại sao nó không tạo ra một thế giới ngay như bây giờ mà lại phải từ một nền văn minh thấp và phát triển như hiện nay? Đây cũng là vấn đề đặt ra trong cuốn “Thượng Đế và khoa học” và được giải thích rằng: Thượng Đế toàn năng đã sắp đặt vũ trụ như hiện nay với những qui luật của nó? Nhưng khi đặt vấn đề như vậy, bản thân ngài Jean Guitton – Đồng tác giả, viện sĩ Hàn lâm viện Pháp Quốc – cũng chưa chứng minh được sự hiện hữu của Thượng Đế. Lập luận của ông trong suốt cuốn sách chỉ có thể coi là một cách đặt vấn đề, khi tri thức khoa học hiện đại còn khiếm khuyết ở cách giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ. Hơn nữa sự phản biện quan điểm "Thượng Đế tạo ra vũ trụ" với các viện sĩ hàn lâm Pháp Quốc kia sẽ là:

Tại sao Thượng đế toàn năng lại sáng tạo ra những qui luật vật lý không thuộc sự chi phối của Ngài?

Khi các nhà khoa học tiến vào thế giới vi mô của vật chất thì họ chợt nhận ra rằng: Hình như vật chất biến mất, hình như sự tương tác của các hạt lượng tử trong các thí nghiệm tuỳ thuộc vào cách nghĩ của con người trực tiếp thí nghiệm nó? Nhưng với khái niệm về vật chất trình bày ở trên thì chính một sự tồn tại của vật chất chứa đựng năng lượng - mà người ta quen gọi là "ý thức" hoặc "tâm linh" đã tác động vào các hạt lượng tử.

Với những luận điểm và những luận cứ đã trình bày ở trên thì tiểu luận này cần giải quyết và chứng minh tiếp tục rằng:

Nếu tất cả những gì tồn taị trong vũ trụ đều là vật chất - đều là Âm trong khái niệm của Lý học Đông phương so với thể bản nguyên vũ trụ thì để giải quyết vấn đề còn lại mang tính nhân bản sẽ chứng minh rằng: "Con người không phải là robot của tạo hóa" sẽ phải tiếp tục trong tiểu luận này.

Một giả thuyết được đặt ra và cần phải chứng minh tính hợp lý của nó sẽ dẫn đến việc chỉ thẳng vấn đề mà những trí thức hàng đầu của nhân loại đang tìm kiếm:

"Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt trải gần 5000 năm văn hiến - chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ"

Giả thuyết này đặt vấn đề cho rằng:

Phải chăng sự khởi nguyên của vũ trụ được bắt đầu bằng một thể nguyên thuỷ thống nhất?

----------------------

* Chú thích: Sách đã dẫn

Ta về giữa cõi vô thường

Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa

Thiên Sứ

Trước hết, dare có nhận xét thế này: Bài viết có quá nhiều chỗ dông dài. Như vậy dare đề xuất trước hết ta cần loại bỏ sự dông dài này, để làm nổi bật tiên đề chính, lý luận và kết luận. Sau đó ta sẽ xem các tiên đề này có đúng không, lý luận có giá trị không và kết luận có hợp lý không.

Phần đầu tiên, sau khi loại bỏ phần thông tin về "những dạng tồn tại nhỏ nhất của vật chất, vật chất biến mất, những nhà khoa học ngơ ngác,...kết luận thượng đế sáng tạo ra vũ trụ" (và Dare nhấn mạnh rằng những thông tin này đưa ra một cách lập lờ. Ví dụ: không nêu rõ thời điểm mà các nhà khoa học hàng đầu ngơ ngác. Thời điểm này có phải là những năm 2000 khi chú viết tiểu luận này không? "Những nhà khoa học hàng đầu ngơ ngác" không phải là tất cả các nhà khoa học.... Ngoài ra cũng không thấy rõ ràng tam đoạn luận trong phần này), thì ý quan trọng nhất mà dare có được là các câu hỏi:

Định mệnh không có thật. Vì nó tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của Thượng Đế (đây là ý kiến của những người tin vào đấng siêu nhiên - chúa trời)

Chúng ta giả thiết rằng: Tất cả các qui luật vật lý trong vũ trụ đã được phát hiện. Mọi quy luật tương tác - mà khoa học thừa nhận tính tương tác tạo nên vạn vật - đều được khám phá. Trong trường hợp này vấn đề đặt ra cho khoa học sẽ là:

Bản chất của ý thức là gì? Và tất cả các quy luật tương tác vật lý có tương tác với ý thức hay không?

Hay chỉ có sự tương tác một chiều: Sự tương tác của ý thức với vật chất và không có chiều ngược lại?

Thật sự rất khó để người đọc hiểu được tác giả muốn nói gì về Định mệnh và ý thức. Có những bộ phận khuyết thiếu trong chuỗi lý luận này. Chú Thiên Sứ để người đọc "tự suy luận" ra những phần khuyết thiếu trong chuỗi lý luận này. Dare hỏi

1. Có mối liên quan gì giữa "định mệnh" và "ý thức"?

2. Chú Thiên Sứ hiểu "Định mệnh" là gì?

Tiếp tục, chú Thiên Sứ bắt đầu bằng giả thiết: "Tất cả các qui luật vật lý trong vũ trụ đã được phát hiện. Mọi quy luật tương tác - mà khoa học thừa nhận tính tương tác tạo nên vạn vật - đều được khám phá". Và đặt vấn đề: "Trong trường hợp này vấn đề đặt ra cho khoa học sẽ là:

Bản chất của ý thức là gì? Và tất cả các quy luật tương tác vật lý có tương tác với ý thức hay không?

Hay chỉ có sự tương tác một chiều: Sự tương tác của ý thức với vật chất và không có chiều ngược lại? "

Dare muốn hỏi chú:

3. Khoa học ở đây là khoa học hiện tại hay nền khoa học tương lai - sau khi đã khám phá ra tất cả quy luật tương tác?

4. Rõ ràng là nếu đây là khoa học tương lai thì câu trả lời nằm ở tương lai! Còn nếu đây là khoa học hiện tại thì tại sao phải trả lời các câu hỏi này dựa trên giả thiết đã khám phá ra tất cả các quy luật tương tác?

Mọi việc còn trở nên rắc rối hơn khi những suy luận được thể hiện bằng việc quên đưa ra định nghĩa về "tương tác", điều này sẽ dẫn đến cuộc chiến ngôn ngữ đúng như đang xảy ra trong các bài trên của Dare. Việc sử dụng không hợp lý động từ tương tác cũng làm cho người đọc bối rối. Cụ thể:

Và tất cả các quy luật tương tác vật lý có tương tác với ý thức hay không?

Hay chỉ có sự tương tác một chiều: Sự tương tác của ý thức với vật chất và không có chiều ngược lại?

Các quy luật tương tác vật lý có tương tác với ý thức hay không? là một câu tối nghĩa. Vậy dare chú ý đến câu hỏi "Hay chỉ có sự tương tác một chiều: Sự tương tác của ý thức với vật chất và không có chiều ngược lại?" Có vẻ dễ hiểu hơn nhưng thực sự cũng rất "rắc rối". Ừ thì tạm quên cái đòi hỏi phải giải thích khái niệm "tương tác" mà chỉ cần hiểu tương tác là tác động qua lại (phải ghi nhớ thêm là tương tác 1 chiều, tương tác 2 chiều, tức tương tác là tác động thôi).

Tuy bỏ qua câu hỏi "các quy luật tương tác vật lý có tương tác với ý thức hay không" nhưng người đọc cần cẩn trọng với thắc mắc:

5. Tại sao tác giả lại chỉ giới hạn câu hỏi với các quy luật tương tác vật lý? Ngoài các tương tác vật lý ra, chẳng lẽ không còn các quy luật tương tác khác như quy luật xã hội, quy luật kinh tế có dính dáng đến ý thức hay sao?

Ta đi tiếp:

Cũng hàng ngàn năm qua đi...Đã có nhiều cách giải thích minh triết khác nhau về vũ trụ và con người. Nhưng hầu hết các trường phái triết học cổ xưa cũng như hiện đại đều phân biệt trạng thái ý thức (hoặc tinh thần) và vật chất. Và “Ý thức” là khái niệm cho một dạng tồn tại phi vật chất và có tương tác với vật chất.

Bởi vậy, nếu tiêu chí khoa học hiện đại cho rằng: “một lý thuyết khoa học phải có tính quy luật và có khả năng tiên tri” thì – từ tiêu chí khoa học và giả thiết về tính quy luật của những hiệu ứng vũ trụ tác động lên con người – vấn đề sẽ được đặt ra là:

Những hiệu ứng tương tác vũ trụ này có tương tác với ý thức con người hay không?

Hay nói một cách khác:

Có sự tương tác hai chiều giữa vật chất và ý thức không - Khi tất cả các trường phải triết học đều đã xác định một chiều là: "ý thức có tương tác với vật chất"?

Cái quan trọng nhất trong đoạn này là câu hỏi: "Có sự tương tác hai chiều giữa vật chất và ý thức không - Khi tất cả các trường phải triết học đều đã xác định một chiều là: "ý thức có tương tác với vật chất"?". Phần câu hỏi chính thì rất rõ ràng "có sự tương tác 2 chiều giữa vật chất và ý thức không" Tuy nhiên phần sau lại rất tối nghĩa, chắc chú Thiên Sứ muốn nói là các trường phái triết học đều đã xác định ý thức tác động 1 chiều lên vật chất và không có chiều tác động ngược lại? Dare trả lời luôn: chủ nghĩa duy vật biện chứng xác định rằng vật chất và ý thức có tác động qua lại (2 chiều).

Để trả lời câu hỏi "có sự tương tác 2 chiều giữa vật chất và ý thức không?", tác giả tiếp tục phân tích:

I - 1: Trong trường hợp được xác định là "có" sự tương tác hai chiều thì bản chất của ý thức mang thuộc tính vật chất.

Như vậy sự phân biệt giữa vật chất và ý thức phi vật chất là một sai lầm trong nhận thức cổ điển. Đã có một lần, tôi hỏi một nhà khoa học trẻ, giảng viên toán lý một trường đại học. Câu hỏi là:

"Trong tri thức khoa học hiện đại mà anh biết, có một dạng tồn tại nào phi vật chất, nhưng lại có năng lương tác động lên vật chất hay không?".

Anh ta trầm ngâm suy nghĩ một lúc và trả lời tôi:

"Không!".

Với câu trả lời này thì nếu coi ý thức là một dạng tồn tại phi vật chất thì đây là điều hoàn toàn phi lý trong mối tương quan với tri thức khoa học hiện đại. Và điều này xác định về mặt lý thuyết rằng:

Tất cả mọi quy luật vật chất mà khoa học khám phá được sẽ hoàn toàn vô nghĩa . Vì trong vũ trụ tồn tại một sự tương tác phi vật chất và không kiểm chứng được, không quán xét được do tất cả mọi phương tiện kỹ thuật - vật chất - không tương tác với nó.

So sánh với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học thì vấn đề được xác định ở đây là: Ý thức và biến tướng của khái niệm này - mà ngày nay người ta gọi là "tâm linh" - phải là một dạng tồn tại của vật chất - chưa được khám phá. Hay nói cách khác: Khái niệm "vật chất" phải được định nghĩa lại. Và đây không phải lần đầu tiên trong lịch sử văn minh nhân loại những tư duy khoa học và minh triết đặt lại định nghĩa về khái niệm này.

Khái niệm mới định nghĩa về vật chất - được coi là hợp lý và cần trong tiểu luận này - như sau:

Mọi dạng tồn tại tương tác lẫn nhau, dù đã được biết đến hoặc chưa được biết đến - đều là vật chất.

Hay diễn đạt một cách đầy đủ là:

Vật chất là tất cả những dạng tồn tại và tương tác lên những dạng tồn tại khác và chính nó.

Bởi vì chúng phải có năng lượng để thực hiện sự tương tác đó. Khi đã có năng lượng thì chúng sẽ phải tuân theo quy luật tích lũy, sản sinh hay bảo tồn năng lương - một quy luật của khoa học.

Một loạt các ngụy biện được áp dụng. Dare sẽ chỉ ra từng cái:

1: Trong trường hợp được xác định là "có" sự tương tác hai chiều thì bản chất của ý thức mang thuộc tính vật chất.

Nhận định này có thể thiết lập theo phương pháp tam đoạn luận sau:

Ý thức và vật chất có tương tác 2 chiều [phần giữa]

Ý thức [phần phụ] là vật chất [phần chính]

Có thể thấy phần khuyết thiếu là gì: tiền đề chứa thuật ngữ chính và thuật ngữ trung gian. Phần khuyết thiếu là: có tương tác 2 chiều [phần giữa] thì là vật chất [phần chính]

Hình như có cái gì đó không ổn. Tiền đề này ở đâu ra? nó có đúng không? Dare thật bất ngờ khi đọc tiếp. Cái tiên đề này chính là cái định nghĩa lại vật chất:

Khái niệm mới định nghĩa về vật chất - được coi là hợp lý và cần trong tiểu luận này - như sau:

Mọi dạng tồn tại tương tác lẫn nhau, dù đã được biết đến hoặc chưa được biết đến - đều là vật chất.

Hay diễn đạt một cách đầy đủ là:

Vật chất là tất cả những dạng tồn tại và tương tác lên những dạng tồn tại khác và chính nó.

Sau một hồi lòng vòng thì cái tiền đề trở thành cái kết luận!!!

Dare cũng bàn thêm về "nhà khoa học trẻ, giảng viên toán lý của một trường đại học" khi anh này trả lời câu hỏi:

"Trong tri thức khoa học hiện đại mà anh biết, có một dạng tồn tại nào phi vật chất, nhưng lại có năng lương tác động lên vật chất hay không?".

Anh ta trầm ngâm suy nghĩ một lúc và trả lời tôi:

"Không!".

Với câu trả lời này thì nếu coi ý thức là một dạng tồn tại phi vật chất thì đây là điều hoàn toàn phi lý trong mối tương quan với tri thức khoa học hiện đại

Anh ta đã bị cài độ mà không biết. Ý thức và vật chất ở đây là phạm trù triết học hay ý thức và vật chất của môn vật lý học? Phi vật chất là gì? Phi vật chất nhưng lại có năng lượng là ý gì? Tác động vật lý (4 lực cơ bản theo tri thức khoa học hay sao?). Các vấn đề, khái niệm không rõ ràng thế mà anh này lại trả lời "không" (hoặc "có") thì thật bất cẩn. Đơn giả là hỏi lại: thế ý chú Thiên Sứ là gì?

Đoạn sau thì cũng rắc rối không kém. Dare đọc mãi mà vẫn không hiểu ý chú Thiên Sứ muốn nói gì. Chú Thiên Sứ có thể bớt chút thời gian, trình bày lại theo phương thức tam đoạn luận để đoạn này trở nên rõ ràng, sáng sủa hơn được không?

Với câu trả lời này thì nếu coi ý thức là một dạng tồn tại phi vật chất thì đây là điều hoàn toàn phi lý trong mối tương quan với tri thức khoa học hiện đại. Và điều này xác định về mặt lý thuyết rằng:

Tất cả mọi quy luật vật chất mà khoa học khám phá được sẽ hoàn toàn vô nghĩa . Vì trong vũ trụ tồn tại một sự tương tác phi vật chất và không kiểm chứng được, không quán xét được do tất cả mọi phương tiện kỹ thuật - vật chất - không tương tác với nó.

So sánh với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học thì vấn đề được xác định ở đây là: Ý thức và biến tướng của khái niệm này - mà ngày nay người ta gọi là "tâm linh" - phải là một dạng tồn tại của vật chất - chưa được khám phá. Hay nói cách khác: Khái niệm "vật chất" phải được định nghĩa lại

Dare sẽ phân tích tiếp các phần sau của bài viết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi trả lời Dare ngắn gọn thế này:

Để tiếp tục phát triển vấn đề - đi đến một lý thuyết thống nhất thì tôi đã định nghĩa lại vật chất - Như đã nói, Vậy thôi. Còn Dare thấy nó lòng vòng, thấy nó khó hiểu là tại khả năng nhận thức của Dara. Dara có chắc mình là mộtt người biết hết để khi đọc không hiểu thì là sai không?

Đấy là bài viết lần này tôi đã cắt gần mấy chục trang liên quan giữa bài giảng của Đức Phật khai ngộ về tính thấy - để từ đó minh chứng ý thức chính là vật chất cho ngắn gọn hơn.

Hawking viết: Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?

Với tôi thì đây chính là nhận định thiên tài của ông ta. Chỉ cần một câu này đủ để xác định: "Định mệnh hoàn toàn có thật".

Dara xac định "Duy vật biện chứng thừa nhận ý thức và vật chất có tương tác hai chiều" - Đại để vậy (Con chuột của tôi ko nhạy, nên khó copi nguyên văn. Vậy thì với định nghĩa của tôi bao hàm phạm trù này và không phủ nhận phạm trù này. Vậy Dara phản biện cái gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi trả lời Dare ngắn gọn thế này:

Để tiếp tục phát triển vấn đề - đi đến một lý thuyết thống nhất thì tôi đã định nghĩa lại vật chất - Như đã nói, Vậy thôi. Còn Dare thấy nó lòng vòng, thấy nó khó hiểu là tại khả năng nhận thức của Dara. Dara có chắc mình là mộtt người biết hết để khi đọc không hiểu thì là sai không?

Đấy là bài viết lần này tôi đã cắt gần mấy chục trang liên quan giữa bài giảng của Đức Phật khai ngộ về tính thấy - để từ đó minh chứng ý thức chính là vật chất cho ngắn gọn hơn.

Hawking viết: Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?

Với tôi thì đây chính là nhận định thiên tài của ông ta. Chỉ cần một câu này đủ để xác định: "Định mệnh hoàn toàn có thật".

Dara xac định "Duy vật biện chứng thừa nhận ý thức và vật chất có tương tác hai chiều" - Đại để vậy (Con chuột của tôi ko nhạy, nên khó copi nguyên văn. Vậy thì với định nghĩa của tôi bao hàm phạm trù này và không phủ nhận phạm trù này. Vậy Dara phản biện cái gì?

Thưa chú Thiên Sứ, như dare đã đề cập nhiều lần. Dare mở mục mạn đàm này để làm rõ phương pháp luận, trao đổi về một số quan điểm được nêu trong bài viết. Nếu chú thấy áp dụng được để làm bài viết rõ ràng hơn và trả lời từng câu hỏi thì dare rất vui, nếu không thấy cần thiết thì tùy chú vậy.

Chú mắc rất nhiều lỗi ngụy biện khi viết cũng như khi trao đổi (nếu chú đã chấp nhận trao đổi với Dare). Nếu chú không muốn trao đổi thì có thể nói: tôi không trao đổi với anh. Nếu chú tiếp tục trao đổi nhưng lại nhắm vào cá nhân Dare như: "tại khả năng nhận thức của Dare" thì đây không phải là trao đổi khoa học. Dare khi phân tích về phương pháp luận đều cố gắng trình bày, ví dụ, theo tam đoạn luận để phân tích tác giả đã khuyết thiếu, ẩn dấu đi phần nào trong tam đoạn luận. Nếu bài viết khắc phục được lỗi này thì nó trở nên rõ ràng, dễ hiểu đối với người đọc.

Dare đưa ra định nghĩa, khái niệm, phạm trù của duy vật biện chứng, duy vật chất phác, duy vật siêu hình, duy tâm chủ quan, khách quan,... là để chú tham khảo thêm, tự đặt ra câu hỏi (mà dare đã hỏi chú) để làm rõ ý tưởng, định nghĩa được sử dụng trong bài viết. Duy vật chất phác, siêu hình cho rằng ý thức là vật chất. Chú Thiên Sứ cũng kết luận ý thức là vật chất, vậy cần phân tích thêm sự khác nhau ở đây để bài viết đầy đủ hơn.

Thay vì xem xét mọi khía cạnh, mọi tư tưởng chính đã có thì chú lại chỉ đơn giản nêu lên một quan niệm của một vài trường phái triết học rồi đi đến việc phải định nghĩa lại "vật chất", "ý thức" thì đây là điều mà dare muốn đề cập. Dare nói duy vật biện chứng thừa nhận ý thức và vật chất có tương tác 2 chiều. Chú lại cho rằng định nghĩa của chú cũng bao hàm và không phủ định điều này thì quả thật chú không đọc kỹ những gì Dare đã viết. Dare cũng không muốn thảo luận lại nữa.

Dare nói: chủ nghĩa duy vật biện chứng phân biệt ý thức và vật chất, ý thức là thuộc tính của vật chất, là sự phản ảnh của vật chất thông qua hoạt động của bộ não người, v.v.. Ý thức và vật chất có mối quan hệ biện chứng. Vật chất quyết định ý thức... Thuyết Tất định khoa học trình bày một cách nói hiện đại về định mệnh. Theo đó, phần số của con người – về mặt cá nhân và về mặt xã hội – được tất định bởi những qui luật xã hội và kinh tế không thể thay đổi được. Nó cho rằng kết quả tối hậu sẽ là một tình trạng bình đẳng, tự do, và ái hữu tuyệt đối. Nó mời gọi con người hợp tác với những qui luật tất yếu trong việc hiện thực hóa một xã hội tốt đẹp được định trước.

Con người theo nghĩa khái quát nhất sẽ có định mệnh là vươn đến tự do, đi tìm và đạt được một xã hội công bằng. Tuy nhiên con người, như dare đây, thì chỉ là một phần rất nhỏ trong cái "con người" lớn đó và cuộc sống của dare so với "con người" này có tính bất định. Tiếp theo, cuộc đời của Dare lại gồm cái tất định và bất định,...

Nhận định trên có gì mâu thuẫn với thuyết định mệnh của chú không?

Đoạn này dare xin mạn đàm: Chú thích thú với nhận định của ông Hawking, còn dare thì không thích phát biểu này. "Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?" đã nhân cách hóa "lý thuyết thống nhất". Con người sẽ tự mình tìm ra lý thuyết thống nhất này nếu nó có. Thuyết thống nhất này chẳng quyết định có hay không thay cho con người được. Đây chỉ là một cách diễn tả bóng bẩy văn học nhiều hơn là một phát ngôn khoa học. Dare mạo muội nhận xét rằng đây là một biểu hiện duy tâm khách quan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

Đoạn này dare xin mạn đàm: Chú thích thú với nhận định của ông Hawking, còn dare thì không thích phát biểu này. "Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?" đã nhân cách hóa "lý thuyết thống nhất". Con người sẽ tự mình tìm ra lý thuyết thống nhất này nếu nó có. Thuyết thống nhất này chẳng quyết định có hay không thay cho con người được. Đây chỉ là một cách diễn tả bóng bẩy văn học nhiều hơn là một phát ngôn khoa học. Dare mạo muội nhận xét rằng đây là một biểu hiện duy tâm khách quan.

Rubi giơ tay ý kiến ý này.

-MỘT lý thuyết thống nhất, chắc phải nói đến cái tính đặc biệt của Trái Đất, đặc biệt là ở chỗ so sánh Trái Đất với thiên văn hiện đại thì chưa tìm thấy một Thái Dương Hệ mà trong đó có một hành tình như Trái Đất để con người và động vật có thể tồn tại. Ý nghĩa ở đây là, lý thuyết thống nhất chắc phải liên quan rất sâu với tính đặc biệt của Trái Đất.

-Lý thuyết Âm dương Ngũ hành lại có tính khái quát Thiên Địa Nhân, nói riêng trong Thái Dương Hệ, và có thể nói rộng, cộng thêm thiên văn vũ trụ.

-Âm dương Ngũ hành Thiên Địa (nghiêng về Thiên) thì có Mặt trời và Xuân Hạ Thu Đông.

-Âm dương Ngũ hành Nhân Thể thì có:

Ý-Dục-Tín

Hồn-Hỉ-Nhân

Thần-Lạc-Lễ

Phách-Nộ-Nghĩa

Tinh-Ái-Trí

Thần trí trở nên sáng láng sẽ giúp con người tháo gỡ được tục luỵ, không còn đắm đuối trong những thú vui vật chất hạ đẳng, mà chỉ yêu chuộng những lạc thú tinh thần cao thượng. (Nhị Đinh Hoả, Thức Thần Lạc)

- Khi tâm hồn đã trở nên thanh khiết, thoát tục như Minh Nguyệt Thanh Phong, con người sẽ uy nghi, trang trọng, phong thái Thần Tiên sẽ dần dần hiển lộ ra. (Thất Bính Hoả, Nguyên Thần Lễ)

- Khi đã lễ nghi trang trọng, khi phong thái Thần Tiên đã hiển lộ ra, Tâm thần sẽ trở nên bình thản, và những sự giận hờn sẽ không còn cơ hội phát sinh. (Tứ Tân Kim, Quỉ phách Nộ). Mọi hành vi, cử chỉ con người nhất nhất sẽ hợp nghĩa lý. (Cửu canh Kim, Nguyên tình Nghĩa)

-Đời sống khi đã khuôn theo nghĩa lý, con người sẽ trở nên nhân đức, hoàn thiện. Đã nhân đức hoàn thiện, nhân dục sẽ tiêu ma, (Tam Giáp Mộc, Nguyên Tính Nhân, Khắc Dục Phản Tín) và con người sẽ trở về Trung Cung, phối hợp cùng Thái Cực, cùng Thượng Đế (Mậu Nguyên Khí).

"Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không ?"

Con người quyết định tìm ra một lý thuyết thống nhất hay không, và quyết định thì phải theo đúng cách thức Ngũ Vật-Ngũ Tặc-Ngũ Sắc. Vậy có thể thấy, câu nói trên của một nhà khoa học hàng đầu có tâm trí rất bình đẳng, vừa triết lý, vừa khoa học, vừa rõ nghĩa....

Tóm lại một ý, Lý Thuyết Thông Nhất cần có trong đó, vấn đề về Thái Dương Hệ và vấn đề về Ngũ Vật-Ngũ Tặc-Ngũ Sắc (Con người).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú mắc rất nhiều lỗi ngụy biện khi viết cũng như khi trao đổi (nếu chú đã chấp nhận trao đổi với Dare). ..

Theo quan điểm Ngũ Tặc, câu này nhắc đi nhắc lại nhiều lần thì có thể khám thấy bệnh về Tim.

Rubi thấy không nên nói như thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết tại sao sau vụ động đất tại Nhật Bản vừa qua, trục Trái đất dịch chuyển vài cm và thời gian quay lệch vài micron giây, vậy thì sự ổn định của trái đất tất yếu dẫn đến sự ổn định của Hệ mặt trời... Hệ Ngân hà nói lên điều gì? Chẳng nhẽ toàn bộ Vũ trụ đang vận động ăn khớp và chính xác hay sao ngay khi trong bản thân nó đang diễn ra các hoạt động bùng nổ hạt nhân tạo ra, tiêu hủy... các hành tinh mới.

Câu hỏi tại sao Nhận thức nhận biết được chính nó được giải thích như thế nào?.

"Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không" phản ánh hiện thực khách quan của thế giới thông qua lý thuyết thống nhất hay nghĩa bóng là thế giới là 1 thể thống nhất và chính nó đã tạo ra con người - biểu tượng của vũ trụ và họ và chỉ có họ sẽ khám phá lý thuyết này qua Nhận thức của mình.

Kính.

* Phúc Lộc thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú Thiên Sứ, như dare đã đề cập nhiều lần. Dare mở mục mạn đàm này để làm rõ phương pháp luận, trao đổi về một số quan điểm được nêu trong bài viết. Nếu chú thấy áp dụng được để làm bài viết rõ ràng hơn và trả lời từng câu hỏi thì dare rất vui, nếu không thấy cần thiết thì tùy chú vậy.

Chú mắc rất nhiều lỗi ngụy biện khi viết cũng như khi trao đổi (nếu chú đã chấp nhận trao đổi với Dare). Nếu chú không muốn trao đổi thì có thể nói: tôi không trao đổi với anh. Nếu chú tiếp tục trao đổi nhưng lại nhắm vào cá nhân Dare như: "tại khả năng nhận thức của Dare" thì đây không phải là trao đổi khoa học. Dare khi phân tích về phương pháp luận đều cố gắng trình bày, ví dụ, theo tam đoạn luận để phân tích tác giả đã khuyết thiếu, ẩn dấu đi phần nào trong tam đoạn luận. Nếu bài viết khắc phục được lỗi này thì nó trở nên rõ ràng, dễ hiểu đối với người đọc.

Dare đưa ra định nghĩa, khái niệm, phạm trù của duy vật biện chứng, duy vật chất phác, duy vật siêu hình, duy tâm chủ quan, khách quan,... là để chú tham khảo thêm, tự đặt ra câu hỏi (mà dare đã hỏi chú) để làm rõ ý tưởng, định nghĩa được sử dụng trong bài viết. Duy vật chất phác, siêu hình cho rằng ý thức là vật chất. Chú Thiên Sứ cũng kết luận ý thức là vật chất, vậy cần phân tích thêm sự khác nhau ở đây để bài viết đầy đủ hơn.

Thay vì xem xét mọi khía cạnh, mọi tư tưởng chính đã có thì chú lại chỉ đơn giản nêu lên một quan niệm của một vài trường phái triết học rồi đi đến việc phải định nghĩa lại "vật chất", "ý thức" thì đây là điều mà dare muốn đề cập. Dare nói duy vật biện chứng thừa nhận ý thức và vật chất có tương tác 2 chiều. Chú lại cho rằng định nghĩa của chú cũng bao hàm và không phủ định điều này thì quả thật chú không đọc kỹ những gì Dare đã viết. Dare cũng không muốn thảo luận lại nữa.

Dare nói: chủ nghĩa duy vật biện chứng phân biệt ý thức và vật chất, ý thức là thuộc tính của vật chất, là sự phản ảnh của vật chất thông qua hoạt động của bộ não người, v.v.. Ý thức và vật chất có mối quan hệ biện chứng. Vật chất quyết định ý thức... Thuyết Tất định khoa học trình bày một cách nói hiện đại về định mệnh. Theo đó, phần số của con người – về mặt cá nhân và về mặt xã hội – được tất định bởi những qui luật xã hội và kinh tế không thể thay đổi được. Nó cho rằng kết quả tối hậu sẽ là một tình trạng bình đẳng, tự do, và ái hữu tuyệt đối. Nó mời gọi con người hợp tác với những qui luật tất yếu trong việc hiện thực hóa một xã hội tốt đẹp được định trước.

Con người theo nghĩa khái quát nhất sẽ có định mệnh là vươn đến tự do, đi tìm và đạt được một xã hội công bằng. Tuy nhiên con người, như dare đây, thì chỉ là một phần rất nhỏ trong cái "con người" lớn đó và cuộc sống của dare so với "con người" này có tính bất định. Tiếp theo, cuộc đời của Dare lại gồm cái tất định và bất định,...

Nhận định trên có gì mâu thuẫn với thuyết định mệnh của chú không?

Đoạn này dare xin mạn đàm: Chú thích thú với nhận định của ông Hawking, còn dare thì không thích phát biểu này. "Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?" đã nhân cách hóa "lý thuyết thống nhất". Con người sẽ tự mình tìm ra lý thuyết thống nhất này nếu nó có. Thuyết thống nhất này chẳng quyết định có hay không thay cho con người được. Đây chỉ là một cách diễn tả bóng bẩy văn học nhiều hơn là một phát ngôn khoa học. Dare mạo muội nhận xét rằng đây là một biểu hiện duy tâm khách quan.

Thành thật mà nói:

Tôi chưa thấy ai khi một tác giả đang trình bày dở dang một luận đề đã có người hảy vào phê phán., phản biện. Tự việc làm ấy nó đã phản khoa học. Và càng viết càng thấy Dare dùng nhiều từ mang tính công kích chứ không mang tính phân tích học thuật. Thí dụ:

Nguy biện> Trong phân tích phản biện học thuật không có từ này. cái này là hàng chợ. Vấn đề là: Dare cần chỉ ra mâu thuẫn giữa các luận cứ của tôi và phân tích mâu thuẫn đó. Viết chưa xong mà đã vội ngăn chặn ngay từ đầu sao tôi thấy nó có mùi "cảnh giác" nhiều hơn là phản biện học thuật.

Dare làm lại từ đầu đi tôi xem.Nếu Dare bắt đầu từ đầu - tôi hứa sẻ chỉ ra sai lầm của Dare không chừa một đoạn nào. Còn bây giờ nó lộn xộn, tôi không có thời gian xem Dare viết cái gì.

Dare có hiểu tôi đang viết cái gì không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thành thật mà nói:

Tôi chưa thấy ai khi một tác giả đang trình bày dở dang một luận đề đã có người hảy vào phê phán., phản biện. Tự việc làm ấy nó đã phản khoa học. Và càng viết càng thấy Dare dùng nhiều từ mang tính công kích chứ không mang tính phân tích học thuật. Thí dụ:

Nguy biện> Trong phân tích phản biện học thuật không có từ này. cái này là hàng chợ. Vấn đề là: Dare cần chỉ ra mâu thuẫn giữa các luận cứ của tôi và phân tích mâu thuẫn đó. Viết chưa xong mà đã vội ngăn chặn ngay từ đầu sao tôi thấy nó có mùi "cảnh giác" nhiều hơn là phản biện học thuật.

Dare làm lại từ đầu đi tôi xem.Nếu Dare bắt đầu từ đầu - tôi hứa sẻ chỉ ra sai lầm của Dare không chừa một đoạn nào. Còn bây giờ nó lộn xộn, tôi không có thời gian xem Dare viết cái gì.

Dare có hiểu tôi đang viết cái gì không?

Thưa chú Thiên Sứ, Dare có theo dõi với sự tò mò topic "định mệnh có thật hay không" ngay từ đầu và đến tận trang 13. Khi mở topic mạn đàm này Dare bắt đầu đọc lại kỹ hơn và quả thật đến giờ, sau khi nhận được các trả lời của chú thì Dare thấy mình không cần tranh luận về các vấn đề vật lý và toán học nữa vì đã có anh chàng Kakalotta làm rất tốt. Do đó dare tập trung thảo luận về vấn đề mang tính triết học là ý thức, vật chất, mối quan hệ giữa ý thức và vật chất như đã thấy trong topic này.

Dare rất lấy làm tiếc vì đã dùng từ "ngụy biện" mà chú không thích và cho rằng là hàng chợ, rằng đây là công kích cá nhân (dare công kích bài viết, lập luận trong bài viết chứ không công kích cá nhân chú Thiên Sứ - và rất lấy làm tiếc nếu chú Thiên Sứ cho rằng Dare đang công kích cá nhân). Vậy dare sẽ thay từ "ngụy biện" bằng "mâu thuẫn giữa các luận cứ" (dare viết tắt là LLSL (Lý Luận Sai Lầm) cho ngắn gọn).

Dare không phân tích dài dòng vì đã làm rồi. Dare đóng góp bằng các liệt kê các LLSL thường gặp. Sau đó phân tích một vài lỗi LLSL trong bài viết. Hy vọng chú chỉnh sửa bài viết để tránh các LLSL này.

LÝ LUẬN VỀ TRANH LUẬN

Tác Giả

Engel, Morris S. With Good Reason -- An Introduction to Informal Fallacies. 5th ed. New York: St. Martin's Press, 1994.

Morris S. Engel. Với Lý Luận Giỏi -- Giới Thiệu Những Ngụy Biện Thông Thường. x/b 5th. New York: St. Martin's Press, 1994.

Morris S. Engel (Tiến Sĩ Khoa Học, Đại Học Toronto) là một giáo sư triết học tại Đại Học York ở Toronto, Ontario. Trước đó, ông dạy tại trường Đại Học Miền Nam California (University of Southern California). Những tác phẩm của ông bao gồm Nghiên Cứu Triết Học (The Study of Philosophy), 31e (1990) và Cái Bẫy của Ngôn Ngữ (The Language Trap), (1984 và 1994), bên cạnh những cuốn sách học thuật như học thuyết của Wittgenstein về sự chuyên chế của ngôn ngữ (1971).

Những mối quan tâm về học thuật của giáo sư Engel là ngôn ngữ của lý luận học và triết học. Tuy nhiên, ông cũng nổi tiếng với nhiều tác phẩm về Tiếng Đức Cổ (Yiddish). Những tác phẩm của ông gồm Dybbuk (Lên Đồng) (1974-1979), Lễ Ban Phước Hashem (Kiddish Hashem) (1977), v.v...

Phiên Dịch: Tô Yến Nhi, Võ Hồng Long, Vũ Thắng và Lê Nga

Điều Hành: Nguyễn Lưu Trọng Quyền

Những bài viết này được đăng tại kinhtehoc.com

---

Cấu trúc của chủ đề:

Phần 1: Bản Chất và Phạm Vi của Lý luận học

Bước đầu thông hiểu về tranh luận

Loại bỏ sự dông dài

Những Bộ Phận Khuyết Thiếu

Đánh Giá các Tranh Luận: Đúng, Giá Trị và Hợp Lý

Làm Nổi Bật những Thành Phần Khả Nghi

Tranh Luận và Không-Tranh-Luận

Những Tranh Luận Suy Diễn và Quy Nạp

Lý Luận học vừa là Một Môn Khoa Học vừa là Một Môn Nghệ Thuật

Phần 2: Phương Tiện Truyền Đạt của Ngôn Ngữ

Ngôn Ngữ và Tư Duy

Dấu Hiệu và Biểu Tượng

Từ ngữ và Vật Chất

Sự Hữu Dụng của Ngôn Ngữ

Những Tranh Luận về Từ Ngữ

Phần 3: Những dạng thông dụng của những lý luận sai lầm (LLSL)

Nhóm 1: Những Ngụy Biện do Sự Tối Nghĩa

Những sự hiểu lầm về tối nghĩa là những lý luận không hợp lý vì chúng chứa đựng một hay nhiều từ, nhiều chữ hay trong sự kết hợp, có thể được hiểu nhiều hơn một nghĩa. Chúng ta theo dõi ngay sau đây, ngôn ngữ của chúng ta chứa nhiều từ tối nghĩa - những từ ngữ và sự miêu tả nhiều hơn một nghĩa. Khi sự tối nghĩa được trình bày trong một lý luận, lý luận luôn kém chính xác. Chúng ta sẽ nhận thấy trong nhóm này sáu sai lầm: những sai lầm về lối nói lập lờ, câu nước đôi, dấu trọng âm, phép tu từ, sự phân đoạn và sự kết cấu. Mặc dù sự tối nghĩa gây ra sáu sai lầm đó, sự tối nghĩa đặc trưng trong mỗi trường hợp đều khác nhau. Trong lói nói lập lờ, sự tối nghĩa xuất phát từ sự kiện những từ ngữ được sử dụng có nhiều hơn một ý nghĩa chính xác và có thể có những ý nghĩa đúng đắn tuỳ thuộc vào ngữ cảnh (context) của nó. Về câu nước đôi, chúng ta sẽ thấy rằng nó là sự tối nghĩa của cấu trúc câu gây ra sai lầm. Trong trường hợp dấu trọng âm, sự tối nghĩa được chấp nhận trọng âm nhấn hay âm thanh được tận dụng. Trong phép tu từ, sự tối nghĩa là kết quả của việc sử dụng một hay nhiều từ ngữ chỉ có thể tham khảo hợp lý những tồn tại cụ thể nếu nó cũng có thể xem xét về sự trừu tượng. Trong phân đoạn và kết cấu, sự tối nghĩa được chấp nhận nhầm lẫn ý nghĩa chung với ý nghĩa phân biệt của từ. Những sai lầm của sự tối nghĩa có thể gây thú vị trong những trường hợp chúng ta có thể đảm bảo rằng chúng không nguy hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp khác chúng có thể dẫn đến những câu hỏi sâu sắc hay tức khắc mà không có câu trả lời.

Lối Nói Lập Lờ

Sự sai lầm của lối nói lập lờ là những lý luận mà hai ý nghĩa khác nhau của một từ hay thành ngữ mấu chốt bị nhầm lẫn. Từ hay ngữ vẫn giữ nguyên nhưng ý nghĩa nó đem lại làm thay đổi chiều hướng của lời phát biểu hay lý luận.

Khó khăn hơn là những trường hợp mà sự sai lầm được sử dụng như một cách thức kết tội chúng ta về sự mâu thuẫn hay trái ngược nhau như trong ví dụ: “nếu bạn tin vào điều kỳ diệu của khoa học, vậy tại sao bạn không tin vào điều kỳ diệu của Kinh Thánh?”

Chúng ta nên trả lời: từ “những điều kỳ diệu của khoa học” chúng ta có ý nói những thành quả hay thành tựu vĩ đại của khoa học và không có điều gì trái với quy luật tự nhiên; như trong trường hợp “những điều kỳ diệu của Kinh thánh”, chúng ta có mâu thuẫn không khi tin tưởng vào một cái này (hay Thượng Đế) và không tin tưởng vào cái khác (hay những thượng đế khác).

Câu Nói Nước Đôi

Câu nước đôi là sự sai lầm của một câu không hoàn chỉnh, hay được cấu trúc không cẩn trọng, dễ gây hiểu lầm.

Cách sử dụng những đại từ/ danh từ tối nghĩa, nghệ thuật chấm câu không hợp lý, và những bổ nghĩa không chính xác là một số lỗi văn phạm thường xãy ra trong sai sót.

Những nguồn gốc khác của sự sai sót là: sự thiếu khả năng của chúng ta điều chỉnh trật tự cho các từ ngữ làm thay đổi ngữ cảnh; kết quả của chúng ta là quá ngắn gọn; vị trí không thích hợp của hai câu cạnh nhau; và sự vụng về trong cách hành văn thông thường.

Sự Phân Hóa và Kết Cấu

Việc sai lầm sự phân hóa gồm có giả định mà những gì đúng với tổng thể hay nhóm thì phải đúng với mỗi thành phần hay bộ phận của nó.

Sự sai lầm kết cấu gồm có giả định đối lập: những gì đúng với mỗi thành phần của một tổng thể hay một bộ phận của một nhóm phải đúng với tổng thể hay nhóm.

Nhóm 2: Những LLSL của sự giả định

Bỏ qua những yếu tố cơ bản

Khái Quát Hóa

Sai lầm của khái quát hóa hóa sẽ diễn ra khi áp dụng nguyên tắc chung không đúng. Những quy tắc, sự việc được khái quát được tạo ra để áp dụng cho những trường hợp thông thường nhất chứ không nhất thiết phải áp dụng cho tất cả mọi trường hợp, và điển hình là trường hợp đặc biệt hay ngoại lệ.

Sự khái quát hóa không giống với sai lầm do phân hóa. Trong khi sai lầm do phân hóa xem xét mối liên quan mang tính vật chất giữa cái tổng thể và cái thành phần thì sự khái quát hóa lại xem xét vấn đề áp dụng sai những nguyên tắc trừu tượng hoặc những điều được tổng quát đối với những trường hợp không nằm trong phạm vi của những điều được khái quát đó.

Gôm Đũa Cả Nắm

Trong khi sự khái quát hoá xảy ra khi một người áp dụng những điều khái quát một cách không đúng, thì gôm đũa cả nắm lại là việc một người đã vội vàng tổng quát một vấn đề nào đó một cách sai lầm khi chỉ dựa trên những sự việc cụ thể, mang tính ngoại lệ và không đặc trưng cho điều được khái quát.

Gôm đũa cả nắm không giống sai lầm do kết hợp ở chỗ: sai lầm do kết hợp liên quan đến những mối quan hệ có tính vật chất giữa cái tổng thể và cái thành phần, gôm đũa cả nắm lại liên quan đến những tình tiết và sự việc được tổng quát và những tình tiết chúng ta áp dụng vào.

Lý Luận Rẽ Đôi

Sai lầm của lý luận rẽ đôi là những luận điểm cho rằng một yếu tố riêng biệt nào đó là mâu thuẫn hoàn toàn và duy nhất khi mà trong thực tế còn có những yếu tố khác cho chúng ta giải quyết vấn đề có liên quan.

Những cặp từ được sử dụng trong lý luận rẽ đôi là những cặp từ biểu thị hai thái cực khác nhau như (giàu/nghèo, tốt/xấu, bình thường/bất thường). Chúng ta quên mất rằng chúng chỉ đại diện cho hai cực của trạng thái khác nhau và ở giữa đó còn nhiều cấp độ trạng thái khác.

Đôi khi còn gọi là lý luận trắng đen. Lối lập luận chỉ liệt kê ra hai điều, ví dụ trắng hay đen, trong khi thực tế có nhiều vấn đề khác ngoài trừ trắng và đen (như đỏ, xanh, vàng).

Lảng Tránh Sự Thật

Trong loại sai lầm giả định này, những lỗi mắc phải không chỉ là việc bỏ qua một số yếu tố khác mà còn là việc tạo ra cho chúng ta cảm giác rằng luận điểm đó đã giải quyết tất cả các vấn đề liên quan nhưng thực tế lại chưa hề giải quyết. Những luận điểm như vậy đánh lừa chúng ta bằng cách nói rằng một vấn đề nào đó đã được đề cập đến nhưng thực tế lại hoàn toàn khác.

Có bốn kiểu sai lầm trong loại sai lầm này. Sai lầm do không đi thẳng vào vấn đề (lý lẽ vòng quanh) là việc giải quyết vấn đề bằng cách lặp lại nó. Không tập trung vào vấn đề theo kiểu ngôn ngữ cường điệu là việc lảng tránh một kết luận hợp lý bằng cách xét đoán các yếu tố. Câu hỏi phức hợp lảng tránh sự thật bằng cách tranh luận về một vấn đề khác với vấn đề đang bàn. Cuối cùng, sự biện hộ đặc biệt làm cho chúng ta xem xét vấn đề trên quan điểm thiên vị.

Lập Lại Vấn Đề

Lặp lại vấn đề hoặc không tập trung vào vấn đề là việc sử dụng các yếu tố giống như yếu tố chúng ta đã đặt ra trước đó để chứng minh, điều này gây nên sự lảng tránh hoặc bỏ qua vấn đề cần chứng minh.

Những cố gắng tạo chứng minh cho một quan điểm bằng cách sử dụng những lời giải thích giống như quan điểm đã đặt ra cũng là sai lầm.

Sai lầm có thể xảy ra dưới dạng:

  • A như vậy là bởi vì B; trong khi B cũng giống như A hoặc B phụ thuộc vào A hoặc B thậm chí không đáng tin bằng A.
  • A đúng vì B đúng; nhưng B chỉ đúng nếu A đúng. Vấn đề vấn chưa được giải quyết là liệu A có đúng hay không? Đó là việc lặp lại vấn đề.
Ngôn Ngữ Cường Điệu hay Thành Kiến

Chúng ta có thể không tập trung vào vấn đề khi dùng ngôn từ cường điệu.

Ngôn ngữ cường điệu là một cách nói, mô tả một người, vật, ý kiến theo hướng cường điệu hóa vấn đề, thường mang ý nghĩa phê phán.

Việc không tập trung vào vấn đề không chỉ có ý định chê bai mà còn có ý định tán dương, ca tụng.

Cho dù là có ý định bài xích hay tán dương thì việc sử dụng ngôn ngữ cường điệu ở đây là không thể chấp nhận được. Thay vì mô tả vấn đề một cách chính xác thì người viết lại muốn người đọc chấp nhận những ngôn từ mà họ sử dụng.

Phức Tạp Hóa Vấn Đề

Sai lầm do phức tạp hoá vấn đề (những câu hỏi phức hợp) là dạng nghi vấn sai lầm do không tập trung vào vấn đề. Cũng giống như không tập trung vào vấn đề, sai lầm do câu hỏi phức hợp làm cho người khác tin rằng một câu trả lời nhất định cho một câu trả lời trước đó đã được trả lời theo một cách nhất định, trong khi câu hỏi trước chưa được đặt ra.

Câu hỏi phức hợp xảy ra khi một câu hỏi được đưa ra có ý thừa nhận một sự việc khác mà cần phải chứng minh sự việc đó trước rồi mới trả lời cho câu hỏi được đặt ra. Câu hỏi kiểu này sẽ thừa nhận một sự việc khác cho dù câu trả lời của nó thế nào.

Sự đáp lại tốt nhất cho câu hỏi như thế này là hãy hỏi: ý anh là sao?

Biện Hộ Đặc Biệt

Nhiều khi chúng ta nói những điều có thể được xem là sự biện hộ đặc biệt, khi chúng ta áp dụng một tiêu chuẩn với cái này nhưng lại áp dụng tiêu chuẩn khác đối với cái khác.

Khi chúng ta biện hộ đặc biệt, chúng ta có thái độ thiên vị chính mình và thiên kiến đối với những đối tượng khác. Chúng ta dùng tiêu chuẩn kép bằng cách dùng những từ khác nhau để nói về cùng một sự vật. Ví dụ như "Con trai tôi là một người đào hoa, còn con gái bà ta chỉ là một kẻ lang chạ".

Cũng như trong trường hợp lảng tránh vấn đề theo kiểu ngôn ngữ cường điệu, chúng ta có ý định và hy vọng người khác tin rằng những cái mà chúng ra gán cho một sự vật là miêu tả đúng sự vật đó. Tuy nhiên trong thực tế nó lại phản ánh thiên kiến của chúng ta.

Bóp Méo Sự Thật

Trong phần cuối này, chúng ta xem xét một số kiểu sai lầm nữa. Trong sai lầm này, thay vì bỏ qua hay lảng tránh sự thật, người nói đã bóp méo, xuyên tạc nó. Trong sai lầm do sự tương đồng giả tạo, một số sự việc nhất định được tạo ra có vẻ giống nhau nhưng thực sự lại không phải như vậy. Sai lầm do sai nguyên nhân làm cho các sự việc dường như có mối quan hệ nhân quả nhưng thực sự lại không phải như vậy. Trong sai lầm của lý luận rập khuôn: một sự kiện nhất định sẽ gây ra một chuỗi phản ứng không trông đợi nhưng thực tế lại không phải như vậy. Trong sai lầm của những luận điểm không phù hợp lại bóp méo sự việc bằng cách chuyển sự chú ý của chúng ta đến những vấn đề không phù hợp với chủ đề đang được nói đến sau đó làm cho chúng ta chấp nhận những đánh giá sai về những gì đang được bàn luận.

Tương Đồng Giả Tạo

Khi chúng ta lý giải bằng sự tương đồng, nghĩa là chúng ta so sánh những cái lờ mờ, khó hiểu với những cái khác đã được biết rõ.

Sự so sánh tương đồng có thể chấp nhận được khi hai sự vật được so sánh có sự tương đồng về các yếu tố cơ bản, và khác nhau về các yếu tố không cơ bản.

Nếu các sự vật được so sánh khác nhau ở những đặc điểm cơ bản, quan trọng, và chỉ giống nhau ở những điểm không cơ bản, không quan trọng thì sẽ không có sự tương đồng ở đây. Đó là sự tương đồng giả tạo hay sự so sánh không hoàn hảo.

Sai Nguyên Nhân

Sai lầm do sai nguyên nhân có thể mang nhiều dạng khác nhau, nhưng dạng phổ biến nhất là tin một cách sai lầm rằng vì một sự kiện xảy ra trước một sự kiện khác, nên sự kiện xảy ra trước là nguyên nhân của sự kiện sau.

Tuy nhiên nhiều sự kiện xảy ra ngay trước khi một sự kiện khác, một trong số đó có thể là nguyên nhân. Sự hiểu biết tốt hơn sẽ giúp chúng ta có thể xác định được nguyên nhân.

Hai cụm từ tiếng La tinh đôi khi được sử dụng để xác định sai lầm này.

Dạng phổ biến nhất là đừng nhầm lẫn nguyên nhân với sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Lý Luận Rập Khuôn

Sai lầm do lý luận khập khuôn là một biến thể của hai loại sai lầm đã được nói đến là: sự tương đồng giả tạo và nguyên nhân sai.

Khái niệm lý luận khập khuôn dùng để chỉ lập luận phản đối một quan điểm, tình thế trên cơ sở rằng nếu quan điểm, tình thế đó được áp dụng thì sẽ tạo ra một chuỗi phản ứng và cuối cùng sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

Hãy thách thức lại những luận điểm như thế bằng cách đặt vấn đề: liệu các trường hợp được xem xét có thực sự giống nhau? Và chúng có dẫn đến hậu quả xấu có thể dự đoán mà không thể tránh khỏi hay không?

Luận Điểm Không Phù Hợp

Luận điểm không phù hợp là luận điểm nhằm chứng minh hoặc bác bỏ một "giả thuyết", "kết luận", đôi khi thành công, mà không phù hợp với vấn đề đang nói đến.

Để phản biện lại những luận điểm như vậy, cách tốt nhất là nói câu đơn giản sau: đúng, nhưng không phù hợp.

Thủ thuật thường được sử dụng ở đây là gán cho những ý kiến đối lập một thái độ cực đoan hơn những ý kiến mà họ đưa ra để bảo vệ. Biến thể này đôi khi được gọi là "lập luận người rơm," một lập luận mà những người phản đối đã xây dựng lại theo cách làm cho nó dễ dàng bị bác bỏ.

Nhóm 3: LLSL Tính Xác Đáng

Ngụy biện về tính xác đáng là những lý lẽ mà trong đó những tiền đề, bất chấp vẻ bề ngoài, không liên quan đến những kết luận rút ra từ những tiền đề đó. Những sai lầm này có lẽ nên gọi là những sai lầm thiếu tính xác đáng vì tất cả những sai lầm đó đều đưa ra những lời không xác đáng, dẫn đến sự nhầm lẫn. Điểm chung của những sai lầm cuối cùng này là thiếu sự xác đáng; là khuynh hướng cố gắng thể hiện vấn đề bằng cách khuấy động tình cảm của chúng ta.

Sự sai lầm về tính xác đáng có được sức mạnh thuyết phục từ việc cho rằng khi tình cảm lên cao, hầu hết điều gì cũng sẽ được thông qua như một lý lẽ.

Sáu hình thức sai lầm được miêu tả trong phần 3 này, mặc dù không quá chi tiết, cũng thể hiện những điều thường gặp phải khi một đối tượng lợi dụng vào những yếu tố tình cảm tự nhiên của chúng ta như tính dễ xúc động đối với định kiến, sự hợm hĩnh kiêu căng, sự tiếc nuối, nỗi sợ hãi và sự thích thú.

Trong hình thức sai lầm đầu tiên được trình bày ở đây - sai lầm về sự công kích cá nhân, chúng ta có chiều hướng tin mù quáng vào những gì bị lợi dụng. Sự sai lầm về lòng thương xót lợi dụng tình cảm của chúng ta về sự thông cảm, trong khi sai lầm về quyền lực kêu gọi cả sự khiêm tốn lẫn tính kiêu căng của chúng ta. Hai hình thức sai lầm sau cùng, một loại đánh vào sự không biết, còn loại kia khiến chúng ta sợ hãi.

Tất cả đều đạt được mục đích của mình bằng cách đưa ra những thứ không chân thực nhằm gợi lên một tình cảm cụ thể nào đó khiến chúng ta chấp nhận kết luận cuối cùng mà không hề dựa vào những tiền đề trước đó.

Công Kích Cá Nhân

Sai lầm về sự công kích cá nhân là lý lẽ hướng sự chú ý ra khỏi vấn đề đang tranh cãi bằng cách tập trung vào vấn đề khác ngoài lý lẽ. Theo tiếng La-tinh, về nghĩa đen có nghĩa là "lý lẽ đối với con người". Nó cũng có thể được dịch là "chống lại con người", một hình thức nhấn mạnh sự công kích ra khỏi vấn đề tranh luận và hướng tới người đang tranh luận. Với ý nghĩa chống đối lại con người, công kích cá nhân trở nên thiếu chặt chẽ với tất cả những sai lầm về tính xác thực vì nó kêu gọi tình cảm tự nhiên hơn là khả năng lập luận.

Lối sai lầm về sự công kích cá nhân có thể có nhiều dạng khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của sự công kích.

Căn nguyên

Trong sự sai lầm của dạng căn nguyên, chúng ta cố gắng chứng tỏ một kết luận sai trái bằng cách lên án những nguồn gốc của luận điểm. Điều này là sai trái vì một ý tưởng được tạo ra như thế là không phù hợp với giá trị lý luận.

Lăng mạ

Chúng ta có thể nghi ngờ động cơ của người tranh luận, nhưng ngay chính sự tranh luận cũng không bị làm yếu đi nếu chúng ta thấy những động cơ đó là đáng nghi ngờ. Sự tranh luận đó có thể vẫn hoàn toàn có cơ sở.

Xem ai nói đó

Với xem ai nói đó, chúng ta cố gắng chứng minh những điều chúng ta đang làm bằng cách chỉ ra rằng đối thủ của chúng ta và những người khác cũng đều làm như vậy. Tuy nhiên, hai điều sai không thể làm thành một điều đúng.

Đầu độc nguồn nước

Bằng cách đầu độc nguồn nước, người ta cố gắng làm hại kẻ đối lập bằng cách đặt anh ta vào thế không thể phản kháng lại. Mục đích của nó là tránh phe đối lập bằng cách ngăn ngừa tranh cãi.

Kêu Gọi Đám Đông

Sự kêu gọi quần chúng là một sai lầm trong đó người ta cố gắng khích động mọi người phản ứng theo một cách nào đó bằng cách sử dụng những lời nói có thế khuấy động những cảm xúc mạnh mẽ.

Những kỹ thuật được sử dụng bao gồm: biểu lộ tư tưởng cao, lòng yêu nước, nói bóng gió, mỉa mai, lặp lại, nói dối trắng trợn,…

Mặc dù những sự kêu gọi như vậy thường có vẻ như là chân thành và diễn tả tình cảm sâu sắc một cách tự phát, trong phần lớn các trường hợp, chúng là kết quả của mưu mẹo cẩn thận nhất.

Kêu Gọi Lòng Thương

Cũng như sự kêu gọi quần chúng, sai lầm về sự kêu gọi lòng thương cố gắng đi ngắn nhất đến sự suy nghĩ của chúng ta bằng cách khai thác tình cảm thương xót hoặc cảm thông của chúng ta.

Kêu Gọi Quyền Lực

Chúng ta kêu gọi chuyên gia khi chúng ta cố gắng biện hộ cho một ý kiến bằng cách trích dẫn một vài nguồn về ý kiến chuyên môn nhằm coi nó như là lý do để bảo vệ ý kiến đó. Những sự kêu gọi chuyên gia thường là có căn cứ, bởi chúng ta bảo ai đó dùng một loại thuốc nào đó là vì bác sĩ đã kê đơn cho chúng ta. Nhưng sự kêu gọi chuyên gia có thể là sai lầm khi chúng ta viện đến người không có khả năng chuyên môn để đánh giá vấn đề này. Ngụy biện về sự kêu gọi chuyên gia, do vậy, là lý lẽ cố gắng khiến đối thủ chấp nhận một kết luận bằng cách lợi dụng sự miễn cưỡng thừa nhận những người nổi tiếng, những phong tục được tôn trọng do lâu đời hoặc những niềm tin có ảnh hưởng rộng lớn. Sự sai lầm, về cơ bản là kêu gọi tình cảm khiêm tốn của chúng ta, cảm giác của chúng ta, rằng người khác biết rõ hơn chúng ta.

Quyền lực của cái duy nhất

Thậm chí các chuyên gia cũng không hỏi rằng ý kiến của họ có nên được chấp thuận hay không bởi vì họ nói như vậy mà bởi vì những ý kiến đó luôn có bằng chứng. Con người, và cụ thể là khoa học thỉnh thoảng phải trả những giá quá đắt cho sự kính trọng quyền lực đã ăn sâu vào tiềm thức họ.

Quyền lực của số đông

Kiểu ngụy biện kêu gọi quyền lực được biết đến như là lý lẽ của sự bằng lòng (sự đồng thuận) hay sự kêu gọi quyền lực của số đông. Sự kêu gọi số đông - hình thức sai lầm này được sử dụng rộng rãi trong quảng cáo, nơi mà việc hàng triệu người dùng một sản phẩm nhất định nào đó được coi là lý do để mua nó.

Quyền lực của số ít được lựa chọn

Sự kêu gọi số ít được lựa chọn hướng nhiều hơn vào cá nhân, và lời kêu gọi trực tiếp đơn giản tới sự hư ảo, sự mong muốn của chúng ta được nhìn thấy mình như những đối tượng đặc biệt hoặc theo cách nào đó chúng ta là tốt hơn các "đám đông", thông qua sự tham gia vào tầng lớp cao hơn, hoặc đòi hỏi một sự sở hữu hoặc phụ thuộc đáng thèm muốn nào đó.

Quyền lực của truyền thống

Sự nguỵ biện về việc kêu gọi quyền lực là vấn đề hướng ai đó vào việc chứng minh một luận điểm mà người đó không phải là chuyên gia của vấn đề đó.

Chúng ta cần nhớ rằng, thậm trí những người có quyền lực cũng không mong đợi được gánh vác thế giới. Không phải những điều họ nói khiến cho sự việc trở nên đúng như vậy mà chỉ vì có bằng chứng mới là quan trọng.

Loại ngụy biện này thể hiện dưới nhiều hình thức: lời kêu gọi số ít (quyền lực nổi bật); lời kêu gọi quyền lực của đám đông (có khi còn được gọi là lý lẽ của sự đồng lòng); sự kêu gọi số ít được lựa chọn (hấp dẫn đua đòi - hình thức này vẫn thường được gọi như vậy); và thỉnh thoảng nó có hình thức của lời kêu gọi truyền thống.

Đánh Vào Sự Không Biết

Sai lầm đánh vào sự không biết là sai lầm trong đó chúng ta cố gắng đánh vào sự thiếu khả năng phản chứng một luận điểm của đối phương như là bằng chứng của việc công nhận. (Anh không thể chứng tỏ tôi sai, thì tôi phải đúng.)

Tuy nhiên, người đưa ra một luận điểm phải có trách nhiệm cung cấp bằng chứng cho nó; nghĩa vụ này không thể chuyển sang đối phương được.

Kêu Gọi Sự Sợ Hãi

Sự kêu gọi nỗi sợ hãi là một lý lẽ sai lầm sử dụng sự đe doạ thiệt hại để thay đổi nhận định về kết luận của một ai đó.

Nó hiệu quả bởi bằng cách khuấy động đủ nỗi sợ hãi trong một người, nó có thể làm cho người ta tin vào những việc mà trong những thời điểm bình tĩnh người ta sẽ phủ nhận nó.

Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt lý lẽ trong đó sự đe dọa được lợi dụng với sự đe dọa thật sự.

Tác Giả

Morris S. Engel. Với Lý Luận Giỏi -- Giới Thiệu Những Ngụy Biện Thông Thường. x/b 5th. New York: St. Martin's Press, 1994.

Chú và các thành viên có hứng thú về chủ đề mạn đàm của Dare có thể bỏ thời gian để đọc kỹ, sau đó cùng phân tích các lỗi LLSL nếu có trong bài viết. Đường link bài viết đầy đủ ở trang: http://lichsuvn.info...ead.php?t=9219.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú Thiên Sứ, Dare có theo dõi với sự tò mò topic "định mệnh có thật hay không" ngay từ đầu và đến tận trang 13. Khi mở topic mạn đàm này Dare bắt đầu đọc lại kỹ hơn và quả thật đến giờ, sau khi nhận được các trả lời của chú thì Dare thấy mình không cần tranh luận về các vấn đề vật lý và toán học nữa vì đã có anh chàng Kakalotta làm rất tốt. Do đó dare tập trung thảo luận về vấn đề mang tính triết học là ý thức, vật chất, mối quan hệ giữa ý thức và vật chất như đã thấy trong topic này.

Kakalotta, haha.

Cậu này có năng khiếu toán lý thành ra giao tiếp rộng và tâm lý cũng được chỗ tung hoành. Nhưng cũng có cái nhược điểm, sự giao tiếp rộng thì đôi khi cũng không lường được giang hồ mưa lạnh máu tanh; tâm lý tung hoành cũng là Ngũ tặc tự phá đến tạng tim. Nếu mà dụng ý có nhiều cái ác nữa thì có thể thêm bệnh về tiêu hóa, dạ dày (câu này chỉ là phòng thôi).

Vậy nên, người này cần một đẳng cấp trí tuệ Đại Thừa, đó là thấy biết Bình Đẳng Giác. Kiến giải của người khác sai thì cũng là không mà kiến giải của ta đúng thì cũng là không. Nhưng mà để mau chóng thể nhập, thấm thía được chữ "không" này thì lại phải bước đến đẳng cấp Tối Thượng Thừa. Cậu này thì xem và sưu tầm rất nhiều sách, nhưng không biết có sách nào có giá trị với những vấn đề này hay không ?

Dare rất lấy làm tiếc vì đã dùng từ "ngụy biện" mà chú không thích và cho rằng là hàng chợ, rằng đây là công kích cá nhân (dare công kích bài viết, lập luận trong bài viết chứ không công kích cá nhân chú Thiên Sứ - và rất lấy làm tiếc nếu chú Thiên Sứ cho rằng Dare đang công kích cá nhân). Vậy dare sẽ thay từ "ngụy biện" bằng "mâu thuẫn giữa các luận cứ" (dare viết tắt là LLSL (Lý Luận Sai Lầm) cho ngắn gọn).

Cái từ "ngụy biện" thì có thể so sánh với một cuộc họp gần một hai năm nay (truyền hình, thời sự). Có vị đứng lên phát biểu, nhưng nói không khéo, và đã dùng ngữ: "làm Quan là Quàng dân". Và khi cuộc họp được đánh giá, tổng kết thì đã có lời phê bình chung chung về một số trường hợp phát biểu chưa được tốt, tức là nói đến cách dùng từ ngữ của vị đó.

...Trong không gian ấy, phát biểu như thế thì cũng giống "hàng chợ lắm", rất chỉ là non nớn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare ah.

Nếu tôi không đủ tự tin thì tôi đã không đưa Dare vào đây để tranh luận thẳng thắn.

Tạm thời, nhưng bài trước bài này của Dare tôi coi như không có. Bắt đầu từ sau bài này Dare sẽ phân tích và chỉ ra sự mâu thuẫn giữa các luận cứ, bằng cách so sánh, những luận điểm của tôi và chỉ ra sự mâu thuẫn và chứng minh tôi sai.

Nhưng tôi cũng nói trước: Tôi không có thời gian nhiều để tranh luận, bởi vậy Dare có gắng viết trong khoảng ba, bốn bài gì đó. Nếu viết quá dài, tôi không có thời gian trả lời hết thì đừng vì thế mà cho rằng tôi tránh né.

Chờ Dare viết xong, tôi sẽ chỉ ra sai lầm của Dare.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare ah.

Nếu tôi không đủ tự tin thì tôi đã không đưa Dare vào đây để tranh luận thẳng thắn.

Tạm thời, nhưng bài trước bài này của Dare tôi coi như không có. Bắt đầu từ sau bài này Dare sẽ phân tích và chỉ ra sự mâu thuẫn giữa các luận cứ, bằng cách so sánh, những luận điểm của tôi và chỉ ra sự mâu thuẫn và chứng minh tôi sai.

Nhưng tôi cũng nói trước: Tôi không có thời gian nhiều để tranh luận, bởi vậy Dare có gắng viết trong khoảng ba, bốn bài gì đó. Nếu viết quá dài, tôi không có thời gian trả lời hết thì đừng vì thế mà cho rằng tôi tránh né.

Chờ Dare viết xong, tôi sẽ chỉ ra sai lầm của Dare.

Dare bận một số việc nên thời gian qua không tiếp tục mục mạn đàm được. Hôm nay rảnh rỗi nên xin tiếp tục. Ở phần trên dare đã post phần tóm gọn của bài viết "LÝ LUẬN VỀ TRANH LUẬN", nay trước khi tiếp tục thảo luận, Dare xin post thêm một bài viết khá hay là "CHÂN LÝ - CÁCH TƯ DUY TIẾN ĐẾN CHÂN LÝ" để mọi người tham khảo thêm. Bài viết đầy đủ có thể tham khảo thêm tại http://ttvnol.com/hocthuat/1200796

=> Như vậy các bài sau Dare chỉ đơn giản xếp loại các LLSL (theo ý kiến riêng của Dare dựa trên các tiêu chuẩn đã post), nếu mọi người thắc mắc thì sẽ bàn sâu hơn vào từng việc cụ thể.

CÁC TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH CHÂN LÝ

WILLIAM S. SAHAHAN & MABEL. SAHAKAN (Thanh Chân dịch)

Tri thức luận (Epistemology) là nhánh triết học khảo cứu phạm vi là giới hạn của tri thức. Nó tìm kiếm cách giải quyết các vấn đề cơ bản như: Bản chất của tri thức là gì? khả năng và mức độ tiếp thu kiến thức của con người? Đâu là giới hạn của tri thức, về mặt lý thuyết cũng như về mặt thực tiễn ? (Thuật ngữ "epistemology" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu tri thức. )

Luận lý học (Logic) có thể được xem là một bộ phận của tri thức luận. Công việc chủ yếu của nó là khảo sát bản chất của lối tư duy chính xác và lý luận hiệu quả, bao gồm các phương pháp tư duy hợp lý.

Tìm hiểu toàn bộ phạm vi của bộ môn tri thức luận và luận lý học đòi hỏi công phu nghiên cứu và cả một đời học hỏi. Tuy nhiên, bạn đọc sẽ tìm thấy trong phần này những đoạn tóm lược rất hữu ích về các vấn đề trọng tâm và hàng loạt giải pháp dành cho các vấn đề ấy. Quá trình thảo luận ở phần này bao gồm:

1. Các tiêu chuẩn (criteria) được sử dụng để phân biệt lẽ đúng sai.

2. Phân tích những lỗi nguỵ biện chủ yếu trong tiến trình lập luận (the fallacies of reasoning).

3. Gút mắc trọng tâm về bản chất của chân lý (nature of truth), bao gồm cả vấn đề liệu rằng chân lý có nằm trong tầm nắm bắt của con người hay không.

Sau đây, xin mời các bạn bước vào phần thảo luận: Các tiêu chuẩn xác định chân lý

Một trong những lãnh vực quan trọng mà luận lý học quan tâm đến là xác định các khả năng kiểm chứng chân lý, các tiêu chuẩn phân biệt lẽ đúng sai. Tiêu chuẩn xác định chân lý là thước đo chuẩn mực được dùng để đánh giá sự chân xác của các ý tưởng và nhận định. Vì lẽ đó, nó cũng được xem là một công cụ kiểm chứng sự thật.

Để có được một cái nhìn rõ ràng và đúng đắn về bất kỳ bộ môn triết học nào, chúng ta phải thấu triệt các tiêu chuẩn chân lý của nó. Đó là điều kiện quan trọng đặc biệt, bởi lẽ các hệ thống triết lý khác nhau thường đưa ra những ý tưởng bất đồng với nhau. Bản thân các quy tắc luận lý không thể vạch ra các sự kiện về giới nhân sinh hay giới tự nhiên. Để khám phá những sự kiện ấy, hay để đánh giá mức độ đáng tin cậy của một lập luận nào đó, mỗi cá nhân phải dựa vào các tiêu chuẩn xác định chân lý để tự mình phân định đúng sai.

Không phải tất cả những gì được gọi là "tiêu chuẩn chân lý" đều có giá trị và hiệu lực như nhau. Một số thì thoả đáng, số khác thì đáng được nghi vấn. Các tiêu chuẩn đề cập bên dưới đây, không phải được chọn theo cơ sở giá trị và hiệu lực, đúng hơn là theo quan niệm đại chúng. Tuy nhiên, theo cách đánh giá của giới học giả, chúng được xem là thông dụng và gần gũi nhất.

1. Tập quán (Custom)

Cân nhắc một cách nghiêm chỉnh, tập quán khó lòng được xem là một tiêu chuẩn chân lý thoả đáng. Rõ ràng, trong quá trình thu thập chứng cứ thực tế hoặc khảo cứu một nguyên lý nào đó, các khoa học gia không bao giờ nhìn nhận các tập quán, của đa số cũng như thiểu số, như là một phương tiện kiểm chứng sự thật. Nói cho cùng, một cuộc thăm dò dư luận công chúng không thể nào là phương cách thoả đáng nhất để nhận định các chân lý khoa học.

2. Truyền thống (Tradition)

Tương tự như tập quán, truyền thống cũng được xem là một tiêu chuẩn kiểm chứng chân lý. Những người chấp nhận tiêu chuẩn này quan niệm rằng: những gì đã tồn tại suốt nhiều thế hệ phải có giá trị và hiệu quả nhất định, xứng đáng được xem là một chuẩn mực đáng tin cậy.

Những lập luận phản bác tiêu chuẩn tập quán cũng có thể được sử dụng để chống lại tiêu chuẩn truyền thống.

3. Thời gian (Time)

Cơ sở của dạng lập luận như thế căn cứ theo tiền đề cho rằng:Nếu như một niềm tin thực sự sai lầm, chẳng sớm thì muộn, sai lầm ấy sẽ hiển lộ ra. Nếu như niềm tin ấy thực sự đúng đắn, dòng chảy của thời gian không thể nào xói mòn được chân giá trị của nó.

Tuy vậy, thời gian không phải là một tiêu chuẩn hoàn hảo để kiểm chứng chân lý. Nó có mối quan hệ hết sức gần gũi với tập quán và truyền thống ?" nói đúng hơn, hai yếu tố ấy chính là hai trong nhiều khía cạnh của thời gian.

4. Cảm tính (hay Xúc Cảm)

Khi đối mặt với tình huống bắt buộc phải đưa ra một quyết định dứt khoát, nhiều người đã cho phép cảm xúc làm chủ bản thân, không cố gắng tìm kiếm và đánh giá các sự kiện có liên quan, thậm chí đi ngược lại con đường mà chứng cớ thực tế vạch ra cho họ. Rõ ràng, những người như thế chấp nhận cảm tính như là tiêu chuẩn chân lý. Rất nhiều người trong số họ dựa vào cảm giác chủ quan để ứng xử trong các tình huống khác nhau, từ những gút mắc nảy sinh trong cuộc sống đời thường đến các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả một cộng đồng.

Tuy nhiên, ngày nay hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng họ không thể đặt nặng tình cảm khi giải quyết các vấn đề quan trọng trong cuộc sống. Các doanh nhân có kinh nghiệm thường gạt bỏ xúc cảm cá nhân, tìm kiếm các sự kiện và dữ liệu khách quan trước khi tiến hành một dự án đầu tư. Tương tự, các khoa học gia, y sĩ, sử gia và học giả thuộc mọi lĩnh vực cũng học cách "phớt lờ" các phản ứng xuất phát từ cảm tính chủ quan như thế.

5. Bản năng (Instinct)

Bản năng không thể được nhìn nhận như là một yếu tố kiểm chứng đáng tin cậy. Đa số các bản năng có tính mơ hồ, khó xác định, nhiều mức độ biến thể và chỉ giới hạn trong một số hình thái hoạt động cụ thể. Ngay cả khi chúng ta chập nhận hiệu quả kiểm chứng của bản nănh, tầm ứng dụng của chúng cũng quá hạn hẹp, không thể giúp chúng ta thu nhập được nhiều bằng chứng đáng tin cậy. Nói cho cùng, liệu rằng bản năng có thể giúp được điều gì cho một nhà khoa học đang tìm hiểu thành phần cấu tạo của các chất hoá học?

6. Linh cảm (Hunch)

Linh cảm là một cảm giác đột phát, có lẽ được dựa trên một ý niệm mơ hồ, bất định. Thật khó lòng xem xét nó như là một tiêu chuẩn chân lý thoả đáng, tuy rằng nhiều người thường cho phép linh cảm ảnh hưởng đến quyết định của mình. Các linh cảm có mối quan hệ khăng khít với cảm tính và trực giác, tiêu chuẩn được bàn đến bên dưới đây.

7. Trực giác (Intuition)

Trực giác không phải là một phương diện sẵn có để sử dụng khi cần thiết. Khác với phương pháp suy lý, trực giác không thể được vận dụng một cách chủ động trong những trường hợp cụ thể.

Với giá trị hoàn hảo nhất, trực giác cũng chỉ là nguồn chân lý tiềm tàng, không phải là một yếu tố kiểm chứng. Khi trực giác lên tiếng, chúng ta nên lập tức tìm cách kiểm tra mức độ xác thực của nó

8. Thiên khải (Revelation)

Các ý kiến phản bác tiêu chuẩn trực giác kể trên cũng có thể áp dụng cho tiêu chuẩn thiên khải. Khi ai đó tuyên bố rằng mình đã đón nhận kinh nghiệm thiên khải, chính người ấy chịu trách nhiệm tìm cách chứng minh kinh nghiệm đó và vì thế, cần đến một tiêu chuẩn kiểm chứng khác. Người ta có thể chấp nhận thiên khải như một nguồn chân lý, nhưng không thể sử dụng kinh nghiệm cá nhân ấy như một phương tiện truyền đạt giá trị của niềm tin nơi mình.

9. Luật đa số (Majority rule)

Mặc dù đa số đầu phiếu là một biện pháp dân chủ và khá hiệu quả, nó không thể được xem là một phương pháp thoả đáng nhất để xác minh chân lý. Liệu điều gì sẽ xảy ra nếu một khoa học gia dựa vào luật phổ thông đầu phiếu để rút ra kết luận cho các công trình nghiên cứu của mình? Hoặc giả, một nhà thiên văn tuân thủ "nghị quyết" của công chúng về vấn đề nên ghi nhận hay loại bỏ một ngôi sao nào đó ra khỏi bản đồ thiên hà?

10. Tri thức nhân loại (Concensus Gentium)

Có một số người tin rằng những ý kiến thuộc về tri thức chung của nhân loại bao hàm một tiêu chuẩn chân lý thoả đáng. Tri thức nhân loại, những tư tưởng và nhận thức chung của loài người, được xem là có giá trị hơn hẳn nghị quyết đa số. Theo tiêu chuẩn này, sự kiện cả nhân loại có chung một niềm tin đủ chứng minh rằng niềm tin ấy tất đúng.

Mặc dù tri thức của nhân loại đã được xây dựng trên nền tảng khá vững chãi, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học; tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi nó chỉ là sự nhất trí chung đơn thuần, giá trị của nó cần được đặt thành nghi vấn. Nói cho cùng, sự nhất trí chung không chứng minh được chân lý. Thực tế, đã có một thời hầu như toàn bộ nhân loại đều tin rằng trái đất phẳng và mặt trời xoay quanh nó.

11. Chủ nghĩa duy thực thuần phác

Tiêu chuẩn duy thực thuần phác không phải là yếu tố kiểm chứng chân lý thoả đáng. Thực tế, các chân lý khoa học thường nằm ngoài phạm vi cảm nhận của các giác quan. Sóng ánh sáng, tia X, các phản ứng hóa học, v.v?, cũng như một số hiện tượng tự nhiên khác, vốn không cảm nhận được bằng giác quan, mặc dù chúng được kiểm chứng qua các cuộc thử nghiệm.

12. Sự tương hợp

Tiêu chuẩn này cho rằng một ý tưởng tương thích với đối tượng của nó thì tất đúng. Qua đó, ?oNhà Trắng toạ lạc tại thủ đô Washington, D.C của Hoa Kỳ? là lời nhận định đúng nếu đối tượng được nói đến (Nhà Trắng) có vị trí thực tế phù hợp với ý kiến mà nhận định ấy nêu ra.

Có vẻ như sự tương hợp (correspondence) là tiêu chuẩn thoả đáng nhất so với các tiêu chuẩn liệt kê ở trên ?" nhiều triết gia nhìn nhận nó là yếu tố kiểm chứng chân lý hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến phản bác. Đành rằng một ý tưởng tương thích với đối tượng của nó là chân xác, nhưng làm thế nào có thể xác định được một ý tưởng thực sự tương thích với đối tượng bởi thực tại, chúng ta vẫn cần phải đến một yếu tố kiểm chứng khác, yếu tố ấy phải có khả năng phát hiện ra mức độ chính xác của sự tương hợp ấy ở những tình huống cụ thể.

13. Thẩm quyền (Authority)

Mặc dù yếu tố thẩm quyền thường được công nhận là tiêu chuẩn kiểm chứng có giá trị và hiệu lực sử dụng khá rộng (thí dụ chân lý tối hậu). Trong nhiều trường hợp, các nguồn thông tin có thẩm quyền và đáng tin cậy đưa ra nhiều chứng cứ cũng như nhận định mâu thuẫn với nhau.

14. Tiêu chuẩn thực dụng (The Pragmatic Criterion of Truth)

Mặc dù chủ nghĩa thực dụng đưa ra được một tiêu chuẩn chân lý có giá trị nhất, tiêu chuẩn này cũng cần được xem xét và vận dụng với thái độ dè dặt đúng mức. Không phải mọi ý tưởng có vẻ hiệu dụng bề ngoài đều đúng cả.

15. Nhất quán cục bộ (Loose Consistency)

Chính xác, nhưng không nhất thiết phải có liên quan với nhau, những nhận định được gọi là nhất quán cục bộ nếu chúng không mâu thuẫn với nhau. (Tương tự, một người có tính nhất quán thì không tự mâu thuẫn với chính mình). Theo lý lẽ trên, những nhận định dưới đây được xem là nhất quán cục bộ, bởi vì chúng không đối kháng nhau:

- ?oTuyết trắng.?

- ?oChì là kim loại nặng.?

- ?oHôm qua, nhiệt độ hạ xuống mức 200C.?

- ?oGeorge Washington* là vị tổng thống đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.?

Sự bất xứng của tiêu chuẩn nhất quán cục bộ được thể hiện qua thí dụ trên. Những lời nhận định như thế không thể không liên quan gì với nhau, thiếu mạch lạc và không cấu thành một tổng thể. Xét cho cùng, giá trị của chứng cứ phải thể hiện ở các mối quan hệ có khả năng nối kết các dữ kiện riêng lẻ thành một khối thống nhất.

16. Nhất quán tổng thể (hay Nhất quán nghiêm ngặt ?" Rigorous Consistency)

Tiêu chuẩn này phản ánh mối liên kết giữa các nhận định, trong đó những dữ kiện được đưa ra kết thành một chuỗi mắt xích gắn bó mật thiết với nhau. Phương pháp luận toán học và cơ sở luận lý học thể hiện rõ tiêu chuẩn này. Thí dụ:

Nếu mọi thành viên trong ban giám hiệu nhà trường được xem là giáo viên, và nếu thầy Hưng là một thành viên trong ban giám hiệu nhà trường, chắc chắn thầy Hưng cũng phải được xem là một giáo viên.

Nếu mọi cá thể A đều thuộc nhóm B và mọi nhóm B đều thuộc tập hợp C, dứt khoát mọi cá thể A phải thuộc tập hợp C.

Giá trị của tiêu chuẩn nhất quán tổng thể là không thể bàn cãi. Tuy nhiên, khả năng áp dụng tiêu chuẩn này bị giới hạn ở một số lãnh vực nhất định. Thực tế, những tiền đề của nó vốn có sẵn. Điều đó có nghĩa là để phân định sự chính xác của chúng, ta cần sử dụng đến một hay nhiều tiêu chuẩn kiểm chứng chân lý khác. Hơn nữa, một ý kiến phản bác khác còn nhấn mạnh rằng một tập hợp kết luận mang tính triết học, mặc dù thoả mãn tính nhất quán tổng thể, vẫn có thể bộc lộ sự thiếu chặt chẽ. Đôi khi, một hệ thống triết học chỉ có thể duy trì tính nhất quán tổng thể trong khuôn khổ những sự kiện được đưa ra để cân nhắc. Trong khi đó, một tiêu chuẩn hoàn hảo phải thoả mãn mọi sự kiện đề ra, kể cả các sự kiện mới phát sinh có tác động bất lợi đối với tính nhất quán tổng thể vốn có của nó.

17. Kết cấu chặt chẽ

Xét trên phương diện của một tiêu chuẩn chân lý, kết cấu chặt chẽ nói đến sự lý giả nhất quán và có tính hệ thống đối với toàn bộ sự kiện thuộc về kinh nghiệm và tri thức. Để đảm bảo tiêu chuẩn này, người ta phải sắp xếp tất cả các sự kiện vào đúng vị trí, sao cho chúng thể hiện được mối tương quan với nhau một cách nhất quán và chặt chẽ như những bộ phận hữu cơ của một tổng thể thống nhất. Bất kỳ sự kiện nào được đề cập đến phải được lý giải thoả đáng, được đặt vừa khớp trong hệ thống tổng thể ấy. Chỉ những cách lý giải nào thoả mãn tối đa các yêu cầu của kết cấu tổng thể mới có thể được xem là thoả đáng.

Trong số các tiêu chuẩn được đề cập đến ở trên, kết cấu chặt chẽ là yếu tố thoả mãn các yêu cầu kiểm chứng chân lý một cách đầy đủ nhất. Nó bao hàm các đặc tính cần thiết: lý lẽ, hệ thống, tổng thể, tương quan và nhất quán. Rõ ràng, giới hạn của tiêu chuẩn này, không thuộc về khiếm khuyết của nó, chính là giới hạn của con người (hay nói cách khác, sự bất lực của con người) trong việc thu thập toàn bộ kinh nghiệm về thế giới thực tại. Chỉ có trí tuệ ?othông suốt mọi sự? mới sở hữu được khối tri thức khổng lồ ấy.

Do vậy, con người phải tự bằng lòng với vốn tri thức sẵn có ở thời điểm hiện tại, với những gì được chứng minh là chân xác theo chuẩn mực ?ocó khả năng gắn kết chặt chẽ nhất? đối với kinh nghiệm tri thức trong điều kiện hiện tại.

Những ai muốn phản bác tiêu chuẩn này sẽ tự đặt mình vào tình thế bất lợi về mặt lý luận. Rõ ràng, phản bác trực tiếp bằng cách biện minh cho cái gì đó phi kết cấu hay thiếu chặt chẽ thì thật bất hợp lý. Hơn nữa, để đề xuất một tiêu chuẩn thoả đáng hơn, người ta không thể tránh được việc vận dụng tiến trình suy lý một cách có hệ thống (biện minh cho sự phi lý là một điều vô nghĩa), chính điều này buộc người lý giải phải vận dụng yếu tố ?ogắn kết chặt chẽ các sự kiện? ?" nói cách khác, thừa nhận yếu tố ấy như một tiêu chuẩn chân lý.

Cuối cùng, vấn đề còn nằm trong vòng bàn cãi là liệu có khả năng nhiều hệ thống kết cấu, bao gồm toàn bộ kinh nghiệm tri thức của con người, tồn tại song song với nhau?

Share this post


Link to post
Share on other sites