VinhL

Nguyên Lý Bát Trạch, Tượng và Phương Pháp Tính Nhanh

7 bài viết trong chủ đề này

Chào các bạn,

Trong mục “Lạc Thư Xuất Từ Tiên Thiên Bát Quái và Hà Đồ (Giả Thuyết)”, VinhL đã nêu ra đường Lường Thiên Xích trong Tiên Thiên Bát Quái, và độ số của Lạc Thư là dùng số của Hà Đồ, phân phối 9 cung theo đường Lường Thiên Xích. Mục “Quy luật Tượng của Trùng Quái và Cách Tính Nhanh” đã có nói qua 2 phương pháp lấy tượng của trùng quái, tìm thế ứng, tìm 8 sao (biến) của Bát Trạch Phong Thủy. Trong mục này VinhL xin trình bày những khám phá của mình về Nguyên Lý của 8 biến trong Bát Trạch và phương pháp tính nhanh thứ 3, để lấy tượng, thế ứng của trùng quái, và các biến Họa Hại, Thiên Y, Diên Niên (Phúc Đức), Ngủ Quỷ, Sinh Khí, Phục Vị, Lục Sát (Du Hồn), và Tuyệt Mạng (Quy Hồn).

Trong tất cả các sách về phong thủy, cả sách Hán lẫn sách Việt, hình như chưa sách nào lý giải được thích hợp cái nguyên lý tại sao bốn biến (sao) Họa Hại, Ngủ Quỷ, Lục Sát, Tuyệt Mạng là xấu, Thiên Y, Diên Niên, Sinh Khí, Phục Vị là tốt. Tại sao lại chia Đông Tứ Trạch, Tây Tứ Trạch?

Nguyên Lý của tốt xấu của các biến hoặc sao trong Bát Trạch Phong Thủy, chính là do sự phối hợp của Tiên Thiên Bát Quái và độ số Lạc Thư. Theo sự nghiên cứu của VinhL thì độ số của Lạc Thư chính là số của Hà Đồ. Vì vậy ngũ hành sinh thành của các số Lạc Thư cũng là từ Hà Đồ. Hai trục Khảm Ly, Chấn Tốn của Tiên Thiên Bát Quái chính là nhóm Đông Tứ Trạch. Hai trục Kiền Khôn, Cấn Đoài của Tiên Thiên Bát Quái chính là nhóm Tây Tứ Trạch. Nguyên do chia ra 2 nhóm là do sự kết hợp của các đơn quái theo số của Hà Đồ và trục của Tiên Thiên Bát Quái. Căn cứ vào sự phối hợp của các đơn quái để được 4 sao Thiên Y, Diên Niên, Sinh Khí và Phục Vị, thì 2 đơn quái kết hợp phải thuộc cùng nhóm của 2 trục Khảm Ly, Chấn Tốn, hoặc cùng nhóm của 2 trục Kiền Khôn, Cấn Đoài. Nếu đơn quái của nhóm này kết hợp với nhóm kia thì lúc nào củng rơi vào 4 biến xấu, Họa Hại, Ngủ Quỷ, Lục Sát, và Tuyệt Mạng. Vì hai trục Khảm Ly, Chấn Tốn, có độ số Lạc Thư 8-3, 2-7, tức Mộc và Hỏa của Hà Đồ. Trong Hà Đồ Mộc là Đông cho nên gọi là Đông Tứ Trạch. Hai trục Kiền Khôn, Cấn Ly, có độ số Lạc Thư là 4-9,1-6, tức Kim và Thủy của Hà Đồ. Trong Hà Đồ Kim là Tây cho nên gọi là Tây Tứ Trạch vậy.

Tóm lại:

Trục Đông (Tứ Trạch): 4 quẻ đơn của 2 trục Khảm Ly, Chấn Tốn

Trục Tây (Tứ Trạch): 4 quẻ đơn của 2 trục Càn Khôn, Cấn Đoài

2 vòng Kiền Tốn Cấn Ly, Khôn Chấn Đoài Khảm là thứ tự kết hợp của các đơn quái theo thứ tự của Tượng (đã nói qua trong mục “Quy luật Tượng của Trùng Quái và Cách Tính Nhanh”.

Ngủ hành của Hà Đồ theo các sách là xuất từ:

Thiên 1 Sinh Thủy, Địa 6 Thành Chi

Địa 2 Sinh Hỏa, Thiên 7 Thành Chi

Thiên 3 Sinh Mộc, Địa 8 Thành Chi

Địa 4 Sinh Kim, Thiên 9 Thành Chi

Thiên 5 Sinh Thổ, Địa 10 Thành Chi

Theo trên ta có đặc tính của các số của Hà Đồ như sau

1: Số Sinh Dương Thủy

6: Số Thành Âm Thủy

2: Số Sinh Âm Hỏa

7: Số Thành Dương Hỏa

3: Số Sinh Dương Mộc

8: Số Thành Âm Mộc

4: Số Sinh Âm Kim

9: Số Thành Dương Kim

5: Số Sinh Dương Thổ

10: Số Thành Âm Thổ

1,3,5,7,9 là số Lẻ, là Dương,

2,4,6,8,10 là số Chẳn, là Âm

1-6 là số hành Thủy, 2-7 là số hành Hỏa, 3-8 là số hành Mộc, 4-9 là số hành Kim, 5-10 là số hành Thổ

Khi đem số Lạc Thư nạp vào Tiên Thiên Bát Quái, khởi 1 tại Chánh Bắc Khôn ta có

Càn : 9, Số Thành Dương Kim

Đoài : 4, Số Sinh Âm Kim

Ly : 3, Số Sinh Dương Mộc

Chấn : 8, Số Thành Âm Mộc

Tốn : 2, Số Sinh Âm Hỏa

Khảm : 7, Số Thành Dương Hỏa

Cấn : 6 (10), Số Thành Âm Thủy, Số Thành Âm Thổ 10 ký gửi tại Cấn

Khôn : 1 (5), Số Sinh Dương Thủy, Số Sinh Dương Thổ 5 ký gửi tại Khôn

Xin xem hình dưới đây

Posted Image

Dựa vào các đặc tính trên của số và đơn quái, nguyên lý của 8 sao (biến) của Bát Trạch; Họa Hại, Thiên Y, Diên Niên, Sinh Khí, Phục Vị, Lục Sát, Tuyệt Mạng, được giải thích như sau:

1) Họa Hại, Biến 1, Tượng 1, Thế Sơ Ứng Tứ (Xin xem hình phía trên)

a) Càn biến Tốn, Tốn biến Kiền:

Càn Tiên Thiên số Lạc Thư là 9, Tốn Tiên Thiên số Lạc Thư là 2

Số Sinh Âm 2 Hỏa Khắc Số Thành Dương 9 Kim

b) Đoài biến Khảm, Khảm biến Đoài

Đoài Tiên Thiên số Lạc Thư là 4, Khảm Tiên Thiên số Lạc Thư 7

Số Thành Dương 7 Hỏa Khắc Số Sinh Âm 4 Kim

c) Ly biến Cấn, Cấn biến Ly

Cấn Tiên Thiên số Lạc Thư là 6 và 10, Ly Tiên Thiên số Lạc Thư là 3.

Cung Cấn có 6 và 10, 6 Thủy sinh 3 Mộc, nhưng 3 Mộc lại khắc 10 Thổ cho nên dùng khắc mà luận ta có

Số Sinh Dương 3 Mộc Khắc Số Thành Âm 10 Thổ

d) Chấn biến Khôn, Khôn biến Chấn

Chấn Tiên Thiên số Lạc Thư là 8, Khôn Tiên Thiên số Lạc Thư 1 và 5.

Cung Khôn có 1 và 5, 1 Thủy sinh 8 Mộc, nhưng 8 Mộc lại khắc 5 Thổ cho nên dùng khắc mà luận ta có

Số Thành Âm 8 Mộc Khắc Số Sinh Dương 5 Thổ

Tóm lại 4 cặp biến Họa Hại đều bị ngủ hành tương khắc theo quy tắc sau:

=> Số Sinh Khắc Số Thành, Số Thành Khắc Số Sinh, Âm Dương (Chẳn Lẻ) Của Số Khác Nhau.

2) Thiên Y, Biến 2, Tượng 2, Thế Nhị Ứng Ngủ

a) Càn biến Cấn, Cấn biến Càn

Cấn Tiên Thiên số Lạc Thư là 6 và 10, Càn Tiên Thiên số Lạc Thư là 9

Cung Cấn có 6 và 10, 9 Kim sinh 6 Thủy, 10 Thổ sinh 9 Kim, đều là Sinh.

Số Thành Dương 9 Kim Sinh Số Thành Âm 6 Thủy

Số Thành Âm 10 Thổ Sinh Số Thành Dương 9 Kim

b) Đoài biến Khôn, Khôn biến Đoài

Đoài Tiên Thiên số Lạc Thư là 4, Khôn Tiên Thiên số Lạc Thư là 1 và 5

Cung Khôn có 1 và 5, 4 Kim sinh 1 Thủy, 5 Thổ sinh 4 Kim, đều là Sinh.

Số Sinh Âm 4 Kim Sinh Số Sinh Dương 1 Thủy

Số Sinh Dương 5 Thổ Sinh Số Sinh Âm 4 Kim

c) Ly biến Tốn, Tốn biến Ly

Ly Tiên Thiên số Lạc Thư là 3, Tốn Tiên Thiên số Lạc Thư là 2

Số Sinh Dương 3 Mộc Sinh Số Sinh Âm 2 Hỏa

d) Chấn biến Khảm, Khảm biến Chấn

Số Thành Âm 8 Mộc Sinh Số Thành Dương 7 Hỏa

Tóm lại 4 cặp biến Thiên Y đều được ngủ hành sinh, theo quy tắc sau:

=> Số Sinh Sinh Số Sinh, Số Thành Sinh Số Thành, Âm Dương (Chẳn Lẻ) Của Số Khác Nhau

3) Diên Niên, Biến 3, Tượng 3, Thế Tam Ứng Lục

a) Càn biến Khôn, Khôn biến Càn

Khôn Tiên Thiên số Lạc Thư là 1 và 5, Càn Tiên Thiên số Lạc Thư là 9

Cung Khôn có 1 và 5, 9 Kim sinh 1 Thủy, 5 Thổ sinh 9 Kim, đều là Sinh.

Số Thành Dương 9 Kim Sinh Số Sinh Dương 1 Thủy

Số Sinh Dương 5 Thổ Sinh Số Thành Dương 9 Kim

b) Đoài biến Cấn, Cấn biến Đoài

Đoài Tiên Thiên số Lạc Thư là 4, Cấn Tiên Thiên số Lạc Thư là 6 và 10

Cung Cấn có 6 và 10, 4 Kim sinh 6 Thủh, 10 Thổ sinh 4 Kim, đều là Sinh.

Số Sinh Âm 4 Kim, Sinh Số Thành Âm 6 Thủy

Số Thành Âm 10 Thổ, Sinh Số Sinh Âm 4 Kim

c) Ly biến Khảm, Khảm biến Ly

Ly Tiên Thiên số Lạc Thư là 3, Khảm Tiên Thiên số Lạc Thư là 7

Số Sinh Dương 3 Mộc Sinh Số thành Dương 7 Hỏa

d) Chấn biến Tốn, Tốn biến Chấn

Chấn Tiên Thiên số Lạc Thư là 8, Tốn Tiên Thiên số Lạc Thư là 2

Số Thành Âm 8 Mộc Sinh Số Sinh Âm 2 Hỏa

Tóm lại 4 cặp biến Diên Niên đều được ngủ hành tương sinh theo quy tắc:

=> Số Sinh Sinh Số Thành, Số Thành Sinh Số Sinh, Âm Dương (Chẳn Lẻ) Của Số Giống Nhau.

4) Ngủ Quỷ, Biến 4, Tượng 4, Thế Tứ Ứng Sơ

a) Càn biến Chấn, Chấn biến Càn

Càn Tiên Thiên số Lạc Thư là 9, Chấn Tiên Thiên số Lạc Thư là 8

Số Thành Dương 9 Kim Khắc Số Thành Âm 8 Mộc

b) Đoài biến Ly, Ly biến Đoài

Đoài Tiên Thiên số Lạc Thư là 4, Ly Tiên Thiên số Lạc Thư là 3

Số Sinh Dương 3 Hỏa Khắc Số Sinh Âm 4 Kim

c) Tốn biến Khôn, Khôn biến Tốn

Tốn Tiên Thiên số Lạc Thư là 2, Khôn Tiên Thiên số Lạc Thư là 1 và 5.

Cung Khôn có 1 và 5, 5 Thổ sinh 2 Hỏa, nhưng 1 Thủy lại khắc 2 Hỏa cho nên dùng khắc mà luận ta có

Số Sinh Dương 1 Thủy Khắc Số Sinh Âm 2 Hỏa

d) Khảm biến Cấn, Cấn biến Khảm

Khảm Tiên Thiên số Lạc Thư là 7, Cấn Tiên Thiên số Lạc Thư là 6 và 10.

Cung Cấn có 6 và 10, 10 Thổ sinh 7 Hỏa, nhưng 6 Thủy khắc 7 Hỏa cho nên dùng khắc mà luận ta có

Số Thành Âm 6 Thủy Khắc Số Thành Dương 7 Hỏa

Tóm lại 4 cặp biến Ngủ Quỷ đều là bị ngủ hành tương khắc, theo quy tắc:

=> Số Sinh Khắc Số Sinh, Số Thành Khắc Số Thành, Âm Dương (Chẳn Lẻ) Của Số Khác Nhau

5) Sinh Khí, Biến 5, Tượng 5, Thế Ngũ Ứng Nhị

a) Càn biến Đoài, Đoài biến Càn

Càn Tiên Thiên số Lạc Thư là 9, Đoài Tiên Thiên số Lạc Thư là 4

Số Sinh Âm 4 Kim Cùng Hành Với Số Thành Dương 9 Kim

b) Ly biến Chấn, Chấn biến Ly

Ly Tiên Thiên số Lạc Thư là 3, Chấn Tiên Thiên số Lạc Thư là 8

Số Sinh Dương 3 Mộc Cùng Hành Với Số Thành Âm 8 Mộc

c) Tốn biến Khảm, Khảm biến Tốn

Tốn Tiên Thiên số Lạc Thư là 2, Khảm Tiên Thiên số Lạc Thư là7

Số Sinh Âm 2 Hỏa Cùng Hành Với Số Thành Dương 7 Hỏa

d) Khôn biến Cấn, Cấn biến Khôn

Khôn Tiên Thiên số Lạc Thư là 1 và 5, Cấn Tiên Thiên số Lạc Thư là 6 và 10

Số Sinh Dương 1 Thủy Cùng Hành Với Số Thành Âm 6 Thủy

Số Sinh Dương 5 Thổ Cùng Hành Với Số Thành Âm 10 Thổ

Tóm lại 4 cặp biến Sinh Khí đều là biến cùng Hành, theo quy tắc:

=> Số Sinh Số Thành Cùng Hành, Âm Dương (Chẳn Lẻ) Của Số Khác Nhau.

6) Phục Vị, Biến 6, Tượng 6, Thế Lục Ứng Tam

8 quẻ biến Phục Vị là biến trở về quẻ gốc, hoặc là không biến, cho nên số và hành đều giống nhau.

Tóm lại 4 cặp biến Phục Vị đều biến cùng số cùng Hành (hoặc không biến) theo quy tắc:

=> Số Giống Nhau, Âm Dương (Chẳn Lẻ) Của Số Củng Giống Nhau.

7) Lục Sát, Biến 7, Tượng 7, Thế Tứ Ưng Sơ

a) Càn biến Khảm, Khảm biến Càn

Càn Tiên Thiên số Lạc Thư là 9, Khảm Tiên Thiên Số Lạc Thư là 7

Số Thành Dương 7 Hỏa Khắc Số Thành Dương 9 Kim

b) Đoài biến Tốn, Tốn biến Đoài

Đoài Tiên Thiên số Lạc Thư là 4, Tốn Tiên Thiên số Lạc Thư 2

Số Sinh Âm 2 Hỏa Khắc Số Sinh Âm 4 Kim

c) Ly biến Khôn, Khôn biến Ly

Ly Tiên Thiên số Lạc Thư là 3, Khôn Tiên Thiên số Lạc Thư là 1 và 5.

Cung Khôn có 1 và 5, 1 Thủy sinh 3 Mộc, nhưng 3 Mộc khắc 5 Thổ, cho nên lấy khắc mà luận ta có

Số Sinh Dương 3 Mộc Khắc Số Sinh Dương 5 Thổ

d) Chấn biến Cấn, Cấn biến Chấn

Chấn Tiên Thiên số Lạc Thư là 8, Cấn Tiên Thiên số Lạc Thư 6 và 10

Cung Cấn có 6 và 10, 6 Thủy sinh 8 Mộc, nhưng 8 Mộc khắc 10 Thổ, cho nên dùng khắc mà luận ta có

Số Thành Âm 8 Mộc Khắc Số Thành Âm 10 Thổ

Tóm lại 4 cặp biến Lục Sát đều bị Ngũ Hành tương khắc theo quy tắc:

=> Số Sinh Khắc Số Sinh, Số Thành Khắc Số Thành, Âm Dương (Chẳn Lẻ) Của Số Giống Nhau.

8) Tuyệt Mạng, Biến 8, Tượng 8, Thế Tam Ứng Lục

a) Càn biến Ly, Ly biến Càn

Càn Tiên Thiên số Lạc Thư là 9, Ly Tiên Thiên số Lạc Thư là 3

Số Thành Dương 9 Kim Khắc Số Sinh Dương 3 Mộc

b) Đoài biến Chấn, Chấn biến Đoài

Đoài Tiên Thiên số Lạc Thư là 4, Chấn Tiên Thiên số Lạc Thư là 8

Số Sinh Âm 4 Kim Khắc Số Thành Âm 8 Mộc

c) Tốn biến Cấn, Cấn biến Tốn

Tốn Tiên Thiên số Lạc Thư là 2, Cấn Tiên Thiên số Lạc Thư là 6 và 10

Cung Cấn có 6 và 10, 2 Hỏa sinh 10 Thổ, nhưng 6 Thủy khắc 2 Hỏa, cho nên lấy khắc mà luận ta có

Số Thành Âm 6 Thủy Khắc Số Sinh Âm 2 Hỏa

d) Khảm biến Khôn, Khôn biến Khảm

Khảm Tiên Thiên số Lạc Thư là 7, Khôn Tiên Thiên số Lạc Thư là 1 và 5.

Cung Khôn có 1 và 5, 7 Hỏa sinh 5 Thổ, nhưng 1 Thủy khắc 7 Hỏa cho nên dùng khắc mà luận ta có

Số Sinh Dương 1 Thủy Khắc Số Thành Dương 7 Hỏa

Tóm lại 4 cặp biến Tuyệt Mạng đều bị Ngũ Hành tương khắc theo quy tắc:

=> Số Sinh Khắc Số Thành, Số Thành Khắc Số Sinh, Âm Dương (Chẳn Lẻ) Của Số Giống Nhau.

Tất cả 8 sao hay biến trong Bát Trạch Phong Thủy đã được giải thích rất hợp lý theo Số Hà Đồ, Thứ Tự của Lạc Thư nạp vào Tiên Thiên Bát Quái.

Tổng Kết lại ta có các quy tắc sau

Họa Hại, Biến 1, Tượng 1, Thế Sơ Ứng Tứ

=> Số Sinh Khắc Số Thành, Số Thành Khắc Số Sinh, Âm Dương (Chẳn Lẻ) Của Số Khác Nhau.

Thiên Y, Biến 2, Tượng 2, Thế Nhị Ứng Ngủ

=> Số Sinh Sinh Số Sinh, Số Thành Sinh Số Thành, Âm Dương (Chẳn Lẻ) Của Số Khác Nhau

Diên Niên, Biến 3, Tượng 3, Thế Tam Ứng Lục

=> Số Sinh Sinh Số Thành, Số Thành Sinh Số Sinh, Âm Dương (Chẳn Lẻ) Của Số Giống Nhau.

Ngủ Quỷ, Biến 4, Tượng 4, Thế Tứ Ứng Sơ

=> Số Sinh Khắc Số Sinh, Số Thành Khắc Số Thành, Âm Dương (Chẳn Lẻ) Của Số Khác Nhau

Sinh Khí, Biến 5, Tượng 5, Thế Ngũ Ứng Nhị

=> Số Sinh Số Thành Cùng Hành, Âm Dương (Chẳn Lẻ) Của Số Khác Nhau.

Phục Vị, Biến 6, Tượng 6, Thế Lục Ứng Tam

=> Số Giống Nhau, Âm Dương (Chẳn Lẻ) Của Số Củng Giống Nhau.

Lục Sát, Biến 7, Tượng 7, Thế Tứ Ưng Sơ

=> Số Sinh Khắc Số Sinh, Số Thành Khắc Số Thành, Âm Dương (Chẳn Lẻ) Của Số Giống Nhau.

Tuyệt Mạng, Biến 8, Tượng 8, Thế Tam Ứng Lục

=> Số Sinh Khắc Số Thành, Số Thành Khắc Số Sinh, Âm Dương (Chẳn Lẻ) Của Số Giống Nhau.

Nay ta có thể sắp xếp các quy tắc trên để lập ra phương pháp lấy Tượng, Thế Ứng, và 8 sao của Bát Trạch một cách dễ dàng. Để tiện việc lập công thức, xin giải nghĩa các dấu hiệu sau:

<>: khác nhau

= : giống nhau

Chẳn Lẻ, Chẳn là Âm, Lẻ là Dương

Ta chia 2 nhóm tốt xấu theo như sau:

Nhóm Khắc: tức Hà Đồ ngũ hành của 2 số Lạc Thư trong Tiên Thiên đơn quái khắc nhau thì ta có

Biến 1, Số Chẳn Lẻ <>, Số Sinh Thành <>, Họa Hại

Biến 4, Số Chẳn Lẻ <>, Số Sinh Thành =, Ngũ Quỷ

Biến 7, Số Chẳn Lẻ =, Số Sinh Thành =, Lục Sát

Biến 8, Số Chẳn Lẻ =, Số Sinh Thành <>, Tuyệt Mạng

Nhóm Sinh: tức Hà Đồ ngũ hành của 2 số Lạc Thư trong Tiên Thiên đơn quái sinh nhau thì ta có

Biến 2, Số Chẳn Lẻ <>, Số Sinh Thành =, Thiên Y

Biến 3, Số Chẳn Lẻ =, Số Sinh Thành <>, Diên Niên

Biến 5, Số Cùng Hành, Sinh Khí

Biến 6, Số =, Phục Vị

Nay đơn giản công thức trên thì ta có quy luật như sau:

So sánh hành của 2 số, nếu giống số là Phục Vị, nếu cùng hành là Sinh Khí

Nếu không thuôc nhóm trên thì lấy 2 số trừ cho nhau (số lớn trừ nhỏ)

Hành của 2 số Khắc Nhau:

Nếu được hiệu số là lẻ thì chỉ có thể là Họa Hại, hoặc Ngũ Quỷ, nếu là số lẻ nhỏ nhất, 1, thì là Ngũ Quỷ, các số lẻ khác là Họa Hại.

Nếu được hiệu số là chẳn thì chỉ có thể là Lục Sát, hoặc Tuyệt Mạng, nếu là số chẳn nhỏ nhất 2, thì là Lục Sát, các số chẳn khác là Tuyệt Mạng.

Hành của 2 số Sinh Nhau:

Nếu được hiệu số là lẻ thì là Thiên Y, nếu là chẳn thì là Diên Niên.

Tổng Kết Lại Phương Pháp thứ 3 của VinhL như sau:

A) Thứ Tự Biến và Tượng

Họa Hại, Biến 1, Tượng 1, Thế Sơ Ứng Tứ

Thiên Y, Biến 2, Tượng 2, Thế Nhị Ứng Ngũ

Diên Niên, Biến 3, Tượng 3, Thế Tam Ứng Lục

Ngũ Quỷ, Biến 4, Tượng 4, Thế Tứ Ứng sơ

Sinh Khí, Biến 5, Tượng 5, Thế Ngũ Ứng Nhị

Phục Vị, Biến 6, Tượng 6, Thế Lục Ứng Tam

Lục Sát, Biến 7, Tượng 7, Thế Tứ Ứng Sơ

Tuyệt Mạng, Biến 8, Tượng 8, Thế Tam Ứng Lục

B) Xem ngũ hành của số sinh khắc, sau đó lấy số lớn trừ cho số nhỏ, số được là hiệu số, chiếu theo các trường hợp sau mà biết được là biến thứ mấy:

2 Số Khắc:

..... Hiệu số lẻ: Hiệu số lẻ nhỏ nhất (tức là 1) thì là Ngũ Quỷ, các hiệu số lẻ khác là Họa Hại.

..... Hiệu số chẳn: Hiệu số chẳn nhỏ nhất (tức là 2) thì là Lục Sát, các hiệu số chẳn khác là Tuyệt Mạng

2 Số Sinh:

..... Hiệu số lẻ: Thiên Y

..... Hiệu số chẳn: Diên Niên

2 Số cùng hành Sinh Khí

2 Số giống nhau Phục Vị

Chú Ý: khi xem ngũ hàn sinh khắc của số, nên nhớ là Khôn có 1 Thủy và 5 Thổ, Cấn có 6 Thủy và 10 Thổ, phải xét cả 2 số của Khôn hoặc Cấn.

C) Khi đã biết là biến thứ mấy, tức tượng thứ mấy thì theo quy tắc lấy tượng như sau để lấy tượng cho trùng quái.

Tượng 1, Tượng 2, Tượng 3 dùng quái đơn ngoại làm tượng cho trùng quái

Tượng 4, Tượng 5, Tượng 7 dùng quái đối của quái nội làm tượng cho trùng quái

Tượng 6 là Bát Thuần, dùng quái gốc làm tượng của trùng quái

Tượng 8 dùng quái đơn nội làm tượng cho trùng quái

Thí dụ: Càn và Cấn

Càn Tiên Thiên số Lạc Thư là 9, Cấn Tiên Thiên số Lạc Thư là 6 va 10,

9 là Kim, 6 là Thủy, 10 là Thổ, vậy 9 Kim sinh 6 Thủy, 10 Thổ sinh 9 Kim, toàn là sinh không khắc.

Vậy ta lấy 9 – 6 = 3, hoặc 10 – 9 = 1 tức hiệu số là lẻ.

2 Số Sinh, Hiệu số lẻ tức là Thiên Y, tượng 2, Thế Nhị Ứng Ngũ. Tượng 2 dùng quái đơn ngoại làm tượng của trùng quái. Vì vậy nếu Càn ngoại, Cấn nội, tức Thiên Sơn Độn, tượng là Kiền 2, còn nếu Cấn ngọai Càn nội tức Sơn Thiên Đại Súc, tượng sẻ là Cấn 2.

Thí dụ: Khảm và Đoài

Khảm số 7, Đoài 4, 7 Hỏa Khắc 4 Kim, 7 – 4 = 3,

2 Số Khắc, Hiệu số lẻ là Họa Hại (Ngũ Quỷ hiệu số là 1, các hiệu số lẻ khác là Họa Hại), tức tượng 1, lấy đơn quái ngoại làm tượng của trùng quái. Nếu Khảm ngoại, Đoài nội, Thủy Trạch Tiết tượng Khảm 1, nếu Đoài ngoại, Khảm nội, Trạch Thủy Khổn tượng Đoài 1.

Thí dụ: Tốn và Cấn

Tốn 2, Cấn 6 và 10, 2 là Hỏa, 6 là Thũy, 10 là Thổ, lấy khắc tức 6 Thủy khắc 2 Hỏa, 6 – 2=4

2 Số Khắc, Hiệu số chẳn là Tuyệt Mạng (hiệu số 2 là Lục Sát, các hiệu số chẳn khác là Tuyệt Mạng), Tuyệt Mạng tức tượng 8, lấy quái đơn nội làm tượng. Nếu Tốn ngoại, Cấn nội, Phong Sơn Tiệm tượng Cấn 8, nếu Cấn ngoại, Tốn nội, Sơn Phong Cổ tượng Tốn 8.

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL thân mến!

VinhL viết:

Trong tất cả các sách về phong thủy, cả sách Hán lẫn sách Việt, hình như chưa sách nào lý giải được thích hợp cái nguyên lý tại sao bốn biến (sao) Họa Hại, Ngủ Quỷ, Lục Sát, Tuyệt Mạng là xấu, Thiên Y, Diên Niên, Sinh Khí, Phục Vị là tốt.

Tôi xin trình bày nghiên cứu của tôi về vấn đề này như là một tiếp tục cùa chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" - Vo Trươc để VinhL tham khảo. Do là phát triển tiếp tục của chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" nên phải đọc chuyên mục đó trước thì mới rõ logic của tôi ở đây.

Tôi xin mạn phép trình bày:

QUAN HỆ ÂM DƯƠNG TRONG SỰ VẬT

Quan hệ âm dương là quan hệ của các yếu tố có thuộc tính âm dương với nhau, thể hiện sự tương tác trong các mâu thuẫn, đấu tranh giữa các yếu tố trong sự vật. Quan hệ âm dương không bao hàm yếu tố Chung trong Tam tài, yếu tố Thổ trong Ngũ hành và Bát quái bởi vì những thành phần của các yếu tố ấy tuy có thuộc tính âm dương khác nhau nhưng luôn thống nhất.

Quan hệ âm dương trong Tam tài:

Trong Tam tài có 3 yếu tố chính là Âm, Dương, Chung. Chỉ có Âm, Dương tham gia vào quan hệ âm dương. Có thể phân loại các quan hệ của các thành phần như sau:

- Quan hệ Phục vị: Là quan hệ giữa các thành phần có cùng thuộc tính, ví dụ như quan hệ của các yếu tố dương với nhau (Dương Dương), âm với nhau (Âm Âm). Các thành phần tham gia quan hệ này có cùng thuộc tính, cùng bản chất nên quan hệ luôn thuận lợi nên gọi là Phúc đức

- Quan hệ chinh : Là quan hệ giữa những thành phần có thuộc tính âm dương đối nghịch nhau. Trong Tam tài, đó là quan hệ Âm, Dương. Quan hệ chính có đầy đủ các yếu tố âm dương, có tôn ty trật tự, thúc đẩy sự vật phát triển tạo ra nhiều giá trị mới. Đây là một quan hệ tốt, gọi là quan hệ Diên niên.

Quan hệ âm dương trong Ngũ hành

Ngũ hành là sự phát triển tiếp theo của Tam tài trong quá trình phát triển của sự vật, ngoài các quan hệ trong Tam tài phát triển theo trong Ngũ hành còn nảy sinh các quan hệ mới. Các quan hệ giữa những yếu tố trong Ngũ hành có thể phân loại gồm:

- Các quan hệ có từ Tam tài:

+ Quan hệ Phục vị: Thủy Thủy, Mộc Mộc, Hỏa Hỏa, Kim Kim (Phúc đức).

+ Quan hệ chính: Thủy Hỏa, Kim Mộc (Diên niên)

- Quan hệ Tiến hóa: Là quan hệ giữa 2 cặp quan hệ chính Thủy Hỏa, Kim Mộc. quan hệ tiến hóa là quan hệ đào thải và tất nhiên dẫn đến chống đối sự đào thải trong sự vật. Những yếu tố lỗi thời, không phù hợp với sự phát triển của sự vật trong cái cũ là Thủy Hỏa dần bị mất đi thay thế bằng những cái phù hợp hơn của cái mới là Kim Mộc, và tất nhiên trong quá trình đào thải đó xuất hiện những hiệu ứng chống lại quyết liệt. Như vậy, quan hệ tiến hóa là quan hệ xung khắc nhau mạnh mẽ, các yếu tố xung đột nhau quyết liệt, do đó, quan hệ Tiến hóa là quan hệ xấu. Quan hệ Tiến hóa phân loại theo bản chất âm dương gồm:

+ Quan hệ Thủy Kim (Mộc Hỏa): Là quan hệ xung đột nhau mạnh mẽ trong quan hệ tiến hóa. Do Thủy - thuộc Thái dương (Hỏa - thuộc Thái âm) và Kim - thuộc Thiếu âm (Mộc- thuộc Thiếu dương) nghịch bản chất âm dương nên sự kình chống là công khai, lộ liễu. Quan hệ này được cô đọng thành Họa hại.

+ Quan hệ Thủy Mộc (Kim Hỏa): Là quan hệ xung đột nhau mạnh mẽ trong quan hệ tiến hóa. Do Thủy - thuộc Thái dương (Hỏa - thuộc Thái âm) và Mộc- thuộc Thiếu dương (Kim - thuộc Thiếu âm ) đồng bản chất nên sự kình chống là ẩn, không lộ liễu nhưng rất quyết liệt và nguy hiểm. Quan hệ này được cô đọng thành Ngũ quỉ.

Quan hệ âm dương trong Bát quái

Bát quái là sự phát triển tiếp theo của Ngũ hành trong quá trình phát triển của sự vật, ngoài các quan hệ trong Ngũ hành phát triển theo trong Bát quái còn nảy sinh các quan hệ mới. Tính chất các quan hệ giữ các thành phần tham gia quan hệ do bản chất âm dương của quan hệ quyết định, do đó, khi nghiên cứu tính chất ta phải căn cứ vào thuộc tính nguyên thủy của chúng trong thời kỳ Tiên thiên. Với những thuộc tính của các yếu tố như sau:

· Thủy: Thái dương

· Hỏa: Thái âm

· Mộc: Thiếu dương

· Kim: Thiếu âm

· Càn: Thái Thái Dương tức Thái Thủy

· Đoài: Thiếu Thái dương tức Thiếu Thủy

· Khôn: Thái Thái âm tức Thái Hỏa

· Cấn: Thiếu Thái ân tức Thiếu Hỏa

· Chấn: Thái Thiếu dương tức Thái Mộc

· Cấn: Thiếu Thiếu dương tức Thiếu Mộc

· Tốn: Thái Thiếu âm tức Thái Kim

· Khảm: Thiếu Thiếu âm tức Thiếu Kim

Các quan hệ giữa những yếu tố trong Bát quái có thể phân loại gồm:

+ Quan hệ Phục vị: Quan hệ Phục vị trong Ngũ hành phát triển thành các quan hệ sau: Càn Càn, Khảm Khảm, Chấn Chấn, Cấn Cấn, Khôn Khôn, Ly Ly, Tốn, Thốn, Đoài, Đoài (8 quan hệ Phục vị - Phúc đức)

+ Quan hệ chính: Quan hệ Chính trong Ngũ hành phát triển thành các quan hệ sau: Càn Khôn, Khảm Ly, Chấn Tốn, Cấn Đoài (4 quan hệ Diên niên)

+ Quan hệ Sinh Khí: Là các quan hệ của 2 yếu tố có bản chất Tiên thiên nằm trong một hành, (thời Tiên thiên) bao gồm 4 quan hệ:

· Càn Đoài (Thái Thủy – Thiếu Thủy)

· Khôn Cấn (Thái Hỏa – Thiếu Hỏa)

· Chấn Ly (Thái Mộc – Thiếu Mộc)

· Tốn Khảm (Thái Kim – Thiếu Kim)

Các quan hệ này mới phát sinh trong Bát quái. Các thành phần tham gia quan hệ có bản chất cùng một hành nên chúng luôn hỗ trợ nhau. Do đó, quan hệ này gọi là Sinh khí.

+ Quan hệ Thiên y: Là quan hệ giữa hai yếu tố mà yếu tố này hỗ trợ, hay có quan hệ Sinh khí , với yếu tố có quan hệ chính với yếu tố kia. Vì hỗ trợ cho quan hệ chính nên quan hệ đó gọi là Thiên y. Có 4 quan hệ Thiên y như sau:

· Càn Cấn (Cấn quan hệ Sinh khí với Khôn trong quan hệ chính Càn Khôn, Càn có quan hệ sinh khí với Đoài trong quan hệ chính Cấn Đoài)

· Khôn Đoài (Đoài quan hệ Sinh khí với Càn trong quan hệ chính Càn Khôn, Khôn có quan hệ sinh khí với Cấn trong quan hệ chính Cấn Đoài)

· Chấn Khảm (Chấn quan hệ Sinh khí với Ly trong quan hệ chính Khảm Ly, Khảm có quan hệ sinh khí với Tốn trong quan hệ chính Chấn Tốn)

· Tốn Ly (Tốn quan hệ Sinh khí với Khảm trong quan hệ chính Khảm Ly, Ly có quan hệ sinh khí với Chấn trong quan hệ chính Chấn Tốn)

Quan hệ Tiến hóa trong Ngũ hành tới Bát quái được phân hóa thành 2 loại quan hệ, (do sự phân hóa Thái Thiếu trong Ngũ hành thành các quái), như sau: Quan hệ đồng Thái, Thiếu và quan hệ Nghịch Thái, Thiếu. Quan hệ do các yếu tố đồng Thái hay đồng Thiếu tham gia mang bàn chất của quan hệ đó từ giai đoạn Ngũ hành. Quan hệ do các yếu tố nghịch tính Thái, Thiếu tham gia làm sâu sắc, mạnh mẽ, cực đoan thêm quan hệ đó từ giai đoạn Ngũ hành.

+ Quan hệ Họa hại: Các quan hệ Càn Tốn, Khôn Chấn, Đoài Khảm, Cấn Ly là phát triển của quan hệ Tiến hóa Thủy Kim, Mộc Hỏa trong Ngũ hành và thuộc loại đồng Thái hoặc đồng Thiếu nên chúng giữ nguyên tính chất Họa hại từ giai đoạn Ngũ hành.

+ Quan hệ Lục sát: Các quan hệ Càn Khảm, Khôn Ly, Đoài Tốn, Cấn Chấn là phát triển của quan hệ Tiến hóa Thủy Kim, Mộc Hỏa trong Ngũ hành và thuộc loại nghịch Thái, Thiếu nên chúng làm sâu sắc thêm tính chất Họa hại từ giai đoạn Ngũ hành, gọi là Lục sát.

+ Quan hệ Ngũ quỉ: Các quan hệ Càn Chấn, Khôn Tốn, Đoài Ly, Cấn Khảm là phát triển của quan hệ Tiến hóa Thủy Mộc, Kim Hỏa trong Ngũ hành và thuộc loại đồng Thái hoặc đồng Thiếu nên chúng giữ nguyên tính chất Ngũ quỉ từ giai đoạn Ngũ hành.

+ Quan hệ Tuyệt mạng: Các quan hệ Càn Ly, Khôn Khảm, Đoài Chấn, Cấn Tốn là phát triển của quan hệ Tiến hóa Thủy Mộc, Kim Hỏa trong Ngũ hành và thuộc loại nghịch Thái Thiếu nên chúng làm sâu sắc thêm tính chất Ngũ quỉ từ giai đoạn Ngũ hành, gọi là Tuyệt mạng.

Từ đó suy ra bảng sau, mô tả các quan hệ trong sự vật qua các mô hình Tam tài, Ngũ hành, Bát quái:

Posted Image

BẢNG CÁC QUAN HỆ ÂM DƯƠNG TRÊN HÀ ĐỒ

(Đồ hình Hà đồ này theo chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH"}

Posted Image

(Màu đen – Các quan hệ xấu; Màu đỏ - Các quan hệ tốt)

Phân bố cung trong Phong Thủy như sau

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin lỗi VinhL!

Trong bảng trên bài viết, mục Tam tài, tôi viết lộn. Nay xin đổi "Phục vị" thành "Phúc đức". "Phúc đức" thành "Diên niên"

Mong thông cảm!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Vo Truoc,

Xin hõi nguyên lý từ đâu bát quái của chú lại theo thứ tự Kiền Khảm Chấn Cấn? VinhL đọc lại mục "Cơ sở học thuyết ADNH" thì không thấy có gì là nghịch lý trong thứ tự Kiền Khảm Cấn Chấn, nên không hiểu tại sao lại phải theo thứ tự Kiềm Khảm Chấn Cấn.

Xin chú vui lòng giãi thích.

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào VinhL!

Chào chú Vo Truoc,

Xin hõi nguyên lý từ đâu bát quái của chú lại theo thứ tự Kiền Khảm Chấn Cấn? VinhL đọc lại mục "Cơ sở học thuyết ADNH" thì không thấy có gì là nghịch lý trong thứ tự Kiền Khảm Cấn Chấn, nên không hiểu tại sao lại phải theo thứ tự Kiềm Khảm Chấn Cấn.

Trong bài viết là đồ hình Hà Đồ chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" chứ không phải là bát quái. Còn phân bố các quái theo phương vị tôi đã giải thích rõ trong chuyên mục đó là do cấu trúc ADNH của không gian.

Đồ hình này khác với Hà Đồ phối HTBQ LV của anh TS ở chỗ 2 quái Chấn Cấn hoán vị.

Trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH", thứ tự Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Đoài Ly Khôn là chiều vận động của dòng Khí dương trong sự vật thời kỳ Hậu thiên tạo nên đồ hình HTBQ. Thứ tự Càn Khảm Chấn Cấn Khôn Ly Tốn Đoài là chiều cấu trúc ADNH của không gian.

VinhL chú ý, nếu dùng HTBQ LV của anh TS thì các đường nối trên bảng các quan hệ âm dương tên Hà Đồ và hình Bát trạch của bài viết không còn đối xứng đẹp đẽ được như thế.

Mong VinhL xem lại!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào VinhL!

Trong bài viết là đồ hình Hà Đồ chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" chứ không phải là bát quái. Còn phân bố các quái theo phương vị tôi đã giải thích rõ trong chuyên mục đó là do cấu trúc ADNH của không gian.

Đồ hình này khác với Hà Đồ phối HTBQ LV của anh TS ở chỗ 2 quái Chấn Cấn hoán vị.

Trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH", thứ tự Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Đoài Ly Khôn là chiều vận động của dòng Khí dương trong sự vật thời kỳ Hậu thiên tạo nên đồ hình HTBQ. Thứ tự Càn Khảm Chấn Cấn Khôn Ly Tốn Đoài là chiều cấu trúc ADNH của không gian.

VinhL chú ý, nếu dùng HTBQ LV của anh TS thì các đường nối trên bảng các quan hệ âm dương tên Hà Đồ và hình Bát trạch của bài viết không còn đối xứng đẹp đẽ được như thế.

Mong VinhL xem lại!

Đáng nhẽ ra anh Votruoc nên viết thế này:

Đồ hình này dựa trên căn bản phát kiến của Thiên Sứ "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" tiếp tục hoán vị hai vị trí Cấn Chấn.

Đồ hình này đối xứng đẹp thật! Đồng ý với anh điều này!

Nhưng rất tiếc không có giá trị sử dụng.

Một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải giả thích một cách hợp lý hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó. Tức là nó phải có giá trị sử dụng.

Nếu chỉ căn cứ vào tính đối xứng hoàn toàn thì tiêu chí này đã hoàn hảo ở Tiên Thiên Bát quái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ kính mến!

VinhL thân mến!

Anh Thiên Sứ viết:

Đáng nhẽ ra anh Votruoc nên viết thế này:

Đồ hình này dựa trên căn bản phát kiến của Thiên Sứ "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" tiếp tục hoán vị hai vị trí Cấn Chấn.

Em biết anh rất bận nên không có thời gian đọc kỹ chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" của em, nên có lẽ anh nhận định như vậy.

Đồ hình Hà Đồ trong chuyên mục này, về mặt phương pháp luận, chẳng liên quan một tý nào đến phương pháp luận trong "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" cả.

Phương pháp luận trong "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" là dựa vào các đồ hình của cổ thư truyền lại, phát hiện những mâu thuẫn nội tại, những chi tiết không hợp lý với các di sản văn hóa, tiến hành chỉnh sửa lại cho hợp lý hơn và khảo sát ứng dụng minh chứng cho sự đúng đắn của việc chỉnh sửa. Tuy có nhiều thành công, phát hiện nhiều sai lỗi trong cổ thư nhưng phương pháp luận này có một số hạn chế:

- Chưa chứng minh được rốt ráo ý nghĩa, logic của các đồ hình chỉnh sửa mà công nhận như một tiên đề không bàn cãi, chỉ chứng minh cho sự hợp lý trong các ứng dụng.

- Không chỉ ra được sự đúng đắn, logíc của những chỗ không chỉnh sửa.

- Chưa thể khẳng định được, ngoài sai lệch đã được chỉnh sửa còn có sai lệch nào nữa không.

Nguyên nhân của những hạn chế đó là do chưa thấy một lý thuyết logic, nhất quán, xuyên suốt làm nguyên lý cho tất cả những đồ hình đó. Đương nhiên, có được lý thuyết đó không phải là chuyện dễ. Những chỉnh sửa của anh đưa ra quả là dũng cảm và chưa từng có. Nhưng không phải vì thế mà không có những hạn chế trên. Đó là những hạn chế có tính lịch sử.

Nhận thức rõ những hạn chế đó, em cố gắng đưa ra chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" nhằm xây dựng một logic, lý thuyết xuyên suốt cho phép đưa tất cả những mảnh kiến thức học thuyết ADNH mà cổ thư truyền lại vào một hệ thống nhất quán. Điều đó không những sẽ khắc phục được những hạn chế trên mà còn cho thấy khả năng phục hồi học thuyết ADNH đã thất truyền. Hiện tại, bước đầu chuên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" đã đưa ra được định nghĩa hầu hết những khái niệm căn bản của học thuyết ADNH (như Âm, dương, Tam tài, Ngũ hành, Bát quái, Thiên can, Địa chi ...) và sâu chuỗi được trong một logic nhất quán hầu hết những đồ hình quan trọng (Hà đồ, Lạc thư, Tiên thiên Bát quái, Hậu thiên Bát quái, Huyền không phi tinh, Lường thiên xích, ... ), Phương pháp luận và các kết quả trong chuyên mục này có thể dùng làm cơ sở cho hầu hết các nghiên cứu ADNH khác.

Do đó nói: "Đồ hình này dựa trên căn bản phát kiến của Thiên Sứ "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" tiếp tục hoán vị hai vị trí Cấn Chấn" là không có cơ sở. Nhưng nói cảm hứng và những bước đi đầu tiên trong những nghiên cứu của em (mà một kết quả là đồ hình Hà Đồ trong bài viết),xuất phát từ những tác phẩm của Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh về lịch sử và ADNH, đặc biệt là tác phẩm "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" là chính xác.

Theo chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" Hà đồ là Hà Đồ (là cấu trúc ADNH của không gian ứng dụng trên mặt đất bắc bán cầu), Hậu thiên Bát quái là Hậu thiên Bát quái (là đường vận hành của Khí dương trong sự vật ở thời kỳ Hậu thiên), chúng có ý nghĩa khác hẳn nhau và chẳng "phối" gì với nhau cả. Việc "phối" chúng chỉ là gán gép thiếu cơ sở, Nhưng sự "phối" đó nhiều khi trùng hợp với ứng dụng thực tế là do chúng gần giống nhau mà thôi.

Khi đưa ra những chỉnh sửa của mình, anh Thiên Sứ đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng chỉnh sửa ấy rất có giá trị. Hầu hết các ứng dụng này xuất phát từ việc đổi chỗ Tốn - Khôn. Tất cả những ứng dụng này (liên quan đến đổi chỗ Tốn - Khôn) cũng có ý nghĩa như thế với đồ hình của em. Còn ứng dụng của việc đổi chỗ Chấn Cấn thì thắc mắc mà VinhL hỏi ở trên là một ứng dụng. Ngoài ra, trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" phần nghiên cứu về Độn Giáp cũng đề cập ứng dụng đó.

Vì vậy, khi nói:

Nhưng rất tiếc không có giá trị sử dụng.

là không có cơ sở.

Tuy nhiên, phần vì năng lực còn hạn chế, phần vì quá bận rộn cho việc mưu sinh, phần vì còn nhiều vấn đề khác cần quan tâm hơn nên những ứng dụng của đồ hình này chưa được khảo sát nhiều. Em nghĩ rằng thời gian sẽ trả lời. Phục hồi một lý thuyết như học thuyết ADNH không nên vội vã.

Phương pháp luận trong "Cơ sở học thuyết ADNH" hoàn toàn không xuất phát từ tính đối xứng của các đồ hình mà chỉ quan tâm đến logic bản chất. Còn tính đối xứng chỉ là kết quả sau cùng, đôi khi được chú ý như một tham khảo, kiểm chứng mà thôi. Do đó, anh vết:

Nếu chỉ căn cứ vào tính đối xứng hoàn toàn thì tiêu chí này đã hoàn hảo ở Tiên Thiên Bát quái.

cũng không có cơ sở.

Anh Thiên Sứ kính mến!

Em rất kính trong và khâm phục anh và còn rất biết ơn anh vì tác phẩm "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" của anh gợi cho em cảm hứng về học thuyết ADNH. Điều này em luôn nói công khai. Nhưng vì học thuật, em vẫn phát biểu những gì em nghĩ (nick name em là Vô Trước có ý nghĩa này). Em hoàn toàn không có mảy may ý niệm tranh công với anh. Em nghĩ anh biết điều này vì anh viết trong chuyên mục "Công thức tính nhanh bảng Lạc thư Hoa giáp" là:

Nếu phương pháp của anh hợp lý thì anh chính là chứng nhân của tôi trong trường hợp này.

Mặc dù bảng Hoa giáp của em giống hệt của anh chỉ khác nhau ở phương pháp luân.

Nếu anh có thời gian, mong anh đọc chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" thì nhận định những gì em viết chính xác hơn.

Vì kính trọng anh, vì cái chung, nếu còn những chủ đề kiểu thế này, anh cho phép em im lặng,

Kính anh!

Share this post


Link to post
Share on other sites