phoenix

Vật Lý Việt Nam Đi Trước Hay Sau Thế Giới?

5 bài viết trong chủ đề này

Hôm nay trên Vietnamnet có bài "Phát hiện vật lý đi trước thế giới là 'võ đoán'" - lật lại vấn đề mà cách đây hơn chục năm đã gây ra nhiều tranh cãi và đấu khẩu. Không biết sư phụ nhà ta có ý kiến gì không? Chép lại nguyên bài vào đây để lúc rảnh, cụ "Thiên sứ" nhấp một ly cafe, phun phì ra vì đắng ngắt, quay sang bàn luận chuyện vật lý còn hứng thú hơn uống cái thứ "đen ngòm".

Mạn phép kính "cụ" loại cafe "chuối" này.

Link bài viết

Tổng Thư ký Hội Kỹ thuật Cầu đường Việt Nam:Phát hiện vật lý đi trước thế giới là 'võ đoán'

Cập nhật lúc 07/04/2011 03:53:20 PM (GMT+7)

Posted Image - Xung quanh công trình nghiên cứu của ông Nguyên Văn Thường đặt ra nghi vấn Vật lý Việt Nam có đi trước thế giới, VietNamNet đã tìm lại GS.TS Vũ Đình Lai là nhà khoa học từng phản biện lý thuyết cơ học mới của ông Nguyễn Văn Thường. Sau hơn 20 năm, kể từ khi biết đến công trình này, ý kiến của ông Lai về lý thuyết cơ học mới của ông Nguyễn Văn Thường không có gì thay đổi.

Nhưng, ông Thường lại cho rằng lý thuyết của ông chỉ được đánh giá bằng việc áp dụng các lý thuyết, chưa được các nhà khoa học đánh giá thực sự khoa học và chỉ coi như đó là những hiểu lầm, non nớt trong kiến thức. Ông nói: Chỉ khi họ phản biện tôi bằng thực nghiệm mới có thể nói được tôi đúng hay sai.

Posted Image

Ông Nguyễn Văn Thường theo đuổi nghiên cứu của mình từ năm 1965

Đừng phản biện tôi bằng lý thuyết trong giáo trình

Từ khi bắt đầu đưa ra lý thuyết mới, ông Nguyễn Văn Thường nói: “Vấn đề của tôi người ta tưởng chừng có thể giải thích rất đơn giản, nhưng thực ra nó rất sâu sắc, không thể hiểu bằng cách xem xét sơ sài. Trên Youtube, vì thời gian có hạn, tôi không thể nói hết một cách rõ ràng được.”- ông khẳng định.

Ông Thường cho biết : Từng nội dung lý thuyết trong công trình của ông đều được minh chứng bằng thực nghiệm và nói có sách, mách có chứng bằng cách dẫn giải ra từng nội dung sai lầm trong các sách Vật lý.

Phản biện lại ý kiến GS Vũ Đình Lai cho rằng mình nhầm lẫn từ SGK, ông Thường cho hay, ông biết cách vẽ tắt của SGK., nhưng nội dung ông đưa ra không phải ở đó. Bằng thí nghiệm liên kết chặt và liên kết khớp, ông chứng minh rằng khớp và cứng trái ngược nhau 180 độ thì không thể thay thế cho nhau như ông Vũ Đình Lai đã nói.

Theo ông, lý thuyết cũ, bài toán liên kết khớp không thể giải được trong siêu tĩnh nên phải chuyển sang sơ đồ tính toán của khớp khi vật được hóa rắn thành vật cứng tuyệt đối.

Khi sử dụng nguyên lý độc lập mới, ông Thường khẳng định: “Bài toán của khớp sẽ tính theo khớp, bài toán của hàn chặt sẽ tính theo hàn chặt, chứ không thể tính giống nhau như trong hai cuốn Phương pháp phần tử hữu hạn- lý thuyết và lập trình và cuốn Cơ học kết cấu tập 1 được.

Ông Thường nhấn mạnh: “Tôi biết lực uốn là nội dung quan trọng của sức bền vật liệu. Các nhà khoa học phải xem thực nghiệm của tôi rồi hãy phản biện. Khi là một cái ngàm, sinh viên có thể tính toán dễ dàng. Nhưng khi nó là một cái dầm, có cả một dàn thì nếu quy thành khớp, momen bị khử hết, thì tính uốn như thế nào. Bài toán này cần được giải trong tĩnh học.”

Rất nhiều nội dung khác trong lý thuyết cơ học mới được ông Thường dẫn chứng là trái ngược hoàn toàn so với lý thuyết mà các giáo trình đã viết. Chẳng hạn, bài toán con nem trong sách Vật lý lớp 10 năm 2008 vẫn in, nhưng đến năm 2010, bài toán này đã bị bỏ đi, mặc dù đây là bài toán ứng dụng rất nhiều trong đời sống.

Hay mới đây nhất, trong cuốn Cơ học 1 - bồi dưỡng học sinh giỏi THPT của ông Tô Giang phép phân tích lực theo hình bình hành đã được thay thế bởi phép phân tích theo hình chữ nhật mới do ông đưa ra.

"Cơ học không phải là môn nhỏ bé"

Gặp lại vấn đề bị bác bỏ từ hơn 20 năm trước, GS. TS Vũ Đình Lai - giảng viên bộ môn Sức bền vật liệu - ĐH Giao thông Vận tải tỏ ra rất bức xúc.

Posted Image

GS Vũ Đình Lai đã biết đến những bản viết tay công trình của ông Nguyễn Văn thường từ năm 1990

GS Vũ Đình Lai cho biết, ông còn giữ rất nhiều trang tài liệu viết tay công trình này của ông Nguyễn Văn Thường từ những năm 1990. Ngày đó, GS Nguyễn Hoàng Phương - Chủ nhiệm khoa Vật lý trường ĐHKHTN – ĐHQG Hà Nội đã giới thiệu ông Thường đến với ông để được giúp đỡ. “Tôi hứa sẽ chỉ ra cái sai của ông Thường. Nhưng ông Thường không chịu thừa nhận”- GS Lai thuật lại.

Năm 2002 và 2005, GS Vũ Đình Lai đều được Viện cơ học Việt Nam mời phản biện công trình nghiên cứu của ông Nguyễn Văn Thường. Và cho đến ngày hôm nay, quan điểm của ông Vũ Đình Lai đối với công trình của ông Thường không có gì thay đổi.

Ông Vũ Đình Lai cho rằng, Lý thuyết cơ học mới của ông Nguyễn Văn Thường có xuất phát điểm từ một số hình vẽ trong SGK Vật lý lớp 10 (bộ cũ), trong một hình vẽ cái công xon nối trực tiếp với nhau và với tường, ông cho đó là liên kết cứng. Nhưng sách Vật lý chỉ phân tích ra lực kéo và nén mà không có lực uốn.

Tuy nhiên, theo ông Lai đó là sự hiểu lầm của ông Thường. Hình vẽ trong SGK có sai sót vì đã không vẽ chính xác liên kết khớp. Vì vậy, để ông Thường thỏa mãn, chỉ cần vẽ thêm mấy cái khuyên tròn vào đầu liên kết trong hình vẽ là xong.

Theo bản phản biện của ông Lai tại Viện cơ học năm 2005, ông Thường còn tiếp tục hiểu lầm khi thấy trong thực tế kết cấu thanh bằng thép, như thiết kế giàn cầu, các nút đều liên kết “rất cứng” bằng những bản thép với nhiều đinh tán hoặc bu lông, nhưng sách Cơ học kết cấu lại chỉ giải thiết là liên kết khớp và chỉ tính được hai nội lực kéo, nén.

Ông Lai giải thích, trong lý thuyết, nội lực uốn trong các thanh cầu thép rất bé so với nội lực kéo nén, còn trong thực nghiệm, các thanh cầu vẫn mềm so với tổng thể, đầu thanh ít nhiều vẫn quay được như có khớp, do đó người ta đã giả thiết các liên kết của giàn cầu là khớp để tính cho đơn giản, sau đó điều chỉnh lại bằng một hệ số 1,2.

GS Vũ Đình Lai cho biết, trong quá trình phản biện, những nội dung ông Thường đưa ra, ông đã trích dẫn rất nhiều tài liệu khoa học, hướng dẫn ông Thường tìm hiểu, chỉ ra từng cái sai nhưng ông Thường vẫn không chấp nhận “phục thiện”.

Đánh giá về những thí nghiệm của ông Nguyễn Văn Thường, ông Lai nói: “Tôi từng đến xem thí nghiệm của ông Thường và tôi đánh giá đó là thí nghiệm trẻ con, sai về cơ bản, những trò chơi cho vui. Ông Thường không hiểu gì về thí nghiệm. Các dụng cụ làm thí nghiệm để minh họa mang tính định tính sơ sài, nếu không nói là còn nhiều sai sót về nguyên tắc.”

Ông Lai nghi vấn: Từ trước đến nay, những người ủng hộ ông Thường đều không phát biểu câu nào về chuyên môn. Cơ học không phải là môn nhỏ bé. Người trong giới chưa chắc đã hiểu hết nhau vì đi vào các lĩnh vực khác nhau. Ông Thường đi vào vấn đề đúng chuyên môn và bộ môn chúng tôi: cơ học vật rắn biến dạng.

Tuy vậy, GS Vũ Đình Lai cũng từ chối xem các thí nghiệm của ông Thường trên Youtube vì “ các thí nghiệm này cũng vậy thôi, không có gì khác những năm trước đây.”

Trước thông tin nghiên cứu của ông Thường về phép phân tích lực được đưa vào chương trình Vật lý cơ học bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10, ông Lai không hiểu tại sao các nhà Vật lý lại đưa vào sách: “Tôi chưa được xem nội dung trong cuốn sách này nhưng nếu sai sót thì cần phải cảnh báo ngay.”

Đừng lãng phí thời gian vào việc này

Trả lời VietNamNet về công trình của ông Nguyễn Văn Thường, ông Chu Ngọc Sủng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam - nêu quan điểm: "Tôi chưa được đọc các tài liệu do ông Thường trình bày. Tôi chỉ nhìn hình vẽ và ảnh trình bày thí nghiệm để phân tích hệ thanh khi có lực tác dụng tôi thấy như sau:

Trong mô hình thí nghiệm liên kết ở đầu thanh không phải là khớp, (các khớp tức là đầu thanh được quay tự do). Có thể nói đầu các thanh bị nối cứng, cho nên trong thí nghiệm đo được các thanh sẽ có thêm thành phần mô men ngoài lực dọc trục là đương nhiên, điều này thế giới người ta đã công nhận từ lâu.

Xin nhớ cho rằng việc phân tích lực ở các thanh đồng quy người ta cho rằng chỉ có lực dọc trục trong thanh là với giả thiết rằng các thanh nối với nhau bằng chốt ở đầu thanh. Tôi cho rằng trong sách giáo khoa người ta đưa ra trường hợp đơn giản nhất để học sinh tiếp thu một phần , khi học đại học vấn đề này sẽ được cho học sâu hơn. Cho nên phát hiện này không có gì là mới.

Việc ông Thường suy diễn khi thiết kế cầu bị sai nguyên lý này cho nên dẫn đến việc thiết kế cầu dễ bị đổ hoặc lãng phí là võ đoán. Chúng tôi đã được dạy trong trường rằng khi các thanh nối cứng, thì ngoài lực dọc trục trong thanh còn có lực cắt, và thành phần mô men.

Trong thực tế thiết kế chúng tôi cũng đã từng xét đủ các thành phần lực chứ không phải như ông Thường tưởng tượng về ngành cầu. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam người ta sử dụng rộng rãi phương pháp phần tử hữu hạn để giải tích hệ thanh cho kết quả lực càng sát với thực tế làm việc của hệ kết cấu. Trị số lực trong kết cấu đã được đo ở nhiều công trình cho kết quả xác nhận tính toán là phù hợp.

Đành rằng nhận thức của con người là vô hạn, nhận thức càng ngày càng tiến sát đến chân lý, riêng với trường hợp này tôi khuyên mọi người đừng mất thời gian. Đây là nội dung của cơ học vật rắn. Các nhận thức hiện nay về cơ học vật rắn là đủ để giải quyết các vấn đề thực tế.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Nguyễn Đông Anh - Viện trưởng viện Cơ học - bày tỏ ý kiến “Không muốn nói thêm bất kỳ điều gì về công trình này của ông Thường nữa vì chúng tôi đã nói quá nhiều, từ những năm 2002, năm 2005.”

  • Nguyễn Hường

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phân tích lực theo hình chữ nhật nghe ra đã thấy bất hợp lý rồi - khỏi cần bàn cãi nhiều

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi: Cuộc tranh cãi này là lý thuyết ứng dụng rất cụ thể dùng trong xây dựng. Vậy chỉ cần làm một thí nghiệm chứng minh. Xong. Tại sao người ta phải cãi nhau chuyện này?

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Vật lý cơ học của Việt Nam có đi trước thế giới”: Khoa học dỏm và khoa học thật Posted Image Posted Image

Cách đây khoảng 2 tháng, báo chí đưa tin có sức thu hút độc giả rất cao:Vật lý cơ học của Việt Nam có đi trước thế giới”. Một anh bạn bên Canada có viết một bài ngắn chỉ ra những sai lầm của tác giả “công trình” đó. Tưởng rằng câu chuyện đã đi vào lãng quên, nhưng nay báo chí lại đưa tin đó! Lần này, người ta còn tổ chức một hội thảo khoa học để thảo luận về đề tài tào lao đó. Thật khó tưởng tượng nổi giới khoa học có nhiều thì giờ để bàn về một câu chuyện mà nói theo tiếng Anh là anecdote như thế.

Trong khoa học, thỉnh thoảng vẫn có những câu chuyện giật gân, nhưng câu chuyện “Vật lý cơ học của Việt Nam có đi trước thế giới” ở Việt Nam thì vượt ra ngoài phạm vi giật gân. Những câu chuyện giật gân trong khoa học thường là những khám phá, phát hiện đi ngược lại quan điểm chính thống. Phần lớn những khám phá giật gân này thường sai sau khi qua thẩm định và tái thẩm định độc lập bởi cộng đồng khoa học. Chỉ có một số rất hiếm là đúng và mở đầu cho một cuộc cách mạng mới trong khoa học, dĩ nhiên là sau một thời gian dài được kiểm chứng. Khi một giả thuyết được kiểm định và chấp nhận, nó sẽ trở thành một paradigm (mô thức) mới – nói theo ngôn ngữ của Thomas Kuhn. Nhưng đó là cách làm khoa học nghiêm chỉnh, hiểu theo nghĩa các kết quả phải được công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt. Còn câu chuyện hiện đang được lan truyền ở Việt Nam (vật lí cơ học của Việt Nam có đi trước thế giới) thì không phải là khoa học, mà là pseudoscience – có lẽ tạm dịch là khoa học dỏm.

Khoa học dỏm khác với khoa học thật ở nhiều điểm. Có thể kể ra vài đặc điểm chính như sau:

  • Thứ nhất, khoa học dỏm thường có xu hướng thờ ơ trước dữ liệu thật (hoặc chẳng làm thí nghiệm để thu thập dữ liệu) và cơ sở lập luận logic, mà chỉ tập trung vào niềm tin và ý chí.
  • Thứ hai, những “nghiên cứu” của khoa học dỏm lúc nào cũng mang tính rời rạc, chấp nối. Thông tin thì cắt xén một mớ hoặc dựa vào những tin đồn, hoặc dựa vào những tài liệu khoa học dỏm khác. Họ cũng chẳng thèm tốn công kiểm tra nguồn gốc và tính chính xác của tài liệu mà họ dùng.
  • Thứ ba, khoa học dỏm thường bắt đầu bằng một giả thiết cảm tính, hay một giả thuyết có thể làm hấp dẫn và kích động công chúng. Điển hình là những phát biểu mang tính tự hào dân tộc, như “ta đây là số 1 trên thế giới”.
  • Thứ tư, khoa học dỏm không quan tâm đến những tiêu chuẩn về chứng cứ. Đối với khoa học dỏm, người ta không muốn và ít khi nào đề cập đến những tài liệu khoa học xác thực trong các tập san khoa học chuyên môn. Khoa học dỏm không bao giờ trưng bày những bằng chứng khoa học với những tiêu chuẩn khắc khe để làm nền tảng cho những phát biểu của họ.
  • Thứ năm, khoa học dỏm chủ yếu nhắm vào công chúng không am hiểu khoa học. Vì nhắm vào công chúng nên khoa học dỏm thường đăng bài ở những tạp chí dành cho người không chuyên môn, và do đó, bài báo không có kiểm tra về phương pháp hay tính chính xác.
Đối chiếu những “tiêu chuẩn” trên với “công trình khoa học” cho rằng vật lí cơ học của Việt Nam có đi trước thế giới, chúng ta thấy “công trình” đó hội đủ nhiều điều kiện của một sản phẩm khoa học dỏm. Thật vậy, cái gọi là “công trình khoa học” đó chưa bao giờ được công bố trên một tập san khoa học nào cả, và chỉ một điều kiện này cũng đủ để nói rằng đó không phải là một sản phẩm của nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh. Thật ra, đối với các chuyên gia cơ học thì "công trình" đó có nhiều sai sót cơ bản, cho nên dù có gửi cho tập san khoa học nghiêm chỉnh thì chắc cũng chẳng bao giờ được bình duyệt, chứ chưa nói đến việc công bố.

Điều kinh ngạc (hay quá khó tin) là những người mang danh khoa học lại tốn thì giờ và tiền bạc để thảo luận về một đề tài khoa học dỏm! Thật khó tin khi trong hội thảo đó có những người mang những chức danh giáo sư, có học vị tiến sĩ khen ngợi một “công trình” mà đã có chuyên gia chỉ ra những sai lầm cơ bản. Nếu họ là những chuyên gia thật sự thì công chúng và người “ngoại đạo” như tôi có lí do để đặt dấu hỏi về khả năng và nhận thức khoa học (chưa nói chuyên môn) của họ. Với đà làm việc và nhận thức của những nhà khoa học như thế thì nền khoa học Việt Nam sẽ còn rất gian nan để có thể hội nhập quốc tế.

Làm khoa học mà mang tự hào dân tộc quá thì không nên. Chưa có đóng góp gì cho chuyên ngành mà đã vội vàng tuyên bố trên báo chí rằng ta đi trước thời đại, đi tiên phong trên thế giới thì quả là khôi hài. Không một nhà khoa học nào dám nói như thế, cho dù công trình của họ thật sự mang tính cách mạng. Hãy để cho cộng đồng khoa học -- chứ không phải báo chí -- đánh giá và phán xét. Những tuyên bố mang tính dân tộc chủ nghĩa dù hàm ý tự hào dân tộc, nhưng trong thực tế thì được nhìn như là một sự tự ti, hay nói theo tiếng Anh là inferiority complex. Mặc cảm tự ti vì sự yếu kém của mình nên phải đi tìm một cái gì đó (chẳng hạn như tự vỗ ngực mình đứng đầu thế giới, hay bằng cấp, thậm chí danh xưng) làm điểm tựa. Chỉ tiếc rằng điểm tựa như thế là dỏm và đóng góp thêm một câu chuyện hài hước -- thay vì đóng góp vào khoa học -- cho thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc cái bài này đi các bác. Cứ tự sướng VN là trùm thế giới. Posted Image

Tìm 20 DN Việt Nam không mua nổi cái ốc vít Ôi, đã 20 năm rồi mà vẫn chưa sản xuất ra nổi cái đinh vít đáp ứng đúng tiêu chuẩn quốc tế.

Phải chăng chúng ta đang có tinh thần "tự sướng - AQ" cao nhất thế giới.Posted Image

Trong quá trình điều tra tìm hiểu, công ty Canon cho hay họ đã cố gắng tìm mua ốc vít ở Việt Nam nhưng sau khi làm việc với 20 công ty trong nước, đều không đáp ứng được. Công ty Panasonic, Sanyo chỉ sử dụng thùng carton và xốp ở trong nước, còn Fujitsu thì nhập100% linh kiện bên ngoài.

Việt Nam có 18 ngành hàng xuất khẩu tỷ đô, trong đó dệt may, da giày, điện tử được coi là thành công nhất. Song theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), sự thành công này dường như rất mong manh khi năng lực cạnh tranh đang ở mức rất thấp.

Năng lực cạnh tranh "hạng bét" dù nhất xuất khẩu

Kết quả điều tra về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu 3 ngành dệt may, thủy sản và điện tử do CIEM công bố hôm 19/4 đã cho thấy, phía sau ánh hào quang rực rỡ của thành tích đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, 3 nhóm ngành chủ lực này đang đối mặt với một thực tế trần trụi là năng lực cạnh tranh kém.

Hầu hết, các ngành "thắng" được trên thị trường quốc tế những năm qua là dựa trên một bệ đỡ các ưu đãi của Nhà nước, lợi thế truyền thống nhân công rẻ và khai thác tài nguyên. Đến nay, trong WTO, chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ là nguồn dinh dưỡng có hạn và các điều kiện "giá rẻ" và "có sẵn" kia đã mất dần ưu thế.

Trong khi bản thân các doanh nghiệp vẫn dậm chân làm gia công, lắp ráp và phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài. Bởi vậy, kim ngạch xuất khẩu thu về hàng tỷ USD nhưng thực chất, giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp nên hiệu quả kinh doanh chung 3 ngành này là thấp.

Hàng điện tử VN chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc (ảnh Phạm Huyền)

Điển hình nhất cho mô hình gia công từng thịnh vượng ở 10-20 năm trước là phải nói tới dệt may và điện tử. Theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của CIEM, có đến 70% doanh nghiệp dệt may làm gia công và 60% doanh nghiệp làm trực tiếp sản xuất - xuất khẩu song 100% doanh nghiệp đều phải nhập khẩu nguyên liệu.

Bất lợi ở chỗ, nguyên phụ liệu lại chiếm tỷ trọng rất cao trong chi phí hình thành giá sản phẩm dệt may nên mỗi khi giá nguyên liệu tăng đã làm cho ngành này mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đây cũng là ngành có năng suất lao động thấp nhất trong 3 ngành được điều tra.

Bà Tuệ Anh nêu ví dụ, công ty may Esquel Việt Nam là một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông đã nhập gần như 100% các nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Lý do là nguồn phụ liệu trong nước không đáp ứng nổi. Chẳng hạn như chỉ may, Việt Nam đã làm được nhưng các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đều cho rằng vẫn chưa đáp ứng chất lượng. Năng suất lao động của Esquel tại Việt Nam được đơn vị này trả lời là thấp hơn năng suất lao động tại Trung Quốc.

Bà Nguyễn Minh Thảo, chuyên viên Ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của CIEM nghiên cứu về ngành điện tử cho biết, doanh nghiệp điện tử xuất khẩu chủ yếu lại là FDI và cũng hầu hết dừng lại ở mức lắp ráp.

Bà Thảo kể, trong quá trình điều tra tìm hiểu, công ty Canon cho hay họ đã cố gắng tìm mua ốc vít ở Việt Nam nhưng sau khi làm việc với 20 công ty trong nước, đều không đáp ứng được. Công ty Panasonic, Sanyo chỉ sử dụng thùng carton và xốp ở trong nước, còn Fujitsu thì nhập100% linh kiện bên ngoài. Tuy tốc độ xuất khẩu của ngành điện tử này tăng cao nhưng không ổn định, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc.

Một chiến lược kinh doanh dựa trên mô hình gia công và tận dụng giá rẻ như vậy đã lạc hậu hay nói cách khác, năng lực cạnh tranh yếu kém bắt đầu từ chính những vấn đề nội tại của doanh nghiệp. Trong môi trường kinh doanh toàn cầu đầy năng động hiện nay, những lỗ hổng đó càng bị khoét rộng ra bởi các khó khăn khách quan.

7 rào cản từ môi trường kinh doanh

Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh cho biết, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu này, đang có 7 rào cản đáng lo ngại. Đáng chú ý nhất là việc thiếu vốn và công nghệ. Khi đó, các doanh nghiệp bị rơi vào một vòng luẩn quẩn: không có vốn, không đầu tư công nghệ thì thiếu sản phẩm có giá trị gia tăng cao, kéo theo làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm và từ đó, giảm lợi nhuận, hiệu quả thấp. Kết cục là doanh nghiệp lại khó giữ thị phần của mình.

Kế đến là vấn đề lao động. Các doanh nghiệp đang thiếu lao động cả số lượng và chất lượng. Theo khảo sát của bà Thảo, năm 2010, công ty Intel dự kiến sẽ tuyển 3.000 lao động nhưng rồi qua 50 trường đại học, họ chỉ tuyển được 40 người. Ở ngành thủy sản, ông Lưu Minh Đức, chuyên viên Ban này cho biết, ngành thâm dụng lao động lớn và đang thiếu lao động nghiêm trọng. Chưa đến 50% các doanh nghiệp thủy sản hài lòng về chất lượng của lao động, kể cả đã qua đào tạo.

Bên cạnh đó, chi phí năng lượng gia tăng như giá điện, xăng dầu... đang trở thành một áp lực lớn khiến lợi thế nhân công rẻ cũng không đủ bù đắp cho doanh nghiệp nếu muốn giá thành sản phẩm thấp đi. Một rào cản khác là các vấn đề chất lượng cơ sở hạ tầng, dịch vụ viễn thông, ngân hàng vẫn hạn chế. Các doanh nghiệp "sợ" nhất là điện bị cắt nhiều. Giai đoạn năm 2006-2009, kinh tế vĩ mô lại thiếu ổn định, lạm phát và thâm hụt thưuơng mại.

Ngoài ra, ở từng ngành, các yếu tố đang ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã được nhóm nghiên cứu chỉ rõ như chính sách thuế, thủ tục hải quan vẫn mất thời gian, vấn đế tỷ giá, tín dụng, tiếp cận đất đai...

Đáng lo ngại là, cùng với những khó khăn mới nảy sinh trong điều kiện Việt Nam thực thi các cam kết hội nhập, đã có một số doanh nghiệp muốn cắt giảm hoạt động lắp ráp xuất khẩu mà có xu hướng nhập khẩu để phân phối cho thị trường nội địa. Một số doanh nghiệp xuất khẩu FDI chuyển sang nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc thay vì nhập linh kiện về lắp ráp.

Theo nhóm nghiên cứu, hướng giải pháp để tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu trước tiên phải bắt đầu từ việc cắt giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện tối đa phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hình thành cụm ngành và mạng lưới liên kết sản xuất. Đặc biệt, các chính sách phát triển ngành hàng chủ lực cần nâng lên một nấc thang mới bằng việc xây dựng các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với mục tiêu xuất khẩu.

Link: http://vef.vn/2011-04-20-tim-20-dn-v...noi-cai-oc-vit

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay