Thiên Sứ

Nếu Bạn Là Quan Tòa Thì Xử Thế Nào?

9 bài viết trong chủ đề này

Sắp xử vụ 140 nghìn đô của ni sư

Cập nhật lúc 07/04/2011 06:20:00 AM (GMT+7)

Posted Image - Ngày 14/4, TAND Quận Tân Phú (TP.HCM) sẽ đưa ra xét xử vụ tranh chấp quyền thừa kế số tài sản trên 140 nghìn USD mà một ni sư đem tiền chùa…đi gửi tiết kiệm. Khi ni sư mất, đại diện hội Phật giáo và người thân vị trụ trì này vướng vào vụ kiện tụng chưa từng có tiền lệ.

>> Ai hưởng 140 ngàn đô của ni sư viên tịch?

Chỉ “cúng chùa” 42 triệu đồng

Như VietNamNet đã thông tin, trong thời gian làm trụ trì chùa Thiên Chánh (đường Khuông Việt, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP.HCM) ni sư Huệ Tịnh, thế danh Đỗ Thị Thiềng, có gửi số tiền số tiền 138.850 USD (thể hiện qua 5 cuốn sổ tiết kiệm) và số tiền mặt 423 USD, gần 42 triệu đồng tại ngân hàng Vietcombank.

Posted Image

Sổ tiết kiệm của ni sư Huệ Tịnh

Tháng 5/2008, ni sư này qua đời. Ban đại diện Phật giáo Tân Phú đến tổ chức tang lễ, tình cờ mới phát hiện 5 cuốn sổ tiết kiệm nêu trên, nên tổ chức niêm phong, cất giữ… Sau đó, bà Đỗ Thị Thanh (em ruột ni sư) nộp đơn khởi kiện đòi thừa kế ra TAND quận Tân Phú. Bị đơn của vụ kiện dân sự này là Ban đại diện Phật giáo quận Tân Phú.

Sau nhiều lần hòa giải, bà Thanh vẫn một mực cho rằng tài sản mang tên bà Đỗ Thị Thiềng gửi tại ngân hàng Vietcombank là dưới tư cách cá nhân, nên căn cứ vào Luật dân sự thì bà là người thừa kế hợp pháp. Bà Thanh chỉ đồng ý “cúng chùa” số tiền mặt trị giá 42 triệu đồng…

Vụ án chưa có tiền lệ ?

Theo một cán bộ ngành tòa án, đây là vụ án “chưa có tiền lệ” vì đụng chạm tới các vấn đề tôn giáo, áp dụng pháp luật rất khó khăn, cần thận trọng khi đưa ra xét xử.

Cũng chính vì lý do này, vụ kiện kéo dài, Tòa án Tân Phú đã vận dụng biện pháp hòa giải, coi như đây là phương án “tối ưu”, nhưng cũng không có kết quả.

Thậm chí, TAND quận Tân Phú phải có văn bản gửi TAND TP.HCM đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ xử lý vụ án này. Cuối cùng, ngày 14/4 tới đây, dự kiến phiên tòa sẽ được mở…

Trước ngày vụ kiện được đưa ra xét xử, trao đổi với PV, Hoà thượng Thích Thiện Xuân – chánh đại diện Ban đại diện Phật giáo quận Tân Phú cho biết sẽ theo đuổi vụ kiện đến cùng trong trường hợp phải lên tới cấp xử tối cao.

“Luật dân sự là một lẽ, nhưng tôn giáo cũng có giới luật của mình. Cô Thanh là người ngoài đời có chi liên quan đến người xuất gia mà đòi thừa kế? Số tiền này là để phục vụ tam bảo” – Hòa thượng Thích Thiện Xuân nói.

Còn theo quan điểm Luật sư Nguyễn Minh Thuận – Công ty Luật Sài Gòn Việt Nam, phiên tòa tới sẽ rất căng, mấu chốt của vụ việc các bên phải đưa ra được các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình trước tòa.

Luật sư Thuận cho rằng: “Theo quy định của pháp luật dân sự thì những người được thừa kế di sản của bà Thiềng vẫn có cơ sở để hưởng di sản là số tiền gần 140.000 USD đó…

Trước đây TAND TP.HCM đã có xét xử một vụ án có tính chất tương tự nhưng khi đó di sản mà các bên tranh chấp là… cái tịnh xá mà vị trụ trì đã dầy công tạo dựng. Trong vụ án này, tòa đã tuyên bác đơn của nguyên đơn yêu cầu phân chia thừa kế khi có nhiều chứng cứ cho thấy tịnh xá này tài sản của giáo hội phật giáo (bản thân vị trụ trì trước khi mất cũng đã thừa nhận).

Trở lại vụ việc ở chùa Thiên Chánh, vấn đề là bị đơn phải tìm chứng cứ để chứng minh số tiền này là của nhà chùa, do Ni sự Huệ Tịnh đại diện quản lý như trường hợp trong bản án tranh chấp cái tịnh xá mà tôi nêu trên. Còn ngược lại, nếu không có chứng cứ, nhiều khả năng tòa sẽ chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

Trong trường hợp nguyên đơn thắng kiện, hi vọng họ sẽ tự nguyện đóng góp lại cho nhà chùa phần lớn tài sản vì như nói ở trên, nhiều khả năng số tiền gần 140.000 USD này là do những nhà hảo tâm đóng góp và trong chúng ta thì ai ai cũng biết rằng ở nhà chùa thì việc thu chi tiền quyên góp không phải theo chế độ tài chính như một doanh nghiệp, nên rất khó có chứng cứ…”.

Thái Thiện

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con kính chào Thầy Thiên Sứ và tất cả Anh,Chị là thành viên của diễn đàn!

Con đã đọc tin về việc tranh chấp tài sản giữa gia đình Sư trụ trì quá cố và GHPGVN_Đại diện là HPGQ. Tân Phú. Lúc trước vợ chồng con đã từng tranh cãi( gần như là khẩu chiến) vì:

Lão Đía nhà con ( nick con đặt cho a.ấy) cho rằng người đã đi tu rũ bỏ cảnh đời thường thì không bao giờ bon chen ngoài đời .... để có 1số tiền lớn như thế. Nên chắc chắn số tiền này là tiền cúng dường Tam Bảo của bá tánh. GHPG sẽ thắng.

Còn về suy nghĩ của con thì: pháp luận của VN còn lấn cấn nhiều về Luận Thừa Kế nên số tiền lớn như vậy sẽ khó phân khổ chủ. Mà cốt yếu là sao cho hòa hợp đời-đạo-luật pháp.

Thế nên cang ngày con càng thấm câu hát của ns TCS (...tin buồn từ ngày Mẹ cho mang nặng kiếp người...).

không dấu Thầy sao con cũng muốn người nhà của Sư quá cố có chút gì... để nhớ để thương...???

Con trả lời có gì sai quấy Thầy đừng trách. Chúc Thầy nhiều sức khỏe!!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites
Không biết khi gửi tiền vào ngân hàng, ni sư lấy tên là Đỗ Thị Thiềng hay lấy tên Huệ Tịnh hoặc lấy tên chùa Thiên Chánh làm chủ tài khoản?? Không biết báo chí có thông tin gì về vấn đề này không? Nếu có thì đây có thể là 1 chi tiết đáng chú ý Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết khi gửi tiền vào ngân hàng, ni sư lấy tên là Đỗ Thị Thiềng hay lấy tên Huệ Tịnh hoặc lấy tên chùa Thiên Chánh làm chủ tài khoản?? Không biết báo chí có thông tin gì về vấn đề này không? Nếu có thì đây có thể là 1 chi tiết đáng chú ý Posted Image

Việc gởi tiền tiết kiệm vào ngân hàng luôn căn cứ theo CMND, là cơ sở pháp lý.

Cái chính là phải xác định nguồn gốc của tiền từ đâu ra.

Bản thân Huệ Tịnh đã đi tu không làm ra thu nhập thì khả năng tiền này là của các Phật tử cúng, thì trả lại cho chùa.

Ngược laị, gia đình của Huệ Tịnh là giàu có hoặc có thu nhập chứng minh là cho Huệ Tịnh, thì trả lại gia đình.

Về mặt pháp lý nói chung, thì tiền này là của cá nhân Đỗ Thị Thiềng và phải giải quyết thừa kế theo luật.

Cái chính làm sao cho tốt đời, đẹp đạo đây

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Không biết khi gửi tiền vào ngân hàng, ni sư lấy tên là Đỗ Thị Thiềng hay lấy tên Huệ Tịnh hoặc lấy tên chùa Thiên Chánh làm chủ tài khoản?? Không biết báo chí có thông tin gì về vấn đề này không? Nếu có thì đây có thể là 1 chi tiết đáng chú ý Posted Image

Chùa không giống các đơn vị, công ty, ... nên không có dấu, chức danh, tài khoản. Bởi vậy, tiền cúng viếng của Phật tử trong chùa rất khó làm rõ và minh bạch, bởi khi ta cúng dường vào Hòm công đức thì đâu có hóa đơn chứng từ gì.

Và sư trụ trì mang tiền cúng dường đó đi gửi tiết kiệm cũng phải là cá nhân thôi, dùng tên thật và CMT thật của mình để gửi thay chùa bởi chùa đâu có tư cách pháp nhân để gửi đâu nhỉ?

Bên cạnh đó, nếu ni cô không có kinh doanh, không có công việc làm ăn bên ngoài thì chắc chắn không có nguồn thu nhập nào cả, mà có khoản tiền trên gửi tiết kiệm thì chắc chắn nguồn tiền đó từ các phật tử cúng dường.

Edited by all in a row

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc gởi tiền tiết kiệm vào ngân hàng luôn căn cứ theo CMND, là cơ sở pháp lý.

Cái chính là phải xác định nguồn gốc của tiền từ đâu ra.

Bản thân Huệ Tịnh đã đi tu không làm ra thu nhập thì khả năng tiền này là của các Phật tử cúng, thì trả lại cho chùa.

Ngược laị, gia đình của Huệ Tịnh là giàu có hoặc có thu nhập chứng minh là cho Huệ Tịnh, thì trả lại gia đình.

Về mặt pháp lý nói chung, thì tiền này là của cá nhân Đỗ Thị Thiềng và phải giải quyết thừa kế theo luật.

Cái chính làm sao cho tốt đời, đẹp đạo đây

Chùa không giống các đơn vị, công ty, ... nên không có dấu, chức danh, tài khoản. Bởi vậy, tiền cúng viếng của Phật tử trong chùa rất khó làm rõ và minh bạch, bởi khi ta cúng dường vào Hòm công đức thì đâu có hóa đơn chứng từ gì.

Và sư trụ trì mang tiền cúng dường đó đi gửi tiết kiệm cũng phải là cá nhân thôi, dùng tên thật và CMT thật của mình để gửi thay chùa bởi chùa đâu có tư cách pháp nhân để gửi đâu nhỉ?

Bên cạnh đó, nếu ni cô không có kinh doanh, không có công việc làm ăn bên ngoài thì chắc chắn không có nguồn thu nhập nào cả, mà có khoản tiền trên gửi tiết kiệm thì chắc chắn nguồn tiền đó từ các phật tử cúng dường.

Nếu vậy thì đúng là chỉ còn biết mong chờ sẽ có những quyết định và hành động sáng suốt, tốt đời đẹp đạo từ phía gia đình ni sư cũng như từ phía chùa Thiên Chánh thôi Posted Image Vụ này ai xử thì cũng đều khó cho người xử cả.

Mong chờ những hành động sáng suốt, tốt đời đẹp đạo từ cả 2 bên Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu tôi là quan tòa. Tôi xử tất cả số tiền sở hữu và các tài sản khác của nhà sư này thuộc về tài sản của tín đồ đã đến chùa này và thuộc giáo hội Phật giáo quản lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hehe...đồng tình với ý kiến của bác Nguyên Anh là phải bổ sung thêm vào Luật những điều khoản để nhà chùa có thể lập tài khoản tại Ngân hàng với tư cách của...nhà chùa :D

Sau sự việc này mới bổ sung thêm điều này vào Luật thì chắc cũng chưa muộn nhỉ :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay