phamhung

Trường Đại Học Chọn Cóc Là Linh Vật

10 bài viết trong chủ đề này

Chat với trường ĐH chọn cóc làm linh vật

Cập nhật lúc 06/04/2011 07:37:23 PM (GMT+7)

Posted Image - Vào lúc 14h ngày 7/4, GS Võ Tòng Xuân và TS Trần Xuân Thảo, đến từ ĐH Tân Tạo (Long An) sẽ trao đổi với độc giả về câu chuyện của trường ĐH "mới toanh".

TIN BÀI KHÁC

Mỹ loay hoay cứu chữ viết tay

Bài văn 'yêu thầy': Giải mã nhận thức giới trẻ

Đọc bài văn 'lạc đề' xôn xao đất Cảng

Quá trình lựa chọn linh vật của Trường ĐH Tân Tạo đã hoàn tất và "cụ cóc đã chiến thắng hết sức vẻ vang". Tại sao cóc trở thành biểu tượng của trường ĐH do tập đoàn khá quen trên sàn chứng khoán - tập đoàn Tân Tạo - đầu tư? Đầu năm nay, trường ĐH này được biết đến với câu chuyện đăng tuyển dụng nhân sự trên báo Mỹ.

Theo thông tin tự giới thiệu, trường có khoảng 60% lực lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học là giảng viên và giáo sư nước ngoài có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

"Cốt lõi cho sự thành công của một trường đại học chính là chất lượng và sự cống hiến của đội ngũ giảng viên và công nhân viên nhà trường", ông Trần Xuân Thảo, hiệu phó nhà trường cho biết.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Tân Tạo xác định xây dựng ĐH này "thành trường đại học Việt Nam đạt tầm cỡ quốc tế theo tiêu chuẩn kiểm định của Hoa Kỳ, nhưng không vụ lợi". Trang web của trường giới thiệu quan điểm của nữ doanh nhân là nhà sáng lập này như sau: “những tư tưởng được giáo dục” là tài sản quý giá nhất cần được quan tâm gìn giữ.

Trong năm học 2011 - 2012, trường ĐH Tân Tạo dự kiến cấp 500 suất học bổng toàn phần cấp cho tất cả sinh viên năm thứ nhất.

Posted Image

GS Võ Tòng Xuân

Posted Image

TS Trần Xuân Thảo

GS Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng nhà trường, từng là hiệu trưởng danh dự của ĐH An Giang, hiệu phó ĐH Cần Thơ, giám đốc trung tâm phát triển bền vững lưu vực song Mekong, gắn bó lâu năm với ngành nông nghiệp và sản xuất lúa. Ông đã trợ giúp trong việc mang đến cải cách đầu những năm 1980, phục vụ như tiền đề cho cải cách kinh tế sau này. Ông cũng là thành viên của nhiều tổ chức trên thế giới về lĩnh vực nông nghiệp. Ông Trần Xuân Thảo tốt nghiệp bằng tiến sĩ chuyên ngành quản trị giáo dục tại ĐH Pennsylvania (Hoa Kỳ), bằng thạc sĩ về giảng dạy tiếng Anh tại ĐH Canberra, (Úc). Từ năm 1999 đến 2010, ông làm Giám đốc Chương trình Fulbright Việt Nam. Ngoài ra, còn tham gia Hội đồng Kiểm định Chất lượng ĐH của ĐHQG Hà Nội; là thành viên hội đồng chấm, bảo vệ luận văn tiến sĩ; phản biện cho nhiều luận án tiến sĩ của ĐH Tasmania (Úc).

Chiều ngày 7/4, bạn đọc quan tâm có thể tham gia thảo luận với GS Võ Tòng Xuân và TS Trần Xuân Thảo TẠI ĐÂY:

http://www.ttu.edu.v...php?language=vn

….và linh vật của TTU

Quá trình lựa chọn linh vật của TTU đã hoàn tất và cụ cóc đã chiến thắng hết sức vẻ vang. Tại sao là cụ cóc? Hãy dành thêm thời gian để tìm hiểu vì sao cụ đã vượt qua các thử thách để trở thành biểu tượng của trường. Posted Image

Trong văn hóa Việt Nam, con cóc đã trở thành biểu tượng huyền thoại của sự thịnh vượng và may mắn. Con cóc cũng là hình tượng của sự thông thái trong nền văn hóa Lạc Việt cổ, nền văn minh đầu tiên của người Việt Nam.

Hình ảnh của con cóc đã xuất hiện trong hàng ngàn năm trong các di chỉ khảo cổ học. Hình ảnh con cóc rất gần gũi trong nền văn hóa lúa nước và là một họa tiết đặc trưng trên các trống đồng của người Lạc Việt suốt hàng ngàn năm trong lưu vực sông Hồng ở miền bắc Việt Nam.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là văn hóa cao cấp có nguồn cội! Có thể nhiều người còn cho là lạc lỏng ! Nhưng suy cho cùng thì GS Võ Tòng Xuân (hoặc cả hội đồng) đã có lý lẽ riêng để đưa ra QĐ này làm biểu tượng cho ngôi trường của mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chat với trường ĐH chọn cóc làm linh vật

Bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Tân Tạo xác định xây dựng ĐH này "thành trường đại học Việt Nam đạt tầm cỡ quốc tế theo tiêu chuẩn kiểm định của Hoa Kỳ, nhưng không vụ lợi". Trang web của trường giới thiệu quan điểm của nữ doanh nhân là nhà sáng lập này như sau: “những tư tưởng được giáo dục” là tài sản quý giá nhất cần được quan tâm gìn giữ.

….và linh vật của TTU

. Posted Image

Việc chọn ông Kiết làm linh vật thì ok rôì.

Còn trường này có đạt tầm cỡ to lớn như nữ doanh nhân phát biểu hay không thì còn phải chờ xem http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/crying.gif

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản lĩnh và tham vọng sẽ thành công

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự lựa chọn chuẩn xác và đầy nét văn hóa Việt.

Chỉ có Cụ Khiết mới đáng làm thầy thiên hạ, vì Cóc sinh ra nòng nọc mà chữ Khoa Đẩu là chữ Nòng Nọc.

Posted Image

Thầy đồ Cóc

Posted Image

Câu thơ được thầy Xuyền viết bằng chữ Việt cổ , chữ Nòng Nọc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự lựa chọn chuẩn xác và đầy nét văn hóa Việt.

Chỉ có Cụ Khiết mới đáng làm thầy thiên hạ, vì Cóc sinh ra nòng nọc mà chữ Khoa Đẩu là chữ Nòng Nọc.

Posted Image

Thầy đồ Cóc

Posted Image

Câu thơ được thầy Xuyền viết bằng chữ Việt cổ , chữ Nòng Nọc.

Chúc mừng trường ĐH Tân Tạo đã tôn vinh một biểu tượng của văn hóa dân tộc.

Câu đồng dao "Con cóc là cậu ông trời" trong nhân dân cũng tôn vinh ông Khiết mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Các bạn hãy nhìn kỹ: Những "mụn cóc" chính là những xoáy Âm Dương Lạc Việt. Cụ Cóc này rất cổ.Nếu trên lưng có 7 chấm nữa thì là một bằng chứng sắc sảo về nguồn gốc Lạc Việt của nền văn minh Đông phương một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử.

Bây giờ nhiếu người vẫn gọi "Ông Khiết" là "Con Cóc Tàu". Híc!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự lựa chọn chuẩn xác và đầy nét văn hóa Việt.

Chỉ có Cụ Khiết mới đáng làm thầy thiên hạ, vì Cóc sinh ra nòng nọc mà chữ Khoa Đẩu là chữ Nòng Nọc.

Posted Image

Thầy đồ Cóc

Posted Image

Câu thơ được thầy Xuyền viết bằng chữ Việt cổ , chữ Nòng Nọc.

Huynh Thiên Đồng cho đệ hỏi, con cóc này có 4 chân, cóc ứng dựng trong phong thủy lại có 3 chân. Vì sao có nên sự khác biệt này vậy anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu có biết trường đại học FPT cũng chọn cóc làm linh vật .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huynh Thiên Đồng cho đệ hỏi, con cóc này có 4 chân, cóc ứng dựng trong phong thủy lại có 3 chân. Vì sao có nên sự khác biệt này vậy anh.

Ba hay bốn chuyện đó không quan trọng. Mỗi một hình tượng có một ý nghĩa minh triết khác nhau - mặc dù cùng là "Cóc " cả, Tất nhiên tính minh triết sâu sắc nhất thì chúng ta bình luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay