phamhung

Giáo Sư Mỹ Báo Nguy Kinh Tế Việt Nam

7 bài viết trong chủ đề này

GS Mỹ Báo Nguy Kinh Tế VN: Cạn Đôla, Viễn Ảnh Mờ Mịt

HANOI (VB) -- Kinh tế VN thê thảm, và đồng bạc liên tục mất giá; đó là lý do dân chúng đổ xô mua vàng và đô là, và rồi chính phủ VN phảỉ cấm buôn vàng miếng và hạn chế buôn đô la.

Đó là các thông tin trên bài phân tích của David Dapice, giáo sư Đaị Học Harvard, qua bài “Here we go again: Vietnam’s spiral of credit and devaluation” (Lại xảy ra: phá giá và tín dụng trồi sụt ở VN).

Tác giả nói rằng VN mới phá giá để còn 21,000 đồng cho một đôla. Hồi cuối năm 2008, tỉ lệ naỳ là 17,000 đồng -- tức là mất giá 24% trong vòng 2 năm.

Thực tế, giá “thị trường tự do” bây giờ là hơn 22,000 đồng/đôla, và nhiều người muốn mua đôla là phải chịu giá này. Giá đó có nghĩa là VN phá giá gần 30%. Và vì lãi suất trên việc ký thác nhà bằng tiền đồng chỉ có 15%, thế nên an toàn là phải giấu đôla dưới giường, còn hơn là để tiền VN nằm trong ngân hàng.

Có nhiều lý do, theo Dapice. Lý do đầu tiên là chính sách kinh tế tập đoàn quốc doanh chủ đạo. Như thế là đốt tiền, hoang phí đất.

Thêm nữa, VN bây giờ vào danh sách các nước thu nhập trung bình, nên tiền vay sẽ không nhẹ lãi suất như xưa. Và tín dụng trong nước bây giờ giới kinh doanh ưu tiên bơm vào điạ ốc và cho vay xây cất. Thế nên đất Hà Nội lên tới giá 10,000 đôla/mét vuông, cao hơn cả Bắc Kinh. Đất lại không bị thuế, nên nhiều người vào đầu tư điạ ốc thay vì đưa tiền vào thị trường chứng khoán, nơi có trị giá chưa tới phân nửa trị giá thời năm 2007.

Con đường kinh tế phía trước của VN quả nhiên là mờ mịt, theo lời giaó sư Dapice.

-----------------------------------------------------------------------------------------------

USD thị trường chợ đen: còn hay xóa

Nam Nguyên, phóng viên RFA

2011-03-11

Chuyện lạ trên thị trường ngoại tệ, Thời báo kinh tế Việt Nam mô tả như thế khi đưa tin về hiện tượng đô la chợ đen tạm dừng giao dịch trên bề nổi kể từ trưa 7/3.

AFP

Tiền đôla Mỹ

Tất cả các báo có trang điện tử nhanh chóng đưa tin về một chiến dịch truy quét không loan báo, nhưng hầu như điểm thu đổi ngoại tệ nào cũng biết. Hà nội là điểm nhấn, ‘chợ đô la’ trên phố Hà Trung mất hẳn cảnh náo nhiệt, tấp nập người mua bán. Nhà báo mô tả con phố dường như thênh thang, xe cộ lưu thông thoải mái. Các cửa hàng vàng bạc thu đổi ngoại tệ thông báo cho khách hàng là chỉ mua bán vàng còn ngoại tệ thì ngừng giao dịch vì công an sắp truy quét.

Bắt 400 ngàn USD làm ‘mẫu’

Thế nhưng một câu chuyện còn lạ hơn xảy ra vào chiều 8/3, Công An chuyên ngành đã chực sẵn ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hà Nội (EIB Hà Nội) và thu giữ gần 400.000 USD và gần 8,5 tỉ đồng được mô tả là mua bán trái phép. Theo Người Lao Động Online, Giám đốc một công ty tư nhân ủy quyền cho hai nhân viên rút tiền số ngoại tệ 390.500 USD từ tài khoản tiết kiệm cá nhân tại EIB Hà Nội và bán cho hai nhân viên một cửa hàng Vàng để nhận gần 8,5 tỉ đồng và làm thủ tục nhập vào tài khoản công ty mở ở EIB Hà Nội.

Công An chuyên ngành đã chực sẵn ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hà Nội (EIB Hà Nội) và thu giữ gần 400.000 USD và gần 8,5 tỉ đồng được mô tả là mua bán trái phép.

Toàn bộ giao dịch này diễn ra tại Ngân Hàng, rút ngoại tệ ra bán lấy tiền đồng và gửi lại vào ngân hàng. Công an thu giữ tiền để điều tra xử lý vì các cá nhân giao dịch không xuất trình được giấy phép mua bán ngoại tệ.

Một điểm buôn bán ngoại tệ chợ đen. AFP

Chuyên gia kinh tế tài chính Huỳnh Bửu Sơn từ TP.HCM nhận định về sự kiện vừa nêu:

-“Tôi nghĩ đây chỉ là trường hợp người có nhu cầu về ngoại tệ để thực hiện một việc gì đó, một đại lý chịu trả giá cao hơn để mua được số ngoại tệ lớn. Tất nhiên đây là hành động vi phạm qui định quản lý ngoại hối và trong cao điểm ổn định tiền tệ hiện nay thì vi phạm như thế được xem là điển hình để xử lý…Trước đây những việc như thế đã xảy ra và việc làm không đúng lúc trong lúc này có thể là sự sai lầm khá ngớ ngẩn của những đơn vị tham gia kinh doanh. Còn về bản chất vụ việc thì phải chờ kết luận của cơ quan điều tra.

Theo VnEconomy, đại diện EIB Hà Nội phát biểu: “Theo qui định hiện hành, các cá nhân được sở hữu, giữ và gửi ngoại tệ. Khi khách hàng có nhu cầu rút, ngân hàng có trách nhiệm phải chi trả. Việc kiểm sóat các giao dịch tự do sau đó là rất khó.” Giới chức ngân hàng này bày tỏ quan ngại là các giao dịch tự do như vậy có thể lọt vào bất cứ ngân hàng nào, khi việc kiểm tra, giám sát tại các điểm thu đổi “ bên ngoài” được làm chặt trong những ngày qua.

Tất nhiên đây là hành động vi phạm qui định quản lý ngoại hối và trong cao điểm ổn định tiền tệ hiện nay thì vi phạm như thế được xem là điển hình để xử lý…Trước đây những việc như thế đã xảy ra và việc làm khôngđúng lúc trong lúc này có thể là sự sai lầm khá ngớ ngẩn của những đơn vị tham gia kinh doanh

Ô.Huỳnh Bửu Sơn, chuyên gia KT/TC

Liên quan tới vụ việc, Người Lao Động điện tử trích lời Thiếu tướng Nguyễn Tiến Lực Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm nói rằng, vụ bắt giữ gần 400.000 USD và gần 8,5 tỉ đồng tại Ngân hàng EIB Hà Nội là một vụ điển hình để công an các địa phương làm theo. Được biết, thực hiện nghị quyết 11 của chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô chống lạm phát, Cảnh sát kinh tế là lực lượng chủ công trong chiến dịch chống tội phạm buôn lậu, buôn bán ngoại tệ trái phép.

Thị trường đô la tự do ở TP.HCM cũng trầm lắng dù phản ứng chậm hơn Hà Nội. Theo Saigon Tiếp Thị báo điện tử, nhiều tiệm

Ngân Hàng nhà nước Việt Nam. RFA file

vàng tại TPHCM ngừng kinh doanh đô la, còn các điểm có giấy phép cũng họat động dè chừng. Tuy nhiên tờ báo nhận định rằng, hiện tượng ngừng giao dịch đô la mới chỉ là bề nổi. Trên thực tế các tiệm vàng vẫn mua bán với khách quen và vẫn có ngay hàng ngàn đô la giao tại chỗ. Tuy nhiên dưới tác động chung, giá đô la tự do ngày 10/3 đã giảm khá mạnh, mua vào 21.400đ/USD và bán ra 21.600/USD.

vụ bắt giữ gần 400.000 USD và gần 8,5 tỉ đồng tại Ngân hàng EIB Hà Nội là một vụ điển hình để công an các địa phương làm theo. Được biết, thực hiện nghị quyết 11 của chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô chống lạm phát

Thiếu tướng Nguyễn Tiến Lực, CSPCTP

Tuổi Trẻ Online trích lời ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết qui định đã có từ nhiều năm qua, người dân có quyền được sở hữu ngoại tệ nhưng chỉ được bán ngoại tệ tại những nơi qui định như chi nhánh hoặc các phòng giao dịch của ngân hàng hoặc các quầy thu đổi được Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Ông Minh nhìn nhận thực tế một bộ phận ngừơi dân có nhu cầu hợp pháp khó mua USD tại các ngân hàng. Người có USD cũng không mặn mà bán cho ngân hàng vì giá thấp hơn thị trường ngoài.

Xóa thị trường đen: bất khả thi

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, chuyên gia kinh tế tài chánh Huỳnh Bửu Sơn nhận định về sự kiện thị trường ngoại tệ tự do đang bị kiểm soát chặt:

-“Tôi không nghĩ là có biện pháp triệt để dẹp thị trường tự do đâu. Chính phủ đang có nỗ lực ổn định tỷ giá theo tỷ giá chính thức và tránh những trường hợp đơn vị thu đổi ngoại tệ áp dụng tỷ giá cao hơn tỷ giá chính thức, nhằm ổn định tiền tệ trong giai đoạn hiện nay. Còn việc dẹp bỏ hoàn toàn thị trường ngoại tệ tự do là việc rất khó khăn và phải cần thời gian khá lâu dài mà trên thực tế có thể nói rằng là chuyện bất khả thi.

Chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn nói với chúng tôi là khi tỷ giá chính thức của đồng bạc Việt Nam phù hợp với thực tế thị trường thì có thể nói là xu hướng người dân sẽ muốn giao dịch ngoại tệ với ngân hàng nhiều hơn và điều này sẽ hạn chế họat động trên thị trường tự do. Tuy nhiên việc xóa bỏ thị trường tự do sẽ rất khó vì nhu cầu ngoại tệ trên thị trường chợ đen khác hẳn và nhiều khi không thuộc nhu cầu được luật pháp công nhận.

Còn việc dẹp bỏ hoàn toàn thị trường ngoại tệ tự do là việc rất khó khăn và phải cần thời gian khá lâu dài mà trên thực tế có thể nói rằng là chuyện bất khả thi.

Chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn nhấn mạnh:

-“Bất cứ nền kinh tế nào mà có chế độ quản lý ngoại hối nghĩa là có kiểm soát ngoại hối thì đều có tình trạng chợ đen. Bởi vì khi kiểm soát ngoại hối thì phải hạn chế nhu cầu có ngoại tệ, mà nhu cầu này rất nhiều. Khi hạn chế nhu cầu có ngoại tệ thì những người cần có ngoại tệ nhưng không thể mua được theo đường chính thức phải tìm nơi khác, do đó có sự tồn tại của thị

Tiền đô la (USD)

trường chợ đen.

Hơn nữa sự giao lưu giữa các nền kinh tế rất nhiều và đồng USD là đồng tiền thanh toán có tính chất quốc tế ai cũng thừa nhận. Đô la hiện hữu bên ngoài thị trường chính thức là thực tế ở rất nhiều nước. Tỷ giá có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng quyết định là qui mô thị trường chợ đen sẽ lớn hay không, nhưng đồng thời kiểm soát ngoại hối cũng là nguyên nhân thứ hai khiến cho một thị thị trường chợ đen ngoại tệ chắc chắn hiện diện ở những nước theo chế độ kiểm soát ngoại hối.”

Ô. Cao Sĩ Kiêm nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận định là nếu“khóa” ngay một thị trường tự do đã âm thầm tồn tại từ lâu nay thì sẽnảy sinh những vấn đề cần xử lý. Ông Cao Sĩ Kiêm khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước phải có sự điều phối hài hòa để tránh “nghẽn” đời sống trong dân.

Trên Diễn đàn kinh tế VietnamNet, ông Cao Sĩ Kiêm nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận định là nếu “khóa” ngay một thị trường tự do đã âm thầm tồn tại từ lâu nay thì sẽ nảy sinh những vấn đề cần xử lý.

Ông Cao Sĩ Kiêm khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước phải có sự điều phối hài hòa để tránh “nghẽn” đời sống trong dân.

Nguyên Thống đốc đã phát biểu như vậy, trước sự lo lắng của những người dân có nhu cầu chính đáng khi mua bán ngoại tệ mà ngân hàng chưa đáp ứng hết.

Câu chuyện đóng cửa các chợ đô la tự do ở Việt Nam đang gặp nhiều phản ứng từ giới doanh thương và thành phần trung lưu. Việc quét dọn các điểm thu đổi ngoại tệ có phép và không phép thật ra là chỉ thực thi pháp lệnh ngoại hối đã có từ lâu, nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa tồn tại một thực tế là có rất nhiều luật và qui định nhưng cả chính quyền lẫn người dân đều không áp dụng.

-----------------------------------------------------------------------------------

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kịch bản kinh tế Việt Nam 2011

Tại báo cáo trình lên thường trực Chính phủ trong kỳ họp tháng 8 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dựng lên một kịch bản khá sáng sủa cho tăng trưởng năm 2011 của Việt Nam, với mức tăng GDP từ 7-7,5% so với năm 2010.

Tại báo cáo trình lên thường trực Chính phủ trong kỳ họp tháng 8 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dựng lên một kịch bản khá sáng sủa cho tăng trưởng năm 2011 của Việt Nam, với mức tăng GDP từ 7-7,5% so với năm 2010.

Ở kịch bản này, các ngành kinh tế trọng điểm đều tăng mức đóng góp vào tăng trưởng chung. Cụ thể, giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản dự kiến tăng 2,8-3%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,5-8,2%; khu vực dịch vụ tăng 8,2-8,5%, trong khi con số tương ứng của năm 2010 dự kiến là 2,6%; 7,6% và 7,5%.

Hơn thế, những giả định về lạm phát bình quân năm chỉ tăng dưới 8%, tỷ giá VND/USD ở mức 20 nghìn đồng/USD cho cảm nhận khá ổn về tình hình kinh tế. Tuy nhiên, nhìn trên một số cán cân vĩ mô lớn, vẫn có những vấn đề còn đáng lưu ý.

Bội chi ngân sách khoảng 5,5% GDP

Liên quan đến chính sách tài khóa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2011 khoảng 612,1 nghìn tỷ đồng, tăng 16,7% so với ước thực hiện năm 2010 và bằng khoảng 26,7% GDP.

Chỉ tiêu này tuy đã thấp hơn mức 28% GDP của năm 2010 nhưng lại chủ yếu dồn vào tăng thu nội địa (trong đó có thu từ doanh nghiệp, người thu nhập cao…), giảm thu từ dầu thô, thu viện trợ không hoàn lại và tăng thấp hơn ở thu xuất nhập khẩu.

Tổng chi ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 735 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5% so với thực hiện năm 2010, cao hơn so với mức tăng chi ngân sách tương ứng.

Nếu tính cả phần chuyển nguồn từ năm 2010 sang năm 2011, dự kiến khoảng 22 nghìn tỷ đồng, bội chi ngân sách nhà nước năm tới vào khoảng 123,4 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 5,5% GDP, báo cáo cho biết.

Như vậy, bội chi ngân sách so với GDP năm 2011 đã giảm hơn so với mức khoảng 6% của năm 2010, tuy vẫn còn khá cao so với mục tiêu khống chế bội chi ngân sách dưới 5% của cả thời kỳ.

Phần bội chi này thường được bù đắp bởi vay ODA từ các nhà tài trợ, phát hành trái phiếu… Trong bối cảnh lãi suất các khoản vay ODA đang tăng lên, cùng với gánh nặng nợ nước ngoài đã khá lớn thì bội chi ngân sách cao không có lợi.

Đầu tư vượt xa tiết kiệm

Theo báo cáo, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 vào khoảng 930 nghìn tỷ đồng, tăng 16,3% so với ước thực hiện năm 2010 và bằng khoảng 41-41,5% GDP, tương đương với chỉ tiêu này của năm 2010.

Tuy nhiên, so với tiết kiệm của nền kinh tế đang giảm đi, từ mức 30,4% GDP của con số ước thực hiện năm 2010 xuống mức 27,9-27,6% GDP dự kiến kế hoạch 2011, chi đầu tư đang đè nặng lên khả năng chịu đựng của nền kinh tế.

Bù đắp cho mất cân đối này, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến sẽ tăng 15,5% trong năm 2011, tương đương với 198,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,4% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội.

Trong khi đó, đối tượng doanh nghiệp và người dân (người có thu nhập cao) đối mặt với khả năng phải nộp ngân sách nhiều hơn, được “áp” mức tăng đầu tư 9,5% với doanh nghiệp nhà nước, tương đương 72,4 nghìn tỷ đồng; tăng 37,9% với doanh nghiệp ngoài nhà nước và dân cư, tương đương 344 nghìn tỷ đồng.

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong năm 2011 dự kiến khoảng 65 nghìn tỷ đồng, tăng tới gần 18,2% so với ước thực hiện năm 2010.

Như vậy, có thể thấy tăng trưởng của nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào tăng vốn.

Nhập siêu khoảng 14,5 tỷ USD

Với lĩnh vực thương mại quốc tế, báo cáo tỏ ra thận trọng hơn trước những diễn biến chưa mấy lạc quan của thế giới. Sau con số ước tính tăng trưởng xuất khẩu khoảng 18,2% và nhập khẩu khoảng 16,5%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng hai chỉ tiêu này trong năm 2011 sẽ chỉ quanh mức tăng 10%.

Dự kiến, tổng kim ngạch xuất khẩu năm tới đạt khoảng 74,25 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2010; kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 88,8 tỷ USD, tăng tương ứng 9%. Nhập siêu năm 2011 dự kiến khoảng 14,5 tỷ USD, bằng 19,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Như vậy, thâm hụt thương mại trong năm 2011 đã cao hơn so với ước thực hiện năm 2010. Nhập siêu duy trì ở mức cao trong bối cảnh cán cân thanh toán của Việt Nam có khả năng thâm hụt liên tiếp 2 năm 2009 và 2010, ở mức 8,8 tỷ USD và 4 tỷ USD, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá VND/USD ở những thời điểm nhất định, theo sau có thể là lạm phát và tăng lãi suất ngân hàng.

Cán cân thanh toán có thể thặng dư 500 triệu USD

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cán cân vãng lai năm 2011 có khả năng thâm hụt khoảng 10,9 tỷ USD do cán cân thương mại thâm hụt khoảng 9,51 tỷ USD, dịch vụ thâm hụt 1,75 tỷ USD, thu nhập đầu tư thâm hụt 5,12 tỷ USD và chuyển tiền thặng dư 5,5 tỷ USD.

Số thâm hụt này được bù đắp bởi thặng dư trong cán cân vốn 11,8 tỷ USD, dẫn tới cán cân thanh toán tổng thể có khả năng thặng dư 500 triệu USD trong năm tới, báo cáo cho biết.

Tuy nhiên, một số ý kiến gần đây cho rằng, việc tính đầu tư gián tiếp vào cán cân thanh toán như hiện nay là không hợp lý do tính bất ổn định của dòng tiền này.

Ngoài ra, thu nhập đầu tư tăng mức thâm hụt cũng cho thấy trách nhiệm trả nợ nặng nề hơn và có thể một phần lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài không được tái đầu tư ở trong nước mà chuyển ra khỏi Việt Nam.

Cân đối điện mong manh

Để đạt mức tăng trưởng GDP 7-7,5%, nhu cầu về điện năm 2011 dự báo sẽ tăng khoảng 14-15%, tương đương điện thương phẩm đạt khoảng 97 tỷ KWh, điện sản xuất và nhập khẩu khoảng 110,5 tỷ KWh.

Như vậy, công suất dự kiến hết năm 2010 là 10.295 MW, trong đó thủy điện là 8.158 MW; nhiệt điện 11.437 MW. Công suất dự kiến tăng thêm năm 2011 vào khoảng 4.585 MW, trong đó nhiệt điện là 1.680 MW, thủy điện 2.905 MW.

Cũng trong năm 2011, Việt Nam sẽ phải tính đến khả năng nhập khẩu điện từ Trung Quốc khoảng 700 MW và Lào khoảng 250 MW để bù đắp phần thiếu hụt từ sản xuất trong nước.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong điều kiện thủy văn bình thường, ít ảnh hưởng đến các nhà máy thủy điện và nhập khẩu điện theo đúng dự kiến thì khả năng có thể đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, phương án tính toán cân đối điện năm 2011 là rất mong manh nếu chỉ một dự án nguồn điện chậm tiến độ, hoặc thời tiết không thuận lợi, bộ này nhận định.

Theo VnEconomy

======================================================================

Bài đăng ở trên theo các nguồn từ nước ngoài, chúng ta xem nguồn tin trong nuớc nhé.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chợ USD tái xuất: Giới quản lý 'biết' - 'khó dẹp'?

http://cafef.vn/2011040606078934CA34/cho-usd-tai-xuat-gioi-quan-ly-biet-kho-dep.chnHầu hết chuyên gia đều cho rằng việc thanh kiểm tra thị trường USD tự do vừa qua là một giải pháp không triệt để, nếu không muốn nói là không hiệu quả.

Sau hơn một tháng bị kiểm tra gay gắt, các cửa hàng USD tự do tại Hà Nội bắt đầu "nóng" giao dịch trở lại. Các chuyên gia cho rằng điều này không có gì ngạc nhiên, họ đã nhìn thấy trước vấn đề.

Ông Hồ Hữu Hạnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết, hiện tượng USD lại được mua bán công khai trên “chợ đen” và các cửa hàng tự do hoạt động trở lại không chỉ diễn ra tại Hà Nội, mà còn là một vấn đề nóng tại TP HCM hiện nay.

“Từ trước khi Ngân hàng Nhà nước có đợt thanh kiểm tra các cửa hàng USD tự do trên toàn quốc, tôi đã nhìn thấy trước điều này. Đợt kiểm tra vừa rồi là Ngân hàng Nhà nước làm theo Pháp lệnh ngoại hối.

Theo yêu cầu của Chính phủ, cuối tháng 3 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước phải trình hai đề án về chống USD hóa trong nền kinh tế và không giao dịch vàng miếng trên thị trường.

Việc thanh kiểm tra gắt gao thị trường ngoại tệ tự do trước đó là một trong những giải pháp để thử xử lý vấn đề này, từ đó Ngân hàng Nhà nước đưa ra những biện pháp đồng bộ trình Chính phủ và lấy ý kiến từ Hội đồng tư vấn tiền tệ", ông Hạnh nói.

Cũng theo Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, việc thanh kiểm tra vừa qua dù có gắt gao nhưng cũng không giải quyết được tận gốc vấn đề, mà chỉ là một chiêu “hăm dọa” tức thời.

Tôi biết có những cửa hàng USD tự do tại TP HCM trước đó bị phạt tới gần 60 triệu đồng, nhưng giờ vẫn mua bán USD gần như công khai, làm gì được họ. Phía công an khi hợp tác với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh thành để truy quét việc giao dịch USD chui cũng than phiền “không thể cứ đi rình mà bắt mãi thế được”, ông Hạnh nói.

Nhận định về tình hình USD trên thị trường tự do hiện nay và việc thanh tra vừa qua của các cơ quan chức năng, chuyên gia tài chính độc lập Kiều Hữu Dũng, nguyên Vụ trưởng Các tổ chức ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng, trong lúc chính sách còn chưa ra đồng bộ mà đã vội “khóa” ngay một thị trường âm thầm tồn tại bấy lâu từ khắp các tỉnh thành, thì việc này không thể thực hiện được là điều hiển nhiên.

Khi nhu cầu mua bán USD của người dân, doanh nghiệp vẫn còn quá lớn mà không có đơn vị chính thức nào đáp ứng thì tất yếu sẽ sinh ra những dịch vụ phục vụ nhu cầu đó trên “chợ đen”.

Khắc phục tình trạng USD hóa không phải chỉ là dẹp bỏ các điểm giao dịch ngoại tệ trái phép. Đây mới là cuộc “sơ diễn tập” nằm trong lộ trình xóa bỏ cơ chế hình thành hai tỷ giá từng song hành trên thị trường.

Thế nên, khi cuộc sơ diễn tập này kết thúc, nếu Nhà nước không có ngay biện pháp khác thì thị trường USD sẽ lại trở nên "náo loạn".

Như vậy, hầu hết chuyên gia đều cho rằng việc thanh kiểm tra thị trường USD tự do vừa qua là một giải pháp không triệt để, nếu không muốn nói là không hiệu quả.

Để giải quyết tận gốc tình trạng này, ông Hồ Hữu Hạnh cho rằng, Nhà nước cần phải lập ra trung tâm mua bán ngoại tệ, giống như một hình thức của sàn giao dịch hàng hóa.

Chẳng hạn, Phòng Quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước sẽ là trung tâm mua bán ngoại tệ. Doanh nghiệp A khi bán 1 triệu USD cho ngân hàng thương mại B, ngân hàng này sẽ phải chuyển lại số ngoại tệ đó cho phòng Quản lý ngoại hối, và thu về VND với tỷ giá hiện thời.

Khi đó, phòng Quản lý ngoại hối duyệt và lưu lệnh, đến lúc công ty A cần ngoại tệ thì sẽ có một “vé” mua lại số ngoại tệ tương đương từ Ngân hàng Nhà nước.

Theo ông Hạnh, hiện số lượng USD trong dân nắm giữ ở mức khoảng 20 tỷ USD. Con số này nếu so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình mỗi năm của Việt Nam khoảng 100 tỷ USD và tổng ngoại hối dự trữ của Ngân hàng Nhà nước, là quá lớn. Nếu Chính phủ không tìm ra giải pháp đồng bộ thì giao dịch USD trên “chợ đen” sẽ bùng phát như cũ.

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Ngân hàng TP HCM nếu quan điểm, để giải quyết khâu “cầu” của người dân và doanh nghiệp, Chính phủ cần cho thành lập mới các điểm giao dịch ngoại tệ đủ điều kiện cấp phép hoạt động hợp pháp, thực hiện niêm yết giá trên Bảng điện tử và chỉ thu đổi ngoại tệ theo đúng qui định của Ngân hàng Nhà nước (về đối tượng, hạn mức, tỷ giá).

Thiết lập hệ thống giám sát của cơ quan chức năng (các đơn vị này thuộc Ngân hàng Nhà nước và khối nội chính), kết nối trực tuyến (online) để theo dõi hạn mức giao dịch qua các điểm thu đổi ngoại tệ

Theo Đông Nhiên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nền kinh tế "mắc kẹt" với lãi suất cao

Trong cuộc giao ban xuất khẩu sáng 5-4 của bộ Công thương, các doanh nghiệp đồng loạt than thiếu vốn, khó vay. Có thể nói, chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát đã đẩy lãi suất tăng cao, gây khó khăn bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế. Trong đó, ngay cả các doanh nghiệp xuất khẩu – đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên vay vốn, cũng than khó.

Doanh nghiệp mất thị trường

Theo ông Nguyễn Thái Học, chủ tịch hiệp hội Điều Việt Nam, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hạt điều năm nay vào khoảng 25.000 tỉ đồng, trong đó dự kiến vay khoảng 20.000 tỉ đồng. Nhưng quý 1 chỉ mới giải quyết được 10% tổng nhu cầu, chủ yếu là vốn tự có của doanh nghiệp. “Từ tháng 4 – 6 tới, chúng tôi cần vay khoảng 12.000 tỉ đồng nhưng khó quá, không chỉ vì lãi cao mà tiếp cận vốn cũng quá khó”, ông Học nói.

Phó chủ tịch hội Mỹ nghệ và chế biến đồ gỗ TP.HCM Trần Quốc Mạnh cũng phản ánh có doanh nghiệp gỗ tại TP.HCM vì thiếu vốn mua nguyên liệu nên đành nuối tiếc nhìn đơn hàng của mình rơi vào tay một đối thủ khác tại Malaysia.

Ông Đỗ Hoài Nam, chủ tịch hiệp hội Hồ tiêu, kiêm phó chủ tịch hiệp hội Càphê cũng phản ánh, vì thiếu vốn nên các công ty xuất khẩu càphê của ta khi thu mua càphê trong dân phải “chạy sau” các công ty có vốn nước ngoài. Đến khi mua được hàng để xuất thì... thị trường rớt giá.

Chính sách khó thực thi

Có thể nói, Chính phủ, ngân hàng Nhà nước cũng thấy được những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ và đã có chính sách ưu tiên cho vay sản xuất, xuất khẩu – những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc thực hiện cũng không dễ dàng chút nào.

Khẳng định đã “nghe rất nhiều về chính sách ưu tiên vốn của ngân hàng cho khu vực sản xuất” song, phó chủ tịch hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng bức xúc: “Khó khăn này không phải tạo ra bởi các chính sách mà là vì thực hiện không đến đâu. Và thực tế các doanh nghiệp thuỷ sản đang đứng thứ hạng bét trong tiếp cận vốn, dù chúng tôi sẵn sàng chấp nhận vay lãi cao”.

Trong khi đó, ông Trần Quốc Mạnh cho rằng tình trạng khó tiếp cận vốn mà mất cơ hội thị trường không chỉ rơi vào những trường hợp không đáp ứng điều kiện vay như không có tài sản thế chấp, nợ quá hạn chưa trả hết, tình hình tài chính thiếu minh bạch… Cũng có nhiều doanh nghiệp ngành gỗ mặc dù đáp ứng đầy đủ tiêu chí nhưng vẫn khó vay vì ngân hàng viện lý do bị khống chế tăng trưởng tín dụng.

Không ai dễ tiếp cận vốn

Giám đốc một doanh nghiệp thuộc top 20 doanh nghiệp xuất khẩu điều cho rằng, nhóm doanh nghiệp lớn với tình hình tài chính minh bạch, làm ăn có lời vẫn được ngân hàng mời gọi vay vốn. Thứ trưởng bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cũng cho biết: “Nhiều doanh nghiệp nói khó vay nhưng tôi điều hành tổ xuất khẩu gạo, tôi chứng kiến nhiều ngân hàng đến tận nơi mời các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vào vay”.

Tuy nhiên, với những doanh nghiệp dạng này, lãi suất trở thành rào cản. “Chúng tôi cố tự xoay xở lấy vốn kinh doanh chứ không muốn vay ngân hàng vì lãi suất quá cao”, vị giám đốc kể trên nói. Ai chấp nhận vay vốn lãi suất cao? Lãnh đạo các ngân hàng từng nhiều lần lên tiếng: “Lãi suất cao là những khoản cho vay rủi ro cao”.

Như vậy, giảm lãi suất đang là mong muốn thật sự của cả doanh nghiệp, ngân hàng, và Nhà nước. Thế nhưng trên thực tế, lãi suất vẫn đang… bị kẹt ở mức cao chót vót do chính sách tiền tệ thắt chặt.

Với trần huy động là 14%, ngân hàng sẽ buộc phải cho vay ở mức 17,5 – 18% mới tồn tại được. Quy định trần lãi suất huy động là đã bao gồm các khoản chi khuyến mãi dưới mọi hình thức. Nhưng ngân hàng vẫn có những cách thức linh động đẩy lãi suất huy động thực cao hơn, đồng nghĩa với lãi suất cho vay cũng cao hơn.

Dĩ nhiên, việc “đua lãi suất” thường xuất phát từ những ngân hàng nhỏ gặp khó khăn về thanh khoản, nhưng ngân hàng lớn không thể ngoài cuộc nếu không muốn tiền bị rút khỏi ngân hàng mình. Và lãi suất không thể giảm xuống nhanh trừ khi lạm phát đã bị kiềm chế, ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng.

Nếu phải sử dụng trần lãi suất thì trần cho vay phù hợp hơn Nếu phải sử dụng một công cụ trần lãi suất nào đó để hạn chế rủi ro tín dụng trong điều kiện hiện nay thì trần lãi suất cho vay có lẽ sẽ là công cụ phù hợp hơn. Trong môi trường lạm phát cao và bất ổn, khoảng cách giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay thông thường sẽ được các ngân hàng thương mại (NHTM) đẩy cao hơn. Lãi suất cho vay do vậy sẽ duy trì ở mức cao, thậm chí ở mức bất hợp lý khi thị trường thiếu thanh khoản và gây rủi ro hệ thống khi chỉ có những hoạt động kinh doanh rủi ro cao, lợi nhuận lớn mới có khả năng sử dụng những nguồn vốn giá cao này.

Trong khi đó, việc quy định trần lãi suất cho vay ở mức hợp lý, nếu được thực hiện nghiêm, sẽ giúp hạn chế bớt phần nào rủi ro này. Ngoài ra, việc quy định trần lãi suất huy động 14% còn đang gây bất lợi cho người gửi tiền “nghèo”. Trong khi người giàu, với các khoản tiền gửi lớn, có sức mạnh đàm phán với các NHTM để hưởng lãi suất thoả thuận cao thì người gửi tiền “nghèo” – vốn đã thiếu các công cụ phòng chống lạm phát – lại không có được khả năng này.

Edited by all in a row

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đỉnh lạm phát có thể rơi vào tháng 8-9?

Thứ Năm, ngày 07/04/2011, 14:35 Nhìn vào các nguyên nhân tác động đến giá cả thị trường hiện nay và hiệu ứng trong thời gian tới, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Đức Thắng cho rằng, lạm phát có thể còn tiếp tục tăng cao từ nay đến khoảng tháng 8-9/2011. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Thắng nói:

- Mới đây cũng có ý kiến cho rằng, dù tiền rút về thì lạm phát Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của vàng và USD. Một lượng lớn ngoại tệ và vàng đang giao dịch trên thị trường và đó cũng là phương tiện thanh toán. Rút tiền về, kỳ thực vẫn còn phương tiện thanh toán kia. Người ta nói thế cũng phần nào có lý.

Hiện nay, ngoài các nguyên nhân lạm phát cầu kéo, chi phí đẩy thì nước mình vẫn bị lạm phát "tâm lý", chưa hết được.

Cụ thể về chi phí đẩy, vừa qua Tổng cục Thống kê có công bố một loạt chỉ số giá mới như chỉ số giá bán người sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… Các chỉ tiêu này cho thấy điều gì?

Tất cả các chỉ số này đều cao hơn chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tính theo quý so với cùng kỳ. Đặc biệt là chỉ số giá bán người sản xuất sản phẩm nông nghiệp tăng tới trên 23%, công nghiệp tăng gần 15% (quý 1/2011 so với cùng kỳ - PV).

Đúng theo quy luật bình thường thì giá sản xuất sẽ tăng trước giá tiêu dùng tăng sau, hoặc xuống thì nó xuống trước. Khi mà giá sản xuất cao hơn giá tiêu dùng, theo kinh nghiệm thì giá tiêu dùng sẽ tăng ở khúc sau, tức là sau đây còn tiếp tục tăng nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lạm phát là tất yếu của sự phát triển. Vấn đề là cân đối.

Theo thuyết ADNH. Mọi sự tồn tại và phát triển đều bắt đầu từ: cân đối - phát triển - mất cân đối - điều chỉnh cân đối để phát triền...vv..

"Cân bằng Âm Dương" vùa là mục đích vừa là tiêu chí của Lý học Đông phương - trong mọi lĩnh vực cần có sự can thiệp của con người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không nhiều công cụ phòng ngừa rủi ro tỉ giá

Giao dịch quyền chọn tiền đồng thì hiện không được thực hiện; hợp đồng kỳ hạn thì vướng lãi suất cơ bản còn hợp đồng hoán đổi thì không nhiều DN lựa chọn. Sau một ngày được điều chỉnh giảm nhẹ, ngày 7.4, tỉ giá ngoại tệ liên NH giữa USD và VND do NHNN công bố tăng trở lại mốc 20.713VND/USD.

Đây là lần thứ tư, tỉ giá này được điều chỉnh lên mốc 20.713VND/USD kể từ khi NHNN áp dụng quy định tỉ giá linh hoạt. Bình luận về sự điều chỉnh của tỉ giá thời gian qua, Bà Phan Thị Thanh Bình - GĐ khối thị trường tài chính NH ANZ cho biết, các mức điều chỉnh này là nhỏ. Đại diện NH này tin rằng, trong tương lai, tỉ giá sẽ được điều chỉnh linh hoạt hơn.

Ông Paul Gruenwald - Kinh tế trường khu vực Châu Á của NH này cho rằng, việc làm mất giá VND hơn 9% trong 12 tháng qua đã không có tác dụng nhiều trong việc khắc phục thâm hụt thương mại nhưng lại làm gia tăng áp lực lạm phát. Áp lực giảm giá tiền đồng sẽ còn tiếp tục cho tới khi có dấu hiệu rõ ràng rằng cán cân than toán được cải thiện và áp lực lạm phát được giảm bớt.

Đến nay, vẫn còn rất nhiều DN cho rằng khả năng rủi ro về tỉ giá vẫn cao và vẫn cần có công cụ để phòng ngừa rủi ro này. Nhưng hiện nay, một số công cụ phòng ngừa rủi ro tỉ giá hiện đang bị vướng.

Đại diện ANZ cho biết, giao dịch quyền chọn tiền đồng thì hiện không được thực hiện; giao dịch hợp đồng kỳ hạn thì vướng lãi suất cơ bản vì đã từ lâu không phản ánh được lãi suất thực trên thị trường; chỉ còn giao dịch hợp đồng hoán đổi hiện vẫn được thực hiện nhưng không nhiều DN lựa chọn, một phần là do chi phí thực hiện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay