yeuphunu

Giải Trí Vui

339 bài viết trong chủ đề này

Đề bài: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.

Bài làm:

Chúng ta đều được biết Trọng Thủy rất hối hận về những việc mình đã gây ra nên chàng đã tự tử ở giếng Loa Thành. Thế nhưng đó chưa phải là kết thúc của câu chuyện. Giếng nước Loa Thành có đường thông với Thủy cung, chính vì thế khi trong Trọng Thủy nhảy xuống, chàng đã đến được Thủy cung.

Canh giữ Thủy cung rất to và đẹp là những tên bảo vệ lực lưỡng, súng dao kiếm giắt đầy quanh người. Chàng muốn bước vào nhưng những tên bảo vệ không cho, bắt chàng phải giao nộp lệ phí. Không chịu được điều phi lý này, chàng đã giao chiến với bọn bảo vệ tham tiền bất lương. Chẳng là, khi còn ở trên dương gian, chàng đã được các bậc tiền bối như Tiêu Phong, Hồng lão bang chủ truyền thụ võ công nên chàng không ngại bất cứ tên nào. Liên tục tung những tuyệt chiêu trong bộ: “Giáng long thập bát chưởng”, “Giáng long hữu hối”, “Phi long tại thiên”. Cổng thành Thủy cung như bị 1 phen chao đảo bởi sức công phá nặng nề của các tuyệt kĩ của chàng. Nhưng bọn bảo bảo vệ cũng đâu phải là tay vừa. Chúng khéo léo tránh chưởng của chàng để rồi khi Trọng Thủy rút về phục hồi nội lực, chúng lại lấy sung máy, AKA, tiểu liên ra giã. Trọng Thủy phải sự dụng “Lăng ba vi bộ” của sư huynh Đoàn dự để né. Cuối cùng, nhân lúc lũ bảo vệ đã thấm mệt và không để ý, Trọng Thủy vận lực bắn 1 chiêu Kamejoko kinh thiên động địa làm chúng tan xác.

Sau khi đã trấn hết tiền bạc và tư trang của bọn bảo vệ, chàng bước vào long cung. Thật may mắn cho Trọng Thủy làm sao khi chàng đến long cung vào đúng dịp “1000 năm Long cung – Hà Nội”. Trong thành tấp nập người đi lại mà chàng cũng không rõ là Hà Lội 1 hay 2 hay 3 hay 4 hay 5 hay vân vân và vân vân. Chàng thấy đường phố thật đông vui và nhộn nhịp với rất nhiều con quái vật sắt 4 chân chạy như bị công an đuổi trên đường ( mãi sau chàng mới biết đó gọi là ôtô ). Thời gian đầu, do không có công việc và chỗ ở ổn định, chàng phải sống chui lủi dưới gầm cầu Chương Dương dưới sự quản lý gắt gao của các đại ca Năm Căn, Hưng sẹo, Cờ rít tian nô Rônanđô, Liôna Métxi… Sau này, bằng tài năng của mình, Trọng Thủy đã được các đại ca yêu mến và cân nhắc cho lên hang lính cao trong hội.

Chàng càng nổi tiếng hơn nữa khi về nhất nhiều lần trong các cuộc thi đua xe, đá lửa trên cầu Long Biên mừng đại lễ 1000 năm Long Cung. Thế nhưng, chàng chỉ được giới truyền thong biết đến khi là leader – người lãnh đạo của hội “Phản đối chính sách bắt học sinh đi học trong 10 ngày đại lễ”. Chàng đã cùng với các học sinh thân yêu biểu tình, gây sứp ép lên bộ GD-ĐT Long Cung. Thế nhưng do chưa có đường lỗi Cách mạng đúng đắn và sự chuẩn bị kĩ càng từ Bộ, cuộc khởi nghĩa đã thất bại. Trọng Thủy phải “chạy án” liên tục để không bị bắt giam. Từ đó, chàng đã trở thành người của công chúng, ai ai cũng biết đến chàng.

Một lần nọ, chàng được mời xem cuộc thi hoa hậu mừng đại lễ với tư cách khách mời V.I.P và chàng đã gặp lại Mị Châu tại đây. Nàng xinh đẹp hơn gấp bội phần và thật tình cờ nàng là thí sinh của cuộc thi và cũng thật bất ngờ nàng đã trở thành hoa hậu. Thế nhưng chức hoa hậu này của nàng do một tên phú hộ mua cho nên nàng phải thuận theo hắn. Trọng Thủy không chịu, chính vì thế 2 bên quyết đấu.

Đầu tiên, họ thi bắn CF – Ngã tư tử thần HeadShot. Do ngày nào tên phú ông cũng luyện nên Trọng Thủy thua nhanh chóng, thua trắng 13-0. Ván thứ hai, họ thi đánh DOTA. Trọng Thủy với team của mình MYM ( tạm dịch Meet your Maker) với các thành viên khác thi đấu với team của phú ông. Với chiến thuật Triple lane hợp lí và sự dẫn dắt tài tình của đội trưởng Trọng Thủy, đội họ đã thắng 2-1. Ván cuối, họ thi đấu để so sánh độ “Hà”. Vốn là đệ tử ruột của thím Hà nên Trọng Thủy chiến thắng áp đảo phú ông với hai siêu phẩm “Umxilabum” và “Người tình maiyahi” và chàng đã lấy lại được Mị Châu.

Hai vợ chồng quá vui sướng trong ngày gặp lại nên quyết định sẽ cùng nhau lên Mỹ Đình xem pháo hoa mừng đại lễ. Thế nhưng thật không may, xe chở họ đã bị phát nổ cùng với hai container chứa pháo hoa. Trọng Thủy và Mị Châu chết tan xác.. Câu chuyện kết thúc thật có hậu phải không các bạn ?

(St)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ 6 ngày 13

Giống như nhiều niềm tin của con người, nỗi sợ hãi Thứ sáu ngày 13 (còn được biết đến với tên paraskevidekatriaphobia) không căn cứ vào logic khoa học. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là hầu hết những người tin rằng Thứ 6 ngày 13 là ngày đen đủi không đưa ra lí do để lý giải cho sự sợ hãi của mình. Nó giống như mê tín dị đoan, những người sợ Thứ 6 ngày 13 cảm thấy sợ chỉ đơn giản là sợ, không bởi vì một lí do cụ thể nào cả.

Tuy nhiên, sự mê tín này có nguồn gốc khá sâu xa và thuyết phục, và căn nguyên của nó giải thích tại sao niềm tin này ngày nay lại phổ biến như vậy. Hãy xét những câu chuyện đằng sau ngày đen đủi nhất trong năm này.

Nỗi sợ Thứ 6 ngày 13 bắt nguồn từ hai sự sợ hãi - sợ con số 13 và sợ ngày Thứ 6. Cả hai nỗi sợ bắt nguồn từ Phương tây, đáng chú ý nhất là trong hệ thống tín ngưỡng Thiên Chúa Giáo.

Số 13 là con số rất có ý nghĩa đối với người theo đạo Thiên chúa bởi vì nó là số người có mặt trong Bữa Ăn Tối Cuối Cùng (Jesus và 12 Tông đồ). Judas, Tông đồ đã phản bội Jesus là thành viên thứ 13 đến dự bữa Tiệc.

Người theo đạo Thiên Chúa vốn truyền thống rất cảnh giác với ngày Thứ 6 bởi vì đó là ngày Jesus bị đóng đinh trên cây Thánh giá. Thêm vào đó, một số các nhà Thần học còn tin rằng Adam và Eve đã ăn trái cấm vào ngày Thứ 6, và rằng trận Đại hồng thủy bắt đầu vào ngày Thứ 6. Trong quá khứ, rất nhiều người Thiên chúa giáo không bao giờ bắt đầu những dự án mới hoặc những chuyến đi vào ngày Thứ 6, sợ rằng họ sẽ bị phá sản ngay từ đầu.

Posted Image

The Last Supper - Leonardo da Vinci

Thủy thủ là những người cực kì mê tín trong vấn đề này, họ thường không ra khơi vào ngày Thứ 6. Theo một số các truyền thuyết hư cấu, Hải quân Hoàng gia Anh đã đưa một chiếc thuyền (có tên H.M.S Thứ 6) vào hoạt động vào năm những năm 1800 để chấn an sự sợ hãi. Hải quân đã chọn ra khơi vào ngày Thứ 6, khai trương chiếc thuyền vào ngày Thứ 6, và thậm chí chọn cả vị thuyền trưởng tên là Jame's Friday để điều hành con tầu. Sau đó, vào một sáng Thứ 6, con tầu khởi hành chuyến đi đầu tiên của nó... và mất tích mãi mãi. Một câu chuyện tương tự, hoàn toàn là có thật là chuyến bay đau lòng của con tầu Appolo 13.

Một số nhà sử học còn ám chỉ rằng việc một số người Thiên chúa không tin vào Thứ 6 có liên quan đến sự đàn áp Nhà thờ Thiên chúa của những kẻ ngoại đạo và phụ nữ. Theo lịch La Mã, Thứ 6 được hiến dâng cho thần Vệ Nữ, nữ thần tình yêu. Khi người Nauy lựa chọn lịch, họ đặt tên ngày thứ 6 theo tên Frigg hay Freya, Nữ thần liên quan đến tình yêu và tình dục. Tất cả những đặc điểm nữ tính mạnh mẽ này đã từng gây ra sự đe doạ đối với Đạo Cơ Đốc nơi mà nam chiếm ưu thế, vì vậy Nhà thờ Thiên chúa đã bêu xấu ngày được đặt tên theo họ.

Sự miêu tả này có thể chiếm một phần trong nỗi sợ số 13. Người ta nói rằng Frigg thường tham gia tổ chức của Hội Phù thuỷ, thông thường là một nhóm có 12 phù thuỷ, như vậy cả Frigg là 13. Quan niệm này có lẽ xuất phát cả từ chính bản thân Nhà thờ Thiên chúa. Chúng ta không thể tìm ra được nguồn gốc chính xác của các câu chuyện truyền miệng. Một truyền thuyết Thiên chúa cũng tin rằng số 13 là con số tội lỗi bởi vì nó biểu thị một tập hợp gồm 12 mụ phù thuỷ và 1 con quỷ.

Những quan niệm khác

Một số các bằng chứng về con số 13 liên hệ với văn hoá cổ Bắc Âu. Trong thần thoại Bắc âu, người anh hùng Balder đã bị chúa Loki giết trong bữa đại tiệc, người đã lẻn vào bữa tiệc có 12 người, làm con số tăng lên 13. Câu chuyện này, cùng với Bữa Ăn Tối Cuối Cùng, dẫn đến một niềm tin vào con số 13 đen đủi: Bạn không bao giờ nên gồi vào bữa ăn có 13 người.

Một truyền thuyết khác là câu chuyện về Thứ 6 ngày 13 tồi tệ xảy ra vào thời Trung Cổ. Vào Thứ 6 ngày 13 năm 1306, Vua King của Pháp đã tống giam những Hiệp sỹ được tôn kính Templar và tra tấn họ, đánh dấu cho ngày của Quỷ dữ.

Cả thứ 6 và ngày 13 đều đã từng liên hệ chặt chẽ đến những hình phạt về sinh mạng. Theo tục lệ cũ của Anh, Thứ 6 là ngày theo tập quán để thi hành hình phạt treo cổ, và người ta đã từng nói rằng người bị án treo cổ phải bước 13 bước để đến bên dây thòng lọng.

Rút cục, những câu chuyện dân gian rắc rối về ngày 13 cũng không có liên hệ gì lắm đến nỗi sợ hãi của con người ngày nay. Nỗi sợ liên quan nhiều hơn đến những kinh nghiệm cá nhân. Người ta học được từ thuở bé rằng Thứ 6 ngày 13 là ngày đen đủi, vì bất kì lí do gì, và tìm kiếm lí do để giải thích rằng những câu chuyện là đúng. Lí do đưa ra tất nhiên là không thuyết phục. Nếu bạn bị đụng xe vào thứ 6 ngày 13, mất ví, hoặc làm đổ cafe, có lẽ bạn sẽ có ác cảm về ngày đó. Nhưng nếu bạn nghĩ về nó, những việc không may, dù lớn hay nhỏ, luôn xảy ra trong cuộc sống. Nếu bạn cố tìm ra những điều xui xẻo vào Thứ 6 ngày 13 chắc bạn sẽ tìm ra một vài trường hợp.

Một số các lập luận khoa học khác

Giải thích cho hiện tượng này, một số chuyên gia nghiên cứu các hiện tượng dị thường cho biết, con người luôn có cảm giác hoảng sợ đối với một số ngày nhất định. Theo họ, lịch phản ánh dòng chảy của thời gian và chứa đựng thông tin về chu trình của cường độ năng lượng vũ trụ vốn có mối quan hệ chặt chẽ với trái đất.

Mỗi nền văn minh đều có thể tạo ra lịch của riêng mình sau khi đạt đến một trình độ phát triển nhất định. Trải qua nhiều thế kỷ, con người đã học được kinh nghiệm phải đặc biệt thận trọng trong thời điểm năng lượng vũ trụ đạt được cường độ cao nhất. Theo quy luật, chúng mang tới năng lượng âm và thường gây ra tai nạn máy bay, chết chóc, tình trạng rối loạn v.v...

Bổ sung một số thông tin thú vị xung quanh thứ 6 ngày 13 trên VNexpress (13/2/2009, thứ Sáu):

Vì sao người ta 'ngại' thứ sáu ngày 13? Hải quân Anh từng đóng một con tàu mang tên Thứ sáu ngày 13 và nó mất tích ngay sau lần ra khơi đầu tiên. Nếu bạn e ngại thứ sáu ngày 13 thì bạn đừng vội mừng là hôm nay sắp qua, vì năm 2009 có tới ba ngày như vậy.

Ngày tiếp theo sẽ rơi vào tháng 3 và ngày cuối cùng rơi vào tháng 11. Hiện tượng ba thứ sáu ngày 13 trong một năm chỉ xuất hiện 11 năm một lần. Đó là tuyên bố của nhà toán học Thomas Fernsler của Đại học Delaware (Mỹ), người đã nghiên cứu con số 13 trong hơn 20 năm.

Một trong những nguyên nhân khiến 13 phải chịu tai tiếng chính là vì nó đứng sau số 12. Các chuyên gia về toán luôn coi 12 là con số trọn vẹn: 12 tháng trong năm, 12 vị thần trên đỉnh Olympus, 12 cung hoàng đạo, 12 con giáp, 12 tông đồ của Chúa Jesus.

Dưới đây là một số câu chuyện liên quan tới “ngày nổi tiếng” này.

Hải quân hoàng gia Anh từng đóng một con tàu có tên Friday the 13 (thứ sáu ngày 13). Con tàu ra khơi lần đầu vào một thứ sáu ngày 13, và không bao giờ quay trở về nữa.

Con tàu Apollo 13 được phóng vào 13h13 ngày 11/4/1970 để thực hiện sứ mệnh đổ bộ lên Mặt trăng lần thứ ba. Tổng của hai số cuối trong ngày, tháng, năm khởi hành của nó (4-11-70) là 13 (4+1+1+7+0 = 13). Tàu hứng chịu một vụ nổ vào ngày 13/4/1970 (không phải thứ sáu) và phi hành đoàn buộc phải quay trở về Trái đất.

Butch Cassidy, một trong những tên cướp nhà băng và tàu hỏa khét tiếng nhất nước Mỹ, chào đời vào thứ sáu ngày 13/4/1866.

Tổng thống Franklin D. Roosevelt của Mỹ không bao giờ đi đâu vào ngày 13 của mọi tháng và cũng chẳng bao giờ tiếp 13 khách trong một bữa tiệc. Thiên tài quân sự Napoleon Bonaparte và tổng thống Herbert Hoover (Mỹ) cũng sợ con số 13.

Nhà văn Mark Twain từng là vị khách thứ 13 trong một bữa tiệc. Một người bạn khuyên ông không nên đi. Mark Twain làm theo và sau đó giải thích với bạn bè như sau: “Thật không may, họ chỉ có đủ thức ăn cho 12 người”.

Woodrow Wilson, vị tổng thống lãnh đạo nước Mỹ trong Thế chiến thứ nhất, coi 13 là con số may mắn của ông dù thực tế chứng minh điều ngược lại. Ông tới Normandy (Pháp) vào ngày 13/12/1918 để đàm phán hòa bình để rồi trở về với một bản hiệp ước mà quốc hội không thông qua. Trước đó thủy thủ đoàn khuyên ông lùi ngày cập bến nước Pháp nhưng ông không đồng ý. Sau đó Woodrow Wilson đi khắp nước Mỹ để kêu gọi người dân ủng hộ hiệp ước, nhưng suýt mất mạng vì đột quỵ trên đường đi.

Những hình ảnh trên tờ 1 USD bao gồm 13 bậc thang trên kim tự tháp, 13 ngôi sao trên đầu con đại bàng, 13 lá trên cành ô liu. Nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy những hình ảnh này gây nên tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

chuyện giữ của nơi thị thành và miền núi

- Ở chốn đô hội, những tài sản có giá trị chỉ vài nghìn đồng cũng khiến chủ sở hữu phải "lao tâm khổ tứ" gìn giữ, ngược lại người dân miền sơn cước thoải mái để tài sản giá trị hàng chục triệu đồng giữa đường...

Posted Image

Sợ kẻ trộm nhấc cả chiếc xe đạp, chủ nhân phải khóa chiếc xe vào chiếc cầu dắt xe. (Ảnh chụp tại ngõ 209, phố Đội Cấn - Hà Nội).

Posted Image

Chiếc xe máy của người dân huyện Trạm Tấu - Yên Bái được để bên vệ đường mà không cần khóa.

Posted Image

Một kiểu chống trộm của người dân ở phố Phùng Hưng - Hà Nội.

Posted Image

Những chiếc xe máy này chỉ được chống nắng bằng cành cây, không được bảo vệ bằng khóa. (Ảnh chụp tại xã Bản Mù, Trạm Tấu, Yên Bái)

Posted Image

Một chiêu chống "cầm nhầm" chiếc bật lửa trị giá chỉ 2000 đồng của những quán trà đá vỉa hè các đô thị.

Posted Image

Trái ngược với nơi phồn hoa đô hội, người dân, cán bộ ở các tỉnh miền núi cứ việc để những chiếc xe máy trị giá hàng chục triệu đồng bên vệ đường, cạnh nương ngô... hàng vài ngày cũng không suy chuyển. (Ảnh chụp tại Bắc Kạn).

Posted Image

Một chiêu chống mất của quen thuộc của người dân Hà Nội.

Posted Image

Ở các tỉnh miền núi, nhiều điểm trường cách duy nhất để đến là đi bộ nên giáo viên thậm chí để xe máy ngay vệ đường quốc lộ rồi cuốc bộ vào trường mà không sợ mất xe. (Ảnh chụp trên quốc lộ 32 đoạn chạy qua Yên Bái).

Posted Image

Cảnh những chiếc xe máy để thoải mái bên đường không cần người trông giữ nhan nhản trên các con đường qua các tỉnh miền núi.

Posted Image

Chiếc đàn piano trong một nhà thờ chỉ được mở khóa vào những dịp cần thiết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bức ảnh hài hước

Posted ImagePosted Image

Ôi, sao mà bé thế

Posted ImagePosted Image

Ngồi máy bay, thấy hươu cao cổ luôn

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

làm sao ma thi đua ?

Posted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy mãng xà hai đầu như trong thần thoại

Một con mãng xà 2 đầu có 2 màu đen - vàng vừa mới được phát hiện tại TP. Villingen-Schwenningen, miền nam nước Đức.

Ông Stefan Broghammer, một người chuyên nuôi rắn, cho biết, con trăn đột biến này thuộc giống trăn Ball pythons (Python regius). Nó được khoảng hơn 1 tuổi, có chiều dài chừng 50cm và từ khi sinh ra nó đã có hai cái đầu.

Posted Image

Một con mãng xà 2 đầu có 2 màu đen - vàng vừa mới được phát hiện tại Đức.

Ông Broghammer cũng cho biết đây là một biến dị rất hiếm gặp ở loài rắn (trăn). Con trăn này là con trăn hai đầu thứ hai được biết đến trên thế giới từ trước tới nay. Đây là một giống trăn không có nọc độc nên thường được nuôi làm cảnh. Loài trăn này thường được tìm thấy ở châu Phi.

Một con trăn Ball pythons trưởng thành thường có chiều dài khoảng 1,2m. Khi bị đe dọa, loài trăn này thường cuộn tròn lại như quả bóng để tự vệ.

Posted Image

Con trăn đột biến này được khoảng hơn 1 tuổi.

Posted Image

Đây là con trăn hai đầu thứ hai được biết đến trên thế giới từ trước tới nay.

St

======================================================================

Không biết có người 02 đầu không nhỉ ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu chuyện Chí Phèo - Thị Nở thì ai cũng biết, nhưng qua tài giật tít của các "nhà" báo thì sao??? Cùng tham khảo nhé:

1. Chuyện anh Chí đâm chết Bá Kiến, có thể "thi triển" các tựa đề:

- Kinh hoàng vụ sát hại trưởng thôn tại làng Vũ Đại

- Say rượu, đâm chết cán bộ thôn

- Đã tìm được kẻ giết trưởng thôn làng Vũ Đại

- Bi kịch làng Vũ đại – trưởng thôn bị giết tại nhà

- Kẻ giết trưởng thôn Bá Kiến là người cùng làng

- Nghi phạm giết trưởng thôn là người đã có tiền án

- Trưởng C.A làng Vũ Đại: Chúng tôi đang tiếp tục điều tra

2. Sau đó, có thể khai thác chuyện anh Chí với chị Nở trong vườn chuối:

- Sốc với hình ảnh giới trẻ công khai tình yêu trong vườn chuối

- Có hay không vụ hiếp dâm trong vườn chuối

- Vừa ra tù đã phạm tội hiếp dâm

- Đau lòng người đàn bà dở bị cưỡng bức

- Chân dung kẻ đồi bại tại làng Vũ Đại

- Đã xác định được kẻ hiếp dâm chị N.

- Vụ lạm dụng tình dục ở làng Vũ đại – công an thôn vào cuộc

3. Tiếp tới, ngay lập tức chuyển sang các nội dung:

- Phát sốt vì bộ ảnh cực "nóng" của Thị Nở

- Ngắm Thị Nở mặt mộc đẹp ngỡ ngàng.

- Bé Nở "lạ lẫm" trong trang phục tứ thân

- Thị Nở vai trần đi vo gạo

- Thị Nở thổ lộ về mối tình đầu

- Thị Nở e ấp bên người "đặc biệt"

- Thị Nở hot với yếm đào bên bờ sông

- Thị Nở: Anh ấy không phải là đại gia

- Thị Nở: Giữa tôi và anh Chí chỉ là mối quan hệ cùng thôn

- Thị Nở: Còn quá sớm để nói về chuyện yêu

- Lộ ảnh sốc Chí Phèo & Thị Nở trên facebook

- Chí Phèo: Tôi chỉ coi em Nở như em gái

- Những bóng hồng trong cuộc đời anh Chí

- Rộ tin đồn Bá Kiến là người thứ 3

- Dàn sao nông dân "kute" làng Vũ Đại cùng chúc mừng cho bé Nở

- Xôn xao đoạn ghi âm đêm hẹn hò của chị Nở và anh Chí tại vườn chuối

- Chí Phèo & Thị Nở: đẳng cấp chuyện tình Titanic

4. Nếu "có tầm nhìn" thì đi ngang sang các đề tài:

- Cảnh tỉnh về lối sống buông thả của 1 bộ phận thanh niên nông thôn

- Nói về vấn nạn lạm dụng tình dục ở nông thôn

- Có hay không việc cần thiết đưa giáo dục giới tính về nông thôn

- Tình trạng thất nghiệp ở nông thôn và các hệ lụy xã hội

5. Hoặc xoáy sang các chủ đề hút khách:

- Rượu, cháo hành (không thịt) và câu chuyện an toàn tình dục

- Rượu và chuối xanh: Thần dược của tình yêu !

- Cháo hành có phải là phương pháp phục hồi hữu hiệu sau khi làm "chuyện ấy"?

6. Và cuối cùng là "vét máng":

- Làng Vũ Đại ngày ấy và bây giờ

- Lật lại Hồ sơ vụ án Chí giết Kiến

- Những chuyện chưa kể về anh Chí Phèo

- Lương y Phạm Thị Hồng nghi ngờ Chí "còn nguyên": có không chuyện tình Vườn chuối?

(Sưu tầm)

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phục tài đoán giỏi

Hai gã cao bồi gặp một người Ấn Độ đang nằm sấp trên đường, áp tai xuống đất.

Một gã nói:

- Thấy tên Ấn Độ kia không, trông hắn có vẻ là một đạo sĩ?

- Ừ, chắc hắn đang nghe ngóng. Bọn đạo sĩ có thể phát hiện tiếng động ở cách xa hàng dặm.

Vừa lúc đó, người Ấn Độ hé mắt, nói rất khẽ:

- Một chiếc xe ngựa có mui, đi được khoảng 2 dặm với 2 con ngựa kéo, một nâu, một trắng. Trên có một người đàn ông, một phụ nữ...

Gã thứ nhất quay sang bạn thán phục:

- Ghê thật! Lão đạo sĩ này chỉ nghe thôi mà có thể đọc toàn bộ thông tin, thậm chí cả màu sắc.

Môi "đạo sĩ" lại mấp máy. Hai gã giỏng tai nghe lời phán:

- ... cán qua người tôi cách đây khoảng nửa tiếng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện của Đêm tân hôn

Đêm tân hôn tớ ở khách sạn nên to mồm thoải mái mà:

Vợ: Á á á anh làm nhẹ thôi.

Chồng: Nhẹ đây rồi còn gì nữa... thẳng cái chân ra, đừng có dụt vào. Ơ, cái chân, thẳng ra. Posted Image

Vợ: Nhẹ đâu mà đau thế. Ối giời chảy hết cả máu ra rồi... lấy cái bông lau cho em. Nhiễm trùng bây giờ... Nhẹ thôi... nhẹ thôi... chảy máu rồi còn gì nữa... Anh gọi anh Toàn (bạn thân chồng) xem như nào đi. (????)

Chồng: Thằng Toàn nó đi ngủ rồi gọi làm sao được mà gọi.

Vợ: Thế thì anh gọi mẹ em đi để mẹ làm hộ anh (!?). Đau lắm... ko chịu nổi. Kinh quá... ahhhhh Posted Image

Chồng: Thôi cố tí. Đây... xong rồi... ra rồi... hét to thế ko biết.

Vợ: Hu hu hu hu.... Anh nằm xa xa ra cho em ngủ, đừng có động vào em đấy. Posted Image

Chồng: Bo xì mà thèm... (ôm gối khò mất) Posted Image

Chẳng là thứ 7 cưới thì chiều thứ 6, tớ đâm xe rách gân. Cô dâu khập khiễng. Đêm tân hôn chồng tớ thay cái băng cho tớ ở vết rách ở chân đấy ạ. Nằm thì chân sưng như quả bí, phải gác ngược lên 4 cái gối cho máu khỏi xuống chân. Đến thảm.

À, quên, Toàn bạn chồng là bác sĩ, hôm đâm xe xong vào viện anh ấy khám và chụp phim cho tớ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

XƯA VÀ... NAY

Ngày xưa sung sức thì nghèo

Bây giờ sung túc thì teo mất rồi

Ngày xưa sức khỏe tuyệt vời

Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu

Ngày xưa như sắt như đồng

Như đinh đóng cột như rồng phun mưa

Bây giờ như cải muối dưa

Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu

Ngày xưa bất kể sớm trưa

Bây giờ loáng thoáng lưa thưa gọi là

Bây giờ nhảy phải lấy đà

Ngày xưa búng nhẹ là qua cái vèo

Ngày xưa khám phá suối đèo

Bây giờ trầy trật leo trèo hai ba

Ấy là nói chuyện ở nhà

Còn sang hàng xóm vẫn là ngày xưa

Trải qua một cuộc bể dâu

Ôi! Thời oanh liệt còn đâu nữa mà

Mai sau về với ông bà

Núp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân

Posted ImagePosted ImagePosted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đi tìm Khổng Minh thật trong "Tam quốc diễn nghĩa"

Khổng Minh là một nhân vật rất quen thuộc với độc giả Việt. Đối với nhiều người đọc, Khổng Minh là một nhân vật đầy mưu lược, thông hiểu đạo lý, phù chính nghĩa trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" lừng danh. Tuy nhiên hiện nay ở Trung Quốc, dư luận có nhiều cách lý giải mới về Khổng Minh. Điều đó có thể do các giá trị cũ thay đổi, hoặc vì một lý do nào đó khác… Chúng ta có thể tự cảm nhận khi đọc bài viết này.

Posted Image

Khổng Minh "thần cơ diệu toán"

Tác giả của phần trích trong hai chương sách bình về Gia Cát Lượng được trích dưới đây là Mai Triêu Vinh, sinh năm 1970 ở Vũ Hán, Hồ Bắc, gốc là người Nam Xương, Giang Tây. Ông hiện là Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Vũ Hán, chi nhánh Bắc Kinh. Vốn nổi tiếng bởi những cuốn sách gây sốc và bán chạy vào loại nhất. Mai Triêu Vinh đã viết rất nhiều tác phẩm và hầu hết đều gây được sự chú ý của người đọc.

Các tác phẩm của ông bao gồm: Tiến hóa luận: câu chuyện mạnh được yếu thua; 12 quy luật suy vong của các triều đại Trung Quốc; Lược sử nhân loại: Chúng tôi có 300 vạn năm; Siêu đế quốc: giải mã những vương triều cường thịnh Trung Quốc; Nhà đại cải cách Ung Chính: thực lục về việc phản đối lợi ích của tập đoàn; Bình luận về 7 đại gian hùng trong lịch sử Trung Quốc;… Hầu hết những tác phẩm của ông đều mang tính chất phản đề, “nói ngược”. Và cũng vì những cuốn sách này, người ta đã coi Mai Triêu Vinh là nhà bình luận lịch sử xã hội sắc sảo.

Gần đây, cuốn sách Mai Triêu Vinh bình luận về Gia Cát Lượng đã gây xôn xao dư luận Trung Quốc. Lần đầu tiên một học giả đã trên giấy trắng mực đen công khai tuyên bố Gia Cát Lượng là kẻ ngụy quân tử, đầy thủ đoạn, giả nhân giả nghĩa nhằm đạt bằng được dã tâm chính trị của mình. Cuốn sách thực sự là một cú sốc lớn bởi lẽ lâu nay Gia Cát Lượng vẫn tồn tại như một điển hình về sự mưu trí tuyệt đỉnh.

Posted Image

Gia Cát Lượng "diễn trò" trước các mưu sĩ Giang Đông

Ý kiến về cuốn sách do vậy rất trái ngược. Người tung hô, cho rằng đây là kiến giải mới mẻ, lập luận thuyết phục, là những phản đề đầy giá trị. Kẻ cho rằng đó chỉ là cách “làm tiền” lộ liễu… Đoạn trích dưới đây thuộc phần 12 chương II và phần thứ nhất chương III trong cuốn sách đó.

“Giả thần mượn quỷ”

Trong thời kỳ Tam Quốc, Gia Cát Lượng được mọi người công nhận là kẻ “thông hiểu thần thánh”. Trong hồi thứ 49 Tam quốc diễn nghĩa nói đến việc ông mượn gió Đông, hỏa thiêu Xích Bích, đại phá 80 vạn quân Tào Tháo. Gia Cát Lượng tự kể: “Từng gặp đạo nhân, được truyền thụ kỳ môn độn giáp, có thể hô phong hoán vũ”. Nhưng thật ra đây chỉ là một mánh khóe nhằm lừa bịp Chu Du mà thôi.

Gia Cát Lượng chẳng qua đã lợi dụng sự mê tín của mọi người đối với thần thánh để giở trò huyễn hoặc. Công bằng mà nói, ông là người cực kỳ thông minh, giỏi nắm bắt cơ hội. Những gì ông làm thường rất giản đơn, nhưng ông ta che che đậy đậy, lúc ẩn lúc hiện khiến cho mọi người không biết đâu mà lần ra đầu mối. Những điều thực ra rất giản đơn, ông biết cách làm cho nó trở nên rắc rối, khó hiểu.

Mỗi khi Gia Cát Lượng điều binh khiển tướng, đều có một chút gì đó thần bí. Không phải chỉ đơn giản trao túi gấm cho tướng lĩnh, mà còn sẵn sàng lắng nghe những kháng nghị của họ. Điều này làm cho các tướng lĩnh cũng như binh sĩ không hiểu rõ ràng toàn bộ diễn biến của chiến cục. Thuộc hạ chỉ còn biết “y kế” mà hành sự. Tác dụng của việc làm như thế là khiến cho mọi người có cảm giác thần bí về Gia Cát Lượng, trở thành một quân cờ trong tay ông, không nắm được toàn bộ chiến lược nên thiếu hẳn tinh thần hợp tác. Hai mặt này hiển nhiên sự nguy hại của cái sau lớn hơn so với cái trước rất nhiều.

Vô vị nhất là việc mượn gió Đông. Khi mọi người đồng tâm đồng sức kháng Tào, Gia Cát Lượng lại lợi dụng một chút hiểu biết về thiên văn của mình để giở mánh khóe lừa bịp ba quân. Đăng đàn làm phép, làm trò huyễn hoặc, thần thánh hóa bản thân mình để đạt được mục đích chính trị. Khoa trương công lao của bản thân, cướp đoạt công lao to lớn của Hoàng Cái và Chu Du, tựa hồ thắng lợi trong trận hỏa thiêu Xích Bích hoàn toàn là do việc Gia Cát Lượng làm phép mà đem lại. Bao nhiêu khó nhọc vào sinh ra tử của các tướng lĩnh và hàng vạn binh sĩ trở thành một vở kịch trên sân khấu.

Một tướng như Gia Cát Lượng đã khiến cho sự nghiệp của Thục Hán gặp rất nhiều gian truân. Trận Đương Dương chính là một ví dụ. Đương nhiên nếu đọc Tam quốc diễn nghĩa mà chỉ thấy miêu tả Triệu Vân xả thân cứu A Đẩu, Trương Phi hét lớn lui quân Tào trước cầu Tràng Bản… Như thế chính là tác giả muốn che giấu sự bất tài của Gia Cát Lượng. Vốn là Tào Tháo truy kích thắng lợi, nhưng trong tác phẩm ngược lại, quân Lưu Bị ở đâu cũng chiếm được thượng phong. Thực tế trong trận Đương Dương, Gia Cát Lượng không hề giành được thắng lợi nào về mặt chính trị. Bởi vì lần này là đánh trực diện ông không có cách nào giở trò bịp bợm ma quỷ được. Cuối cùng không thể không nhắc tới câu nói thẳng thắn trong Tam Quốc chí Gia Cát Lượng truyện: “Tại Hạ Khẩu, Lượng nói: Việc rất gấp, hãy phục mệnh đi cứu Tôn tướng quân”.

Gia Cát Lượng giở trò quỷ thần, lừa dối chỉ là nhất thời, ông không thể lừa được cả đời.

Gia Cát Lượng gặp Lưu Bị khi Cửu Châu đang hỗn loạn, anh hùng khắp nơi nổi lên. Quân thần tương ngộ, như cá gặp nước. Nhưng không thể cùng quân Tào tranh thiên hạ đành vứt bỏ Kinh Châu, lui về Ba Thục, dụ dỗ cướp nước của Lưu Chương, giả liên minh với quân Ngô, cùng khổ giữ đất Kỳ Sơn, tiếm quyền ở những nơi xa xôi… đó là kế sách của những kẻ hèn mọn.

“Nhân giả, nghĩa cũng giả theo”

Con người có thất tình lục dục, khóc và cười vốn đối lập. Từ khi con người oa oa chào đời, âm thanh đầu tiên mang đến thế giới là “tiếng khóc”, tới khi con người đi hết cõi đời, âm thanh cuối cùng lưu lại dương gian cũng là “tiếng khóc”. “Khóc”, trên thực tế là một bản năng của con người. Khi buồn thương khóc, khi vui sướng cũng khóc. Khóc đã trở thành cách biểu hiện tình cảm nội tâm,

Khóc, thuở bé không phân biệt giới tính, bé trai bé gái đều có thể khóc bất cứ lúc nào, đến khi thành niên, khóc dường như trở thành độc quyền của nữ giới, đàn ông thì nhất định “có nước mắt nhưng không dễ để rơi”, phụ nữ khóc lại là “cành hoa lê mùa xuân điểm chút mưa”.

Khi đã thành gia thất, đàn ông có chuyện bực bội, cùng lắm chỉ có thể đạp cửa mà đi, uống say xỉn rồi về. Nhưng tuyệt đối không thể để rơi nước mắt đau khổ. Phụ nữ thì lặng lẽ rớt nước mắt, âm thầm sầu não. Thảo nào có người nói: trẻ con dùng nước mắt để đối phó với người lớn, phụ nữ lấy nước mắt để đối phó với đàn ông, còn đàn ông thì sao? Chỉ có thể dùng nước mắt để đối phó với thế giới! Trong tiếng khóc, họ giải toả áp lực, thách thức số phận.

Posted Image

Chuyện thiên hạ đâu chỉ "luận bàn" qua tiệc rượu!

Khóc và cười là một cặp biểu tượng tình cảm đối lập. Con người có thể khóc khi vui sướng, cũng có thể cười khi đau đớn. Tào Tháo gặp khó khăn cũng có khóc và cười. Chiến bại Xích Bích là giao lộ của tính mệnh. Nhưng tác giả không tập trung miêu tả vào mưu kế để thoát thân mà lại tập trung miêu tả ba lần họ Tào cười lớn trên đường tháo chạy.

Lần thứ nhất, ở “phía tây Ô Lâm”, Tào Tháo ngồi trên ngựa “ngửa mặt cười không dứt”, Tào nói; “Ta không cười người khác, chỉ cười Chu Du vô mưu, Gia Cát Lượng thiểu trí. Nếu là lúc ta dụng binh, ta sẽ cho một đội quân mai phục ở đây, như thế chẳng hơn ư?” Nói chưa dứt, Triệu Tử Long đột nhiên xông ra, khiến cho sự đắc chí của Tào Tháo phải nhanh chóng “hạ mã uy”.

Lần thứ hai, ở “Hồ Lô khẩu”, Tào Tháo ngồi dưới một khu rừng thưa, ngửa mặt cười lớn, lại chê Gia Cát Lượng, Chu Du trí mưu chưa đủ, kết quả là Trương Dực Đức xuất hiện làm cho ông ta hồn xiêu phách tán. Không chỉ tổn thất nghiêm trọng, đến cả ngựa xe, quân lương cũng bị cướp.

Lần thứ ba, trên “đường nhỏ Hoa Dung”, Tào Tháo lại cười Gia Cát Lượng, Chu Du là “loại vô năng”. Đang cười thì Vân Trường cầm đao đứng sừng sững trước mặt, ông ta cười không thành tiếng, chỉ còn biết cúi đầu cầu xin tha mạng.

“Ba lần cười” này trong tiểu thuyết có thể nói là tuyệt bút. Tuy có thể thấy Gia Cát Lượng dụng binh vô cùng kỳ diệu, nhưng Tào Tháo so với những người khác cũng rất đáng nể vì. Thân lâm cảnh hiểm, vẫn có thể cười, chế giễu đối thủ của mình thiếu trí tuệ cơ mưu. Nếu là người khác, chỉ e chạy thoát thân còn chẳng kịp, huống hồ trong những trường hợp như vậy. Đặc biệt là ba lần cười của ông ta, càng khiến cho người ta vỗ bàn mà khen là tuyệt bút. Quân ít ngựa thiếu, bản thân không còn lực để tiếp tục chiến đấu mà Quan Vũ thần dũng vô song, chém Nhan Lương, giết Văn Sú nếu như dùng biện pháp cứng rắn thì hung nhiều hơn cát.

Tục ngữ nói, kẻ thức thời mới là tuấn kiệt. Đến bước đường cùng, Tào Tháo đã dùng tình nghĩa để làm mềm lòng Quan Vũ, cầu xin được mở cho một con đường sống. Bởi vì ông ta trong quá khứ đã từng có ân với Quan Vũ mà Quan Vũ lại là con người lấy “nghĩa” làm đầu. Cuối cùng Tào Tháo đã tự mình hóa giải nguy nan. Có thể khuất phục được nhân tài ấy chính là đại trượng phu, cách xử sự với mọi người của Tào Tháo thể hiện điều đó.

st

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thử tài tán gái Một ông bố suốt ngày phàn nàn với con trai: trai tráng ngần này tuổi đầu rồi mà vẫn không tài nào có được con bồ, thằng này kém quá! Kém hơn tao rồi!

Anh con trai gân cổ : Bố có giỏi thì tán thử xem, con với bố ra ngoài kia, thi xem ai tán được trước?

Bố: Đi thì đi, tao sợ gì!

Hai bố con ra ngõ! Thấy 1 cô bé rất xinh đi xe đạp lướt qua, anh con tán tỉnh, "em ơi anh yêu em em có yêu anh không?"

Gặp đúng cô đanh đá, cô này ngoái lại : Yêu yêu cái thằng bố anh ý!

Ông bố nhảy cẫng lên: Đấy! thấy chưa? mày thua....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chết cười với dân "nghiền" câu cá

Hãy cũng thư giãn với những khoảnh khắc hài hước. Cùng cười nghiêng ngả với các chuyên gia đi câu cá nào! Dân nghiền câu có thể câu cá mọi lúc, mọi nơi và mọi... tư thế.

Posted Image

Posted Image Kỹ thuật câu cá siêu... hài

Posted Image

Posted Image

Posted Image Ôi giời ơi, đi câu cá hay bị cá câu đây?

Posted Image Tay câu cá này có vẻ hơi giống "tác phẩm" của mình

Posted Image Câu cá kiểu này chết chắc rồi

Posted Image Và đây, câu cá... miễn bàn luận!

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sơn Tinh - Thủy Tinh thời hiện đại

P1:

Chuyện rằng ở nước Văn Lang

Có cô công chúa là nàng Mỵ Nương

Nhan sắc cũng chỉ thường thường

Nhưng mà nổi tiếng tỏ tường ăn chơi

Thời gian thấm thoắt dần trôi

Vua cần có rể nối ngôi trị vì

Bèn cho quảng cáo ti vi:

“Công chúa đương tuổi xuân thì rất xinh

Ai người quân tử say tình

Đẹp trai, thành đạt, thông minh, lắm tiền

Mau mau ứng thí rể hiền

Giang san một nửa có liền về tay”

Tin loan ra mới một ngày

Bao trang tuấn kiệt về ngay kinh thành

Cùng nhau ra sức đua tranh

Những mong đến lúc được giành con vua

(Thấy bao nam tử bị lừa

Mỵ Nương thích chí: “Cho chừa thói ngu”)

Bao ngày sát hạch binh thư

Hai chàng trúng tuyển đúng như ý nàng

Phong lưu, đẹp mã, lắm vàng

Lại thêm hài hước, đàng hoàng, thông minh

Một chàng tên gọi Sơn Tinh

Đến từ đỉnh núi thần linh trị vì

Chàng này nét mặt lầm lì

Thân hình cao lớn, phương phi, oai hùng

Ga lăng, lãng mạn vô cùng

Làm cho con gái vua Hùng ngất ngây:

“Cha ơi con thích chàng này

Cha cho bày tiệc cưới ngay bây giờ

Sự đời lắm chuyện bất ngờ

Nhỡ chàng đổi ý phớt lờ con sao?”

Sơn Tinh kính cẩn cúi chào

Buông lời tán tỉnh ngọt ngào dễ thương:

“Ơ kìa công chúa Mỵ Nương

Ta đây đâu phải là phường Sở Khanh

Nhưng ta cũng muốn cưới nhanh

Bởi vì rất muốn mau giành ngôi vua”

Thủy Tinh vội vã vào thưa:

“Muôn tâu bệ hạ, xin chừa hắn ra

Thần vừa đến tự phương xa

Ở nơi biển thẳm nguy nga cung rồng

Biết tin công chúa kén chồng

Thần xin dâng cả tấm lòng thảo thơm”

Mỵ Nương khẽ liếc mắt lườm

Thấy chàng trai trẻ tinh tươm áo quần

Dung nhan lãng tử phong trần

Xem ra trong bụng có phần say mê

Bèn đưa tay vuốt tóc thề

(Thực ra là tóc rễ tre duỗi rồi )

Nhìn vua năn nỉ ỉ ôi:

“Cha ơi cha hãy truyền ngôi cho chàng”

Thấy công chúa quá vội vàng

Vua liền hỏi lại xem nàng thích ai

Công chúa nước mắt ngắn dài

“Hu hu, con thích cả hai sao giờ?”

Quan quân bèn mách nước cờ

Cho thi văn võ để chờ ai hơn

Vua nghe thấy thế mừng rơn

Bèn cho truyền lệnh thi luôn tranh tài

Bắt đầu tiết mục chuyện hài...

P2:

Sơn Tinh kể trước một bài thơ vui:

“Một cô gái tuổi đôi mươi

Mặt mày xinh đẹp, dáng người thướt tha

Có lần đi khám y khoa

Gặp anh bác sĩ hào hoa vô cùng

Về nhà cô kể lung tung

Cha ơi anh ấy lạ lùng lắm thay

Nhìn con anh nói thế này:

‘Hôm nay anh gặp một ngày rất xui

Ống nghe anh đã quên rồi

Nên anh dùng tạm tai người nghe em’

Rồi anh nghe phổi nghe tim

Đôi mắt anh ấy lim dim mơ màng

Tai anh áp sát dịu dàng

Rà lên rà xuống nhẹ nhàng đó cha

Mà anh khám kỹ lắm nha

Chỉ nghe tim phổi mất ba giờ liền

Bố nhìn con gái dịu hiền

Trong lòng rất đỗi muộn phiền nói ngay:

‘Thằng cha này xỏ lá thay

Nhưng mà con cũng còn may quá trời

Nó chỉ quên ống nghe thôi

Chứ quên ống chích tiêu đời con luôn’”

Sơn Tinh vừa dứt lời tuôn

Mọi người ôm bụng ngoác mồm như điên

Quan quân cười ngả cười nghiêng

Nhà vua sặc cả miếng riềng vừa nhai

(Triều đình đang nhậu lai rai

Cầy tơ chín món, mấy chai rượu nồng)

Công chúa thích chí trong lòng:

“Sơn Tinh chàng hãy làm chồng thiếp ngay”

Triều đình trên dưới vỗ tay

Chúc cho đôi trẻ men say duyên tình

Vừa hay lúc ấy Thủy Tinh

Đùng đùng nổi giận một mình bước ra:

“Trăm năm trong cõi người ta

Thủy Tinh kể chuyện rất là OK

Mọi người xin hãy lắng nghe

Chuyện này đảm bảo bốn bề cười lăn”

Nói rồi đứng trước quan văn

Chàng ta đủng đỉnh nói năng khôi hài:

“Trong giờ học toán lớp hai

Cô giáo mới đặt một bài toán vui:

Năm con chim nhỏ trên trời

Khẽ khàng đậu xuống cành sồi xanh non

Thợ săn bắn chết hai con

Số chim ở lại sẽ còn bao nhiêu?

Cả lớp im lặng đăm chiêu

Cuối cùng một cậu đáp liều như sau:

‘Bài này có khó gì đâu

Chẳng còn lại chú chim nào trên cây!’

Cô giáo mới nói thế này:

‘Em mà đáp thế là sai mất rồi

Để cô minh họa em coi

Sau đó em hãy trả lời lại ngay’

Cô giáo xòe năm ngón tay

Rồi cô cụp xuống bớt hai, hỏi rằng:

‘Bây giờ em đã rõ chăng?’

Cậu bé vẫn cứ khăng khăng: ‘không còn

Vì nghe súng nổ vang giòn

Lũ chim bay mất có còn nữa đâu!’

Cô giáo thích thú gật đầu:

‘Đáp số không đúng nhưng giàu ý hay...

P3:

Suy luận lô gíc lắm thay

Cô rất thích cách nghĩ này của em’

Cậu bé vội vã nói thêm

‘Hồi nãy cô đã đố em một bài

Cuộc chơi vẫn cứ còn dài

Mời cô đoán thử bài này cho em:

Một chiều gió nhẹ bên thềm

Có ba phụ nữ ăn kem ngon lành

Một người cắn vội thật nhanh

Người liếm, người mút để ăn nhẹ nhàng

Bây giờ cô có biết chăng

Ai là phụ nữ có chồng hả cô?’

Quả là câu hỏi bất ngờ

Cô giáo đỏ mặt đứng đờ chôn chân

Rồi cô hạ giọng nói thầm:

‘Người phụ nữ mút que kem chứ gì?’

Cậu bé cười mỉm mím chi

Ra chiều đắc thắng bởi vì cô sai:

‘Chính người có nhẫn đeo tay

Mới là đáp án bài này đó cô

Nhưng mà cô chớ có lo

Em thích cách nghĩ mà cô trả lời”

Nghe xong công chúa bật cười

Vội vàng tiến đến lả lơi đưa tình:

“Cha ơi con thích Thủy Tinh

Bởi vì chàng ấy thông minh, khôi hài”

Cả hai ngang sức ngang tài

Khiến vua rối trí – chọn ai bây giờ?

Bèn bảo công chúa đố thơ

Ai người giải được thì cho làm chồng

Công chúa chúm chím môi hồng

(Son này nhập ngoại triệu đồng một một cây )

Nàng đọc câu đố thế này:

“Một ngày trời đẹp, mây bay, nắng hồng

Gà con rảo bước chơi rông

Diều hâu bay đến lượn vòng bên trên

Gà con ngửa cổ ngước lên

Nói câu gì đó rơi liền diều hâu

Mời hai chàng hãy đoán mau

Em gà con nhỏ nói câu gì nào?”

Sơn Tinh nhanh nhẹn làm sao

Vừa nghe câu đố ngọt ngào nói ngay

“Gà con nó nói thế này:

Diều hâu chàng hỡi ra tay khoe hàng

Diều hâu nghe thế vội vàng

Khép đôi cánh lại điệu đàng làm duyên

Dụ em gà nhỏ dịu hiền

Nào ngờ rơi xuống tan liền xác thân

Gà ta đắc chí vô ngần

Đáng đời dại gái si đần diều hâu”

Nhà vua thích chí gật đầu

Phen này phò mã còn vào tay ai?

Thủy Tinh lườm mắt nguýt dài

Công chúa thấy thế ra bài đố thêm:

“Chuyện voi và chuột một đêm

Chuột vừa thỏ thẻ voi liền ngất đi

Hỏi chuột đã nói câu gì

Khiến voi hoảng hốt tứ chi cứng đờ?”

Hai chàng Sơn Thủy la to:

“Con chuột nó nói ngây thơ thế này

Voi ơi em đã có thai

Làm voi choáng váng xỉu ngay ra nhà”

Mỵ Nương cũng phải cười khà

Hai ngươi đọc báo rõ là nhanh ghê

Chuyện này ta mới vừa nghe

Hai ngươi đã biết bét nhè là sao

Bây giờ xin hãy đoán mau

Tỉnh dậy, voi nói một câu thầm thì

Chuột đang hí hửng cười khì

Lăn đùng ra xỉu, hỏi vì sao đây?”...

P4:

Sơn Tinh đỏ mặt tía tai

Vò đầu bứt tóc nghĩ hoài không ra

Thủy Tinh lúc ấy ngâm nga:

"Voi nói thêm đứa nữa nha hỡi nàng”

Chuột nghe đổ vật ra sàn

Một đứa đủ mệt, một đàn làm sao?

Triều đình bàn tán xôn xao

Bây giờ biết tính thế nào mà so?

Hai người thi thố mấy trò

Bất phân thắng bại khiến cho vua rầu

Nào là đấu võ, thể thao

Đánh đàn, ca hát thấp cao tranh tài

Lại còn xếp chiếu đánh bài

Rồi chơi chứng khoán xem ai tinh tường

Mỗi người mỗi vẻ phi thường

Chẳng ai chịu lép chịu nhường cho ai

Sơn Tinh nghĩ bụng thế này

Thủy Tinh thằng ấy cũng tài như ta

Nếu không có kế ranh ma

Làm sao vào được hoàng gia bây giờ?

Thế là để ý thăm dò

Rồi đem đô Mỹ biếu cho nữ tì

Hỏi xem công chúa thích gì

Nữ tì liếc thấy phong bì căng căng

Bèn hạ giọng mách nước rằng:

“Chàng đem đồ độc tặng nàng là xong

Kim cương, đá quý, vàng ròng

Vòng tay nạm chín ngọc hồng sáng choang

Bông tai gắn chín hạt xoàn

Công chúa sẽ thích, xin chàng đầu tư”

Sơn Tinh giả bộ gật gù

(Chúng mày cứ tưởng ta ngu, ấm đầu? )

Bèn sai người đến xứ Tàu

Hàng giả mấy món đặt mau đem về

Công chúa thích mẩn thích mê

Ngay lập tức gạt ra rìa Thủy Tinh

Xin cha cho cưới Sơn Tinh

Vì chàng đã quý yêu mình như tiên

Vua Hùng vội vã tuyên liền:

“Sơn Tinh xứng đáng rể hiền của ta

Cho vào đội ngũ hoàng gia”

(Nói nghe sang vậy chứ là già hoang)

(Sưu tầm)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phim kinh dị

Các bạn hãy cùng thư giãn 1 phút với chùm tranh cười vỡ bụng nhưng rất ý nghĩa nhé.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyền thống quá đi

Đêm mát trời vừa nằm vừa đọc truyện cổ tích, đã chợt nhận ra 1 điều

- Sơn Tinh đánh nhau với Thủy Tinh là để giành gái…(@___@)

- Thạch Sanh đánh nhau với Lý Thông cũng là vì gái…(???)

- Tấm và Cám giết nhau vì…giành trai !

Share this post


Link to post
Share on other sites

SINH VIÊN GIAO LƯU

Trai Bách Khoa như chim anh vũ

Gái Sư Phạm như cành liễu rũ,

Gái Bách Khoa như củ sắn lùi

Trai Sư Phạm như khỉ cụt đuôi,

Chim anh vũ đậu trên cành liễu

Để khỉ cụt đuôi ôm củ sắn lùi!

Đây đúng là giọng điệu của mấy tên Bách Khoa sang tán tỉnh các cô Sư Phạm đây mà. Để thu hút các nàng mấy chàng tự cho mình là “chim anh vũ” và tâng bốc các nàng là “cành liễu”. Mấy tên này quả là gian sảo hết mức, không từ một thủ đoạn nào kể cả nói xấu người khác. Ngưòi cao thượng không làm gì để hạ thấp kẻ khác chứ? Gái Bách Khoa và trai Sư Phạm sẽ nghĩ gì khi nghe sự dàn xếp có vẻ “môn đăng hộ đối”:

Chim anh vũ đậu trên cành liễu

Để khỉ cụt đuôi ôm củ sắn lùi!

Ơ... ơ... các bác Sư Phạm đâu chả nhẽ chịu nhịn à? Em mà vậy á, đừng hòng. Xem “mấy củ sắn lùi” khoa Anh trả đũa đây này:

Gái khoa Anh như hoa thiên lý

Trai Cơ khí như... khỉ mắc phong!

Đáng đời dám chê “ao nhà lắm rêu”, cái đồ mắc phong... long! Mấy anh Cơ khí những tưởng chỉ bận rộn với máy móc, “vai u thịt bắo mồ hôi dầu” mà cũng thơ văn, đáo để ra phết:

Mai này trời nổi cơn dông

Thì hoa thiên lý rớt bên hông máy cày!

Ác quá đấy mấy ông ơi! Trường Bách Khoa mới có khoa Anh mà mấy ông nỡ trù dập người ta vậy sao? Khổ nhất bác học ngành Y. Thiên hạ đang xì xào đầy ra kia kìa:

Em ơi đừng lấy thằng Y

Bẩy năm chờ đợi còn gì là xuân?!

Hic, hic... chẳng phải các cô gái đang sợ ế đó sao? 7 năm chờ các chàng thì có mà lão hoá hết à? Dân Kinh Tế là chúa châm chọc:

Lấy chồng đừng lấy Thú Y

Lúc buồn nó... thiến còn chi là đời?

Eo ơi! Nghe khiếp, hơi quá đáng đấy. Dân Thú Y vội chấn an:

Lấy chồng thì lấy Thú Y

Lấy thằng Kinh Tế... chi li từng đồng!

Đúng rồi, mấy ông Kinh Tế “su-zu-ki” lắm. Lấy ông ấy về khéo mình thành các “khái niệm” hết, đến tiền ăn bánh đúc cũng không có mà ăn ấy chứ! Sinh viên khoa Không lưu - Trường Hàng Không Việt Nam nghe vậy vội lên tiếng:

Em ơi cứ lấy Không Lưu

Sáng anh đi trực, tối về với em!

Nghe có vẻ an toàn và hấp dẫn đấy chứ? Đúng là “thừa nước đục thả câu”.

Nhưng... các bác đâu, đối lại đi chứ? Hỡi các chàng sinh viên tài ba... hoa!?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trận bóng lạ: Thua cuộc phải cởi đồ

Ngày 10/9 tại Dunedin (New Zealand) đã diễn ra một trận bóng bầu dục vô cùng đặc biệt. Vận động viên tham gia cuộc chơi bao gồm cả nam và nữ, lứa tuổi khác nhau. Điều đặc biệt hơn nữa, cánh mày râu phải ‘ra trận’ trong trạng thái không mảnh vải che thân còn nữ giới cũng ‘mát mẻ’ với trang phục ‘kiệm vải’.

Theo luật chơi truyền thống, mỗi khi đội nữ thua một bàn thì 1 vận động viên nữ lại phải cởi bỏ một món đồ trên người... Nếu trận “thua đậm”, các cô gái thậm chí sẽ phải khỏa thân, cùng đội bạn tranh cướp bóng.

Mặc dù quy định khác thường và hết sức lập dị nhưng cuộc thi này vẫn thu hút được rất đông bạn trẻ tham dự hàng năm. Năm nay, đội bóng nam Blacks của Dunedin, New Zealand và đội nữ đến từ Tây Ban Nha tên gọi Conqueror đã có một trận cầu “nẩy lửa” hấp dẫn.

Bất chấp sức mạnh và sự táo bạo của các chàng trai, những thiếu nữ trẻ mạnh dạn “lăn xả” tranh bóng và khẳng định năng lực của mình bằng sự khéo léo phối hợp nhịp nhàng.

Một số hình ảnh trong trận thi đấu đặc biệt này:

Posted ImagePosted ImageNam khỏa thân, nữ mặc đồ "mát mẻ" tham gia trận đấu. Cô gái ở ảnh dưới đã phải lột bỏ áo ngoài sau bàn thua đầu tiên của đội minh

Posted ImagePosted ImageCác vận động viên 'lăn xả' tranh cướp bóng

Posted ImagePosted ImageĐội bóng nam và nữ thi đấu bóng bầu dục

Posted Image

Mỗi khi đội nữ thua 1 bàn thì một vận động viên nữ lại phải cởi bỏ 1 món đồ trên người

===========================================================================================

Ước gì mình tham gia nhỉ Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khủng bố bằng núi đôi

Chẳng phải cứ Bin La đen mới khủng bố, nếu các quí cô này ra ngoài, chắc đàn ông cũng chết đứng, xe cộ ùn tắc, giao thông tê liệt, cảnh sát cũng thẫn thờ bỏ lơ nhiệm vụ, để mặc bọn khủng bố làm sao thì làm. Chúng ta đã từng nghe vào hồi năm 2010, tại Anh, một quí cô suýt làm chết ngộp tình nhân (vì núi đôi nặng tới 13 kg đè lên chàng, khiến chàng nằm bất động, tưởng đã chết…). Các quí ông cần biết trên thế giới có rất nhiều kẻ khủng bố, dưới nhiều danh tính khác nhau, cần nhận dạng để “đề phòng, tránh, “kẻo mang họa” vào thân…. Bí quyết nào để quí cô có núi đôi khủng bố, chắc phải qua một đợt huấn luyện đặc biệt của đội SEAL 6 tận bên MỸ đấy…

Posted ImageUi chao ! Nữ cảnh sát “khủng bố” đàn ông này, nếu đi bắt tội phạm sẽ rất dễ bắt được, vì tội phạm sẽ ngây người ra để ngắm và tiếc rẻ, không muốn chạy nữa. Vì hiếm lắm mới gặp, chứ dễ gì thấy đâu…Được chạm tay nàng là mê hồn…

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted ImagePosted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Ngp th chưa , kakaka .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tính cách người Sài Gòn

Thực ra thì ở đâu cũng có người này người kia, nhưng mỗi miền đất thường sẽ có một số nét chung nhất định mà người ta bắt gặp. Sẽ là rất không công bằng nếu như vơ đũa cả nắm. Tuy nhiên biết thêm một số tính cách đặc trưng của một miền đất nào đó cũng rất hay, phải không?

Lang thang cà-phê Sài Gòn một lúc thì phát hiện ra bài viết này. Sống ở miền Nam khá lâu nên tôi cảm nhận được những gì bài viết nói là khá chính xác. Mà nói đúng hơn thì tính cách người Sài gòn cũng hòa chung trong tính cách người dân Nam bộ. Mộc mạc và gần gũi.

Tính cách người Sài gòn

Posted ImageTính cách người SG cũng khó mà không hiểu được, vì họ thẳng tính, bộc trực, trong bụng nghĩ thế nào thì lời nói như vậy, và họ thích bộc bạch suy nghĩ của mình với bạn bè.

SG mưa nắng thất thường, nên tính tình của người SG cũng thất thường. SG mưa đó, rồi nắng đó, người SG cũng vậy, vui đó, rồi buồn đó. Nếu bạn yêu một cô gái SG, bạn nên chuẩn bị tâm lý. Ai mà biết được, khi bạn đặt một nụ hôn của mình lên gương mặt đáng yêu đó, bạn sẽ nhận được một gương mặt lạnh lùng đáng sợ, hay bạn sẽ nhận được một nụ cười làm mát dịu cả SG đang mùa nóng nực này. Còn nếu bạn yêu một anh chàng SG, thì cũng nên chuẩn bị tâm lý, anh ta vừa cãi lộn với bạn một trận kinh hoàng xong, quay ngoắt đi một mạch khỏi nhà bạn, thì 10 phút sau anh ta quay ngoắt lại, rủ em ơi rảnh không, tụi mình đi chơi đi, tỉnh bơ.

Nhưng SG mưa hay nắng thì cũng có mùa. SG không có đủ 4 mùa như Hà Nội, chỉ có 2 mùa mưa nắng. Tôi thích cái thời tiết ở Hà Nội, vì ở đó, tôi được thưởng thức thế nào là cái nóng oi người, thế nào là cái rét nàng Bân, gió mùa đông bắc, chứ ở SG, tôi mặc một bộ đồ cả năm cũng thấy thích hợp, chẳng cần mua đồ đông hay xuân gì cả.

Người SG cũng vậy, tính tình không phức tạp, thậm chí, bạn có thể đoán trước tâm lý của họ, nếu bạn quen họ lâu ngày. Tôi có một cô bạn người HN, cô này chỉ nói chuyện với tôi chưa đến 5 lần, thế mà cô ấy nhận xét tôi chính xác, chẳng biết có phải con gái HN quá nhạy cảm, hay con trai SG quá đơn giản.

Người SG suy nghĩ đơn giản, nói chuyện cũng đơn giản, không văn hoa, không rào đón, không ẩn ý, không mỉa mai châm biếm sâu xa. Tính tình của người SG rất thoáng, nhưng không dễ dãi. Nên người SG đi đâu cũng lập thân được. Mà người SG cũng sẵn sàng đón bạn bè khắp cả nước đến SG lập thân, cùng chung tay xây dựng một thành phố phát triển, phồn thịnh và năng động nhất cả nước như ngày hôm nay. “Hợp tác phát triển đôi bên cùng có lợi” là quan điểm chung của người SG hôm nay, cho dù đối tác là người mình ưa hay không ưa.

SG không phải là thiên đường như nhiều người vẫn nghĩ. Ở SG bạn dễ bị shock, ngay cả tôi,Posted Image trước phong cách suy nghĩ và làm việc của người SG. SG không bao giờ ngủ, ngay cả trong khi ngủ SG cũng vẫn thao thức về những việc của ngày mai. Người SG có thể làm việc trong bất kỳ môi trường nào.

Ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, cafe, massage, câu cá, giải trí, bất cứ ở đâu, bạn cũng có thể bị người SG kéo bạn vào cuộc làm ăn của họ. Người SG bây giờ, làm việc đến 12h trưa, nghỉ ngơi trò chuyện một chút đến 1 giờ rồi bắt đầu làm việc tiếp là chuyện bình thường, mà trong cả lúc nghĩ ngơi đó, họ cũng có thể “tranh thủ” với một đối tác nào đó.

Ở SG, nếu bạn không năng động, không thực sự giỏi, thì bạn sẽ thấy rất khó khăn để kiếm sống, còn nếu bạn là người có tài, thì SG luôn mong mỏi sự đóng góp của bạn. Đó là lý do, ngày càng nhiều người từ những địa phương khác đổ xô đến SG làm ăn, công chức, nhân viên, ca sĩ, nhạc sĩ, những người lao động tay chân đã chọn SG làm ngôi nhà thứ 2 của họ. Thậm chí, họ chỉ đến SG kiếm tiền thôi, rồi về quê nhà lại, SG cũng vẫn chấp nhận, không định kiến, không cục bộ, lúc nào cũng mở rộng vòng tay, như bản tính của người SG, đánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại.

Người SG không giận ai lâu bao giờ, trái lại, người SG rất dễ tha thứ. Nếu bạn chọc giận cô bạn gái SG của mình, bạn hãy chịu khó dỗ ngọt vài câu, cô ấy sẽ nguôi cơn giận ngay. Con trai SG cũng vậy, ít khi nào để bụng chuyện gì. Bực mình là cứ thế oang oang, ầm ĩ một lúc, hết, là hết.

Người SG không mời lơi. Người SG thảo ăn, tôi nghe mẹ tôi nói vậy. Mời là mời, khách không ăn là giận, chứ người miền khác, mời mà khách ngồi vào ăn là không thích, chỉ mời thế thôi. Người SG uống cũng vậy, uống là uống thiệt tình, uống khi nào chủ xỉn khách xỉn mới về, chứ không có bỏ cuộc giữa chừng.

Tôi có khá nhiều cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với bạn bè nhiều nơi, tôi thấy chỉ có người SG là làm biếng. Mà công nhận, SG làm biếng thật. Nhưng khi họ siêng, họ làm việc rất tích cực và có hiệu quả. Bạn bè tôi nhận xét người SG hiền, dễ tin người, tôi thấy đúng. Người SG không biết ăn miếng trả miếng, người SG không thù dai. Giận thì giận, tức thì tức, nhưng mà hết tức hết giận xong thì huề, hìhì, huề là huề, chứ không phải huề và vẫn còn quê.

Người SG sống đơn giản, ít suy nghĩ, ít để bụng, hay chia sẻ và luôn dang tay chào đón những điều mới mẻ đến với mình. Cũng như cái thời tiết của SG vậy, mưa là mưa, nắng là nắng, lâu lâu thì vừa mưa vừa nắng, nhưng căn bản, thì đất SG quanh năm cũng chỉ có nắng, gió và mưa mà thôi… khá dễ hiểu phải không bạn…

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đứng giữa làng, một trai làng hùng hổ tuyên bố: ở cái làng này tao là tướng.

Thấy một anh to con lực lưỡng đi qua hỏi thế tao là ai...?

trai làng tái mét mét mặt mũi, run rẩy nói: dạ, anh là bố tướng ah.

Rõ khổ, đúng là ếch chết tại miệng. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Hôm bữa đi ngang qua chỗ này, gặp anh chàng này, ngồi câu cá như thế này.

Tò mò, đến gần xem, chăng thấy câu được gì. Thấy áy náy, mới móc 10.000 ra cho.

Nhân tiện, hỏi thăm một câu:

- Sáng giờ câu được mấy con cá rồi?

Anh chàng, tay nhận tiền, miệng tỉnh bơ trả lời:

- Chú em là con thứ tư!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thần đèn

Hai vợ chồng đang chơi gôn tại một sân gôn cực kỳ đắt tiền, bao quanh bởi những ngôi nhà cực kỳ sang trọng. Khi chơi đến lỗ thứ ba, chồng dặn dò vợ (một phụ nữ rất xinh đẹp):

“Em yêu, hãy thận trọng, vì nếu trái banh lỡ va vào một cửa kính, thì chúng ta phải đền một số tiền lớn đấy”.

Người vợ làm một cú đánh mạnh và tất nhiên trái banh bay thẳng vào cửa kính lớn nhất của một ngôi nhà sang trọng nhất. Người chồng tức giận, rầy vợ, sau đó hai người đến gõ cửa ngôi nhà. Một giọng nói trả lời:

“Mời vào!”

Người chồng mở cửa ra và nhìn thấy một cái chai bể ở góc nhà, các mảnh chai văng đầy phòng khách. Một người đàn ông ăn mặc sang trọng đang ngồi trên ghế bành hỏi:

“Chính các người đã làm bể cửa kính?”

“Vâng, nhưng chúng tôi rất lấy làm tiếc.”

“Thật ra các người đã giải thoát cho tôi. Tôi là một vị thần bị giam trong cái chai này trong suốt 1.000 năm. Vậy để trả ơn các người, tôi xin tặng ba điều ước.

Nhưng vì có hai người, nên tôi sẽ tặng mỗi người một điều ước, còn điều ước thứ ba sẽ dành cho tôi. ”

Người đàn ông hỏi người chồng: “ông ước điều gì?”

Người chồng trả lời: “Tôi muốn mỗi tháng nhận được 1 triệu USD”

“Được thôi, kể từ ngày mai ông sẽ nhận được số tiền này vào mỗi đầu tháng”.

Vị thần quay qua người vợ và hỏi: “Còn điều ước của bà là gì?”

“Tôi muốn có một ngôi nhà ở mỗi nước trên thế giới.”

“Được thôi. Kể từ ngày mai bà sẽ nhận được giấy chủ quyền của các ngôi nhà này.”

Người chồng hỏi vị thần: ” Vậy điều ước của ông là gì?”

“Ta bị nhốt trong cái chai này trong hơn 1.000 năm và suốt thời gian này ta không được gần với phụ nữ. Do đó, điều ước của ta là được gần với vợ ông.”

Hai vợ chồng nhìn nhau một hồi và cuối cùng người chồng nói:

“Được thôi, với 1 triệu USD mỗi tháng và tất các các ngôi nhà trên thế giới, tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể đồng ý điều này, em nghĩ sao?”

Người vợ trả lời: “Em đành phải đồng ý thôi”

Vị thần đưa người vợ vào phòng ngủ…

Hai tiếng đồng hồ sau, vị thần hỏi người vợ:

” Này, chồng em bao nhiêu tuổi vậy?”

“40, sao ông lại hỏi tuổi?”

” Thật không thể tưởng tượng! Bởi vì đã từng tuổi này rồi mà ông ta còn tin là có thần thánh !”

Share this post


Link to post
Share on other sites

TÌNH YÊU THỜI BẤT ĐỘNG SẢN

Ong yêu bướm tha thiết. Nhưng bướm lại yêu ốc sên. Ong buồn lắm nói với bướm:

- Trời ơi! Sao em lại nỡ đi yêu một tên ốc sên xấu xí và bẩn thỉu, người đầy nhớt như vậy? Em phải biết rằng mối tình của chúng ta đã đi vào hình tượng văn học của nhân loại - mối tình ong bướm. Em hãy nghĩ lại đi. Anh vẫn yêu em.

- Anh không được xúc phạm đến người yêu của em. Xấu đẹp gì thì anh ta vẫn là người mà em đã yêu. Anh nên nhớ rằng anh ta có một ngôi nhà cho riêng mình. Còn anh, anh vẫn ở nhà chung cư, chật chội thấy mà ớn!

TS Sưu tầm và biên tập lại.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này có nhiều chuyện để bàn, yeuphunu nên đưa vào mục Mạn đàm thì hay hơn là ở giải trí.

Đi tìm Khổng Minh thật trong "Tam quốc diễn nghĩa"

Khổng Minh là một nhân vật rất quen thuộc với độc giả Việt. Đối với nhiều người đọc, Khổng Minh là một nhân vật đầy mưu lược, thông hiểu đạo lý, phù chính nghĩa trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" lừng danh. Tuy nhiên hiện nay ở Trung Quốc, dư luận có nhiều cách lý giải mới về Khổng Minh. Điều đó có thể do các giá trị cũ thay đổi, hoặc vì một lý do nào đó khác… Chúng ta có thể tự cảm nhận khi đọc bài viết này.

Posted Image

Khổng Minh "thần cơ diệu toán"

Tác giả của phần trích trong hai chương sách bình về Gia Cát Lượng được trích dưới đây là Mai Triêu Vinh, sinh năm 1970 ở Vũ Hán, Hồ Bắc, gốc là người Nam Xương, Giang Tây. Ông hiện là Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Vũ Hán, chi nhánh Bắc Kinh. Vốn nổi tiếng bởi những cuốn sách gây sốc và bán chạy vào loại nhất. Mai Triêu Vinh đã viết rất nhiều tác phẩm và hầu hết đều gây được sự chú ý của người đọc.

Các tác phẩm của ông bao gồm: Tiến hóa luận: câu chuyện mạnh được yếu thua; 12 quy luật suy vong của các triều đại Trung Quốc; Lược sử nhân loại: Chúng tôi có 300 vạn năm; Siêu đế quốc: giải mã những vương triều cường thịnh Trung Quốc; Nhà đại cải cách Ung Chính: thực lục về việc phản đối lợi ích của tập đoàn; Bình luận về 7 đại gian hùng trong lịch sử Trung Quốc;… Hầu hết những tác phẩm của ông đều mang tính chất phản đề, “nói ngược”. Và cũng vì những cuốn sách này, người ta đã coi Mai Triêu Vinh là nhà bình luận lịch sử xã hội sắc sảo.

Gần đây, cuốn sách Mai Triêu Vinh bình luận về Gia Cát Lượng đã gây xôn xao dư luận Trung Quốc. Lần đầu tiên một học giả đã trên giấy trắng mực đen công khai tuyên bố Gia Cát Lượng là kẻ ngụy quân tử, đầy thủ đoạn, giả nhân giả nghĩa nhằm đạt bằng được dã tâm chính trị của mình. Cuốn sách thực sự là một cú sốc lớn bởi lẽ lâu nay Gia Cát Lượng vẫn tồn tại như một điển hình về sự mưu trí tuyệt đỉnh.

Posted Image

Gia Cát Lượng "diễn trò" trước các mưu sĩ Giang Đông

Ý kiến về cuốn sách do vậy rất trái ngược. Người tung hô, cho rằng đây là kiến giải mới mẻ, lập luận thuyết phục, là những phản đề đầy giá trị. Kẻ cho rằng đó chỉ là cách “làm tiền” lộ liễu… Đoạn trích dưới đây thuộc phần 12 chương II và phần thứ nhất chương III trong cuốn sách đó.

“Giả thần mượn quỷ”

Trong thời kỳ Tam Quốc, Gia Cát Lượng được mọi người công nhận là kẻ “thông hiểu thần thánh”. Trong hồi thứ 49 Tam quốc diễn nghĩa nói đến việc ông mượn gió Đông, hỏa thiêu Xích Bích, đại phá 80 vạn quân Tào Tháo. Gia Cát Lượng tự kể: “Từng gặp đạo nhân, được truyền thụ kỳ môn độn giáp, có thể hô phong hoán vũ”. Nhưng thật ra đây chỉ là một mánh khóe nhằm lừa bịp Chu Du mà thôi.

Gia Cát Lượng chẳng qua đã lợi dụng sự mê tín của mọi người đối với thần thánh để giở trò huyễn hoặc. Công bằng mà nói, ông là người cực kỳ thông minh, giỏi nắm bắt cơ hội. Những gì ông làm thường rất giản đơn, nhưng ông ta che che đậy đậy, lúc ẩn lúc hiện khiến cho mọi người không biết đâu mà lần ra đầu mối. Những điều thực ra rất giản đơn, ông biết cách làm cho nó trở nên rắc rối, khó hiểu.

Mỗi khi Gia Cát Lượng điều binh khiển tướng, đều có một chút gì đó thần bí. Không phải chỉ đơn giản trao túi gấm cho tướng lĩnh, mà còn sẵn sàng lắng nghe những kháng nghị của họ. Điều này làm cho các tướng lĩnh cũng như binh sĩ không hiểu rõ ràng toàn bộ diễn biến của chiến cục. Thuộc hạ chỉ còn biết “y kế” mà hành sự. Tác dụng của việc làm như thế là khiến cho mọi người có cảm giác thần bí về Gia Cát Lượng, trở thành một quân cờ trong tay ông, không nắm được toàn bộ chiến lược nên thiếu hẳn tinh thần hợp tác. Hai mặt này hiển nhiên sự nguy hại của cái sau lớn hơn so với cái trước rất nhiều.

Vô vị nhất là việc mượn gió Đông. Khi mọi người đồng tâm đồng sức kháng Tào, Gia Cát Lượng lại lợi dụng một chút hiểu biết về thiên văn của mình để giở mánh khóe lừa bịp ba quân. Đăng đàn làm phép, làm trò huyễn hoặc, thần thánh hóa bản thân mình để đạt được mục đích chính trị. Khoa trương công lao của bản thân, cướp đoạt công lao to lớn của Hoàng Cái và Chu Du, tựa hồ thắng lợi trong trận hỏa thiêu Xích Bích hoàn toàn là do việc Gia Cát Lượng làm phép mà đem lại. Bao nhiêu khó nhọc vào sinh ra tử của các tướng lĩnh và hàng vạn binh sĩ trở thành một vở kịch trên sân khấu.

Một tướng như Gia Cát Lượng đã khiến cho sự nghiệp của Thục Hán gặp rất nhiều gian truân. Trận Đương Dương chính là một ví dụ. Đương nhiên nếu đọc Tam quốc diễn nghĩa mà chỉ thấy miêu tả Triệu Vân xả thân cứu A Đẩu, Trương Phi hét lớn lui quân Tào trước cầu Tràng Bản… Như thế chính là tác giả muốn che giấu sự bất tài của Gia Cát Lượng. Vốn là Tào Tháo truy kích thắng lợi, nhưng trong tác phẩm ngược lại, quân Lưu Bị ở đâu cũng chiếm được thượng phong. Thực tế trong trận Đương Dương, Gia Cát Lượng không hề giành được thắng lợi nào về mặt chính trị. Bởi vì lần này là đánh trực diện ông không có cách nào giở trò bịp bợm ma quỷ được. Cuối cùng không thể không nhắc tới câu nói thẳng thắn trong Tam Quốc chí Gia Cát Lượng truyện: “Tại Hạ Khẩu, Lượng nói: Việc rất gấp, hãy phục mệnh đi cứu Tôn tướng quân”.

Gia Cát Lượng giở trò quỷ thần, lừa dối chỉ là nhất thời, ông không thể lừa được cả đời.

Gia Cát Lượng gặp Lưu Bị khi Cửu Châu đang hỗn loạn, anh hùng khắp nơi nổi lên. Quân thần tương ngộ, như cá gặp nước. Nhưng không thể cùng quân Tào tranh thiên hạ đành vứt bỏ Kinh Châu, lui về Ba Thục, dụ dỗ cướp nước của Lưu Chương, giả liên minh với quân Ngô, cùng khổ giữ đất Kỳ Sơn, tiếm quyền ở những nơi xa xôi… đó là kế sách của những kẻ hèn mọn.

“Nhân giả, nghĩa cũng giả theo”

Con người có thất tình lục dục, khóc và cười vốn đối lập. Từ khi con người oa oa chào đời, âm thanh đầu tiên mang đến thế giới là “tiếng khóc”, tới khi con người đi hết cõi đời, âm thanh cuối cùng lưu lại dương gian cũng là “tiếng khóc”. “Khóc”, trên thực tế là một bản năng của con người. Khi buồn thương khóc, khi vui sướng cũng khóc. Khóc đã trở thành cách biểu hiện tình cảm nội tâm,

Khóc, thuở bé không phân biệt giới tính, bé trai bé gái đều có thể khóc bất cứ lúc nào, đến khi thành niên, khóc dường như trở thành độc quyền của nữ giới, đàn ông thì nhất định “có nước mắt nhưng không dễ để rơi”, phụ nữ khóc lại là “cành hoa lê mùa xuân điểm chút mưa”.

Khi đã thành gia thất, đàn ông có chuyện bực bội, cùng lắm chỉ có thể đạp cửa mà đi, uống say xỉn rồi về. Nhưng tuyệt đối không thể để rơi nước mắt đau khổ. Phụ nữ thì lặng lẽ rớt nước mắt, âm thầm sầu não. Thảo nào có người nói: trẻ con dùng nước mắt để đối phó với người lớn, phụ nữ lấy nước mắt để đối phó với đàn ông, còn đàn ông thì sao? Chỉ có thể dùng nước mắt để đối phó với thế giới! Trong tiếng khóc, họ giải toả áp lực, thách thức số phận.

Posted Image

Chuyện thiên hạ đâu chỉ "luận bàn" qua tiệc rượu!

Khóc và cười là một cặp biểu tượng tình cảm đối lập. Con người có thể khóc khi vui sướng, cũng có thể cười khi đau đớn. Tào Tháo gặp khó khăn cũng có khóc và cười. Chiến bại Xích Bích là giao lộ của tính mệnh. Nhưng tác giả không tập trung miêu tả vào mưu kế để thoát thân mà lại tập trung miêu tả ba lần họ Tào cười lớn trên đường tháo chạy.

Lần thứ nhất, ở “phía tây Ô Lâm”, Tào Tháo ngồi trên ngựa “ngửa mặt cười không dứt”, Tào nói; “Ta không cười người khác, chỉ cười Chu Du vô mưu, Gia Cát Lượng thiểu trí. Nếu là lúc ta dụng binh, ta sẽ cho một đội quân mai phục ở đây, như thế chẳng hơn ư?” Nói chưa dứt, Triệu Tử Long đột nhiên xông ra, khiến cho sự đắc chí của Tào Tháo phải nhanh chóng “hạ mã uy”.

Lần thứ hai, ở “Hồ Lô khẩu”, Tào Tháo ngồi dưới một khu rừng thưa, ngửa mặt cười lớn, lại chê Gia Cát Lượng, Chu Du trí mưu chưa đủ, kết quả là Trương Dực Đức xuất hiện làm cho ông ta hồn xiêu phách tán. Không chỉ tổn thất nghiêm trọng, đến cả ngựa xe, quân lương cũng bị cướp.

Lần thứ ba, trên “đường nhỏ Hoa Dung”, Tào Tháo lại cười Gia Cát Lượng, Chu Du là “loại vô năng”. Đang cười thì Vân Trường cầm đao đứng sừng sững trước mặt, ông ta cười không thành tiếng, chỉ còn biết cúi đầu cầu xin tha mạng.

“Ba lần cười” này trong tiểu thuyết có thể nói là tuyệt bút. Tuy có thể thấy Gia Cát Lượng dụng binh vô cùng kỳ diệu, nhưng Tào Tháo so với những người khác cũng rất đáng nể vì. Thân lâm cảnh hiểm, vẫn có thể cười, chế giễu đối thủ của mình thiếu trí tuệ cơ mưu. Nếu là người khác, chỉ e chạy thoát thân còn chẳng kịp, huống hồ trong những trường hợp như vậy. Đặc biệt là ba lần cười của ông ta, càng khiến cho người ta vỗ bàn mà khen là tuyệt bút. Quân ít ngựa thiếu, bản thân không còn lực để tiếp tục chiến đấu mà Quan Vũ thần dũng vô song, chém Nhan Lương, giết Văn Sú nếu như dùng biện pháp cứng rắn thì hung nhiều hơn cát.

Tục ngữ nói, kẻ thức thời mới là tuấn kiệt. Đến bước đường cùng, Tào Tháo đã dùng tình nghĩa để làm mềm lòng Quan Vũ, cầu xin được mở cho một con đường sống. Bởi vì ông ta trong quá khứ đã từng có ân với Quan Vũ mà Quan Vũ lại là con người lấy “nghĩa” làm đầu. Cuối cùng Tào Tháo đã tự mình hóa giải nguy nan. Có thể khuất phục được nhân tài ấy chính là đại trượng phu, cách xử sự với mọi người của Tào Tháo thể hiện điều đó.

st

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay