yeuphunu

Giải Trí Vui

339 bài viết trong chủ đề này

Binh pháp Tôn Tử trong nghệ thuật tán gái

1. Dương đông kích tây (Đánh lạc hướng đối phương):

Tức là giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tây. Kế này mờ ảo vô song. Hẳn các bác trai cũng hiểu rằng phụ nữ là một sinh vật xinh đẹp nhưng lại vô cùng phức tạp – phức tạp từ tâm lý, tính cách, đến suy nghĩ, hành động, nói chung là rất khó đoán. Chính vì vậy ta phải lấy độc trị độc, phải nhằm ngay vào yếu huyệt này – cái gót chân Asin của nàng – để làm cho nàng mê ta.

Có nhiều cách để thực hiện kế này, như: Posted Image

- Tạo tin đồn: Ta dẫu có “tài đức” đến mấy thì nàng cũng ít tin vào hiện thực trước mắt hơn là nghe đám bạn gái đồn đại (phụ nữ lạ thật), chính vì thế ta phải tạo tin đồn có lợi cho ta.

- Làm rối tai rối mắt địch: Dĩ nhiên là ta mê nàng, nhưng đôi khi ta phải làm sao cho nàng không biết được tình ý của ta. Ta vừa tỏ ra rất quan tâm và ga lăng với nàng khiến nàng vô cùng cảm động và ngưỡng mộ, rồi có khi ta sắm bộ mặt thật lạnh lùng, dứt khoát, làm nàng băn khoăn nghĩ ngợi về ta. Lâu dần nàng sẽ sinh thương thầm nhớ trộm.

- Buộc đối phương lo nhiều mặt: Cổ nhân dạy: “Theo tình tình chạy, chạy tình tình theo”, thế nên đôi khi ta phải khuấy động lên trong nàng cái ý thức lo lắng chinh phục được ta, phải làm sao để nàng thấy được rằng mất ta là mất một con cá to.

- Mê hoặc ý chí của địch. Cổ nhân dạy: “Con trai yêu bằng mắt, con gái yêu bằng tai”. Chính thế đã mang thân đi tán gái thì phải thủ vài lời hoa mỹ. Nhưng do con gái thời nay tinh thần cảnh giác cao, trí tuệ siêu phàm nên anh em phải để ý: khen sao cho chân thành, tìm cho đúng điểm tốt đẹp của nàng mà khen, thậm chí phải biến cái xấu thành cái tốt một cách hợp lý. Ví dụ nàng đanh đá mà ta lại khen là dịu dàng thì vứt, nàng sẽ nghĩ ta giả dối và đãi bôi. Trong trường hợp này ta phải sửa lại là “sắc sảo và cá tính”, nàng lại chả thích mê đi. Cứ thế từ từ mưa dầm thấm đất, nàng dẫu sắt đá thì ý chí cũng dần lung lạc.

2. Điệu hổ ly sơn (Dụ hổ ra khỏi rừng).

Kế này cực kỳ quan trọng trong thuật tán gái. Hẳn các bác trai cũng biết rằng tán gái ở giai đoạn nào cũng phải có không gian phù hợp, ví dụ làm sao ta có thể hôn nàng trước mặt ông bà nhạc tương lai được . Chính vì thế phải dụ hổ khỏi rừng, khi ấy muốn ôm hổ hay thỏ thẻ với hổ thì cũng chẳng sợ kiểm lâm nữa.

Posted Image

3. Nhất tiễn hạ song điêu (Một mũi tên hạ hai con chim).

Làm trai nên biết: tán gái chỉ mới là điều kiện cần, phải tán cả nhà gái nữa mới là điều kiện đủ. Phàm là cha mẹ ai không muốn con gái mình lọt vào tay một thằng ngon lành? Mà con gái thì lại hay nể cha mẹ. “Hậu phương có vững vàng thì tiền tuyến mới không dao động” là vậy. Có một câu chuyện vui về kế này: Một bà mẹ hỏi chàng rể tương lai: “Nếu bác và con gái bác rớt xuống sông nhưng chỉ cứu được một người thì cháu sẽ cứu ai?” Anh chàng láu cá không do dự trả lời: “Cháu sẽ cứu bác sau đó nhảy xuống sông chết cùng con gái bác để trọn tình.”

Ý của mưu kế này là dùng sức lực tối thiểu để đạt được hiệu quả tối đa.

4. Minh tri cố muội (Biết rõ mà làm như không biết).

Không phải chuyện gì ta biết cũng đều nói cho nàng nghe cả. Có những chuyện ta biết mà làm ra vẻ không biết gì để kiểm tra tấm lòng chân thành và trung thực của nàng đối với ta.

5. Du long chuyển phượng (Biến rồng thành phượng).

Kế này nghĩa là bên trong là hình rồng đó, nhưng làm cho nó trở thành phượng. Ví dụ nếu hôm nay ta đi nhậu về chưa kịp tắm, miệng đầy mùi bia rượu mà phải đến điểm hẹn ngay kẻo nàng dỗi thì có thể ngụy trang bằng nước hoa hay kẹo cao su....

6. Mỹ nhân kế (Kế dùng người đẹp).

Do kế này được áp dụng trong thuật tán gái nên phải hiểu đây là “nam nhân” chứ không phải là “nữ nhân”. Con gái thời nay nhiều ưu điểm nên cũng đòi hỏi cao, không phải chỉ có chí khí anh hùng mà làm xiêu lòng nàng được. Vì thế đàn ông cũng phải biết làm đẹp, nhưng là đẹp nam tính để cho nàng sung sướng và hãnh diện. Tiền đầy túi mà người vừa hôi vừa bẩn, lôi thôi lếch thếch thì làm sao xin được cái hôn của người đẹp?

7. Sấn hỏa đả kiếp (Theo lửa mà hành động).

Kế này là lợi dụng lúc loạn để thao túng, lúc tình hình rối ren mà sắp xếp theo ý muốn. Chẳng hạn như tranh thủ nàng gặp chuyện buồn thì ta phải nhân đó mà thể hiện hết cái tình của ta, đưa nàng đi theo quỹ đạo của ta, làm cho tình cảm của nàng phụ thuộc vào ta . Đặc điểm của kế này là phải biết tùy cơ ứng biến.

8. Vô trung sinh hữu (Không có mà làm thành có).

Cổ nhân nói: “Thời thế tạo anh hùng”, quả đúng như vậy. Nếu thiên hạ không loạn, trật tự không rối thì làm gì có anh hào xuất lộ! Nhưng phàm ở đời đâu phải lúc nào cũng diễn ra cảnh cô bé đi học về trong đêm tối bị bọn lang sói bâu quanh để ta ra tay hiệp sĩ như trên phim ? Chính thế ta phải tạo ra thời cơ để tỏ rõ bản lĩnh của ta. Ví như ta giỏi IT thì phải chờ lúc nàng sơ ý mà chọc ngoáy cho máy tính của nàng hỏng đi, thế là nàng phải nhờ ta. Lúc đấy ta sẽ xuất chưởng và được nàng thưởng cho cái nhìn khâm phục. Nếu ta bơi giỏi thì phải nhờ đứa nào đó chen lấn đẩy nàng rơi xuống nước rồi ta nhảy xuống cứu... Kế này phải thực hiện cực kỳ cẩn trọng và chính xác đấy nhé, nếu không thì hậu quả sẽ khôn lường.

9. Tiên phát chế nhân (Ra tay trước để chế phục đối phương).

Phàm ở đời làm gì cũng phải tính chuyện đi trước người khác một bước. Nếu nàng có nhiều vệ tinh theo đuổi, ta lại do dự chần chừ thì há chẳng phải là “mồi thơm dâng giặc” hay sao? Chính vì thế phải đánh nhanh thắng nhanh, ra tay trước những bọn tình địch kia để thu phục đối phương .

10. Đả thảo kinh xà (Đập cỏ làm cho rắn sợ)

Phụ nữ thường hay có những phút xao lòng, nhất là khi có rất nhiều vệ tinh rình rập ở quanh. Ta có thể bóng gió xa xôi, cốt là để nàng hiểu trên đời này ta phải là người đàn ông duy nhất của nàng.

11. Tá đao sát nhân (Mượn đao để giết người).

Nếu tán được cô nàng xinh xắn, duyên dáng, thông minh thì dĩ nhiên phải chấp nhận thực tế là nàng có nhiều người theo đuổi. Thay vì nhỏ mọn ghen tuông vớ vẩn thì ta phải tỏ ra là người quân tử, nhưng phải làm sao để mấy tên tình địch kia triệt hạ lẫn nhau, còn ta chỉ “ngồi trên núi xem hổ đánh nhau”, rốt cuộc trong mắt nàng lũ chúng nó đều xấu cả, chỉ mình ta là “anh đẹp dần lên trong mắt em”.

Nhớ lại chuyện thời Tam Quốc, Tào Tháo mượn Lưu Biểu giết Nễ Hành, mượn lòng quân giết Dương Tu rồi lại làm cái việc mèo già khóc chuột, thật là một tay thông minh, gian hùng.

12. Di thể giá họa (Dùng vật gì để vu khống người ta).

Kế này là vu oan cho tấm lòng trong sáng của người ta, khiến người ta phải ấm ức, sầu đau, tuyệt vọng, rồi khi ấy ta sẽ tỏ ra là một bậc chính nhân quân tử, an ủi vỗ về và lau nước mắt cho nàng.

13. Khích tướng kế (Kế chọc giận tướng giặc).

Phụ nữ vốn tính hiếu thắng, có khi không rung động trước sự đeo bám 10 năm của một anh chàng nhưng lại mê mẩn một chàng khác trong năm phút chỉ vì sự khiêu khích của bạn bè. Vì thế đôi khi ta có thể cao ngạo lạnh lùng để chạm vào sự tự ái của nàng, rồi gài gián điệp thách thức nàng, tạo cho nàng cơ hội hả hê là đã chinh phục được ta, mà không hề hay biết là đã mắc lừa mưu gian của ta.

14. Man thiên quá hải (Lợi dụng sương mù để lẩn trốn).

Kế này có thể hiểu rộng ra là lợi dụng thiên nhiên, thời tiết để phục vụ mục đích của mình. Ví dụ đi chơi thì phải đưa nàng ra bờ hồ lộng gió để nàng lạnh, thế là ta … ôm . Hay trời mưa bất chợt thì phải biết tìm chỗ kín đáo cho nàng đứng, còn ta thì đứng ngoài lấy thân trai che mưa cho nàng.

15. Ám độ trần sương (Đi con đường mà không ai nghĩ đến).

Trí tưởng tượng của phụ nữ thường bị kích thích vì những cách tỏ tình độc đáo, không ai nghĩ ra. Vì thế thấy phim người ta chiếu anh chàng cầm bông hồng run rẩy đứng dưới mưa chờ người yêu mà cũng học đòi làm theo thì nhầm to. Cái sự độc đáo ấy đôi khi rất đơn giản, miễn là phải bất ngờ và khác lạ.

16. Phản khách vi chủ (Đổi vị khách thành vị chủ).

Kế này tức là ta phải biến thế thụ động thành chủ động để khống chế cục diện. Chẳng hạn chỉ mới đi chơi với nàng một hai buổi đầu mà đã nóng nảy hôn nàng thì cũng nên chuẩn bị tinh thần có thể phải xơi một cái tát . Biết thế nhưng nhiều khi vẫn phải làm (ôi giời, ngày xưa bị bố đánh đòn còn chiến hơn mà vẫn chịu được thì có nhằm nhò gì cái đánh của mỹ nhân), cốt là để nàng có cớ mà phụng phịu, đưa đẩy, còn ta có cớ mà lấn lướt. Phụ nữ thật lạ, đi chơi với nàng nếu chân tay ta táy máy thì lập tức bị đẩy ra ngay, nhưng nếu ta không làm thế mà lại ngồi cứng đờ như khúc gỗ thì tức là ta đang xúc phạm sâu sắc đến lòng kiêu hãnh của nàng đấy . Vì thế làm trai nên nhớ: khi địch lùi một bước thì ta tiến một bước, khi địch lùi đến chân tường rồi thì ta phải lập tức ôm lấy để địch không còn nơi nào nương tựa ngoài vòng tay của ta.

17. Kim thiền thoát xác (Ve sầu vàng lột xác).

Kế này dùng cho lúc nguy cấp, tính chuyện ngụy trang một hình tượng để lừa dối, che mắt đối phương. Ví dụ như ta đang uống bia cùng lũ bạn cũ, nhưng lại bảo nàng là tối nay anh phải làm việc ngoài giờ không đến em được. Nhỡ nàng bất thình lình cùng gia đình đi ăn tối mà gặp ta ở nhà hàng thì phải bàn bạc với chúng bạn chớp nhoáng và lập tức chủ động đến dẫn nàng tới giới thiệu với các “đối tác kinh doanh”.

18. Không thành kế (Kế bỏ trống cửa thành).

Ấy là khi ta vờ xây dựng quan hệ bạn bè với nàng, để nàng thong dong bước vào đời ta một cách vô tư, trong sáng, rồi khi thời cơ đã chín muồi ta tập hợp lực lượng và mưu chước để nàng không thể thoát khỏi cuộc đời ta.

19. Cầm tặc cầm vương (Dẹp giặc phải bắt tướng giặc).

Giặc ở đây là một đội ngũ gồm những người thân xung quanh nàng và nàng là tướng. Đương nhiên nhân vật trung tâm là nàng rồi. Khi ta đã chiếm lĩnh trọn trái tim của nàng thì những cản trở khác có ăn thua gì. Các kế khác suy cho cùng cũng để phục vụ kế này.

20. Ban chư ngật hổ (Giả làm con heo để ăn thịt con hổ).

Lão Tử nói: “Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về” là vậy. Ấy là có những lúc ta tỏ ra ngờ nghệch để nàng không cảnh giác, chẳng qua cũng chỉ là “ru ngủ quân thù” , thế rồi chờ thời cơ chín muồi ta mới giáng đòn sấm sét, tấn công chớp nhoáng khiến nàng không thể không nặng tình với ta, không những thế ta còn tiến lên để chi phối cuộc đời nàng.

21. Quá kiều trừu bản (Qua cầu rồi phá cầu).

Kế này có thể thêm một chút là khi tán nàng được rồi thì lập tức thiết quân luật, cắt mọi đường tiếp giáp để những gã trai rập rình không có cơ hội ăn trộm trái tim của nàng. Tất nhiên là kế này phải được thực hiện kín đáo, tế nhị không thì nàng sẽ nghĩ là ta độc đoán.

22. Liên hoàn kế (Kế móc nối nhau).

Kế này cũng thêm một chút, là ta có thể câu kết với những thành phần có sức ảnh hưởng lớn đến nàng để chinh phục trái tim của nàng, ví dụ: người thân, bạn bè, đồng nghiệp, mà nếu bạn đang ở phương Tây thì có khi chỉ cần mua chuộc chú chó cưng là cũng đủ kiếm điểm trong mắt nàng rồi đấy.

23. Dĩ dật đãi lao (Lấy khỏe để đối phó với mệt).

Ấy là có những lúc tán gái ta vẫn phải lên kế hoạch chi tiết, có đầy đủ ngân sách dự phòng và thời hạn kết thúc… Khi đó ta có thể thong thả chờ cá cắn câu, không nhất thiết phải hấp tấp, nóng nảy mà làm hỏng việc lớn. Cái chính là ta phải nắm được “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để ra đòn quyết định. Nếu thời cơ chưa chín thì phải kiên nhẫn chờ đợi.

24. Chỉ tang mạ hòe (Chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe).

Kế này là không tiện mắng thẳng mặt nên mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ. Đôi khi nàng cũng có những điểm sai trái và ta phải “nghiêm khắc dạy dỗ” , tuy nhiên, để không tỏ ra gia trưởng, và để nàng không khóc thì ta phải mắng sao cho khéo, khiến nàng thương ta, nể ta, phục ta và nghe lời ta.

25. Lạc tỉnh hạ thạch (Ném đá vào người dưới giếng).

Tôn Tử nói: “Nếu đứng trên quan điểm đạo đức Khổng – Mạnh thì đây là hành động không chính nhân quân tử, nhưng nếu coi là một mưu kế thì hành động này lại là một hành động sáng suốt.” Lại nhớ chuyện Lã Bố bị bắt, Tào Tháo trong lòng còn đôi chút thương mến muốn dụ dỗ Lã Bố, Lưu Bị ngại Tào Tháo có thêm một mãnh tướng nữa nên đã ghé tai Tào Tháo mà nhắc khéo: “Ông không nhớ chuyện Đinh Nguyên và Đổng Trác hay sao?” Thế là Bố chết. Áp dụng chuyện xưa cho chuyện nay, nếu nàng có kể chuyện về một thằng tình địch nào đó thì phải khéo léo mà ném đá để nàng tự xử lý nó thôi.

26. Hư trương thanh thế (Thổi phồng thanh thế).

Kế này là để cho người ta lóa mắt, nể sợ, đặc biệt hữu hiệu vào lúc mới bắt đầu tán gái. Tất cả những ưu điểm mà ta có được phải thể hiện cho nàng biết (dù là trực tiếp hay gián tiếp), thậm chí ưu điểm nhỏ ta phải làm cho nó to ra. Ngày nay kế này được gắn những mỹ từ như “lăng xê”, “quảng cáo”…

27. Phủ để trừu tân (Bớt lửa dưới nồi).

Có những lúc phải lùi một bước để tiến ba bước, ví dụ như nàng đang bừng bừng tức giận thì khoan hãy cãi lý với nàng, mà dỗ dành cho nàng hạ nhiệt . Đợi đến khi nàng dịu dàng như một con thỏ non ta sẽ đem chuyện đó ra châm chọc một cách hài hước để nàng thích chí và nể phục cái khiếu ăn nói của ta.

28. Sát kê hách hầu (Giết gà cho khỉ sợ).

Tán gái thành công chưa đủ, mà phải biết giữ cho tình yêu của nàng bền chặt với ta. Khổ nỗi cuộc sống nhiều cám dỗ, vì vậy thỉnh thoảng ta phải kể những trường hợp bên ngoài (đôi khi bịa ra là của một thằng bạn nào đó) hoặc đọc được trên báo chí để thăm dò thái độ và nâng cao ý thức chung thủy của nàng. Phải luôn làm cho nàng quán triệt tư tưởng rằng phản bội là đồng nghĩa với “đường ai nấy đi”, sẽ không có sự tha thứ.

29. Phản gián kế (Dùng kế của đối phương để quật lại).

"Phản gián kế" là dùng người của đối phương để lừa đối phương. Ví dụ như trong thời gian còn thăm dò mà nàng phái thằng em đi tìm hiểu ta thì ta phải tận dụng ngay thằng này để nó làm nịnh thần cho ta.

30. Lý đại đào cương (Đưa cây lý chết thay cây đào).

Nghĩa là nếu ta có lỗi với nàng thì phải tìm cách đổ lỗi cho đối tượng khác, mà đối tượng hay nhất là những “nguyên nhân khách quan” để không bị mang tiếng ác.

31. Thuận thủ khiên dương (Thuận tay dắt con dê về).

Kế này nghĩa là phải biết nắm lấy bất cứ cơ hội nào vụt hiện đến trước mắt (vụ này phải thật linh hoạt mới được). Ví dụ như đi chơi mà nàng không may bị dẫm vào vũng nước bẩn, đừng đứng đờ ra đó mà hãy mua ngay chai La Vie cho nàng rửa chân và tìm khăn lau cho nàng.

32. Dục cầm cố tung (Muốn bắt mà lại thả ra).

Có những lúc ta không nên tấn công ráo riết mà tránh xa ra, thực hiện những hành động cốt để thu phục lòng người, giữ người. Từ đó mà nàng tự tìm đến với ta.

33. Khổ nhục kế (Hành hạ thân xác mình để người ta tin).

Có khi ta phải hành hạ cho mình ốm mấy ngày, hoặc giả vờ ốm, rồi đem cái thân xác khổ sở ấy mà mua chuộc tình thương mến thương của nàng, khiến nàng xót xa và chăm sóc cho ta.

34. Phao bác dẫn ngọc (Ném hòn ngói để thu về hòn ngọc).

Ta phải ga lăng với nàng, phải xem những ngày sinh nhật, valentine, 8-3… là dịp trời cho để thể hiện tình cảm sâu đậm của ta đối với nàng . Ngay cả khi không có lễ gì vẫn có thể kiếm chuyện để tặng quà cho nàng. Mất mấy món quà mà có cơ hội chinh phục được cả một người vợ, thử hỏi cái nào quý hơn?

35. Tá thi hoàn hồn (Mượn xác để hồn về).

Kế này là sau khi thất bại trong một cuộc tình, ta tìm đến cuộc tình khác (mượn xác) để lấy lại niềm vui (hồn về). Tuy nhiên, kế này có nguy cơ rủi ro cao là trong lúc tinh thần bất ổn, nếu không tinh ý thì có thể rước nhầm “xác chết”.

36. Tẩu kế (Chạy, lùi, thoát thân).

Nếu sau khi tán xong một cô nàng ta mới té ngửa ra là nàng xấu xa đầy mình, không thể cải tạo, khi ấy chắc chả còn cách nào khác ngoài “bỏ của chạy lấy người”, it’s time to say good-bye! (Hy vọng các bác không phải áp dụng cách này)

St

Share this post


Link to post
Share on other sites

36 kế của tôn tử cô nào mà dùng 72 kế của quỷ cốc tiên sinh ,thì các chàng chỉ có khóc ra tiếng mánPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nha khoa thời... chứng khoán

Chứng khoán đi vào đời sống ở nơi nơi... Một ngạc nhiên thú vị khi bước vào phòng khám nha khoa thì bắt gặp ngay hai hàng thông tin chứng khoán bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh trên cửa.

Posted Image

Miễn phí: Thông tin chứng khoán

Posted Image

:lol:

st

=======================================================================================

Đúng là đại tiện, vừa khám răng, vừa được tư vấn chứng khoán

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phụ nữ thật sự muốn gì???

Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, có một ngôi làng của bộ tộc Adam sống trong một thung lũng. Tất cả mọi người trong bộ tộc đều lấy tên của bộ tộc để đặt trước tên của mình như một sự tôn vinh, Adam1, Adam2, và cứ thế tăng dần lên...

Một ngày nọ, tù trưởng của làng, Adam1, bỗng nẩy ra ý định mình sẽ làm một chuyến phiêu lưu. Anh ta đem theo tất cả những thứ cần thiết, trao quyền tù trưởng cho người bạn thân nhất của mình là Adam2 rồi lên đường.

Chuyến phiêu lưu nào cũng đến lúc kết thúc, và Adam1 giờ đây đang trên con đường trở về ngôi làng yêu quí của mình. Gần về đến làng, Adam1 chỉ còn phải đi qua một con đường nhỏ xuyên qua núi.

Bỗng nhiên, một con quái vật khủng khiếp nhảy ra ngay trước mặt anh, nói với Adam1 rằng nó sẽ giết chết anh nếu không trả lời được câu đố của nó.

Posted Image

Nó nói rằng đây là một câu đố vô cùng khó, hàng trăm hàng ngàn năm nay, những bộ óc siêu việt nhất của loài người cũng không tài nào có câu trả lời đúng, vì thế nó sẽ cho Adam1 thời gian một năm để tìm ra câu trả lời. Quá thời hạn đó nó sẽ tìm đến để giết chết Adam1 (đương nhiên là nó sẽ làm được - quái vật mà) và tiện thể tiêu diệt luôn cả làng của anh ta.

Và câu hỏi đó là: “Phụ nữ thật sự muốn gì?”.

Đây quả là một câu hỏi quá sức khó đối với Adam1, nhưng không còn cách nào khác, anh đành chấp thuận.

Trở về, Adam1 hỏi tất cả mọi người trong làng, nhưng không ai đưa ra được câu trả lời hoàn hảo. Adam1 cũng mời tất cả các nhà thông thái của bộ tộc Adam đến để hỏi, các nhà thông thái tranh cãi với nhau rất lâu, rất lâu mà vẫn không tìm ra được câu trả lời. Cuối cùng họ khuyên Adam1 nên đến hỏi mụ phù thuỷ già sống gần đó, tuy nhiên cái giá phải trả cho mụ thường là rất đắt...

Những ngày cuối cùng của thời hạn một năm cũng đã tới gần. Adam1 không còn cách nào khác là đến xin ý kiến của mụ phù thuỷ. Cô ta đồng ý sẽ đưa câu trả lời nhưng với một điều kiện. Đó là cô ta muốn lấy Adam2, vị tù trưởng rất đẹp trai, phong độ và mạnh mẽ của bộ tộc Adam, bạn thân nhất của Adam1.

Posted Image

Adam1 thất kinh và nghĩ, nhìn mụ phù thuỷ mà xem, mụ vừa cực kì xấu xí lại vô cùng độc ác. Adam1 chưa từng bao giờ thấy một ai đáng sợ như mụ ta. Không, Adam1 sẽ không để bạn thân của mình phải chịu thiệt thòi đến như vậy. Adam1 cố thuyết phục mụ ta nhưng không, mụ không chấp nhận ai khác ngoài Adam2.

Khi biết chuyện, Adam2 đã nói với Adam1 rằng sự hi sinh đó của chàng làm sao có thể so sánh được với sự sống của Adam1 và sự tồn tại của ngôi làng yêu quý. Và Adam2 quyết định hy sinh.

Cuộc hôn nhân được chấp thuận và Adam1 cũng nhận được câu trả lời. Điều phụ nữ thật sự muốn đó là: “Có thể tự quyết định lấy cuộc sống của mình“.

Ngay lập tức tất cả mọi người đều nhận ra rằng mụ ta vừa thốt ra một chân lý. Adam1 của họ nhất định sẽ được cứu. Quả thật con quái vật khủng khiếp nọ đã rất hài lòng với câu trả lời và giải thoát cho Adam1 khỏi cái án tử hình kia.

Sau đó tất nhiên là đám cưới của mụ phù thủy và Adam2. Tưởng chừng như không có gì có thể khiến Adam1 hối hận và đau khổ hơn nữa vì đã để cho bạn mình phải hy sinh như vậy. Tuy nhiên chàng tù trưởng Adam2 của chúng ta vẫn cư xử hết sức chừng mực và lịch sự..

Đêm tân hôn, Adam2 thu hết can đảm bước vào động phòng. Nhưng, gì thế này? Trong phòng không phải là mụ phù thủy già nua xấu xí mà là một cô gái vô cùng xinh đẹp đợi chàng tự bao giờ.

Nhận thấy sự ngạc nhiên trên nét mặt chàng, mụ phù thuỷ từ tốn giải thích là vì chàng rất tốt với cô lúc cô là phù thuỷ nên để thưởng cho chàng, cô sẽ trở thành một người xinh đẹp dễ mến đối với chàng trong một nửa thời gian của ngày. Vấn đề là chàng phải lựa chọn hình ảnh của nàng vào ban ngày và ban đêm.

Chao ôi sao mà khó thế? Adam2 bắt đầu cân nhắc:

Posted Image

Ban ngày nếu nàng là một cô gái xinh đẹp thì ta có thể vênh mặt, ưỡn ngực tự hào cùng nàng đi khắp nơi cùng anh em, nhưng ban đêm làm sao mà chịu cho nổi?

Hay là ngược lại nhỉ, cứ để nàng ta xấu xí trước mặt mọi người đi, còn khi màn đêm buông xuống ta sẽ tận hưởng thiên đường cùng nàng công chúa kiều diễm kia?

Adam2 đã nghĩ ra câu trả lời cho mình, trước khi nhìn xuống dưới, nếu bạn là 1 Adam, bạn cũng nên có câu trả lời, ai mà biết được liệu bạn có rơi vào tình huống này hay không?

Adam2 đã bảo mụ phù thuỷ hãy "tự quyết định lấy số phận của mình". Tất nhiên câu trả lời này đã làm cho mụ phù thuỷ đội lốt cô nàng xinh đẹp kia hài lòng và nàng ta nói rằng nàng ta sẽ hóa thân thành một cô nương xinh đẹp suốt đời. Đó là phần thưởng cho người biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ.

Vậy bài học rút ra từ câu chuyện này là gì? Như Adam2 sau này vẫn nói đi nói lại với con cháu... Vợ bạn đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, vì từ sâu bên trong cô ta vẫn là một mụ phù thuỷ.

St

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kết nhất cấu cuối :

Vợ bạn đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, vì từ sâu bên trong cô ta vẫn là một mụ phù thuỷ.

Hehe, copy qua facebook!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phụ nữ thật sự muốn gì???

Posted Image

hi hi có một cô gái đi wa thấy một chàng trai đang ngụp lặn rùi chìn dần dưới dòng nước, vì biết bơi chút ít, lai vốn có lòng thương người cô đã ko quản nguy hiểm bơi ra cứu.... đưa dược lên bờ...cô mệt nhưng hanh phúc vì vừa làm thêm 1 việc tốt...5p sau dân chung vây lấy cô chửi rủa sao đi cứu thằng ăn trôm mà cả lang đã xua đuổi hành hình, còn chang chai kia cung trách móc xối xả ...sao cô cứu tooi lên làm gì ? để tôi chết mát mẻ cho xong cứu tôi thế này tôi chết chả yên ...cô gái .....?????? MỤ PHÙ THỦY KIA CŨNG ĐÁNG THƯƠNG CHĂNG KHÁC CÔ GÁI TÔT BUNG LÀ MẤY ....GIÚP NGƯỜI LÀ TỐT....NHƯNG GIÚP NHẦM NGƯỜI..................XẤU HI HI HEEPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một cô gái xinh đẹp nhỏ nhẹ với người yêu của mình:

- Anh đọc truyện "Phụ nữ thực sự muốn gì" trên trang web lyhocdongphuong chưa? Anh có ý kiến gì không?

- Tụi nó nói dối đấy! Nếu thế gian này không có những mụ phù thủy mà chỉ toàn quỷ cái thì chúng nó vẫn yêu như điên. Riêng em là một thiên thần với anh!

- Anh có nói dối không đấy!

- ........

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong văn chương từ cổ chí kim, Phụ nữ hay thiếu nữ đều là thiên thần là nguồn cảm hứng dưới ngòi bút yếu đuối của các nhà văn nhà thơ! Trong đời thường Phụ nữ hay đàn vợ, đàn bà đều là những oshin luôn vi phạm luật lao động là những tín đồ cuồng tín luôn tôn thờ duy nhất 1 giáo chủ khuyết danh!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xưa nay các họa sỹ vẽ chân dung người đẹp rất rất đẹp nhưng ẩn sau bên trong là cái gì " Phù thủy, hay tiên nữ " đố ai biết?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật chuyện hài cốt trong Tháp Rùa

Posted Image

Tháp Rùa Hồ Gươm

(Tin tuc) - Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Tháp Rùa được một phú hộ xây để đặt hài cốt cha mẹ vì đây là mảnh đất thiêng nằm giữa Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều học giả khác lại đưa ra những cách lí giải khác nhau về nguồn gốc của Tháp Rùa.Mấy tháng qua, có lẽ không chỉ Hà Nội mà đồng bào cả nước đều hướng về Thủ đô để theo dõi tình hình của "cụ" Rùa ở hồ Gươm. Từ sự kiện này, trên các diễn đàn mạng, công luận nhắc đến nhiều chi tiết lịch sử khác.

Trong đó được chú ý nhất là giả thuyết: Tháp rùa do một người có tên là bá hộ Kim xây để an táng hài cốt cha mẹ mình? Sau khi tham vấn nhiều nhà khoa học, văn hóa và đặc biệt là nhà Hà nội học Nguyễn Vinh Phúc-người được coi là "thủ nhang" của "ngôi đền văn hóa Hà thành", PV đã quyết định tìm hiểu sự thực của câu chuyện này. Bởi nói như nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thì những giá trị văn hóa, tâm linh của tháp Rùa nói riêng và quần thể hồ Gươm nói chung đã trở thành một biểu trưng trong đời sống văn hóa, tâm linh của mỗi người dân Việt, nó là sự gắn kết chặt chẽ của những di tích hiện hữu và khó thay đổi dù bất kỳ lý do gì, tuy nhiên việc tìm hiểu thêm lịch sử của những di tích trong quần thể này cũng là điều nên làm.

Trong hành trình đi tìm sự thật của câu chuyện với việc khảo cứu lại rất nhiều tư liệu xưa, gặp lại hậu duệ của nhân vật Bá Hộ Kim và chúng tôi nhận thấy đây có thể chỉ là một câu chuyện mang tính truyền miệng dân gian, có nhiều bằng chứng sự việc trên không có thực. Thế nhưng nó lại ảnh hưởng không ít đến một dòng họ, đặc biệt trong dòng họ đó có một người là Bí thư thành ủy đầu tiên của Hà Nội.

Posted ImageTháp Rùa Hồ GươmTheo tìm hiểu của PV, trong nhiều tài liệu khảo cứu của nhiều học giả nổi tiếng đều cho rằng người xây tháp Rùa Nguyễn Hữu Kim (tức bá hộ Kim, một người giàu có nổi tiếng ở Hà Nội cuối thế kỷ 19 tại Hà Nội). Tuy nhiên, có một số tài liệu lý giải sở dĩ bá hộ Kim xây dựng tháp Rùa là có một mục đích riêng - để đưa hài cốt bố mẹ vào đặt trong đó (!?). Giả thuyết này bắt đầu từ một tài liệu do nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện văn bản hóa và sau đó được một số tài liệu khác trích dẫn lại.

Người xây tháp Rùa là ai?

Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thì: "Từ năm 1883, Paul Burde, phóng viên của Thời Báo (Temps) trong thời gian sống trong một ngôi chùa cạnh hồ Gươm (có lẽ là chùa Báo ân - vị trí ở Bưu điện Hà Nội ngày nay) đã từng tả lại như sau: "Cửa buồng chúng tôi nhìn ra cái hồ nằm duyên dáng giữa lòng Hà Nội. Ngồi ở chỗ chúng tôi mà nhìn cảnh bình minh thì thật là tuyệt vời. Bình minh long lanh một thứ ánh sáng huyền ảo mà các truyện thần tiên gọi là màu của trời, xà cừ đẹp nhất Singapore cũng như những viên ngọc đẹp nhất cũng không thể sánh nổi (...). Xa xa một hòn đảo nữa nhỏ hơn với một cái tháp ba tầng, tác phẩm của một người Hoa buôn bán bánh ngọt nào đó, với những khoang cửa hình cánh cung nhọn theo phong cách gô tích khá bất ngờ ở một chỗ như nơi đây...".

Như vậy có thể thấy, từ thời điểm này, các tư liệu lịch sử bắt đầu ghi nhận sự tồn tại của tháp Rùa như một công trình kiến trúc góp vào khung cảnh tuyệt đẹp của hồ Gươm. Tuy nhiên điều đáng tiếc là những ghi chép trên của Paul Burde lại không xác định một cách chính xác lịch sử của tháp Rùa mà chỉ dừng lại ở việc tả cảnh.

Tuy nhiên, theo những tài liệu lịch sử nghiên cứu về Hà Nội và hồ Gươm của những tác giả như Hoàng Đạo Thúy, Trần Huy Liệu, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Vinh Phúc... cùng những tư liệu in bằng tiếng Pháp đều khẳng định rằng tháp Rùa được một nhân vật có tên là "Bá Hộ Kim" (một người giàu nức tiếng đất Hà Nội thời bấy giờ) hay còn gọi là Bá Kim, Thương Kim xây, chứ không phải như Paul Burde là do một "người Hoa buôn bánh ngọt nào đó".

Trong cuốn "Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn" tác giả Nguyễn Vinh Phúc đã dẫn ra tập sách Les pagodes de Ha Noi của G. Dumoutier in năm 1887 có đoạn viết: "Giữa hồ có một cái chùa khác. Đó là một công trình bé nhỏ, có nhiều tầng, các vòm cửa hình cánh cung nhọn, công trình này mới có khoảng chục năm nay (Dumoutier viết bài này năm 1886 - N.V.P) nó được xây dựng trên vị trí một ngôi đền nhỏ trước đó thờ thần hồ. Bên trong, trên tường sơn hai chữ Vinh - Bao (tức Vĩnh Bảo - N.VP), đó là tên của viên quan đã xây công trình này. Ông ta trước đây ba năm làm tri phủ Thường Tín, rồi về làm thương biện phủ Hoài Đức, sau dính vào một vụ chính trị nên 1886 bị cách chức và quản thúc tại Hà Nội".

Một tài liệu khác là cuốn sách Le vieux Tonkin (Bắc Kỳ cổ) của CL.Bourrin gồm hai tập in vào hai năm 1935 và 1941 có viết: "Tháp Rùa chính tên là Quy Sơn Tháp, xây khoảng 1877. Theo Dumoutier thì do một viên quan tên Vinh - Bao đã đứng xây. Theo Bonnal thì người xây là Ba Ho Kiem (Các văn bản viết bằng chữ Pháp khi viết tên người Việt thường viết theo phiên âm latinh, không có dấu - PV). Công trình này thay cho một ngôi miếu nhỏ thờ thần hồ. Vinh - Bao và Ba Ho Kiem chỉ là một người vì Ba Ho Kiem (đúng ra là Nguyen Huu Kiem) cũng là một viên quan". Như vậy, theo các tài liệu do người Pháp ghi lại thì có thể thấy thể thấy người xây tháp Rùa là Bá Hộ Kim hay Nguyễn Hữu Kim (Nguyen Huu Kiem hay Ba Ho Kiem là do viết chệch).

Cho đến thời điểm nào chưa có giả thuyết hay minh chứng nào khác về người xây dựng tháp Rùa trong hồ Gươm. Chính vì thế, trong hầu hết các tài liệu nghiên cứu đều thừa nhận nhân vật Nguyễn Hữu Kim là người đã xây tháp Rùa.

“Bản kết tội” Bá Hộ Kim

Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhiều tài liệu nói cụ thể mục đích của việc ông Nguyễn Hữu Kim khi xây dựng tháp Rùa ngoài một giả thuyết do nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện đưa ra. Trong cuốn "Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội" của Doãn Kế Thiện- NXB văn hóa - 1959 - tr.78 đã đề cập đến lai lịch của Tháp Rùa như sau: "Gò Rùa là nơi Chúa Trịnh dựng Tả Vọng Đình để làm nơi nghỉ mát trong mùa hè. Năm 1884 một tên tay sai của thực dân Pháp là Bá Kim hay Thương Kim, tin thuyết phong thủy nói gò này là kiểu đất "vạn đại công khanh", để được hài cốt tiền nhân vào đó, con cháu sẽ muôn đời làm quan cao chức trọng. Bá Kim thèm muốn đất ấy nhưng vì là đất công nên không dám tự tiện. Về sau (bấy giờ chùa Báo ân trên bờ hồ phía đông vẫn còn), y mượn cớ xin với nhà chùa và lấy thế thực dân và bọn Việt gian Nguyễn Hữu Độ, xin tự bỏ tiền nhà xây một ngọn tháp lên Trên Gò Rùa để làm hậu chẩm cho ngôi chùa".

Posted ImageNhà Hà Nội học Nguyễn Vinh PhúcSau đoạn trên, nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện (1891-1965) tiếp tục kể về những toan tính của Bá Kim khi: "Dùng một số tay chân làm thợ nề, dự định ngay đêm hôm khai móng, chờ đến khuya tối giời, đem hài cốt cha mẹ để sẵn trong hai quách nhỏ, ngầm chôn xuống giữa gò, rồi lấp kín, định hôm sau sẽ xây thành nền tháp cao". Tuy nhiên sau đó một điều bất ngờ đã xảy ra là: "Sáng hôm sau, y hớn hở cùng người nhà và thợ nề vừa ra tới gò, thì bỗng kêu giời và ngã ra, hai cái quách gỗ đã bị lật lên từ lúc nào, chỉ còn quách không, hai bộ hài cốt đều không thấy đâu nữa, thì ra đã bị bới lên quăng cả xuống hồ rồi!. Không thực hiện được âm mưu, nhưng đã hứa với mọi người là xây tháp, không thể bỏ được, y đành phải cắn răng tiếp tục làm cho xong việc".

Câu chuyện trên được khá nhiều sách ghi chép lại với nội dung tương tự. Ngay cả sách "Lịch sử Thủ đô Hà Nội" của nhóm tác giả do nhà sử học Trần Huy Liệu đứng đầu xuất bản năm 1960 cũng chép y nguyên nội dung của câu chuyện trên. Chính việc làm đó đã khiến cho một câu chuyện mang nhiều yếu tố truyền thuyết dường như nghiễm nhiên được công nhận như một sự thực lịch sử. Và như thế "Bá Hộ Kim" người xây tháp Rùa đã phải mang theo rất nhiều những cái nhìn không được thiện cảm của lịch sử cũng như rất nhiều người dân Hà Nội nói riêng.

Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu mà PV đã từng tham vấn thì ngay trong bản thân những chi tiết, lập luận trong cuốn sách của nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện có nhiều chỗ mâu thuẫn không rõ ràng.

“Tháp Rùa đã trở thành một biểu trưng của hồ Gươm”Tháp Rùa không mang trong mình những lịch sử vẻ vang, không có giá trị kiến trúc, song nó đã trở thành một biểu trưng của hồ Gươm và hơn thế, của cả Hà Nội. Từ trên một trăm năm nay nó đã dần trở nên quen thuộc với người Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Thực ra mọi người cũng chẳng tính đến lịch sử và nghệ thuật kiến trúc, chỉ biết tháp Rùa là một bộ phận hữu cơ của hồ Gươm, có hồ là có tháp. Tuy nhiên đối với những người quan tâm đến lịch sử Hà Nội thì biết thêm về lai lịch và kiến trúc tháp cũng có thể là điều không thừa.(Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc)

(Tin tuc) - Bá Hộ Kim (tức Nguyễn Hữu Kim) đã được nhiều học giả khẳng định là người xây tháp Rùa, tuy nhiên những tình tiết về mục đích xây tháp Rùa thì hiện không có nhiều tư liệu.Để làm rõ vấn đề này, trước hết PV đã tham vấn nhiều ý kiến chuyên gia để phân tích thêm về văn bản của nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện cũng như các giả thuyết khác.

Tháp Rùa có phải là hậu chẩm của chùa Báo ân

Trong cuốn "Lịch sử thủ đô Hà Nội" của nhóm tác giả do nhà sử học Trần Huy Liệu đứng đầu xuất bản năm 1960, tại trang 410 có ghi về tháp Rùa như sau: "Năm 1884, Bá Kim, một tên đại phú, tay sai của thực dân pháp chạy chọt để được sử dụng gò Rùa với mục đích là đem chôn hài cốt của bố mẹ hắn vì cho đây là nơi đất tốt theo thuật phong thủy. Để lừa bịp dư luận, hắn nói trệch ra là xây dựng ở gò một ngọn tháp để làm "gối đằng sau" (hậu chẩm) cho chùa Báo ân lúc đó chưa bị Pháp phá".

Posted ImageMột số nhà kiến trúc đã phát hiện kiến trúc tháp Rùa có cấu trúc trùng khít với "tỷ lệ vàng" của một ngôi sao 5 cánhNhững nội dung trên về cơ bản lấy dẫn theo cuốn "Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội" của nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện. Thậm chí trong sách của Doãn Kế Thiện còn ghi rõ hơn với chi tiết: "Y (Bá Hộ Kim - PV) mượn cớ xin với nhà chùa và lấy thế thực dân và bọn việt gian Nguyễn Hữu Độ, xin tự bỏ tiền nhà xây một ngọn tháp trên gò Rùa để làm hậu chẩm cho ngôi chùa (...) Khi tháp xây xong tên quan sáu thực dân Pháp ở Đồn Thủy trước lễ khánh thành ở chùa Báo ân, đã cấp bằng khen cho y (...) Tuy nhiên, mỗi khi chúng ta tới thăm hồ, đứng xa trông ngắm, ba chữ Tả Vọng Đình vẫn còn ẩn hiện như để vạch rõ tội trạng của Kim".

Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi không bàn luận đến vấn đề nhân thân cũng như những việc làm liên quan đến chính trị của nhân vật Bá Hộ Kim mà chỉ muốn đặt một số giả thuyết về những "kết tội" trong hai cuốn sách kể trên liên quan đến mục đích xây tháp Rùa. Trong khía cạnh này, những tình tiết mà nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện đưa ra còn nhiều chỗ không thực tế và thiếu logic.

Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, tháp Rùa cao 8,8m, ba tầng một đỉnh, được xây dựng trên một gò đất rộng chừng 350m2. Mặt dài quay nhìn ra hai phía Đông (chùa Báo ân cũ, Bưu điện Hà Nội ngày nay) và Tây (trụ sở báo Hà Nội mới hiện nay), mặt rộng nhìn ra hai phía Bắc và Nam.

Tầng một của tháp được xây trên móng cao 0,8m, mặt dài (6,28m) trổ ra ba cửa, mặt rộng (4,54m) mở ra hai cửa, tổng cộng lại là 10 cửa. Đỉnh của các cửa được vuốt nhọn theo lối kiến trúc Gothic. Bên trong tầng này được phân ra làm ba gian, các gian thông với nhau bằng các cửa ngăn đỉnh nhọn. Như vậy tính tổng cộng tầng một có tất cả 14 cửa. Tầng hai cũng "copy" gần như y nguyên tầng một chỉ có điều được xây lùi vào một chút, nhỏ hơn với chiều dài là 4,8m và chiều rộng là 3,64m. Tầng ba thu nhỏ hơn nữa dài 2,97m rộng 1,9m và chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía đông, đường kính 0,6m. Tầng đỉnh thì được thiết kế tựa như một vọng lâu, và vuông vức với mỗi bề 2m chứ không phải là hình chữ nhật như các tầng dưới, trên mặt phía đông nằm ngay bên trên cửa tròn của tầng ba có ba chữ "Quy Sơn Tháp" tức tháp núi rùa. Mái của tầng này được làm theo kiểu truyền thống với đầu đao uốn cong và rồng chầu mặt Nguyệt.

Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, khi tác giả Doãn Kế Thiện nói rằng “Bá Hộ Kim xây tháp để làm "hậu chẩm" (tức cái gối) cho chùa Báo ân có chỗ còn thiếu logic. Bởi chùa Báo ân trước đây (vị trí của Bưu điện Hà Nội ngày nay - PV) có mặt trước nhìn ra hồ Gươm và phần lưng quay về phía đê sông Hồng. Nếu xét theo nguyên tắc phong thủy, nếu muốn làm gối cho chùa thì phải đặt "cái gối" đó ở vị trí trên đê hoặc một gò nào đó ở phía Đông. Còn gò Rùa với vị trí ngay trước mặt của chùa Báo ân thì chỉ có thể làm minh đường hoặc làm án mà thôi. Xét về hình dáng thì gò Rùa hình tròn, tức hình con kim, như vậy nếu xét theo thuật phong thủy chỉ có thể là "kim tinh tác án" (sao kim làm án) chứ không thể là "hậu chẩm" được".

Hơn nữa, tháp Rùa xây năm 1877, thời điểm đó khó có thể có chuyện Bá Hộ Kim "mượn thế lực của tên việt gian Nguyễn Hữu Độ" và "quan sáu Tây cắt băng khánh thành" được. Vì lúc đó Nguyễn Hữu Độ đang là Biện lý bộ Lại ở triều đình Huế (Theo Đại Nam thực lục, bản dịch tập XXXIV, tr.43 - KHXH - 1976) và thời điểm đó thực dân Pháp vẫn chưa chiếm được Hà Nội, chúng mới chỉ đặt một khu lãnh sự ở bờ sông Hồng.

Đặc biệt, nếu tác giả Doãn Kế Thiện nói rằng: "Tới thăm hồ, đứng xa trông ngắm ba chữ Tả Vọng Đình vẫn ẩn hiện" thì cũng đúng là câu đó có gia giảm thêm bớt. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc lý giải, những người đã từng "mắt thấy, tai nghe, tay sờ” vào tháp Rùa thì khắp bốn mặt tháp cả ngoài lẫn trong đều không có ba chữ Tả Vọng Đình. Chỉ ở mặt Đông, trên tầng đỉnh tháp có ba chữ "Quy Sơn Tháp" nhấn trên tường vôi. Tuy nhiên, nếu muốn nhìn thấy ba chữ trên bằng mắt thường ở thời điểm đó thì dù đứng ở vị trí trên bờ sát mép hồ, căng mắt ra cũng không thể nhìn thấy được.

Từ những sự phân tích trên, theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, rất có thể nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện chỉ ghi lại những câu chuyện trong dân gian chứ không phải dựa trên những chứng cứ xác thực về chuyện Bá Hộ Kim xây tháp rùa để táng hài cốt bố mẹ mình vào đó.

Tháp Rùa không phải là "tháp mộ"

Để làm rõ thêm nghi án, chúng tôi đã tham vấn một số chuyên gia để xem kiến trúc của tháp Rùa có phải được xây dựng theo kiến trúc tháp mộ (giống như tháp mộ ở một số ngôi chùa như chùa Trấn Quốc - Hà Nội, chùa Bổ Đà - Bắc Giang). Vì với tiềm lực kinh tế và "thế lực" (như trong sách của nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện) thì Bá Hộ Kim chắc hẳn phải có sự tính toán nếu có dụng ý riêng?

Theo kiến trúc sư Trịnh Văn Vương (Giám đốc công ty kiến trúc CBV, Ba Đình, Hà Nội) tháp Rùa không phải là một công trình tháp theo lối kiến trúc truyền thống mà là sự kết hợp của kiến trúc truyền thống và kiến trúc châu âu thời đó. Tại Việt Nam thời điểm đó cũng đã bắt đầu manh nha những công trình kiến trúc kết hợp giữa hai nền văn hóa Pháp - Việt, mà sau này được kiến trúc sư Emest He'brard - kiến trúc sư hàng đầu của phong cách này gọi là "kiến trúc Đông Dương". Nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy trong cuốn "Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội" cũng viết về kiến trúc tháp Rùa như sau: "Cái Tháp này nhìn mãi cũng quen mắt, nhưng dưới thì cổ lối gotich, trên thì nóc vụn vặt, kiến trúc không ra lối gì".

Với những người có chuyên môn chỉ cần nhìn qua một chút đều có thể nhận ra điểm khác lạ trong kiến trúc của Tháp Rùa. Đó là những ô cửa ở hai tầng dưới được vuốt thành hình cánh cung nhọn theo kiểu kiến trúc nhà thờ Goothic. Nhưng bên trên thì lại được chồng lên bởi những hình thức "100% Phương Đông" với đầu đao, rồng lượn. "Có lẽ chính sự kết hợp này khiến nhiều người khó hiểu, cùng với những truyền thuyết xung quanh việc xây tháp đã dẫn đến rất nhiều tranh cãi về việc liệu tháp Rùa được xây với mục đích gì. Xây để làm mộ hay xây để làm tháp"- kiến trúc sư Trịnh Văn Vương nhận định.

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cũng khẳng định, qua nghiên cứu so sánh nhiều tư liệu cũng khẳng định tháp Rùa hoàn toàn là một ngôi tháp bình thường chứ không phải là một ngôi tháp mộ. Cho đến nay ngọn tháp này đã trở thành một bộ phận hữu cơ của hồ Gươm, có hồ là có tháp. Và giá trị của tháp là giá trị về văn hóa tâm linh nhiều hơn là giá trị về kiến trúc.

Trao đổi với PV, ông Hoàng Anh Thắng - Phó trưởng ban quản lý khu vực hồ Hoàn Kiếm khẳng định: Từ trước đến nay khi nạo vét và cải tạo hồ cũng chưa lần nào thấy có dấu hiệu của việc có di cốt dưới lòng hồ như trong "lịch sử thủ đô Hà Nội" ghi là: "Một bàn tay bí mật đã đào hài cốt của bố mẹ hắn vứt xuống hồ, chỉ còn trơ lại trên đó hai cái quách rỗng".

Theo: 24h.com

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Một cô gái xinh đẹp nhỏ nhẹ với người yêu của mình:

- Anh đọc truyện "Phụ nữ thực sự muốn gì" trên trang web lyhocdongphuong chưa? Anh có ý kiến gì không?

- Tụi nó nói dối đấy! Nếu thế gian này không có những mụ phù thủy mà chỉ toàn quỷ cái thì chúng nó vẫn yêu như điên. Riêng em là một thiên thần với anh!

- Anh có nói dối không đấy!

- ........

:wub: :wub: :wub: :wub: :wub:

He he Thầy Thiên Sứ mà múa bút thì rôm rả rùi đây hi hi ! ! . . " từ ánh mắt tới trái tim ! " . . . hay . . Con gái yêu bằng tai con trai yêu bằng mắt " . . cúng rứa cả ..... Tóm lại nhân loại lúc yêu ai chẳng nhắm mắt cơ chứ ! mãnh liệt, gay cấn như Mac và jeny hay lãng mạn nổi tiếng như william Shakespear cũng có ngoại lệ đâu Thầy. Nếu sáng suốt .....biết yêu là bể khổ..nhưng... thiên hạ vẫn cứ cắm cổ mà yêu ! Xét về khoa học logic tuy ko hợp lý lắm nhưng ...môn khoa học tự nhiên cũng rất có lý mà ....xưa nay con người như chúng ta chỉ sống dưa vào tự nhiên, thuận theo tự nhiên...nuôi hy vong cải tạo tự nhiên một phần ....thui ...ai chống lai đươc đâu !......Thầy Thiên Sứ ở nhà mà đòi phân rạch Thiên thần và Ác quỷ thì....cũng " biết chít liền " ha hi hi .....Túm lại ko lôi thôi phụ nữ là một phần cơ bản tương lai của thế giới !

Kêt luận: Ai cũng tin tương lai tươi sáng !

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Edited by nuhoangaicaptk21
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nóc Tháp Rùa từng có tượng Thần Tự Do?

So với bức tượng nổi tiếng đặt ở New York thì tượng thần tự do ở Hà Nội có một số phận chìm nổi hơn nhiều và cái kết thúc đặc biệt của nó như một cách người Việt muốn tuyên bố với thế giới. Giờ đây, bức tượng không còn nữa và một phần đồng trong pho tượng tượng phật A Di Đà của làng Ngũ Xá ngày nay là được lấy từ tượng này.

Người Mỹ nói chung và người dân New York nói riêng coi tượng thần tự do là biểu tượng đáng tự hào của họ. Đây là tác phẩm của các nhà kiến trúc, điêu khắc Pháp thế kỷ 19. Năm 1875, chính phủ Pháp đã đặt hàng kiến trúc sư Bartholdi một bức tượng để tặng cho chính phủ Mỹ nhân kỷ niệm 100 năm ngày quốc khánh Mỹ.

Phải mất gần 10 năm, Bartholdi mới hoàn thành công trình tượng thần tự do khổng lồ với khối lượng 204 tấn này. Năm sau, tượng được đưa lên tàu chiến Mỹ đem về đặt ở cảng New York.

Posted Image Tượng Thần Tự Do trên nóc Tháp Rùa do R. Duboil chụp.

Khi trao tặng tượng Thần Tự Do khổng lồ cho nước Mỹ, người Pháp có giữ lại cho mình một phiên bản nhỏ (cao 11 mét) cũng bằng đồng, đặt cạnh chiếc cầu bắc qua sông Seine. Đồng thời cũng có một phiên bản khác nhỏ hơn nữa, (chiếm tỷ lệ 1/16 của pho tượng chính, tức khoảng 2,85m). Phiên bản nhỏ nhất này đưa sang triển lãm tại Hội chợ Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung văn hóa Hữu Nghị Việt - Xô) năm 1887. Posted Image Tượng Công lý, thường được dân gian gọi là tượng Bà Đầm Xòe

Khi làm pho tượng tặng cho nước Mỹ, Bartholdi đã khéo léo giải quyết vấn đề giãn nở của kim loại qua tấm váy lòe xòe của pho tượng. Người Hà Nội lúc ấy không quan tâm đến lịch sử của pho tượng mà chỉ gọi là tượng "Bà đầm xòe".

Lúc đầu tượng được đặt ở vườn hoa trung tâm gần tòa công sứ (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ). Sau đó, vào năm 1891, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương muốn thay vào đó tượng Pôn Be (paul Bert) - viên cai trị đầu tiên ở Đông Dương, nên đã hạ tượng bà đầm xòe xuống.

Trong lúc còn chờ xây dựng bệ đá đặt tượng Pôn Be và tìm vị trí mới đặt tượng bà Đầm Xòe, cả hai bức tượng bị hạ xuống nằm chỏng trơ trên nền cỏ. Vì sự kiện đó trẻ con Hà Nội thời đó có câu vè châm biếm:

“Ông Pôn Be lấy bà đầm Xòe

Trước nhà kèn ò e í e”

Lúc ấy, báo chí Pháp thảo luận rất nhiều về vị trí đặt pho tượng này. Có nên đặt nó trên nóc Tháp Rùa không? Và nếu đặt thì tượng Thần Tự Do sẽ quay mặt về hướng nào? Sau nhiều cuộc tranh cãi cuối cùng chính quyền thực dân Pháp ở Hà Nội quyết định đặt tượng bà đầm xòe trên nóc tháp Rùa mà họ gọi là ngôi đền nhỏ.

Bức tượng được đặt ở đó từ năm 1891 đến 1896. Mặt tượng hướng về phía đông tức là khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay. Dư luận lúc đó phản đối dữ dội: đứng ở vườn hoa chưa đủ cao sao mà còn đòi lên đỉnh Tháp Rùa!

Posted Image Pho tượng Thần Tự Do tại Vườn hoa Cửa Nam trước khi bị giật đổ

Cuối cùng, "Bà Đầm xòe" được chuyển đến vườn hoa Neyret phía tây hồ Hoàn Kiếm - tức là Vườn hoa Cửa Nam gần Thư viện Quốc gia để đứng đó trong nhiều năm trong sự thờ ơ của dân chúng.Posted Image Bản tin trên báo Đông Pháp ngày 2/8/1945 cho biết, pho tượng "Bà đầm xoè" bị giật đổ 9 giờ 45 phút ngày 1/8/1945

Rồi đến năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, thị trưởng Thành Phố Hà Nội là bác sĩ Trần Văn Lai muốn xóa bỏ tàn tích xâm lược nên ông quyết định sửa đổi tên đường và giật đổ tất cả những tượng mà Pháp dựng lên ở Hà Nội như Thống chế Foch, tên buôn súng Jean Dupuis và đương nhiên Bà Đầm xòe không thoát khỏi số phận hẩm hiu. Trong cao trào yêu nước này, dân Hà Nội lại có dịp hát châm biếm rằng: Bôn-be với mụ Đầm Xòe

Ta kéo chúng xuống, ta đè chúng lên !

Posted Image Tượng đầm xòe vườn Neyret

Với ý tưởng đúc tượng phật Adiđà lớn nhất Việt Nam, dân làng Ngũ Xã đã quyên góp mua đồng, thu nhặt lượng đồng ở bức tượng bà đầm xòe này về gom đúc thành bức tượng nặng 16 tấn, ngự trên tòa sen.

Như vậy là hiện nay bức tượng nữ thần tự do đang nằm trong pho tượng phật Adiđà với gương mặt rạng ngời như cảm thông, luôn muốn cứu vớt những nỗi đau trần thế tại chùa của làng Ngũ Xã. Sự “hoá thân” âu cũng là hòa quyện của hai nền văn hoá Đông - Tây.

Nguon vietnamnet

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

1.Tại sao gọi là ông Trăng ( ông tri , ông sao) mà không gọi bà Trăng? Câu trả lời: tại vì con trai đẹp hơn con gái!

2. Tại sao có bà phù thủy mà không có ông phù thủy? Câu trả lời: không có người đàn ông nào độc ác hơn đàn bà!

3. Tại sao chỉ có mỹ nhân kế mà không có nam nhân kế? Câu trả lời: Họ không gian xảo như phụ nữ được!

4. Tại sao có ông Noel mà không có bà Noel? Câu trả lời: Tại vì đàn ông nhân hậu hơn đàn bà!

5. Tại sao gọi là phụ nữ mà lại không có... phụ nam? Câu trả lời: Tại vì con gái chỉ là phụ thôi!!!!!!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời các ban cùng thưởng thức những bức ảnh kỳ diệu chỉ có thể xuất hiện tại Việt Nam

Posted Image

Haha thì cũng xấu cả mà

Posted Image

Đã vô dịch rồi, còn muôn năm nữa kìa

Posted Image

Gởi xe xong, có nghĩa là mất xe

Posted Image

Hiz hiz, quả thật là có bớt nỗi buồn

Posted Image

Tên doanh nghiệp này không đụng hàng

Posted Image

Posted Image

Quảng cáo mọi chỗ có thể và các bác cảnh sat giao thông thấy cũng thông cảm

Posted Image

Posted Image

Chà chà bạn học sinh nào học toán thì kém, vẽ thì giỏi

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự tích hoa tuyết

Khi bà Chúa Tuyết sinh hạ được một cô con gái, bà phải suy nghĩ rất lâu rồi mới quyết định đặt tên con gái là Xnhedinca

Xnhedinca trắng trẻo, mái tóc cùng trắng, nằm trên chiếc gi­ường trắng, phía dưới là những tấm vải đệm bằng mây trắng. Khi Xnhedinca vừa đến tuổi trưởng thành đã có mấy chàng trai đến cầu hôn. Người đến trước nhất là Mặt Trăng, nhưng Xnhedinca không ưng vì chàng có cái trán hói nhẵn thín, đêm đêm không chịu ngủ mà cứ lang thang trên bầu trời, còn ban ngày thì lại giấu mặt sau những đám mây. Người thứ hai đến xin cầu hôn là Tia Nắng, nhưng chàng cũng bị Xnhedinca từ chối.

Chúa Ông giận lắm. Một hôm ông nghiêm khắc nói với con gái:

- Nếu con không tự kiếm được chồng thì cha mẹ đặt đâu, con phải ngồi đấy.

Chúa Ông nhắn tin cho Gió, kẻ thống lĩnh cả bầu trời xanh có đến bốn người con trai chưa đứa nào thành gia thất. Gió bèn đáp chiếc xe trang hoàng lộng lẫy cho những con tuấn mã phi cực nhanh tới ra mắt Chúa Ông. Xnhedinca được gả bán cho đứa con trai cả của Gió - đó là chàng Gió Bắc. Chúa bà lấy làm hạnh phúc chuẩn bị của hồi môn cho con gái, nào là chăn lông chim, gối bông tuyết mềm, những tấm vải trải giường bằng mây trắng, rồi hàng chuỗi hạt cườm vòng cổ bằng tuyết lấp lánh.

Khi khách mời đến đông đủ, Xnhedinca hiện ra như một nàng công chúa. Bà con họ hàng rất hài lòng được đến dự ngày vui, ai cũng khen hai bạn trẻ thật xứng đôi, phải lứa. Chỉ riêng Xnhedinca là không hài lòng chút nào. Chả là đương lúc yến tiệc, chàng Gió Bắc bỗng hét toáng lên: "Nóng quá! Nóng quá!" khi chàng khẽ chạm vào cặp môi lạnh toát của mình vào cặp môi của nàng.

- Con không thể yêu chàng được - Xnhedinca thở dài nói. Nàng nói nhỏ đến mức ngoài mẹ nàng ra chẳng ai có thể nghe được tiếng nàng.

"Không lẽ con gái yêu của ta lại là đứa bất hạnh". Trái tim người mẹ bỗng run lên trước một sự tiên đoán đáng sợ.

Đúng lúc yến tiệc đang rôm rả thì chàng rể lên tiếng bảo em trai Gió Nam chơi một bản nhạc nhảy. Gió Nam đang ngồi ở mép một đám mây bèn rút trong vạt áo ra một ống sáo và bắt đầu thổi. Giai điệu nhẹ nhàng lan toả, cuốn hút Xnhedinca vào cuộc nhảy. Nàng lả lướt, quay ng­ười, đập đập gót giày vào nhau phát ra tiếng kêu lanh canh, trong lúc đó, chàng Gió Đông, ng­ười em chồng tinh nghịch cứ vỗ tay cười. Chỉ có chàng Gió Tây là mỗi lúc một thêm thất vọng, đau khổ rồi gục đầu vào vai cha thổn thức. Gió Cha kinh ngạc hỏi:

- Con trai của ta, ngày vui thế này, có sao con lại để rơi lệ?

Chàng Gió Tây nức nở:

- Vì sao cha lại dạm hỏi nàng Xnhedinca cho anh lớn mà không phải là cho con? Vì sao nàng lại không thể là vợ của con?

Lúc này chàng Gió Nam mới ngước cặp mắt bồ câu của mình nhìn Xnhedinca và chàng đã bắt gặp cái ánh nhìn lên của nàng. Tiếng sáo nghe càng du dương hơn khi nó vang lên chỉ để dành cho một mình Xnhedinca thôi, còn Xnhedinca thì nhảy cũng chỉ để cho chàng Gió Nam. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chàng Gió Bắc ác độc và đầy ghen tuông kia bắt được? Bà Chúa Tuyết vô cùng đau khổ.

- Con gái yêu ơi, hãy biết kiềm chế trái tim mình! - Bà Chúa khẽ van nài khi Xnhedinca quay tròn gần chỗ bà.

Nh­ưng một trái tim đang thổn thức vì tình yêu thì kiềm chế làm sao được? Chả lẽ Xnhedinca lại có thể làm được cái điều mà ngay cả những kẻ ngu ngốc lẫn những đấng anh minh đều chịu bó tay sao?

Có thể vì mải nói chuyện với Chúa Ông nên Gió Bắc không hay biết gì, nếu như Gió Tây không khích bác chàng bằng một tiếng c­ười ác độc:

- Xnhedinca của anh sắp nở hoa nhờ những cái nhìn cháy bỏng của thằng út nhà ta đấy.

Nghe nói vậy, Gió Bắc đấm mạnh xuống bàn, hét lên vì tức giận, mắng Gió Nam:

- Hãy cất ngay ống sao đi, nếu không ta sẽ đập vỡ đấy!

Tiếng sao chỉ còn lí nhí như tiếng chim rồi câm bặt. Xnhedinca lúng túng liếc nhìn cặp mắt bồ câu của Gió Nam như muốn dò hỏi: phải chăng đó chỉ là tình yêu thoáng chốc của chàng. Nàng nhớ lại cái giây phút Gió Bắc đứng phắt dậy và gầm lên:

- Xnhedinca, em đừng quên rằng em là của anh, còn mi, thằng em kia, đừng quên rằng nàng không hề là của mi! Và bây giờ, Xnhedinca, em hãy nhảy để anh đệm sáo!

Gió Bắc cho các ngón tay vào mồm và huýt the thé khiến mọi người ai nấy có cảm giác bị kiến bò sau lưng.

- Nhảy đi! Nhảy đi! - chàng hét Xnhedinca.

Còn nàng thì đang đắm đuối trước đôi tay giơ ra chào mời của chàng Gió Nam. Nàng toan quay đi song đôi chân nàng bị băng cứng lại rồi, và chúng đã cưỡng lại ý nàng.

- Hãy nhảy đi! Nàng hãy nhảy vì ta! - Gió bắc hét to đến nỗi làm chuyển cả những cột nhà bằng tuyết, nhưng Xnhedinca vẫn không hề động lòng.

- A ha! - Gió Bắc cuồng lên, chàng rút cái roi ở thắt lưng ra đoạn vung lên. - Này, chú em Gió Nam của ta, giờ thì ta không còn th­ương tiếc mảnh vườn táo, khu vườn hồng nhà mi nữa nghe. Nội đêm nay ta sẽ tàn phá hết những khu vườn đó bằng chính hơi thở của ta, sáng mai, mi sẽ được bước lên những cành khô khốc và chỉ biết rơi những giọt lệ cay đắng mà thôi.

Tình yêu đã mách bảo Xnhedinca cách cứu lấy mạng sống của người tình. Khi Gió Bắc chưa kịp gom không khí vào lồng ngực thì Xnhedinca đã thấy gương mặt của Gió Nam đen xạm đi; nàng lập tức tháo tung những chăn gối lông chim của mình ra, và thế là chỉ trong nháy mắt, những khu vườn của Gió Nam đã được phủ một lớp thảm như tuyết trắng. Những bông hồng và những trái táo không còn biết sợ hơi thở của gió lạnh nữa.

Gió Bắc thất vọng, tính chuyện trả thù Xnhedinca. Chàng dùng roi quất nàng túi bụi, song nàng đã khôn khéo tránh được. Gió Bắc bèn ném roi đi và lao về phía Xnhedinca.

- Thế là đám cưới đã tàn! - chàng Gió Bắc gầm lên - Ta sẽ đưa nàng về nhà và giấu nàng vào căn hầm tối tăm nhất. Hãy để cho chuột, bọ gặm nhấm thân xác nàng, hỡi người vợ bướng bỉnh của ta.

Đến đây, tình yêu lại mách bảo Gió Nam cách cứu lấy trái tim, mà đối với nàng là quý giá hơn tất cả mọi thứ trên đời. Cắp nàng vào ngực, Gió Nam biết giấu Xnhedinca đi đâu bây giờ? Chàng đành phải đặt nàng dưới gốc cây hoa hồng và dặn nàng hãy chờ đợi chàng quay lại sau khi chàng chiến thắng người anh trong trận đấu cực kỳ khó khăn này.

- Trước hết hãy hôn em đã, hỡi người tình duy nhất của đời em, em sẽ chờ đợi chàng, cho dù suốt cả cuộc đời.

Gió Nam ôm hôn Xnhedinca một cách êm ái và hôn thật lâu cho đến khi ng­ười nàng tan ra trong vòng tay ôm của chàng, cho đến khi nàng chỉ còn là những giọt sương rơi xuống đất và tan biến đi.

- Nàng ở đâu? Nàng trốn đâu rồi? - Gió bắc lao vào người em trai - Ta vừa trông thấy mi ôm hôn nàng như thế nào kia mà.

- Ôi anh trai của em, hà cớ gì ta cứ thù hằn nhau mãi, - Gió Nam buồn rầu đáp - Bây giờ nàng nằm ở kia kìa, như thể giọt sương, những­ giọt nước mắt đã tan biến vào đất.

- Ta không tin nàng và cả mi nữa - Gió Bắc nói, nghiến răng trèo trẹo

- Để nàng không bao giờ còn đứng dậy được, ta sẽ dùng băng giá đè nàng xuống.

Gió Nam lúc nào cũng cứ quẩn quanh bên khu vườn hồng và vườn táo của mình. Cứ vào quãng cuối Đông hoặc đầu Xuân, Xnhedinca lại thấy có chàng ở bên cạnh, nàng dùng hơi thở sưởi ấm lớp băng bề mặt rồi ngước lên nhìn sâu vào cặp mắt bồ câu của người tình.

Và người đời cứ mỗi khi nhìn thấy một bông hoa trắng nhỏ xíu không hiểu sao lại mừng rơn và kể cho nhau nghe như kể về một sự kiện gì trọng đại lắm:

- Thấy không, trong vườn, Hoa Tuyết đã nở!

Hoa Tuyết hay Bông Tuyết ?

Sưu tầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao có tết

Ngày xửa ngày xưa, có một bà mẹ sinh được rất nhiều con trai. Chồng bà mất sớm, những người con lớn lên, đi làm ăn ở xa hết cả. Còn lại bà mẹ cặm cụi một mình một bóng. Thi thoảng những người con cũng về thăm mẹ, mang cho bà rất nhiều quà. Nhưng chẳng khi nào họ có mặt đông đủ cùng một lúc cả. Gặp người này, bà mẹ lại chạnh nhớ đến người kia. Chưa kịp vui thì gương mặt bà đã lo âu, buồn bã, không hiểu những đứa con khác dạo này ra sao, có gầy đi vì vất vả mưa nắng hay không. Người mẹ nào cũng lo cho con mình như thế đấy, con ạ.

Bà mẹ nuôi một đôi chim bồ câu làm bầu bạn. Đôi chim sớm tối bay về, gù gù vui vẻ một góc vườn khiến bà cũng vui theo một chút, nhưng nỗi nhớ nhung về những đứa con xa thì vẫn đầy ắp trên từng nếp nhăn của gương mặt bà.

Một hôm, đôi vợ chồng chim bảo nhau: “Mình ơi, tôi thương bà lão quá! Trời đổi tiết xuân, ở đâu cũng có không khí hân hoan của sự sống. Chỉ có ở nhà bà lão, tôi thấy buồn ghê. Mình phải làm gì đây?” Chim chồng nghĩ ra một kế: “Phải gọi tất cả những đứa con của bà lão cùng về một lúc. Chỉ có như thế, bà mới hết buồn lo”.

Chiều hôm ấy, hai vợ chồng nhà chim họp tất cả những bè bạn bồ câu trong vùng, nhờ họ bay đi tìm gọi tất cả những người con phương xa của bà lão. Sớm hôm sau, những cánh chim bồ câu bay đi rợp trời. Bồ câu dẻo dai và tinh tường, bay qua biết bao nhiêu ngọn núi, con sông, tìm được đến tất cả những người con lưu lạc của bà lão.

Một buổi chiều, bà lão mở cửa ra, kinh ngạc nhìn thấy tất cả những đứa con thân thương của mình đang tập họp đông đủ trước sân. Họ mang theo cả vợ con, những cô con dâu từ nhiều miền đất khác nhau, những đứa bé đủ mọi lứa tuổi, đồng thanh gọi “Bà!”.

Posted Image

Và điều kỳ diệu đã xảy ra. Người mẹ mỉm cười. Mọi nếp nhăn trên trán bà biến sạch đi đâu mất. Mái tóc dần đen trở lại chỉ trong một buổi chiều. Tối hôm ấy, một bữa cơm đông vui chưa từng có trong đời bà đã diễn ra với thật nhiều món ngon do các nàng dâu trổ tài nấu nướng. Không chỉ có bà lão cảm thấy hạnh phúc mà thật ra, tất cả những người con của bà đều thấy hạnh phúc. Họ nhắc lại những chuyện ngày xưa, hồi còn thơ bé, những kỷ niệm ngây thơ của những ngày xa lắc tưởng chừng không còn nhớ tới nữa. Trẻ con tròn mắt lắng nghe. Chúng nhận anh chị em với nhau, chơi đùa thỏa thích để rồi đêm về thiếp đi trong giấc ngủ ngon lành.

Sáng hôm sau, bà lão đi từng giường gọi các cháu dậy, nhưng gọi được đứa này thì đứa kia lại thèm thuồng nằm xuống ngủ nướng. Nghĩ ra một kế, bà bèn đốt một tràng pháo dài thật là dài. Tiếng pháo nổ rộn ràng khiến lũ trẻ bật ngay dậy, chạy ra sân. Một ngày đẹp đẽ nhất trong năm đã bắt đầu.

Và thế là, cứ đã thành lệ, những người con lấy ngày ấy mà trở về tụ họp với Mẹ, những đứa cháu về bên Bà trong bữa cơm tưng bừng cuối năm. Những đứa cháu cứ sáng ra lại hớn hở đón một ngày mới đẹp đẽ nhất trong năm, thỏa thuê nô đùa để cả năm đó nhớ mãi về nhau…

Những ngày vui vẻ ấy bây giờ mình gọi là Tết, Tết Nguyên Đán!

Tết sinh ra để cho mọi nhà được sum họp. Tết sinh ra để người đi xa vội vã trở về, để người ở nhà ngóng đợi giây phút gặp lại người thân sau một năm dài xa cách. Tết sinh ra để cho mọi người niềm vui đoàn tụ.

Suu tầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài học lớn từ tiều phu

Ngày xửa ngày xưa có một anh tiều phu rất khỏe đến xin việc ở chỗ của một thương gia buôn gỗ lớn. Người thương gia đã nhận anh ta.

Lương anh tiều phu khá cao và điều kiện làm việc cũng tốt nên anh cảm thấy mình cần phải làm việc thật chăm chỉ để xứng đáng với những gì được trả.

Ông chủ đưa cho anh chàng tiều phu một cái rìu và chỉ cho anh khu vực làm việc.

Ngày đầu tiên anh chàng mang về được 18 cây gỗ.

“Xin chúc mừng! Cứ thế phát huy nhé!” Người thương gia vui vẻ.

Lời của ông chủ như một lời khích lệ đến chàng tiều phu, anh thậm chí còn làm việc chăm chỉ hơn vào ngày hôm sau nhưng chỉ mang về được 15 cây gỗ. Ngày thứ ba anh càng cố gắng hơn nữa nhưng cũng chỉ mang về được có 10 cây. Càng ngày anh càng mang về ít hơn.

“Có lẽ mình đã bị yếu đi rồi!” Anh chàng tiều phu nghĩ. Anh đã đến chỗ ông chủ để xin lỗi và nói rằng anh không hiểu có chuyện gì đang xảy ra.

Người thương gia liền hỏi: “Lần cuối cùng anh mài chiếc rìu của mình là bao giờ?”

“Mài rìu ư? Tôi không có thời gian để làm việc đó vì lúc nào cũng bận rộn chặt cây…”

St

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một bác nông dân mua được một chú gà trống hoa mơ rất hăng máu. Gà ta đạp hết gà mái rồi tới vịt mái khiến chúng đẻ liên tục, bác nông dân nọ rất sung sướng, hả hê với thành quả này. Một bữa, bác ta đi làm đồng về thấy chú gà trống đang nằm xụi lơ trên bãi cỏ sau nhà, bên trên là mấy con quạ đang chờ ăn xác. Người nông dân thương xót than thở:

– Ôi chú gà tội nghiệp!

Sao mày vội bỏ tao mà đi sớm vậy?

Gà trống mở hé mắt nói:

– Ông đi chỗ khác đi kẻo lũ quạ mái bay hết mất bây giờ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà Chân Rùa học

Nhân mấy vụ báo chí đăng ầm ĩ về rùa hồ gươm, nên có 1 họa sĩ trẻ ở phương nam quyết định ra bắc, đến ngay Hồ Gươm ngồi vẽ rùa, với hy vọng biết đâu bán được tranh cụ rùa.

Họa sĩ trẻ đang hăng say vẽ cụ rùa, thì nghe tiếng cười khẩy

Một giọng nói cất lên đây uy quyền: này, bạn trẻ đã bao giờ thấy con rùa hồ gươm chưa ?

Họa sĩ nhìn lên thấy một ông già và trả lời: thành thật tôi chưa thấy rùa này bao giờ.

Ông già nói: Không thấy rùa bao giờ, mà dám vẽ tranh về rùa để bán àh.

Họa sĩ trẻ: tôi vẽ tranh là để kiếm sống, còn ông là ai?

Ông già khinh khỉnh trả lời: Ta là PGS, nhà rùa học.

Họa sỉ trẻ hỏi: nhà rùa học có nghĩa là như thế nào?

Ông già nhà rùa học ngước nhìn lên trời nói: Nhà rùa học có thể nói ngắn là không ai biết và hiểu rùa Hồ gươm bằng ta.

Họa sĩ lại hỏi: thế ông có bao giờ thấy chân sau hay đuôi của rùa hồ gươm chưa?

Nhà rua học: e hèm hèm, ta có thấy tiêu bản rùa trong đền Ngọc Sơn.

Họa sĩ trẻ: Ông thì giỏi lắm cũng chỉ thất được cái đầu rùa và thêm 2 cái chân trước của rùa khi rùa nổi lên thôi.

Nhà rùa học bực mình: này không được nói thế với ta, ta còn là Phó giáo sư

Họa sĩ trẻ: Bằng PGS của ông thì tôi không quan tâm, nhưng với việc nhìn rùa, thì ông nên nhận là nhà chân rùa học. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiến sĩ K giám đốc trung tam UU AA

Nhà chân rùa học trên đường về nhà mà lại đi quên đường, vì bực quá lũ lẫn cả đường về.

Vừa đi vừa suy nghĩ vì tức quá, mình oai thế nào mà bị gọi là nhà chân rùa học .

Chợt nhớ tới người quen là là K tiến sĩ KTS Giám đốc trung tâm UU AA, nên nhà chân rùa học alo gọi nhờ giúp đỡ

Vì cùng hội cùng thuyền lâu năm nên Tiến sĩ K quyết đi gặp cái cậu họa sĩ trẻ, để dạy cho bài học.

Họa sĩ trẻ đang hăng say vẽ tranh để bán, thì thấy Tiến sĩ K đứng nhìn rất chăm chú và hỏi: Này cậu ở đâu đến đây vẽ tranh?

Hoa sĩ trẻ : tôi ở trong nam ra đây vẽ tranh

Tiến sĩ K: cậu có chứng chỉ hành nghề không ?

Hoa sĩ trẻ : tôi chỉ có bằng đại học mỹ thuật thôi

Tiến sĩ K: vậy là cậu đã vi phạm phap lệnh thủ đô, kinh doanh hay vẽ cũng phải có chứng chỉ hành nghề.

Hoa sĩ trẻ : vậy àh, tôi cũng chưa nghe về cái pháp lệnh thủ đô

Tiến sĩ K: nếu cậu năn nỉ nhở vả tôi, thì không ai đụng đến cậu, nhưng phải biết điều với tôi

Hoa sĩ trẻ : Nhưng ông là ai? mà tôi phải nhờ vả

Tiến sĩ K: tôi là K, tiến sĩ KTS- giám đốc trung tâm UU AA

Hoa sĩ trẻ : ah, tôi biết ông rồi.

Tiến sĩ K đứng ưỡng ngực: tốt lắm, nhiều người biết đến tôi

Hoa sĩ trẻ : tôi vừa mua cái bằng A anh văn cho thằng con trai thi vào lớp 1 trường chuyên, bằng này do ông ký mà

Hoa sĩ trẻ : Vậy ra tiến sĩ K chuyên ký bằng dỏm Posted Image , tức là tiến sĩ dỏm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tên Thời Xưa

Tính Theo Ngày Tháng Năm Sinh

Các bạn thử tính xem học và tên của mình theo cách này là tên gì nhé

1- Cách tìm Họ: số cuối cùng trong năm sinh của bạn chính là Họ của bạn thời Cổ Đại.

Ví dụ bạn sinh năm 1980 thì số 0 là số cuối cùng, vậy họ của bạn là Liễu

0 : Liễu

1 : Đường

2 : Nhan

3 : Âu Dương

4 : Diệp

5 : Đông Phương

6 : Đỗ

7 : Lăng

8 : Hoa

9 : Mạc

2- Cách tìm tên đệm là Tháng sinh của bạn chính là tên Đệm của bạn, thử tìm xem:

1 : Lam

2 : Thiên

3 : Bích

4 : Vô

5 : Song

6 : Ngân

7 : Ngọc

8 : Kỳ

9 : Trúc

10 : ( ko có tên đệm )

11 : Y

12 : Nhược

3- Cách tìm tên là Ngày sinh của bạn chính là Tên của bạn rồi:

1 : Lam

2 : Nguyệt

3 : Tuyết

4 : Thần

5 : Ninh

6 : Bình

7 : Lạc

8 : Doanh

9 : Thu

10 : Khuê

11 : Ca

12 : Thiên

13 : Tâm

14 : Hàn

15 : Y

16 : Điểm

17 : Song

18 : Dung

19 : Như

20 : Huệ

21 : Đình

22 : Giai

23 : Phong

24 : Tuyên

25 : Tư

26 : Vy

27 : Nhi

28 : Vân

29 : Giang

30 : Phi

31 : Phúc

Ví dụ bạn sinh ngày 21/09/1985 thì tên thời xưa của tôi là Đông Phương Trúc Đình. Cũng hay đấy chứ!

Còn tên tôi tính ra là : Hoa NHược Bình

Chúc các bạn thành công.Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

mình là ÂU DƯƠNG KỲ TUYẾT nếu tính theo ngày dương

theo ngày âm là ÂU DƯƠNG NGÂN TƯ Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tên mình tính ra theo ngày dương lịch là Đông Phương Song Lam, âm lịch là Đông Phương Bích Huệ.

Mà cái này có đúng ko nhỉ, sao tên mình nghe nó cứ ngang ngang Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyện kể có nhiều thành ngữ, tục ngữ nhất

THỪA MỘT CON THÌ CÓ!

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, đứng núi này trông núi nọ, già kén kẹn hom, ghét của nào trời trao của ấy. Chị nọ phận hẩm duyên ôi, kết tóc xe tơ với một anh chàng mặt nạc đóm dày, xấu ma chê quỷ hờn lại đần độn, ngốc nghếch, vô tâm vô tính, ruột để ngoài da, thiên lôi chỉ đâu đánh đấy, mười tám cũng ừ mười tư cũng gật, học chẳng hay, cày chẳng biết, lúng túng như thợ vụng mất kim, chỉ được cái sáng tai họ điếc tai cày là giỏi!

Trăm dâu đổ đầu tằm, giỗ tết cúng bái trong nhà, công to việc lớn ngoài xóm, hai sương một nắng, tất bật quanh năm, một tay chị lo toan định liệu. Anh chồng thì như gà què ăn quẩn cối xay, lừ đừ như ông từ vào đền, như cỗ máy không giật không động. Giàu vì bạn, sang vì vợ, hang xóm láng giềng kháo nhau:”chàng ngốc thật tốt số, mả táng hàm rồng, như mèo mù vớ được cá rán”.

Chị vợ mỏng mày hay hạt, tháo vát đảm đang, hay lam hay làm, vớ phải chàng ngốc đành nước mắt ngắn nước mắt dài, đèo sầu nuốt tủi, ngậm bồ hòn làm ngọt cho qua ngày đoạn tháng. Nhiều lúc tức bầm gan tím ruột, cực chẳng đã, chị định một liều ba bảy cũng liều, lành làm gáo vỡ làm muôi, rồi anh đi đường anh, tôi đi đường tôi cho thoát nợ. Nhưng gái có chồng như gong đeo cổ, chim vào lồng biết thuở nào ra, nên đành ngậm đắng nuốt cay, một điều nhịn chín điều lành, tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại, vợ chồng đóng cửa bảo nhau cho êm cửa êm nhà, sao nỡ vạch áo cho người xem lưng, xấu chàng hổ ai?

Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa. Biết chồng tại gia không trot, liền trổ tài điều binh khiển tướng dạy chồng một phen, những mong mở mày mở mặt với bàn dân thiên hạ, không thua anh kém chị trong họ ngoài làng.

Posted ImageMột hôm ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, giữa thanh thiên bạch nhật, chị vợ dỗ ngon dỗ ngọt bảo chồng đi chợ mua bò, không quên dặn đi dặn lại: đến chợ phải tuỳ cơ ứng biến, xem mặt đặt tên, liệu cơm gắp mắm, tiền trao cháo múc, đồng tiền phải liền khúc ruột kẻo lại mất cả chì lẫn chài.

Được lời như cởi tấm long, ngốc ta mở cờ trong bụng, gật đầu như búa máy, vội khăn gói quả mướp lên đường quyết phen này lập công chuộc tội. Bụng bảo dạ, phải đi đến nơi về đến chốn, một sự bất tín vạn sự bất tin, ngốc quàng chân lên cổ đi như chạy đến chợ. Chợ giữa phiên, người đông như kiến, áo quần như nêm, biết bao của ngon vật lạ, thèm rỏ dãi mà đành nhắm mắt bước qua. Hai tay giữ bọc tiền khư khư như từ giữ oản, ngốc nuốt nước bọt bước đến bãi bán bò.

Sau một hồi bới lông tìm vết, cò kè bớt một thêm hai, nài lên ép xuống, cuối cùng ngốc cũng mua được 6 con bò. Thấy mình cũng được việc, không đến nỗi ăn không ngồi rồi báo vợ hại con, ngốc mừng như được của. Hai năm rõ mười, ai dám bảo anh ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa. Nghĩ vậy, ngốc ung dung leo lên lưng con bò đi đầu, mồm hô miệng hét diễu võ dương oai, lùa đàn bò ra về mà lòng vui như hội.

Giữa đường sực nhớ lời vợ dặn, suy đi tính lại, cẩn tắc vô áy náy, ngốc quyết định đếm lại đàn bò cho chắc ăn. Ngoảnh trước ngó sau, đếm đi đếm lại, đếm tái đếm hồi chỉ thấy có 5 con, còn một con không cánh mà bay đi mất. Toát mồ hôi, dựng tóc gáy, mặt cắt không còn giọt máu, ngốc vò đầu gãi tai, sợ về nhà vợ mắng cho mất mặn mất nhạt rồi lại bù lu bù loa kêu làng kêu nước mà than than trách phận, ngốc về nhà với bộ mặt buồn thiu như đưa đám.

Thấy chồng về, chị vợ tươi như hoa ra đón, nhưng ngốc vẫn ngồi như bụt mọc trên lưng con bò đi đầu, chắp tay lạy vợ như tế sao:

- Mình ơi, tôi đánh mất bò, xin mình tha tội cho tôi…

Nhìn chồng mặt như chàm đổ mình dường giẽ run, chị vợ không khỏi lo vốn liếng đi đời nhà ma, liền rít lên như xé lụa:

- Đồ ăn hại. Đàn ông con trai mà trói gà không chặt. Làm sao lại để bò sổng?

Sợ thót tim vãi đái, nhưng ngốc vẫn lấy hết sức bình tĩnh để phân trần:

- Tôi mua tất cả 6 con, họ giao đủ 6, bây giờ đếm mãi vẫn chỉ 5 con.

Nhìn ngốc ta vẫn ngồi như đóng đinh trên lưng bò, chị vợ hiểu rõ đầu đuôi cơ sự, dở khóc dở cười bảo chồng:

- Thôi xuống đi! Thiếu đâu mà thiếu, có mà thừa một con thì có!!!

===========================================================================================================

Câu chuyện trên này có rất nhiề ca dao, tục ngữ của Việt Nam

Ai mà đếm được chính xác sẽ có thưởng.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay