Thiên Sứ

Động Đất Và Lý Học Đông Phương.

539 bài viết trong chủ đề này

Động đất ở vùng chịu bão Haiyan

Thứ ba, 12/11/2013 15:19 GMT+7

Một trận động đất mạnh 4,5 độ Richter vừa làm rung chuyển đảo Bohol, một trong những nơi bị Haiyan tấn công mạnh nhất ở Philippines.

Posted Image

Động đất 4,5 độ Richter xảy ra ở nơi siêu bão Haiyan vừa quét qua. Ảnh: myforecast

Thông báo của Viện Địa chất và Núi lửa Philippines (Phivolcs) cho biết trận động đất mạnh 4,5 độ Richter xảy ra ở đảo Bohol vào 1h21 chiều nay (giờ địa phương). Tâm chấn cách thành phố Tagbilaran 31 km về phía đông bắc và ở độ sâu chỉ 9 km.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) thì cho rằng trận động đất mạnh 4,8 độ Richter. Báo cáo gửi tới cơ quan này nói những người ở Cebu, Danao và Bohol cảm thấy sự rung lắc nhẹ.

Vụ việc xảy ra ở đúng khu vực hồi tháng trước bị một trận động đất mạnh 7,2 độ Richter tấn công, làm hàng chục nghìn người phải sơ tán. Theo Philvolcs, đây là dư chấn của trận động đất từng rung chuyển Bohol hôm 15/10.

Hiện chưa rõ nó có gây thương vong hay thiệt hại về tài sản nào hay không, cũng không có cảnh báo sóng thần trong khu vực.

Bohol, tỉnh đảo thuộc vùng Trung Visayas, là một trong những nơi bị siêu bão Haiyan quét qua. Tính đến hôm qua, chính quyền Philippines xác nhận có 1.774 người đã thiệt mạng vì bão Haiyan và thống kê này còn có thể tăng cao trong những ngày tới.

Trọng Giáp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất mạnh 7,8 độ Richter tại Nam Đại Tây Dương

Ngày đăng : 20:03 17/11/2013 (GMT+7)

(Kienthuc.net.vn) - Cơ quan Thăm dò Địa chất Mỹ (USGS) cho biết một trận động đất ngầm dưới biển với cường độ mạnh 7,8 độ Richter đã xảy ra tại Biển Scotia, ở cực Nam Đại Tây Dương gần Nam Cực.

Theo USGS, trận động đất xảy ra lúc 9 giờ 4 phút ngày 17/11 (giờ GMT) tại vùng biển cách điểm định cư Grytviken thuộc vùng lãnh thổ Nam Georgia (Anh) khoảng 893km về phía Tây Nam và cách vùng Ushuaia của Argentina khoảng 1.140km.

Tâm chấn của trận động đất này nằm ở độ sâu 10km, gần với nơi xảy ra trận động đất mạnh 6,8 độ Richter xảy ra trước đó 30 giờ cũng tại Biển Scotia.Hiện, chưa có thông báo về thương vong hay thiệt hại do trận động đất mới.

Theo Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất kèm tiếng nổ tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2

Thứ Hai, 13/01/2014 19:08:46 GMT+7

Chiều nay (13.1), ông Huỳnh Ngọc Thiệu - Trưởng phòng NNPTNT huyện Bắc Trà My - cho biết, tại địa bàn vừa tiếp tục xảy ra trận động đất khoảng 3 độ richter kèm theo tiếng nổ lớn.

Người dân xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My cảm nhận rất rõ trận động đất này.

Posted Image

Lực lượng chức năng tham gia diễn tập ứng phó động đất tại huyện Bắc Trà My

vừa qua (ảnh minh hoạ).

Ông Phạm Đức Hội (50 tuổi, trú xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My) cho biết: “Sự việc xảy ra vào khoảng 11h20 cùng ngày, trong lúc tôi đang ngồi ở trong nhà cùng với mấy người bạn nói chuyện, bỗng nghe một tiếng nổ lớn kèm rung chuyển của động đất kéo dài gần 5 giây. Nhà tôi nằm cách đập thủy điện Sông Tranh 2 khoảng 20km, nhưng cảm nhận rất rõ”.

Trước đó, Dân Việt đã thông tin, Viện Vật lý địa cầu cho biết, vào hồi 3h19 (giờ GMT) tức 10h19 (giờ Hà Nội) ngày hôm qua (12.1), một trận động đất 2,6 độ richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 15.244 độ vĩ Bắc, 108.093 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 5,5 km, cũng tại khu vực Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My.

Theo Trường Hồng (Dân Việt)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liên tiếp động đất ở Sơn La

Thứ tư, 12/2/2014 11:46 GMT+7

Trong hai ngày 9 và 11/2, Sơn La hứng hai trận động đất cường độ nhẹ.

Trận động đất ngày 11/2 xảy ra ở khu vực huyện Quỳnh Nhai vào khoảng hơn 19h có cường độ 2,8 độ Richter; độ chấn tiêu khoảng 11 km.

Posted Image

Khu vực xảy ra động đất ngày 11/2 ở huyện Quỳnh Nhai.

Cách đó hai ngày, địa phương này cũng có một trận động đất khác với cường độ 2,5 độ Richter; độ sâu chấn tiêu khoảng 12 km. Trận động đất thuộc khu vực huyện Thuận Châu.

Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu), hai trận động đất trên có cường độ yếu, không có khả năng gây thiệt hại.

Từ đầu năm đến nay, Sơn La đã xảy ra ba trận động đất yếu. Trước đó ngày 11/1, tại đây xảy ra trận động đất cường độ 2,6 độ Richter.

Tỉnh Sơn La thường xảy ra động đất do nằm trên vết đứt gãy sông Mã. Trận động đất mạnh nhất ghi nhận tại đây là 6,8 độ richter.

Các nhà khoa học cho hay, Sơn La là một trong 7 vùng trọng điểm có nguy cơ phát sinh động đất tại khu vực Tây Bắc. Sáu điểm còn lại là Điện Biên, thị xã Lai Châu, thị trấn Mường La, thị xã Mường Lay, thị trấn Tuần Giáo, thị trấn Tam Đường.

Hương Thu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liên tiếp động đất ở Sơn La

Thứ tư, 12/2/2014 11:46 GMT+7

Trong hai ngày 9 và 11/2, Sơn La hứng hai trận động đất cường độ nhẹ.

Trận động đất ngày 11/2 xảy ra ở khu vực huyện Quỳnh Nhai vào khoảng hơn 19h có cường độ 2,8 độ Richter; độ chấn tiêu khoảng 11 km.

dongdat1-7182-1392178148.jpg

Khu vực xảy ra động đất ngày 11/2 ở huyện Quỳnh Nhai.

Hương Thu

===============

Mấy năm rùi! Kể từ khi các nhà "pha học" ở Viện động đất gì đó hùng hồn phát biểu ý kiến: Việt Nam sẽ động đất lên tới 8 độ dích te, vưỡn chưa có trận nào đến 4 độ như Lão Gàn nói. Họ chụp cho Lão Gàn cái mũ (Tiếng Nam bộ là cái nón) "làm cho nhân dân mất cảnh giác". Híc! Làm Lão Gàn ...câm luôn.

Ở Việt Nam khó đoán động đất lắm. Vì đoán động đất là thứ "pha học" chưa đoán được, nhưng nó lại bị chính một số nhà khoa học chuyên khoa Địa Lý gán cho những cái mác đầy mùi ...xã hội học: nói nhỏ thì là "làm nhân dân mất cảnh giác", nói to thì chắc là "gây hoang mang".

Thôi thế này nhá! Nội năm nay sẽ có một trận động đất có tính hủy diệt lớn. Năm ngoái Lão cũng nói vậy.May wá nó ở tận ngoài bể phía Nam anh Niu Di Lân, nên chẳng chết thằng Tây nào, dù đến 8,6 độ dích te. Nhưng năm nay nó sẽ ở trên đất liền với tâm chấn nông đấy và cũng xấp xỉ 8 độ dích te! Tất nhiên không phải ở Việt Nam. Còn ở đâu thì Lão Gàn hổng bít. Hy vọng nó ở sa mạc, hoặc vùng sâu vùng xa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất 6,8 độ Richter ở Trung Quốc

12/02/2014 18:39

(TNO) Ngày 12.2, một trận động đất 6,8 độ Richter đã làm rung chuyển khu vực dân cư thưa thớt ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.

Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết trận động đất có tâm chấn cách thành phố Hòa Điền (khu tự trị Tân Cương) 270 km về phía đông nam, theo AFP.

Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc lại đưa thông tin cho biết đây là trận động đất 7,3 độ Richter. Theo sau trận động đất là các đợt dư chấn 5,7 độ Richter và 4,2 độ Richter.

“Chúng tôi cảm nhận được sự rung lắc rất mạnh trong phòng làm việc”, một phóng viên địa phương ở gần tâm chấn trận động đất cho biết.

Hiện chưa có báo cáo về thương vong. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết trận động đất không ảnh hưởng nhiều đến thành phố Hòa Điền.

Một chuyên gia Trung Quốc không nêu tên cho CCTV biết khu vực bị ảnh hưởng bởi tâm chấn trận động có dân cư thưa thớt nên có thể không có thiệt hại lớn.

Một số khu vực ở Trung Quốc thường hay hứng chịu động đất. Hồi tháng 4.2013, một trận động đất ở tỉnh Tứ Xuyên khiến khoảng 200 người thiệt mạng, theo AFP.

Tân Cương giàu tài nguyên thiên nhiên, chiếm tỉ lệ khoảng 30 % tổng lượng dầu mỏ trên đất liền và khí đốt, và 40% tổng lượng than đá của Trung Quốc.

Phúc Duy

===============

Vừa viết xong bài trên thì vào Thanhnien Online gặp bài này. Nhưng về mặt lý thuyết thì báo đăng trước bài của Lão Gàn một giờ. Người ta có thể cho là Lão Gàn nói theo. Bỏ trận này. Tức là còn nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xảy ra trện động đất mạnh 6,7 độ Richter gần Barbados

(VIETNAM+)

Posted ImageẢnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Ngày 18/2, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết đã xảy ra một vụ động đất mạnh 6,7 độ Richter tại khu vực Caribbean, gần quốc đảo Barbados.

Vụ động đất xảy ra vào hồi 9 giờ 27 phút (GMT), ban đầu được xác định nằm ở 14,7 độ vĩ Bắc, 58,8 độ kinh Đông, cách thị trấn Bathsheba của Barbados 170km về phía Đông Bắc với tâm chấn ở độ sâu 10 km.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất 6,4 độ richter rung chuyển Mexico

Thứ Sáu, 09/05/2014 07:17:12

Một trận động đất mạnh 6,4 độ richter làm rung chuyển bang Guerrero, miền nam Mexico xảy ra vào trưa hôm qua, gần một tháng sau dư chấn mạnh trong khu vực.

Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, trận động đất xảy ra vào buổi trưa ngày hôm qua (giờ địa phương). Vùng tâm chấn cách thủ đô Mexico khoảng 250 km về phía tây nam, CNN đưa tin.

Posted Image

Người dân đổ xuống đường vì trận động đất 6,4 độ richter ngày hôm qua. Ảnh: USA Today.

Truyền thông chưa đưa tin về những thiệt hại lớn trong vụ động đất. Các hoạt động tại thủ đô Mexico vẫn diễn ra bình thường sau động đất.

Ban đầu Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ thông báo động đất mạnh 6,8 độ richter nhưng sau đó giảm xuống còn 6,4 vào buổi chiều.

Trước đó, ngày 18/4, động đất 7,2 độ richter từng làm rung chuyển bang Guerrero.

Theo Zing.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại động đất tại Thừa Thiên - Huế

Thứ Ba, 23/12/2014 - 08:58
 

Dân trí Theo tin từ Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu, một trận động đất đã xảy ra vào chiều qua (22/12) tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
 

Theo dữ liệu ghi nhận, vào lúc 8 giờ 48 phút 45 giây (giờ GMT) tức 15 giờ 48 phút 45 giây (giờ Hà Nội) ngày 22/12, một trận động đất có độ lớn 2.9 độ Richter xảy ra tại vị trí có tọa độ (16.137 độ vĩ Bắc, 107.532 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 9 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

23122-4fc01.png
Bản đồ trận động đất ở A Lưới ngày 22/12- vị trí chấn tâm nằm gần đứt gãy Trường Sơn
 

Trước đó, 3 trận động đất khác cũng đã xảy ra tại huyện này cùng trong năm 2014. Đây là một điều khá bất thường mà trước nay chưa từng xảy ra ở A Lưới và cả ở tỉnh Thừa Thiên - Huế: Trận động đất mạnh 3,3 độ Richter vào ngày 13/11 (độ sâu tiêu chấn 8,4 km); trận động đất mạnh 2,9 độ Richter ngày 11/7 (độ sâu tiêu chấn 10km) và trận động đất mạnh 4,7 độ Richter vào ngày 15/5 với độ sâu tiêu chấn 10 km.

 

Sau khi vào Huế để khảo sát trận động đất xảy ra ngày 15/5, Viện Vật lý địa cầu cho rằng tỉnh Thừa Thiên - Huế nên tiến hành thực hiện đột xuất và ngay trong năm 2014 một nghiên cứu, đánh giá nguy hiểm động đất ở mức độ chi tiết cao.

23121-4fc01.jpg
Nhà dân ở A Lưới bị nứt nẻ do động đất (ảnh: Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu)

Hiện Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Đại Dương

Share this post


Link to post
Share on other sites
Lại xuất hiện động đất ở Thanh Hóa


Thứ Năm, 08/01/2015 00:01:26 GMT+7

 



5h27 sáng 7.1, tại thị trấn Quan Sơn và nhiều xã trong huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã xuất hiện động đất.


 

Dong%20dat.jpg

Hình minh họa



 

Ông Lò Đình Múi - Bí thư huyện ủy huyện vùng cao, biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa) cho biết: Theo thông tin từ các địa phương báo cáo về huyện, lúc 5h27 phút sáng 7.1, tại thị trấn Quan Sơn và các xã như: Tam Lư, Tam Thanh, Sơn Lư, Sơn Hà, Trung Thượng, Trung Hạ, Trung Xuân đều ghi nhận có tiếng nổ lớn dưới lòng đất.

 

Sau đó, các nhà dân bị rung lắc mạnh, đồ đạc như bát đĩa, cốc chén va chạm vào nhau kêu loảng xoảng. Tình trạng rung lắc mạnh chỉ tồn tại trong vài giây.

 

Người dân địa phương cho biết thêm, sau khi xuất hiện động đất, nhiều trẻ em, người già ở thị trấn Quan Sơn và các xã nêu trên được người thân đưa ra khỏi nhà. Hàng trăm người dân chạy ra đường trong tình trạng bàng hoàng, hốt hoảng.

 

Do huyện Quan Sơn chưa có trạm quan trắc, đo đạc thông số về động đất, nên đến nay chính quyền và người dân chưa biết trận động đất xảy ra sáng sớm 7.1 có cường độ bao nhiêu. Tuy nhiên, người dân ở Quan Sơn cho biết trận động đất này có cường độ mạnh hơn các trận đã từng xảy ra năm 2011 và 2012 trên địa bàn huyện.

 

Anh Ngân Văn Hòa -  khu 6, thị trấn Quan Sơn cho biết: “Sáng sớm, tôi đang ngủ trên giường thì nghe có tiếng nổ lớn trong lòng đất, rồi ngôi nhà bị rung lắc mạnh. Đồ đạc trong nhà va chạm vào nhau. Tôi bật dậy nhìn đồng hồ thì thấy lúc đó là khoảng 5h30 sáng. Tình trạng rung lắc nhà chỉ kéo dài vài giây rồi kết thúc. Sau khi có chút hoang mang, lo lắng về trận động đất này, đến nay mọi sinh hoạt của người dân lại diễn ra bình thường.”

 

Ông Lò Đình Múi cho biết thêm, đến cuối giờ chiều 7.1, tại các xã, thị trấn của huyện xuất hiện động đất chưa có thiệt hại về người và tài sản. UBND huyện cũng đã báo cáo UBND tỉnh về trận động đất này.

 

Được biết, trước đó, vào năm 2011 và 2012, tại huyện vùng cao Quan Sơn cũng thường xảy ra động đất, rung chấn ở cường độ từ 2- 2,5 độ Richter.

 

Theo Hoài Thu - Hồng Đức (Dân Việt)

Share this post


Link to post
Share on other sites
Động đất gần 4 độ Richter ở Sơn La

Thứ sáu, 16/1/2015 | 16:08 GMT+7

 

Một trận động đất 3,6 độ Richter vừa xảy ra tại huyện Thuận An, tỉnh Sơn La và hiện chưa có thống kê về thiệt hại.
 

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết, trận động đất xảy ra lúc 13h17 hôm nay với độ sâu chấn tiêu khoảng 12 km.

dongdat1-1348-1421398147.jpg

Bản đồ tâm chấn động đất. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu.

 

Đây là trận động đất đầu tiên trong năm nay ở Sơn La. Năm 2014, 7 trận động đất đã diễn ra ở địa phương này, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Mường La; trong đó trận động đất mạnh nhất là 4,3 độ Richter.

Sơn La là địa phương thường xảy ra động đất do nằm trên vết đứt gãy sông Mã. Trận động đất mạnh nhất ghi nhận tại đây là 6,8 độ Richter.

Theo các nhà khoa học, tâm chấn động đất được ghi nhận không phân bố ngẫu nhiên, mà tập trung vào một số đới cụ thể. Ở miền Bắc, động đất xảy ra dọc các đới đứt gẫy Mường La - Bắc Yên, Sơn La, Sông Mã.... Ở miền Nam, động đất xảy ra ở trên thềm lục địa ngoài khơi Vũng Tàu.

Hương Thu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đông Bắc Nhật Bản hứng chịu động đất 6,3 độ richter

Chủ Nhật, 22/02/2015 - 07:10

 

Dân trí Một trận động đất mạnh 6,3 độ richter đã làm rung chuyển khu vực Đông Bắc Nhật Bản vào tối 21/2 giờ địa phương với tâm chấn được xác định sâu 10 km. Đây là trận động đất mạnh thứ hai ở Đông Bắc Nhật Bản trong tuần này.

 

1-18ce5.jpg
Tâm chấn động đất nằm ngay ngoài khơi thành phố Miyako (Ảnh: Worldpess)
 

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) thông báo động đất xảy ra lúc 19h13 theo giờ địa phương (17h13 cùng ngày ở Việt Nam).

Động đất đã làm rung chuyển khu vực cách thành phố Miyako, thuộc tỉnh Iwate của Nhật Bản, 128 km về phía Đông - Đông Bắc.

Tâm chấn nằm sâu 10 km, ban đầu được xác định ở vị trí 39,86 vĩ độ Bắc và 143,42 kinh độ Đông.

Hiện chưa có thông báo về thương vong cũng như thiệt hại do động đất gây ra.

Tuy nhiên theo thông tin mới nhất, trong nhiều giờ sau đó, tại khu vực Đông - Đông Bắc Nhật Bản liên tục xảy ra các cơn dư chấn có cường độ từ 4,3 - 6,1 độ richter.

Iwate là tỉnh lớn thứ 2 ở Nhật Bản, sau tỉnh Hokkaido. Nơi đây có nhiều điểm du lịch nổi tiếng và có tỷ lệ dân số khá thưa.  

Đầu tuần này, ở bờ biển Đông Bắc Nhật Bản cũng xảy ra một trận động đất mạnh 6,9 độ richter gây cảnh báo sóng thần.

Vũ Anh

Theo Xinhua

Share this post


Link to post
Share on other sites

Longphibaccai thân mến.

Long phi có thể giúp sư phụ đưa các bài nói về động đất bắt đầu từ mùng 1 Tết Nguyên đán Ất mùi vào mục "tiên tri Ất Mùi" (có một số bài đã đưa rồi thì thôi). Vì năm nay si phọ có tiên tri đại ý rằng: Năm Ất Mùi động đất là thiên tai ấn tượng trong năm. Còn topic này si phọ đã bỏ rồi. Do e ngại người ta chụp mũ si phọ là "làm nhân dân mất cảnh giác"  và dự báo về động đất là "vớ vẩn", không có "cơ sở khoa học". Mí lỵ tóm lại là người ta không bít thì mình không thể được phép bít nhiều hơn. Hì.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất mới ở New Zealand kéo theo sóng thần

Thứ ba, 19 Tháng tư 2011, 22:15 GMT+7

Rạng sáng nay 19/4, một trận động đất mạnh 6,6 độ Richter đã xảy ra ở phía nam quần đảo Kermadec của New Zealand, đã khiến cho trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương phải ban bố lệnh cảnh báo sóng thần có thể xảy ra ở khu vực này.

65222237-vnm_2011_342509.JPG

Khung cảnh đổ nát sau động đất hồi tháng 2/2011 ở thành phố Christchurch, thành phố lớn thứ hai của New Zealand, đã cướp đi sinh mạng của 181 người.

New Zealand nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực thường xuyên diễn ra các hoạt động kiến tạo, nên thường hứng chịu các trận động đất. Hoạt động núi lửa dưới lòng biển quanh khu vực đảo Kermadec rất phức tạp và đã xảy ra nhiều trận động đất nhỏ hơn tại đây trong tuần qua.

Theo New Zealand, tâm chấn của trận động đất 6,6 độ Richter này nằm cách núi lửa Brothers khoảng 340km. Tuy nhiên, trận động đất này chỉ khiến cho người dân ở quần đảo này cảm nhận sự rung lắc nhẹ. Hiện vẫn chưa có báo cáo thiệt hại về người và tài sản sau vụ động đất mạnh này.

Tuy nhiên, trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương phải ban bố lệnh cảnh báo sóng thần có thể xảy ra ở khu vực này. Nhưng cũng cho biết, có nhiều khả năng New Zealand sẽ không phải hứng chịu sự tàn phá của sóng thần có quy mô lớn.

Trước đó, cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) ngày 18/4 đã ghi nhận được, một trận động đất xảy ra vào khoảng 20 giờ cùng ngày (giờ Việt Nam), tâm chấn nằm sâu 90km dưới mặt biển, ở vị trí cách Auckland khoảng 550km về phía Đông, và đã nhận định đúng. Khi cho rằng, New Zealand sẽ tiếp tục hứng chịu trận động đất mạnh 6,4 độ Richter vào ngày hôm nay.

(Tổng hợp)

Việt Báo (Theo_VnMedia)

===========================================

Thiên Sứ tôi cảnh báo một trận động đất lớn sẽ xảy ra trong năm nay. Cường độ tương đương hoặc lớn hơn so với trận động đất tại Nhật Bản ngày 11.4. 2011. Thời hạn chưa rõ, nhưng trong năm nay. Trận động đất này có tính hủy diệt và xóa sổ một miền đất hoặc lãnh thổ.

Không xảy ra ở Việt Nam.

===========================================

 

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương sẵn sàng cộng tác với các tổ chức khoa học trong và ngoài nước bằng văn bản, để dự báo ngày càng chính xác hơn vị trí và thời điểm , cường độ động đất xảy ra trên thế giới. Những dự báo của chúng tôi chưa thật chính xác , bởi hạn chế những phương tiên. Nhưng đó là nhữnngg dự báo có hiệu quả, đã và đang chứng nghiệm. Những phương tiện hiện đại hiện nay chưa có khả năng nàỳ, nhưng lại có thể hỗ trợ rất nhiều cho chúng tôi, nếu có sự công tác.

Chúng tôi hy vọng rằng: Những di sản của nền văn minh Đông phương nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến (Không phải thứ tư duy cội nguồn Việt sử "Ở trần đóng khố" và "Liên minh bộ lạc") cùng cộng tác với văn minh hiện đại có nguồn gốc Tây phương, sẽ tránh được một cách hữu hiệu những thiên tai xảy ra cho con người.

 

 

 

Nhật Bản tranh cãi về dự án ‘Vạn Lý Trường Thành’ ngăn sóng thần
23/03/2015 18:00
 

(TNO) Nhật Bản đang tiến hành dự án xây bức tường chắn sóng biển (hay còn gọi là đê biển) dài 400 km, cao bằng tòa nhà 5 tầng và được ví như “Vạn Lý Trường Thành” của Trung Quốc, nhằm ứng phó với những thảm họa tự nhiên trong tương lai, như sóng thần. Nhưng kế hoạch này lại bị chỉ trích làm hủy hoại sự sống của sinh vật biển và sẽ không đảm bảo an toàn cho người dân.

 

tsunaminhatban_xjlp.png?width=500
Trận động động đất sóng thần tàn phá thành phố Hachinohe, tỉnh Aomori Nhật Bản vào ngày 11.3.2011 - Ảnh: Reuters
Đây là dự án xây bức tường chắn sóng bê tông ở đông bắc Nhật Bản và một số phần của bức tường chắn sóng này có chiều cao bằng tòa nhà 5 tầng, theo đài Russia Today (Nga).
Chính quyền Nhật Bản cho biết mục tiêu của dự án này là nhằm ngăn chặn những thảm họa thiên nhiên như động đất - sóng thần hồi năm 2011, khiến 18.500 người chết hoặc mất tích, dẫn đến thảm họa hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Tokyo từng tuyên bố dự án này với biệt danh là “Vạn Lý Trường Thành của Nhật Bản” ngay sau thảm họa động đất - sóng thần ngày 11.3.2011. Dự án đang được tiến hành và dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng hai năm tới.
Ước tính tổng kinh phí thực hiện dự án lên đến 820 tỉ yen (6,8 tỉ USD). Tuy nhiên, bức tường chắn sóng 400 km này vẫn chưa đủ dài, bởi báo cáo gần đây của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết có đến 14.000 km trong số 35.000km đường bờ biển của Nhật Bản cần được bảo vệ trước nguy cơ sóng thần.
Dự án này đã bị người dân và một số quan chức Nhật chỉ trích là phí tiền, hủy hoại đời sống sinh vật biển và không thể đảm bảo an toàn người dân.
“Chúng tôi lo ngại bức tường chắn sóng sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh vật biển và ảnh hưởng đến cuộc sống của chính tôi”, ngư dân Makoto Hatakeyama ở thành phố cảng Kesennuma (tỉnh Miyagi) cho biết. Ông Hatakeyama cũng là một nạn nhân sống sót sau thảm họa động đất - sóng thần năm 2013.
“Chúng tôi luôn cùng tồn tại với biển cả và chúng tôi không muốn tách rời khỏi biển cả”, ông Rikio Murakami, một người dân khác ở Kesennuma, cho hay.
Bức tường chắn sóng hiện là vấn đề gây tranh cãi ở Nhật Bản. Ngôi làng Fudai của Nhật Bản đã thoát được sự tàn phá của sóng thần và còn nguyên vẹn nhờ bức tường bê tông lớn bao bọc làng này vào năm 2011.
Nhưng những bức tường chắn sóng ở thành phố Kamaishi đã không chống chọi nổi đợt sóng thần năm 2011 và riêng thành phố này có khoảng 1.000 người chết.
buctuongchansong_xgsj.jpg?width=500
Bức tường chắn sóng đang được xây dựng - Ảnh chụp màn hình Twitter
“Cách an toàn nhất là để con người sống ở nơi cao hơn. Nếu chúng ta làm được điều này, chúng ta không cần Vạn Lý Trường Thành”, ông Tsuneaki Iguchi, thị trưởng thành phố Iwanuma cho hay. Iwanuma cũng hứng chịu thảm họa động đất sóng thần năm 2011.
Thị trưởng Iguchi đưa ra một ý tưởng thay thế được gọi là “bức tường xanh”, trồng rừng dọc theo khu vực gần bờ biển trên những ụ đất cao. Đề xuất của ông nhận được sự hậu thuẫn từ cựu Thủ tướng Nhật Morihiro Hosokawa. Ông Iguchi tin rằng “bức tường xanh” tồn tại lâu hơn là bức tường bê tông.
“Bức tường xanh”, đã được trồng tại một số khu vực ở Iwanuma, sẽ không thể ngăn chặn sóng thần, nhưng nó sẽ giúp làm chậm tốc độ di chuyển của những đợt sóng sau khi sóng thần ập vào bờ biển và di chuyển sâu vào đất liền, cuốn trôi và tàn phá mọi thứ trên đường đi của nó.
Ông Tomoaki Takahashi, một nhà hoạt động xã hội đang cố vận động cộng đồng ủng hộ ý tưởng “bức tường xanh”, thừa nhận rằng nhiều người dân Nhật vẫn ủng hộ bức tường chắn sóng bê tông hơn.
Các nhà môi trường học Nhật Bản nhận định bức tường chắn sóng dài 400 km sẽ “gây chướng mắt”.
Ông Kazutoshi Musashi, người dân sống ở thành phố cảng Osabe, cho hay giờ đây xuất hiện một bức tường bê tông cao 12,5m chắn tầm nhìn ra biển. “Sự thật là nó trông giống như bức tường nhà tù”, ông Musashi (46 tuổi) nói.

Phúc Duy

=================

Cá nhân tôi sẵn sàng công tác với các nhà khoa học Nhật Bản để giảm thiểu tối đa những kiếp nạn như động đất ở đất nước này. Tôi tin rằng những phương tiện khoa học hiện đại cộng với những tri thức của nền văn minh Đông phương huyền vĩ sẽ khắc phục được kiếp nạn động đất này.

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites