Posted 16 Tháng 11, 2012 Cái bản đồ vệ tinh longphibaccai gửi cho sư phụ sao chẳng thấy hình thể núi sông gì cả? Phẳng lỳ như bản đồ hành chính vậy. Longphibaccai có biết sông Tranh chảy từ Tây sang Đông hay từ Bắc xuống Nam không? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 11, 2012 He he. Thiệt là xui cho ông Bộ Trưởng. Mới vừa tuyên bố xong, ngày hôm sau thì động đất lại xảy ra. Nói cho cùng, trách nhiệm cao nhất nếu không may xảy ra ở đập sông Tranh vẫn chưa có vị nào đứng ra chịu trách nhiệm. Theo lẽ, người quyết đjnh đầu tư là người phải có trách nhiệm trước pháp luật cao nhất. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 11, 2012 Cái bản đồ vệ tinh longphibaccai gửi cho sư phụ sao chẳng thấy hình thể núi sông gì cả? Phẳng lỳ như bản đồ hành chính vậy. Longphibaccai có biết sông Tranh chảy từ Tây sang Đông hay từ Bắc xuống Nam không? Thưa Sư phụ, theo cách hiểu của thanhphuc Sông Tranh chảy từ Nam lên Bắc (riêng đoạn đập thuỷ điện trên bản đồ thì sông này chảy theo hướng từ Tây Tây Nam đến Đông Đông Bắc), đây là đương link bản đồ địa hình khu vực, đập nằm ở chỗ dấu cộng (+) http://www.wikimapia.org/#lat=15.3304313&lon=108.1414748&z=14&l=38&m=t Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 11, 2012 Cái bản đồ vệ tinh longphibaccai gửi cho sư phụ sao chẳng thấy hình thể núi sông gì cả? Phẳng lỳ như bản đồ hành chính vậy. Longphibaccai có biết sông Tranh chảy từ Tây sang Đông hay từ Bắc xuống Nam không?Thưa sư phụ, con cập nhật bản đồ mới và con nghĩ Sông Tranh 2 sẽ chảy từ Tây Sang Đông vì nó ảnh hưởng đến người dân ở Bắc và Nam Trà My. Bản đồ thu nhỏ hơn, màu đỏ là nơi có đập Thủy Điện sông tranh 2. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 11, 2012 Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu: 'Động đất ở Sông Tranh 2 có thể mạnh hơn nữa!' 16/11/2012 10:46 - Chưa thể khẳng định động đất ở khu vực Sông Tranh đã đạt đến mức độ cực đại, những trận động đất với cường độ mạnh hơn vẫn có thể xảy ra trong tương lai, Tiến sĩ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu khẳng định. Thêm nỗi lo mới từ Sông Tranh 2 Động đất Sông Tranh 2 sang giai đoạn rung chấn? Động đất xảy ra tại khu vực cách đập Sông Tranh 2 khoảng 7km về phía thượng lưu. Vào hồi 14 giờ 24 phút ngày 15/11/2012, một trận động đất 4,7 độ Richter đã xảy ra tại vị trí có tọa độ (15,35 độ vĩ Bắc, 108,10 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 6km. Động đất xảy ra tại khu vực cách đập Sông Tranh 2 khoảng 7km về phía thượng lưu, thuộc địa phận huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, trận động đất gây nên rung động trên cấp VI (theo thang MSK-64) ở khu vực đập thủy điện Sông Tranh. Trận động đất “mạnh chưa từng thấy” đã khiến người dân Bắc Trà My rất hoang mang và lo lắng. Điều khiến người dân lo lắng hơn là mới đây, một đoàn nghiên cứu độc lập của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam sau khi khảo sát thực địa khu vực thủy điện Sông Tranh 2 đã khẳng định: Động đất ở khu vực sông Tranh 2 đã qua giai đoạn tiền chấn với trận động đất mạnh nhất từ trước đến nay là 4,6 độ richter vào đêm 22/10. Theo kết luận này thì trận động đất với cường độ 4,6 độ Ricter, động đất tại Sông Tranh 2 đã chuyển sang giai đoạn giai đoạn dư chấn, nghĩa là động đất vẫn còn tiếp diễn nhưng với cường độ nhỏ hơn và có thể mất dần. Tuy nhiên, với trận động đất chiều 15/11 vừa qua, dễ thấy rằng, diễn biến các trận động đất ở Sông Tranh 2 lại không diễn ra như các nhà khoa học đã dự đoán. Trao đổi với phóng viên VietNamNet về vấn đề này, Tiến sĩ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho rằng, kết luận của các nhà khoa học thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của các hồ thủy điện trên thế giới. Tuy nhiên, động đất kích thích tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 lại khá đặc biệt do dung tích hồ chứa của Sông Tranh 2 chỉ là 730 triệu m3 , rất nhỏ so với thế giới. TS Lê Huy Minh ghi nhận ý kiến người dân về động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2. "“Ngay từ khi đoàn khảo sát của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đưa ra kết luận này, chúng tôi cũng đã cảnh báo cần phải tiếp tục theo dõi chứ không thể kết luận ngay như vậy được”, ông Minh nói. Ông Minh cũng khẳng định, hiện tại chưa thể kết luận động đất tại khu vực sông Tranh 2 đã đạt đến mức độ cực đại hay chưa. “Chưa thể khẳng định động đất ở khu vực Sông Tranh 2 đã đạt mức độ cực đại. Trong tương lai, vẫn có thể xảy ra động đất với cường độ mạnh hơn nữa”, ông Minh cho hay. “Tuy nhiên, cường độ các trận động đất sẽ không vượt quá 5,5 độ Richter, độ lớn cực đại của các trận động đất xảy ra tại khu vực Sông Tranh 2 mà Viện Vật lý địa cầu đã dự báo trước đây”. Ông Minh cũng cho biết, hiện tại, vẫn chưa thể dự báo một cách chính xác về tần suất cũng như cường độ các trận động đất xảy ra tại khu vực Sông Tranh 2. “Ngay cả trên thế giới cũng chưa có thiết bị máy móc nào có thể dự báo được các trận động đất cả”, ông Minh nói. Cùng quan điểm với ông Minh, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phương khẳng định, động đất tại khu vực sông Tranh chưa thể dừng lại ở mức độ 4,7 độ Ricter. “Sức chứa của hồ còn có thể tích nước ở cao độ lớn hơn nữa thì có khả năng động đất kích thích sẽ tăng lên về độ lớn”, ông Phương nói. Cũng theo thông tin từ Viện Vật lý địa cầu cung cấp, ngay sau trận động đất chiều 15/11, viện đã cử một đoàn công tác gồm 4 người vào Quảng Nam để nắm bắt tình hình và khảo sát thực địa tại khu vực xảy ra động đất. Lê Văn ====================== “Tuy nhiên, cường độ các trận động đất sẽ không vượt quá 5,5 độ Richter, độ lớn cực đại của các trận động đất xảy ra tại khu vực Sông Tranh 2 mà Viện Vật lý địa cầu đã dự báo trước đây”. Như vậy là sự nhận định của các nhà khoa học là ở Việt Nam sẽ có động đất trên 8 độ richter, là nó ở đâu ấy chứ không phải ở Sông Tranh II. Ở Sông Tranh II chỉ đến 5.5 độ richter thôi. Híc! Nếu đúng như Thanhphuc nói: Sông Tranh chảy từ phía Tây sang Đông và ngược lên phía Bắc thì cũng rất phiền đấy. Tôi cũng định nói rõ thêm để quý vị liệu cơm gắp xì dầu. Nhưng để chạy xuống dưới nhà xem có ai nhìn không đã. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 11, 2012 Nhưng để chạy xuống dưới nhà xem có ai nhìn không đã. Chỉ là họ muốn học lỏm Phong Thủy thôi Sư Phụ ơi ... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 11, 2012 Chỉ là họ muốn học lỏm Phong Thủy thôi Sư Phụ ơi ... Hi. Nhiều Cty dạy Phong thủy có hai buổi lấy 2000. 000 VND. Web lấy cả khóa 10 tháng có 8 000. 000 VND. Đóng tiền vào học, Nhìn trộm làm gì. Hi.Thôi bàn chuyện lớn đi. Hì. Chuyện lớn đây: Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình DũngCó thể vĩnh viễn không tích nước thủy điện Sông Tranh 2 16/11/2012 20:05 (TNO) Chiều nay 16.11, đoàn công tác Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu đã có buổi làm việc với chính quyền tỉnh Quảng Nam về những vấn đề liên quan tới trận động đất mạnh 4,7 độ Richter xảy ra chiều qua. Lại rung chấn dữ dội tại Bắc Trà My Phát biểu tại cuộc họp, ông Trịnh Đình Dũng cho biết, hiện đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn. Tuy nhiên, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã báo cáo với Chính phủ chưa cho tích nước, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư và các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành đánh giá toàn diện về động đất của khu vực Bắc Trà My. Xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 vừa xảy ra trận động đất mạnh nhất từ trước đến nay“An toàn cho người dân là số 1 nên phải thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là chưa cho tích nước. Có thể là không cho vĩnh viễn, hoặc đến một thời điểm nào đó, hoặc là tích nước đến mức nào đó vẫn an toàn thì tính sau”, Bộ trưởng Dũng nói. Trận động đất xảy ra vào chiều 15.11 đã khiến H.Bắc Trà My rung chuyển. Không những vậy, nhiều nơi trong tỉnh Quảng Nam và các huyện lân cận tỉnh Quảng Ngãi cũng có thể cảm nhận rất rõ các rung chấn từ trận động đất này. Theo thông báo từ Viện Vật lý địa cầu trận động đất có cường độ 4,7 độ Richter khiến nhiều người băn khoăn. Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My cho biết: “Máy đo gia tốc đo được 268 cm/s2, ứng với thông số này trận động đất sẽ có cường độ mạnh hơn 4,7 độ Richter. Ở đây, số liệu có sự mâu thuẫn”. Trường mẫu giáo Hoa Phương bị ảnh hưởng của động đất nứt nẻ nặng nề Nhiều người dân sinh sống tại thôn 6, xã Trà Tân cho biết, trận động đất lần này phát ra tiếng nổ to, kéo theo rung chấn khá lâu. Chị Đinh Thị Xách (25 tuổi), một người dân địa phương kể: “Trước khi xảy ra động đất, con gái tôi là Mai Thị Thanh Tâm (3 tuổi) đang ngủ. Khi xảy ra động đất, con gái tôi giật mình tỉnh dậy. Đến khi tôi vào bế con lên thì cháu đã ngất lịm”. Chị Xách cho biết chưa bao giờ thấy mặt đất cuộn lên dữ dội như thế, mọi thứ trong nhà cũng chao đảo. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng thăm người dân vùng động đấtTrước đó, vào tối ngày 14.11, hồ nuôi cá của ông Hồ Thanh Hà (thôn 2, xã Trà Giang) bỗng dưng vỡ ngang giữa bờ đập, gây thiệt hại gần 200 triệu đồng. Theo ông Hà, trước khi đập hồ vỡ đã có nhiều rung chấn nhẹ xảy ra liên tiếp trong nhiều ngày. Đoạn đập bị vỡ rộng 6 m, đáy đập rộng 32 m, cao hơn 8 m, vết lở rộng hơn 20 m. Người dân chưa hết hoang mang sau trận động đất 4,7 độ Richter PGS.TS Phạm Hữu Sy (Trường ĐH Thủy lợi), chuyên gia Hội đồng nghiệm thu Nhà nước phân tích, gia tốc nền trận động đất là 268 cm/s2 phải tương đương 6,5 độ Richter. Nếu tra theo thang MSK thì động đất phải là cấp 9 gây biến dạng bề mặt mặt đất. Đoàn công tác thị sát đập Sông Tranh 2 Ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói: “Nỗi lo lắng động đất bây giờ là nỗi lo của 48.000 hộ dân sống tại 5 huyện, đặc biệt là H.Bắc Trà My. Tôi băn khoăn trước con số gia tốc 268 cm/s2 với cường độ 4,7 độ Richter, cơ quan khoa học cần phản biện để làm rõ thông tin”. Hố thu nước trong đường hầm ghi nhận mức nước thấm là gần 3 lít/giâyKết luận cuộc họp, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đề nghị Viện Vật lý địa cầu thực hiện ngay việc mời chuyên gia của nước ngoài vào thẩm định, nghiên cứu và coi đó không chỉ là nghiên cứu khoa học mà là nhiệm vụ chính trị phải làm. Ngoài ra, chủ đầu tư cần hỗ trợ người dân theo đúng cam kết. Tin, ảnh: Hoàng Sơn =========================== Ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói: “Nỗi lo lắng động đất bây giờ là nỗi lo của 48.000 hộ dân sống tại 5 huyện, đặc biệt là H.Bắc Trà My. Tôi băn khoăn trước con số gia tốc 268 cm/s2 với cường độ 4,7 độ Richter, cơ quan khoa học cần phản biện để làm rõ thông tin”. Một trận động đất khiến cả Đà Nẵng cũng bị rung chấn. Vậy mà chỉ lớn hơn trân trước với vùng ảnh hưởng nhỏ hơn nhiều có ....0,1 độ richter thì thật buồn cười. Cái máy đo rung chấn này cần xem lại chất lượng. Thiên Sứ tui có cái xà beng để đo động đất còn chính xác hơn. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 11, 2012 Xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 vừa xảy ra trận động đất mạnh nhất từ trước đến nay Động đất xảy ra, rung chấn lan đến tận Đà Nẵng, mà chỉ ghi nhận là lớn hơn trận trước - với rung chấn hẹp hơn nhiều - có 0,1 độ richter thì cái máy đo có vấn đề. Chắc lại là hàng Tàu nhập lậu. Trước đó không lâu, các nhà khoa học vẫn còn xác định là an toàn và tích nước đến 161m cũng không sao. Nay động đất xảy ra quá mạnh, mới vội vàng "có thể ngăn tích nước". Tất nhiên trình độ các nhà khoa học ấy có vấn đề. Nên xem xét, đừng để cái đám dốt nát ấy tư vấn làm hỏng việc lớn. Ngừng tích nước là đúng rồi. Không có thể gì cả. Cũng may mà cái đập này chỉ rung lắc - có tính cảnh báo - chứ chưa bục ra. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 11, 2012 Đập bỏ thủy điện Sông Tranh 2? Thứ Sáu, 16/11/2012 22:57 Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng để bảo đảm tính mạng cho người dân thì phải tính đến phương án xấu nhất là đập bỏ thủy điện Sông Tranh 2, mặc dù sẽ mất trắng 5.100 tỉ đồng Ngày 16-11, Quốc hội (QH) đã “nóng” lên khi các đại biểu (ĐB ) thảo luận về trận động đất mạnh 4,7 độ Richter xảy ra tại huyện Bắc Trà My - Quảng Nam vào chiều 15-11. Nhiều ĐB cho rằng tính mạng người dân là trên hết nên phải tính tới phương án xấu nhất là bỏ đập thủy điện Sông Tranh 2. Không thể an tâm Phó Giám đốc Công an, ĐBQH tỉnh Quảng Nam Phạm Trường Dân khẳng định người dân không thể an tâm khi trước đó, động đất đã làm hàng ngàn ngôi nhà trên địa bàn tỉnh này bị nứt. Do chủ đầu tư tính toán không kỹ nên đã làm ảnh hưởng đến người dân, không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn tinh thần. “Bây giờ, phải đặt sự an toàn của người dân lên hàng đầu” - ĐB Dân nói. Theo ĐB Dân, do đập thủy điện Sông Tranh 2 không có cửa xả đáy và đập tràn như các công trình thủy điện khác nên luôn chứa 230 triệu m3 nước ở cao trình hơn 140 m. “Chỉ còn cách khoan thân đập để xả hết nước xem có động đất tiếp hay không” - ĐB Dân đề xuất. ĐBQH Phạm Trường Dân: “Phải đặt sự an toàn của người dân lên hàng đầu” Ông Lê Bộ Lĩnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH, cho biết đã có ý kiến đề nghị bổ sung cửa xả đáy nhưng phương án này không đơn giản vì ảnh hưởng đến thiết kế tổng thể và cần có một hội đồng khoa học hàng đầu của nước ngoài đánh giá. “Lý thuyết khoan cửa xả đáy chỉ là chuyện vui chứ ai dám khẳng định an toàn?” - ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) nhận định. Phải có cam kết cụ thể Trước sự bất an của người dân tỉnh Quảng Nam, tranh thủ phiên thảo luận về dự thảo Hiến pháp sửa đổi, ĐB Trần Xuân Vinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, phát biểu: “QH đang bàn về sửa đổi Hiến pháp, trong đó đặc biệt quan tâm đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thì khu vực thủy điện Sông Tranh 2 vừa xảy ra 2 trận động đất dữ dội, làm rung chấn đến Đà Nẵng, Quảng Ngãi và người dân đã bất an nay càng bất an hơn. Vì thế, nhân dân tin tưởng Đảng, QH và Nhà nước sẽ không vì số vốn đã đầu tư cho thủy điện Sông Tranh 2 (5.100 tỉ đồng) mà quên đi quyền được sống của con người”. Tán đồng, ĐB Ngô Văn Minh cho rằng về lâu dài, để bảo đảm cuộc sống và tính mạng người dân, cần đập bỏ thủy điện Sông Tranh 2. Ông Lê Bộ Lĩnh đặt ra tình huống động đất kích thích không chấm dứt do nước luôn có trong lòng hồ. Lúc đó, phương án xử lý trong tình huống này chỉ có thể là phá bỏ đập thủy điện Sông Tranh 2 hoặc di dời toàn bộ người dân trong vùng chịu ảnh hưởng để bảo đảm sự an toàn. Tuy nhiên, việc di dời toàn bộ người dân là điều rất khó thực hiện vì cần diện tích tái định cư lớn, kinh phí khổng lồ... “Đã xác định an toàn là số 1 thì cũng cần đến phương án phá bỏ đập thủy điện Sông Tranh 2, mặc dù sẽ mất trắng 5.100 tỉ đồng” - ông Lĩnh khẳng định. Tuy nhiên, ông Lĩnh cho rằng các nhà khoa học hàng đầu nước ngoài và trong nước cần làm rõ đây là động đất kích thích hay có cả động đất kiến tạo. “Không thể nói yên tâm là xong mà phải giải thích một cách cặn kẽ, dễ hiểu và đưa ra các phương án, cam kết cụ thể để người dân khỏi băn khoăn, lo lắng” - ông Lĩnh kiến nghị. Không tâm thần thì cũng điên loạn! ĐB Ngô Văn Minh cho rằng mặc dù các cơ quan chức năng đều khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn nhưng Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ hoặc phụ cấp độc hại cho người dân ở khu vực này. “Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ở trong vùng luôn có động đất như vậy thì thần kinh thép cũng “chảy nước”, không tâm thần thì cũng điên loạn!” - ông Minh nhận định. Bài và ảnh: BẢO TRÂN ====================== Quí vị hãy tinh toán hai khả năng: 1/ Trời đập (Tức đập vỡ do động đất): Chuyện gì sẽ xảy ra? 2/ Người đập: Chắc chắn dù có động đất thật thì chính quyền và các nhà khoa học không còn trách nhiệm. Chỉ có chủ đầu tư bị thiệt. Nhưng có điều là dù trời đập hay người đập thì các nhà khoa học nào liên quan đến việc xây đập và xác định đập thủy điện này an toàn thực sự là "nhảm nhí'. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 11, 2012 Đề xuất rút cạn hồ Sông Tranh 2 để kiểm tra 17/11/2012 19:50 Động đất liên tiếp xảy ra tại Sông Tranh 2 với cường độ ngày càng mạnh và tần suất ngày càng dày đặc. “Không thể ngồi bàn cãi cho tích nước hay không cho tích nước hồ chứa. Vấn đề trước mắt của các nhà khoa học là cần sớm xác định đây có phải động đất kích thích hay là động đất do đứt gãy kiến tạo trong khu vực gây nên để có biện pháp ứng phó” - Ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đưa ra đề xuất. Hoảng sợ kể lại động đất lớn nhất ở Sông Tranh Xây nhà chống động đất cho dân Sông Tranh 'Động đất ở Sông Tranh 2 có thể mạnh hơn nữa!' Động đất lớn chưa từng thấy tại Sông Tranh 2 Đề xuất rút cạn nước hồ chứa để theo dõi Tại cuộc làm việc với các chuyên gia đầu ngành trong đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng vào chiều 16-11. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu nêu thẳng vấn đề động đất liên tục với các nhà khoa học. Ông Thu nói: “Các nhà khoa học khẳng định đây là động đất kích thích do tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 và sẽ giảm dần trong những năm tới. Trận động đất 4,6 độ richter hôm 22/10, các nhà khoa học của Viện vật lý địa cầu cũng khẳng định đây là trận động đất lớn nhất tại khu vực. Trong thời gian đến nếu có động đất xảy ra cũng không vượt qua mức 4,6 độ richter. Nhưng trận động đất vào chiều 15-11 vừa qua đã đến 4,7 độ richter. Như vậy khẳng định của các nhà khoa học về động đất Sông Tranh được hiểu như thế nào? Người dân hoang mang lo lắng và không tin vào các kết luận khoa học là có cơ sở. Hồ chứa Sông Tranh 2 không thể rút cạn nước để nghiên cứu động đất như đề xuất. Vì vậy chúng tôi mong các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu đây có phải là động đất kích thích hay là động đất do đứt gãy kiến tạo diễn ra dưới lòng đất?” Đồng quan điểm với Phó Chủ tịch Đinh Văn Thu, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải cũng đưa ra vấn đề cần làm rõ đây là động đất kích thích hay động đất do đứt gãy của kiến tạo tự nhiên tại khu vực. Nếu là động đất kích thích thì sẽ giảm dần sau thời gian như các nhà khoa học khẳng định. Nhưng động đất ngày càng gia tăng và với cường độ rung chấn lớn và rất phức tạp. Vì vậy cần có nghiên cứu kỹ hơn, sâu hơn về động đất tại khu vực Sông Tranh 2. Khi đặt vấn đề động đất này trước các nhà khoa học, Phó Chủ tịch Đinh Văn Thu “hiến kế”: Chúng ta có thể làm phương pháp loại suy. Nghĩa là chúng ta rút cạn nước hồ chứa Sông Tranh 2 để xem động đất có xảy ra nữa hay không? Nếu rút hết nước hồ chứa mà động đất vẫn xảy ra thì rõ ràng đó không phải là động đất kích thích. Có rút nước hồ chứa Sông Tranh 2 được không? Đem ý kiến của Phó Chủ tịch Đinh Văn Thu yêu cầu rút hết nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 để nghiên cứu động đất hỏi các chuyên gia thủy lợi đầu ngành ở Quảng Nam liệu hồ chứa Sông Tranh 2 có thể rút hết nước được không? Kỹ sư chuyên ngành thủy lợi Nguyễn Minh Tuấn, hiện là Chánh Văn phòng Ban Phòng chống lụt bão Quảng Nam khẳng định việc rút hết nước tại các hồ chứa mà không cần phải phá bỏ bờ đập chính thường có thể thực hiện được bằng cách đắp đê quai qua khu đập chính và đào một đường thoát nước. Tuy nhiên, với hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 không thể thực hiện được bằng bất cứ biện pháp nào ngoại trừ biện pháp dùng máy bơm công suất lớn để hút nước suốt ngày đêm. Trận động đất hôm ngày 15-11 làm nứt tường nhà điều hành đập Sông Tranh 2 và rơi rớt ngói nhà dân ở Trà Sơn, Bắc Trà My Giải thích về việc không thể rút cạn nước hồ chứa Sông Tranh 2, ông Tuấn giải thích: Trong xây dựng đập chính thủy điện Sông Tranh 2 không xây dựng cửa xả đáy sâu. Chính vì vậy không thể rút cạn nước hồ chứa khi cần thiết. Địa hình hai bên vách núi cao, con đập chặn ngang, với độ sâu lòng hồ tính từ đáy lên đến đỉnh đập gần 200 m, nên không thể xây dựng đê quai để khai thông dòng chảy mới bên vai đập. Đây là điều không tưởng. Hiện mực nước đập Sông Tranh 2 vẫn giữ ở mực nước chết là 140m. Việc cho tích nước hay không cho tích nước không ảnh hưởng đến công suất phát điện. Điều này minh chứng trong báo cáo của Ban quản lý thủy điện Sông Tranh 2 về sản lượng điện đã phát hòa vào lưới quốc gia trong gần 2 năm qua. Theo các chuyên gia thủy lợi, việc rút cạn nước hồ chứa Sông Tranh 2 là không thể ngoại trừ phá đập chính để xả nước. Còn nếu đặt các máy bơm công suất lớn để hút suốt ngày đêm khoảng hơn 270 triệu m3 cũng không thể vì lượng nước đến liên tục. Như vậy, ý kiến đề xuất và hiến kế của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu là xả sạch nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 để theo dõi động đất là không thể thực hiện được nếu như không phá đập chính. Tại cuộc làm việc với chính quyền địa phương Quảng Nam cùng các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng để tiếp tục nghiên cứu về động đất Sông Tranh 2 trong thời gian đến không còn cách nào khác là phải mời các chuyên gia đầu ngành động đất của Ấn Độ, Nga, Nhật…cùng với phương tiện máy móc hiện đại mới có thể nghiên cứu chính xác được động đất phức tạp tại Sông Tranh 2. Ngoài việc mời các chuyên gia, Bộ trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học của Bộ Xây dựng tập trung nghiên cứu nhà ở và các công trình công cộng có chức năng kháng chấn cao nhưng với yêu cầu là giá thành hợp lý mới có thể giúp người dân vùng động đất yên tâm sinh sống. Vũ Trung ========================= Như vậy, với cái thủy điện ST2 phải gió này - việc mời các chuyên gia nước ngoài đã xác định "hầu hết các nhà khoa học trong nước" bất lực, nên phải cầu viện tới "cộng đồng khoa học quốc tế". Nhưng cái gì thì gì nó cũng rất cần phải có "Cơ sở khoa học". Mà đáp ứng "cơ sở khoa học" cần có những điều kiện rất khắt khe, rất gian nan và cần phải có cả sự hy sinh. Cái này là nói theo cụ Phan Huy Lê. Nhưng với cái thủy điện Sông Tranh 2 này thì các nhà pha học mới chỉ ngồi nhà phán rất có "cơ sở khoa học" từ khi là dự án, cho đến khi nó rung lên bần bật như hiện nay, chứ chưa vị nào đủ can đảm tuyên bố sẵn sàng xây nhà cùng gia đình họ bên cạnh pà kon vùng động đất nơi đây. Tức là chưa có phải "hy sinh". Bởi vậy, những nhận xét của quí vị về vấn đề liên quan trở nên rất hài hước so với thực tế - Cứ mỗi lần nói an toàn thì nó lại cứ rung lên bần bật. Lần sau to hơn lần trước . Cứ theo "tinh thần khoa học" này thì các chuyên gia nước ngoài cũng khóc tiếng Hindu khi đến thủy điện Sông Tranh thôi. Vì họ cũng sẽ chỉ phán xong rồi về. Tất nhiên, chắng có "cơ sở khoa học" nào cả. Thiên Sứ tui đang nóng ruột chờ quí vị định nghĩa giúp cái "cơ sở khoa học" - Cho dù cái "cơ sở khoa học" ấy được quí vị trong "hầu hết" và "cộng đồng" công bố một cách rất cực đoan là "Chính tư duy chủ quan của tôi là cơ sở khoa học" thì ít nhất cũng phải như thế, để Thiên Sứ tôi có căn cứ chứng minh rằng: Ngay cả trên cơ sở đó - do chính họ đặt ra - thì đám "hầu hết" và "cộng đồng" phủ nhận văn hiến Việt cũng sai. . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 11, 2012 Lại rung chấn liên tiếp tại Bắc Trà My 20/11/2012 3:25 Hôm qua 19.11, có ít nhất 3 đợt rung chấn xảy ra liên tiếp tại khu vực xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 kể từ đêm 18 rạng ngày 19.11. Theo ông Đặng Phong - Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My (Quảng Nam), rung chấn xảy ra lúc 3 giờ 30 là mạnh nhất. Nhiều người dân địa phương cho hay có nhiều rung chấn với cường độ nhẹ, trong đó có đợt kéo dài trên 10 giây và gây ra tiếng nổ lớn khiến nhiều người buôn bán ngủ lại tại chợ Bắc Trà My (thị trấn Bắc Trà My) hốt hoảng. Từ sau trận động đất 4,7 độ Richter hôm 15.11, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND H.Bắc Trà My xác nhận, trong vòng hai ngày qua, động đất xảy ra khoảng 10 lần. Trao đổi với Thanh Niên, ông Đặng Phong cho biết, ngoài lo ngại về an toàn tính mạng người dân và công trình nhà ở, chính quyền địa phương cũng đang đối mặt với tình trạng học sinh lo sợ động đất nên trốn học. Sau trận động đất mạnh hôm 15.11, học sinh ở Trường mẫu giáo Hoa Phượng (xã Trà Đốc) vắng học hết phân nửa trong buổi kế tiếp. Tại các trường THCS bán trú cụm xã như Lê Hồng Phong (xã Trà Đốc), Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Trà Bui), học sinh cũng trốn học nhiều. Tuy nhiên, ông Phong khẳng định sẽ tiếp tục vận động học sinh đến lớp. Đến chiều 19.11, phía EVN vẫn chưa tiến hành hỗ trợ, giúp đỡ người dân vùng động đất khắc phục nhà cửa bị hỏng. Được biết, hiện Viện Vật lý địa cầu đã lắp đặt xong 5 trạm máy đo động đất. Trong đó, trạm đo động đất tại khu vực đập chính đã hoạt động, truyền tín hiệu về Viện, tuy nhiên tín hiệu ở đây lại rất kém. 4 trạm còn lại tại Trà Nú, Trà Bui (H.Bắc Trà My), Trà Mai (H.Nam Trà My) và Tiên Lãnh (H.Tiên Phước) chưa có đường truyền nên khi có động đất xảy ra phải dùng biện pháp chép số liệu thủ công. H.X.H - Hoàng Sơn ======================= nên khi có động đất xảy ra phải dùng biện pháp chép số liệu thủ công. Động đất xảy ra rồi mới ghi chép lại thì chỉ có tính cách thống kê thôi. Một kiến thức được coi là khoa học thì phải có chức năng dự báo. Tiêu chí khoa học bảo thế mà? Còn cứ ngồi mà ghi lại thì khi vỡ đập sẽ có kết quả ghi lại là: Động đất trên 5.5 độ richter và các nhà khoa học sẽ tuyên bố hoàn toàn có "cơ sở khoa học" rằng: Đây là nguyên nhân vỡ đập. Vì đập này thiết kế chỉ chịu đựng tối đa 5.5 độ richter.Híc.Vấn đề đặt ra là: Căn cứ vào cơ sở nào để các nhà khoa học thấy có thể xây dựng đập ST2 với sức chịu đựng 5.5 độ richter ở đây và gây hậu quả như vậy? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 11, 2012 Thủy điện Sông Tranh 2: 5.100 tỉ đồng và 40.000 sinh mạng Chủ Nhật, 18/11/2012 22:56 Trước khi có thủy điện Sông Tranh 2, khu vực này chỉ xảy ra 8 trận động đất. Đến khi có thủy điện này, trong vòng 1 năm, từ ngày 3-11-2011 đến 15-11-2012, khu vực này xảy ra hơn 70 trận động đất Thủy điện Sông Tranh 2 bắt đầu được dư luận cả nước chú ý vào những ngày cuối tháng 3-2012, khi nơi đây xảy ra sự cố nước tràn qua thân đập, rò rỉ với lưu lượng lớn, sau đó là tình trạng động đất liên tiếp xảy ra ở huyện Bắc Trà My và dư chấn lan ra nhiều vùng lân cận. Ở vị trí nguy hiểm Trong khi các chuyên gia bắt đầu lên tiếng về những lỗi thiết kế, thi công thì tại cuộc họp ở Quảng Nam, ông Trần Văn Hải, Trưởng Ban Quản lý dự án thủy điện 3, tuyên bố: “Hiện tượng rò rỉ nước của đập chính thủy điện Sông Tranh 2 là do có vấn đề về lỗi kỹ thuật “tắc đường ống thoát nước của các khe nhiệt” trong quá trình thi công”. Tuy nhiên, theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - Quảng Nam: “Việc đập chính thủy điện Sông Tranh 2 an toàn hay không chỉ có Ban Quản lý dự án thủy điện 3 biết rõ nhất nên phải công khai rõ ràng chứ không được giấu giếm nữa”. Nhiều chuyên gia cho rằng sai lầm đáng tiếc nhất của dự án thủy điện Sông Tranh 2 là đã đặt đập vào vị trí rất nguy hiểm, nơi giao điểm của nhiều đứt gãy và các họng núi lửa đang tái hoạt động. Người dân huyện Bắc Trà My - Quảng Nam chạy ra khỏi nhà để tránh động đất. Ảnh: HOÀNG DŨNG Ngày 27-3, kỹ sư Nguyễn Minh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi kiêm Chánh Văn phòng Ban Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam, khẳng định Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phát đi thông cáo báo chí cho rằng đập chính thủy điện Sông Tranh 2 không có vết nứt, vẫn an toàn là vội vàng, thiếu khách quan và không thuyết phục. Ngay sau đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã có báo cáo đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ - ngành có thẩm quyền sớm kiểm tra, đề xuất giải pháp xử lý triệt để việc thấm nước qua đập chính thủy điện này, đồng thời kiểm tra tổng thể để đánh giá độ an toàn vận hành đập; lắp đặt hệ thống quan sát động đất và nghiên cứu chi tiết về các tai biến địa chất khác liên quan để đưa ra những kiến nghị thích hợp cho việc vận hành Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2. Thần kinh thép cũng “chảy nước” Trong khi việc khắc phục sự cố rò rỉ đang tiến hành thì tình trạng động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 lại gia tăng. Theo Viện Vật lý địa cầu, trước khi có thủy điện Sông Tranh 2, khu vực này chỉ xảy ra 8 trận động đất. Thế nhưng, sau khi có thủy điện, từ ngày 3-11-2011 đến 22-10-2012, khu vực này xảy ra 66 trận động đất (trong đó có 2 trận mạnh 4 độ Richter và 4,7 độ Richter; riêng trận động đất ngày 22-10 có cường độ 4,6 độ Richter). Trong tuần đầu tiên của tháng 11-2012, có 10 trận động đất mức độ nhẹ; đến ngày 15-11, xảy ra động đất 4,7 độ Richter, dư chấn lan ra đến Đà Nẵng và Quảng Ngãi. Tròn 1 năm, hơn 70 trận động đất xảy ra, làm sao người dân có thể yên tâm? Sợ động đất dẫn đến thủy điện vỡ, nhiều hộ dân xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My nằm phía dưới đập thủy điện Sông Tranh 2 đã dời nhà cửa vào rừng để ở. Tại cuộc tiếp xúc cử tri của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Nam tại huyện Bắc Trà My vào ngày 30-9, vấn đề được bàn luận căng thẳng nhất chính là thảm họa ẩn chứa từ công trình thủy điện Sông Tranh 2. Ông Hồ Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, đề nghị: “Không ai học được chữ “ngờ” do thiên tai hết. Không cho thủy điện Sông Tranh 2 tích nước và hủy bỏ thủy điện này”. Nhìn lại diễn biến ở Sông Tranh 2, tại nghị trường QH, ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho rằng: “Ở trong vùng luôn có động đất như vậy thì thần kinh thép cũng “chảy nước”, không tâm thần thì cũng điên loạn!”. Sinh mạng con người là vô giá Khi người dân đã giảm lòng tin, không thể không nói đến trách nhiệm vì sao có cớ sự này và cách giải quyết để an dân. Bởi sinh mạng con người là vô giá, những thiệt hại hao tâm tổn trí, sinh hoạt đảo lộn của người dân khó tính ra bằng tiền. 5.100 tỉ đồng không thể so được với 40.000 sinh mạng người dân hạ lưu và các xã xung quanh. Dư luận cả nước hoan nghênh quan điểm của lãnh đạo chính quyền, ĐBQH tỉnh Quảng Nam cùng nhiều ĐBQH khác khi luôn đặt quyền lợi người dân lên trên hết. Ngay từ những ngày đầu xảy ra sự cố, ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đã khẳng định: “Chừng nào chưa có kết luận về sự an toàn của đập là còn nợ dân câu trả lời”. ĐB Trần Xuân Vinh, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, nhấn mạnh: “Nhân dân tin tưởng Đảng, QH và Nhà nước sẽ không vì số vốn đã đầu tư cho thủy điện Sông Tranh 2 mà quên đi quyền được sống của con người”. ĐB Lê Bộ Lĩnh (An Giang) đưa tình huống động đất kích thích không chấm dứt và phương án xử lý chỉ có thể là phá bỏ đập hoặc di dời toàn bộ người dân trong vùng chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc di dời toàn bộ người dân là điều rất khó thực hiện vì cần diện tích tái định cư lớn, kinh phí khổng lồ... “Đã xác định an toàn là số 1 thì cũng cần đến phương án phá bỏ đập thủy điện Sông Tranh 2, mặc dù sẽ mất trắng 5.100 tỉ đồng” - ông Lĩnh nói. Kỳ tới: Ai chịu trách nhiệm? Thủy điện Sông Tranh 2 có tổng mức đầu tư 5.194 tỉ đồng, xây dựng từ tháng 3-2006, 2 tổ máy với tổng công suất 190 MW, dung tích hồ chứa nước khoảng 730 triệu m3, thiết kế cao hơn vùng hạ lưu 100 m. Bộ trưởng cũng không yên tâm Trả lời ĐB Ngô Văn Minh tại phiên chất vấn ngày 13-11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết căn cứ trên các thông số kỹ thuật thì hoàn toàn yên tâm nhưng nếu có yếu tố đặc biệt, động đất cao hơn 5,5 độ Richter thì nghiên cứu tiếp. ĐB Ngô Văn Minh cho rằng câu trả lời của bộ trưởng là “không thấy yên tâm” Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng kết luận: “Những câu trả lời của bộ trưởng không làm ĐB Ngô Văn Minh yên tâm và tôi cũng chưa yên tâm”. Ngay sau khi trả lời chất vấn trực tiếp trước QH, trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng thừa nhận: “Nếu mình ngồi dưới đó thì mình cũng không yên tâm”. NHÓM PHÓNG VIÊN 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 11, 2012 Huyện Bắc Trà My không tiếp đoàn kiểm tra động đất nữa 21/11/2012 08:20 Ngày 20/11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp nghe báo cáo các vấn đề liên quan đến tái định cư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh. Lãnh đạo các huyện miền núi bức xúc trước tình trạng thiếu đất sản xuất cho người dân các khu tái định cư (TĐC) thủy điện. Còn lãnh đạo huyện Bắc Trà My khẳng định: Từ nay, các đoàn đến Bắc Trà My huyện sẽ không tiếp đón nữa, vì không giải quyết được vấn đề gì! Xe cộ các đoàn rộn ràng đến Bắc Trà My sau mỗi lần động đất, nhưng vẫn không giải quyết được gì?!. Hiện nay hầu hết những hộ dân TĐC thủy điện trên địa bàn Quảng Nam không có đất sản xuất, nhiều hộ dân ở các khu TĐC thủy điện ở các huyện Đông Giang, Bắc Trà My… bỏ đi ở nơi khác hoặc vào rừng đốt nương làm rẫy; cơ sở hạ tầng nhiều công trình xuống cấp nhanh chóng, nguy cơ sạt lở cao đã ảnh hưởng đến đời sống người dân. Tại thủy điện Sông Tranh 2 (Bắc Trà My), nhà cửa TĐC xuống cấp hư hỏng, công trình cấp nước khu TĐC không sử dụng được, người dân bỏ hoang nhà cửa hàng loạt. Thời gian qua, mỗi lần động đất mạnh thì các đoàn này, đoàn nọ vào nhưng chẳng giải quyết được vấn đề gì, động đất thì càng ngày càng mạnh. Từ nay, thời gian đó huyện sẽ dành giải quyết công việc của địa phương thay vì tiếp đón các đoàn! Ông Trần Anh Tuấn - Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Các điểm TĐC của thủy điện A Vương có nguy cơ sạt lở đất cao. Đặc biệt các công trình nhà ở do chủ đầu tư xây dựng chưa phù hợp với tập quán của người dân bản địa, không tính đến mức chịu động đất. Tỉ lệ hộ nghèo hầu hết các khu TĐC đều còn rất cao. Các dự án thủy điện tại Quảng Nam đã lấy hết hơn 5.700 ha đất, trong đó đất nông nghiệp là 2.000 ha, ảnh hưởng đến 3.519 hộ dân. Thế nhưng hầu hết trong các phương án quy hoạch bố trí TĐC, giải pháp dự phòng đất thổ cư, đất sản xuất không được đề cập đến. Việc khai hoang ruộng lúa nước để cấp cho dân rất hạn chế. Đất sản xuất hiện nay chủ yếu là nương rẫy nhưng chỉ bằng khoảng 1/4 so với diện tích cũ. Ông Đỗ Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, bức xúc: “Tái định cư nhưng không có đất sản xuất, 100% hộ các khu TĐC có nguy cơ trở thành hộ nghèo”. Đáng lo ngại tại huyện Bắc Trà My nơi có công trình thủy điện Sông Tranh 2 gây động đất, ông Trần Anh Tuấn - Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: Tại các khu TĐC có 38 hộ bỏ đi nơi khác mà nguyên nhân chính là thiếu đất sản xuất và động đất. Đặc biệt động đất khiến người dân rất hoang mang. Động đất cùng với thiếu đất sản xuất dẫn đến nguy cơ thiếu ăn. Tại sao xây dựng thủy điện chỉ tính đến việc chịu đựng động đất của đập, còn các công trình của dân, địa phương lại không được tính toán, chết dân ai chịu trách nhiệm ? Hiện tại công tác an dân đang là vấn đề vô cùng khó khăn cho địa phương này. Bức xúc trước việc động đất mạnh và liên tục, ông Tuấn khẳng định “Hôm nay, huyện nêu quan điểm khẳng định nếu các sở ban ngành của tỉnh lên khảo sát, kiểm tra tình hình của người dân thì huyện sẽ tiếp, còn các đoàn của Bộ, ngành T.Ư vào huyện sẽ không tiếp nữa. Thời gian qua, mỗi lần động đất mạnh thì các đoàn này, đoàn nọ vào nhưng chẳng giải quyết được vấn đề gì, động đất thì càng ngày càng mạnh. Từ nay, thời gian đó huyện sẽ dành giải quyết công việc của địa phương thay vì tiếp đón các đoàn”! Các địa phương cho rằng, cần phải có nhiều chính sách như hỗ trợ người dân khai hoang để có đất sản xuất, kiến nghị Chính phủ cần quy định cơ chế chia sẻ lợi ích trong lợi nhuận khi khai thác các công trình thủy điện cho địa phương, để có quỹ đầu tư cho các công trình xuống cấp, hư hỏng… Ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết: Sẽ chỉ đạo Sở NN&PTNT từ đây đến cuối năm phải có báo cáo phân loại các loại đất rừng để tính đến việc cấp đất, giao đất, giao rừng cho dân vùng TĐC; lập phương án về phát triển diện tích lúa nước gắn với công trình thủy lợi. Lâu dài, phải có cơ chế khuyến khích trồng cây cao su để bà con có thu nhập ổn định cuộc sống. Tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho người dân và nhanh chóng tập trung sửa chữa các công trình, nhà dân hư hỏng tại các khu TĐC. Ngày 20/11, UBND tỉnh Quảng Nam có Công văn số 4435/UBND-KTN đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam bố trí nguồn kinh phí 2,532 tỷ đồng để cho huyện Bắc Trà My thực hiện hỗ trợ khắc phục nhà ở, công trình bị hư hỏng do động đất gây ra trong thời gian qua. Được biết, tính đến ngày 6/11, đã có 856 nhà ở của nhân dân và 8 công trình công cộng trên địa bàn huyện bị hư hỏng do ảnh hưởng của động đất. Theo TPO Nguồn: http://vtc.vn/2-3562...ong-dat-nua.htm ------------------------------------- Còn lãnh đạo huyện Bắc Trà My khẳng định: Từ nay, các đoàn đến Bắc Trà My huyện sẽ không tiếp đón nữa, vì không giải quyết được vấn đề gì! Lại còn phải đưa rước...cơm nước...bao bì...đi đi về về nữa... Tiền dân, tiền nước...chứ đâu phải "tiền chùa"... Rách việc... 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 11, 2012 Dân khu vực động đất trả nhà tái định cư 25/11/2012 3:05 Số hộ dân bỏ nhà tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 tại 2 xã Trà Bui và Trà Đốc (H.Bắc Trà My, Quảng Nam) vẫn không ngừng tăng lên. Nếu “làn sóng” này không sớm được lắng xuống, chính sách tái định cư cho người dân ở đây sẽ thất bại. Bỏ nhà, vào rừng Ông Đinh Văn Minh, trưởng thôn 3, xã Trà Đốc cho biết, ít nhất có 20 hộ dân trú tại khu tái định cư (TĐC) trong thôn đã có đơn gửi chính quyền địa phương xin bàn giao lại mặt bằng cho chủ đầu tư dự án thủy điện Sông Tranh 2. Tức là, họ sẽ trả lại nhà, đất vườn để vào rừng sinh sống. Nhiều hộ khác cũng đang có ý định bỏ khu TĐC để tìm đất sản xuất nông nghiệp”, ông Minh nói. Không có nước, người dân phải kéo nhau xuống đám ruộng để lấy nước tắm, giặt - Ảnh: Hoàng Sơn Năm 2005, để dành quỹ đất xây dựng thủy điện Sông Tranh 2, 834 hộ dân tại Bắc Trà My phải TĐC vào 11 khu thuộc 3 xã: Trà Giác (1 khu), Trà Đốc (7 khu), Trà Bui (3 khu). Tuy nhiên, sau nhiều năm người dân chuyển về sinh sống, họ vẫn chưa nhận được số đất cần thiết để trồng trọt, nguồn nước sinh hoạt thì thiếu trầm trọng. Bà Hồ Thị Đương (40 tuổi) nói: “Mỗi ngày, người trong thôn phải đi gần 2 cây số để lấy nước về uống. Còn nước để tắm, giặt, tôi thường tận dụng nước ở các... thửa ruộng”. Với lý do như vậy, hiện đã có 38 hộ dân (24 hộ xã Trà Đốc, 14 hộ xã Trà Bui) bỏ nhà vào rừng sinh sống. Điều đáng nói, đầu năm 2012 con số này chỉ trên dưới 20 hộ dân tập trung tại các khu TĐC Trà Đốc thì đến nay đã tăng gần gấp đôi và “lan đến” xã Trà Bui. Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, lo lắng: “Người dân trong các khu TĐC đã quá khổ sở vì thiếu đất, thiếu nước. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, việc người dân kéo nhau vào rừng là điều không thể tránh khỏi. Trong các cuộc họp, tôi đã thẳng thắn đề xuất, các bên liên quan đã hứa làm đường, làm giếng nước, cấp đất... cho dân thì phải làm, đừng nói suông”. Người dân trong các khu TĐC đã quá khổ sở vì thiếu đất, thiếu nước. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, việc người dân kéo nhau vào rừng là điều không thể tránh khỏi Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc Không có đất sản xuất, nhiều người dân tại các khu TĐC đã đổ xô vào rừng phát nương, làm rẫy. Ông Nguyễn Tuấn Sơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm H.Bắc Trà My cho biết, tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xảy ra 19 vụ phá rừng làm rẫy. “So với năm ngoái, năm nay, diện tích rừng cũng như các vụ phá rừng đều tăng lên”, ông Sơn nói. Lãng phí Ông Huỳnh Ngọc Thiệu, Phó chủ tịch Hội đồng đền bù, hỗ trợ và TĐC thủy điện Sông Tranh 2 cho biết, nhà dân TĐC được xây dựng theo 3 mức khác nhau tùy vào số nhân khẩu mỗi hộ; thấp nhất 76 triệu đồng và cao nhất là 90 triệu đồng. Do 38 hộ dân đã bỏ hoang nhà cửa để đi nơi khác nên gây lãng phí hàng trăm triệu đồng tiền xây dựng. Theo thống kê của UBND H.Bắc Trà My, do động đất liên tục xảy ra, tại địa phương này đã có hàng trăm ngôi nhà bị nứt nẻ. Để giải quyết tình trạng trên, được biết mới đây, phía Tập đoàn điện lực Việt Nam đã bố trí vốn để nâng cấp đường sá cho các khu TĐC, đồng thời đào mới bổ sung thêm 3 giếng nước. Chủ đầu tư cũng cam kết thực hiện, khắc phục những vấn đề gây bức xúc cho các hộ TĐC. Hoàng Sơn ================= "An toàn" mà quí vị! Sao lại vào rừng ở thế? Các nhà pha học bảo thế, tất nhiên là nó phải có 'cơ sở pha học", cứ gọi là "từ đúng trở lên". Hì! Theo tôi nên tập hợp tất cả những nhà khoa học đã xác định thủy điện Sông Tranh an toàn, để tổ chức một cuộc hội thảo khoa học, mời các chuyên gia quốc tế hàng đầu tham dự với chủ đề: Làm sao nâng cao dân trí để người dân ở đây hiểu một cách sâu sắc rằng: Việc bỏ vào rừng ở là một hành vi đi ngược lại sự tiến hóa. Nó làm chậm sự phát triển của xã hội. Gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung và làm ảnh hưởng đến tiến bộ của cả nhân loại. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 11, 2012 Anh chị em Phong Thủy Lạc Việt thân mến. Hì! Cái này hơi tếu một tý - nhưng rất có cơ sở Lý học: Anh chị em lớp cao cấp đều biết rất rõ rằng: Khí gặp nước thì tụ (Cái này phoengshui Tàu cũng biết). Chắc anh chị em tuy chưa thể chỉ ra chính xác, nhưng chắc cũng biết với địa thế Sông Tranh thì khí tụ ở đâu trong vùng này. Cái đập này khi tích nước thì "động đất - dưới 8 độ dichte - (theo các nhà khoa học thì Việt Nam có khả năng động đất dưới 8 độ richter. Tôi bảo không phải thì các cụ bảo tôi nhảm nhí. Hì). Anh chị em cũng biết rằng: Khi tích nước khiến khí tụ và dồn ứ "không có "cơ sở Lý học" . Âm khí bế sinh ra động đất. Vậy thì thày trò chúng ta ngâm cứu giải phóng cái Âm khí đó theo Lý học thì động đất sẽ không xảy ra. Nhưng vùng đất đó có thể sẽ không phát triển được. Vậy nên thế nào? Nên lấy bi nhiu chiền cho dự án này nhỉ? Cái TTNC LHDP của chúng ta nghèo quá.Hay cứ để tự nhiên quyết định? Bởi vì tự nhiên quyết định thì chỉ người quyết định xây đập có lỗi với sự tư vấn được "khoa học công nhận" có lỗi. Tự nhiên chúng ta nhảy vào chia một phần trách nhiệm. Dở hơi biết bơi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 11, 2012 http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/522090/Vo-dap-thuy-dien-Dak-Mek-3.html Ơ sao ở chỗ này không bị động đất mà đập vẫn vỡ nhỉ ... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 11, 2012 http://tuoitre.vn/Ch...-Dak-Mek-3.html Ơ sao ở chỗ này không bị động đất mà đập vẫn vỡ nhỉ ... Ơ! Thế anh Waren Bocphet không thấy cái "cơ sở khoa học" để vỡ đập à? việc vỡ đập là do tài xế chạy xe ben Dongfeng của Trung Quốc chở 60 tấn, quá tải va vào. Đấy là Dongfeng của Trung Quốc đấy nhớ! Chứ của Hoa Kỳ thì chắc chỉ cần 30 tấn thì đập cũng vỡ mất rùi! Khổ cho cả đám dân đen ở đây và cả chủ đầu tư. 200 tỷ chứ có phải vỏ hến đâu? =========================== Vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 Chủ Nhật, 25/11/2012, 22:00 (GMT+7) TTO - Trưa 25-11, PV TTO đã có mặt tại công trường thủy điện Đăk Mek 3 (dưới chân núi Ngọc Linh, thuộc xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, Kontum). Trước đó chiều 22-11, công trình này đã bị vỡ đập. Đập thủy điện Đak Mek 3 (ảnh chụp đỉnh núi xuống) - Ảnh: Hữu Khá Tại đây, theo quan sát của PV, hiện trường đập thủy điện đổ nhào. Từng khối bêtông lớn gãy, nằm chỏng chơ dưới sông. Tấm bạt che làm nơi mổ tử thi nạn nhân vẫn còn hương, đèn. Mặt đập phía thượng nguồn đổ gãy, từng cây thép lớn nằm la liệt, cong vẹo. Đất đá bên trong đổ văng ra xa mấy chục mét. Trên đống đất đá, một chiếc xe ben đã bị móp méo. Khối bê tông lớn bị gãy ngang xuống sông - Ảnh: Hữu Khá Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Bá Thanh, giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Hồng Phát Đăk Mek (chủ đầu tư dự án), cho biết dự án thủy điện khởi công vào tháng 3-2009, dự kiến đưa vào phát điện đầu năm 2013. Thủy điện có công suất 7,5MW, được đầu tư với số vốn hơn 200 tỉ đồng. Công trình do Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Nam Việt (trụ sở tại TP.HCM) thiết kế, Công ty thi công cơ giới Hồng Phát thi công. Ông Thanh nhắc đi nhắc lại công trình đảm bảo chất lượng, việc vỡ đập là do tài xế chạy xe ben Dongfeng của Trung Quốc chở 60 tấn, quá tải va vào. HỮU KHÁ - LÊ TRUNG Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 11, 2012 Đấy là Dongfeng của Trung Quốc đấy nhớ! Chứ của Hoa Kỳ thì chắc chỉ cần 30 tấn thì đập cũng vỡ mất rùi! Khổ cho cả đám dân đen ở đây và cả chủ đầu tư. 200 tỷ chứ có phải vỏ hến đâu? =========================== Ông Thanh nhắc đi nhắc lại công trình đảm bảo chất lượng, việc vỡ đập là do tài xế chạy xe ben Dongfeng của Trung Quốc chở 60 tấn, quá tải va vào. HỮU KHÁ - LÊ TRUNG Có lẽ phải ra qui định thế này: từ giờ trở đi ai có việc lại gần các đập thủy điện thì bắt buộc không được sử dụng các loại xe cộ, chỉ được phép đi ... chân đất và phải đi thật ... rón rén ... để tránh đập bị vỡ ... Và nhớ là hết sức cẩn thận kẻo lại ngã va vào đập để đập bị vỡ ... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 11, 2012 Có lẽ phải ra qui định thế này: từ giờ trở đi ai có việc lại gần các đập thủy điện thì bắt buộc không được sử dụng các loại xe cộ, chỉ được phép đi ... chân đất và phải đi thật ... rón rén ... để tránh đập bị vỡ ... Ha ha ha ha ha ha Ha ha ha ha ha ha càng ngày càng thấy anh WarremBocphet vui tính và tếu thật. hihihihiii Ai đời cái đập thủy điện mà xe nó tông một cái là sập tan nát thế nhỉ?? mà bà con nhìn rõ ảnh chụp cũng có thể thấy được phần nào chất lượng thật của công trình thủy điện. Có khi chính quyền địa phương phải tổ chức cảm ơn cái xe Dongfeng của Trung Quốc vì nó đã chở quá tải và không may mất lái lao vào sớm chứ để tích nước rồi thì còn tai hại hơn nữa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 11, 2012 Có lẽ phải ra qui định thế này: từ giờ trở đi ai có việc lại gần các đập thủy điện thì bắt buộc không được sử dụng các loại xe cộ, chỉ được phép đi ... chân đất và phải đi thật ... rón rén ... để tránh đập bị vỡ ... Và nhớ là hết sức cẩn thận kẻo lại ngã va vào đập để đập bị vỡ ...kakakkaka. Anh liên hệ với mấy chủ đầu tư để viết mấy nội quy đó đi. Em đi gắn cho, kakakakakak Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 11, 2012 Kiểm tra đập thủy điện vỡ làm 1 người chết Thứ Hai, 26/11/2012 23:01 Ngày 26-11, đoàn công tác của Sở Công Thương tỉnh Kon Tum đã có mặt tại hiện trường vụ vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân vụ việc. Công trình thủy điện Đăk Mek 3 (thuộc địa phận xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei) được khởi công từ tháng 3-2009, đến đầu năm 2013 sẽ phát điện với công suất 7,5 MW, vốn đầu tư trên 200 tỉ đồng do Công ty CP Tư vấn Thiết kế Nam Việt (trụ sở tại TPHCM) thiết kế và Công ty Hồng Phát thi công. Chiều 22-11, con đập dài 80 m, cao 20 m của công trình này bất ngờ sụp đổ và vỡ vụn một đoạn dài 60 m, đè chết anh Nguyễn Viết Hùng (28 tuổi, quê Đại Lộc - Quảng Nam), công nhân của đơn vị thi công. Ông Lê Bá Thanh, Giám đốc Công ty CP Thủy điện Hồng Phát Đăk Mek (chủ đầu tư), cho rằng nguyên nhân vỡ đập là do một chiếc xe ben khi chở đá đã va vào thân đập khiến đập vỡ dây chuyền (!?). Ông Thanh cũng xác nhận đơn vị thi công là một công ty “con” của doanh nghiệp do ông làm giám đốc và khẳng định “đập được thi công bảo đảm chất lượng và đúng thiết kế( !?)”. Điều đáng nói là sau 4 ngày vụ vỡ đập thủy điện xảy ra, các ngành chức năng tỉnh Kon Tum không hề hay biết. Còn chính quyền huyện Đăk Glei thì cho rằng “đây là việc của chủ đầu tư, sự cố xảy ra chỉ là tai nạn lao động…”. [Quay lại] Có 2 ý kiến Xuân Thời 26/11/2012 23:10 Con kiến không thoát nhưng con voi cứ ngao du mà có ai biết đâu. Mạng 1 người là còn... quá ít để cơ quan chức năng quan tâm. võ xuân thạch 26/11/2012 23:27 Công trình thủy điện 200tỷ thì không lớn, nhưng xe ben đụng mà một đoạn đập dài 60m sụp đổ và vụn thì chất lượng công trình này quá tồi... ===============Buồn nhỉ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 11, 2012 Bị bỏ tù vì không dự báo được động đất Một tòa án tại Italy hôm qua kết luận 7 nhà khoa học phạm tội giết người do họ không đưa ra cảnh báo trước trận động đất khiến hơn 300 người thiệt mạng vào năm 2009. Một người dân ngồi trên đống đổ nát của ngôi nhà trong làng Onna ở miền trung Italy vào ngày 7/4/2009, sau trận động đất dữ dội hôm trước đó. Ảnh: AP. Một trận động đất mạnh làm rung chuyển miền trung Italy vào sáng 6/4/2009 khiến 308 người chết, hơn 1.000 người bị thương và hàng chục nghìn người mất nhà. Đây là cơn địa chấn dữ dội nhất tại Italy trong vòng ba thập kỷ. Tâm chấn của nó nằm ở thành phố L'Aquila. 26 thành phố và thị trấn khác cũng chịu ảnh hưởng của động đất. Hôm qua tòa án thành phố L'Aquila xét xử 6 nhà khoa học và một cựu quan chức của Ủy ban Dự báo các rủi ro lớn của Italy. Tất cả bị cáo đều là chuyên gia hàng đầu về địa chất và dự báo thảm họa, AP đưa tin. Bên công tố cáo buộc các bị cáo cung cấp "thông tin không chính xác, không đầy đủ và mâu thuẫn" về nguy cơ của trận động đất hôm 6/4/2009. Trước đó người dân trong thành phố L'Aquila cảm nhận nhiều rung chấn, song các nhà khoa học không biết chúng có phải là dấu hiệu báo trước một cơn địa chấn lớn hay không. Do giới chức không ban bố cảnh báo nên người dân không sơ tán. Mặc dù các bị cáo nói rằng không ai có thể dự đoán động đất với độ chính xác tuyệt đối, thẩm phán vẫn kết luận họ phạm tội ngộ sát và phạt mỗi người 6 năm tù. Ông Enzo Boschi, cựu giám đốc Viện Địa vật lý và Núi lửa quốc gia, là một trong số những người bị xét xử. Boschi là nhà khoa học uy tín tại Italy và trên thế giới. "Tôi cảm thấy chán nản và tuyệt vọng. Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao tôi bị kết tội", ông phát biểu sau khi tòa tuyên án. Một trong những người bị truy tố, ông Bernardo De Bernardinis, phó giám đốc cơ quan Bảo hộ dân sự Italy năm 2009, khi nghe tòa tuyên án. Ảnh: AFP Quá trình xét xử Boschi và 6 đồng nghiệp của ông bắt đầu từ tháng 9. Ban đầu các công tố viên đề nghị mức án 4 năm tù cho tất cả bị cáo. Họ cho rằng trận động đất năm 2009 gây hậu quả lớn do thái độ làm việc cẩu thả của 7 bị cáo. "Trước Chúa và nhân dân, tôi thấy tôi là người vô tội", bị cáo Bernardo De Bernardinis, người từng làm việc cho Cục Bảo vệ Dân sự Italy, nói. Các bản án tại Italy chỉ có hiệu lực thi hành sau ít nhất một lần kháng án. Vì thế các bị cáo sẽ không phải vào tù ngay lập tức. Những người bị tuyên án cho biết họ sẽ kháng cáo. Bản án nhận được sự ủng hộ của gia đình các nạn nhân, nhưng không làm hài lòng giới khoa học. Các nhà khoa học trên khắp thế giới chỉ trích phiên tòa là lố bịch. Họ cho rằng, không ai hay không có phương pháp nào có thể dự đoán chính xác thời điểm, khu vực xảy ra động đất. Hơn 5.000 nhà khoa học đã cùng ký vào lá thư gửi Tổng thống Italya Giorgio Napolitano để phản đối việc kết án trên của tòa án. Giáo sư Malcolm Sperrin, Bệnh viện Hoàng gia Berkshire, Anh nói: "Nếu giới khoa học bị phạt tù vì dự báo sai về những tai họa do thiên nhiên gây ra, thì đây sẽ là bước lùi của sự phát triển". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 11, 2012 Khoa học đã thừa nhận họ không dự báo được động đất mà. Sao lại bắt tù họ? Bị bỏ tù vì không dự báo được động đất Một tòa án tại Italy hôm qua kết luận 7 nhà khoa học phạm tội giết người do họ không đưa ra cảnh báo trước trận động đất khiến hơn 300 người thiệt mạng vào năm 2009. Một người dân ngồi trên đống đổ nát của ngôi nhà trong làng Onna ở miền trung Italy vào ngày 7/4/2009, sau trận động đất dữ dội hôm trước đó. Ảnh: AP. Một trận động đất mạnh làm rung chuyển miền trung Italy vào sáng 6/4/2009 khiến 308 người chết, hơn 1.000 người bị thương và hàng chục nghìn người mất nhà. Đây là cơn địa chấn dữ dội nhất tại Italy trong vòng ba thập kỷ. Tâm chấn của nó nằm ở thành phố L'Aquila. 26 thành phố và thị trấn khác cũng chịu ảnh hưởng của động đất. Hôm qua tòa án thành phố L'Aquila xét xử 6 nhà khoa học và một cựu quan chức của Ủy ban Dự báo các rủi ro lớn của Italy. Tất cả bị cáo đều là chuyên gia hàng đầu về địa chất và dự báo thảm họa, AP đưa tin. Bên công tố cáo buộc các bị cáo cung cấp "thông tin không chính xác, không đầy đủ và mâu thuẫn" về nguy cơ của trận động đất hôm 6/4/2009. Trước đó người dân trong thành phố L'Aquila cảm nhận nhiều rung chấn, song các nhà khoa học không biết chúng có phải là dấu hiệu báo trước một cơn địa chấn lớn hay không. Do giới chức không ban bố cảnh báo nên người dân không sơ tán. Mặc dù các bị cáo nói rằng không ai có thể dự đoán động đất với độ chính xác tuyệt đối, thẩm phán vẫn kết luận họ phạm tội ngộ sát và phạt mỗi người 6 năm tù. Ông Enzo Boschi, cựu giám đốc Viện Địa vật lý và Núi lửa quốc gia, là một trong số những người bị xét xử. Boschi là nhà khoa học uy tín tại Italy và trên thế giới. "Tôi cảm thấy chán nản và tuyệt vọng. Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao tôi bị kết tội", ông phát biểu sau khi tòa tuyên án. Một trong những người bị truy tố, ông Bernardo De Bernardinis, phó giám đốc cơ quan Bảo hộ dân sự Italy năm 2009, khi nghe tòa tuyên án. Ảnh: AFP Quá trình xét xử Boschi và 6 đồng nghiệp của ông bắt đầu từ tháng 9. Ban đầu các công tố viên đề nghị mức án 4 năm tù cho tất cả bị cáo. Họ cho rằng trận động đất năm 2009 gây hậu quả lớn do thái độ làm việc cẩu thả của 7 bị cáo. "Trước Chúa và nhân dân, tôi thấy tôi là người vô tội", bị cáo Bernardo De Bernardinis, người từng làm việc cho Cục Bảo vệ Dân sự Italy, nói. Các bản án tại Italy chỉ có hiệu lực thi hành sau ít nhất một lần kháng án. Vì thế các bị cáo sẽ không phải vào tù ngay lập tức. Những người bị tuyên án cho biết họ sẽ kháng cáo. Bản án nhận được sự ủng hộ của gia đình các nạn nhân, nhưng không làm hài lòng giới khoa học. Các nhà khoa học trên khắp thế giới chỉ trích phiên tòa là lố bịch. Họ cho rằng, không ai hay không có phương pháp nào có thể dự đoán chính xác thời điểm, khu vực xảy ra động đất. Hơn 5.000 nhà khoa học đã cùng ký vào lá thư gửi Tổng thống Italya Giorgio Napolitano để phản đối việc kết án trên của tòa án. Giáo sư Malcolm Sperrin, Bệnh viện Hoàng gia Berkshire, Anh nói: "Nếu giới khoa học bị phạt tù vì dự báo sai về những tai họa do thiên nhiên gây ra, thì đây sẽ là bước lùi của sự phát triển". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 12, 2012 Động đất 4,1 độ Richter gần Nghệ An - Hà Tĩnh Thứ Bảy, 01/12/2012 --- cập nhật 07:41 AM, GMT+7 Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) lúc 16h40'20 ngày 30/11, trận động đất mạnh 4,1 độ Richter đã xảy ra gần biên giới Lào - Việt, gần Nghệ An, Hà Tĩnh. Bản đồ chấn tâm động đất Vị trí xảy ra động đất có độ sâu chấn tiêu khoảng 10km. Động đất xảy ra trong khu vực địa phận nước Lào, gần biên giới Lào - Việt. Theo đánh giá, động đất gây nên rung động trên cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực đứt gãy Rào Nậy. Đứt gãy Rào Nậy chạy theo hướng tây bắc - đông nam chạy từ Lào về địa phận Hà Tĩnh, cách Vũng Áng 35km về phía tây nam. Theo các chuyên gia về động đất, đứt gãy Rào Nậy có thể gây động đất cực đại 6 độ Richter. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này. Theo Tuổi Trẻ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 12, 2012 Mới 4,1 độ thì nhằm nhò gì! Các nhà khoa học chuyên gia về động đất ở Việt Nam còn quát lên là Việt Nam có khả năng động đất đến 8 độ dích te lận. Kinh chưa? Hãy cảnh giác đấy nhé! Ấy là "khoa học công nhận" rùi. Nhưng vấn đề nó ở chỗ là cái vấn đề bao giờ nó xảy ra thì chịu. Cứ cảnh giác đến Tết Urugoay. Động đất 4,1 độ Richter gần Nghệ An - Hà Tĩnh Thứ Bảy, 01/12/2012 --- cập nhật 07:41 AM, GMT+7 Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) lúc 16h40'20 ngày 30/11, trận động đất mạnh 4,1 độ Richter đã xảy ra gần biên giới Lào - Việt, gần Nghệ An, Hà Tĩnh. Bản đồ chấn tâm động đất Vị trí xảy ra động đất có độ sâu chấn tiêu khoảng 10km. Động đất xảy ra trong khu vực địa phận nước Lào, gần biên giới Lào - Việt. Theo đánh giá, động đất gây nên rung động trên cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực đứt gãy Rào Nậy. Đứt gãy Rào Nậy chạy theo hướng tây bắc - đông nam chạy từ Lào về địa phận Hà Tĩnh, cách Vũng Áng 35km về phía tây nam. Theo các chuyên gia về động đất, đứt gãy Rào Nậy có thể gây động đất cực đại 6 độ Richter. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này. Theo Tuổi Trẻ 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites