Thiên Sứ

Động Đất Và Lý Học Đông Phương.

539 bài viết trong chủ đề này

Posted Image

Các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu và Viện Địa chất đo kiểm tra vết nứt tại một trường học ở xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My do động đất gây ra. Ảnh: Trí Tín.

Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng hy vọng là người dân ở đây được an toàn. Chứ "thường xuyên kiểm tra, báo cáo tình hình an toàn vận hành đập thủy điện Sông Tranh 2" sau khi mọi chuyện đã rồi thì... Posted Image. "Chúng tôi báo cáo không kịp tình hình vì sự việc xảy ra quá nhanh..." . Posted Image

Lúc đó thì mới để ý đến tránh nhiệm, trách nhiệm và trách nhiệm, nhưng chắc chắn một điều như sư phụ nói ở trên là các nhà khoa học sẽ không chịu trách nhiệm, trong khi họ là người dự báo những biến cố, khả năng... có thể xảy ra dựa trên định lượng để lãnh đạo có một quyết định đứng đắn hoặc sai lầm.

Có thể ví các nhà khoa học này như Cán bộ thẩm định (Tín dụng) trong Ngân hàng vậy. Nhưng khác nhau ở chỗ, hồ sơ sau khi cho vay mà quá hạn thì anh nào thẩm định sẽ được lên dĩa ngay. Posted Image

TỪ TRÊN CÁI ĐẬP NHÌN XUỐNG, HÌNH ẢNH NGƯỜI DÂN BÉ TÍ XÍU À. ÁP LỰC NƯỚC TỪ ĐẬP KHỦNG KHIẾP HƠN CẢ SÓNG THẦN. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Núi lửa Indonesia phun tro bụi cao 1.000 m

Thứ ba, 18/9/2012, 10:48 GMT+7

Một ngọn núi lửa ở miền đông Indonesia hôm qua thức giấc với đám mây tro bụi dày đặc màu xám khiến cư dân sống quanh đó phải đi di tản.

Cột tro bụi từ núi lửa lửa Gamalama trên đảo Moluca bao trùm thành phố Ternate trưa qua theo giờ địa phương, AP cho biết.

Giới chức Indonesia yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà, đồng thời có lệnh sơ tán dân cư trong bán kính 2,5 km. Chưa có báo cáo thương tích hoặc thiệt hại do đám tro bụi cao 1.000 m.

Núi lửa Gamalama thức giấc gần đây nhất hồi năm ngoái. Indonesia nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương. Nước này hiện có hơn 100 ngọn núi lửa có khả năng hoạt động, gây ảnh hưởng tới hàng triệu người dân.

Trang Nguyên (Video: ITN News)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quảng Nam:

Huyện Bắc Trà My lại rung chuyển vì động đất

Thứ Ba, 18/09/2012 - 13:52

(Dân trí) - Theo tin từ UBND huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), sáng nay 18/9, trên địa bàn huyện lại xảy ra ba trận động đất liên tiếp khiến người dân vô cùng bất an.

Posted Image

Các trận rung chấn liên tục làm dấy lên nỗi lo về sự an toàn của Thủy điện Sông Tranh 2

Trao đổi với PV Dân trí, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - ông Trần Anh Tuấn - cho biết: Trận động đất đầu tiên xuất hiện vào khoảng 1 giờ sáng, hai trận tiếp theo lần lượt xảy ra vào khoảng 4 giờ 30 phút và gần 5 giờ sáng nay (18/9). Theo ông Tuấn, cường độ của các trận động đất khá mạnh, kéo dài trong khoảng 5 giây. Thông tin ban đầu của UBND huyện Bắc Trà My thì chưa có thiệt hại gì đáng kể.

Cũng theo ông Tuấn, đợt rung chấn vào lúc 1 giờ rất mạnh khiến người dân ở thị trấn Bắc Trà My cùng các xã lân cận như Trà Đốc, Trà Bui, Trà Tân đều chạy ra khỏi nhà. Trong khi đó, lãnh đạo các huyện Phước Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nam Trà My cũng xác nhận với PV Dân trí đợt rung chấn lúc khoảng 1 giờ sáng nay.

Theo thống kê sơ bộ của UBND huyện Bắc Trà My, tính từ đầu tháng 9 đến nay trên địa bàn huyện Bắc Trà My đã xảy ra 20 trận động đất lớn nhỏ; độ rung chấn trận mạnh nhất là 4,2 độ richter xảy ra vào ngày 3/9. Các trận động đất đã làm nứt 17 nhà dân và một số trường học trên địa bàn xã Trà Đốc.

Posted Image

Trường mẫu giáo Hoa Phượng (thôn 1, xã Trà Đốc, Bắc Trà My) bị nứt toác vì động đất

Trong khi đó, theo Chủ tịch xã Trà Đốc – ông Hồ Văn Lợi - những trận động đất sáng nay đã làm người dân trên địa bàn xã hết sức lo lắng. “Sáng sớm nay tôi đi làm gặp dân ai cũng hỏi về những trận động đất vừa xảy ra ngày hôm qua (17/9) và hôm nay nhưng tôi khuyên họ nên bình tĩnh và đợi kết quả của các ngành chức năng, sau đó sẽ có kế hoạch ứng phó tuyên truyền để người dân biết”, ông Lợi cho biết.

Hầu hết người dân huyện Bắc Trà My đã quá mệt mỏi vì những trận động đất xảy ra dồn dập trên địa bàn thời gian qua nhưng các cơ quan chức năng cũng như các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải thích nào thỏa đáng để người dân hiểu và có cách ứng phó thích hợp.

Người dân Bắc Trà My cho biết, động đất không quá mạnh nhưng vì sống dưới “túi nước” của thủy điện Sông Tranh 2 nên mỗi khi có động đất xảy ra, họ vô cùng lo lắng đến sự an toàn của đập thủy điện. Nếu “túi nước” đó bị vỡ, không dám tưởng tượng điều gì sẽ xảy đến.

Sau các đợt rung chấn sáng nay, UBND huyện Bắc Trà My lại một lần nữa gửi báo cáo đến tỉnh Quảng Nam để… báo cáo, vì ngoài việc báo cáo ra chính quyền địa phương hiện chưa có một phương án nào để phổ biến đến người dân khi có động đất xảy ra.

Công Bính

=========================

T

heo tôi lúc này không nên tích nước vội. Hãy đợi đến khi tìm một giải pháp khả thi bảo đảm rằng: Dù có vỡ đập thì cũng không gây tai họa về nhân mạng.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất mạnh liên tiếp ở Sông Tranh 2, người dân sợ hãi

Chủ nhật, 23/9/2012, 15:51 GMT+7

Từ tối 22 đến trưa 23/9, khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) liên tiếp xảy ra 6 trận động đất. Trạm địa chấn ở Huế đo trận động đất mạnh nhất lên đến 4,8 độ richter, Viện Vật lý Địa cầu xác nhận 4,1 độ richter.

> 'Không tích nước, đập Sông Tranh 2 vẫn nguy hiểm'

Trong lúc người dân huyện Bắc Trà My và một số địa phương lân cận thủy điện Sông Tranh 2 đang ăn cơm trưa thì lòng đất phát ra tiếng nổ ầm ầm như mìn phá đá, nền nhà chao đảo kéo dài hơn 10 giây.

"Tôi đang bưng mâm cơm lên cho gia đình thì lòng đất phát ra tiếng nổ, căn nhà lắc lư kêu răng rắc. Hoảng quá, tôi đánh rơi cả mâm, mọi người chạy tán loạn. Cứ thế này không chết vì động đất thì cũng chết vì đau tim”, bà Nguyễn thị Mai ở thị trấn Bắc Trà My nói.

Posted Image

Vai trái đập thủy điện Sông Tranh 2 bị sạt lở nặng, lõm sâu do động đất xảy ra dồn dập trong tháng qua. Ảnh: Trí Tín

Trao đổi với VnExpress.net chiều 23/9, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết đang rất lo ngại. 6 trận động đất liên tục xảy từ 21h tối qua kéo dài đến trưa này khiến người dân sợ hãi đỉnh điểm. Trạm địa chấn đo động đất ở Huế đã thông báo cho lãnh đạo tỉnh, huyện là trận động đất lớn nhất xảy ra lúc 10h57 trưa nay lên đến 4,8 độ richter, lớn nhất từ trước đến nay.

“Lo nhất là an toàn tính mạng của người dân. Động đất ngày càng mạnh, xảy ra liên tục, nền địa chất yếu thì công trình dân sinh và nhà dân ở trên địa bàn khó thể chống chịu nổi”, ông Tuấn bộc bạch.

Còn ông Trần Văn Hải, Trưởng ban quản lý dự án thủy điện 3 (đơn vị trực tiếp quản lý thủy điện Sông Tranh 2) cũng cho biết, các máy gia tốc đo động đất lắp đặt ở đập thủy điện ghi nhận trận động đất trưa nay lên đến 4,8 độ richter. Hiện tại, đập thủy điện vẫn đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, đến chiều nay Viện Vật lý Địa cầu xác nhận trận động đất mạnh xảy ra vào lúc 10h57 chỉ là 4,1 độ richter.

GS Cao Đình Triều, Chuyên gia Viện Vật lý Địa cầu nhận xét, Ban quản lý dự án thủy điện 3 - chủ đầu tư công trình - công bố gia tốc rung động nền vai trái đập thủy điện Sông Tranh 2 trận động đất cực mạnh trưa nay là 91 cm/s2 (cao hơn rung động nền của trận động đất 4,2 độ ritcher vào ngày 3/9 vừa qua là 88 cm/s2). Độ sâu chấn tiêu của trận động đất này là 7km, tâm chấn xảy ra tại xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My - cách đập chính thủy điện Sông Tranh 2 7,5 km.

"Do vậy trận động đất trưa nay cực mạnh, chắc chắn phải lớn hơn 4,2 độ richter từng xảy ra tại khu vực này", GS Triều khẳng định.

Trước đó, hai trận động đất lớn nhất được ghi nhận tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 xảy ra vào 20h46 ngày 3/9 với cường độ 4,2 độ và lúc 9h27 ngày 7/9 với cường độ 4 độ richter.

Trí Tín

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trà My động đất lớn nhất từ trước đến nay

23/9/2012 11:30

Posted Image- Lúc 10h57' và 11h5p trưa nay (23/9), đã liên tiếp xảy ra 2 trận động đất với cường độ mạnh khiến mặt đất chao đảo, hàng nghìn người dân các huyện Nam - Bắc Trà My và vùng lân cận hoảng loạn. Khoảng 150 người đang dự tiếp xúc cử tri tại nhà sinh hoạt cộng đồng thôn 2 cũng bỏ chạy tán loạn.

Trà My lại rung lắc, đã có 53 trận động đất

Chuyên gia động đất đến, Trà My liên tục rung chuyển

Sau động đất tại Trà My, hàng trăm điểm sụt lún

Trao đổi với P.V VietNamNet từ Trà Đốc, ông Hồ Ngọc Quí, Bí thư đảng bộ xã, kiêm Chủ tịch HĐND xã cho biết, cuộc tiếp xúc cử tri HĐND xã sáng nay bà con chỉ đề cập đến việc hoang mang lo lắng của hiện tượng mặt đất chao đảo, lòng đất phát nổ khiến nhà cửa hư hỏng.

Khi ý kiến các cử tri vừa dứt thì mặt đất chao đảo kèm theo đó là những tiếng nổ đì đùng phát ra từ lòng đất khiến hơn 150 cử tri tại đó bỏ chạy tán loạn. Cuộc tiếp xúc cử tri sau đó buộc phải giải tán - ông Quí nói.

Posted Image

Bà con thôn 2 Trà Đốc đang tiếp xúc cử tri bỏ chạy tán loạn khi động đát xảy ra trưa nay (Ảnh: Nguyễn Thành)

Ông Lê Văn Tuấn, Chánh văn phòng UBND huyện Bắc Trà My, Quảng Nam, đang đi kiểm tra thiệt hại động đất ở vùng tâm chấn Trà Đốc, Trà Bui và Trà Tân cho biết: “Trận động đất kinh hoàng vào lúc 10h57 và 11h5p trưa hôm nay (23/9), là trận động đất cực mạnh, lớn gấp nhiều lần trận động đất xảy ra rạng sáng ngày 3/9". Các thiết bị quan trắc đã đo được trận động đất này là 4,8 richter và là trận động đất có dư chấn lớn nhất từ trước đến từ nay xảy ra trên địa bàn.

Ông Lê Văn Tuấn nói thêm: “Trận động đất rất lớn kèm theo tiếng nổ long trời lở đất. Rung chấn rất mạnh kéo dài khoảng 6 giây. Người dân thị trấn Trà My vô cùng hoảng sợ, ùa chạy hết ra đường. Đây có lẽ là trận động đất lớn nhất từ trước đến nay”.

Posted Image

Người dân tại Trà My lo lắng khi liên tiếp xảy ra động đất

Cũng theo ông Tuấn, các xã sát cạnh hồ thủy điện như Trà Đốc, Trà Bui, Trà Tân, lãnh đạo xã đều cấp báo về trận động đất cực lớn này. Trận động đất lớn khiến dư chấn lan xa và mạnh đến cả các huyện lân cận như Nam Trà My, Hiệp Đức. Người dân huyện Hiệp Đức cho biết: “Trận động đất này mạnh nhất từ trước đến nay. Nhà cửa ở đây cũng rung lắc rất mạnh”.

Posted Image

Tường nhà bà Hồ Thị Lan ở thôn 3 Trà Đốc bị nứt sau trận động đất.

Ghi nhận ban đầu, trận động đất mạnh vào trưa hôm nay gây thiệt hại đáng kể. Hàng trăm nhà dân bị nứt tường. Kiểm tra tại điểm trường thôn 2 Trà Đốc, bức tường bị nứt chạy dài khoảng 5 m. Nhiều nhà dân bị nứt dọc theo tường hoặc nứt trụ.

Ngay trong buổi chiều hôm nay (23/9), UBND huyện Nam Trà My đã hủy bỏ các cuộc họp, cử cán bộ tỏa về các địa bàn dân cư ở Trà Đốc, Trà Tân, Trà Bui, thị trấn Trà My và các xã lân cận để kiểm tra thiệt hại.

Theo ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, hai trận động đất vào trưa nay khiến cho người dân càng trở nên lo lắng hơn. Bởi động đất ngày càng gia tăng và với cường độ rung chấn ngày càng lớn và dồn dập.

Posted Image

Lo sợ động đất nhiều người dân vào rừng làm nhà tạm để sống.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, Quảng Nam, tính từ đêm 22 đến trưa ngày 23/9, tại địa phương đã xảy ra liên tiếp 7 trận động đất.

Trước đó 8 tiếng đồng hồ, vào khoảng 3h20' cùng ngày, tại đây cũng đã xảy ra trận động đất mạnh khi người dân còn đang ngủ. Nhiều người dân hoảng loạn khi nghe tiếng nổ phát ra từ lòng đất và mặt đất rung lắc nên kéo nhau chạy ra khỏi nhà.

Thống kê của UBND huyện Bắc Trà My, chỉ tính riêng từ ngày 3/9 đến nay, mặc dù hồ thủy điện Sông Tranh 2 chưa tích nước nhưng tại khu vực này đã xảy ra tổng cộng hơn 21 trận rung chấn lớn nhỏ.

Vũ Trung

===================

Phá đập để bào đảm an toàn thì chưa có "cơ sở pha học". Vì đập phá rồi lấy gì làm bằng chứng động đất đập sẽ vỡ? Ai chịu trách nhiệm phá cái đập hơn 5000 tỷ? Không phá nhỡ tích nước nó bể ra thì ai chịu trách nhiệm cho mạng sống cả huyện người? Vậy chỉ có trời xử là "Hòa cả làng". Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ Sông Tranh 2: "Dân nên chia sẻ và hi sinh cho thủy điện!"

Thứ Ba, 25/09/2012 --- cập nhật 09:21 GMT+7

Đó là phát biểu của ông Trần Văn Hải- trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3, chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 - sau chuỗi động đất xảy ra ngày 22 và 23-9.

Sáng 24-9, khu vực thủy điện Sông Tranh 2 tiếp tục có động đất...

Ông Hải nói: “Người dân nên yên tâm và tin vào các thông số khoa học đã được nghiên cứu khi xây dựng thủy điện Sông Tranh 2. Đây là động đất kích thích, thủy điện Sông Tranh 2 có thể làm quá trình động đất, giải phóng năng lượng này diễn ra nhanh hơn chứ không thể cao hơn động đất kiến tạo. Chúng tôi vẫn cho rằng trận động đất vừa rồi xảy ra nằm trong tính toán và chúng tôi hoàn toàn yên tâm”. Posted Image

Người dân xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam đang phải lo chống đỡ tạm nhà sau trận động đất ngày 23-9 - Ảnh: Hữu Khá

Chỉ an toàn cho đập

* Có thể các ông yên tâm, nhưng động đất dồn dập xảy đến với cường độ ngày càng mạnh, làm sao người dân yên tâm, thưa ông?

Posted Image

Ông Trần Văn Hải

- Trận động đất lúc 10g57 ngày 23-9 có gia tốc đo được tại đập là 89,9cm/s2 (tương đương động đất cấp 6), chỉ mới bằng 62% khả năng chịu đựng của đập Sông Tranh 2 (150cm/s2, tương đương động đất cấp 8). Còn nếu theo kết quả giám định của Công ty tư vấn thiết kế Colenco (Thụy Sĩ) do Hội đồng nghiệm thu nhà nước thuê tư vấn độc lập, đập thủy điện Sông Tranh 2 chịu được động đất có gia tốc tới 220cm/s2. Nên không có gì đáng lo ngại.

* Hiện thủy điện Sông Tranh 2 không tích nước và đang ở mực nước chết, nhưng động đất kích thích vẫn xảy ra liên tiếp. Liệu có dự đoán được khi tích nước ở cao trình cao hơn thì động đất sẽ mạnh đến đâu không?

- Tôi không phải là nhà chuyên môn để có thể dự đoán được điều này. Cũng không ai có thể đưa ra con số tương ứng giữa mức tích nước và cấp độ động đất, chỉ có thể đưa ra mức độ động đất cực đoan nhất khi tích nước tối đa. Và ngay cả trong trường hợp này thì Viện Vật lý địa cầu cũng xác định trong tương lai có thể có động đất mạnh hơn nhưng khó mạnh hơn hồ sơ thiết kế của đập.

* Như vậy độ an toàn khi có động đất chỉ được tính cho đập thủy điện thôi sao? Nhà dân làm sao chịu nổi động đất cấp 8 hoặc cao hơn?

- Không thể lấy tiêu chuẩn xây dựng của nhà dân và đập thủy điện để tính chung được. Đập thủy điện tồn tại hàng trăm năm, còn nhà dân thì ngắn hơn, có tiêu chuẩn riêng của Bộ Xây dựng. Đúng là nếu động đất cấp 8 thì đập an toàn nhưng nhà dân sẽ sập. Nhưng tôi đã nói đây là động đất kích thích, không phải vì thủy điện Sông Tranh 2 mà nó mạnh hơn, cùng lắm chỉ diễn ra sớm hơn mà thôi. Ở Hà Nội cũng từng có động đất tới 5 độ Richter đấy thôi.

Chưa đến mức bồi thường

* Như ông vừa nói, động đất kích thích là do tích nước thủy điện Sông Tranh 2 gây nên, vậy chủ đầu tư dự án đã có phương án hỗ trợ thiệt hại gì cho người dân có nhà bị hư hỏng chưa? - Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ với người dân và mong người dân cũng phải chia sẻ cho chúng tôi. Hiện chủ đầu tư đang phối hợp với UBND huyện Bắc Trà My thống kê các thiệt hại của người dân trong vùng do các trận động đất vừa qua gây nên. Chủ đầu tư chỉ mới sửa được một cột nhà dân bị nứt. Riêng những vết nứt của các nhà khác phải đánh giá một cách thận trọng, nứt do động đất hay nứt thông thường. Hầu hết các nhà nứt do người dân xây tường mỏng, nền mỏng hoặc quá nông. Như các anh thấy, Trường mẫu giáo Hoa Phượng chỗ bị nứt nếu không có động đất nó vẫn nứt vì người ta xây không có dầm. Còn hư hại nặng, nhà dân mất an toàn thì đến giờ chúng tôi chưa thấy.

"Tôi không nghĩ động đất có thể gây sập nhà trong thời gian tới, điều đó rất khó xảy ra, vì vậy ta hãy yên tâm mà sống. Nhà dân mà mất an toàn là chúng tôi sẽ hỗ trợ!"

Ông Trần Văn Hải

(trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3)

* Về lâu dài, có thể tính được lộ trình tích nước trở lại của thủy điện Sông Tranh 2 không?

- Về mặt kỹ thuật, tôi khẳng định hoàn toàn có thể tích nước được rồi. Nhưng bây giờ chuyện thủy điện Sông Tranh 2 không còn dừng lại ở vấn đề kỹ thuật nữa mà là tâm lý của người dân. Chưa tích nước cũng là một cách chia sẻ với người dân. Hiện vẫn chưa có lộ trình chính xác khi nào sẽ tích nước mà phụ thuộc vào quá trình quan trắc, khi nào đủ điều kiện thì mới tiến hành, thời gian có thể là một hoặc hai tháng, có khi là sáu tháng hoặc một năm.

* Trực tiếp chứng kiến động đất ở thủy điện Sông Tranh 2, ông có sợ không?

- Nói thật là cũng sợ mỗi lần có động đất. Cả đơn vị tôi hiện có đến 145 con người đang sống dưới chân đập. Khi có rung chấn thì cũng có tâm lý hoảng hốt, nhưng chúng tôi vẫn yên tâm vì tin các trận động đất không lớn hơn so với thiết kế an toàn của đập thủy điện.

Đã có 119 nhà dân bị hư hỏng

Trái với khẳng định chưa có thiệt hại của Ban quản lý dự án thủy điện 3, trưởng Ban phòng chống lụt bão huyện Bắc Trà My Huỳnh Ngọc Thiệu cho biết dù chỉ mới thống kê thiệt hại tại các xã Trà Sơn, Trà Đốc, Trà Tân và thị trấn Trà My nhưng đã có 119 nhà dân bị hư hỏng, xuống cấp, nứt nẻ do các trận rung chấn.

“Trước mắt chính quyền huyện dùng ngân sách để “chữa cháy” cho người dân rồi chờ cấp trên. Tỉnh cũng sẽ làm việc với Tập đoàn Điện lực VN và các bên liên quan chứ huyện thì vượt quá khả năng” - ông Thiệu nói.

Chủ tịch UBND xã Trà Đốc Hồ Văn Lợi cho biết thêm lúc 6g ngày 24-9, một trận động đất nhẹ xảy ra kèm theo nhiều rung chấn mà người dân có thể cảm nhận được. Đây chỉ là rung chấn nhẹ nên không có thiệt hại. Trong ngày 24-9, các loa truyền thanh của huyện Bắc Trà My liên tục phát đi nhiều bản tin cảnh báo và hướng dẫn cách ứng phó tình hình động đất tại khu vực.

Theo Tuổi Trẻ

===========================

"Tôi không nghĩ động đất có thể gây sập nhà trong thời gian tới, điều đó rất khó xảy ra, vì vậy ta hãy yên tâm mà sống. Nhà dân mà mất an toàn là chúng tôi sẽ hỗ trợ!"

Ông Trần Văn Hải

(trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3)

Không nghĩ, nhưng không dám chắc chắc...haizz...kiểu này phải đưa cả nhà pác này ra ở chung với người dân ở đây cho có cảm giác. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất 6,9 richter ngoài khơi Alaska, Mỹ

Thứ Năm, 27/09/2012 --- cập nhật 10:07 GMT+7

Một trận động đất mạnh 6,9 richter đã rung chuyển bờ biển Alaska vào ngày 26/9 song không có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra, giới hữu trách Mỹ cho hay.

Trận động đất xảy ra vào 23h40 GMT ngày 26/9 cách đông đảo Amatignak, Alaska, 63km và ở độ sâu 40km, Cơ quan địa chất Mỹ, cơ quan theo dõi động đất khắp thế giới, cho biết.

Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cho biết trận động đất không có khả năng gây sóng thần có sức tàn phá rộng khắp Thái Bình Dương, cũng như không có nguy cơ sóng thần ở Hawaii.

Theo Dân Trí

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://thethaovanhoa.vn/475N20110702065907284T0/tien-tri-gia.htm

Diễn đàn văn hóa

Tiên tri “giả”

Thứ Bảy, 02/07/2011 14:37

(TT&VH) - Ban đầu chỉ là một câu chuyện hoang đường nhưng ít ra cũng còn vui vui, đó là tuyên bố của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể dùng ý nghĩ để “chặn mưa”. Rốt cuộc không những ông không phát huy “siêu năng lượng này”, để đến nỗi bà con phải đội mưa đi xem Đại lễ vào buổi sáng hôm 1/10/2010, mà nhiều “bản tin dự báo thời tiết” của ông cũng bị “phanh phui” ra là trật lấc.

Posted Image

Ảnh mình họa - Nguồn: Internet

1. Hết “chặn mưa”, giờ đây, ông lại tuyên bố có thể dự báo được động đất, cũng đầy màu sắc hoang đường nhưng rõ ràng không còn là chuyện vui vui nữa. Nó khiến tôi liên hệ đến những “tiên tri giả” trên khắp thế giới từ thời Cựu ước đến thời nay như kinh sách đã chép: “Nhiều tiên tri giả sẽ nổi lên và dỗ dành lắm kẻ”.

Trước khi tuyên bố mình có thể dự đoán động đất trên phạm vi toàn thế giới, ông Tuấn Anh bắt đầu bằng việc “bác” một nhà tiên tri khác của Tây: “Có một nhà khoa học Hoa Kỳ xác định ngày 26/3/2011 sẽ xảy ra một trận động đất lớn ở California. Con xác định là không có, mà xảy ra ở lục địa Âu Á. Cuối cùng là con đúng. Đó chính là trận động đất ở Myanmar làm Hà Nội rung động. Còn Cali thì không có gì xảy ra”.

Và ông tuyên bố về bức tranh động đất của Việt Nam sẽ như sau: “Từ ngày 29/5 đến 30/12 Tân Mão (theo Âm lịch) Việt Nam sẽ không còn trận động đất nào quá 4,0 độ richter nữa”, đồng thời thách đố các nhà khoa học nghiên cứu về động đất: “Nếu có trận động đất nào quá 4,0 độ richter tôi sẽ chịu trách nhiệm còn 4,0 độ richter trở xuống thì các chuyên gia ở Viện Vật lý địa cầu sẽ phải gọi tôi bằng “thầy”. Liệu các chuyên gia có dám cá không?”

2. Ở đây, “thầy” Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã đi quá trớn ở chỗ, bằng kiến thức khoa học sơ đẳng, người ta cũng có thể biết rằng, động đất là hiện tượng bất thường của tự nhiên không thể dự báo được về thời điểm xảy ra, hay nói một cách chính xác, nền khoa học kỹ thuật của thế giới cho tới thời điểm này vẫn chưa thể dự báo được (Nhật mà dự báo được thì đã không có thảm họa động đất, sóng thần như vừa qua).

Một câu hỏi mà có thể bạn sẽ đặt ra: Vậy thì nghiên cứu động đất để làm gì? Xin thưa, động đất có thể dự báo được với những thông số căn bản như: địa điểm, cường độ, mức độ ảnh hưởng (thậm chí nghiên cứu động đất ở Hà Nội của TS Nguyễn Hồng Phương (Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý địa cầu) còn đưa ra bức tranh thiệt hại cụ thể đến từng dãy phố nếu các trận động đất khác nhau xảy ra ở những địa điểm, thời gian khác nhau trên địa bàn). Còn cái không thể dự báo được chính là thời điểm xảy ra, mà thời điểm lại là thứ cốt tử trong đối phó với động đất.

Sở dĩ không thể dự báo được thời điểm vì bản chất của động đất là hiện tượng thiên nhiên xảy ra bất thình lình, diễn ra trong thời gian rất ngắn (vài tích tắc), nó hoàn toàn khác với mưa, gió, bão, lụt. Xem ra động đất có vẻ không thể dự báo về thời gian y như Ngày tận thế trong kinh sách: “Về ngày và giờ đó, chẳng có ai biết chi cả, thiên sứ trên trời hay là con cũng vậy, song chỉ một mình Cha (tức Chúa trời) biết thôi”. <

Chiếu theo kiến thức sơ đẳng này về động đất, thì người ta có thể thấy rằng tất cả những người muốn gây sốc với xã hội bằng những lời tiên đoán về động đất (xuất hiện nhan nhản trên thế giới) đều là “tiên tri giả”. Nhưng tại sao vẫn có rất nhiều người tin, thậm chí mất tiền của, đảo lộn cuộc sống vì tin theo? Lý do đơn giản thôi, cái gì mà mình càng sợ nó xảy ra thì càng dễ tin rằng nó xảy ra đến nơi rồi. Hơn nữa, trên cái quả địa cầu già nua và bất ổn của chúng ta, mỗi ngày có từ 30 - 40 trận động đất mạnh hơn 2,5 độ richter xảy ra, nói phứa đi thì cũng có khi đúng.<

3. Nhưng tuyên bố của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh nguy hiểm ở chỗ nó khiến cho người ta mất cảnh giác, nếu tin theo. Vì động đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào (càng xa thời điểm động đất xảy ra lần trước, thì càng gần tới thời điểm nó xảy ra lần sau), cho nên bất cứ lúc nào người ta cũng không được lơ là, mất cảnh giác. Điều nghìn năm chưa xảy ra nhưng có thể xảy ra vào tích tắc ngay sau.

Có đáng sợ không? Rất đáng sợ, nhưng đừng hoảng loạn. Ở đây lại phải trích lại hai câu thơ mà trường nào đó vừa ra đề thi văn cho học trò (chép nhầm là thơ của Trịnh Công Sơn): “Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Đã cho ta ngày nữa để yêu thương”. Yêu thương trái đất (để đừng làm hại nó), yêu thương căn nhà mình (để đừng xây nhà mà quên kháng chấn), yêu thương cuộc sống của mình và người thân (để học trước các kiến thức đối phó với động đất), và đặc biệt là yêu thương tri thức của nhân loại (để đừng nghe lời những tiên tri giả hoặc “cá cược” với họ, kẻo nếu có động đất lớn bất thình lình, mà không đề phòng, thì lúc đó “nhà tiên tri” Nguyễn Vũ Tuấn Anh chẳng thể chịu trách nhiệm cho tính mạng, tài sản của mình được đâu).

Ngô KhởI

===============================

Đây là tờ báo tương đối có độc giả. Nhưng có lẽ cho đến ngày hôm nay 21. 11. 2011 những dự báo về động đất của tôi không sai nhiều lắm. Kể cả việc UNESCO Việt Nam đã yêu cầu quay phim trực tiếp lời dự báo động đất trong một tương lai gần và gần như thách đố với lời hứa: Sẽ đưa lên tivi nếu tôi dự đoán đúng (Xin tham khảo topic này). Tôi đã dự đoán đúng và họ đã không đưa lên tivi. Vậy nếu tôi dự đoán sai thì sao? Các bạn xem bài viết trên - mà hôm nay tôi mới đọc được thì thật là sự đổi trắng thay đen trắng trợn và đã vượt quá giới hạn mà tôi có thể chấp nhận. Các bạn xem lại câu này:

Ngày mùng 1. 10 . 2010 thời tiết như thế nào thì chính VTV1 truyền hình trực tiếp quang cảnh Đại Lễ và cả nước biết. Nhưng bài viết này thì thật bỉ ổi và trắng trợn. Đã vậy còn đạo đức giả khi lên tiếng rằng việc dự báo động đất dưới 4 độ richter của tôi , nếu tôi sai thì sẽ gây hậu quả

[/i]

Vậy theo tinh thần của bài báo trên một tờ báo chính thống TT VH thì tôi cần phải phát ngôn làm sao?

Kể từ ngày họ thách đố tôi về khả năng động đất ở Việt Nam - tôi đã trả lời - từ nay đến cuối năm - 30 Tết . tháng Chạp. Tân Mão Việt lịch - sẽ không thể có trận động đất nào trên 4 độ richter tại Việt Nam. Từ khi có dự báo đó đến nay 21. 11. 2011 - gần một năm trôi qua, thực tế đã chứng minh tôi đã đúng. Vậy với tinh thần bài báo này - tôi xác định rút lại lời dự báo này - kể từ khi tôi gõ xong hàng chữ này. Và nếu từ nay đến cuối năm, ở Việt Nam có trận động Đất nào xảy ra trên 4 độ richter thì tôi không bị coi là dự báo sai. Vì tôi đã rút lại lời dự báo này.

Vậng! Để cho mọi người nâng cao tinh thần cảnh giác vì đã có Viện nghiên cứu động đất Việt Nam gì đó lo rồi.Tôi có đúng cũng bị bẻ cong là sai . Vậy thì tôi thấy từ nay cá nhân tôi sẽ rút lui lại tất cả các lời dự báo của mình trong những lĩnh vực mà đã có những cơ quan khoa học Việt Nam đảm trách. Thí dụ như động đất, mưa bão...nói chung là thiên tai.

===============================

PS: Tôi đã trả lời bài báo này trên web Thể Thao Văn Hóa , đại ý như sau:

Cảm ơn bài báo đã nhắc nhở. Tôi rút lại lời dự báo Việt Nam không có trận động đất nào trên 4 độ richter từ ngày hôm nay 21. 11. 2011, để mọi người nâng cao cảnh giác với động đất cho đỡ nguy hiểm theo tinh thần bài báo nhắc nhở.

Kính thưa quí vị.

V

ào năm ngoái, khi tôi dự đoán động đất ở Việt Nam không quá 4 độ richter (Tôi đã rút lại lời tiên tri này và không chịu trách nhiệm kết quả dự báo sau 21. 11. 2011) và người ta đã cho rằng: Tôi làm cho 'nhân dân" mất cảnh giác. Và rằng các nhà khoa học đã thẳng thắn phát biểu động đất ở Việt Nam đạt tới 8 độ richter là chân lý , khách quan, góp phần làm cho 'nhân dân' cảnh giác. Họ phê phán tôi chẳng trên một cơ sở khoa học nào cả, mà chỉ nhân danh một ý tưởng chụp mũ: "làm nhân dân mất cảnh giác", theo kiểu "có hai thằng nhìn vào nhà mấy ngày hôm nay".

Còn bây giờ, tại thủy điện sông Tranh đang động đất rầm rầm và có nguy cơ vỡ đập tàn phá toàn bộ sự sống dưới hạ lưu thì không ít những con người đang nói nó vẫn "an toàn". Vậy họ có làm nhân dân mất cảnh giác không?

Này! Xin hỏi các quí vị khoa học: Việc các quí vị cho rằng Việt Nam có thể có động đất tới 8 độ richter có "cơ sở khoa học" không đấy?

Và nó có thể xảy ra vào lúc nào nhỉ? 5000 năm sau hay ngay bây giờ? Quí vị lên tiếng để "nhân dân cảnh giác " đi chứ!

===============================

Động đất 4,6 độ richter rung chuyển Bắc Trà My

Thứ Hai, 22/10/2012, 21:41 (GMT+7)

* Động đất mạnh nhất từ trước đến nay

TTO - 20g42 đêm 22-10, một trận động đất với độ rung động kinh hoàng đã xảy ra tại huyện Bắc Trà My (Quảng Nam). Nhiều người dân đã chạy ra đường tìm cách thoát thân khi những căn nhà rung lắc khủng khiếp.

Posted Image

Người dân Bắc Trà My hoảng hốt đổ ra đường vì sợ động dất - Ảnh: Tấn Vũ

Chánh văn phòng UBND huyện Bắc Trà My Lê Văn Tuấn cho biết đây là trận động đất với cường độ rung động mạnh nhất mà chứng kiến. Hiện ông đang làm báo cáo gửi chính quyền tỉnh về và thống kê thiệt hại.

Không chỉ người dân ở Bắc Trà My, các huyện lân cận như Tiên Phước, Phước Sơn, Nam Trà My, Nông Sơn… đều có thể cảm nhận đươc rung chấn. Tại Nam Trà My, khu vực Tắk Pỏ, nhiều người dân đã hoảng hốt bỏ chạy ra ngoài sau một tiếng nổ lớn phát ra trong lòng đất, kèm theo đợt rung chấn kéo dài khoảng 3 giây.

Theo TTXVN, Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My cho biết trận động đất này có rung chấn kéo dài khá lâu so với những trận động đất từ trước đến nay.

Còn ông Vũ Đức Toàn, Phó Ban Quản lý dự án thủy điện 3 cho biết máy đo gia tốc đặt tại bên trái thân đập Sông Tranh 2 đo được gia tốc nền là 98cm/s2. Đơn vị đã gửi số liệu cho Viện Vật lý địa cầu xử lý thông tin.

Hiện số liệu cụ thể của trận động đất đang được Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thu thập, xử lý kết quả.

Trao đổi ngay trong đêm 22-10, TS. Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu cho biết: Cơ quan này cũng đã nhận được thông tin về trận động đất này. Thông tin ban đầu đây là trận động đất mạnh 4,6 độ Richter, độ sâu chấn tiêu 7 km.

Được biết, trận động đất mạnh nhất ở khu vực này trước đó là 4,1 độ Richter.

TẤN VŨ - ÁNH NHUNG -TTXVN

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://thethaovanhoa.vn/475N20110702065907284T0/tien-tri-gia.htm

Diễn đàn văn hóa

Tiên tri “giả”

Thứ Bảy, 02/07/2011 14:37

Cái bài báo nói trên của Thể Thao Văn Hóa đã được rút xuống, không hiểu vì lý do gì ... Nhưng "nhà báo" Ngô Khởi này đáng được đem ra giữa chợ để Bàn Dân Thiên Hạ tát vỡ mồm làm gương vì tội nói láo ...

Làm 1 quẻ xem thế nào: Ông Ngô Khởi này sẽ bị đụng xe gãy hết hai hàm răng ... Đề nghị nhà báo hãy cảnh giác ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái bài báo nói trên của Thể Thao Văn Hóa đã được rút xuống, không hiểu vì lý do gì ... Nhưng "nhà báo" Ngô Khởi này đáng được đem ra giữa chợ để Bàn Dân Thiên Hạ tát vỡ mồm làm gương vì tội nói láo ...

Làm 1 quẻ xem thế nào: Ông Ngô Khởi này sẽ bị đụng xe gãy hết hai hàm răng ... Đề nghị nhà báo hãy cảnh giác ...

Anh W lóng tính quá! Nhưng xét ra gẫy răng còn hơn đi tù. Đây là những nhà khoa học tên tuổi của Ý Đại Lợi:

Sự kiệnPosted Image

Italia tống giam các nhà khoa học dự báo sai động đất

Thứ Ba, 23/10/2012 - 08:25

(Dân trí) – Ngày 22/10, một tòa án tại Italia đã có một phán quyết gây “sốc” cho cộng động khoa học châu Âu khi khép tội “ngộ sát” cho 6 nhà khoa học và 1 quan chức nước này vì dự báo sai động đất. Các bị cáo phải nhận mức án 6 năm tù giam.

Posted Image

Vụ động đất năm 2009 tại Italia khiến hơn 300 người thiệt mạng


Các nhà khoa học bị đưa ra xét xử sau khi một trận động đất mạnh 6,3 độ richter xảy ra ngày 6/4/2009 tại thị trấn L'Aquila, Italia đã khiến 309 người thiệt mạng. Ngoài việc phải nhận bản án 6 năm tù giam, các bị cáo còn bị buộc phải bồi thường 130.000 USD cho gia đình của 29 nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất.

Các bị cáo bị buộc tội “cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ và mâu thuẫn với thực tế” về việc liệu các rung chấn nhỏ mà người dân L'Aquila cảm nhận được trong nhiều tuần, nhiều tháng trước thời điểm 6/4/2009, có phải là tín hiệu cảnh báo về động đất lớn hay không.

Các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng một nửa số trận động đất lớn tại Italia thường xảy ra sau khi có hàng loạt rung chấn nhỏ. Đây có vẻ như một chỉ dấu rất tốt, tuy nhiên sự thật là số lượng rung chấn nhỏ vẫn vượt rất nhiều lần số trận động đất lớn và chỉ khoảng 2% số đợt rung chấn nhỏ thực sự báo hiệu các trận động đất lớn.

6 nhà khoa học bị kết án cùng với nhân viên của Cơ quan bảo vệ công dân Bernardo De Bernardinis đều trực thuộc Ủy ban kiểm soát thiên tai lớn của Italia, có nhiệm vụ chính là đánh giá rủi ro của các thảm họa thiên nhiên tiềm tàng. Trong cuộc họp tại L'Aquila ngày 31/3/2009, một trong số các nhà khoa học là Enzo Boschi đã cho rằng nguy cơ xảy ra động đất lớn là “ít có khả năng” nhưng cũng cảnh báo rằng không thể loại trừ nguy cơ này.

Căn cứ trên thông tin của các nhà khoa học ông Bernardinis đã công bố với người dân thị trấn rằng “không có nguy hiểm nào” về khả năng một trận động đất lớn hơn có thể xảy ra. Cơ quan công tố Italia đã đề xuất mức án phạt 4 năm tù. Tuy nhiên quan tòa Marco Billi cho rằng như vậy là quá nhẹ nên đã tuyên mức án 6 năm tù giam.

Những nhà khoa học bị kết án đều là những tên tuổi lớn của Italia trong đó có ông Enzo Boschi, nguyên giám đốc Viện địa chất và núi lửa quốc gia. Phản ứng trước phán quyết này nhiều nhà khoa học khắp thế giới đã tỏ ra bất bình.

“Hôm nay quả là một ngày buồn cho giới khoa học”, nhà địa chất Susan Hough của Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ khẳng định. Trong khi đó các nhà khoa học tại Italia thì cho rằng phán quyết là “bất công”, “không thể tin nổi” và “lố bịch”.

Về phần mình ông Boschi khẳng định: “Tôi cảm thấy chán nản, tuyệt vọng. Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ được trắng án. Đến giờ tôi vẫn chưa hiểu mình bị kết tội vì lí do gì”. Trong khi đó ông Bernardo De Bernardinis thì quả quyết: “tôi xem mình vô tội trước Chúa và mọi người”.

Thanh Tùng Tổng hợp

May wá! Tôi rút lại lời tiên tri và không chịu trách nhiệm nữa thì xảy ra động đất ở Sông Tranh II sau đó một tuần, gần 5 độ dích te lận. Ở bên Ý bói nhầm là đi tù đấy. Hi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái bài báo nói trên của Thể Thao Văn Hóa đã được rút xuống, không hiểu vì lý do gì ... Nhưng "nhà báo" Ngô Khởi này đáng được đem ra giữa chợ để Bàn Dân Thiên Hạ tát vỡ mồm làm gương vì tội nói láo ...

Làm 1 quẻ xem thế nào: Ông Ngô Khởi này sẽ bị đụng xe gãy hết hai hàm răng ... Đề nghị nhà báo hãy cảnh giác ...

Em là em ủng hộ anh WarrenBocphet, cũng may lãnh đạo nhà báo đã cho gỡ bài báo đó xuống rồi đấy. Hồi này anh WarrenBocphet độn giỏi nhỉ??? chúc mừng anh. hihiihi

Sư phụ nói đúng đấy hơi một tý là chụp mũ linh tinh, nhà báo mà phát ngôn bừa bãi.... trong khi động đất ầm ầm, bà con nhân dân ăn không ngon, ngủ không yên thì người ta bẩu "không ảnh hưởng gì"... èo, vậy chắc nhân dân không mất cảnh giác???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao trạm quan trắc “im lặng” khi động đất?

(Dân trí) - Chuyên gia Viện Vật lý địa cầu lý giải, vì mới có một trạm quan trắc động đất ở Sông Tranh 2 nên các chuyên gia phải kết nối với trạm tại Bình Định, Huế, sau đó phải tổng hợp số liệu nên 2 tiếng sau mới có kết quả.

>> Lại động đất mạnh ở Sông Tranh 2, trạm quan trắc... "im lặng"!

Posted Image

Trạm quan trắc động đất đầu tiên được đặt dưới chân đập thủy điện Sông Tranh 2 vừa khánh thành ngày 20/10 vừa qua

Sáng nay 23/10, trao đổi với PV Dân trí, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - ông Trần Anh Tuấn - cho biết, gần hai giờ sau khi xảy ra động đất, ông mới nhận báo cáo của trạm quan trắc đặt dưới chân đập thủy điện Sông Tranh 2. Theo đó, vào hồi 13 giờ 41 phút 28 giây (giờ GMT) tức 20 giờ 41 phút 28 giây (giờ Hà Nội) ngày 22/10/2012, một trận động đất có độ lớn 4,6 độ richter đã xảy ra tại vị trí có tọa độ 15.329 độ vĩ Bắc, 108.153 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 7 km. Động đất xảy ra trong khu vực địa phận huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.Theo đánh giá động đất gây nên rung động cấp VI (theo thang MSK-64) ở khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2.

Trong khi đó, theo số liệu báo cáo từ BQL dự án thủy điện 3 cho biết, trận động đất tối 22/10 máy đo gia tốc đặt tại vai trái đập thủy điện Sông Tranh 2 đo được là 98cm/s2.

Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - ông Trần Anh Tuấn - nói: “Đến khoảng 22h37’ tôi mới nhận được báo cáo về tình hình động đất và cường độ của trận động đất này. Còn số liệu từ máy đo gia tốc đặt tại thân đập thủy điện Sông Tranh 2 thì có hỏi họ mới báo”.

Cũng trong sáng nay 23/10, trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS. Nguyễn Văn Giảng - chuyên gia của Viện Vật lý địa cầu - cho biết: Vì mới có một trạm quan trắc đặt tại thủy điện Sông Tranh 2 nên chúng tôi phải nối với các trạm khác nữa nên kết quả hơi lâu. Khi có 5 trạm thì sẽ có kết quả ngay.

PGS.TS. Giảng cũng cho biết, trạm quan trắc động đất đặt tại Sông Tranh 2 phải kết nối với trạm đặt tại Bình Định và TT-Huế nên sau 30 phút mới có kết quả sơ bộ, sau đó tổng hợp số liệu từ các trạm mới có kết chính xác nên hơi lâu.

“Tôi hy vọng trong thời gian tới, nếu đặt thêm 4 trạm thì kết quả quan trắc động đất sẽ có sau 5 phút”, PGS.TS. Nguyễn Văn Giảng cho biết.

Công Bính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao trạm quan trắc “im lặng” khi động đất?

(Dân trí) - Chuyên gia Viện Vật lý địa cầu lý giải, vì mới có một trạm quan trắc động đất ở Sông Tranh 2 nên các chuyên gia phải kết nối với trạm tại Bình Định, Huế, sau đó phải tổng hợp số liệu nên 2 tiếng sau mới có kết quả.

Sáng nay 23/10, trao đổi với PV Dân trí, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - ông Trần Anh Tuấn - cho biết, gần hai giờ sau khi xảy ra động đất, ông mới nhận báo cáo của trạm quan trắc đặt dưới chân đập thủy điện Sông Tranh 2.

Cũng trong sáng nay 23/10, trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS. Nguyễn Văn Giảng - chuyên gia của Viện Vật lý địa cầu - cho biết: Vì mới có một trạm quan trắc đặt tại thủy điện Sông Tranh 2 nên chúng tôi phải nối với các trạm khác nữa nên kết quả hơi lâu. Khi có 5 trạm thì sẽ có kết quả ngay.

PGS.TS. Giảng cũng cho biết, trạm quan trắc động đất đặt tại Sông Tranh 2 phải kết nối với trạm đặt tại Bình Định và TT-Huế nên sau 30 phút mới có kết quả sơ bộ, sau đó tổng hợp số liệu từ các trạm mới có kết chính xác nên hơi lâu.

“Tôi hy vọng trong thời gian tới, nếu đặt thêm 4 trạm thì kết quả quan trắc động đất sẽ có sau 5 phút”, PGS.TS. Nguyễn Văn Giảng cho biết.

Công Bính

Đúng là chuyện này nên nói nhỏ nhỏ à nha. Nói to bà con làng trên, xóm dưới biết thì chết... Nên đổi tên Viện thành "Viện chậm nhất địa cầu" thì nghe kêu hơn.

Động đất mới rung một phát chạy té khói rớt quần tà lỏn, đợi 2 tiếng sau báo cáo các phó thường dân chắc ngủm cù đeo hết rồi.

Chưa kể xây 1 trạm còn chưa xong, xây 5 trạm chắc để trưng cho vui, xây xong hết 5 trạm đợi có "kết quả ngay" thì mọi chuyện đã rồi. "Tiền nhà nước mất, tật người dân mang".

Nên quay về với Lý Học Đông Phương, mà cuội nguồn Việt sử 5.000 Văn Hiến sẽ có dự báo chính xác hơn. Còn không tương lai cũng giống như các nhà khoa học Ý Tá Lì được cấp áo sọc trắng đen thôi.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là chuyện này nên nói nhỏ nhỏ à nha. Nói to bà con làng trên, xóm dưới biết thì chết... Nên đổi tên Viện thành "Viện chậm nhất địa cầu" thì nghe kêu hơn.

Động đất mới rung một phát chạy té khói rớt quần tà lỏn, đợi 2 tiếng sau báo cáo các phó thường dân chắc ngủm cù đeo hết rồi.

Chưa kể xây 1 trạm còn chưa xong, xây 5 trạm chắc để trưng cho vui, xây xong hết 5 trạm đợi có "kết quả ngay" thì mọi chuyện đã rồi. "Tiền nhà nước mất, tật người dân mang".

Nên quay về với Lý Học Đông Phương, mà cuội nguồn Việt sử 5.000 Văn Hiến sẽ có dự báo chính xác hơn. Còn không tương lai cũng giống như các nhà khoa học Ý Tá Lì được cấp áo sọc trắng đen thôi. Posted Image

Bác này không hiểu về khoa học hiện đại rồi ...

- Động đất và sóng thần là cực kỳ khó dự báo, phải chờ nó hành sự xong, rồi tới nơi để bới móc thiết bị lên đưa về trung tâm nghiên cứu rồi đếm số người chết thì mới có két luận và thông báo cụ thể về tai họa đó chứ ...

- Bác thông cảm, dạo này giá cả leo thang qúa, xây 1 trạm thì đâu có đủ tiền ăn nhậu ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất rất mạnh, cảnh báo sóng thần ở Thái bình dương

Chủ nhật, 28/10/2012, 14:52 GMT+7

Một cơn địa chấn mạnh 7,7 độ Richter xảy ra ở vùng biển phía tây Canada, gây cảnh báo sóng thần ở Thái bình dương, đặc biệt là bang Hawaii của Mỹ.

Posted Image

Động đất mạnh ngoài khơi Canada. Ảnh: Dawn

Cảnh báo sóng thần được trung tâm cảnh báo Thái bình dương đưa ra: "Một trận sóng thần đã xuất hiện và đang hướng về Hawaii, có thể gây hại cho cac vùng ven biển".

Trung tâm kêu gọi người dân và các chính quyền có "biện pháp khẩn cấp để bảo vệ người và tài sản. Dự kiến sóng thần sẽ tới quần đảo này vào 8h28 GMT (tức 15h28 giờ Hà Nội) hôm nay.

Cảnh báo được đưa ra sau khi một trận động đất mạnh 7,7 độ lảmung chuyển quần đảo Queen Charlotte ngoài khơi phía tây Canada lúc 0h04 GMT hôm nay. Sau động đất, có nhiều dư chấn mạnh đến 4,6 độ Richter nối tiếp.

Trong khi đó ở miền đông nước Mỹ, bão Sandy đang hoành hành gây mưa lớn khiến nhiều tuyến giao thông công cộng đóng cửa. Bão cũng gây ảnh hưởng đến chiến dịch vận động tranh cử tổng thống nước này.

Ánh Dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bờ tây Canada lại rung chuyển vì động đất

Thứ hai, 29/10/2012, 06:59 GMT+7

Một cơn địa chấn mạnh 6,3 độ Richter hôm qua xảy ra ở bờ biển phía tây Canada, không lâu sau trận động đất cực mạnh kéo theo sóng thần tràn vào đảo Hawaii của Mỹ.

> Động đất rất mạnh, cảnh báo sóng thần ở Thái bình dương

Posted Image

Bản đồ cho thấy tâm chấn và tầm ảnh hưởng của trận động đất. Đồ họa: USGS

Cơn địa chấn xảy ra lúc 11h54 ngày 28/10 theo giờ địa phương, tức 1h54 sáng nay theo giờ Hà Nội. Tâm chấn ở độ sâu 8,2 km tại vùng quần đảo Queen Charlotte, phía bắc của thành phố Vancouver, AFP dẫn lời Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho hay. Hiện chưa có thông tin về thiệt hại, cảnh báo sóng thần cũng chưa được đưa ra.

Quần đảo Queen Charlotte, còn được biết tới với cái tên địa phương là Haida Gwaii, được tạo thành bởi 150 đảo thuộc tỉnh British Columbia của Canada. Khoảng 5.000 người sống trên các đảo thuộc Queen Charlotte, với 45% trong số này là cư dân Haida bản địa.

Trước đó, một trận động đất mạnh tới 7,7 độ Richter đã xảy ra ở chính khu vực này. Nó kéo theo cảnh báo sóng thần đối với đảo Hawaii. Hàng nghìn người dân đã phải bỏ chạy khỏi các khu vực gần bờ biển để đi lánh nạn. Tuy nhiên, chỉ có một vài con sóng nhỏ ập vào Oahu, đảo lớn thứ ba trong quần đảo Hawaii. Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Mỹ sau đó ra thông báo cho hay sóng thần lớn đã không xảy ra.

Hà Giang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nỗi lo mới ở đập Sông Tranh 2

Thứ Năm, 08/11/2012, 07:15 (GMT+7)

TT - Bờ phải thân đập đã xuất hiện dòng thấm khá lớn, cũng đã có dịch chuyển bêtông. Đó là kết luận sau chuyến khảo sát khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) của đoàn chuyên gia thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Xem toàn bộ thông tin vụ việc ở Sông Tranh 2

Posted Image

Phía điện lực đã thống nhất hỗ trợ trước mắt mỗi gia đình từ 2-4 triệu đồng để khắc phục sự cố nứt nhà do động đất gây ra - Ảnh: TẤN VŨ

TS Vũ Văn Bằng - phó viện trưởng Viện Công nghệ nước và môi trường, thành viên đoàn khảo sát - cho biết vấn đề đáng quan tâm thứ nhất là nền đập qua khảo sát của đoàn cho thấy không có vết đứt gãy nào chạy qua dưới nền đập, kể cả đứt gãy ngang hay dọc. Thứ hai là không có những dòng xói ngầm dưới nền đập. Vì vậy, kết luận nền móng của đập là an toàn. Lo ngại về đá granit dưới nền đập bị phong hóa do tiếp xúc với nước cũng không đáng quan tâm nữa. Đoàn chỉ lo về dòng thấm.

Không xử lý sớm, đập có nguy cơ bị bẻ ngang

Ông Bằng cho biết: “Cả hai vai đập đều có dòng thấm đi qua nhưng bên vai trái thấm ít hơn. Còn vai phải thì phải quan tâm vì chúng tôi đã đo được kích thước, lưu lượng và độ sâu phát triển, vị trí của dòng thấm qua vai phải. Chúng tôi dự kiến đề nghị chủ đầu tư phải có giải pháp gia cường. Lưu lượng thấm tương đối lớn nên phải lưu ý và có giải pháp xử lý thì đập mới an toàn tuyệt đối được”.

Theo giải thích của ông Bằng, thân đập Sông Tranh 2 được cắm vào hai đầu núi, dòng thấm từ mặt thượng lưu đập đang thấm qua phần tiếp giáp giữa đập và đá núi. Nếu không xử lý sớm, đập có nguy cơ bị bẻ ngang chứ không phải trượt, trôi đập. Vì nước chảy qua chỗ thấm làm thân đập không còn điểm tựa, kết cấu giữa đập và đá núi tự nhiên mà đập gối vào sẽ mất đi nên đập không tựa vào đâu nữa làm một đầu đập tự do trong khi đầu bên kia giữ chặt và đập bị áp lực nước bẻ ngang. Hiện tượng này như chiếc đũa bị giữ chặt một đầu còn đầu kia thả lỏng và bẻ thì sẽ gãy ngang.

“Việc xử lý thấm này cũng không tốn kém lắm nhưng cần thiết phải làm. Nếu không xử lý kịp thời thì hồ chứa chỉ được phép tích nước ở mức độ hạn chế. Chúng tôi đề nghị cao trình tích nước tối đa là 171m thì có thể tích nước đến lưng chừng khi chưa xử lý thấm ở vai đập. Nếu khắc phục xong thì hoàn toàn yên tâm độ ổn định toàn bộ của đập và có thể tích nước trở lại” - TS Bằng đánh giá.

Sau khi làm việc với nhà khoa học, ông Đặng Phong, chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, nhận định chính quyền tạm yên tâm về động đất nhưng rất lo lắng cho con đập với khuyến cáo ban đầu của các nhà khoa học này.

Vẫn bảo lưu quan điểm có đứt gãy

Trả lời Tuổi Trẻ, một thành viên trong nhóm nghiên cứu của TS Cao Đình Triều - Hội Khoa học địa vật lý Việt Nam - vẫn bảo lưu quan điểm khẳng định có đứt gãy chạy qua thân đập. Cán bộ nghiên cứu này cho biết sẵn sàng tranh luận khoa học nhưng không muốn tranh cãi trên báo chí nên không đồng ý đưa tên. Ông này nhấn mạnh để khẳng định vấn đề rất nhạy cảm là có đứt gãy chạy qua đập tại hội đồng nghiệm thu của Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, nhóm nghiên cứu phải có cả quá trình làm việc thực địa cũng như nghiên cứu tổng quát về đứt gãy và động đất ở Việt Nam. Ông cho biết hiện nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục làm việc tại khu vực Sông Tranh 2, đã mời cả chuyên gia Nga sang đo đạc và bước đầu có thể kết luận vụ động đất mới nhất ở Sông Tranh 2 lại bắt nguồn từ chính đứt gãy chạy qua thân đập.

Còn GS Phan Văn Quýnh, ĐHQG Hà Nội, vừa từ thủy điện Sông Tranh 2 trở về cũng khẳng định không chỉ có đứt gãy chạy thẳng vào thân đập thủy điện Sông Tranh 2 mà có thể còn là cả mạng lưới phá hủy kiến tạo rất phức tạp và có khe nứt đi dưới chân đập. Qua nghiên cứu, ông Quýnh khẳng định thân đập được gắn với hai vách đá thực chất đã bị xệ xuống, không còn gắn với đá mẹ nữa. “Vì vậy, đập Sông Tranh 2 có nguy hiểm” - ông Quýnh nói.

Lo máy quan trắc không hoạt động

Cũng liên quan đến động đất, ông Đặng Phong phản ảnh từ ngày Viện Vật lý địa cầu lắp đặt trạm quan trắc động đất tại địa phương đến nay trạm này vẫn cửa đóng then cài và không có người canh giữ. “Dù người dân và chính quyền ai cũng cảm nhận được rung chấn nhưng tin về động đất từ Viện Vật lý địa cầu đã rất lâu rồi chúng tôi không có thông tin. Nhiều người hoài nghi chiếc máy không hoạt động được hoặc bị hỏng hóc” - ông Phong nói.

TS Lê Huy Minh - phó viện trưởng Viện Vật lý địa cầu - phủ nhận thông tin các trạm quan trắc động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 không ghi nhận được động đất ngày 6-11. Ông Minh cho biết các trạm quan trắc đều ghi nhận được các trận động đất. Nhưng do trận động đất ngày 6-11 có cường độ nhỏ, chỉ hơn 2 độ Richter trong khi theo quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần thì động đất 3,5 độ Richter trở lên viện mới phải thông báo. Ông Minh cho biết hiện đã hoàn thành việc lắp đặt được ba trạm quan trắc tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2, còn hai trạm nữa tuần tới sẽ lắp đặt.

TUẤN PHÙNG - C.V.KÌNH - TẤN VŨ

=======================

Chắc chắn lúc xây cái đập này thì nó phải được "khoa học công nhận" và rất có "cơ sở khoa học". Nhưng chắc chắn nó chưa được Lý học thẩm định.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất ‘chưa từng thấy' ở Quảng Nam

Cập nhật lúc :3:09 PM, 15/11/2012

(ĐVO) Lúc 14h24 hôm nay, 15/11, trận động đất được cảm nhận là mạnh lớn nhất từ trước đến nay làm rung chuyển vùng Thủy điện Sông Tranh 2 và các huyện, TP.Tam Kỳ của Quảng Nam.

Trận động đất mạnh làm cho người dân huyện Bắc Trà My bỏ chạy khỏi nhà tán loạn. Anh Vương, cán bộ UBND huyện Bắc Trà My kể: "Tôi đang ngồi làm việc ở trong phòng, bất ngờ rung lắc dữ dội làm chao đảo bàn ghế, tôi bỏ chạy ra ngoài đường vẫn chưa hết hoảng sợ. Trận động đất mạnh khủng khiếp này, lớn nhất từ trước đến nay làm cho người dân huyện Bắc Trà My càng lo sợ vì nó kéo dài hơn 10 giây".

Posted Image

Dù được nhiều nhà khoa học và quan chức khẳng định Thủy điện Sông Tranh 2 sẽ an toàn, song người dân Bắc Trà My vẫn không ngừng lo âu.

Trong khi đó, anh Cảm, nhân viên một ngân hàng ở TP.Tam Kỳ, cách Thủy điện Sông Tranh 2 hơn 70km kể lại, đang ngồi làm việc ở trong phòng, bất ngờ bàn ghế rung lắc dữ dội làm mọi người hốt hoảng, bỏ chạy. Sau đó mới biết là động đất ở khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 làm rung chấn đến TP.Tam Kỳ luôn. Các tòa nhà cao tầng ở TP.Tam Kỳ đều bị ảnh hưởng mạnh bởi rung chấn của trận động đất mạnh này.

Ông Hội ở huyện Nam Trà My, cách Thủy điện Sông Tranh 2 hơn 25km, cho biết, đây là trận động đất mạnh lớn nhất từ trước đến nay, "làm người dân phát khiếp, già trẻ bỏ chạy hết ra ngoài đường".

Ông Ý ở thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My nói mình cảm nhận động đất lần này mạnh gấp nhiều lần trận động đất 4,6 richter trước đó.

Cập nhật: Động đất 4,7 độ richter, mạnh nhất từ trước tới nay ở khu vực Sông Tranh

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần của Viện Vật lý địa cầu cho biết, vào hồi 7h24 giờ GMT, tức 14h24 giờ Hà Nội, ngày 15/11, một trận động đất có độ lớn 4.7 độ richter xảy ra tại vị trí có tọa độ (15,35 độ vĩ Bắc, 108,10 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 6 km. Động đất xảy ra trong khu vực địa phận huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Theo đánh giá động đất gây nên rung động trên cấp VI (theo thang MSK-64) ở khu vực đập thủy điện Sông Tranh.

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu tiếp tục theo dõi trận động đất này.

======================

Cứ theo các nhà "pha học" thì cái đập Sông Tranh này nó chịu được động đất đến cấp 7 lận. Cấp 4,7 thì chưa nhằm nhò gì. Thiên Sứ tui định có một lời khuyên "nhảm nhí" gì đó. Song nghĩ chưa chắc ăn nên còn lưỡng lự.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủy điện Sông Tranh 2: Mới yên tâm tạm thời

16:31 | 13/11/2012 Posted Image

TPO - Điều hành phiên họp sáng nay (13-11), nhiều lần Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải nhắc lại câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng.

Posted Image

Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng. Ảnh: TTXVN.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) về an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, Thủy điện sông Tranh 2 tuân thủ các quy trình kiểm tra chất lượng từ khâu khảo sát, thiết kế đã có tư vấn độc lập của Nhật Bản kiểm tra và khẳng định an toàn.

Sau phần trả lời này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Ý đại biểu Minh muốn hỏi là tuyên bố dứt khoát của Bộ trưởng cho dân yên tâm. Tôi đề nghị Bộ trưởng tuyên bố một cách rõ ràng có phải là đồng bào cứ ở tại chỗ, Nhà nước sẽ đảm bảo an toàn không hay là phải làm sao?”.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trả lời: “Hiện nay, nếu đến mực nước tràn là cốt 161 m thì đập có thể chịu được động đất với gia tốc nền đến…”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ngắt lời và hỏi tiếp: Bây giờ người dân Quảng Nam, Trà My không quan tâm tới con số ấy đâu. Người ta chỉ quan tâm ở yên tâm hay là đi. Đồng chí trả lời đi”.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: “Báo cáo Chủ tịch. Với số liệu như vậy, hiện nay nếu nước đến mực tràn là hoàn toàn yên tâm. Bà con yên tâm ở đó, không phải đi”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Như vậy là Bộ trưởng tuyên bố. Hôm trước đồng chí Hoàng Trung Hải cũng nói rồi: Thông số kỹ thuật thì yên tâm và chưa cho tích nước, đồng thời để tiếp tục nghiên cứu thì Chính phủ đã mời các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm tới tiếp tục nghiên cứu. Nhưng kế hoạch này thì cũng không phải một tháng, một ngày mà xong được. Mà dù nước có lên đến mức dâng thì vẫn đảm bảo an toàn”.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: “Bây giờ nước có đến mức độ 161 m cao trình thì gần như tuyệt đối an toàn. Vấn đề đập hiện nay khẳng định là an toàn, chỉ còn những yếu tố đặc biệt nếu động đất cao hơn 5,5 độ richter thì chúng ta phải nghiên cứu tiếp và hiện nay đang nghiên cứu”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói tiếp: “Vậy là cũng chưa biết nên đi hay nên ở.”

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng quả quyết: “Báo cáo Quốc hội, bà con ở lại là yên tâm và đập thủy điện Sông Tranh hiện nay đang tích nước ở mức độ 140 m nhưng nếu lên ở mức 160 m thì vẫn tuyệt đối an toàn. Bà con yên tâm ở lại”.

Chưa hài lòng với phần khẳng định của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, đại biểu Ngô Văn Minh nói: “Bộ trưởng có nghe thấy gì không? Ở trong hội trường này, khi Bộ trưởng nói yên tâm thì Quốc hội có bình luận và cười ồ lên. Yên tâm hay không yên tâm thì ngay chính trong câu hỏi dành cho Bộ trưởng đã thấy không yên tâm rồi. Yên tâm sao được khi các nhà khoa học của chúng ta, cả chúng tôi chưa nói đến nước ngoài, vẫn còn ý kiến khác nhau.

Nhà khoa học thì bảo rằng yên tâm giống như Bộ trưởng nói, nhiều nhà khoa học khác lại bảo không yên tâm.

Như hôm qua tôi nói, bây giờ nó rung lắc suốt ngày như thế là nó sẽ vỡ kết cấu bờ vai đập nối vào thành núi, nó sẽ bẻ ngang thân đập và trôi chảy. Nếu để tình trạng như thế thì dân làm sao yên tâm được.

Bộ trưởng có bảo yên tâm thì dân cũng ở đó, bảo không yên tâm thì dân cũng không còn cách nào khác vẫn phải ở đó. Cho nên, đề nghị Bộ trưởng xử lý vấn đề nào đó để các nhà khoa học ngồi chung lại, có chung một tiếng nói thì dân mới yên tâm được. Bây giờ dân và Quốc hội không biết tin nhà khoa học nào cả.

Bộ trưởng nói cơ quan liên quan sẽ chịu trách nhiệm. Tôi hỏi là nếu chẳng may sự cố vỡ đập xảy ra thì ai là người chịu trách nhiệm đầu tiên, xin Bộ trưởng nói rõ. Tôi cũng kính mong Thủ tướng trả lời câu hỏi này.

Một việc nữa nếu yên tâm ở thì có phụ cấp độc hại cho dân ở đó không. Vì nổ liên tục, cả ngày như thế ăn không ngon, ngủ không yên làm sao yên tâm được”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chốt lại nội dung này: “Đại biểu Minh thấy chưa yên tâm, tôi cũng chưa thấy yên tâm, thực tế là có vấn đề như vậy. Cho đến nay, các nhà khoa học và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trả lời và báo cáo trước Quốc hội là theo chứng minh của các nhà khoa học, đến nay, có thể yên tâm được, cộng với biện pháp chưa tích nước vào lòng hồ, như vậy có thể nói chưa gây tác hại gì với đồng bào.

Nhưng đây mới là tạm thời yên tâm thôi, vì còn vấn đề động đất. Vấn đề động đất sẽ mời các nhà khoa học của các nước có kinh nghiệm đến tiếp tục nghiên cứu, nếu thấy động đất không có tác động gì lớn mới cho tích nước, lúc bấy giờ mới có kết luận cuối cùng được.

Cho nên, Chính phủ đã đưa ra giải pháp quá độ, tạm thời chưa tích nước, đồng bào ở lại và có biện pháp an toàn, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu vấn đề động đất, cộng với Bộ trưởng Công thương cho biết sẽ tiếp tục rà soát tập thể, nếu nghiên cứu về động đất có kết luận thì chúng ta sẽ quyết định dừng hay tiếp tục công trình này.

Tình hình mới có thể nói được đến thế, chắc đồng chí Thủ tướng trong buổi cuối sẽ khẳng định thêm ý kiến của Thủ tướng về vấn đề này...”.

Ngọc Tiến ghi

======================

Một trong rất nhiều tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học là tính nhất quán trong giả thuyết đó. Vậy mà chỉ với một cái thủy điện ST2 ý kiến các nhà khoa học cũng khác nhau, đã đủ để chứng minh tính cục bộ của tất cả các ý kiến khác nhau đó.

Yên tâm sao được khi các nhà khoa học của chúng ta, cả chúng tôi chưa nói đến nước ngoài, vẫn còn ý kiến khác nhau.

Mà đã là nhận xét cục bộ thì không thể gọi là "khoa học" được. Ấy mới chỉ là hiện tượng của riêng cái thủy điện Sông Tranh 2 - một hiện tượng rất nhỏ bé trong toàn thể vũ trụ, mà cả quả Địa cầu xét trong toàn thể vũ trụ còn nhỏ hơn hạt cát trong sa mạc. Nhỏ bé tý tỵ tì ti như thế mà các nhà khoa học, trong nước cũng như quốc tế vẫn không thể nhất quán.

Vậy thì, một lý thuyết mang tính hệ thống và thỏa mãn tất cả các tiêu chí khoa học cho toàn thể vũ trụ này, cho đến từng hành vi của con người có thể tiên tri - mà không thể nhận ra được điều đó, thì thật là điều đáng buồn.

.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất ‘chưa từng thấy' ở Quảng Nam

Cập nhật lúc :3:09 PM, 15/11/2012

(ĐVO) Lúc 14h24 hôm nay, 15/11, trận động đất được cảm nhận là mạnh lớn nhất từ trước đến nay làm rung chuyển vùng Thủy điện Sông Tranh 2 và các huyện, TP.Tam Kỳ của Quảng Nam.

======================

Cứ theo các nhà "pha học" thì cái đập Sông Tranh này nó chịu được động đất đến cấp 7 lận. Cấp 4,7 thì chưa nhằm nhò gì. Thiên Sứ tui định có một lời khuyên "nhảm nhí" gì đó. Song nghĩ chưa chắc ăn nên còn lưỡng lự.....

Vấn đề này đã được dự báo và có hướng giải quyết cuối năm 2011, tu sửa tạm thời cũng không kéo dài được bao lâu. Lên tiếp quẻ Lạc Việt Độn Toán cho thủy điện này: Hưu Xích Khẩu. Nhanh thì trong tháng 9, chậm không quá giữa tháng 11 năm nay thủy điện này khó chống đỡ.

Nếu không nhanh chóng có phương án cụ thể như bên dưới, e chuyện không hay sẽ xảy ra. Hy vọng may mắn và bình an đến người dân ở nơi đây.

May quá thưa sư phụ ơi, quẻ longphi sai rồi. Hy vọng thủy điện này có sức chống đỡ được các trận động đất tiếp theo, như các nhà "pha học" và một số người đã chứng minh: Thủy điện vẫn an toàn, cứ xây mấy cái trạm quan trắc là yên tâm. Mà sao đến giờ này chưa thấy mấy trạm quan trắc và Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thông báo gì hết vậy nhỉ? Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

[/i]

May quá thưa sư phụ ơi, quẻ longphi sai rồi. Hy vọng thủy điện này có sức chống đỡ được các trận động đất tiếp theo, như các nhà "pha học" và một số người đã chứng minh: Thủy điện vẫn an toàn, cứ xây mấy cái trạm quan trắc là yên tâm. Mà sao đến giờ này chưa thấy mấy trạm quan trắc và...thông báo gì hết vậy nhỉ?[/color] Posted Image

"Kinh nghiệm bói toán" của sư phụ thì chưa hết hạn chưa thể gọi là sai. Quẻ bói của longphibaccai đến tháng 11 mới hết hạn mà? Đợi đến tháng 11, Âm khí cực vượng lúc đó mới biết quẻ bói của longphibaccai sai hay đúng.

Mình bói tử tế thì bảo là "làm nhân dân mất cảnh giác", 'nhảm nhí". Nếu mình bói xấu thì lại bảo "gây hoang mang".

Bởi vậy, nên sư phụ phải nghĩ đã.Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủy điện Sông Tranh 2: Mới yên tâm tạm thời

16:31 | 13/11/2012 Posted Image

TPO - Điều hành phiên họp sáng nay (13-11), nhiều lần Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải nhắc lại câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) về an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, Thủy điện sông Tranh 2 tuân thủ các quy trình kiểm tra chất lượng từ khâu khảo sát, thiết kế đã có tư vấn độc lập của Nhật Bản kiểm tra và khẳng định an toàn.

Nói chung là quy trình thì vẫn đầy đủ, nhưng các dữ kiện để thiết kế có tính đến cường độ và mật độ động đất như bây giờ không thì chưa thấy tuyên bố. Kiểm tra an toàn thì kiểm tra theo mẫu ngẫu nhiên, mà nó có tình cờ không rơi vào mấy đoạn bê tông kém chất lượng bị rò nước nên kết quả vẫn ngon như thường. Các vị đến đó ở và tuyên bố an toàn thì người dân mới tin. Sự cố xảy ra là do thiên tai và yếu tố khách quan ( cái này thì không phải chịu trách nhiệm ).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng họp khẩn về Sông Tranh 2

Posted Image- Chiều 15/11, ngay sau khi xảy ra trận động đất mạnh 4,7 độ richte, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã chủ trì cuộc họp khẩn cấp bàn biện pháp ứng phó.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết: Ban Quản lý dự án vừa thông báo kết quả kiểm tra trực tiếp tại khu vực đập cho thấy không có biến dạng bất thường nào, lượng nước thấm vẫn bình thường. Hiện đập cơ bản an toàn, lưu lượng nước về hồ đạt khoảng 110m3/s, lưu lượng xả tương đương. Mực nước trong hồ ở mốc 138m (tương đương mực nước chết).

Posted Image

Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước họp khẩn về đập Sông Tranh 2

Bộ Xây dựng đã kết nối thông tin với Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, Viện Địa lý địa cầu, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban QLDA Thủy điện 3, các chuyên gia về địa chất, Tổ công tác Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước của Bộ Xây dựng (đang có mặt tại hiện trường)… để nắm diễn biến tình hình và chỉ đạo những biện pháp ứng phó kịp thời.

Theo báo cáo của Viện Vật lý địa cầu, trận động đất xảy ra lúc 14h24’ ở mức 4,7 độ richter, chiều sâu chấn tiêu khoảng 6km, cách đập Sông Tranh 2 khoảng 7km về phía thượng lưu. Theo báo cáo sơ bộ của Viện Khoa học công nghệ xây dựng, tại những công trình có hiện tượng nứt, sụt từ trận rung chấn trước (cuối tháng 10) nhưng đã được khắc phục thì sau trận động đất này không có vết nứt lại. Các vị trí sửa chữa cũng không có dấu hiệu hư hỏng mới.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng lưu ý, dù động đất không đe dọa đến an toàn đập nhưng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của người dân vì mức độ rung lắc rất mạnh, cảm nhận rõ ràng. Bởi vậy, Bộ trưởng yêu cầu Cục giám định nhà nước phối hợp với EVN đến thăm hỏi từng hộ dân, bà con, vào những xóm thôn bị ảnh hưởng trực tiếp vừa để nắm tính hình, vừa động viên, khắc phục và có giải pháp hỗ trợ những thiệt hại của dân. Cùng với tổ công tác của Bộ Xây dựng, đơn vị tư vấn cũng phải cử người nắm tình hình tại chỗ và có dự báo sớm. Ngay trong tối 15-11, Bộ Xây dựng đã cử đoàn công tác gồm chuyên gia đầu ngành của Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng phối hợp với Viện Vật lý địa cầu, Viện Địa chất (thuộc Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) đến hiện trường để nắm tình hình. Theo lịch, ngày 16/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng - Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước và tổ chuyên gia của Hội đồng cũng sẽ có mặt tại khu vực xảy ra động đất để cùng kiểm tra đập thủy điện, khu vực dân cư xung quanh, khu vực tái định cư và có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam.

Phó Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước Nguyễn Văn Liên chia sẻ: Mặc dù ảnh hưởng của trận động đất tới 4,7 độ richter nhưng đến thời điểm này chưa thấy có sự tác động đáng lo ngại. Tuy nhiên tâm lý của người dân rất hoang mang. Vì vậy, trong chuyên công tác lần này, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước sẽ quan tâm nhiều đến khu vực dân cư.

Thế Phong

=================

Rồi cuối cùng ra làm sao nhỉ? Có tích nước đến 161 m không nhỉ? Hôm nào nhờ anh em bắn cái bản đồ vệ tinh có đập ST2 lên đây xem thế nào?

À! Mà các nhà khoa học Việt Nam quát động đất ở Việt Nam có thể lên đến 8 độ dích te - nhằm mục đích cho dân chúng đề cao cảnh giác - có ý kiến gì về khả năng động đất ở đây cao điểm là bi nhiu không nhỉ? Chứ cái đập này chịu hẳn được.5. 5 độ dích te lận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rồi cuối cùng ra làm sao nhỉ? Có tích nước đến 161 m không nhỉ? Hôm nào nhờ anh em bắn cái bản đồ vệ tinh có đập ST2 lên đây xem thế nào?

À! Mà các nhà khoa học Việt Nam quát động đất ở Việt Nam có thể lên đến 8 độ dích te - nhằm mục đích cho dân chúng đề cao cảnh giác - có ý kiến gì về khả năng động đất ở đây cao điểm là bi nhiu không nhỉ? Chứ cái đập này chịu hẳn được.5. 5 độ dích te lận.

Con tìm được 2 tấm này thưa sư phụ:

songtranh2.jpg

Untitled-1.png

Share this post


Link to post
Share on other sites