Posted 18 Tháng 6, 2012 Động đất mạnh rung chuyển Philippines Một cơn địa chấn xảy ra sáng sớm nay tại phía bắc của Philippines nhưng không có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra. Bản đồ cho thấy vị trí của trận động đất. Đồ họa: USGS AFP dẫn lời Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho hay trận động đất mạnh 6,1 độ Richter xảy ra ở độ sâu 35 km lúc 6h18 sáng nay theo giờ địa phương. Tâm chấn cách thành phố Baguio khoảng 143 km về phía tây nam và cách thủ đô Manila 182 km về phía tây bắc. Viện Địa chấn học và Núi lửa học Philippines đánh giá trận động đất mạnh 6 độ Richter. Hiện chưa có thông tin gì về thương vong sau cơn địa chấn này, dù chấn động của nó có thể được cảm nhận ở nhiều khu vực, trong đó có cả thủ đô Manila. Philippines nằm trên Vành đai Lửa Thái bình dương. Đây là một vành đai bao quanh đại dương lớn nhất thế giới với nhiều núi lửa đang hoạt động và các rãnh đại dương không ổn định. Hồi tháng hai, một cơn địa chấn mạnh 6,7 độ Richter xảy ra ơ miền trung của Philippines kéo theo lở đất khiến hơn 100 người thiệt mạng và mất tích. Có một đường đứt gãy địa chất chạy ngay phía dưới thủ đô Manila, một đại đô thị với hơn 12 triệu dân. Các nhà địa chấn học của chính phủ Philippines cảnh báo rằng Manila chưa sẵn sàng cho việc đối phó với một trận động đất lớn. Theo VNE Động đất mạnh 6,4 độ richter rung chuyển Đông Nhật Bản Cơn địa chấn có cường độ 6,4 độ Richter làm rung chuyển một vùng biển của Nhật Bản sáng nay, song giới chức không ban bố cảnh báo sóng thần. Tâm chấn của trận động đất (hình ngôi sao) hôm 18/6 nằm ngoài biển và cách thành phố Sendai khoảng 140 km về phía đông. Vùng biển phía đông đảo Honshu rung chuyển vì địa chấn. Đồ họa: Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết, trận động đất xảy ra vào lúc 4h32 sáng nay, giờ địa phương. Tâm chấn nằm ở độ sâu gần 32 km và cách thành phố Sendai trên đảo Honshu khoảng 140 km về hướng đông. Honshu là đảo lớn nhất trong quần đảo Nhật Bản. Vùng biển phía đông hòn đảo Honshu rung chuyển sau địa chấn, song cảnh báo sóng thần không được ban bố. Quần đảo Nhật Bản là nơi hội tụ của một số mảng kiến tạo. Sự bất ổn về địa chất khiến Nhật Bản hứng chịu khoảng 1.000 cơn địa chấn mỗi năm. Vào ngày 11/3 năm ngoái, trận động đất có cường độ 9 độ Richter ở khu vực bờ biển phía đông bắc của Nhật Bản đã gây nên một trận sóng thần khiến ít nhất 19.000 người chết và mất tích, một vùng rộng lớn trên đất liền bị tàn phá và nhà máy điện hạt nhân Fukushima I rơi vào khủng hoảng. Philippines cũng rung chuyển bởi một cơn địa chấn 6,1 độ Richter vào sáng hôm qua. Động đất xảy ra ở độ sâu 35 km và cách thủ đô Manila chừng 182 km về phía tây bắc. Giới chức Philippines không ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất và chưa công bố thông tin về thương vong và thiệt hại tài sản. Theo VNE Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2012 Động đất tại Trung Quốc, 4 người chết Thứ hai, 25/6/2012, 08:08 GMT+7 Ít nhất 4 người thiệt mạng và khoảng 100 người bị thương sau khi địa chấn xảy ra ở phía tây nam Trung Quốc hôm qua. > Tứ Xuyên hồi sinh kỳ diệu sau động đất Người dân đưa một nạn nhân bị thương vì động đất tới bệnh viện tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên hôm 24/6. Ảnh: Xinhua. Trận động đất, có cường độ 5,7 độ Richter, xảy ra ở khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên vào lúc 15h59 hôm qua theo giờ địa phương, Trung tâm Các mạng lưới Động đất Trung Quốc cho biết. Tâm chấn nằm giữa hai huyện Ninh Lạng của tỉnh Vân Nam và huyện Yanyuan của tỉnh Tứ Xuyên. Huyện Ninh Lạng là nơi bị rung chuyển mạnh nhất bởi địa chấn. Hệ thống viễn thông tê liệt và nhiều nhà trong huyện đổ vì động đất. Hiện tượng nhà đổ cũng xảy ra tại huyện Yanyuan. Một dư chấn có cường độ 3,3 độ Richter xuất hiện khoảng hai phút sau động đất. Giới chức thông báo 4 người tử vong vì động đất, bao gồm ba người tại huyện Ninh Lạng và một người ở huyện Yanyuan. Tổng cộng hơn 100 người bị thương ở cả hai huyện, Xinhua đưa tin. Bai Yong, một quan chức của tỉnh Vân Nam, cho biết chính quyền đã đưa hàng cứu trợ như lều, quần áo tới huyện Ninh Lạng. Một nhóm chuyên gia sẽ tới khu vực động đất để đánh giá mức độ thiệt hại. Khu vực miền núi xa xôi ở phía tây và tây nam Trung Quốc thường xuyên hứng chịu động đất. Vào ngày 12/5/2008, một cơn địa chấn dữ dội xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và phá hủy một khu vực rộng lớn. Việt Linh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 7, 2012 Xem động đất trên bản đồ đom đóm Cập nhật lúc :2:34 AM, 02/07/2012 Bản đồ này thể hiện 203.186 trận động đất có cường độ từ 4.0 độ richter trở lên xảy ra từ năm 1898 tới năm 2003. Mỗi trận được đánh dấu bằng một con đom đóm với độ sáng tăng dần tỷ lệ thuận với cường độ. Nhìn vào bản đồ có thể thấy đường kết nối các địa điểm xảy ra động đất mang vẻ mờ nhạt, chạy ngoằn ngoèo chia cắt các đại dương trên trái đất. Các trận động đất dọc theo những trung tâm lan toả có xu hướng nhẹ hơn. Trung tâm lan toả được nghiên cứu kỹ nhất, gọi là Đỉnh giữa Đại Tây Dương, phân đôi Đại Tây Dương, ở phía bên phải của bản đồ. Hầu như mọi trận động đất xảy ra trong hơn 100 năm qua đều hiển thị trên bản đồ bắt mắt Đường động đất ở Thái Bình Dương chạy qua mép phía đông của Thái Bình Dương, cắt một đường rộng ở ngoài khơi Nam Mỹ. Một trung tâm lan toả khác chạy qua Ấn Độ Dương và kéo lên Biển Đỏ. Những vùng đới hút chìm, nơi các mảng địa tầng chồng lên nhau khiến một tầng chìm xuống dưới tầng kia và chìm vào lớp trong (manti) của trái đất – quá trình làm sinh ra những trận động đất lớn nhất trong lịch sử - hiện lên trên bản đồ như một dải đèn sáng trưng ở một thành phố tập nập của Mỹ. Tác giả của bản đồ là John Nelson, nhà quản lý của công ty thể hiện dữ liệu IDV Solutions. Bản đồ giúp hệ thống hoá lại tất cả những trận động đất xảy ra trong suốt một thế kỷ qua. Những dữ liệu này tuy không mới, nhưng lại được trình bày theo một cách cuốn hút, dễ hiểu, có thể trở thành công cụ hữu ích cho việc giảng dạy, nghiên cứu, theo dõi. Trúc Quỳnh (Theo Livescience) =========================== Qua bản đồ này cho thấy vùng động đất dày đặc ,mà hầu hết ở những nơi tri thức khoa học hiện đại phát hiện ra những đới nứt gãy. Đây là một thành tựu của khoa học hiện đại. Nhưng vấn đề còn lại là khả năng dự báo thời gian xảy ra và cường độ động đất - như thế nào và vào lúc nào - thì tri thức khoa học hiện đại xác định rằng: Hoàn toàn không thể dự đoán được. Nhưng tri thức khoa học hiện đại chỉ là thành tựu đạt được, nó không phải chân lý cuối cùng trong sự tiến hóa của nền văn minh nhân loại. Chân lý cuối cùng chính là "Lý thuyết thống nhất" mà các nhà khoa học hàng đầu đang mơ ước. Có khám phá đượcc lý thuyết thống nhất hay không nó tùy thuộc vào chỉ số Bo hay IQ của những nhà nghiên cứu. Điều mà SW Hawking gọi là: "Nó tùy thuộc vào khả năng của chúng ta". Do đó, không thể lấy những nhận thức được thế giới và vũ trụ quanh ta của tri thức khoa học hiện đại làm chuẩn mực để thẩm định những giả thiết và những phát minh có tính khám phá trong tương lai - mặc dù nó có thể là nền tảng cho những phát minh khoa học trong tương lai. Đây chính là nguyên nhân kìm hãm - nếu không nói mạnh mẽ hơn là - tiêu diệt khả năng sáng tạo. Cụ thể hơn là: Không thể vì tri thức khoa học hiện đại không thể có khả năng dự báo động đất thì tất cả mọi sự tìm kiếm khả năng đó đều là "mê tín dị đoan". Híc! Đúng là vớ vẩn! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 8, 2012 Động đất rung chuyển Thái Bình Dương Thứ ba, 14/8/2012, 14:30 GMT+7 Một trận động đất mạnh vừa làm rung chuyển vùng biển ở Thái Bình Dương nhưng không gây ra thương vong và cảnh báo sóng thần. Đồ họa mô tả trận động đất ở vùng biển Okhotsk. Đồ họa: myforecast AFP đưa tin động đất tấn công ngoài khơi biển Okhotsk, bờ biển phía đông của Nga. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, động đất xảy ra lúc 2h59 giờ GMT, cách Poronaysk của Nga 158 km, với tâm chấn nằm ở độ sâu 625 km. Cơ quan này đưa ra số liệu cường độ động đất là 7,7 độ Richter, trong khi giới chức Nga cho hay địa chấn mạnh 6,3 độ Richter. "Không có thương vong hay thiệt hại gì xảy ra", thông báo của giới chức cho biết. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cũng ghi nhận được sự rung lắc nhẹ tại đảo phía bắc Hokkaido và phần phía đông bắc của đảo Honshu. Tuy nhiên, Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương không đưa ra cảnh báo nào về sóng thần. Anh Ngọc Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 8, 2012 Lâu rồi không coi một wẻ nào về động đất cả. Thấy trong năm nay có một trận động đất tuy thua về cường độ so với trận tàn phá nước Nhật năm ngoái, nhưng mức độ thiệt hại thì kinh hoàng hơn nhiều. Để lên quẻ đã xem nó ở đâu. Còn năm nay trên tàn thế giới thì chắc chắn có. Tý - Sửu - Dần - Mẹo ...Để lúc nào quỡn coi tiếp. Mong các cao thủ tham gia. Nhật dự báo thảm họa tàn bạo nhất lịch sử30/8/2012 10:54 Vietnamnet.vn Chính phủ Nhật Bản hôm qua qua đã công bố một viễn cảnh thảm họa kinh hoàng, cảnh báo đây là trận động đất tàn bạo tại Thái Bình Dương có thể cướp đi sinh mạng của 320.000 người. Thảm họa động đất - sóng thần tại Nhật Bản năm 2011 Trận động đất này được cho là sẽ có sức tàn phá khủng khiếp hơn rất nhiều lần so với thảm họa động đất - sóng thần tấn công Nhật Bản vào năm ngoái. Ước tính của Tokyo về con số thương vong này chủ yếu dựa trên viễn cảnh rằng, thảm họa này là do động đất dưới lòng biển với cường độ 9,0 độ richter. Trận động đất này sau đó sẽ gây nên các đợt sóng thần khổng lồ, có thể làm ngập các vùng duyên hải phía nam Tokyo. Theo giả định này của Văn phòng Nội các Nhật, trận động đất có thể xảy ra vào ban đêm, trong thời tiết giá lạnh của mùa đông cùng với các trận gió rất lớn. Điều này khiến cho các đợt sóng thần tràn bờ với độ cao lên tới 34m, cuốn trôi các nạn nhân trong khi họ vẫn đang ngủ. Rất nhiều người ước tính rằng khoảng 323.000 nạn nhân có thể bị sóng thần cuốn trôi, hoặc bị thương vong vì các mảnh vỡ hoặc hỏa hoạn do thảm họa gây nên. Vào ngày 11/3 vừa qua, một trận động đất cường độ 9,0 độ richter đã xảy ra và gây ra sóng thần cao 20m, tấn công Nhật Bản. Khoảng 19.000 người đã thiệt mạng hoặc mất tích khi sóng thần đổ bộ vào khu nhà máy nguyên tử Fukushima Daiichi, khiến cho các lò phản ứng bị nóng chảy và gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong khu vực. Bộ trưởng Masaharu Nakagawa phụ trách về quản lý thảm họa cho biết: 'Chừng nào chúng ta vẫn sống ở Nhật Bản, chúng ta không thể loại bỏ bất kỳ khả năng có các đợt động đất và sóng thần lớn". Báo cáo này được xây dựng nhằm đưa ra viễn cảnh xấu nhất khi thảm họa xảy ra và giúp các quan chức củng cố khả năng ứng phó với thiên tai. Năm 2003, một ước tính khác cho rằng thương vong sẽ là khoảng 25.000 người, nhưng đó là trong viễn cảnh một trận động đất với cường độ nhỏ hơn, chỉ khoảng 8,4 độ richter và tấn công ở một khu vực nhỏ hơn. Trận động đất kinh hoàng nhất trong lịch sử từng ghi lại tại Nhật xảy ra vào năm 1923, xảy ra ở vùng Kanto, và khiến ít nhất 100.000 người thiệt mạng. Lê Thu (theo CNA) =================== Vấn đề là nó xảy ra vào lúc nào? 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 8, 2012 Động đất mạnh gây sóng thần ở Philippines Thứ sáu, 31/8/2012, 21:09 GMT+7 Một trận động đất mạnh 7,6 độ Richter làm rung chuyển khu vực ngoài khơi Phillipines, gây nên sóng thần ở bờ biển phía đông nước này. Hình vẽ mô tả vị trí trận động đất. Đồ họa: CNN Trận động đất mạnh có cường độ 7,6 độ Richter xảy ra lúc 20h47 theo giờ địa phương ngoài khơi Philippines, dưới độ sâu 34 km, CNN dẫn lời Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết. Ban đầu, cường độ của cơn địa chấn được đánh giá là 7,9 độ Richter USGS cũng cho hay trận động đất xảy ra cách thành phố Sulangan trên đảo Samar gần bờ biển phía đông Philippines khoảng 139 km. Cảnh báo sóng thần ngay lập tức được phát đi tại một số vùng ở Indonesia, Philippines, Đài Loan, Nhật Bản, Guam và các khu vực khác, Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương (PTWC) cho biết. "Trận động đất cường độ như thế này có khả năng gây ra một cơn sóng thần đổ bộ vào các bờ biển gần tâm chấn chỉ trong vài phút hoặc những bờ biển xa hơn chỉ trong vài giờ", trung tâm này cho hay. Theo AFP, một cơn sóng thần cao 16 cm đã ập vào bờ biển Surigao ở phía đông Philippines, trong khi nhà chức trách địa phương lo ngại những con sóng cao hơn có thể sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, PTWC sau đó đã rút lại cảnh báo sóng thần ở Philippines và Indonesia. Ít nhất một phụ nữ 60 tuổi thiệt mạng vì trận động đất, trong khi một bé gái 5 tuổi bị thương. Cả hai người này đều là nạn nhân của một vụ lở đất sau địa chấn tại thành phố Cagayan de Oro ở miền nam Philippines. Động đất xảy ra khi có mưa lớn nên đất dễ bị sụt lở hơn. Philippines nằm trên Vành đai Lửa Thái Bình dương. Đây là vành đai bao quanh đại dương lớn nhất thế giới với nhiều núi lửa đang hoạt động và các rãnh đại dương không ổn định. Hồi tháng hai, một cơn địa chấn mạnh 6,7 độ Richter xảy ra ở miền trung của Philippines kéo theo lở đất khiến hơn 100 người thiệt mạng và mất tích. Có một đường đứt gãy địa chất chạy ngay phía dưới thủ đô Manila, một đại đô thị với hơn 12 triệu dân. Các nhà địa chấn học của chính phủ Philippines cảnh báo rằng Manila chưa sẵn sàng cho việc đối phó với một trận động đất lớn. Trọng Giáp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2012 Động đất chưa từng thấy tại thủy điện Sông Tranh 2 05/09/2012 3:40 Người dân sống xung quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (H.Bắc Trà My, Quảng Nam) lại một phen tháo chạy vào tối 3.9, khi một trận động đất mạnh 4,2 độ Richter (tương đương trên cấp 6 theo thang MSK-64) xảy ra. Trong khi đoàn công tác của UBND H.Bắc Trà My đang dự họp tại Hà Nội với các bên liên quan về kết quả chống thấm và kết luận an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2 thì tại khu vực xung quanh thân đập này lại xảy ra hiện tượng động đất. Ngày 4.9, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết, trận động đất mạnh 4,2 độ Richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 7,3 km, trong khu vực địa phận H.Bắc Trà My. Cuối tháng 8, đập thủy điện Sông Tranh 2 đã được khắc phục sự cố rò rỉ - Ảnh: Hoàng Sơn Hàng loạt rung chấn rất mạnh Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc (H.Bắc Trà My) vẫn chưa hết bàng hoàng khi cho Thanh Niên biết, đến khuya 3.9, khu vực xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 vẫn xảy ra hàng loạt rung chấn rất mạnh khiến người dân không dám ở trong nhà. “Tôi và gia đình sống trong nhà sàn nên cảm nhận rất rõ các rung lắc từ trận động đất này. Mọi thứ trong nhà như mái tôn, đòn tay, bàn ghế đều rung lên, đồ đạc trên tường rơi xuống sàn nhà”, ông Lợi nói. “Khoảng 6 ngày trở lại đây động đất liên tục xảy ra với cường độ nhẹ. Đỉnh điểm bắt đầu từ 19 giờ tối 3.9 với hàng loạt rung chấn cường độ rất mạnh”, ông Lợi cho biết thêm. Nếu lũ lên 3-4 mét thì nguy cơ vỡ đập là rất lớn. Khi có mưa bão, chính quyền địa phương phải lên ngay hồ chứa để cùng BQL đập Sông Tranh 2 theo dõi mực nước. Nếu trong ngày, tốc độ nước lên nhanh từ 3 - 4 mét thì ngay lập tức phía hạ lưu phải sơ tán GS Vũ Trọng Hồng , Chủ tịch Hội Thủy lợi VN Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My, xác nhận: “Những ngày gần đây, xung quanh hồ thủy điện Sông Tranh 2 có nhiều rung chấn. Tuy nhiên, đến tối qua 3.9, trên toàn huyện có rung chấn không những mạnh nhất từ trước đến nay mà còn xảy ra trên diện rộng”. Ông Phong kể, mặc dù nhà ông ở tại thị trấn Trà My cách khu vực thủy điện Sông Tranh 2 khoảng 7 km nhưng ông vẫn không dám ở trong nhà vì rung chấn quá mạnh. Theo người dân, trận động đất này cũng làm rung chấn đến tận huyện Quế Sơn. Ông Nguyễn Sự, một người dân ở thôn Hòa Mỹ Tây, xã Quế Xuân 2 (H.Quế Sơn, Quảng Nam) cho biết: Vào khoảng 21 giờ ngày 3.9 khi đang ngồi xem ti vi ông nghe nhiều rung chấn trong lòng đất, các đồ vật trong nhà như chao đảo. Nhiều người dân trong xã cũng xác nhận giống như ông Sự. Chưa thể an tâm trước mùa mưa GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi VN, phân tích: “Quảng Nam đã bắt đầu mùa mưa lại kèm theo những trận động đất lớn quanh thân đập Sông Tranh 2 nên cần đề phòng. Bởi vai phải thân đập (nhìn từ thượng lưu) đã bị “há”. Trong khi đó, việc khắc phục chỉ mới dừng lại ở việc dán ở 10 khe nhiệt mặt thượng lưu, còn toàn đập thì chưa. Thế nên khi có lũ lớn kèm theo động đất sẽ rất nguy hiểm”. GS Hồng khuyến cáo, điều quan trọng nhất là tiếp tục theo dõi các vết nứt trên thân đập xem có hiện tượng như thế nào. Thứ hai, mùa mưa bão đã đến, khi lũ về cần theo dõi tốc độ lũ lên nhanh hay chậm để có phương án. “Trong một ngày lũ lên nửa mét thì không sao nhưng nếu lũ lên 3-4 mét thì nguy cơ vỡ đập là rất lớn. Khi có mưa bão, chính quyền địa phương phải lên ngay hồ chứa để cùng BQL đập Sông Tranh 2 theo dõi mực nước. Nếu trong ngày, tốc độ nước lên nhanh từ 3 - 4 mét thì ngay lập tức phía hạ lưu phải sơ tán”, ông Hồng nhấn mạnh. Chiều 4.9, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão (BCH PCLB) tỉnh đã có công văn đề nghị Viện Vật lý địa cầu sớm kiểm tra, xác định cường độ động đất vừa xảy ra trên khu vực hồ thủy điện Sông Tranh 2, thông tin kịp thời cho UBND tỉnh và BCH PCLB biết để kịp thời chỉ đạo các biện pháp ứng phó, khắc phục. Công văn cũng nêu rõ, BQL dự án Thủy điện 3 cần kịp thời báo cáo UBND tỉnh, BCH PCLB về tình hình an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2 do ảnh hưởng của trận động đất trên. Bảo vệ đập Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt phương án bảo vệ đập thủy điện Sông Tranh 2 do Công ty thủy điện Sông Tranh (đóng tại H.Bắc Trà My) lập, và giao công ty này tổ chức thực hiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối đập cùng với vùng phụ cận bảo vệ đập. Trước đó, Công ty thủy điện Sông Tranh 2 cũng đã lập 3 trạm thủy văn, đo lượng mưa tại khu vực đầu nguồn, khu đập chính và 2 trạm cảnh báo từ xa ở hạ du với tổng kinh phí hơn 1 tỉ đồng. Các trạm cảnh báo từ xa này đặt tại vùng ngập lụt lớn khi xả lũ tại thôn 8 xã Tiên Lãnh (H.Tiên Phước), thôn 3, xã Hiệp Hòa (H.Hiệp Đức), hoạt động theo cơ chế tự động nhận - phát tín hiệu cảnh báo người dân bằng bản tin, còi hú. H.X.H Cảnh báo các trận động đất mạnh hơn Theo TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần xác nhận, có 4 trận động đất liên tiếp trong đêm 3.9 tại H.Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trận động đất đầu tiên xảy ra lúc 19 giờ 30 phút, sau đó 3 trận động đất nối tiếp nhau xuất hiện. Trong đó, trận động đất có cường độ mạnh nhất xảy ra lúc 20 giờ 46 phút, mạnh 4,2 độ Richter, tại vị trí có tọa độ 15,217 độ vĩ bắc, 108,250 độ kinh đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 7,3 km, trong khu vực địa phận H.Trà My. Theo đánh giá, trận động đất này gây nên rung động trên cấp 6 (theo thang MSK-64) ở khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2. Theo ông Minh, từ đầu năm 2012 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xảy ra tổng cộng 40 trận động đất, trong đó đa phần là các trận động đất có cường độ nhỏ. Trận động đất mạnh nhất xảy ra gần đây nhất là có cường độ mạnh 3,1 độ Richter, xảy ra vào tháng 2 năm nay. Trước đó, tháng 11.2011, tại khu vực này xảy ra 2 trận động đất mạnh 3,2 và 3,4 độ Richter. “Trận động đất xảy ra tối 3.9 có cường độ mạnh nhất kể từ năm 2011 đến nay. Kết hợp với diễn biến động đất tôi vừa nêu, có thể nhận thấy, tần suất xảy ra động đất tại đây vẫn chưa hề giảm, và quan trọng là cường độ chưa đến đỉnh điểm. Thời gian tới, có thể xuất hiện thêm các trận động đất có cường độ lớn hơn”, ông Minh lưu ý. Theo ông Minh, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều đới đứt gãy đang hoạt động, trong đó đáng chú ý là các đới đứt gãy Trà Bồng và Hưng Nhượng - Tà Vi. Động đất cực đại theo nhận định của các nhà khoa học có thể xảy ra trên các đới đứt gãy này là 5,5 độ Richter. Ông Minh khuyến cáo, các trận động đất ở Quảng Nam có tâm chấn nông nên rung động rất mạnh trên bề mặt, dễ gây ra các thiệt hại. Ông Minh nói rằng, hiện chưa thể khẳng định các trận động đất vừa xảy ra ở Quảng Nam là động đất kích thích hay động đất kiến tạo. Tuy nhiên, bước đầu có thể nhận định, các trận động đất này xảy ra là do tổng hợp của cả hai nguyên nhân. “Các trận động đất này nằm trên đới đứt gãy Hưng Nhượng - Tà Vi, một trong hai đới đứt gãy gây động đất mạnh nhất tại khu vực này. Động đất kích thích chỉ xảy ra khi có 2 điều kiện: có đới đứt gãy đang hoạt động và nhân tố kích thích, ở đây, trong trường hợp các trận động đất này nó được xác định là do thủy điện Sông Tranh 2 tích nước làm thay đổi địa chất xung quanh đập, là tác nhân khiến động đất kiến tạo xảy ra sớm hơn”, ông Minh giải thích. Theo ông Minh, hiện chưa thể khẳng định một cách chắc chắn đập thủy điện Sông Tranh 2 có an toàn trước các trận động đất xảy ra trong tương lai hay không. Tuy nhiên, khi xây dựng đập thủy điện Sông Tranh 2, các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý địa cầu đã khuyến nghị thiết kế kháng chấn có thể chống chọi với động đất gây chấn động cấp 8. Quang Duẩn Hoàng Sơn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2012 Động đất chưa từng thấy tại thủy điện Sông Tranh 2 05/09/2012 3:40 Hiện thời đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an tòan. Nhưng nếu sảy ra sự cố vỡ đập, thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2012 Hiện thời đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an tòan. Nhưng nếu sảy ra sự cố vỡ đập, thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào?Chắn chắn không phải Thiên Sứ chịu trách nhiệm rồi! Tôi không dây dưa gì đến cái đập này đâu nhá! Vào đấy thấy anh W hỏi mà không trả lời sợ mất lịch sự. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2012 Động đất mạnh gây cảnh báo sóng thần ở Trung Mỹ Thứ tư, 5/9/2012, 23:04 GMT+7 Một cơn địa chấn 7,6 độ Richter hôm nay xảy ra gần bờ Thái Bình dương của Costa Rica, gây nên tình trạng mất điện và liên lạc trong thời gian ngắn ở hầu hết các khu vực của quốc gia này. Bản đồ mô tả vị trí trận động đất 7,6 độ Richter (vòng tròn lớn) xảy ra ở Costa Rica. Đồ họa: Myforecast Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ban đầu cho biết trận động đất được đánh giá mạnh 7,9 độ Richter xảy ra lúc 8h42 sáng nay theo giờ địa phương. Tuy nhiên, chính cơ quan này sau đó đánh giá lại cường độ của cơn địa chấn và cho biết nó mạnh 7,6 độ Richter. Động đất xảy ra ở độ sâu khoảng 20 km và tại vị trí cách thành phố Liberia, thủ phủ tỉnh Guanacaste của Costa Rica khoảng 80 km về phía nam. AFP dẫn lời Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình dương (PTWC) của Mỹ cho hay cảnh báo sóng thần đã được đưa ra đối với các quốc gia như Costa Rica, Panama, Nicaragua, El Salvador, Honduras, Mexico, Colombia, Ecuador, Guatemala, Peru và Chile. Truyền hình Costa Rica phát đi hình ảnh cho thấy người dân bị hoảng loạn vì trận động đất mạnh tại một quốc gia vốn không xa lạ với hoạt động địa chấn. "Chúng tôi đang ở trong bể bơi thì một con sóng trùm lên toàn bể", một du khách lo lắng nói trên đài truyền hình quốc gia Pinilla. Theo Chicago Tribune, người dân ở thủ đô San Jose của Costa Rica cũng có thể cảm nhận trận động đất. Một số người cho biết điện thoại bị mất tín hiệu, cột điện bị đổ còn nước thì chảy lênh láng sau cơn địa chấn. Nhiều trường học ở thành phố này đã được sơ tán. Hiện chưa có thông tin về thiệt hại người và của. Đây là trận động đất mạnh nhất xảy ra tại Costa Rica kể từ sau cơn địa chấn 7,6 độ Richter làm chết 47 người hồi năm 1991. Tháng 1/2009, một trận động đất mạnh 6,1 độ Richter làm 40 người ở quốc gia Trung Mỹ này thiệt mạng. Hà Giang Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2012 Hình như India chuẩn bị có động đất lớn. Quẻ: Đỗ - Đại An, Từ khoảng bây giờ đến 7 ngày nữa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2012 Hình như India chuẩn bị có động đất lớn. Quẻ: Đỗ - Đại An, Từ khoảng bây giờ đến 7 ngày nữa. Không phải Indo đâu. Nhưng đừng hỏi ở đâu. Vì ngạn ngữ phương Tây có câu : "Đừng hỏi thì khỏi phải nghe nói dối" Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2012 Hàng nghìn học sinh Quảng Nam hoảng loạn vì động đất Sáng nay, trận động đất mạnh phát ra tiếng nổ như bom lại xảy ra ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) khiến hàng nghìn người dân, học sinh địa phương la hét thất thanh. Trao đổi với VnExpress.net, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, gần 9h30, lòng đất bỗng rung chuyển mạnh, phát ra tiếng nổ đùng đùng kéo dài khoảng 5 giây khiến ai nấy đều hoảng sợ. "Ngồi ở trụ sở làm việc, tôi nghe rõ tiếng la hét thất thanh của hàng nghìn học sinh tiểu học, THCS ở thị trấn Bắc Trà My. Nỗi sợ hãi động đất của người dân trên địa bàn huyện giờ đây đã lên đỉnh điểm", ông Phong nói. Cùng thời điểm, nhiều người dân ở thị trấn Trà My cũng nghe tiếng khóc thét của nhiều học sinh THCS Nguyễn Du. Nhiều em bỏ chạy tán loạn ra trước sân trường. Động đất xảy ra liên tục khiến người dân ở vùng hạ lưu thủy điện Sông Tranh 2 phập phồng sợ hãi. Ảnh: Trí Tín. TS Lê Văn Dũng (Viện Vật lý Địa cầu) xác nhận, thời điểm trên, tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 xảy ra một trận động đất với cường độ 4,2 độ richter, độ chấn tiêu 10 km. Trong vòng 5 ngày, khu vực này đã xảy ra 13 trận động đất lớn, nhỏ.Theo ông Dũng, sở dĩ động đất liên tục xảy ra tại Sông Tranh 2 có thể do hoạt động kiến tạo địa chất, đới đứt gãy đang hoạt động mạnh và động đất kích thích do nước lũ bắt đầu tràn về hồ chứa sau thời gian rút nước để xử lý sự cố thấm ở đập thủy điện này. Vai trái của đập thủy điện Sông Tranh 2 liên tiếp bị dư chấn động đất trong suốt hơn một năm qua. Ảnh: Trí Tín. Hôm nay, khoảng 10 chuyên gia hàng đầu của Viện Địa chất và Viện Vật lý Địa cầu sẽ vào hiện trường khảo sát, đánh giá lại tình hình, xác định nguyên nhân cụ thể dư chấn động đất liên tiếp xảy ra ở xung quanh công trình thủy điện này. Đoàn sẽ khảo sát những địa điểm lắp đặt hệ thống trạm quan trắc động đất tại xung quanh thủy điện Sông Tranh 2; đề xuất phương án ứng phó động đất nhằm giúp người dân vùng hạ lưu công trình đảm bảo tính mạng và tài sản trước mùa mưa lũ năm nay cũng như yên tâm sinh sống lâu dài. Trí Tín =========================================Quái lại, sao thấy bảo Viện Vật lý Địa cầu đem nhiều thiết bị đo đạc hiện đại và cử nhiều Chuyên gia vào khu vực này để tác nghiệp, mà lại không dự báo được mấy trận động đất lặt vặt này nhỉ ... Chẳng nhẽ nhiều Chuyên gia lỗi lạc với các thiết bị tối tân lại phải thua ông Thiên Sứ ... tay không bắt giặc à ... lạ nhỉ ... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2012 Trung Quốc động đất mạnh, 20.000 nhà bị phá hủy Một trận động đất mạnh 5,7 độ richter vừa xảy ra trưa nay 7/9 tại Tây Nam Trung Quốc gây thiệt hại nghiêm trọng. Theo cơ quan địa chất Trung Quốc, trận động đất xảy ra lúc 11h19’ theo giờ địa phương ở tỉnh Vân Nam và Quế Châu, tây nam Trung Quốc. Tâm chấn ở độ sâu khoảng 14km. Tính đến 13h, có khoảng 16 dư chấn xảy với cường độ dư chấn mạnh nhất là 5,6 độ richter. Trận động đất xảy ra ở Vân Nam và Quế Châu, tây nam Trung Quốc. Báo cáo ban đầu cho biết, trận động đất khiến ít nhất 7 người thiệt mạng, khiến hơn 20.000 ngôi nhà hoặc bị sập hoặc bị hư hại nặng. Các tòa nhà cao tầng ở khu vực xảy ra động đất rung lắc mạnh khiến người dân hoảng loạn đổ xô ra đường.Chính quyền địa phương đã cử lực lượng cứu hộ tới hiện trường, vận chuyển hàng nghìn lều bạt, chăn mền tới đây. Cũng khoảng 10h sáng nay 7/9 (theo giờ Việt Nam), Hà Nội đã xảy ra một trận động đất nhẹ. Nhiều người đã cảm nhận được cơn động đất này. Theo Phó giám đốc PGS. TS. Nguyễn Hồng Phương (Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần), các nhà khoa học tại Viện Vật lý địa cầu đang tập trung phân tích số liệu. Hiện chưa thể đưa ra chính xác thông số của trận động đất này. Theo Tân Hoa Xã/Khampha Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2012 trucgiac, on 07 Tháng chín 2012 - 10:33 AM, said: Hình như India chuẩn bị có động đất lớn. Quẻ: Đỗ - Đại An, Từ khoảng bây giờ đến 7 ngày nữa. Không phải Indo đâu. Nhưng đừng hỏi ở đâu. Vì ngạn ngữ phương Tây có câu : "Đừng hỏi thì khỏi phải nghe nói dối" Vừa mới post lúc 10g 40 thì 11g 20 nó xảy ra trận này. Nhưng nếu như chỉ có 5,7 độ Richter thì chưa phải. Có thể còn tiếp.============================ Trung Quốc động đất mạnh, 20.000 nhà bị phá hủy Một trận động đất mạnh 5,7 độ richter vừa xảy ra trưa nay 7/9 tại Tây Nam Trung Quốc gây thiệt hại nghiêm trọng. Theo cơ quan địa chất Trung Quốc, trận động đất xảy ra lúc 11h19’ theo giờ địa phương ở tỉnh Vân Nam và Quế Châu, tây nam Trung Quốc. Tâm chấn ở độ sâu khoảng 14km. Tính đến 13h, có khoảng 16 dư chấn xảy với cường độ dư chấn mạnh nhất là 5,6 độ richter. Trận động đất xảy ra ở Vân Nam và Quế Châu, tây nam Trung Quốc. Báo cáo ban đầu cho biết, trận động đất khiến ít nhất 7 người thiệt mạng, khiến hơn 20.000 ngôi nhà hoặc bị sập hoặc bị hư hại nặng. Các tòa nhà cao tầng ở khu vực xảy ra động đất rung lắc mạnh khiến người dân hoảng loạn đổ xô ra đường. Chính quyền địa phương đã cử lực lượng cứu hộ tới hiện trường, vận chuyển hàng nghìn lều bạt, chăn mền tới đây. Cũng khoảng 10h sáng nay 7/9 (theo giờ Việt Nam), Hà Nội đã xảy ra một trận động đất nhẹ. Nhiều người đã cảm nhận được cơn động đất này. Theo Phó giám đốc PGS. TS. Nguyễn Hồng Phương (Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần), các nhà khoa học tại Viện Vật lý địa cầu đang tập trung phân tích số liệu. Hiện chưa thể đưa ra chính xác thông số của trận động đất này. Theo Tân Hoa Xã/Khampha 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2012 Cũng khoảng 10h sáng nay 7/9 (theo giờ Việt Nam), Hà Nội đã xảy ra một trận động đất nhẹ. Nhiều người đã cảm nhận được cơn động đất này. Theo Phó giám đốc PGS. TS. Nguyễn Hồng Phương (Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần), các nhà khoa học tại Viện Vật lý địa cầu đang tập trung phân tích số liệu. Hiện chưa thể đưa ra chính xác thông số của trận động đất này. Theo Tân Hoa Xã/Khampha Tớ đang ở ngay Hà Lội đây, có thấy rung chấn nào đâu nhỉ? Động đất xảy ra rồi, chỉ dùng máy móc đo lại còn chưa xong. Đây chỉ là ảnh hưởng của trận Tây Nam TQ thôi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2012 Quảng Nam lên phương án di dời dân Thứ Sáu, 07/09/2012 --- cập nhật 07:56 GMT+7 Lúc 9h30 sáng nay, một trận động đất mạnh nữa xảy ra làm rung chuyển, chao đảo cả cuộc họp giải quyết vụ động đất của UBND huyện Bắc Trà My, Quảng Nam, hàng chục nghìn người dân, học sinh, giáo viên bỏ chạy tán loạn. >> Tiếp tục xảy ra rung chấn mạnh vào ban ngày ở Quảng Nam >> Trạm quan trắc Sông Tranh 2 không ghi được động đất? >> Rung chuyển mạnh ở thủy điện Sông Tranh 2, người dân hoảng hốt >> 5 vụ rung chấn trong đêm, lãnh đạo tỉnh "cầu cứu" chuyên gia >> Tin đồn sóng thần do động đất liên tiếp tại thủy điện Sông Tranh >> Phổ biến cách ứng phó động đất cho vùng "liên tục rung chấn" Trước sự việc nguy hiểm đến tính mạng này, người dân yêu cầu chính quyền lên phương án di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm càng sớm càng tốt. Cô giáo Đỗ Thị Bích Phương, giáo viên Trường mẫu giáo Hoa Phương của xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, cho biết: "Các cháu đang học, bất ngờ xảy ra động đất mạnh khủng khiếp quá, làm rung chuyển cả ngôi trường, các cháu la khóc, bỏ chạy tán loạn. Hậu quả của vụ động đất sáng nay khiến ngôi trường có nhiều vết nứt". Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước làm ngập nhà dân. Bà Thuyền, nhà ở cách chân đập Thủy điện Sông Tranh 2 không xa, bức xúc: "Bất an không chịu nổi, cứ ngày nào cũng động đất mạnh dần thế này chỉ còn cách bán nhà đi nơi khác ở, chúng tôi đề nghị chính quyền huyện Bắc Trà My – Quảng Nam không cho phép Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước phát điện vào mùa mưa lũ đến đây. Chính Thủy điện Sông Tranh 2, vừa khắc phục xong rò rỉ nước và vừa tích nước là liên tiếp xảy ra hơn chục 10 vụ động đất lớn, nhỏ. Qua đây, tôi cũng kiến nghị chính quyền huyện phải có biện pháp kịp thời để ứng phó khi hậu quả xấu nhất của động đất xảy ra là lên phương án di dời dân càng sớm càng tốt, để tránh hậu hoại lớn ập đến là trở tay không kịp". Một người dân Bắc Trà My khác cũng có ý kiến như bà Thuyền là ông Ý, cũng yêu cầu các chính quyền huyện, tỉnh phải nhanh chóng xây dựng phương án di dời dân khẩn cấp trước sự cố động đất. "Tôi đề nghị chính quyền huyện không cho Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước phát điện nữa, đặc biêt là mùa mưa này, nước lũ trên thượng nguồn, trên núi đổ xuống dữ dội lắm, dâng tràn đập ngay, lúc đó sẽ nguy hiểm cực kỳ. Theo tôi nghĩ, với chức năng, nhiệm vụ của mình, vì Thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên địa phận của huyện Bắc Trà My có hàng chục nghìn người dân, thì chính quyền huyện Bắc Trà My có đủ cơ sở để kiến nghị việc hệ trọng liên quan đến tính mạng công dân của mình", ông Ý nêu quan điểm. Ông Trần Văn Hải, Trưởng Ban Quản lý dự thủy điện 3 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho rằng: "Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn". Trước sự hoang mang, bất an, bức xúc của nhân dân về động đất, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, khẳng định các đợt động đất xảy ra liên tiếp làm cho nhân dân huyện nhà hoang mang, lo lắng! Tâm lý người dân rất hoảng loạn. Huyện sẽ kiến nghị không cho Thủy điện Sông Tranh 2 tích khi chưa an toàn. Việc an dân là trên hết, việc người dân quá lo lắng vấn đề động đất sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh. Ông Phong nói, trận động đất sáng nay xảy ra đúng lúc huyện đang tổ chức cuộc họp, ngay sau đó huyện phải đi kiểm tra, nắm bắt tình hình nhân dân. Huyện sẽ chờ kết luận cuối cùng của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước về chất lượng an toàn của Thủy điện Sông Tranh 2 và chờ kết quả khảo sát, đánh giá động đất của các Viện Khoa học – Công nghệ Việt Nam, Viện Vật lý địa cầu, Viện Địa chất sẽ vào khảo sát tại Thủy điện Sông Tranh 2 sáng ngày mai (8.9). Tuy nhiên, với cường độ động đất liên tiếp xảy ra như thế này, huyện sẽ lên phương án di dời dân. Động đất liên tiếp làm cho cuộc sống nhân dân huyện Bắc Trà My – Nam Trà My bị đảo lộn.Trong khi đó, ông Lê Trí Tập, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, lo ngại, cường độ động đất xảy ra liên tục thời gian qua xung quanh khu vực lòng hồ Thủy điện Sông Tranh 2 chứng tỏ nơi đây có vấn đề. Hội đồng nghiệm thu Nhà nước phải có trách nhiệm về độ an toàn của công trình này, để còn tính đến phương án sự chuẩn bị cho nhân dân mới được. Ông Tập cũng đặt câu hỏi, tại sao khi chưa có Thủy điện Sông Tranh 2 là không có động đất, khi có Thủy điện Sông Tranh 2 lại xảy ra động đất từ nhỏ đến mạnh. Bắt đầu có sự di dân tự do của người dân trước việc động đất liên tiếp. Theo TS Lê Văn Dũng của Viện Vật lý địa cầu xác nhận, thời điểm trên, tại khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 xảy ra một trận động đất với cường độ 4,2 độ richter, độ chấn tiêu 10 km. Trong vòng 5 ngày, khu vực này đã xảy ra 13 trận động đất lớn, nhỏ. Theo ông Dũng, sở dĩ động đất liên tục xảy ra tại Sông Tranh 2 có thể do hoạt động kiến tạo địa chất, đới đứt gãy đang hoạt động mạnh và động đất kích thích do nước lũ bắt đầu tràn về hồ chứa sau thời gian rút nước để xử lý sự cố thấm ở đập thủy điện này. Theo ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, đã có 24 hộ dân ở các khu tái định cư của Thủy điện Sông Tranh 2, đã bỏ nhà tái định cư quay về làng cũ dựng nhà sàn, làm ăn sinh sống vì động đất cứ xảy ra liên tục. Theo Xzone.vn/TTTĐ ================== Vấn đề này đã được dự báo và có hướng giải quyết cuối năm 2011, tu sửa tạm thời cũng không kéo dài được bao lâu. Lên tiếp quẻ Lạc Việt Độn Toán cho thủy điện này: Hưu Xích Khẩu. Nhanh thì trong tháng 9, chậm không quá giữa tháng 11 năm nay thủy điện này khó chống đỡ. Nếu không nhanh chóng có phương án cụ thể như bên dưới, e chuyện không hay sẽ xảy ra. Hy vọng may mắn và bình an đến người dân ở nơi đây. Hướng giải quyết chỉ còn cách di dân vùng hạ lưu nơi mà nếu cái đập bể do động đất có thể gây ảnh hưởng, hoặc dỡ bỏ cái đập này. Mà động đất vào lúc nào thì chỉ có cách chờ đến khi nó động đất xong, đã có những giáo sư tiến sĩ xuống xác định độ dích te và thống kê sự thiệt hại. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 9, 2012 Nóng: Bên trong Thủy điện Sông Tranh 2 sau rung chấn 09/09/2012 16:17:28 Sáng nay 9-9, lần đầu tiên đơn vị tổng thầu thi công công trình thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) đã mở cửa cho giới truyền thông vào tận mắt chứng kiến hình ảnh bên trong đường hầm. Đường hầm số 1, cũng là đường hầm chính với rất nhiều thiết bị được lắp đặt tại đây của thủy điện Sông Tranh 2 - Ảnh: Tấn Vũ Từ cửa chính, nhóm phóng viên được dẫn theo một lối rẽ nhỏ để vào đường hầm chính, còn gọi là đường hầm số 1, nằm ở cao trình 95m. Đường hầm rộng hơn 3m, cao hơn 2m, dài gần 2km được thiết kế theo nhiều bậc tam cấp. Hiện có hơn 10 công nhân đang thi công giai đoạn cuối trước khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và tích nước trong thời gian tới. Bên trong đường hầm, các công nhân đang trám trét ximăng ở rãnh nước dọc hai bên tường. Một số công nhân khác tiến hành trám các lỗ hỏng hóc trên trần hầm. Một nhóm đang dọn vệ sinh hoàn thiện. Ông Võ Duy Minh - giám đốc ban điều hành tổng thầu - cho hay khoảng một tuần nữa mọi việc trong đường hầm sẽ hoàn tất. Hiện tại các cột nước chảy thành dòng như trước đây không còn nhìn thấy nữa. Tuy nhiên, một số dòng nước vẫn còn chảy dọc theo hai rãnh của đường hầm này. Ông Minh đo bằng máy dòng nước cuối cùng thoát ra ngoài cho thông số 2,56 lít/ giây. Ông Minh khẳng định những trận động đất vừa qua không ảnh hưởng gì đến thân đập cũng như quá trình khắc phục sự cố rò rỉ nước. Nhiều đồng hồ đo độ thẩm thấu nước qua các khe nhiệt, máy đo động đất đang được vận hành để kiểm tra các chấn động vừa diễn ra những ngày qua trong đường hầm. Trong khi đó bên ngoài mặt đập, nhiều công nhân đang treo mình trên các rọ sắt để “làm đẹp” bề ngoài của đập bằng cách mài các vết lồi lõm của bêtông phình ra trong quá trình đổ bêtông bề mặt. Khi chúng tôi cập nhật thông tin này, một trận rung chấn tiếp tục xảy ra làm rung chuyển Bắc Trà My. Đất lại rung Khoảng 9g sáng 9-9-2012 lại phát ra tiếng nổ lớn. Đến 11g31 trưa lại có tiếng nổ kèm theo động đất làm rung chuyển cả thị trấn Trà My. Đợi rung chuyển này kéo dài 3 giây. Đợt rung chuyển này là đợt thứ 2 trong ngày. Đêm qua rạng sáng nay, vào khoảng 3g sáng 9-9-2012 trận động đất đầu tiên trong ngày sau nhiều giờ liền yên ổn. Liệu tình trạng này sẽ tiếp diễn đến bao giờ? (Bạn đọc Thanh Trà) Nơi thu gom nước rò rỉ cuối cùng trước khi thải ra ngoài - Ảnh: Tấn Vũ Hơn 6 tháng kể từ khi thủy điện Sông Tranh 2 xảy ra sự cố rò rỉ nước, lần đầu tiên giới truyền thông được phép vào đường hầm tham quan và thông tin cho người dân. Trước đây nhà báo bị "cấm cửa" bởi lý do “Chưa tập huấn về an toàn lao động” - Ảnh: Tấn Vũ Theo Tấn Vũ/ Tuổi Trẻ ====================== Đây mới chỉ là giai đoạn chưa tích nước. Híc! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 9, 2012 Ông Ajong Chumsai đoán sai địa điểm động đất và sóng thần.... ========================== Sóng thần lần đầu tiên ở Vịnh Thái Lan vào cuối năm nay? BAODATVIET Cập nhật lúc :7:58 PM, 13/09/2012 Nếu cảnh báo của Giáo sư Tiến sỹ Ajong Chumsai là chính xác, sẽ có động đất lớn ở Philippines và song thần có thể xảy ra ở Vịnh Thái Lan vào cuối năm nay. Sóng thần có thể xảy ra lần đầu tiên ở Vịnh Thái Lan từ tháng 12 năm nay đến tháng 1/2013. Ảnh minh họa hoax-slayer.com Ngày 13/9, Giáo sư Tiến sỹ Ajong Chumsai, nhà khoa học nổi tiếng của Thái Lan, đã lên tiêng cảnh báo khoảng thời gian từ tháng 12 năm nay đến tháng 1/2013 có thể xảy ra sóng thần lần đầu tiên ở Vịnh Thái Lan. Theo Giáo sư Ajong Chumsai, vào thời điểm nói trên có thể xuất hiện một trận bão từ lớn theo chu kỳ 11 năm, dẫn tới động đất nghiêm trọng ở dải động đất Philippines, từ đó gây ra sóng thần ở Vịnh Thái Lan. Dấu hiệu về bão từ đã được phát hiện trong tháng 3 và tháng 6 năm nay. Nếu điều này thực sự xảy ra, người dân Thái Lan sẽ chỉ có khoảng 15 tiếng đồng hồ để cảnh báo và đối phó với sóng thần. Tuy nhiên, Giáo sư Ajong Chumsaicho biết khả năng bão từ xảy ra chưa được khẳng định./. Theo VOV Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2012 VÌ SAO CÁC NHÀ KHOA HỌC CHƯA THUYẾT PHỤC ĐƯỢC NHỮNG NGƯỜI DÂN Ở HẠ LƯU ĐẬP SÔNG TRANH 2 =============================== Tranh cãi kịch liệt quanh Thuỷ điện Sông Tranh 2 Thứ năm, 13 Tháng chín 2012, 14:01 GMT+7 “Tôi là lãnh đạo cao nhất ở địa phương, tôi chưa thật sự yên tâm. Độ an toàn mà các nhà khoa học thuyết phục nhân dân chưa làm nhân dân yên tâm. Khi nào Chính phủ nói an toàn, lúc đó nhân dân mới an toàn”… Tại cuộc họp báo cáo kết quả khảo sát của đoàn công tác các nhà khoa học về việc các trận động đất liên tiếp xảy ra tại khu vực Thủy điện Sông Tran 2 ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), TS Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa kết luận, từ ngày 17/8 đến 7/9/2012 ghi nhận được 15 trận động đất, trong đó trận xảy ra lúc 20h46 ngày 3/9 vàlúc 9h27 ngày 7/9 là hai trận lớn nhất. Cũng theo ông Minh, động đất ở khu vực này chưa có dấu hiệu suy giảm về độ lớn cũng như về tần suất động đất. Tuy nhiên, những diễn biến của động đất ở đây là bình thường, nhiều khu vực thủy điện khác cũng có hiện tượng này. “Khi hồ thủy điện tích nước, tải trọng nước hồ làm tăng áp suất nước lỗ rỗng trong các đới dập vỡ và do đó làm giảm độ bền cắt của các đất đá trong đới. Khi đứt gẫy hoạt động đã ở trong trạng thái ứng suất tới hạn, việc giảm độ bền cắt của đất đá trong đới đứt gẫy dẫn tới việc xảy ra dịch trượt làm cho động đất phát sinh”, ông Huy giải thích. PGS.TS Phan Trọng Trịnh của Viện Địa chất cũng cho rằng, sự việc động đất kích thích vừa rồi không lớn, không đáng lo ngại người dân không nên hoang mang. Trong khi đó, ông Lưu Thế Biểu, Phó trưởng Ban Quản lý xây dựng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng khẳng định, đến thời điểm này Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn, không chịu tác động của những trận động đất vừa qua. Ông Trần Xuân Thọ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam không tin tưởng về chất lượng Thủy điện Sông Tranh 2. Tuy nhiên, không đồng tình với phát biểu của đoàn công tác cũng như Ban quản lý Thủy điện Sông Tranh, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho rằng cần phải có kết luận rõ ràng, khách quan hơn. Ông Phong cũng bảo lưu quan điểm không cho Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước đến mùa mưa, khi chưa an toàn. “Các nhà khoa học không thể lấy ví dụ các công trình thủy điện khác mà áp đặt vào Thủy điện Sông Tranh 2. Dù có vì lý do nào thì thủ phạm chính vẫn là Thủy điện Sông Tranh 2 gây ra hết. Những tác động này ảnh hưởng rõ rệt đến cuộc sống, tài sản của người dân rồi. Chúng tôi vẫn đang nợ người dân câu trả lời về độ an toàn của Thủy điện Sông Tranh 2”, ông Phong gay gắt. Ông Đào Bội Thiên, Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức, một huyện miền núi Quảng Nam nằm dưới chân đập Thủy điện Sông Tranh 2 khoảng 35km cũng bày tỏ sự lo lắng: “Chúng tôi rất lo sợ, nếu có nguy cơ vỡ đập, tràn nước xuống, nhân dân huyện huyện Bắc Trà My chỉ còn nước chết”, ông Đào Bội Thiên nói. Đáp lại những lo lắng trên của lãnh đạo địa phương, TS Ngô Thị Lư, Viện Vật lý địa cầu cho rằng sự việc những ngày qua không đến mức nghiêm trọng như nhưng gì người dân đồn thổi. Ngoài ra, hiểu biết của người dân ở đây rất yếu, yêu cầu lãnh đạo chính quyền cần giáo dục lại. Không hài long, ông Trần Xuân Thọ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam cho rằng, mọi lo lắng của người dân là có cơ sở. Nếu không, tại sao công trình thủy điện hàng nghìn tỷ mà vừa hoàn thành đã nứt vỡ, chảy nước. Lối làm ăn thiếu trách nhiệm như vậy, không thể khiến người dân tin được. “Tại sao động đất cứ xảy ra tăng dần tại Thủy điện Sông Tranh 2 vậy mà các nhà khoa học bảo nhân dân hãy chờ đợi 3 năm nữa, nghiên cứu về động đất tại nơi đây hoàn thành. Tôi được biết, động đất là chết, các nước tiên tiến khi xảy ra động đất còn chết nói gì đến Việt Nam chúng ta. Vì vậy các nhà khoa học biểu chúng tôi chờ đợi 3 năm nữa là không được. Không thể để nhân dân Quảng Nam chết trôi hết ra biển đông được. Để cái bể nước chập chờn trên đầu người dân sao nói người dân tin được”, ông Thọ phản bác. Ông Nguyễn Đức Hải, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cũng chia sẻ, những sự việc xảy ra thời gian vừa qua khiến đảng bộ Quảng Nam hết sức trăn trở. “Tôi là lãnh đạo cao nhất ở địa phương, tôi chưa thật sự yên tâm. Độ an toàn mà các nhà khoa học thuyết phục nhân dân chưa làm nhân dân yên tâm. Khi nào Chính phủ nói an toàn, lúc đó nhân dân mới an toàn. Lòng tin của nhân dân hiện nay có giảm sút về công trình này. Không thể khẳng định đến thời điểm này nói Thủy điện Sông Tranh 2 là an toàn tuyệt đối được”, ông Hải chia sẻ. (ĐVO) ======================Bai chưa hoàn chỉnh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2012 MẤT LÒNG TIN Ở DÂN THÌ CÓ NHƯ THẾ NÀO DÂN CŨNG CHẲNG NGHE. CHƯA KỂ, CẤP CAO NHẤT CỦA TỈNH QUẢNG NAM CŨNG KHÔNG ĐỒNG Ý CHO TÍCH NƯỚC DÙ CÓ LỆNH CỦA THỦ TƯỚNG CHĂNG NỮA. AI LÀ NGƯỜI SẼ CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH NẾU LỠ MAY VỠ ĐẬP SÔNG TRANH. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2012 MẤT LÒNG TIN Ở DÂN THÌ CÓ NHƯ THẾ NÀO DÂN CŨNG CHẲNG NGHE. CHƯA KỂ, CẤP CAO NHẤT CỦA TỈNH QUẢNG NAM CŨNG KHÔNG ĐỒNG Ý CHO TÍCH NƯỚC DÙ CÓ LỆNH CỦA THỦ TƯỚNG CHĂNG NỮA. AI LÀ NGƯỜI SẼ CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH NẾU LỠ MAY VỠ ĐẬP SÔNG TRANH. Yên tâm đi. Chắc chắn không phải Như Thông và Thiên Sứ chịu trách nhiệm rồi. Các nhà khoa học cũng không luôn. Vì họ chỉ tư vấn. Ai bảo ngu nghe thì ráng chịu. Còn nếu không vỡ thì may quá! Các nhà khoa học cứ là từ đúng trở lên. Tôi định viết bài phân tích vì sao các nhà khoa học không thuyết phục được dân chúng - nhìn từ góc độ của chính khoa học. Nhưng vì NT post bài chen ngang. Âu cũng là cái điềm để tôi ngưng lại. Thế đỡ mất lòng các nhà khoa học. Hi! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 9, 2012 Động đất cường độ lớn tại Sông Tranh 2 Thứ hai, 17/9/2012, 11:19 GMT+7 Rạng sáng nay, hai trận động đất lại xảy ra ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 có độ chấn tiêu nông nhất so với những lần trước. Đây được xem là động đất có độ nguy hiểm, sức công phá bề mặt cao. > Người dân lúng túng ứng phó động đất/'Nếu không an toàn thì phải hy sinh thủy điện Sông Tranh' Lúc 0h37 ngày 17/9, lòng đất ở huyện Bắc Trà My bỗng phát ra tiếng nổ, nhà cửa bị rung lắc mạnh khiến nhiều người dân đang chìm sâu trong giấc ngủ phải bật dậy, hoảng loạn chạy ra khỏi nhà. Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, lúc gần 5h sáng nay lại tiếp tục xảy ra một rung chấn khác sau khi lòng đất phát tiếng nổ. Hai trận động đất này đều có kéo dài hơn 5 giây, lâu hơn những trận trước đó. Vết nứt tại một nhà dân ở huyện Bắc Trà My do động đất dồn dập gây ra. Ảnh: Trí Tín. Thống kê của UBND huyện Bắc Trà My, những trận động đất liên tiếp hơn một tuần qua đã gây nứt 17 nhà dân, hai trường học và nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Trong đó, hai nhà dân ở xã Trà Đốc bị hư hỏng nặng vì động đất buộc phải rời khỏi nhà, sống tạm ở bà con lối xóm để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Hôm nay, huyện thành lập đoàn công tác tổng kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại nhà cửa, trường học... để có phương án hỗ trợ khắc phục, sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân trong mùa mưa lũ năm nay. Viện Vật lý địa cầu xác nhận, các trạm địa chấn của Viện đã ghi nhận một trận động đất vào lúc gần 5h sáng nay với 2,7 độ ritcher; độ chấn tiêu 5 km, tâm chấn cách đập thủy điện khoảng 22 km thuộc địa phận huyện Bắc Trà My. Trận còn lại có thể nhỏ hơn 2 độ ritcher nên các trạm ở quá xa không thể ghi nhận được. Hầu hết các trận động đất xảy ra trong hơn một tuần qua là nằm trên đới đứt gãy theo phương Đông Bắc - Tây Nam, gần khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Trận động đất sáng nay dù chỉ 2,7 độ ritcher nhưng độ chấn tiêu nông nhất so với các trận động đất từ trước đến nay. Theo TS Lê Văn Dũng, chuyên gia Viện Vật lý địa cầu, động đất có độ chấn tiêu càng nông thì độ nguy hiểm, sức công phá bề mặt của nó càng cao. "Hiện chúng tôi đang lo ngại những trận động đất tiếp theo lớn hơn, tiến dần đến trận động đất cực đại có tâm chấn ở gần đập thủy điện thì dễ gây hiểm họa khó lường", ông Dũng lo lắng. Vai trái của đập thủy điện Sông Tranh 2 bị trượt lở, lõm sâu do động đất liên tục xảy ra ở khu vực này. Ảnh: Trí Tín. Thống kê của Viện Vật lý địa cầu, từ ngày 17/8 đến sáng 17/9, tại Trạm quan trắc động đất ở Huế và Bình Định, các máy gia tốc lắp đặt tại khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2 ghi nhận 17 trận động đất. Trong đó có hai trận lớn nhất là vào 20h46 ngày 3/9 với cường độ 4,2 độ ritcher và lúc 9h27 ngày 7/9 với cường độ 4 độ ritcher. Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Sỹ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam lo ngại, trước tình hình động đất xảy ra dồn dập ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2, Chính phủ cần cân nhắc, thận trọng khi cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tích nước ở hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2. Tỉnh đang triển khai tập huấn cho người dân ở các địa phương sinh sống gần với thủy điện Sông Tranh 2 ứng phó với động đất; đồng thời sẵn sàng phương án diễn tập di dời dân, chủ động với tình huống xấu nhất xảy ra là đập thủy điện có nguy cơ vỡ. "Nếu xét thấy không an toàn, tỉnh Quảng Nam sẽ đề nghị Chính phủ không cho tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2. Sắp tới, tỉnh sẽ tiếp tục đưa vấn đề này trong kỳ họp vào tháng 10 của Quốc hội", ông Sỹ nói. Các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu và Viện Địa chất đo kiểm tra vết nứt tại một trường học ở xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My do động đất gây ra. Ảnh: Trí Tín. Ban quản lý Dự án thủy điện 3 cho biết, trong thân đập có gần 600 thiết bị điện tử với đầy đủ các chức năng như: quan trắc nhiệt độ, động đất, sự chuyển vị khe nhiệt, ứng suất áp lực thấm… nhằm đảm bảo đập vận hành được an toàn. Sau khi khắc phục sự cố, hiện tại lưu lượng nước thấm của đập thủy điện Sông Tranh 2 là 2,59 lít/giây. Tuần trước, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu EVN thường xuyên kiểm tra, báo cáo tình hình an toàn vận hành đập thủy điện Sông Tranh 2. EVN phải cung cấp các số liệu từ các thiết bị quan trắc đặt tại công trình về động đất xảy ra tại đập thủy điện Sông Tranh 2 cho UBND tỉnh Quảng Nam, huyện Bắc Trà My và các cơ quan có liên quan để theo dõi, chỉ đạo và thông tin chính xác, kịp thời đến người dân trong khu vực. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ KHCN chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tình hình động đất tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, báo cáo Thủ tướng, trong đó nhấn mạnh việc khảo sát, nghiên cứu các nguyên nhân gây rung chấn động đất. Trí Tín Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 9, 2012 TỘI NGHIỆP NGƯỜI DÂN. SỐNG VỚI QUẢ BOM TREO TRÊN ĐẦU MÀ KHÔNG BIẾT KHI NÀO NỔ THÌ SỐNG SAO NỔI. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 9, 2012 TỘI NGHIỆP NGƯỜI DÂN. SỐNG VỚI QUẢ BOM TREO TRÊN ĐẦU MÀ KHÔNG BIẾT KHI NÀO NỔ THÌ SỐNG SAO NỔI.Cũng hy vọng là người dân ở đây được an toàn. Chứ "thường xuyên kiểm tra, báo cáo tình hình an toàn vận hành đập thủy điện Sông Tranh 2" sau khi mọi chuyện đã rồi thì... . "Chúng tôi báo cáo không kịp tình hình vì sự việc xảy ra quá nhanh..." . Lúc đó thì mới để ý đến tránh nhiệm, trách nhiệm và trách nhiệm, nhưng chắc chắn một điều như sư phụ nói ở trên là các nhà khoa học sẽ không chịu trách nhiệm, trong khi họ là người dự báo những biến cố, khả năng... có thể xảy ra dựa trên định lượng để lãnh đạo có một quyết định đứng đắn hoặc sai lầm. Có thể ví các nhà khoa học này như Cán bộ thẩm định (Tín dụng) trong Ngân hàng vậy. Nhưng khác nhau ở chỗ, hồ sơ sau khi cho vay mà quá hạn thì anh nào thẩm định sẽ được lên dĩa ngay. Share this post Link to post Share on other sites