Thiên Sứ

Động Đất Và Lý Học Đông Phương.

539 bài viết trong chủ đề này

Thưa SP và ACE, TG xin đưa ra dự báo.

Hỏi: Nước Nga trong tháng 10/Tân Mão này có bị Động đất không?

Quẻ: Hưu - Tốc hỷ

Luận: Có động đất

Khi nào thì xẩy ra?

Quẻ: Sinh - Xích khẩu

Luận: Khoảng 4-9 ngày nữa kể từ thời điểm dự báo.

Cường độ thế nào?

Quẻ: Thương - Tiểu cát

Luận: ít nhất là 3.8 độ richte.

3.8 thì thôi. Đoán làm gì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

3.8 thì thôi. Đoán làm gì!

3.8 đến 8.3 độ richte

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quảng Nam rung chuyển mạnh 3 lần trong đêm

Cập nhật 18/11/2011 10:22:17 AM (GMT+7)

Posted Image- Mặt đất bỗng nhiên rung chuyển, đồ đạc trong nhà rung lắc mạnh từ giữa khuya 16 đến rạng sáng 17-11 đã khiến hàng nghìn người dân tại thị trấn Trà My (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) và các xã lân cận hoảng loạn bỏ chạy ra khỏi nhà.

“Khoảng 21 giờ ngày 16/11, các đồ đạc trong nhà tôi rung lắc mạnh, một số đổ xuống đất. Rung chuyển xảy ra ba lần, độ rung lắc ngày càn lớn, kéo dài tới rạng sáng 17/11” - ông Nguyễn Đức Lâm trú tại thị trấn Trà My cho biết.

Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My xác nhận: "Tại địa bàn thị trấn và xã Trà Sơn, nhiều người dân hoảng loạn lao ra đường vì cứ nghĩ là động đất vì mặt đất rung chuyển kéo dài 3 lần liên tục giữa khuya 16 và đến rạng sáng ngày 17/11".

Đến thời điểm này cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam vẫn chưa đưa ra kết luận hoặc nhận định nào về hiện tượng này.

Hiện Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam tiến hành khảo sát và có báo cáo UBND tỉnh để kiến nghị Bộ KH&CN cử đoàn nghiên cứu vào huyện Bắc Trà My đo đạc và kết luận đây có phải là động đất hay không.

Ngwời dân cho biết cách đây khoảng hơn 2 tháng, trên địa bàn thị trấn Bắc Trà My cũng xảy ra hiện tượng mặt đất rung lắc nhẹ, không gây ra hậu quả.

Vũ Trung

==========================

* Có thể đây là trận động đất nhẹ, nhưng tâm chấn nông, nên xảy ra rung lắc cục bộ.

* Hoặc là hậu quả tương tác từ xa, bởi mối liên thông mạch khí của một trận động đất mạnh sắp xảy ra trên thế giới. Trong trường hợp này thì trận động đất xẽ xảy ra ở Nam - Đông Nam Thái Bình Dương. Trên 7độ ricter

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nổ bất thường ở Quảng Nam do động đất

Thứ sáu, 18/11/2011, 16:12 GMT+7

Giáo sư tiến sĩ Cao Đình Triều, chuyên gia Viện Vật lý địa cầu cho biết, trạm địa chấn Thừa Thiên - Huế ghi nhận dư chấn đêm 16/11 ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) dưới 3,5 độ richter, thuộc dạng động đất kích thích.

Tiếng nổ bất thường từ lòng đất Quảng Nam

Theo giáo sư Triều, do đây là động đất nhỏ nên trạm địa chấn Thừa Thiên - Huế đã không thông báo cho Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý địa cầu.

Ông Triều cũng cho biết, động đất kích thích thường xảy ra ở những vùng có hồ chứa vừa tích nước, xây đập ở trên cao. Khi hồ chứa tích nước thủy điện sông Tranh 2, có thể mạch nước đã thẩm thấu vào đới đứt gãy gây ra chuỗi động đất kích thích, phát ra tiếng nổ.

"Sở dĩ người dân nghe tiếng nổ lớn là do dư chấn xảy ra gần sát mặt đất", ông Triều nói.

Posted Image

Công trình thủy điện sông Tranh 2 có thể ảnh hưởng đến đới đứt gãy trong lòng đất, gây nên những trận động đất kích thích ở cường độ nhỏ. Ảnh: Trí Tín

"Động đất nhỏ nên khó gây nguy hiểm cho tính mạng, tài sản của người dân trong vùng. Nếu đới đứt gãy trong lòng đất ở vùng hạ lưu thủy điện sông Tranh 2 hoạt động mạnh tạo dư chấn hơn 3,5 độ richter, Viện Vật lý địa cầu sẽ cử cán bộ về Bắc Trà My nghiên cứu hiện tượng này", ông Triều nhấn mạnh.

Từ 21h đêm 16/11 đến 3h sáng 17/11, người dân vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2 ở huyện Bắc Trà My nghe trong lòng đất phát ra nhiều tiếng nổ, trong đó có tiếng nổ lớn lúc 3h sáng khiến họ hoảng sợ chạy ra khỏi nhà.

Lãnh đạo huyện Bắc Trà My đã gửi văn bản hỏa tốc kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng mời chuyên gia về nghiên cứu, phân tích rõ hiện tượng bất thường này.

Trí Tín

============================

Công trình thủy điện sông Tranh 2 có thể ảnh hưởng đến đới đứt gãy trong lòng đất, gây nên những trận động đất kích thích ở cường độ nhỏ. Ảnh: Trí Tín

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://thethaovanhoa.vn/475N20110702065907284T0/tien-tri-gia.htm

Diễn đàn văn hóa

Tiên tri “giả”

Thứ Bảy, 02/07/2011 14:37

(TT&VH) - Ban đầu chỉ là một câu chuyện hoang đường nhưng ít ra cũng còn vui vui, đó là tuyên bố của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể dùng ý nghĩ để “chặn mưa”. Rốt cuộc không những ông không phát huy “siêu năng lượng này”, để đến nỗi bà con phải đội mưa đi xem Đại lễ vào buổi sáng hôm 1/10/2010, mà nhiều “bản tin dự báo thời tiết” của ông cũng bị “phanh phui” ra là trật lấc.

Posted Image

Ảnh mình họa - Nguồn: Internet

1. Hết “chặn mưa”, giờ đây, ông lại tuyên bố có thể dự báo được động đất, cũng đầy màu sắc hoang đường nhưng rõ ràng không còn là chuyện vui vui nữa. Nó khiến tôi liên hệ đến những “tiên tri giả” trên khắp thế giới từ thời Cựu ước đến thời nay như kinh sách đã chép: “Nhiều tiên tri giả sẽ nổi lên và dỗ dành lắm kẻ”.

Trước khi tuyên bố mình có thể dự đoán động đất trên phạm vi toàn thế giới, ông Tuấn Anh bắt đầu bằng việc “bác” một nhà tiên tri khác của Tây: “Có một nhà khoa học Hoa Kỳ xác định ngày 26/3/2011 sẽ xảy ra một trận động đất lớn ở California. Con xác định là không có, mà xảy ra ở lục địa Âu Á. Cuối cùng là con đúng. Đó chính là trận động đất ở Myanmar làm Hà Nội rung động. Còn Cali thì không có gì xảy ra”.

Và ông tuyên bố về bức tranh động đất của Việt Nam sẽ như sau: “Từ ngày 29/5 đến 30/12 Tân Mão (theo Âm lịch) Việt Nam sẽ không còn trận động đất nào quá 4,0 độ richter nữa”, đồng thời thách đố các nhà khoa học nghiên cứu về động đất: “Nếu có trận động đất nào quá 4,0 độ richter tôi sẽ chịu trách nhiệm còn 4,0 độ richter trở xuống thì các chuyên gia ở Viện Vật lý địa cầu sẽ phải gọi tôi bằng “thầy”. Liệu các chuyên gia có dám cá không?”

2. Ở đây, “thầy” Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã đi quá trớn ở chỗ, bằng kiến thức khoa học sơ đẳng, người ta cũng có thể biết rằng, động đất là hiện tượng bất thường của tự nhiên không thể dự báo được về thời điểm xảy ra, hay nói một cách chính xác, nền khoa học kỹ thuật của thế giới cho tới thời điểm này vẫn chưa thể dự báo được (Nhật mà dự báo được thì đã không có thảm họa động đất, sóng thần như vừa qua).

Một câu hỏi mà có thể bạn sẽ đặt ra: Vậy thì nghiên cứu động đất để làm gì? Xin thưa, động đất có thể dự báo được với những thông số căn bản như: địa điểm, cường độ, mức độ ảnh hưởng (thậm chí nghiên cứu động đất ở Hà Nội của TS Nguyễn Hồng Phương (Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý địa cầu) còn đưa ra bức tranh thiệt hại cụ thể đến từng dãy phố nếu các trận động đất khác nhau xảy ra ở những địa điểm, thời gian khác nhau trên địa bàn). Còn cái không thể dự báo được chính là thời điểm xảy ra, mà thời điểm lại là thứ cốt tử trong đối phó với động đất.

Sở dĩ không thể dự báo được thời điểm vì bản chất của động đất là hiện tượng thiên nhiên xảy ra bất thình lình, diễn ra trong thời gian rất ngắn (vài tích tắc), nó hoàn toàn khác với mưa, gió, bão, lụt. Xem ra động đất có vẻ không thể dự báo về thời gian y như Ngày tận thế trong kinh sách: “Về ngày và giờ đó, chẳng có ai biết chi cả, thiên sứ trên trời hay là con cũng vậy, song chỉ một mình Cha (tức Chúa trời) biết thôi”. <

Chiếu theo kiến thức sơ đẳng này về động đất, thì người ta có thể thấy rằng tất cả những người muốn gây sốc với xã hội bằng những lời tiên đoán về động đất (xuất hiện nhan nhản trên thế giới) đều là “tiên tri giả”. Nhưng tại sao vẫn có rất nhiều người tin, thậm chí mất tiền của, đảo lộn cuộc sống vì tin theo? Lý do đơn giản thôi, cái gì mà mình càng sợ nó xảy ra thì càng dễ tin rằng nó xảy ra đến nơi rồi. Hơn nữa, trên cái quả địa cầu già nua và bất ổn của chúng ta, mỗi ngày có từ 30 - 40 trận động đất mạnh hơn 2,5 độ richter xảy ra, nói phứa đi thì cũng có khi đúng.<

3. Nhưng tuyên bố của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh nguy hiểm ở chỗ nó khiến cho người ta mất cảnh giác, nếu tin theo. Vì động đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào (càng xa thời điểm động đất xảy ra lần trước, thì càng gần tới thời điểm nó xảy ra lần sau), cho nên bất cứ lúc nào người ta cũng không được lơ là, mất cảnh giác. Điều nghìn năm chưa xảy ra nhưng có thể xảy ra vào tích tắc ngay sau.

Có đáng sợ không? Rất đáng sợ, nhưng đừng hoảng loạn. Ở đây lại phải trích lại hai câu thơ mà trường nào đó vừa ra đề thi văn cho học trò (chép nhầm là thơ của Trịnh Công Sơn): “Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Đã cho ta ngày nữa để yêu thương”. Yêu thương trái đất (để đừng làm hại nó), yêu thương căn nhà mình (để đừng xây nhà mà quên kháng chấn), yêu thương cuộc sống của mình và người thân (để học trước các kiến thức đối phó với động đất), và đặc biệt là yêu thương tri thức của nhân loại (để đừng nghe lời những tiên tri giả hoặc “cá cược” với họ, kẻo nếu có động đất lớn bất thình lình, mà không đề phòng, thì lúc đó “nhà tiên tri” Nguyễn Vũ Tuấn Anh chẳng thể chịu trách nhiệm cho tính mạng, tài sản của mình được đâu).

Ngô KhởI

===============================

Đây là tờ báo tương đối có độc giả. Nhưng có lẽ cho đến ngày hôm nay 21. 11. 2011 những dự báo về động đất của tôi không sai nhiều lắm. Kể cả việc UNESCO Việt Nam đã yêu cầu quay phim trực tiếp lời dự báo động đất trong một tương lai gần và gần như thách đố với lời hứa: Sẽ đưa lên tivi nếu tôi dự đoán đúng (Xin tham khảo topic này). Tôi đã dự đoán đúng và họ đã không đưa lên tivi. Vậy nếu tôi dự đoán sai thì sao? Các bạn xem bài viết trên - mà hôm nay tôi mới đọc được thì thật là sự đổi trắng thay đen trắng trợn và đã vượt quá giới hạn mà tôi có thể chấp nhận. Các bạn xem lại câu này:

Rốt cuộc không những ông không phát huy “siêu năng lượng này”, để đến nỗi bà con phải đội mưa đi xem Đại lễ vào buổi sáng hôm 1/10/2010,

Ngày mùng 1. 10 . 2010 thời tiết như thế nào thì chính VTV1 truyền hình trực tiếp quang cảnh Đại Lễ và cả nước biết. Nhưng bài viết này thì thật bỉ ổi và trắng trợn. Đã vậy còn đạo đức giả khi lên tiếng rằng việc dự báo động đất dưới 4 độ richter của tôi , nếu tôi sai thì sẽ gây hậu quả

tuyên bố của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh nguy hiểm ở chỗ nó khiến cho người ta mất cảnh giác, nếu tin theo.

Vậy theo tinh thần của bài báo trên một tờ báo chính thống TT VH thì tôi cần phải phát ngôn làm sao?

Kể từ ngày họ thách đố tôi về khả năng động đất ở Việt Nam - tôi đã trả lời - từ nay đến cuối năm - 30 Tết . tháng Chạp. Tân Mão Việt lịch - sẽ không thể có trận động đất nào trên 4 độ richter tại Việt Nam. Từ khi có dự báo đó đến nay 21. 11. 2011 - gần một năm trôi qua, thực tế đã chứng minh tôi đã đúng. Vậy với tinh thần bài báo này - tôi xác định rút lại lời dự báo này - kể từ khi tôi gõ xong hàng chữ này. Và nếu từ nay đến cuối năm, ở Việt Nam có trận động Đất nào xảy ra trên 4 độ richter thì tôi không bị coi là dự báo sai. Vì tôi đã rút lại lời dự báo này.

Vậng! Để cho mọi người nâng cao tinh thần cảnh giác vì đã có Viện nghiên cứu động đất Việt Nam gì đó lo rồi.Tôi có đúng cũng bị bẻ cong là sai . Vậy thì tôi thấy từ nay cá nhân tôi sẽ rút lui lại tất cả các lời dự báo của mình trong những lĩnh vực mà đã có những cơ quan khoa học Việt Nam đảm trách. Thí dụ như động đất, mưa bão...nói chung là thiên tai.

===============================

PS: Tôi đã trả lời bài báo này trên web Thể Thao Văn Hóa , đại ý như sau:

Cảm ơn bài báo đã nhắc nhở. Tôi rút lại lời dự báo Việt Nam không có trận động đất nào trên 4 độ richter từ ngày hôm nay 21. 11. 2011, để mọi người nâng cao cảnh giác với động đất cho đỡ nguy hiểm theo tinh thần bài báo nhắc nhở.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau vụ việc ầm ĩ - Đuổi mưa trong 10 ngày Đại Lễ 1000 năm Thắng Long, tôi bỏ qua tất cả những lời chỉ trích trước đó. Bởi vì tôi nghĩ rằng: Với tất cả mọi người - kể cả tôi nếu không nghiên cứu sâu về Lý học Đông phương - đều hoài nghi những dự báo của tôi về thời tiết Đại Lễ. Nhưng sau đó sự việc đã rõ ràng: Thời tiết rất đẹp trong 10 ngày đại lễ. Tôi nghĩ rằng thế là đủ và không tranh cãi với ai nữa. Tôi tin mọi người cũng nhận thấy điều này và chú ý hơn với Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt. Tôi cũng không buồn phiền ai đã chỉ trích, hoặc nghi ngờ tôi trước đó. Nhưng với bài viết trên báo TT VH thì sự trắng trợn đồi trắng thay đen đến mức bỉ ổi về thời tiết ngày 1. 10. 2010.

Liệu quí vị có thể tiếp tục yên tâm nghiên cứu trong một môi trường với những bài báo như vậy không?

Tôi đề nghị những ai có lương tâm, hãy giúp tôi chép lại lời rút lui của tôi về dự báo động đất dưới 4 độ richter tại Việt Nam từ nay đến hết cuối năm Tân Mão. Để nếu mọi chuyện suôn sẻ, không có động đất lớn xảy ra thì thật là một điều may mắn. Còn nếu có động đất xảy ra trên 4 độ richter thì những kẻ tráo trở như bài viết trên web TT VH này sẽ không căn cứ vào đấy để bảo tôi đoán sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kệ họ Sư phụ ạ, họ làm nghề không có việc nên thi thoảng viết bài gây chú ý thôi mà.

Như Sp nói chúng ta xem việc"bói" như là "Chuyện thườngngày ở huyện". Do đó con nghĩ SP không cần thiết phảibực tức mà làm gì. Thực ra người viết bài báo này rất hồ đồ, nếu mà là con thì con đợi đến cuối năm nếu mà Sp đoán sai thìcon sẽ phê bình và chỉ trích và khi đó những lời phê bình và chỉ trích của con sẽ có ảnh hưởng và thuyết phục hơn. giờ họ nói thế thì không những tự chửi vào những hiểu biết của mình mà còn không quan tâm đến lòng tự trọng của bản thân.

Bản thân người lãnh đạo cho họ đăng bàiviết này cũng hồ đồ và có thể làm việc quan liêu bởi lý do trên.

Ví dụ: Ngồi chén chú chén anh, anh mai cho em đăng cái bài này nhé, ừ chú cứ cho lên đi mai a ký sau, hic -đại khái vậy. đúng là Goạc Goạc!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Chú

Đây có phải là lần đầu tiên - người ta ( cháu dùng từ lịch sự ) nói nhăng nhít về chú và cả những điều chú làm đâu chú .

Chú buồn làm gì cho mệt - Chú cháu mình đã bàn về việc này nhiều lần và thống nhất rằng : mặc xác chúng nó - TA CỨ ĐI CON ĐƯỜNG CỦA TA

Có lần chú đã nói rằng : Hiện nay khoảng 6,9 tỷ người trên hành tinh này đều tin rằng Lý học đông phuơng là của Tàu - chẳng nhẽ chú phải buồn 6,9 tỷ lần ah - nếu mỗi thằng hỏi chú một câu - dành 30 giây để trả lời thì cũng phải ba trăm năm chưa trả lời xong

Ngưởi ta đã cố tình bóp méo thì để ý làm gì hả chú .

Tran Anh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc báo, mời anh chị em tham khảo:

=================================

Trận động đất lớn nhất trong vòng 500 năm.

Mật mã thời gian trong câu:

“Thổ tinh tại cung Ma Kết, Mộc tinh và Thủy tinh tại cung Kim Ngưu”.

Cung Ma Kết là từ ngày 21 tháng 12 đến ngày 19 tháng 1 hàng năm, rơi vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 Nông lịch, cũng là từ cuối tháng “Tý” đến đầu tháng “Sửu”; như vậy “Thổ tinh tại cung Ma Kết” có khả năng là tổ hợp của “Mậu Tý” và “Kỷ Sửu”. “Mộc tinh tại cung Kim Ngưu” có khả năng là tổ hợp của “Giáp Thìn” và “Ất Tị”;

“Thủy tinh tại cung Kim Ngưu” có khả năng là tổ hợp của “Nhâm Thìn” và “Quý Tị”. Cuối cùng có thể suy ra đây là ngày “Mậu Tý” hoặc “Kỷ Sửu” của tháng “Ất Kị” (hoặc “Giáp Thìn”) năm “Nhâm Thìn”.

Thời gian này nói rõ ra, đó là ngày 27 hoặc 28 tháng 5 năm 2012; hai ngày này chính là ngày “Mậu Tý” và “Kỷ Sửu” của tháng “Ất Tị” năm “Nhâm Thìn”.

Tháng “Ất Tị” và “Giáp Thìn” năm “Nhâm Thìn” đều là tháng có khả năng phát sinh động đất tương đối cao, gọi là thời kỳ có “tỷ lệ phát sinh địa chấn cao” từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2012.

Nguồn: http://zhengjian.org...0/13/69032.html

Thái Dương hệ ngày 21/12/2012

Quỹ đạo của chín đại hành tinh trong Thái Dương hệ ngày 21/12/2012

Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ này hiển thị đúng vị trí chín đại hành tinh trong Thái Dương hệ vào ngày 21/12/2012. Theo các chuyên gia, những vòng tròn này là có liên quan đến tiên tri của người Maya.

Cách một tuần sau, tức ngày 23/7/2008, hình quỹ đạo Thái Dương hệ trên ruộng lúa mỳ này đột nhiên thay đổi trong một đêm, ngoài ra bên cạnh còn có hình vẽ một ngôi sao chổi lớn.

Trong Thái Dương hệ đã bị thay đổi này, vị trí tương đối của chín đại hành tinh là bất biến, nhưng thể tích Mặt trời lại giãn gấp mấy lần, đến nỗi hai hành tinh gần Mặt trời nhất—Thủy tinh và Kim tinh đều bị Mặt trời nuốt trọn, còn địa cầu nằm ngay sát Mặt trời. Khi ấy hình ảnh sao chổi bên cạnh tiếp cận sát địa cầu, và được các chuyên gia giải mã là sao chổi Nibiru sẽ tiến nhập quỹ đạo Mặt trăng gần địa cầu, sau đó đụng vào địa cầu.

Cảnh tượng mà các vòng tròn trên ruộng lúa mỳ này hiển thị là một loại tai họa vũ trụ đáng sợ: Mặt trời bành trướng tới quỹ đạo Kim tinh, khi ấy con người và các sinh vật khác trên bề mặt địa cầu sẽ phải sống trong nhiệt độ rất cao. Ngoài ra địa cầu còn có nguy cơ đụng độ với sao chổi, dường như rất không hay. Có lẽ đây là sự việc đã sớm phát sinh trong vũ trụ, và đã được người ngoài hành tinh nhìn thấy. Khi các tinh hệ trong vũ trụ nổ tung, con người xem thì thấy hoành tráng lắm, nhưng đối với các sinh mệnh trong đó thì quả thực là đáng sợ!

Vậy tại sao người ngoài hành tinh làm tất cả những điều này ?

Dịch từ: http://zhengjian.org...0/13/69032.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc báo, mời anh chị em tham khảo:

=================================

Trận động đất lớn nhất trong vòng 500 năm.

Mật mã thời gian trong câu:

“Thổ tinh tại cung Ma Kết, Mộc tinh và Thủy tinh tại cung Kim Ngưu”.

Cung Ma Kết là từ ngày 21 tháng 12 đến ngày 19 tháng 1 hàng năm, rơi vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 Nông lịch, cũng là từ cuối tháng “Tý” đến đầu tháng “Sửu”; như vậy “Thổ tinh tại cung Ma Kết” có khả năng là tổ hợp của “Mậu Tý” và “Kỷ Sửu”. “Mộc tinh tại cung Kim Ngưu” có khả năng là tổ hợp của “Giáp Thìn” và “Ất Tị”;

“Thủy tinh tại cung Kim Ngưu” có khả năng là tổ hợp của “Nhâm Thìn” và “Quý Tị”. Cuối cùng có thể suy ra đây là ngày “Mậu Tý” hoặc “Kỷ Sửu” của tháng “Ất Kị” (hoặc “Giáp Thìn”) năm “Nhâm Thìn”.

Thời gian này nói rõ ra, đó là ngày 27 hoặc 28 tháng 5 năm 2012; hai ngày này chính là ngày “Mậu Tý” và “Kỷ Sửu” của tháng “Ất Tị” năm “Nhâm Thìn”.

Tháng “Ất Tị” và “Giáp Thìn” năm “Nhâm Thìn” đều là tháng có khả năng phát sinh động đất tương đối cao, gọi là thời kỳ có “tỷ lệ phát sinh địa chấn cao” từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2012.

Nguồn: http://zhengjian.org...0/13/69032.html

Thái Dương hệ ngày 21/12/2012

Quỹ đạo của chín đại hành tinh trong Thái Dương hệ ngày 21/12/2012

Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ này hiển thị đúng vị trí chín đại hành tinh trong Thái Dương hệ vào ngày 21/12/2012. Theo các chuyên gia, những vòng tròn này là có liên quan đến tiên tri của người Maya.

Cách một tuần sau, tức ngày 23/7/2008, hình quỹ đạo Thái Dương hệ trên ruộng lúa mỳ này đột nhiên thay đổi trong một đêm, ngoài ra bên cạnh còn có hình vẽ một ngôi sao chổi lớn.

Trong Thái Dương hệ đã bị thay đổi này, vị trí tương đối của chín đại hành tinh là bất biến, nhưng thể tích Mặt trời lại giãn gấp mấy lần, đến nỗi hai hành tinh gần Mặt trời nhất—Thủy tinh và Kim tinh đều bị Mặt trời nuốt trọn, còn địa cầu nằm ngay sát Mặt trời. Khi ấy hình ảnh sao chổi bên cạnh tiếp cận sát địa cầu, và được các chuyên gia giải mã là sao chổi Nibiru sẽ tiến nhập quỹ đạo Mặt trăng gần địa cầu, sau đó đụng vào địa cầu.

Cảnh tượng mà các vòng tròn trên ruộng lúa mỳ này hiển thị là một loại tai họa vũ trụ đáng sợ: Mặt trời bành trướng tới quỹ đạo Kim tinh, khi ấy con người và các sinh vật khác trên bề mặt địa cầu sẽ phải sống trong nhiệt độ rất cao. Ngoài ra địa cầu còn có nguy cơ đụng độ với sao chổi, dường như rất không hay. Có lẽ đây là sự việc đã sớm phát sinh trong vũ trụ, và đã được người ngoài hành tinh nhìn thấy. Khi các tinh hệ trong vũ trụ nổ tung, con người xem thì thấy hoành tráng lắm, nhưng đối với các sinh mệnh trong đó thì quả thực là đáng sợ!

Vậy tại sao người ngoài hành tinh làm tất cả những điều này ?

Dịch từ: http://zhengjian.org...0/13/69032.html

(3) Quỹ đạo của chín đại hành tinh trong Thái Dương hệ ngày 21/12/2012

Những vòng tròn trên ruộng lúa mỳ này hiển thị đúng vị trí chín đại hành tinh trong Thái Dương hệ vào ngày 21/12/2012. Theo các chuyên gia, những vòng tròn này là có liên quan đến tiên tri của người Maya.

Posted Image

Hình 8: Những vòng tròn xếp thành quỹ đạo của chín đại hành tinh trong Thái Dương hệ, tương đương ngày 21/12/2012 trong tiên tri người Maya.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Chú

Đây có phải là lần đầu tiên - người ta ( cháu dùng từ lịch sự ) nói nhăng nhít về chú và cả những điều chú làm đâu chú .

Chú buồn làm gì cho mệt - Chú cháu mình đã bàn về việc này nhiều lần và thống nhất rằng : mặc xác chúng nó - TA CỨ ĐI CON ĐƯỜNG CỦA TA

Có lần chú đã nói rằng : Hiện nay khoảng 6,9 tỷ người trên hành tinh này đều tin rằng Lý học đông phuơng là của Tàu - chẳng nhẽ chú phải buồn 6,9 tỷ lần ah - nếu mỗi thằng hỏi chú một câu - dành 30 giây để trả lời thì cũng phải ba trăm năm chưa trả lời xong

Ngưởi ta đã cố tình bóp méo thì để ý làm gì hả chú .

Tran Anh

Cảm ơn Trần Anh chia sẻ và cảm thông.

Đây không phải là sự phản biện học thuật , mà là sự tráo trở được đăng tải công khai trên một tờ báo mạng chính thức. Nếu tác giả - với bút danh giống tên của tướng Tàu cuối thời Xuân Thu (Ngô Khởi) - có thể không quan tâm đến Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long ở Hanoi, thì chí ít ban biên tập trang web này phải biết thời tiết ngày 1. 10. 2011 như thế nào? Nếu họ chỉ nói tới động đất không thì tôi chắc cũng không nói làm gì. Nhưng sự tráo trở đến bỉ ổi về thời tiết ngày Đại lễ thì ít nhất tôi cũng cần có một chút gì gọi là phản ứng. Mặc dù tôi chẳng ăn tàn phá hại gì của cải nhà họ. Tôi cũng không đụng chạm đến nhóm lợi ích nào.

Sự dốt nát này và ảnh hưởng của nó với thông tin loại này ảnh hưởng thế nào với xã hội sẽ được tôi phân tích kỹ trên blog cá nhân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cận cảnh nổ trong lòng đất làm sạt đường, nứt nhà

Thứ năm, 1/12/2011, 21:18 GMT+7

Những tiếng nổ bất thường trong lòng đất Bắc Trà My (Quảng Nam) nửa tháng qua khiến nhiều ngôi nhà bị nứt tường, sạt lở núi, lún đường. Ngày 1/12, các chuyên gia địa chất bắt đầu khảo sát thực địa tìm nguyên nhân.

Tiếng nổ bất thường từ lòng đất Quảng Nam

Nổ bất thường ở Quảng Nam do động đất

Posted Image

Lòng đất phát nổ gây trượt lở, sụt lún đất tạo rãnh sâu hơn 2 mét sát khu vực đập chính công trình thủy điện sông Tranh 2 ở huyện Bắc Trà My.

Posted Image

Đường cũng bị sụt lún ảnh hưởng người đi đường.

Posted Image

Động đất gây nứt nền nhà dân ở xã Trà Giác.

Posted Image

Nhà bà Nguyễn Thị Học bị rơi mái ngói vì động đất đêm 27/11.

Posted Image

Bà Nguyễn Thị Tho ở thôn 5, Trà Giác, chỉ tay lên vết nứt dài trên tường nhà do động đất liên tiếp trong 2 tuần qua.

Posted Image

Những ngày này, trên địa bàn huyện Bắc Trà My, người dân bàn tán xôn xao, lo sợ trước hiện tượng động đất liên tiếp xảy ra.

Posted Image

Các chuyên gia thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam khảo sát hiện tượng động đất ở huyện Bắc Trà My sáng 1/12.

Posted Image

Tiến sĩ Phạm Văn Hùng dùng thiết bị định vị tọa độ đới đứt gãy địa chất ở xã Trà Đốc.

Posted Image

Việc chặn dòng tích nước lòng hồ thủy điện sông Tranh 2 được cho là nguyên nhân chính gây hiện tượng lòng đất liên tiếp phát nổ, rung chuyển mặt đất.

Trí Tín

======================

Để phù hợp với tinh thần đề cao cảnh giác, Thiên Sứ tui đã cần thận nhờ mọi người chép lại lời rút lui dự báo với nội dung "Việt Nam không có động đất trên 4 đô zdích te tính đến cuối năm Âm lịch Tân mão" vào ngày 21. 11. 2011.

Những trận động đất theo thông tin trên đều sau ngày 21. 11. 2011.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những thiệt hại này dù được dự tính khi lập dự án hay không thì vẫn phải bồi thường cho người dân chứ nhỉ! Ai bảo vệ những người dân vô tội này đây?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những thiệt hại này dù được dự tính khi lập dự án hay không thì vẫn phải bồi thường cho người dân chứ nhỉ! Ai bảo vệ những người dân vô tội này đây?

Nếu Thủy điện xả lũ làm thiệt hại thì may ra - may ra thôi - họ có thể bồi thường. Còn như thế này làm sao chứng minh được là do thủy điện?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính phủ yêu cầu làm rõ việc lòng đất phát nổ

Chủ nhật, 4/12/2011, 00:31 GMT+7

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi kiểm tra cụ thể hiện tượng lòng đất phát nổ làm rung động huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) thời gian qua.

Thủy điện làm gia tăng động đất ở Quảng Nam

Lòng đất Quảng Nam phát tiếng nổ như bom

Văn phòng Chính phủ vừa gửi đi công văn về việc nghiên cứu, đánh giá hiện tượng rung động ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Theo đó, Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra để có đánh giá cụ thể nguyên nhân, báo cáo Thủ tướng trong tháng 12 và công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng.

Posted Image

Động đất gây sụt lụn bất thường tạo rãnh sâu hơn 2 mét bên vai đập công trình thủy điện sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Trí Tín.

Theo báo cáo của UBND huyện Bắc Trà My, cuối năm 2010 kể từ khi công trình thủy điện sông Tranh 2 ngăn đập, chặn dòng tích nước đến nay, chính quyền địa phương cùng người dân đã ghi nhận khoảng 200 vụ dư chấn, lòng đất phát nổ, gây rung lắc mặt đất. Riêng tháng 11đã có 4 lần lòng đất phát nổ, lần mới đây nhất là 21h23' đêm 27/11 tiếng nổ như bom lan rộng trong vòng bán kính 30 km.

Lòng đất phát nổ gây rung động mặt đất làm nứt nẻ tường, nền nhà của nhiều hộ dân và gây ra hiện tượng trượt lở núi, sụt lún bất thường trên tuyến đường từ huyện Bắc Trà My đi Nam Trà My. Có nơi sụt lún tạo rãnh sâu hơn 2 mét kéo dài hàng chục mét. Huyện Bắc Trà My đang lo lắng nếu động đất kéo dài thì đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây bỏ nhà vào rừng sâu sinh sống, gây ra tình trạng phá rừng đầu nguồn. Nếu động đất cường độ tăng dần lên đến 5 độ richter thì hàng loạt nhà xây cấp 4 sẽ bị sụp đổ.

Trong hai ngày 30/11 và 1/12, đoàn công tác các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát thực địa 24 xã, thị trấn thuộc huyện Bắc Trà My và Nam Trà My nhằm xác định vùng tâm chấn của các vụ động đất vừa qua.

Theo kết luận ban đầu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, những dư chấn thời gian qua xảy ra tại huyện Bắc Trà My gây ra tiếng nổ là do động đất kích thích với khoảng 3 đến 4 độ richter. Nguyên nhân là hoạt động đứt gãy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở bờ trái của sông Tranh có trước khi xây thủy điện. Mạch nước ở hồ chứa thủy điện sông Tranh 2 đã thẩm thấu làm giảm kết cấu đất đá, giải phóng năng lượng nhanh, kích hoạt vào đới đứt gãy tạo ra động đất kích thích.

Posted Image

Bà Nguyễn Thị Tho ở thôn 5, xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My lo lắng vì lòng đất phát nổ liên tiếp gây xuất hiện nhiều vết nứt trên tường, ngoài vườn, dưới nền nhà. Ảnh: Trí Tín

Mặc dù các nhà khoa học đã đưa ra kết luận ban đầu lòng đất phát nổ gây rung chuyển mặt đất là do động đất kích kích, nhưng chính quyền địa phương cùng hàng chục nghìn người dân nơi đây vẫn lo lắng động đất và mức an toàn hồ chứa thủy điện sông Tranh 2. Bởi lẽ khi tâm chấn động đất rơi vào vị trí thân đập hoặc vai đập (gia cố bờ hồ chứa nước bằng đất) thì dễ gây ra thảm họa cho vùng hạ lưu.

Tỉnh Quảng Nam đã đề xuất các cơ quan chuyên môn trung ương cần sớm lắp đặt Trạm quan trắc động đất tại huyện Bắc Trà My; tiếp tục nghiên cứu sâu hiện tượng động đất kèm theo trượt lở đất, sụt lún đất bất thường, đánh giá dư chấn động đất gắn với độ an toàn của hồ, đập thủy điện sông Tranh 2.

Trí Tín

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủy điện Quảng Nam sẽ gây họa nếu động đất 5,5 độ richter

Thứ sáu, 9/12/2011, 16:09 GMT+7

Các nhà khoa học xác định, nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 xây dựng trên khu vực xung yếu của vỏ trái đất. Động đất gia tăng với cường độ mạnh sẽ gây nguy hiểm cho cả nhà máy lẫn người dân vùng hạ lưu.

> Lòng đất Quảng Nam phát tiếng nổ như bom

Kết quả nghiên cứu của đề tài “Đánh giá hiện trạng, phân vùng cảnh báo chi tiết nguy cơ, đề xuất các giải pháp phòng tránh tai biến nứt đất, trượt lở đất làm cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam” do TS Phạm Văn Hùng làm chủ nhiệm, cho thấy khu vực xây dựng nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 nằm trong vùng hoạt động kiến tạo mạnh và gây ra hiện tượng trượt lở đất với cấp nguy hiểm rất cao (cấp 5).

GS.TS Cao Đình Triều, chuyên gia Viện vật lý địa cầu khẳng định, nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng trong khu vực xung yếu của vỏ trái đất. Nếu động đất gia tăng và cấp độ mạnh sẽ gây ra nguy hiểm cho không chỉ nhà máy mà còn ảnh hưởng tới đời sống của dân cư. "Tình hình gia tăng động đất trong thời gian qua tại khu vực này là nguy hiểm và cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc", ông Triều nhận định.

Posted Image

Động đất ở Quảng Nam gây sụt lún trên tuyến đường từ Bắc Trà My đi Nam Trà My.

Ảnh: Trí Tín.

Từ đầu năm nay, người dân huyện Bắc Trà My, vùng hạ lưu thủy điện Sông Tranh 2, bắt đầu nghe thấy những tiếng nổ trong lòng đất. Tần xuất xuất hiện tiếng nổ ngày càng nhiều, to, dư chấn rộng. Vụ nổ to nhất xảy ra đêm 27/11 làm rung lắc một vùng trong bán kính 30 km kể từ nhà máy thủy điện Sông Tranh 2. Dư chấn ảnh hưởng cả đến xã Trà Phong (Tây Trà, Quảng Ngãi).

Các nhà địa chấn xác định tiếng nổ do động đất hồ chứa (động đất kích thích) bởi ảnh hưởng của việc tích nước và biến động mực nước hồ.

Thủy điện Sông Tranh 2 có công suất nhỏ hơn thủy điện Hòa Bình, nhưng dung tích hồ chứa hơn 730 triệu m3 nước, nằm ở cao trình hơn 100 m so với vùng hạ lưu. Do đó các chuyên gia lo ngại đập thủy điện vỡ sẽ gây thảm họa cho vùng hạ lưu. Dự báo sau khi công trình hồ thủy điện sông Tranh 2 ngăn đập, tích nước có thể gây ra động đất cực đại khoảng 5,5 độ richter.

Posted Image

Việc ngăn đập, tích nước lòng hồ thủy điện sông Tranh 2 là nguyên nhân chính gây ra động đất kích thích ở Quảng Nam. Ảnh: Trí Tín.

Dù nằm xa thủy điện Sông Tranh 2, song lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra hiện tượng đất rung chuyển ở xã Trà Phong. Chính quyền huyện Tây Trà được lệnh theo dõi sát diễn biến, lập kế hoạch di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi có động đất mạnh. Tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 3.000 người bị ảnh hưởng bởi động đất ở Quảng Nam.

Theo tiến sĩ Cao Đình Triều, đới đứt gãy trong lòng địa chất từ huyện Bắc Trà My của Quảng Nam sang Trà Bồng, Tây Trà (Quảng Ngãi). Đứt gãy này đang hoạt động mạnh nên chắc chắn ảnh hưởng đến địa bàn Quảng Ngãi.

Thế giới từng ghi nhận trận động đất sinh ra do tích nước của hồ chứa nhân tạo gây nguy hiểm đến tính mạng hàng trăm người. Trận động đất Koyna xảy ra ở Ấn Độ vào ngày 10/12/1967 với cường độ lên đến 6,3 độ richter làm chết khoảng 200 người, trên 1.500 người bị thương, hàng nghìn người không có nơi cư trú.

Trí Tín

==========================

Posted ImageHic! Bí vờ đập cái thủy điện này đi cũng kẹt nhỉ! Không đập cái đập mà nhỡ nó bể thì cũng phiền. Các nhà khoa học Địa chất Việt Nam nhận định - để nhân dân cảnh giác (Bài viết đã đăng lại trong topic này) - thì khả năng ở Việt Nam có động đất đến 8 độ dích te lận. Kinh wá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủy điện Quảng Nam sẽ gây họa nếu động đất 5,5 độ richter

Thứ sáu, 9/12/2011, 16:09 GMT+7

Posted ImageHic! Bí vờ đập cái thủy điện này đi cũng kẹt nhỉ! Không đập cái đập mà nhỡ nó bể thì cũng phiền. Các nhà khoa học Địa chất Việt Nam nhận định - để nhân dân cảnh giác (Bài viết đã đăng lại trong topic này) - thì khả năng ở Việt Nam có động đất đến 8 độ dích te lận. Kinh wá!

Thưa sư phụ, với cái đập này có thể có hướng giải quyết cho người dân ở đây ko?

22h15' ngày 09/12/2011. Longphi lên quẻ Khai Xích Khẩu. Qua tết năm sau sẽ có chuyện không ổn. Posted Image .Cầu mong người dân ở đây được an lành hạnh phúc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa sư phụ, với cái đập này có thể có hướng giải quyết cho người dân ở đây ko?

22h15' ngày 09/12/2011. Longphi lên quẻ Khai Xích Khẩu. Qua tết năm sau sẽ có chuyện không ổn. Posted Image .Cầu mong người dân ở đây được an lành hạnh phúc.

Hướng giải quyết chỉ còn cách di dân vùng hạ lưu nơi mà nếu cái đập bể do động đất có thể gây ảnh hưởng, hoặc dỡ bỏ cái đập này. Mà động đất vào lúc nào thì chỉ có cách chờ đến khi nó động đất xong, đã có những giáo sư tiến sĩ xuống xác định độ dích te và thống kê sự thiệt hại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thanhphuc đã đoán đúng! Nhưng rất tiếc do trục trặc serve, nên bị mất bài dự đoán này - từ 22. 11 đến hết 30. 11. 2011.

==========================================

Động đất mạnh 7,1 richter rung chuyển Papua New Guinea

Thứ Tư, 14/12/2011 - 17:45

(Dân trí) - Một trận động đất mạnh tới 7,1 richter đã làm rung chuyển quốc gia Thái Bình Dương Papua New Guinea, tuy nhiên không có cảnh báo sóng thần được đưa ra.

Trận động đất có tâm chấn nằm cách thành phố Lae, thành phố lớn thứ hai của Papua New Guinea, 89km và dưới độ sâu 121km, Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho biết.

“Đây là một trận động đất rất, rất lớn”, một tiếp tân khách sạn tại Lae cho biết.

Hiện không có thông tin về thiệt hại lớn sau động đất. Các nhà địa chất học cho biết cơn rung chấn có vẻ như không gây ra sóng thần, do nó nằm sâu dưới lòng đất và ở trong đất liền.

“Trận động đất kéo dài tới 2-3 phút. Cả tòa nhà rung chuyển. Cây thông Giáng sinh chao đảo. Chúng tôi cũng chao đảo”, nhân viên lễ tân khách sạn trên cho biết thêm. “Không có thông tin về thiệt hại và thương vong, song các nhà quản lý của chúng tôi đang kiểm tra.”

Người dân ở thị trấn Wau, cách tâm chấn khoảng 20km cho biết các tòa nhà và mặt đất rung chuyển, nhưng không có thiệt hại lớn.

Papua New Guinea nằm trong “Vành đai lửa Thái Bình Dương”, khu vực có hoạt động địa chất mạnh.

Phan Anh

Theo BBC

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự báo viễn cảnh động đất gây tiếng nổ ở Quảng Nam

15/12/2011 11:28:28

Posted Image - "Nếu khối xâm nhập nông á núi lửa có hoạt động trở lại cũng chỉ gây động đất và những tiếng nổ dưới lòng đất như đợt cuối năm 2011. Do đó cư dân Trà My không nên bỏ đất đi nơi khác."

LTS: Bài viết của TS Lê Huy Y (Liên hiệp KH Địa chất và Du lịch - Tổng hội Địa chất Việt Nam) gửi cho Bee về dự báo viễn cảnh động đất và nổ dưới lòng đất ở Trà My, Quảng Nam.

Sau khi tổng hợp tài liệu địa vật lý hàng không của hải quân Mỹ tiến hành vào những năm 60, của Liên đoàn Vật lý – Địa chất ( thuộc Tổng cục địa chất) tiến hành bay, đo vào những năm 80 của thiên niên kỷ trước và kết quả kiểm tra mặt đất các dị thường địa vật lý hàng không vùng Sông Tranh vào năm 1987 của riêng cá nhân, kết hợp với những quan niệm mới về đứt gẫy, động đất, núi lửa rút ra từ hơn 20 năm tìm được hơn 130 giếng khoan nước ngầm cho Trung du và miền núi, chúng tôi xin đưa ra giả thiết về nguồn gốc và dự báo viễn cảnh của hiện tượng động đất – nổ ngầm ở vùng thủy điện Sông Tranh 2 để các nhà khoa học và quản lý tham khảo.

1. Dấu hiệu địa vật lý

Theo bản đồ từ hàng không của hải quân Mỹ tỷ lệ 1/1.000.000, thung lũng sông Tranh thuộc huyện Bắc Trà My và vùng phụ cận có một dị thường trường từ toàn phần T đạt hơn 100 nT, từ hóa nghiêng theo phương Bắc Nam, kéo dài theo phương á vĩ tuyến 40 – 50 Km và rộng 10 – 15 Km.

Posted ImageNhững vết nứt dài đến hàng chục mét, những cái hố sâu hoắm đang khoét sâu vào bờ trái thân đập chính công trình thủy điện Sông Tranh 2.

Bản chất của dị thường này được chúng tôi cho là do khối xâm nhập nông á núi lửa thành phần bazơ – kiềm, có tuổi cỡ Paleogen – vài chục triệu năm trở lại đây.

Trong bài: “ Dự báo các chấn tâm động đất của Việt Nam” – Báo SGTT 25/3/2011 và nhiều báo khác, chúng tôi đã dự báo nhiều chấn tâm động đất ở Việt Nam, trong đó có chấn tâm động đất trên huyện Trà My tại tờ bản đồ : “ Bản đồ các chấn tâm động đất phần miền Nam”. Chấn tâm này có tọa độ: 150 19’ 05” Vĩ độ Bắc và 108015’05” Kinh độ Đông.

Tọa độ này rất phù hợp với hiện tại ở chỗ: tâm chấn động đất nằm ở phía Tây Bắc xã Trà Giáp và Đông Nam thị trấn Trà My. Rất may, chấn tâm này nằm cách đập thủy điện Sông Tranh 2 về phía phía Đông – Đông Nam (hạ lưu đập) hơn chục Km.

2. Các dấu hiệu địa chất, địa chất thủy văn

Năm 1987, trong khi tiến hành kiểm tra mặt đất các dị thường địa vật lý máy bay vùng sông Tranh – Hiệp Đức do Liên đoàn Vật lý địa chất tiến hành theo Quyết định của Tổng cục Địa chất, chúng tôi đã phát hiện được nhiều đứt gẫy địa chất (nhiều chục đứt gẫy) và dấu vết của các họng núi lửa cổ với nham thạch và khoáng sản liên quan như dăm, cuội dung nham chứa vàng bị phong hóa tại chỗ.

Sự xuất lộ nước nóng ở Nước Vin - Trà Giáp đã chứng minh cho sự hoạt động của núi lửa (có thể là phun nghẹn dưới sâu) ở vùng này chưa lâu lắm. Dễ dàng công nhận rằng: nước nóng có nguồn gốc sâu, liên quan trực tiếp với núi lửa, hoặc bị nung nóng bởi núi lửa.

Trong khu vực thị trấn Trà My và vùng phụ cận, đã và sẽ tìm được nhiều điểm đá ong (sản phẩm phong hóa tại chỗ của dăm, cuội dung nham núi lửa trong điều kiện khô nóng).

Cư dân vùng Sông Tranh đã từng và đang khai thác vàng sa khoáng sông. Vàng và những kim loại sulfua đa kim có nguồn gốc liên quan với các hoạt động của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ.

Vết sụt do động đất ở vai đập Sông Tranh 2 ( Ảnh của Trần Trí) lộ ra lát cắt địa chất giống lát cắt của một họng núi lửa cổ: trên mặt là laterit ( đá ong), xuống dưới là set-kaolin màu xám nâu, xám trắng chứa dăm cuội, sỏi nhiều thành phần. Nếu đãi sẽ thấy quặng sulfua- đa kim. Tầng đất này có dạng phễu, sâu hàng trăm mét, dễ sập lở khi bị chấn rung. Đây là điểm không an toàn cho đập thủy điện, cần phải xử lý, thậm chí phải đắp đập khác

Những dấu hiệu địa chất nêu trên chứng tỏ Khối xâm nhập nông á núi lửa vùng sông Tranh 2 đã từng hoạt động từ nhiều trăm năm (thậm trí nhiều triệu năm trước) gây động đất, đứt gẫy, núi lửa và sinh khoáng vàng – sulfua đa kim, nước nóng.

3. Lý giải những tiếng nổ kèm động đất ở Trà My và những nơi khác

Theo chúng tôi, những khu vực xảy ra động đất, có thể kèm theo tiếng nổ, luôn trùng với sự có mặt của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ ở dưới sâu. Các khối này được ghi nhận bởi từ hàng không rất rõ nét (Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Thuận, Trà My, …). Theo phản ánh của trường địa từ thì các khối macma này có tuổi từ vài chục triệu năm trở lại đây.

Trong lịch sử phát triển đó, chúng đã tái hoạt động nhiều lần, làm nảy sinh nhiều đứt gẫy kiến tạo, các trận động đất và núi lửa phun trào. Sự hoạt động đó kết hợp với sự vận động của nước ngầm, nước mưa đã tạo thành các hang động karst dưới sâu, các đới dập vỡ chứa bùn nhão và nước ngầm.

Đợt hoạt động mới nhất của các khối xâm nhập nông á núi lửa này đã tạo áp suất đẩy các dòng dung nham lên theo các giao tuyến của các đứt gẫy (chủ yếu là giao tuyến của 4 đứt gẫy) kiểu núi lửa phun nghẹn. Do nhiệt độ cao và áp suất lớn nên khi cột dung nham núi lửa ngầm này gặp các hang, hốc, đới dập vỡ chứa nước ngầm sẽ phát sinh tiếng nổ lớn và động đất (Giống hiện tượng đổ cả thùng lớn gang đang nóng chảy xuống ao nước sâu).

4. Dự báo viễn cảnh động đất và những tiếng nổ dưới lòng đất Trà My

Có thể suy đoán rằng: nhờ gặp các hang hốc dưới sâu, một phần năng lượng của khối xâm nhập nông á núi lửa thành phần bazơ kiềm đã được giải phóng nên đợt hoạt động này khu vực Trà My sẽ không có núi lửa phun lên mặt đất.

Phải cần một thời gian dài nữa (có thể hàng chục, hàng trăm hoặc hàng nghìn năm, …) để tích lũy năng lượng, các khối xâm nhập nông á núi lửa này mới hoạt động trở lại. Khi đó khu vực này mới phát sinh tiếng nổ và động đất.

Có thể hy vọng sẽ không có núi lửa phun lên mặt đất ở khu vực Sông Tranh nữa, bởi vì các hang động dưới sâu lòng đất Trà My đã được mở rộng hơn sau đợt rung chấn này. Vì vậy, nếu khối xâm nhập nông á núi lửa có hoạt động trở lại cũng chỉ gây động đất và những tiếng nổ dưới lòng đất như đợt cuối năm 2011. Do đó cư dân Trà My không nên bỏ đất đi nơi khác.

Tuy vậy, vẫn xin đề nghị kiểm tra lại đập Sông Tranh 2 cả về địa chất và xây dựng. Theo miêu tả về hiện tượng động đất của dân và bảng phân thang động đất MSK-64 thì động đất ở Trà My vừa qua không thể xếp dưới cấp 6.

Lê Huy Y

(Liên hiệp KH Địa chất và Du lịch - Tổng hội Địa chất Việt Nam)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủy điện Quảng Nam sẽ gây họa nếu động đất 5,5 độ richter

Thứ sáu, 9/12/2011, 16:09 GMT+7

Các nhà khoa học xác định, nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 xây dựng trên khu vực xung yếu của vỏ trái đất. Động đất gia tăng với cường độ mạnh sẽ gây nguy hiểm cho cả nhà máy lẫn người dân vùng hạ lưu.

Trí Tín

Dự báo viễn cảnh động đất gây tiếng nổ ở Quảng Nam

15/12/2011 11:28:28

Tuy vậy, vẫn xin đề nghị kiểm tra lại đập Sông Tranh 2 cả về địa chất và xây dựng. Theo miêu tả về hiện tượng động đất của dân và bảng phân thang động đất MSK-64 thì động đất ở Trà My vừa qua không thể xếp dưới cấp 6.

Lê Huy Y

(Liên hiệp KH Địa chất và Du lịch - Tổng hội Địa chất Việt Nam)

Híc! Bài trên thì xác định chỉ cần động đất trên 5, 5 độ richter đập Thủy Điện này sẽ tiêu. Nhưng bài dưới thì xác định động đất đã xảy ra trên 6 độ richter, mà đập thủy điện vẫn sống nhăn?!

May wá! Thiên Sứ tui rút lại lời dự báo vào ngày 21. 11 thì 27 tháng 11 nó xỉ ra động đất trên 4 độ díc te.

Từ khi bị coi là "nhảm nhí" rồi "tiên tri giả" Thiên Sứ tui hổng dúm dự báo động đất nữa. Bi wờ xem lại hổng bít lấy cái nhận định "Pha học" lào - khi động đất đã xảy ra rùi - nà "cơ sở pha học" để ngâm kíu đây?

Posted Image

Bùn wá! Posted Image

Thôi để các cụ "pha học" no niệu nấy. Thiên Sứ lói lăng ngọng níu ngọng nô mất rùiPosted Image.

Thang MSK-64 gồm 12 cấp, được Hội đồng địa chấn Châu Âu thông qua năm 1964. M,S,K là 3 chữ cái đầu của tên các tác giả xây dựng thang cấp động đất này: Medvedev (Liên Xô trước đây), Sponhauer (Đức), Karnik (Tiệp).

Cấp 1: Động đất không cảm thấy, chỉ có máy mới ghi nhận được.

Cấp 2: Động đất ít cảm thấy (rất nhẹ). Trong những trường hợp riêng lẻ, chỉ có người nào đang ở trạng thái yên tĩnh mới cảm thấy được.

Cấp 3: Động đất yếu. Ít người nhận biết được động đất. Chấn động y như tạo ra bởi một ô tô vận tải nhẹ chạy qua.

Cấp 4: Động đất nhận thấy rõ. Nhiều người nhận biết động đất, cửa kính có thể kêu lạch cạch.

Cấp 5: Thức tỉnh. Nhiều người ngủ bị tỉnh giấc, đồ vật treo đu đưa.

Cấp 6: Đa số người cảm thấy động đất, nhà cửa bị rung nhẹ, lớp vữa bị rạn.

Cấp 7: Hư hại nhà cửa. Đa số người sợ hãi, nhiều người khó đứng vững, nứt lớp vữa, tường bị rạn nứt.

Cấp 8: Phá hoại nhà cửa; Tường nhà bị nứt lớn, mái hiên và ống khói bị rơi.

Cấp 9: Hư hại hoàn toàn nhà cửa; nền đất có thể bị nứt rộng 10 cm.

Cấp 10: Phá hoại hoàn toàn nhà cửa. Nhiều nhà bị sụp đổ, nền đất có thể bị nứt rộng đến 1 mét.

Cấp 11: Động đất gây thảm họa. Nhà, cầu, đập nước và đường sắt bị hư hại nặng, mặt đất bị biến dạng, vết nứt rộng, sụp đổ lớn ở núi.

Cấp 12: Thay đổi địa hình. Phá huỷ mọi công trình ở trên và dưới mặt đất, thay đổi địa hình trên diện tích lớn, thay đổi cả dòng sông, nhìn thấy mặt đất nổi sóng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

4 trận động đất ở New Zealand biến mặt đất thành bùn

Thứ Bẩy, 24/12/2011 - 11:29

(Dân trí) - 4 trận động đất rung chuyển thành phố Christchurch, New Zealand vào ngày hôm qua đã gây ra hiện tượng hóa lỏng, khiến nhiều ngôi nhà ngập chìm trong nước và bùn đất.

Christchurch lại rung chuyển bởi động đất

Posted Image

Theo cơ quan theo dõi địa chất New Zealand, Geonet, trận động đất đầu tiên xảy ra vào 13h58 (giờ địa phương), với cường độ 5,8 richter, trong khi trận động đất mạnh nhất, xảy ra vào 15h18 có cường độ 6,0 richter.

Posted Image

Người dân đã buộc phải lấy khăn che mặt khi bụi bay mù khắp thành phố, do các trận động đất gây lở đá.

Posted Image

Posted Image

Ở phía đông của thành phố Christchurch, nơi vừa mới bị tàn phá trong trận động đất mạnh hồi đầu năm, hiện tượng hóa lỏng đã khiến nước và bùn trồi lên trên mặt đất, gây ngập nhiều tuyến phố, cản trở nỗ lực dọn dẹp của người dân sau trận động đất hồi tháng 2.

Posted Image

Sân bay Christchurch đã được sơ tán, khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc bị hủy bỏ.

Các trung tâm mua sắm ở khắp thành phố lớn thứ hai của New Zealand cũng được sơ tán trong những ngày mua sắm nhộn nhịp nhất trước Giáng sinh.

Posted Image

Geonet cảnh báo thành phố còn có thể phải hứng chịu thêm nhiều trận động đất nữa và cho biết những trận động đất gần đây là có liên quan đến nhau.

Posted Image

“Toàn bộ hậu quả này là do trận động đất hồi tháng 9/2010, khiến mặt đất dưới chân chúng ta ở Christchurch bị thay đổi. Và đây là hàng loạt trận động đất do sự kiện đó gây ra, kể cả trận động đất hồi tháng 2 và tháng 6”, Ken Gledhill, người đứng đầu Geonet cho hay.

Vũ Quý

Theo Reuters

======================

Cái này để khoa học chứng minh...vào Tết Avata. Còn Lý học thì đã ứng dụng vào thời Hùng Vương thứ I - cách đây gần 5000 năm ở nam Dương tử. Một trong những thằng láu cá, học mót và vô nhân chính là Cao Biền dùng để biến bùn thành đất cứng xây thành Đại La. Ngược lại như vậy với hiện tượng trên.

Đó là nguyên nhân trận đồ trấn yểm của Cao Biền trên sông Tô Lịch.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thanh Phúc: Động đất xảy ra trên thế giới ở Tây Bắc, Bắc so với Việt Nam.

=====================================================

Động đất mạnh 6,9 richter rung chuyển đông nam Nga

Thứ Tư, 28/12/2011 - 08:24

(Dân trí) - Một trận động đất mạnh 6,9 richter đã làm rung chuyển khu vực đông nam Nga, giáp giới Mông Cổ vào cuối ngày hôm qua, Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho hay.

Theo cơ quan khảo sát địa chất Mỹ và các nhà địa chất Nga, trận động đất nằm dưới độ sâu 45km và cách thành phố Kyzyl, đông bắc Nga khoảng 90km. Kyzyl là thủ phủ của Cộng hòa Tuva thuộc Nga, giáp với Mông Cổ.

Công nhân mỏ ở khắp vạt Siberia, tây nam Nga hiện đang được yêu cầu rời hầm mỏ.

Chưa có thông tin về thương vong và thiệt hại do trận động đất gây ra.

Các hãng thông tấn Nga dẫn lời Bộ trưởng Tình trạng khẩn cấp Sergei Shoigu cho hay thợ mỏ ở những khu vực sản xuất than Kemerovo và Khakassia đang được đưa ra khỏi hầm.

Theo RIA Novosti, tại Kyzyl, do lo ngại có dư chấn nên người dân sống ở các tòa nhà cao tầng đã được phép ngủ qua đêm ở trường học.

Vũ Quý

Theo AP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thanh Phúc: Động đất xảy ra trên thế giới ở Tây Bắc, Bắc so với Việt Nam.

=====================================================

Động đất mạnh 6,9 richter rung chuyển đông nam Nga

Thứ Tư, 28/12/2011 - 08:24

(Dân trí) - Một trận động đất mạnh 6,9 richter đã làm rung chuyển khu vực đông nam Nga, giáp giới Mông Cổ vào cuối ngày hôm qua, Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho hay.

Theo cơ quan khảo sát địa chất Mỹ và các nhà địa chất Nga, trận động đất nằm dưới độ sâu 45km và cách thành phố Kyzyl, đông bắc Nga khoảng 90km. Kyzyl là thủ phủ của Cộng hòa Tuva thuộc Nga, giáp với Mông Cổ.

Công nhân mỏ ở khắp vạt Siberia, tây nam Nga hiện đang được yêu cầu rời hầm mỏ.

Chưa có thông tin về thương vong và thiệt hại do trận động đất gây ra.

Các hãng thông tấn Nga dẫn lời Bộ trưởng Tình trạng khẩn cấp Sergei Shoigu cho hay thợ mỏ ở những khu vực sản xuất than Kemerovo và Khakassia đang được đưa ra khỏi hầm.

Theo RIA Novosti, tại Kyzyl, do lo ngại có dư chấn nên người dân sống ở các tòa nhà cao tầng đã được phép ngủ qua đêm ở trường học.

Vũ Quý

Theo AP

Vâng thưa Sư phụ! - quan trọng là chưa có thiệt hại về người.

thanhphuc thử dự báo tiếp theo: sau trận này, vài ngày tới có thể sẽ có trận tương đương ở Đông hoặc ĐN so với Việt Nam (nếu xảy ra, cẩn thận có sóng thần).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng thưa Sư phụ! - quan trọng là chưa có thiệt hại về người.

thanhphuc thử dự báo tiếp theo: sau trận này, vài ngày tới có thể sẽ có trận tương đương ở Đông hoặc ĐN so với Việt Nam (nếu xảy ra, cẩn thận có sóng thần).

Xác định điều này đúng! Bổ sung thêm Đông Bắc cho chắc ăn. Trên 6 độ richter, tối đa 9 độ.

Share this post


Link to post
Share on other sites