phamhung

Những Bài Thuốc Cứu Đời

29 bài viết trong chủ đề này

Thưa các AEC, phamhung có sưu tầm được khá nhiều bài thuốc hay, nay post lên đây mong giúp được các AEC và bạn đọc có sức khỏe tốt hơn và giúp ích cho đời được nhiều hơn.

Phamhung sẽ cố gắng post hết các bài đã sưu tầm được, mọi người đón đọc và áp dụng nhé, toàn bài thuốc đơn giản cả mà!

Bài 1:

Đông y điều trị đại tràng

Lương y Vũ Quốc Trung

www.phatphap.wordpress.com

Đại tràng (ruột già) có chức năng tiếp nhận cặn bã từ tiểu tràng (ruột non) xuống, đồng thời làm nhiệm vụ tống thải chất cặn bã ra ngoài. Những chất cặn bã từ tiểu tràng chuyển xuống đã được đại tràng hấp thu một phần nước trong đó.

Nếu chức năng hấp thu phần nước này kém do đại tràng hư hàn sẽ làm xuất hiện sôi bụng, đau bụng, phân nát lỏng; ngược lại đại tràng thực nhiệt, việc hấp thu phần nước quá mức, dẫn đến táo kết. Táo kết lâu ngày dẫn đến chứng nhiệt kết bàng lưu (phân tròn, rắn, có chất nhầy bao quanh). Đại tràng có liên quan đến phế.

Do đó bệnh ở phế có ảnh hưởng đến đại tràng, phế đoản hơi, đại tràng táo bón và ngược lại. Viêm đại tràng có hai thể: cấp tính và mạn tính.

Thể cấp tính: Nguyên nhân chính là do vấn đề ăn uống không hợp vệ sinh, thức ăn ôi thiu, thức ăn khó tiêu, do kiết lỵ, do giun sán…

Biểu hiện: Đau bụng từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, tiêu lỏng dai dẳng, đôi khi có sốt.

Viêm đại tràng trái hoặc viêm đại tràng sigma: Mót đi ngoài nhiều lần (10-20 lần) trong 24 giờ, cảm giác căng đầy trực tràng, phân lỏng có nhầy và có thể có máu.

Viêm đại tràng phải và manh tràng: Phân lỏng, mùi thối, số lần ít hơn (3-6 lần) trong 24 giờ.

Hiện tượng co thắt đại tràng: Ở vùng đại tràng bị viêm trong cơn đau bệnh nhân có cảm giác cứng bụng, sờ thấy đại tràng nổi lên thành đoạn, thành cục và tan dần đi ở dưới bàn tay. Nếu viêm đại tràng vùng thấp trong cơ co thắt có thể đẩy phân ra hậu môn. Bệnh thường nhẹ, nếu được điều trị sớm và đúng hướng thì chỉ trong vòng 2-3 ngày là khỏi.

Thể mạn tính: Do viêm tiểu đại tràng cấp, điều trị không đến nơi đến chốn, bệnh dần chuyển thành mạn tính. Do lỵ trực khuẩn hoặc lỵ amíp để lại tổn thương ở ruột. Do nhiễm trùng coli, protéus (loại trực khuẩn này thường xuyên có trong ruột, gặp khi rối loạn tiêu hóa, sức đề kháng giảm sút trở thành vi khuẩn gây bệnh). Nhiễm độc do urê huyết tăng, do thủy ngân. Do lao ruột, do ký sinh trùng giun, sán, do táo bón lâu ngày, do rối loạn thần kinh thực vật.

Biểu hiện: Miệng đắng, kém ăn, lưỡi to. Đại tiện thất thường, mót đi ngoài sau khi ăn (phản xạ dạ dày - đại tràng). Đau bụng, trướng hơi. Có thể đau toàn bộ đại tràng, có thể đau từng vùng. Phân táo, lỏng xen kẽ. Đại tràng co thắt gây đau quặn từng cơn. Viêm manh tràng ngang gây nặng bụng, trướng hơi. Viêm đại tràng sigma, sờ thấy đau, đại tiện nhiều lần. Viêm trực tràng cảm giác nóng rát hậu môn, mót đi ngoài luôn và đau.

Đối với viêm đại tràng mạn điều trị phải kiên trì, chú ý tới vệ sinh trong ăn uống không ăn thức ăn khó tiêu, thức ăn ôi nguội. Tránh ăn thức ăn rán, gia vị, đồ hộp. Nên ăn thức ăn có nhiều vitamin.

Táo bón: Ăn tăng rau tươi, chuối, khoai hầm, tiêu lỏng không nên ăn sữa, vì sữa dễ lên men sinh hơi.

Theo y học cổ truyền viêm đại tràng thuộc phạm trù “phúc thống” (đau bụng) hoặc “đại tràng ung” (viêm đại tràng). Viêm đại tràng là bệnh ở tỳ vị do nhiều nguyên nhân xảy ra.

Viêm đại tràng thường thể hiện ở 2 thể:

- Tỳ hư khí trệ.

- Táo kết co thắt.

Thể tỳ hư khí trệ: Biểu hiện bụng đầy, nóng ruột, sôi bụng (âm hư sinh nội nhiệt), khí thượng nghịch, đi ngoài nhiều lần, đau về đêm và gần sáng. Tinh thần lo lắng, đau vùng hạ vị từng cơn, có lúc trung tiện được cảm giác dễ chịu, bụng sôi, óc ách, rêu lưỡi trắng dày, mạch tế sác.

Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, phục thần 12g, táo nhân 12g, quế tiêm 6g, mộc hương 8g, trích thảo 6g, đương quy 10g, viễn chí 6g, gừng nướng 4 lát. Sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc 2: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang.

Thể táo kết co thắt: Thường do suy nghĩ, đau buồn (thất tình), ngồi nhiều, ít hoạt động, suy dinh dưỡng… Triệu chứng thường thấy đầy hơi, ăn không tiêu, đau từng cơn vùng hạ vị tùy theo khung đại tràng co thắt, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, lo lắng, đi ngoài táo kết hoặc phân đầu táo (khô), đuôi nhão, có lúc nhầy mũi. Dùng một trong 2 bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, lá mơ lông 16g, hoàng kỳ 12g, chỉ xác 8g, sinh địa 16g, rau má 16g, đại hoàng 4g, ngải tượng 12g, trần bì 6g, toan táo nhân 12g, viễn chí 6g, táo 3 quả. Sắc uống ngày một thang dùng 10 ngày liền.

Bài thuốc 2: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang, dùng 10 ngày liền.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 2:

Rượu thuốc - đôi điều cần biết

Theo Sức khỏe & Đời sống

Rượu thuốc (dược tửu) là một chế phẩm hết sức độc đáo của y học cổ truyền. Việc dùng rượu thuốc để trị bệnh và bồi bổ đã có từ lâu. Tuy nhiên, vì hiểu biết chưa đầy đủ nên không ít người đã sử dụng rượu thuốc một cách tùy tiện, thậm chí có khi còn lạm dụng khiến công dụng bồi bổ chẳng thấy đâu mà nhiều khi còn đưa đến những tai họa không đáng có.

Rượu thuốc là gì?

Rượu thuốc là những chế phẩm lỏng được điều chế bằng phương pháp chiết xuất các dược liệu thảo mộc hoặc động vật với rượu nhằm mục đích điều trị hoặc bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Dùng rượu thuốc để chữa bệnh và bồi bổ gọi là Dược tửu liệu pháp.

Trong thành phần của rượu thuốc có khi chỉ có một vị (rượu đơn), nhưng thường thì có khá nhiều vị được phối hợp với nhau để phát huy cao nhất tác dụng của thuốc (rượu kép). Công lực của dược tửu phụ thuộc vào hai nhân tố là rượu và thuốc.

Việc lựa chọn các vị thuốc khác nhau sẽ tạo ra những loại rượu có tác dụng không giống nhau, nhưng vai trò của rượu thì không thể thiếu, bởi lẽ, nói như cổ nhân "rượu đứng đầu trăm thứ thuốc", "rượu có công dụng tuyên tán dược lực, ôn thông khí huyết, sơ kinh hoạt lạc, có thể đạt tới tứ chi bách hài, ngũ tạng lục phủ".

Các loại rượu thuốc

Có đến hàng nghìn phương rượu thuốc. Nếu căn cứ vào số vị thuốc trong phương, có thể chia ra làm hai loại: rượu đơn (độc vị) và rượu kép (đa vị). Nếu căn cứ vào công dụng, có thể chia ra làm hai loại lớn: rượu bổ và rượu bệnh; hoặc chia ra làm nhiều loại khác nhau như rượu khu phong, rượu kiện tỳ, rượu bổ gân cốt, rượu thanh nhiệt lợi thấp, rượu giải cảm, rượu an thần, rượu bổ huyết, rượu bổ khí, rượu bổ dương, rượu bổ âm...; Nếu căn cứ vào cách dùng có thể chia ra làm hai loại: rượu uống trong và rượu dùng ngoài...

Nguyên tắc dùng rượu thuốc

Vì rượu thuốc cũng là dược phẩm nên khi dùng phải tuân thủ nguyên tắc: đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng, không được tùy tiện và thái quá. Nếu để trị bệnh thì trước hết người bệnh phải được thầy thuốc chuyên khoa khám tỉ mỉ và chẩn đoán chính xác, sau đó mới chọn phương và bào chế cho phù hợp.

Ví như, cùng là bệnh Dương nuy (liệt dương), nhưng với những người thuộc thể bệnh Âm hư thì loại dược tửu chọn dùng hoàn toàn khác so với thể bệnh Dương hư... Nếu để bồi bổ với mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe thì cũng phải căn cứ vào các đặc điểm của người dùng như tuổi tác, giới tính, thể chất...

Nghĩa là, phải xác định được phần nào trong cơ thể bị hư yếu (âm hư, dương hư, khí hư hay huyết hư) và tạng phủ nào cần bồi bổ (tâm, can, tỳ, phế, thận...) để từ đó chọn phương, lựa dược cho thích đáng. Chỉ trên cơ sở chẩn bệnh một cách biện chứng mới có thể lựa chọn và điều chế rượu thuốc phù hợp và có chất lượng; Ngược lại, nếu chẩn bệnh sai thì khi dùng sẽ không có tác dụng, thậm chí có thể gây hại.

Rượu bổ âm

Là loại rượu dùng cho những người bị bệnh thuộc thể Âm hư hoặc có thể chất thiên về âm hư, biểu hiện bằng các chứng trạng như người gầy, miệng ráo họng khô, hay hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, hay mộng mị, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay và bàn chân nóng, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, gò má đỏ, di tinh, ù tai, đại tiện táo, tiểu tiện lượng ít sắc vàng, lưỡi khô đỏ, ít hoặc không có rêu...

Ví dụ : Thần tiên diên thọ tửu, Thiên môn đông tửu, Tang tằm tửu (rượu tằm), Địa hoàng tửu, Địa hoàng thủ ô tửu, Tư âm dưỡng huyết tửu, Hà thủ ô tửu, Kỷ tử tửu, Ô tu tửu (rượu làm đen râu tóc), Bồ đào tửu (rượu nho)... Những người có chứng dương hư không nên dùng loại rượu này.

Rượu bổ dương

Còn gọi là rượu trợ dương, tráng dương hoặc khởi dương, là loại rượu dùng cho người bị bệnh thuộc thể Dương hư hoặc có thể chất thiên về dương hư, biểu hiện bằng các chứng trạng như hay sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng bệch, mệt mỏi như mất sức, dễ đổ mồ hôi, hay có cảm giác khó thở, ngại nói, miệng nhạt, không khát, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, hay bị cảm lạnh, di tinh, liệt dương, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng...

Ví dụ: Minh mạng tửu, Lộc nhung tửu (rượu nhung hươu), Hải cẩu thận tửu, Ba kích tửu, Dâm dương hoắc tửu, Dương cao tửu (rượu thịt dê), Dương thận tửu (rượu cật dê), Trợ dương tửu, Hổ cốt tửu, Cáp giới tửu (rượu tắc kè), Hải mã tửu (rượu cá ngựa)... Những người có chứng âm hư không nên dùng các loại rượu này.

Rượu bổ huyết

Là loại rượu dùng cho những người bị bệnh thuộc thể Huyết hư hoặc có thể chất thiên về huyết hư, biểu hiện bằng các chứng trạng như sắc mặt nhợt nhạt, hay hoa mắt chóng mặt, tim hồi hộp, mất ngủ, tay chân tê bì, phụ nữ kinh nguyệt không đều, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng... Ví dụ: Tang thầm tửu (rượu dâu), Từ quốc công tiên tửu (rượu long nhãn), Đương quy tửu, Hà thủ ô tửu, Kê huyết đằng tửu, Diên linh tửu, Trú nhan tửu, Nguyên thầm tửu, Từ quốc công tiên tửu...

Rượu bổ khí

Là loại rượu dùng cho những người bị bệnh thuộc thể Khí hư hoặc có thể chất thiên về khí hư, biểu hiện bằng các chứng trạng như tinh thần mỏi mệt, khó thở, ngại nói, sắc mặt trắng nhợt, đầu choáng mắt hoa, hay hồi hộp trống ngực, dễ đổ mồ hôi, ăn kém chậm tiêu, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng...Ví dụ: Nhân sâm tửu, Đẳng sâm tửu, Tây dương sâm tửu, Sâm truật tửu, Hoàng kỳ tửu, Bạch truật tửu, Nhân sâm cố bản tửu, Hoàng tinh tửu...

Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh trạng thường đan xen với nhau nên người ta hay phối hợp các loại rượu để tạo nên công dụng song bổ. Ví như, các loại rượu Ích thọ tửu, Cố bản địa hoàng tửu, Khước lão tửu, Trường xuân tửu, Bổ khí dưỡng huyết tửu, Dưỡng vinh tửu, Sâm quy tửu, Nhân sâm câu kỷ tửu, Diên thọ tửu, Bát trân tửu, Thập toàn đại bổ tửu, Phù nhược tiên phượng tửu... thường là sự kết hợp giữa thuốc bổ âm và bổ dương, hoặc bổ khí và bổ huyết.

Nguồn: Theo Sức khỏe & Đời sống

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 3:

Linh dược từ ngải cứu

Báo Sức khoẻ và Đời sống

Ngải cứu là một loại rau dân dã được trồng ở khắp nước ta và các nước Âu, Á. Do ngải cứu rất giàu dược tính nên nó chữa được nhiều bệnh nhất là các bệnh của phụ nữ.

Canh từ ngải cứu

Canh suông lá ngải cứu tươi non: Chữa đau tức ngực, ho do khí trời lạnh giá.

Canh bổ dưỡng cho phụ nữ sau sinh 15 -20 ngày: Lá ngải cứu tươi 100g rửa sạch. Gà giò 1 con đủ 1 bữa. Chọn được gà ác càng tốt. (lông trắng da thịt đen) mổ moi bỏ lòng, nhồi ngải cứu vào bụng gà, hấp cách thuỷ. Cách ngày 1 con, cả liệu trình 7- 9 con.

Canh trứng gà ngải cứu, chữa đau bụng kinh do lạnh: Lá ngải cứu 30g, trứng gà 2 quả. Nấu chín trứng với ngải cứu. Láy trứng ra bóc vỏ, rồi bỏ lại vào, nấu lại với ngải cứu 10 phút. Ăn trứng hàng ngày trong 7 ngày. Nếu thêm ít hồi hương có tác dụng sẽ mạnh.

Công thức này cũng được chỉ định bồi bổ sức khoẻ cho trường hợp ung thư tử cung (cổ và thân).

Canh trứng gà Ngải cứu, gừng, chữa bế kinh, chậm kinh, thống kinh: Lá ngải cứu 9g, trứng 2 quả, gừng 15g. Nấu như bài trên. Dùng 7 ngày trước khi có kinh.

Canh ngải cứu chữa sẩy thai liên tiếp: lá ngải cứu lâu năm 6g. Trứng gà 2 quả. Vò nát lá ngải cứu cho vào túi nấu lấy nước bỏ túi bã, lấy nước đạp trứng vào đánh đều nấu chín. Ăn cả cái và nước. Liên tục 3 lần. Hoặc lá ngải cứu 40g, trứng gà 1 quả nấu chung cho đến khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước. Ngày 1 thang, liên tục 7 ngày. Về sau cứ 1 tháng ăn 1 lần, mỗi lần 2 quả, liên tục cho đến khi sinh.

Cháo ngải cứu

Chữa động thai: lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ. Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.

Cháo ngải cứu chữa thấp khớp: lá ngải cứu 100g, lá lốt 200g, gạo xay 200g, rửa sạch hai loại lá xay lấy nước 300ml hoà vào gạo. Đun lửa nhỏ, quay đều không để vón. Ăn nóng lúc đói. Bã lá xào dấm nóng, đắp chườm chỗ sưng đau.

Cháo ngải hoa cúc: lá ngải cứu 100g, hoa cúc 50g, gạo tẻ 200g. Cách làm như trên.

Chào ngải cứu bìm bịp chữa đau liên sườn, đau khớp: lá ngải cứu 50g, bìm bịp 1 con, gạo nếp 200g. Gia vị vừa đủ. Bìm bịp bóp chết, bọc đất bên ngoài dùng củi đốt cho đến khi đất đỏ. Bóc đất, gỡ thịt ướp gia vị, còn (xương, đầu, cánh, chân...) thì giã nát lọc lấy 40ml nước. Nấu chào nhừ rồi cho thịt, nước xương chim, lá ngải cứu đã thái chỉ vào cháo quấy đều. Cháo sôi lại là được. Ăn nóng ngày 1 lần, liền 3 ngày (kinh nghiệm cho thấy hiệu quả cao).

Làm thức uống

Trà: Các tiệm trà ở Nhật Bản bán lá ngải cứu khô để hãm uống bồi bổ sức khoẻ (dùng cho cả sản phụ cho con bú). Để điều kinh cũng dùng cách này uống 6g – 12g chia 3 lần/ngày.

Sách Tây y hướng dẫn dùng lá ngải cứu chống mỡ máu, xơ cứng thành mạch, hạ huyết áp cao. Lá ngải cứu hái trước 10 giờ sáng rửa sạch cho vào máy xay sinh tố, dùng cốc sứ để uống. Nếu khó uống cho thêm một chút mật ong. Có thể hái sẵn cho vào túi nylon để trong tủ lạnh.

Ngày khoảng 100g ngải cứu chia 3 lần uống trước bữa ăn chính.

Nước uống: Cho người động thai đau bụng 4 -8g lá tươi giã vắt lấy nước cốt hoà vào chén mật ong đun sôi uống.

Nước ngải cứu tươi: Chữa đau bụng kinh – 1 nắm lá ngải cứu tươi vắt lấy nước uống.

Nước sắc ngải cứu: chữa kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu, mệt mỏi suy nhược. Lá ngải cứu khô 10g thêm 200ml sắc còn 100ml uống 1 lần, cho ít đường cho dễ uống.

Nước uống cho người cao huyết áp: ngải cứu khô 10g. Nấu trong đồ sứ (không dùng kim loại). Nấu ngày nào uống ngày đó (không để qua đêm).

Nước sắc ngải cứu chữa chứng thương hàn (của Đông y) thời khí ôn dịch gây sốt cao, đầu nhức, mạch hồng thực. Dùng lá ngải cứu khô 3 lạng (120g), uống nóng cho ra được mồ hôi là khỏi (trửu hậu phương). Khi sắc thuốc ngải cứu có sách dặn “không để ngoài gió”...

Rượu ngải diệp (Thánh tể tổng lục) để ôn kinh, chỉ thống, lá ngải cứu khô 30g, men rượu vừa dùng. Nấu ngải cứu lấy nước đặc cho vào 2kg cơm nếp và men rượu gầy. Sau khi ngâm xong, lọc bỏ bã, cất vào chai. Ngày uống vài lần.

Thuốc ngải cứu

Uống trong: Đã được một số công ty bào chế thành thuốc có chữa điều kinh có công thức: ích mẫu, hương phụ, ngải cứu với hàm lượng khác nhau, ở các dạng hoàn, cao lỏng, cao đặc, viên nang.

Sách Đông y có nhiều cổ phương có ngải cứu, chủ yếu để chữa bệnh phụ nữ do rối loạn kinh nguyệt (sớm, muộn, bế kinh, thống kinh...) về thai sản (động thai, sẩy thai) bồi dưỡng sau sinh... thiên về thể hàn, khí trệ.

Dùng ngoài: ngã tức ngực ngất xỉu. Lấy ngay ngải cứu tươi giã nhuyễn lấy nước hoà cùng một lít rượu để uống, bã xoa đắp ngoài.

Trẻ em bị sốt cao cũng làm như trên nhưng chỉ để xoa khắp mình, trừ đầu mặt không xoa, không uống.

Đau lưng lấy lá ngải cứu xào dấm đặt lên giường, lót lá chuối hoặc nilon nằm ngửa đặt lưng lên ngải cứu. Hoặc nằm sấp, đắp chườm ngải cứu lên vùng thắt lưng.

Trị mụn ở mặt: Dùng lá non làm mặt nạ 20 phút sau đó rửa sạch. Dùng toàn thân thì sắc lấy nước cho vào bồn tắm, chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mỏi mệt.

Đau họng: giã ngải cứu lấy nước cốt uống từ từ, ít một, bã với ít dấm đắp bên ngoài cổ, phía trước.

Cấm kỵ

Không nên dùng dài ngày. Người nhiệt âm hư không dùng, người cao huyết áp do âm hư hoả vượng, không có hàn thấp, thai sản bình thường không dùng.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 4:

Chữa suy nhược thần kinh bằng canh

Lương y Minh Chánh

www.suckhoedoisong.vn

Đối với người mất ngủ, uống thuốc chỉ là trị ngọn, cần tìm đúng nguyên nhân để trị tận gốc, đồng thời duy trì nếp sống điều độ thuận theo quy luật tự nhiên: đêm ngủ ngày thức, nếu ngược lại đêm thức ngày ngủ thì thần khí không vững vàng, cơ thể mệt mỏi. Phải tập ngồi thiền thư giãn tinh thần, đi bộ, tập thể dục, thái cực quyền, khí công dưỡng sinh và dùng những món ăn thích hợp. Trong bài này xin giới thiệu mấy kinh nghiệm chữa mất ngủ bằng ăn uống, tiện lợi ai cũng thực hiện được.

Người bị chứng mất ngủ thường hay thức giấc giữa giấc ngủ, giấc ngủ bị xáo trộn vì mộng mị, có khi nằm thao thức cả đêm, thường có các triệu chứng kèm theo như chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, ăn không tiêu, biếng ăn, mệt mỏi hay quên.

Những món ăn trị mất ngủ

Canh rau nhút (rau rút) gồm có: Rau nhút non, lá vông nem non, khoai sọ, củ súng, tôm hoặc thịt lợn nạc tùy thích.

Rau nhút bỏ cọng già, bỏ lớp bông trắng bên ngoài thân, để nguyên lá, cắt đoạn ngắn. Khoai sọ gọt vỏ cắt miếng. Củ sen, củ súng ngâm nước cho hết chát, bớt nhựa. Xắt lát mỏng, đổ nước vừa đủ nấu nhừ, thêm tôm, thịt và nêm gia vị. Cuối cùng cho rau nhút và lá vông non, chỉ hơi chín tái là được, ăn mới ngon.

Muốn dễ ngủ thì dùng nhiều rau nhút, lá vông. Lá vông chỉ dùng trong những ngày đầu.

Canh thịt nấu hạt sen, khiếm thực: Thịt lợn 200g, hạt sen 50g, khiếm thực 50g. Thịt rửa sạch cho vào nồi cùng hạt sen, khiếm thực, nước vừa đủ, nấu canh, cho gia vị.

Công dụng: Bổ thận, cố tỳ, ninh tâm, an thần, chữa mất ngủ, lưng đau, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đi tiểu nhiều về đêm, đại tiện lỏng, hồi hộp, lo âu. Dùng trong ngày lúc nào cũng được.

Tim lợn hầm đương quy: Tim lợn 1 quả, đương quy 60g. Cắt tim lợn nhét đương quy vào, nước vừa đủ, nấu chín, lấy ra bỏ đương quy cho gia vị vừa ăn.

Công dụng: chữa mất ngủ kèm bệnh tiểu đường, tâm huyết hư, dưỡng huyết, bổ âm, an thần định chí.

Canh hạt sen: Hạt sen 30g, nấu chín với nước thành canh, cho muối vừa ăn. Dùng trước khi ngủ 2 tiếng đồng hồ.

Tác dụng: kiện tỳ hòa vị, định tâm an thần. Thích hợp với người bệnh tiểu đường mất ngủ, tỳ vị hư nhược, tâm thần không an.

Cháo khoai mài: Khoai mài tươi 100g, quế 15g, quả vải 5 quả, ngũ vị tử 3g, khoai mài bỏ vỏ cắt mỏng nấu với các thứ trên thành cháo. Ăn buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ 60 phút.

Tác dụng: sinh tân chỉ khái, bổ phế thận, thanh tâm an thần, chữa mất ngủ và tiểu đường.

Cao quả dâu mật ong: Quả dâu tươi 100g, mật ong 300g. Cho quả dâu vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun 30 phút, lại cho nước đun lần thứ 2, lọc nước, trộn 2 lần nước lại, cô đặc, thêm mật ong, đun sôi, cho vào bình, đậy kín. Khi dùng uống với nước ấm, mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối trước lúc ngủ 60 phút.

Công dụng: Bổ can, thận, an thần, thông tai, sáng mắt, trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, tai ù, phiền khát, râu tóc bạc sớm.

Canh thịt lợn, hàu biển: Thịt hàu tươi 150g, thịt lợn nạc 150g, muối vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch thái miếng, cho vào nồi cùng với hàu, nước vừa đủ, nấu canh, thịt chín thì cho gia vị là được. Ăn không phụ thuộc giờ giấc.

Tác dụng: trị âm hư phiền táo, mất ngủ, hồi hộp, tim đập dồn.

Canh hành táo: Hành củ 7 cây, táo Tàu 20 quả. Táo rửa sạch, ngâm nở, cho táo vào nồi, nước vừa đủ đun 20 phút rồi cho hành vào, đun thêm 10 phút là được. Dùng không cần giờ giấc.

Tác dụng: an tâm thần, ích tâm trí, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ nhiều, mộng mị, trí nhớ suy kém.

Canh tiểu mạch, cam thảo, táo Tàu: Tiểu mạch 60g, cam thảo 6g, táo Tàu 30g. Tiểu mạch xát vỏ, táo ngâm nở bỏ hạt, cho vào nồi cùng cam thảo, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi rồi chuyển nhỏ lửa đun tiếp khoảng 60 phút, gạn lấy nước. Uống lúc nào cũng được.

Tác dụng: bổ dưỡng tâm can, an thần, định chí, chữa các chứng âm hư, mất ngủ, tinh thần hoảng hốt, buồn chán.

Thuốc an thần định tâm (của Lãn Ông): Nhân sâm, phục linh, táo nhân, 3 vị lượng bằng nhau, nước vừa đủ sắc còn 1/3 uống nóng trước khi ngủ 60 phút (chú ý uống nóng thì ngủ được. Nếu uống nguội lại gây mất ngủ).

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chữa viêm gan siêu vi B bằng cây chó đẻ

Bác Lê Chí Trung đã gặp được thầy thuốc giỏi và tận tâm, chẩn đoán đúng bệnh của bác là viêm gan siêu vi B. Sau đó bác được bạn bè giới thiệu sử dụng cây chó đẻ sắc nước uống mỗi ngày để trị bệnh như trong thư bác kể. Đến nay bác đã khỏe hẳn, sống lạc quan và thoát căn bệnh hiểm nghèo.

Chúng tôi xin bổ sung vài ý kiến về cây thuốc trên.

Cây chó đẻ hay còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, tên khoa học là Phyllanthus amarus, có thành phần hoạt chất gồm alcaloit, flavonoit, vitamin C..., Trong kinh Vệ Đà của Ấn độ đã ghi tác dụng chính của cây là giải độc và bảo vệ tế bào gan. Những năm sau này nhiều công trình của các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật, châu Mỹ Latin, Philippines, Cuba, Nigeria, Guam, Bắc Phi và Tây Phi cũng đã công bố cây chó đẻ chữa bệnh vàng da và viêm gan siêu vi B. Các nghiên cứu trên thực nghiệm của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh cơ chế tác dụng của cao chó đẻ chính là ức chế sự sao chép tế bào của virus viêm gan B (HBV), không cho virus sinh sản.

Giáo sư S. Jayaram và các cộng sự của đại học Madras (Ấn Độ) thử nghiệm trên 28 người tình nguyện đã nhiễm virus viêm gan B, uống liều 250mg chó đẻ từ 1-3 tháng, tỉ lệ người khỏi bệnh là 54,5%. Nếu trích ly hoạt chất và bào chế ở dạng viên nang 200mg, uống ba lần trong ngày, sau 15-20 ngày điều trị, tỉ lệ khỏi bệnh là 59%.

Cây chó đẻ còn được chứng minh có tác dụng điều hòa huyết áp, đó là công trình nghiên cứu kết hợp giữa Nhật và Paraguay.

Bên cạnh sử dụng cây chó đẻ, bác Trung còn ăn uống kiêng cữ, cai rượu, thuốc lá, giảm ăn chất béo, điều đó giúp gan không bị nhiễm độc, cũng không phải làm việc quá tải mà còn tăng cường hoạt động của gan. Đông y còn chú trọng yếu tố tinh thần, thái độ lạc quan, yêu đời, năng tập luyện thể dục, những điều đó cũng góp phần cải thiện cho gan. Chính nhờ những điều trên, bác đã phục hồi sức khỏe, không còn lo lắng buồn phiền vì căn bệnh trên nữa.

Bác Nguyễn Viết Kỹ chỉ nói mình bị viêm gan siêu vi mãn tính (mà không nói rõ loại gì) và đã sử dụng vừa thuốc tây thuốc nam, nhưng bệnh không thuyên giảm, bác sĩ lại khuyên không được uống chó đẻ răng cưa. Vì vậy theo bài viết của chúng tôi, bác có thể tham khảo về cây chó đẻ để hiểu tác dụng của nó. Nếu bác đã có đầy đủ các kết quả xét nghiệm và muốn sử dụng thuốc nam, bác nên đến các phòng khám y học cổ truyền có uy tín để được chẩn đoán chính xác hơn trước khi quyết định dùng cây diệp hạ châu hay không. Không nên nghe lời khuyên của người quen khi chưa có kết quả chẩn đoán chuẩn xác.

DS Lê Kim Phụng

(ĐH Y dược TP.HCM)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bài thuốc dân gian trị cảm cúm hiệu quả

Posted Image[123Suckhoe]

- Cảm cúm là bệnh thường gặp, đặc biệt trong thời điểm giao mùa hiện nay, cảm cúm luôn là nỗi lo không chỉ riêng ai. Dưới đây là bài thuốc dân gian của một số nước trên thế giới, được cho là mang lại hiệu quả cao:

1. Mỹ - Súp gà nóng

Tại Mỹ, soup gà nóng được coi là “penixilin dạng lỏng” trị cảm cúm vô cùng hiệu quả. Những thành phần dinh dưỡng và nhiệt độ cao(khi ăn nóng) có tác dụng làm giảm chứng ho, đau họng, chảy nước mũi, rùng mình, mệt mỏi…

2. Phần Lan - Nước ép hồng lựu (nho Hy Lạp)

Hồng lựu là loại quả mọng không những có tác dụng trị cảm cúm mà còn có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa amiđan sưng tấy. Hồng lựu rất giàu vitamin C (nhiều hơn gấp 4 - 5 lần lượng vitamin C trong cam quýt).

3. Ấn Độ - Canh gừng

Gừng là bài thuốc dân gian được ưa chuộng hàng đầu trong trị cảm cúm của người Ấn Độ và người Trung Quốc. Uống một bát canh gừng cay, còn nóng hổi sẽ giúp người bệnh toát mồ hôi, đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, nhanh chóng chấm dứt cơn cảm cúm khó chịu. Xắt gừng thành những miếng nhỏ, cho gừng đã xắt nhỏ vào đun sôi trong khoảng từ 5 - 10 phút theo tỷ lệ 4 muỗng gừng 1 cốc nước. Sau đó cho thêm chút đường đỏ (đường đỏ có tác dụng giữ ấm dạ dày), uống nhiều lần một ngày, đặc biệt nên uống trước khi đi ngủ.

Người Ấn Độ còn xay nhỏ gừng tươi để đắp lên ngực hoặc lên trán người mắc cảm cúm có tác dụng làm giảm cảm giác khó chịu và giảm nhiệt độ cơ thể nếu sốt cao.

4. Người da đỏ (Bắc Mỹ) - Dễ cây rau sam đắng

Gốc rau sam đắng được người da đỏ Bắc Mỹ vô cùng coi trọng trong việc trị đau họng, khàn giọng và cảm cúm.

5. New Zealand - Nước chanh mật ong

Nước chanh mật ong là phương pháp chữa cảm cúm truyền thống của ngườiNew Zealand.

Cách làm vô cùng đơn giản: Đun nước sôi ở nhiệt độ cao nhất tiếp đó cho nước cốt chanh vào tiếp tục đun sôi, cuối cùng cho thêm chút mật ong vào là có thể dùng được. Người New Zealand cho rằng, mật ong có tác dụng giảm đau họng, nước chanh lại giúp nâng cao hệ miễn dịch một cách hiệu quả.

6. Nam Phi - Bia gừng tươi

Dùng gừng tươi trị cảm cúm là bài thuốc truyền thống của rất nhiều nước trên thế giới, Nam Phi cũng không ngoại lệ. Người Nam Phi thích dùng gừng tươi kết hợp với bia để trị cảm cúm.

Họ bỏ 2 muỗng mật ong, nước chanh và gừng tươi vào 1 cốc bia, tiếp tục cho thêm vài giọt dầu khuynh diệp vào cốc bia rồi từ từ uống. Loại nước uống này có tác dụng làm giảm cảm giác đầy bụng, khó chịu, ngạt mũi, đau họng…

Nguồn: Dân Trí

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

cám ơn Phạm Hùng nhé, đang định tìm mấy bài như thế này đưa lên blog, tiện đấy lấy luôn

Cám ơn nhiều

Share this post


Link to post
Share on other sites

cám ơn Phạm Hùng nhé, đang định tìm mấy bài như thế này đưa lên blog, tiện đấy lấy luôn

Cám ơn nhiều

Hihiiiii, không có gì đâu anh!

còn nhiều lắm, em post tiếp đây:

Bài 5:

Liên hương thảo - Vị thuốc an thần

Dược Sỹ Hữu Bảo

Sức Khoẻ & Đời Sống

Liên hương thảo thuộc họ nữ lang, người Mông gọi là sì to, là một cây thảo, sống nhiều năm, cao 25-30cm, có khi hơn. Rễ mập dài có những khoanh tròn màu đỏ, bao bọc bởi những vảy lợp lên nhau do lá rụng để lại và nhiều rễ con.

Lá mọc thẳng từ gốc, hình tim, dài 3-6cm, rộng 2,5-4cm, cuống lá dài có bẹ và có lông; các lá ở gốc có phiến to hơn. Cụm hoa mọc thẳng đứng ở giữa túm lá thành xim phân đôi trên một cán dài 20-40cm; lá bắc hẹp; hoa nhỏ màu trắng, đài có 5 răng nhỏ, tràng 5 cánh hợp thành ống hẹp, nhị rất dài vượt ra ngoài tràng. Quả bế dẹt, có đài tồn tại.

Cây mọc hoang chỉ thấy phân bố ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai (Sapa, Bát Xát, Bắc Hà), Nghệ An (Mường Lống), Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc). Độ cao phân bố từ 1.300-1.600m.

Bộ phận dùng làm thuốc của liên hương thảo là cả cây, nhất là rễ, chứa tinh dầu thơm (mùi này chỉ xuất hiện khi cây chuyển từ tươi sang khô) và những ester đặc biệt có tác dụng gọi là valepotriat. Hoạt chất này có hàm lượng cao nhất trong liên hương thảo so với nhiều loài khác cùng chi trên thế giới.

Theo kinh nghiệm dân gian, rễ liên hương thảo, thu hái quanh năm, phơi hoặc sấy khô, được dùng chữa đau dạ dày do co thắt, sốt cao co giật, nhức đầu, đau khớp, thủy thũng, kinh nguyệt không đều, đòn ngã tổn thương, mụn nhọt và làm thuốc an thần chống lo âu, phiền muộn, bồn chồn, hay hoảng hốt. Khi dùng, lấy 10g dược liệu thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày. Hoặc tán dược liệu, rây thành bột mịn, uống mỗi ngày 1-4g với nước ấm. Có thể ngâm dược liệu với cồn 60o với tỷ lệ 1/5 trong nhiều ngày, rồi uống mỗi ngày 2-10g hoặc nấu thành cao mềm, mỗi ngày dùng 1-4g.

Để chữa mất ngủ, tim hồi hộp, lấy liên hương thảo 9g phối hợp với lá tai chuột 9g, hà thủ ô 30g, lá thông 30g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Dùng ngoài, rễ liên hương thảo tươi giã nát, chữa vết thương phần mềm và mụn nhọt.

Bài 6:

Tác dụng tránh thai của Đu đủ xanh

Bác sỹ Xuân Lục

www.caythuocquy.info.vn

Ở Sri Lanka, phụ nữ thường tránh thai bằng cách ăn Đu đủ xanh hàng ngày và dừng lại khi muốn có con. Theo kinh nghiệm dân gian ở một số nước châu á khác, việc ăn Đu đủ xanh trong thời gian dài không chỉ giúp tránh thai cho phụ nữ mà còn tránh thai cho cả nam giới. Khả năng tránh thai của Đu đủ xanh đã được chứng minh trong một nghiên cứu của Anh (công bố năm 1993)

Nghiên cứu trên do các nhà khoa học thuộc Viện Đại học Sussex thực hiện. Theo các nhà khoa học thì chất papain trong Đu đủ có thể ngăn cản quá trình thụ thai ở phụ nữ. Các nhà khoa học cho rằng: tác dụng này xảy ra do một trong hai khả năng của chất papain trong Đu đủ xanh: ức chế hóc môn sinh dục Progesterone và phá huỷ màng tế bào phôi thai.

Một nghiên cứu khác trên chuột và thỏ đực cho thấy: phần chiết xuất từ chloroform trong hạt Đu đủ giúp tránh thai tạm thời không gây độc. Các chất này có khả năng ức chế sự di chuyển của tinh trùng trên chuột và giảm sinh tinh trùng trên thỏ. Trong nghiên cứu gần đây nhất, những chiết xuất của Chloroform được sử dụng ở khỉ Langu, kết quả là tác dụng tránh thai xuất hiện sau 30 – 60 ngày. Chức năng sinh tinh trùng được phục hồi hoàn toàn sau khi ngưng dùng thuốc 150 ngày. Các nhà khoa học ở New Dehli cho biết: họ đang chuẩn bị tiến hành thử nghiệm loại thuốc trên ở những người tình nguyện.

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo phụ nữ không nên ăn Đu đủ xanh vì thực phẩm này không an toàn cho thai nghén. Trong một nghiên cứu ở ấn Độ, người ta cho rằng: chuột đang mang thai ăn các loại cây khác nhau thì những con ăn Đu đủ non bị sẩy thai. Trong nghiên cứu khác, các nhà khoa học cho chuột sử dụng một chiết xuất từ nhựa Đu đủ ở các chu kỳ động đực và thai nghén khác nhau, kết quả cho thấy: chất này gây co thắt tử cung mạnh, nhất là ở các giai đoạn sau của thai kỳ.

Gần đây, các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm để kiểm tra khả năng gây co thắt tử cung của Đu đủ. Họ nhận thấy những con chuột uống nước có nhựa Đu đủ chín không biểu hiện gì khác biệt so với nhóm đối chứng, ngược lại ở những con dùng nước có nhựa Đu đủ xanh có hiện tượng co thắt ở cơ tử cung. Tác dụng này của nhựa Đu đủ xanh tương đương với Oxytocin - loại thuốc gây co thắt tử cung dùng để thúc đẻ. Các nhà nghiên cứu kết luận: việc tiêu thụ Đu đủ chín ở mức độ bình thường không gây hại đối với chuột có thai, nhưng Đu đủ xanh hoặc gần chín (loại có chứa nhiều nhựa) có thể không an toàn cho thai nghén. Vì vậy, những phụ nữ mang thai hoặc có dự định sinh con thì nên ăn Đu đủ chín hẳn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 7:

4 cách hiệu quả trị ngáy ngủ

Ngủ ngáy là chứng bệnh không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại gây ra khá nhiều phiền toái, khó chịu cho chính bệnh nhân và người xung quanh. Người ngáy thường bị ngưng thở một thời gian khá lâu, do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai là phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường. Não cứ liên tục phải hoạt động như vậy khiến giấc ngủ không ngon và bệnh nhân thường thức giấc giữa chừng.

Kết quả là người ngủ ngáy thường cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, không minh mẫn vào ngày hôm sau. Ngáy cũng là nguyên nhân làm nhiều cặp vợ chồng lục đục. Vì sự ngủ ngon của người này lại làm người kia không thể ngon giấc được. Thống kê cho thấy chừng 25% người trưởng thành mắc chứng ngủ ngáy và họ cũng hết sức khổ tâm vì bệnh này. Vậy có cách nào chữa trị dứt điểm chứng bệnh đáng ghét này không?

Những cách điều trị đơn giản và hiệu quả

1.Thay đổi tư thế ngủ của bạn.

Ngáy là do sự rung động của những cơ ở phần sau cổ họng khi không khí lưu thông qua đó. Lúc tỉnh, tuy vẫn thở đều nhưng bạn không ngáy vì những bộ phận này bị kiềm chế bởi não bộ. Khi ngủ, các cơ bộ phận này được thả lỏng và tạo thành tiếng khi có hơi thở đi qua. Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng người ta chỉ ngáy khi nằm ngửa. Do đó bạn nên tập cách nằm nghiêng để hạn chế tiếng ngáy của mình. Nếu chưa quen, bạn có thể ôm một chiếc gối ôm để không cảm thấy khó chịu hay tức ngực. Còn một điều nữa mà bạn nên chú ý, nằm ngủ với gối sẽ khiến bạn ngáy nhiều hơn và hãy bỏ vật này đi để giảm tiếng ngáy. Bạn có thể thay điều đó bằng cách nâng dần đầu giường lên chừng 5 đến 10cm, như thế cơ bản bạn sẽ được nâng cao dần dần chứ không bị đột ngột.

2. Hãy giảm cân, ít nhất là 10% trọng lượng cơ thể.

Nếu chú ý, bạn hẳn sẽ nhận thấy một quy tắc chung: đa số người mắc chứng ngáy đều béo phì hoặc quá cân, cả ở đàn ông và phụ nữ. Khi bạn béo phì, các lớp mỡ dày cộm lên cuống họng làm thay đổi cấu trúc, thu hẹp và cản trở không khí Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng bệnh ngáy chỉ xuất hiện khi cơ thể vượt quá trọng lượng trung bình và bệnh nhân sẽ ngáy nhỏ hơn hoặc thậm chí không còn ngáy nữa sau khi giảm cân. Đàn ông bắt đầu ngáy khi họ có số cân nặng hơn trọng lượng trung bình chừng một phần trăm. Đối với phụ nữ, con số này vào khoảng một phần ba. Do đó thường thì đàn ông bị ngáy nhiều hơn phụ nữ.

3. Tránh xa chất cồn và chất kích thích.

Hút thuốc lá làm cho niêm mạc ở cuống họng sưng lên, gây nghẹt và hẹp đường thông khí. Còn chất cồn thì sẽ làm cản trở đường hô hấp của bạn. Cả hai điều này đều làm bạn ngáy nhiều và to hơn. Do đó, tốt nhất là đừng uống rượu hay hút thuốc trước khi ngủ khoảng 4 giờ đồng hồ.

4. Cố gắng để mũi thông thoáng.

Một chiếc thông suốt, thở dễ dàng làm hạn chế đáng kể thói quen ngáy khi ngủ. Ngay cả khi bạn không bị nghẹt mũi, bạn cũng nên tra nước muối loãng (có bán ở các nhà thuốc) để rửa sạch các bụi bẩn trong suốt ngày. Nếu bạn luôn chăm sóc kỹ cho da mặt để da mặt thông thoáng thì cũng nên rửa mũi để mũi được thở chứ. Bệnh viêm xoang và nghẹt mũi mãn tính khiến người bệnh phải thở bằng miệng. Và điều đó sẽ làm họ dễ ngáy hơn. Nếu bạn bị những chứng bệnh liên quan đến hô hấp, hãy chứa trị thật dứt điểm để tránh những phiền toái kéo dài nhé. (sưu tầm) http://www.asonor.com/LNG_vn/Snoring_treatment.phtml

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 8:

Bài thuốc chữa viêm đau bao tử

Bài này rất thường thôi, nhưng hiệu quả rất tốt .

Người viết được phổ biến từ năm 2000, do một chủ trang trại ở Đồng Nai bày .

Sau đó tôi đã hướng dẫn cho một số người thực hiện đều có kết quả tốt . Mới cách đây 3 tuần , có một anh bạn tại HCM lâu ngày gặp lại cám ơn rối rít , nói sức khoẻ nay rất tốt, nhậu vô tư ... vì kết quả của bài thuốc này .

* Nội dung :

Lá mơ lông ( mơ tam thể )

- Loại lá mơ quán thịt chó hay sử dụng làm rau ăn ( tội lỗi , tội lỗi ..... nhưng ko ăn thịt chó thì ko sao )

Mỗi buổi sáng, sau khi vệ sinh răng miệng , uống một li nước đầy rửa ruột , sau khoảng 10-15 phút dùng lá mơ đã rữa sạch, gói vài hạt muối hoặc dùng kèm 1 cái lòng đỏ trứng gà ăn cùng thay ăn sáng . Sau đó có thể ăn sáng bình thường ( có thể dùng trước bữa ăn, khi bụng đói )

- lưu ý phải dùng lúc đói bụng cho chất nhựa của là mơ vào bao phủ vết thương nội tạng . Dùng liên tục từ 1 tháng trở lên sẽ thấy hiệu quả. Một số người ko dùng được lá mơ, sau một thời gian sử dụng đã bị ... nghiền lá mơ .

* Mơ lông ( mơ tam thể , thối địt ) là một loại cây dây leo, mọc tự nhiên . Mặt lá một mặt có màu xanh , một mặt có màu tím . Dân gian có bài thuốc dùng mơ lông , băm nhỏ hấp với 1 lòng đỏ trứng gà chữa kiết lị cũng rất hiệu quả.

* Bản thân tôi đã sử dụng bài lá mơ ăn sống này , trị viêm bao tử cho kết quả tốt . Nếu bạn nào sử dụng có kết quả , xin thông tin lại để tôi tổng hợp kết quả chung .

Xin bổ sung tư liệu . Mơ lông còn có tên là cây rau mơ, mơ tam thể. Loại cây leo này không chỉ được dùng trong các hàng thịt chó mà còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, nhất là các bệnh đường tiêu hóa. Theo Đông y, rau mơ vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn.

Chữa kiết lỵ mới phát

Biểu hiện: Đi đại tiện nhiều lần, trong phân có máu và chất nhầy như nước mũi, có trường hợp sốt nhẹ. Lấy một nắm lá mơ tươi lau sạch (bằng khăn sạch) thái nhỏ, đập vào một quả trứng gà trộn đều, lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín đều để ăn. Ăn ngày 3 lần và ăn liên tục vài ngày là khỏi. Nếu bị chứng lỵ mới phát do đại tràng tích nhiệt thì lấy một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen, cả hai rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vẩy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Uống 2-3 lần.

Chữa tiêu chảy do nóng

Nếu mắc chứng tiêu chảy do nhiệt với triệu chứng khát nhiều, phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng đau quặn kèm theo đầy hơi, hậu môn nóng rát, có thể dùng lá mơ 16 g, nụ sim 8 g sắc cùng với 500 ml nước còn 200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa sôi bụng, ăn khó tiêu

Khi ăn vào thấy bụng sôi, khó tiêu hóa thì lấy một nắm lá mơ tươi ăn kèm trong bữa cơm hoặc giã nát vắt lấy nước uống, ăn như vậy trong khoảng 2-3 ngày là thấy kết quả.

Chữa đau dạ dày

Bị chứng đau dạ dày thì lấy khoảng 20-30 g lá mơ rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống 1 lần trong ngày. Sau nhiều ngày dùng như thế thì có hiệu quả.

Chữa bí tiểu tiện

Nếu bị sỏi thận gây bí tiểu tiện, lấy rau mơ sắc uống ngày vài lần rất hiệu nghiệm.

Tẩy giun

Nếu bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50 g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết. Nếu bị nhiễm giun kim thì cũng uống nước cốt lá mơ như trên, ngoài ra lấy khoảng 30 g rau mơ (cả lá, ngọn), rửa sạch, giã nát rồi cho thêm vào 500 ml nước sôi để nguội, dùng bơm thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ khoảng 2-3 phút, giun sẽ bò ra.

BS. Đỗ Minh Hiền, Sức Khỏe & Đời Sống

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 9:

Bài thuốc chữa bỏng

Bỏng lửa , bỏng nước thường hay gặp phải . Nếu bạn sử dụng xe gắn máy ( loại phổ biến ở VN ) Thì nguy cơ bỏng pô xe rất dễ xảy ra .

Xin cống hiến 2 bài thuốc chữa bỏng hiệu nghiệm, phổ thông dể áp dụng đã qua kiểm chứng của bản thân.

Hai bài thuốc này tôi sưu tầm từ tạp chí Sống Vui Khoẻ những năm 2000, đến nay tạp chí này ko phát hành nữa .

Tạp chí này thường đăng những bài thuốc nam hay , tiếc là tôi chỉ sở hữu vài số

- bạn nào trước đây có đọc và lưu giữ tạp chí này ,xem lại post thêm bài bổ sung

1- Chữa bỏng bằng trứng gà :

Khi bị bỏng lửa hoặc nước sôi , giữ vết thương ko được xây sát, dùng ngay lòng trắng 1 quả trứng gà bôi đều lên vết bỏng . Vết bỏng sẽ hạ nhiệt và ko bị rộp phồng . Vài ngày sau sẽ khỏi . Đặc biệt bỏng pô xe ko để lại sẹo . Tội nhất là chị em mặc váy , bị bỏng pô xe gắn máy , vết bỏng cháy lốm đốm , có bôi thuốc sau này vẫn có vết lờ mờ ... lại ko dám mặc váy nữa . Để trong tủ cho gián nhấm

Bài này tôi đã trực tiếp chữa cho vài người , có nhiều cháu nhỏ bị bỏng pô xe kêu khóc ầm ĩ , sau khi bôi lòng trắng trứng gà 1 lúc thì êm ngay . Nhà tôi, có lần bị bỏng pô xe trên đường , nàng ta phóng ngay vào chợ , tiến đến hàng bán trứng mua 1 quả và tác nghiệp , mấy bà bán hàng trố mắt nhìn , sau đó nghe cô nàng phổ biến lấy làm vui mừng

2 - Khi có người bị bỏng :

tùy theo mức độ vết thương ít - nhiều , có thể từ 1 hay vài người , bốc gạo sống bỏ vô miệng nhai cho nhuyễn ra bột , rồi phun lên vết bỏng tạo thành một màng bột trắng phủ kín vết bỏng . Vết thương sẽ ko bị phồng và mau lành . bài này tôi chưa áp dụng , nhưng theo lời người hướng dẫn thì đã ứng dụng chữa cho nhiều ca rất hiệu nghiệm.

Lưu ý :

Sử dụng cho các vết bỏng chưa bị trầy da .

* Cơ chế chữa bỏng lửa, bỏng nước :

Hạ nhiệt vết thương - tránh phồng da - tránh trầy da gây nhiễm trùng - tái tạo lại tế bào . Các trường hợp bỏng hoá chất , nguyên tắc đầu tiên phải rửa vết bỏng bằng nước sạch (dưới một vòi nước chảy là tốt nhất ) dĩ nhiên ko được kì cọ sau đó mới dùng các loại thuốc phù hợp . Bỏng kiềm dùng các loại thuốc có tính a xít, bỏng a xít dùng các loại thuốc có tính kiềm để trung hoà . Ngày còn nhỏ , một lần nghịch vỏ xe cao su đốt cháy , rơi vào cổ tay bị bỏng , sau đó vết thương trầy da viêm nhiễm ko lành . Tôi được 1 ông bác chữa bằng bài thuốc rất đơn giản, vài ngày lành liền , nay cổ tay ko thấy vết sẹo , ( có chăng em nào chi li lắm nâng niu ngắm nghía mới phát hiện ra)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 10:

Bài thuốc chữa vết thương lở loét lâu ngày ko liền sẹo

- Lấy vừng đen ( mè đen ) rang cho cháy thành than đen , để nguội giã nhỏ .

Trôn một ít dầu cá , thành hợp chất sền sệt .

Vết thương rửa sạch bằng ô xi già hoặc nước nấu lá trầu không loãng . chấm bông cho khô .

Bôi hỗn hợp than mè đen + dầu cá lên . Vết trhương rất nhanh lành .

* Vết thương do bỏng bị trầy da, lở loét khó lành hơn vết trầy da do va chạm vì tổn thương da thịt ở đó là do nhiệt , các tế bào bị " chín " hoặc " tái " nên khó tái tạo .

* Lưu ý dụng cụ giã than mè và trộn hỗn hợp phải sạch sẽ, khô ráo - ko vương nước vào .

Ngày xưa vết thương của tôi dạng bỏng sâu , vì nhụa cao su cháy rơi vào bám chặt , lúc đó còn dại lấy tay phủi ra nên bị tróc da . Đi bác sỹ cho thuốc tây y ko xi-nhê . May có bài trhuốc này , đâu bôi 3-4 ngày là lên da non.

CHỮA BỎNG

Dùng mật ong loại tốt, nếu bị bỏng cứ đắp mật ong phủ kín lên vết bỏng, đảm bảo không để lại sẹo, không rát, không đau và rất mau khỏi. Mật ong chữa khỏi được các loại bỏng. Các bài thuốc trên đây là kinh nghiệm đã dùng cho nhiều trường hợp, nếu ai bị bệnh tương tự cứ dùng thử sẽ thấy ngay hiệu quả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 11:

4 cách hiệu quả trị ngáy ngủ

Ngủ ngáy là chứng bệnh không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại gây ra khá nhiều phiền toái, khó chịu cho chính bệnh nhân và người xung quanh. Người ngáy thường bị ngưng thở một thời gian khá lâu, do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai là phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường. Não cứ liên tục phải hoạt động như vậy khiến giấc ngủ không ngon và bệnh nhân thường thức giấc giữa chừng.

Kết quả là người ngủ ngáy thường cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, không minh mẫn vào ngày hôm sau. Ngáy cũng là nguyên nhân làm nhiều cặp vợ chồng lục đục. Vì sự ngủ ngon của người này lại làm người kia không thể ngon giấc được. Thống kê cho thấy chừng 25% người trưởng thành mắc chứng ngủ ngáy và họ cũng hết sức khổ tâm vì bệnh này. Vậy có cách nào chữa trị dứt điểm chứng bệnh đáng ghét này không?

Những cách điều trị đơn giản và hiệu quả

1.Thay đổi tư thế ngủ của bạn.

Ngáy là do sự rung động của những cơ ở phần sau cổ họng khi không khí lưu thông qua đó. Lúc tỉnh, tuy vẫn thở đều nhưng bạn không ngáy vì những bộ phận này bị kiềm chế bởi não bộ. Khi ngủ, các cơ bộ phận này được thả lỏng và tạo thành tiếng khi có hơi thở đi qua. Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng người ta chỉ ngáy khi nằm ngửa. Do đó bạn nên tập cách nằm nghiêng để hạn chế tiếng ngáy của mình. Nếu chưa quen, bạn có thể ôm một chiếc gối ôm để không cảm thấy khó chịu hay tức ngực. Còn một điều nữa mà bạn nên chú ý, nằm ngủ với gối sẽ khiến bạn ngáy nhiều hơn và hãy bỏ vật này đi để giảm tiếng ngáy. Bạn có thể thay điều đó bằng cách nâng dần đầu giường lên chừng 5 đến 10cm, như thế cơ bản bạn sẽ được nâng cao dần dần chứ không bị đột ngột.

2. Hãy giảm cân, ít nhất là 10% trọng lượng cơ thể.

Nếu chú ý, bạn hẳn sẽ nhận thấy một quy tắc chung: đa số người mắc chứng ngáy đều béo phì hoặc quá cân, cả ở đàn ông và phụ nữ. Khi bạn béo phì, các lớp mỡ dày cộm lên cuống họng làm thay đổi cấu trúc, thu hẹp và cản trở không khí Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng bệnh ngáy chỉ xuất hiện khi cơ thể vượt quá trọng lượng trung bình và bệnh nhân sẽ ngáy nhỏ hơn hoặc thậm chí không còn ngáy nữa sau khi giảm cân. Đàn ông bắt đầu ngáy khi họ có số cân nặng hơn trọng lượng trung bình chừng một phần trăm. Đối với phụ nữ, con số này vào khoảng một phần ba. Do đó thường thì đàn ông bị ngáy nhiều hơn phụ nữ.

3. Tránh xa chất cồn và chất kích thích.

Hút thuốc lá làm cho niêm mạc ở cuống họng sưng lên, gây nghẹt và hẹp đường thông khí. Còn chất cồn thì sẽ làm cản trở đường hô hấp của bạn. Cả hai điều này đều làm bạn ngáy nhiều và to hơn. Do đó, tốt nhất là đừng uống rượu hay hút thuốc trước khi ngủ khoảng 4 giờ đồng hồ.

4. Cố gắng để mũi thông thoáng.

Một chiếc thông suốt, thở dễ dàng làm hạn chế đáng kể thói quen ngáy khi ngủ. Ngay cả khi bạn không bị nghẹt mũi, bạn cũng nên tra nước muối loãng (có bán ở các nhà thuốc) để rửa sạch các bụi bẩn trong suốt ngày. Nếu bạn luôn chăm sóc kỹ cho da mặt để da mặt thông thoáng thì cũng nên rửa mũi để mũi được thở chứ. Bệnh viêm xoang và nghẹt mũi mãn tính khiến người bệnh phải thở bằng miệng. Và điều đó sẽ làm họ dễ ngáy hơn. Nếu bạn bị những chứng bệnh liên quan đến hô hấp, hãy chứa trị thật dứt điểm để tránh những phiền toái kéo dài nhé. (sưu tầm) http://www.asonor.co...treatment.phtml

Bài 12:

Bồi Dưỡng Sức Khỏe Bằng Năm Loại Nước Trái Cây và Rau Cải

1.- Rau Cần Tây (Celery):

Làm ngon ăn, hạ huyết áp, loại trừ chất mỡ trong máu, giảm cân, lợi tiểu, trừ các loại sạn, làm chắc răng, điều hòa hệ thống tiêu hóa trong cơ thể.

2.- Dưa Leo

(Loại nhỏ trái, Chinese cucumber): thanh lọc máu, hạ huyết áp, trừ chứng khát nước, làm giảm các trường hợp bị viêm và gia tăng khả năng biến chất (metabolism) của cơ thể.

3.- Ớt Bị (Loại không cay: Red or green bell pepper, Capsicum):

thanh lọc gan bị nhiễm trùng, làm sạch đường ruột khi bị nhiễm trùng, tẩy trừ các loại mốc, làm cho xương và bắp thịt được rắn rỏi, làm phai các vết thâm trên da, làm giảm sưng đau và chữa lành mụn nhọt. bổ phổi.

4.- Trái Khổ Qua hay Hủ Qua ( Chinese bitter cucumber):

làm giảm các trường hợp bị viêm, giảm khát nước, làm cho ngon ăn, giải độc, giảm sưng đau và mụn nhọt, trị chứng tay chân bị lạnh, bổ não ninh thần và làm sáng mắt.

5.- Trái Bôm hay trái Táo Tây (Apples, lựa loại lớn trái):

Bồi bổ bao tử, giúp củng cố tinh thần, hệ thống tiêu hóa tốt, giảm đau nhức bắp thịt, trừ chứng trầm cảm (Depression), giảm chứng xuất mồ hôi bất bình thường, làm nhuận trường nên trị được chứng táo bón, cải thiện làn da được xinh đẹp.

Phân lượng: - Rau cần Tây: 2 bẹ lớn - Dưa leo gọt vỏ sạch: 1/4 trái - Ớt bị lấy sạch hột: 1/2 trái - Khổ qua lấy sạch hột: 1/4 trái - Trái bôm hay táo Tây: 1 trái, gọt vỏ

*Lưu ý: Nên dùng các loại rau trái còn tươi tốt.

Cách điều chế:

Rau trái phải được rửa thật sạch, để chung với nhau rồi dùng một cái máy ép vắt nước trái cây (juicer) để lấy một thành phần nước cốt 500 phân khối (500cc) cho một người bình thường. Khi bị bịnh, liều lượng có thể tăng đến 800 phân khối cho một người lớn. Nên nhớ không được chế thêm nước, đường hoặc pha chế thêm các thành phần thức uống khác.

Cách dùng:

Uống vào lúc buổi sáng khi bụng còn đói, rồi một lát lâu sau mới ăn điểm tâm thì kết quả hữu hiệu hơn. Ðừng cho thêm thành phần khác vào nước cốt vì sợ giảm hiệu năng của thuốc. Sau khi điều chế xong, phải uống nước rau trái này trong vòng 15 phút. Vì để lâu sẽ mất công hiệu. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần.

Chủ trị:

Thuốc này chữa được cả hai chứng huyết áp cao hay thấp, bịnh trầm cảm (depression), bịnh tiểu đường, trí nhớ kém, bịnh gan các loại, đau răng, chứng phì mập, táo bón, tiểu tiện nhiều, chứng mất ngủ, các chứng bịnh về mật, bắp thịt sưng đau, đau bao tử, nhức đầu, phong thấp, dổ mồ hôi trộm (bất bình thường), bịnh trĩ, bịnh phổi, bịnh của mắt, thận nhiễm trùng, sạn thận, bịnh ngoài da và đặc biệt có khả năng chữa lành một số bịnh ung thư.

Kinh nghiệm:

Một nhà văn ở Nhật Bản 76 tuổi, bị bịnh ung thư, đã được giải phẫu hai lần, mạng sống như chỉ mành treo chuông, đã uống thuốc này đều đặn trong vòng bốn tháng đã lành bịnh.

Một nhà văn khác của Nhật Bản 74 tuổi, bị bịnh ung thư, nằm bịnh viện đến hai lần. Sau khi xuất viện, đã dùng nước trái cây này để trị trong vòng 3 tháng đã hoàn toàn bình phục.

Ông Yamaisgiskai, 47 tuổi, bị viêm da và cả chứng đau lưng nữa, đã dùng nước trái cây này để chữa trong vòng 3 tháng liền đã khỏi bịnh.

Ông Morita, 76 tuổi, bị nhức đầu kinh niên, nằm trên giường khi ngồi đậy rất khó khăn, uống nước trái cây này trong vòng 3 ngày, đã ngồi dậy được dễ dàng và có thể đi quanh quẩn ở trong nhà. Ông vẫn tiếp tục dùng thức uống này, nay đã hoàn toàn khỏi hẳn và rất khỏe mạnh.

Ông Tenwoo, 65 tuổi, bị bịnh tiểu tiện thường và bị trĩ, uống nước này trong 10 ngày đã khỏi bịnh.

Những người bị bịnh táo bón kinh niên, kiên trì dùng nước rau trái này trong vòng 10 ngày sẽ thấy hiệu nghiệm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 13:

BÀI THUỐC CHỮA CẢM CÚM

(Đảm bảo khỏi, không cần dùng thuốc tây, nhất là an toàn cho các bà Mẹ mang thai)

1- Kinh giới : 1 nắm to

2- Ngải cứu : 1 nắm to

Cả hai thứ nhặt sạch lá úa, già. Rửa sạch, đun sôi khoảng 500ml nước, thả lá vào đun sôi vài dạo như đun lá chè tươi, rồi gạn nước ra bình, cho vào một chút đường, uống trong ngày (nếu kèm theo buồn nôn thì cho thêm 3 lát gừng)

CÂY NGẢI CỨU .

* Hiện tượng nhiễm gió độc (trúng gió):

gió độc thường hay xuất hiện về đêm ở vùng quê thì dễ bị nhiễm hơn, ở thành phố đất đai chặt hẹp thì ít ảnh hưởng tuy vậy nên lưu ý gió độc vẫn hoạt động. nên cẩn thận gió luồn như ngõ nhỏ, dài hoặc nhà có 3 cửa thông nhau thẳng hàng hay cửa thông gió tầng dưới của các nhà cao tầng không ít người đã thiệt mạng, di bệnh ... như những người bị chứng đái đêm do thận yếu ... lúc đó nhiệt độ cơ thể giảm gặp gió độc cũng rất nguy hiểm, những người làm việc khuya tự nhiên thấy lạnh sống lưng rồi đổ bệnh hoặc những uống rượu say gặp gió cũng rất nguy hiểm.

Cách phòng và chữa bệnh:

- Dậy vào đêm khuya nên mặc thêm áo (đây là thói quen rất khoa học của người Âu Mỹ), uống một chút nước ấm, xoa một chút nước địa liền vào thái dương, lòng bàn tay

- Nếu có biểu hiện của người bị trúng gió như: toàn thân lạnh toát trời không lạnh mà người run lẩy bẩy, miệng khô, gân cơ nhức mỏi, nặng đầu ...

Đánh gió: Lấy nước Địa liền (đã nói ở phần /\) xoa, ấn nhẹ vào thái dương, cổ, hai lòng bàn tay chân có thể kết hợp với đồng xu bạc, vòng bạc quấn vào một ít tóc phụ nữ cọ xát ở vùng thái dương, dọc sống lưng.

* Hiện tượng trẻ hay khóc về đêm

- người ta thường gọi là “Ma nhát” (chú ý phải phân biệt trẻ khóc do các nguyên nhân cơ bản đói, nóng, lạnh ...) người ta thường gọi là “Ma nhát”

- Nguyên nhân (theo cách hiểu của tôi) trẻ em mới sinh ra ngoài thể xác còn có thể vía, thể trí mới đang giai đoạn hình thành. Do vậy trẻ em thường rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài, tác động của thế giới vô hình.

- Biểu hiện: Trẻ thường khóc rất nhiều vào đêm khuya, đôi khi khóc liên tục hoặc trẻ khó ngủ thỉnh thoảng lại dậy quấy khóc mà ko rõ nguyên nhân.

Theo kinh nghiệm:

-Thắp hương lên bàn thờ khấn vái tổ tông (điều này tôi cũng chưa giải thích được)

-Trẻ mới sơ sinh nên cắt một nhánh cây xương rồng và lá dứa dại để đầu cửa hoặc đầu giường để xua vía những người trần nặng vía và những người âm còn lưu luyến phàm trần càn quấy.

-Dùng nước Địa liền (đã nói ở phần /\) xoa vào thái dương, cổ, hai lòng bàn tay chân (nếu có bồ kết thì nên đốt một ít hơ quanh nhà)

Bài 14:

PHƯƠNG PHÁP THỞ LÀM HẠ ÁP HUYẾT SAU 5 PHÚT

một baì thuốc chưã cao áp huyết không cần tốn tiền mua, đả thử không cần tơí 5 phút đả thấy ngay kết quả . Một món qùa tặng dành cho những bệnh nhân cao áp huyết trên thế giới :

Vì nhận thấy rằng bệnh Cao áp huyết không được theo dõi và kiểm soát thường xuyên mỗi ngày, sẽ đem lại hậu quả tai biến mạch máu não gây tử vong hoặc tê liệt bán thân bất toại cho nhiều người, đã làm cho mọi người phải lo lắng sợ hãi, nên chúng tôi đã nghiên cứu và thực tập thành công một phương pháp thở làm hạ áp huyết sau 5 phút để cống hiến cho qúy vị bệnh nhân bị bệnh cao áp huyết trên toàn thế giới biết cách kiểm soát được áp huyết của mình ngỏ hầu thoát khỏi được căn bệnh nan y này.

1-Cách tập thở và dụng cụ cần thiết trong khi tập :

Chúng ta cần một máy đo áp huyết (hiệu microlife tiện lợi hơn), một cây đèn cầy (nến). Qúy vị ngồi vào bàn, đặt đèn cầy được thắp sáng, cách 60cm. Dùng máy đo áp huyết bên tay trái, đo áp huyết trước khi tập thở (thí dụ áp huyết đo được 185/120mmHg). Tắt máy và giữ nguyên máy đo ở tay.

Hai tay đặt trên bàn tự nhiên, người ngồi trong tư thế thoải mái. Tưởng tượng cây đèn cầy đang cắm trên bánh sinh nhật trong một bữa tiệc mà mọi người khách đang ngồi chung quanh. Chúng ta thở hơi ra đều đặn, đủ để thổi cho ngọn lửa đèn cầy lung lay liên tục như gặp gió nhưng không tắt, và tập hơi thở làm sao mà không cố sức, bụng không gò cứng, không nâng ngực, nâng vai, nhất là không cho mọi người biết là mình đang thổi ngọn đèn cầy.

Khi thổi vào ngọn đèn cầy khoảng 6-10 hơi, thì bắt đầu bấm máy đo áp huyết, rồi vẫn tiếp tục thổi hơi ra đều đều cho đến khi máy ngưng, xem áp huyết xuống được bao nhiêu, nếu thở đúng, áp huyết sẽ xuống ngay ( thí dụ 120/70mmHg), thở chưa đúng lắm, áp huyết xuống chậm (thí dụ 170/100mmHg hoặc 160/100mmHg).

Tắt máy đo, lập lại cách thở như trên một lần nữa rồi đo lại, áp huyết sẽ xuống tiếp ( thí dụ 140/90mmHg).

Tắt máy đo, lập lại lần thứ ba, áp huyết sẽ xuống đến mức lý tưởng của người không bị bệnh ( thí dụ 120/80mmHg).

Nếu cứ tiếp tục thở như trên, có thể áp huyết xuống thấp nhất dưới 100/60mmHg, nhưng có một điều lạ chỉ hơi choáng váng, rồi không cần tập thở nữa, đo lại áp huyết sẽ giữ ở mức trung bình, thí dụ như 120/75mmHg chẳng hạn, nó không bị nguy hiểm giống như trường hợp uống thuốc bị tụt áp huyết làm mệt, chóng mặt xây xẩm.

2-Trên đây là phương pháp căn bản để hướng dẫn qúy vị biết cách tập thở làm hạ áp huyết sau 5 phút tập luyện.

Đã có người hỏi tôi rằng, áp huyết được ổn định bao lâu, nếu không uống thuốc áp huyết lên lại thì sao ?

Để tránh tình trạng áp huyết lên trở lại, chúng ta không cần phải tập một ngày 2-3 lần với máy đo, với đèn cầy nữa, mà khi đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, thay vì khi chúng ta vui vẻ chúng ta huýt sáo, thì chúng ta tập thổi hơi ra suốt ngày, đó là cách tập thở khí công, chứ không cần phải đợi khi áp huyết lên cao mới tập thở, được như thế, áp huyết của qúy vị lúc nào cũng được ổn định, tránh được bệnh căng thẳng thần kinh (stress), nhức đầu, chóng mặt, đi lảo đảo, đau nhức chân tay, đau cổ gáy vai, mất ngủ, ăn uống không tiêu, táo bón.

Cuối cùng, cũng xin qúy vị nên tham khảo với bác sĩ gia đình của mình để xem có cần uống thuốc hay thay đổi liều thuốc hay không để tránh bị phản ứng phụ của thuốc .

3-Nguồn gốc của phương pháp làm hạ áp huyết sau 5 phút, được rút ra từ kinh nghiệm văn hóa cổ truyền Việt Nam.

Khi những người dân quê thổi bếp lửa để nấu cơm, họ nhóm lửa và thổi lửa làm sao cho ngọn lửa mau cháy nhanh, và thổi 20-30 hơi không bị mệt, đó chính là cách làm hạ áp huyết, cho nên họ không bao giờ bị bệnh cao áp huyết.

Nếu qúy vị không biết tập thổi ngọn đèn cầy, qúy vị thử thổi mạnh 20-30 hơi như những người thổi bếp lửa thì áp huyết cũng xuống dưới mức bình thường ngay, nhưng sau đó nhịp tim sẽ đập rất mạnh trên 100, xuất mồ hôi trán và xây xẩm, còn tập thở khí công là một phương pháp luyện hơi thở nhẹ nhàng đều đặn, có lợi ích tăng cường sức khỏe, tăng hồng cầu và sức đề kháng của cơ thể hơn là những người không tập luyện.

Đây là một món qùa của Khí công y đạo Việt Nam dành cho qúy vị bị bệnh cao áp huyết trên toàn thế giới, chúc qúy vị tập luyện có kết qủa, và không còn sợ hãi bị bệnh cao áp huyết nữa.

Nếu qúy vị nhận thấy phương pháp này có lợi ích thiết thực cho nhiều người, xin qúy vị vui lòng hướng dẫn cho những vị trong Hội Cao Niên, Hội Rồng Vàng, Hội Người Gìa, hoặc dịch ra các ngôn ngữ địa phương nơi qúy vị cư ngụ, để truyền bá phổ biến rộng rãi trên báo chí cho mọi người, đó cũng là một công tác từ thiện cứu người vậy. Dù xây chính bậc phù đồ, Không bằng làm phước cứu cho một người.

Nếu qúy vị có những thắc mắc xin tham khảo trong website doducngoc.com

Bài 15

Thuốc trị tăng huyết áp - Rẻ tiền hiệu nghiệm

1- Lấy rau ngót ( bù ngót ) :

rửa sạch , để ráo - Vò hoặc giã nát , rồi vắt lấy 1 bát con nước cốt . Ban đêm đem phơi sương , có thể dùng tấm vải mùng thưa che miệng cho côn trùng ko lọt vào . Buổi sáng khi thức dậy , vệ sinh răng miệng xong , uống bát nước đó .

Điều trị từ 10-15 ngày một liệu trình, sau đó giữ chế độ ăn thường xưyên có rau ngót , rau cần . Bài này có 1 lương y đã nghiệm phương đạt kết qủa tốt cho 37/40 người thử nghiệm .

Bài thuốc này ko độc hại , dễ kiềm . Có tác dụng điều trị sâu .

Tác dụng của cây rau ngót

Cây rau ngót hay còn gọi là cây bù ngót hay bồ ngót. Đây là loại cây có nhiều công dụng trong cuộc sống, đặc biệt có lợi cho sức khoẻ của con người. Khi dùng làm thuốc thường chọn những cây sống hai năm trở lên.

Rau ngót rất dễ trồng, dễ sống. Lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc, ngày dùng 20-40g lá tươi, sắc uống. Rễ còn có rác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp, dùng 20-40g rễ tươi rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống trong ngày.

Nhân dân ta thường dùng rau ngót chữa sót nhau thai (cho các sản phụ sau đẻ). Lấy lá hoặc rễ tươi, rửa sạch, giã nát thêm ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước uống.

Ngoài ra, rau ngót còn chữa trẻ bị tưa lưỡi bằng cách giã nát lá rau ngót tươi sạch, vắt lấy nước hoà với mật ong thấm vào bông hoặc miếng gạc sạch chà lên lưỡi, lợi và vòm họng trẻ, chỉ hai lần là trẻ có thể bú lại được bình thường.

Chữa đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu:

lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

DS. Trần ĐứcNammo

Bài 2 :

Lạc ( đậu phộng ) ngâm dấm

Dùng 100gam đậu phộng sống, giữ nguyên vỏ lụa . Lấy dấm trắng chua ( loại dấm làm từ nguyên liệu tự nhiên)

- ko dùng dấm hoá học . Lượng dấm đủ ngâm ngập lượng đậu .

Ngâm khoảng 1 tuần là dùng được . Mỗi tối, trước khi đi ngủ ăn 2-4 hạt . Cứ ăn liên tục như thế cho đến khi ổn định .

Bài thuốc ko độc hại có thể dùng dài ngày .Tác dụng linh hiệu . Bài thuốc này của lương y Bàng Cẩm - TTYH dân tộc quận 5 HCMC cống híên .

Nghiệm phương :

Bài này có nhiều người trị có kết quả , ít nhất 2 người mà tôi biết .

Công dụng chữa bệnh của hạt lạc

Nên ăn cả vỏ lụa bên ngoài hạt lạc. Acid béo không bão hòa trong hạt lạc (đậu phộng) giúp giảm tỷ lệ phát bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Khi ăn lạc không nên bỏ vỏ lụa. Tuyệt đối không ăn hạt lạc đã bị mốc, có thể gây ung thư. Trong y học, lạc có thể dùng để điều trị các bệnh như:

Cao huyết áp Ngâm lạc trong giấm trắng trên 1 tuần (lạc và giấm có lượng tùy thích, thời gian ngâm càng lâu càng tốt), mỗi tối trước khi đi ngủ nhai nuốt 2-4 hạt, dùng liên tục 7 ngày là 1 liệu trình, thường ứng dụng 2-3 liệu trình, huyết áp sẽ giảm đến phạm vi bình thường. Cần lưu ý không được lột bỏ vỏ trong của hạt, nếu không sẽ giảm hiệu quả, giấm ăn cũng dễ bốc hơi, dụng cụ để đựng phải kín. Sau 2-3 liệu trình, nếu huyết áp giảm đến mức bình thường, tự cảm thấy các triệu chứng đã biến mất, để củng cố hiệu nghiệm, phòng ngừa tái phát, có thể hàng tuần dùng 1 lần, mỗi lần 2 hạt. Phương pháp điều trị này còn có hiệu quả thấy rõ với người bệnh xơ cứng động mạch, giúp giảm cholesterol và triglyceride, để duy trì hiệu quả, cần nhai nuốt lâu dài.

Mất ngủ Rễ cây lạc tươi 30g, rửa sạch, bỏ trong ấm nước, dùng 150ml nước sôi để hãm, mỗi tối trước khi ngủ 1 giờ uống sạch, thường dùng 5-7 ngày sẽ thấy hiệu quả, sau khi đạt yêu cầu, liên tục dùng thêm 10 ngày càng hiệu quả.

Phù thũng Lạc 200g, táo đen 150g, thêm nước nấu 40 phút tính từ lúc sôi, rồi thêm 150g đường đen, sau khi tan, dùng 3 lần trong ngày. Thường dùng liên tục 10 đến 15 ngày mới dần dần có hiệu quả, lại tiếp tục dùng trong một khoảng thời gian để củng cố hiệu nghiệm.

Lương y Bàng Cẩm

Bài 16:

Bài thuốc nam điều trị cao huyết áp

Năm 1978, bài thuốc nam điều trị cao huyết áp chưa rõ nguyên nhân cho bệnh nhân có chẩn đoán huyết áp cao ở mức độ 1 và 2 (do nhóm các Dược sĩ, Bác sĩ lâm sàng Viện Quân y 13 Quân khu 5 nghiên cứu) đã đạt kết quả tốt và an toàn.

Bài thuốc gồm: Dừa cạn 1g Hoa đại 3g Cỏ mần trầu 10g Dâu tằm 4g

Cây Hoa đại: có tên gọi là Bông sứ trắng, Bông sứ đỏ (nước Lào gọi hoa Chămpa).

Tên khoa học: pleumeria, acutifolia Poir.

Năm 1962, khoa Dược lý Trường sỹ quan Quân Y (nay Học viện Quân y) đã nghiên cứu dạng thuốc sắc 10 - 20% - 100% cho kết quả hạ huyết áp trên thỏ, chó. Hoa khô tốt hơn hoa tươi. Hoa đại không làm giãn mạch, không có tác dụng với ngoại biên, và trên hệ phó giao cảm, mà chỉ có tác dụng trung tâm. Hoa đại có tác dụng hạ huyết áp nhanh và bền vững hơn.

So với tác dụng hạ huyết áp của Ba gạc (Rawolfia Verticillata) thì Ba gạc tác dụng chậm hơn Hoa đại, tác dụng phụ của Hoa đại ít hơn so với Ba gạc.

Có thể dùng 60g Hoa đại khô sắc uống hai lần sáng và chiều trong nhiều ngày, liên tục. Ngoài ra, Hoa đại còn chữa ho, bong gân, trật khớp, bệnh ưa chảy máu (hemophilie). + Cây dừa cạn: tên gọi: Bông dừa, Hoa hải đăng, Trường xuân hoa

Hoa có hai loại: màu trắng và màu đỏ

Tên khoa học: Catharanthus roseus (L) G Don. Ngoài tác dụng chữa cao huyết áp mà hiện nay nhiều nước trên thế giới đang tập trung nghiên cứu, điều trị, nó còn có tác dụng trong điều trị đái tháo đường, trong bệnh lý tim mạch, nhất là đối với rối loạn thần kinh tim. Trong Dừa cạn còn có chất ajmalicin, có tác dụng điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu. Dừa cạn còn có chất được xếp kháng ung thư rất tốt như: Vinblastin và Vincristin. Hiện nay Vinblastin là thuốc thứ nhất trong thành phần phối hợp của ba loại thuốc để điều trị các bệnh ung thư biểu mô, ung thư hạch (bệnh Hodgkin), ung thư tử cung, ung thư vú...

Cỏ mần trầu: tên gọi Cỏ mần chầu, Ngưu cân thảo, Sam tử thảo, Cỏ chỉ tía, Cỏ dáng, Cỏ bắc. Tên khoa học: Eleusine indica (L) Gaertn) ngoài tác dụng chữa cao huyết áp, Cỏ mần trầu có tác dụng thanh thải nhiệt, giải độc, mát gan, sốt cảm, ho khan, viêm đường tiết niệu.

+ Cây dâu tằm: có tên: Dâu ta, Mạy mọn, Co mon. Tên khoa học: Morus acidsa Griff. Toàn bộ cây Dâu tằm và quả đều cho ta nhiều chất tốt như Triterpen, protein, gluxit, Flavonoit, cumarin, các Vitamin B, C, D, caroten, các axit hữu cơ khác. Dâu tằm rất tốt trong điều trị ho và đái dầm ở trẻ em. Hen suyễn, ho ra máu, cho an thần kinh và ngủ tốt cho người lớn.

Ngày 20/10/1978, với số kiểm nghiệm 8G – 406, Phòng kiểm nghiệm Cục quân y Bộ Quốc phòng đã sắc một gói chè cao huyết áp với 300ml nước đun sôi còn lại 100ml cho thỏ uống.

Trước khi uống, số huyết áp của thỏ 100/95 mmHg, sau uống 20 phút, số huyết áp được đo xuống còn 75/10mmHg. Có kết luận là chè cao huyết áp có tác dụng tốt cho cả hai thì tâm thu và tâm trương, thỏ không có phản ứng phụ và an toàn tuyệt đối.

Năm 1979, thuốc đã được điều trị cho một số bệnh nhân có chẩn đoán cao huyết áp giai đoạn I và giai đoạn II tại khoa nội 2, Viện Quân y 13 - Quân khu 5 và chọn lọc một số bệnh nhân có chẩn đoán cao huyết áp như trên, ở khoa nội 2 Viện Quân y 103 - Học Viện Quân y, cho cả bệnh nhân nội và ngoại trú đều đạt kết quả rất tốt.

Chè cao huyết áp sau này chuyển thành dạng viên bọc đường màu xanh cam, đẹp, cứ 6 viên 0,5g, bằng lượng của 1 gói. Công trình nghiên cứu cũng đã được báo cáo trong hai Hội nghị nghiên cứu khoa học tháng 12 năm 1919 tại Viện Quân y 13 quân khu 5 và Hội nghị nghiên cứu khoa học tại Bộ môn Nội chung Học viện Quân y ngày 12 tháng 12 năm 1980.

Hiện nay, chiến lược điều trị bệnh nhân cao huyết áp cho phép các bệnh nhân điều trị tại nhà, việc dùng YHCTDT là rất phù hợp, hiệu quả cao, ít có tác dụng phụ. Cỏ cây rau quả trong vườn nhà ở đâu cũng có, như các cây cỏ trên hay Trái nhàu... giúp bệnh nhân giữ ổn định huyết áp “tối ưu” theo cơ địa và theo độ tuổi.

Nhưng điều cốt lõi để đảm bảo sự an toàn và bền vững trong điều trị cao huyết áp là bệnh nhân phải tự giác thực hiện tốt các chế độ kiêng khem như: bỏ thuốc lá, rượu bia, ăn nhạt ít muối, mắm, hạn chế mỡ động vật, đường và các tinh bột, tập uống nước nhiều trong ngày, không cần phải uống nước một lượng nhiều vào buổi sáng mà lâu nay chúng nay chúng ta thường làm.

Buổi tối không nên ăn quá no, giữ tốt chức năng bộ máy tiêu hoá không nên để táo bón. Kiên trì sử dụng các thuốc YHCT trong điều trị các bệnh nội khoa mãn tính nói chung với bệnh huyết áp cao chưa rõ nguyên nhân mạn tính nói riêng là một hướng đi đúng, chúng ta nên nghiên cứu thận trọng để sàng lọc sử dụng.

BS. Trang Nam Chi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 17:

Ngứa

Ngứa là một chứng phổ biến, hay gặp nhiều trong mùa nắng nóng. Dân ta thường xếp nó vào một trong hai cực hình khó chịu bậc nhất: 'đau đẻ, ngứa ghẻ', nó bắt phải 'sột soạt luôn tay tựa gẩy đàn',...

Trên thực tế, ngứa không chỉ do ghẻ và các ký sinh trùng gây bệnh ngoài da, mà còn do nhiều bệnh khác dẫn tới như: ung thư, đái tháo đường, bệnh gan mật, bệnh thận, rối loạn chức năng thần kinh, dị ứng..

Nếu để kéo dài, chứng ngứa sẽ gây cho người bệnh trạng thái căng thẳng, cáu gắt bực bội triền miên, từ đó ảnh hưởng sâu sắc đến tâm thần, làm giảm sút năng suất, chất lượng công tác, học tập.

Để giải quyết chữa trị một số chứng ngứa thông thường, chúng tôi xin giới thiệu một bài thuốc Nam độc đáo mới sưu tầm được trong dân gian, bước đầu ứng dụng đã thu được nhiều kết quả khả quan.

Bài thuốc gồm 7 vị, có thể tìm thấy dễ dàng ở mọi miền trên đất nước ta.

Đó là : Rau má, Chó đẻ, Cỏ sữa nhỏ lá, Đậu săng (mỗi thứ một nắm, khoảng 60g tươi hoặc 30g khô), Khoai lang (một củ), Đường bát (đường đen xứ Quảng) 1/4 tán, Gan heo tươi (1 lạng).

Tất cả rửa sạch cho vào om, đổ 2 lít nước, sắc còn 1 lít, chia uống 3 lần trong ngày. Không để qua ngày vì dễ thiu.

Theo chúng tôi, bài thuốc dân gian này độc đáo ở chỗ nó hoàn toàn tuân thủ về lý - pháp - phương - dược của Đông y học cổ truyền.

Theo Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn, tác phẩm kinh điển của Đông y thì các chứng ngứa đều do huyết hư không nuôi dưỡng được da thịt mà gây ra (chư dưỡng vi hư huyết bất vinh cơ tấu sở dĩ dưỡng dã).

Lại nói các chứng đau ngứa lở đều thuộc vào Tâm (chư thống sang dưỡng giai thuộc vu tâm). Nên nhớ tạng Tâm của Đông y không chỉ riêng trái tim mà còn bao quát cả hệ tuần hoàn và thần kinh tri giác (Tâm chủ thần minh, Tâm chủ huyết mạch). Theo học thuyết ngũ hành, Tâm thuộc hành hoả, liên quan với mùa Hạ. Điều này giải thích vì sao mùa Hạ chứng ngứa phát sinh nhiều nhất và thường gặp phải ở những người có cơ địa huyết nhiệt (biểu hiện lâm sàng: nóng lòng bàn tay, bàn chân, vùng ngực; phát sốt nhẹ vào lúc xế trưa; môi đỏ, miệng khô, chất lưỡi đỏ nhợt, hay khát nước, tiện táo bón, tiểu tiện vàng, mạch nhanh, hay cáu gắt, mất ngủ...).

Cũng theo học thuyết Ngũ hành, Can Mộc sinh tâm hoả, căn cứ nguyên tắc “con hư thì bổ mẹ”, muốn trị bệnh ở tạng Tâm, phải tăng cường chức năng tàng huyết và sơ tiết của tạng Can (sinh lý học hiện đại gọi là chức năng dự trữ máu và chức năng khử độc hay chức năng bảo vệ của gan).

Nói tóm lại, muốn chữa chứng ngứa phải nhằm vào hai tạng Tâm và Can, và dùng phép chữa dưỡng huyết, thanh nhiệt, tiêu độc, khu phong trừ thấp. Khảo sát các vị thuốc trong bài thuốc này ta thấy chúng hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu về phương pháp chữa đã nêu trên.

Rau Má: Tên chữ Hán là Liên tiền thảo, tên khoa học Centella asiatica Urb. Vị hơi đắng nhạt, thơm, tính mát. Tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, sát trùng, cầm máu, chữa rôm sẩy, mẩn ngứa...

Chó đẻ: Còn gọi là Chó đẻ răng cưa, Diệp hạ châu, Diệp hoè thái. Tên khoa học Phyllanthus Urinaria L. Vị đắng, tính mát. Tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết.

Cỏ sữa nhỏ lá: Hồng liên thảo, Địa cầm thảo. Euphorbia thymifolia Burm = Euphorbia humifusa Will. Vị đắng, tính mát. Tác dụng thông huyết, cầm máu, giảm đau, tiêu độc, sát trùng, thông sữa, lợi tiểu.

Đậu săng: Còn gọi Đậu cọc rào, Đậu chiều, Đậu chè, Mộc đậu. Cajanus flavus D.C.= Cajanus indicus speng. Lá cành Đậu săng có vị nhạt, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu thũng, giảm đau.

Khoai lang: Cam thự, Ipomoea batatas Lamk. Vị ngọt, tính bình. Tác dụng nhuận trường, bổ tỳ vị.

Đường đen: hay Đường đỏ, tức Đường mía (thành phần chủ yếu: sacaroza), chế thủ công thành từng tán, thường gọi Đường bát Quảng Nam. Vị ngọt, tính ấm. Tác dụng hoà trung, trợ tỳ vị, hoạt huyết, tán ứ, nhuận tâm phế khi táo nhiệt.

Gan heo ( trư can): vị ngọt đắng, tính ấm, tác dụng bổ gan, dưỡng huyết, sáng mắt, vừa là thức ăn bổ dưỡng, vừa làm chức năng dẫn thuốc quy về kinh tạng can theo nguyên tắc “đồng khí tương cầu”.

Như vậy, trong bài thuốc: Gan heo, Đường đen, Khoai lang là các vị thuốc bổ huyết, bổ tỳ vị (tỳ sinh huyết). Riêng Khoai lang còn có tác dụng nhuận trường. Còn các vị Rau má, Chó đẻ, Cỏ sữa, Đậu săng là thuốc thanh nhiệt tiêu độc. Từ phân tích lý - pháp - phương - dược như trên, chúng tôi đã mạnh dạn ứng dụng điều trị bằng cách kê đơn và hướng dẫn người bệnh tự tìm thuốc trong nguồn thuốc Nam hoang dã, hầu như không tốn kém.

Theo dõi kết quả, chúng tôi nhận thấy bài thuốc rất thích ứng các chứng ngứa ngoài da mà mắt thường không thấy gì đặc biệt (trừ những tổn thương do gãi). Thường chỉ dùng từ 1 đến 3 thang là có kết quả. Sau đó có thể dùng thêm vài ba ngày nữa (liều lượng giảm 1/2 )để phòng tái phát.

Đối với các bệnh ngoài da như ghẻ, nấm (có tổn thương da mà mắt nhìn thấy được như nốt ngứa, luống ghẻ...) mà cơ địa người bệnh nóng nhiệt có thể dùng bài này uống trong kèm với thuốc bôi ngoài đặc trị theo từng loại bệnh thì kết quả càng nhanh. Đối với các bệnh khác dẫn đến chứng ngứa cần điều trị bệnh gốc đồng thời có thể kết hợp bài này để giảm ngứa. Nhưng lưu ý, người bệnh có triệu chứng hàn (như sợ lạnh, ăn kém, ỉa chẩy lỏng kéo dài...) thì không được dùng bài này.

Bài 18:

Thuốc chữa rụng tóc và tóc bạc sớm

. Xuất xứ : Bài thuốc từ người dân tộc vùng Cao Bằng .

Nội dung :

a/ Thuốc uống :

- Cỏ mần trầu : 10 gam

- Hái ngoài vườn , bờ cỏ

- Ngũ gia bì : 15 gam - Mua tiệm thuốc đông y

- Khúc khắc : 25 gam - Mua tiệm thuốc đông y

- Đỗ trọng : 15 gam - Mua tiệm thuốc đông y

- Cam thảo : 5 gam - Mua tiệm thuốc đông y

- Nhân trần : 5 gam - Mua tiệm thuốc đông y

- Đổ 4 bát ăn cơm nước sạch . Đun còn 1 bát . Uống 1 lần sau bữa ăn chính 15 phút . Bã còn lại đổ nước như trước , đun uống bữa tiếp theo trong ngày .

Kiêng chất tanh , lạnh , kích thích , rau muống , cà chua, hồng xiêm ( caboche)

- Phụ nữ có thai kiêng dùng . Chị em đến chu kỳ kinh phải ngừng trước và sau 5 ngày . Vào mùa đông cho thêm vào mỗi thang 3 lát gừng tươi, nướng qua lửa .

2- Gội đầu :

Cỏ mần trầu tươi lấy toàn bộ cây : lá + rễ , rửa sạch : 200gam .

Bồ kết 3 quả bóc bỏ hạt . ( trường hợp chữa rụng tóc cho thêm củi dâu

- Rễ cây dâu tằm đốt cháy tồn tính : 50-100gam )

Bỏ Cỏ mần trầu + (củi dâu) vào nồi 2 lít nước đun sôi . Giữ nhỏ lửa khi sôi 5 phút . Dùng đũa đảo đều , bắc xuống cho bồ kết vào . Đậy vung để sau 15 phút . Chế nước sạch vào cho đủ độ ấm rồi gội cho kỹ . Nếu ai chịu được chua đầu thì khỏi tráng lại nước sạch , ai ko chịu được thì có thể tráng lại bằng nước âm ấm.

* Kết hợp cả 2 bài này có tác dụng : Dễ ngủ, chữa đau đầu do hoả , bổ máu , giảm chứng thận suy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

nuhoangaicaptk21 xin chia sẻ cùng mọi người vai kinh nghiệm hay đã tự kiểm nghiệm có kết quả như ý !

-1 . Chữa ngứa do nấm hoăc là tổ đỉa ở chân tay : Dùng Bạch truật ( mua hiệu thuốc bắc ) đốt trong ông bơ xông vào chỗ ngứa đó liều lượng nhìu hay ít, mau hay chậm là tuỳ vào độ năng của bệnh ! có rất nhiều người chữa đã lâu vái tứ phương luôn ko khỏi nhưng ....nấm ngứa...nhất là nấm tổ đỉa gặp vi thuốc này là gặp khắc tinh luôn đó các bác ạ ! nuhoangaicaptk21 coi việc chia se bài thuốc này của vi thầy thuốc đã chia sẻ cho mình như một lời tri ân !

-2 Chữa viêm tai giữa với tre em . Dùng bột Hoàng Liên tán mịn thổi vào tai trẻ tai se hết ngay triệu chứng rỉ nước vàng khi sang ngày thứ 2....( ko thích hợp với những bé đã mãn tính hoặc đã điều tri dài ngày ) phải dung kết hợp kháng sinh theo chi dinh của bác si !

( còn nữa )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 19:

SỎI TIẾT NIỆU

Trong tất cả sỏi tiết niệu, sỏi niệu quản hay gặp nhất và nguy hiểm nhất.

Niệu quản là con đường độc đạo dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Nếu niệu quản bị tắc do sỏi thì thận sẽ giãn dần, ứ nước, rồi ứ mủ, quả thận bị hủy hoại. Nếu bị cả hai bên thì hay bị vô niệu.

Nếu không điều trị kịp thời thì hai quả thận sẽ bị chết và người cũng chết luôn. Bệnh thì nguy hiểm như thế nhưng điều trị thì đơn giản, có hiệu quả tốt, ít tốn kém nếu điều trị sớm, đúng phương pháp.

Ngoài cách mổ ra thì có nhiều cách điều trị nội khoa làm cho sỏi thoát ra ngoài. Và cách đơn giản nhất là uống nhiều nước và vận động. Một ngày ít nhất 2,5lít nước lợi tiểu.

Vận động có nhiều cách. Đơn giản nhất là nhảy dây, đánh bóng bàn, bóng chuyền, đi xe đạp bơm căng và đạp trên đường gồ ghề. Một số nước dùng ghế có máy rung ... Nếu sỏi nhỏ bằng hạt lạc, hạt đỗ đen, bề mặt trơn tru, chưa bị dính chặt vào thành niệu quản thì có thể ra sỏi khá dễ. Đã điều trị có kết quả cho hàng trăm bệnh nhân theo phương pháp này. Lẽ tất nhiên là phải có chỉ định và theo dõi của bác sỹ chuyên khoa để thay đổi cách điều trị, khi cần thiết phải mổ.

Bác Sỹ: Nguyễn Bá Phiên

Uống nước phải được lọc kỹ, đun nước phải đạt 100oC, tránh uống nước bằng cách cho sục điện vào sẽ tạo sỏi nhanh hơn. Ngoài ra sỏi niệu quản khi chưa bị dính chặt vào thành niệu quản, viên sỏi chưa to thì nên dùng các bài thuốc dân gian:

Kim tiền thảo bán rất nhiều hiệu thuốc

Dây tơ hồng xanh hay tồn tại ở các bụi, cành cây ở vùng núi và trung du rửa sạch giã nhỏ vắt nước uống đều đặn thì sỏi dần dần sẽ mòn và thoái ra ngoài bằng đường tiểu tiện (chú ý Dây tơ hồng xanh khác hoàn toàn với Dây tơ hồng vàng)

Còn nếu thấy đau nặng vùng thắt lưng, bí đái, đái dắt kèm ra máu, siêu âm thấy sỏi to, dính chặt vào thành niệu quản thì nên chữa bệnh bằng Tây Y như uống thuốc hoặc tán sỏi theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

Đây là một phương pháp vận động toàn thân đơn giản nhất, thú vị nhất, không khó khăn, không phải tập trung tư tưởng mà chỉ là đi dạo đi chơi mà thôi. Thế nhưng lợi ích của đi bộ thì không hẳn ai cũng biết.

Người ta so sánh các môn thể dục thể thao khác với môn thể dục đi bộ thì thấy rằng môn này cũng làm tiêu hao calori nhiều nhất. Thí dụ một người nặng 75 kg và thực hành trong một giờ một trong các bộ môn thể dục sau đây thì số calori được tiêu hao sẽ như sau: Bơi lội 18mét/phút, 288 calori. Aerobic dancing, 414 calori. Đi bộ 7 kilômét/giờ, 936 calori. Như vậy đi bộ giúp người ta giảm cân dễ dàng, ngoài ra nó còn ngăn ngừa bệnh tim: Khi đi bộ nhanh, trong cơ thể đã được sản xuất thêm cholesterol tốt. Chất này giúp cơ thể của bạn ngăn ngừa các bệnh về tim.

Đi bộ ngăn ngừa được bệnh mềm xương, làm cho bắp thịt rắn chắc, các dây cơ vững vàng, giữ xương thăng bằng, bệnh mềm xương thường xảy ra cho người lớn tuổi. Do đó môn thể dục đi bộ rất thích hợp cho người lớn tuổi, nhất là phụ nữ. Tuỳ theo tuổi tác mà bạn có thể đi bộ nhiều hay ít.

Cứ đi bộ mỗi sáng, chiều độ 4 đến 5 km là được. Đi nhanh tốt hơn đi chậm và đi chậm tốt hơn là không đi. Đi như vậy chừng nửa năm thì chứng đau lưng, cứng lưng, đau thần kinh tọa tiêu tan lúc nào không biết, chân bắp cứng ra, bụng bớt mỡ, cơ thể ngày thêm nhanh nhẹn.

BÀI THUỐC LÀM TEO NHỎ SỎI THẬN

1 trong những căn bệnh gây mệt mỏi là thận hay làm sỏi , nên ăn nhiều đậu hũ không được cũng như các thức ăn nhiều canxi ,việc này là nỗi ưu lo cho nhiều người già , xương cốt đã bắt đầu rệu rã mà lại không bổ sung được lượng canxi hợp lý.

Mẹ nghe lời thầy dân gian và mua ngò ôm ( rau ôm ) về xay lấy nước uống , thậm chí ăn nhiều rau ôm trong các bữa ăn cũng là phương pháp hay , thế là dần dà viên sỏi to như hạt đậu phộng mà hôm đi bệnh viện chộp được teo nhỏ lại rõ rệt , kết quả xét nghiệm bacsỹ cho biết vậy , các huy nh đệ áp dụng thử xem.

Bài 20:

Thảo dược chữa ung thư

Không chỉ chữa được viêm da, sỏi mật, viêm gan..., cỏ lưỡi rắn trắng còn giúp phòng trị nhiều loại ung thư. Dân gian từng truyền tụng một bài thuốc chữa ung thư gan hiệu nghiệm được cho là của một tử tù, với 2 cây thuốc là cỏ lưỡi rắn trắng và bán biên liên.

Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc. Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi… Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch… Tại Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo còn được dùng chữa các bệnh viêm gan virus, sốt, lậu… Tương đồng với y học Ấn Độ, một số nước cũng dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh viêm gan. Trung Quốc đã bào chế một loại thuốc từ thảo dược với tên Ất can ninh, thành phần có bạch hoa xà thiệt thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô?… Theo các nhà khoa học, Ất can ninh có tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của virus và phục hồi chức năng gan, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm gan virus B. Thảo dược này cũng có mặt trong Lợi đởm thang bên cạnh các thành phần nhân trần, kim tiền thảo, dùng chữa sỏi mật, viêm đường mật ở Trung Quốc. Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60 g thuốc khô, tương đương với khoảng 250 g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…

Một số bài thuốc Nam đơn giản

Chữa ung thư gan: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, chó đẻ răng cưa 30 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60 g, hạt bo bo 40 g, đường đỏ 40 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa phù thũng: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, rễ cỏ tranh 30 g, râu ngô 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa viêm gan vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, chó đẻ răng cưa 30 g, nhân trần 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim tiền thảo 20 g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, nhân trần 40 g, kim tiền thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật…

Chữa lỵ trực trùng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, rau sam 20 g, lá mơ tam thể 20 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa lỵ, viêm phần phụ: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang. (Phúc kiến trung thảo dược).

Chữa nhọt lở: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim ngân hoa 20 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa rôm sảy: Bạch hoa xà thiệt thảo, cúc liên chi dại. Hai vị lượng bằng nhau. Dùng để nấu nước tắm.

Chữa vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 200 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa mụn nhọt: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa rắn cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 100 g, giã nát, cho thêm nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn, còn nước uống.

Cho em hỏi là hai vị thuốc anh trình bày ở bài đầu là Bách Hoa Xà và Bán Liên Chi có thể mua ở đâu? ngoài tiêm thuốc bắc có bán không? Khi sắc thì sắc lá tươi hay lá đã phơi khô? Con em 5 tuổi thì mỗi lần sắc liều lượng khoảng mấy chỉ?

Xin trả lời : Hai vị thuốc trên có thể mua ở bất cứ hiệu thuốc Bắc - Nam nào . Tất cả đều là dạng khô .

Lưu ý nhớ rửa cho thật sạch kẻo rất nhiều đất . Mỗi lần mua độ 30.000 VND là uống được 1 tuần . Người lớn , trẻ em đều dùng được , tốt nhất là uống thay nước hàng ngày vì vị thơm rất dễ uống . Phụ nữ uống bài thuốc này tốt hơn là đi SPA chăm sóc da , nhất là những vị bị nám , trứng cá , tàn nhang ....

Share this post


Link to post
Share on other sites

PhamHung có nhiều bài hay giá trị nhỉ ? Gần với dân gian xưa mà không cũ! ai ai cũng cần. Và được công nhận từ Sức Khỏe & Đời Sống.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PhamHung có nhiều bài hay giá trị nhỉ ? Gần với dân gian xưa mà không cũ! ai ai cũng cần. Và được công nhận từ Sức Khỏe & Đời Sống.

Vâng, thưa Cô Wild! Chính vì rất gần với dân gian mà lại dễ áp dụng nên phamhung chia sẻ để các AEC tham khảo nếu cần ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 21:

Lược vàng huyền bí", "Lược vàng kì diệu"...

(Về bài báo ở nước Nga viết năm 2001, trong đó thuật lại một số trường hợp dùng thảo dược Lược vàng chữa bệnh tuyệt vời).

Lời dẫn: Nhân một số tờ báo đưa tin, "Thần dược Lược vàng chứa chất độc làm chết chuột... và đưa ra lời khuyên, chưa có thông tin chính xác người dân không nên dùng Lược vàng để chữa bệnh" đã làm tôi suy nghĩ về cội nguồn câu chuyện thảo dược Lược vàng du nhập vào nước ta để từ đó tìm lời giải đáp.

Tôi (Nguyễn Hiền Nhân) đã tìm đọc lại bài báo Nga dịch ra tiếng Việt nói về cây Lược vàng truyền bá vào nước ta cách nay gần 10 năm. Hóa ra dân mình đã tín nhiệm thảo dược Lược vàng bởi một số trường hợp chữa khỏi bệnh nặng đến kì diệu như vậy, nên từ ngày ấy dân mình đã hăng hái trong việc trồng và dùng Lược vàng để chữa bệnh. Từ tháng 11 năm 2008 đến nay, báo "Người cao tuổi" đã liên tục giới thiệu về "Thần dược Lược vàng" đã chữa khỏi bao nhiêu chứng bệnh trong dân một cách yên bình.

"Huyền bí, chữa bệnh, tuyệt vời" - đó là nội dung bài báo được Vơ-la-đi-mia O-gác-cốp viết đăng ở tạp chí "Sức Khỏe & Đời sống" "30 K" số 20 năm 2001. Bài báo thể hiện sự ngạc nhiên, vì cho đến nay người ta chưa công bố chính thức trong Dược điển, còn nhân dân thì gọi là cây "Lược vàng".

Posted ImageTừ điển Bách khoa toàn thư Nga viết về cây Lược vàng..

Cho đến nay, bạn đọc đã nhiều lần viết thư kể về công hiệu và những đặc tính khác nhau của loại thảo dược này. Hôm nay hiệu thuốc Đông Y chúng tôi một lần nữa nhắc lại và lưu ý cho mọi người về công dụng của loài thảo dược này.

Đâu là phép mầu kì diệu?

8 năm trước đây, tôi đột nhiên bị đau khủng khiếp ở cẳng tay và đốt sống cổ từ số 4 đến số 6. Tôi không thể ngoái đầu lại được, không cử động và nâng tay được v.v... Tại phòng khám đa khoa ở địa phương, người ta khám và chẩn đoán - vôi hóa đốt sống cổ số 4~6, xếp tôi vào nhóm thương tật mức 2. Họ bắt đầu điều trị bằng tiêm, xoa bóp. Nhưng tất cả việc này đã không làm bớt đau chút nào.

Đến giúp việc cho tôi là một phụ nữ tên là Va-len-tin Pê-trôp-na Các-trin-xi-na. Ở nhà cô ấy từ lâu đã có cây Lược vàng (Lúc nào cũng có bình rượu ngâm). Bôi, xoa bóp 3~4 lần/ngày ở đốt sống cổ và cẳng tay. Tôi đã được chữa khỏi căn bệnh này cho đến ngày nay. Tôi không hề bị cảm lạnh, đau cánh tay nữa. Khi đó tôi phải băng 4 lớp bông băng tẩm rượu ngâm, 2 lớp gạc. Tất cả bây giờ đã qua rồi.

Hiệu quả điều trị kì diệu của loài thảo dược này đã khêu gợi tính tò mò của tôi. Tôi biết rằng, uống loại rượu ngâm này điều trị các bệnh nội tạng như bệnh lao, bệnh đái tháo đường, bệnh u bướu. Vì vậy, tôi tự đưa ra công thức pha chế. Thân cây Lược vàng - 12 đốt mắt (cắt ra) - ngâm với 0,5 lít rượu Vodka, đậy kín, bảo quản 10 ngày trong chỗ tối. Uống mỗi lần từ 25 giọt đến 1 thìa nhỡ.

Bây giờ tôi đã 80 tuổi, năm 2001 tôi làm việc trong một trường phổ thông. Tôi bị xe tông phải, lái xe bỏ chạy. Để tôi nằm trong vũng nước lạnh buốt với rất nhiều vết thương nặng và chấn thương sọ não. Trong viện cấp cứu người ta nói rằng, "Tôi sinh ra vào giờ hoàng đạo nên rất may mắn và cao số". Họ băng bó và khâu vết thương cho tôi. Sau 2 ngày tôi hồi tỉnh với chân trái thâm đen từ gót đến mông, cơ bị dập nát, không bị gãy xương. Ngày thứ hai, đến thăm tôi là Va-len-tin Pê-trôp-na với bình rượu ngâm Lược vàng. Lúc này cô ấy ngồi và xoa bóp rượu thuốc cho tôi mấy lần lên chân. Sáng ngày hôm sau mọi thâm tím đều biến mất hết. Giấu không cho bác sĩ biết, trong vòng 10 ngày uống rượu thuốc ngâm theo liều lượng 1 thìa nhỡ/lần, 3 lần/ngày, vào trước bữa ăn. Nghỉ uống 7 ngày, sau đó tiếp tục 2 đợt uống như vậy ở nhà. Sau 1 tháng tôi có thể ngồi, và sau đó 1 tháng nữa, đi lại bằng gậy, sau 4 tháng tôi đã đi ra phố.

Vào tháng 7 năm ngoái, bạn gái tôi đột ngột đau dữ dội ở dạ dày. Gọi cấp cứu. Trong bệnh viện Quy-bu-xép-xki người ta chẩn đoán bà ấy bị u nang đại tràng cấp - ung thư. Họ đã mổ cắt khối u, cấy ống thoát dịch và ghi vào giấy sau 3 tháng quay lại viện khám lại. Suốt thời gian nằm ở nhà, uống rượu thuốc ngâm lược vàng với liều lượng 25 giọt/lần và bôi rửa vào vết mổ khâu. Sau 3 tháng bà ấy quay lại bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, khám lại thì lỗ cấy ống thoát dịch đã biến mất, vết khâu đã lành hẳn. Bà ấy tiếp tục uống rượu thuốc ngâm. Chỗ vết mổ khâu bây giờ chỉ còn lại một sẹo nhỏ - chỗ cấy ống thoát dịch. Trái ngược với mọi dự đoán, nay đã 70 tuổi, bà ấy vẫn làm việc và cảm thấy sức khỏe tuyệt vời.

Anh trai của bạn gái tôi sau 2 tháng rưỡi điều trị ở khoa u bướu, họ viết giấy cho về nhà chờ chết vì bị ung thư dạ dày, mổ xẻ bây giờ đã quá muộn! Ông ấy đã uống rượu thuốc ngâm Lược vàng với liều lượng 1 thìa nhỡ. Sau 3 tuần, huyết sắc tố tăng từ 42 đến 120. Cảm thấy sức khỏe tốt, tăng cân, kiểm tra trong bệnh viện cho thấy khối u biến mất, không còn vết tích gì ở ổ bụng.

Huyền bí, chữa bệnh, tuyệt vời, kì diệu của thảo dược Lược vàng là như thế đấy. Tôi đã nhân giống cây này trồng trên toàn bộ 4 cái chậu trước 2 bệ cửa sổ hoặc ở đâu đó có thể.

Da-vui-den-co Alếch-xan-dre Alếch-xeev-na (192242, tp St.Pê-téc-bua đường Bu-kha-ret-xkaia, Nhà 23, cụm 1, căn hộ 922).

Cô ấy sử dụng và đã sống

Một năm rưỡi trước đây, qua người bạn cùng phòng cho biết sự bồi bổ mầu nhiệm của cây thuốc nhà - được gọi là cây bắp. Tôi đã trồng nó và dùng để dự phòng. Tôi đã đi tất cả các thư viện của thành phố Ki-si-nhốp, để làm rõ tên khoa học và tính điều trị của loài cây này. Đã thấy, đó là cây hoa chùm kép - đơn giản là cây Sâm nhà, cây Tóc tươi, cây Bắp, cây Lược vàng. Trong thời gian gần đây, Tạp chí "30 K" đã nói nhiều. Tôi nhắc lại lần nữa vì sau nhiều lần thực nghiệm trên bản thân, tôi đã tìm ra phương pháp sử dụng mới. Không phải ngâm rượu, mà nhai sống, bằng cách nhai kĩ Lược vàng ngay sau khi cắt. Vì như vậy, phương pháp này tận dụng hết công hiệu của nó. Còn cách điều trị, như tôi đã thuyết minh, sử dụng không chỉ chồi, búp, mà còn thân lá, thậm chí cả rễ.

Tính hiệu quả nhất, là sử dụng đoạn thân dài 2~3 cm, dùng nó 3 lần/ngày vào nửa giờ trước khi ăn. Dựa vào sự cảm nhận của bản thân người dùng mà có thể tăng hoặc giảm liều lượng xuống 1~2 cm. Ban đầu tôi sử dụng thảo dược mầu nhiệm này 2 lần/ngày, theo chu kì 15~30 ngày, bây giờ tôi dùng hằng ngày. Tôi cảm thấy không có phản ứng gì mà rất tốt. Thứ nhất, sung sức, cường tráng, muốn làm gì thì làm. Thứ hai, Ung thư dạ dày của tôi đã êm, bệnh đau rát thực quản biến mất, sau đó táo bón (bí đại tiểu tiện) ngừng hành hạ tôi. Bệnh sỏi thận bị đẩy lui, thật bất ngờ đối với bác sĩ theo dõi, sau 15 năm tôi trị bệnh, đi tất cả các trại điều dưỡng. Trước khi bắt đầu dùng Lược vàng, tôi bị phát bệnh đục thủy tinh thể, không nhìn thấy được. Sau một tháng dùng theo quy trình trên thì dừng, và bây giờ tôi đã nhìn thấy, thậm chí đã nhìn thấy rõ hơn trước. Sử dụng Lược vàng giảm huyết áp và làm thông động mạch vành. Bây giờ sử dụng thuốc với liều lượng chỉ cần một nửa.

Trong cơ thể tôi bị rối loạn mất cân bằng nước và muối khoáng, vôi hóa khớp xương và các bệnh khác. Qua 2 tháng, sau khi nhai nuốt Lược vàng, các bào tử vôi biến mất. Việc uống Lược vàng chữa bệnh vôi hóa các khớp xương tốt hơn. Không rát cổ, không đau họng, sổ mũi, lợi vững chắc hơn.

Mu-chi-ep-va A.D (277038, tp Ki-si-nhép, phố Clê-che-ban, nhà 84, căn hộ 38).

Tôi không đầu hàng

Từ lâu tôi chuyên đặt mua Tạp chí Ves-nhich, nó trở thành cuốn sách trên bàn của tôi. Bây giờ mọi người thường đến tôi tìm lời khuyên rằng, nếu điều trị thế này hay thế kia theo tạp chí (Sức khỏe & Đời sống) "30K". Lương hưu không đủ trang trải cho tất cả, rằng báo đã nói cái gì hay nhất. Tôi và vợ thương tật nhóm một. Tôi bị cắt 1/3 chân và bệnh đái tháo đường. Còn vợ tôi bị bại liệt sau cơn đột qụy. Vợ chồng tôi sống cùng nhau, bây giờ tôi vừa là chủ, vừa phục vụ vợ. Tự làm tất cả mọi việc. Đối với tôi, nghỉ ngơi tốt nhất là làm việc. Ngồi trên ghế, cuốc xới đất trên vườn rau, trồng tỉa rau. Cho tới thời gian gần đây, tôi chăn dê và gà. Vào năm 2002, tôi gieo bí ngô khổng lồ. Nếu có ai đó cần hạt giống, tôi có thể gửi thẳng vào phong bì thư. Có kèm địa chỉ cho tôi. Tôi nói cách gieo trồng như thế nào. Dù sao thì hạt bí ngô cũng rất có ích cho người bị bệnh gan, tim, thận.

Điều trị bệnh đái tháo đường từ Lược vàng: Tán nghiền lá Lược vàng, loại lá dài 20 cm, đổ ngập 1 lít nước sôi, quấn ủ hãm. Mỗi ngày uống nước hãm từ 3 lần, trước bữa ăn 10 phút, theo liều lượng 50 gam dạng ấm nóng. Kết quả đã xác nhận qua phân tích mức đường trong máu giảm. Thực nghiệm một công thức pha chế: Cắt 2 đoạn thân Lược vàng, mỗi đoạn dài 7 đốt mắt, ngâm 10 ngày trong 250 CC rượu Vodka. Bắt đầu uống 2 lần/ngày, với liều lượng 5 giọt/lần. Tiếp tục sử dụng như vậy.

Cách dùng là, cứ mỗi ngày tăng thêm 1 giọt, tăng cho đến 12 giọt thì giảm dần theo từng ngày cho trở về tới liều lượng như lúc uống ban đầu. Cần uống 5 đợt như vậy, giữa các đợt có nghỉ uống một số ngày. Sau đợt 1 và 2 mỗi đợt nghỉ uống 7 ngày. Sau đợt 3 và 4 mỗi đợt nghỉ 10 ngày. Tôi đã làm hoàn toàn như vậy và cảm thấy bây giờ rất dễ chịu. Làm việc thoải mái, Tôi nói lên điều này để muốn tất cả độc giả của báo được biết.

Et-cô-va Phê-đo-ru Phi-li-pô-vit-tru (355031, Sta-vrô-pôn, phố 9 tháng 1, số nhà 26 "A").

Nguyễn Hiền Nhân

Có ba ông khỏi bệnh nhờ lược vàng

Ngày 27 tết Kỷ Sửu, ông Phạm Văn Hồng, 65 tuổi, ở Tú Loan, Quảng Hưng, Quảng Trạch, Quảng Bình - ĐT (052) 2246212 bị nôn và đại tiện ra máu tươi, phải vào cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Bắc Quảng Bình.

Qua xét nghiệm, hồng cầu trong máu của ông chỉ còn 2,5 triệu, bệnh không thuyên giảm. Chiều 29 tết, gia đình đem ông về nhà để chuyển vào bệnh viện Huế.

Đêm 30 tết, ông lại bị nôn ra máu rất nhiều. Trước tình hình đó, gia đình không thể chuyển ông vào Huế được vì sợ không an toàn trên đường đi, chưa nói đến việc rất phiền hà trong ngày tết. Trước tình hình nguy kịch, con ông đã dùng lá lược vàng để may ra kéo cha ra khỏi lưỡi hái tử thần.

Kì lạ thay, chỉ 6 lá lược vàng chia làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 tiếng, đã chặn đứng hiện tượng ông Hồng nôn ra máu. Sau 10 ngày sử dụng lá lược vàng, sức khỏe ông dần dần hồi phục. Gia đình đưa ông vào bệnh viện Trung ương Huế. Bác sĩ cho biết, ông bị xơ vữa động mạch rất nặng, phải cẩn thận trong ăn uống và sinh hoạt đi lại. Sau khi khám xong ông về nhà ngay. Hằng ngày nhai 5, 6 lá lược vàng, uống thêm canh dưỡng sinh (1). Từ chỗ “gầy xác ve” nay ông Phạm Văn Hồng da dẻ hồng hào, tăng thêm 6kg so với trước khi ốm. Hiện nay, ông sợ béo phì nên rút bớt khẩu phần cá, thịt và tạm dừng uống canh dưỡng sinh. Ông Hồng nói: “Lược vàng đã cứu tôi thoát chết”!...

Đại tá Nguyễn Phụ, 79 tuổi tại Minh Lợi, Quảng Thọ, Quảng Trạch, Quảng Bình - ĐT: (052) 3513775 bị u xơ tiền liệt tuyến, đã hai lần phẫu thuật, về nhà uống trinh nữ hoàng cung theo cách chỉ dẫn của bác sĩ Nguyễn Xuân Hưởng, nhưng mỗi lần tiểu tiện thường gây khó chịu. Ngày mồng một tết Kỷ Sửu (2009), cụ đi tiểu tiện ra máu tươi. Hiện tượng này kéo dài 5 ngày liền (vì sợ ngày nghỉ tết nên không đưa vào bệnh viện). Sức khỏe suy sụp, tình hình rất nguy cấp. Bạn của cụ cho cụ uống lá lược vàng, chỉ sử dụng 6 lá một ngày như ông Hồng đã chặn đứng căn bệnh quái ác. Sức khỏe cụ hồi phục khá nhanh. Hiện nay, cụ Nguyễn Phụ thường dùng xe đạp đi thăm bạn bè cách xa 4-5km, cụ tiểu tiện thông suốt, thoải mái.

Nhà văn Hoàng Bình Trọng, 70 tuổi ở cùng thôn với tôi - ĐT: (052) 3585437 bị viêm họng hạt cách đây gần 40 năm nhưng vẫn không lành, khi thời tiết thay đổi thì ho hen lại nổi lên. Trong những năm 70 của thế kỉ trước, ông chiến đấu ở mặt trận phía Nam thì bị thêm bệnh viêm phế quản. Vì vậy, những cơn ho hen đã hành hạ ông suốt mấy chục năm trời.

Do sức khỏe yếu, hai năm gần đây ông trở về Quảng Hòa thì những cơn ho liên tục vẫn hành hạ suốt ngày đêm, gây cho vợ con, anh em ông lo lắng. Tuy đã uống, tiêm đủ loại thuốc đông và Tây y, nhưng không đẩy lùi được căn bệnh. Từ khi dùng lá lược vàng (11-2008) do báo Người cao tuổi thông tin, những cơn ho chết người đã từng hành hạ ông nay đã bị đánh bại bằng cách sử dụng lá lược vàng nhai nuốt 5, 6 lá/ngày. Lược vàng còn chữa trị nhiều bệnh khác, vì khuôn khổ tờ báo, ở đây tôi chỉ nêu ba trường hợp điển hình nhất.n

(1) Canh dưỡng sinh: Do Lập Thạch Hòa (Nhật Bản) phát minh gồm 5 vị: Nấm Đông côi Nhật bản, củ ngưu bán, cà rốt, củ cải trắng và lá cải trắng.

Hoàng Hiếu Nghĩa

(Xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Điện thoại: (052) 2216716)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 22:

Muối

Muối ăn còn gọi là thực diêm, chủ yếu gồm chlorua natrium (NaCl).

Y học cổ truyền cho biết muối có vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng thông thổ (gây nôn), thanh hỏa (làm mát), lương huyết (mát huyết), thông tiện, giải độc. Từ lâu, muối ăn được dùng làm gia vị và làm thuốc.

Một số ứng dụng cụ thể như sau:

Điều trị táo bón:

Người bệnh táo bón mỗi ngày uống 1 ly nước muối lúc bụng đói, giúp tăng cường tiêu hóa, giảm nhẹ táo bón.

Điều trị mất nước do say nắng:

Ngày nắng nóng sau khi vã mồ hôi mất nhiều nước, dùng gừng tươi 3 lát, muối 5g, trà xanh 5g, sắc uống.

Điều trị đầy bụng:

Khi ăn nhiều thịt dẫn đến đầy bụng bất ổn, dùng muối đánh răng, súc miệng với nước ấm sẽ khỏi.

Điều trị chảy máu răng:

Chảy máu nướu răng, sáng tối dùng muối nhuyễn đánh răng, dùng liên tục sẽ đạt hiệu quả.

Đau bụng do lạnh:

Muối 250g rang cho nóng, bọc vào túi vải chườm vùng bụng. Mỗi lần chườm 10 phút, ngày 3 lần, có tác dụng giảm đau và làm ấm bụng.

Điều trị cổ họng sưng đau:

Dùng muối cả hạt mà ngậm, hết hạt này sang hạt khác. Hoặc dùng tỏi giã nhỏ trộn với nước muối mà ngậm và súc miệng nhiều lần.

Giảm thiểu tóc rụng:

Khi gội đầu, pha một ít muối vào nước, giúp giảm thiểu tóc rụng.

Phòng trị viêm da:

Dùng một ít nước muối rửa tay chân (sau đó dùng nước trong rửa lại), có tác dụng phòng ngừa viêm da.

Điều trị đau khớp:

Người bệnh đau nhức khớp hay viêm khớp do phong thấp, dùng muối hột 1 kg, rang nóng, bọc trong túi vải, ủi đắp tại chỗ, mỗi tối 1 lần, thực hiện trong 30 phút, 7 ngày là một liệu trình.

Điều trị chảy máu cam:

Muối 5g, giấm 200ml, nước chín nguội 300ml. Cho muối tan trong nước để uống, cách 3 phút sau uống giấm, sáng tối thực hiện một lần tương tự như vậy, dùng liên tục 7 ngày. Điều trị nổi mề đay:

Muối hột 40g, cho muối tan trong 100ml nước nóng, nhiệt độ nước tùy sự chịu đựng của từng người. Trước tiên làm sạch da tại chỗ, sau đó mới dùng nước muối này để chà rửa, chà rửa với số lần càng nhiều, hiệu quả càng cao.

Điều trị đau đầu, sổ mũi:

Đầu hành 250g, cắt nhuyễn, cùng muối cho vào chảo rang nóng, bọc trong túi vải, đắp nóng trên trán. Chảy nước mắt sống: Chỉ dùng muối tinh luyện một ít chấm vào góc mắt (phía sóng mũi), rồi dùng nước lạnh rửa sạch, thực hiện vài lần sẽ khỏi.

Làm tan phù mắt:

Dùng một muỗng muối hòa tan trong 600ml nước nóng, dùng bông thấm nước muối, đắp lên mắt, giúp chống sưng phù mắt.

Khô cổ, khàn tiếng:

Trước khi diễn thuyết, ca hát, hóp một ngụm nước muối nhạt.

Cảm mạo do lạnh:

Gừng tươi sau khi giã nhuyễn, rang nóng với muối, chứa trong túi vải, đắp lên trán.

Điều trị bệnh trĩ, nứt hậu môn:

Dùng ít muối pha với nước nóng, ngồi ngâm.

Điều trị trùng thú cắn:

Sau khi bị côn trùng cắn (ong, kiến, muỗi…), dùng nước muối thoa tại chỗ, giúp giảm đau, tiêu sưng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 23:

NẤM LÀM THUỐC

Từ xa xưa, người Phương Đông đã biết dùng nhiều loại nấm để làm thuốc bổ, tăng cường thể lực, phòng chống bệnh tật như: Đông trùng hạ thảo, phục linh, vân chi, linh chi, nấm hương Nhật, nấm mùa. Người Châu Âu lại sử dụng nhiều các chế phẩm từ cựa lõa mạch để làm thuốc cầm máu tử cung và trị bệnh đau nửa đầu.

Đông trùng hạ thảo:

Tên gọi của loại nấm này có ý nghĩa: Mùa đông là côn trùng, mùa hè là cây cỏ (thực ra là nấm) chỉ có ở vùng Tây Nam Trung Hoa.

Ở Mỹ, Đông trùng hạ thảo được sử dụng làm thuốc tăng lực, chóng hồi phục sức khỏe cho các vận huy động thể dục thể thao. Thu hoạch vào mùa hè. Đây là loại nấm cordiceps sinensix. Nấm này ký sinh trên một loại sâu non thuộc họ cánh bướm.

Nấm phát triển trên sâu và làm cho sâu chết, vào mùa hè, nấm sinh cơ chất mọc chồi lên mặt đất, nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu. Người ta đ ào lấy cả phần nấm và sâu chết, phơi khô để sử dụng.

Đông trùng hạ thảo có tác dụng bổ, chữa thần kinh suy nhược, liệt dương, bổ tinh, ích khí. Thường dùng phối hợp với một số vị thuốc khác. Có tác giả nêu có đông trùng hạ thảo ở Việt Nam và nói là có tác dụng bổ cường dương. Theo ý tác giả bài báo này thì đó là sâu chít, không liên quan gì đến đông trùng hạ thảo. Tại Điện Biên, các cửa hàng ăn ở đó bán rất nhiều chai rượu ngâm sâu chít. Thực ra là nhộng của sâu Brihaspa atrostigmella. Sâu này đẻ trứng ở vỏ cây chít (hoa dùng làm chổi quét vôi) nhộng nở từ trứng, chui vào và phát triển trong thân cây. Vào mùa đông người ta chặt phần đầu thân cây chít, chẻ đôi thì được nhộng chít trông giống như tằm trắng còn non.

Phục linh:

Ký sinh trên rễ cây thông. Nấm hình khối to có thể nặng đến vài kilôgam. Hiện tại, nước ta vẫn phải nhập phục linh từ Trung Hoa. Ởnước ta đã khám phá được phục linh ở một số rừng thông ở Đà Lạt. Phục linh được dùng làm thuốc bổ, còn có tác dụng trị mất ngủ, trị chứng di tinh và chữa phù. Dùng dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc. Thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Linh chi:

Còn gọi là nấm trường thọ, là một trong những vị thuốc quý của y học cổ truyền Phương Đông. Có thể thu hái linh chi mọc hoang dại, nhưng hiện nay người ta đã trồng được với quy mô lớn. Hoạt chất chính của linh chi là các glycan và heteroglycan và các acid ganoderic. Theo GS. P.Delavean (Pháp) thì linh chi có tác dụng làm giảm đường trong máu, có tác dụng chống ung thư, tăng cường miễn dịch, chống viêm. Theo y học cổ truyền thì linh chi có tác dụng bổ, tăng tuổi thọ, chống viêm, giảm đau, trị ho, cầm máu, trị bệnh tiểu đường và trị ung thư. Hiện nay ở thị trường nước ta đang có bán linh chi của Hàn Quốc, Trung Hoa và Việt Nam. Trên thị trường thế giới còn sử dụng rộng rãi sinh khối nấm sợi linh chi để làm thuốc.

Vân chi:

Là loại nấm được sử dụng lâu đời ở Nhật Bản và Trung Hoa. Các nhà khoa học Nhật Bản đã khám phá tác dụng điều trị ung thư dạ dày của vân chi đặc biệt khi kết hợp chế phẩm vân chi với các thuốc 5-fluorouracil và mitomixin. Sau đó còn xác định tác dụng phòng chống ung thư ruột già, ung thư thực quản, ung thư phổi và ung thư vú. Các chế phẩm vân chi được sản xuất từ nấm tự nhiên (thu hái hay nuôi trồng) và sinh khối nấm nhân tạo. Cả hai loại cũng có tác dụng như nhau. Bước đầu ở nước ta, một số nhà khoa học đã nuôi cấy sinh khối nấm vân chi.

Nấm hương Nhật:

Còn gọi là Shitake. Nấm này cũng có tác dụng bổ dưỡng và phòng chống ung thư như vân chi. Hiện nay ngoài trồng tự nhiên, người ta còn sản xuất bằng phương pháp tạo sinh khối Shitake để làm thuốc. Thường phối hợp linh chi, Shitake và phục linh để làm thuốc bổ, kéo dài tuổi thọ. Nấm múa trong dân gian người ta ăn nấm này để tăng sức lực khi nhảy múa. Nấm múa cũng có chứa các glycan như ở linh chi, vân chi, Shitake. Các chế phẩm nấm múa đã được sản xuất ở Nhật, Mỹ, Trung Hoa ...

Nấm múa

có tác dụng tăng cường miễn dịch tăng sức khỏe cho người dùng. Nấm múa được thu hoạch từ nuôi trồng tự nhiên hay nuôi cấy sinh khối.

Nấm cựa lõa mạch

là nấm ký sinh trên lúa mạch và hiện nay cũng được nuôi cấy tạo sinh khối để chiết các hoạt chất. Từ nấm này, sản xuất được các thuốc cầm máu tử cung sau khi đẻ: ecgometrin, ecgotamin và các thuốc trị đau nửa đầu như dihydroecgotamin. Trong nấm cựa lõa mạch có chứa nhiều acid lysecgic và từ acid này đã điều chế được chất LSD-25 là một chất gây ảo giác và kích thích mạnh nhất hiện nay. Chất này nằm trong danh sách các chất ma túy và ảo giác hàng đầu bị cấm sử dụng trong y học.

Nhiều loại nấm có tác dụng phòng chữa bệnh quý giá

mà tác dụng trước hết là bổ, tăng cường miễn dịch, phòng chống ung thư. Các chế phẩm này cũng đã được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Nước ta cũng đã có khả năng trồng một số nấm như linh chi, vân chi, phục linh ... Phương pháp sản xuất theo kỹ nghệ sinh học này sẽ tạo ra sản phẩm có giá trị cao, phẩm chất tốt để cung cấp nguyên liệu làm thuốc phục vụ cho việc bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cây lược vàng, cách trồng và sử dụng

Báo Người cao tuổi số tết Canh Dần (2010) đăng bài “Dùng lược vàng chữa khỏi bệnh hen 50 năm” của tôi (Lê Quang Lâm). Trước khi bài báo được đăng, báo Người cao tuổi cử phóng viên Nguyễn Ngọc Anh (nữ) điện thoại số 0988.686.566 đến kiểm tra thực tế tại nhà tôi.

Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Từ đó đến nay, tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại, thư từ của nhiều cụ ở Long An, Kon Tum, Nghệ An, Quảng Ninh, Hà Nội v.v... hỏi về cách trồng và sử dụng cây “Lược vàng” để chữa bệnh. Có cụ ở Hà Nội cử con đến nhà tôi hỏi về dùng cây lược vàng chữa bệnh hen. Tôi đã trao đổi cụ thể và biếu một số cây con để gia đình trồng.

Tôi rất cảm ơn báo Người cao tuổi. Cảm ơn các cụ và bạn đọc gần xa đã đọc và điện thoại trao đổi. Tôi đã viết thư trả lời cụ Nguyễn Văn Tân, 78 tuổi ở Bình Quân 2, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An (ưu tiên người ở xa nhất)...

Về cây lược vàng, báo Người cao tuổi đã đăng nhiều bài về giống cây, về tác dụng, về những kết quả nghiên cứu và sử dụng chữa bệnh của ngành y và dân gian ở châu Mỹ và nước Nga, cách chữa tự phát của nhiều người trong nước.

Hiện nay, gia đình tôi đang trồng cây “lược vàng” trong chậu cảnh. Các chậu này phải thủng đáy để thoát nước, tránh bị úng. Tuy vậy “lược vàng” là loại cây ưa đất ẩm, nên ngày nào cũng phải tưới nước ít nhất 1 lần, tốt nhất là từ 5 đến 6 giờ chiều. Khi cây cao từ 10 cm đến 50 cm thì mỗi cuống lá sẽ mọc một tay mới (còn gọi là vòi). Cây lược vàng cần ánh nắng để phát triển, nhưng vào tháng 5, tháng 6 âm lịch nắng gay gắt, nếu lược vàng bị phơi nắng cả ngày có thể héo và chết.

Ở nhà tôi, nếu phân loại bằng mắt thường thấy có (02) giống. Giống thứ nhất lá dài từ 20 cm đến 30 cm nhưng bản rộng tối đa là 6cm, lá mỏng không có độ bóng mà chỉ thấy mầu xanh đậm. Cả 2 loại lá này đều rất giòn, dễ gãy. Nếu bẻ lá thành hai nửa chúng không rời nhau ra ngay vì liên kết bằng những sợi tơ (sợi tơ nhựa) có thể kéo dài được từ 3 cm đến 5 cm...

Một vài cách dùng lược vàng gia đình tôi đã làm:

1-Dùng lá lược vàng để chữa bệnh hen: lá rửa sạch để nơi mát cho khô nước hoặc dùng vải sạch lau khô nước, ăn sống nuốt nước, nuốt cả bã càng tốt. nếu có nhiều lá và có điều kiện nên rửa sạch lá rồi cho vào tủ lạnh ăn dần.

Cách ăn sống lá lược vàng: Sau bữa ăn sáng ăn lá thứ nhất sau đó từ 1 giờ đến 1 giờ 30 phút sau ăn tiếp lá thứ 2, các lá thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6... cũng cách nhau như vậy.

Quá trình ăn lá lược vàng chữa bệnh phải chú ý đánh giá độ tăng giảm của bệnh hoặc phản ứng phụ nếu có để kịp thời xử lí. Gia đình tôi 4 người dùng lá lược vàng nay đều khỏi bệnh không thấy phản ứng phụ nào.

2-Cá

ch dùng tay (vòi) của cây lược vàng: Khi vòi của cây lược vàng dài từ 10 đến 13 đốt thì các đốt gần đầu vòi bắt đầu mọc rễ. Cắt phần đầu vòi này đem trồng sẽ được một cây lược vàng mới. Phần còn lại của vòi lược vàng đem rửa sạch, để khô ráo nước thái lát rồi ngâm rượu 30 độ đến 45 độ trong chai lọ có mầu nâu, màu đen sẫm, và để trong bóng tối.

Gia đình tôi đã dùng loại rượu lược vàng để làm thuốc xoa bóp các vết bầm tím hoặc xoa bóp các khớp xương đau thấy rất tốt...

Lê Quang Lâm

(Phòng 39, nhà F4, tổ 27,

phường Thanh Xuân Trung,

quận Thanh Xuân, Hà Nội)

“Thần dược” lược vàng chứa độc tố gây chết chuột

11:18:00 21/03/2009

Gần đây, rất nhiều người dân Hà Nội và các tỉnh phía Bắc truyền tai nhau về một loại cây "thần dược" tên là lược vàng, có công dụng chữa bách bệnh. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Viện Dược liệu - Bộ Y tế cho thấy, cây lược vàng không có công dụng như đồn đại mà chứa chất độc gây chết chuột thực nghiệm.

Từ cây cảnh thành "thần dược" chữa bách bệnh

Từ một loại cây cảnh ít được chú ý với đặc điểm nổi bật là rất dễ trồng, dễ sống, cây lược vàng bỗng chốc trở thành cây thuốc đắt hàng sau khi có tin đồn về công dụng chữa bách bệnh.

Tại Hà Nội, giá lược vàng dao động từ 25.000 - 40.000 đồng/cây, có lúc giá "sốt" lên tới 100.000 đồng/cây. Nhiều người đổ xô tìm mua cây lược vàng để chữa bệnh, trong khi ở nước ta chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ về công dụng của loại cây này.

Với đặc điểm thân cỏ, cao dưới 1,5m, màu xanh lục, mọng nước, lá dài 20-30cm, có hoa nhỏ màu trắng, mùi thơm, ở nhiều nước trên thế giới, cây lược vàng được trồng chủ yếu như một loại cây cảnh thông thường và hầu như không có tài liệu khoa học nào về tác dụng chữa bệnh của nó.

Một số nhà khoa học trong nước khẳng định lược vàng chắc chắn không phải loại dược liệu quý hiếm như đồn đại và lên tiếng cảnh báo người dân nên cẩn trọng, không nên đề cao thái quá công dụng của cây lược vàng. Tuy nhiên, những lời khuyến cáo này không mấy được chú ý và cây lược vàng vẫn tiếp tục đắt hàng.

Kết quả thí nghiệm gây bất ngờ

Trước "cơn sốt cây lược vàng", Viện Dược liệu đã chính thức vào cuộc thực hiện một số nghiên cứu ban đầu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây với mục tiêu xác định sơ bộ thành phần hóa học chính, thử một số tác dụng dược lý và đánh giá độ an toàn của dược liệu lược vàng.

Theo đại diện nhóm nghiên cứu - TS Trịnh Thị Điệp, Khoa Hóa thực vật - Viện Dược liệu, kết quả phân tích cho thấy, thành phần các nhóm chất trong lá và thân cây lược vàng có chứa flavonoid, carotenoid, phytosterol, axit hữu cơ, chất béo, đường tự do và polysaccharid - không có gì đặc biệt lắm so với một số dược liệu khác. Đặc biệt, kết quả dùng cao chiết lá thử nghiệm trên chuột ở liều 940mg/kg - tương đương với liều 50g lá tươi/kg - cho thấy, lược vàng không có tác dụng chống viêm như đồn đại chữa lành vết thương, bỏng…

Với cao chiết cồn 50% trên mô hình gây viêm cấp thực nghiệm bằng carragenin, thân lược vàng còn tăng phản ứng viêm - tăng mức độ phù bàn chân chuột lên 38,35%. Điều này cho thấy, có thể trong thân lược vàng có chất gây dị ứng làm tăng mức độ phù bàn chân chuột.

Nhóm nghiên cứu đã dùng cao khô lá và thân cây lược vàng để thử hoạt tính kháng khuẩn trên 3 chủng vi khuẩn thường gặp là staphylococcus aureus, escherichia coli và bacillus pumilus. Theo kết quả quan sát và đo đường kính vòng vô khuẩn, cao chiết của lá và thân lược vàng có tác dụng kháng khuẩn đối với staphylococus aureus, nhưng phải ở nồng độ rất cao so với kháng sinh tham chiếu là azithromycin.

Người dân nên cẩn trọng

Điều đáng nói hơn cả là ở liều 2.100g dược liệu tươi/kg thể trọng, lược vàng gây chết 50% chuột thí nghiệm, ở liều 3.000g chuột chết 100%. Chuột thường chết 5-6 ngày sau khi uống và có hiện tượng đi ngoài ra phân nhớt trước khi chết.

Tuy liều sử dụng trên súc vật thí nghiệm không phải là liều sử dụng cho người, nhưng TS Trịnh Thị Điệp nhấn mạnh, người dân rất nên cẩn trọng khi sử dụng, vì cây lược vàng có chứa độc tố mới gây chết trên chuột.

Với kết quả nghiên cứu ban đầu này, nhóm nghiên cứu chưa thể khẳng định mức độ ảnh hưởng sức khỏe khi người dân dùng cây lược vàng chữa bệnh. Viện Dược liệu đang đề nghị Bộ Y tế cho tiến hành một đề tài nghiên cứu cấp Bộ để phân tích sâu hơn về kháng khuẩn, thử chống viêm trên mô hình khác (gây viêm bằng các tác nhân khác), thử tác dụng hạ đường huyết, khả năng trên hệ miễn dịch, nhất là thử độc tính bán trường diễn trên cây lược vàng, tức là tiến hành thử nghiệm trên động vật thí nghiệm trong thời gian dài, từ đó xem xét khả năng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể hay không... Vì thế, trong khi chờ đợi kết quả nghiên cứu chính thức, tốt nhất người dân không nên tiếp tục dùng cây lược vàng điều trị.

Chúng tôi rất mong phía các cơ quan chức năng sớm có những thông tin khoa học chính xác, nhằm bác bỏ những tin đồn thất thiệt về "thần dược" lược vàng hoặc công nhận đúng mức tác dụng của loại cây này, để phục vụ nhu cầu chữa bệnh chính đáng của người dân

Thúy Loan

P/s: xin đưa thêm bài viết để mọi người cần thận trọng khi sử dụng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh Hạt gạo làng!

Cây thuốc chữa bệnh cũng tùy duyên anh nhỉ? có người gọi hợp thuốc như cái ông ở Quảng Nam đó, vì bị ung thư và muốn chết cho nhanh đỡ khổ con cháu, nên ông ấy đã bắt con cóc còn đang sống và ăn ngấu nghiến..... kết quả là ông ấy không chết mà lại khỏi bệnh. Có người khác cũng học làm theo như ổng thì kết quả lại chết.

Vì vậy theo phamhung thì cũng không phải duyên hay không duyên mà là do cơ địa từng người thiết chất gì? thừa chất gì? tùy bệnh nữa nên có khi là độc tố nhưng vì cơ thể đang thiết chất đó (dùng độc trị độc) thì lại khỏi bệnh và ngược lại.

Vài lời thiển nghĩ chia sẻ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 24:

CÂY KINH GIỚI

Kinh giới là một loại rau gia vị được trồng nhiều và phổ biến ở nước ta. Đến tháng 8, cây bắt đầu ra hoa và đúng thời kỳ thu hoạch. Lúc này nhổ cả cây, cắt bỏ rễ, đem sấy khô. Nếu dùng cả cây thì gọi là toàn kinh giới. Nếu chỉ dùng cụm hoa (hoa đã nở bông còn xanh kèm theo 1-2 lá ngọn) là kinh giới tuệ.

Toàn cây kinh giới 5g phối hợp với tía tô 3g, cam thảo đất 3g, sài hồ nam hoặc cúc tần 3g, kim ngân 4g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml uống trong ngày. Chữa cảm, sốt, cúm.

Thuốc tiêu độc chữa sưng vú, mụn nhọt gồm kinh giới 12g, thương nhĩ tử 12g, vòi voi 12g, liên kiều 12g, kim ngân hoa 12g, cỏ mẫn trầu 10g, hạ khô thảo 10g, bồ công anh 8g, sắc uống hai lần trong ngày.

Kinh giới tuệ để sống có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, giải độc, tiêu viêm.

Kinh giới tuệ và rễ bạch chỉ với lượng bằng nhau, phơi khô tán bột, ngày uống hai lần, mỗi lần 4-8g với nước chè nóng cho ra mồ hôi để chữa cảm lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi (Hải Thượng Lãn Ông).

Kinh giới tuệ 12g phối hợp với mã đề, bồ công anh, kim ngân, thổ phục linh, ké đầu ngựa, cam thảo nam (mỗi thứ 10g), thái nhỏ, sắc uống chữa mụn nhọt.

Kinh giới tuệ 12g, vỏ hoàng bá 12g, ngũ bột tử 12g, phèn phi 1g, sắc lấy nước ngâm hậu môn hàng ngày để chữa trĩ.

Kinh giới tuệ 12g, nhân hạt gai dầu 12g, tán nhỏ trộn với mật làm viên ngậm chữa viêm họng.

Kinh giới tuệ 20g, vỏ quả bưởi 20g, thanh hao 20g, đặt thuốc lên than đang hồng đỏ, lấy khói xông khắp người trong 15 phút để phòng chống bệnh sởi.

Kinh giới tuệ sao đen có tác dụng cầm máu trong chứng chảy máu cam, nôn ra máu, kiết lỵ ra máu, băng huyết.

Dùng riêng, mỗi ngày 12g dưới dạng nước sắc hoặc thuốc bột. Phối hợp với hoa hoè (sao đen) lượng bằng nhau, tán nhỏ, mỗi lần 12g với nước sắc lá bạc hà chữa đại tiện ra máu, với bồ hóng (sao cháy hết khói) tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với nước chè chữa kinh nguyệt ra nhiều không dứt (Nam dược thần hiệu).

CÂY CHANH

chanh có tên khác là mạy sló, mác chang (Tày), má điêu (thái), chứ hở câu (Mông), piều sui (Dao), thuộc họ Cam- Rutaceae.

Có nhiều loại như chanh giấy, chanh núm, chanh đào, chanh tứ thời...

Tất cả đều là cây trồng lâu đời và phổ biến ở nước ta. Đó là loài cây nhỡ, có gai. Lá mọc so le, mép khía răng. Hoa màu trắng, phớt tím, thơm. Quả hình cầu vỏ mỏng nhẵn, màu vàng nhạt, vị rất chua. Lá và vỏ quả vò ra có mùi tinh dầu thơm mát. Nhiều bộ phận của cây chanh được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian.

- Lá có vị cay ngọt, tính ôn.

Chữa cảm cúm, nhức đầu

Lá chanh dùng riêng hoặc phải hợp với lá bưởi, lá tre, hương nhu, cúc tần (mỗi thứ 30g), bạc hà (20g), sả (2 củ), tỏi (3 nhánh), dùng tươi, cho vào nồi nấu với nước đến sôi, xông cho ra mồ hôi

Chữa bí đái, đầy bụng ở trẻ em: Lá chanh ( 1 nắm) giã nát, đắp vào rốn.

Chữa mụn rò lâu ngày có mủ. Lá chanh, lá quýt rừng hoặc bưởi bung, tinh tre (mỗi thứ 30g), phơi hoặc sấy khô tán bột mịn, rắc hằng ngày

- Rễ có vị đắng, tính ôn, được dùng

chữa ho:

Rễ chanh (10g), vỏ rễ dâu (10g), lá trắc bá (8g). Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.

- Quả có vị chua, ngọt, tính bình. Dịch quả chanh pha với muối, đường là thứ nước uống mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải khát, chống nôn, phòng viêm nhiễm, làm ra mồ hôi chữa cảm, sốt, bệnh thiếu Vitamin C.

Vỏ quả phơi khô (4- 12g) sắc uống chữa đau bụng, ăn không tiêu.

Múi quả ngậm với ít muối, nuốt nước dần dần chữa viêm họng, ho.

Để có chanh dùng quanh năm, có thể muối chanh theo cách sau:

Quả chanh loại vỏ mỏng) để cả cuống, lau sạch, xếp úp vào vại, đặt một vỉ lên trên để khi đổ nước vào, chanh không nổi. Đun nước muối thật mặn, để nguội, đổ vào chanh cho ngập.

- Hạt có vị đắng, chát, tính bình.

Chữa táo bón: Hạt chanh vừa tách ra khỏi múi quả (10-20g) ngâm ngay vào một chén nước nóng trong vài giờ. Chất nước dính bao quanh hạt sẽ nở và tan ra cho một dung dịch đặc nháy, thêm đường, uống làm một lần trong ngày

chữa ho trẻ em: Hạt chanh (10g), hoa đu đủ đực (15g), lá hẹ (15g). Tất cả đem nghiền nát, rồi trộn với nước (20ml) thêm mật ong hoặc đường kính, uống làm ba lần trong ngày. Dùng vài ngày.

Chữa rắn cắn: Hạt chanh tươi hay phơi khô (10g) nhai nhỏ, nuốt nước dần dần, lấy bã đắp vào vết cắn .

CÂY BƯỞI BUNG .

Tác dụng của cây Bưởi bung:

Cây bưởi bung còn có một số tên khác là bái bài, cứt sát, bí bái cái hay mác thao sang (Tày), co dọng dạnh (Thái), cô nèng (K’ho).

- Đặc điểm: Cây nhỏ, phân cành nhiều, cao 1 – 3m hoặc hơn, lá mọc đối, có cuống dài, thuôn, mép nguyên vò nát có mùi thơm, hơi giống lá bưởi nên hay gọi là bưởi bung. Cụm hoa hình gù, mọc ở kẻ lá ở đầu cành; hoa màu trắng có mùi thơm. Quả hạnh hình cầu, khi chín màu vàng nhạt, ăn được. Tránh nhầm với cây cơm rượu (Glycosmis pentaphylla Correa) vì cũng có nơi gọi là bưởi bung. Hoa thường nở vào tháng 7 đến tháng 9, cho quả vào tháng 10 đến tháng 11, phân bố mọc hoang ở Miền núi và trung du.

- Thành phần hoá học: Lá có tinh dầu tỷ lệ 1,25%; alcaloid acronycin.

- Cách dùng: Rễ và lá thu hái quanh năm. Rễ đào lên, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Lấy lá bánh tẻ không sâu hay vàng úa.

- Công dụng: Ngày dùng 8 – 20g rễ sắc, ngâm rượu chữa các bệnh: phong thấp, đau lưng, chân tay tê mỏi, ứ huyết sau đẻ, mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn. Ngày dùng 6 – 12g rễ, lá sắc chữa phụ nữ đẻ kém ăn Lấy lá giã đắp, hoặc lá, vỏ thân nấu lấy nước rửa đặc trị các bệnh ngoài da như chốc lở, mụn nhọt hay rắn cắn. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh bị các bệnh như chốc lở, rôm sẩy, ngứa lở, hạt kê, mụn thì lấy lá giã đắp chữa bệnh rất hữu hiệu vì giai đoạn trẻ sơ sinh không được lạm dụng thuốc tây, tôi đã chữa cho con tôi và các bé sơ sinh khác rất hiệu quả.

CÂY BƯỞI BUNG .

CÂY ĐỊA LIỀN

Tên khoa học: Kaempferia galanga L. họ Gừng (Zingiberaceae).

Tên khác: Sơn nại (TQ) – Tam mai – Sa khương – Faux galanga (Pháp) – Galanga ResurrectionilyRhizome (Anh).

Bộ phận dùng: Thân - rễ (thường vẫn gọi là củ) của cây địa liền (Rhizoma Kaempferiae) thái mỏng, phơi hay sấy khô. Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983), và dược điển Trung Quốc (1963), (1997).

- Mô tả: Cây địa liền là một cây cỏ nhỏ, sống lâu năm, quanh năm xanh tốt. Thân - rễ nhỏ hình trứng. Lá khá rộng, độ 2 hoặc 3 chiếc, mọc sát mặt đất, nên có tên là địa liền, phiền lá hình trứng tròn, đầu hơi nhọn, mặt trên xanh lục, nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Hoa tự mọc ở giữa, không cuống, gồm 8-10 hoa màu trắng có những điểm tím nằm ở giữa. Mùa hoa tháng 8 - 9. Vùng đồi núi ta có nhiều địa liền mọc hoang (Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang...) Có trồng nhiều ở Thái Bình, Nam Hà. Cây địa liền Lào (vùng cánh đồng Chum): Kaempferia Rotunda L. Lá nhỏ hơn, màu không bóng, mép lá không lượn sóng, đem “củ” cắt ra màu vàng, củ nhỏ hơn.

- Thu hái chế biến: Thu hái vào mùa đông (tháng 11-2). Khi thân lá bắt đầu khô héo, đào lấy củ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, thái vát thành phiến mỏng 2-3mm, rồi phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến thật khô. Tuyệt đối không được sấy than, củ sẽ bị đen, kém thơm. Địa liền mùi thơm mát, đặc biệt dễ chịu, vị cay tê. Loại địa liền khô, mùi thơm dịu, vị cay tê, da vàng ngà, thịt trắng, nhiều bột, sạch rễ con, không vụn nát, không mốc mọt, không lẫn tạp chất, củ to đường kính trên 1cm là tốt. Thuỷ phân hoàn toàn dưới 12p100.

- Thành phần hoá học: Trong địa liền có tinh dầu thơm, trong đó thành phần chủ yếu là bormeol, metyl p.coumaric, acid etyl este, cin-namic acid etyl, cineol, cinnamic aldehyd. - Bảo quản: Địa liền dễ mốc và dễ bay mất tinh dầu thơm, nhung hầu như không bị mọt. Cần để nơi khô ráo, mát, kín, chỉ nên sấy ở nhiệt độ thấp.

- Công dụng: Vì địa liền vị cay, tính ôn, vào 2 kinh tỳ và vị có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ thấp, tịch uế. Chữa ngực bụng lạnh đau có tác dụng ấm dạ dày, đau răng. Thuốc thường được dùng làm thuốc giúp tăng trưởng tiêu hóa và còn dùng làm thuốc xông. Theo Đông y, địa liền vị cay, tính ấm, vào 2 kinh Tỳ, Vị. Có tác dụng ấm dạ dày, giúp tiêu hoá, trừ lạnh, trừ thấp, trừ mùi ô uế. Dùng chữa các chứng bệnh đau bụng, tức ngực do lạnh, đau răng. Dùng ngoài da ngâm rượu xoa bóp, chữa tê thấp đaunhức.

Liều dùng: 306g, sắc uống. Lưu ý: Người bị chứng âm hư, thiếu máu, thế nhiệt không được dùng.

Bài thuốc: Chữa đau bụng, tức ngực do lạnh. Địa liền:6g. Đinh hương3g. Đương quy3g. Cam thảo3g. Tán bột, làm thành thuốc viên, uống với một ít rượu. Chữa tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau nhức. Ngày dùng 2-4 g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc tiêm hay pha như pha chè. (Sưu tầm)

KINH NGHIỆM: /\ Ngâm rượu xoa bóp (nước Địa liền): Dùng chai thuỷ tinh đổ rượu (rượu quê loại tốt 40 – 50 độ) cắt lát củ Địa liền tươi cho vào (không nên cho rượu vào nhiều vì sẽ loãng), nên để chai ở dưới đất gần góc giường, tủ kệ ... - Chữa bong gân, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau nhức: - Chữa đau bụng, cảm hàn

Mô tả cây

Địa liền là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, thân rễ hình củ nhỏ, bám vào nhau, hình trứng. Lá 2 hoặc 3 mọc sát mặt đất, hình trứng, phía cuống hẹp lại thành một cuống dài độ 1-2cm, mặt trên xanh lục và nhẵn, mặt dưới có lông mịn, cả hai mặt đều có những điểm nhỏ, dài rộng gần bằng nhau, chừng 8-15cm. Cụm hoa mọc ở giữa, không cuống, gồm 8-10 hoa màu trắng với những điểm tím ở giữa. Cây quanh năm xanh tốt. Mùa hoa vào tháng 8 tháng 9.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi ở nước ta. Cây còn mọc ở Campuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Đài Loan), Malayxia, Ấn Độ. Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, người ta đào củ về, chọn những cây đã trên 2 năm, rửa sạch đất cát, thái thành miếng mỏng, xông diêm sinh một ngày rồi phơi khô. Tuyệt đối không sấy than vì củ sẽ đen, mùi kém thơm. Có nơi chỉ đào củ về, rửa sạch phơi khô. Địa liền rất dễ bảo quản, hầu như không bị mốc, mọt dù điều kiện bảo quản cũng như các vị thuốc khác. Công dụng và liều dùng

Địa liền còn dùng trong phạm vi nhân dân. Theo tài liệu cổ, địa liền vị cay, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ thấp, tịch (tránh) uế. Chữa ngực bụng lạnh đau, đau răng. Thường dùng làm thuốc trợ giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, chóng tiêu và còn dùng làm thuốc xông. Ngâm rượu dùng xoa bóp chữa tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau nhức. Ngày dùng 2-4g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hay pha như pha trà mà uống.

Đơn thuốc có địa liền Địa liền 2g, quế chi 1g. Hai vị tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong một ngày, mỗi lần 0,5 hay 1g bột. Dùng chữa ăn uống không tiêu, đau dạ dày, đau thần kinh (Diệp Quyết Tuyền).

GS. ĐỖ TẤT LỢI

THUỐC TỪ CÂY CAU

Cau có tên khác là binh lang, tân lang, người Tày gọi là mạy làng, tên K’Ho là pơ lạng, thuộc họ Cau. Arecaceae. Đó là loại cây trồng phổ biến ở nhiều nơi, nhất là vùng nông thôn, để lấy quả ăn trầu và các bộ phận khác làm thuốc.

- Rễ cau:

Thường dùng loại rễ màu trắng mọc lộ ra trên mặt đất gọi là rễ cau nổi. Dùng độc vị rễ cau nổi (20-30g) thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa liệt dương. Để chữa đái nhắt, đái són, lấy rễ cau (10g) phối hợp với rễ trầu không (10g, có thể dùng thân hoặc lá) thái nhỏ, sắc uống ngày một thang. Dùng vài ngày. Phụ nữ có thai không được dùng rễ cau.

- Lá cau:

Phối hợp với vỏ núc nác, mỗi thứ 20-30g, thái nhỏ, sắc uống; kết hợp lấy lá đinh lăng lót giường nằm, chữa kinh giật ở trẻ em. ngày.

- Vỏ quả cau:

Lấy lớp vỏ dày trắng bên trong (đã lột bỏ vỏ xanh bên ngoài) phơi khô, có tên thuốc trong y học cổ truyền là đại phúc bì. Dược liệu có vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng hạ khí, tiêu thũng chữa phù toàn thân, bụng đầy trướng, đại tiện không thông, tiểu tiện khó khăn. Ngày 6-9g dưới dạng nước sắc.

- Hạt cau:

Có vị đắng, chát, tính ôn, có tác dụng diệt trùng, tiêu tích, hành khí, lợi tiểu. Tẩy giun sán: Hạt cau khô (6-8g) thái nhỏ, sắc với 2 bát rượu, lấy 1 bát, uống làm 2-3 lần trong ngày. Chữa kiết lỵ, viêm ruột: Hạt cau khô (0,5-4g) sắc uống. Chữa khó tiêu, bụng đầy trướng: Hạt cau (10g), sơn tra (10g), sắc uống làm hai lần trong ngày. Dùng ngoài, bột hạt cau rắc làm thuốc cầm máu.

- Buồng cau đang ra hoa và hình thành quả non bị thui chột, không phát triển, tự khô héo, màu vàng xám, gọi là buồng cau điếc (tên dân gian) hay tua cau rũ (tên trong sách thuốc cổ). Buồng cau điếc đốt tồn tính (không để cháy thành than) tán nhỏ, mỗi lần 4-6g ăn với cháo hoa, chữa hen suyễn hoặc 8g uống với nước tiểu trẻ em vào lúc đói, chữa khí hư. Buồng cau điếc (40g) phối hợp với gương sen (1-2 cái) thái nhỏ, phơi khô, nấu nước đặc uống trong ngày, chữa băng huyết.

- Mốc cây cau hay phấn cau, rêu cau là những mảng mỏng màu trắng xám bám ở gốc và thân cây cau. Khi dùng, cạo lấy mốc, sao qua, lấy 40g giã nhỏ với bồ hóng (20g), dịt vào vết thương đang chảy máu, máu sẽ cầm ngay. Để chữa băng huyết, nôn ra máu, lấy mốc cau (20g), tinh tre (20g), lá chuối hột (10g). Đốt tồn tính, tán nhỏ, sắc uống làm hai lần trong ngày.

Hà Thủ Ô

Hà Thủ Ô là tên một vị thuốc bổ rất quen thuộc trong mọi gia đình, người xưa tin rằng Hà Thủ Ô có khả năng làm người già thành trẻ, tóc bạc lại đen.

Tuy rằng để chứng minh, chỉ có một chuyện cổ tích rất ngắn, và không có nhiều chi tiết, được coi như huyền thoại, nhưng tất cả những sách dược thảo đều có ghi lại vì đó là lý do vì sao vị dược thảo này được gọi là Hà Thủ Ô.

Sách thuốc cổ ghi rằng: “Hà Thủ Ô vốn tên Dạ Giao Đằng, sau vì có ông già họ Hà dùng lâu ngày, tóc bạc hóa đen và sống lâu hơn mọi người, nên đuợc gọi là Hà Thủ Ô, có nghĩa là ông họ Hà có đầu tóc đen”. Cây Hà Thủ Ô là loại cây leo hay dạ hợp, vì đêm đến cành quấn vào nhau.

Tên khoa học là Polygonum multiflorum, nghĩa là có nhiều đốt, nhiều hoa. Cây mọc lâu năm, thân xoắn vào nhau, lá so le, có cuống dài. Hoa trắng mọc chùm có nhiều nhánh. Mùa hoa tháng 10, mùa quả tháng 11. Hà Thủ Ô mọc hoang ở rừng núi nhiều nhất là ở Giang Tô, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Phúc Kiến ở Trung Hoa và các tỉnh Tây Bắc và Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu ở Việt Nam.

Đến mùa thu hay mùa xuân, người ta đào về rửa sạch đất, cắt hai, hấp rồi phơi khô. Có nơi không hấp mà phơi ngay. Muốn có Hà Thủ Ô miếng thì đào về còn tươi đem thái ngay, hấp chín rồi phơi khô.

Có nhiều nơi luyện thuốc rất kỹ, hấp Hà Thủ Ô với đậu đen xong phơi khô. Khô rồi lại hấp với đậu đen và phơi lại. Làm như thế đến 9 lần. Hà Thủ Ô thành đen tuyền mới đúng gọi là Hà Thủ Ô chế.

Cho đến nay Hà Thủ Ô vẫn được dùng làm thuốc bổ thần kinh suy nhược, bổ huyết, khỏe gân cốt. Đối với phụ nữ, Hà Thủ Ô được dùng làm thuốc bổ sau khi sanh đẻ. Ngoài rễ Hà Thủ Ô, lá và cành còn được dùng đun nước tắm rửa, để chữa các chứng lở ngứa. Có thể phối hợp với lá ngải càng tốt. Hiện nay tại các chợ có nơi bán một thứ rượu Hà Thủ Ô. Tại các quầy hàng dược thảo có bán Hà Thủ Ô đã chế luyện rồi gói trong giấy bóng. Có thể mua về tự ngâm rượu Hà Thủ Ô nguyên chất hay thêm vài dược thảo khác. Ngoài ra lại còn một thứ Hà Thủ Ô trắng. Các vị Đông Y cho là công dụng cũng giống như Hà Thủ Ô đỏ. Cách chế biến và liều dùng cũng không khác.

Rượu Hà Thủ Ô

Theo sách cổ Hà Thủ Ô có tác dụng bổ tinh, hồi xuân, phòng lão, tăng tuổi thọ, mạnh gân xương. Dùng 150gr Hà Thủ Ô, 200gr đường phèn, một lít rượu. Cho vào bình đậy kín để nơi tối mát độ hai tháng. Chất thuốc tan vào rượu, lọc bỏ bã. Uống 1 hay 2 ly nhỏ một ngày. Rượu Hà Thủ Ô mùi vị không ngon nhưng pha lẫn với rượu Quế thì thơm ngọt, dễ uống hơn. Nếu cay nồng quá có thể pha thêm nước hoa quả hay nước để cho loãng bớt. Đơn thuốc bổ

Người yếu, thần kinh suy nhược ăn uống kém tiêu, dùng : § Hà Thủ Ô 10gr, § Táo đen 5g, § Thanh Bì 2g, § Trần Bì 3g, § Sinh Khương 3g, § Cam Thảo 2g, § Nước 6 chén. sắc còn 2 chén, chia 3, 4 lần uống trong ngày.

Bài thuốc Thất Bảo

Làm cho tóc râu tốt, khỏe gân xương, bổ tinh khí, sống lâu. § Hà Thủ Ô đỏ và Hà Thủ Ô trắng mỗi thứ 600g ngâm nước vo gạo 4 đêm ngày, cạo bỏ vỏ, dùng đậu đen đãi sạch rồi cho Hà Thủ Ô vào nồi hấp, sắp một lượt Hà thủ ô, một lượt đậu đen, xong bắc lên bếp hấp chín đậu đen, đem bỏ đậu, lấy Hà Thủ Ô phơi khô, rồi lại hấp với đậu khác, làm như vậy 9 lần. Cuối cùng đem Hà Thủ Ô sấy khô và tán bột. § Xích và Bạch Phục Linh mỗi vị 600g, cạo bỏ vỏ tán bột, đãi với nước trong, lọc lấy bột lắng ở dưới, nắm lại, tẩm với sữa phơi khô. § Ngưu Tất 320g, tẩm rượu một ngày, thái mỏng trộn với Hà Thủ Ô, hấp với đậu đen vào lần thứ 7, 8 và 9 đem ra phơi khô. § Đương Qui 320g tẩm rượu phơi khô. § Cẩu Kỷ Tử 320g tẩm rượu phơi khô. § Thổ Ty Tử 320g tẩm rượu cho nứt ra, giã nát phơi khô. § Bổ Cốt Chỉ 100g, trộn với mè đen sao cho bốc mùi thơm. Tất cả giã nát trộn đều thêm mật vào làm thành viên 0,05 g (bằng hạt bắp). Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 viên. Sáng dùng rượu chiêu thuốc, trưa dùng nước gừng và tối dùng nước muối (theo Tích Thiện Đường).

Hà Thủ Ô Hoàn

Công dụng như bài “Thất Bảo” nhưng ít vị hơn: Hà Thủ Ô 1.800g thái mỏng, ngưu tất 600g thái mỏng. Hai vị trộn đều. Lấy đậu đen đãi cho sạch. Cho thuốc vào nồi hấp, cứ một lượt thuốc, một lượt đậu. Hấp chín đậu. Lấy thuốc ra phơi khô. Làm như vậy 3 lần rồi tán bột. Lấy thịt táo tàu đen trộn với bột làm thành viên 0,05 g. Ngày uống 5 lần, mỗi lần 30 viên. Dùng rượu hâm nóng để uống thuốc (theo Hòa Tễ Cực Phương).

Hà Thủ Ô Tán

Công dụng cũng như bài ”Thất Bảo”. Hà Thủ Ô cạo vỏ, thái mỏng phơi khô, tán bột. Ngày uống 4g vào sáng sớm, uống thuốc bằng rượu (theo Bản thảo cương mục). Những phương pháp nói trên, chỉ ghi lại để thấy người xưa rất thận trọng việc làm thuốc. Và trong dân gian dù được dùng rất nhiều, không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn và hiểu biết dược tính, để pha chế một thứ dược thảo bình dân, thông dụng khắp nơi, và khắp cả mọi giới như Hà Thủ Ô. Cháo Hà Thủ Ô Gói Hà Thủ Ô trong vải thưa, nấu chung với cháo. Cháo nhừ vớt ra.. Ăn ngọt cho đường. Ăn mặn cho thêm một quả trứng, nêm nếm vừa miệng. Bổ khí huyết.

CỎ MÀN TRẦU

( ELEUSINE INDICA )

Tên cây :

Cỏ mần trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo, màng trầu, co nhả hút (Thái), hang ma (Tày), hìa xú xan (Dao).

Mô tả : Cỏ sống hàng năm, cao 30 - 60cm, mọc thẳng đứng hoặc mọc bò thành cụm. Lá hình dải, hẹp, xếp thành hai dãy. Phiến lá nhẵn, mềm, bẹ lá có lông. Cụm hoa mọc trên một cán ở ngọn thân, gồm 5 - 7 bông xếp hình nan hoa và 1 - 2 bông khác mọc thấp hơn. Mỗi bông lại mang nhiều bông nhỏ. Quả thuôn dài, gần như 3 cạnh.

Phân bố : Cây mọc hoang ở khắp nơi. Bộ phận dùng : Toàn cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô.

Thành phần hóa học : Toàn cây chứa muối nitrat.

Công dụng : Cỏ mần trầu là một vị thuốc trong toa căn bản, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, nhuận gan, giải độc, kích thích tiêu hóa. Chữa cảm sốt, huyết áp cao, tiểu tiện không thông, đái ít. Ngày 60 - 100g dưới dạng thuốc sắc.

CÂY CỎ MẦN TRẦU :

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay