Posted 2 Tháng 4, 2011 Thưa các độc giả kính mến! Nói theo một cách, tự nhiên Rubi đợt này có hứng viết bài. Quan sát một vài diễn đàn khác rồi trở lại đây và lập chủ đề này. Sự định nghĩa một số danh từ như Văn Hóa, Khoa Học, Học Thuật, Âm Dương, Ngũ Hành....v.v. có đưa ra được hay không ? Theo tinh thần Trí Tuệ Phật Giáo, tức là Trí Tuệ Bát Nhã chiếu soi và dẫn đường cho sự xác định "nên và không nên, có thể và không thể" định nghĩa một danh từ thường gặp có lẽ là ưu điểm hơn cả. Vậy Rubi đi thẳng vào vấn đề, Trí Tuệ Bát Nhã thì có hai phần, một là Trí Tuệ Không Tính, hai là Trí Tuệ Không Tướng. Ứng dụng Trí Tuệ Không Tính để định nghĩa một vấn đề tưởng như là sự ứng dụng có mâu thuẫn, mâu thuẫn thế nào ? Không Tính mâu thuẫn với Định Nghĩa. Thực ra, vì nhiều Triết gia cổ kim định nghĩa quá nhiều các vấn đề mà dường như sự thật thì không khế hợp với chân lý cho nên Phật Giáo mới tùy thời tùy lúc sự việc này để nói lên Không Tính của các pháp. Các pháp vốn Không Tính, nghĩa là không có thật thể, nếu không nắm vững điều này thì làm sao mà thống nhất được phương pháp định nghĩa. Trong một không gian, nếu tách rời Không Tính và Định Nghĩa thì hẳn sẽ thấy có sự mâu thuẫn. Nhưng nếu trong một không gian, Không Tính làm chủ dẫn đường để trở thành phương pháp của sự Định Nghĩa thì hoàn toàn phù hợp. Các pháp vốn không có thật thể, đồng thời là do duyên làm nhân, chính vì cái đồng thời đó mà nó được định nghĩa, tức là một phần tử được định nghĩa dựa trên các phần tử thuộc hệ thống. Như vậy, kết luật ở đây là phương pháp định nghĩa sẽ như thế, nó sẽ có trước để thực hiện sự định nghĩa một pháp tiếp theo sau đó. Vậy là để biện minh cho một sự định nghĩa tồn tại thì tác giả phải đưa ra được hệ thống mà trong đó phần tử được định nghĩa có mặt. Và đó cũng vừa là sự thách thức cũng vừa là sự công bằng để tương ứng với sự sác định "nên và không nên, có thể và không thể" định nghĩa một danh từ thường gặp. Đã có phương pháp dẫn đường định nghĩa như vậy, và Rubi cũng xin sẽ có một số định nghĩa theo tinh thần này. Nếu độc giả có đối thoại hoặc có chủ để để định nghĩa thì tham gia thoải mái và vô tư với sự quán chiếu Bát nhã hay thật tướng Bát nhã, như vậy sẽ chuyển được chủ đề mà không bị chủ đề chuyển. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 4, 2011 Định nghĩa danh từ Khoa Học: Khoa là chuyên ngành. Học là nghiên cứu. Khoa Học là nghiên cứu chuyên ngành. Định nghĩa danh từ Văn Hóa: Văn là trí tuệ, là nghĩa lý Hóa là cách sống, cách ứng dụng. Văn Hóa là cách sống trí tuệ. Định nghĩa danh từ Học Thuật: Học là nghiên cứu. Thuật là phương pháp ứng dụng. Học Thuật là ứng dụng sau nghiên cứu có phương pháp. Định nghĩa danh từ Âm Dương: Âm đồng hành với Dương. Dương đồng hành với Âm. Dương mạnh hơn Âm. Âm yếu hơn Dương. Âm Dương là hai phần tử đồng hành, trong đó Dương lực mạnh hơn Âm lực, và hành là một trong năm hành cơ bản. Định nghĩa danh từ Ngũ Hành: Ngũ là hệ thống 5 phân tử gồm hành thổ hợp với tứ tượng, tứ tượng là nhóm 4 hành là kim, mộc, thủy, hỏa, . Hành là cấu trúc một phân tử âm dương. Ngũ Hành là hệ thống hành thổ hợp với tứ tượng, trong đó từ tượng là nhóm 4 hành là kim, mộc, thủy, hỏa và hành là cấu trúc một phần tử Âm Dương. Share this post Link to post Share on other sites