Thiên Luân

Chợ Bưởi Một Tháng Sáu Phiên…

11 bài viết trong chủ đề này

Chợ Bưởi một tháng sáu phiên…

Ca dao có câu: “Chợ Bưởi một tháng sáu phiên. Ngày tư, ngày chín cho duyên đèo bòng“. Ấy là nói đến chợ Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi (nay thuộc quận Tây Hồ), một trong những chợ cổ nhất Hà Nội duy trì hình thức họp chợ phiên.

Kẻ Bưởi xưa là vùng ven Hà Nội, gồm các làng Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ân, Trung Nha… Giống như nhiều chợ cổ Hà Nội (cận sông, tiện đường đi), chợ Bưởi nằm bên vị trí hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch, thuận lợi về mặt giao thương trên bến dưới thuyền. Các bậc tiền bối kể lại rằng, xưa kia, bưởi vùng mạn ngược theo dòng chảy trôi về rất nhiều, người ta thấy vậy liền vớt lên bán, dần dần theo thói quen gọi vùng này là vùng Bưởi và chợ nằm trong khu vực này cũng gọi là chợ Bưởi.Chợ Bưởi hình thành chính xác năm nào thì không ai rõ, ngay đến các vị cao niên vùng này cũng chỉ biết rằng, khi sinh ra thì chợ đã có từ lâu. Một số tài liệu thì cho rằng, chợ Bưởi có thể hình thành từ đời Lý, nhưng cũng có những nhà nghiên cứu lại bảo chợ hình thành từ giữa thế kỷ 19. Và điều mọi người đều không thể phủ nhận, đây là một trong những chợ có tính lịch sử, văn hóa vào bậc nhất ở mảnh đất Thăng Long – Hà Nội này. Đặc biệt, chợ Bưởi cùng với chợ Mơ là một trong số ít các chợ còn duy trì hình thức họp chợ phiên ở nội thành Hà Nội và cứ tới các ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29 âm lịch, dân các khu vực lân cận lại kéo về chợ Bưởi bán cây, con giống, vật dụng nông nghiệp, sản vật làng nghề...

Posted Image

Chợ Bưởi cổ chỉ là những dãy lán bằng phên nứa tuyềnh toàng và chỉ có 1 – 2 dãy nhà gỗ mà người mua kẻ bán ở đây quen gọi là cầu chợ. Trước những năm 30 của thế kỷ trước, người Pháp cho xây dựng hai cầu chợ bằng bê tông kiên cố che mưa nắng. Mang tính chất chợ vùng ven, chợ Bưởi là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm các làng nghề vùng Kẻ Bưởi làm ra như dệt lĩnh Yên Thái, Bái Ân, giấy của làng Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã và dụng cụ sản xuất nông nghiệp của vùng Xuân La, Xuân Đỉnh. Xung quanh khu vực chợ Bưởi, hoạt động sản xuất thủ công tương đối phát triển, chợ Bưởi theo đó cũng sôi động vào các phiên chợ, người mua bán tấp nập. Nơi này cũng là chỗ để người dân lân cận mang cây con giống đến bán từ mớ rau thơm, bó cải giống đến chó mèo, lợn gà, thỏ, chim…Dân vùng Tây Tựu, Cổ Nhuế, Xuân La, Xuân Đỉnh với mặt hàng rau giống, hạt giống, công cụ nông nghiệp; dân vùng Nhật Tân, Quảng An, Quảng Bá với các loại cây cảnh, hoa cảnh. Người Hà Nội cũ muốn mua bất cứ thứ gì mang tính dân dã, đến chợ Bưởi là người ta sẽ tìm thấy.Vậy nên, chợ Bưởi cũng trở thành nơi thăm thú của nhiều người rảnh rỗi, yêu chim thú, hoa cây cảnh ở khắp các nơi trong Hà Nội. Đặc biệt, những năm xa xưa, cứ đến ngày 29 Tết, chợ Bưởi còn có thêm một nếp là mổ trâu bò và dân các làng vùng Bưởi cùng nhau mua trâu bò rồi giết mổ tại chợ, chia nhau ăn Tết...Ngày nay, chợ Bưởi đã xây dựng khang trang, hiện đại, thuộc sự quản lý của Tổng công ty Thương mại Hà Nội, nhưng riêng phiên chợ vẫn được duy trì bằng cách quy hoạch một khu vực riêng để người dân có cơ hội mua bán cây, con giống.Ông Nguyễn Văn Thế, Phó giám đốc Công ty CP chợ Bưởi, một người xuất thân từ làng Yên Thái, có nhiều gắn bó với chợ từ nhỏ cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng xây dựng chợ Bưởi thành một chợ văn minh, hiện đại trong những nét văn hóa truyền thống”.

Posted Image

Người ta muốn mua hạt giống, cây giống, chó, mèo, thỏ, chim… đều có thể tìm thấy ở các phiên chợ ngày nay, nhưng dẫu vậy, phiên chợ Bưởi nay không thể phong phú như trước, nhiều mặt hàng không còn do sự chọn lọc của nhu cầu cuộc sống. Ở chợ Bưởi còn duy nhất một hàng bán công cụ nông nghiệp, nhưng ông Nguyễn Văn Thế cho rằng, có lẽ bà chủ hàng này không duy trì được bao lâu. Và ông cũng nhẩm tính rằng, người bán con giống lâu năm ở chợ phiên còn độ 6 – 7 người, bán cây giống cũng còn gần 10 người; ngoài ra cứ tới phiên chợ một số người khác cũng có thể đem đến bán, ví như nhà nào đó nuôi được ổ chó đẻ hoặc mèo đẻ.Là người có thâm niên gắn bó trên 50 năm với các phiên chợ Bưởi, từ thủa 13,14 tuổi tấp tểnh theo bà, theo mẹ đi phụ bán hàng, bà Nguyễn Thị An ở phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy tâm sự: “Lãi lờ từ bán cây giống chẳng đáng bao nhiêu nhưng đã quen bán hàng này ở phiên chợ Bưởi rồi nên tôi cũng không chuyển sang kinh doanh hàng khác”. Và cũng không hiểu cơ duyên nào mà cả hai con dâu bà cũng cắp thúng theo mẹ chồng bán hạt giống, cây giống ở khu vực chợ phiên này. Trước kia, gia đình bà cũng chuyên làm cây giống nhưng rồi đất đai thu hẹp dần nên giờ đây cả ba mẹ con đều mua lại hàng của nông dân ngoại thành đem vào.Cũng có thâm niên gắn bó với các phiên chợ Bưởi từ hơn 20 năm nay, anh Nguyễn Mạnh Hà ở làng Đông, phường Bưởi (nay thuộc tổ 21 phường Bưởi) lại chuyên kinh doanh chó, mèo. Không chỉ bán ở các phiên chợ Bưởi, anh Hà còn bán ở phiên chợ Mơ (các ngày 2, 7), phiên chợ Hà Đông (các ngày 5, 10), chợ Trôi (các ngày 1, 6), chợ Canh Diễn (các ngày 3, 8). Mỗi phiên chợ anh cũng chỉ bán được mỗi loại vài con nhưng dù sao theo anh không làm nghề này cũng chưa biết kiếm nghề gì hơn. Anh Hà cho rằng, chợ phiên Bưởi ngày nay thu hẹp hơn trước nhưng chắc chắn vẫn còn tồn tại vì nhiều người còn thích nuôi chó mèo, trồng cây hoa cảnh, cho dù diện tích nhà họ nhỏ hẹp.Có lẽ, chính bởi lý do này nên cho dù cuộc sống phát triển theo hướng hiện đại, Hà Nội đô thị hóa quá nhanh nhưng các phiên chợ Bưởi vẫn tồn tại như một nét văn hóa riêng của Thăng Long – Hà Nội./.

Đinh Thị Thuận (TTXVN)

=============================================

phiên chợ Mơ (các ngày 2, 7), phiên chợ Hà Đông (các ngày 5, 10), chợ Trôi (các ngày 1, 6), chợ Canh Diễn (các ngày 3, 8)

Các phiên chợ chọn ngày theo độ số Hà Đồ 1-6, 2-7, 3-8, 4-9, 5-10. Điều này làm rõ thêm ứng dụng rộng rãi của Hà Đồ và gắn kết rất chặc chẽ với cuộc sống người Việt

.Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Luân có một nhận xét rất tinh tế và xuất sắc.

Những di sản văn hóa truyền thống Việt phần lớn gắn liền với những tri thức cơ bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đây chính là yếu tố xác minh sắc sảo cho nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm, chính là nguồn cội của nền Lý Học Đông phương.

Thiên Luân viết bài phân tích hiện tượng này và đưa bài này ra trang chủ - với tựa:

"Hà Đồ và những ngày chợ phiên ở Việt Nam".

Lấy bài báo này là một tư liệu minh chứng và sưu tầm các tư liệu liên quan.

Mai bắt đầu viết đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Luân có một nhận xét rất tinh tế và xuất sắc.

Những di sản văn hóa truyền thống Việt phần lớn gắn liền với những tri thức cơ bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đây chính là yếu tố xác minh sắc sảo cho nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm, chính là nguồn cội của nền Lý Học Đông phương.

Thiên Luân viết bài phân tích hiện tượng này và đưa bài này ra trang chủ - với tựa:

"Hà Đồ và những ngày chợ phiên ở Việt Nam".

Lấy bài báo này là một tư liệu minh chứng và sưu tầm các tư liệu liên quan.

Mai bắt đầu viết đi.

Thật ra bài này do 1 học viên lớp PTCB 05 phát hiện đó sư phụ, con chỉ nhận xét thêm thôi!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật ra bài này do 1 học viên lớp PTCB 05 phát hiện đó sư phụ, con chỉ nhận xét thêm thôi!!!

Vậy hai người viết chung. Cùng đứng tên tác giả.

Ai đấy! Miễn ba tháng học phí cho học viên đó. Nhưng mọi quyền lợi khác liên quan vẫn được giữ nguyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chợ Bưởi một tháng sáu phiên…

Ca dao có câu: “Chợ Bưởi một tháng sáu phiên. Ngày tư, ngày chín cho duyên đèo bòng“. Ấy là nói đến chợ Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi (nay thuộc quận Tây Hồ), một trong những chợ cổ nhất Hà Nội duy trì hình thức họp chợ phiên.

Kẻ Bưởi xưa là vùng ven Hà Nội, gồm các làng Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ân, Trung Nha… Giống như nhiều chợ cổ Hà Nội (cận sông, tiện đường đi), chợ Bưởi nằm bên vị trí hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch, thuận lợi về mặt giao thương trên bến dưới thuyền. Các bậc tiền bối kể lại rằng, xưa kia, bưởi vùng mạn ngược theo dòng chảy trôi về rất nhiều, người ta thấy vậy liền vớt lên bán, dần dần theo thói quen gọi vùng này là vùng Bưởi và chợ nằm trong khu vực này cũng gọi là chợ Bưởi.Chợ Bưởi hình thành chính xác năm nào thì không ai rõ, ngay đến các vị cao niên vùng này cũng chỉ biết rằng, khi sinh ra thì chợ đã có từ lâu. Một số tài liệu thì cho rằng, chợ Bưởi có thể hình thành từ đời Lý, nhưng cũng có những nhà nghiên cứu lại bảo chợ hình thành từ giữa thế kỷ 19. Và điều mọi người đều không thể phủ nhận, đây là một trong những chợ có tính lịch sử, văn hóa vào bậc nhất ở mảnh đất Thăng Long – Hà Nội này. Đặc biệt, chợ Bưởi cùng với chợ Mơ là một trong số ít các chợ còn duy trì hình thức họp chợ phiên ở nội thành Hà Nội và cứ tới các ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29 âm lịch, dân các khu vực lân cận lại kéo về chợ Bưởi bán cây, con giống, vật dụng nông nghiệp, sản vật làng nghề...

Posted Image

Chợ Bưởi cổ chỉ là những dãy lán bằng phên nứa tuyềnh toàng và chỉ có 1 – 2 dãy nhà gỗ mà người mua kẻ bán ở đây quen gọi là cầu chợ. Trước những năm 30 của thế kỷ trước, người Pháp cho xây dựng hai cầu chợ bằng bê tông kiên cố che mưa nắng. Mang tính chất chợ vùng ven, chợ Bưởi là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm các làng nghề vùng Kẻ Bưởi làm ra như dệt lĩnh Yên Thái, Bái Ân, giấy của làng Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã và dụng cụ sản xuất nông nghiệp của vùng Xuân La, Xuân Đỉnh. Xung quanh khu vực chợ Bưởi, hoạt động sản xuất thủ công tương đối phát triển, chợ Bưởi theo đó cũng sôi động vào các phiên chợ, người mua bán tấp nập. Nơi này cũng là chỗ để người dân lân cận mang cây con giống đến bán từ mớ rau thơm, bó cải giống đến chó mèo, lợn gà, thỏ, chim…Dân vùng Tây Tựu, Cổ Nhuế, Xuân La, Xuân Đỉnh với mặt hàng rau giống, hạt giống, công cụ nông nghiệp; dân vùng Nhật Tân, Quảng An, Quảng Bá với các loại cây cảnh, hoa cảnh. Người Hà Nội cũ muốn mua bất cứ thứ gì mang tính dân dã, đến chợ Bưởi là người ta sẽ tìm thấy.Vậy nên, chợ Bưởi cũng trở thành nơi thăm thú của nhiều người rảnh rỗi, yêu chim thú, hoa cây cảnh ở khắp các nơi trong Hà Nội. Đặc biệt, những năm xa xưa, cứ đến ngày 29 Tết, chợ Bưởi còn có thêm một nếp là mổ trâu bò và dân các làng vùng Bưởi cùng nhau mua trâu bò rồi giết mổ tại chợ, chia nhau ăn Tết...Ngày nay, chợ Bưởi đã xây dựng khang trang, hiện đại, thuộc sự quản lý của Tổng công ty Thương mại Hà Nội, nhưng riêng phiên chợ vẫn được duy trì bằng cách quy hoạch một khu vực riêng để người dân có cơ hội mua bán cây, con giống.Ông Nguyễn Văn Thế, Phó giám đốc Công ty CP chợ Bưởi, một người xuất thân từ làng Yên Thái, có nhiều gắn bó với chợ từ nhỏ cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng xây dựng chợ Bưởi thành một chợ văn minh, hiện đại trong những nét văn hóa truyền thống”.

Posted Image

Người ta muốn mua hạt giống, cây giống, chó, mèo, thỏ, chim… đều có thể tìm thấy ở các phiên chợ ngày nay, nhưng dẫu vậy, phiên chợ Bưởi nay không thể phong phú như trước, nhiều mặt hàng không còn do sự chọn lọc của nhu cầu cuộc sống. Ở chợ Bưởi còn duy nhất một hàng bán công cụ nông nghiệp, nhưng ông Nguyễn Văn Thế cho rằng, có lẽ bà chủ hàng này không duy trì được bao lâu. Và ông cũng nhẩm tính rằng, người bán con giống lâu năm ở chợ phiên còn độ 6 – 7 người, bán cây giống cũng còn gần 10 người; ngoài ra cứ tới phiên chợ một số người khác cũng có thể đem đến bán, ví như nhà nào đó nuôi được ổ chó đẻ hoặc mèo đẻ.Là người có thâm niên gắn bó trên 50 năm với các phiên chợ Bưởi, từ thủa 13,14 tuổi tấp tểnh theo bà, theo mẹ đi phụ bán hàng, bà Nguyễn Thị An ở phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy tâm sự: “Lãi lờ từ bán cây giống chẳng đáng bao nhiêu nhưng đã quen bán hàng này ở phiên chợ Bưởi rồi nên tôi cũng không chuyển sang kinh doanh hàng khác”. Và cũng không hiểu cơ duyên nào mà cả hai con dâu bà cũng cắp thúng theo mẹ chồng bán hạt giống, cây giống ở khu vực chợ phiên này. Trước kia, gia đình bà cũng chuyên làm cây giống nhưng rồi đất đai thu hẹp dần nên giờ đây cả ba mẹ con đều mua lại hàng của nông dân ngoại thành đem vào.Cũng có thâm niên gắn bó với các phiên chợ Bưởi từ hơn 20 năm nay, anh Nguyễn Mạnh Hà ở làng Đông, phường Bưởi (nay thuộc tổ 21 phường Bưởi) lại chuyên kinh doanh chó, mèo. Không chỉ bán ở các phiên chợ Bưởi, anh Hà còn bán ở phiên chợ Mơ (các ngày 2, 7), phiên chợ Hà Đông (các ngày 5, 10), chợ Trôi (các ngày 1, 6), chợ Canh Diễn (các ngày 3, 8). Mỗi phiên chợ anh cũng chỉ bán được mỗi loại vài con nhưng dù sao theo anh không làm nghề này cũng chưa biết kiếm nghề gì hơn. Anh Hà cho rằng, chợ phiên Bưởi ngày nay thu hẹp hơn trước nhưng chắc chắn vẫn còn tồn tại vì nhiều người còn thích nuôi chó mèo, trồng cây hoa cảnh, cho dù diện tích nhà họ nhỏ hẹp.Có lẽ, chính bởi lý do này nên cho dù cuộc sống phát triển theo hướng hiện đại, Hà Nội đô thị hóa quá nhanh nhưng các phiên chợ Bưởi vẫn tồn tại như một nét văn hóa riêng của Thăng Long – Hà Nội./.

Đinh Thị Thuận (TTXVN)

=============================================

Các phiên chợ chọn ngày theo độ số Hà Đồ 1-6, 2-7, 3-8, 4-9, 5-10. Điều này làm rõ thêm ứng dụng rộng rãi của Hà Đồ và gắn kết rất chặc chẽ với cuộc sống người Việt

.Posted Image

Em mới tập tọe tìm hiểu nên chưa rõ lắm các mối liên quan: nếu xét thành Thăng Long xưa là trung tâm thì: Chợ Mơ ở Đông Nam, ứng 2 quẻ Ly, Khôn là đúng. Chợ Canh Diễn ở phía Tây Bắc nên ứng với 2 quẻ Càn, Khảm cũng đúng. Duy có chợ Bưởi cũng ở Tây Bắc thành sao lại ứng với quỷ Tốn, Đoài, chợ Hà Đông sao lại ứng với trung tâm thì em chưa hiểu ạ! Rất mong bác Thiên Luân sớm có bài để em mở mang thêm đầu óc.

Nhân đây, em cũng xin hỏi thêm 1 chút! Em nhớ có 2 câu thơ của các cụ:

2, 5, 3, 7 đi đâu

1, 3, 6, 8 Kim Lâu làm nhà

Em biết đó là nói về tuổi làm nhà, nhưng khi nhìn vào Hà Đồ và Lạc Thư, em cảm giác có liên quan gì đó mà chưa kiến giải được. Không biết đã có ai kiến giải chưa? Nếu có xin bác chỉ giúp để em học hỏi ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em mới tập tọe tìm hiểu nên chưa rõ lắm các mối liên quan: nếu xét thành Thăng Long xưa là trung tâm thì: Chợ Mơ ở Đông Nam, ứng 2 quẻ Ly, Khôn là đúng. Chợ Canh Diễn ở phía Tây Bắc nên ứng với 2 quẻ Càn, Khảm cũng đúng. Duy có chợ Bưởi cũng ở Tây Bắc thành sao lại ứng với quỷ Tốn, Đoài, chợ Hà Đông sao lại ứng với trung tâm thì em chưa hiểu ạ! Rất mong bác Thiên Luân sớm có bài để em mở mang thêm đầu óc.

Nhân đây, em cũng xin hỏi thêm 1 chút! Em nhớ có 2 câu thơ của các cụ:

2, 5, 3, 7 đi đâu

1, 3, 6, 8 Kim Lâu làm nhà

Em biết đó là nói về tuổi làm nhà, nhưng khi nhìn vào Hà Đồ và Lạc Thư, em cảm giác có liên quan gì đó mà chưa kiến giải được. Không biết đã có ai kiến giải chưa? Nếu có xin bác chỉ giúp để em học hỏi ạ!

Chợ bưởi ở phía Tây thành Hà Nội bạn à!

Hôm trước search trong 1 bài báo có đoạn này

Phía Tây thànhphố Hà Nội là chợ Bưởi. Chợ thường họp theo phiên vào các ngày 4, 9, 14, 19,24, 29 âm lịch hàng tháng. Xuôi theo đường Hoàng Hoa Thám, với hàng trăm loạihoa và cây cảnh bên đường. Tại đây, không chỉ có bán những giống cây hoa bản địa,truyền thống mà còn xuất hiện rất nhiều loại giống lai ghép mới hoặc nhập từ nướcngoài. Những mặt hàng phụ trợ cho công cuộc chơi hoa như chậu cảnh, lọ hoa, đấttrồng, phân bón… cũng được bày bán nhiều. Khác hàng đến với chợ rất đông bởi nóphục vụ cho đủ mọi tầng lớp khách hàng, từ những cái cây giá chỉ vài nghìn tớinhững chậu cảnh giá cả triệu đồng. Người bán và người mua đều chung một thú vuilà sự cầu kỳ trong chơi hoa cây cảnh. Chính điều đó đã tạo nên nét độc đáo chophiên chợ này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các phiên chợ chọn ngày theo độ số Hà Đồ 1-6, 2-7, 3-8, 4-9, 5-10. Điều này làm rõ thêm ứng dụng rộng rãi của Hà Đồ và gắn kết rất chặc chẽ với cuộc sống người Việt

.Posted Image

Lúc trước mình cũng thấy trên mạng thấy cũng có những Phiên "Chợ Lùi" ở Hà Giang, quy luật họp chợ là cứ 06 ngày họp 1 lần (tuần này họp thứ 7 thì tuần sau họp vào thứ sáu....) có thể có những mối liên hệ nào chăng?

1. Độ số 6 cung Càn hướng Tấy Bắc?

2. Càn - Trời --> tục thờ thần mặt trời của người Việt cổ?

Mong các cao nhân Lý Học nghiên cứu và bàn luận thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chợ bưởi ở phía Tây thành Hà Nội bạn à!

Hôm trước search trong 1 bài báo có đoạn này

Nếu tính khu vực thành cổ thì đúng là phía Tây, chếch Bắc 1 chút (chính Tây là khu vực cầu Giấy đến cống Vị). Tuy nhiên, nếu tính theo vòng thành ngoại giờ vẫn còn dấu tích: Đê hữu Hồng, Hàng Đậu, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Bưởi, Đê La Thành, Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân, quay lại đê hữu Hồng thì đích thị ở Tây Bắc. Vòng thành giữa thì em không rõ lắm nên chưa hình dung được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu tính khu vực thành cổ thì đúng là phía Tây, chếch Bắc 1 chút (chính Tây là khu vực cầu Giấy đến cống Vị). Tuy nhiên, nếu tính theo vòng thành ngoại giờ vẫn còn dấu tích: Đê hữu Hồng, Hàng Đậu, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Bưởi, Đê La Thành, Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân, quay lại đê hữu Hồng thì đích thị ở Tây Bắc. Vòng thành giữa thì em không rõ lắm nên chưa hình dung được.

Theo TL thì nên tính theo Thành Cổ, vì chợ đã có từ ngàn năm nay! Vì TL cũng chưa rành địa hình ngoài miền Bắc lắm nên chưa thể kiểm tra hết được, nếu có dịp ra Bắc thì sẽ tìm hiểu 1 chuyến thì bài viết mới có giá trị hơn :(

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy hai người viết chung. Cùng đứng tên tác giả.

Ai đấy! Miễn ba tháng học phí cho học viên đó. Nhưng mọi quyền lợi khác liên quan vẫn được giữ nguyên.

Thưa bác TS, việc quanh tháng dân buôn bán ngoại thành HN đã có lịch chợ phiên cả vài Trăm năm rồi. Từ thời Ông ngoại của Học Trò cũng đã có Lịch chợ phiên và thấy ông ngoại của HS nói rằng từ thời ông nội của ông ngoại cũng đã có Lịch chợ phiên quanh thành Hà nội. Nó được bố trí lịch như vậy do ai quyết định thì không rõ, ông ngoại của HS nói rằng có thể nghe ai đó từ thời ông còn nhỏ rằng do Cao Biền quy định như vậy để dễ bề kiểm soát, vừa tạo điều kiện kinh doanh thông thương giữa ngoại thành và nội thành, vừa dễ cho quan quân tuần tra kiểm soát. Có thể đi bằng đường bộ hoặc đường sông để kiểm soát hoạt động mua bán.

Như vậy, nếu là lịch do Cao Biền đưa ra thì ắt là có ứng dụng Dịch vào trong quản lý rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu tính khu vực thành cổ thì đúng là phía Tây, chếch Bắc 1 chút (chính Tây là khu vực cầu Giấy đến cống Vị). Tuy nhiên, nếu tính theo vòng thành ngoại giờ vẫn còn dấu tích: Đê hữu Hồng, Hàng Đậu, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Bưởi, Đê La Thành, Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân, quay lại đê hữu Hồng thì đích thị ở Tây Bắc. Vòng thành giữa thì em không rõ lắm nên chưa hình dung được.

Cửa Bắc của thành Hà nội còn dính viên đạn Pháo của Pháp khi xâm chiếm Hà nội, nằm ở mặt đường Phan Đình Phùng, đường này nối dài và thẳng tắp với đường Hoàng Hoa Thám. qua Quảng trường Ba Đình (vuông góc với đường Hùng Vương, nơi Lăng Bác ở)

Đường Phan Đình Phùng song song với đường Quán Thánh, đường Quán Thánh lại nối dài thẳng tắp tới đường Thụy Khuê (Từ Thụy Khuê hướng về Ba Đình)

Theo tính chất bắc cầu suy ra đường Hoàng Hoa Thám // đường Thụy Khuê. Cuối 2 đường này là chợ Bưởi nằm ở giữa.

Như vậy thì chợ Bưởi quả là đúng nằm ở hướng Tây chếch Bắc, nhưng nếu tính như thế thì nông cạn quá.

Lấy hoàng thành làm 1 vuông, kẻ 2 đường chéo của 4 góc để phân chia hướng Đông - Tây - Nam - Bắc để phân rõ 4 hướng, các vùng nằm trong cung hướng này thì đều thuộc hướng Tây. Có như vậy thì Hồ Tây mới có tên là Hồ Tây, nếu không sẽ là Hồ Tây Bắc.

Đường từ Cầu Giấy kéo đến Cống Vị thì còn ngắn quá, vì nó là đường Bưởi (từ Cầu Giấy tới Chợ Bưởi) và song song với sông Tô Lịch thần thánh. Kéo dài tiếp là đường Lạc Long Quân đều thuộc hướng Tây thành. Đây cũng tạo thành 1 con Đê vừa bảo vệ Thành. Nếu sảy ra lũ lụt thì có thể xuất phát từ Cửa Bắc để đi thăm đê điều bằng đường Hoàng Hoa Thám, ra tới chợ Bưởi có thể đi ra đường Bưởi để xem nước sông Tô Lịch, theo đường Lạc Long Quân để xem đê Sông Hồng đoạn Phú Thượng - Nhật Tân.

Vì vậy hãy coi chợ Bưởi và Hồ Tây thuộc hướng Tây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay