Angela

Gửi Huynh Thiên Đồng

11 bài viết trong chủ đề này

Anh TD ui, cho em hỏi vụ này chút xíu hen, khi mà rước dâu đưa con gái về nhà chồng, thì mẹ đẻ cô dâu có dc phép theo cô dâu về nhà chồng không?Hay là người ta kiêng , chỉ cho ba cô dâu dẫn về nhà chồng thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin phép anh Thiên Đồng!

Phamhung trả lời câu hỏi của bạn này: Chắc theo Chàng về dinh đây!!!! Posted Image chúc mừng, chúc mừng!!!!

Tùy theo phong tục của địa phương bạn ạ, Ở Hà nội và các tỉnh phía Bắc thì mẹ cô Dâu không đi cùng đâu, chỉ tiễn chân ra xe hoa thôi.

Và: Bà mẹ chuẩn bị cho cô dâu các vật dụng cần thiết để cô Dâu ắm theo khi về nhà chồng "Cái này cụ thể thì cũng theo phong tục từng địa phương" và có những điều chỉ có Mẹ và con gái trao đổi được thôi!

Ví dụ như chuẩn bị Kim châm, Kim và chỉ ngũ sắc ......

Thân mến!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin phép anh Thiên Đồng!

Phamhung trả lời câu hỏi của bạn này: Chắc theo Chàng về dinh đây!!!! Posted Image chúc mừng, chúc mừng!!!!

Tùy theo phong tục của địa phương bạn ạ, Ở Hà nội và các tỉnh phía Bắc thì mẹ cô Dâu không đi cùng đâu, chỉ tiễn chân ra xe hoa thôi.

Và: Bà mẹ chuẩn bị cho cô dâu các vật dụng cần thiết để cô Dâu ắm theo khi về nhà chồng "Cái này cụ thể thì cũng theo phong tục từng địa phương" và có những điều chỉ có Mẹ và con gái trao đổi được thôi!

Ví dụ như chuẩn bị Kim châm, Kim và chỉ ngũ sắc ......

Thân mến!

Miền Nam cũng vậy mà, mẹ đẻ ko theo con gái đâu!!! Chỉ ở nhà tới giờ ra nhà hàng. Viêc này có nguyên nhân từ xa xưa. Ngày xưa khi gả con gái đi tức là chấp nhận người con gái ấy sẽ ko quay về nữa. Nhiều khi gả qua nhà chồng cách mấy ngọn núi, mấy con sông thì sao mà về. Vì vậy mẹ dặn con gái kỹ càng trước khi đi, rồi 2 mẹ con ôm nhau khóc... rất ư là tình cảm. Nếu mà người mẹ cũng đi đưa dâu thì ko khéo lại lôi con về, ko gả nữa. Cho nên ko cho đi theo, có bố cô dâu đi đưa thôi. Dù sao tình cảm của người cha vẫn "thép" hơn so với người mẹ. Đại thể là vậy, TL đọc lâu rồi nên ko nhớ rõ chi tiết lắm!!!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày xưa thách cưới. Nên mẹ cô dâu không đi cùng vì sợ bảo "bán con".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Em củm ơn 2 huynh nhé, đúng là em sắp lên xe tăng ủi về nhà chồng, còn khoảng 2 tuần nữa thôi, hic hic.Nếu mà không kiêng cữ hay xui xẻo gì thì nhà em đi theo hết, hí hí, cho nó xungPosted Image

Edited by Angela

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ơ, em thấy ở quê ngoại em (Cần Thơ), cả bố mẹ ông bà cô dâu cùng đi đưa dâu cả mà, từ trước tới giờ vẫn vậy, ai không đi mới là bị chê trách ý.

Còn ở miền Bắc thì đúng là đa phần mẹ cô dâu không đi, chỉ có cha đưa đi thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em tính chuyển vị trí của bàn thờ nhà em trên sân thượng, để cho rộng rãi và làm lễ bái tổ tiên trên sân thượng cho tiện, các anh khuyen em có nên chuyển không?hay chuyển bàn thờ người ta kiêng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em củm ơn 2 huynh nhé, đúng là em sắp lên xe tăng ủi về nhà chồng, còn khoảng 2 tuần nữa thôi, hic hic.Nếu mà không kiêng cữ hay xui xẻo gì thì nhà em đi theo hết, hí hí, cho nó xungPosted Image

Cô bé này ghê thật!!!! định áp đảo nhà trai sao?????? theo lý thuyết của anh Thiên Luân thì mẹ bạn vẫn đưa con về nhà chồng được.... vậy là có thêm nhân lực để áp đảo nhà trai rùi................. Posted Image :lol: :o

Share this post


Link to post
Share on other sites

@Angela,

Theo Thiên Đồng được biết thì ở miền Nam không có kị kiêng gì về việc đưa dâu cả, cha mẹ cũng có thể đưa con dâu đi. Còn việc kiêng kị có lý do gì không thì để TD tham khảo lại xem.

TD

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Angela,

Thử xem qua lời giải thích sau:

Tại sao mẹ cô dâu không đi đưa dâu?

Trong chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Thực ra, trong nhiều gia đình, người cha quyết định mọi việc, người mẹ chỉ biết tuân theo. Vì thế đã xảy ra một số trường hợp oái oăm: Ngày con gái vu quy đáng lẽ là ngày vui nhất trong đời nhưng người thì khóc lóc buồn tủi vì bị ép buộc, người thì lo sợ cảnh làm dâu, làm vợ, từ tấm bé chưa rời mẹ, nay tự nhiên mẹ con xa nhau; mẹ thương con còn thơ dại, cũng mủi lòng sụt sùi khóc. Thế là, trong khi hai họ đang vui mừng yến ẩm ở nhà ngoài thì hai mẹ con lủi thủi, cắp nón ra về. Tan tiệc, nhà trai chẳng tìm thấy cô dâu đâu nữa. Qua một vài đám đại loại như vậy người ta rút kinh nghiệm không nên để mẹ cô dâu đi đưa dâu, dần dần bắt chước nhau, trở thành tục lệ.

Một vài địa phương, cả bố cô dâu cũng không đi đưa dâu với lý do con mình đã gả bán cho người. Tuy rằng trong văn sách có ghi "Giá thú bất luận tài" nghĩa là không bàn đến tiền tài trong việc cưới hỏi, nhưng không hiểu vì sao trong ngôn ngữ Việt Nam lại kết hợp "Gả bán" liền nhau.

Thời nay hôn nhân tự do, trai gái tìm hiểu, yêu nhau kết hôn trên cơ sở tình yêu đôi lứa, cha mẹ chỉ tham gia góp ý, hướng dẫn, vậy thì cha mẹ có nên đến dự lễ vui của hai con không? Đã có nhiều đám cưới ngày nay bỏ tục kiêng này.

-----------------

Lời biện giải trên có phần chỉ giải thích về mặt hiện tượng xã hội mà không lột tả được nội tình bên trong. Ai cũng dễ dàng hiểu một nghĩa đương nhiên rằng con của mẹ thì đích thực là con của mẹ, dù trai hay gái (còn con của cha thì chưa chắc à!). Sự cưu mang nuôi nuôi nấn đứa đứa con là sự gắn bó huyết mạch tình thâm không dể gì chia cắt. Với phong tục "làm dâu nhà chồng", người con gái phải lìa xa người mẹ, cắt đứt mối dây tình thâm ấy thì hủ tục đó như một con dao hợp pháp cắt đứt mối tình thâm khắng khít giữa người con và người mẹ. Do vậy, người mẹ không bao giờ chịu chìa lìa mối ruột rà ấy, không thể tự tay cắt đứt mối thâm tình ấy, vì như thế còn đâu là tình mẫu tử. Vì vậy người mẹ trong phong tụ xưa không bao giờ đưa con gái về nhà chồng.

Đất có lề, quê có thói, nhưng "sông có lúc, người có khúc", quan niệm vùng miền khác nhau, xã hội tiến hóa, thời buổi đổi thay thì việc mẹ (cha) đưa con gái về nhà chồng hay không cũng chỉ trở thành một chi tiết thứ yếu.

Vài lời lạm bàn.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chân thành cảm ơn anh rất rất nhiều, anh giải thích chi tiết quá,hihi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay