Posted 30 Tháng 3, 2011 Bí ẩn khu mộ thiêng bên đường Cập nhật lúc 30/03/2011 06:08:00 AM (GMT+7) - Hàng nghìn cột đá nhấp nhô bên những nấm mồ ẩn hiện trong khu rừng mịt mùng không nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Đó là lời kể về khu Thánh địa “Đống Thếch” của nhà lang Mường Động thuộc xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình thời kỳ trước... Bóng ma bên những cột đá Nằm giữa núi rừng thâm u, những cột đá gần 400 năm tuổi vẫn đứng trơ gan cùng tuế nguyệt. Đó là điểm độc đáo của khu mộ cổ Đống Thếch (xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) - một “kho báu” mang đậm bản sắc văn hóa xứ Mường Động. Từ nhiều năm nay, hàng trăm mồ đá nằm im lìm u tịch và lạnh lẽo giữa vùng rừng núi Tây Bắc ấy là một bí ẩn lớn đối với bất cứ ai từng một lần đặt chân tới. Hàng trăm mồ đá nằm im lìm u tịch và lạnh lẽo giữa vùng rừng núi Tây Bắc ấy là một bí ẩn lớn đối với bất cứ ai từng một lần đặt chân tới (Ảnh: Tiến Thành - Tuổi Trẻ) Những người dân bản xứ không biết nhiều về gốc tích hay truyền thuyết rừng mộ đá này. Họ kể rằng, trước đây khu vực này rất rộng, gồm hàng trăm ngôi mộ và hàng ngàn phiến đá chôn xung quanh. Người ta gọi cả quần thể ấy là rừng mộ đá. Tất cả các ngôi mộ đều chôn ba khối đá cao phía đầu mộ thành một hàng, khối đá to nhất chôn ở giữa. Chân mộ chôn ba khối nhỏ hơn. Những khối đá cẩm thạch được xác định là mang về từ xứ Thanh, ở vùng này không có loại đá ấy. Phiến đá to nhất có chiều rộng hơn 1m, cao khoảng 4m, có phiến nặng hàng tấn. (Ảnh: Dulichvietnam) Khu mộ là tâm điểm mang màu sắc kỳ bí, hoang đường. Những câu chuyện truyền miệng rỉ tai nhưng có sức lan toả rất nhanh khiến cho dân bản xứ đều sợ sệt e dè, ít người dám qua lại nơi đây. Chuyện rằng có một đoàn người ngựa nghỉ đêm bên những cột đá, đến sáng hôm sau người ta chỉ còn thấy hành lý và những con ngựa nhẩn nha gặm cỏ, tuyệt nhiên không thấy một bóng người. Đến khi dân bản đánh liều vào xem thì phát hiện hành lý của đoàn người toàn là cuốc thuổng. Hoá ra bọn chúng là lũ trộm chuyên đào mồ trộm đồ cải táng. Từ câu chuyện này, người dân thêu dệt thành nhiều chuyện khác không kém phần ly kỳ, huyền bí. Không ai biết gì về số phận những tên trộm đêm ấy, người dân vì thế ngày càng kiêng dè, sợ hãi khu đất thiêng. Bí mật chôn dưới những ngôi mộ Thông qua ông Bùi Văn Hùng, Phó Bí thư TT xã Vĩnh Đồng và ông Bùi Minh Lợi, Trưởng Ban văn hoá xã được biết, đây là cả một truyền thuyết về dòng họ Đinh - dòng họ quan lang, giàu có nhất của người Mường xưa, nó là “thánh địa” bất khả xâm phạm của nhà lang Mường Động. Những truyền thuyết về nó đến tận ngày nay vẫn chưa được khám phá hết”. Những khối đá cẩm thạch được xác định là mang về từ xứ Thanh, ở vùng này không có loại đá ấy (Ảnh: Tiến Thành - Tuổi Trẻ) Ngay từ cái tên Đống Thếch cũng khiến cảm giác được cái huyền bí của nó. “Đống” là những nơi mồ mả, những nơi hoang vu ít người qua lại. Thếch là một địa danh đã có từ lâu, một địa danh riêng có của người Mường. Đống Thếch là một thung lũng nhỏ, cao ráo, bằng phẳng, trong đó, nhấp nhô hàng trăm hòn mồ cao thấp đứng cùng thời gian. Khu mộ Đống Thếch lúc chưa bị con người tác động - (Ảnh: dulichvietnam) Mộ cổ chôn cất thi thể của những người thuộc dòng dõi họ Đinh, bên cạnh đó có nhiều lời đồn cho rằng mộ cổ còn chôn cất thi thể cả những nô tỳ của các quan lang. Mỗi mộ có nhiều phiến đá khắc bằng chữ Hán, ghi lại tên, tuổi, chức sắc của người dưới mồ, ghi lại ngày tháng dựng mồ và còn khác cả hình ảnh của các con vật. Bản dịch về một tảng đá lớn có nội dung như sau: "Ông Đinh Công Kỷ, tước Uy Lộc hầu, thổ tù kiêm cai quản vùng Mường Động. Sinh năm 1592, mất giờ sửu, ngày 13/10/1647. Khi chết được ban tước Chưởng vệ đề đốc Uy quận công. Đến ngày 22/2/1650 được đưa về huyệt trên núi bằng 15 xe tang, 7 con voi, 5 con ngựa...". Các tảng đá này có kích thước, độ dài khác nhau và được lấy tận vùng đất Ngọc Lạc – Thanh Hoá. Các phiến đá to nhô lên khỏi mặt đất gần 3m và nặng đến hàng tấn, còn các phiến đá nhỏ nhô lên khỏi mặt đất chỉ khoảng 0,5m. Kích thước của các tảng đá ám chỉ những ý nghĩa riêng. Nó là nơi cắm dấu quyền lực của dòng họ Đinh. Mường "ma" Đống Thếch bị bỏ hoang Bốn xứ Mường nổi tiếng ở Hòa Bình đều có nghĩa địa dành riêng cho quan lang, thổ tù (những người có chức tước ngày xưa), nhưng chỉ khu mường ma Đống Thếch của tổng huyện Mường Động xưa còn tồn tại đến ngày nay. Toàn cảnh khu mộ cổ - (Ảnh: Ngọc Thắng - Tuổi Trẻ) Trước năm 1945, Đống Thếch vẫn được coi là xứ sở của người chết, cọp beo và các vị thần linh. Khi đó vẫn còn hàng nghìn ngôi mộ, rừng đá dày đặc, cao sừng sững, bị bao phủ bởi rừng cây cổ thụ, vô cùng âm u, lạnh lẽo. Truyền rằng khu mộ cổ như một mê trận kỳ bí, người lạ lạc vào sẽ chẳng tìm được lối ra, thành xương trắng giữa rừng. Đó là câu chuyện được thêu dệt nên để làm cho Đống Thếch càng bí ẩn, linh thiêng... Hiện vật đào được dưới khu mộ Đống Thếch - (Ảnh: dulichvietnam) Đến năm 1946, quân giải phóng đến nơi này để luyện quân. Từ đó, người dân mới bớt sợ, cũng theo chân bộ đội vào rừng mộ. Những năm 80 của thế kỷ trước, dân Mường Bi mất mùa kéo xuống đào mộ tìm đồ cải táng (quan lang xưa khi chết thường chôn theo rất nhiều của cải). Nhiều người tìm được thạp đồng, trống đồng, bát đĩa thời nhà Thanh và trở nên giàu có. Những kẻ săn lùng đồ cổ đã đến đây, chẳng mấy chốc rừng đá rộng lớn đã tan hoang. Mường “ma” đến thời điểm này vẫn đang ngủ quên. Hải Anh (tổng hợp) 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 3, 2011 ĐÍNH CHÍNH LẠI CHO ĐÚNG: “Đống” là những nơi mồ mả, những nơi hoang vu ít người qua lại."Đống" không phải là danh từ chỉ những nơi hoang vu và nghĩa địa. Mà là một từ Việt cổ chỉ vùng miền. Thí dụ, người ta có thể hỏi: "Nhà "ông" ở "đống" nào?". Nếu ở thành thị có thể trả lời: "Nhà tôi ở "kẻ chợ", "đống" cửa Đông, phố Hàng Phèn". Khái niệm "đống" tương đương một vùng miền rộng, có thể dùng cho địa bàn cấp Tổng, phủ, huyện, nhỏ thì là phường. Tùy theo vị trí đặt cạu hỏi hoặc miêu tả. Nếu cùng ở trong thành phố Hanoi thì có thể nói: "Tôi ở "đống" Hoàn Kiếm, phố hàng Phèn". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 3, 2011 ĐÍNH CHÍNH LẠI CHO ĐÚNG: "Đống" không phải là danh từ chỉ những nơi hoang vu và nghĩa địa. Mà là một từ Việt cổ chỉ vùng miền. Thí dụ, người ta có thể hỏi: "Nhà "ông" ở "đống" nào?". Nếu ở thành thị có thể trả lời: "Nhà tôi ở "kẻ chợ", "đống" cửa Đông, phố Hàng Phèn". Khái niệm "đống" tương đương một vùng miền rộng, có thể dùng cho địa bàn cấp Tổng, phủ, huyện, nhỏ thì là phường. Tùy theo vị trí đặt cạu hỏi hoặc miêu tả. Nếu cùng ở trong thành phố Hanoi thì có thể nói: "Tôi ở "đống" Hoàn Kiếm, phố hàng Phèn". "Đống " là từ tiếng dân tộc Mường, khi nói tới từ này thì hình ảnh của nó sẽ tương ứng với nơi mà đất như chụm lại, có hình dáng như một cái gò nổi lên so với xung quanh, theo những gì mà tôi được biết thì nó thường được dùng kèm với tên địa danh chỉ nơi an táng, chứ không dùng với những địa danh dân cư sinh sống, nếu hỏi ở đâu thì tiếng Mường chỉ hỏi là "ở no ?" mà thôi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 3, 2011 "Đống " là từ tiếng dân tộc Mường, khi nói tới từ này thì hình ảnh của nó sẽ tương ứng với nơi mà đất như chụm lại, có hình dáng như một cái gò nổi lên so với xung quanh, theo những gì mà tôi được biết thì nó thường được dùng kèm với tên địa danh chỉ nơi an táng, chứ không dùng với những địa danh dân cư sinh sống, nếu hỏi ở đâu thì tiếng Mường chỉ hỏi là "ở no ?" mà thôi.Hồi còn trẻ, chính ông bảo vệ xưởng tôi làm việc và bà con của ông ta đều dùng tiếng này để trao đổi : Chính ông ta hỏi tôi: "Ông người ở đống nào?". Ông này người Kinh. Cũng gần hanoi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 3, 2011 Thưa Sư phụ ! Ở quê nhà con có một ngôi mộ bên đường, ai đi qua cũng nhặt bỏ lên đó 1 viên sỏi, hòn đất, đá .... và gọi đó mà Mả ông Đống ..... (người già nói: đó là mộ của 1 người ăn mày (tất nhiên là không biết tên) bị chết nằm ở đó và từ lâu lắm rồi, không ai bảo ai nhưng mọi người đi qua (ngày xưa chỉ là đi bộ) đều làm 1 hành động như thế) Không có ai giải thích tại sao lại gọi là mộ ông Đống, vì thế con cũng không biết lý giải tại sao. Kính Sư phụ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 3, 2011 Thưa Sư phụ ! Ở quê nhà con có một ngôi mộ bên đường, ai đi qua cũng nhặt bỏ lên đó 1 viên sỏi, hòn đất, đá .... và gọi đó mà Mả ông Đống ..... (người già nói: đó là mộ của 1 người ăn mày (tất nhiên là không biết tên) bị chết nằm ở đó và từ lâu lắm rồi, không ai bảo ai nhưng mọi người đi qua (ngày xưa chỉ là đi bộ) đều làm 1 hành động như thế) Không có ai giải thích tại sao lại gọi là mộ ông Đống, vì thế con cũng không biết lý giải tại sao. Kính Sư phụ! Chữ "Đống" trong tiếng Việt hiện nay để chỉ một khối gì đó...Thí dụ: Đống rơm, đống muối...vv.. Suy luận sâu hơn thì đó là vị trí kết tập những vật thể cùng loại . Thí dụ: Gom lại thành "đống" .......Rất nhiều câu tiếng Việt cổ bây giờ không còn dùng nữa như" trốc" - Phía trên một cái gì đó. "kẻ" - vùng miền nơi đô thị......vv.....Từ Đống cũng vậy, hiện nay gần như không ai còn dùng nữa. "Mộ ông Đống" - Trường hợp này "Đống" là danh từ riêng . Có thể vì người ta không biết xuất xứ người này ở đâu (Ở đống nào) nên gọi là "mộ ông Đống". Điều này càng chứng tỏ rằng: Xa xưa , tiếng "đống" chỉ vùng miền. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 4, 2011 Phát hiện quần thể mộ táng nghìn năm của cư dân Sa Huỳnh Khu mộ táng được các chuyên gia khảo cổ phát hiện ở thôn Tre, xã Trà Thọ, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) nằm cách điểm khai quật cũ ở thung lũng sông Tang khoảng 5 km đường rừng. > Phát hiện nhiều hiện vật nghìn năm tuổi dưới lòng hồ Kết thúc giai đoạn 1 khai quật khảo cổ ở xã Trà Xinh vào cuối tháng 3, các chuyên gia khảo cổ mở rộng phạm vi khai quật ở thung lũng sông Tang thì phát hiện thêm quần thể mộ táng quy mô lớn của cư dân Sa Huỳnh xưa. Nhiều khu mộ táng được phát lộ cách mặt đất khoảng một mét, cách mép nước sông Tang 2-5 m. Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, cán bộ bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi cho biết: “Khu mộ táng có niên đại hơn 2.000 năm nằm san sát dưới bãi bồi thung lũng". Theo tiến sĩ Khôi, khu cư trú có tầng văn hóa với mật độ gốm khá dày đặc. Nhiều khả năng số lượng mộ táng của cư dân Sa Huỳnh nhiều hơn điểm khai quật khảo cổ thôn Trà Veo 2, Trà Veo 3, xã Trà Xinh trước đó. Tiến sĩ Khôi nhận định, sở dĩ nơi đây có nhiều khu mộ táng là vì bãi bồi gần sông nước, điều kiện cư trú lý tưởng để cư dân Sa Huỳnh thời tiền sử sinh sống đông đúc. Khu mộ táng của cư dân Sa Huỳnh xưa vừa được khai quật ở Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín Việc khai quật di tích khảo cổ khu vực này đang chịu nhiều áp lực về thời gian. Trước đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép khai quật khảo cổ học ở thung lũng sông Tang đến ngày 15/5 mới kết thúc. Tuy nhiên, ngày 30/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn gửi văn bản đến UBND tỉnh Quảng Ngãi đốc thúc giải phóng lòng hồ chứa nước Nước Trong để bắt đầu chặn dòng công trình này vào ngày 5/4 tới. Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ngãi đã kiến nghị tỉnh có ý kiến với Bộ Nông nghiệp xin tạm hoãn thời gian ngăn dòng để đảm bảo khu vực công tác khai quật khảo cổ tại khu vực lòng hồ đúng theo kế hoạch ban đầu. “Nếu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bắt đầu ngăn dòng từ ngày 5/4 tới thì việc khai quật khảo cổ ở thôn Tre không thể kịp. Khi nước dâng lên sẽ gây ngập phá hủy toàn bộ di tích, di vật đã được phát hiện và đang khai quật ở địa điểm mới”, tiến sĩ Khôi lo lắng. Sau hai tháng khai quật khảo cổ giai đoạn 1 ở thung lũng sông Tang thuộc địa phận thôn Trà Veo 2, Trà Veo 3, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà, các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện gần 20 mộ nồi, mộ vò và mộ chum có niên đại sớm nhất là hơn 4.000 năm, muộn nhất hơn 2.000 năm. Hiện vật được tìm thấy gồm các công cụ bằng đá như: rìu mài lưỡi, pôn răng trâu, bàn mài, công cụ ghè đẽo…, trong đó hiện vật có niên đại lên đến 10.000 năm. Ngoài ra còn có các hiện vật đồ sắt gồm: dao, đục, giáo…; đồ trang sức văn hóa Sa Huỳnh như khuyên tai hai đầu thú tìm thấy trong mộ táng; đồ gốm các loại: nồi bát bồng, bình, vò, chum…có niên đại hơn 2.000 năm. Phát hiện nhiều hiện vật nghìn năm tuổi dưới lòng hồ Sau hai tháng khai quật giai đoạn 1 tại thôn Trà Veo 2, Trà Veo 3, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi), các chuyên gia khảo cổ học phát hiện nhiều hiện vật có niên đại hàng nghìn năm vùi sâu dưới lòng hồ Nước Trong. Hồ Nước Trong là công trình thủy lợi lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi. Qua khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều hiện vật cổ xưa thuộc lớp văn hóa của cư dân đá cũ: công cụ ghè đẽo bằng đá có niên đại hơn 10.000 năm; lớp cư trú cư dân hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí gồm: đồ gốm, rìu đá mài lưỡi, cuốc rìu đá có vai, công cụ bàn mài, chày nghiền bằng đá… cách nay hơn 4.000 năm. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy tại đây hiện vật thuộc lớp muộn của cư dân Sa Huỳnh gồm 6 mộ nồi kèm theo đồ tùy táng khuyên tai hai đầu thú. Nồi gốm được dùng làm mộ táng nằm một cụm trong hố khai quật, có niên đại hơn 2.000 năm. Ngoài ra, các chuyên gia khai quật còn phát hiện ở lòng hồ Nước Trong lò luyện sắt của cư dân bản địa có niên đại khoảng thế kỷ thứ 6. Qua phân tích, mẫu than trong lò luyện sắt này cách nay hơn 1.400 năm. Dọi se chỉ bằng gốm của cư dân hậu kỳ đá mới có niên đại hơn 400 năm được tìm thấy ở lòng hồ nước Trong. Ảnh: Trí Tín Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, Tiến sĩ sử học Đoàn Ngọc Khôi, Bảo tàng Quảng Ngãi cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi tìm thấy lớp cư dân đá cũ từng sinh sống, cư trú trên thượng nguồn sông Tang của Quảng Ngãi. Lớp văn hóa cư dân hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí đặc trưng về di vật đồ đá, gốm có mối quan hệ mật thiết với nền văn hóa hậu kỳ đá mới ở Tây Nguyên. Giai đoạn muộn Sa Huỳnh tại khu vực này cũng có mối quan hệ chặt chẽ với vùng Tây Nguyên”. Tiến sĩ Khôi nhận định, căn cứ các hiện vật đồ đá, gốm đã khai quật nói trên, rõ ràng nơi đây có dòng chảy văn hóa từ Tây Nguyên chuyển dịch dần xuống phía Đông Trường Sơn; từ địa điểm thung lũng sông Tang chuyển xuống đồng bằng duyên hải; hình thành văn hóa Sa Huỳnh ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng. Hiện vật rìu đá, cuốc đá có vai thuộc lớp cư trú cư dân hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí có miên đại hơn 4000 năm khai quật ở lòng hồ Nước Trong. Ảnh: Trí Tín Các nhà khảo cổ học Quảng Ngãi đang phối hợp với chuyên gia của Viện Khảo cổ học Việt Nam, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam khẩn trương khai quật, di dời, thu hồi toàn bộ di sản văn hóa khảo cổ trong lòng hồ Nước Trong để bảo tồn, trưng bày tại các bảo tàng. Trước tình hình này, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép lùi thời gian kết thúc khai quật điểm di tích này đến ngày 30/5, chậm hơn ba tháng so với kế hoạch. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 4, 2011 Người ta thường hay xập xí , xập ngầu - hoặc do ẩu tả, hoặc do cố tình nhằm mục đích gì đó - đôi khi thường hay viết rằng: "Cư dân Việt cổ", hoặc "người Việt cổ" khi tìm thấy những di vật khảo cổ liên quan đến con người sống ở trong lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Đây là cách hiểu sai, hoặc dùng từ sai. Phải dùng viết chính xác là: "Những người cổ đại đã sinh sống ở vùng đất thuộc Việt Nam ngày nay", chứ không thể gọi là "người Việt cổ".Dùng từ "Cư dân Sa Huỳnh cổ"; hoặc cư dân cổ ở Sa Huỳnh" cũng không đúng. Mà chính xác phải gọi là: "Người cổ đại , đã sống ở Sa Huỳnh ngày nay". Cách viết sai như vậy, làm người ta dễ liên tưởng đến dân Sa Huỳnh ngày nay là con cháu của những người sống ở đấy cách đây 4000 năm và "Ở trần đóng khố". Híc! Share this post Link to post Share on other sites