Thiên Sứ

Quan Niệm Phong Thủycủa Người Tày, Nùng Việt Nam

3 bài viết trong chủ đề này

QUAN NIỆM PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC XÂY DỰNG CỦA NGƯỜI TÀY, NÙNG VIỆT NAM

Mã Đình Hoàn

Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Yên Bái

I. Đặc trưng văn hóa của cộng đồng người Tày, Nùng Việt Nam

Người Tày và người Nùng là hai tộc người có nét tương đồng về văn hóa, ngôn ngữ sử dụng thuộc ngữ hệ Tày Thái.

Trước đây chữ viết là chữ Nôm Tày, Nôm Nùng. Trang y phục được dệt từ sợi bông nhuộm chàm ít hoa văn, hoạt tiết. Có phong tục tập quán riêng và dựng nên một nền văn nghệ cổ truyền phong phú đủ các thể loại thơ, ca, múa, nhạc, tục ngữ, ca dao …

Địa bàn cư trú chủ yếu ở các tỉnh Việt Bắc, một số vùng lãnh thổ thuộc Đông bắc và Tây Bắc nước ta.

Người Tày có dân số khỏang 1,2 triệu người, người Nùng có khỏang trên 70 vạn người.

Kinh tế chính của người Tày, Nùng là nông nghiệp cấy lúa nước và làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao, thả cá …

Đặc điểm cư trú ven các thung lũng, triền núi thấp, dọc thượng lưu của các dòng sông. Người Tày, Nùng có cuộc sống hồn hậu, hòa nhã, tinh thần lạc quan vui vẻ, bản lĩnh, ý trí vững vàng, đang vững bước cùng các tộc người khác trong cộng đồng các dân tộc Việt hăng hái thi đua yêu nước, xây dựng quê hương đất nước đẹp giàu.

Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ điểm qua những nét chính về quan niệm phong thủy trong kiến trúc xây dựng.

2. Ảnh hưởng của tín ngữơng dân gian và tôn giáo.

Trong quan niệm vũ trụ quan của cộng đồng người Tày, Nùng bị chi phối khá rõ về tín ngưỡng dân gian về tục thờ thần núi, thần sông, mặt trăng, mặt trời.

Tôn giáo chịu ảnh hưởng của Tam giáo đồng nguyên là phật giáo, đạo giáo, nho giáo và chịu ảnh hưởng của văn hóa hai tộc người lớn là người Kinh và người Hán, ngoài ra còn chịu sự chi phối bởi yếu tố khu vực sinh sống.

3. Hướng kiến trúc xây dựng

Người Tày, Nùng chọn hướng kiến trúc xây dựng theo quan niệm Ngũ Hành. Tuy nhiên do địa bàn cư trú và chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian và phật giáo nên chia 5 hướng chính: Đông, Đông Nam, Đông Bắc, Bắc, Nam theo quan niệm:

  • Hướng Đông là hứơng sinh khí.
  • Hướng Đông Nam là hướng thiên y, trời cho thuốc.
  • Hướng chính Bắc là hướng Phúc Đức.
  • Hướng Tây Bắc là hướng Phục vị, làm ăn bình thường.
  • Hướng Tây là hướng Lục sát, Thiên hỏa, Họa hại, Ngũ quỷ. Hướng này người Tày, Nùng kiêng dựng nhà ở vì cho rằng không yên bề gia thất, bệnh tật, tán của, chăn nuôi kém, đi xa không tốt, bị kẻ xấu đưa họa đến, học hành dốt nát ..
4. Các quy chuẩn phong thủy trong kiến trúc xây dựng.

Người Tày, Nùng chọn những khu đất để xây dựng nhà ở, công trình phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo theo các nguyên tắc sau:

Tiền án, mặt nước (sông nước, ruộng phải thấp)

Hậu chẩm, phía sau (phải có thế dựa vào núi, đồi)

Thế núi sông phải thuận, núi phải hướng chung Tây Bắc, Đông Nam, núi quần thụ theo dải. Dựng nhà, dựng đình, miếu thế đẹp nhất la Tiền Tam Sơn, Hậu ngũ nhạc (phía trước là ba ngọn núi, phía sau vừa có rặng núi với năm khe suối) long mạch phải chạy dài chiều thuận từ phía sau ra phía trước, nghĩa là thấp dần ra khỏang rộng.

Trục thần đạo (là đường thẳng định vị hướng của công trình, từ tiền án đến hậu chẩm) phải đi vào giữa công trình dựng. Núi, đồi hai bên phải có thế tay ngai vững trãi.

Cửa vào, tam quan phải lệch trục thần đạo. Nếu được chọn chính diện phải được tạo tường chẵn hoặc ao sen để đường đi tỏa sang hai bên tránh vào giữa công trình.

Công trình xây dựng phải tránh có đường đi phía sau nhà và công trình, tránh các nơi có vị trí vòng cung núi, đồi quẩn khí, có hại cho sức khỏe của người, tránh xây dựng các công trình ở bãi đất trống giữa cánh đồng, khu vực có mỏ quặng sắt hay bị sét đánh, tránh “đạo xuyên, thủy khốc”.

Các công trình xây dựng chủ yếu dựa vào địa thế, lệ thuộc vào không gian. Nơi làm nhà, xây dựng các công trình tâm linh là điểm giao hòa của trời đất, khí lành. Ví dụ một trong những công trình xây dựng tiêu biểu của người Tày, Nùng được xây dựng ở xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là đến Hồng Thái, là di tích lịch sử cách mạng. Có phong thủy điển hình, Đình được xây dựng trên một khu đất hình mâm xôi, theo hướng Tây Nam, Tiền án (phía trước) nhìn ra cánh đồng Đình, được bao bộc bởi sông Phó Đáy chạy theo hứơng Bắc Nam. Hậu chẩm (phía sau) được dựa vào thế đồi Chùa, phía hai bên được hai dải núi bao bọc thế tay ngai.

Từ những quan niệm truyền thống nên các bản người Tày, Nùng được xây dựng dựa lưng vào núi, nhìn ra cánh đồng ruộng lúa, sông ngòi, góp phần tạo nên một bức tranh đẹp cho văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Nguồn: Kientrucphongthuyvietlinh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họ luôn sống bên Tả ngạn sông phải không SP?

Có câu "Bên lở bên bồi" nên họ toàn sống bên bồi thôi SP ạ (có nơi bảo là sống quanh NGÀ VOI), hic Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họ luôn sống bên Tả ngạn sông phải không SP?

Có câu "Bên lở bên bồi" nên họ toàn sống bên bồi thôi SP ạ (có nơi bảo là sống quanh NGÀ VOI), hic Posted ImagePosted ImagePosted Image

Phải sống bên bồi chứ, sống bên lở có ngày đang ngủ thì bị hà bá nuốt Posted Image, tụ khí thì tự nhiên họ kéo tới ở thôi!

Share this post


Link to post
Share on other sites