Posted 5 Tháng 10, 2008 Trong số báo tháng 8/08 Kiến trúc & Đời sống , có một câu hỏi của độc giả về việc đá hoa cương có thể phóng tia radon gây ung thư , ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe , cần thận trọng ( theo cuốn Phong Thủy hiện đại của tác giả Trần dị Khôi ) ngày nay rất nhiều công trình xây dựng nhà ở thường có khuynh hướng dùng đá hoa cương cho cầu thang , ốp tường , mặt tiền . Vậy Ace nào có thể giải thích điều này liên quan sức khỏe và hiệu ứng của Đá trong phong thủy Việt ? Rất mong nghe được ý kiến của Bác Thiên Sứ ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 10, 2008 Chắc Bác Thiên sứ quên bài này rồi ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 10, 2008 Trong khoa học hiện đại - khi nhận xét về đá Hoa Cương có khả năng pýong bức xạ độc hại thì phải có chứng minh bằng công trình nghiên cứu hẳn hoi. Hiện nay chưa thấy ai nói đến công trình này. Bởi vậy chúng ta chưa có cơ sở để tin điều đó. Tôi suy nghiệm thấy rằng: Khi loài người ở giai đoạn bán khai sống trong hang động - tức tiếp xúc trực tiếp với đá - nếu ung thư thì chắc nhân loại không thể phát triển được như ngày nay. Hơn nữa, hiện nay có rất nhiều Phong thủy gia dùng đá để trấn yểm, tương đối có hiệu quả. Vậy khó có thể nói dùng đá hoa cương trong xây dựng gây hiệu ứng bức xạ xấu được. Vài lời bàn góp. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 10, 2008 Xin mọi người tham khảo bài viết sau: Hoạt độ phóng xạ tự nhiên của vật liệu xây dựng Mức an toàn và phương pháp thử 1. Đặt vấn đềCác chất phóng xạ tự nhiên có sẵn trong đất đá, cây cỏ, nước không khí... và phân bố không đều ở nơi này và nơi khác. Hàm lượng các chất phóng xạ tự nhiên trong môi trường phụ thuộc vào vị trí địa lý, kiến tạo địa chất, loại cây cỏ, do vậy cũng có trong vật liệu xây dựng (VLXD) và công trình xây dựng...Các vật liệu có nguồn gốc từ đá và đất (vật liệu khoáng chất) chứa chủ yếu các hạt nhân phóng xạ tự nhiên của Uran (U - 238), Thori (Th - 232) và Kali (K - 40). Trong các dẫn xuất của Uran thì chuỗi phân rã bắt đầu từ Radi 226 là nhân phóng xạ gamma chủ yếu. Vì vậy, người ta thường dùng chỉ số của Radi thay cho Uran.Nước ta chưa có tiêu chuẩn đánh giá cũng như phương pháp thử để kiểm tra mức độ an toàn về hoạt độ phóng xạ tự nhiên trong sử dụng VLXD. Bởi vậy, trước nhu cầu phát triển sản xuất và yêu cầu sử dụng VLXD chất lượng ngày càng cao thì việc xây dựng tiêu chuẩn này là phù hợp với quá trình phát triển của đất nước trong giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế.Việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn này nhằm đáp ứng các mục tiêu sau:- Làm căn cứ để kiểm soát việc sử dụng các loại VLXD có thể có hoạt độ phóng xạ ở mức nguy hiểm cho môi trường và con người, đáp ứng yêu cầu định hướng cho các nhà sản xuất, người tiêu dùng và nhà quản lý.- Là trọng tài cho cơ quan quản lý nhà nước khi có khiếu kiện về mức độ an toàn của hoạt độ phóng xạ tự nhiên trong VLXD, đồng thời làm cơ sở cho nhà sản xuất tuân theo.- Đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn CNH, HĐH trong khung cảnh hội nhập quốc tế với nguồn nguyên liệu và VLXD trở nên rất đa dạng và phong phú về nguồn gốc xuất xứ, chủng loại.2. Khảo sát hoạt độ phóng xạ tự nhiên trong VLXDKết quả khảo sát hoạt độ phóng xạ của một số loại VLXD có mặt tại thị trường Hà Nội do Viện Khoa học Kỹ thuật hạt nhân và Viện Vật liệu Xây dựng thực hiện cho thấy, hàm lượng phóng xạ có trong VLXD ở Hà Nội là ở mức trung bình so với các số liệu về hàm lượng phóng xạ trong VLXD của các nước trên thế giới.Các số liệu điều tra địa chất ở Việt Nam cho thấy:- Tại vùng Tây bắc, độ phóng xạ thay đổi theo thành phần đá gamma rõ rệt: Độ phóng xạ của đá siêu bazic <5.10-4% Uranium tương đương (Utd), của đá bazic <5.10-4% (Utđ), của đá acid đạt 30 - 40.10-4% Utđ, còn đá kiềm 40 - 60.10-4% Utđ. Độ phóng xạ của đá vôi phổ biến <15.10-4% Utđ, còn của các đá biến chất khác khoảng <20 - 35.10-4%Utđ.- Vùng Đông bắc: Các đá magma acid và kiềm có độ phóng xạ <30 - 45.10-4% Utđ, đá bazơ có độ phóng xạ <15.10-4% Utđ. Đá vôi có độ phóng xạ <10.10-4% Utđ, các đá trầm tích có độ phóng xạ <10 - 30.10-4% Utđ.- Vùng Bắc Trung bộ: Đá Bazic có độ phóng xạ <15.10-4% Utđ, các đá acid có độ phóng xạ 30 - 40.10-4% Utđ. Độ phóng xạ của đá trầm tích, biến chất phổ biến <20 - 30.10-4% Utđ, của đá vôi <10.10-4% Utđ.- Vùng Kontum - Buôn Ma Thuột: Các đá đá bazơ có độ phóng xạ <15.10-4% Utđ, đá acid có độ phóng xạ cao hơn <30 - 50.10-4% Utđ. Độ phóng xạ của đá biến chất thay đổi phức tạp trong khoảng rộng 4 - 80.10-4% Utđ.- Vùng Đồng Nai và Nam bộ: Độ phóng xạ của đá bazic, trung tính <20.10-4% Utđ, của đá phun trào acid <30 - 40.10-4% (Utđ). Đá granit có độ phóng xạ phổ biến 45 - 60.10-4% Utđ. Độ phóng xạ của đá trầm tích thay đổi trong khoảng rộng <40.10-4%Utđ, độ phóng xạ của đá vôi < 10.10-4%Utđ.Đánh giá chung hoạt độ phóng xạ vật liệu đùng chỉ số hoạt độ phóng xạ an toàn (l): Là chỉ số phản ánh hoạt độ phóng xạ tổng hợp của các hạt nhân phóng xạ tự nhiên Radi-226, Thori-232 và Kali-40 (CRa, CK và CTh) của vật liệu. Chỉ số hoạt độ phóng xạ an toàn (l) là thứ nguyên.Trong đó hoạt độ phóng xạ tự nhiên riêng (CJ); Là hoạt độ phóng xạ tự nhiên của chất phóng xạ trên một đơn vị khối lượng vật liệu (ví dụ, CRa, CK và CTh), đơn vị đo là Bq/kg.Trên cơ sở các nguyên tắc an toàn bức xạ liên quan hoạt độ phóng xạ tự nhiên của XLXD (EU-1999) và tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đề xuất quy định mức hoạt độ phóng xạ trong VLXD dựa trên chỉ số hoạt độ phóng xạ an toàn (bảng 1).3. Quy định mức hoạt độ phóng xạ tự nhiên an toàn của VLXDCăn cứ để xác định mức phóng xạ của các đồng vị phóng xạ tự nhiên trong VLXD là mức hoạt độ phóng xạ của các hạt nhân phóng xạ tự nhiên (Ra - 226, Th - 232 và K - 40) trong VLXD được thiết lập trên cơ sở liều hiệu dụng đối với dân chúng do VLXD gây ra không vượt quá 1 mSv/năm, thông qua chỉ số hoạt độ phóng xạ an toàn (l), không tính khí Radon, không tính tới sự đóng góp của phông phóng xạ môi trường.Mức hoạt độ phóng xạ tự nhiên an toàn của VLXD được xác định thông qua chỉ số hoạt độ phóng xạ tự nhiên an toàn (l) quy định trong bảng 2.4. Phương pháp xác định hoạt độ phóng xạ riêng của vật liệuPhương pháp xác định hoạt độ phóng xạ riêng của VLXD là phương pháp phổ kế gamma do bức xạ gamma tự nhiên theo các mức năng lượng khác nhau để xác định hoạt độ phóng xạ riêng của Ra-226, Th-232 và K-40 có trong vật liệu.5. Kết quả đo kiểm tả hoạt độ phóng xạ của một số VLXD và đánh giáCác mẫu vật liệu được lấy ngãu nhiên trên thị trường và được đo hoạt độ phóng xạ tự nhiên trong phòng thí nghiệm bằng các thiết bị đo phổ gamma tại Viện KHKT hạt nhân, Đoàn Địa vật lý (Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc), Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng địa vật lý (Liên đoàn Vật lý địa chất).Nhận xét:- Các vật liệu thông dụng như cát, đá, vôi, gạch đỏ (gạch xây), thạch cao tấm, xi măng... có chỉ số hoạt độ phóng xạ tự nhiên l1≤ 1 được phép dùng xây dựng nhà, kể cả dùng san nền nhà và nền sân xung quanh nhà.- Tro, xỉ nhiệt điện Phả Lại và xỉ Thái Nguyên có chỉ số hoạt độ phóng xạ tự nhiên l1 ≥ 1 nhưng có l2≤ 1 được sử dụng trong xây dựng công trình giao thông và các công trình khác. Khi được dùng như phụ gia trong xi măng, bê tông, vữa... cần được kiểm tra hoạt độ phóng xạ và chỉ số hoạt độ phóng xạ của các sản phẩm cuối như vữa, bê tông...- Gạch men có chỉ số hoạt độ phóng xạ tự nhiên 6 ≥ l1 ≥ 1, thuộc dạng vật liệu ốp, lát được sử dụng để xây nhà.- Đá granit thiên nhiên có chỉ số hoạt độ phóng xạ tự nhiên 6 ≥ l1 ≥ 1, nếu thuộc dạng vật liệu ốp, lát được sử dụng để xây nhà. Nếu sử dụng với khối lớn, l2≤ 1, được dùng cho xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi...6. Kết luậnViệc đo hoạt độ phóng xạ tự nhiên của VLXD và tính chỉ số hoạt độ phóng xạ tự nhiên an toàn của VLXD cho phép đánh giá và phân loại sử dụng VLXD nhằm bảo đảm an toàn bức xạ cho người sử dụng công trình.Nguồn: TC Xây dựng, số 7-2007link: http://www.moc.gov.vn/Vietnam//Management/...gPhong%20xa.doc _________ nhị địa sinh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 10, 2008 PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN TRONG VẬT LIỆU XÂY DỰNG PGS. TS Ngô Quang Huy Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh Tóm tắt Bài này trình bày tóm tắt về các nghiên cứu trên thế giới trong lĩnh vực an toàn bức xạ đối với vật liệu xây dựng. Hai vấn đề chính được nhấn mạnh là các tiêu chuẩn an toàn bức xạ đối với vật liệu xây dựng của một số nước và kết quả nghiên cứu một số vật liệu xây dựng phổ biến trên thế giới. 1. Phóng xạ tự nhiên và liều lượng bức xạ Các chất phóng xạ tự nhiên gồm các hạt nhân trong các chuỗi urani, thori và các hạt nhân phóng xạ khác, trong đó đáng chú ý nhất là hạt nhân kali-40. Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến phóng xạ tự nhiên của đất bề mặt thì các hạt nhân radi-226, thori- 232 và con cháu của chúng, cũng như kali-40 chủ yếu phát các tia gamma. Các tia gamma này chiếu vào người gọi là chiếu xạ ngoài. Trong số các hạt nhân con cháu của chuỗi urani có hạt nhân radon-222, là chất khí trơ phóng xạ, rất có hại cho cơ thể. Khí phóng xạ radon-222 và con cháu của nó bay vào không trung và người hít vào phổi gây nên chiếu xạ bên trong cơ thể, gọi là chiếu xạ trong. Đối với chiếu xạ trong thì tia alpha là có hại nhất, còn tác hại của tia gamma là không đáng kể. Ngoài các tia gamma nói trên, con người còn phải chịu chiếu xạ ngoài do các tia bức xạ từ vũ trụ bay vào, gọi là các tia vũ trụ. Con người sống trên mặt đất luôn bị chiếu xạ bởi nguồn phóng xạ tự nhiên. Liều hiệu dụng trung bình của dân chúng trên thế giới vào khoảng 2,4 mSv/năm, trong đó liều chiếu ngoài vào khoảng 1,1 mSv/năm (khoảng 45%) và liều chiếu trong là 1,3 mSv/năm (khoảng 55%) [1]. Tiêu chuẩn an toàn bức xạ của Việt Nam quy định liều giới hạn trong một năm của nhân viên làm việc với bức xạ là 20 mSv/năm còn dân chúng là 1 mSv/năm, lấy trung bình trong 5 năm, ngoài phông phóng xạ tự nhiên. Vật liệu xây dựng phần lớn được chế tạo từ đất, đá lấy ở bề mặt trái đất, do đó nó cũng chứa một lượng phóng xạ tự nhiên nhất định. Có hai cách để xác định liều hiệu dụng đối với con người sống trong ngôi nhà. Cách thứ nhất, dùng máy đo liều để đo suất liều theo đơn vị μSv/h ở độ cao 1 m so với mặt đất, ta nhận được liều chiếu xạ ngoài. Đ ể có liều chiếu xạ trong người ta đo nồng độ radon-222 trong không khí trong nhà. Cách thứ hai là lấy mẫu vật liệu xây dựng để đo hoạt độ phóng xạ riêng theo đơn vị Bq/kg. Các hạt nhân được đo là radi-226, thori-232 và kali-40. Từ hoạt độ riêng của các hạt nhân này người ta tính được liều chiếu ngoài dựa trên một mô hình ngôi nhà chuẩn và dùng phương pháp toán học thích hợp. Khi đó liều chiếu trong được xác định qua hoạt độ riêng của radi-226. Ngày nay phương pháp thứ hai được sử dụng rộng rãi hơn còn phương pháp thứ nhất chỉ dùng để kiểm định lại sự đúng đắn của mô hình tính toán. 2 2. Liều hiệu dụng trong nhà và tiêu chuẩn an toàn bức xạ đối với vật liệu xây dựng 2.1. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn Khi con người ở trong ngôi nhà thì ngôi nhà trở thành một “lô cốt” chắn gần hết các tia bức xạ từ không gian bên ngoài chiếu vào nhà. Do đó liều chiếu ngoài và chiếu trong đối với con người chủ yếu do vật liệu xây dựng, tức là nền nhà, tường nhà và trần nhà gây nên. Để xây dựng tiêu chuẩn an toàn cho vật liệu xây dựng người ta đo liều chiếu ngoài và liều chiếu trong của một số ngôi nhà xây dựng từ các vật liệu phổ biến trong vùng ta quan tâm. Ví dụ ở Áo liều trung bình đo được vào khoảng 2 mSv/năm. Nếu dùng vật liệu xây dựng có phóng xạ cao thì liều bổ sung của nó không được được vượt quá 1 mSv/h theo tiêu chuẩn an toàn bức xạ đối với dân chúng, tức là giới hạn trên của liều hiệu dụng tổng cộng là 3 mSv/năm. Nước Áo chọn giới hạn liều hiệu dụng 2,5 mSv/năm [2,3]. Một số nước khác chọn giới hạn liều hiệu dụng từ 0,8 đến 2 mSv/năm đối với chiếu xạ ngoài còn giới hạn liều đối với chiếu xạ trong được tính riêng [4] (xem bảng 1 dưới đây). 2.2. Tiêu chuẩn theo liều hiệu dụng chiếu ngoài Để xác định liều hiệu dụng chiếu ngoài trong nhà người ta lấy các mẫu vật liệu và đo hoạt độ phóng xạ riêng (đơn vị Bq/kg) đối với các hạt nhân radi-226, thori-232 và kali-40. Việc tính toán từ hoạt độ phóng xạ riêng (Bq/kg) sang liều hiệu dụng chiếu ngoài (mSv/năm) được thực hiện đối với ngôi nhà chuẩn có kích thước 3 m × 3 m × 3 m với các bức tường dày vô hạn, không có cửa và cửa sổ. Theo mô hình đó liều hiệu dụng chiếu ngoài được tính toán theo công thức sau [5]: He = 8,8.10-3 ×(0,461CRa + 0,623CTh + 0,0414CK) (đơn v ị mSv/năm) (1) Trong đó CRa, CTh và CK là hoạt độ riêng của radi-226, thori-232 và kali-44 theo đơn vị Bq/kg. Ví dụ với các giá trị trung bình trên thế giới của hoạt độ riêng đối với vật liệu xây dựng CRa = 50 Bq/kg, CTh = 50 Bq/kg và CK = 500 Bq/kg [1] thì He = 0,66 mSv/năm. Liều hiệu dụng He theo công thức (1) ít được sử dụng để đánh giá mức độ an toàn bức xạ của vật liệu xây dựng. Tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến hơn là chỉ số hoạt độ nêu dưới đây. 2.3. Tiêu chuẩn theo chỉ số hoạt độ chiếu ngoài và chiếu trong Cách phổ biến nhất để đánh giá giới hạn hoạt độ là dựa trên các chỉ số hoạt độ chiếu ngoài Iγ và chiếu trong Iα. Đối với liều chiếu ngoài dùng các giá trị hoạt độ đối với radi-226, thori-232 và kali-40. Đối với liều chiếu trong, do radon-222 chỉ được sinh ra từ radi-226 nên giới hạn liều chiếu trong được xác định qua hoạt độ riêng của radi-226. Trong bảng 1 dẫn ra một số công thức tính chỉ số hoạt độ chiếu ngoài Iγ và chiếu trong Iα. Giới hạn cực đại của các chỉ số này là Iγ ≤ 1 và Iα ≤ 1 [4]. Các công thức đối với chỉ số Iγ gần giống nhau nhưng giới hạn Iγ ≤ 1 ứng với giới hạn liều hiệu dụng chiếu ngoài thay đổi từ 0,8 mSv/năm đến 2 mSv/năm. 3 Bảng 1. Giới hạn của các chỉ số hoạt độ chiếu ngoài Iγ và chiếu trong Iα. Nứơc Chỉ số hoạt độ chiếu xạ ngoài Iγ Chỉ số hoạt độ chiếu xạ trong Iα Liên xô cũ Iγ = 370 260 4810 Ra Th K C C C + + ≤ 1 Iα = 185 Ra C ≤ 1 Đông Đức cũ Iγ = 370 260 4810 Ra Th K C C C + + ≤ 1 Iα = 185 Ra C ≤ 1 Ba Lan Iγ = 370 233 3700 Ra Th K C C C + + ≤ 1 Iα = 185 Ra C ≤ 1 Thụy Sĩ Iγ = 999 703 9990 Ra Th K C C C + + ≤ 1 Iα = 185 Ra C ≤ 1 Trung Quốc Iγ = 350 260 4000 Ra Th K C C C + + ≤ 1 Iα = 200 Ra C ≤ 1 Áo Iγ+Iα = 520 9620 (1 0.1 ) 740 Ra Th K C C d C + ερ + + ≤ 1 Đã tính trong công thức ở cột trước Ví dụ với các giá trị trung bình trên thế giới của hoạt độ vật liệu xây dựng CRa = 50 Bq/kg, CTh = 50 Bq/kg và CK = 500 Bq/kg thì, theo tiêu chuẩn của Liên Xô cũ và Đông Đức cũ, ta có Iγ = 0,43 và Iα = 0,27. Như vậy dùng vật liệu xây dựng có hoạt độ phóng xạ trung bình trên thế giới để xây dựng nhà thì bảo đảm an toàn bức xạ. Một đại lượng cũng thường được sử dụng, là biến điệu của chỉ số hoạt độ chiếu ngoài Iγ , đó là hoạt độ tương đương radi Raeq = 370×( 370 259 4810 Ra Th K C C C + + ) = CRa + 1,43CTh + 0,077CK (2) Giới hạn trên của Raeq là 370 Bq/kg. Với vật liệu xây dựng có giá trị trung bình trên thế giới như nêu trên thì Raeq = 160 Bq/kg. 2.4. Tiêu chuẩn đối với vật liệu khối và vật liệu lát bề mặt Hai cách xây dựng tiêu chuẩn nói trên đều xuất phát từ mô hình nhà chuẩn, là mô hình an toàn nhất về phương diện an toàn bức xạ. Tuy nhiên có hai vấn đề cần xem xét. - Thứ nhất là vật liệu xây dựng trong nhà được phân thành hai loại, gồm vật liệu khối tức là vật liệu của cả bức tường hay trần nhà, như bê tông, gạch, xỉ than, … và vật liệu mỏng dùng để lát nền và tường như gạch tráng men, đá ốp lát, … - Thứ hai là ngôi nhà thực không giống ngôi nhà chuẩn, nghĩa các bức tường không phải dày vô hạn mà chỉ dày khoảng 20 cm. Do hai lý do này, nếu một loại vật liệu xây dựng nào có liều hiệu dụng chiếu ngoài hoặc chỉ số hoạt độ chiếu ngoài cao hơn giới hạn thì phải xét tình huống cụ thể 4 đó. Ví dụ khi đo đạc độ phóng xạ của mẫu đá granite lát nền nhà ở Đài Loan người ta nhận được chỉ số hoạt độ Iγ = 1,57, tức là lớn gấp 1,57 lần mức cho phép. Người ta đã tiến hành tính toán cho một phòng với kích thước 6 m × 4 m × 3 m với tường dày 20 cm và nền nhà granite dày 2 cm, khi đó granite chỉ chiếm 2,2% trọng lượng vật liệu xây dựng, thì nhận được Iγ = 0,38. Nếu tăng hoạt độ của granite lên 10 lần thì Iγ = 0,62, vẫn dưới mức cho phép [4]. Người ta cũng tiến hành đo liều gamma trong 85 ngôi nhà ở Đài Loan có sử dụng granite thì thấy suất liều nằm trong khoảng 0,04 - 0,16 μSv/h, tức là không khác suất liều trong các nhà không sử dụng granite [4]. Tính toán với một số mô hình, người ta đưa tới tiêu chuẩn đối với chỉ số Iγ [6] được nêu trong bảng 2: Bảng 2. Các giới hạn của các chỉ số Iγ và Iα đối với vật liệu khối và vật liệu lát bề mặt. (còn tiếp). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 10, 2008 (tiếp theo) Bảng 2. Các giới hạn của các chỉ số Iγ và Iα đối với vật liệu khối và vật liệu lát bề mặt. Tiêu chuẩn liều 0,3 mSv/năm 1 mSv/năm Vật liệu khối, chẳng hạn như gạch Iγ ≤ 0,5 Iγ ≤ 1 Vật liệu lát nền, lát tường Iγ ≤ 2 Iγ ≤ 6 Như vậy khi xét độ phóng xạ của vật liệu xây dựng phải xem xét vật liệu đó thuộc loại nào. Cùng với tiêu chuẩn 1 mSv/năm như nhau nhưng vật liệu khối có mức giới hạn Iγ ≤ 1 còn vật liệu lát mặt ngoài thì giới hạn tăng lên 6 lần, tức là Iγ ≤ 6. Theo tiêu chuẩn này thì mẫu đá granite lát nền nhà ở Đài Loan có chỉ số hoạt độ Iγ = 1,57 (< 6) vẫn không vi phạm an toàn bức xạ. Chú ý rằng tiêu chuẩn Iα ≤ 1 đối với chiếu xạ trong vẫn đúng đối với cả vật liệu khối lẫn vật liệu lát bề mặt. Do đó sau khi xem xét liều chiếu ngoài xong phải tiếp tục xem xét liều chiếu trong. Đối với mẫu đá granite Đài Loan nói trên thì Iα < 1. 2.5. Vai trò của bức xạ betaVai trò của bức xạ beta thể hiện trong chiếu xạ ngoài đối với các vật liệu látnền và lát tường có độ phóng xạ cao. Trong vật liệu này thì đá granite và gạch trángmen có hoạt độ cao hơn cả. Riêng lớp men, thành phần chủ yếu là zirconi, có hoạt độphóng xạ rất cao. Tuy nhiên theo tiêu chuẩn Iγ ≤ 6 thì độ phóng xạ cao đó không vượtquá mức cho phép. Nhưng lớp bề mặt có độ phóng xạ cao, đặc biệt là lớp men khámỏng ở gạch men, ngoài phát tia gamma còn phát tia beta. Khi người tiếp xúc lâu vớigạch men, chẳng hạn nằm trên sàn nhà, sẽ bị tia beta chiếu vào da và cho một liều hiệudụng bổ sung. Theo tiêu chuẩn an toàn bức xạ, giới hạn liều tương đương đối với dacho dân chúng là 50 mSv/năm. Trong các công trình nghiên cứu, chưa thấy công trìnhnào dẫn ra tính toán liều beta dựa trên cơ sở hoạt độ phóng xạ của radi-226, thori-232và kali-40. Do đó có thể tiến hành đo đạc liều beta ở bề mặt các vật liệu lát bề mặt cóđộ phóng xạ cao để đánh giá nó có có vượt tiêu chuẩn quy định không. Theo các côngtrình [2,3] nước Áo quy định giới hạn liều beta đối với da cho dân chúng là 10mSv/năm với thời gian chiếu xạ 8 giờ/ngày, khi đó giới hạn của suất liều beta sẽ là 3,4μSv/h. Đánh giá thực tế độ phóng xạ của một số vật liệu xây dựng Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về độ phóng xạ của các vật liệu xây dựng. Nói chung, các vật liệu xây dựng thông thường như gạch, xi măng, bê tông cốt thép, … có độ phóng xạ dưới tiêu chuẩn cho phép. Vật liệu xây dựng có độ phóng xạ cao là xỉ than, tro than (chất thải của các lò đốt bằng than đá), thạch cao phospho (chất thải trong công nghiệp hoá chất sản xuất acid sulfurit), bùn đỏ (chất thải trong nhà máy sản xuất oxit nhôm từ quặng bauxite), quặng thải từ mỏ urani [7]. Riêng đối với xỉ than, công trình [8] của các tác giả Hungary cho thấy độ phóng xạ của nó khá cao so với mức cho phép (Iγ = 0,8 – 9,9). Hai loại vật liệu được nghiên cứu khá chi tiết là đá granite [4,5] và gạch tráng men [9,10]. Tuy một số mẫu thí nghiệm cho thấy hoạt độ phóng xạ cao hơn mức cho phép nếu sử dụng mô hình tính toán của ngôi nhà tiêu chuẩn nhưng chúng là vật liệu lát bề mặt nên sẽ không vượt quá giới hạn Iγ ≤ 6. Ví dụ công trình [4] thống kê được 137 mẫu đá granite đã khảo sát ở một số nước, trong đó 23 mẫu có hoạt độ cao nhưng chỉ số Iγ = 0,9 – 1,57 còn khá bé so với tiêu chuẩn Iγ = 6. Công trình [10] nghiên cứu gạch tráng men của một số tỉnh Trung Quốc nhưng tất cả các mẫu đều không vượt quá tiêu chuẩn của Trung Quốc về Iγ và Iα . Ở Việt Nam, chúng tôi chưa thống kê được các công trình nghiên cứu về phóng xạ tự nhiên trong vật liệu xây dựng và cũng chưa có tiêu chuẩn an toàn bức xạ đối với vật liệu xây dựng. Năm 2006, chúng tôi đã công bố trong tạp chí Radiation Protection Dosimetry công trình đo hoạt độ phóng xạ tự nhiên của 106 mẫu đất bề mặt đồng bằng Nam Bộ. Nếu coi đất là nguyên liệu chính sản xuất gạch xây nhà ở đồng bằng Nam Bộ các chỉ số hoạt độ của đất là Iγ = 0,06 - 0,69 và Iα = 0,03 - 0,30, tức là dưới mức cho phép của các nước trên thế giới. Như vậy có thể nói là dùng gạch ở đồng bằng Nam Bộ để xây nhà thì bảo đảm an toàn bức xạ. Tài liệu tham khảo1. J. Al-Jundi, W. Salah, M.S. Bawa’aneh and F. Afaneh. Exposure to radiation from natural radioactivity in Jordanian building mterials. Radiation Protection Dosimetry, 118, 93-96 (2006). 2. F. Steger, B. Kunsch, I. Buchner. ONORM S 5200: Radioactivity in building materials (a standard in Austria to limit natural radioactivity in building materials), Radiation Protection Dosimetry, 45, 721-722 (1992). 3. F. Steger and K. Grun. Radioactivity in building materials- ONORM S 5200: a standard in Austria to limit natural radioactivity in building materials (revised and definite version), Radon in the living environment, 19-23 April 1999, Athens, Greece (1999). 4. Ching-Jiang Chen and Yu-Ming Lin. Assessment of building materials for compliance with regulations of ROC. Environmental International, Vol. 22, Suppl., 221-226 (1996). 5. S. Pavlidou, A. Koroneos, C. Papastefanou, G. Christofides, S. Stoulos, M. Vavelides. Natural radioactivity of granites used as building materials. Journal of environmental radioactivity, in press (2006). 6. Serena Righi, Luigi Gruzzi. Natural radioactivity and radon exhalation in building materials used in Italian dwellings. Journal of environmental radioactivity, 88, 158- 170 (2006). 7. OECD/NEA (Nuclear Energy Agency, Organization for Economic Co-operation and Development). Exposure to radiation from the natural radioactivity in building materials. Report by an NEA Group of Experts, Paris, OECD/NEA (1979). 8. J. Somlai, V. Jobbagy, C. Nemeth, Z. Gorjanacz, N. Kavasi, T. Kovacs. Radiation dose from coal slag used as bulding material in the Transdanubian region of Hungary. Radiation Protection Dosimetry, 118, 82-87 (2006). 9. Luigi Bruzzi, Maurizio Baroni, Giorgio Mazzotti, Renato Mele, Serena Righi. Radioactivity in raw materials and end products in the Italian ceramics industry.Journal of environmental radioactivity, 47, 171-181 (2000). 10. L. Xinwei. Radioactivity level in Chinese building ceramic tile. Radiation Protection Dosimetry, 112, 323-327 (2004). 11. N.Q. Huy and T.V. Luyen. Study on external exposure doses from terrestrialradioactivity in Southern Vietnam. Radiation Protection Dosimetry, 118, 331-336 (2006). nguồn: http://www.vaec.gov.vn/Userfiles/image/PXTNVLXD.pdf _________ nhị địa sinh Share this post Link to post Share on other sites