wildlavender

Nhân Quả Có Thật Không?

20 bài viết trong chủ đề này

Nhân quả có thật không?

Giác Ngộ - Nói tới chuyện Nhân quả, một số người khinh thị, cho đó là lạc hậu, lỗi thời, quê mùa giống như chuyện "Rắn báo oán" chẳng hạn. Thế nhưng luật Nhân quả lại là định luật bất biến chi phối sự tồn vong của khoa học. Nếu mai đây khí hydrogen và khí oxygen hợp lại mà không thành nước thì khoa học sụp đổ, cuộc sống con người và thiên nhiên đảo lộn hoàn toàn.

Luật Nhân quả (Law of Cause and Effect) chi phối mọi hoạt động của con người, từng giờ, từng phút, từng sát-na nhưng con người không thèm để ý. Chỉ khi hậu quả xảy đến người ta mới chịu tin. Luật Nhân quả là trụ cột giáo lý của Đức Phật. Chúng ta hãy nghe nhận định của Trung tâm Phật giáo Soka Gakkai International tại Anh quốc: "Quán chiếu cuộc sống hàng ngày, từng giây từng phút, chúng ta tạo Nhân qua những gì chúng ta suy nghĩ, nói và làm. Phật giáo dạy chúng ta về sự hiện hữu của luật Nhân quả, nói rằng khi chúng ta tạo Nhân, hậu quả của Nhân đó nằm sâu trong đời sống của chúng ta, và trong một hoàn cảnh thích hợp nào đó, chúng ta sẽ nhận lãnh Quả đó. Khái niệm Nhân quả là trung tâm điểm của Phật giáo". (1)

Hiện nay dù khoa học và kiến thức nhân loại đã tiến bộ vượt bậc nhưng một số không nhỏ vẫn tin rằng những bất hạnh, những khổ đau, những tội ác ghê tởm, chiến tranh, sự diệt chủng, sự thù ghét, kỳ thị chủng tộc v.v... là do Thần linh (God) an bài sẵn rồi. Nếu có xảy ra thì cũng là do ý chỉ của Ngài. Vậy con người nếu muốn thoát khỏi sự "trừng phạt" hoặc những thảm họa đó, thì chỉ có nước quỳ lạy, van vái, cầu nguyện Thần linh xót thương mà thôi. Thế nhưng cũng một số không nhỏ, thấm nhuần giáo lý của Đức Phật lại không tin như thế. Họ cũng không tin vào thuyết Định mệnh với một "Sổ Đoạn trường" nằm sẵn ở Thiên đình. Họ bác bỏ sự hiện hữu của một Thần linh không bao giờ biết xót thương mà chỉ biết gây thảm họa triền miên cho nhân loại và có thể ban phép mầu để "rửa tội" cho những kẻ bất nhân hoặc những kẻ gây tội ác khủng khiếp đối với nhân loại. Đối với các thần giáo thì không có luật Nhân quả gì hết. Thần linh có thể biến tội thành phước, biến phước thành tội và biến kẻ sát nhân thành Thánh. Để lý giải về luật Nhân quả, chúng ta có thể dùng thí dụ nho nhỏ sau đây:

Chẳng hạn một cậu thanh niên gia nhập băng đảng, trộm cướp rồi vào tù. Trong tù cậu hối hận suy nghĩ. Cái chuyện ngồi tù ngày hôm nay chẳng phải tình cờ mà có hoặc do Thần linh làm ra. Nguyên do, nguyên nhân (cái Nhân) bắt nguồn từ lúc cậu không nghe lời cha mẹ, thầy cô, chơi bời lêu lổng. Từ chơi bời lêu lổng cho nên có dịp (có duyên) gần gũi với băng đảng, du đãng, trộm cướp, xã hội đen. Từ chuyện gia nhập băng đảng du đãng đưa tới việc làm phi pháp, bất chính. Việc làm phi pháp, bất chính đưa đến tù tội. Ngày hôm nay, dù cậu có ăn năn, hối hận thì cũng quá muộn màng. Muộn màng ở đây có nghĩa là cậu không thể thay đổi cái Quả - tức là bản án tù, hoặc cảnh tù tội đang diễn ra sờ sờ trước mắt. Cậu phải nhận lãnh cái Quả do việc mình làm. Tuy nhiên sự hối cải, sự ăn năn, sám hối lại rất tốt đẹp và không có gì muộn màng nếu nhìn về tương lai. Giả sử cậu thanh niên thật sự hối hận và không muốn sau này cuộc đời u ám nữa. Cậu bắt đầu hiểu sơ sơ về luật Nhân quả tức là sẽ không gieo nhân xấu nữa. Muốn gieo nhân lành thì không gì bằng không làm việc xấu hoặc làm việc tốt lành. Trong hoàn cảnh tù tội, việc làm tốt lành có thể là: Tuân thủ mọi luật lệ của trại giam, giữ gìn hạnh kiểm tốt. Không kết bè, kết đảng trong tù để tranh giành chút lợi lộc, thanh toán lẫn nhau. Tham gia các chương trình huấn nghệ để sau này có một nghề nghiệp chân chính để sinh sống. Xin phép giám thị trại giam đem sách vở, kinh Phật vào trau giồi thêm vì cuộc sống tù tội cách ly với thế giới bên ngoài khiến người tù trở nên lạc hậu. Nếu đêm đêm ngồi thiền, quán tưởng được thì càng tốt. Trong những lúc đêm khuya vắng lặng hãy quán xét về những việc mình làm trong quá khứ xem có thật sự là những việc đúng đắn không? Nhớ giữ gìn sức khỏe, đừng bi quan, tiêu cực, hủy hoại thân thể. Luôn luôn quán tưởng rằng "vạn vật vô thường" cho nên cái cảnh tù tội ngày hôm nay cũng là vô thường, tạm bợ. Rồi ngày mai đây sẽ là một ngày mới. Ngày mới có tốt đẹp hay không là tùy nơi ta. Rồi cậu có thể hình dung tới cha già, mẹ yếu, gia đình anh chị em đang ray rứt khổ đau vì đứa con, người cha, người chồng, người anh, đứa em đang trong vòng tù tội. Rồi quán tưởng tới bạn bè cũng đang mong ngóng mình trở về với thế giới an lành. Rồi nguyện rằng trong ngày trở về, cậu sẽ ôm cha mẹ khóc rồi hứa từ đây sẽ tu chỉnh lại, sẽ làm ăn chân chính, sẽ không ngại khó ngại khổ, sẽ cố gắng vươn lên với đời để đền đáp công ơn dưỡng dục. Ngày nay, một số nhà giam tại Anh quốc và Hoa Kỳ, phạm nhân đã được Nha Cải huấn cho phép học Thiền và hành Thiền để quán xét lại chính mình, nhận ra được lý Nhân quả tức hiểu rõ hậu quả của việc mình làm, từ đó tạo được sự an tĩnh tâm hồn.

Đấy là câu chuyện cậu thanh niên hư hỏng, còn chuyện hâm nóng địa cầu thì sao? Hơn 100 năm nay, do nhu cầu sản xuất đại quy mô, vừa để tiêu thụ, vừa để xuất cảng, các nhà máy cứ "ung dung" nhả khói lên trời và tưởng như chẳng gây hậu quả gì. Có ngờ đâu khí CO2 bốc lên đã làm cho lớp ozone – có nhiệm vụ che chở trái đất bởi hơi nóng của mặt trời, mỏng đi. Hậu quả là trái đất nóng dần. Nơi thì lụt lội, nơi thì biến thành sa mạc. Trong tương lai một số hòn đảo, nhiều thành phố sẽ vĩnh viễn chìm xuống mặt biển. Rồi còn nhiều tai họa nữa mà các khoa học gia chưa khám phá hết. Nhân loại thấy cái Quả hiện lù lù trước mắt bèn cuống cuồng họp nhau ở Copenhagen (Đan Mạch, từ ngày 7 tới ngày 18-12-2009) để tìm phương giải quyết. Nhưng liệu những cam kết có được tôn trọng không? Hay lại tiếp tục tạo nghiệp, gieo Nhân, tức là tiếp tục nhả khói lên trời?

Chuyện địa cầu hâm nóng ngày hôm nay lại thêm một bằng chứng hùng hồn cho thấy sự tồn vong của trái đất, sinh mệnh của con người là do con người quyết định chứ chẳng phải do Thần Linh Mầu Nhiệm nào cả. Dầu sao thì sự "ăn năn hối lỗi" - ở đây là ý thức của nhân lọai - dù muộn màng nhưng "có còn hơn không" giống như sự ăn năn của cậu thanh niên nói ở trên.

Nếu hiểu được như thế, nếu nhìn được như thế thì luật Nhân quả có gì gọi là "quê mùa"? Có gì là mê tín dị đoan? Có gì là lạc hậu? Nếu nó là mê tín, dị đoan và lạc hậu tại sao những đại trí thức của Âu châu, Hoa Kỳ ngày nay lại tin tưởng vào giáo lý này? Họ tin tưởng không phải vì cơm áo, thúc ép, bịt mắt hay đe dọa hoặc do truyền thống gia đình, mà vì sự khai mở của trí tuệ. Hiểu luật Nhân quả sẽ giúp chúng ta sống chừng mực, làm chuyện đúng đắn trong cuộc sống. Không tạo khổ đau cho chính mình. Không tạo khổ đau cho người, tạo sự an lành cho thế giới, như thế gọi là sống với tâm hồn cao thượng. Nếu mọi người, mọi nhà đều thực hành luật Nhân quả hoặc biết sợ nhân quả thì thế giới này biến thành cõi trời mà chẳng cần phải bôn ba tìm kiếm thiên đường ở đâu khác.

Trong suốt 45 năm thuyết pháp độ sinh, giáo hóa đệ tử, Đức Phật nói rất nhiều về nhân quả, không ngoài mục đích nhắc nhở để chúng ta:

- Giúp đỡ kẻ nghèo túng.

- Kính trọng người cô quả, cô độc.

- Không gian dâm với vợ người.

- Không buông lung khinh rẻ chồng mình.

- Không quên ơn, phụ nghĩa.

- Làm hết bổn phận trong việc giảng dạy, chỉ dẫn, cố vấn kẻ khác. Ngoài ra còn phải nêu gương tốt nữa. Không có gì kỳ cục cho bằng một người giảng về đạo đức mà lại sống vô đạo đức. Một người giảng về luật Vô thường mà cố chấp. Một người giảng về thanh tịnh mà lại gom góp, tích chứa tiền bạc, ham thích thú vui. Gom góp tiền bạc và ham thích thú vui thì phiền não nảy sinh, làm sao sống thanh tịnh được?

- Không ác khẩu, mắng nhiếc, chửi rủa cha mẹ mình.

- Không làm nghề trộm cướp.

- Không quỵt nợ.

- Không phỉnh gạt, dụ dỗ người khác.

- Không làm ác.

- Không âm mưu hại người.

- Không buôn gian bán lận, cân non, cân thiếu, giả vờ quên rồi tính cao giá.

- Không ghen tị, dèm pha.

- Không làm ai phải mất danh dự, tủi nhục.

- Không giết hại bừa bãi các loài vật.

- Cúng dường chư Tăng/Ni để quý vị có phương tiện sinh sống và cũng là dịp bày tỏ tấm lòng tôn kính đạo đức, tôn kính bậc hy sinh cả đời mình cho lý tưởng cao cả.

Xét cho kỹ, đây là những lời giảng dạy thiết thực cho đời sống, trong gia đình thì hạnh phúc, còn xã hội thì ổn định thăng tiến, chứ không phải chuyện "trên trời dưới biển", ban bố phép mầu, khấn vái cầu nguyện vu vơ. Vậy những ai nói rằng đạo Phật yếm thế, xin nghiền ngẫm kinh Phật kẻo mang tội vọng ngữ, phỉ báng.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dưới đây chúng ta sẽ bàn thêm về luật Nhân quả.

1. Việc mình làm là Nhân (nguyên nhân), kết quả gây ra gọi là Quả (hậu quả). Quả có quả tốt, quả xấu.

- Trèo cao là Nhân, ngã đau là Quả.

- Học hành chăm chỉ là Nhân, thi đậu là Quả.

- Hành thiền là Nhân, an tĩnh tâm hồn là Quả.

- Tu là Nhân, giải thoát là Quả.

- Giết người là Nhân, bị người ta trả thù, hoặc bị giết hại là Quả.

- Nói dối là Nhân, người ta không còn tin tưởng mình nữa là Quả.

- Ham muốn là Nhân, bị khổ đau, giày vò vì lòng ham muốn là Quả.

- Ái dục là Nhân, ái mệnh là Quả (Kinh Viên Giác). Vì ngũ căn Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân đem lại khoái cảm cho ta. Vì sung sướng với những khoái cảm đó cho nên ta yêu mến thân xác. Nếu khoái cảm chẳng còn - tức ly dục- thì chẳng còn gốc ái mệnh nữa.

- Yêu si mê là Nhân, phát điên phát cuồng rồi tự tử chết khi thất vọng là Quả.

- Phù thủy luyện âm binh để làm phép thuật là Nhân, lụy âm binh – tức không còn kiểm soát được âm binh nữa, để âm binh làm loạn hoặc quật lại mình là Quả.

- Mắng chửi người ta là Nhân, bị người ta chửi lại, hoặc đi thưa kiện bị tù hoặc phải bồi thường là Quả.

- Lộng giả (dùng thủ đoạn tuyên truyền lừa mị để cho người ta tin) gọi là Nhân. Anh em, bà con, bạn bè, quyến thuộc, tín đồ, dân chúng của mình tưởng đó là sự thực (lộng giả thành chân). Sau này mình nói ngược lại hoặc thú nhận mình nói dối người ta sẽ mắng chửi mình và cho là đồ gian dối, thậm chí có khi giết hại vì cho mình bất lương, đó là Quả.

- Ăn mặn là Nhân, khát nước là Quả.

- Tranh ảnh, báo chí, truyền hình, internet phổ biến dâm ô là Nhân; trẻ con mang bầu, phá thai, hung bạo, bắt cóc, hãm hiếp phụ nữ là Quả.

- Phim ảnh bạo lực là Nhân; đem súng vào trường bắn giết bạn bè thầy cô; đem súng vào công sở, chỗ làm, bắn giết đồng nghiệp là Quả.

- Tham vọng bành trướng, chạy đua vũ trang là Nhân, chiến tranh là Quả.

- Cuộc Thập tự chinh (Crusades) kéo dài ba thế kỷ 11, 12 & 13 là Nhân; sự thù hận giữa Hồi giáo và Ca-tô giáo La Mã ngày hôm nay là Quả.

- Phá rừng là Nhân. Lụt lội là Quả.

- Nhả khói lên trời, thải thán khí, phá hủy môi trường là Nhân, quả đất nóng dần rồi từ từ biến thành sa mạc là Quả.

- Đánh cá bừa bãi là Nhân. Cá bị diệt chủng là Quả.

- Không nghe lời cha mẹ, thầy cô là Nhân. Bỏ học, chơi bời lêu lổng, xì ke ma túy, du đãng phá làng phá xóm rồi cuối cùng vào tù là Quả.

- Cha mẹ khắc nghiệt là Nhân. Con cái bỏ đi là Quả.

- Nuông chiều con cái là Nhân. Con cái hư hỏng là Quả.

- Dạy tín đồ giáo điều cuồng tín. Tín đồ hung dữ, gây bất ổn xã hội, xung đột với các tôn giáo khác là Quả.

- Chi tiêu bừa bãi là Nhân; thiếu hụt, nợ nần là Quả.

- Thi ân, bố đức là Nhân; tiếng thơm để đời cho con cháu là Quả.

(Tiếp theo & hết)

2. Nhân có nhiều nguyên nhân gộp lại:

Lười biếng + u tối khiến thi rớt.

Báo chí nhảm nhí + tranh ảnh dâm ô + tự do phóng túng + ăn mặc hở hang đưa tới nạn thiếu niên mang bầu, bắt cóc hãm hiếp phụ nữ diễn ra hàng ngày như ở Hoa Kỳ. Tại Thái Lan, người ta làm thống kê cho thấy phần lớn các cô gái bị bắt cóc, hãm hiếp là vì mặc váy ngắn khêu gợi quá mức.

Nghèo túng + giao du với băng đảng đưa tới trộm cướp.

3. Một Nhân nhưng có nhiều Quả:

- Gian dối khi bị phát giác đưa tới quả báo là xấu hổ, mất uy tín, không còn làm ăn được nữa, công ty đổ vỡ, sự nghiệp tiêu tan v.v…

4. Quả sinh ra rồi lại thành Nhân sinh Quả mới:

- Giáo điều cực đoan + giáo sĩ cuồng tín đẻ ra tín đồ cuồng tín. Từ tín đồ cuồng tín đưa đến việc giết hại lẫn nhau, giết hại hoặc khủng bố tín đồ các tôn giáo khác. Từ đó đưa đến thù hận. Từ thù hận lại đưa đến giết chóc khủng bố. Càng giết chóc khủng bố lại càng cuồng tín, giáo điều. Thế là chuỗi Nhân-Quả kết chặt lại không sao thoát ra được và luân hồi, quay đảo kiếp này sang kiếp khác trong cái trục gọi là Vô minh.

- Giáo dục tốt lành + tôn giáo Từ bi sản sinh ra thiện tri thức. Thiện tri thức vừa cứu đời vừa hoằng dương tư tưởng tốt lành. Thấm nhuần tư tưởng tốt lành lại sản sinh ra thiện tri thức. Thiện tri thức lại củng cố và phát huy giáo dục tốt lành. Chuỗi nhân quả cứ thế mà nối liền không dứt, kiếp này sang kiếp khác. Do đó khi tư tưởng tốt lành bị hủy diệt thì trái đất này cũng bị hủy diệt theo do gian ác, tham vọng cuồng điên và Vô minh lên ngôi thống trị.

- Nước A chạy đua vũ trang (Nhân) khiến nước B chạy đua vũ trang (Quả). B chạy đua vũ trang lại khiến A chạy đua vũ trang. Rồi A chạy đua vũ trang lại khiến B phải chạy đua vũ trang nếu không muốn bị diệt vong. Chuỗi nhân quả cứ đan kết vào nhau như mắt xích không rời cho đến ngày A hay B bị diệt vong hoặc cả hai bị diệt vong. Sau thảm họa Thế chiến I, nhân loại tưởng có hòa bình, nào ngờ lại có Thế chiến II. Sau Thế chiến II thảm khốc lại có Chiến tranh Lạnh. Sau Chiến tranh Lạnh lại là chiến tranh bành trướng, chiến tranh chủng tộc, chiến tranh vì hận thù tôn giáo và chiến tranh để nắm giữ ngôi vị thống trị thế giới. Tất cả chỉ là sự vận hành của chuỗi Nhân quả do cái vọng tâm vô minh và cuồng điên của con người tạo ra chứ chẳng có Thần linh (God) nào can dự vào đây.

5. Có khi Quả đến liền, có khi phải đợi một thời gian:

- Trồng bầu, trồng bí vài tháng là có quả bầu, quả bí ăn.

- Trồng nhãn, trồng xoài phải vài năm mới có quả.

- Một vụ án mạng, do may mắn, do nhiều nhân duyên yếu tố mà phát giác ngay ra thủ phạm và đưa thủ phạm ra tòa xét xử.

- Nhiều vụ án mạng, nhiều vụ thủ tiêu người mờ ám phải nhiều năm sau mới khám phá ra thủ phạm.

- Song cũng có nhiều vụ không sao tìm ra thủ phạm. Dù không tìm ra thủ phạm nhưng hồ sơ của nhà hữu trách đã ghi chép và lưu giữ sự kiện giết người đó.

6. Câu hỏi hóc búa cuối cùng phải trả lời: "Tại sao bao nhiêu kẻ làm tội ác tày trời mà vẫn sống khơi khơi, chẳng chịu quả báo gì cả?". Chúng ta phải công nhận rằng có những tổ chức, những tôn giáo, những cá nhân gây tội ác kinh thiên động địa với nhân loại nhưng vẫn chưa bị trừng phạt, chưa bị "trả quả". Tại sao vậy? Lịch sử nhân loại đã từng chứng tỏ rằng không phải con người chỉ đứng lên bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chính nghĩa, nhiều khi con người cũng còn liều chết để bảo vệ tội ác khi họ bị lừa dối và tưởng tội ác đó là thánh thiện. Những tổ chức, những cá nhân tạo ra tội ác như vậy thế lực của họ rất lớn. Họ có khả năng mua chuộc báo chí, truyền thông tuyên truyền lừa mị, liên kết với các thế lực quốc tế hùng mạnh để khỏa lấp tội lỗi. Họ có khả năng trả thù tất cả những ai dám nói lên sự thực về tổ chức của họ. Thế nhưng ngày hôm nay do tư tưởng tiến bộ, một số thiện tri thức đã dũng mãnh đứng lên tố cáo tội ác của những tổ chức và những cá nhân này. Dù họ chưa bị "trả quả" nhưng Nhân tội lỗi đã nằm sẵn ở đó, nằm trong trí nhớ, nằm trong lương tâm của nhân loại. Rất tiếc đời sống của chúng ta quá ngắn ngủi, không đủ dài để chứng kiến "ngày tàn" của những con người và tổ chức gian ác này. Nếu đời sống của chúng ta "đủ dài" chúng ta sẽ có dịp chứng kiến ngày "trả quả" của họ.

7. Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả:

Khi đã hiểu luật Nhân quả rồi thì sợ không dám làm điều bất thiện chứ đừng nói tới làm điều ác. Bồ tát là bậc đại trí, nhìn xa trông rộng mà lại tu Thánh đạo cho nên rất sợ gieo nhân. Còn hàng chúng sinh như chúng ta coi thường luật Nhân quả cho nên "rất thích" gieo nhân. Khi quả xảy đến hối hận cũng quá muộn màng.

Một vài thí dụ sau đây cho thấy thế nào là "gieo nhân". Gặp một cô gái đẹp/một chàng trai đẹp, động tâm, nói lời bóng gió như vậy gọi là "gieo nhân", thế nào cũng mơ mộng rồi có ngày "cá mắc câu". Thấy xì-ke ma túy hút thử chơi thôi, tức là đã "gieo nhân" thế nào cũng có ngày dính vào nghiện ngập. Thấy của cải của người ta sinh lòng tham, như vậy gọi là "gieo nhân" thế nào cũng có ngày tìm cách trộm cướp, chiếm đoạt. Thấy chuyện đời, bàn tán, mỉa mai chơi như vậy gọi là "gieo nhân", thế nào cũng có ngày bị vạ miệng, gây thù chuốc oán. Đem bài bạc về nhà chơi, đem gia đình con cái viếng casino giải trí, thế nào trong số con cái cũng có đứa "Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm".

Tôi có một kỷ niệm gặp gỡ một vụ "gieo nhân" cười ra nước mắt như sau: Tại một trường (cấp một) ở California mà tôi phục vụ, có một nữ sinh Việt Nam, lớp 8, mới 13 tuổi. Cô bé thường xuyên trốn học và hút xì-ke. Vì thường xuyên bỏ học, không theo kịp chương trình cho nên bà giáo nhờ tôi kèm và giảng thêm bài cho em. Nhìn cô bé tôi thương cảm vì cô bé ngoan, thông minh và chịu khó nghe giảng bài. Tôi nói, "Con à, con thông minh và xinh xắn như thế này, thế nào con cũng có một tương lai vô cùng tốt đẹp. Con ráng đi học và đừng làm cái gì bậy bạ nghe con". Tôi không biết cô bé có xúc động gì với lời khuyên của tôi không. Nhân dịp này nhà trường cũng cho mời phụ huynh lại để thông báo. Trong lúc chờ đợi phiên họp với ông phó hiệu trưởng, tôi hỏi mẹ cô bé, tuổi chừng 40, "Em làm nghề gì vậy?". Người mẹ đáp, "Dạ, em mở quán cà-phê". Tôi hỏi tiếp, "Cà-phê tên gì vậy em?". Người mẹ nói, "Cà phê Quên Đời!"(2). Nghe thế, tôi buột miệng kêu lên, "Trời đất quỷ thần ơi! Thiếu gì tên đẹp như…Cà phê Ban Mai, Cà phê Nắng Mới, Cà phê Vui v.v... sao em không đặt mà chọn cái tên Cà phê Quên Đời?". Nghe phê bình vậy, người đàn bà nhìn tôi không nói gì. Có thể cô ta hối hận vì con cái hư hỏng, nhưng cũng có thể là, "Trời ơi! Cái ông thầy giáo này ở Mỹ sao lạc hậu quá! Chọn những cái tên như thế thì quán làm sao sống được." Quả thật vậy! Nếu quý vị tới thành phố Tacoma (Washington), Nam hoặc Bắc Cali như Los Angeles, Westminster hoặc San Jose, quý vị sẽ thấy những quán cà phê Việt Nam với đèn mờ mờ, bồi bàn bưng cà phê là những cô gái trẻ, đi giày cao gót, ăn mặc hở hang quá mức và được quảng cáo công khai trên báo. Sở cảnh sát địa phương rất bực bội với những quán cà phê này vì nó còn là nơi lén lút tiêu thụ xì-ke ma túy. Nhưng thành phố lại cho mở, vì thương mại phát triển, thành phố thu được nhiều thuế. Khách hàng thường trực của những quán này là thanh niên độc thân, hoặc gia đình đổ vỡ, thảng hoặc cũng thấy một vài ông già đầu bạc. Họ tới uống cà phê, ngắm nghía "rửa mắt" hoặc tán dóc với mấy cô hầu bàn, hoặc coi truyền hình rồi cá độ, nhất là các trận đấu bóng bầu dục. Họ cho tiền "típ" rất nhiều. Cứ thử tưởng tượng với một khung cảnh mờ mờ, ảo ảo "quyến rũ" như thế, một cô bé học sinh ngây thơ, một ngày nào đó vì mẹ bận, thay mẹ ngồi ở quầy tính tiền, sẽ thấy những gì và sẽ nghĩ như thế nào? Với cái Nhân xấu như thế thì cô bé có hư hỏng cũng là chuyện đương nhiên thôi. Nghĩ thật đáng thương.

Vậy các bạn trẻ ở Việt Nam đừng tưởng Mỹ là thiên đường. Đừng tưởng luật Nhân quả chỉ ứng dụng cho các xứ nghèo như Việt Nam, Lào, Campuchia, Miến Điện… chứ ở Mỹ, Úc, Âu châu thì chẳng có Nhân-Quả gì hết. Đừng nghĩ vậy. Thống kê của Bộ Tư pháp năm 2002 cho biết con số tù nhân bị giam giữ tại các nhà tù tiểu bang và liên bang Hoa Kỳ đã vượt quá 2 triệu người - con số cao nhất trong lịch sử lập quốc. Còn tại tiểu bang Victoria, Úc châu, số nữ tù nhân gốc Việt đông đảo nhất, chiếm 16% trong tổng số 312 người. Trồng cần sa, gian lận trợ cấp, buôn bán ma túy, và nhất là ham mê cờ bạc đã là những lý do khiến những người phụ nữ này phải vào tù (Thời báo online).

Thưa các bạn, vì cuộc sống và vì "đắm nhiễm trần cấu" mà con người đã gây Nhân, tạo Nghiệp một cách "ngay tình" mà không hề hay biết. Chúng ta tự "gieo nhân xấu" để gây khổ lụy cho gia đình, bạn bè, làng xóm, xã hội và đất nước chứ chẳng có Thần linh (God) nào can dự vào đây. Khi Quả vụt tới thì cuống cuồng cầu nguyện van vái Thần linh cứu giúp. Nếu Thần linh có thật, có một chút hiểu biết và Thần linh nói được chắc chắn đã quát mắng: "Ngươi tự gây ra tai họa thì ngày hôm nay ngươi phải nhận lãnh hậu quả. Giả sử ta có khả năng cứu giúp nhà ngươi thì tại sao ta không hóa phép để cả thế giới này không bao giờ có khổ đau để cho ta đỡ mệt? Khổ đau do chính các ngươi tạo ra. Ta thì giờ đâu, từng giây, từng phút tạo ra hàng vạn, hàng vạn thứ khổ đau? Thôi đừng nói chuyện ba lơn nữa!".

Vậy nếu không muốn "gieo nhân", ngoài việc ý thức về luật Nhân quả, hành giả lúc nào cũng phải giữ gìn "Chánh niệm", không để tâm mình buông thả mông lung như "Ngựa phi ngoài đồng, khỉ leo trên cành"(3). Hành giả luôn luôn ở trong trạng thái cảnh giác, giống như Lão Tử nói rằng phải luôn luôn ý thức như mình đang đi trên nước sông nước đóng băng. Nếu cảnh giác được thì gọi là Định. Nói khác đi, biết mà không nói, thấy mà không bình phẩm, nghe mà không khen chê, không động tâm, đó là trạng thái "Đối cảnh vô tâm" của Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Đối cảnh mà vô tâm

Đào Văn Bình

nguồn giacngo.online

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một số ví dụ về chữa trị và hoá giải tâm linh

Có lẽ có vô số trường hợp về chữa trị và hoá giải tâm linh đã được thực hiện trong thực tế, nhưng chỉ một phần rất nhỏ được đưa lên sách báo. Dưới đây sẽ xét một số trường hợp đã biết để minh hoạ cho một nền y học tương lai tuy huyền bí, nhưng chắc chắn rất hiệu quả.

Nhà tiên tri Vanga:

Chữa bệnh tâm thần - Một lần vào đêm khuya, từ làng Colarovo người ta đưa một thanh niên bị điên đến nhà Vanga. Anh ta bỗng dưng bị mất trí, túm lấy cái rìu và lao vào những người thân. Người điên bị trói để phòng gây rắc rối.

Khi biết vậy, Vanga phán: “Hãy mua một chiếc bình gốm mới, đổ đầy vào đó nước từ con sông gần nhất và hãy rẩy lên người ốm ba lần. Sau đó ném bình xuống đá để cho nó vỡ ra thành mảnh nhỏ. Dù thế nào cũng không được ngoảnh về phía chiếc bình vỡ”.

Mặc cho cách chữa trị kỳ lạ, nhưng mọi người đã thực hiện đúng theo lời nhà tiên tri dặn. Điều ngạc nhiên nhất là người thanh niên đã tỉnh lại, ngủ say suốt đêm và sáng dậy đã trở lại bình thường.

Cái giá của quả dưa hấu - Một hôm có đôi vợ chồng đứng tuổi từ một làng nhỏ bé miền Pleven tới gặp Vanga để xin lời khuyên về những nỗi cay đắng và bệnh tật của mình. Bổng nhiên Vanga quay sang phía ông chồng và hỏi:

- Thế anh không quên chuyện cái dây thừng đấy chứ? Người đàn ông ngơ ngác không hiểu, nhưng vợ ông ta ngay lập tức nhớ ra chiếc dây bất hạnh đó và bà ta kể lại như sau:

Khi cả hai còn trẻ và khoẻ, họ có một mảnh vườn lớn. Họ trồng dưa hấu rồi đưa đi bán. Một lần trên đường ông chồng chở dưa ra chợ, gặp một cậu bé đu lên đằng sau xe của ông và moi lấy một quả. Ông ta nổi nóng vớ lấy chiếc dây thừng đánh cậu bé tàn bạo. Vợ ông phải khó khăn lắm mới giằng nổi cậu bé ra khỏi tay ông đang nổi đoá.

Biết được điều đó, Vanga nói tiếp:

- Vì sự tàn bạo của mình mà bây giờ anh phải trả giá. Quả dưa hấu có đáng gì không? Và bà đã khuyên họ phải rán làm việc thiện nhiều để hoá giải lỗi lầm quá khứ.

Gieo nhân độc phải gặt quả đắng - Một người nông dân tới gặp Vanga. Gia đình ông đã sinh ra 13 người con, nhưng tất cả đều chết khi còn nhỏ; đứa thứ 13 chết khi tròn 12 tuổi. Nguyên nhân chết của những đứa trẻ đã được bác sĩ giải thích là do người mẹ truyền vi trùng lao cho chúng. Nhưng Vanga thì lại giải thích khác. Bà nhắc lại cho người nông dân rằng: ngày xưa ông đã quá thẹn thùng vì mẹ mình già mà còn có mang, nên đã lăng mạ bà rất nặng nề. Hậu quả là hai mẹ con họ đều chết. Điều đó xảy ra lâu lắm rồi và đến giờ phải trả giá.

Nếu biết sớm thì có thể hoá giải tâm linh theo cách thực tâm sám hối tội lỗi và cầu xin sự tha thứ của vong linh người mẹ!

(Theo “Những nhà tiên tri thế giới”,

NXB Văn hoá Thông tin, 10-2000)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân quả báo ứng những điều mắt thấy tai nghe

Tôi trở về quê lo đám tang mẹ vợ cùng thầy giáo Triệu. sau khi hoàn tất mọi công việc được rãnh rỗi đôi chút, những lúc rảnh rỗi tôi thường ra trước sân nhà đi dạo.

Một ngày kia, lúc đang đi dạo thấy 1 người gánh cá đem bán. Trong gánh cá có rất nhiều loại, nào lươn, cá, đặc biệt có 1 con ba ba rất lớn. Khi ấy có rất nhiều người phụ nữ xúm lại chọn lựa, tôi liền nói với người bán cá, để tất cả gánh cá đó cho tôi.

Mọi người trợn tráo mắt nhìn, họ hỏi:”ông mua làm gì mà nhiều vậy?”

“Mua để phóng sanh” tôi trả lời.

Nghe tôi trả lời mọi người đều bỏ đi, người bán cá liền bắt đền: ”Lúc nãy mọi người định mua, mà ông bảo để ông mua phóng sanh, làm họ đi hết, bây giờ ông không mua thì không được”.

“Cô cũng biết tôi là đàn ông thì không bao giờ trả giá, vả lại việc mua phóng sanh tôi càng không trả treo, nhưng tôi muốn cô cũng trồng chút ít thiện căn, nên cô có thể bán rẻ 1 chút” tôi nói như vậy.

Cô ta vui vẻ đồng ý. Tôi nhờ cô cùng tôi gánh ra bờ sông để thả, mọi người trong làng thấy lần đầu tiên có người gánh cá ra sông, chẳng khác nào gánh củi về rừng, họ rất ngạc nhiên, liền kéo ra xem.

Sau khi làm lễ quy y, khai thị, niệm Phật cho chúng xong, tôi bắt đầu thả, nhìn chúng vui mừng bơi lội tung tăng trong nước, lòng tôi cảm thấy vui sướng vô cùng.

Người xưa nói” lòng tham của con người vô đáy”

Quả thật không sai. Trong lúc không chú ý, người bán cá vội bắt con ba ba giấu đi, không ngờ vừa thò tay bắt thì con ba ba cắn mạnh vào ngón tay của cô, làm thế nào nó cũng không nhả ra, máu trong tay cô tuôn ra đầy miệng nó, thấy thế tôi liền đến giúp cô gỡ nó ra.

Lạ thay, tôi vừa đụng vào mình nó, nó liền hả miệng ra, nhưng 1 ngón tay của cô bán cá đã lìa khỏi bàn.

Vài hôm sau tôi trở lên thành phố Thiên Tân, vừa đến ga xe lửa, thì có vài người chạy ra chúc mừng, vì đứa con gái lớn của tôi vừa thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo

Tôi bắt đầu thấy lợi ích của việc PHÓNG SANH cho nên tôi dám khuyên mọi người, nếu trên đường đi chúng ta gặp những con vật còn sống, thì nên mua chúng phóng sanh.

Nhất định sẽ được phước báo rất lớn.

Tác giả: Tịnh Tùng. Dịch giả: Đạo Quang

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu cảm ơn bài viết của cô Wildlavender và mong cho con người bớt lòng tham cho riêng mình

Tận diệt chim sẻ vì tin đồn "thần dược"

Thứ Tư, 03/08/2011 15:32

Chỉ vì tin đồn thịt, tiết chim sẻ đồng là "thần dược" cường dương, mạnh âm và chữa được bách bệnh mà hiện nay ở Nghệ An đang rộ lên cơn sốt săn chim sẻ đồng chưa từng có. Nhiều người đã bỏ ruộng nương sắm đồ nghề đi bắt "thần dược" đem bán…

Cả làng đổ xô bắn, bẫy chim sẻ Chưa bao giờ ở vùng quê huyện Yên Thành, các tay súng đi săn lùng chim sẻ nhiều như vậy. Trên tỉnh lộ 538, chúng tôi chứng kiến hàng chục thợ săn đang lom khom chĩa nòng súng về phía những chú chim sẻ tội nghiệp bóp cò. Điều kì quái là những tay súng này mang theo cả rượu và dao lam. Khi một con chim sẻ bị bắn hạ, một người chạy nhanh đến nhặt và cho máu chim vào rượu, những con bị thương thì dùng dao lam để cắt tiết. Những tay súng này vừa bắn vừa uống rượu tiết chim sẻ mặt ai cũng phừng phừng như gà chọi. Nguyễn B, một tay súng cho biết: "Bọn em nghe đồn tiết, thịt chim sẻ tốt hơn cả tiết hổ rứa là rủ nhau xách súng đi bắn”. Theo B thì bắn chim sẻ vào ban ngày được ít hơn, nhiều lắm cũng chỉ 30 - 40 con/ngày. Còn cách hốt trọn ổ là buổi chiều đi thám thính thấy ổ chim sẻ về trú ngụ ở một cây nào đó kêu râm ran, thì đêm đến mang đèn xách súng đến tha hồ nhặt. Gặp ổ như vậy bắn mỏi tay, khoảng 200 - 500 con. Trước đây thì về vặt lông rán thịt ăn nhưng bây giờ nhiều người tìm mua nên bọn em đem bán với giá 5.000 - 7.000 đồng/con. Mỗi đêm bọn em cũng kiếm được tiền triệu.

Posted Image

Cắt tiết chim sẻ vì tin đồn thần dược

. Không những tận diệt bằng súng mà có cả "đội quân" hàng trăm người sắm đồ nghề để bẫy chim sẻ. Anh Châu ở xóm 6, Quỳnh Xuân - Quỳnh Lưu - một thợ bẫy chim sẻ cho biết, ở quê anh vào mùa này cả làng sắm đồ nghề đi bẫy chim sẻ. Họ đi khắp nơi, vào tận cả Hà Tĩnh - Thanh Hoá - Quảng Bình... Đồ nghề dùng để bẫy chim sẻ cũng không cầu kỳ, chỉ cần 2 tấm lưới được đóng khung lại, ràng với nhau bởi những sợi dây dù. Khi đặt bẫy, 2 tấm lưới sẽ trở thành 2 cái cánh, chim mồi được bỏ ở giữa, chân buộc vào một sợi dây. Cách bẫy này còn có sự trợ giúp của công nghệ kỹ thuật số. Đó là chiếc máy phát âm thanh hình như một cái loa, có khe dắt thẻ nhớ chứa file tiếng kêu của chim sẻ. Cái máy này liên tục hoạt động để dụ chim sẻ sà xuống khu vực con chim mồi đang bị giật dây. Khi đàn chim sà xuống, người đặt bẫy sẽ kéo dây "cò", lập tức 2 cánh của cái bẫy sẽ sập xuống và con chim không thể nào thoát được vì mắt lưới rất nhỏ.

Posted Image

Chim sẻ trong lồng chuẩn bị cắt tiết

"Một phát úp lưới, bẫy được khoảng 5-10 con, nhưng cũng có khi hốt trọn bầy khoảng 60 -70 con. Mỗi ngày như vậy trừ chi phí ăn uống, xăng xe em cũng còn vài triệu đồng bỏ túi mang về. Bây giờ chim sẻ bẫy được không cần phải đi nhập như trước đây mà người dân, chủ yếu là công chức họ đến mua hết luôn. Có mấy cũng bán hết, đắt mấy họ cũng mua, vì tin đồn chim sẻ là "thần dược" - Anh Châu nói. Sẽ trả giá! Hiện nay không riêng gì huyện Yên Thành, Quỳnh Lưu mà các huyện khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An người dân cũng đang bằng mọi cách bắn, bẫy chim sẻ để thịt và bán kiếm tiền. Chỉ tính trung bình một tay bẫy 1 ngày bắt được 200 con chim sẻ thì trên địa bàn Nghệ An mỗi ngày sẽ có bao nhiêu con chim sẻ bị giết? Đây quả là một con số đáng báo động. Ông Nguyễn Bằng, một thầy thuốc Đông y ở Yên Thành thở dài: "Chim sẻ cũng có tính chữa bệnh, nhưng không đáng kể. Tôi hơn 60 năm làm nghề y nhưng chẳng thấy ai dùng chim sẻ để chữa bệnh bao giờ. Tin đồn thần dược là tin đồn thất thiệt, làm cho loài chim sẻ ngày càng cạn kiệt. Chim sẻ là loài chim ăn côn trùng mạnh nhất. Với đà tận diệt chim sẻ trên diện rộng như thế này thì nạn cào cào châu châu sẽ phát triển phá hoại mùa màng. Huỷ diệt môi sinh làm mất cân bằng sinh thái, rồi đây thảm hoạ khó lường".

Theo Tiến Dũng (Công an Nghệ An)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Nguyễn Bằng, một thầy thuốc Đông y ở Yên Thành thở dài: "Chim sẻ cũng có tính chữa bệnh, nhưng không đáng kể. Tôi hơn 60 năm làm nghề y nhưng chẳng thấy ai dùng chim sẻ để chữa bệnh bao giờ. Tin đồn thần dược là tin đồn thất thiệt, làm cho loài chim sẻ ngày càng cạn kiệt. Chim sẻ là loài chim ăn côn trùng mạnh nhất. Với đà tận diệt chim sẻ trên diện rộng như thế này thì nạn cào cào châu châu sẽ phát triển phá hoại mùa màng. Huỷ diệt môi sinh làm mất cân bằng sinh thái, rồi đây thảm hoạ khó lường".

Châu chấu , cào cào xuất hiện rôì. Cách đây chừng nửa tháng, có vài tờ bào mạng đưa tin chấu chấu, cào cào tàn phá cả một khu rừng ở một tỉnh miền Trung.

=================================

Năm ngày, bắt hơn năm tấn cào cào, châu chấu phá rừng

16/07/2011 15:41 (2011-07-16 16:11:42)

NDĐT- Bí thư Huyện ủy huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thị Nữ Y cho biết, trong năm ngày qua, huyện đã huy động hàng nghìn lượt người dân bắt và tiêu hủy hơn năm tấn cào cào, châu chấu voi đang tàn phá 35 ha rừng phi lao chắn sóng ven biển.

Từ ngày 11-7 đến nay, đã xuất hiện đàn cào cào, châu chấu voi lên đến hàng triệu con tàn phá 35 ha rừng phi lao ở các xã Thạch Bằng (thiệt hại khoảng 20 ha), Thịnh Lộc (6 ha), Phù Lưu, Thạch Mỹ và Bình Lộc.

Các cụ già ở địa phương cho biết, chưa khi nào cào cào, chấu chấu xuất hiện nhiều như vậy với mật độ từ 200 - 500 con/cây; nhiều khu vực có đến 1.000 - 1.200 con/cây.

Đến nay, có khoảng 10 ha cây phi lao đã bị cào cào, châu chấu ăn trụi hết lá.

Huyện Lộc Hà đã phối hợp Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Tĩnh phun thuốc phòng diệt trừ; đặc biệt huy động hàng nghìn lượt người (đoàn viên thanh niên, học sinh, phụ nữ…) bắt thủ công là chủ yếu. Huyện đã hỗ trợ 100% số bao bì và thưởng 5.000 đồng/kg cào cào, châu chấu.

Tính đến sáng ngày 16-7, huyện Lộc Hà đã bắt và tiêu hủy hơn năm tấn cào cào, châu chấu voi.

Nhiều gia đình đã huy động huy động toàn bộ con cháu trong nhà tham gia và đã bắt được hàng chục kg, tiêu biểu như gia đình ông Phạm Văn Hồng, Nguyễn Thìn đều ở xóm 12 (Thịnh Lộc); Phạm Ngạn xóm 13 (Thạch Bằng)...

THÀNH CHÂU

Đọc thêm: http://soha.vn/thong...m#ixzz1Txs1uzfS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thằng ăn cắp

một làng nào đó bên xứ Ấn Độ, có một thương gia nghèo. Ðời sống khó khăn, nạn cường hào ác bá quá đỗi lộng hành khiến bác ta sống không nổi, phải bỏ đi một xứ xa sinh sống. Sống nơi đất khách quê người lâu ngày, lòng riêng vẫn tủi. Lại thêm tuổi đà xế bóng, tính ganh đua, lòng ham muốn cũng mỏi mòn. Một hôm chạnh nhớ cố hương, bác quyết định trở về. Bán hết tài sản lấy tiền mua vàng, gói vào một túi vải giấu trong túi hành lý khoác vai, bác lên đường về quê hương.

Trong vùng quê người thương gia, giữa một cánh đồng, dân trong vùng xây một ngôi chùa nhỏ để các nông phu buổi trưa ghé vào lễ Phật và nghỉ ngơi. Một cây bồ đề lâu năm che bóng rợp xuống một sân nhỏ lát gạch, một cái giếng khơi, nước mát và trong vắt, cũng là nơi cho khách bộ hành ghé chân nghỉ ngơi, giải khát, hoặc đôi khi ngủ qua đêm trong chùa. Chùa không có người coi. Phật tử trong chùa đều là nông dân. Lúc rảnh việc thì tự ý tới làm công quả quét tước, dọn dẹp, chăm sóc cho đám cây cỏ sân chùa lúc nào cũng hương khói quanh năm. Sau nhiều ngày lặn lội đường xa, người thương gia về gần đến làng cũ. Trời đã xế trưa, nắng gắt. Ði ngang qua chùa, bác ghé vào nghỉ chân dưới gốc bồ đề. Ra giếng nước giải khát, rửa ráy sạch sẽ xong, bác vào chùa lễ Phật. Trong chùa vắng lặng. Bác thắp hương quỳ trước bàn thờ Phật. Ngước nhìn lên, nét mặt đức Thế Tôn vẫn trầm mặc như xưa nay, hơn mười năm qua không có gì thay đổi. Cảnh vật như đứng ngoài thời gian. Lễ xong, người thương gia rời chùa. Thấy bóng chiều đã ngả, đường về còn khá xa, bác liền rảo bước, bỏ quên túi hành lý trong chùa. Buổi chiều hôm đó, một nông dân nghèo khổ trở về làng sau một ngày làm việc ngoài đồng. Ngang qua chùa, ngày nào cũng vậy, bác ghé vào lễ Phật trước khi trở về nhà. Lễ xong, bác trông thấy một túi vải to để gần bàn thờ. Bác ta nghĩ thầm: “Không biết túi vải của ai đi lễ đã bỏ quên. Nhỡ có người tham tâm lấy mất thì tội nghiệp cho người mất của. Âu là cứ mang về nhà rồi bảng thông báo để trả lại cho người ta.”

Về đến nhà, bác nông dân gọi vợ con ra, trỏ vào túi vải, nói:- Ðây là vật người ta bỏ quên trong chùa. Nay mình cứ tạm kiểm kê rõ ràng, đầy đủ, mai mốt có người đến nhận đúng thì trả lại cho người ta.Giở ra xem, thấy có gói vàng to, người nông dân nghiêm giọng dặn vợ con:- Vàng của người ta là một vật rất nguy hiểm. Nó làm nảy lòng tham. Mọi điều bất chính, bất lương, mọi sự đau khổ cũng từ đó phát sinh. Mẹ con mày chớ có dúng tay vào mà khốn!Bác cất cẩn thận vào rương, khóa lại.Người thương gia rảo bước về gần đến làng, nhìn xa xa ráng chiều êm ả, những làn khói bếp vương vấn trên rặng tre quen thuộc.

Cảnh xưa vẫn còn trong trí bác so với nay như không có gì thay đổi sau hơn mười năm xa cách.Vừa đến cổng làng, người thương gia mới sực nhớ đã bỏ quên túi hành lý ở chùa. Lo sợ, hốt hoảng, bác vội quay lại con đường cũ, vừa chạy vừa kêu:- Khổ thân tôi! Thế là tôi mất hết cả sản nghiệp dành dụm từ hơn mười năm nay! Bao nhiêu công lao trôi sống trôi biển cả rồi! Khổ thân tôi chưa!Người đi đường ai thấy cũng ngạc nhiên.Tới chùa thì cảnh vẫn vắng tanh, bên trong chỉ có một cụ già đang lễ Phật. Người thương gia vội túm lấy cụ già, hốt hoảng hỏi:- Túi đồ của tôi đâu? Vàng của tôi đâu?Cụ già ngạc nhiên:- Túi đồ nào của bác? Vàng nào của bác?- Thì cái túi hành lý tôi để quên hồi xế trưa trong chùa này!Cụ già vẫn bình thản:- Quả thật lão không thấy túi đồ của bác. Lão đã sống thanh đạm cả đời, nỡ nào trong chốc lát vứt bỏ lương tâm mà tham của người. Bác cứ bình tĩnh. Của mất, có duyên còn có ngày lấy lại, vô duyên thì của cầm trong tay cũng mất. Túi đồ của bác đã thất lạc, bác lại mất luôn cả cái tâm công chính, đỗ vấy cho người là cớ làm sao?

Gần đây có một xóm làng, buổi chiều nông dân thường lễ Phật trước khi về nhà. Bác thử tới đó hỏi xem. Thói thường, thấy vàng là tối mặt lại. Nhưng cũng còn tùy. Cũng còn có nhiều người tốt.Người thương gia nghe ra, nhận thấy mình vô lý, bèn xin lỗi cụ già rồi theo lời chỉ dẫn, tiếp tục đi tìm. Tới làng, ông ta hỏi nhiều người mà không ai biết. Nghĩ rằng sản nghiệp dành dụm trong mười năm của mình nay phút chốc như chiếc lá vàng rơi theo gió đưa, biết đâu là bờ bến mà tìm! Ðành phó mặc cho bước chân tình cờ may rủi. Khi tới cuối làng, giữa vườn cây cối um tùm có một căn nhà lá nhỏ tồi tàn.

Trước cửa treo một tấm bảng đen, với hàng chữ trắng viết to: “Tôi có nhặt được một túi vải bỏ quên trong chùa. Ai là chủ xin tới nhận lại.”Người thương gia mừng quýnh đập cửa, gặp anh nông dân ra mở hỏi:- Bác là chủ túi đồ bỏ quên trong chùa?- Vâng, chính tôi. Tôi đã để quên trong chùa hồi xế trưa nay. Xin cho tôi nhận lại.-

Nếu đó là của bác thì bác phải nói xem túi đồ của bác như thế nào? Trong đựng những gì?Người thương gia trả lời:- Ðó là túi vải, trong đựng một ít lương khô đi đường.Người nông phu nói:- Thế thì không phải túi đồ của bác.- Thú thật với bác, cũng còn một số vàng trong một gói vải khác màu đỏ.Người nông phu nghe tả đúng các đồ vật và số lượng vàng đựng trong túi vải, biết chắc người tới hỏi là chủ nhân bèn mở rương ra, nói với người thương gia:- Quả thật đó là túi đồ của bác. Xin mời vào nhận.Người thương gia nhận đủ số vàng, lòng vui khôn tả. Bác thấy cảnh nhà người nông dân nghèo nàn mà lại không có lòng tham, để tỏ lòng biết ơn, bác chia đôi số vàng gói vào một miếng vải đưa cho người nông dân. Bác nói:- Vàng của tôi tưởng đã mất, may sao lại gặp tấm lòng quý của bác. Tôi xin biếu bác một nửa để tỏ lòng thành thật biết ơn.Người nông dân ngạc nhiên:- Trả lại món vật không phải của mình chỉ là một việc bình thường, có ơn gì mà được đền?- Bác đã làm một điều thiện. Ðược đền ơn là đúng lẽ.

- Làm việc thiện là nghĩa vụ tự nhiên. Đạo lý xưa nay vẫn dạy như vậy. Đó không phải là cái cớ để đòi hay nhận tiền thưởng. Cũng như lòng yêu dân tộc, yêu tổ quốc không phải là cái cớ để được trả công. Vàng của bác do công sức làm ra thì bác hưởng. Tôi có góp công lao gì vào đó mà chia phần?

Thôi, xin bác hãy để tôi được sống yên vui trong cái nghèo của tôi hơn là sống giàu có nhờ vào của cải người khác. Như thế cũng là một cách ăn cắp. Người thương gia không còn lý lẽ gì để nói thêm bèn khoác hành lý lên vai, bất thần vất gói vải đựng nửa số vàng lên bàn rồi bỏ chạy. Ý định của ông ta là bắt buộc bác nông dân phải nhận sự đền ơn, nhưng bác nông dân vội nhặt gói vàng rồi đuổi theo, miệng hô hoán:- Bớ người ta, thằng ăn cắp! Bắt lấy thằng ăn cắp.Dân trong làng nghe tiếng hô hoán liền đuổi theo bắt được người thương gia dẫn trở lại trước mặt bác nông dân, hỏi:- Hắn đã ăn cắp vật gì của bác?- Hắn định ăn cắp cái tâm công chínhchân thật mà tôi có được từ ngày tôi học Phật!

Những người làm việc công mà đòi trả ơn, làm việc thiện chỉ do tư lợi, làm việc nước cốt vì quyền hành địa vị… thảy đều là những thằng ăn cắp…

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo và trong học thuyết siêu nghiệm của Kant.

Lời bạt: Bài viết vừa được hoàn tất khi tin trận động đất và sóng thần tại vùng Fukushima Nhật Bản cùng với những thảm hoạ liên quan đến lò nguyên tử Fukushima được loan báo trên thế giới. Cảnh tàn phá và nỗi lo sợ mồn một xót xa trên màn hình. Liên cảm về khổ nạn làm nhói tim bởi kinh hoàng và bàng hoàng.

Sự tình cờ (có lẽ không hẳn là tình cờ) bỗng thành thời sự: chính bài viết đang đặt vấn đề ý nghĩa chữ KHỔ như là nền tảng của Đạo đức học Phật giáo, trong chừng mực tìm lại bản chất đích thự của thái độ đạo đức. Trước tai hoạ do thiên nhiên và do chính con người,”KHỔ” đang càng lúc trở nên phổ quát không những cho con người mà cho cả thế giới chúng sinh. Câu hỏi “Làm thế nào để thoát khổ?” trở nên đòi hỏi bức thiết cần phải thay đổi lối sống, cách sống thế nào để được an lành.

Những suy nghĩ trong bài viết này- dù chưa thấu đáo hết mọi khía cạnh- xin hướng về những nạn nhân của thảm hoạ kép với chia xẻ và cầu nguyện an lành.

Huế

Posted Image

tháng 3/2011

Nhà nghiên cứu Phật học K.SCHMIDT1 đã có lần nêu lên những điểm tương đồng giữa tri thức luận của Kant và của Phật học, ông phát biểu rằng dù hai nhà tư tưởng lớn sống cách nhau hơn ngàn năm nhưng lời giải của họ lại gặp gỡ nhau, bởi vì cho mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng mà thôi.

Bài viết sẽ trình bày những nét khác biệt giữa đạo đức học Phật giáo và đạo đức học của Kant khởi từ lý thuyết nhân quả.Từ đó ta có thể thấy được dù đi hai con đường khác nhau, từ hai lối nhìn và cách đặt vấn đề khác nhau, hai hệ thống tư tưởng này có thể gặp nhau trên những điểm cơ bản về ý nghĩa cũng như nội dung của thái độ đạo đức.

I.Tương quan nhân quả trong lý thuyết siêu nghiệm của Kant:

Kant phân biệt định luật nhân quả lý thuyết và định luật nhân quả thực hành. Định luật nhân quả lý thuyết còn được gọi là nhân quả tự nhiên: Tất cả những hiện tượng trong thiên nhiên đều nằm trong liên hệ nhân quả và cùng nằm trong qui luật định mệnh (Determinismus). Định mệnh ở đây trước hết có nghĩa, mọi “quả” đều có “nhân”, và nguyên nhân ấy nằm ngoài “quả”, định đoạt cho quả phát sinh. Quả thành tựu do nhân nhưng khác với nhân.

Theo quan niệm thực nghiệm hàng ngày: củi là nguyên nhân của lửa, cơm là quả của gạo và nước+ hơi nóng, lửa là nguyên nhân của vết cháy bỏng trên da v.v.

Kant gọi qui luật này là qui luật nhân quả thiên nhiên (natural) và xếp nó vào lãnh vực lý thuyết tri thức. Khác với triết gia thường nghiệm D. Hume2, Kant cho rằng định luật nhân quả có tính phổ quát tiên thiên chứ không phải là kết quả của sự quan sát những kinh nghiệm lặp lại thường ngày. Tính tiên thiên phổ quát này có từ giác tính linh hoạt của con người. Tuy nhiên định luật nhân quả tự nhiên chỉ áp dụng cho thế giới sự vật và con người như là những hiện tượng. Trên bình diện tri thức luận, con người cũng như tất cả mọi sự vật hay sinh vật trong thiên nhiên đều được đặt định, được chỉ định, tự nó không thể tự đặt định, tự thoát ra khỏi tương quan nhân quả tự nhiên. Tất cả mọi sinh và sự vật đều chỉ là hiện tượng (phaenomen), chứ không phải là vật tự thân (Noumenon, Ding an sich). Trước hết, con người không định đoạt được sự xuất hiện của nó trên thế gian. Sự ra đời, hiện hữu của con người là do cha mẹ tác thành, quả ấy trở thành nhân và quả tiếp theo.Như thế sự sinh thành của con người cũng như của mọi sinh vật trên thế gian đều do những yếu tố (người và vật) khác quyết định chứ chính con người không thể can thiệp được. Do đó, theo Kant, trên bình diện lý thuyết con người bị trói buộc trong nhân quả, chịu nhận qui luật tự nhiên, con người bị động trong tương quan nhân quả.

Nhưng con người, theo Kant, khác với những sinh vật trong thiên nhiên, lại có thể tự mình sáng tạo, thay vì trong thế thụ động làm “quả” và “nhân” hiện tượng, con người có thể trở nên là một nguyên nhân độc lâp, vượt khỏi qui luật đặt định tự nhiên. Trên bình diện hành động thực tiễn, con người là kẻ tác tạo hành động, nhất là hành động đạo đức. Bản chất của đạo đức là tự chủ, là khởi động, không bị động. Theo Kant, hành động đạo đức thật sự- khác với tri thức lý thuyết,- nằm trong tính tự chủ, tự nguyện, không bị ép buộc, không chịu sự tác động ngoại tại. Độc lập với tác động bên ngoài, con người, khi hành động đạo đức, hoàn toàn tự do quyết định hành động ấy. Với ý chí tự do sáng tạo, con người trở nên kẻ xây dựng qui luật đạo đức.

Trong hệ thống triết học siêu việt(Transzendentalphilosophie) của ông, Kant phân biệt hai lãnh vực: lãnh vực của thế giới cảm quan và lãnh vực thế giới giác tính. Ông cho rằng hành động đạo đức của con người không phụ thuộc vào thế giới cảm quan - bởi vì thế giới cảm quan là thế giới bị động (ví dụ cảm giác nóng lạnh tùy thuộc vào đối tượng tác động lên giác quan của con người) mà thuộc vào lãnh vực của giác tính, của linh hoạt tự động, của tự giác. Do đấy con người có thể thiết lập cho mình một tương quan nhân quả đặc thù: chính con người làm ra qui luật hành động cho chính mình. Qui luật đức lý này có nền tảng trong ý niệm tự do. Từ đó con người là nguyên nhân tác tạo. Căn cứ vào qui luật đạo đức, con người có thể đưa ra một qui luật có tính phổ quát cho mọi hành động đạo đức.

Qua khái niệm tự chủ và tự do trên bình diện đạo đức, con người thoát khỏi qui luật tương quan nhân quả đang chế ngự thế giới tự nhiên, và hoạt động trên bình diện tương quan nhân quả của lý tính thực tiễn. Chính sự tự do này bảo đảm một thứ nguyên nhân mới trong hành động đạo đức và nâng con người lên ngang hàng với khái niệm chủ thể tuyệt đối trong triết học Tây phương: ý niệm Thượng đế.

Khái niệm “tự do” làm nên điểm đặc thù của lý tuyết nhân quả do con người và cho con người trong hệ thống triết học của Kant.

Trong lúc trên bình diện lý thuyết tri thức, tương quan nhân quả là phạm trù tiên thiên (một thứ đặt định tiền nghiệm), trong đo con người là một mắc xích bị động trong chuỗi nhân quả, thì trên bình diện hành động thực tiễn, con người quyết định hành động của mình và là nguyên nhân sáng tạo nên một thế giới theo qui luật đức lý.

Kant cho rằng điểm cách mạng tiêu biểu trong triết học của ông không chỉ nằm trong lý thuyết siêu việt mà tác phẩm.”Phê phán lý tính thuần tuý” đã dày công xây dựng, mà nằm trong tác phẩm thứ hai “Phê phán lý tính thực tiễn”. Trong tác phẩm này, như ông đã hứa hẹn sau khi công bố tác phẩm thứ nhất, Kant muốn trả lại cho con người quyền tự chủ và sáng tạo như là chủ thể hành động đạo đức, ý niệm con người hầu như tương đương với ý niệm Thượng đế, ngược với thân phận giới hạn của nó trong tương quan nhân quả thiên nhiên.

Đây cũng chính là lý do tại sao khi tác phẩm “Phê phán lý tính thực tiễn” ra đời, Kant đã bị giới nghiên cứu thần học và tập thể nhà thờ của thời ông phê phán gắt gao, và ông đã bị xem là kẻ vô thần. Những kẻ ủng hộ ông vừa ngạc nhiên vừa lo sợ trước tư tưởng táo bạo của ông. Quả thật trong đời sống thường nhật, Kant không bao giờ đi nhà thờ và đã là một trong những học giả khai sáng thế kỷ 18 phê phán giới lãnh đạo nhà thờ triệt để nhất ở điểm, tuân theo giáo điều là giết chết tính tự chủ và sáng tạo trong hành động đạo đức, sai khiến con người trở nên nô lệ cho quyền lực siêu nhiên (tiêu biểu trong tiểu luận “Khai sáng là gì?”) là vi phạm quyền tự chủ, bóp chết sự trưởng thành của con người

Tuy nhiên tư tưởng cách mạng của ông vẫn còn chịu ảnh hưởng của tuyền thống tư tưởng đương thời. Prometheus, kẻ đánh cắp lửa trên trời đem về thế gian cuối cùng vẫn bị trừng phạt. Kant không bị trừng phạt, bởi vì chính ông tự nguyện công nhận ngoài ý niệm Tự do, ý niệm Thượng đế và linh hồn bất tử là những định đề hướng dẫn hành động đạo đức con người.

(còn tiếp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

II Những dị biệt:

Chúng ta biết, trước Kant hơn nghìn năm, Đức Phật đã đem hi vọng và trả lại giá trị của con người với lời dạy rằng trong chuỗi luân hồi nhân quả “Mỗi người là Phật đang thành” và Phật tính nằm trong mỗi một con người. Cần phải hiểu như thế nào về lý thuyết nhân quả của Phật giáo như là nền tảng của hành động đạo đức?

Trước khi triển khai lý thuyết nhân quả Phật giáo trong viễn tượng giải phóng con người ra khỏi chuỗi luân hồi trói buộc, cần nêu lên những dị biệt trong lý thuyết về tương quan nhân quả của Kant từ những trình bày trên.

1. Tính nhị nguyên trong tư tưởng của Kant hầu như được hoàn hảo khi ông cho rằng có hai lãnh vực tương quan nhân quả: lãnh vực tự nhiên cho thế giới hiện tượng (phaenomen), trong đó con người như một hiện tượng bị động, được đặt định do những nguyên nhân bên ngoài (trong đó có vai trò sáng tạo của Thượng đế), và lãnh vực tương quan nhân quả trong hành động đạo đức thực tiễn, trong đó con người là chủ thể tự do sáng tạo, làm nên qui luật hành động cho chính mình. Lý thuyết về hai tương quan nhân quả, tự nhiên (naturell) và nhân bản (human) tiêu biểu cho tư tưởng nhị nguyên nói trên.

Con người, theo Kant, là một thực thể gồm hai yếu tính: con người bị qui định trong giới hạn hiện sinh, trong thế giới của cảm nghiệm giác quan, nhưng lại tự do trong thế giới giác tính, linh tri (intelligent). Cả hai yếu tố này không khai trừ lẫn nhau.

Bình diện thế giới cảm quan bao gồm tất cả sự vật nằm trong kinh nghiệm khả thể của chúng ta. Có nghĩa thế giới này là thế giới của hiện tượng (phaenomen) như Kant nói. Bình diện thế giới giác tính siêu nghiệm bao gồm những vật tự thân (nouomenon, Ding an sich), vật tự thân này nằm ngoài tất cả những kinh nghiệm có thể có được và do đấy không thể được tri thức bởi cảm quan của con người. Con người chỉ tri giác được sự vật qua lăng kính giới hạn của ngũ quan cho nên chỉ có thể có được những nhận thức có tính thường nghiệm về các hiện tượng của sự vật.

Tuy nhiên, với trí tuệ của mình, con người còn là một phần tử của thế giới giác tính

(Verstandeswelt).

Trong lúc với tư cách là một phần tử của thế giới cảm tính, thực thể người cảm nghiệm bằng máu và thịt, do đấy nó phải tuân thủ các qui luật thiên nhiên. Con người bị giới hạn về thể xác, có những ham muốn và sở thích cá nhân và bị đặt định, bị sai khiến cũng bởi tất cả những ham muốn và những sở thích ấy. Với tư cách một phần tử của thế giới giác tính, con người không do những yếu tố trên qui định, mà linh hoạt, tự động, tự chủ. Kant gọi khả năng linh hoạt này là lý tính thuần túy. Lý tính thuần tuý này thuộc vào thế giới trí tuệ (Intelligenz) hay thế giới giác tính. Với tư cách là phần tử của thế giới này, con người có khả năng tri thức “vật tự thân” chứ không chỉ nhận thức hiện tượng. Nhưng tiềm năng liễu tri sự vật trong tận bản chất trọn vẹn của nó khổ thay không thể có được trên bình diện lý thuyết tri thức luận, do bởi giới hạn đã định sẵn cho con người (Thân xác, ngũ quan giới hạn, thời gian, không gian), nhất là thời gian và sự biến đổi, vô thường.

Kant cho rằng liễu tri thấu triệt sự vật chỉ có thể thực hiện được trên lãnh vực hành động, thực tiễn, trong đó con người, thay vì bị động, hành động. Chỉ trên bình diện hành động thực tiễn này, con người mới là nguyên nhân tác tạo, con người làm nên đối tượng tự thân, liễu tri toàn vẹn đối tượng như hoạ sĩ, nhạc sĩ với tác phẩm của họ. Chỉ trong hành động, con người tự do – trong nghĩa không bị động - thể hiện tự do, lý tính thuần tuý trở nên lý tính thực tiễn.

Kant nhận định:

“Tính tất yếu tự nhiên về tương quan của các sự vật (trong đó có con người) nằm trong qui luật cho biết chúng đã có một nguyên nhân khác (bên ngoài) tác động lên trong tương quan nhân quả”. Ngược lại với điều đó, ý chí của lý tính thuần tuý xuất phát trên bình diện của thế giới giác tính. Ý chí này hoàn toàn tự do không bị những ảnh hưởng bên ngoài chi phối. Do đó ý chí này là qui luật của chính nó. Dĩ nhiên ý chí cũng lệ thuộc vào qui luật nhưng ý chí lại chính là người làm ra qui luật mà nó phải tuân thủ. Sự tự chủ này – AUTONONIE- Kant gọi là sự tự do của ý chí.

Với tư cách là một thực thể có lý tính và theo đó thuộc vào thế giới trí tụê, con người không bao giờ có thể nghĩ ra được tương quan nhân quả của ý chí của chính nó mà không có ý niệm tự do. Với tư cách là một phần tử của thế giới giác tính, có nghĩa là độc lập với tất cả những nguyên nhân gây ra do thế giới cảm quan, ý niệm tự do đã được bao hàm trong nó. Kant không thể chứng minh khái niệm tự do này bởi vì khái niệm này không thể chứng minh được do những nguyên nhân mà ông thường nói là lý tính thuần tuý cũng không thể chứng minh được, nhưng Kant nói rằng chúng ta phải lấy khái niệm tự do như là điều kiện tiên quyết bao lâu con người với tư cách là con người có lý trí được thiên phú một ý chí.

Kant nói rằng: Khái niệm tự do, trong chừng mực tính tồn tại khách quan của nó được chứng minh bằng một qui luật của lý tính thực hành, khái niệm này sẽ tạo nên viên đá kết thúc cả toà nhà của một hệ thống lý tính thuần tuý ngay cả của lý tính thực hành, và tất cả những khái niệm khác (Ví dụ khái niệm về Thượng đế và linh hồn bất tử), - những khái niệm được xem là những ý niệm tồn tại trong lý tính mà không có chỗ đứng khách quan trong thế giới thường nghiệm, - cũng sẽ đi theo khái niệm tự do. Với tự do, cũng như nhờ tự do chúng nhận được vị trí và tính thực tại khách quan, có nghĩa là khả thể của chúng được chứng minh nhờ sự hiện hữu thật sự của tự do bởi vì ý niệm này được công bố bởi qui luật đạo đức.

Nhưng tự do cũng là ý niệm duy nhất trong tất cả những ý niệm của lý tính lý thuyết, mà con người chỉ biết được tính khả thể tiên thiên của nó nhưng không thấu triệt được nó bởi vì tự do là điều kiện của qui luật đạo đức, qui luật này chúng ta tri thức được qua hành động. Khái niệm tự do là viên đá đụng độ khởi đầu của tất cả những nhà theo chủ thuyết thường nghiệm, nhưng cũng là chìa khoá mở ra những nguyên lý thực tiễn cao quí nhất cho những nhà đạo đức phê phán, qua đó họ nhận rõ rằng họ tất yếu phải tiến hành tự do một cách duy lý.

Chúng ta sẽ trở lại khái niệm hành động đạo đức qua mệnh lệnh phạm trù trong phần tới sau khi lược qua lý thuyết nhân quả của Phật giáo.

Tóm tắt những ý tưởng trên, xin đưa ra lời Kant nhận định như sau

“Như những sự vật, một mặt, con người được xem như là một hiện tượng thuộc vào thế giới cảm quan, mặt khác con người cũng tự nhận như là thực thể tự thân thuộc về thế giới tri thức (Intellektuelle Welt). Một thực thể lý trí (được thiên phú cho khả năng tư duy và linh hoạt trí thức) được xem như là trí tuệ, thuộc về thế giới giác tính (Verstandeswelt). Như thế có hai quan điểm để xét con người: “trong chừng mực con người thuộc về thế giới cảm quan, thì nó phục tòng qui luật tự nhiên (dị phân Heteronomie), trong chừng mực nó thuộc về thế giới giác linh, thì nó phục tòng qui luật độc lập với thiên nhiên, bất thường nghiệm, chỉ có nền tảng trong lý tính”. Với tư cách là một thực thể thuộc về thế giới trí tuệ, con người không thể nào tư duy liên hệ nhân quả do ý chí riêng mà không cần đến ý niệm tự do; bởi lẽ sự độc lập đối với những nguyên nhân quyết định trong thế giới cảm quan (mà lý trí luôn tự đi theo) là tự do. Không thể tách rời với khái niệm TỰ DO là khái niệm TỰ CHỦ luôn theo sát. Với khái niệm tự chủ, nguyên lý phổ quát về đức lý được dựng nên, nguyên lý này là nền tảng cho tất cả những hành động của những thực thế lý trí cũng giống như nguyên lý tự nhiên làm nền tảng cho mọi hiện tượng” 3

Tự do là một khái niệm bất khả liễu tri- bởi vì biết về tự do chưa hẳn là tự do- Tự do thuộc hành động và sáng tạo, chỉ trong hành động sáng tạo, tự do được cảm nghiệm và thấu triệt.

Bởi thế Kant cũng phát biểu, một cách tự kiểm soát tư duy cách mạng của mình: “Tuy chúng ta là những phần tử làm ra qui luật cho thế giới đức lý nhưng đồng thời không phải là kẻ đứng đầu các qui luật ấy mà là những kẻ phục tùng chúng”4

Share this post


Link to post
Share on other sites

III. Tương quan nhân quả theo tư tưởng Phật học.

1. Khái niệm “con người”

Tương đương với khái niệm lưỡng tính về con người trong triết học của I. Kant : “Con người không chỉ là hiện tượng của các giác quan, mà qua thông giác thuần túy con người còn tự biết mình như một thực thể tư duy và ý chí, một thực thể được bẩm sinh tính tự khởi, mà khả năng tinh thần của nó hoàn toàn không có cảm tính. Đặc biệt lý tính của con người khác biệt với những năng lực tùy thuộc thường nghiệm, bởi vì lý tính chỉ quyết định đối tượng theo ý niệm của nó mà thôi. Và lý tính này sở hữu tính “nhân quả.”5

Đức Phật đã phác hoạ chân dung con người như sau: “Trong tấm thân sáu trượng này cùng với tâm thức của nó có sự khởi đầu của biết (ý thức, tâm, ghi chú của người viết) và khổ đồng thời khả năng thoát khổ”. Con người- như một tương hợp của ngũ uẩn- nằm trong điều kiện tính của thập nhị nhân duyên và luân hồi- trầm luân trong bể khổ nhưng chính con người có khả năng diệt khổ, thoát khỏi trầm luân.

Có thể nói, lý thuyết nhân quả và nghiệp của Đạo Phật là yếu tố phổ thông và phổ quát nhất trong quá trình tìm hiểu, thực hành, tu chứng của người nghiên cứu cũng như của Phật tử. Nó quan trọng đến nỗi hầu như thấy được yếu tính của nó là có thể quán triệt hệ thống tư tưởng Phật học, như ngài Long Thọ (Nagarjuna)6 đã xác nhận.

2. Tương quan điều kiện tính.

Khác với Kant, đạo Phật chỉ có một mô hình tương quan nhân quả áp dụng cho tất cả các lĩnh vực thường nghiệm cũng như siêu nghiệm. Thay vì khái niệm “nhân quả” đường thẳng, từ đó đưa đến ý niệm có một đấng toàn thể là nguyên nhân cuối cùng, tương quan điều kiện tính hay cũng được gọi là chuỗi điều kiện hay nhân duyên (Pratītyasamutpāda) trong đạo Phật được quan niệm như một phức hợp của nhiều điều kiện gây nên quả. Chuỗi tương quan điều kiện này được áp dụng cả trên bình diện tri thức (tuệ) lẫn bình diện đạo đức (giới). Cả hai bình diện là hai phần tử thiết yếu của hệ thống tri thức Phật học.

Thấu triệt chuỗi tương quan nhân quả trong toàn bản thể của nó (tuệ) là điều kiện hay nguyên nhân để hành động đạo đức được thiết lập. Triết học Phật giáo không đi từ sự tách rời hai bình diện lý thuyết và thực hành như Kant đã làm mặc dù sự tách rời này trước tiên được xem như là bước đầu có tính phương pháp học để khảo sát các đối tượng trong tinh thần phân tích khoa học. Triết học Phật giáo đi từ lối nhìn toàn diện và nhất thể bao gồm ba khả năng: Tri, Hành và Định (hội nhập) mà Đức Phật đã đưa ra làm nền tảng cho phương thức cứu đời hay phương thức chữa lành khổ não của con người.

Định (Samadhi)

Tuệ Giới

Prajna (Wissen) Sila (sittliches Handlung)

Đức Phật cho rằng tri thức của nhân loại là vô cùng nhưng có một loại tri thức đúng đắn về sự vật và thế giới giúp ta mở được cánh cửa giải thoát khỏi điều kiện tính.

Trong phương thức trên, “Tuệ” hay khả năng tri thức sự vật hay thực tại của sự vật đúng thật bản chất của sự vật có thể làm nền tảng cho hành động đạo đức, hay nói cách khác hành động đạo đức trên quan điểm của Phật giáo có lý do phát khởi qua sự liễu tri toàn diện về sự vật.

Ta hãy tìm hiểu điều kiện khả thể của khái niệm nhân quả trong Phật giáo để biết tương quan chặt chẽ giữa tri thức và đạo lý. Hai bình diện này có một liên quan chặt chẽ- một liên quan có tính nhân quả khác hẳn với qua điểm nhị nguyên của Kant cho rằng giữa tri thức lý thuyết và hành động đạo đức có một dị biệt về thể tính không thể vượt qua được và do đấy phải viện dẫn ý niệm chủ thể tuyệt đối (ý niệm Thượng đế) đầy quyền năng sáng tạo và bất tử.

2a. Ngược lại với truyền thống tư duy của thời đại ngài sinh ra, Đức Phật đã sáng tạo ra một phương thức giải thích sự hình thành tri thức về thế giới mà không cần viện dẫn ý niệm tuyệt đối. Trong lúc những nhà tư tưởng của hệ thống Upanishaden cho rằng để giải thích sự hình thành thế giới vốn vô thường và giới hạn, sự hiện hữu của một thực thể tuyệt đối, bất biến, vô điều kiện là cần thiết. Đức Phật bác bỏ điều ấy và cho rằng chúng ta không cần phải viện lý một thực thể bất biến như vậy, chúng ta chỉ cần nhìn thế giới như một toàn thể mà trong đó mỗi yếu tố là điều kiện phát sinh ra một yếu tố khác: “Nếu cái này có thì cái kia có, nếu cái này phát sinh ra thì cái kia phát sinh ra. Nếu cái này không có thì cái kia không có. Nếu cái này được chấm dứt thì cái kia cũng được chấm dứt” điều đó có nghĩa, thế giới có thể tri thức được một cách thường nghiệm là một tập thể bao gồm nhiều phần tử, những phần tử này nằm trong một liên hệ với nhau là nếu một phần tử P hiện diện thì phần tử Q sẽ phát sinh và ngược lại nếu người ta bỏ P đi thì Q cũng sẽ không còn nữa.

Trong chuỗi tương quan điều kiện này hai điểm có tính tri thức luận cần nêu rõ là:

- Đức Phật đã khai triển một phương pháp có thể cho phép ngài giải thích thế giới mà không cần phải dựa dẫm đến ý niệm tuyệt đối hay tương quan nhân quả tuyệt đối

- Thay vào chỗ những đơn vị tuyệt đối bất biến riêng lẻ, chúng ta phải nhìn thế giới ở trong chuỗi liên hệ của những điều kiện. Tri thức về chuỗi điều kiện này là chìa khoá nhận thức bản chất thực của mọi sự vật trên thế gian: là vô thường và vô ngã, ngay cả cái tôi chủ thể đang tri thức.

2b.

Đức Phật dạy rằng chúng ta có thể có một khái niệm về thế giới mà không cần đến ý niệm tuyệt đối. Khám phá của Ngài bác bỏ giả thuyết về một tiểu ngã bất biến (Atman) mà các nhà lý thuyết Upanishaden chấp nhận, sau khi loại trừ ý niệm đại ngã của Bà La môn, có thể xem là một cuộc cách mạng tư tưởng gấp đôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Mặt tích cực nằm trên lãnh vực kinh tế: lý thuyết mới này cho phép chúng ta giải thích thế giới mà không cần đến một đơn vị tuyệt đối, tiết kiệm bút mực và công sức, bớt đi chướng ngại cản trở con đường đi đến sự thật và giác ngộ. Với phương thức này tất cả những thử nghiệm tìm cho được một đơn vị tuyệt đối trong thế giới này và xem nó như là một đơn vị bất biến là không cần thiết, không những không cần thiết mà còn không thể đứng vững được.

Đức Phật bác bỏ ngay cả ý niệm tuyệt đối của tiểu ngã của tư tưởng Upanishaden

(Upaniṣaden) trong chính lý luận của các triết gia Upanishaden khi họ cho rằng:

Nếu tất cả những gì trong thế giới đều được thấy rõ là phù du vô thường và không vững chắc trên phương diện tri thức luận; và nếu mặt khác muốn hiểu thế giới này thì cần phải chấp nhận một thực thể tuyệt đối hoàn toàn vượt ra khỏi tất cả những vô thường và bất định. Nếu đó không phải là Đại ngã bên ngoài thì điều gì có thể tuyệt đối hơn và thực chất hơn là chính người đã đưa ra suy nghĩ này?

Ngoài ra nếu cần thiết nhìn thế giới mà không cần đến sự núp bóng vào trong một thực thể tuyệt đối thì giả thuyết chính con người là nơi trú ẩn chắc chắn nhất, duy nhất đối với sự vô thường của thế giới bên ngoài có thể đứng vững. Nói khác đi, chính con người với tư cách là thực thể cá nhân đồng thời cũng là thực thể tuyệt đối phổ quát được giả định trên lý thuyết, đó chính là cái NGÃ bất biến..

Theo Đức Phật, chính giả thuyết này lại là một sai lầm cơ bản, vì đã xây dựng cả cuộc sống của cá nhân con người trên một tiền đề không được biện minh. Sự xây dựng toàn thể thế giới và đời người trên cơ sở của một cái NGÃ bất biến đem đến thất vọng thay vì sự thật và hạnh phúc. Đức Phật dùng khái niệm KHỔ cho sự thất vọng này. Thất vọng hay khổ phát sinh do sự chấp trước hay tin tuyêt đối vào NGÃ là cái gì tồn tại vịnh cữu. Khái niệm KHỔ trong diệu đế thứ nhất và phân tích KHỔ trong diệu đế thứ hai chỉ rõ tính cách vô thường hay bị điều kiện hoá. Chính tính vô thường, sự biến đổi của sự vật trên thực tế phản bác lại sự thường còn ảo tưởng và từ đó sự khổ đến từ ý thức về ngã một cách sai lầm. Khổ chỉ tồn tại bao lâu người ta không biết tính sai lầm của tiền đề chủ trương tất cả mọi vật đều là thường còn.

(còn tiếp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dưới đây chúng ta sẽ bàn thêm về luật Nhân quả.

1. Việc mình làm là Nhân (nguyên nhân), kết quả gây ra gọi là Quả (hậu quả). Quả có quả tốt, quả xấu.

- Trèo cao là Nhân, ngã đau là Quả.

- Học hành chăm chỉ là Nhân, thi đậu là Quả.

- Hành thiền là Nhân, an tĩnh tâm hồn là Quả.

- Tu là Nhân, giải thoát là Quả.

- Giết người là Nhân, bị người ta trả thù, hoặc bị giết hại là Quả.

- Nói dối là Nhân, người ta không còn tin tưởng mình nữa là Quả.

- Ham muốn là Nhân, bị khổ đau, giày vò vì lòng ham muốn là Quả.

- Ái dục là Nhân, ái mệnh là Quả (Kinh Viên Giác). Vì ngũ căn Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân đem lại khoái cảm cho ta. Vì sung sướng với những khoái cảm đó cho nên ta yêu mến thân xác. Nếu khoái cảm chẳng còn - tức ly dục- thì chẳng còn gốc ái mệnh nữa.

- Yêu si mê là Nhân, phát điên phát cuồng rồi tự tử chết khi thất vọng là Quả.

- Phù thủy luyện âm binh để làm phép thuật là Nhân, lụy âm binh – tức không còn kiểm soát được âm binh nữa, để âm binh làm loạn hoặc quật lại mình là Quả.

- Mắng chửi người ta là Nhân, bị người ta chửi lại, hoặc đi thưa kiện bị tù hoặc phải bồi thường là Quả.

- Lộng giả (dùng thủ đoạn tuyên truyền lừa mị để cho người ta tin) gọi là Nhân. Anh em, bà con, bạn bè, quyến thuộc, tín đồ, dân chúng của mình tưởng đó là sự thực (lộng giả thành chân). Sau này mình nói ngược lại hoặc thú nhận mình nói dối người ta sẽ mắng chửi mình và cho là đồ gian dối, thậm chí có khi giết hại vì cho mình bất lương, đó là Quả.

- Ăn mặn là Nhân, khát nước là Quả.

- Tranh ảnh, báo chí, truyền hình, internet phổ biến dâm ô là Nhân; trẻ con mang bầu, phá thai, hung bạo, bắt cóc, hãm hiếp phụ nữ là Quả.

- Phim ảnh bạo lực là Nhân; đem súng vào trường bắn giết bạn bè thầy cô; đem súng vào công sở, chỗ làm, bắn giết đồng nghiệp là Quả.

- Tham vọng bành trướng, chạy đua vũ trang là Nhân, chiến tranh là Quả.

- Cuộc Thập tự chinh (Crusades) kéo dài ba thế kỷ 11, 12 & 13 là Nhân; sự thù hận giữa Hồi giáo và Ca-tô giáo La Mã ngày hôm nay là Quả.

- Phá rừng là Nhân. Lụt lội là Quả.

- Nhả khói lên trời, thải thán khí, phá hủy môi trường là Nhân, quả đất nóng dần rồi từ từ biến thành sa mạc là Quả.

- Đánh cá bừa bãi là Nhân. Cá bị diệt chủng là Quả.

- Không nghe lời cha mẹ, thầy cô là Nhân. Bỏ học, chơi bời lêu lổng, xì ke ma túy, du đãng phá làng phá xóm rồi cuối cùng vào tù là Quả.

- Cha mẹ khắc nghiệt là Nhân. Con cái bỏ đi là Quả.

- Nuông chiều con cái là Nhân. Con cái hư hỏng là Quả.

- Dạy tín đồ giáo điều cuồng tín. Tín đồ hung dữ, gây bất ổn xã hội, xung đột với các tôn giáo khác là Quả.

- Chi tiêu bừa bãi là Nhân; thiếu hụt, nợ nần là Quả.

- Thi ân, bố đức là Nhân; tiếng thơm để đời cho con cháu là Quả.

(Tiếp theo & hết)

2. Nhân có nhiều nguyên nhân gộp lại:

Lười biếng + u tối khiến thi rớt.

Báo chí nhảm nhí + tranh ảnh dâm ô + tự do phóng túng + ăn mặc hở hang đưa tới nạn thiếu niên mang bầu, bắt cóc hãm hiếp phụ nữ diễn ra hàng ngày như ở Hoa Kỳ. Tại Thái Lan, người ta làm thống kê cho thấy phần lớn các cô gái bị bắt cóc, hãm hiếp là vì mặc váy ngắn khêu gợi quá mức.

Nghèo túng + giao du với băng đảng đưa tới trộm cướp.

3. Một Nhân nhưng có nhiều Quả:

- Gian dối khi bị phát giác đưa tới quả báo là xấu hổ, mất uy tín, không còn làm ăn được nữa, công ty đổ vỡ, sự nghiệp tiêu tan v.v…

4. Quả sinh ra rồi lại thành Nhân sinh Quả mới:

- Giáo điều cực đoan + giáo sĩ cuồng tín đẻ ra tín đồ cuồng tín. Từ tín đồ cuồng tín đưa đến việc giết hại lẫn nhau, giết hại hoặc khủng bố tín đồ các tôn giáo khác. Từ đó đưa đến thù hận. Từ thù hận lại đưa đến giết chóc khủng bố. Càng giết chóc khủng bố lại càng cuồng tín, giáo điều. Thế là chuỗi Nhân-Quả kết chặt lại không sao thoát ra được và luân hồi, quay đảo kiếp này sang kiếp khác trong cái trục gọi là Vô minh.

- Giáo dục tốt lành + tôn giáo Từ bi sản sinh ra thiện tri thức. Thiện tri thức vừa cứu đời vừa hoằng dương tư tưởng tốt lành. Thấm nhuần tư tưởng tốt lành lại sản sinh ra thiện tri thức. Thiện tri thức lại củng cố và phát huy giáo dục tốt lành. Chuỗi nhân quả cứ thế mà nối liền không dứt, kiếp này sang kiếp khác. Do đó khi tư tưởng tốt lành bị hủy diệt thì trái đất này cũng bị hủy diệt theo do gian ác, tham vọng cuồng điên và Vô minh lên ngôi thống trị.

- Nước A chạy đua vũ trang (Nhân) khiến nước B chạy đua vũ trang (Quả). B chạy đua vũ trang lại khiến A chạy đua vũ trang. Rồi A chạy đua vũ trang lại khiến B phải chạy đua vũ trang nếu không muốn bị diệt vong. Chuỗi nhân quả cứ đan kết vào nhau như mắt xích không rời cho đến ngày A hay B bị diệt vong hoặc cả hai bị diệt vong. Sau thảm họa Thế chiến I, nhân loại tưởng có hòa bình, nào ngờ lại có Thế chiến II. Sau Thế chiến II thảm khốc lại có Chiến tranh Lạnh. Sau Chiến tranh Lạnh lại là chiến tranh bành trướng, chiến tranh chủng tộc, chiến tranh vì hận thù tôn giáo và chiến tranh để nắm giữ ngôi vị thống trị thế giới. Tất cả chỉ là sự vận hành của chuỗi Nhân quả do cái vọng tâm vô minh và cuồng điên của con người tạo ra chứ chẳng có Thần linh (God) nào can dự vào đây.

5. Có khi Quả đến liền, có khi phải đợi một thời gian:

- Trồng bầu, trồng bí vài tháng là có quả bầu, quả bí ăn.

- Trồng nhãn, trồng xoài phải vài năm mới có quả.

- Một vụ án mạng, do may mắn, do nhiều nhân duyên yếu tố mà phát giác ngay ra thủ phạm và đưa thủ phạm ra tòa xét xử.

- Nhiều vụ án mạng, nhiều vụ thủ tiêu người mờ ám phải nhiều năm sau mới khám phá ra thủ phạm.

- Song cũng có nhiều vụ không sao tìm ra thủ phạm. Dù không tìm ra thủ phạm nhưng hồ sơ của nhà hữu trách đã ghi chép và lưu giữ sự kiện giết người đó.

6. Câu hỏi hóc búa cuối cùng phải trả lời: "Tại sao bao nhiêu kẻ làm tội ác tày trời mà vẫn sống khơi khơi, chẳng chịu quả báo gì cả?". Chúng ta phải công nhận rằng có những tổ chức, những tôn giáo, những cá nhân gây tội ác kinh thiên động địa với nhân loại nhưng vẫn chưa bị trừng phạt, chưa bị "trả quả". Tại sao vậy? Lịch sử nhân loại đã từng chứng tỏ rằng không phải con người chỉ đứng lên bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chính nghĩa, nhiều khi con người cũng còn liều chết để bảo vệ tội ác khi họ bị lừa dối và tưởng tội ác đó là thánh thiện. Những tổ chức, những cá nhân tạo ra tội ác như vậy thế lực của họ rất lớn. Họ có khả năng mua chuộc báo chí, truyền thông tuyên truyền lừa mị, liên kết với các thế lực quốc tế hùng mạnh để khỏa lấp tội lỗi. Họ có khả năng trả thù tất cả những ai dám nói lên sự thực về tổ chức của họ. Thế nhưng ngày hôm nay do tư tưởng tiến bộ, một số thiện tri thức đã dũng mãnh đứng lên tố cáo tội ác của những tổ chức và những cá nhân này. Dù họ chưa bị "trả quả" nhưng Nhân tội lỗi đã nằm sẵn ở đó, nằm trong trí nhớ, nằm trong lương tâm của nhân loại. Rất tiếc đời sống của chúng ta quá ngắn ngủi, không đủ dài để chứng kiến "ngày tàn" của những con người và tổ chức gian ác này. Nếu đời sống của chúng ta "đủ dài" chúng ta sẽ có dịp chứng kiến ngày "trả quả" của họ.

7. Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả:

Khi đã hiểu luật Nhân quả rồi thì sợ không dám làm điều bất thiện chứ đừng nói tới làm điều ác. Bồ tát là bậc đại trí, nhìn xa trông rộng mà lại tu Thánh đạo cho nên rất sợ gieo nhân. Còn hàng chúng sinh như chúng ta coi thường luật Nhân quả cho nên "rất thích" gieo nhân. Khi quả xảy đến hối hận cũng quá muộn màng.

Một vài thí dụ sau đây cho thấy thế nào là "gieo nhân". Gặp một cô gái đẹp/một chàng trai đẹp, động tâm, nói lời bóng gió như vậy gọi là "gieo nhân", thế nào cũng mơ mộng rồi có ngày "cá mắc câu". Thấy xì-ke ma túy hút thử chơi thôi, tức là đã "gieo nhân" thế nào cũng có ngày dính vào nghiện ngập. Thấy của cải của người ta sinh lòng tham, như vậy gọi là "gieo nhân" thế nào cũng có ngày tìm cách trộm cướp, chiếm đoạt. Thấy chuyện đời, bàn tán, mỉa mai chơi như vậy gọi là "gieo nhân", thế nào cũng có ngày bị vạ miệng, gây thù chuốc oán. Đem bài bạc về nhà chơi, đem gia đình con cái viếng casino giải trí, thế nào trong số con cái cũng có đứa "Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm".

Tôi có một kỷ niệm gặp gỡ một vụ "gieo nhân" cười ra nước mắt như sau: Tại một trường (cấp một) ở California mà tôi phục vụ, có một nữ sinh Việt Nam, lớp 8, mới 13 tuổi. Cô bé thường xuyên trốn học và hút xì-ke. Vì thường xuyên bỏ học, không theo kịp chương trình cho nên bà giáo nhờ tôi kèm và giảng thêm bài cho em. Nhìn cô bé tôi thương cảm vì cô bé ngoan, thông minh và chịu khó nghe giảng bài. Tôi nói, "Con à, con thông minh và xinh xắn như thế này, thế nào con cũng có một tương lai vô cùng tốt đẹp. Con ráng đi học và đừng làm cái gì bậy bạ nghe con". Tôi không biết cô bé có xúc động gì với lời khuyên của tôi không. Nhân dịp này nhà trường cũng cho mời phụ huynh lại để thông báo. Trong lúc chờ đợi phiên họp với ông phó hiệu trưởng, tôi hỏi mẹ cô bé, tuổi chừng 40, "Em làm nghề gì vậy?". Người mẹ đáp, "Dạ, em mở quán cà-phê". Tôi hỏi tiếp, "Cà-phê tên gì vậy em?". Người mẹ nói, "Cà phê Quên Đời!"(2). Nghe thế, tôi buột miệng kêu lên, "Trời đất quỷ thần ơi! Thiếu gì tên đẹp như…Cà phê Ban Mai, Cà phê Nắng Mới, Cà phê Vui v.v... sao em không đặt mà chọn cái tên Cà phê Quên Đời?". Nghe phê bình vậy, người đàn bà nhìn tôi không nói gì. Có thể cô ta hối hận vì con cái hư hỏng, nhưng cũng có thể là, "Trời ơi! Cái ông thầy giáo này ở Mỹ sao lạc hậu quá! Chọn những cái tên như thế thì quán làm sao sống được." Quả thật vậy! Nếu quý vị tới thành phố Tacoma (Washington), Nam hoặc Bắc Cali như Los Angeles, Westminster hoặc San Jose, quý vị sẽ thấy những quán cà phê Việt Nam với đèn mờ mờ, bồi bàn bưng cà phê là những cô gái trẻ, đi giày cao gót, ăn mặc hở hang quá mức và được quảng cáo công khai trên báo. Sở cảnh sát địa phương rất bực bội với những quán cà phê này vì nó còn là nơi lén lút tiêu thụ xì-ke ma túy. Nhưng thành phố lại cho mở, vì thương mại phát triển, thành phố thu được nhiều thuế. Khách hàng thường trực của những quán này là thanh niên độc thân, hoặc gia đình đổ vỡ, thảng hoặc cũng thấy một vài ông già đầu bạc. Họ tới uống cà phê, ngắm nghía "rửa mắt" hoặc tán dóc với mấy cô hầu bàn, hoặc coi truyền hình rồi cá độ, nhất là các trận đấu bóng bầu dục. Họ cho tiền "típ" rất nhiều. Cứ thử tưởng tượng với một khung cảnh mờ mờ, ảo ảo "quyến rũ" như thế, một cô bé học sinh ngây thơ, một ngày nào đó vì mẹ bận, thay mẹ ngồi ở quầy tính tiền, sẽ thấy những gì và sẽ nghĩ như thế nào? Với cái Nhân xấu như thế thì cô bé có hư hỏng cũng là chuyện đương nhiên thôi. Nghĩ thật đáng thương.

Vậy các bạn trẻ ở Việt Nam đừng tưởng Mỹ là thiên đường. Đừng tưởng luật Nhân quả chỉ ứng dụng cho các xứ nghèo như Việt Nam, Lào, Campuchia, Miến Điện… chứ ở Mỹ, Úc, Âu châu thì chẳng có Nhân-Quả gì hết. Đừng nghĩ vậy. Thống kê của Bộ Tư pháp năm 2002 cho biết con số tù nhân bị giam giữ tại các nhà tù tiểu bang và liên bang Hoa Kỳ đã vượt quá 2 triệu người - con số cao nhất trong lịch sử lập quốc. Còn tại tiểu bang Victoria, Úc châu, số nữ tù nhân gốc Việt đông đảo nhất, chiếm 16% trong tổng số 312 người. Trồng cần sa, gian lận trợ cấp, buôn bán ma túy, và nhất là ham mê cờ bạc đã là những lý do khiến những người phụ nữ này phải vào tù (Thời báo online).

Thưa các bạn, vì cuộc sống và vì "đắm nhiễm trần cấu" mà con người đã gây Nhân, tạo Nghiệp một cách "ngay tình" mà không hề hay biết. Chúng ta tự "gieo nhân xấu" để gây khổ lụy cho gia đình, bạn bè, làng xóm, xã hội và đất nước chứ chẳng có Thần linh (God) nào can dự vào đây. Khi Quả vụt tới thì cuống cuồng cầu nguyện van vái Thần linh cứu giúp. Nếu Thần linh có thật, có một chút hiểu biết và Thần linh nói được chắc chắn đã quát mắng: "Ngươi tự gây ra tai họa thì ngày hôm nay ngươi phải nhận lãnh hậu quả. Giả sử ta có khả năng cứu giúp nhà ngươi thì tại sao ta không hóa phép để cả thế giới này không bao giờ có khổ đau để cho ta đỡ mệt? Khổ đau do chính các ngươi tạo ra. Ta thì giờ đâu, từng giây, từng phút tạo ra hàng vạn, hàng vạn thứ khổ đau? Thôi đừng nói chuyện ba lơn nữa!".

Vậy nếu không muốn "gieo nhân", ngoài việc ý thức về luật Nhân quả, hành giả lúc nào cũng phải giữ gìn "Chánh niệm", không để tâm mình buông thả mông lung như "Ngựa phi ngoài đồng, khỉ leo trên cành"(3). Hành giả luôn luôn ở trong trạng thái cảnh giác, giống như Lão Tử nói rằng phải luôn luôn ý thức như mình đang đi trên nước sông nước đóng băng. Nếu cảnh giác được thì gọi là Định. Nói khác đi, biết mà không nói, thấy mà không bình phẩm, nghe mà không khen chê, không động tâm, đó là trạng thái "Đối cảnh vô tâm" của Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Đối cảnh mà vô tâm

Đào Văn Bình

nguồn giacngo.online

Theo dare thì những điều ở trên chưa thật đúng về cái gọi là "Quy luật nhân quả". Ví dụ: học hành chăm chỉ là nhân, thi đậu là quả. Đây không phải là "Quy luật Nhân Quả" mà chỉ là mối liên hệ nhân quả MONG MUỐN. Về vấn đề này ở cuối bài viết cũng đã có đề cập:

Câu hỏi hóc búa cuối cùng phải trả lời: "Tại sao bao nhiêu kẻ làm tội ác tày trời mà vẫn sống khơi khơi, chẳng chịu quả báo gì cả?"

Quả trong câu hỏi này là cái quả mà "người bị hại" mong muốn "kẻ làm tội ác" phải chịu.

Tuy nhiên đến cuối bài thì dare thấy tác giả chưa hiểu về quy luật nhân quả khi nói

7. Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả:

Khi đã hiểu luật Nhân quả rồi thì sợ không dám làm điều bất thiện chứ đừng nói tới làm điều ác. Bồ tát là bậc đại trí, nhìn xa trông rộng mà lại tu Thánh đạo cho nên rất sợ gieo nhân. Còn hàng chúng sinh như chúng ta coi thường luật Nhân quả cho nên "rất thích" gieo nhân. Khi quả xảy đến hối hận cũng quá muộn màng.

Nhân ở đây lại là cái NHÂN MONG MUỐN CHO KẾT QUẢ TỐT và sợ cái NHÂN CHO KẾT QUẢ XẤU. Tuy nhiên, tổng quát hóa thành "Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả" thì thật chưa đúng. Theo dare thì khi đã hiểu về quy luật nhân quả, người giác ngộ không "sợ nhân" nữa mà là một thái độ thấu hiểu, một cái tâm từ bi. Bậc đại trí mà sợ gieo nhân thì chưa gọi là bậc đại trí, vì có sợ cũng không thể "không gieo nhân". Đơn giản vì quy luật nhân quả là quy luật bao trùm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo dare thì những điều ở trên chưa thật đúng về cái gọi là "Quy luật nhân quả". Ví dụ: học hành chăm chỉ là nhân, thi đậu là quả. Đây không phải là "Quy luật Nhân Quả" mà chỉ là mối liên hệ nhân quả MONG MUỐN. Về vấn đề này ở cuối bài viết cũng đã có đề cập:

Quả trong câu hỏi này là cái quả mà "người bị hại" mong muốn "kẻ làm tội ác" phải chịu.

Tuy nhiên đến cuối bài thì dare thấy tác giả chưa hiểu về quy luật nhân quả khi nói

Nhân ở đây lại là cái NHÂN MONG MUỐN CHO KẾT QUẢ TỐT và sợ cái NHÂN CHO KẾT QUẢ XẤU. Tuy nhiên, tổng quát hóa thành "Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả" thì thật chưa đúng. Theo dare thì khi đã hiểu về quy luật nhân quả, người giác ngộ không "sợ nhân" nữa mà là một thái độ thấu hiểu, một cái tâm từ bi. Bậc đại trí mà sợ gieo nhân thì chưa gọi là bậc đại trí, vì có sợ cũng không thể "không gieo nhân". Đơn giản vì quy luật nhân quả là quy luật bao trùm.

Đây có lẽ là điều giản dị để cho chúng sinh dễ hiểu chăng? Ý muốn đề cao bậc chứng đắc Bồ Tát mà còn biết sợ NHÂN xấu lỡ gieo trong vô thức thì chúng sinh vô minh chỉ đến khi nhận QUẢ họ mới ý thức được NHÂN hữu hình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tri thức về thực chất của sự vật là vô thường và vô ngã là điều kiện để cho khả thể giải phóng. Giải thoát theo Phật có điều kiện tiên quyết là trí tuệ. Từ đó tri thức luận và giải thoát luận liên hệ chặt chẽ với nhau.

Đức Phật cho biết giải thoát cần đến sự liễu tri sự vật trong bản chất thực sự của nó: chính là sự vật nằm trong điều kiện tính hay trong chuỗi điều kiện.

2 C-. Thập nhị nhân duyên

Khởi điểm là một chủ thể, một vô ngã có thói quen chấp ngã như là một thực thể bất biến trong dòng đời của nó (vô minh). Với chấp trước này, cái ngã ấy đã được bồi dưỡng một cách giả tạo như là cái gì bất biến trong thế giới luôn luôn biến đổi. Ngoài ra cái ngã vô minh này còn tìm mọi cách để đứng vững trong chuổi luân hồi. Ý niệm chủ thể này bao lâu có ý thức và có sắc thân sẽ được xuất hiện qua sáu giác quan. Nhờ sáu giác quan nó va chạm với thế giới bên ngoài và huân tập tri thức. Qua tri thức chủ thể biết được thế giới bên ngoài. Khi biết được thế giới bên ngoài thì phát sinh sự ham muốn cho rằng cả thế giới đều là một ngã bất biến. Chính cái ngã bất biến này tìm sự thoả mãn và tránh xa những khó chịu, những bấp bênh, ví dụ ở với người mà mình không thích, xa người mà mình thích sẽ đem đến khổ đau, muốn giữ mãi niềm vui vừa có được, nhưng bất hạnh, là nạn nhân của tai ương, và chiến tranh…Chính sự chấp trước vào ngã và thế giới bên ngoài đã tạo nên tái sinh và với tái sinh sinh lão bệnh tử sẽ đi kèm theo. Đó là nội dung của thập nhị nhân duyên

Lý thuyết này giải thích toàn bộ sự xuất phát của khổ và bao lâu cái khổ này không được chấm dứt thì luân hồi sẽ tiếp diễn và toàn bộ luân hồi là nguyên nhân của khổ. Quan điểm này là nội dung của hai diệu đế đầu. Diệu đến thứ ba và thứ tư đưa ra viễn tượng giải thoát và phương pháp thực hiện giải phóng ra khỏi khổ đau. 7

Chính từ kinh nghiệm KHỔ, hay ý niệm KHỔ, đạo đức học Phật giáo khởi sự. Có thể nói đạo đức học Phật giáo có hai tầng lớp: đạo đức học về giải phóng toàn diện nỗi khổ của con người và thực hiện giải thoát. Từ viễn tượng giải thoát hoàn toàn này Đức Phật đưa ra những chỉ dẫn cách sống ở trong vòng luân hồi, cách xử thế và đối xử giữa con người với nhau cũng như những hướng dẫn sống theo trì giới.

2d. Dị biệt với đạo đức học siêu nghiệm của Kant:

Có thể nói rằng với khổ đế như là khởi điểm và động cơ thúc đẩy con người hành động đạo đức, theo Kant, chưa phải là nền tảng của đạo đức học bởi vì nền tảng của đạo đức học như chúng ta đã thấy dựa trên cơ sở của một chủ thể tự do với một ý chí tự do.

Một nền đạo đức học xây dựng trên ý niệm khổ đối với Kant thật xa lạ, có vẻ không có tính phổ quát khách quan cũng như còn bị lệ thuộc vào kinh nghiệm thường nghiệm. Những yếu tố chủ quan như lòng mong muốn xây dựng tính bản thiện, ước mong hạnh phúc, ước mong được nhiều của cải là những ước muốn chung của tất cả mọi người, nhưng phương pháp để thực hiện mục đích này lại khác nhau ở mỗi người. Nếu các qui luật đạo đức được triển khai một cách thường nghiệm theo sở thích và thị hiếu của mỗi cá nhân thì không thể được xem như là những qui luật phổ quát. Theo Kant “Trong tất cả mọi trường hợp, mỗi khi một đối tượng của ý muốn được đưa ra làm cơ sở hành động cho riêng mình thì qui luật này không gì khác hơn là dị biệt; tính cách mệnh lệnh bị điều kiện hoá” bởi nó tùy thuộc vào những động lực thúc đẩy từ bên ngoài.

Theo Kant, môt qui luật được xem là đạo đức phải phổ quát và tiên thiên. Trước hết nó phải được diễn dịch từ một ý chí độc lập với sở thích lợi ích cá nhân. Ý chí độc lập theo Kant luôn luôn là một ý chí tự do. Tất cả những lý do hành động đều đi ngược lại tự do ý chí như: bản năng, nhu cầu, ham muốn, kiêu ngạo, tự ái, thế lực, độc quyền…những lý do này không phải là nội dung mà ý chí tự do bao hàm. Theo Kant chúng chỉ là những động cơ bên ngoài qui định ý chí cho nên chúng chưa phải là động cơ chính của hành động đạo đức.

Ý chí chính nó trong bản chất không đặt cho mình một mục đích khi nó muốn cái gì, với tư cách là ý chí tự do, ý chí tự xác nhận mình chỉ khi nào nó gột rửa tất cả những nội dung. Tự do tự chủ là một đặc tính của ý chí, được hiểu theo Kant, có nghĩa tự cho mình là qui luật của chính mình. Kant đã đưa ý niệm tự do như là đặc tính của ý chí cho tất cả những thực thể có lý tính, theo đó tự do là điều kiện thực hiện của ý chí. Không có tự do này thì con người sẽ không thể nào đưa ra những qui luật thoát khỏi những ham muốn. Tự do có nghĩa độc lập khỏi những ham muốn riêng tư, là một ý niệm phổ quát. Tự do theo Kant là cơ sở của tất cả những hành động đạo đức.

Ngược lại khi chúng ta quan sát lý thuyết nhân duyên của Đạo Phật, chúng ta thấy rằng hầu như tất cả mọi ý chí đều hoàn toàn nằm trong chuỗi điều kiện, do đấy ở đây vắng mặt khái niệm ý chí tự do và ý niệm tự do tiên thiên. Trong chuỗi điều kiện tính ấy mọi ý muốn đều bị qui định và thường được xem như là tiêu cực, vì chính ý muốn, theo Đạo Phật, là nguyên do của tái sinh. Tuy nhiên, Đạo Phật cho rằng, chính trong chuỗi điều kiện này,- có nghĩa trải nghiệm khổ đế- con người mới cảm nhận được ý chí muốn thoát khỏi phiền não và luân hồi, như một người mang bệnh, sống trong bệnh thì ý muốn thoát khỏi bệnh cụ thể hơn tất cả mọi lý thuyết về bệnh tật.

Chính vì con người, như Đức Phật đã nói, là một thực thể chịu khổ não nhưng đồng thời con người cũng có khả năng diệt khổ. Khả năng diệt khổ này con người có được từ tri thức đúng đắn về nguyên nhân của mọi khổ não mà con người đang hứng chịu. Như trên đã nói chính tri thức về mọi nguyên nhân của khổ não cho ta cơ hội để diệt khổ, có nghĩa con người có khả năng hành động đạo đức.

Có thể nói cách khác hay để dùng thuật ngữ của Kant về Ý chí, thì chính ý muốn giải thoát khỏi khổ não là động lực nội tại để con người hành động diệt khổ. Nền tảng đạo đức học của Phật Giáo như thế khởi từ ý chí muốn trở thành tự do hay nói cách khác ý muốn thoát khỏi khổ não là điều kiện để giải thoát khổ não. Tự do do đấy theo đạo đức học Phật giáo là viễn tượng thoát khổ, trong đó quá trình giải phóng mới thật sự là quá trình thực hiện đạo đức học . Xét về cơ cấu của quá trình này ta có hai điểm chính cần triển khai:

3. Nền tảng đạo đức học Phật giáo.

a) Ý niệm về khổ như là lý do thúc đẩy hành động đạo đức: Phật giáo quan niệm chữ khổ không chỉ là một cảm giác chủ quan cũng không phải là một cái nhìn yếm thế, cũng không theo định mệnh bị bắt buộc trong biển khổ của nhân loại, cũng không phải là sự chán nãn văn minh đã bị lão hoá.

Theo Đức Phật KHỔ phổ quát hơn cả ý niệm tự do, nếu không có khổ, nếu không bị ràng buộc thì tự do không được biện minh.

1a. Khổ đế có một ý nghĩa bao trùm cả vũ trụ khởi từ suy nghĩ này: không phải sinh vật nào cũng biết tư duy (chỉ riêng con người hãnh diện biết suy tư, theo Pascal) nhưng mọi sinh vật có thể trải nghiệm đau khổ. Ví dụ: lão, bệnh, tử là những kinh nghiệm có thể dùng làm gạch nối giữa thế giới con người và thế giới loài vật, thế giới cỏ cây. Từ ý niệm KHỔ, con người trở nên một một “LIÊN CHỦ THỂ”, một thứ vô ngã như khả năng mở ra với tha nhân và thế giới. Khởi từ cảm nghiệm khổ về thân xác và khởi từ kinh nghiệm khổ về tinh thần, ước mong diệt khổ không những chỉ cho cá nhân riêng lẻ hay xã hội loài người mà trở nên một ước muốn phổ quát và thiết yếu cho tất cả mọi chúng sinh. Kinh nghiệm khổ do đấy là một kinh nghiệm có thể giúp ta thông cảm với tất cả muôn loài, từ đó ta có thể hiểu được một nguyên tắc cơ bản thường được nêu ra trong các học thuyết đạo đức như Đức Phật đã nói trong kinh Pháp cú: “Mỗi chúng sinh đều không thích đau khổ” và “Mọi chúng sinh đều sợ chết”. Do đó cần phải tự biết bản lai của mỗi thể tính và hãy đừng hành hạ cũng như hãy đừng giết chết các sinh vật. AHIMSA (Bất bạo động, không giết hại) là nguyên lý đạo đức của Đạo Phật

Đó là mệnh lệnh đạo đức tiên thiên và quyết liệt hơn cả “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” không xa lạ từ Khổng Tử cho đến Aristote, Kant và những học thuyết đạo đức Đông Tây:

“Điều gì mình không muốn thì không nên làm điều ấy cho người khác”

”Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.”

"Ne faites pas à autrui ce que vous ne voudriez pas qu'on vous fit."

Chính khả năng có thể cảm thông với nỗi khổ người khác qua kinh nghiệm về cái khổ của bản thân, ta tránh không làm hại người khác. Khổ không phải là một ý niệm suông mà là một trải nghiệm phổ quát. Có thể nói đây là khởi điểm của hành động đạo đức trong Phật giáo, trong đó khái niệm cơ bản về bất bạo động đóng một vai trò chính yếu trong lời dạy của Đức Phật, không những cho con người mà cho mỗi chúng sinh. Từ trải nghiệm thấu đáo sự khổ, TỪ BI phát sinh, hành động đạo đức, diệt dục, giới hạnh phát sinh.

Đạo đức học Phật giáo căn cứ vào hai yếu tố quan trọng là “trí” và “bi”. Trí cho ta khả năng nhận định nguyên nhân của khổ, đồng thời cho ta biết được chân tướng hay thể tính của sự vật từ đó tìm ra được con đường đúng đắn cho đạo đức. “Bi” cho ta khả năng hành động theo đúng với tinh thần đạo đức (không làm điều ác, thực hiện điều lành) dàn trải cho tất cả chúng sinh (vật thi ư nhân). Tri thức luận do đó là điều kiện cho giải thoát luận

Ngày hôm nay đạo đức học của Phật giáo, hiểu theo nghĩa năng động của chính lời dạy Đức Phật về khổ và vô ngã, về liên chủ thể chúng sinh (-bởi lẽ cảm nghiệm khổ là chứng thực vô ngã, không có một ngã trường tồn) thích hợp với tư duy khoa học và cảm nghĩ của thời đại hơn những phán đoán mệnh lệnh có tính tiên thiên về NGÃ, THỰỢNG ĐẾ, BẤT TỬ. Do đó đạo Phật được truy nhận như một nền đạo đức học chân chính và khả thi.

Nhưng cũng cần nhấn mạnh là đạo đức học Phật giáo không lấy sự phân biệt giữa thiện và ác làm tiêu chuẩn của hành động giải phóng. Hành động giải phóng này nằm trong tiêu chuẩn lành và không lành (có tính cách trị liệu bệnh lý chứ không có tính cách phán xét thiện ác).

2a. Ý niệm chuyển nghiệp:

Khái niệm KHỔ được phân tích gồm khổ thân xác (lão, bệnh, tử), khổ tinh thần, và nhất là khổ trên bình diện thể tính, con người nằm trong điều kiện tính, mắc xích của sự trở thành, biến đổi, có nghĩa vô thường và vô ngã nhưng lại chấp ngã do vô minh. Nằm trong chuỗi thập nhị nhân duyên, điều kiện sống của con người là quả của nghiệp (hành động) do con người tạo ra. Con người chịu nhận nghiệp quả nhưng đồng thời tạo nên nghiệp quả trong quá trình biến đổi, vô thường. Nghiệp không phải là một khái niệm định mệnh, nghiệp bao gồm cả quả lẫn nhân, trong nghĩa con người nhận nghiệp quả của mình tạo ra nhưng cũng có thể là nguyên nhân của chuyển nghiệp, chính nhờ sự biến đổi như là vô thường và vô ngã.

Như thế khác hẳn với lối giải thích hành động đạo đức tiên thiên từ một ý niệm tuyệt đối và mệnh lệnh của đấng toàn năng, mà Đức Phật cho là có hại cho việc tu chứng giác ngộ, diệu đế thứ nhất hay Khổ đế của Đức Phật đã xây dựng tiền đề cho một nền tảng đức lý từ chuỗi tương quan nhân quả hay từ điều kiện tính của chúng sinh trên thế gian.

Liễu tri bản thể của tương quan nhân quả (như là hiện tượng vô ngã, vô thường) là điều kiện nội tại cho tiến trình chuyển nghiệp.Ý muốn chuyển nghiệp (thoát dữ làm lành) là khởi điểm để con người có thể thay đổi nghiệp cũ. Muốn thay đổi nghiệp cần có trí tuệ phá vô minh, chuyển đổi ngã chấp và tạo nên nghiệp lành cho những quả về sau. Có thể nói tiến trình thay đổi GÓC NHÌN (tri thức) để phá tất cả những ảo tưởng, ảo vọng, ảo hoá từ chấp NGÃ là một tiến trình thực hiện giải phóng khỏi mọi ràng buộc mà con người hứng chịu để thực hiện tự do.

Như thế mô hình đạo đức học Phật giáo không viện dẫn đến một đấng tuyệt đối toàn hảo làm khởi điểm, mà ngược lại chủ trương chính cuộc đời vô thường vừa là nguyên nhân và môi trường cho sự thực hiện đạo đức cứu khổ. Với khái niệm chuyển nghiệp trong dòng biến đổi luân hồi, ý muốn tự do và cùng với nó, ý chí tự do phát khởi nhằm xây dựng con đường hành động giải phóng khổ đau, giác ngộ chân lý mà diệu đế thứ ba và thứ tư đã đưa ra. Tự do như thế vừa là nền tảng vừa là mục đích của đạo đức học Phật giáo.

Ở đây ta thấy, nếu bỏ những vướng mắc về ý niệm Thượng đế, Linh hồn bất tử, tư tưởng của Kant có thể gặp Phật giáo khi cho rằng tương quan nhân quả là hòn đá tảng của tri thức lý thuyết và hành động con người.

b. Hành động đạo đức

1b.

Tuy nhiên Kant có thể không công nhận khái niệm “khổ” như là động cơ cho hành động đạo đức. Bởi vì “khổ”, khác với tự do, là một cảm giác chủ quan, riêng lẻ cho từng cá nhân, không thể là động cơ thực sự cho hành động đạo đức. Ngay cả khái niệm hạnh phúc theo nghĩa mục đích luận đạo đức của Aristote cũng không được Kant công nhận là động cơ và mục đích của hành động đạo đức vì hạnh phúc là một khái niệm thường nghiệm do đấy không thể được xem là một động cơ nền tảng cho qui luật đạo đức phổ quát. Ngay cả quyền lợi của xã hội cũng không được xem là nguyên do thúc đẩy hành động đạo đức. Theo Kant tất cả những lý do dùng làm động cơ thúc đẩy hành động đạo đức đều bị loại trừ do tính ước lệ ngoại tại của nó. Bởi vì một qui luật đạo đức phải được có giá trị cho tất cả mọi thực thể có lý tính và tiên thiên chứ không phải thường nghiệm hay thực nghiệm. Bao lâu người ta có một dụng ý hay là một mục đích thì người ta đã bị vướng theo qui luật dị biệt của thiên nhiên.

Kant cho rằng nơi mỗi thực thể có lý tính đã có sẵn một thiện chí tốt. Thiện chí này nhất thiết phục tùng qui luật đạo đức bởi vì thiện chí này là một ý chí tự do. Người ta có thể nói động cơ thúc đẩy hành động đạo đức đến từ lý tính thực tiễn “thích thiện”, đến từ ý chí đã có sẵn trong mỗi thực thể có lý tính từ trong bản chất của nó. Ý muốn thực hành điều thiện như vậy là nguyên nhân và động cơ cho hành động đạo đức. Kant đã nhấn mạnh nhiều lần rằng trong hành động đạo đức thực thụ, không có cảm giác đạo đức bao hàm. Ngay cả sự thoả mãn sau khi đã làm trọn nghĩa vụ đạo đức cũng bị ông từ chối. Kant cho rằng …qui luật đạo đức có giá trị không phải vì nó hấp dẫn chúng ta. Hấp dẫn không phải là tiêu chuẩn của hành động đạo đức. Sở dĩ nó hấp dẫn vì nó có giá trị cho tất cả mọi người, trong mọi trường hợp. Qui luật ấy phát xuất từ ý chí của một thực thể trí tuệ thuần tuý, không phải là hiện tượng

Mệnh lệnh đạo đức như “ điều gì mình không thích thì đừng làm cho người khác” có giá trị phổ quát vì nó làm nền tảng cho mọi hành động đạo đức, và như thế trở nên mệnh lệnh phạm trù. Kant nêu ra điều kiện mà từ đó mệnh lệnh này có khả năng hiện hữu đó là khái niệm về tự do. Nhưng khi viện dẫn “bản tính thiện của lý tính” ông đã không chứng minh tại sao lại “lý tính thiện” mà không là “ác”,- trong lúc cái ác đang vận hành,- là nền tảng đạo đức.

2b.

Đạo đức học Phật giáo đi từ một hướng khác: thay vì đưa ra một tiền đề có tính đất yếu và xác quyết siêu nghiệm, đạo đức học Phật giáo tìm cách triển khai khả năng thực hiện giải phóng. Hay nói cách khác đạo đức học Phật giáo chuẩn bị một không gian trong đó hành động đạo đức được xảy ra tự do như Kant đã đề ra. Nếu ta trở lại sơ đồ về tương quan giữa trí tuệ và từ bi thì ta có thể nói rằng trí tuệ đã lấy khởi điểm tự do của Kant để có một cái nhìn siêu việt về thể tính của sự vật trong đó có chủ thể lẫn khách thể nằm trong tương quan nhân quả.

Như trên đã nói, triết học Phật giáo tìm cách triển khai nguyên nhân của KHỔ và nhận ra quan niệm về chủ thể tuyệt đối, về ngã bất biến là sai lầm cơ bản trong tri thức luận của con người. Đức Phật cho rằng nếu Tự Ngã được định nghĩa như là một thực thể trường tồn và là nguyên nhân của chính nó, nghĩa là không cần có một nguyên nhân nào khác thì ý niệm tự ngã này không thể có trên thế gian. Trên thế gian, tính vô thường của chủ thể là hiện tượng vô ngã. Chủ thể vô ngã này là một tập hợp của ngũ uẩn và cần phải nhìn nó trong tương qua với khách thể trong ý nghĩa của một thể tính trở thành. Chính ý niệm trở thành này là cơ hội để cho sự chuyển nghiệp có thể thực hiện được. Do đấy chủ thể cần phải huỷ bỏ ảo tưởng sai lầm, nó là một thực thể bất biến vĩnh cữu. Chính ý niệm sai lầm này là nguyên nhân của sự khổ và luân hồi. Sự thấu triệt bản chất của sự vật trong bản chất vô thường của nó làm cho con người có thể phát triển được đức tính từ bi và đức tính từ bi này đã giúp cho con người có thể cảm thông với người khác.

Đức Phật tìm ra phương thức tu chứng có hiệu quả đoạn trừ chấp trước mà chính Đức Phật đã thực chứng. Thực hành bát chánh đạo có thể giúp ta đạt được giải thoát khổ đau và giác ngộ Niết bàn

Ngoài ra Đức Phật cũng đưa ra ngũ giới cho người thường và sáu giới luật để người hành đạo có thể thực hiện. Ngũ giới và sáu giới hạnh bao gồm hai khía cạnh. Giới thuộc khía cạnh thực tiễn, hành vi thực tiễn và hành động thực tiễn có thể giúp kẻ thống khổ vượt khổ. Đồng thời Tuệ giúp ta chánh kiến về bản chất và tương quan với thế giới, trí tuệ này hướng dẫn hành động thực tiễn của người hành đạo bằng cách chỉ cho thấy những con đường ra khỏi những giới hạn ngẫu nhiên. Sáu giới hạnh đó là: bố thí (giảm thiểu tính ích kỷ), đức hạnh (nhân từ đối với người khác), đạo đức, kiên nhẫn (không bị giận giữ, thực hiện điều lành), quán tưởng (tĩnh tâm và tuệ), từ bi với tất cả mọi chúng sinh và tâm cùng trí phát triển từ bi.

Trí tuệ còn được gọi là mẹ của Bồ Tát, không có nghĩa gì khác hơn là tri thức chân thực đem đến giải thoát, trong lúc từ bi diễn tả sự ước muốn, hạnh nguyện của vị Bồ Tát được thoát khỏi luân hồi.

3b. Biểu hiệu của tự do:

Nhưng hành trạng đạo đức đặc thù nhất của vị Bồ Tát, theo quan điểm Đại thừa, lại nằm ở chí nguyện bất ngờ này: Bồ Tát mong muốn được giải thoát (ra khỏi luật nhân quả) nhưng khi được giải thoát lại không chấp nhận giải phóng cho riêng mình mà tự nguyện trở lại thế gian để cứu độ chúng sinh. Ý muốn trở lại thế gian là ý muốn hoàn toàn tự do, không còn bị hấp lực của luân hồi. Hành động của vị Bồ Tát hoàn toàn vô bị lợi chỉ dựa vào tâm từ bi. Chính tâm từ bi này làm cho vị Bồ Tát trở lại thế gian mặc dù vị Bồ Tát đó đã hoàn tất hành trình giải phóng, không trở lại thế gian (Bất hối Bồ Tát). Khi Bồ Tát hành động như thế thì Bồ Tát có thể chọn lựa một cách tự do thế gian hay hạnh nguyện Bồ tát đã giải thoát. Trong lúc Bồ Tát quyết định giúp đỡ cho chúng sinh để đem lại an lành cho chúng sinh, Bồ Tát cũng chứng minh được các sự mong muốn được giải thoát của chính mình và qua đó có thể chuẩn bị cho sự viên tròn Phật tính trong chính bản thân của Bồ Tát. Theo ngài Long Thọ, giải phóng luận có nghĩa là ngay trên đường hành đạo thực hiện hạnh Bồ Tát, Phật tính được trọn thành và từ đó con người được giải phóng hoàn toàn.

Nằm trong hệ tư tưởng nhất nguyên, vị Trưởng lão của phái Không Luận đã từng tuyên bố, mục đích rốt cùng của tri thức luận về tính không chính là để phơi bày khả thể của hành động đạo đức, ở đây, là hành trạng và hạnh nguyện của vị Bồ Tát.

Đối với nhà Không luận tuyệt hảo của Phật giáo,- người đã sử dụng lý thuyết nhân duyên để hủy cấu trúc của mọi lý thuyết và chỉ ra Tính Không của tất cả các pháp,- không phải lý thuyết Phật giáo, mà chính đạo đức Phật giáo là điều có ý nghĩa nhất cho con người trong viễn tuợng tự do. Tự do trong nghĩa đem đến hoà bình và an lạc. Long Thọ đã nhìn thấy vị Bồ Tát toàn hảo trong Đức Phật và đã ca ngợi hết lời Ngài là Đạo sư đẫn đường cho cuộc giải phóng rốt ráo với vô lượng từ bi. Đức Phật là hiện thân của nhất thể Bi-Trí-Dũng trên phương diện đạo đức.

Hủy bỏ mọi cấu trúc lý thuyết, đó là công việc trí tuệ mà Long Thọ đã sử dụng triệt để, nhưng khác với thuyết hủy cấu trúc (Deconstructionisme) của Jacques Derrida (1930-2004) trong trào lưu hậu hiện đại Tây phương, công việc của Long Thọ duy nhất nhằm mục đích độ con người lên đường thực hiện đạo đức để tự giải phóng. Là nhà ảo thuật tuyệt hảo của tư duy, Long Thọ vẫn dựa lưng vào Đức Phật như nguồn suối chảy không ngừng của trái tim vô lượng đại bi, ý nghĩa của cuộc sống.

Long Thọ Bồ Tát đã để lại những tác phẩm diễn giải và hướng dẫn thực tiễn về tu chứng không những cho người đi tu mà còn cho cư sĩ. Ngài ghi:“Pháp của Phật dạy cho chúng ta hai điều là tránh việc không an lành và hướng về những điều an lành với thân, khẩu, ý”

Phương pháp của giải phóng luận này bao gồm con đường thực tiễn được đưa ra để có thể đạt được mục đích cao đẹp. Ngài Long Thọ đã đưa ra những lời khuyên cụ thể về chánh kiến (nhìn rõ bản chất sự vật), quán sát (thấm đượm sự khổ qua chuỗi điều kiện nhân duyên, luân hồi) và hội nhập ý thức (cởi bỏ tâm phân biệt, tư duy, hoà nhập thể tính). Những lời khuyên về hành động chuyển nghiệp gồm có 10 điều liên hệ đến thân khẩu ý như không được uống rựợu, không được sát hại, nói sai sự thật, tránh tà kiến… và phải phát triển sở thích sống tinh tấn. Những hướng dẫn về thực hành đạo lý trong lối sống thường nhật như kính trọng cha mẹ, hiếu thảo với anh em và người ngoài đều được ngài nêu ra cho cư sĩ tại gia.Với tư cách tu sĩ thì phải giữ các hạnh giới như nhẫn nhục, không được ganh ghét, phải quan sát các giác quan của mình, đừng luôn luôn tự mãn. Về việc thực hành quán tưởng còn có những lời khuyên phải luôn luôn thức tỉnh để thấy rõ hoàn cảnh xung quanh của mình, nên tập thiền quán cũng như tập nhìn tất các sự việc trong sự toàn diện của nó và thử nghiệp để biết điều gì, hành động nào có thể đem đến an lành và hành động nào gây ra sự bất an và phải luôn luôn thâm nhập vào trong mỗi kinh nghiệm.

Nói tóm lại đạo đức học Phật giáo, không chỉ chú trọng đến giải thoát khỏi luân hồi mà còn đưa ra tất cả những lời khuyên bao gồm phương pháp thực hiện để đạt được một đời sống lợi lộc cho sự giải thoát khổ đau.

4b. Bồ Tát và mệnh lệnh phạm trù:

Có thể nói với hình ảnh con người hành động Bồ Tát thích hợp với khái niệm con người có ý chí tự do theo Kant. Với sự tự chủ và ý chí tự do, con người có thể xây dựng qui luật đạo đức và qui luật đó là bao gồm mệnh lệnh phạm trù. Qui luật phạm trù này cho phép con người rút ra bổn phận của mình trên nguyên tắc mà không bị điều kiện thường nghiệm hay vô thường chi phối. Theo Kant, chỉ khi nào ý chí không bị những ham muốn cảm tính thu hút, thì ý muốn có thể trở thành “bổn phận nên làm” có tính cách phạm trù đạo đức. Ý niệm của tự do được nổi bật qua tính độc lập của nó đối với một số nguyên nhân có được trong thế giới cảm năng. Ngoài ra, mệnh lệnh phạm trù còn được Kant nhấn mạnh là hoàn toàn độc lập với tất cả những mục đích ngay cả khi mục đích này là tính toàn diện hoàn hảo hay là hạnh phúc của con người. Một hành động đạo đức theo Kant chỉ được xem là thích hợp với hành động phạm trù khi hành động này hoàn toàn thuần tuý và không bị nhiểm bởi ý thức vụ lợi nào, ngay cả khi ý thức vụ lợi này là hạnh phúc chung cho nhân loại.

Từ nhận định trên, thoạt tiên dễ bị cám dỗ để phủ nhận tất cả những động cơ thúc đẩy cho một vị Bồ Tát hành động cứu khổ nhân loại, vì chúng vẫn còn là hành động được ấn định bởi một mục đích bên ngoài nhưng nếu chúng ta khảo sát sâu hơn ý niệm giải phóng của Phật giáo thì chúng ta sẽ thấy ý niệm giải phóng này là tiến trình của sự vươn tới cũng như thực hiện ý niệm tự do bởi vì Niết Bàn mà các vị Bồ Tát mong muốn cho tất cả chúng sinh đạt tới là môt Niết Bàn hoàn toàn độc lập không còn dính líu đến thực nghiệp. Sự giải phóng này được thực hiện khi con người thấy được tính không của tất cả các pháp (Dharma). Thấy được tính không hay nguyên nhân của khổ là điều kiện giúp con người đạt được hoà bình vĩnh cữu.

Hoà bình vĩnh cữu không phải là một ý niệm chính trị mà là một ý niệm hội nhập vào thể tính trong đó mọi con người đều đồng đẳng theo đúng với mệnh lệnh đạo đức đã được xem như là qui luật phổ quát: “điều gì ta không muốn làm cho mình thì cũng không nên làm cho người khác”. Châm ngôn này là một trong những châm ngôn làm thành qui luật phổ quát của nhân loại, được thực hiện bằng hạnh Bồ Tát cứu khổ.

Tương đương với mệnh lệnh phạm trù của hành động đạo đức trong nghĩa hoàn toàn độc lập với mục đích của chính hành động đạo đức, chúng ta cũng có thể tìm thấy trong Phật giáo điều kiện khả thể của hành động đạo đức qua lời phát biểu trong kinh Kim Cương:

Mỗi một đức hạnh được thực hiện đều nên được thực hiện với một ý niệm như sau:

“Bồ Tát bố thí cho chúng sanh nhưng khi bố thí lại không được dấy lên một ý nghĩ nào về người bố thí”. Điều đó có nghĩa, hành động bố thí chỉ nên được hoàn tất duy nhất từ ý chí tự do, tự do ngay cả đối với chủ thể là người hành động đạo đức. Bố thí trong trường hợp này mới chính là bố thí, trong đó “cho” và “nhận” đều bình đẳng.

Con người bình đẳng trong “sợ chết” cũng như trong thành tựu “đạt Niết Bàn”. Theo Đạo Phật đây mới là khái niệm tự do tuyệt đối mà con người vươn tới để có thể thiết lập một thế giới hoà bình bao gồm tương quan giữa cái ta với toàn thể vũ trụ.

Tất cả những suy nghĩ trên cho ta nhận thấy rằng tuy đi hai con đường Đông Tây khác nhau nhưng sự đòi hỏi hành động đạo đức rốt cùng cũng chỉ là một.

Trong đó: tự do của con người vừa là điều kiện vừa là mục đích của hành động đạo đức theo Kant và của hành trạng thể hiện Phật tính vì Phật tính trong mỗi chúng sinh đều không khác theo Đức Phật. Cơ hội thành Phật là của tất cả mọi chúng sinh. Cơ hội ấy con người có được tốt nhất khi trải nghiệm “nỗi khổ chung” của nhân quần và chúng sinh và phát tâm cứu độ chúng sinh.

Hoàn tất mùa Phật Đản 2011

1 K. Schmidt, Leer ist die Welt, Nxb Christiani, Konstanz, 1953. Tiểu luận “Leer ist die Welt”, Thái Kim Lan dịch Việt “Thế giới rỗng không” đã đăng trên trang talawas ngày 22. 4. 2004.

2 D. Hume (1711-1776, người Scottland), triết gia của học thuyết thường nghiêm Anh, cho rằng tương quan nhân quả là chuỗi liên hệ mà con người nhận ra do kinh nghiệm được lặp lại nhiều lần, từ đó do thói quen được huân tập lại, vì thế mang nhiều tính chủ quan hơn là tiên thiên và phổ quát.

Thái Kim Lan (Tia Sáng)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Trinh: Sai lầm lớn nhất của tôi là thói kiêu ngạo

logo-vtcnews_082349.jpgVTC News – Thứ sáu, ngày 12 tháng tám năm 2011

  • tweet
  • Plurk!
  • Share
  • Email
  • In ra
"Mới 20 tuổi đã nổi tiếng, có xe hơi, nhà mới... nên tôi chẳng coi ai ra gì hết. Bước vào bàn tiệc chẳng thèm nhìn ai, tôi nhỏ nhưng mọi người phải chào tôi trước" - Việt Trinh nói, sai lầm lớn nhất đời mình là từng tự xem mình giỏi hơn người.

  • Lý Hùng: Buồn lòng khi nói về tình duyên
  • Việt Trinh 'trở về' sau giông bão
  • Việt Trinh: 'Đừng lấy đại bác bắn vào quá khứ'
vt1.jpg- Trở lại màn bạc chưa lâu, chị đã quyết định thử sức trong vai trò mới là đạo diễn. Cảm giác của chị chắc hẳn rất khác so với khi làm một diễn viên?

- Trước ngày bấm máy quay, tôi không thể ngủ được, người cứ bần thần hồi hộp y như lần đầu tiên đóng Ngọc trong đá. Tôi rất bất ngờ với sự chuyển biến tinh thần của mình vì trước đó, tôi cảm giác bình thường lắm, lo cho công việc nhưng không có tâm lý bồi hồi như vậy. Ngày đầu tiên đảm nhiệm vai trò đạo diễn, tôi như đang trên mây.

Giờ tôi mới biết, làm đạo diễn rất cực chứ không như diễn viên, quay xong vai là về. Đạo diễn phải bao quát mọi thứ, nắm đường dây của đoạn này, đoạn kia, tâm lý nhân vật, diễn xuất... rất vất vả. Trên đường về, tôi mệt quá ngủ gục trên xe, không biết gì hết.

- Bây giờ chị đã cảm thấy tự tin với vai trò mới chưa?

- Tôi phải có bản lĩnh mới vượt qua được những khó khăn, thử thách trong công việc. Là phụ nữ, sức khỏe không được như đàn ông, dù vất vả trước mắt rất nhiều nhưng tôi vui trong vai trò mới. Nếu vượt qua được, tôi thấy mình có giá trị hơn. Nếu đường đi quá dễ, trải thảm hoa hồng, thành quả đạt được cũng không có ý nghĩa.

- Hình ảnh của một đạo diễn Việt Trinh với hình ảnh của ngôi sao Việt Trinh có gì khác nhau?

- Khác hẳn luôn. Trong đoàn phim mọi người gọi tôi là anh không à, vì tôi thường mặc đồ giống con trai cho thoải mái, áo thun, quần túi hộp để nhét chai nước, cuốn kịch bản cho tiện. Chính những chiếc váy đầm mới làm tôi khó chịu này.

Từ nhỏ tới lớn tôi chưa bao giờ mặc đồ tắm chụp hình. Nếu ai tiếp xúc thường sẽ thấy tôi hàng ngày quần tây, sơ mi, áo thun là nhiều. Mặc váy đầm là do phải xuất hiện trong các sự kiện, chứ đó là cực hình với tôi.

Việt Trinh: Sai lầm lớn nhất của tôi là thói kiêu ngạo

- Đến giờ, khi đã bước vào ngưỡng tuổi 40, chị thấy điều gì sai lầm lớn nhất đời mình?

- Sai lầm lớn nhất của tôi cho tới khi ngộ ra được đó là lúc nào cũng nghĩ mình giỏi hơn người. Nó đã đẩy tôi đi một đoạn đường khá xa. Phương châm sống của tôi bây giờ là thà người ta phụ mình chứ mình không được phụ người ta. Tôi sống với bạn bè, có thể chơi không tốt, gạt gẫm được người ta, nhưng thấy họ đau khổ về điều đó là tôi không chịu được.

Bản thân tôi từng trải qua sai lầm và muốn có cuộc sống tốt hơn. Bất cứ ai cũng vậy, khi còn trẻ thường háo thắng, có thể làm những việc chẳng ai ngờ được. Khi nhìn lại, tôi cũng không hiểu sao lúc đó mình lại hành xử như vậy.

- Nghĩ mình giỏi hơn người, chị tự cho mình quyền sống hơn người ra sao?

- Mới 20 tuổi đã nổi tiếng, có xe hơi, nhà mới... nên tôi chẳng coi ai ra gì hết. Bước vào bàn tiệc chẳng thèm nhìn ai, tôi nhỏ nhưng mọi người phải chào tôi trước. Thậm chí tôi có quyền đi trễ, về sớm trong công việc. Người ta mời 5g thì 7g tôi mới tới. Đi đóng phim, tôi đòi hỏi rất nhiều vì nghĩ mình hơn người khác nên phòng phải đẹp hơn, sang trọng hơn.

- Lúc đó không ai nói cho chị biết chị đang sai lầm sao?

- Có chứ, nhưng người ta nói tôi còn giận lại nữa. Lúc đó mình háo thắng, tự cao tự đại, nghĩ người ta khuyên như vậy vì không ưa, ganh ghét mình. Bây giờ khi ngộ ra được rồi, tôi mới thấy những người góp ý thực sự mới là người tốt với mình.

- Sau đó chị có phải gánh chịu hậu quả vì thói đỏng đảnh, kiêu ngạo?

- Tôi mất nhiều bạn tốt và nhiều cơ hội tốt. Về bản chất, tôi là người sống nặng tình. Có những người tôi chơi đến nay đã 20 năm. Tôi từng đánh mất một người bạn bởi những thói hư, tật xấu của mình. Sau này khi đến với đạo và hiểu được những mình làm là sai với họ, tôi đọc kinh sám hối. Có 3 cách sám hối: với Phật, với người mình phạm lỗi và trước đại chúng.

Trong vòng 1 tuần, tôi tìm ra hết số điện thoại của những người mà trong trí nhớ, tôi đã làm họ buồn và bị tổn thương. Nhiều người ngạc nhiên vì sao mười mấy năm trôi qua rồi mà tôi vẫn gọi điện xin lỗi. Điều này như cục đá đeo trên người mà mình đẩy xuống được, như khối thịt dư mình bóc ra được, cảm giác trong người nhẹ lắm.

- Có ai cự tuyệt sự chân thành của chị không?

- Tôi chưa thấy. Ai cũng rộng mở với tôi. Một sư cô xúc động nói với tôi: "Việt Trinh làm được điều đó cô rất mừng cho con, vì có mấy ai cố gắng làm được đâu".

- Chị có khóc thương cho phận mình hồng nhan đa truân?

- Trước đây thì có, vài năm trở lại đây thì không. Tôi hạnh phúc vì đức Phật đã thương mình. Khi trẻ, tôi gặp nhiều sóng gió, biết nhìn lại mình để có cuộc sống hôm nay. Chỉ sợ khi lớn tuổi mới trải qua điều đó, tôi không còn sức khỏe để chống chọi được.

- Mỗi lần soi gương, chị có nhận ra nhan sắc mình không còn lộng lẫy?

- Tôi không sợ nếp nhăn vì cuộc sống sinh lão bệnh tử ai cũng phải trải qua. Tôi để mình tự nhiên, chỉ dùng kem dưỡng da hay sản phẩm phục vụ cho cơ thể một cách tương đối chứ không can thiệp nhiều.

- Chị thấy thế nào mỗi khi đọc những bài báo không hay về người tình cũ?

- Đó là quá khứ rồi và tôi thấy bình thường, không ảnh hưởng gì đến cảm xúc. Tôi thấy sắc sắc không không, có mà không, không mà có. Cảm xúc của tôi hiện tại có làm gì cho ai buồn không, mình có lỗi với ai không, mình đã sống tốt chưa. Mỗi tối về nhà, tôi chiêm nghiệm mình phải sửa cái này, cái kia... Tôi muốn làm chủ cảm xúc của mình và không để ai chi phối mình nữa. Tôi không khó chịu khi người ta đào xới quá khứ không may mắn của tôi. Điều này tôi nói thật lòng chứ không phải cách nói bóng bẩy cho qua chuyện đâu.

- Có lúc nào chị thấy nuối tiếc về một thời vàng son đã qua?

- Không. Người ta nói đã lên tới đỉnh thì phải tìm đường đi xuống an toàn. Có trẻ phải có già, khi nổi tiếng cũng phải nghĩ đến lúc nào đó mình sẽ hết nổi tiếng. Nếu thế tâm lý mình vượt qua rất nhẹ nhàng. Còn kỳ vọng nổi tiếng suốt đời, tôi luôn là số 1, bạn sẽ chết sớm, bị tẩu hỏa nhập ma sớm thôi.

Theo Mốt&Cuộc sống

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết trên đây Wild đã xem qua! Ngẫm lại một con người khi đi qua những thăng trầm của cuộc đời họ mới có dịp nhìn lại ..... cũng như khi ta có đủ kinh nghiệm (giáp sắt) để đối phó với những cạm bẫy thì cơ hội đã không còn, hay sẽ mệt mỏi mà quay về chánh pháp bởi nhận thức được vô thường.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phản đối hút mật, gấu mẹ giết con rồi tự sát

Chủ Nhật, 14/08/2011 19:11

(NLĐO)- Truyền thông Trung Quốc vừa đưa tin một sự kiện bất thường trong giới động vật: một con gấu mẹ đã siết con mình đến chết để chấm dứt cuộc đời bị hành hạ của gấu con rồi lao vào tường tự sát.

Chuyện xảy ra tại một nông trại nuôi gấu lấy mật ở Tây Bắc Trung Quốc, nơi các con gấu bị chọc lấy mật hàng ngày. Bị nhốt trong các lồng sắt chật hẹp, lũ gấu tội nghiệp không có chỗ để đi lại. Trên bụng mỗi con gấu đều bị chọc thủng một lỗ vĩnh viễn để lấy mật hằng ngày. Vì vết thương mãi mãi không khép miệng này, chúng có thể nhiễm nhiều thứ bệnh, kể cả u ác tính, ung thư và viêm màng bụng.

Posted Image

Gấu mẹ tự sát sau khi giết chết gấu con. Ảnh: STOMP

Quá đau đớn, gấu thường tìm cách đánh bụng mình để tự tử. Để ngăn chặn điều này, chúng bị đeo khung sắt vào cơ thể. Một người tình cờ chứng kiến quy trình lấy mật gấu nhẫn tâm này đã báo vời tờ Reminbao.com. Người này còn kể lại một câu chuyện gây chấn động lòng người. Một con gấu mẹ đã lồng lên, phá sập cái lồng đang nhốt nó khi nghe thấy tiếng gấu con rít lên lo sợ trước lúc bị một công nhân chích thủng bụng để lấy mật. Gấu mẹ lao thẳng đến chuồng gấu con trong khi công nhân bỏ chạy tán loạn. Gấu mẹ giật lắc cái chuồng điên cuồng hòng cứu con ra. Không thể phá sập chuồng, gấu mẹ bất ngờ ôm lấy con rồi cuối cùng siết chặt nó đến chết. Bỏ gấu con xuống, gấu mẹ lao đầu vào bức tường gần đó tự sát.

Posted Image

Hơn 12.000 con gấu đang bị nuôi nhốt lấy mật khắp châu Á. Ảnh: Daily Mail

Hơn 12.000 con gấu bị ngược đãi Mật gấu lâu nay vẫn được coi là một loại thuốc giải nhiệt cơ thể, trị chứng sốt cao, đau gan, đau mắt… Theo thống kê của tổ chức bảo vệ động vật World Society for the Protection of Animals (WSPA), hiện có hơn 12.000 con gấu phải chịu đựng điều kiện nuôi nhốt khắc nghiệt tại các trang trại trên khắp châu Á.

Posted Image

Mật gấu là loại thuốc quen thuộc trong đông y Trung Quốc

nhưng bị cách lấy mật bị chỉ trích là quá tàn nhẫn. Ảnh: Alamy

Gấu có thể bị nuôi nhốt để lấy mật trong khoảng 20 năm. Sau khi không thể tiết mật nữa, chúng sẽ bị giết. Các nhà đông y Trung Quốc đã nhiều lần lên án việc chữa bệnh bằng mật gấu. Theo họ, có nhiều loại thảo dược rẻ tiền hơn có công dụng tương đương.

Bằng Vy (Theo Asiaone, Daily Mail)

Nguồn: http://nld.com.vn/20110814071133457p0c1006/phan-doi-hut-mat-gau-me-giet-con-roi-tu-sat.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Du lịch tâm linh: “Không có con đường đi đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường”

Posted Image Bản chất của du lịch tâm linh là hướng thiện. Tham gia du lịch tâm linh để có cơ hội thực hành và sống trong môi trường của cầu nguyện và chiêm bái, thực tập tu tập và thư giãn, chăm sóc thân và tâm. Du lịch ngày càng phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho mỗi chúng ta. Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong thời đại hiện nay, khi kinh tế đã phát triển, khi nhận thức của mọi người đã được nâng cao. Một loại hình du lịch đã có từ nhiều năm nhưng mấy năm gần đây mới thực sự được quan tâm đúng mức và rất đáng được luận bàn đó là du lịch tâm linh. Các tour du lịch tâm linh có đặc thù riêng, vừa tâm linh vừa du lịch. Đây là 2 phần không thể thiếu trong bất cứ chương trình nào. Đến với các chương trình du lịch tâm linh, những người tham gia thường cảm thấy rất gần gũi, dễ thông cảm và sẵn sàng sẻ chia, cởi mở với nhau. Họ có thể coi nhau là những thành viên cùng gia đình ngay khi chuyến đi bắt đầu.

Tham gia những chương trình này, khách hành hương không chỉ được quay về với cội nguồn tâm linh của mình, được khám phá những thánh tích hay không gian tâm linh quý giá mà trong suốt hành trình của chuyến đi được bên nhau hòa quyện trong một môi trường tinh khiết, bình an, yêu thương và kết nối.

Là người đã tham gia hàng chục chuyến du lịch tâm linh tôi nhận thấy, có lẽ ít ở nơi nào câu nói “không có con đường đi đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường” được hiểu và triển khai triệt để như trong các chuyến đi này.

Bản chất của du lịch tâm linh là hướng thiện. Tham gia du lịch tâm linh là để có cơ hội thực hành và sống trong môi trường của cầu nguyện và chiêm bái, thực tập việc tu tập và thư giãn, chăm sóc thân và tâm, tạo niềm tin và tìm nơi nương tựa, hành trì các lễ nghi và nạp năng lượng cho chính mình cho chuyến hành trình dài trong cả cuộc đời này. Những chuyến đi nhiều khi mang lại những kết quả kỳ diệu cho khách hành hương mà không ai tin được.

Anh Doãn Tần của công ty du lịch Ngọc Việt Travel, người đã trực tiếp đưa hàng trăm đoàn đi hành hương suốt cả chục năm nay kể rằng có một phật tử bị bệnh nặng nên mặc dù đã mua tour tham gia chương trình hành hương về đất Phật mà phải hủy. Sau khi nghe phân tích về sự nhiệm màu của năng lượng tâm linh chị lại quyết định đi. Những người trong đoàn ái ngại khi thấy tình trạng sức khỏe của chị khi đoàn xuất phát. Tuy nhiên khi chuyến đi kết thúc bệnh của chị cũng tan biến luôn!

Trong chuyến hành hương gần đây nhất của tôi cũng vậy, có một thành viên bị bệnh. Chị quyết theo tour. Chị tham gia các chương trình lễ phật, tụng kinh, nhiễu tượng Phật, niệm Phật rất thành kính và nghiêm túc. Kết quả của chuyến đi làm bất ngờ biết bao thành viên trong gia đình chị. Bây giờ chị rất khỏe, rất vui và thường xuyên hướng dẫn các bạn trẻ sống tốt, sống thiện. Chị tham gia rất tích cực trong các chương trình giúp đỡ người nghèo, cô đơn, bệnh tật. Chị rất hạnh phúc với những việc có ích mà chị đang làm.

Các chương trình du lịch tâm linh đi nước ngoài thường là tứ động tâm (4 thánh tích tại Ấn Độ và Nepal), hành trình về “vũ trụ tâm linh” Tây Tạng, Tứ đại danh sơn (đạo tràng của 4 đại Bồ Tát là Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Thế Âm, Địa Tạng), Trung Đài Thiền tự (Đài Loan). Rồi các tour đi Miến Điện, Lào, Thái Lan, Bu Tan, có kết hợp với thiền định.

Trên thực tế những chuyến du lịch tâm linh làm cho các thành viên trong đoàn gắn bó với nhau rất tốt, giúp nhau tu tập sau này, giúp đỡ lẫn nhau trong cả vật chất lẫn tinh thần trong những năm tiếp theo của cuộc đời. Đây là những chuyến đi dài ngày. Những chuyến đi Ấn Độ thì khá vất vả, điều kiện cơ sở vật chất thì không thật sự tốt.

Đây cũng chính là 1 lý do để các thành viên trong đoàn gắn bó với nhau hơn, thật sự trở thành những người con của Phật. Sau mỗi chuyến đi các thành viên thường sống tốt hơn, thâm tâm được thanh lọc hơn, sự an lạc thường hiện rõ nơi mỗi người.

Các chương trình trong nước thường được tổ chức về những nơi nổi tiếng. Phía bắc thì chúng ta hành hương về Yên Tử, chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy, Bái Đính, thiền viện trúc lâm Tây Thiên… Du khách đến miền trung nhất định đến thăm các ngôi chùa của cố đô Huế, đến với chùa và hang động tại Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng),…

Khách hành hương cũng không thể không đến với thiền viện trúc lâm Đà Lạt, về với các ngôi chùa và thiền viện ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Từ Sài Gòn người hành hương có thể đến với các thiền viện và chùa tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, hay Bình Dương, Hà Tiên, Tây Ninh,… Những chuyến đi với bao khám phá và trải nghiệm thú vị. Những chuyến đi ngắn ngày và thường được tổ chức trong 2 ngày nghỉ cuối tuần giúp chúng ta có thêm năng lượng cho 1 tuần làm việc mới.

Ngày nay, ngoài việc tham gia các tour được tổ chức, nhiều khách du lịch tự mua vé, tự lo tour và tự trải nghiệm trong cả chuyến đi. Rất nhiều nhóm bạn cũng tự tổ chức những chuyến hành hương cho chính mình.

Ví dụ như CLB yêu sách Thái Hà tại thành phố HCM tháng trước tự tổ chức chuyến đi cho 30 bạn chuyến đi 2 ngày về thiền Viện Bảo Sơn, Chùa Tổ Núi Thị Vải kết hợp tắm biển Vũng Tàu và thăm thiền viện Đại Tùng Lâm và tháng này là hành trình về nguồn tham dự lễ Vu lan thiền thất Trúc Lâm Bảo Sơn có cả lễ hoa Bông hồng cài áo. Nhóm Vẻ Đẹp Phật Pháp thì tổ chức cho người thân đi chùa Phước Huệ, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Nhóm Quả Đấm Thép thì tham gia chương trình Hương Sen Đại Bi tại chùa Hưng Khánh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội…

Các chương trình du lịch cũng giúp chúng ta đi về với thiên nhiên, được sống trong không khí bình yên, xanh của cây và đất trời. Du lịch tâm linh cũng là để cho khách hiểu về lịch sử và văn hóa của các ngôi chùa và thiền viện cũng như các địa phương, được chiêm ngưỡng những công trình nghệ thuật, kiến trúc quý giá.

Thông qua các bài pháp thoại, những buổi giao lưu các thành viên cũng có cơ hội học tập rất tốt. Cái mà tôi thấy rõ nhất là nhiều người đã tạo ra cho chính mình những thói quen mới, cách nhìn mới, mang lại lợi ích thiết thực cho chính mình và xã hội.

Thượng tọa Thích Thái Hòa – chùa Phước Duyên, TP Huế nói với tôi nghe rằng du lịch tâm linh cho ta cả 2: du lịch lẫn tâm linh. Tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Tay buông ráng hồng” khuyên mỗi người nên đầu tư thời gian vào loại hình du lịch này.

Khi gõ những dòng chữ này tôi cũng đang chuẩn bị cho chuyến du lịch tâm linh của mình, một chuyến đi gần nhưng không kém phần thú vị. Tôi sẽ đến 1 ngôi chùa và thả hồn mình vào đó. Thư giãn và thảnh thơi. Ngày cuối tuần thật ý nghĩa khi ta có thời gian dành cho thân và tâm của mình.

Theo Nguyễn Mạnh Hùng

Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty sách Thái Hà

Tầm nhìn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hùng Vương thời nay kén rể trả giá đắt hơn Hùng Vương thời xưa kén rể.

Câu chuyện tôi kể là có thật và khả năng hiện nay còn nhiều vị tự xưng Hùng Vương còn ác liệt hơn thế này. Họ nghĩ ngắn quá. Đây là chuyện của 1 vị khách có lá số đa tài, vượt lên mọi khó khăn, không biết sau này có làm được chuyện gì kinh thiên động địa không, nhưng lá số quả là uy mãnh mà tới nay cũng chưa gặp thời.

Câu chuyện như sau.

Công chúa, con của bố Hùng mẹ Vương đã lớn, đã có Trai theo đuổi, một anh Sơn tinh không đẹp mã lắm, mới đầu ông Hùng bà Vương cũng không ưng ý, nhưng thấy con gái ưng thuận nên cũng tặc lưỡi đồng tình. Sơn thần là anh của bạn gái của công chúa, thiết tưởng mối quan hệ như thế là bền chặt, nào ngờ đâu Sơn thần chỉ khoái tình 1 đêm khiến công đã chót dại trao thân trước hôn lễ vô cùng đau đớn dứt tình khi biết Sơn thần đang yêu và sẽ cưới bạn của bạn mình trong đám bạn chơi chung. Càng chẳng ngờ đâu công chúa có thai, với thể trạng và tâm trạng không tốt, công chúa không thể giữ cái thai này dù rằng rất muốn, Sơn thần biết chuyện nhưng chẳng mảy may động lòng, còn cảm thấy an tâm để cưới vợ, thậm trí còn hứa hão với Công chúa về sự đền bù bằng 1 đám cưới giả để bịt miệng thế gian. Hiển nhiên là ông bà Hùng Vương chẳng hay biết chuyện này, chỉ biết rằng chúng nó không hợp nhau nữa nên chia tay. Công chúa quá đau đớn với 2 mất mát, Kim thần, Thổ thần, Khí thân, Tinh thần, v.v.. đều muốn giúp Công chúa bẩy tảng đá lớn trên đường đời nhưng không được và khi Mộc thần cố gắng đến với Công chúa thì cũng là lúc Thủy thần xuất hiện, với sự ào ạt mạnh mẽ, Thủy thần đã đẩy lui Mộc thần và với bản lĩnh hơn người, Thủy thần đã giúp nàng bẩy được hòn đá tảng chắn ngang đời nàng. Nhưng chuyện này ông Hùng và bà Vương chẳng mảy may hay biết. Thủy thân tuy làm được chuyện kinh thiên động địa nhưng lại là 1 chàng trai vừa lùn, vừa xấu, da dẻ đen thui, béo mập và thấp đậm, vụng về và non nớt. Không một ai mà không bàng hoàng khi biết người chiếm được trái tim Công chúa là Thủy thần, chẳng khác nào đũa mốc để cạnh mâm son.

Cũng chỉ vì xuất thân, gia cảnh, ngoại hình, tính cách của Thủy thần quá thấp kém khiến cho tất cả mọi người đều đoán được ông Hùng bà Vương sẽ chẳng vui vẻ chấp nhận. Chuyện thay đổi được thái độ của ông Hùng và bà Vương là điều mà Thủy thần không bao giờ làm được, dù rằng với Sơn thần, ông bà có thể châm trước, với các thần khác, đặc biệt Mộc thần cũng có thể chấp nhận, nhưng Thủy thần thì chắc chắn không thể, không bao giờ có thể. Đó là điều mà Công chúa đã đau đầu tính toán, cầu cạnh các thuốc tiên nhưng cũng vô dụng. Tệ hơn thế, bà Vương còn đêm đêm thì thầm vào tai Công chúa về việc từ bỏ mối lương duyên với Thủy thần, khơi gợi các mối lương duyên với các chư thần khác sẽ có tương lai tốt đẹp hơn. Ngày ngày đánh đòn tâm lý với Công chúa khiến Công chúa như rơi vào ảo giác của sự quẫn trí, ông Hùng thì đưa ra lý thuyết Thiên học rằng nước có thể đầy thì cũng có thể vơi còn Thổ, Kim, Mộc v.v... vẫn trơ trơ ra đấy và rằng sự xuất thân hèn kém của nó thì không thể nào xứng với nhà ta, xứng với danh phận của con, một công chúa. Không một sự tán đồng nào cho mối lương duyên của Công chúa và Thủy thần.

Công chúa quyết định bỏ Thủy thần và thể hiện sự dứt khoát bằng những lời nhục mạ Thủy thần, đem những vị Nam thần thành đạt khác ra để so sánh với Thủy thần, v.v..., nhưng Thủy thần rất yêu Công chúa, dù bị Công chúa bỏ rơi, nhưng Thủy thần luôn theo sau Công chúa, không rời. Công chúa quá quẫn trí, ở nhà thì bị cha mẹ o ép, đi chơi cũng không cho đi, ngăn cấm đủ đường, bạn bè đến nhà cũng không cho đi, phải cam đoan là không gặp Thủy thần mới được phép rời nhà. Công chúa cảm thấy quá ngột ngạt và đã tìm đến 1 giải pháp điên rồ, đó là cặp kè với Hắc thần, nhưng không cho cha mẹ biết. Mà chỉ cố tình cho Thủy thần thấy cận cảnh sự nồng nàn của 2 người, khiến Thủy thần uất trào máu mắt. Chỉ mới đây thôi mà người con gái tưởng như thanh bạch tựa Tiểu Long Nữ của Dương Quá mà đã hóa ra 1 ả gái lẳng lơ, vừa dứt tình này đã chạy òa đến tình khác.

Từ đây là cuộc hành trình tàn phá thân thể, hủy hoại tương lai của Thủy thần, gia đình Thủy thần trong thời gian này cũng gặp nhiều chuyện đau buồn, vì vậy thêm 1 nỗi đau buồn nữa cũng không phải là vấn đề với 1 gia đình hoàn cảnh.

Công chúa cũng từ đây vui vầy với đàn ông kiểu uống nước miễn phí, gia đình Công chúa cũng không còn hòa khí như xưa. Ông Hùng bà Vương tưởng rằng từ đây con gái mình sẽ tìm được nơi xứng đáng hơn. Nhưng không ai ngờ rằng tuổi 30 của Công chúa đã qua mà nàng vẫn chẳng cưới ai, ông Hùng bà Vương cũng nhiều lần tính chuyện cưới hỏi nhưng Công chúa vẫn gạt đi. Tồi tệ hơn nữa là Hoàng tử, em trai Công chúa cũng đã 30 tuổi mà chưa lập gia đình, chứng kiến chị gái mình bị áp đặt trong hôn sự, Hoàng tử cũng thấy sợ hãi khi nghĩ về hôn nhân. Hoàng cung thật nhỏ bé, cưới hỏi rồi thì sẽ ở đâu trong Hoàng cung này? rồi người con gái đó sẽ được cha mẹ nghĩ gì, cư sử ra sao? .v.v.... Hoàng tử không dám nghĩ tiếp nữa.

Thủy thần ăn chơi, thác loạn, hủy hoại bản thân nhưng với bản lĩnh được tôi rèn từ nhỏ, sau nhiều năm đáng quên lãng, Thủy thần lấy lại bình tĩnh, tìm lại con đường đi, 1 con đường vinh quang cho bản thân, thầm thề rằng có ngày gặp lại Họ sẽ phải hổ thẹn vì đã khinh miệt mình. Thủy thần đã sốc lại tinh thần, lao động, học tập và ngày Thủy thần gặp 1 Tiểu Long Nữ của đời mình cũng đến, Tiểu Long Nữ rất yêu rất mến mộ những gì mà Thủy thần đã trải qua trong cuộc sống, luôn cổ vũ, động viên Thủy thần, ánh mắt không dời khỏi đôi mắt của Thủy thần và hứa rằng sẽ làm đôi mắt buồn ấy sẽ không còn buồn đau nữa. Họ cưới nhau trong sự chủ động hoàn toàn của Tiêu Long Nữ và sự bị động đến đáng yêu của Thủy Thần. Họ sống với nhau rất hạnh phúc, sinh ra 2 đứa bé trai bụ bẫm, kháu khỉnh, dễ thương.

Tuy có cuộc sống rất hạnh phúc, nhưng gia đình Thủy thần vẫn chưa khá giả. Chẳng vì thế mà Thủy thần quên đi Công chúa. Trước kia, Thủy thần căm hận Công chúa tham tiền tài mà phụ nghĩa tình lang. Thì nay, Thủy thần đã không còn căm hận Công chúa nữa, biết Công chúa vẫn chẳng chịu lấy ai, tuổi 40 sắp tới nơi rồi, nếu không sớm lấy chồng thì khó mà nói chuyện con cái, Thủy thần đã có lần đánh tiếng và Công chúa đáp lại rằng chẳng thiết gì Hôn nhân, Thủy thần lại có lời cởi mở về việc hôn sự và con cái là tương lai của Công chúa, Thủy thần có hạnh phúc nên Thủy thần cũng muốn Công chúa có hạnh phúc.

Lần này, Công chúa suy nghĩ thực sự sâu sắc lời mà Thủy thần nói.

Không biết Công chúa có chịu lấy chồng không, nhưng rõ ràng ông Hùng bà Vương đã già mà con trai không chịu lấy vợ, con gái chẳng chịu lấy chồng. Đó là quả báo của ông bà Hùng Vương đã cấm cản quyết liệt chuyện tình của con gái mình. Các cụ ta đã có câu "Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên" và "Xưa kia ai cấm duyên bà, mà nay bà già bà cấm duyên tôi". Ông Hùng bà Vương đều là bậc vương giả, có học thức cao vậy mà suy nghĩ ngắn 1 chút, hậu quả dài bao Thu. Chẳng biết ông Hùng bà Vương sau khi đuổi cổ được Thủy thần rồi có biết chuyện quá khứ của Công chúa trước đó không, nếu biết thì ông bà Hùng Vương có kén cá chọn canh chê đũa vàng bị mốc nữa không. Nếu ông bà Hùng Vương nhìn thấy tương lai con Trai và con Gái mình ngày nay đứa ngoài 30 đứa sắp 40 tuổi mà vẫn chẳng chịu lập gia thất, còn Thủy thần là rể quý phương xa Đông Hải nhà Tiểu Long Nữ, thì ông bà sẽ nghĩ gì và làm gì trong quá khứ?

Nhưng rõ ràng hiện tại vẫn là hiện tại, họ đang mất dần tương lai làm ông bà của mình, làm con cái mình đang xa rời bến bờ hạnh phúc lứa đôi, làm con cái mình khó làm cha, làm mẹ. Họ đã quá nhẫn tâm nên giờ đang phải chịu quả báo. Dù rằng họ vẫn lên chùa khấn Phật, nhưng chẳng Trời - Phật nào tha thứ được cho họ, mà may ra các con họ có thể tha thứ cho họ, nhưng tiếc rằng, tôi đoán thế này, họ có thể khấn với Trời - Phật về tội lõi của mình, xin được tha thứ. Nhưng nói lời xin lỗi với con của mình, họ không làm nổi. Nếu họ làm được, tôi tin rằng số phận của họ sẽ đi theo chiều hướng tốt, Công chúa và Hoàng tử cũng sẽ lập gia đình, dù hạnh phúc hay không, cũng kỳ vọng họ sinh con để ông Hùng bà Vương có cháu bế, ông bà đang dần bước vào tuổi gần Đất xa Trời rồi.

Mong rằng qua câu chuyện này, các ông Hùng bà Vương nghĩ xa 1 chút, đừng cấm cản tình duyên đôi lứa, bởi tác hại của nó khá nguy hiểm. Tôi xin dẫn chứng thế này:

- Khi ông Hùng bà Vương ở tầm tuổi 25 lấy nhau và sinh con, 30 năm sau thì ông Hùng bà Vương khoảng 55 tuổi, con của ông bà khoảng 30 tuổi. Nếu con của ông bà lập gia đình thì ông bà vẫn rất khẻo mạnh để chăm cháu, còn con ông bà cũng rất xung mãn kiếm tiền nuôi con. Như vậy cháu của ông bà là sướng. 30 năm sau, ông bà ở tầm tuổi 85, tuổi này bệnh nhiều, chết lắm. Nếu có bảo hiểm thì còn đỡ, bằng không cũng tốn kém tiền bạc lắm thay, như vậy có Con có Cháu lo toan dù khỏi bệnh hay vào hòm gỗ cũng thấy thoải mái.

- Khi ông Hùng bà Vương ở tầm tuổi 25 lấy nhau và sinh con, 30 năm sau thì ông bà khoảng 55 tuổi, nhưng các con của ông bà đã 30 tuổi mà chẳng chịu lấy ai, tầm 40 tuổi thì họ mới lập gia đình và sinh con, con của họ thường không khỏe mạnh bằng con của các cặp vợ chồng trẻ tuổi hơn, như vậy là tốn kém tiền thuốc thang, bồi bổ. 30 năm sau, ông bà đã 95 tuổi khả năng có khi chết rồi, nhưng còn sống thì là gánh nặng cho con cái và cho bản thân khi thấy con mình 60-70 tuổi vẫn còn phải lao động kiếm tiền nuôi con. Nếu con khỏe mạnh không sao, nếu con ốm đau, chẳng phải làm ông bà thấy cháu khổ sở vì bệnh, hoặc còn đi học mà bố mẹ chúng, tức con mình vẫn lai lưng kiếm tiền. Chẳng phải là khổ quá hay sao.

Tội nghiệp này không phải do ông Hùng bà Vương gây ra thì ai gây ra?

Đó là tôi lấy ví dụ về sự hoàn hảo, chứ nếu vô phúc thì thực khôn lường lắm thay. Chi bằng đã đến ăn chay cửa Phật thì cũng nên tích đức ở đường ở chợ chứ không phải chỉ ở mỗi cửa Phật kia đâu.

Nguyện cầu rằng câu chuyện Hùng Vương kén rể sẽ mãi là chuyện cổ tích thời xưa.

Cũng mong các quý anh quý chị nhớ câu này "Con/Em/Cháu của Thầy, Anh/Chị/Em của bạn, Trai/Gái/Phụ nữ/Đàn ông cùng cơ quan" là tuyệt đối không được léng phéng còn chuyện yêu và cưới thì nên hết sức cân nhắc. Người cùng cơ quan thì có thể 1 trong 2 sẽ chuyển đơn vị công tác, nhưng em bạn và con Thầy thì chẳng đổi được đâu. Nếu có chuyện gì thì thực lòng mất nhiều hơn được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giết ngựa bạch, xẻ thịt trên hè phố

Một con ngựa bạch bị xẻ thịt bầy bán công khai giữa đường phố Hà Lội khiến nhiều người tham gia giao thông hiếu kỳ dừng lại… xem.

Con ngựa bạch nặng hơn 2 tạ bị thọc huyết, cắt đầu, xẻ thịt bầy bán trên hè phố Lê Duẩn (trước cửa số nhà 124 phố Lê Duẩn) sáng 1/3.Nhiều người đi đường thấy đám đông túm năm tụm ba đã dừng lại xem, sau khi biết là giết thịt ngựa bạch đã vào mua thịt mang về. Giá thịt bán tại chỗ là 200 nghìn/1kg.Đến 12h trưa cùng ngày, phần thịt con ngựa đã bán gần hết, phần xương được gia đình người giết mổ mang về nấu cao.<br style="line-height: 1.22em; ">Theo quy định của UBND Thành phố Hà Nội, địa điểm cơ sở giết mổ, sơ chế động vật được xây dựng phù hợp với quy hoạch của UBND các cấp, bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.Người trực tiếp giết mổ phải có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm, da liễu, có giấy khám sức khỏe định kỳ của cơ quan y tế tại địa phương…Nơi chế biến gia súc, gia cầm phải được đặt trong khu vực có đủ điều kiện bảo đảm VSATTP, phải được thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành bảo đảm yêu cầu vệ sinh.Ngoài ra, cơ sở chế biến phải thực hiện mọi biện pháp để thực phẩm không bị nhiễm bẩn, nhiễm mầm bệnh. Sử dụng dụng cụ, thiết bị bảo đảm vệ sinh an toàn không gây ô nhiễm thực phẩm…

Posted Image

Con ngựa bạch bị giết nặng hơn 2 tạ

Posted Image

Sau khi chặt bỏ đầu, chân, lột da, ngựa được xẻ thịt bán

Posted Image

Đầu ngựa được đặt cạnh tủ điện trên phố Lê Duẩn để người mua biết là ngựa bạch

Posted Image

200 ngàn/ kg thịt ngựa.

ìPosted Image

Khu vực giết mổ được trải bạt trên vỉa hè

Posted Image

Phụ nữ cũng tham gia giết mổ.

Posted Image

Tiết ngựa được nhiều người mua vì nghe nói chữa được bệnh đau đầu

Posted Image

Vòng trong vòng ngoài chờ mua thịt ngựa bạch

Posted Image

Nhiều người đi đường dừng lại xem cảnh giết mổ

Posted Image

Mất vệ sinh vì cảnh giết mổ diễn ra ngay trên hè phố Lê Duẩn.

========================

Cái "Nhân" của nghiệp lực như thế này dẫn đến những bệnh tật không tên không thuốc chữa là "Quả". Sự gieo mầm hành vi man rợ trước con mắt bàn dân thiên hạ cũng dẫn đên sự vô cảm trong hưởng thụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay