Thiên Luân

Vận Tốc Ánh Sáng Trong Không Gian Của Hố Đen

25 bài viết trong chủ đề này

Vận tốc ánh sáng trong không gian của Hố đen

Tác giả : Lê Văn Cường

Einstein nhà bác học lớn của thế kỷ 20 đã mở rộng tri thức của nhân loại khi ông đã chỉ rõ không gian và thời gian đều mang tính tương đối chứ không phải tuyệt đối không thay đổi như nhận thức khoa học trước đó, (thời khoa học nhận thức không gian và thời gian là tuyệt đối không đổi theo nhận thức của ông Newton).


Chúng ta hoàn toàn đồng ý với thuyết tương đối của Einstein về tính tương đối của không gian và thời gian. Theo đó, không gian và thời gian đã thay đổi co lại và dãn ra khi bị trường hấp dẫn mạnh bóp méo. Nghĩa là không gian và thời gian phụ thuộc vào trường hấp dẫn, trường hấp dẫn thay đổi thì không gian và thời gian cũng thay đổi. Nhưng chúng ta không thể đồng ý với Thuyết tương đối của Einstein với tiên đề thứ 2 nói rằng vận tốc ánh sáng là hằng số, tuyệt đối không thay đổi và bằng c=300.000km/s đúng ở mọi hệ quy chiếu quán tính.
Chứng cứ của việc này được chỉ ra như sau:
Như các nhà khoa học đã xác định: Lực hấp dẫn của Hố đen trong vũ trụ cực mạnh, nó đã bóp méo không gian và thời gian xung quanh Hố đen. Nếu hệ thống đo lường không gian của chúng ta được biểu thị bằng khoảng cách là 1 km (một kilomet) và thời gian trôi là t=1 s ( một giây), thì hệ thống đo lường tại không gian xung quanh Hố đen sẽ là km’=km.γ = 1 km.γ và thời gian trôi là t’= t.γ = 1 s.γ . (Trong đó γ được gọi là hệ số co dãn, γ > 1 . Để hiểu về hệ số co dãn γ , đề nghị xem phần Ý nghĩa thời gian, “Appendix, A: the meaning of time” , trong bài: “Light velocity changes as space and time change”, tại website: http://wbabin.net/feast/cuong27.pdf ).
Trong trường hợp của Hố đen, hệ số co dãn γ có thể đạt tới ∞ . Ví dụ: thời gian t’ trôi tại Hố đen chỉ có 1 s’ , ( một giây của Hố đen) có thể cũng tương ứng với thời gian t trôi một thế kỷ: (1.s.∞) tại trái đất, ( t’ = t.γ → 1.s’ = 1.s.∞ ). (Nôm na dễ hiểu theo nhận thức của dân gian về Đạo Phật, một ngày trên cõi Trời, cõi Thiên tương ứng bằng một trăm năm đã trôi ở trần thế).
Hiểu được sự tương đối của thời gian như vậy, bây giờ chúng ta xem xét cụ thể vận tốc ánh sáng khi nó di chuyển trong không gian của Hố đen. Để dễ hiểu đối với mọi người, chúng ta giả thiết những ví dụ thật đơn giản như sau :
Giả thiết tại không gian trống rỗng trong vũ trụ có 2 điểm A và B. Khoảng cách từ A tới B là AB=90.000.000 km . Tại điểm A là trái đất của chúng ta và tại điểm B là một hành tinh có khối lượng tương đương với khối lượng của trái đất. Nghĩa là trường hấp dẫn của hành tinh và của trái đất là như nhau. Do đó hệ thống đo lường không gian được biểu thị bằng km và thời gian biểu thị bằng s của hành tinh và trái đất cũng như nhau. Tại trái đất, bố trí một ngọn đèn pha chiếu tia sáng về phía hành tinh và một đồng hồ đo thời gian trôi khi tia sáng xuất phát tại điểm A (trái đất) di chuyển tới điểm B (hành tinh) rồi lại quay trở về điểm xuất phát A. Tại điểm B (hành tinh) đặt một tấm gương nhằm phản xạ tia sáng từ điểm A (trái đất) chiếu tới sao cho nó quay về đúng điểm A.
Chúng ta những người quan sát đứng trên trái đất bật đèn chiếu tia sáng tới điểm B (hành tinh), đồng thời dùng đồng hồ đo thời gian trôi khi tia sáng xuất phát từ A tới B và quay trở về A. (Xem minh họa tại Hình: 1).

Hình 1 :

Posted Image

Theo nguyên lý không đổi của vận tốc ánh sáng (c=300.000km/s), chúng ta dễ dàng tính toán thời gian trôi t khi tia sáng xuất phát từ A tới B và phản xạ quay về A trùng khớp với đồng hồ đo thời gian là:


Thời gian = 2.( AB / vận tốc ánh sáng)

t= 2. 90.000.000km /(300.000km/s) ﴿ = 600 s

Sự tính toán thời gian t= 600 s này trùng khớp với đồng hồ đo thời gian tại trái đất khi tia sáng xuất phát từ A tới B rồi lại phản xạ từ B quay về A là chuyện bình thường. Nhưng nếu giả thiết tại vị trí điểm B, (khoảng cách AB=90.000.000km không thay đổi), Hành tinh được thay thế bằng một Hố đen, thì thời gian t khi tia sáng xuất phát từ A di chuyển tới B rồi phản xạ về A sẽ không còn là t=600 s nữa. Bởi lẽ không gian và thời gian xung quanh Hố đen đã bị biến đổi do trường lực hấp dẫn mạnh của Hố đen. Hệ thống đo lường không gian và thời gian của Hố đen không phải là km và s nữa mà là km’= km.γ và s’=s.γ .
Theo tiên đề thứ nhất của Thuyết tương đối: “Dù là hệ quy chiếu đứng yên hay chuyển động thẳng đều thì mọi quy luật vật lý diễn ra tại các Hệ quy chiếu cũng đều như nhau”. Chúng ta thấy Hố đen đứng yên tại vị trí B, có thời gian và không gian biến đổi tương đương như một Hệ quy chiếu chuyển động thẳng đều cực nhanh gây ra hiệu ứng biến đổi không gian, thời gian quanh nó. Nghĩa là mọi quy luật vật lý và các phép tính toán tại Hố đen và tại trái đất đều như nhau. Ví dụ cách tính vận tốc tại Hố đen và tại trái đất đều là vận tốc=quãng đường /thời gian . Đồng thời tại Hố đen thì phải tính theo hệ thống đo lường của Hố đen. Do đó, với hệ thống đo lường không gian: km’=km.γ và thời gian s’=s.γ của Hố đen thì vận tốc ánh sáng tại không gian của Hố đen sẽ phải là c’=300.000 km.γ/s.γ mới đúng.
Nhưng với c’=300.000 km.γ /s.γ trong không gian của Hố đen và c=300.000 km/s trong không gian của trái đất, bất kỳ ai cũng đúng khi giản ước theo toán học những số hạng giống nhau là γ tại tử số và mẫu số để khẳng định c’= c .

c’=300.000km.γ/s.γ =c= 300.000km/s

Tính toán giản ước phương trình để c’= c như thế là đúng về toán học, nhưng trình độ nhận thức còn thấp vì chưa hiểu sâu về ý nghĩa vật lý và tính đồng dạng của vận tốc ánh sáng. Và nếu chưa hiểu sâu sự khác nhau giữa c’=300.000km.γ/s.γ và c=300.000km/s thì chính chúng ta tự phủ định mình, bởi lẽ :
Trước hết là có sự khập khiễng khi lấy hệ thống đo lường về vận tốc v=km/s tại trái đất để áp đặt vào hệ thống đo lường không gian: km.γ và thời gian: s.γ của Hố đen. Sau đó lại phủ định thời gian trôi t’ tại Hố đen là rất chậm so với thời gian trôi t tại trái đất mà trước đó đã công nhận. Vì với khoảng cách AB=90.000.000km , (trong đó AB = AI + IB ; AI=IB= 45.000.000km), và c’=c , người quan sát trên trái đất đúng khi tính toán thời gian trôi t khi tia sáng xuất phát từ A (trái đất) tới B (Hố đen) rồi phản xạ quay về A như sau:

t = 2.( AI/c + IB/c’ )

t = 2.45.000.000km/(300.000km/s) + 45.000.000km/(300.000km/s)﴿ = 600 s
Thời gian trôi t=600 s khi tia sáng di chuyển từ A tới B và phản xạ từ B về A trong trường hợp này, ( Hành tinh được thay thế bằng Hố đen), và trường hợp trước (Hành tinh tại điểm B) là như nhau. Nghĩa là thời gian trôi tại Hố đen bằng với thời gian trôi tại trái đất ? Từ nay trở đi, khoa học sẽ không có quyền phán xét thời gian trôi tại Hố đen là rất chậm so với thời gian trôi tại trái đất nữa. Mặc nhiên lý thuyết về không gian và thời gian chỉ là tương đối trong Thuyết tương đối sẽ không đúng. ( Dẫn đến những gì ông Hawking, nhà khoa học vật lý người Anh viết trong cuốn Lược sử thời gianThuyết tương đối của Einstein về tính tương đối của thời gian, không gian là nhầm lẫn, nói chơi cho vui).
Nhưng, thực tế các nhà khoa học vật lý nghiêm túc trên thế giới đã luôn luôn kiểm chứng và xác định: Thời gian trôi tại các Hố đen là rất chậm và thời gian dãn ra theo công thức t’=t .γ trong Thuyết tương đối của Einstein là đúng. Chúng ta không tin vào các nhà khoa học thì tin vào ai ? Nếu tin vào việc không gian, thời gian chỉ là tương đối, công thức t’=t.γ là đúng thì buộc lòng chúng ta phải chấp nhận một sự thực “trái” với toán học và nhận thức c=constant đã ăn sâu vào tiềm thức là:
c’=300.000kmγ/s.γ ≠ c=300.000km/s

Những người quan sát trên trái đất thấy và đo được vận tốc ánh sáng tại trái đất là c=300.000km/s , đó là sự thực. Những người quan sát (giả thiết có thể có) trên Hố đen cũng thấy và đo được vận tốc ánh sáng tại Hố đen là c’=300.000km.γ/s.γ theo không gian: km.γ và thời gian: s.γ của họ, đó cũng là sự thực. Nhưng c’≠ c , do đó vận tốc ánh sáng c’ trong không gian của Hố đen chỉ đồng dạng chứ không bằng nhau với vận tốc ánh sáng c trong không gian của trái đất. Vì c’≠ c , dĩ nhiên c không phải là hằng số không thay đổi. Cuộc tranh cãi về vận tốc ánh sáng c có là hằng số, tuyệt đối không thay đổi hay không ? có thể sẽ còn kéo dài, nhưng cuối cùng chân lý: c≠constant sẽ thắng. Và trước mắt chúng ta đã thấy có sự mâu thuẫn cực đơn giản về tính tương đối của không gian, thời gian và giữa tiên đề thứ 1 và tiên đề thứ 2 trong Thuyết tương đối.
Với c’=300.000km.γ/s.γ , người quan sát trên trái đất có thể vẫn còn bảo thủ, cố bảo vệ nhận thức “pha học” đã ăn sâu trong tiềm thức của mình rằng: Thời gian trôi t’=t.γ vẫn đúng và c’ vẫn bằng c=300.000km/s, nhưng tia sáng di chuyển vòng vèo, uốn lượn trên khoảng cách từ I tới B như mô tả tại Hình: 2 :

Hình 2:

Posted Image

Tia sáng sẽ không thể đi vòng vèo, uốn lượn trong không gian của Hố đen từ I tới B như vậy được. Vì rằng vận tốc ánh sáng là một vectơ chuyển động có hướng, tia sáng chỉ có thể chuyển động theo hướng thẳng trong không gian nếu không gặp chướng ngại vật nào làm đổi hướng. Hơn nữa, vào không gian có chứa trường hấp dẫn của Hố đen, lực hấp dẫn cực mạnh sẽ bắt buộc tia sáng phải di chuyển theo đường thẳng hướng vào tâm của Hố đen.
Tiếp tục giả định khi tia sáng xuất phát từ trái đất (điểm A) di chuyển tới Hố đen (điểm B), tại tâm Hố đen vẫn đặt một tấm gương để phản xạ tia sáng quay về điểm A. Trên khoảng cách AB, chiều dài AI=45.000.000km thuộc không gian của trái đất và IB=45.000.000km thuộc không gian của Hố đen. Đối với người quan sát trên trái đất, sự thực họ chỉ quan sát thấy khoảng cách IB=45.000.000km theo hệ thống đo lường không gian của trái đất. Nhưng khoảng cách IB=45.000.000km này lại tương đương với khoảng cách IB=45.000.000km.γ đối với người quan sát tại Hố đen. Đồng thời theo tiên đề thứ 1 của Thuyết tương đối, những yếu tố vật lý thuộc không gian Hố đen phải tính toán theo hệ thống đo lường của Hố đen. Do vậy, chúng ta, những người quan sát trên trái đất hoàn toàn đúng đắn khi tính toán thời gian khi tia sáng xuất phát từ A, (trái đất) di chuyển tới B, (Hố đen) rồi phản xạ quay trở lại A theo đường thẳng AB với (AB=AI + IB ; AI=45.000.000km và IB=45.000.000km.γ ) như sau:

t =2.(AI/c + IB/c’)
t = 2. 45.000.000km/(300.000km/s) + 45.000.000km.γ /(300.000km.γ/s.γ)﴿

= 2.( 150 s + 150 s.γ)

Thời gian khi tia sáng chuyển động trong không gian của Hố đen, từ điểm I đến B,

t’=150 s.γ .

Vậy đối với chúng ta, những người quan sát trên trái đất, vận tốc ánh sáng khi nó di chuyển trong không gian của Hố đen từ I tới B theo đường thẳng là bao nhiêu ?
Từ kết quả thời gian khi ánh sáng di chuyển trong không gian của Hố đen từ I tới B là t’=150 s.γ và thực tế người quan sát trên trái đất chỉ quan sát thấy khoảng cách IB=45.000.000km , (IB=45.000.000km tương đương với IB=45.000.000km.γ đã bị co lại), nên đối với chúng ta, những người quan sát trên trái đất, ánh sáng di chuyển trong không gian của Hố đen theo đường thẳng với vận tốc là:

c’= IB/t’ = 45.000.000km /150 s.γ = 300.000km /s.γ
Chúng ta, những người quan sát trên trái đất nhận thấy nếu γ tiến tới ∞ , lúc đó vận tốc ánh sáng chuyển động trong không gian của Hố đen là rất chậm, gần như không chuyển động khi γ = ∞ . (Xem minh họa tại Hình: 3 ). Điều này tương ứng như thời gian một cái chớp mắt của người sống tại Hố đen bằng thời gian một thế kỷ đã trôi đối với người sống tại trái đất. Theo thí dụ tính toán trên, nếu người trên trái đất bật đèn chiếu tia sáng từ A tới B , (Hố đen) rồi bấm đồng hồ đo thời gian đợi tia sáng tới tấm gương đặt tại B, (Hố đen) phản xạ về trái đất, (điểm xuất phát A), thì thời gian t=600s là vô nghĩa. Có đợi vài thế kỷ cũng chưa chắc tia sáng đã quay về để kết thúc việc thí nghiệm đo thời gian.
Trước đây, tôi đã từng nói Đức Phật là nhà khoa học lỗi lạc đã biết thời gian chỉ là tương đối trước Einstein tới hơn 2.400 năm là đúng. Vì Ngài đã so sánh hình tượng hoá sự tương đối của thời gian qua các cảnh giới cung trời Đạo lợi, cõi Thiên và cõi trần gian mà ta đang sống...trong các kinh sách Phật phù hợp với Thuyết tương đối của Einstein. Có lẽ Einstein cũng hiểu sự phát hiện khoa học của Đức Phật nên đã phát biểu: “Khoa học thiếu Tôn giáo thì khập khiễng, Tôn giáo thiếu Khoa học thì mù loà”. Nhưng vì trình độ phát triển trí tuệ đương thời của đa số chưa cao, chưa đủ tầm để hiểu nên Einstein cứ tạm đặt tiên đề thứ 2 : vận tốc ánh sáng là hằng số không đổi... để đến khi trí tuệ của các thế hệ sau phát triển thích hợp, tự họ sẽ điều chỉnh.

Hình 3

Posted Image


Hoặc chúng ta có thể minh họa vận tốc ánh sáng chuyển động trong không gian của Hố đen đối với sự quan sát của những người quan sát ở tại trái đất bằng đồ thị vận tốc tại Hình: 4 .


Hình 4

Posted Image


Tia sáng c’ di chuyển trong không gian của Hố đen là rất chậm so với tia sáng c di chuyển trong không gian của trái đất, vậy vật chất chuyển động trong không gian của Hố đen với vận tốc như thế nào đối với sự quan sát của người trên trái đất ?
Giả sử có một vật thể chuyển động trong không gian của trái đất với vận tốc v=10km/s , sau đó nó rơi vào không gian của Hố đen. Như trường hợp vận tốc của ánh sáng, vật thể đó có vận tốc là v’= 10km.γ/s.γ đối với sự quan sát của người quan sát tại Hố đen khi họ đo theo hệ thống đo không gian: km.γ và thời gian: s.γ của họ. Và người quan sát trên trái đất không nhìn thấy không gian: km.γ theo hệ thống đo của Hố đen vì nó đã bị co lại, thực tế họ trông thấy nó chỉ tương đương với không gian: km theo hệ thống đo của trái đất. Thời gian dãn ra cũng không trực tiếp đo được chỉ biết là tại không gian Hố đen đó nó đã bị dãn ra theo công thức t’=t.γ . Do đó đối với người quan sát trên trái đất, vận tốc của vật thể khi nó rơi vào không gian của Hố đen dường như bị chậm lại, chỉ còn là v=km/s.γ . Vật thể rơi vào không gian của Hố đen cũng chỉ theo đường thẳng hướng vào tâm của Hố đen, bởi lực hấp dẫn của Hố đen rất mạnh không cho phép nó chuyển động uốn lượn rích rắc. Điều này càng chứng minh, ánh sáng là những hạt photon thì chúng không thể uốn lượn vòng vèo như mô tả tại Hình: 2 .
Điều cần biết thêm là trường hấp dẫn của Hố đen cực mạnh, bất kể vật chất nào rơi vào không gian của Hố đen đều bị bóp méo, nát vụn và chuyển hoá thành năng lượng và các siêu hạt cơ bản. Thậm chí sau đó năng lượng và các siêu hạt cơ bản cũng chuyển hoá thành các dạng siêu năng lượng theo công thức E = m.c2 của Einstein.
Tóm lại, vật thể vật chất rơi vào không gian của Hố đen với vận tốc cực chậm, đến gần tâm của Hố đen thì dừng lại, lúc đó nó đã chuyển hoá hoàn toàn thành các siêu năng lượng. Theo nhận thức thông thường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nếu coi các dạng siêu năng lượng mắt không nhìn thấy, tay không sờ được không phải là vật chất, thì sẽ không có bất kỳ dạng vật chất nào trong Hố đen Vũ trụ.

Kết luận
Qua mô tả khái quát sự chuyển động của ánh sáng với vận tốc rất chậm trong không gian và thời gian của Hố đen vũ trụ, thấy nổi bật vấn đề:
Nếu chúng ta chấp nhận tính tương đối của không gian và thời gian thể hiện bằng sự phán xét thời gian trôi tại Hố đen là cực chậm, thậm chí ngừng trôi, thì cũng phải chấp nhận vận tốc ánh sáng cũng mang tính tương đối, nó không phải là hằng số tuyêt đối không thay đổi và bằng c=300.000 km/s đúng ở mọi hệ quy chiếu quán tính đối với sự quan sát của chúng ta. Chấp nhận điều này, trí tuệ chúng ta có thể sẽ còn có khả năng hiểu sâu hơn về bản chất thật của không gian và thời gian cũng như bản chất của Vũ trụ. Nếu không chấp nhận và vẫn cứ cố chấp có niềm tin vào c=constant, thì đồng nghĩa với việc khoa học tự phủ định chính mình khi công bố thời gian trôi tại Hố đen là vô cùng chậm. Và sự phát hiện ra tính tương đối của không gian, thời gian trong Thuyết tương đối biến thành trò hề, khoa học trở thành “pha học”.
Thực tế, Thuyết tương đối của Einstein vẫn đúng khi nó đã chỉ ra tính tương đối của không gian và thời gian. Đáng tiếc là Thuyết tương đối còn bị hạn chế, sai lầm khi đã xác định vận tốc ánh sáng là hằng số, tuyệt đối không thay đổi. Thực chất, vận tốc ánh sáng chỉ là hằng số, tuyệt đối không thay đổi khi không gian và thời gian cũng là hằng số, tuyệt đối không thay đổi. Nếu không gian và thời gian thay đổi thì vận tốc ánh sáng cũng phải thay đổi theo để đảm bảo không mâu thuẫn giữa tiên đề thứ 1 và thứ 2 trong chính Thuyết tương đối, cũng như không phủ định tại Hố đen trong vũ trụ thời gian trôi là rất chậm đã được khoa học hiện đại khẳng định.

Hà Nội, ngày 27/3/2001.


Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Lê văn Cường thân mến!

Anh cho hỏi, anh biết có bao nhiêu người ủng hộ lý thuyết của anh ?

Nếu đã có N người thì mong anh ghi nhận tôi là người thứ N+1! mặc dù phương pháp luận của tôi không giống của anh nhưng ra cùng một kết quả.

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi Thời gian Không gian không phải là Vật chất, do vậy không có thuộc tính.

Cho nên, chúng ta chỉ gán thuộc tính vật chất cho nó hoặc dùng nó làm bài toán chuyển đổi ngược lại sau khi gán mà thôi.

Thân.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi Thời gian Không gian không phải là Vật chất, do vậy không có thuộc tính.

Cho nên, chúng ta chỉ gán thuộc tính vật chất cho nó hoặc dùng nó làm bài toán chuyển đổi ngược lại sau khi gán mà thôi.

Thân.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Không gian, Thời gian là thuộc tính của vật chất chứ không phải ngược lại. Học thuyết ADNH không coi không thời gian vốn có và độc lập, hay không có không thời gian tuyệt đối tách rời vật chất. Ở đâu không có vật chất và các tương tác của nó thì cũng không có không thời gian. Không thời gian chỉ có nghĩa khi gắn với vật chất mà nó thể hiện. Nói thuộc tính của không thời gian là nói thuộc tính của vật chất mà nó thể hiện.

Ví dụ nói phương Bắc hành Thủy là nói thuộc tính trường khí âm dương ở phương Bắc thuộc hành Thủy chứ không phải bản thân phương Bắc theo nghĩa không gian là hành Thủy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không gian, Thời gian là thuộc tính của vật chất chứ không phải ngược lại. Học thuyết ADNH không coi không thời gian vốn có và độc lập, hay không có không thời gian tuyệt đối tách rời vật chất. Ở đâu không có vật chất và các tương tác của nó thì cũng không có không thời gian. Không thời gian chỉ có nghĩa khi gắn với vật chất mà nó thể hiện. Nói thuộc tính của không thời gian là nói thuộc tính của vật chất mà nó thể hiện.

Ví dụ nói phương Bắc hành Thủy là nói thuộc tính trường khí âm dương ở phương Bắc thuộc hành Thủy chứ không phải bản thân phương Bắc theo nghĩa không gian là hành Thủy.

Theo tôi, không gian và thời gian là những khái niệm trừu tượng, mang tính lý thuyết đầu tiên của con người trong lịch sử đi tìm chân lý, để miêu tả vật chất và sự vận động của nó. Bản chất nó không mang tính vật chất.

Nếu không gian/ thời gian mang tính vật chất thì tự thân nó phải tương tác với vật chất. Bởi vậy, khái niệm "Không gian cong" của Eistein là một khái niệm sai, hoặc người dịch sử dụng khái niệm"không gian" trong tiếng Việt trong thuật ngữ "không gian cong" sai.

Có lẽ đã đến lúc ngay cả các nhà khoa học phải ngồi lại với nhau để để thống nhất khái niệm, ngay cả với khái niệm "khoa học" là gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bởi vậy, khái niệm "Không gian cong" của Eistein là một khái niệm sai, hoặc người dịch sử dụng khái niệm"không gian" trong tiếng Việt trong thuật ngữ "không gian cong" sai.

Có lẽ đã đến lúc ngay cả các nhà khoa học phải ngồi lại với nhau để để thống nhất khái niệm, ngay cả với khái niệm "khoa học" là gì?

Người ta nói không gian cong là bởi vì khi biểu diễn, mô tả nó bằng toán học thấy giống như những đối tượng cong vốn là những khái niệm đã có từ trước trong toán học. Chứ không nên hiểu không gian như cành cây bị cong. Về mặt bản chất, chỉ là không thời gian có độ co dãn khác nhau ở những vị trí khác nhau do có sự hiện diện của khối lượng mà thôi.

Những khái niệm như " mang tính vật chất", " thuộc tính vật chất" phải làm rõ thì mới bàn được. Chưa chắc mọi người có cách hiểu giống nhau về những khái niệm đó.

Kính anh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi, không gian và thời gian là những khái niệm trừu tượng, mang tính lý thuyết đầu tiên của con người trong lịch sử đi tìm chân lý, để miêu tả vật chất và sự vận động của nó. Bản chất nó không mang tính vật chất.

Nếu không gian/ thời gian mang tính vật chất thì tự thân nó phải tương tác với vật chất. Bởi vậy, khái niệm "Không gian cong" của Eistein là một khái niệm sai, hoặc người dịch sử dụng khái niệm"không gian" trong tiếng Việt trong thuật ngữ "không gian cong" sai.

Có lẽ đã đến lúc ngay cả các nhà khoa học phải ngồi lại với nhau để để thống nhất khái niệm, ngay cả với khái niệm "khoa học" là gì?

Thưa sư phụ và chú Vô Trước,

Con thấy, Không thời gian chỉ là cái cảm nhận, cái quan niệm của đối tượng nhận biết (con người) đối với sự vận động và tương tác của vật chất. Từ vô thủy đến vô chung (tạm gọi vậy), dù có gì thay đổi theo cảm nhận của con người, thì cơ bản là các hạt, các nguyên tử vẫn đều đang quay, các điện tử vẫn quay quanh hạt nhân 1 cách đều đặn theo những quy luật vật lý. Mà vạn vật thì đều được cấu tạo từ những loại hạt cơ bản này (tạm gọi là hạt cơ bản). Do đó bản thân chúng không tự ý thức được sự quay của chúng, trong khi sự quay của chúng đang tạo ra vô hình vạn trạng các tương tác và hình dáng khác nhau trong cái vũ trụ này (vạn vật) để mà tự đó vạn vật nhìn lại mà rồi có cảm nhận về không gian, thời gian. 2 khái niệm này chỉ là ảo tưởng.

Như Newston nói "Khi vật chất biến mất thì không gian biến mất nhưng thòi gian vẫn con", nhưng Einstein đã nói: "khi vật chất biến mất thì không thời gian cũng biến mất" (Trích "Cái vô hạn trong lòng bàn tay - Trịnh Xuân Thuận")

Sư phụ và chú Vô Trước cho ý kiến. Chúc chú Vô Trước nhiều thuận lợi và sớm xuất bản được công trình của chú !

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người ta nói không gian cong là bởi vì khi biểu diễn, mô tả nó bằng toán học thấy giống như những đối tượng cong vốn là những khái niệm đã có từ trước trong toán học. Chứ không nên hiểu không gian như cành cây bị cong. Về mặt bản chất, chỉ là không thời gian có độ co dãn khác nhau ở những vị trí khác nhau do có sự hiện diện của khối lượng mà thôi.

Những khái niệm như " mang tính vật chất", " thuộc tính vật chất" phải làm rõ thì mới bàn được. Chưa chắc mọi người có cách hiểu giống nhau về những khái niệm đó.

Thực ra mọi định nghĩa hoàn toàn rõ ràng ngoại trừ các vấn đề khoa học chưa khám phá ra. Nhận định của tác giả Thiên Sứ về không thời gian, theo HoangNT là hoàn toàn chính xác.

Tuy nhiên tại sao có sự nhầm lẫn trên là vì chúng ta đã dùng không thời gian đặc trưng cho sự vận động của vật chất có QUY LUẬT nên khi xem xét chúng, ta có thể suy ra "tiên tri về sự vận động và tương tác của vật chất" từ không thời gian đã xác định.

Do vậy, không thời gian co giãn hàm ý có sự SO SÁNH sự vận động vật chất có thay đổi theo KHÔNG THỜI GIAN. Vì vậy, dễ dàng chỉ ra sự mâu thuẫn trong bài toán khoa học trên.

Ví dụ: ta không thể "mãi mãi tuổi 20" ngoại trừ "Bản thể".

Kính

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuy nhiên tại sao có sự nhầm lẫn trên

Chẳng có sự nhầm lẫn nào ở đây cả! Chỉ là không hiểu ý nhau trong diễn đạt mà thôi.

Nếu cùng được đào tạo trong một hệ thống như nhau thì tự khắc hiểu đúng ý nhau thôi. Khoa học về đại thể vẫn đúng với thực tế khách quan về những nguyên lý mà nó phát biểu, chỉ có một số vấn đề cần xét kỹ hơn về cách hiểu và phạm vi xác định mà thôi.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người ta nói không gian cong là bởi vì khi biểu diễn, mô tả nó bằng toán học thấy giống như những đối tượng cong vốn là những khái niệm đã có từ trước trong toán học. Chứ không nên hiểu không gian như cành cây bị cong. Về mặt bản chất, chỉ là không thời gian có độ co dãn khác nhau ở những vị trí khác nhau do có sự hiện diện của khối lượng mà thôi.

Những khái niệm như " mang tính vật chất", " thuộc tính vật chất" phải làm rõ thì mới bàn được. Chưa chắc mọi người có cách hiểu giống nhau về những khái niệm đó.

Kính anh!

Khái niệm "Thuộc tính vật chất" là những dạng tồn tại chưa xác định, nhưng người ta cảm nhận được nó, biết được nó bởi những gì nó thể hiện giống như những dạng tồn tại của vật chất đã nhận thức được - theo tôi hiểu thì gọi những hiện tượng trên là "thuộc tính vật chất".

Nếu quả thực khái niệm "không/ thời gian cong" như anh Votruoc miêu tả thì hoặc Einstein sai; hoặc người dịch - do muốn dịch thoát ý ra bản văn tiếng Việt khiến người ta - hoặc ít nhất là cá nhân tôi - hiểu lẩm ý của ông ta. Nhưng tôi chỉ dừng lại ở danh từ miêu tả. Không nói bản chất sự việc sai.

Tuy nhiên tôi cho rằng: Einstein hoàn toàn đúng khi cho rằng:

"khi vật chất biến mất thì không thời gian cũng biến mất" (Trích "Cái vô hạn trong lòng bàn tay - Trịnh Xuân Thuận")

Đấy chính là điều kiện để tốc độ vũ trụ bằng /0/ tuyệt đối. Và nếu quả thật ông Einstein xác định rằng "Tốc độ ánh sáng là tốc độ giới hạn của vũ trụ" thì luận điểm này của ông mâu thuẫn với luận điểm trên.

Tại sao lại như vậy: Bởi vì khi không thời gian có giới hạn thì bản thế cấu trúc vật chất cũng có giới hạn - tức là tính tương quan không/ thời gian của vật chất. Do đó khi "Vật chất biến mất" thì không thời gian chính là /0/ tuyệt đối.

Như vậy, nếu mệnh đề của ông Einstein "khi vật chất biến mất thì không thời gian cũng biến mất" được coi là đúng thì đấy chính là tiền đề xác định điểm khởi nguyên của vũ trụ theo Lý học ở giây "0" - chính là Thái Cực.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Einstein xác định rằng "Tốc độ ánh sáng là tốc độ giới hạn của vũ trụ"

Em cho rằng câu này không sát nghĩa với cái mà Einstein muốn nói. Ông ta có lẽ chỉ muốn nói rằng tốc độ ánh sáng chỉ là tốc độ tới hạn của những hạt vật chất có khối lượng mà thôi. Về điểm này, nếu như thế, thì em cho rằng ông ta đúng. Nhưng Vũ trụ không chỉ có những hạt vật chất có khối lượng mà có thể còn nhiều thứ khác nữa, và tốc độ của chúng không bị giới hạn bởi tốc độ ánh sáng c.

Nếu anh quan niệm " có thuộc tính vật chất" là như thế, tuy rằng cũng còn rất khó minh định bởi còn phụ thuộc sự cảm nhận (cảm giác), thì em cũng cho rằng, không thời gian không có "thuộc tính vật chất".

Em cho rằng, Không thời gian là một mặt không thể tách rời của vật chất, nó thể hiện một phần thuộc tính cơ bản của vật chất là vận động, biến đổi. Không thể có không thời gian tách rời vật chất và ngược lại, cũng không thể có vật chất tách rời không thời gian.

Khi không thời gian biến mất hay vật chất biến mất, và hệ quả là năng lượng cũng biến mất thì đương nhiên, Thực tại trở về Thái cực, hay nói như cách diễn đạt của anh "chính là /0/ tuyệt đối. Vậy, ngày nay, khi đã có vật chất, không thời gian thì rõ ràng cái "/0/ tuyệt đối" kia cũng không còn, hay mất đi. Đó là lý do em cho rằng khi Vũ trụ hình thành thì Thái cực (một trạng thái của Thực tại khi âm dương, hay Vật chất, chưa được sinh ra) mất đi, nhưng Bản thể của nó là Đạo (Bản thể của Thực tại) vẫn hiện diện vì Thực tại vẫn hiện diện.

Ở đây ta cũng thấy rằng, năng lượng, cùng với Vật chất được sinh ra từ khởi nguyên Vũ trụ là Thái cực. Nói cách khác, đây là sự vi phạm định luật bảo toàn năng lượng nếu công nhận khởi nguyên của Vũ trụ là Thái Cực!!!

Em đã suy nghĩ nhiều về vấn đề này và thấy được giới hạn của định luật bảo toàn năng lượng.

Kính anh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em cho rằng câu này không sát nghĩa với cái mà Einstein muốn nói. Ông ta có lẽ chỉ muốn nói rằng tốc độ ánh sáng chỉ là tốc độ tới hạn của những hạt vật chất có khối lượng mà thôi. Về điểm này, nếu như thế, thì em cho rằng ông ta đúng.

Nếu vậy thì Esintein đúng và không mâu thuẫn với mệnh đề "khi vật chất biến mất thì không thời gian cũng biến mất". Vậy thì phải nói rõ là - Đại ý là:

"Tốc độ ánh sáng là hằng số của cấu trúc có giới hạn của vật chất. Dạng hạt chẳng hạn. Nếu vượt ra ngoài cấu trúc đó thì tốc độ sẽ khác".

Bản thân tôi vẫn coi không thời gian là khái niệm lý thuyết do con người quan sát sự vận động của vật chất và tạo ra. Nhưng vì chúng ta và bao thế hệ sinh ra và lớn lên trên trái đất này đã hội nhập với khái niệm nay ngay từ nhận thức đầu tiên liên quan, nên hiểu nhầm mà thôi.

Không sao, Votruoc cứ giữ luận điểm của mình.

Lý học Đông phương đã tìm hiểu đến một cấu trúc khác của vật chất: "Khí", trên khí là "Thần". Còn dạng hạt trong vật lý hiện đại - có thể, có thể thôi nha - tương đương với khái niệm "tinh" trong lý học. Cá nhân tôi thấy siêu đẳng! Gọi "hồn" đã là hiện tượng huyền bí chưa giải thích được. Nhưng "Hồn" cũng chỉ có sau Thần: "Thần hồn nát Thần tính".Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi không thời gian biến mất hay vật chất biến mất, và hệ quả là năng lượng cũng biến mất thì đương nhiên, Thực tại trở về Thái cực, hay nói như cách diễn đạt của anh "chính là /0/ tuyệt đối. Vậy, ngày nay, khi đã có vật chất, không thời gian thì rõ ràng cái "/0/ tuyệt đối" kia cũng không còn, hay mất đi. Đó là lý do em cho rằng khi Vũ trụ hình thành thì Thái cực (một trạng thái của Thực tại khi âm dương, hay Vật chất, chưa được sinh ra) mất đi, nhưng Bản thể của nó là Đạo (Bản thể của Thực tại) vẫn hiện diện vì Thực tại vẫn hiện diện.

Hình như Thái cực là định nghĩa nhằm xác định khởi thủy của vũ trụ sau khi ta nhận biết được tính quy luật vận động của vũ trụ. Thái cực cũng bao hàm sự khởi thủy của một sự vật hiện tượng nào đấy trong vũ trụ khi đột nhiên xuất hiện.

Vậy khi nói có Thái cực thì tất sẽ có thuộc tính: không thời gian và vật chất.

Nếu ta định vị Thái cực ở nghĩa đen của sự bắt đầu vũ trụ ở các trạng thái "0" không thời gian, vật chất sẽ phải đi tiếp con đường giữa cái CÓ và KHÔNG.

Như vật, định nghĩa Thái cực cùng các định nghĩa khác trong thuyết âm dương ngũ hành nhằm xác định sự vận động vụ trụ theo những nguyên lý cụ thể hay vũ trụ tự thân tồn tại và vận động có quy luật.

Nếu xem toàn thể vũ trụ là duy nhất và chỉ gồm 2 khối khí âm dương vận động và xét vĩ mô của tất cả sự vật hiện trong khối khí này thì rõ ràng: Thái cực là "Cái gì đấy" đang điều khiển toàn bộ vũ trụ này vận động theo quy luật tức nó có có khả năng tự điều chỉnh chính nó và tương tác với sự thay đổi của sự vật hiện tượng để vẫn duy trì sự vận động theo quy luật.

Đưa về định nghĩa Thái cực = Đạo (Bản Thể): hệ quả Đạo tồn tại trong tất cả sự vật hiện tượng và tự giả thuyết trên thì Đạo chỉ bao gồm 1 dạng khí âm dương chung nhất. Tuy nhiên như lý luận trong mục Tâm vũ trụ thì dự kiến là một khối có tỷ trọng vô cùng, vậy phải chăng khí âm dương được phóng phát và thu tàng từ tâm vũ trụ tới mọi sự vật hiện tượng.

Vậy thì Thái cực:

- bao hàm sự bắt đầu của vũ trụ và sự vật hiện tượng.

- là cái có trong mọi sự vật hiện tượng.

- là cái tự thân nó điều chỉnh để nhằm điều khiển vũ trụ và sự vật hiện tượng vận động theo quy luật (có thể xem là tuyệt đối).

- Nếu ta đưa về thuyết âm dương ngũ hành, có thể thấy Thái cực là âm dương Thổ vũ trụ.

- Vậy, con người có Thái cực thì đặc trưng của nó là gì??? để điều khiển con người.

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy giờ còn 1 mình bác Hoangnt độc đạo 1 mình trên con đường có chủ đề này....B)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vận tốc ánh sáng trong không gian của Hố đen

Tác giả : Lê Văn Cường

Kết luận

Qua mô tả khái quát sự chuyển động của ánh sáng với vận tốc rất chậm trong không gian và thời gian của Hố đen vũ trụ, thấy nổi bật vấn đề:

Nếu chúng ta chấp nhận tính tương đối của không gian và thời gian thể hiện bằng sự phán xét thời gian trôi tại Hố đen là cực chậm, thậm chí ngừng trôi, thì cũng phải chấp nhận vận tốc ánh sáng cũng mang tính tương đối, nó không phải là hằng số tuyêt đối không thay đổi và bằng c=300.000 km/s đúng ở mọi hệ quy chiếu quán tính đối với sự quan sát của chúng ta. Chấp nhận điều này, trí tuệ chúng ta có thể sẽ còn có khả năng hiểu sâu hơn về bản chất thật của không gian và thời gian cũng như bản chất của Vũ trụ. Nếu không chấp nhận và vẫn cứ cố chấp có niềm tin vào c=constant, thì đồng nghĩa với việc khoa học tự phủ định chính mình khi công bố thời gian trôi tại Hố đen là vô cùng chậm. Và sự phát hiện ra tính tương đối của không gian, thời gian trong Thuyết tương đối biến thành trò hề, khoa học trở thành “pha học”.

Thực tế, Thuyết tương đối của Einstein vẫn đúng khi nó đã chỉ ra tính tương đối của không gian và thời gian. Đáng tiếc là Thuyết tương đối còn bị hạn chế, sai lầm khi đã xác định vận tốc ánh sáng là hằng số, tuyệt đối không thay đổi. Thực chất, vận tốc ánh sáng chỉ là hằng số, tuyệt đối không thay đổi khi không gian và thời gian cũng là hằng số, tuyệt đối không thay đổi. Nếu không gian và thời gian thay đổi thì vận tốc ánh sáng cũng phải thay đổi theo để đảm bảo không mâu thuẫn giữa tiên đề thứ 1 và thứ 2 trong chính Thuyết tương đối, cũng như không phủ định tại Hố đen trong vũ trụ thời gian trôi là rất chậm đã được khoa học hiện đại khẳng định.

Hà Nội, ngày 27/3/2001.

Thực ra, kết luận đúng như sau: Tích số Vận tốc ánh sáng trong không gian với độ co không gian trên quĩ đạo của nó là hằng số: c.γ = 300.000km/s

Hệ số γ thể hiện ảnh hưởng của không thời gian tới tốc độ ánh sáng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra, kết luận đúng như sau: Tích số Vận tốc ánh sáng trong không gian với độ co không gian trên quĩ đạo của nó là hằng số: c.γ = 300.000km/s

Hệ số γ thể hiện ảnh hưởng của không thời gian tới tốc độ ánh sáng.

Hình như chưa đủ.

Hệ số γ còn phải được xác định từ các hệ số đặc trưng tính chất môi trường mà ánh sáng đi qua với kết quả tạo ra các "Độ co không thời gian" khác nhau.

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra, kết luận đúng như sau: Tích số Vận tốc ánh sáng trong không gian với độ co không gian trên quĩ đạo của nó là hằng số: c.γ = 300.000km/s

Hệ số γ thể hiện ảnh hưởng của không thời gian tới tốc độ ánh sáng.

Hình như chưa đủ.

Hệ số γ còn phải được xác định từ các hệ số đặc trưng tính chất môi trường mà ánh sáng đi qua với kết quả tạo ra các "Độ co không thời gian" khác nhau.

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Khi phát biểu bạn cần nghiên cứu kỹ vấn đề đã. Phải làm chủ hoàn toàn kiến thức đã tiếp thu, sau đó mới xem có vấn đề gì không. Nếu có mới tư duy và sáng tạo ra phương án giải quyết. Sự học gồm 3 bước lần lượt, không nhảy cóc được:

- Bước 1: Thuần túy tiếp thu kiến thức của người

- Bước 2: Hoàn toàn làm chủ kiến thức đã học

- Bước 3: Sáng tạo phát triển thêm.

Khi ấy phát biểu của mình mới có trọng lượng và đóng góp thêm vảo kiến thức chung.

Chứ phát biểu như thế này anh Thiên Sứ gọi là phát biểu "long phong" đấy. Không tin bạn hỏi anh ấy xem.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vận tốc ánh sáng trong không gian của Hố đen.

Hình như HoangNT đã giải phân tích bài này lâu rồi, do nhầm lẫn về mặt khái niệm không thời gian tương quan vật chất, từ đấy việc dùng các đồng hồ đo ở các vị trí trong thí nghiệm chỉ xác định sai số giữa các đồng hồ mà thôi.

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý học Đông phương đã tìm hiểu đến một cấu trúc khác của vật chất: "Khí", trên khí là "Thần". Còn dạng hạt trong vật lý hiện đại - có thể, có thể thôi nha - tương đương với khái niệm "tinh" trong lý học. Cá nhân tôi thấy siêu đẳng! Gọi "hồn" đã là hiện tượng huyền bí chưa giải thích được. Nhưng "Hồn" cũng chỉ có sau Thần: "Thần hồn nát Thần tính".Posted Image

Trong "Cơ sở học thuyết ADNH" em có những phân loại sau:

- Trường khí âm dương sơ cấp: các hạt vật chất vật lý, như anh nói, có thể tương ứng với "tinh"

- Trường khí âm dương thứ cấp bậc 1 sinh ra bởi trường khí âm dương sơ cấp (hạt vật chất), có thể tương ứng với "Khí"

- Trường khí âm dương thứ cấp bậc 2, sinh ra bởi trường khí âm dương sơ cấp và thứ cấp bậc 1 tương tác với môi trường xung quanh, có thể tương ứng với "Thần"

- ...

Linh hồn là tập hợp tất cả trường khí âm dương thứ cấp của một con người.

Sự sinh ra của trường khí âm dương, hay bất cứ cái gì, xuất phá từ một mầm mống chưa bộc lộ trong Đạo (Bản thể của Thực tại, hàm chứa và bao trùm tất cả) gặp điều kiện thuận lợi (có sự hỗ trợ của trường khí âm dương lân cận) phát triển thành hiện thực.

Trong các trường khí âm dương đó, chỉ duy nhất trường khí âm dương sơ cấp có khối lượng, hình dáng hình học, mà ta đo được, do xuất hiện từ thời Tiên thiên, không thời gian còn rất đậm đặc, sau đó tan vỡ ra mà thành. Các trường khí âm dương còn lại xuất hiện trong thời kỳ Hậu thiên, không thời gian đã dãn không thể co lại được nên không có khối lượng và hình dáng hình học xác định. Tất cả các cơ chế biến đổi đó đều được suy ra từ khái niệm Đạo, âm động, dương tịnh.

Kính anh tham khảo!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em cho rằng câu này không sát nghĩa với cái mà Einstein muốn nói. Ông ta có lẽ chỉ muốn nói rằng tốc độ ánh sáng chỉ là tốc độ tới hạn của những hạt vật chất có khối lượng mà thôi. Về điểm này, nếu như thế, thì em cho rằng ông ta đúng.

Nếu vậy thì Esintein đúng và không mâu thuẫn với mệnh đề "khi vật chất biến mất thì không thời gian cũng biến mất". Vậy thì phải nói rõ là - Đại ý là:

"Tốc độ ánh sáng là hằng số của cấu trúc có giới hạn của vật chất. Dạng hạt chẳng hạn. Nếu vượt ra ngoài cấu trúc đó thì tốc độ sẽ khác".

Bản thân tôi vẫn coi không thời gian là khái niệm lý thuyết do con người quan sát sự vận động của vật chất và tạo ra. Nhưng vì chúng ta và bao thế hệ sinh ra và lớn lên trên trái đất này đã hội nhập với khái niệm nay ngay từ nhận thức đầu tiên liên quan, nên hiểu nhầm mà thôi.

Không sao, Votruoc cứ giữ luận điểm của mình.

Lý học Đông phương đã tìm hiểu đến một cấu trúc khác của vật chất: "Khí", trên khí là "Thần". Còn dạng hạt trong vật lý hiện đại - có thể, có thể thôi nha - tương đương với khái niệm "tinh" trong lý học. Cá nhân tôi thấy siêu đẳng! Gọi "hồn" đã là hiện tượng huyền bí chưa giải thích được. Nhưng "Hồn" cũng chỉ có sau Thần: "Thần hồn nát Thần tính".Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tư Tưởng Tam Bảo - Tinh Khí Thần

Tại sao gọi Tam Bảo? Vậy thì Tam Bảo là gì? Ở đây Tam bảo không có nghĩa Phật, Pháp, Tăng như trong giáo lý nhà Phật. Theo Y học Đông Phương Tam Bảo ở đây là ba điều quý giá mà mỗi con người khi ra đều thừa hưởng để giúp cho việc sinh tồn, biết suy nghĩ và làm việc. Những người biết duy trì, luyện tập, tu dưỡng Tam Bảo thì sẽ có sức khỏe, trường thọ, còn người phung phí, lạm dụng Tam Bảo thì sẽ chết yểu và bệnh tật.

Trong tác phẩm cổ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên có viết:

“Thân thể là cái miếu của sự sống. Năng lượng là sức sống. Tinh thần là người chăm sóc sự sống. Nếu một trong ba điều vừa nêu ra mất quân bằng, cả ba sẽ bị tổn thương. Khi tinh thần đóng vai chủ động, thân thể sẽ theo đó một cách tự nhiên, sự phối hợp này mang lại lợi ích cho tam bảo. Khi thân thể đòi đi một đường, tinh thần đi hướng khác, điều này sẽ gây tổn hại cho Tam Bảo”

Theo Đạo giáo , Tam Bảo hình thành sự sống gồm có ba phần là Tinh, Khí và Thần, có thể xem như tư tưởng dưỡng sinh, phát xuất từ quan niệm “Tam hợp dĩ nhất”. Nói cách khác Khí sinh ra tinh, tinh sinh ra thần, thần sinh ra minh, tức là muốn sống trường thọ phải phối hợp điều hòa ba yếu tố tinh, khí, thần thành một.

Tinh

Tinh có nghĩa thành phần vật chất tinh luyện cao độ cấu tạo thành cơ thể con người, cũng có nghĩa là sức sống hay sinh khí, chia thành hai phần một là Tiên Thiên, một là Hậu Thiên. Phần tinh tiên thiên là sức sáng tạo nguyên thủy của vũ trụ, trời đất thúc đẩy sự sinh sản tiếp tục mãi mãi về sau không bao giờ hết. Con người khi sinh ra nhận phần nào tinh tiên thiên từ cha và mẹ, và chứa đựng ở thận, nằm ở đan điền phía dưới rốn, có công năng điều hành sự phát triển cơ thể.

Tinh hậu thiên là chất do đồ ăn, thức uống đã được toàn bộ hệ thống tiêu hóa tinh lọc, điều chế dưới các dạng như chất kích thích cho sự phát triển (hormones), chất hữu cơ kích thích tạo thành trong các tế bào(enzyme), chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters),dịch não tủy( cerebrospinal fluid),dịch bạch huyết (lymphatic fluid) v.v. Tinh hậu thiên nằm ở xương cùng mang quan hệ mật thiết với cơ năng tiêu hóa và tính dục.

Khí

Khí trong phạm trù y học có nghĩa là sức sống tràn ngập khắp mọi tế bào, tác động mọi cơ quan mọi bộ phận trong cơ thể, nói cách khác:”Có khí thì sống, không khí thì chết”. Khí giống như dòng điện chạy trong máy vi tính, nếu không có điện thì tất cả sẽ ngừng hoạt động ngay tức khắc.

Về mặt khí Tiên Thiên hay còn gọi là nguyên khí là sức năng lượng đầu tiên khởi thủy của toàn vũ trụ được biểu hiển qua sức nóng, ánh sáng, những chuyển động và những năng lượng vũ trụ khác Năng lượng vũ trụ như không khí vào cơ thể qua sự điều tức. ánh sang được hấp thụ qua làn da và thị giác.

Khí tiên thiên nguyên thủy của con người phát xuất từ hai nguồn. Một là sự chuyển biến từ tinh tiên thiên chứa ở tuyến thượng thận cũng còn được gọi là nguyên khí, bất cứ ai cũng có cả. Muốn đạt được điều này cấn phải có công phu tu luyện. Nguồn thứ hai là năng lượng vũ trụ như trình bày ở trên.

Về mặt khí hậu thiên hay còn gọi là đất do đồ ăn, nước uống, và những chất cần thiết cho dinh dưỡng biến thành. Hai nguồn khí tiên thiên và hậu thiên hòa hợp lẫn nhau tạo thành sức sống, nguồn sinh khí vận hành khắp toàn thân, mọi mạch máu,có tác dụng bảo vệ, chống đỡ tà khí xâm nhập, lực căn bản tối cần thiết cho đời sống con người.

Thần

Thần ở đây ám chỉ Tâm Đạo và mọi hoạt động thuộc về tư tưởng, ý thức và tâm linh con người.

Thần tiên thiên còn gọi là nguyên thần, là linh hồn bất tử, là ánh sáng khởi thủy cho ý thức. Nó cũng chính là tia lửa vĩnh cửu của nhận thức, không có sự sinh cũng như sự chết, không có hình thù, cháy sáng và ngự trị ở trong tim.

Thần của hậu thiên được biểu hiện qua những ý tưởng, cảm giác, cá tính con người. Thần hậu thiên là những sinh hoạt thuộc về não bộ và nằm ở trên đầu. Thần hậu thiên trong phạm trù tư duy có nghĩa là trạng thái tâm con người được chia thành hai phần, một phần là cảm nhận trú ngụ ở tim tương ứng với hỏa khí.

Theo đạo giáo gọi là thần, hay tâm đạo, phật giáo gọi là phật tánh. Đức tính này nằm tiềm ẩn trong tất cả chúng ta nhưng luôn luôn che lấp bởi vọng niệm, bởi cảm giác ảo tưởng của ngũ quan. Vì thế có những người không hề hay biết hay không có khả năng đánh thức nó dậy cho đến khi chết. Nó là tấm gương sạch không một vết bụi có thể phản chiếu mọi sự vật trên thế gian. Trái lại tâm con người hay tâm chúng sinh là tấm gương đầy tì vết, phủ đầy bởi tấm màn vô minh, dục vọng, hằn lên bởi tư tưởng hữu vi. Để trở về tâm uyên nguyên, tâm trong sáng chỉ bằng cách thực hành chứ không bằng sách vở, bằng cách quên đi những ý nghĩ, tư duy và để chúng ra đi chứ không giữ lại, bằng sự tổng hợp những quan niệm mâu thuẫn chứ không phải những khác biệt giáo lý các trường phái. Chính vì thế Lão Tử đã mở đầu Đạo Đức kinh bằng câu:” Đạo Khả đạo phi thường đạo.” Có nghĩa khi nói cái gì đó là Đạo thì sẽ không còn là Đạo nữa.

Để áp dụng tư tưởng này vào dưỡng sinh, gìn giữ sức khoẻ, tăng thêm tuổi thọ, hành giả phải hiểu rõ tính chất tập luyện thường xuyên, phòng bệnh chứ không phải chờ đến khi bệnh rồi mới chữa. Đó cũng chính là nguyên tắc tu dưỡng quân bằng Tinh, Khí, Thần, dung hợp với vận chuyển vũ trụ, hài hòa với trời đất.

Do đó tu tập thiền và khí công để quân bằng, phối hợp điều hòa tinh, khí, thần, thường xuyên lau chùi những lớp bụi che lấp tâm đạo, kiểm soát những cảm giác ngũ quan, biết kiềm chế những cảm xúc, tránh xa những ham muốn không cần thiết, để đạt đến trạng thái thanh tịnh cao nhất và làm sống lại tâm đạo, thần khí của tiên thiên. Người đạt đến cảnh giới này thì tâm luôn luôn “biết vui với trời, không oán trời, không chê người, không lụy vật”, hơn thế nữa “cùng cũng vui, thông cũng vui”. Bởi vì hành giả đã hòa cùng một nhịp với trời và đất.

Tùng Sơn

Xuân Canh Dần

Share this post


Link to post
Share on other sites

-TINH KHÍ THẦN LÀ GÌ?

Đức Thanh sơn Đạo sĩ dạy:

Tích khí tồn tinh cánh dưỡng thần,

Thiểu tư quả dục, vật lao thân.

( Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần

Ít lo, ít muốn, ít lao thân.) Vậy tinh khí thần là gì?

Trời có ba báu là: Nhựt , Nguyệt , Tinh.

Đất có ba báu là: Thủy , Hỏa.,Phong

Người có tam bửu là: Tinh, Khí ,Thần.

Trời có ba báu ấy mà hoá sanh vạn vật, dưỡng dục muôn loài, chuyển luân càn khôn thế giới, phân ranh ngày đêm.

Đất nhờ ba báu ấy ma ømưa gió điều hòa, cỏ cây tươi nhuận thời tiết có bốn mùa.

Người có tam bửu để nuôi dưỡng thân thể, minh mẩn phát kiến khoa học giúp nhân loại.

Con người qui được tam bửu ngũ hành thì đắc quả đạt đạo, còn chơi bời trác táng làm hư hoại tam bửu ngũ hành thì thân bại , hình người mà dạ thú. Vậy phải giữ gìn tinh , khí , thần như báu vật.

TINH

Tinh là chất dinh dưỡng hấp thụ từ tinh hoa đồ ăn sau khi được chuyển hoá cấu tạo nên cơ thể và dinh dưỡng cơ thể. Cái đem đến sự sống gọi là tinh . Tinh do thận tiết ra, mà thận là chủ của thủy nhận lấy tinh hoa của ngũ tạng, lục phủ mà tích trữ, cho nên ngu õtạng hưng thạnh thì tinh tràn đầy. Tinh là nguồn gốc của thân thể , nên giữ gìn được tinh thì không sợ bệnh hoạn. Nếu nguyên âm kém, thì nguyên dương lấn áp, giao động (hay ngược lại) , làm sức đề kháng của cơ thể bị giảm súc thì tà khí xâm nhập mà phát sanh bệnh.

KHÍ

Khí là chất li ti khó thấy như tinh khí của thức ăn chất uống lưu hành trong thân thể.

Khí là sức hoạt động của nội tạng như khí lục phủ, khí ngũ tạng…

Như vậy, khí bao hàm cả hai loại trên Theo nguồn gốc thì khí trời hít thở vào phổi và khí hoá sinh ra trong thức ăn uống đều gọi là khí hậu thiên.

Còn khí chứa ở thận gọi là khí tiên thiên, vì nó bao gồm khí nguyên âm (thận âm) và khí nguyên dương (thận dương) bẩm thụ ở tiên thiên , nên còn gọi là nguyên khí.

Hai khí tiên thiên và hậu thiên bao trùm bốn thứ: nguyên khí, tôn khí, dinh khí và vệ khí. Tôn khí (thượng tiêu ) chưá ở Thượng khí hải tại giữa ngực . Đó là chỗ vừa qui tụ vừa xuất phát vận hành trong toàn thân rồi lại trở về tại đó.Tôn khí và nguyên khí, một chứa ở lồng ngực và một chứa ở thận kết hợp nhau mới nuôi dưỡng cả cơ thể. Ta gọi chung cả hai là chân khí. Chân khí kết hợp với cốt khí làm cho cơ thể khỏe mạnh.

Dinh khí (Trung tiêu) là thứ khí của thức ăn uống thuộc âm. Âm tính nhu thuận cho nên dinh khí đi ở trong mạch .

Vệ khí (hạ tiêu) là khí mạnh trong đồ ăn uống nên thuộc dương đi ngoài mạch .Khi ta luyện khí thì âm dương ức chế lẫn nhau. Nếu tôn khí, dinh khí, vệ khí bất hoà trở ngại, ta sẽ bị bệnh.

THẦN

Thần là thái cực, là huyền bí của đại não nơi cơ thể con người. Thần chủ đạo việc phối hợp khí hóa âm dương .

Thần biểu hiện sức sống . Cho nên thần còn thì sống, thần chết thì hết. Thần sung mãn thì ngươì khỏe mạnh , thần suy kém thì người yếu đuối.

Quan hệ giữa tinh , khí, thần trong mỗi cơ thể là mấu chốt chủ yếu để duy trì sự sống. Cái mạng con người bắt đầu từ tinh, sống được là nhờ khí, mà chủ sinh mạng lại là thần. Để cho pháp luân thường chuyển thì khí sinh tinh, tinh dưỡng khí, khí dưỡng thần, rồi thần lại hoá khí. Tam bửu hổ tương lẫn nhau. Tinh là cơ sở của thần, khí từ tinh hoá ra. Thần là mặt biểu hiện của khí .

Sự thăng trầm của tinh , khí, thần quan hệ đến mạnh yếu của thân thể, sự mất còn của sự sống. Vì thế cổ nhân mới gọi tinh khí thần là tam bửu (ba món báu ), tức là nguồn gốc sinh mạng của con người. Các nhà đaọ học coi thần là Thái cực nơi cơ thể con người . Thần chủ đaọ viêïc phối hợp khí hóa âm dương màta thường gọi là thần khí , thần sắc. Nên thần mất tạng tuyệt, vì các tạng có nhiệm vụ : can tàng hồn , tâm tàng thần, thận tàng tinh, phế tàng phách và tỳ tàng trí ý. Như thế , thần luân chuyển họat động , biến hóa vô cùng , không có chúng sanh nào mà không có thần ngự trị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tốc độ ánh sáng là hằng số của cấu trúc có giới hạn của vật chất. Dạng hạt chẳng hạn. Nếu vượt ra ngoài cấu trúc đó thì tốc độ sẽ khác".

Thế thì không biết cái tàu vũ trụ đến bao giờ mới tới những hành tinh gần nhất (hiện tại tốc độ hình như là 11.4km/s) vì tàu vũ trụ đang là những khối hạt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tốc độ ánh sáng là hằng số của cấu trúc có giới hạn của vật chất. Dạng hạt chẳng hạn. Nếu vượt ra ngoài cấu trúc đó thì tốc độ sẽ khác".

Thế thì không biết cái tàu vũ trụ đến bao giờ mới tới những hành tinh gần nhất (hiện tại tốc độ hình như là 11.4km/s) vì tàu vũ trụ đang là những khối hạt.

Tôi cho rằng ta đang bị chi phối bởi tiềm thức không gian, thời gian tuyệt đối, thậm chí ngay cả ông Anhstanh nữa, không gian và thời gian vốn là những thuộc tính của vật chất ( không phải là vật chất ), không gian và thời gian đã là tương đối thì không có lẽ lại tồn tại sự tuyệt đối của vận tốc ánh sáng?! ( hiển nhiên: vận tốc là khoảng không gian mà vật đi được trong một đơn vị thời gian ). Sở dĩ tồn tại một giới hạn về vận tốc vì ta chỉ khảo sát chuyển động bằng trường số thực ( vì số 0 và số âm không có căn bậc chẵn ), và như thế thì vũ trụ cũng không thể chuyển động với vận tốc ánh sáng, có nghĩa là chưa xuất hiện điểm /0/ ( thái cực ) ( điều mà anh Thiên Sứ hy vọng ). Bây giờ ta giả thiết là phủ nhận tiên đề thứ 2 của Anhstanh, vậy dẫn đến việc phải sử dụng trường số ảo vào khảo sát chuyển động của vũ trụ ( ở miền tốc độ bằng hoặc vượt qua tốc độ ánh sáng ), và thu được kết quả là xuất hiện điểm /0/ ( thái cực ), nhưng đồng thời cũng xuất hiện thời kỳ trước điểm /0/ khởi nguyên của vũ trụ! vậy phải chăng sự vận động của vũ trụ là có chu kỳ, cũng tuân theo quy luật “sinh - diệt”?. Các điểm /0/ vừa là điểm kết thúc của chu kỳ trước vừa là điểm khởi nguyên của chu kỳ sau.

Về vấn đề tốc độ của tầu vũ trụ, nếu xét theo quan điểm không, thời gian tuyệt đối thì chẳng bao giờ đi tới được các hành tinh xa xôi, vấn đề ở đây là sự chuyển đổi gốc quy chiếu không, thời gian ( chứ không phải là tốc độ chuyển động ) và do đó trong không, thời gian tương đối không còn khái niệm “kích thước thực” mang tính khách quan nữa, mà kích thước của vật chuyển động phụ thuộc vào gốc quy chiếu của người quan sát, vì vậy nếu người quan sát ngồi trong con tầu vũ trụ thì kích thước con tầu vẫn không có gì thay đổi.

Bắc Đẩu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi cho rằng ta đang bị chi phối bởi tiềm thức không gian, thời gian tuyệt đối, thậm chí ngay cả ông Anhstanh nữa, không gian và thời gian vốn là những thuộc tính của vật chất ( không phải là vật chất ), không gian và thời gian đã là tương đối thì không có lẽ lại tồn tại sự tuyệt đối của vận tốc ánh sáng?! ( hiển nhiên: vận tốc là khoảng không gian mà vật đi được trong một đơn vị thời gian ). Sở dĩ tồn tại một giới hạn về vận tốc vì ta chỉ khảo sát chuyển động bằng trường số thực ( vì số 0 và số âm không có căn bậc chẵn ), và như thế thì vũ trụ cũng không thể chuyển động với vận tốc ánh sáng, có nghĩa là chưa xuất hiện điểm /0/ ( thái cực ) ( điều mà anh Thiên Sứ hy vọng ). Bây giờ ta giả thiết là phủ nhận tiên đề thứ 2 của Anhstanh, vậy dẫn đến việc phải sử dụng trường số ảo vào khảo sát chuyển động của vũ trụ ( ở miền tốc độ bằng hoặc vượt qua tốc độ ánh sáng ), và thu được kết quả là xuất hiện điểm /0/ ( thái cực ), nhưng đồng thời cũng xuất hiện thời kỳ trước điểm /0/ khởi nguyên của vũ trụ! vậy phải chăng sự vận động của vũ trụ là có chu kỳ, cũng tuân theo quy luật “sinh - diệt”?. Các điểm /0/ vừa là điểm kết thúc của chu kỳ trước vừa là điểm khởi nguyên của chu kỳ sau.

Về vấn đề tốc độ của tầu vũ trụ, nếu xét theo quan điểm không, thời gian tuyệt đối thì chẳng bao giờ đi tới được các hành tinh xa xôi, vấn đề ở đây là sự chuyển đổi gốc quy chiếu không, thời gian ( chứ không phải là tốc độ chuyển động ) và do đó trong không, thời gian tương đối không còn khái niệm “kích thước thực” mang tính khách quan nữa, mà kích thước của vật chuyển động phụ thuộc vào gốc quy chiếu của người quan sát, vì vậy nếu người quan sát ngồi trong con tầu vũ trụ thì kích thước con tầu vẫn không có gì thay đổi.

Theo tôi, mọi cái đều là thực, không có bất kể cái gì là ảo ngoại trừ cái ta chưa biết. Số ảo trong toán học nhằm mô tả thực tại.

Tốc độ là thực do vật chất là thực, vậy chuyển đổi gốc quy chiếu là toán học quán xét thực tại chứ không phải là thực tại.

Thân.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites