Thiên Luân

Thế Giới Bị Lãng Quên: Ai Là “Người Tiền Sử”? (Kỳ 1)

3 bài viết trong chủ đề này

Thế giới bị lãng quên: Ai là “Người tiền sử”? (kỳ 1)

Sự tương đồng rõ rệt trong thiết kế, kỹ thuật và kỹ năng xây dựng của những chủng người bí ẩn cổ xưa cho thấy một nguồn kiến thức phổ thông của thế giới thời kỳ ấy.

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

“…Từ xa xưa, loài người đã từng phát triển đến trình độ siêu đẳng. Đó là những xã hội cao cấp, với những tri thức khoa học tinh vi, trải rộng khắp hành tinh. Họ đã xây dựng những công trình kiến trúc vĩ đại như các kim tự tháp,những tòa nhà nguy nga khổng lồ… Nhưng, những điều đó không giúp họ trở nên tốt đẹp và nhân từ hơn, mà trái lại họ ngày càng đắm chìm trong tiện nghi vật chất, trở nên suy đồi và tàn nhẫn, ích kỷ và bệnh hoạnNhững lực lượng cao cấp vô hình rất đau buồn vì điều đó. Họ cảnh báo nhân loại nhiều lần, những mong nhân loại đổi thay, nhưng không có kết quả. Cuối cùng, họ tạo rađại thảm họa, nhấn chìm và xóa sổ gần như sạch sẽ tất cả dấu vết của thế giới cũ, chỉ có rất ít người tốt được chọn lựa ở mỗi vùng miền trên quả đất là đượcphù hộ và sống sót. Những người ấy sinh sôi loài người đông trở lại, để rồi, một chu kỳ lịch sử mới lại bắt đầu…”

Nhiều phát hiện khảo cổ học cho thấy, diễn cảnh đó không phải là không có cơ sở.

Đáng chú ý là, có nhiều nét đặc trưng chung trong kỹ thuật xây dựng của các công trình kiến trúc từ thời thượng cổ ở khắp nơi trên thế giới. Sự tương đồng rõ rệt trong thiết kế, kỹ thuật và kỹ năng xây dựng của những chủng người bí ẩn cổ xưa cho thấy một nguồn kiến thức phổ thông của thế giới thời kỳ ấy.

1. Những khối đá gấp góc và những khối đá nhiều mặt

Nhiều kiến trúc thượng cổ cho thấy các khối đá được cắt theo mẫu thiết kế đặc biệt, có tạo hình góc vuông ở đoạn giao 2 bức tường. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người cổ xưa thiết kế khối xây như vậy để phòng ngừa động đất.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

“Đền Thung lũng”, Giza, Ai Cập – Có nhiều khối đá với đặc điểm như vậy tại “Đền Thung lũng”. Khoảng 5.000 năm trước.

Không ai giải thích được tại sao kỹ thuật xây dựng tinh vi như vậy có thể xuất hiện từ 5.000 năm trước. Ở thời điểm đó, theo sách giáo khoa hiện tại, phần đông nhân loại có trình độ thổ dân, sống thành bầy hay bộ lạc, khổ sở hoang dại không hơn súc vật bao nhiêu.

Posted Image

Thổ dân Asmat, Papua, New Guinea, ngày nay.

Nhiều ngàn năm trước….

Posted ImagePosted Image

Luxor, Ai Cập. (trái), Machu Pichu, Peru (phải).

Posted Image

Posted Image

Các khối đá nhiều mặt – Đền Thung lũng, Giza, Ai Cập. Trong khi các khối xây tại Ai Cập thượng cổ đi theo một mặt phẳng nằm ngang, thì các khối xây Nam Mỹ lại có rất nhiều góc cạnh, không theo các mặt phẳng ngang dọc nhất định nào cả. Điều đó đòi hỏi kỹ năng chuyên môn thậm chí còn cao cấp hơn nữa.

Posted ImagePosted Image

Kỹ thuật nề được cho là của người Inca, tại Sacsayhuaman, Cuzco, Nam Mỹ

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Sacsayhuaman. Những khối xây khổng lồ, sít chặt nhau đến độ dao lam cũng không len giữa được, có hình dạng và bề mặt không theo quy tắc, khớp chặt với nhau không cần vôi vữa, có khả năng chịu lực rất lớn, chống được động đất. Những con người nhiều ngàn năm trước, chủ nhân của những bức tường kỳ lạ này là ai?

Posted Image

Một trong số 300 bục đá trên đảo Easter. Chúng là những khối đá bazan nặng chừng chục tấn mỗi khối. Kiểu cách của chúng hết sức tương đồng với những khối xây tại Nam Mỹ ở trên.

…So sánh với công trình kiến trúc của các thổ dân. Theo sách giáo khoa, vào thời kỳ các kim tự tháp được xây dựng, hầu hết chúng ta giống như thế này:

Posted Image

Nghịch lý ấy là do đâu? Rõ ràng, mô hình lịch sử tuyến tính được dạy trong trường hiện nay không thể giải thích được, không hề thích hợp. Các nhà khoa học dũng cảm hiểu rằng, lịch sử nhân loại cần phải được viết lại từ đầu.

(còn tiếp)

Minh Trí

(tổng hợp)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới bị lãng quên: “Người tiền sử” là ai? (kỳ 2)


Khổng Tử nói: “Phải nghiên cứu quá khứ nếu muốn xác định được tương lai”. Như vậy, việc hiểu được những bài học then chốt từ lịch sử thực sự của nhân loại sẽ giúp chúng ta tránh được những thảm kịch tương tự sẽ xảy ra đối với loài người.

Posted ImagePosted Image


Pierre Lecomte du Noüy. Cuốn sách “Định mệnh của loài người” của ông thuộc vào hàng best-seller và được đánh giá rất cao.


Tiến sỹ Pierre Lecomte du Noüy (1883-1947) là nhà bác học người Pháp lừng danh thế giới, rất được giới khoa học kính trọng. Ông đạt học vị tiến sỹ trong nhiều ngành khoa học. Có lẽ người ta nhớ đến ông nhiều nhất ở công trình nghiên cứu Vật lý về Sức căng mặt ngoài và các đặc tính khác của chất lỏng.

Ông đã ghi nhận về những nền văn minh xuất hiện vào thời xưa cổ như sau:


“Lịch sử đã cho chúng ta biết về nhiều nền văn minh có trình độ vượt trội nền văn minh của chúng ta hiện nay. Nhưng tất cả chúng đã sụp đổ vào giai đoạn sắp đạt tới mục đích, đời sống đã quá thuận lợi và tuyệt hảo đến độ những kẻ cầm đầu sa vào lối sống nhu nhược và sa đọa, khiến họ mất đi phẩm hạnh và làm họ trở thành những kẻ hèn yếu, dã man, tàn bạo, vô lương tâm, chỉ biết xa hoa trụy lạc… Chính đời sống tiện nghi cực độ sẽ dẫn đến suy vong…”

Khổng Tử nói: “Phải nghiên cứu quá khứ nếu muốn xác định được tương lai”.

Như vậy, việc hiểu được những bài học then chốt từ lịch sử thực sự của nhân loại sẽ giúp chúng ta tránh được những thảm kịch tương tự sẽ xảy ra đối với loài người.

2. Những thanh nối bằng kim loại

Một nét đặc trưng chung khác, được xem là kỹ thuật xây dựng phòng ngừa động đất, là phương tiện dùng để kết nối những khối đá lớn lại với nhau. Nhiều người cho rằng một dạng kim loại nào đó được dùng trong mối nối dạng này. Điều kỳ lạ là chúng cũng xuất hiện ở khắp thế giới cổ xưa.

Posted Image


Posted ImagePosted Image

Ở Karnak, và Denderra (Ai Cập)


Posted ImagePosted Image

Ở Tiahuanaco (Bolivia), và Ollantaytambo (Peru)


3. Những dấu cắt tách đá

Những nhà xây dựng thời thái cổ đã sử dụng cùng một phương pháp chia tách đá, tại nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới. Phương pháp này tương tự với phương pháp mà người hiện đại sử dụng rộng rãi.

Ở Peru, Nam Mỹ


Posted Image


Tại Machu Pichu


Posted Image


Tại Cuzco


Ở Ai Cập


Posted Image


Tại kim tự tháp Menkaure, Giza


Posted Image


Tại Aswan


1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại Châu Âu

Posted Image Posted Image

Posted Image

Tại Carnac, Pháp

Posted Image Posted Image

Posted Image

Tại Castleruddery, Ireland

Posted Image

Tại Bồ Đào Nha

Posted Image

Tại Malta

Posted Image

Tại vùng Chilcas, Mendoza, Argentina. Ảnh: Dario Tursarkisian

Posted Image

Ví dụ đáng chú ý nhất về kỹ thuật tách đá này là dấu tích ở kim tự tháp Yonaguni, nằm dưới đáy biển ở cực nam của Nhật Bản

4. Những gờ nổi trên các khối đá

Những gờ nổi nhỏ này được tìm thấy tại những công trình xây dựng cổ xưa nhất tại Ai Cập và Nam Mỹ. Chúng có chức năng hay ý nghĩa gì?

Posted Image

Gờ nổi trên khối đá bên trên lối vào “Phòng vua” trong kim tự tháp Lớn Ai Cập

Posted Image

Posted Image

Chúng cũng được tìm thấy trên những khối đá granite phủ mặt ngoài của kim tự tháp Menkaure ở Giza.

Posted Image

Những gờ nổi tương tự cũng được tìm thấy tại Osireion, ở Abydoss. Đó là một trong những bằng chứng cho thấy nó cùng thời với “Đền Thung lũng” ở Giza.

Những gờ nổi tương tự cũng được tìm thấy tại các di tích cổ đại ở Nam Mỹ

Posted Image

Posted Image

Tại Ollantaytambo, Peru

5. Những khớp nối đá sử dụng mộng

Đáng ngạc nhiên là những khối xây cổ đại của nhiều vùng đất cách rất xa nhau khắp thế giới xưa kia lại cho thấy những hiểu biết tinh vi giống nhau về nhiều loại khớp nối trong đá. Chúng có nhiều nét tương đồng với kỹ thuật mộc của chúng ta ngày nay.

Posted ImagePosted Image Posted Image

Một vài ví dụ về các khớp nối “mộng và lỗ mộng” khác nhau được sử dụng trong The Osirion, ở Abydoss, Ai Cập. Đây được xem là một trong những kiến trúc cổ xưa nhất tại Ai Cập, và chỉ có một kiến trúc cùng thời với nó là “Đền Thung lũng” tại Giza. Cả 2 kiến trúc này đều dùng kỹ thuật kiến trúc trilithon, cũng được thấy tại Stonehenge.

Stonehenge, Anh (khoảng 5.000 năm trước)

Vành đá ngoài cùng ban đầu có 30 khối đá sa thạch được dựng thẳng đứng, mà hiện nay 17 khối vẫn còn đứng vững, mỗi khối nặng khoảng 25 tấn. Đỉnh của những khối đứng này được kết nối bởi một vòng dầm đỡ liên tục nằm ngang bằng đá sa thạch, và chỉ có một phần nhỏ của nó hiện nay vẫn còn nằm nguyên vị trí ban đầu. Những khối đá trong vòng đá sa thạch này được tạo hình cẩn thận và những dầm đỡ ngang này liên kết không chỉ bằng những khớp nối đơn giản, mà chúng còn được khóa chặt bằng các khớp mộng đuôi én phức tạp. Các cạnh được mài nhẵn thành 1 đường cong mềm mại suốt toàn bộ vòng tròn này.

Posted Image

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Công nghệ chế tác đá tại Tiahuanaco, Peru, Nam Mỹ

Một trong những điều thú vị nhất và kỳ lạ nhất mà di tích này hé lộ, là nhiều khối đá khổng lồ đã được tạo hình như thể chúng là cùng từ một mẫu thiết kế thống nhất, và kinh ngạc thay ăn khớp tinh vi với nhau như bức ảnh bên dưới mô tả. Một lần nữa, những người cổ xưa lại cho chúng ta thấy một bằng chứng buộc nền văn minh chu kỳ này phải suy nghĩ và viết lại lịch sử bị che giấu của loài người. Quy mô công trình và kỹ thuật tinh vi của tàn tích này có thể sánh với các công trình thượng cổ khác tại vùng đất mà ngày nay là Ai Cập.

Posted Image

Posted Image Posted Image

2 hình trên mô tả sự ghép nối của các khối xây tại Puma-Punku tinh vi như thế nào. Hình dưới mô tả bức tường tại kim tự tháp Akapana với đặc điểm y hệt. Có nhiều ước tính niên đại khác nhau về tàn tích cổ đại tại Puma-Punku, và nhiều người cho rằng các khớp nối trên khoảng 17.000 năm tuổi.

Từ nền văn minh Thung lũng Indus-Sarawati

Posted Image

Từ nền văn minh Thung lũng Indus-Sarawati. Tác phẩm đúc đá (hoặc đá nhân tạo) không thể tin nổi này được tìm thấy ở Harappa, Pakistan, có niên đại ít nhất 4.500 năm trước. Trên bức tượng có nhiều khớp nối sử dụng mộng.

Minh Trí

(tổng hợp)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay