Posted 26 Tháng 3, 2011 Giải mã bí ẩn giấc mơ của Quốc sư Khuông Việt BAODATVIET.VN Cập nhật lúc :12:00 PM, 25/03/2011 Trong giấc mơ, Quốc sư Khuông Việt đã được vị thần Tì-sa-môn Thiên vương báo mộng đến nước Việt giữ cương giới để cho Phật pháp được thịnh hành... và cũng chính nhờ sức mạnh của vị thần này đã góp phần đem lại chiến thắng cho người Việt trong cuộc chiến chống Tống năm 981. Đầu năm chiêm bái xá lị Phật giáo Ra mắt hai bộ sách đồ sộ về thời Lý - Trần Chùa Thày và huyền thoại 3.000 bộ xương Trong thân thế và sự nghiệp của sư Khuông Việt, vị Tăng Thống đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, có một tình tiết lạ lùng được truyền tụng. Đó là một giấc mơ mang nhiều sắc bí ấn của nhà sư. Trong giấc mơ, một vị thần từ xưng Tì-sa-môn Thiên vương đã báo mộng cho sư Khuông Việt về . Khi tỉnh dậy ông đã cho tạc tượng thần theo đúng như đã thấy trong mộng để thờ. Sau này, khi quân Tống xâm lược đất nước, sư Khuông Việt đã xin sự trợ giúp của Tì-sa-môn để đẩy lùi quân địch. Giấc mơ của sư Khuông Việt đã gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu ở Việt Nam. Tại Hội thảo Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo VN đầu kỷ nguyên độc lập được tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam mới đây, tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng, ĐH Sư phạm Hà Nội, đã diễn giải khá chi tiết về giấc mơ này. Cầu xin sức mạnh thần linh để đánh giặc Quốc sư Khuông Việt (933 -1011) tên tục là Ngô Chân Lưu, vốn dòng dõi Ngô Quyền, thuở nhỏ theo học Nho, lớn lên theo đạo Phật. Ông thuộc thế hệ thứ tư của Thiền phái Vô Ngôn Thông. Năm 971, ông được vua Đinh Tiên Hoàng ban hiệu là Khuông Việt đại sư; năm 973 được phong chức Tăng Thống (đứng đầu Phật giáo cả nước). Ông là vị Tăng thống đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, đồng thời cũng là nhà văn hóa, chính trị, ngoại giao lớn dưới hai triều Đinh, Lê. Theo Tiến sĩ Thanh Tùng, giấc mơ Khuông Việt được ghi lại khá chi tiết trong tác phẩm Thiền Uyển Tập Anh, một cuốn sách cổ của Phật giáo Việt Nam ghi lại các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến đầu triều Trần. Theo đó, dưới triều vua Lê Đại Hành, sư Khuông Việt đặc biệt được kính trọng, phàm các việc quân quốc triều đình nào sư cũng đều được tham dự. Sư thường đi chơi ở núi Vệ Linh, quận Bình Lỗ. Thích cảnh trí đẹp đẽ, thanh u ở nơi đây nên dựng am để ở. Tại đây, một đêm sư nằm mộng thấy một vị thần mặc áo giáp vàng, tay trái cầm thương vàng, tay phải đỡ ngọn bảo tháp, theo sau là hơn chục quân hầu tướng mạo hung dữ. Vị thần đến trước mặt sư và nói: “Ta là Tì-sa-môn Thiên vương, những người theo ta là Dạ xoa. Thiên đế có sắc chỉ sai ta đến nước này giữ cương giới để cho Phật pháp được thịnh hành. Ta có duyên với ngươi nên đến đây để báo cho ngươi biết”. Sư kinh hãi thức dậy, nghe trong núi có tiếng gào thét, lòng rất lấy làm lạ. Đến sáng, sư vào núi thấy một cây cổ thụ cao chừng mười trượng, cành lá xúm xuê, phía trên có đám mây lành bao phủ. Sư nhân đó thuê thợ đốn cây ấy, lấy gỗ tạc tượng thần theo đúng như đã thấy trong mộng, để thờ. Năm Thiên Phúc thứ nhất (981), quân Tống sang xâm lược nước ta. Vua biết chuyện này, liền sai sư đến đền cầu đảo (cầu xin sức mạnh thần linh) để thần phù hộ cho cuộc chiến. Quân giặc kinh hãi trước khí thế của người Việt, rút về giữ sông Hữu Ninh, lại thấy sóng gió nổi lên, giao long nhảy nhót, sợ hãi tan chạy... Giấc mơ của sư Khuông Việt đã gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu. Các công trình bài viết, lý giải nguồn gốc, ý nghĩa giấc mơ này chủ yếu xoay quanh hình tượng Tì-sa-môn thiên vương. Những thắc mắc được đặt ra như Tì-sa-môn Thiên vương là ai? Tại sao Khuông Việt lại nằm mơ thấy vị thần này?... Hình tượng Tì-sa-môn thiên vương trong Phật giáo. Quay ngược lại lịch sử, Tì-sa-môn Thiên vương (Vaisravana) là một vị thần có nguồn gốc xa xưa từ Ấn giáo, sau này du nhập cả vào Phật giáo, giữ vai trò của một vị thần bảo hộ và thần tài. Bên cạnh đó, vị thần này cũng cai quản loài Dạ xoa (một loài ma quỷ dữ tợn theo quan niệm Phật giáo) nên được gán cho những đức tính “vũ dũng”, “thiện chiến” và được coi như một Chiến thần (thần phù hộ chiến tranh). Trong quá trình truyền bá văn hóa, tục thờ Tì-sa-môn đã được đưa vào Trung Quốc. Tục này đã rất phổ biến từ thời Đường (618-907), mở rộng sang thời Ngũ Đại Thập Quốc (907-969) và đến cuối thời tống (960-1279) thì đạt đến sự toàn thịnh. Thậm chí, vào thời Tống, gần như mỗi chi đội doanh trại của quân đội đều có dựng “Thiên vương đường” để cầu đảo. Thời Khuông Việt sống là giai đoạn chuyển giao các triều đại Đương - Ngũ Đại Thập Quốc - Tống. Hơn nữa, lúc đó nước Việt mới tách ra khỏi phương Bắc sau ngàn năm lệ thuộc chưa lâu, ảnh hưởng văn hóa Đường Tống còn khá trực tiếp. Bởi vậy, có thể nói tín ngưỡng Tì-sa-môn thiên vương được đưa xuống từ phương Bắc. Khi du nhập vào Việt Nam, Tì-sa-môn trở thành thần bảo vệ Phật pháp và quốc gia Việt Nam, thể hiện ở việc vị thần này đáp lại lời cầu đảo của Khuông Việt giúp Lê Đại Hành đánh tan quan Tống. Mặt khác, bên cạnh sự ảnh hưởng văn hóa phương Bắc, với động thái “nhờ cậy” Tì-sa-môn thiên vương, rất có thể sư Khuông Việt đã dùng sách lược gậy ông đập lưng ông, dùng chính tín ngưỡng được quân nhà Tống ưa chuộng để để khích lệ quân đội Việt chiến thắng quân giặc. Thành Bình Lỗ và kịch bản bảo vệ tổ quốc Một câu hỏi khác được đặt ra từ giấc mơ Khuông Việt, đó là vì sao sư Khuông Việt lại mơ thấy Tì-sa-môn thiên vương ở núi Vệ Linh, và đặc biệt là quận Bình Lỗ chứ không phải nơi nào khác? Và quận Bình Lỗ là địa danh nào trong lịch sử? Lật lại sử sách, trong nhiều bộ chính sử, địa danh thành Bình Lỗ đã xuất hiện từ thời Đinh, thời Lê Đại Hành. Các nhà sử học ngày nay đã chứng minh, sự hiện diện của thành Bình Lỗ trong chiến dịch chống Tống của Lê Hoàn và thực sự đã có một trận Bình Lỗ đóng vai trò then chốt trong thắng lợi chung của công cuộc chống Tống năm 981. Từ bối cảnh lịch sử này, có thể đặt ra giả thiết: Phải chăng trong giai đoạn giao thoa giữa nhà Đinh và Tiền Lê, trước sự lăm le xâm lược của nhà Tống, rất có thể Lê hoàn đã mật sai Khuông Việt đến khảo sát để xây dựng thành Bình Lỗ chống giặc. Và đương nhiên, khi xây thành người ta cần đến một vị thần bảo hộ thành trì. Có lẽ từ nhu cầu đó, Tì-sa-môn thiên vương đã được Khuông Việt lựa chọn. Và để hợp lý hóa sự lựa chọn đó, một giấc mơ đã được dựng lên. Núi Vệ Linh, quận Bình Lỗ lại nằm ở phương Bắc so với kinh đô Hoa Lư lúc bấy giờ. Áp dụng vũ trụ quan Phật giáo, có thể suy luận, ở đây Khuông Việt đã ngầm so sánh, đề cao vua Đinh, Lê như là Đế Thích (Thiên đế) ở trong Phật giáo, có Tì-sa-môn thiên vương hộ vệ ở phía Bắc để giữ gìn biên cương đồng thời cũng nhằm mở rộng ảnh hưởng của Phật pháp. Vì sao sư Khuông Việt lại được chọn cho công việc này, Đương nhiên vì ông là Tăng thống, chức sắc tôn giáo cao nhất của đất nước thời bấy giờ. Có thể nói, việc sư Khuông Việt qua giấc mơ huyền thoại đưa Tì-sa-môn thiên vương hiện diện trong lịch sử - văn hóa nước Việt là một trong những đóng góp của ông trong việc xây dựng, củng cố vương quyền và bảo vệ đất nước. Mặt khác, giấc mơ Khuông Việt cũng cho thấy sự giao lưu văn hóa sôi động, cũng như sự gạn lọc tinh tế của văn hóa Việt trước trước những nền văn hóa ngoại lai cho phù hợp trình độ nhận thức của quốc gia, dân tộc của quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Hồng Quân 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 3, 2011 HÌNH TƯỢNG HỘ PHÁP VI ĐÀ TRONG KIẾN TRÚC NGÔI CHÙA Khi viếng cảnh chùa hay vô tình bước vào chốn Thiền môn, có một hình tượng mà ta dễ dàng bắt gặp khi nhìn lên các tam quan dạng cổ lâu đó là vị tướng trong trang phục võ quan, đầu đội kim khôi, mặt hướng về Đại Hùng Bửu Điện với tên dân gian thường gọi là thần Hộ pháp. Nhưng vị thần Hộ pháp đó có danh xưng là gì và vì sao lại hướng ánh nhìn về Đại Hùng Bửu Điện chứ không phải hướng ngược lại thì không phải nhiều người được biết. Xin được trả lời ngay đó là hình tượng Vi Đà Tôn Thiên hay Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát, vị thần Hộ pháp trong Phật giáo. Theo truyền thuyết, Vi Đà nguyên là thiên thần Thất Kiện Đà của đạo Bà La Môn, là con trai của thần Hộ pháp Phật giáo Đại Tự Tại Thiên, sau đó trở thành thần Hộ pháp của Phật giáo. Trong hàng ngũ những vị thiên thần Hộ pháp thì Vi Đà nổi danh bởi tài năng chạy nhanh như bay. Tương truyền sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật nhập diệt, chư Thiên thần và chúng Vương bàn về việc hỏa thiêu di thể, nhặt Xá lợi thờ trong tháp. Lúc này Đế Thích Thiên cầm bình thất bảo đến chỗ thiêu để lấy Xá lợi vì trước kia Ngài đã được Đức Phật chấp thuận cho một chiếc răng đem về để dựng tháp thờ. Nhưng khi ấy có quỷ La Sát nấp bên người Đế Thích Thiên, thừa lúc Ngài không chú ý bèn trộm răng Phật. Vi Đà Tôn Thiên trông thấy bèn đuổi theo, nhanh như tia chớp, trong nháy mắt đã bắt được quỷ La Sát tống vào ngục, trả lại răng Phật cho Đế Thích Thiên, được chư Thiên khen ngợi. Từ đó về sau, Vi Đà được cho là có thể xua đuổi tà ma, bảo hộ Phật pháp, gánh vác trọng trách bảo vệ linh tháp (stupa) của Phật Tổ (chứa xá lợi Phật). Kể từ đó hình tượng Vi Đà được song hành cùng linh tháp chứa Xá lợi, mang ý nghĩa bảo vệ an toàn cho Đức Phật. Trong Phật giáo, nguyên kiến trúc của một ngôi chùa Ấn Độ cổ gồm có Chi đề, còn gọi là phúc tự (Saitya) kết hợp với tăng phòng (Vihara) và một linh tháp (stupa). Chi đề là nơi thờ Phật, tụng kinh, thuyết pháp, tăng phòng là chỗ cư trú của chư tăng và linh tháp là nơi tôn trí xá lợi Phật (lúc đầu) và sau này là xá lợi của chư vị bồ tát, thánh tăng. Trong hệ thống kiến trúc này thì linh tháp thường được chọn làm trung tâm cho các hoạt động dâng cúng, tụng niệm và đây là công trình kiến trúc quan trọng nhất. Kết cấu kiến trúc này không thay đổi trong một thời gian dài trên mảnh đất khởi nguồn của Phật giáo, Ấn Độ. Những ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Trung Quốc cũng lấy kiến trúc linh tháp thờ Xá lợi Phật làm trung tâm, các điện thờ chỉ là các kiến trúc phụ. Đến sau thời Tùy Đường, khi có trào lưu đắp tượng Phật lớn ở các chùa thì kết cấu kiến trúc trên dần thay đổi. Các pho tượng Phật lớn cần có các điện thờ lớn để chứa đựng vì vậy từ việc xem linh tháp là chi tiết kiến trúc quan trọng nhất đã chuyển sang việc lấy những điện thờ Phật (mà tiêu biểu là Đại Hùng Bửu Điện) làm trung tâm. Khi Đại Hùng Bửu Điện là chi tiết kiến trúc trung tâm trên một trục thẳng thì vị trí của linh tháp cũng không còn nằm trên trục ấy. Không gian ở phía sau điện Thiên Vương và phía trước điện Đại Hùng không có linh tháp. Thế nhưng theo truyền thống Phật pháp, vai trò hộ pháp của Vi Đà Tôn Thiên là không thay đổi, cho nên người ta mới sắp đặt tượng Ngài ở sau Điện Thiên Vương, mặt hướng về Đại Hùng Bảo Điện nơi tôn trí tượng Phật Thích Ca, ngụ ý ông đang chấp hành chức trách của một vị thần giữ gìn, bảo hộ. Có những ngôi chùa còn xây dựng riêng cho Vi Đà một điện ở phía sau điện Thiên Vương, gọi là điện Vi Đà. Kiến trúc của ngôi chùa Việt tiếp thu mô hình trục thẳng tâm của Trung Quốc nhưng giản lược các công trình không cần thiết, phù hợp với phong cảnh, địa thế và văn hóa Việt Nam. Ngôi chùa Việt vẫn có Đại Hùng Bảo Điện làm chi tiết kiến trúc trung tâm và các điện thờ khác,... Chúng ta đã bỏ đi Tiền Điện (Điện Thiên Vương), điện Vi Đà trên trục thẳng ấy. Nhưng cũng vì thế phải chọn vị trí đặt tượng Hộ pháp Vi Đà làm sao để vừa đảm bảo tính truyền thống của Phật pháp là vị thần bảo hộ vừa thể hiện được sự giản lược. Đứng trên Tam quan của ngôi chùa và nhìn về Đại Hùng Bửu điện là nơi khả dĩ nhất. Với vị trí này, qua một khoảng sân rộng hẹp tuỳ địa thế của ngôi chùa, Hộ pháp Vi Đà có thể quan sát được những gì đang diễn ra với đức Phật, thể hiện rõ vai trò hộ pháp mà mình đã mang từ thời nguyên thuỷ. Ngày nay, hình tượng Vi Đà Hộ pháp dễ bắt gặp nhất có dạng mình mặc áo giáp đội mũ khôi trụ, tay cầm chày Hàng Ma, quay mặt về phía Đại Hùng Bảo Điện, đôi mắt chăm chú nhìn vào bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, thực hành nhiệm vụ chánh pháp. Thông thường thì có hai hình tượng Vi Đà đã được Trung Quốc hoá, đặc điểm chung của chúng là có hình dáng giống như một võ tướng của Trung Hoa cổ đại, mặc áo giáp đội mũ khôi trụ, hai mắt nhìn thẳng, dáng đứng đầy uy vũ. Một dạng có tư thế hai tay chắp lại để trước ngực, chiếc chày Hàng Ma được đặt ngang trên hai cổ tay, đứng thẳng vút cao trên mặt đất. Còn một dạng hình tượng khác có tư thế là tay phải nắm chiếc chày Hàng Ma chống xuống đất, tay trái chống vào eo lưng chân phải hơi hướng về phía trước một chút, giống như kiểu đang nghỉ ngơi. Như vậy, dù là ngôi chùa Việt hay ngôi chùa của Trung Hoa, dù có hay không có điện Vi Đà thì Vi Đà Tôn Thiên vẫn một lòng thực hành nhiệm vụ hộ pháp mà Ngài đã được Chư thiên và đồ chúng Phật tử tin tưởng với vị trí trên mỗi tam quan khi bước vào ngôi chùa. Huế, tháng 06 năm 2010 Mauquansan Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 3, 2011 Đa Văn thiên vương Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Đa Văn Thiên Vương tay cầm Hỗn Nguyên Tán - hình tượng phổ biến trong Phật giáo, chùa Thiên Vương cổ sát - Đà Lạt - Lâm Đồng-Việt Nam Đa Văn thiên vương (chữ Hán: 多聞天王) là vị thần đứng đầu trong bốn vị thần quan trọng mang danh hiệu Tứ Đại Thiên Vương trong tôn giáo truyền thống Đạo Giáo và Phật Giáo Trung Quốc. Đây là vị thần trấn phương Bắc, theo dõi thế giới, bảo hộ nhân dân, nên còn được gọi là Bắc phương Thiên vương. Tranh họa vải Đa Văn thiên vương tại Nhật Bản - thế kỷ 13 Trong tôn giáo Ấn Độ Trong Ấn giáo, ông là một vị thần có tên gọi Kuvera hay Kubera (tiếng Sanskrit: कुबेर), vốn là con trai nhà hiền triết Vishrava. Vì thế ông còn có tên là Vaiśravaṇa (tiếng Sanskrit: वैस्रवण) hoặc Vessavaṇa (tiếng Pali: कुवॆर), phiên âm Hán Việt là Tỳ Sa Môn. Theo truyền thuyết Ấn giáo, Kubera đã tu khổ kuyện cả ngàn năm và vì vậy vị thần sáng tạo Brahma ban cho sự bất tử và giàu sang và trông coi kho tàng của trái đất.[1]. Khi được du nhập vào Phật giáo Ấn Độ, Vaiśravaṇa trở thành một vị Hộ thế (phiên âm Sanskrit: lokapāla), trấn giữ phương Bắc của cõi trời thứ nhất trong Dục giới, chế phục chúng ma, bảo hộ tài sản của nhân gian. Cũng như các Hộ pháp khác, thần được mô tả thân mình mặc giáp trụ. Tuy nhiên, thân hình lục với khuôn mặt vàng, mang mũ giáp, tay cầm lọng báu (chatra) che chở cho nhân gian. Tại Ấn Độ, Tây Tạng và Nepal, Vaiśravaṇa thường được thờ phụng dưới hiển tướng Kubera - hay thần giàu sang, được coi là hiển tướng quan trọng nhất của thần, vì vậy thường được miêu tả là vị thần to béo, tay cầm túi đựng châu báu và xung quanh đầy vàng bạc châu báu. Có khi lại là hình tượng ngài mặc giáp trụ cưỡi sư tử vây quanh bởi 8 Yaksas[2]đều coi là xuất ra từ chính bản thân ông. Có khi ngài còn được miêu tả là vị thần mang vương miện, ruy băng, cưỡi sư tử, tay phải cầm ngọc châu, tay trái cầm giữ con chồn Mongoose, biểu thị của chiến thắng của thần với yêu quỷ, tượng trưng lòng tham. Với tư cách là vị thần của cải, ngài bóp chặt Mongoose và khiến nó phải nhả ngọc châu ra.[1] Tượng Đa Văn Thiên Vương trong xuất thân Jambhala - tượng đồng Tây Tạng thế kỷ 18 Trong tiếng Tây Tạng, Vaiśravaṇa được phiên âm thành rnam.thos.sras (Namthöse), có thể xuất hiện cùng lúc với 8 Yaksa, được gọi là hiển tướng của ngài. Tám hiển tướng này quan trọng nhất vẫn là Kubera da sẫm Phương Bắc và Jambala màu trắng ở Phương Đông. Chính vì vậy, thường thì ngài được thờ ở cả ba hiện thân: Vaisharavana, Kubera và Jambala.[1] Tại Thái Lan, ông được gọi là Thao Kuwen (chữ Thái: ท้าวกุเวร) hoặc Vessavan (chữ Thái: เวสสุวัณ). Trong tôn giáo vùng Đông Á Khi Phật giáo được du nhập vào Trung Hoa, tên vị thần này được dịch thành Duō Wén Tiān Wang (chữ Hán: 多聞天王), với ý nghĩa là "vị thiên vương nghe cả thế giới". Từ đó, theo từng vùng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa, tên gọi vị thần này được phiên âm khác nhau. Tại Nhật, vị thần này được gọi là Tamon-ten (Kanji: 多聞天) hoặc Bishamon-ten (Kanji: 毘沙門天); tại Hàn Quốc là Damun-cheonwang (Hangul: 다문천왕). Tại Việt Nam, tên gọi vị thần phiên âm thành Đa Văn Thiên Vương. Đa văn thiên vương tay cầm Hỗn Nguyên Tán và chuột thử bạc trên tay - hình phổ phổ biến tại các chùa Hoa Đa Văn Thiên Vương được hiểu là người tinh thông Phật pháp, đưa phúc đức đến bốn phương, ở tại ngọn Hoàng Kim núi Kiên Đà La cạnh núi Tu Di, thân mặc giáp trụ, tay phải cầm một lọng báu (hoặc cây phướn báu), tay trái nắm Ngân thử (chuột bạc) có thể phun ngọc khi bị siết chặt.[1], chế phục ma chúng, bảo hộ tài sản dân chúng, giữ Bắc Câu Lư Châu, là vị Thiên Vương thứ ba trong hàng Nhị Thập Chư Thiên. Đa Văn Thiên Vương còn được thờ với hiển tướng là hộ thần phương Bắc, thân mang giáp trụ, tay phải cầm thương và tay trái cầm bảo tháp. Bảo tháp này chứa châu báu mà ngài gìn giữ. Trong các chùa ở Châu Á, ngài là vị thần bảo vệ và che chở cho các hình tượng thờ ở chính điện có khi thờ trước cổng môn chùa hoặc bên trái hoặc phải mỗi bên hai vị khi phối thờ chung với nhau. Khi xuất hiện là hộ thần Phương Bắc, Đa Văn Thiên Vương mang giáp trụ tay phải cầm thương và tay trái cầm bảo tháp - tượng thờ tại chùa Tōdai-ji, cố đô Nara-Nhật Bản thế kỷ 12 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 3, 2011 Hồi còn nhỏ, lúc ấy tôi chỉ 6 hay 7 tuổi gì đó. - Thời gian ấy tôi học lớp 1/ 10 ở trường Kim Đồng ở phố Hàng Điếu - Hanoi. Đây là một trường tư thục của nhà sách Nguyễn Du mở. Bên cạnh trường là một hiệu sách, cũng của nhà sách Nguyễn Du. Còn nhà chính của ông hiệu trưởng trường thì ở Bở Hồ. Ngày ấy tôi hay mua truyện của nhà sách này. Một trong những câu chuyện mà tôi xem được là "Sự tích ông Thiện, ông Ác". Vì còn quá nhỏ và thời gian cũng quá lâu, nên tôi không thể nhớ được nội dung câu chuyện. Nhưng đó là câu chuyện kể về sự tích hai ông Hộ Pháp đứng trấn các cửa tam quan ở đình, đền và chùa cổ Việt. Bởi vậy, ngày nay khi chúng ta đến các đình đền chùa cổ Việt thì đều thấy hai pho tượng một ông trông hiền lành, một ông trông dữ tợn. Nhưng tôi chắc chắn rằng: Sự tích ông Thiện Ông Ác mà tôi xem được không giống với câu truyện trên, có thể nói khác hẳn. Tôi cho rằng: Việc sưu tầm tất cả những chuyện cổ tích Việt trong văn hóa dân gian, rất hữu ích trong việc tìm hiểu lịch sử văn hóa Việt, khi so sánh nó với những dị bản khác. Một chuyện nữa tôi cũng xem trong thời gian này chính là chuyện "Sự tích Thày đồ Cóc". Cũng rất tiếc! Tôi cũng không thể nhớ hết nội dung. Nhưng có lẽ chỉ có ở Việt Nam mới có câu chuyện này , có thể nó liên quan tới bức tranh dân gian "Thày Đồ Cóc". Sau này, tôi sưu tầm gần như tất cả các chuyện cổ tích Việt, mà không thể tìm ra hai câu chuyện trên. Kể cả trong "Kho tàng cổ tích Việt Nam" của cụ NGuyễn Đổng Chi cũng không có. Tôi nhớ tên hai người con trai của ông Nguyễn Du (Tên nhà sách - ngày ấy người ta hay gọi nhau bằng tên cửa hiệu, chứ ko gọi tên thật), một người tên là Tứ và người em tên là Minh. Rất hy vọng những bạn nào có mối quan hệ, có thể may ra tìm lại được những câu chuyện này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 3, 2011 Khi dân tôc loạn lạc lầm than Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn cứu nhân dân mong dân chúng có cuộc sống an cư lạc nghiệp.Khuông Việt cùng tứ trụ góp sức để biến ước nguyện của Đinh tiên hoàng thành hiện thực. Lúc đó nhà chùa thực sự là cần cho đất nước vì đó là trường học dạy chữ,là bệnh viện trạm xá cứu người,là cơ sở quân lương. Thế kỷ 20 và hiện tại chẳng có cái giáo nào có thể mang lại cơm ăn, áo mặc, chữ viết,chế độ y tế cho đại chúng cả.Mang lại những thứ đó cho mọi người ở những đất nước có trình độ dân trí kém như Việt Nam chỉ có những người cộng sản chân chính. Luân hồi của phật giáo là gì?1000 năm là bao vòng luân hồi? Khuông Việt với khoảng 10 vòng luân hồi nếu luân hồi tại Việt Nam chắc chắn đã có mặt trong hàng ngũ cộng sản chân chính và có thể là giáo sư tiến sỹ khoa học nào đấy. Đứng có nhìn cái gì dưới dạng không vận động, có giữ được nước hay không là ở lòng người có thấy cần giữ hay không chứ đâu phải ở mấy ông hộ pháp đất nung hay bằng đá bằng đồng.Tiếng mõ tiếng chuông làm sao cho giặc lui được,kinh kệ kia đâu làm cho giặc đổi ý (cả nghìn năm nay đã thấy rõ) xây chùa rước thần sao không nghĩ tới câu chuyện "tái ông mất ngựa". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 3, 2011 Khi dân tôc loạn lạc lầm than Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn cứu nhân dân mong dân chúng có cuộc sống an cư lạc nghiệp.Khuông Việt cùng tứ trụ góp sức để biến ước nguyện của Đinh tiên hoàng thành hiện thực. Lúc đó nhà chùa thực sự là cần cho đất nước vì đó là trường học dạy chữ,là bệnh viện trạm xá cứu người,là cơ sở quân lương. Thế kỷ 20 và hiện tại chẳng có cái giáo nào có thể mang lại cơm ăn, áo mặc, chữ viết,chế độ y tế cho đại chúng cả.Mang lại những thứ đó cho mọi người ở những đất nước có trình độ dân trí kém như Việt Nam chỉ có những người cộng sản chân chính. Luân hồi của phật giáo là gì?1000 năm là bao vòng luân hồi? Khuông Việt với khoảng 10 vòng luân hồi nếu luân hồi tại Việt Nam chắc chắn đã có mặt trong hàng ngũ cộng sản chân chính và có thể là giáo sư tiến sỹ khoa học nào đấy. Đứng có nhìn cái gì dưới dạng không vận động, có giữ được nước hay không là ở lòng người có thấy cần giữ hay không chứ đâu phải ở mấy ông hộ pháp đất nung hay bằng đá bằng đồng.Tiếng mõ tiếng chuông làm sao cho giặc lui được,kinh kệ kia đâu làm cho giặc đổi ý (cả nghìn năm nay đã thấy rõ) xây chùa rước thần sao không nghĩ tới câu chuyện "tái ông mất ngựa". Ngài Khuông Việt chính là giáo sư Nguyễn Minh Thuyết bây giờ đó Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 3, 2011 Khi dân tôc loạn lạc lầm than Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn cứu nhân dân mong dân chúng có cuộc sống an cư lạc nghiệp.Khuông Việt cùng tứ trụ góp sức để biến ước nguyện của Đinh tiên hoàng thành hiện thực. Lúc đó nhà chùa thực sự là cần cho đất nước vì đó là trường học dạy chữ,là bệnh viện trạm xá cứu người,là cơ sở quân lương. Thế kỷ 20 và hiện tại chẳng có cái giáo nào có thể mang lại cơm ăn, áo mặc, chữ viết,chế độ y tế cho đại chúng cả.Mang lại những thứ đó cho mọi người ở những đất nước có trình độ dân trí kém như Việt Nam chỉ có những người cộng sản chân chính. Luân hồi của phật giáo là gì?1000 năm là bao vòng luân hồi? Khuông Việt với khoảng 10 vòng luân hồi nếu luân hồi tại Việt Nam chắc chắn đã có mặt trong hàng ngũ cộng sản chân chính và có thể là giáo sư tiến sỹ khoa học nào đấy. Đứng có nhìn cái gì dưới dạng không vận động, có giữ được nước hay không là ở lòng người có thấy cần giữ hay không chứ đâu phải ở mấy ông hộ pháp đất nung hay bằng đá bằng đồng.Tiếng mõ tiếng chuông làm sao cho giặc lui được,kinh kệ kia đâu làm cho giặc đổi ý (cả nghìn năm nay đã thấy rõ) xây chùa rước thần sao không nghĩ tới câu chuyện "tái ông mất ngựa". Lĩnh vực nào thì có quan điểm của lĩnh vực đó ạ, nói chung làm gì vượt quá sức mình thì đều gây ra hậu quả. Nếu một nhà sư mà tham gia chính trị trong thời chiến thì cũng phải có thực tu thực chứng thì mới làm nổi, cũng vậy, một chính trị gia tham gia vào không gian tâm linh tôn giáo cũng phải tương đồng như vậy ạ.Rubi sưu tầm thêm nội dung về Luận Sư Bồ Tát Long Thọ, độc giả đọc xem ạ. CHÂN SƯ ĐẠI THỦ ẤN Bồ Tát Long Thụ, được trình bày với nhục kế như một vị Phật Đại sư thứ 16: Nagarjuna - Hiền triết và nhà luyện kim Khi một con người si mê chưa giác ngộ Mơ hồ tưởng mình là bậc thánh Y hành sử như một tên đạo chích Lẻn vào hoàng cung đánh cắp ngọc ngà Khi một người còn si mê chưa giác ngộ Y như con voi bị kẹt giữa đám bùn lầy Truyền thuyết Ngài Nagarjuna tức Bồ Tát Long Thụ, xuất thân từ dòng dõi bà-la-môn thuộc vương quốc Càn-chí (Kanci), miền đông Ấn Độ. Thuở thiếu thời ngài là một con người gàn dở, thường hay nhũng nhiễu, cưỡng đoạt tài sản người khác. Số nạn nhân lên đến 25.000 gia đình. Dân chúng trong vùng oán thán và các thầy tư tế bà-la-môn cũng kinh hãi dời chỗ ở. Về sau, Nagarjuna thấy hối hận về những hành vi tác tệ của mình, ngài đem trả lại tài sản đã cưỡng đoạt và phân chia tài sản riêng của chính mình cho những kẻ nghèo khó, rồi tự lưu đày mình sang xứ khác. Rời Kahora, ngài đến tu viện Nalanda để tu học. Tại đây ngài trở thành một học tăng kiệt xuất về Ngũ minh môn. Nhưng chẳng bao lâu ngài chán ngán môn này, quay sang tu thiền. Ngài thường trì tụng thần chú Long Nữ (Tara mantra). Do sự cảm ứng, vị nữ thần này tuân theo sở nguyện của ngài nên khiến tu viện luôn có đầy đủ vật thực cho 700 vị tăng của tu viện. Nhưng bản thân ngài thích sống cuộc đời du hành khất thực. Mỗi đêm khi ngã lưng nằm xuống, ngài lại suy nghĩ: “Ta thật là vô tích sự. Ta phải tìm phương tiện khéo để giúp đỡ chúng sinh.” Vì vậy, ngài đến vùng Rajagrha để nhập thất và dùng thần chú để triệu thỉnh 12 nữ dạ-xoa Đại tướng, tức 12 vị thần chủ quản các nguyên tố đất, nước, lửa, gió. Khi ngài nhập đàn khởi trì thần chú, thì ngày thứ nhất động đất xảy ra, ngày thứ hai hạn hán, ngày thứ ba có bão lửa, ngày thứ tư gió to, ngày thứ năm mưa gươm đao, ngày thứ sáu có vô số kim cương từ hư không rơi xuống. Đến ngày thứ bảy, 12 vị nữ dạ-xoa hợp lực tấn công ngài dữ dội, nhưng ngài vẫn không động tâm. Sau đó, ngài dùng Hàng phục pháp (Kuyo) để nhiếp phục các nữ dạ-xoa. Chúng nữ dạ-xoa hiện ra đảnh lễ, cung kính thưa: “Bạch tôn sư, chúng đệ tử có mặt.” Ngài dạy: “Các ngươi ngày ngày hãy mang cho ta một ít vật thực.” Chúng thần lãnh mệnh lui đi. Rồi mỗi ngày họ đều mang đến cúng dường cho ngài một nắm cơm và một nắm rau trong suốt 12 năm. Sau đó ngài lại thu nhiếp thêm 108 thần nữ dược-xoa. Để giúp đỡ chúng sinh, ngài định dùng thần thông biến núi Gandhasila thành núi vàng. Trước tiên, ngài dùng định lực biến ngọn núi lớn này thành núi sắt, rồi từ sắt biến thành đồng, nhưng khi ngài định tiếp tục biến nó thành vàng thì Bồ Tát Văn-thù hiện ra ngăn lại: “Chớ có làm thế? Nếu tôn giả biến ngọn này núi thành vàng thì cũng chỉ tạo ra sự tranh giành giữa các chúng sanh mà thôi, khác gì tạo nghiệp ác cho họ? Chi bằng tôn giả ra sức giáo hoá cho chúng thoát khỏi ba đường ác, đạt đến Niết-bàn giải thoát.” Vâng lời Bồ Tát, ngài Nagarjuna thôi không thi triển pháp thuật. Vì vậy, cho đến ngày nay ngọn núi Gandhasila vẫn còn giữ nguyên màu tia tía của chất đồng. Rời chốn ấy, Nagarjuna đi về phía nam. Nơi ấy có một con sông lớn chắn ngăn. Ngài nhờ những người chăn cừu quanh đấy chỉ giúp ngài chỗ cạn nhất để ngài có thể lội qua bờ kia. Nhưng họ lại đưa ngài đến khúc sông sâu và đầy cá sấu. May thay, một kẻ tốt bụng tình nguyện cõng ngài bơi qua sông. Đến giữa sông, Nagarjuna dùng thần thông hoá ra một bầy cá sấu ra vẻ như đe doạ cả hai. Người đàn ông tốt bụng vẫn giữ vẻ điềm nhiên: “Ngài đừng sợ. Miễn là ta còn sống, ta sẽ cố đưa ngài an toàn sang sông.” Nghe nói thế, sư lấy làm cảm phục, thâu phép lại và nói: “Ta là Arya Nagarjuna. Ngươi nhận ra ta chăng?” “Tôi có nghe đại danh của tôn sư nhưng lâu nay chưa từng gặp.” “Ngươi có công mang ta qua sông an toàn. Vậy ngươi ước nguyện điều chi, ta sẽ biến thành hiện thực.” “Vậy xin tôn sư cho tôi được làm vua.” Sư toé nước vào một thân cây sala, lập tức cây ấy hóa thành con voi trắng cho vua cưỡi. “Nhưng còn binh lính?” “Khi nào voi rống, tức thì có binh lính hiện ra.” Đức vua ấy lấy hiệu là Salabandha, cai trị tám triệu bốn trăm ngàn hộ dân trên một vùng đất nguy nga tên là Bhabitan. Vua lập nàng Sindhi làm hoàng hậu. Sau một vài năm trị vì vương quốc Bhabitan, vua Salabandha đâm ra chán ngán cuộc đời làm vua của mình, ông lại tìm đến Sriparvatta để tìm sự khuây khoả. Nhà vua tìm đến thầy mình và khẩn nài: “Bạch thầy! Làm vua chỉ được một ít lạc thú mà quá nhiều phiền não. Con muốn từ bỏ ngai vàng để được kề cận bên thầy.” “Ngươi chớ từ bỏ vương quốc của mình. Hãy giữ lấy xâu chuỗi này. Nó sẽ bảo vệ vương quốc của ngươi, ban cho ngươi thứ rượu vô uý khiến tâm ngươi không kinh hãi khi đối mặt với thần chết.” Mặc dù không muốn trở về nhưng nhà vua phải vâng lời thầy. Tất cả mọi thứ trong vương quốc Bhabitan từ cây cối đến chim muông đều tươi tốt khoẻ mạnh khiến quỷ thần ghen tị. Cho đến một ngày nọ, ánh sáng mặt trời, mặt trăng tự dưng biến mất, hoa quả chưa đến kỳ đơm bông kết trái đã lìa cành, dịch bệnh hoành hành, rừng khô, cỏ úa... Chứng kiến những hiện tượng lạ thường như thế, vua Salabandha đoán biết thầy mình gặp nạn. Ngài liền trao quyền bính cho thái tử Cindhakumara rồi đem theo một ít tùy tùng đến vấn an thầy. Sư Nagarjuna hỏi: “Này con! Vì sao con đến?” Nghe thầy hỏi, đức vua cất tiếng hát ai oán: Định mệnh ôi trớ trêu, Phật pháp sao khó bày Bóng tối che ánh sáng Mây mù che trăng rằm Thánh tăng còn phải lụy Sinh tử chia đôi đường Con đến đây chỉ vì Chợt thấy điềm bất tường Cúi mong thầy từ bi Ban cho cam lồ vị Sư đọc kệ đáp: Có sinh thì có diệt Tụ tán lẽ thường tình Trần gian là huyễn mộng Chớ buồn rầu, sầu khổ Rượu vô uý! Cạn ly! Vua buồn rầu hỏi: “Thưa tôn sư, nếu như tôn sư không còn có mặt trên đời này nữa, thì rượu vô uý kia nào có vị chi?” Biết đã đến lúc phải trả nghiệp đời trước, ngài Nagarjuna phát nguyện bố thí tất cả những thứ mà ngài sở hữu. Phạm Thiên bèn hoá thành một người bà-la-môn đến xin thủ cấp của ngài. Bồ Tát hoan hỷ nhận lời. Vua Salabandha không nỡ chứng kiến cái chết của thầy, ngài tựa đầu vào chân sư rồi tắt thở. Dân chúng thấy vậy, nguyền rủa không tiếc lời ý muốn độc ác của kẻ kia. Nhưng vô ích, Sư đã hứa cho đầu của mình. Ngài dùng ngọn cỏ sula tự cắt lấy đầu rồi trao cho người bà-la-môn kia. Tức thời, muôn thú kêu vang thảm thiết, cây cối héo tàn. Tám nữ dạ-xoa đại tướng hiện ra canh giữ nhục thân của sư, không rời giây lát. Từ thi thể của sư phát ra một luồng ánh sáng bay vút lên cao, nhập thẳng vào ngài Nagabhodi (Long Trí). Truyền thuyết còn nói rằng khi đức Phật Di-lặc ra đời trong tương lai thì ngài Nagarjuna sẽ tái sinh để cứu độ chúng sinh. Sử liệu Theo truyền thống Mật tông, các bậc thánh và các đạo sư thường mang chung một tên. Đây là sự khế hợp giữa tâm và tâm của vị trước và vị sau. Việc này rất thông thường đối với bậc tái sinh (tulku). Chính vì vậy, người đời sau thường nhầm lẫn. Có hai vị đạo sư mang tên Nagarjuna, tức Long Thụ. Vị Long Thụ thứ nhất sinh vào khoảng thế kỷ thứ 2 ở miền nam Ấn Độ (150-250), thường được xem như Phật Thích-ca tái thế. Ngài là một triết gia vĩ đại, đã trước tác các bộ luận và hệ thống biện chứng về Trung quán (Madhyamika). Vị Long Thụ thứ hai sinh vào thế kỷ thứ 9, vốn là vị tổ của hệ phái Guhyasamaja Tan-tra, môn đệ của ngài Saraha. Tiểu sử của ngài Long Thụ thứ nhất được dịch sang Hán văn vào năm 405, do công của một nhà sư truyền giáo tên là Kumarajiva (Cưu-ma-la-thập). Thuở thiếu thời, ngài Long Thụ đã chứng tỏ trí tuệ phi phàm. Chưa đầy 20 tuổi, ngài đã nổi tiếng uyên bác các kinh điển truyền thống của đạo Bà-la-môn. Nhưng sau đó ngài chán ngán và lăn mình vào các thú vui ngũ dục. Tương truyền rằng có một đạo sĩ đã dạy ngài phép tàng hình, có thể đi lại tự tại mà không ai nhìn thấy. Ngài đã cùng ba người bạn xâm nhập vào cung cấm để trêu ghẹo các công nương. Chẳng may sự việc bị phát giác, ba người bạn bị quan quân giết chết. Riêng ngài thoát được nhờ phép ẩn thân đứng ngay bên cạnh nhà vua. Ân hận vì cái chết của những người bạn, ngài đến Nalanda xuất gia học Phật. Tại đây, ngài nhanh chóng quán triệt yếu nghĩa của Tam tạng kinh điển (Tripitaka), kể cả các bộ kinh Đại thừa (mahayana-sutra). Nhưng vì không thoả mãn với kiến thức ấy, ngài lại vân du khắp nơi để sưu tập các kinh điển bị thất truyền. Trong các cuộc tranh biện, ngài luôn luôn đánh bại lý luận của đối phương, nên tỏ ra rất kiêu hãnh. Ngài phát minh các luận thuyết mới và sáng lập ra một hệ phái riêng dựa trên căn bản thực tại (non-rejection). Chính vì quan điểm sai lệch này, vị Đại long vương cảm thấy thương hại nên đưa ngài xuống Tàng kinh các ở long cung. Nơi đây có một số kinh điển mà đức Phật Thích-ca đã phó thác cho Đại long vương gìn giữ để trao lại cho ngài Long Thụ. Với trí tuệ phi phàm, trong vòng 90 ngày ngài đã nắm bắt được yếu nghĩa của tất cả những kinh điển này. Tuy nhiên, ngài hiểu rằng sự thân chứng giáo pháp mới gọi là sở đắc rốt ráo. Do đó ngài nhập định để tu pháp môn “Nhẫn nhục Ba-la-mật”. Khi xuất định, ngài trước tác bộ luận Trung quán (Madhyamika) và nỗ lực hoằng dương đạo pháp. Ngài kết thúc cuộc đời sau khi một đạo sĩ Bà-la-môn thách thức ngài thi triển pháp thuật. Nagarjuna hoá thành con bạch tượng chụp lấy kẻ kia và đả thương y, nhưng khi nhìn lại thấy đạo sĩ vẫn điềm nhiên ngồi trên cánh sen trong một cái hồ thiêng lộ vẻ khinh miệt. Thất bại, ngài tự nhốt mình trong thiền thất và đến khi một đệ tử của ngài phá cửa xông vào thì chẳng thấy gì ngoài một con ve sầu vụt bay thoát ra ngoài. Về vị Long Thụ thứ hai, có thuyết nói rằng chính đại sư Saraha đã làm lễ thí phát và điểm đạo cho ngài, khiến ngài có thể nhập vào Mạn-đà-la của Phật Vô Lượng Thọ, đồng thời dạy ngài thần chú để nhiếp phục thần chết. Đại sư Saraha còn dạy ngài Guhyasamaya tantra và các môn huyền thuật (Tantra) khác trước khi ngài được giáo thọ của ngài là sư Rahuhabhadra truyền tâm pháp. Sự nghiệp tu học của ngài bị đứt đoạn và bị trục xuất khỏi tu viện vì phạm vào qui củ của thiền viện. Đó là khi Nagarjuna khám phá ra cách cất rượu từ vàng để phục vụ tăng đoàn trong thời kỳ đói kém. Khi ấy ngài là vị tăng phục vụ trong nhà bếp của tu viện Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 3, 2011 Chào RuBi Ngài Nagarjuna tức Bồ Tát Long Thụ, xuất thân từ dòng dõi bà-la-môn thuộc vương quốc Càn-chí (Kanci), miền đông Ấn Độ. Thuở thiếu thời ngài là một con người gàn dở, thường hay nhũng nhiễu, cưỡng đoạt tài sản người khác. Số nạn nhân lên đến 25.000 gia đình. Dân chúng trong vùng oán thán và các thầy tư tế bà-la-môn cũng kinh hãi dời chỗ ở. Chắc những câu chuyện loại này là nguồn gốc của câu ca của dân gian Việt Nam: "Trộm cướp thì thành phật thành tiên Đi chùa,đi chúa thì bán thân bất toại" Cả ru bi và tất cả mọi người Việt Nam đang thừa hưởng và sinh sống trên quê hương Việt Nam với cái giá phải trả của triệu triệu anh hùng liệt sỹ vì tổ quốc hy sinh mới có dân tộc và tổ quốc ngày hôm nay.Trong giấc ngủ bình yên hàng đêm của ru bi thì có hàng trăm ngàn người đang lặng lẽ canh trời, canh đất,canh biển, canh trộm cướp cho ru bi ngủ ngon.Họ đấy mới là bồ tát,la hán và rất có thể ho là vòng luân hồi của các vị mà ru bi hay nói. Những gì đáng tri ân thì chẳng tri ân lại cứ lôi những cái cũ rích ra, buồn thay. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 3, 2011 Chào RuBi Chắc những câu chuyện loại này là nguồn gốc của câu ca của dân gian Việt Nam: "Trộm cướp thì thành phật thành tiên Đi chùa,đi chúa thì bán thân bất toại" Cả ru bi và tất cả mọi người Việt Nam đang thừa hưởng và sinh sống trên quê hương Việt Nam với cái giá phải trả của triệu triệu anh hùng liệt sỹ vì tổ quốc hy sinh mới có dân tộc và tổ quốc ngày hôm nay.Trong giấc ngủ bình yên hàng đêm của ru bi thì có hàng trăm ngàn người đang lặng lẽ canh trời, canh đất,canh biển, canh trộm cướp cho ru bi ngủ ngon.Họ đấy mới là bồ tát,la hán và rất có thể ho là vòng luân hồi của các vị mà ru bi hay nói. Những gì đáng tri ân thì chẳng tri ân lại cứ lôi những cái cũ rích ra, buồn thay. Anh Liêm Trinh nói chuẩn rồi đấy anh Rubi ơi. Việt Nam, CuBa là 2 nước có nhiều vị bồ tát, la hán tái sinh. Một anh thức, thì anh kia ngủ và ngược lại. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 3, 2011 Chào RuBi Chắc những câu chuyện loại này là nguồn gốc của câu ca của dân gian Việt Nam: "Trộm cướp thì thành phật thành tiên Đi chùa,đi chúa thì bán thân bất toại" Cả ru bi và tất cả mọi người Việt Nam đang thừa hưởng và sinh sống trên quê hương Việt Nam với cái giá phải trả của triệu triệu anh hùng liệt sỹ vì tổ quốc hy sinh mới có dân tộc và tổ quốc ngày hôm nay.Trong giấc ngủ bình yên hàng đêm của ru bi thì có hàng trăm ngàn người đang lặng lẽ canh trời, canh đất,canh biển, canh trộm cướp cho ru bi ngủ ngon.Họ đấy mới là bồ tát,la hán và rất có thể ho là vòng luân hồi của các vị mà ru bi hay nói. Những gì đáng tri ân thì chẳng tri ân lại cứ lôi những cái cũ rích ra, buồn thay. Cái nick này gọi tên thì dễ mà xưng hô thì khó à nha.Nói chung là ai ra sao thì cứ thế mà ý kiến đối thoại thôi, cái đó mới hay, để mà đi vào thấy sự khéo léo KHẾ CƠ KHẾ LÝ trong sự hóa thân từ Từ Thánh vào Lục Phàm để làm bạn với chúng sinh, giáo hóa chúng sinh, chỉ đường và đồng hành cùng chúng sinh thực hiện sự giải thoát khổ nạn sinh tử luân hồi. Nếu Phật không hóa thân là một người có gia đình, có vợ con để đồng căn đồng cơ với chúng sinh thì chắc ngày nay khái niệm Phật sẽ rất mơ hồ. Còn các vị Tổ, cũng hóa thân thành cướp dật, thành phóng túng hòa đồng vào với chúng sinh (quân gần dân-vua gần dân) như thế giáo hóa được một tha nhân thành phần tiêu cực trong xã hội trở nên siêu phàm nhập thánh thì quả là lý tưởng. Đối thoại này cũng có hệ thống theo câu nói của Tổ Sư: 'đi vào thế gian để giác ngộ, lìa thế gian không thể cầu giác ngộ'. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 7, 2011 Giải mã bí ẩn giấc mơ của Quốc sư Khuông Việt BAODATVIET.VN Cập nhật lúc :12:00 PM, 25/03/2011 Trong giấc mơ, Quốc sư Khuông Việt đã được vị thần Tì-sa-môn Thiên vương báo mộng đến nước Việt giữ cương giới để cho Phật pháp được thịnh hành... và cũng chính nhờ sức mạnh của vị thần này đã góp phần đem lại chiến thắng cho người Việt trong cuộc chiến chống Tống năm 981. Đầu năm chiêm bái xá lị Phật giáo Ra mắt hai bộ sách đồ sộ về thời Lý - Trần Chùa Thày và huyền thoại 3.000 bộ xương Trong thân thế và sự nghiệp của sư Khuông Việt, vị Tăng Thống đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, có một tình tiết lạ lùng được truyền tụng. Đó là một giấc mơ mang nhiều sắc bí ấn của nhà sư. Trong giấc mơ, một vị thần từ xưng Tì-sa-môn Thiên vương đã báo mộng cho sư Khuông Việt về . Khi tỉnh dậy ông đã cho tạc tượng thần theo đúng như đã thấy trong mộng để thờ. Sau này, khi quân Tống xâm lược đất nước, sư Khuông Việt đã xin sự trợ giúp của Tì-sa-môn để đẩy lùi quân địch. Giấc mơ của sư Khuông Việt đã gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu ở Việt Nam. Tại Hội thảo Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo VN đầu kỷ nguyên độc lập được tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam mới đây, tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng, ĐH Sư phạm Hà Nội, đã diễn giải khá chi tiết về giấc mơ này. Cầu xin sức mạnh thần linh để đánh giặc Theo Tiến sĩ Thanh Tùng, giấc mơ Khuông Việt được ghi lại khá chi tiết trong tác phẩm Thiền Uyển Tập Anh, một cuốn sách cổ của Phật giáo Việt Nam ghi lại các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến đầu triều Trần. Theo đó, dưới triều vua Lê Đại Hành, sư Khuông Việt đặc biệt được kính trọng, phàm các việc quân quốc triều đình nào sư cũng đều được tham dự. Sư thường đi chơi ở núi Vệ Linh, quận Bình Lỗ. Thích cảnh trí đẹp đẽ, thanh u ở nơi đây nên dựng am để ở. Tại đây, một đêm sư nằm mộng thấy một vị thần mặc áo giáp vàng, tay trái cầm thương vàng, tay phải đỡ ngọn bảo tháp, theo sau là hơn chục quân hầu tướng mạo hung dữ. Vị thần đến trước mặt sư và nói: “Ta là Tì-sa-môn Thiên vương, những người theo ta là Dạ xoa. Thiên đế có sắc chỉ sai ta đến nước này giữ cương giới để cho Phật pháp được thịnh hành. Ta có duyên với ngươi nên đến đây để báo cho ngươi biết”. Sư kinh hãi thức dậy, nghe trong núi có tiếng gào thét, lòng rất lấy làm lạ. Đến sáng, sư vào núi thấy một cây cổ thụ cao chừng mười trượng, cành lá xúm xuê, phía trên có đám mây lành bao phủ. Sư nhân đó thuê thợ đốn cây ấy, lấy gỗ tạc tượng thần theo đúng như đã thấy trong mộng, để thờ. Năm Thiên Phúc thứ nhất (981), quân Tống sang xâm lược nước ta. Vua biết chuyện này, liền sai sư đến đền cầu đảo (cầu xin sức mạnh thần linh) để thần phù hộ cho cuộc chiến. Quân giặc kinh hãi trước khí thế của người Việt, rút về giữ sông Hữu Ninh, lại thấy sóng gió nổi lên, giao long nhảy nhót, sợ hãi tan chạy... Giấc mơ của sư Khuông Việt đã gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu. Các công trình bài viết, lý giải nguồn gốc, ý nghĩa giấc mơ này chủ yếu xoay quanh hình tượng Tì-sa-môn thiên vương. Những thắc mắc được đặt ra như Tì-sa-môn Thiên vương là ai? Tại sao Khuông Việt lại nằm mơ thấy vị thần này?... Hình tượng Tì-sa-môn thiên vương trong Phật giáo. Quay ngược lại lịch sử, Tì-sa-môn Thiên vương (Vaisravana) là một vị thần có nguồn gốc xa xưa từ Ấn giáo, sau này du nhập cả vào Phật giáo, giữ vai trò của một vị thần bảo hộ và thần tài. Bên cạnh đó, vị thần này cũng cai quản loài Dạ xoa (một loài ma quỷ dữ tợn theo quan niệm Phật giáo) nên được gán cho những đức tính “vũ dũng”, “thiện chiến” và được coi như một Chiến thần (thần phù hộ chiến tranh). Trong quá trình truyền bá văn hóa, tục thờ Tì-sa-môn đã được đưa vào Trung Quốc. Tục này đã rất phổ biến từ thời Đường (618-907), mở rộng sang thời Ngũ Đại Thập Quốc (907-969) và đến cuối thời tống (960-1279) thì đạt đến sự toàn thịnh. Thậm chí, vào thời Tống, gần như mỗi chi đội doanh trại của quân đội đều có dựng “Thiên vương đường” để cầu đảo. Thời Khuông Việt sống là giai đoạn chuyển giao các triều đại Đương - Ngũ Đại Thập Quốc - Tống. Hơn nữa, lúc đó nước Việt mới tách ra khỏi phương Bắc sau ngàn năm lệ thuộc chưa lâu, ảnh hưởng văn hóa Đường Tống còn khá trực tiếp. Bởi vậy, có thể nói tín ngưỡng Tì-sa-môn thiên vương được đưa xuống từ phương Bắc. Khi du nhập vào Việt Nam, Tì-sa-môn trở thành thần bảo vệ Phật pháp và quốc gia Việt Nam, thể hiện ở việc vị thần này đáp lại lời cầu đảo của Khuông Việt giúp Lê Đại Hành đánh tan quan Tống. Mặt khác, bên cạnh sự ảnh hưởng văn hóa phương Bắc, với động thái “nhờ cậy” Tì-sa-môn thiên vương, rất có thể sư Khuông Việt đã dùng sách lược gậy ông đập lưng ông, dùng chính tín ngưỡng được quân nhà Tống ưa chuộng để để khích lệ quân đội Việt chiến thắng quân giặc. Thành Bình Lỗ và kịch bản bảo vệ tổ quốc Một câu hỏi khác được đặt ra từ giấc mơ Khuông Việt, đó là vì sao sư Khuông Việt lại mơ thấy Tì-sa-môn thiên vương ở núi Vệ Linh, và đặc biệt là quận Bình Lỗ chứ không phải nơi nào khác? Và quận Bình Lỗ là địa danh nào trong lịch sử? Lật lại sử sách, trong nhiều bộ chính sử, địa danh thành Bình Lỗ đã xuất hiện từ thời Đinh, thời Lê Đại Hành. Các nhà sử học ngày nay đã chứng minh, sự hiện diện của thành Bình Lỗ trong chiến dịch chống Tống của Lê Hoàn và thực sự đã có một trận Bình Lỗ đóng vai trò then chốt trong thắng lợi chung của công cuộc chống Tống năm 981. Từ bối cảnh lịch sử này, có thể đặt ra giả thiết: Phải chăng trong giai đoạn giao thoa giữa nhà Đinh và Tiền Lê, trước sự lăm le xâm lược của nhà Tống, rất có thể Lê hoàn đã mật sai Khuông Việt đến khảo sát để xây dựng thành Bình Lỗ chống giặc. Và đương nhiên, khi xây thành người ta cần đến một vị thần bảo hộ thành trì. Có lẽ từ nhu cầu đó, Tì-sa-môn thiên vương đã được Khuông Việt lựa chọn. Và để hợp lý hóa sự lựa chọn đó, một giấc mơ đã được dựng lên. Núi Vệ Linh, quận Bình Lỗ lại nằm ở phương Bắc so với kinh đô Hoa Lư lúc bấy giờ. Áp dụng vũ trụ quan Phật giáo, có thể suy luận, ở đây Khuông Việt đã ngầm so sánh, đề cao vua Đinh, Lê như là Đế Thích (Thiên đế) ở trong Phật giáo, có Tì-sa-môn thiên vương hộ vệ ở phía Bắc để giữ gìn biên cương đồng thời cũng nhằm mở rộng ảnh hưởng của Phật pháp. Vì sao sư Khuông Việt lại được chọn cho công việc này, Đương nhiên vì ông là Tăng thống, chức sắc tôn giáo cao nhất của đất nước thời bấy giờ. Có thể nói, việc sư Khuông Việt qua giấc mơ huyền thoại đưa Tì-sa-môn thiên vương hiện diện trong lịch sử - văn hóa nước Việt là một trong những đóng góp của ông trong việc xây dựng, củng cố vương quyền và bảo vệ đất nước. Mặt khác, giấc mơ Khuông Việt cũng cho thấy sự giao lưu văn hóa sôi động, cũng như sự gạn lọc tinh tế của văn hóa Việt trước trước những nền văn hóa ngoại lai cho phù hợp trình độ nhận thức của quốc gia, dân tộc của quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Hồng Quân Khi phật Thích Ca nhận lệnh Thiên Đình lập ra phật giáo,giáo hóa chúng sinh Á châu Tỳ Sa Môn Thiên Vương đã nhập đạo hộ pháp.Khi các nhà sư vượt vịnh ben gan vào Việt Nam, Tâm linh Việt đã tuân lệnh thiên đình giang rộng vòng tay đón chào Tỳ sa môn thiên Vương, Việt Nam là quê hương thứ hai của Tỳ Sa Môn và vẫn khói hương thờ phụng Tỳ Sa Môn. Khi Huyền Trang đi tây trúc lấy kinh,Phương huyền Linh nhận lệnh vua Đường đón tiếp và tổ chức cho Huyền Trang dịch kinh, phật giáo hưng thịnh tại Trung Quốc Tỳ sa môn hộ pháp vang danh tại Trung Quốc, Trung quốc là quê hương thứ ba của Tỳ sa môn.Bằng tài năng khuyển mã phi thường của Tỳ sa môn và bộ thuộc đất nước Trung Quốc rộng mênh mông.Con người ngày nay đã có hệ thống giáo dục và hành pháp chặt chẽ luật nhân quả đã thi hành ngay trong đời nên Thiên đình đã đổi thiên cơ nhân loại bước vào thời kỳ hòa bình hợp tác sản xuất của cải vật chất để hưởng thụ niết bàn ngay thế gian, Tỳ sa môn gác bỏ kiếm cung mang tài năng phi thường của mình và bộ thuộc tạo lập ra các công ty sản xuất ra nhiều của cải vật chất phục vụ giá rẻ cho tất cả mọi quê hương đã đi qua là hợp thiên cơ,thăng tiến tâm linh,khói hương nhân loại thờ phụng muôn đời. Share this post Link to post Share on other sites