TrungNhan

Liên Quân Đã Vi Phạm Nghị Quyết Hđba Lhq

3 bài viết trong chủ đề này

Sau khi liên quân tấn công Libya, dư luận thế giới đã phản đối mạnh mẽ cuộc chiến lợi dụng danh nghĩa HĐBA LHQ. Chúng tôi xin trích giới thiệu bài viết trên trang web CommonDream.org của bà Marjorie Cohn, Giáo sư Trường luật Thomas Jefferson, cựu Chủ tịch Hội đồng luật sư quốc gia của Mỹ, nói về vấn đề này.

… “Tất cả các biện pháp cần thiết” để bảo vệ dân thường mà HĐBA LHQ nói đến, trước hết phải là các biện pháp hòa bình để giải quyết xung đột. Tuy nhiên, trước thời điểm liên quân tấn công Libya, những biện pháp này không hề được tính đến. Lẽ ra, một phái đoàn quốc tế cấp cao - có thể gồm đại diện của Liên đoàn Arab (AL), Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) và LHQ- phải được phái đến Tripoli tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn và thiết lập một cơ chế cho bầu cử, bảo vệ dân thường. Các thành viên phải kiềm chế việc sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất kỳ một quốc gia nào, hoặc sử dụng bất kỳ phương thức nào không phù hợp với mục đích của LHQ. Chỉ khi một nước có hành động tự vệ, đáp trả một cuộc tấn công vũ trang của một nước khác, khi đó biện pháp quân sự mới được thực hiện theo Hiến chương LHQ.

Posted ImageNgười dân Mỹ biểu tình ở San Francisco phản đối hành động dội bom vào Lybia của chính phủ Mỹ và phương Tây . Ảnh AP

Trong khi đó, thứ nhất, cuộc xung đột ở Libya là một cuộc nội chiến, không có khả năng đe dọa sự an toàn của thế giới. Thứ hai, Libya không tấn công một nước khác. Cuộc tấn công của Mỹ, Anh và Pháp cũng không phải là hành động tự vệ. Hiến chương LHQ không cho phép sử dụng vũ lực để can thiệp nhân đạo. Đại hội đồng LHQ có quy định về “Trách nhiệm bảo vệ” trong văn bản được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới 2005. Đoạn 138 của tài liệu ghi rõ, mỗi quốc gia có trách nhiệm bảo vệ người dân khỏi nạn diệt chủng, tội ác chiến tranh, diệt chủng và tội ác chống lại loài người. Đoạn 139 thì bổ sung “cộng đồng quốc tế, thông qua LHQ, cũng phải có trách nhiệm bảo vệ thông qua các biện pháp ngoại giao thích hợp, các biện pháp hòa bình và nhân đạo khác phù hợp với Điều VI và VIII của Hiến chương LHQ, để bảo vệ người dân khỏi nạn diệt chủng, tội ác chiến tranh, diệt chủng và tội ác chống lại loài người”.

Chỉ khi các biện pháp hòa bình được thử và chứng minh không thể giải quyết được xung đột, lúc đó, HĐBA LHQ mới áp dụng điều VII của Hiến chương bao gồm các hành động tẩy chay, cấm vận, chấm dứt các quan hệ ngoại giao và thậm chí phong tỏa đường không, đường biển hoặc đường bộ.

Việc liên quân ném bom Libya rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế. Nếu vì mục đích nhân đạo, tại sao chính quyền Tổng thống Obama không lên án Chính phủ Bahrain thẳng tay trấn áp người biểu tình tại Bahrain, nơi Hạm đội năm của Mỹ đóng quân? Rồi sao Mỹ không thực hiện “Trách nhiệm bảo vệ” dân thường khi Israel tấn công Dải Gaza vào cuối năm 2008 - đầu năm 2009 làm 1.400 người Palestine, phần lớn là dân thường thiệt mạng?

Nghị quyết 1973 của HĐBA LHQ không cho phép thay đổi một chế độ. Nghị quyết trên cũng đặc biệt nghiêm cấm một lực lượng nước ngoài chiếm đóng tại Libya. Tuy nhiên, việc Mỹ tuyên bố nhà lãnh đạo Libya M.Gaddafi phải ra đi cho thấy Mỹ, Anh và Pháp không đơn thuần chỉ đến Libya để ném bom rồi ra đi. Hành động tấn công Libya tạo một tiền lệ nguy hiểm cho việc có thể tấn công các quốc gia có nhà lãnh đạo không thân Mỹ và EU.

Đỗ Văn

Theo Sài Gòn Giải Phóng Online

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xã luận Báo Nhân Dân

"Dù với bất cứ lý do nào, việc dùng sức mạnh quân sự tiến công Libya là sự xâm phạm một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Ðây là điều không thể chấp nhận được vì tạo tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau tận dụng đến lợi dụng

Cách thức tiến hành can thiệp quân sự vào Libya của Mỹ, Pháp và Anh cùng với một số đồng minh cho tới nay và sự tham gia chính thức của NATO cho thấy chiến dịch này đã vượt quá khuôn khổ và mức độ cho phép trong Nghị quyết 1973 của HĐBA LHQ. Liên quân trong thực chất đã đứng hẳn về phía lực lượng chống chính phủ. Mục tiêu hàng đầu của nghị quyết nói trên là bảo vệ thường dân ở Libya trong khi mục tiêu chính bộc lộ ngày càng rõ của liên quân là thay đổi chính thể ở Libya và quyền lực của ông Muammar Gaddafi.

Phương Tây có nhiều lý do và lợi ích khi thay đổi hoàn toàn chính sách đối với Libya và quan hệ với ông Gaddafi. Nghị quyết của LHQ đã trở thành cơ hội để phương Tây thực hiện những suy tính địa chiến lược và bảo toàn lợi ích ở Libya và khu vực trong bối cảnh thay đổi sâu sắc về chính trị, an ninh và xã hội ở Trung Đông và Bắc Phi.

Sau tận dụng sẽ đến khả năng phương Tây và NATO cùng các đồng minh khác lợi dụng chiến dịch này. Điều họ không ngờ là khả năng cầm cự của lực lượng Chính phủ Libya và tiềm lực hạn chế của phe chống chính phủ. Họ dần nhận ra rằng nếu cứ tiếp tục như vậy thì sẽ khó hoặc còn lâu mới đạt được mục tiêu. Điều họ chắc chắn đã tính đến nhưng chưa công khai là đưa quân đội vào tham chiến trên bộ. Ngay từ bây giờ càng cần cảnh báo về khả năng này vì như thế chiến sự sẽ càng leo thang, càng khó ngừng bắn và thiệt hại về người và của ở Libya sẽ ngày càng tăng.

Thanh nien online

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay