Thiên Sứ

Khoa Học Lý Giải Tâm Linh Như Thế Nào?

46 bài viết trong chủ đề này

Vâng, sư phụ nói đúng ạ, chính danh của từ Tâm Linh hiện nay là như vậy. Do đó ta cần mô tả bằng 1 khái niệm khác để tránh nhầm lẫn.

Con tìm trên mạng thì cũng thấy lung tung, chả có định nghĩa nào rõ ràng cả:

- http://vn.answers.ya...02182052AAquUhO : Tâm linh là tâm trạng của linh hồn

- http://www.hoalinhth...id=1680&lang=vn : Tâm linh chỉ cho cái gì cao cả nhất, sâu sắc nhất trong tâm người.

- Còn theo Việt Nam Tự Điển của Mặc Lâm (1968) thì Tâm Linh "là cái trí linh-minh trong tâm" (Tâm là thần-trí linh-minh của người ta để mà cảm giác, suy nghĩ, hiểu biết. Linh = Thiêng).

Có thể hiểu là sự nhạy cảm, cái khắc cảm ứng của Tâm, tuy rất nhanh nhưng lại rất chính xác và đáng tin. Do đó bản thân định nghĩa này đã nói lên các hiện tượng tâm linh đã là rất đáng tin, và là 1 sự hiểu biết về thực tại (Trí), đáng tin, chính xác (Linh-minh) chứ không phải là ảo tưởng. Có thể hiểu vậy được không sư phụ ?

Nếu có thể dùng 1 danh từ khác để tránh hiểu sai như cách hiểu hiện tại của đa số, thì con nghĩ chắc cũng khó tìm, vì bản thân từ Tâm Linh là đã chính xác ngay từ tên của nó như trên, đó mới là chính danh của nó, chứ không như cách hiểu hiện tại. Gọi là Siêu Hình, Vô Hình, Hiện tượng huyền bí,... cũng được nhưng không thể hiện gần sát nghĩa như Tâm Linh. Nó cũng y như khó xác định được cái điểm không phải Thái Cực được sinh ra khi nào và như thế nào để hình thành thế Lưỡng Nghi vậy, tuy vậy nhưng vẫn đáng tin.

Khái niệm này tới đây vẫn dùng mà chả ai biết định nghĩa gốc, nhưng nghe/phát âm lại thấy phù hợp nhất, đáng tin, có lẽ nào nó được tạo ra bởi những trí tuệ uyên thâm khi đã nắm bắt được hết bản chất của những hiện tượng trên ?!.

Con suy đoán vu vơ, sư phụ cho biết ý kiến thêm.

Nguyên Anh

Thấy thông tin của Nguyên Anh dẫn nguồn thì cũng ngán ngẩm thật. Cái tâm là cái gì còn chưa biết nay lại bàn đến "cái trí linh - minh trong tâm" thì chán quá! Hỏi đến cái tâm là cái gì thì nó lại là "thần trí linh - minh của người" thì đúng là liên miên thật. Trong khi bàn đền hiện tượng tâm linh thì không phải chỉ là khái niệm mô tả trạng thái chưa giải thích được bên trong con người (Tiềm năng con người), mà còn là các hiện tượng huyền bí chưa giải thích được bên ngoài con người. Thí dụ như có hay không thần thánh và ma quỷ......

Nếu định nghĩa vật chất là: "Tất cả các trạng thái tồn tại có năng lượng và tương tác đều là vật chất " thì tâm linh là một dạng tồn tại của vật chất và có thể phân loại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong nghiên cứu "Cơ sở học thuyết ADNH" đang xây dựng, tôi gọi những đối tượng của thế giới Tâm linh, như cách hiểu thông thường, là Thần khí, mà bản chất là trường khí âm dương thứ cấp. Xin đóng góp một phương án về tên gọi.

Thân mến!

Hình như trong Đạo Đức Kinh hay...? có đề cập đến tam tài của con người là Tinh, Khí, Thần. Nếu hiểu rõ ý người xưa thì có khả năng hiểu tâm linh?.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong nghiên cứu "Cơ sở học thuyết ADNH" đang xây dựng, tôi gọi những đối tượng của thế giới Tâm linh, như cách hiểu thông thường, là Thần khí, mà bản chất là trường khí âm dương thứ cấp. Xin đóng góp một phương án về tên gọi.

Thân mến!

Hình như trong Đạo Đức Kinh hay...? có đề cập đến tam tài của con người là Tinh, Khí, Thần. Nếu hiểu rõ ý người xưa thì có khả năng hiểu tâm linh?.

Những khái niệm như Tinh, Khí, Thần, ... được đề cập nhiều từ xa xưa trong nhiều môn khác nhau, nhưng tôi chưa thấy ở đâu minh định được đó là cái gì, bản chất như thế nào, vận động và tương tác ra sao, tại sao lại thế, ...?

Do đó, vấn đề không phải là tên gọi mà là nội dung hàm chứa trong đó. Có thể gọi là Tâm linh, Tinh, Khí, Thần, Vía, Linh hồn,... hay A, B, C, D, ... đều được cả. Nhưng nội dung của chúng là gì mới là cái quan trọng nhất, chứ không phải là tên gọi. Tuy nhiên, tên gọi cũng nên sao cho thể hiện được phần nào đó nội dung, phù hợp mức độ nào đó với thực tế và tập quán ... để dễ bề nhận thức, phổ biến trong điều kiện xã hội hiện tại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy thông tin của Nguyên Anh dẫn nguồn thì cũng ngán ngẩm thật. Cái tâm là cái gì còn chưa biết nay lại bàn đến "cái trí linh - minh trong tâm" thì chán quá! Hỏi đến cái tâm là cái gì thì nó lại là "thần trí linh - minh của người" thì đúng là liên miên thật. Trong khi bàn đền hiện tượng tâm linh thì không phải chỉ là khái niệm mô tả trạng thái chưa giải thích được bên trong con người (Tiềm năng con người), mà còn là các hiện tượng huyền bí chưa giải thích được bên ngoài con người. Thí dụ như có hay không thần thánh và ma quỷ......

Nếu định nghĩa vật chất là: "Tất cả các trạng thái tồn tại có năng lượng và tương tác đều là vật chất " thì tâm linh là một dạng tồn tại của vật chất và có thể phân loại.

Đồng ý, Sư phụ. Tít mù nó lại vòng quanh.

Cố gắng đi sâu vào để hiểu tại sao có những danh từ như vậy, giống như "Văn Hóa", chưa định nghĩa rõ ràng hàm nghĩa của nó, nhưng vẫn dùng từ xưa đến nay. Chắc chắn những từ này phải được tạo ra với 1 trình độ nhận thức cao cấp, đủ để hiểu đúng bản chất vấn đề và gọi đúng tên nó.

Trách nhiệm của những nhà ngôn ngữ học, viện ngôn ngữ quốc gia thật nặng nề, nhưng cũng thật đáng quý. Họ cần phải chính danh lại hết kho từ ngữ Việt Nam để mà làm cơ sơ phát triển giáo dục, phát huy văn hóa dân tộc.

Thân,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong nghiên cứu "Cơ sở học thuyết ADNH" đang xây dựng, tôi gọi những đối tượng của thế giới Tâm linh, như cách hiểu thông thường, là Thần khí, mà bản chất là trường khí âm dương thứ cấp. Xin đóng góp một phương án về tên gọi.

Thân mến!

Cám ơn chú Vô Trước, NA sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề chú nói. Nhưng cái khó trước mắt là phải định nghĩa được trước Khí là gì, sau đó sẽ là Thần Khí, và các khái niệm Trường Khí Âm Dương.

"Dân tộc có một trình độ văn hóa cao, càng văn minh thì họ lại càng chú trọng đến ngôn ngữ văn tự." (Trích Nguồn gốc tiếng Việt

Thân

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn chú Vô Trước, NA sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề chú nói. Nhưng cái khó trước mắt là phải định nghĩa được trước Khí là gì, sau đó sẽ là Thần Khí, và các khái niệm Trường Khí Âm Dương.

Trong nghiên cứu "Cơ sở học thuyết ADNH" tôi có định nghĩa rõ ràng trường khí âm dương là gì, từ đâu sinh ra, vận động ra sao, các loại trường khí âm dương, ...

Sơ lược nét chính thế này:

Trường khí âm dương theo cách xuất hiện phân làm 2 loại: Thứ cấp cà sơ cấp

"Khí" chính là một cách gọi khác của trường khí âm dương.

Thần khí là trường khí âm dương thứ cấp.

Các hạt vật chất Vật lý là những cấu trúc khác nhau của trường khí âm dương sơ cấp, hình thành từ thời Tiên thiên, trong không thời gian. Do tính đậm đặc của không thời gian thời Tiên thiên mà những cấu trú trường khí âm dương thứ cấp (hạt vật chất) có khối lượng, kích thước không gian. Do được hình thành trong thời Hậu Thiên, trường khí âm dương thứ cấp (Thần khí) không có kích thước không gian và khối lượng xác định nên vô hình, khó nắm bắt. Bất kỳ một hạt hay một nhóm hạt vật chất nào (trường khí âm dương sơ cấp) cũng kèm theo một Thần khí của nó (trường khí âm dương sơ cấp) Thần khí của Trái đất chính là trường khí âm dương mà mọi người vẫn xem Phong Thủy. Thần khí của con người chính là cái ta vẫn gọi là linh hồn. Trường khí âm dương thứ cấp hình thành và liên hệ chặt chẽ với trường khí âm dương sơ cấp nhưng khi hình thành rồi vẫn có thể tồn tại độc lập. Thần khí cũng như mọi dạng trường khí âm dương khác có thể tồn tại, phát triển hay mất đi tùy thuộc vào điều kiện quanh nó. Vì thế, linh hồn có thể tồn tại lâu sau khi chết nhưn cũng không phải là bất tử.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để làm sáng tỏ thuyết Âm Dương Ngũ hành và những vấn đề liên quan, tôi nghĩ cần so sánh nó với tri thức khoa học hiện đại - là những cái đã sáng tỏ và mọi người đã hiểu . Còn nếu chúng ta lại lấy ngay những khái niệm mà chúng ta cần làm sáng tỏ để giải thích nó thì....chẳng ai hiểu là cái cả.

Thí dụ: Khí Âm Dương chính là Âm Dương khí. Khó hiểu quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để làm sáng tỏ thuyết Âm Dương Ngũ hành và những vấn đề liên quan, tôi nghĩ cần so sánh nó với tri thức khoa học hiện đại - là những cái đã sáng tỏ và mọi người đã hiểu . Còn nếu chúng ta lại lấy ngay những khái niệm mà chúng ta cần làm sáng tỏ để giải thích nó thì....chẳng ai hiểu là cái cả.

Thí dụ: Khí Âm Dương chính là Âm Dương khí. Khó hiểu quá!

Tất nhiên là thế rồi. Em đang gắng làm việc.

Việc so sánh với tri thức khoa học hiện đại thì em đã suy ra từ 'Cơ sở học thuyết ADNH" hầu hết các luận điểm cơ bản nhất của Vật lý hiện đại, từ thuyết tương đối tới Cơ học lượng tử. Và do có góc nhìn mới còn có thể phát hiện những giới hạn, sai biệt nhất định của những nguyên lý đó. Cũng từ nghiên cứu đó, em nhận thấy luận điểm cùa anh Lê Văn Cường trong diễn đàn mình về vận tốc ánh sáng là đúng đắn. Do rất nhiều người có học vị chuyên ngành phản đối nên em rất thận trọng khi xem xét luận điểm đó. Với phương pháp luận hoàn toàn khác, em cũng suy ra được kết luận giống anh Cường. Tuy nhiên, vì có nhiều kết luận dễ gây phản ứng nên em phải thận trọng khi công bố, cẩn thời gian để hoàn thiện. Có lẽ khoảng 1 đến 2 năm nữa, em xin nhờ anh đọc và bình phẩm về kết quả nghiên cứu của mình. Có lẽ anh là người duy nhất em có thể nhờ việc này!

Kính anh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tất nhiên là thế rồi. Em đang gắng làm việc.

Việc so sánh với tri thức khoa học hiện đại thì em đã suy ra từ 'Cơ sở học thuyết ADNH" hầu hết các luận điểm cơ bản nhất của Vật lý hiện đại, từ thuyết tương đối tới Cơ học lượng tử. Và do có góc nhìn mới còn có thể phát hiện những giới hạn, sai biệt nhất định của những nguyên lý đó. Cũng từ nghiên cứu đó, em nhận thấy luận điểm cùa anh Lê Văn Cường trong diễn đàn mình về vận tốc ánh sáng là đúng đắn. Do rất nhiều người có học vị chuyên ngành phản đối nên em rất thận trọng khi xem xét luận điểm đó. Với phương pháp luận hoàn toàn khác, em cũng suy ra được kết luận giống anh Cường. Tuy nhiên, vì có nhiều kết luận dễ gây phản ứng nên em phải thận trọng khi công bố, cẩn thời gian để hoàn thiện. Có lẽ khoảng 1 đến 2 năm nữa, em xin nhờ anh đọc và bình phẩm về kết quả nghiên cứu của mình. Có lẽ anh là người duy nhất em có thể nhờ việc này!

Kính anh!

Thêm một ví dụ khác: Trong nghiên cứu "Cơ sở học thuyết ADNH" của mình, em suy ra được ngay chính bảng Lục Thập Hoa giáp như Lạc Thư Hoa Giáp mà anh đã chứng minh. Hơn nữa, em còn thấy ý nghĩa của nó không đơn thuần là ứng dụng cho thời gian quay của Trái đất quanh mặt trời mà có ý nghĩa tổng quát hơn nhiều. Có như thế, học thuyết ADNH mới xứng đáng là học thuyết thống nhất.

Đó cũng là một minh chứng cho tính hợp lý của phương pháp em theo đuổi.

Kính anh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thêm một ví dụ khác: Trong nghiên cứu "Cơ sở học thuyết ADNH" của mình, em suy ra được ngay chính bảng Lục Thập Hoa giáp như Lạc Thư Hoa Giáp mà anh đã chứng minh. Hơn nữa, em còn thấy ý nghĩa của nó không đơn thuần là ứng dụng cho thời gian quay của Trái đất quanh mặt trời mà có ý nghĩa tổng quát hơn nhiều. Có như thế, học thuyết ADNH mới xứng đáng là học thuyết thống nhất.

Cùng thống nhất với Bác Vô Trước.

Linh hồn là Bản thể hay là thuộc tính của Bản thể hay là?.

Bản thể tồn tại cùng với Vật chất (bao hàm ở mọi trạng thái) hay chuyển đổi ngay khi Vật chất biến đổi.

Hiện tượng trục hồn sau khi người được trục hồn chấp thuận? và trạng thái linh hồn nói chuyện qua trung gian là nhà ngoại cảm nói lên điều gì?.

Đây là những câu hỏi cũng cần nên thảo luận dựa trên nền tảng thuyết âm dương ngũ hành và tri thức khoa học hiện nay.

Kính.

* Phúc Lôc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thêm một ví dụ khác: Trong nghiên cứu "Cơ sở học thuyết ADNH" của mình, em suy ra được ngay chính bảng Lục Thập Hoa giáp như Lạc Thư Hoa Giáp mà anh đã chứng minh. Hơn nữa, em còn thấy ý nghĩa của nó không đơn thuần là ứng dụng cho thời gian quay của Trái đất quanh mặt trời mà có ý nghĩa tổng quát hơn nhiều. Có như thế, học thuyết ADNH mới xứng đáng là học thuyết thống nhất.

Cùng thống nhất với Bác Vô Trước.

Linh hồn là Bản thể hay là thuộc tính của Bản thể hay là?.

Bản thể tồn tại cùng với Vật chất (bao hàm ở mọi trạng thái) hay chuyển đổi ngay khi Vật chất biến đổi.

Hiện tượng trục hồn sau khi người được trục hồn chấp thuận? và trạng thái linh hồn nói chuyện qua trung gian là nhà ngoại cảm nói lên điều gì?.

Đây là những câu hỏi cũng cần nên thảo luận dựa trên nền tảng thuyết âm dương ngũ hành và tri thức khoa học hiện nay.

Kính.

* Phúc Lôc Thọ mãn đường *

Anh hoangnt thử đưa ra vài giải đáp, ý kiến về những câu hỏi trên của anh trước đi. Để mọi người cùng học hỏi.

Thân,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Linh hồn là Bản thể hay là thuộc tính của Bản thể hay là?.

Bản thể tồn tại cùng với Vật chất (bao hàm ở mọi trạng thái) hay chuyển đổi ngay khi Vật chất biến đổi.

Hiện tượng trục hồn sau khi người được trục hồn chấp thuận? và trạng thái linh hồn nói chuyện qua trung gian là nhà ngoại cảm nói lên điều gì?.

Đây là những câu hỏi cũng cần nên thảo luận dựa trên nền tảng thuyết âm dương ngũ hành và tri thức khoa học hiện nay.

Theo LP thì linh hồn không phải là vật chất cũng chẳng phải tin thần, việc phân chia vật chất-tinh thần là cái nhị nguyên tính.

Nếu linh hồn là vật chất thì nó có nhiều lớp từ nặng đến nhẹ, và tồn tại ở nhiều cõi giới khác nhau. Khi cái thể xác chết đi, chỉ là vứt bỏ một lớp áo ngoài cùng. Bản chất của nó là năng lượng của vũ trụ, nó không có thân xác, không có hình dáng, không chết đi, không tan rã... Bởi vậy, Phật giáo mới gọi Thân Không là như vậy; và chỉ có bậc tu thiền mới ngộ được trạng thái này.

Nếu linh hồn là tinh thần, thì cái thể xác cũng là tinh thần, bởi vì nó cũng có những rung động và ham muốn riêng.

* * *

Cái khoảng cách giữa một người còn sống và một linh hồn chỉ là cái không gian đa chiều, họ tiếp xúc với chúng ta hằng ngày nhưng ta không nhận ra họ. Rất nhiều điều những người thân đã mất dự báo trực tiếp cho chúng ta biết, và thường được gọi nó là linh cảm hay thần giao cách cảm.

Một số ít người nhạy cảm với các thông tin đưa ra từ các linh hồn, họ xem bói rất hay và đây chỉ là một trong nhiều kênh liên lạc với "người" ở cõi bên kia.

* * *

Nền khoa học của nhân loại đã tiến đến rất gần với thiên nhiên, với không gian đa chiều, với các nguồn năng lượng sáng tạo vô hình... như tia X, tia gamma; hay như Plasma - được giới khoa học kết luận chiếm 99% trong vũ trụ, và xem đây là nguồn năng lượng tinh khiết sáng tạo ra vật chất của vũ trụ.

Trong tương lai, khi con người tiến đến được mức độ này thì toàn bộ hệ thống triết học cổ điển sẽ sụp đổ, bởi vì nó chỉ dựa trên suy luận và dự báo của cái Phàm Ngã và tư tưởng thiên về thiên nhiên (hay tâm linh) như Phật giáo, Ấn Độ giáo... sẽ có cơ hội phát huy giá trị.

"Tâm linh" chỉ đến khi có sự nhận biết giữa cái Tôi và Thiên nhiên, và mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau - "tôi tồn tại thì anh tồn tại".

LP có đọc một bài viết nói rằng trong nền văn minh Atlantis cổ, các vị vua minh triết thường xem thiên văn để biết cách trị dân hợp lý, khi nào thì mềm khi nào thì rắn khi nào thì an ủi vỗ về... nói chung là biết cách sống dựa vào thiên nhiên và không chú trọng vào vật chất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thêm một ví dụ khác: Trong nghiên cứu "Cơ sở học thuyết ADNH" của mình, em suy ra được ngay chính bảng Lục Thập Hoa giáp như Lạc Thư Hoa Giáp mà anh đã chứng minh. Hơn nữa, em còn thấy ý nghĩa của nó không đơn thuần là ứng dụng cho thời gian quay của Trái đất quanh mặt trời mà có ý nghĩa tổng quát hơn nhiều. Có như thế, học thuyết ADNH mới xứng đáng là học thuyết thống nhất.

Cùng thống nhất với Bác Vô Trước.

Linh hồn là Bản thể hay là thuộc tính của Bản thể hay là?.

Bản thể tồn tại cùng với Vật chất (bao hàm ở mọi trạng thái) hay chuyển đổi ngay khi Vật chất biến đổi.

Hiện tượng trục hồn sau khi người được trục hồn chấp thuận? và trạng thái linh hồn nói chuyện qua trung gian là nhà ngoại cảm nói lên điều gì?.

Đây là những câu hỏi cũng cần nên thảo luận dựa trên nền tảng thuyết âm dương ngũ hành và tri thức khoa học hiện nay.

Kính.

* Phúc Lôc Thọ mãn đường *

Ở trên tôi đã nói rất rõ, Bản thể là một mặt không thể tách rời của Thực tại. Còn Linh hồn là một cấu trúc trường khí âm dương nên là một thực tại. Đạo Phật nói rõ: Ly bản thể vô hiện tướng. Ly hiện tướng, vô bản thể. Do đó cách nói sau không có nghĩa:

Linh hồn là Bản thể hay là thuộc tính của Bản thể hay là?.

Bản thể tồn tại cùng với Vật chất (bao hàm ở mọi trạng thái) hay chuyển đổi ngay khi Vật chất biến đổi.

Hiện tượng Trục hồn chỉ là hiện tượng khi trường khí âm dương thứ cấp (Linh hồn) tạm thời tách khỏi trường khí âm dương sơ cấp (Thể xác) của nó mà thôi. Chúng có thể tách nhau được vì sau khi hình thành, trường khí âm dương thứ cấp có tính độc lâp tương đối với trường khí âm dương sơ cấp, như đứa con tuy mẹ đẻ ra nhưng cũng có thể tạm thời xa mẹ! Tuy nhiên, khi xa mẹ, đứa con có thể thấy bất an và lại muốn xà vào lòng mẹ!

Trạng thái Linh hồn nói chuyện qua trung gian là nhà ngoại cảm chỉ là một phương thức tương tác của những trường khí âm dương thứ cấp (Linh hồn) mà thôi. Có nhiều hình thức tương tác khác nữa, trực tiếp hay gián tiếp.

Tóm lại, khi xác định Linh hồn như thế (một cấu trúc trường khí âm dương thứ cấp) ta có thể nghiên cứu thế giới tâm linh như với một trường khí âm dương bình thường thông qua các khảo sát hiện tượng xuất hiện trong thực tế. Nói cách khác, ta có thể có một phương pháp nghiên cứu thế giới tâm linh.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo LP thì linh hồn không phải là vật chất cũng chẳng phải tin thần, việc phân chia vật chất-tinh thần là cái nhị nguyên tính.

Nếu linh hồn là vật chất thì nó có nhiều lớp từ nặng đến nhẹ, và tồn tại ở nhiều cõi giới khác nhau. Khi cái thể xác chết đi, chỉ là vứt bỏ một lớp áo ngoài cùng. Bản chất của nó là năng lượng của vũ trụ, nó không có thân xác, không có hình dáng, không chết đi, không tan rã... Bởi vậy, Phật giáo mới gọi Thân Không là như vậy; và chỉ có bậc tu thiền mới ngộ được trạng thái này.

Nếu linh hồn là tinh thần, thì cái thể xác cũng là tinh thần, bởi vì nó cũng có những rung động và ham muốn riêng.

* * *

Cái khoảng cách giữa một người còn sống và một linh hồn chỉ là cái không gian đa chiều, họ tiếp xúc với chúng ta hằng ngày nhưng ta không nhận ra họ. Rất nhiều điều những người thân đã mất dự báo trực tiếp cho chúng ta biết, và thường được gọi nó là linh cảm hay thần giao cách cảm.

Một số ít người nhạy cảm với các thông tin đưa ra từ các linh hồn, họ xem bói rất hay và đây chỉ là một trong nhiều kênh liên lạc với "người" ở cõi bên kia.

* * *

Nền khoa học của nhân loại đã tiến đến rất gần với thiên nhiên, với không gian đa chiều, với các nguồn năng lượng sáng tạo vô hình... như tia X, tia gamma; hay như Plasma - được giới khoa học kết luận chiếm 99% trong vũ trụ, và xem đây là nguồn năng lượng tinh khiết sáng tạo ra vật chất của vũ trụ.

Trong tương lai, khi con người tiến đến được mức độ này thì toàn bộ hệ thống triết học cổ điển sẽ sụp đổ, bởi vì nó chỉ dựa trên suy luận và dự báo của cái Phàm Ngã và tư tưởng thiên về thiên nhiên (hay tâm linh) như Phật giáo, Ấn Độ giáo... sẽ có cơ hội phát huy giá trị.

"Tâm linh" chỉ đến khi có sự nhận biết giữa cái Tôi và Thiên nhiên, và mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau - "tôi tồn tại thì anh tồn tại".

LP có đọc một bài viết nói rằng trong nền văn minh Atlantis cổ, các vị vua minh triết thường xem thiên văn để biết cách trị dân hợp lý, khi nào thì mềm khi nào thì rắn khi nào thì an ủi vỗ về... nói chung là biết cách sống dựa vào thiên nhiên và không chú trọng vào vật chất.

Bác Liêm Pha này nói nhiều mâu thuẫn quá. Thế nào là thiên nhiên? Thế nào là vật chất? Plasma là gì? Cái Tôi là gì? Không gian đa chiều là gì? Tinh thần là gì? V.V... Bác có thể giải thích kỹ hơn không? Dare thấy bác nên tìm hiểu kỹ về các khái niệm, phạm trù này trước khi sử dụng. Nếu không, Liêm Pha nên sử dụng cẩn thận, không tùy tiện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

daretolead thân mến!

Bác Liêm Pha này nói nhiều mâu thuẫn quá. Thế nào là thiên nhiên? Thế nào là vật chất? Plasma là gì? Cái Tôi là gì? Không gian đa chiều là gì? Tinh thần là gì? V.V... Bác có thể giải thích kỹ hơn không? Dare thấy bác nên tìm hiểu kỹ về các khái niệm, phạm trù này trước khi sử dụng. Nếu không, Liêm Pha nên sử dụng cẩn thận, không tùy tiện.

Chỉ là chưa mang tính hệ thống và loại suy thôi.

Anh Votruoc thân mến.

Tất nhiên là thế rồi. Em đang gắng làm việc.

Việc so sánh với tri thức khoa học hiện đại thì em đã suy ra từ 'Cơ sở học thuyết ADNH" hầu hết các luận điểm cơ bản nhất của Vật lý hiện đại, từ thuyết tương đối tới Cơ học lượng tử. Và do có góc nhìn mới còn có thể phát hiện những giới hạn, sai biệt nhất định của những nguyên lý đó. Cũng từ nghiên cứu đó, em nhận thấy luận điểm cùa anh Lê Văn Cường trong diễn đàn mình về vận tốc ánh sáng là đúng đắn. Do rất nhiều người có học vị chuyên ngành phản đối nên em rất thận trọng khi xem xét luận điểm đó. Với phương pháp luận hoàn toàn khác, em cũng suy ra được kết luận giống anh Cường. Tuy nhiên, vì có nhiều kết luận dễ gây phản ứng nên em phải thận trọng khi công bố, cẩn thời gian để hoàn thiện. Có lẽ khoảng 1 đến 2 năm nữa, em xin nhờ anh đọc và bình phẩm về kết quả nghiên cứu của mình. Có lẽ anh là người duy nhất em có thể nhờ việc này!

Kính anh!

Cảm ơn anh đã tín nhiệm. Tôi sẽ cố gắng. Nhưng tốt nhất, anh viết đến đâu, nên đưa lên diễn đàn đến đấy. Tôi sẽ đề nghị QTV Kỹ thuật mở riêng một mục và anh có quyền xóa bài, hiệu chỉnh trong đó để thể hiện luận điểm của mình với cách chứng minh khác để xác định "Thuyết Âm Dương Ngũ hành" chính là lý thuyết thống nhất.

Chúc anh thành công.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo LP thì linh hồn không phải là vật chất cũng chẳng phải tin thần, việc phân chia vật chất-tinh thần là cái nhị nguyên tính.

Nếu linh hồn là vật chất thì nó có nhiều lớp từ nặng đến nhẹ, và tồn tại ở nhiều cõi giới khác nhau. Khi cái thể xác chết đi, chỉ là vứt bỏ một lớp áo ngoài cùng. Bản chất của nó là năng lượng của vũ trụ, nó không có thân xác, không có hình dáng, không chết đi, không tan rã... Bởi vậy, Phật giáo mới gọi Thân Không là như vậy; và chỉ có bậc tu thiền mới ngộ được trạng thái này.

Nếu linh hồn là tinh thần, thì cái thể xác cũng là tinh thần, bởi vì nó cũng có những rung động và ham muốn riêng.

* * *

Cái khoảng cách giữa một người còn sống và một linh hồn chỉ là cái không gian đa chiều, họ tiếp xúc với chúng ta hằng ngày nhưng ta không nhận ra họ. Rất nhiều điều những người thân đã mất dự báo trực tiếp cho chúng ta biết, và thường được gọi nó là linh cảm hay thần giao cách cảm.

Một số ít người nhạy cảm với các thông tin đưa ra từ các linh hồn, họ xem bói rất hay và đây chỉ là một trong nhiều kênh liên lạc với "người" ở cõi bên kia.

* * *

Nền khoa học của nhân loại đã tiến đến rất gần với thiên nhiên, với không gian đa chiều, với các nguồn năng lượng sáng tạo vô hình... như tia X, tia gamma; hay như Plasma - được giới khoa học kết luận chiếm 99% trong vũ trụ, và xem đây là nguồn năng lượng tinh khiết sáng tạo ra vật chất của vũ trụ.

Trong tương lai, khi con người tiến đến được mức độ này thì toàn bộ hệ thống triết học cổ điển sẽ sụp đổ, bởi vì nó chỉ dựa trên suy luận và dự báo của cái Phàm Ngã và tư tưởng thiên về thiên nhiên (hay tâm linh) như Phật giáo, Ấn Độ giáo... sẽ có cơ hội phát huy giá trị.

"Tâm linh" chỉ đến khi có sự nhận biết giữa cái Tôi và Thiên nhiên, và mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau - "tôi tồn tại thì anh tồn tại".

LP có đọc một bài viết nói rằng trong nền văn minh Atlantis cổ, các vị vua minh triết thường xem thiên văn để biết cách trị dân hợp lý, khi nào thì mềm khi nào thì rắn khi nào thì an ủi vỗ về... nói chung là biết cách sống dựa vào thiên nhiên và không chú trọng vào vật chất.

Cám ơn bạn, đúng là như bạn nói, chỉ có điều mình nghĩ Linh hồn cũng là vật chất, mà tinh thần cũng là vật chất. Vì chúng đều có tương tác cả.

Theo LP thì linh hồn không phải là vật chất cũng chẳng phải tin thần

Nếu linh hồn là vật chất thì nó có nhiều lớp từ nặng đến nhẹ, và tồn tại ở nhiều cõi giới khác nhau. Khi cái thể xác chết đi, chỉ là vứt bỏ một lớp áo ngoài cùng. Bản chất của nó là năng lượng của vũ trụ, nó không có thân xác, không có hình dáng, không chết đi, không tan rã... Bởi vậy, Phật giáo mới gọi Thân Không là như vậy; và chỉ có bậc tu thiền mới ngộ được trạng thái này.

Tạm thời đồng ý, diễn giải này cũng tự nói lên Linh hồn là vật chất

Nếu linh hồn là tinh thần, thì cái thể xác cũng là tinh thần, bởi vì nó cũng có những rung động và ham muốn riêng

Thế nào là tinh thần ? Tại sao Linh hồn lại phải là tinh thần ? Mà thể xác cũng phải theo như thế ? Theo mình, "Cái nhận thức" luôn luôn "có" trong 1 cá thể khi cá thể đó tồn tại dưới dạng thể xác (vật lý) hay linh hồn (không nhìn thấy, nhưng vẫn có các tương tác tùy từng cõi giới như bạn diễn giải bên trên). Cái đó chính là cái cốt lõi thu được qua từng kiếp tu tập. Mình gọi cái đó là tinh thần.

Thân,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta cũng ghi nhận thêm một số vấn đề sau nhằm nhận định tính thực tế:

- Đĩa CD/ CD-ROM/ Hộp đen... ghi nhận lại hình ảnh, âm thanh của sự vật hiện tượng và được đọc lại bằng các thiết bị tương ứng. Rõ ràng chúng không thể nói lên diễn tiến sự việc trước và sau của các sự vật hiện tượng đang xảy ra trên.

- Ngoài hiện tượng ngoại cảm, bằng suy nghĩ một số nhân vật đặc biệt có thể làm thay đổi vật chất như di chuyển đồ đạc, làm hoa nở ngay lập tức, dừng đồng hồ BigBang...

- Linh hồn khi giao tiếp vẫn có cảm xúc với đối tượng ngay lúc xảy ra; nhớ được quá khứ và địa điểm trước đấy..., có thể nhận biết tương lai và góp ý hiệu chỉnh trạng thái cho đối tượng.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khoa học và tâm linh: Lý giải từ khả năng động vật

Posted Image- Tiềm năng đa dạng của con người vốn tiềm ẩn trong cơ thể họ. Đời sống tâm linh cũng ẩn náu ngay trong cơ thể mỗi con người.

LTS: TS Quách Nghiêm tiếp tục gửi tới Bee bài viết giải thích rõ hơn về quan điểm, những khả năng kỳ lạ đều có sẵn trong mỗi người. Bee tiếp tục giới thiệu bài viết.

Nghiên cứu đời sống hoang dã như loài vật của người điên, hiện tượng tẩu hỏa nhập ma của một số người đặc biệt sau khi tập khí công dưỡng sinh chữa bệnh, ta có thể thấy ở những con người đó có nhiều hành vi, tập tính của các loài vật.

Như vậy trong trạng thái trở về với vô thức, trong cơ thể họ đã triệt tiêu phần người để mở ra phần con nguyên thủy vốn tiềm ẩn theo đúng nghĩa đen của từ con và người.

Sẽ lý giải được phần nào điều này nếu ta xem xết các kết quả nghiên cứu của ngành phôi học (Embryology). Bào thai con người phát sinh và phát triển trải qua các gia đoạn của loài cá, loài lưỡng cư, loài bò sát, loài chim và loài có vú.

Posted Image

Bộ gen con chuột và con người chỉ khác nhau trên một trăm gen. Ảnh minh họa

Như vậy, bào thai con người nhắc lại quá trình tiến hóa của mình và về nguyên tắc nó vẫn còn chứa đựng các thông tin di truyền cơ bản của các loài vật. Di truyền học chỉ ra rằng, bộ gen con chuột và con người chỉ khác nhau trên một trăm gen. Nói cách khác, phần lớn những thông tin di truyền cơ bản của sự sống là giống nhau giữa các loài.

Cũng cần nói thêm là mật mã di tuyền của sự sống không chỉ chứa đựng thông tin phần cứng của cơ thể, nó còn truyền lại các thông tin phần mềm về hành vi, ngôn ngữ của các loài đó cho đời sau. Nhờ vậy mà đời này qua đời khác con chim biết hót hay, con mèo biết leo trèo bắt chuột giỏi…

Khi con người vẫn còn các thông tin di truyền cơ bản của các loài vật và sau khi bị điên hay tàu hỏa nhập ma, phần người biến mất tạo điều kiện giải phóng cho phần con khác nhau xuất hiện qua hành vi sống của nhũng con người đó. Đến đây ta có thể hiểu vì sao người điên có thể ăn bẩn và ngủ ngoài trời như các loài vật. Trong cơ thể của người điên các thông tin di truyền về phương thức sống của loài vật nào đó đã được khai mở. Nói cách khác tất cả những hiện tượng tâm linh, năng lực sống và hành vi sống kỳ lạ ấy thực vẫn luôn tiêm ẩn, luôn tồn tại trong chính mỗi người chúng ta.

Cũng xin nêu tiếp một thành tựu kỳ diệu khác của bà mẹ thiên nhiên để góp phần củng cố cho luận đề trên.

Từ bộ gen của một loài, bà mẹ thiên nhiên có thể tạo ra hàng triệu các thể khác nhau của loài đó. Về hình dạng, không cá thể nào giống cá thể nào mà ta thường gọi nó là sự đa dạng của thiên nhiên.

Trong ngần ấy triệu người Kinh ở Việt nam mà bà mẹ thiên nhiên tạo ra không có ai giống ai (lại xin trừ anh chị em sinh đôi cùng trứng). Như vậy mỗi chúng ta đều mang thông tin di truyền về thực thể và tâm thể của các đồng loại và ngược lại.

Có thể kết luận rằng mỗi cá thể một loài mang trong mình thông tin di truyền của tất cả các cá thể khác (đã, đang và sẽ tồn tại) của loài đó. Điều này khá gần gũi với thuyết toàn đồ của vật lý hiện đại. Cũng rất gần gũi với triết giáo của phật học.

Hiểu được điều này, chúng ta mới có thể từng bước lý giải được những hiện tượng tâm linh như áp vong gọi hồn, hiện tượng đầu thai, số phận, nghiệp chướng và một số hiện tượng tâm linh khác liên quan đến con người.

Xin tạm phân tích một chút về hiện tượng gọi hồn. Hiện tượng gọi hồn có thể được thực hiện khi một cơ thể trở về với vô thức, xóa bỏ cái tôi vốn đang tồn tại một cách chính danh và mở ra thông tin về một con người nào khác vốn tiềm ẩn trong cơ thể đó. Sự xuất hiện thông tin về người đã mất chắc phụ thuộc rất nhiều vào cô đồng hay người được áp vong và vào sự hiện diện của một số người thân tương thích của người được gọi hồn .

Tuy nhiên điều kiện cần và đủ, cơ chế của quá trình khai mở các thông tin này là một điều chưa được nghiên cứu. Chúng ta sẽ sẽ không tìm được lời giải cho hiện tượng này nếu tiếp tục đi tìm kiếm ở bên ngoài con người, ở thế giới người âm vốn chưa được chứng minh rõ ràng về sự tồn tại của nó.

Tâm linh hay khoa học? Câu hỏi này thực thú vị và luôn là gợi mở cho chúng ta tiếp tục suy nghĩ và tìm tòi. Tổng thể các góc nhìn về tâm linh và tiềm năng con người sẽ góp phần tạo ra phương pháp tiếp cận hợp lý nhằm có được một bức tranh toàn cảnh, dễ hiểu về tâm linh.

Khi đó ta sẽ có được một lĩnh vực khoa học phục vụ con người đầy hứa hẹn của thế kỷ 21: KHOA HỌC TÂM LINH.

TS. Quách Nghiêm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bàn về Tâm linh và Tâm thức

Nguyễn Tất Thịnh

Posted Image

Tranh Nguyễn Đình ĐăngThông

Thưa Bạn đọc, ở Mục Suy ngẫm này tôi muốn khởi đầu cho những bài viết tiếp sau về chủ đề mà bất cứ ai, tạm có thể nói về bản thân là trải nghiệm, cũng ít nhất đôi lần tự đặt câu hỏi. Thực ra, cho dù là Vô thức, ai cũng đang hành trình đến…để thấy được rằng: Có một điều gì đó cựa quậy sống động từ sâu thẳm đời sống tinh thần, một khi Ngộ được, sẽ giải tỏa được kho năng lượng vô hạn của Bản thân…

Tôi xin được bắt đầu bằng đưa ra một số ‘mệnh đề’ của mình:

- Nhìn suốt, dọc theo cả một chiều dài không điểm đầu và điểm cuối của trục thời gian, không có cái gì có trước, cái gì có sau. Chỉ tuyệt đối một điều là sự chuyển hóa của Năng Lượng -> Tinh thần -> Hội tụ -> Vật chất -> Sức mạnh -> Năng lượng. Ví dụ như Năng lượng Vũ trụ, nhờ Tinh Thần của Thượng Đế, được hội tụ vào một Hố Đen -> Những Mặt Trời -> Sức mạnh…-> Trong quá trình tồn tại của nó trong sự tương tác của môi trường Năng lượng…dần trở về trạng thái ban đầu là Năng lượng…lan tỏa, trả về cho Vũ trụ…Bản thân mỗi người chúng ta cũng thế thôi, từ sự chuyển hóa như thế từ Cha Mẹ….

- Nếu ví Con Người như một Hộp Kính :

  • Vị trí không gian mà nó được đặt là Ý THỨC
  • Những thứ được xếp trong nội tại của Hộp Kính là BẢN THỨC
  • Thế giới bên ngoài Hộp Kính là VÔ THỨC
  • Khả năng cảm thụ áng sáng từ bên ngoài vào Hộp Kính là TIỀM THỨC
  • Hình ảnh thế giới bên ngoài soi vào Hộp Kính là SIÊU THỨC.
Chúng ta hãy tưởng tượng, nếu mỗi người là một Hộp Kính với những kích cỡ, hình thù khác nhau, thậm chí không giống cả về sắc màu làm nên chất liệu của Kính ( và đó là điều có thực mà Thượng Đế đã tạo ra ), thì NGŨ THỨC đó phong phú, đa dạng biết bao nhiêu…

- Con người với muôn vàn sự hữu hạn bị ràng buộc bởi Tri thức, không thể tự lí giải được bao nhiều điều thuộc về Thế giới, nên đưa ra những Khái niệm – Biểu tượng

- TRỜI : Những quyền lực huyền bí mà Con Người không thể hiểu

– PHẬT : Những đức tính tự giải thoát mà Con người bình thường không thể vươn tới

– THẦN : Những năng lực siêu phàm mà Con người Bình thường không thể tưởng tượng

– THÁNH : Những phẩm chất vĩ đại mà Con Người bình thường không thể có

– MA : Những xấu xa kinh tởm mà Con Người bình thường vốn không có

– QUỈ : Những tàn ác ghê sợ mà Con Người bình thường không thể gây ra. )

Posted Image

- Con người thông minh hơn muôn loài, làm được tất cả mọi thứ, nhưng tất cả đều không bằng một phần nhỏ những năng lực mà Thượng Đế đã tạo ra ban tặng mỗi loài. Bởi vậy trên thực tế, Con Người đã phá đi cái hoàn hảo để làm ra cái không hoàn hảo. Rốt cuộc sự phá hoạt mới là điều Con Người thực làm được tuyệt đỉnh. Vì thế, từ thưở sơ khai cho đến muôn năm sau, Con Người chỉ thêm chứa chất đầy nỗi niềm, tìm sự giải thoát trong Nghệ Thuật & Tôn Giáo – với nền tảng tinh thần căn bản rằng : cái gì chưa hiểu hãy suy xét bằng Đức Tin, và Đức Tin của Con người là chỗ dựa Tâm Linh cho những điều không thể giải thích…Nhờ vậy mới mong giữ lại được những Giá trị tuyệt đối trong chính đời sống của mình mà phát triển hài hòa với Thế giới

- Chúng ta có Ba Con Đường ( Con đường VẬT LÝ là ĐiCon đường KHỔ NẠN là ĐếnCon đường TÂM LINH là Về ). Cội nguồn, dòng chảy tinh thần của Cuộc Sống là Đức Tin. Dù bằng Con đường nào thì điều đó luôn hạt nhân có bản nhất của Hành trình trải nghiệm, thấu hiểu sự khổ ải mà cảm thông với Nhân Thế, chứ không phải bị chết mòn mỏi. Đặc biệt khi người ta đứng trước gianh giới của Sự Sống & Cái chết, thì NGŨ THỨC nói trên HỢP LÀM MỘT – NHẤT THỂ… Trong khoảnh khắc, gọi là NGỘ, để sau đó đi đến cái Chết Siêu Thoát, hay có cơ may trở lại với Sự Sống An Hòa.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể kết luận rằng mỗi cá thể một loài mang trong mình thông tin di truyền của tất cả các cá thể khác (đã, đang và sẽ tồn tại) của loài đó. Điều này khá gần gũi với thuyết toàn đồ của vật lý hiện đại. Cũng rất gần gũi với triết giáo của phật học.

Khoa học càng phát triển thì càng chứng minh Lý học Đông phương là đúng và tất nhiên nó có nguồn gốc Việt với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ".

"Chị hãy chờ đợi, nòng nọc tự nhiên sẽ phát triển thành Cóc và nó sẽ trở về với chị".

"Chuyện Trê Cóc" - Lời Nhái Bén khuyên Cóc.

"Ta cố đợi ngàn năm. một ngàn năm nữa sẽ qua......"

"Hòn Vọng Phu" - Lê Thương.

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại"

Vanga.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bàn về bản chất của linh hồn trường vong

TS Vũ Văn Bằng

Posted Image

LTS: Cách đây 40 năm, mảnh đất Quảng trị từng là nơi diễn ra nhiều trận chiến dữ dội, ác liệt và câu hỏi có bao nhiêu chiến sĩ giải phóng quân nằm xuống nơi đây đến nay vẫn còn là điều nhức nhối? Tháng 6/2006, Hội Cựu chiến binh Mỹ cung cấp cho phía Việt Nam một mẩu tin ngắn ngủi:

Trong một trận chiến năm 1967 tại cứ điểm Cồn Tiên (xã Gio An, huyện Gio Linh), toàn bộ 173 chiến sĩ giải phóng quân tấn công cứ điểm đã hy sinh và được chôn chung trong một hố rộng. Từ đó đến nay, với trên 10 điểm đào bới quy mô lớn, độ sâu từ 1-2 mét một vùng đồi cao su rộng hàng chục ha, lực lượng tìm kiếm, quy tập mộ của Ban chỉ huy quân sự Gio Linh mới tìm được bốn bộ hài cốt nằm rải rác.

Được biết thông tin này, TS Vũ Văn Bằng, chuyên gia ngành địa chất công trình hiện nay là chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần “Tia Đất” đã tình nguyện vào Gio Linh tham gia công việc tìm kiếm. Căn cứ vào bản sơ đồ vẽ tay của hội CCB Mỹ cung cấp, với khả năng dò tìm tia đất bằng một phương pháp khoa học, TS Vũ Văn Bằng đã xác định được chính xác vị trí chôn tập thể 173 chiến sĩ và bước đầu đã tìm được 4 hài cốt không nguyên vẹn.

Ngày 9/ 9/ 2007, Ban chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị, huyện Đội và nhân dân huyện Gio Linh đã tổ chức lễ ra quân cất bốc và quy tập hài cốt liệt sĩ rất trọng thể. Vậy “cơ chế” nào giúp phát hiện được hài cốt?

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của TS Vũ Văn Bằng xung quanh chủ đề “Những giả thuyết mới về bản chất của linh hồn-vong”.

Những giả thuyết cơ bản (tóm tắt) đó là:

Giả thuyết thứ nhất

Cơ chế hình thành cái gọi là “linh hồn”- trường vong của con người sau khi chết. Cái chết của con người tựa cái chết của những siêu sao hình thành lỗ đen - tuân theo luật “Thiên nhân tương ứng” và hình thành trường lực hấp dẫn mạnh từ hiện tượng đối áp xuất khiến cho cấu trúc vật chất của nó (siêu sao- thi hài và linh hồn người chết) đổ sụp vào trong biến thành khoảng hư vô trống rỗng (Einstein đã hình dung ra hiện tượng suy sụp hấp dẫn này). Dấu vết còn lại chỉ toàn là “lực vô hình”, thực chất đó chính là “trường lực hấp dẫn mạnh” (sẽ chứng minh ở phần dưới).

Giả thuyết thứ hai

Posted Image

TS. Vũ Văn Bằng tìm các tia bức xạ trên vùng đất thổ cư và kiểm tra hài cốt dưới nền nhà

Bản chất linh hồn – vong là một trường vật lý đa hệ, tương tự như các trường trong vật lý vũ trụ. Bao gồm: trường hấp dẫn, trường điện từ, trường tương tác (sự phân rã các hạt cơ bản và nơtrion) và tương tác mạnh (các lực hạt nhân và cộng hưởng), tương ứng với nó là bốn dạng tương tác: hấp dẫn, điện tử, yếu và mạnh. Các nhà khoa học trong đó có Einstein đã cố gắng thống nhất chúng thành một trường duy nhất, thể hiện sự thống nhất của vũ trụ. Linh hồn- vong cũng là trường vật lý đa hệ như trên, là trường sinh học mang thông tin. Hài cốt tựa “một nam châm vĩnh cửu” và tồn tại trường điện từ yếu mang thông tin (khác với trường sinh học). Các trường này tương tác, ràng buộc lẫn nhau tạo nên trường thế - khung cốt của trường vong (hình dáng của chủ thể) mà không thể nhận biết bằng các giác quan thông thường.

Giả thuyết thứ ba

“Linh hồn – vong là trường điện từ chủ yếu chứa thông tin” – gồm phần lớn các trường vốn có của cơ thể sống lưu lại và chứa thông tin sau khi thể xác ngừng hoạt động. Trường này tồn tại được là nhờ có dao động điện từ của các nguyên tử của hài cốt và bức xạ ra môi trường xung quanh lan truyền với tốc độ ánh sáng. Nhà vật lý học người Ba lan, Slawinski phát hiện ra khả năng bức xạ photon của cơ thể với cường độ cỡ 10-1000 photon/s/cm2. Khi chết bức xạ này tăng lên gấp hơn 1000 lần. Sự lóe sáng chính là để tăng năng lượng cho sự “suy sụp hấp dẫn” nói trên, tăng cường độ cho trường tổng của cơ thể con người khi chết. Đó là trường điện từ dạng lưới mang hình dáng của chủ thể. Các trường điện từ riêng rẽ sản sinh ra từng tế bào, mô, màng, gân cơ, lục phủ ngũ tạng…, đặc biệt trường điện từ của hệ thần kinh và bộ não. Tất cả những trường này khi con người còn sống đã là hệ dao động điện trong hệ thống nhất của trường khung. Khi chết, chúng không mất đi mà tạo thành những nút của trường tổng (khung) dưới dạng các “hộp đen” lưu lại cho hài cốt. Trong đó, đáng chú ý là hộp đen của trường điện từ hệ thần kinh não bộ kịp niêm giữ thông tin của chủ thể qua bộ nhớ của ý thức và tiềm thức trước lúc chết. Đó chính là hình ảnh cấu trúc của “linh hồn”. Vậy linh hồn - vong là một trường vật chất cấu trúc gồm hai phần cơ bản: “phần xác” – phần cứng, chính là lỗ đen với lực hấp dẫn cực lớn và từ trường mạnh, “phần hồn” – phần mềm, chính là trường điện từ yếu mang thông tin. Gộp lại đó là “trường vật lý đa hệ chứa thông tin”. Từ đây gọi tắt là trường vong, tuyệt nhiên không có ý thức như người sống. Hiểu như vậy là hoàn toàn mê tín.

Vậy tính chất của trường vong là gì?

Trường vong tuy vô hình với người sống, nhưng bản chất là trường vật chất, nên cũng mang tính chất của vật chất. Tính bức xạ điện từ yếu mang thông tin của chủ thể (lan truyền với tốc độ ánh sáng), đây chính là phần hồn của hài cốt tồn tại sau khi chết. Nhờ tính chất này mà các nhà ngoại cảm có thể nhận biết và giải mã gián tiếp được một số thông tin của trường vong (chỉ có được khi cộng hưởng, không phải là tất cả) nhờ đọc được thông tin qua người thân của vong và trường vong trao đổi thông tin giới hạn với nhau qua huyết thống).

Tính hấp dẫn cực mạnh, không phụ thuộc vào không gian, thời gian và một số quy luật vật lý khác như tiêu hao, dẫn truyền… Đây là tính chất tiêu cực, có hai ảnh hưởng tới sức khỏe của người sống khi tiếp cận mồ mả hài cốt.

Tính chất từ, như giả thuyết, trường vong còn là một nam châm vĩnh cửu. Nhờ bản chất này mà có thể nhận biết vị trí mồ mả, hài cốt, vong bằng thiết bị cảm ứng mà tác giả thường dùng. Với thiết bị đó, từ cự li xa 200m hoặc lớn hơn có thể nhận biết được vị trí nghĩa địa. Với cự ly 30-50m có thể nhận biết được vị trí mồ mả, hài cốt, vong. Nên mấy năm qua, tác giả bài viết này đã định được nhiều mồ mả hài cốt giúp di dời, phục vụ xây dựng nhà ở, công trường, xí nghiệp, tìm hài cốt liệt sĩ… Hài cốt là “một nam châm vĩnh cửu” như đã biết, một cục nam châm khi đập nhỏ ra, những mảnh nhỏ vẫn là nam châm và chỉ có nam châm mới có tính chất này. Hài cốt cũng vậy. Nếu một bộ phận nào đó của hài cốt bị thất lạc như đốt ngón tay, ngón chân, mảnh xương sườn… thì nó vẫn có thể hiện tính chất từ của hài cốt mà thiết bị cảm ứng có thể nhận biết. Nhờ tính chất này tác giả cũng đã tìm cho nhiều gia đình những mẩu xương còn sót lại khi cải táng hoặc cả khi hài cốt đã phân hủy thành đất. Một tính chất đặc biệt khác của trường vong là tính “nhiễm từ” ra môi trường xung quanh. Thiết bị cảm ứng có thể nhận biết trường vong của người chết tại vị trí đã xảy ra sự cố như bị tai nạn giao thông, chết đuối, treo cổ… sau nhiều năm đã trôi qua, kể cả tiểu sành, ván thôi sau khi cải táng vẫn lưu giữ một phần trường vong.

Posted Image

Ông Vũ Văn Bằng đang hướng dẫn nhà báo Tạ Bích Loan sử dụng máy đo tia đất

Trường vong còn có tính tiêu cực - có hại đối với người sống. Tức là có hại cho sức khỏe con người. Lực hấp dẫn, từ trường xoay với từ trường lực đủ lớn bức xạ lên mặt đất với phạm vi rộng. Đây được coi là trường dị trường cũng tương tự như bão từ tác động có hại nhiều tới hệ thần kinh và hệ tim mạch của con người.

Những hiện tượng đã gặp ở nơi có hài cốt

Trong chuyến đi tìm mộ liệt sĩ tập thể 173 quân giải phóng hy sinh khi tiến đánh cứ điểm Cồn Tiên 1967 (theo thông báo của Hội Cựu chiến binh Mỹ), khi xác định vị trí khu mộ, đồng chí Trần Lương Thanh huyện đội trưởng huyện đội Gio Linh thắp hương xong thì xúc động đã nằm ôm chặt mặt đất – nơi phía dưới có thi hài các chiến sỹ. Hồi lâu, không thấy chiến sĩ Thanh dậy, đồng đội đến vực lên thấy người cứng đơ lạnh toát. Từ đấy về ốm mất nửa tháng. Khi tiến hành đào kiểm tra đợt 1 đã gặp 4 hài cốt liệt sĩ nằm cách đất từ 0,8 – 1,2m. Xương màu trắng ẩm mục hiện dần lên trong nền đất màu nâu sẫm. Từ những tấm ảnh chụp có thể nhận thấy sự tương tác giữa cơ thể sống và hài cốt trong không gian hẹp – môi trường chứa hài cốt.

Hiện tượng con người tiếp cận – nằm trên hài cốt (trường hợp đồng chí nói trên) đã bị lực hấp dẫn của hài cốt hút làm suy giảm sinh khí, sinh ra cảm lạnh. Mặt khác, khi nhìn vào đôi tay và bàn chân trong tấm ảnh chụp hài cốt thấy rất rõ có “luồng sáng” nối giữa phần cơ thể sống (dương) với hài cốt dưới mặt đất (âm) – hiện tượng phóng điện trong không gian. Đó chính là sự tương tác giữa một bên là hài cốt – linh hồn (trường hấp dẫn), một bên là lượng tử - số photon (ánh sáng- sóng và hạt của trường điện từ sinh học bức xạ hồng ngoại) của cơ thể người sống bức xạ ra. Khi tiếp cận với hài cốt, các trường này đã bị lực hấp dẫn của hài cốt hút theo kéo dài ra thành “Luồng sáng”…

Trên đây là những hiện tượng mà tác giả đã đo đạc, kiểm chứng trong thực tế, hoàn toàn phù hợp với các giả thuyết mới về bản chất của trường vong – linh hồn do chính tác giả nghiên cứu, nhìn nhận dưới góc độ khoa học, xin được cung cấp để bạn đọc cùng tham khảo và suy ngẫm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay