Thiên Sứ

Khoa Học Lý Giải Tâm Linh Như Thế Nào?

46 bài viết trong chủ đề này

Khoa học lý giải Tâm linh như thế nào?

23/03/2011 07:13:11

Posted Image- KH&ĐS đã có cuộc trò chuyện với GS.VS Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lý, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh.

TIN LIÊN QUAN

Khoa học và Tâm linh không đối nghịch nhau

Ông là một nhà khoa học rất tâm huyết trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về tâm linh. Ông nghĩ sao về sự tương tác giữa khoa học và tâm linh?

Thế kỷ XX, vật lí học hân hoan chào đón sự ra đời của Thuyết tương đối và Thuyết lượng tử. Thế kỷ XXI, theo như tiên đoán của nhiều học giả nổi tiếng, sẽ được đánh dấu một bước tiến vĩ đại, đó là sự nhận thức được rằng Khoa học và Tâm linh không đối nghịch nhau. Nó là hai mặt đối ngẫu bổ sung cho nhau để nghiên cứu thực tại. Pauli, nhà vật lí nguyên tử lừng danh của thế kỷ XX đã nhận định rằng: "Nếu Vật lý và Tâm linh được xem như các mặt bổ sung cho nhau của thực tại thì sẽ cực kỳ thỏa mãn".

Nhưng có một thực tế, là những gì không lý giải được, những gì hư hư, thực thực, thậm chí vô lí thì một số người cho rằng: Phật bảo thế, Thánh bảo thế...

Einstein đã nói lên quan điểm về sự tương đồng giữa Khoa học hiện đại và Phật giáo. Có thể dẫn ra một ví dụ minh họa như sau: Tiên đề của thuyết lượng tử là "Nguyên lý bổ sung đối ngẫu" khẳng định rằng Sóng và Hạt là hai mặt bổ sung cho nhau của thực tại. Nguyên lí này dẫn đến một hệ quả cực kỳ quan trọng là vật thể vi mô chuyển động không theo bất cứ một quỹ đạo xác định nào, có nghĩa là chuyển từ vị trí này sang vị trí khác theo vô số con đường cùng một lúc. Suy rộng ra là vật thể vi mô có thể cùng một lúc có mặt tại vô số vị trí khác nhau, cùng một lúc có thể ở vô số trạng thái khác nhau, cùng một lúc có thể làm vô số việc khác nhau. Điều này gợi cho ta liên tưởng tới Kinh Phật nói về các đức Phật, các chư vị Bồ tát phân thân ra trăm nghìn vạn ức hóa thân đi khắp ba nghìn Đại thiên thế giới, giáo hóa cứu độ chúng sinh.

Posted Image

Einstein đã nói lên quan điểm về sự tương đồng giữa Khoa học hiện đại và Phật giáo.

Cần sự hỗ trợ của "trực ngộ chân như"

Dù ông có chứng minh thế nào đi chăng nữa thì rõ ràng cho đến nay vẫn còn rất nhiều điều điều bí ẩn mà khoa học chưa giải thích được?

Khi nghiên cứu các lĩnh vực với mức độ tinh tế khác nhau thì cách tiếp cận phải khác nhau. Đặc biệt với các hiện tượng siêu tinh tế thì đòi hỏi phải vận dụng các khái niệm và các hệ tiên đề hoàn toàn mới, có thể rất xa lạ với những điều đã quen thuộc trước đó. Chẳng hạn, có thể còn có các dạng siêu tương tác ứng với các dạng siêu năng lượng, liên quan đến các hiện tượng siêu tự nhiên mà các giác quan bình thường của con người không thể cảm nhận được, cũng như khoa học và kỹ thuật hiện nay chưa đủ trình độ để phát hiện. Đặc biệt, trong thế giới vi mô, khi mọi quan hệ tương tác đều được vận hành bởi các quy luật lượng tử, nguyên lí đối ngẫu càng thể hiện rõ nét là một nguyên lí nền tảng dẫn đến những điều huyền diệu, nhiều khi khó diễn đạt được tường tận bằng ngôn ngữ của lập luận logic thông thường, mà cần sự hỗ trợ của yếu tố "trực ngộ chân như" (giác ngộ).

Các hoạt động tâm linh hiện nay chưa được số đông ủng hộ. Phải chăng đó là vì bản thân vấn đề tâm linh chưa tự chứng minh được sự trong sáng, mặt tích cực, lợi ích cho đời sống xã hội?

Trong những thập niên gần đây, ngày càng dồn dập thông tin về những khả năng đặc biệt của con người, những hiện tượng kỳ bí mang tính tâm linh thể hiện rất đa dạng trong đời sống cộng đồng trong nước cũng như trên thế giới. Tiếp cận những vấn đề này một cách khách quan với thái độ thực sự cầu thị, tôn trọng sự thật, khiêm tốn học hỏi để khám phá, nhằm mục đích tối thượng phục vụ lợi ích cộng đồng là điều tâm đắc của nhiều người. Bên cạnh đó, cũng có những hiện tượng tiêu cực dẫn đến những hệ quả không tốt, làm hại đến uy tín của những người hoạt động chân chính.

Vậy theo ông có cách nào để kìm chế được mặt tiêu cực đó?

Ngoài việc tăng cường quản lý Nhà nước, việc làm sáng tỏ về mặt khoa học các hiện tượng mang tính tâm linh cũng là một đóng góp rất hữu hiệu.

Ông có tin vào số phận không thưa ông?

Về mặt lí thuyết chưa ai chứng minh được là có hoặc không có số phận. Ở đây, tùy thuộc vào lòng tin và sự trải nghiệm của mỗi người.

Tôi rất tâm đắc với câu của nhà bác học vĩ đại Einstein khi ông này khẳng định rằng: "Khoa học, Tôn giáo, Nghệ thuật là những cành, nhánh của cùng một cây... Khoa học không có Tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo không có Khoa học thì mờ ảo".

GS.VS Đào Vọng Đức

Nhân đây, tôi cũng muốn nói thêm rằng, những thành tựu của vật lí học hiện đại rọi những tia sáng mới vào khoa học dự báo. Dự báo liên quan mật thiết đến phạm trù không gian - thời gian. Einstein đã phát biểu rằng: "Quá khứ, hiện tại, tương lai chỉ là những ảo tưởng cố hữu". Schrodinger, tác giả của phương trình cơ bản trong Thuyết lượng tử đã phát biểu: "Muôn đời và mãi mãi chỉ có bây giờ... Hiện tại là cái duy nhất không có kết thúc".

Phật pháp chỉ đường lìa mê về bến Giác

Theo tôi được biết, ngay trong khoa học cũng có những thứ được chứng minh, nhưng không xuất hiện một cách tường minh?

Tạo hóa đã ban cho vũ trụ chúng ta các dạng tương tác một cách tối ưu bao gồm tương tác mạnh, tương tác yếu, tương tác điện từ và tương tác hấp dẫn. Đó là các loại tương tác cơ bản nhất tạo nên bức tranh của cả vũ trụ chúng ta. Bất kỳ một loại tương tác nào, một hiện tượng nào dù phức tạp đến mấy, từ vi mô đến vĩ mô cũng đều bắt nguồn từ các loại tương tác đó. Một hướng nghiên cứu có tính thời sự nhất hiện nay là xây dựng Lí thuyết thống nhất, tức là tìm một cơ cấu thiết kế chung gắn kết các loại tương tác với nhau trên cùng một nền tảng và phương hướng được xem là có nhiều triển vọng nhất để xây dựng Lí thuyết thống nhất nói trên chính là Lí thuyết Dây. Điều đặc biệt là trong lí thuyết Dây nhất thiết phải có các trường "Vong". Các trường "Vong" này giữ vai trò then chốt trong cơ cấu của lí thuyết, chi phối các cơ chế tương tác nhưng không hề xuất hiện một cách tường minh trong thực tế.

Ở góc độ là một nhà khoa học, ông muốn nhắn nhủ điều gì đến cả những người đang làm công tác nghiên cứu tâm linh, những người có khả năng đặc biệt?

Đây là cuộc viễn chinh khoa học gian nan nhưng đầy hứa hẹn, đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa Khoa học và Tâm linh, sự đóng góp lâu dài công sức và trí tuệ của các nhà khoa học và các nhà ngoại cảm. Chúng ta có cơ sở để hy vọng rằng cùng với sự phát triển ngày càng sâu rộng của khoa học và công nghệ, dần dà sẽ tiếp cận được những hiện tượng mà cho tới nay vẫn được xem là huyền bí hoặc hầu như là phi lý. Chúng ta sẽ có được những phương pháp hữu hiệu và thực hiện những bước tiến theo tinh thần "Phật pháp chỉ đường lìa mê về bến Giác".

Xin trân trọng cảm ơn ông. Mong rằng tất cả những linh hồn, những con người còn u mê sẽ tìm được con đường về bến Giác Thiện. Xin kính chúc ông sức khoẻ!

Việt Nga (thực hiện)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Và cũng Albert Einstein nói " Khoa Học không có tâm linh là mù quáng, tâm linh không có khoa học là què quặt " GS Đào Vọng Đức đã có thời gian nghiên cứu thẩm định tính khoa học của vấn đề này, bằng chứng :chỉ có Ông thừa nhận nền Lý Học Đông Phương đã chứng minh tính Khoa Học trong Phong Thủy Lạc việt.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Khoa học lý giải Tâm linh như thế nào?

23/03/2011 07:13:11

Posted Image- KH&ĐS đã có cuộc trò chuyện với GS.VS Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lý, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh.

TIN LIÊN QUAN

Posted Image

Einstein đã nói lên quan điểm về sự tương đồng giữa Khoa học hiện đại và Phật giáo.

Cần sự hỗ trợ của "trực ngộ chân như"

Dù ông có chứng minh thế nào đi chăng nữa thì rõ ràng cho đến nay vẫn còn rất nhiều điều điều bí ẩn mà khoa học chưa giải thích được?

Khi nghiên cứu các lĩnh vực với mức độ tinh tế khác nhau thì cách tiếp cận phải khác nhau. Đặc biệt với các hiện tượng siêu tinh tế thì đòi hỏi phải vận dụng các khái niệm và các hệ tiên đề hoàn toàn mới, có thể rất xa lạ với những điều đã quen thuộc trước đó. Chẳng hạn, có thể còn có các dạng siêu tương tác ứng với các dạng siêu năng lượng, liên quan đến các hiện tượng siêu tự nhiên mà các giác quan bình thường của con người không thể cảm nhận được, cũng như khoa học và kỹ thuật hiện nay chưa đủ trình độ để phát hiện. Đặc biệt, trong thế giới vi mô, khi mọi quan hệ tương tác đều được vận hành bởi các quy luật lượng tử, nguyên lí đối ngẫu càng thể hiện rõ nét là một nguyên lí nền tảng dẫn đến những điều huyền diệu, nhiều khi khó diễn đạt được tường tận bằng ngôn ngữ của lập luận logic thông thường, mà cần sự hỗ trợ của yếu tố "trực ngộ chân như" (giác ngộ).

...Việt Nga (thực hiện)

Kimcuong xem cái bài này ạ, muốn trực ngộ kiến giải ạ.

Trực Ngộ thì Trực là thẳng, ngộ là gặp/hiểu.

Chân Như thì Chân là thật là vĩnh cửu, là tuyệt đối, còn Như là giống tức là không khác, không thay đổi/có thể hiểu riêng như vậy. Chân Như thì lại không có hình tướng, nếu mà có hình tướng thì chẳng cần phải nhấn mạnh Trực ngộ Chân như.

Vì Chân như không có hình tướng cho nên không thể Tự ngộ, mà phải là Trực ngộ. Vế đối của vấn đề Trực ngộ là Trực chỉ, có người Trực chỉ thì mới có thể có người Trực ngộ. Như vậy, Trực chỉ Chân như dùng để khiến Trực ngộ Chân như.

Xin tạm hết ạ.

ps:

Trực ngộ/Thiên nhãn, cũng tương đồng với Trực nhận/Thiên thủ

hoặc là

Trực ngộ/Thiên nhãn //Trực chỉ/Thiên thủ

Edited by Kim Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites

'TÂM LINH" một khái niệm sai lầm.

Khái niệm tâm linh được sử dụng trong ngôn ngữ Việt để chỉ tất cả những hiện tượng không giải thích được liên quan đến khả năng của con người và của chính con người. Như: Có tồn tại linh hồn con người sau khi chết hay không và các vấn đề, hiện tượng liên quan; khả năng ngoại cảm và các vấn đề, hiện tượng liên quan, khả năng cảm ứng tiên tri và các vấn đề, hiện tượng liên quan, cách không khiển vật.....vv....và cả những hiện tượng siêu nhiên liên quan đến tín ngưỡng của con người.

Suy cho cùng, tất cả những cái gọi là hiện tượng tâm linh ấy chỉ là những thực tại mà con người chưa thể giải thích một cách hợp lý trên cơ sở tri thức hiện đại. Xét sâu hơn nữa chính vì con người đã phân biệt giữa sự tồn tại của một khái niệm về "vật chất" theo cách hiểu mà con người có thể nhận thức được và một khái niệm trừu tương khác - phi vật chất - là "tính thần". Tất nhiên khi đã thừa nhận một sự tồn tại phi vật chất thì đó chính là cơ sở để tồn tại khái niệm quen gọi là "tâm linh".

Suy cho cùng:

Không có vấn đề tâm linh. Chỉ có những cái mà con người chưa biết gì về nó.Bởi vậy, giáo sư Viện sĩ Đào Vong Đức hoàn toàn có cơ sở khi ông phát biểu rằng:

Khoa học và tâm linh không đối nghịch nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

Suy cho cùng:

Không có vấn đề tâm linh. Chỉ có những cái mà con người chưa biết gì về nó.Bởi vậy, giáo sư Viện sĩ Đào Vong Đức hoàn toàn có cơ sở khi ông phát biểu rằng:

Khoa học và tâm linh không đối nghịch nhau.

Tự nhiên Kimcuong ngộ ngộ cái vấn đề học thuật sinh khắc trong liên quan, liên hệ với khoa học và tâm linh không đối nghịch nhau ạ.

Nếu đưa Lý học vào Tâm linh, thì yếu tố khoa học của nó là sự kiện gì đây ạ?

Cũng chẳng ngoài sự kiện Ngưu tầm Ngưu, Mã tầm Mã. Con người thì luôn có xu hướng tìm đồng minh, tìm bạn, tìm sự tương hợp tương sinh, và đồng thời tránh đối phương, tránh kẻ thù, tránh sự tương xung tương khắc. Trong đó, khảo sát sẽ thấy hiện tượng, người thiện sẽ tìm và kết giao với người thiện, người ác sẽ tìm và kết giao với người ác. Thiện thần thì Thiện, phân biệt thuận chiều, thiện đúng là thiện, ác đúng là ác; Ác quỉ thì Ác, phân biệt nghịch chiều, thiện cho là ác, ác cho là thiện. Nghiệp thức thiện ác thì lại chiêu cảm các cõi thiện ác tương đồng, nghiệp thiện thì tìm đến cõi thiện, nghiệp ác thì tìm đến cõi ác.

Như bây giờ người ác sử dụng lý học, người thiện cũng sử dụng lý học để cầu tài cầu lộc, tuy cùng một nguyên lý nhưng kết quả lại có thể phân biệt phân cực. Người ác thì sẽ hợp với những cái có ác tính nên tài lộc của họ cũng thuộc ác tính, người thiện sẽ hợp với những cái có thiện tính nên tài lộc của họ thuộc thiện tính. Đây có lẽ là sự logic, khách quan, và nó cũng là nền tảng để khẳng định sự chuyển biến nghiệp thức. Người có ác tâm, nhưng có quyền và có thể chuyển ác tâm thành thiện tâm, gọi là sự cải tà qui chính. Người có thiện tâm thì cũng như thế ngược lại.

Những điều này đôi khi người ta không ngờ tới và đối diện thực tế thì họ cảm nhận là sự tự nhiên. Nhưng nhìn tổng quan vào những điều được xem là tự nhiên, tình cờ, ngẫu hiên thì nó là có thể phân biệt rất logic như trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy Kimcuong bàn về thiện ác. Vậy cho dare hỏi là thế nào là thiện và thế nào là ác?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy Kimcuong bàn về thiện ác. Vậy cho dare hỏi là thế nào là thiện và thế nào là ác?

Thiện là Công Tâm, Tâm ngay thẳng để cân bằng Vật.

Ác là Vật đè Tâm, ngồi lên Tâm, Tâm đổ, Tâm nghiêng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai cũng cho cái đẹp là đẹp, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái xấu; ai cũng cho điều thiện là thiện, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác.

Lão Tử!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Ai cũng cho cái đẹp là đẹp, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái xấu; ai cũng cho điều thiện là thiện, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác.

Lão Tử!

"Cho" là sự chấp, vì không hiểu sự thật đẹp xấu là do duyên đồng thời nó không có bản chất, không hiểu được thì sẽ chấp. Trong quan niệm về cái đẹp mà có sự chấp thì đó là phát sinh cái xấu. Cũng vậy, trong quan niệm về cái thiện mà có sự chấp thì đó là phát sinh cái ác, đó là nhìn vấn đề từ nguyên nhân. Còn ở bình diện thô lậu hiển tướng ra ngoài thì thấy liền biết đó là ác hay là thiện, là đẹp hay là xấu.

ps:

Tâm Linh: Tâm mà chuyên nhất thì tất sẽ có Linh

Khoa Học: Khoa là chuyên ngành, Học là nghiên cứu.

Edited by Kim Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites

'TÂM LINH" một khái niệm sai lầm.

Khái niệm tâm linh được sử dụng trong ngôn ngữ Việt để chỉ tất cả những hiện tượng không giải thích được liên quan đến khả năng của con người và của chính con người. Như: Có tồn tại linh hồn con người sau khi chết hay không và các vấn đề, hiện tượng liên quan; khả năng ngoại cảm và các vấn đề, hiện tượng liên quan, khả năng cảm ứng tiên tri và các vấn đề, hiện tượng liên quan, cách không khiển vật.....vv....và cả những hiện tượng siêu nhiên liên quan đến tín ngưỡng của con người.

Suy cho cùng, tất cả những cái gọi là hiện tượng tâm linh ấy chỉ là những thực tại mà con người chưa thể giải thích một cách hợp lý trên cơ sở tri thức hiện đại. Xét sâu hơn nữa chính vì con người đã phân biệt giữa sự tồn tại của một khái niệm về "vật chất" theo cách hiểu mà con người có thể nhận thức được và một khái niệm trừu tương khác - phi vật chất - là "tính thần". Tất nhiên khi đã thừa nhận một sự tồn tại phi vật chất thì đó chính là cơ sở để tồn tại khái niệm quen gọi là "tâm linh".

Suy cho cùng:

Không có vấn đề tâm linh. Chỉ có những cái mà con người chưa biết gì về nó.Bởi vậy, giáo sư Viện sĩ Đào Vong Đức hoàn toàn có cơ sở khi ông phát biểu rằng:

Khoa học và tâm linh không đối nghịch nhau.

Tâm linh là một khái niệm sai lầm. Đó là vấn đề mà tôi đặt ra và chứng minh trong bài viêt. Vậy khái niệm đúng là gì? Chúng ta nên đi thẳng vào vấn đề và không vòng vo.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tâm linh là một khái niệm sai lầm. Đó là vấn đề mà tôi đặt ra và chứng minh trong bài viêt. Vậy khái niệm đúng là gì? Chúng ta nên đi thẳng vào vấn đề và không vòng vo.

Theo nghiên cứu của tôi về Cơ sở học thuyết ADNH thì:

Tâm linh là những vận động, tương tác của trường khí âm dương thứ cấp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo nghiên cứu của tôi về Cơ sở học thuyết ADNH thì:

Tâm linh là những vận động, tương tác của trường khí âm dương thứ cấp.

Vậy theo anh Votruoc thì tính thấy có thuộc khái niệm "tâm linh" và có thuộc "trường khí âm dương thứ cấp" không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy theo anh Votruoc thì tính thấy có thuộc khái niệm "tâm linh" và có thuộc "trường khí âm dương thứ cấp" không?

Theo lý thuyết em đang xây dựng không có khái niệm "tính thấy". Nếu khái niệm này trùng với khái niệm "Đạo" là bản thể của Thực tại thì nó không là một đối tượng tâm linh vì không phải là trường khí âm dương, mà là bản thể của moi Thực tại trong đó có các đối tượng tâm linh. Những hạt vật chất vật lý là cấu trúc khác nhau của trường khí âm dương sơ cấp. Các đối tượng tâm linh là những cấu trúc khác nhau của trường khí âm dương thứ cấp. Đạo là bản thể của mọi Thực tại, do đó là bản thể của mọi trường khí âm dương thứ cấp cũng như sơ cấp.

Thông thường người ta hay coi "Đạo" thuộc lĩnh vực tâm linh bởi vì đó là thứ duy nhất người ta có thể dùng quán xét tâm linh. Thực ra, Đạo "cao" hơn tâm linh nhiều. Nói cách khác, có thể coi Đạo hay "Tính thấy" tham gia vào mọi lĩnh vực khoa học cũng như tâm linh ví nó bao trùm tất cả.

Kính anh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy theo anh Votruoc thì tính thấy có thuộc khái niệm "tâm linh" và có thuộc "trường khí âm dương thứ cấp" không?

"Tính thấy" - Đạo, bản thể của Thực tại không phải là trường khí âm dương, sơ cấp cũng như thứ cấp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

'TÂM LINH" một khái niệm sai lầm.

Khái niệm tâm linh được sử dụng trong ngôn ngữ Việt để chỉ tất cả những hiện tượng không giải thích được liên quan đến khả năng của con người và của chính con người. Như: Có tồn tại linh hồn con người sau khi chết hay không và các vấn đề, hiện tượng liên quan; khả năng ngoại cảm và các vấn đề, hiện tượng liên quan, khả năng cảm ứng tiên tri và các vấn đề, hiện tượng liên quan, cách không khiển vật.....vv....và cả những hiện tượng siêu nhiên liên quan đến tín ngưỡng của con người.

Suy cho cùng, tất cả những cái gọi là hiện tượng tâm linh ấy chỉ là những thực tại mà con người chưa thể giải thích một cách hợp lý trên cơ sở tri thức hiện đại. Xét sâu hơn nữa chính vì con người đã phân biệt giữa sự tồn tại của một khái niệm về "vật chất" theo cách hiểu mà con người có thể nhận thức được và một khái niệm trừu tương khác - phi vật chất - là "tính thần". Tất nhiên khi đã thừa nhận một sự tồn tại phi vật chất thì đó chính là cơ sở để tồn tại khái niệm quen gọi là "tâm linh".

Suy cho cùng:

Không có vấn đề tâm linh. Chỉ có những cái mà con người chưa biết gì về nó.Bởi vậy, giáo sư Viện sĩ Đào Vong Đức hoàn toàn có cơ sở khi ông phát biểu rằng:

Khoa học và tâm linh không đối nghịch nhau.

Học trò thấy Giáo sư Đức nói đúng. Đứng trên lập trường duy vật biện chứng thì tất cả đều khởi nguồn từ vật chất. Khoa học càng phát triển thì ranh giới giữa cái chưa biết và cái đã biết sẽ được dịch chuyển. Tuy nhiên, ranh giới này sẽ không bao giờ mất đi vì "vật chất là vô cùng vô tận" hay theo định lý bất toàn của Godel (Dare thấy khái niệm tinh thần lớn hơn khái niệm tâm linh, mà ngay cả khái niệm tâm linh cũng chưa thống nhất giữa các học giả, đông-tây).

Như vậy về biện chứng, khái niệm tâm linh sẽ có sư thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển của con người cũng như của khoa học.

"Cho" là sự chấp, vì không hiểu sự thật đẹp xấu là do duyên đồng thời nó không có bản chất, không hiểu được thì sẽ chấp. Trong quan niệm về cái đẹp mà có sự chấp thì đó là phát sinh cái xấu. Cũng vậy, trong quan niệm về cái thiện mà có sự chấp thì đó là phát sinh cái ác, đó là nhìn vấn đề từ nguyên nhân. Còn ở bình diện thô lậu hiển tướng ra ngoài thì thấy liền biết đó là ác hay là thiện, là đẹp hay là xấu.

ps:

Tâm Linh: Tâm mà chuyên nhất thì tất sẽ có Linh

Khoa Học: Khoa là chuyên ngành, Học là nghiên cứu.

Dare thấy Kim cương là người tìm hiểu về Phật giáo, dare là người bình thường chỉ tìm đọc triết phật khi rỗi rãi và có tâm tư. Dare nghĩ Phật là người đã đứng trên cái ác và cái thiện, từ bỏ được cái nhị nguyên thiện/ác. Cuộc đời này thiện ác đan xen, đó là lẽ thường. Tất nhiên phải có các tiêu chuẩn đạo đức để con người căn cứ vào đấy. Thật may mắn nếu thiện ác được phân biệt rõ ràng, nhưng có khi lằn ranh thiện/ác thật mỏng manh. Việc thiện, việc ác đôi khi phải cần thời gian để trả lời. Với người này là ác, với người kia lại là thiện. Cuộc đời như dòng sông, uốn lượn, êm đểm, thác ghềnh. Chỉ có nương theo dòng đời, như nước chảy, vượt lên thiện ác bằng từ bi, bằng trí tuệ là những gì mà dare hiểu được hôm nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Dare thấy Kim cương là người tìm hiểu về Phật giáo, dare là người bình thường chỉ tìm đọc triết phật khi rỗi rãi và có tâm tư. Dare nghĩ Phật là người đã đứng trên cái ác và cái thiện, từ bỏ được cái nhị nguyên thiện/ác. Cuộc đời này thiện ác đan xen, đó là lẽ thường. Tất nhiên phải có các tiêu chuẩn đạo đức để con người căn cứ vào đấy. Thật may mắn nếu thiện ác được phân biệt rõ ràng, nhưng có khi lằn ranh thiện/ác thật mỏng manh. Việc thiện, việc ác đôi khi phải cần thời gian để trả lời. Với người này là ác, với người kia lại là thiện. Cuộc đời như dòng sông, uốn lượn, êm đểm, thác ghềnh. Chỉ có nương theo dòng đời, như nước chảy, vượt lên thiện ác bằng từ bi, bằng trí tuệ là những gì mà dare hiểu được hôm nay.

Học Phật muốn sau 10 hay 20 năm có những thấm thía thì phải xem đến Trung Luận của Long Thọ Bồ Tát.

Nhưng mà với người mới tìm hiểu đạo Phật thì thực tế cũng chẳng hiểu Phật là thật hay không có thật. Vượt lên trên thì biết là có Phật, biết đến Sử Phật, biết đến Kinh Phật. Đôi khi biết mà người ta cũng chưa tin lắm. Cao hơn, khi bước vào Trí tuệ Phật giáo (cũng không nên gọi là Triết học, nhưng tạm thời gọi thế thì cũng được, bởi vì khi các Triết gia Hy Lạp đang còn dùng tư duy để suy luận về bản thể thì Phật lại dùng sự thực hành để thực nghiệm bản thể. Cho nên dùng từ Triết là theo các Triết gia, còn dùng từ Trí Huệ là sự thấy biết như thật sau khi chứng ngộ chân lý của Phật), và thấy biết các hiện tượng của những người tu chứng, những xá lợi, những chân thân để lại, những sự tai sinh được ẩn chứng (ví dụ: google: milarepa thời hiện đại)

Vấn đề Thiện Ác thì lyhocdongphuong cũng thấy rõ ranh giới rồi. Trí, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm sỉ..., có bộ có khoa theo ngũ hành đường hoàng.

Thiện thì vẫn còn Dâm dục và Nói dối. Không ảnh hưởng đến người nhưng ảnh hưởng đến bản thân.

Ác thì vẫn còn Sát sinh và Trộm cắp. Ảnh hưởng nặng nề đến người khác nên gọi là nghiệp dữ đa mang.

Edited by Kim Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Học Phật muốn sau 10 hay 20 năm có những thấm thía thì phải xem đến Trung Luận của Long Thọ Bồ Tát.

Nhưng mà với người mới tìm hiểu đạo Phật thì thực tế cũng chẳng hiểu Phật là thật hay không có thật. Vượt lên trên thì biết là có Phật, biết đến Sử Phật, biết đến Kinh Phật. Đôi khi biết mà người ta cũng chưa tin lắm. Cao hơn, khi bước vào Trí tuệ Phật giáo (cũng không nên gọi là Triết học, nhưng tạm thời gọi thế thì cũng được, bởi vì khi các Triết gia Hy Lạp đang còn dùng tư duy để suy luận về bản thể thì Phật lại dùng sự thực hành để thực nghiệm bản thể. Cho nên dùng từ Triết là theo các Triết gia, còn dùng từ Trí Huệ là sự thấy biết như thật sau khi chứng ngộ chân lý của Phật), và thấy biết các hiện tượng của những người tu chứng, những xá lợi, những chân thân để lại, những sự tai sinh được ẩn chứng (ví dụ: google: milarepa thời hiện đại)

Vấn đề Thiện Ác thì lyhocdongphuong cũng thấy rõ ranh giới rồi. Trí, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm sỉ..., có bộ có khoa theo ngũ hành đường hoàng.

Thiện thì vẫn còn Dâm dục và Nói dối. Không ảnh hưởng đến người nhưng ảnh hưởng đến bản thân.

Ác thì vẫn còn Sát sinh và Trộm cắp. Ảnh hưởng nặng nề đến người khác nên gọi là nghiệp dữ đa mang.

Dare không muốn tranh luận về Phật giáo với KimCuong nên mới dùng từ Triết Phật. Có lẽ những gì dare thu được khác với những gì KimCuong nhận được. Sau mỗi giáo lý của các giáo phái đều phải có trụ cột là triết học. Phật giáo, ngoài các tư tưởng triết học thì còn có giáo quy, giáo điều, v.v...

Dare đặt một câu hỏi mang ý nghĩa Triết học để chờ câu trả lời triết học chứ không phải là câu trả lời liệt kê, có lẽ KimCuong hiểu sai câu hỏi. Thấy kimcuong đề cập đến sự chấp nhưng quả thật người nói không hiểu mình đang nói gì! Có lẽ cả dare và kimcuong dừng ở đây và quay lại nội dung chính để tránh làm loãng topic.

Edited by daretolead

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare không muốn tranh luận về Phật giáo với KimCuong nên mới dùng từ Triết Phật. Có lẽ những gì dare thu được khác với những gì KimCuong nhận được. Sau mỗi giáo lý của các giáo phái đều phải có trụ cột là triết học. Phật giáo, ngoài các tư tưởng triết học thì còn có giáo quy, giáo điều, v.v...

Dare đặt một câu hỏi mang ý nghĩa Triết học để chờ câu trả lời triết học chứ không phải là câu trả lời liệt kê, có lẽ KimCuong hiểu sai câu hỏi. Thấy kimcuong đề cập đến sự chấp nhưng quả thật người nói không hiểu mình đang nói gì! Có lẽ cả dare và kimcuong dừng ở đây và quay lại nội dung chính để tránh làm loãng topic.

Chủ đề là lý giải tâm linh nhỉ.

Đối thoại trước thì có yếu tố là ranh giới phân biệt thiện ác. Kimcuong đề cập đến Ác là Sát và Đạo bởi vì Sát Đạo Dâm Vọng là 4 chủng tính chúng sinh căn bản. Cư sĩ thì bỏ ác theo thiện, đó là bỏ đi Sát và Đạo, xuất gia thì bỏ nốt cái thiện, đó là bỏ đi Dâm và Vọng.

Giải thích theo ngôn ngữ tâm linh thì Sát có Ý sát, Miệng sát, và Thân sát, Đạo có Ý đạo, Miệng đạo, và Thân đạo. Ví dụ một tay giám đốc có ý muốn chửi bới người mà hắn ghét-Tâm chỉ muốn người đó biến mất trên con đường mà hắn đang đi, nhưng nếu hắn dùng miệng chửi thì sợ nhiều người quanh hắn nhìn ra bộ mặt thật nên hắn có ý sai một hai tay chuyên đi chửi bới người hắn ghét, rồi người chửi bới đó tuy không Thân sát nhưng Miệng sát.

Nói chung phân biệt cái ác và thiện không dễ mà cũng chẳng khó, vấn đề là cách thức tư duy phân tích sau khi tập hợp các yếu tố. Điểm nhấn là Thân, Miệng, Ý, điểm tiếp theo là tác hại hay tác dụng đối với ngã và tha. Théo cách này có lẽ khá là rễ kết luận một pháp là thiện hay ác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Và cũng Albert Einstein nói " Khoa Học không có tâm linh là mù quáng, tâm linh không có khoa học là què quặt " GS Đào Vọng Đức đã có thời gian nghiên cứu thẩm định tính khoa học của vấn đề này, bằng chứng :chỉ có Ông thừa nhận nền Lý Học Đông Phương đã chứng minh tính Khoa Học trong Phong Thủy Lạc việt.

Vâng! Tính khoa học của Phong Thủy Lạc Việt, không chỉ xét ở tính hiệu quả. Nếu chỉ xét ở tính hiệu quả thì chỉ cần ứng dụng một bộ môn - theo cách gọi của Phong thủy Lạc Việt - hoặc một trường phái - theo cách nhìn nhận căn cứ trên những bản văn chữ Hán còn lại - cũng đủ có tính hiệu quả. Đó cũng là lý do mà các phương pháp ứng dụng của các trường phái còn tồn tại đền ngày nay, mặc dù nó mâu thuẫn lẫn nhau.

Tính khoa học của Phong Thủy Lạc Việt chính là tính hệ thống, nhất quán và hoàn chỉnh khi nó thống nhất tất cả các bộ môn trong khoa phong thủy với danh xưng "Phong Thủy Lạc Việt".

Tính chất đặc thù của nghiên cứu Lý học Đông phương là:

Chúng ta đang phục dựng và khám phá một lý thuyết cổ đã tồn tại và các phương pháp ứng dụng của nó, trên cơ sở tri thức khoa học, chứ không phải xây dựng một lý thuyết khoa học mới từ những thực nghiệm, thực chứng. Đó là lý do mà chỉ có thể dùng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học để xác định tính khoa học của nó.

Chính vì tính đặc thù này, nên không mấy ai vốn quen nhìn nhận việc hình thành có tính quy luật từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và tổng hợp thành một lý thuyết - hiểu ngay được. Trường hợp này, những nhà khoa học họ cảm nhận tính hợp lý của Lý học Lạc Việt với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" - ứng dụng nhất quán trong tất cả các chuyên ngành của Lý học Đông phương - Phong thủy chỉ là một ngành học của học thuyết này - nhưng họ vẫn hoang mang không hiểu tại sao.

Đó là lý do mà chỉ có rất ít những nhà khoa học ưu tú ủng hộ tôi. Như thày Đào Vọng Đức, giáo sư Trần Quang Vũ. Có vài người cho rằng tôi lợi dụng uy tín của các nhà khoa học để đánh bóng tên tuổi.

Lạy Chúa! Những nhà khoa học hàng đầu ấy đâu có làm quảng cáo.Không lẽ họ không phát hiện ra cái sai của tôi, mà phải chờ xem những người phản đối tôi nói cái gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

'TÂM LINH" một khái niệm sai lầm.

Khái niệm tâm linh được sử dụng trong ngôn ngữ Việt để chỉ tất cả những hiện tượng không giải thích được liên quan đến khả năng của con người và của chính con người. Như: Có tồn tại linh hồn con người sau khi chết hay không và các vấn đề, hiện tượng liên quan; khả năng ngoại cảm và các vấn đề, hiện tượng liên quan, khả năng cảm ứng tiên tri và các vấn đề, hiện tượng liên quan, cách không khiển vật.....vv....và cả những hiện tượng siêu nhiên liên quan đến tín ngưỡng của con người.

Suy cho cùng, tất cả những cái gọi là hiện tượng tâm linh ấy chỉ là những thực tại mà con người chưa thể giải thích một cách hợp lý trên cơ sở tri thức hiện đại. Xét sâu hơn nữa chính vì con người đã phân biệt giữa sự tồn tại của một khái niệm về "vật chất" theo cách hiểu mà con người có thể nhận thức được và một khái niệm trừu tương khác - phi vật chất - là "tính thần". Tất nhiên khi đã thừa nhận một sự tồn tại phi vật chất thì đó chính là cơ sở để tồn tại khái niệm quen gọi là "tâm linh".

Suy cho cùng:

Không có vấn đề tâm linh. Chỉ có những cái mà con người chưa biết gì về nó.Bởi vậy, giáo sư Viện sĩ Đào Vong Đức hoàn toàn có cơ sở khi ông phát biểu rằng:

Khoa học và tâm linh không đối nghịch nhau.

Thưa sư phụ, con có ý kiến như sau

Khái niệm Tâm Linh chỉ là 1 danh từ, nên vẫn có thể chấp nhận được, để chỉ những gì mà tạm gọi là huyền bí mà khoa học chưa giải thích được. Nhưng định nghĩa phạm trù của nó như thế nào, bao gồm những vấn đề gì thì rất cần các nhà khoa học tích cực nhìn nhận và phân tích trên tiêu chí khoa học. Cho đến khi nào các vấn đề thuộc phạm trù này dần dần được giải thích sáng tỏ bằng tiêu chí khoa học, thì phạm trù của khái niệm Tâm Linh này sẽ dần dần được thu hẹp, và tự nhiên khi không còn vấn đề nào chưa giải thích được, thì khái niệm Tâm Linh này sẽ tự biến mất và hòa nhập thành khoa học, được công nhận là 1 thực tại hiển nhiên có quy luật. Đây sẽ là 1 con đường có thể mà khoa học hiện tại sẽ dùng để tìm hiểu bản chất các vấn đề tâm linh.

Do đó ta vẫn có thể tạm thời chấp nhận khái niệm Tâm Linh để phân loại với Khoa Học là những thực tại đã chứng nghiệm được, nhưng không hiểu sai ý nghĩa của nó như là những vấn đề ảo tưởng, không thực, do trí tưởng tượng của con người, mà nên hiểu là những tập hợp thực tại đang dần được chứng minh bằng tiêu chí khoa học.

Bản thân việc chuyển các vấn đề thuộc phạm trù Tâm Linh sang Khoa Học trong quá trình giải thích được bằng tiêu chí khoa học như trên đã đủ chứng minh mọi vấn đề hiện tại thuộc phạm trù Tâm Linh đã là khoa học rồi.

Vấn đề chỉ là cần thay đổi 1 cái nhìn, 1 định nghĩa.

Con hiểu sai mong sư phụ cho ý kiến.

Nguyên Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa sư phụ, con có ý kiến như sau

Khái niệm Tâm Linh chỉ là 1 danh từ, nên vẫn có thể chấp nhận được, để chỉ những gì mà tạm gọi là huyền bí mà khoa học chưa giải thích được. Nhưng định nghĩa phạm trù của nó như thế nào, bao gồm những vấn đề gì thì rất cần các nhà khoa học tích cực nhìn nhận và phân tích trên tiêu chí khoa học. Cho đến khi nào các vấn đề thuộc phạm trù này dần dần được giải thích sáng tỏ bằng tiêu chí khoa học, thì phạm trù của khái niệm Tâm Linh này sẽ dần dần được thu hẹp, và tự nhiên khi không còn vấn đề nào chưa giải thích được, thì khái niệm Tâm Linh này sẽ tự biến mất và hòa nhập thành khoa học, được công nhận là 1 thực tại hiển nhiên có quy luật. Đây sẽ là 1 con đường có thể mà khoa học hiện tại sẽ dùng để tìm hiểu bản chất các vấn đề tâm linh.

Do đó ta vẫn có thể tạm thời chấp nhận khái niệm Tâm Linh để phân loại với Khoa Học là những thực tại đã chứng nghiệm được, nhưng không hiểu sai ý nghĩa của nó như là những vấn đề ảo tưởng, không thực, do trí tưởng tượng của con người, mà nên hiểu là những tập hợp thực tại đang dần được chứng minh bằng tiêu chí khoa học.

Bản thân việc chuyển các vấn đề thuộc phạm trù Tâm Linh sang Khoa Học trong quá trình giải thích được bằng tiêu chí khoa học như trên đã đủ chứng minh mọi vấn đề hiện tại thuộc phạm trù Tâm Linh đã là khoa học rồi.

Vấn đề chỉ là cần thay đổi 1 cái nhìn, 1 định nghĩa.

Con hiểu sai mong sư phụ cho ý kiến.

Nguyên Anh

Về nội dung thì Nguyên Anh đúng. Nhưng vì cách hiểu phổ biến của thế nhân hiện nay khái niệm "Tâm Linh" vốn được coi là phi vật chất và thuộc một đang tồn tại nào đó huyền bí, nên nếu chúng ta cũng sử dụng thì dễ bị hiểu nhầm. Mà những thông tin của trang web này không có điều kiện phổ biến rộng rãi, chúng ta sẽ bị hiểu nhầm, khi dùng chung một danh từ với những khái niệm khác nhau. Một trong nhưng tiêu chí của Lý học trong nghiên cứu là "Chính Danh", tức là gọi tên đúng sự vật, sự việc. Tất nhiên cái đúng đó - thể hiện qua một khái niệm nào đó có thể chấp nhận được phải có tính hợp lý hệ thống với Lý học. Đó là lý do mà tôi cho rằng "Khái niệm tâm linh là một sai lầm". Chúng ta cần nghĩ ra một danh từ phù hợp với khái niệm của chúng ta.

Tôi thí dụ: "hiện tượng chưa giải thích được" - dài quá! Hay là: "Hiện tượng huyền bí". Đại khái vậy.

Mong anh chị em góp ý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare nghĩ Phật là người đã đứng trên cái ác và cái thiện, từ bỏ được cái nhị nguyên thiện/ác. Cuộc đời này thiện ác đan xen, đó là lẽ thường. Tất nhiên phải có các tiêu chuẩn đạo đức để con người căn cứ vào đấy. Thật may mắn nếu thiện ác được phân biệt rõ ràng, nhưng có khi lằn ranh thiện/ác thật mỏng manh. Việc thiện, việc ác đôi khi phải cần thời gian để trả lời. Với người này là ác, với người kia lại là thiện. Cuộc đời như dòng sông, uốn lượn, êm đểm, thác ghềnh. Chỉ có nương theo dòng đời, như nước chảy, vượt lên thiện ác bằng từ bi, bằng trí tuệ là những gì mà dare hiểu được hôm nay.

Đời và đạo không thể tách rời.

Đời bao gồm vào đời - sinh sống - chịa tay.

Đạo cũng đi vào đời qua 3 giai đoạn này.

Vào đời: giáo dục từ khi còn nhỏ, có lòng từ bi...

Sinh sống: có trí tuệ, ngũ thường, yêu nước...

Chia tay: bằng 1 phương pháp cụ thể của Đạo để thoát luân hồi.

Chung quy: hiểu quy luật, chấp nhận thực tại, chia tay thỏa mãn.

Thân.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về nội dung thì Nguyên Anh đúng. Nhưng vì cách hiểu phổ biến của thế nhân hiện nay khái niệm "Tâm Linh" vốn được coi là phi vật chất và thuộc một đang tồn tại nào đó huyền bí, nên nếu chúng ta cũng sử dụng thì dễ bị hiểu nhầm. Mà những thông tin của trang web này không có điều kiện phổ biến rộng rãi, chúng ta sẽ bị hiểu nhầm, khi dùng chung một danh từ với những khái niệm khác nhau. Một trong nhưng tiêu chí của Lý học trong nghiên cứu là "Chính Danh", tức là gọi tên đúng sự vật, sự việc. Tất nhiên cái đúng đó - thể hiện qua một khái niệm nào đó có thể chấp nhận được phải có tính hợp lý hệ thống với Lý học. Đó là lý do mà tôi cho rằng "Khái niệm tâm linh là một sai lầm". Chúng ta cần nghĩ ra một danh từ phù hợp với khái niệm của chúng ta.

Tôi thí dụ: "hiện tượng chưa giải thích được" - dài quá! Hay là: "Hiện tượng huyền bí". Đại khái vậy.

Mong anh chị em góp ý.

Vâng, sư phụ nói đúng ạ, chính danh của từ Tâm Linh hiện nay là như vậy. Do đó ta cần mô tả bằng 1 khái niệm khác để tránh nhầm lẫn.

Con tìm trên mạng thì cũng thấy lung tung, chả có định nghĩa nào rõ ràng cả:

- http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20090602182052AAquUhO : Tâm linh là tâm trạng của linh hồn

- http://www.hoalinhthoai.com/?option=ban_tin&view=ban_tin_chitiet&cd_id=20&post_id=1680&lang=vn : Tâm linh chỉ cho cái gì cao cả nhất, sâu sắc nhất trong tâm người.

- Còn theo Việt Nam Tự Điển của Mặc Lâm (1968) thì Tâm Linh "là cái trí linh-minh trong tâm" (Tâm là thần-trí linh-minh của người ta để mà cảm giác, suy nghĩ, hiểu biết. Linh = Thiêng).

Có thể hiểu là sự nhạy cảm, cái khắc cảm ứng của Tâm, tuy rất nhanh nhưng lại rất chính xác và đáng tin. Do đó bản thân định nghĩa này đã nói lên các hiện tượng tâm linh đã là rất đáng tin, và là 1 sự hiểu biết về thực tại (Trí), đáng tin, chính xác (Linh-minh) chứ không phải là ảo tưởng. Có thể hiểu vậy được không sư phụ ?

Nếu có thể dùng 1 danh từ khác để tránh hiểu sai như cách hiểu hiện tại của đa số, thì con nghĩ chắc cũng khó tìm, vì bản thân từ Tâm Linh là đã chính xác ngay từ tên của nó như trên, đó mới là chính danh của nó, chứ không như cách hiểu hiện tại. Gọi là Siêu Hình, Vô Hình, Hiện tượng huyền bí,... cũng được nhưng không thể hiện gần sát nghĩa như Tâm Linh. Nó cũng y như khó xác định được cái điểm không phải Thái Cực được sinh ra khi nào và như thế nào để hình thành thế Lưỡng Nghi vậy, tuy vậy nhưng vẫn đáng tin.

Khái niệm này tới đây vẫn dùng mà chả ai biết định nghĩa gốc, nhưng nghe/phát âm lại thấy phù hợp nhất, đáng tin, có lẽ nào nó được tạo ra bởi những trí tuệ uyên thâm khi đã nắm bắt được hết bản chất của những hiện tượng trên ?!.

Con suy đoán vu vơ, sư phụ cho biết ý kiến thêm.

Nguyên Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng, sư phụ nói đúng ạ, chính danh của từ Tâm Linh hiện nay là như vậy. Do đó ta cần mô tả bằng 1 khái niệm khác để tránh nhầm lẫn.

Con tìm trên mạng thì cũng thấy lung tung, chả có định nghĩa nào rõ ràng cả:

- http://vn.answers.ya...02182052AAquUhO : Tâm linh là tâm trạng của linh hồn

- http://www.hoalinhth...id=1680〈=vn : Tâm linh chỉ cho cái gì cao cả nhất, sâu sắc nhất trong tâm người.

- Còn theo Việt Nam Tự Điển của Mặc Lâm (1968) thì Tâm Linh "là cái trí linh-minh trong tâm" (Tâm là thần-trí linh-minh của người ta để mà cảm giác, suy nghĩ, hiểu biết. Linh = Thiêng).

Có thể hiểu là sự nhạy cảm, cái khắc cảm ứng của Tâm, tuy rất nhanh nhưng lại rất chính xác và đáng tin. Do đó bản thân định nghĩa này đã nói lên các hiện tượng tâm linh đã là rất đáng tin, và là 1 sự hiểu biết về thực tại (Trí), đáng tin, chính xác (Linh-minh) chứ không phải là ảo tưởng. Có thể hiểu vậy được không sư phụ ?

Nếu có thể dùng 1 danh từ khác để tránh hiểu sai như cách hiểu hiện tại của đa số, thì con nghĩ chắc cũng khó tìm, vì bản thân từ Tâm Linh là đã chính xác ngay từ tên của nó như trên, đó mới là chính danh của nó, chứ không như cách hiểu hiện tại. Gọi là Siêu Hình, Vô Hình, Hiện tượng huyền bí,... cũng được nhưng không thể hiện gần sát nghĩa như Tâm Linh. Nó cũng y như khó xác định được cái điểm không phải Thái Cực được sinh ra khi nào và như thế nào để hình thành thế Lưỡng Nghi vậy, tuy vậy nhưng vẫn đáng tin.

Khái niệm này tới đây vẫn dùng mà chả ai biết định nghĩa gốc, nhưng nghe/phát âm lại thấy phù hợp nhất, đáng tin, có lẽ nào nó được tạo ra bởi những trí tuệ uyên thâm khi đã nắm bắt được hết bản chất của những hiện tượng trên ?!.

Con suy đoán vu vơ, sư phụ cho biết ý kiến thêm.

Nguyên Anh

Trong nghiên cứu "Cơ sở học thuyết ADNH" đang xây dựng, tôi gọi những đối tượng của thế giới Tâm linh, như cách hiểu thông thường, là Thần khí, mà bản chất là trường khí âm dương thứ cấp. Xin đóng góp một phương án về tên gọi.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Và cũng Albert Einstein nói " Khoa Học không có tâm linh là mù quáng, tâm linh không có khoa học là què quặt " GS Đào Vọng Đức đã có thời gian nghiên cứu thẩm định tính khoa học của vấn đề này, bằng chứng :chỉ có Ông thừa nhận nền Lý Học Đông Phương đã chứng minh tính Khoa Học trong Phong Thủy Lạc việt.

Giáo sư Đào Vọng Đức nói - liên quan đến vấn đề thời tiết của Đại Lễ - Đại ý: "Về Lý thuyết tôi nghĩ anh Tuấn Anh có thể làm được".

===================================================

Điều khiển mây nhân tạo bằng điện thoại

Thanh Niên Online

26/03/2011 22:08

Một kỹ sư của Đại học Qatar, thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, vừa giới thiệu công trình nghiên cứu giúp thổi mây nhân tạo mang bóng mát trong thời gian diễn ra World Cup 2022 tại Doha.

PTI đưa tin Saud Abdul Ghani, Trưởng khoa Kỹ sư cơ khí và công trình của đại học trên cho hay đám mây nhân tạo này, có thể được di chuyển bằng bộ điều khiển từ xa, được kết tụ từ những vật chất carbon nhẹ và cỗ máy thổi mây chạy bằng năng lượng mặt trời.

Theo chuyên gia Ả Rập, phiên bản đầu tiên sẽ ngốn đến 500.000 USD, nhưng chi phí sẽ giảm nếu tung ra phiên bản thương mại. Mây nhân tạo của Abdul Ghani có thể được sử dụng tại các bãi đậu xe hoặc bờ biển, và được điều khiển dễ dàng bằng điện thoại di động.

Thụy Miên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay