Quét rác đêm

Tranh Thờ Ngũ Hổ Qua Những Con Tem

7 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Qua những quyển sách bác Thiên Sứ viết, có thể nói tranh thờ Ngũ hổ là một xuất phát điểm cho những lập luận về nguồn gốc nền văn minh Lạc Việt. Mặc dù đây không phải là một minh chứng khoa học nhưng nó là một trong những thông điệp chuyển tải dễ dàng, dễ hiểu nhất đối với người đọc. Theo tôi nghĩ chính những phân tích về tranh thờ Ngũ hổ dòng Hàng Trống và dòng Đông Hồ đã làm những quyển sách bác Thiên Sứ viết dễ tiếp cận hơn nhiều so với những quyển sách khác viết về Dịch lý. Tất nhiên những quyển sách viết về Dịch lý truyền thống vẫn giữ nguyên giá trị của nó nhưng những quyển Hà đố với văn minh Lạc Việt, Thời Hùng Vương với bí ẩn Lục thập Hoa giáp v.v là một xuất phát điểm tốt, ngoài ra nó cũng đưa ra một cách nhìn mới mẻ, khoa học về nguồn gốc Lạc thư, Hà đồ, thuyết Âm dương ngũ hành.

Thật đáng tiếc là ngày nay những tranh thờ Ngũ hổ không nhiều tranh bố trí màu sắc những con hổ đúng cách, làm sai lệch thông điệp muốn truyền tải từ tranh, mà nhiều người mua tranh cũng không để ý điều này. Hôm nay tìm được một bài viết khá hay về tranh thờ Ngũ hổ, với những hình minh họa đúng, phân tích ngắn gọc, nội dung súc tích, và cũng phù hợp với những phân tích của bác Thiên Sứ, đặc biệt những tranh hổ được thể hiện qua những con tem. Nay chia sẻ với các bạn

Bài viết lấy từ www.vietstamp.net.vn

Bài viết có nhiều ảnh đính kèm, không biết các bạn có nhìn thấy không, nếu không thấy thì bạn vui lòng để lại tin nhắn, tôi sẽ tải về và upload lại.

______________________________________________________________________________

Tranh thờ Ngũ Hổ

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, hổ là con vật có sức mạnh thiêng liêng diệt trừ được ma quỷ. Đã từ lâu, hổ được tôn thờ và danh xưng của hổ cũng được thần thánh hóa là Ngài, là “Ông Ba mươi” đầy uy linh, quyền kính. Hổ được dựng thành biểu tượng qua nhiều chất liệu của tạo hình: gỗ, đá, vôi giấy, đất nung, tranh vẽ, tranh cắt giấy... có ở hầu khắp các công trình: đền, miếu, đình, lăng mộ… Nhưng mẫu tranh được biết đến nhất qua nhiều thế hệ đó là tranh Ngũ Hổ của phố Hàng Trống (Hà Nội) ngày xưa. Không chỉ là một tác phẩm hội họa, tranh Ngũ Hổ còn ẩn chứa nhiều thông điệp của nền văn hóa cổ phương Đông.Không bày trên bàn thờ gia tiên như những bức tranh ngũ quả, tranh Ngũ Hổ thường treo ở bàn thờ dành riêng cho “Ông Ba mươi”, dưới ban thờ thần thánh hoặc thờ Phật. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tục thờ hổ bắt nguồn từ một cuộc sống nguyên thủy, khi con người còn sống trong điều kiện săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp, hổ chính là sức mạnh thiên nhiên gần gũi và là tai họa đối với con người. Do đó, con người thờ hổ.

Posted Image

Tranh Ngũ Hổ Hàng Trống có kích cỡ 0,55m x 0,75m. Tranh vẽ năm con hổ được bố cục đông đầy, cân đối trên mặt giấy. Mỗi con một dáng vẻ: con thì đứng, con thì ngồi, con cưỡi mây lướt gió... Từ những dáng hổ ngồi, hổ đứng, hổ cưỡi mây đến những ánh mắt, chòm râu, vẻ mặt, cùng khí thế toàn thân đều toát lên sức sống mãnh liệt của loài “chúa sơn lâm”. Đây là loại tranh khắc gỗ in trên giấy. Nhưng cách thức của dòng tranh Hàng Trống là chỉ in bản nét rồi dùng bút lông tô màu. Để thổi hồn cho bức tranh, các nghệ nhân đặc biệt chú ý phối màu khi vẽ tranh ngũ hổ. Màu sắc trong tranh cũng phải lộng lẫy, uy linh, giống với những bức tranh khác của dòng tranh Hàng Trống, Ngũ Hổ được tạo bởi bản in những nét màu đen, sau đó người thợ sẽ dùng bút lông để tô màu.Năm con hổ với những màu sắc khu biệt, rõ ràng nhưng lại rất uyển chuyển. Trong quá trình tô màu, các nghệ nhân đã vờn chuyển màu, tạo độ đậm, nhạt, sáng, tối khác nhau. Nên các nhân vật trong tranh không còn là mảng bẹt như cách thể hiện của các dòng tranh đương thời. Với bút pháp diễn tả ấy, các nhân vật đã “nổi khối”. Đồng thời với việc vờn chuyển diễn tả khối này, các nghệ nhân còn đi sâu vào việc phát huy khả năng diễn tả của nét. Cùng với những nét được khắc in qua bản gỗ, khi cần nhấn, đẩy các chi tiết, các nghệ nhân Hàng Trống không ngần ngại dùng bút để nẩy, tỉa. Với cách thức sáng tạo của riêng mình, các nghệ nhân Hàng Trống không chỉ tạo nên nét riêng cho dòng tranh, mà đã làm bật lên sức sống nội tại của nhân vật. Điều này người xem rất dễ dàng nhận thấy thông qua các nhân vật hổ: những khối thân chắc khỏe, những dáng ngồi, thế đứng đường bệ, oai phong đặc biệt những chiếc đuôi như đang ve vẩy hoặc uốn vồng lên để đập xuống đất mà bật chồm lên. Và những con mắt hổ hừng hực nội lực của loài mãnh chúa.

Màu sắc trong tranh Ngũ Hổ là một thế giới hòa sắc, lộng lẫy, uy linh. Nhưng nó vẫn được khu biệt với năm màu: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen trên năm nhân vật. Lối dùng màu này của các nghệ nhân Hàng Trống thể hiện rõ một hàm ý, mang triết lý sâu xa của quan niệm dân gian truyền thống:

Posted Image

Hoàng Hổ tướng quân

: Con hổ ngồi chỉnh trện giữa tranh được vẽ vờn bằng màu vàng là tượng trưng cho hành Thổ, ứng với trung ương chính điện.

Posted Image

Thanh Hổ tướng quân

: Con hổ được vẽ bằng màu xanh là tượng trưng cho hành Mộc, ứng với phương Đông.

Posted Image

Bạch Hổ tướng quân

: Con hổ được vẽ bằng màu trắng là tượng trưng cho hành Kim, ứng với phương Tây.

Posted Image

Xích Hổ tướng quân

: Con hổ được vẽ bằng màu đỏ là tượng trưng cho hành Hỏa, ứng với phương Nam.

Posted Image

Hắc Hổ tướng quân

: Con hổ được vẽ bằng màu đen là tượng trưng cho hành Thủy, ứng với phương Bắc.Như vậy 5 nhân vật hổ, được thể hiện bằng 5 màu: đỏ, đen, vàng, xanh, trắng, mang một ý nghĩa tượng trưng cho Ngũ hành. Quan niệm cách thể hiện hình, màu mang tính ước lệ, tượng trưng này trong nghệ thuật dân gian xưa là rất phổ biến.

Qua Ngũ Hổ, các nghệ nhân muốn phản ánh những thông điệp huyền bí mang tín ngưỡng dân gian. Từ ánh mắt, hướng quay mặt, từ cách đặt chân của 5 con hổ trong tranh đều mang những thông điệp theo thuyết Ngũ hành.

Bức tranh hội đủ 5 sắc màu tượng trưng của Ngũ hành, tương ứng với từng thế, dáng của hổ. Ngồi uy nghi giữa tranh là ông hổ màu vàng, xung quanh là 4 ông với 4 màu sắc khác nhau, đỏ, xanh, trắng, đen. Theo thuyết Âm dương Ngũ hành thì hành Thổ là sự quy tàng của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của Ngũ hành. Đó là nguyên nhân cho việc tạo màu trong tranh thờ Ngũ Hổ, là nguyên nhân để hổ vàng đứng giữa và lớn hơn cả. Việc bố trí màu sắc của từng con hổ xung quanh hổ vàng cũng không phải là vô tình. Nếu như trong tranh Ngũ Hổ của làng tranh Đông Hồ, màu sắc của 5 con hổ được bố trí theo quan hệ tương khắc, thì Ngũ Hổ của Hàng Trống lại thể hiện sự tương sinh giữa các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Posted Image

Trên đầu hổ vàng, dưới mặt trời đỏ rực rỡ có 7 chấm trắng là hình tượng của chòm Đại hùng tinh. Chân hổ vàng trấn lên một miếng phù có ghi “pháp đại uy nỗ”. Hai bên hổ vàng: bên phải có 5 thanh kiếm, bên trái có 5 lá cờ lệnh. Hình ảnh của cờ lệnh và kiếm trong tranh Ngũ Hổ thể hiện sức mạnh của thiên nhiên trong quy luật vận động của vũ trụ và sự tương tác với trái đất. Hỗ trợ cho khí phách của ngũ hổ là những đám mây vần vũ huyền ảo được vẽ ở phía trên và phía dưới là 2 tảng núi cách điệu đối xứng cho 2 ngài hổ đứng.Nhiều người còn cho rằng: nhìn 5 “Ông Ba mươi”, gợi cho người xem cảm giác về một lá bùa chú. Cũng có ý kiến cho rằng “Ngũ Hổ” thể hiện sự xum vầy đầy đủ vì thế treo tranh Ngũ Hổ cảm thấy yên tâm vì được che chở.

Ngày 25-11-1971, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem "Tranh Ngũ Hổ (Hàng Trống - Hà Nội)" do họa sĩ Trần Lương thiết kế, gồm 5 mẫu và một bloc. Bloc tem này cũng được coi là con tem lớn nhất của Việt Nam.

Edited by Thiên Sứ
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Cảm ơn Quet rac đêm.

Hình Ngũ hành trong tranh Ngũ hổ này hoàn toàn chuẩn và đúng với truyền thống về chiều tương sinh của Ngũ hành trong những con hổ. Tôi sẽ lưu lại làm tư liệu, vì đây là giá trị văn hóa thuộc loại phi vật thể - theo định nghĩa của cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc, do đó, những người ưa phản đối sẽ coi những hình ảnh về tranh Ngũ Hổ tôi đưa ra - để phân tích chiều tương sinh của Ngũ hành - mang tính chủ quan. Nhưng với con tem này - ra đời khi tôi còn nhỏ , hoặc chưa ra đời, hoàn toàn mang tính khách quan.

Tuy nhiên bức tranh này có một số điểm vẽ chưa chuẩn về một số chi tiết khác có tính giải mã những gia 1tri5 văn hóa Đông phương - ngược lại một số tranh khác thì lại có những chi tiết đó.

Thí dụ: Chòm sao Đại Hùng tinh vẽ sai, vì người vẽ qua bao năm không hiểu những cái chấm ấy thể hiện cái gì, cứ theo truyền thống vẽ vào. ....Âu cũng là do thất truyền.

==================================================

PS: Nhà tôi cũng có một bức tranh như vậy.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trên đầu hổ vàng, dưới mặt trời đỏ rực rỡ có 7 chấm trắng là hình tượng của chòm Đại hùng tinh.

Theo cháu nghĩ, chỗ này có lẽ bài báo viết nhầm. Đúng ra phải là chòm sao Tiểu hùng tinh. Vì chỉ có chòm sao Tiểu hùng tinh mới có ý nghĩa định vị. Trong hình dưới đây, có thể thấy đuôi của Tiểu hùng tinh là Polaris

post-17343-076850700 1300694120_thumb.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng vậy, sao ko phải là chòm Tiểu Hùng Tinh nhỉ. Xét về ý nghĩa định vị thì phải là vậy chứ nhỉ.

Học trò cũng ko hiểu ý nghĩa của chòm Đại Hùng Tinh. Khi còn nhỏ cũng chỉ được người lớn chỉ cho chòm sao hình cái gầu soòng vào những đêm trăng sáng mà ko nhắc gì đến Tiểu Hùng tinh cả. Xin Thầy và huynh đệ giải thích.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chòm sao Đại Hùng Tinh lớn hơn Tiểu Hùng Tinh và là một trong 48 chòm sao đuợc nhà thiên văn Ptolemy phát hiện vào khoảng thế kỷ II. Chòm Đại Hùng Tinh còn có mặt trong nhiều truyện thần thoại của các nền văn minh như Hy Lạp, Hindu, thậm chí cả Triều Tiên.

Tuy nhiên chỉ có Tiểu Hùng Tinh mới có giá trị định vị, vì ngôi sao sáng nhất alpha chỉ cách gần 1 độ so với trục trái đất nối thiên cực bắc. Xuất phát từ chòm Tiểu Hùng Tinh ta có thể xác định những chòm sao khác trên bầu trời.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Cảm ơn Quet rac đêm.

Hình Ngũ hành trong tranh Ngũ hổ này hoàn toàn chuẩn và đúng với truyền thống về chiều tương sinh của Ngũ hành trong những con hổ. Tôi sẽ lưu lại làm tư liệu, vì đây là giá trị văn hóa thuộc loại phi vật thể - theo định nghĩa của cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc, do đó, những người ưa phản đối sẽ coi những hình ảnh về tranh Ngũ Hổ tôi đưa ra - để phân tích chiều tương sinh của Ngũ hành - mang tính chủ quan. Nhưng với con tem này - ra đời khi tôi còn nhỏ , hoặc chưa ra đời, hoàn toàn mang tính khách quan.

Tuy nhiên bức tranh này có một số điểm vẽ chưa chuẩn về một số chi tiết khác có tính giải mã những gia 1tri5 văn hóa Đông phương - ngược lại một số tranh khác thì lại có những chi tiết đó.

Thí dụ: Chòm sao Đại Hùng tinh vẽ sai, vì người vẽ qua bao năm không hiểu những cái chấm ấy thể hiện cái gì, cứ theo truyền thống vẽ vào. ....Âu cũng là do thất truyền.

==================================================

PS: Nhà tôi cũng có một bức tranh như vậy.

bác Tuấn Anh ơi đây có phải là bức chuẩn của bác bảo ko:

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

bác Tuấn Anh ơi đây có phải là bức chuẩn của bác bảo ko:

Posted Image

Bức tranh quanghung14 đưa lên cũng chuẩn về lý tương sinh của Ngũ hành và tranh trong con tem cũng vậy. Chỉ khác là trong tranh của con tem thì Kim (Hổ trằng) sinh Thủy (Hổ đen) ở trên, còn tranh do quanghung đưa lên ở dưới. Tuy nhiên vẫn bảo đảm đúng tính tương sinh của Hà Đồ theo chiều thuận kim đồng hồ, là: Kim sinh thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ (Hổ vàng - Trung cung thuộc Thổ).

Quanghung14 lưu ý là: Tranh Ngũ Hổ Đông Hồ thì có chiều tương khắc và phía trên không có chòm sao. Hổ vàng vẫn ở giữa, nhưng mang hòm ấn có quẻ Càn; hoặc bát thuần Càn.

Những bí ẩn của nền Lý học Đông phương nằm rải rác trong văn hóa dân gian Việt. Mỗi mảng chứa đựng những mật ngữ riêng rẽ, phải có cái nhìn tổng thể và tập hợp ráp nối lại mới tạo ra được một bức tranh hoàn chỉnh.

Vì quanghung14 có tinh thần ủng hộ sự phục hồi những giá trị nền vă nhiến Việt, nên tôi gợi ý như vậy để sau này có điều kiện nghiên cứu. Còn bản thân tôi thì không bao giờ coi việc giải mã những giá trị văn hóa phi vật thể làm bằng chứng chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến cả. Ấy là tôi đã nói lải nhải từ lâu như vậy, mà vẫn có người bảo tôi là giải mã những gía trị văn hóa phi vật thể là ko có cơ sở khoa học đấy.

Nền tảng tri thức khoa học hiện đại trên thế giới hiện nay chưa đủ trình để thẩm định một sự giải mã như thế nào là đúng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay